Bookreview Tăng Chi B Kinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ tên : Đoàn Quang Tâm Bài tập giữa học phần

Pháp tự : Thích Đức Hạnh Môn Tăng Chi Bộ Kinh


Lớp : Tăng k10

ĐỀ BÀI

Đánh giá tác phẩm Nhập môn Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) của Bhikkhu Bodhi,
Việt dịch Thích Tâm Hạnