Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Câu 1 : Khoang miệng bao gồm

A. Môi trên, môi dưới, sàn miệng 


B. Phần lưỡi di động (2/3 trước lưỡi)
C. Niêm mạc má, lợi hàm trên, lợi hàm dưới và vòm khẩu cái
D. a, b, c đúng 

Bao gồm ung thư lưỡi di động, sàn miệng, lợi hàm dưới, lợi hàm trên và vòm khẩu
cái cứng, niêm mạc má trong, khe liên hàm, môi dưới, môi trên...
Môi
Sàn miệng
2/3 trước lưỡi
Niêm mạc má
Nướu rang
Khẩu cái cứng
Tam giác hậu hàm

Câu 2 : Đối tượng nguy cơ ung thư khoang miệng 


A. Nam giới trên 45 tuổi, Người sử dụng thuốc lá, Người nghiện rượu, Người
có thói quen nhai trầu 
B. Người bị nhiễm một vài type của virus HPV 
C. Người có tiền sử được chẩn đoán ung thư khoang miệng trước đó . 
D. a, b, c đúng 

Câu 3 : Nhân viên y tế khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư khoang miệng 
A. Các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
B. Các bác sĩ ung thư, bác sĩ TBH, GPB, bác sĩ phòng khám đa khoa
C. Nhân viên y tế của xã, nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu
D. a, b, c đúng 

Câu 4 : Khám khoang miệng 


A. Lấy bỏ răng giả nếu có, quan sát kỹ tất cả các vùng của miệng và thăm khám
bằng ngón tay bề mặt các vùng niêm mạc có nghi ngờ tổn thương
B. Ngửa cổ và quan sát, thăm khám vùng sàn miệng, kẻo má rộng ra hai bên
quan sát vùng niêm mạc mà và phần sau lợi, dùng gương để quan sát các
vùng chân răng và vùng ở sâu và ở trên
C. Kéo lưỡi ra phía ngoài và quan sát kỹ hai mặt, các bờ của lưỡi, quan sát và
sờ nắn kỹ tìm khối bất thường vùng cổ hai bên và vùng dưới hàm 
D. a, b, c dung 

Phương tiện
Khám khoang miệng bằng đèn huỳnh quang, nhận định sơ bộ các dạng tổn thương.

Lấy bỏ răng giả nếu có.

Quan sát kỹ tất cả các vùng của miệng và thắm khám bằng ngón tay bề mắt các
vùng niên mạc có nghi ngờ tổn thương.

Ngửa cổ và quan sát, thăm khám vùng sàn miệng.

Kéo má rộng ra hai bên quan sát vùng niêm mạc má và phần sau lợi. Dùng gương
để quan sát các vùng chân răng và vùng ở sâu và ở trên.

Kéo lưỡi ra phái ngoài và quan sát kỹ hai mặt, các bờ của lưỡi.

Không quên quan sát và sờ nắn kỹ tìm khối bất thường vùng cổ hai bên và  vùng
dưới hàm.

Câu 5 : Các tổn thương tiền ung thư khoang miệng


A. Các mảng trắng trong khoang miệng (bạch sản), các mảng đỏ trong khoang
miệng (hồng sản)
B. Các mảng trắng, đỏ trong khoang miệng (hồng- bạch sản) 
C. Các tổn thương loét dễ chảy máu, khó liền
D. a, b, c đúng 

Câu 6 : Các tổn thương ung thư, nghi ngờ ung thư khoang miệng
A. Các tổn thương loét sùi, sủi mùn nát, dễ chảy máu, hoại tử 
B. Các vùng dày cứng bất thường trong khoang miệng
C. Có cục hoặc khối bất thường vùng cổ
D. a, b, c đúng

Câu 7 : Giải phẫu bệnh ung thư khoang miệng 


A. Đa số là carcinôm tế bào tuyến 
B. Đa số là carcinôm tế bào gai (vảy) 95%
C. Đa số là melanoma ác 
D. Đa số là sarcom 

Câu 8 : Định nghĩa ung thư lưỡi 


A. Khi ung thư bắt đầu ở hai phần ba phía trước của lưỡi, nó được coi là một
loại ung thư khoang miệng 
B. Khi ung thư bắt đầu ở một phần ba sau của lưỡi, nó được coi là một loại ung
thư khẩu hầu hoặc họng
C. a, b đúng
D. a, b sai 

Ung thư khẩu hầu gồm: Khẩu cái mềm, đáy lưỡi, amidan, thành bên trong

Câu 9 : Trước một vết loét của niêm mạc miệng , đã được điều trị kéo dài > 3
tuần mà không lành ta phải làm gì ? 
A. Tiếp tục điều trị, theo dõi
B. Không cần điều trị gi để tự lành 
C. Cần sinh thiết để thử giải phẫu bệnh 
D. a, b, c đúng 

Câu 10 : Ung thư lưỡi 


A. Thường gặp bướu ở phần lưỡi di động
B. Dạng đại thể gồm: sùi, loét, thâm nhiễm
C. Dạng loét, thâm nhiễm thường gặp trên lâm sàng 
D. a, b, c đúng 

Câu 11 : Đặc điểm của Leukemia cấp, chọn câu đúng nhất
A. Số lượng tiểu cầu giảm 
B. Thiếu máu 
C. Có nhiều tế bào blast trong tủy xương 
D. Lách lớn 
E. Hạch lớn 
Câu 12 : Chẩn đoán phân biệt Leukemia lympho cấp ở trẻ em với các bệnh
sau 
A. Suy tủy 
B. Leukemia mạn dòng lympho 
C. Leukemia cấp dòng tủy 
D. Câu a và c đúng-
E. Câu b và c đúng 
Câu 13 : Tiêu chuẩn chẩn đoán Leukemia cấp
A. Có > 10 % tế bào blast trong tủy xương 
B. Có > 20 % tế bào blast trong tủy xương 
C. Có > 30 % tế bào blast trong tủy xương 
D. Có > 40 % tế bào blast trong tủy xương 
E. Có > 50 % tế bào blast trong tủy xương 
Câu 14 : Thể M3 của leukemia tủy cấp là 
A. Leukemia cấp ít biệt hoá  (M1)
B. Leukemia cấp đã biệt hoá rõ (M2)
C. Leukemia cấp tiền tủy bào 
D. Leukemia cấp tủy - mono  (M4)
E. Leukemia cấp dòng mono (M5)
Câu 15 : Điều trị đối với leukemia cấp dòng tủy 
A. Hóa trị tấn công 
B. Hóa trị củng cố 
C. Điều trị hỗ trợ
D. Câu a và b đúng 
E. Câu a, b và c đúng 

Câu 16 : Điều trị đối với leukemia cấp dòng lympho 


A. Hóa trị tấn công, củng cố 
B. Hỏa trị tấn công, củng cố, duy trì 
C. Hóa trị tấn công, củng cố, duy trì, dự phòng thâm nhiễm thần kinh trung
ương
D. Hóa trị tấn công, duy trì

Câu 17 : Xét nghiệm có giá trị nhất trong chẩn đoán U lympho 
A. Tế bào học 
B. Sinh thiết 
C. Huyết tủy đồ 
D. CT - Scan 
E. PET - CT 

+ NẾU U LYMPHO HODGKIN: Sinh thiết hạch hoặc tổ chức lympho: hình
ảnh tổn thương đa dạng tế bào, có tế bào Reed-Sternberg hoặc các biến thể.

+ NẾU U LYMPHO NON HODGKIN: Sinh thiết hạch hoặc tổ chức lympho:
tổn thương dạng nang lan tỏa, tế bào to hoặc tế bào nhỏ hoặc hỗn hợp...

Câu 18 : Giai đoạn II trong U lympho là


A. Tổn thương 2 hạch cạnh nhau 
B. Tổn thương 2 hạch xa nhau 
C. Tổn thương 2 vùng hạch cùng bên cơ hoành 
D. Tổn thương 2 vùng hạch khác bên cơ hoành
E. Tổn thương 1 vùng hạch và một vị trí ngoài hạch 

Câu 19. Chỉ số tiên lượng quốc tế trong U lympho non Hodgkin 
A. Tuổi > 70, giai đoạn bệnh III - IV, LDH cao hơn giá trị bình thường, >= 2 vị
trí tổn thương ngoài hạch, tổng trọng (theo ECOG) >= 2 
B. Tuổi > 60, giai đoạn bệnh II - IV, LDH cao hơn giá trị bình thường, >= 2 vị
trí tổn thương ngoài hạch, tổng trọng ( theo ECOG ) >= 2 
C. Tuổi > 60, giai đoạn bệnh III - IV, LDH cao hơn giá trị bình thường, >=2 vị
trí tổn thương ngoài hạch, tổng trọng ( theo ECOG ) >= 2 
D. Tuổi > 60, giai đoạn bệnh III - IV, LDH cao hơn giá trị bệnh thường, >= 2 vị
trí tổn thương ngoài hạch , tổng trọng ( theo ECOG ) >= 1 
E. Tuổi > 60, giai đoạn bệnh I - II, LDH cao hơn giá trị bình thường, >= 2 vị trí
tổn thương ngoài hạch, tổng trạng (theo ECOG) >= 2 

Câu 20 : Các phương pháp điều trị U lympho non Hodgkin 


A. Xạ trị 
B. Hóa trị 
C. Phẫu trị 
D. a và b đúng
E. a, b, c đúng 

Điều trị hóa trị kết hợp với xạ trị hay miễn dịch trị liệu tùy thuộc vào thể
bệnh, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân. Phẫu thuật
chỉ dùng để sinh thiết chẩn đoán.
Phẫu thuật:
- Đóng vai trò quan trọng trong điều trị một số biến chứng như: tắc ruột, u
chèn ép...
- U lympho ác tính không Hodgkin đường tiêu hóa: đại tràng, dạ dày... có thể
chỉ định cắt u sau đó điều trị hóa chất theo phác đồ trên.
Câu 21 : Theo Globocan 2018, tình hình ung thư dạ dày trên thế giới 
A. Đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc 
B. Đứng thứ 4 về tỉ lệ mắc 
C. Đứng thứ 3 về tỉ lệ tử vong 
D. Câu á và c đúng 
E. Câu b và c đúng 

Câu 22 : Theo Globocan 2018, tình hình ung thư gan ở Việt Nam (Chọn câu
đúng nhất) 
A. Đứng thứ nhất về tỷ lệ mắc 
B. Đứng thứ 2 về tỉ lệ mắc
C. Đứng thứ 3 về tỉ lệ mắc 
D. Đứng thứ nhất về tỷ lệ mắc và tử vong
E. Đứng thứ hai về tỉ lệ mắc và tử vong 

Câu 23 : Chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn ung thư đại trực tràng
dựa vào
A. Nội soi sinh thiết- CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
B. CT scan ngực bụng – hỗ trợ cđ giai đoạn
C. Siêu âm bụng -
D. Xquang phổi – hỗ trợ cđ giai đoạn
E. Tất cả các câu trên 

Câu 24 : Triệu chứng lâm sàng ung thư thực quản 


A. Nuốt nghẹn
B. Hach ben
C. Gầy sút 
D. Đau bụng 
E. Câu a và c đúng 
 Giai đoạn sớm các triệu chứng không đặc hiệu, thỉnh thoảng có nuốt vướng
 Nuốt nghẹn tăng dần, thường tiến triển từ từ sau 3-4 tháng.
 Đau khi nuốt: thường gặp, đau sau xương ức. Nếu khối u ở thực quản thấp thì có
thể gặp đau bụng. Đau có thể lan ra sau lưng giữa hai vai, lên cằm, ra sau tai hay ra
vùng trước tim. Khi đau lan ra sau lưng thì cần nghi ngờ xâm lấn cột sống.
 Các triệu chứng phối hợp khác như ợ hơi, nôn mửa, tăng tiết nước bọt, sặc cũng
có khi là triệu chứng hoặc biến chứng của rò thực - khí phế quản.
 Các dấu hiệu tiến triển, xâm lấn:
Chảy máu thực quản: biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Viêm phổi: có thể là triệu chứng song cũng có khi là biến chứng.
Ho dai dẳng: do rò thực - phế quản.
Nói khó: do xâm lấn dây thần kinh quặt ngược thanh quản.
Hội chứng Horner.
Chèn ép tĩnh mạch chủ trên.
Chảy máu dữ dội do ung thư thực quản xâm lấn vào động mạch chủ.
265
 Các dấu hiệu di căn: tràn dịch màng phổi ác tính, gan to, hạch cổ, đau xương,
đái máu.
 Triệu chứng toàn thân có thể gặp: gầy sút trên 90% bệnh nhân, da sạm, khô do
thiếu dinh dưỡng lâu ngày, thiếu máu, mệt mỏi...

Câu 25 : Triệu chứng lâm sàng ung thư trực tràng thấp 
A. Đại tiện phân đen 
B. Đại tiện phần cổ máu 
C. Đại tiện khó, phân dẹt 
D. Câu a và c đúng
E. Câu b và c đúng 

Câu 26 : Chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm


A. Chẩn đoán xác định 
B. Chẩn đoán phân biệt 
C. Chẩn đoán giai đoạn 
D. Chẩn đoán bệnh kèm 
E. Tất cả các câu trên 

Câu 27 : Điều trị ung thư dạ dày


A. Phẫu thuật 
B. Hóa trị 
C. Xạ trị 
D. Hóa trị và xạ trị 
E. Đa mô thức 

Câu 28 : Điều trị ung thư trực tràng 


A. Phẫu thuật 
B. Xạ trị 
C. Hóa trị 
D. Miễn dịch 
E. Đa chuyên khoa tùy theo giai đoạn 

Câu 29 : Ung thư tụy 


A. Triệu chứng rõ ràng
B. Triệu chứng mơ hồ 
C. Chẩn đoán dễ 
D. Khó chẩn đoán 
E. Câu b và d đúng 
triệu chứng ban đầu xuất hiện mơ hồ và không đặc hiệu

Câu 30 : Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư gan nguyên phát (HCC) 
A. Hình ảnh điển hình trên CT scan hoặc MRI, AFP tăng trên 400 ng/ ml 
B. Hình ảnh điển hình trên CT scan hoặc MRI, AFP tăng trên 200 ng/ ml 
C. Giải phẫu bệnh là ung thư 
D. Câu a và c đúng 
E. Câu b và c đúng

Khi tổn thương ở gan có một trong ba tiêu chuẩn sau:


- Hình ảnh điển hình* của UTBMTBG trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI
bụng có tương phản từ + AFP >= 400 ng/ml.
- Hình ảnh điển hình* của UTBMTBG trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI
bụng có tương phản từ + AFP tăng cao hơn bình thường (nhưng chưa đến 400
ng/ml) + có nhiễm HBV và/hoặc HCV. Có thể làm sinh thiết gan để chẩn đoán
xác định nếu bác sĩ lâm sàng thấy cần thiết.
Các trường hợp không đủ các tiêu chuẩn nói trên đều phải làm sinh thiết khối u gan
(có thể phải làm nhiều lần) để chẩn đoán xác định. Nếu sinh thiết lại vẫn âm tính thì
có thể theo dõi và làm lại các xét nghiệm hình ảnh học và chỉ dấu sinh học mỗi 2
tháng.
- Có bằng chứng giải phẫu bệnh lý là UTBMTBG.
* Hình ảnh điển hình trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có tương
phản từ: (các) khối u bắt thuốc trên thì động mạch gan và thải thuốc (wash-out)
trên thì tĩnh mạch cửa hay thì chậm. Nên chụp MRI với chất tương phản từ gan -
mật gadoxetate disodium (Gd-EOB-DTPA - gadolinium ethoxybenzyl
diethylenetriamine pentaacetic acid) để tăng khả năng chẩn đoán ung thư biểu mô
tế bào gan.

Câu 31 : Các yếu tố liên quan đến ung thư Đại tràng : 
A. Các tổn thương tiền u 
B. Thực phẩm 
C. Yếu tố di truyền 
D. Tất cả đều đúng 
Câu 32 : Nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư Đại tràng : 
A. Thức khuya 
B. Bia rượu 
C. Polyp đại tràng 
D. VK Helicobacter Pylori 

Câu 33 : Phân độ mô học theo WHO-2000 của Ung thư đại tràng có : 
A. 3 độ
B. 4 độ
C. 5 độ 
D. 6 độ 
Câu 34 : Ung thư Đại tràng biểu mô tuyến nhầy và biểu mô tế bào nhẫn được
xếp vào nhóm có độ mô học: 
A. 2 
B. 3 
C. 4 
D. 5 
Xếp độ ung thư đại trực tràng chỉ áp dụng cho những ung thư biểu mô tuyến
typ thông thường. Theo định nghĩa, ung thư biểu mô tế bào nhẫn và ung thư
biểu mô tế bào nhỏ được coi là kém biệt hóa (độ cao).

Câu 35 : Lâm sàng Ung thư đại tràng chủ yếu hay gặp loại ung thư nào: 
A. Ung thư biểu mô tuyến
B. Ung thư tuyến nhầy 
C. Ung thư tb thể nhận 
D. Ung thư thể tủy

Câu 36 : Tổn thương Ung thư đại tràng hay gặp ở : 


A. Manh tràng, ĐT sigma 
B. ĐT ngang, ĐT sigma 
C. ĐT Sigma, ĐT xuống
D. ĐT sigma, ĐT lên 
TRỰC TRÀNG, SIGMA hay gặp nhất, rồi sau đó đến mạnh tràng và đại tràng
ngang.

Câu 37 : Nồng độ CEA/ máu bình thường : 


A. < 3 ng/ ml 
B. < 5 ng/ ml 
C. < 7 ng/ ml
D. < 9 ng/ ml
Ở người bình thường không hút thuốc giá, giá trị CEA huyết tương bình thường là 0 - 3.4
ng/mL.
Riêng ở người hút thuốc lá, giá trị CEA bình thường là < 5 ng/ml.
Ở người mắc bệnh lành tính, nồng độ CEA huyết tương < 10 ng/ml.

Giá trị CEA huyết tương ở người bình thường không hút thuốc lá thường <2,5
ng/ml, giá trị CEA ở người hút thuốc lá thường <5 ng/ml.

Câu 38 : CEA không có giá trị sàng lọc phát hiện sớm Ung thư Đại tràng: 
A. Đúng
B. Sai 
Sàng lọc và chẩn đoán sớm
Độ nhạy lâm sàng của CEA để chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50%, độ đặc
hiệu là 90%, vả lại, tần suất ung thư đại trực trang chỉ là 50/ 100.000 dân/ năm.
Điều này có nghĩa là chỉ có 1/ 400 xét nghiệm CEA (+) tính là (+) tính thật; vì vậy,
giá trị chẩn đoán (+) tính chỉ là 0,65%. Như vậy, CEA không phù hợp để sàng lọc
và chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng trong cộng đồng dân cư không triệu
chứng.
Câu 39 : Tắc ruột thường gặp ở Ung thư ĐT Trái nhiều hơn: 
A. Đúng 
B. Sai 
Câu 40 : Bệnh Polyp ĐT gia đình thường liên quan đến: 
A. Thuốc 
B. Thực phẩm
C. Virus
D. Gen

Câu 41 : Chẩn đoán xác định Ung thư Đại tràng ra vào 
A. CT - Scanner bụng 
B. CEA tăng 
C. Giải phẫu bệnh 
D. CA.19.9 tăng 

Câu 42 : Nội soi Đại tràng thường gặp các thể sau : 
A. Thể sùi, thể loét, thể thâm nhiễm cứng 
B. Thể sùi, thể nhú, thể thâm nhiễm cứng 
C. Thể nhú, thể tủy, thể thâm nhiễm cứng
D. Thể thâm nhiễm cứng, thể viêm, thể sủi 

Câu 43 : CEA là chất chỉ điểm khối u giúp : 


A. Chẩn đoán, tiên lượng, đánh giá và theo dõi sát điều trị 
B. Hỗ trợ chẩn đoán, tiên lượng, đánh giá và theo dõi sau điều trị 
C. Chỉ để theo dõi sau điều trị 
D. Chỉ để chẩn đoán 
Với ung thư thể tủy: Calcitonin và CEA có vai trò trong tiên lượng và theo dõi
sau điều trị

Câu 44 : Một trong những tác dụng phụ hay gặp của Capecitabine là :
A. Hội chứng Bàn tay-Bàn chân 
B. Suy tủy
C. Tiểu màu 
D. Viêm niêm mạc miệng 
Thường gặp: ức chế tủy xương (thiếu máu, giảm lympho, giảm hồng cầu, tiểu cầu), tiêu
chảy, nôn, buồn nôn, chán ăn, đầy hơi, viêm loét niêm mạc miệng, rối loạn vị giác, khô
miệng, táo bón, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, hội chứng tay chân, khô da, ban đỏ, rối loạn
sắc tố da, rối loạn tạo móng, đau mắt, yếu, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, tăng enzyme gan,
creatinine máu, tăng bilirubin, tăng triglyceride, độc tính trên tim. Ít gặp: Sốt, viêm thực
quản, viêm tá tràng, viêm trực tràng, xuất huyết tiêu hóa, lú lẫn, hội chứng tiểu não, bệnh
não, phản ứng tăng quá mẫn với ánh sáng, viêm tại vùng xạ trị trước đó, tăng quá
mẫn. Hiếm gặp: SJS, TEN, có thể tử vong. Chú ý: Có thể tiêu chảy nghiêm trọng, đau ngực
tương tự như đau thắt ngực (có thể kèm hoặc không kèm thay đổi trên điện tâm đồ), loạn
nhịp tim, nhịp tim chậm, suy tim, đau thắt ngực, ngừng tim, thường xuất hiện 2 - 3 ngày sau
khi bắt đầu capecitabine.

Câu 45 : Triệu chứng của ung thư phổi không tế bào nhỏ, chọn câu ĐÚNG : 
A. Giai đoạn sớm của bệnh thường gặp các triệu chứng chính là ho khan hoặc
ho khạc đàm, đau tức ngực, ho ra máu . 
B. Hội chứng Pancoast là một hội chứng cận u. 
C. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn chắc chắn có tràn dịch màng phổi. 
D. Triệu chứng do khối u chèn ép bao gồm: khó nuốt, khàn tiếng, hội chứng
tĩnh mạch chủ trên. 

Câu 46 : Để chẩn đoán xác định ung thư phổi dựa vào xét nghiệm “tiêu chuẩn
vàng” nào ? 
A. Chụp cắt lớp vi tính ngực 
B. Nội soi phế quản 
C. Tumor maker : CEA, Cyfra 21.1, NSE ... 
D. Mô bệnh học 

Câu 47 : Tầm soát ung thư phổi hiệu quả nhất hiện nay là: 
A. Chụp X-Quang ngực cho đối tượng nguy cơ cao
B. Chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc năng lượng thấp cho đối tượng nguy cơ cao 
C. Nội soi phế quản cho đối tượng nguy cơ cao 
D. Chụp PET-CT cho đối tượng nguy cơ cao 
Các dữ liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, với những bệnh nhân có nguy cơ cao bị
ung thư phổi, việc tiến hành sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư bằng chụp cắt lớp với
liều xạ thấp hàng năm tăng được thêm 20% số trường hợp ung thư phổi được phát
hiện khi so với chụp x-quang phổi thông thường. Chính nhờ những lợi ích rõ rệt
như vậy, do đó, nhiều khuyến cáo hiện nay đưa chụp cắt lớp vi tính ngực liều xạ
thấp, tiến hành hàng năm là phương pháp tốt để sàng lọc, phát hiện ung thư phổi
sớm.

Câu 48. Một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ loại Carcinoma tuyến
khi khám lâm sàng phát hiện hạch thượng đòn bên phải kích thước khoảng
1cm, chắc, di động. Khi xếp giai đoạn TNM thì sẽ là N (Node) mấy ?
A. N1 
B. N2 
C. N3 
D. N4 
TRONG SÁCH NBL THÌ THẤY DÙ HẠCH THƯỢNG ĐÒN CÙNG HAY
KHÁC BÊN ĐỀU N3.
Câu 49 : Chọn câu SAI về ung thư phổi không tế bào nhỏ loại carcinoma tế
bào vảy: 
A. Carcinoma tế bào vảy chiếm tỷ lệ cao khoảng 50 % trong ung thư phổi
không tế bào nhỏ. (loại tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất)
B. Carcinoma tế bào vảy liên quan tới hút thuốc lá 
C. Carcinoma tế bào vảy vị trí thường ở trung tâm 
D. Carcinoma tế bào vảy thường gặp ở nam nhiều hơn nữ 
Ung thư biểu mô tuyến: 30-40%
Ung thư biểu mô gai/vảy: 30%
Ung thư phổi tế bào nhỏ: 20%
Ung thư tế bào lớn: 10%s

Câu 50 : Hội chứng cận u trong ung thư phổi bao gồm các hội chứng sau,
NGOẠI TRỪ: 
A. Hội chứng Horner (cái này nằm trong nội chứng trung thất)
B. Hội chứng tăng tiết ACTH 
C. Hội chứng phì đại xương khớp (HAY CÒN GỌI LÀ PIERRE MARRIE)... 
D. Hội chứng tăng canxi mẫu 
Câu 51 : Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại chỗ tại vùng là
chỉ bệnh ở giai đoạn nào:
A. Giai đoạn I 
B. Giai đoạn II 
C. Giai đoạn III 
D. Giai đoạn IV 
Về mặt chẩn đoán: khi được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn
tiến xa tại chỗ tại vùng (giai đoạn IIIA không phẫu thuật được hay IIIB) hoặc giai
đoạn di căn xa (giai đoạn IV) thì ngoài kết quả mô bệnh học (Giải phẫu bệnh) cần
phải có thì bệnh nhân cần phải được thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử (tìm đột
biến gien EGFR).

Câu 52. Ung thư phổi tế bào nhỏ, chọn ý SAI: 


A. Chiếm khoảng 15 % ung thư phổi 
B. Bệnh diễn tiến nhanh, tiên lượng xấu 
C. Ung thư phổi tế bào nhỏ không gặp ở phụ nữ 
D. Cũng như ung thư phổi không tế bào nhỏ thì Ung thư phổi tế bào nhỏ cũng
liên quan tới tình trạng hút thuốc lá . 

Câu 53 : CT-Scan sử dụng trong ung thư phổi, chọn ý SAI : 


A. Đánh giá kích thước khối u, hạch trung thất . 
B. Đánh giá bản chất của khối u: lành tính hay ác tính. 
C. Đánh giá mức độ xâm lấn ra xung quanh: thân sống, trung thất, thành ngực
D. Đánh giá tổn thương di căn: gan, tuyến thượng thận, não ... 
Cho phép đánh giá hình ảnh khối u và hạch trung thất, xác định chính xác vị trí,
kích thước và mức độ lan rộng tổn thương ở cả hai phổi.

Câu 54. Một bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi phải, giải phẫu bệnh là:
Carcinoma tuyến. Với CT-Scan cho thấy bướu thùy giữa phổi phải kích thước
3,5cm xâm lấn vào trung thất, tĩnh mạch chủ trên, hạch trung thất bên trái
kích thước 1cm, tràn dịch màng phổi phải lượng vừa. Như vậy với dữ kiện nêu
trên thì chẩn đoán sơ bộ giai đoạn theo TNM là: 
A. T3 N3 M1b 
B. T3 N2 M1b
C. T4 N2 M1a 
D. T4 N3 M1a 
T: kích thước bất kỳ nhưng xâm lấn mạnh máu lớn như tĩnh mạch chủ trên > T4
Hạch trung thất khác bên > N3
Tràn dịch màng phổi phải, cùng bên với ung thư > M1a. (M1b là di căn xa).

Câu 55 : Các nhóm hạch sau đây nhóm nào là nhóm chính dễ bị di căn trong
ung thư vú: 
A. Nhóm hạch vú trong 
B. Nhóm hạch thượng đòn 
C. Nhóm hạch nách 
D. Nhóm hạch bẹn 
E. Nhóm hạch chủ bụng 
Hạch vùng nách là vị trí chính để dẫn lưu dịch bạch huyết của vú Khoảng 50%
bệnh nhân ung thư vú có biểu hiện trên lâm sàng có tổn thương hạch nách về mô
học.
Câu 56 : Ung thư vú thường gặp ở : 
A. ¼ trên ngoài của vú(50%)- nghĩ cái này nhiều
B. Sau núm vú 
C. ¼ Trong(15%)- ko rõ là nói trên hay dưới.
D. Cả 2 vú
E. A và C đúng 

Câu 57 : Kể vị trí di căn thường gặp nhất trong ung thư vú : 


1. Gan 2. Phổi 3. Não 4. Xương 5. Hệ tiết niệu 
CÂU NÀY CÓ CHỖ NÓI GAN NÃO XƯƠNG HOẶC GAN NÃO PHỔI Á
A. 1, 2, 3 
B. 2, 3, 4 
C. 1, 3, 5 
D. 1, 2, 4 
E. 3, 4, 5 

Câu 58 : Các thăm dò sau đây thăm dò nào giúp phát hiện ung thư vú. Chọn
câu trả lời đúng 
A. Siêu âm 
B. Chọc hút tế bào 
C. Sinh thiết giải phẫu bệnh 
D. Định lượng CA 15-3 
E. Chụp X Quang vú 
Câu 59 : Các yếu tố nguy cơ ung thư vú bao gồm các điểm sau ngoại trừ : 
A. Tiền sử gia đình 
B. Tuổi có kinh lần đầu 
C. Cắt tử cung vì u xơ 
D. Điều trị hormon thay thế 
E. Không cho con bú
Trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, nổi bật là tiền sử gia đình có người mắc UTV,
đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ. Người ta cũng tìm thấy sự liên
quan giữa đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với UTV, ung thư buồng trứng và một
số ung thư khác. Một số yếu tố khác bao gồm: có kinh lần đầu sớm, mãn kinh
muộn, phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú, sinh con đầu lòng
muộn. Béo phì, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu cũng góp phần tăng nguy cơ
bị bệnh. Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính cũng là các yếu tố
tăng nguy cơ mắc UTV. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Tuy nhiên,
bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người rất trẻ

Câu 60 : Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của ung thư vú : 
A. Khối u giới hạn rõ 
B. Khối u giới hạn không rõ 
C. Khối u kem dấu hiệu viêm da 
D. Khối u kèm dấu hiệu co rút da 
E. Khối u không đau, di động hạn chế 

You might also like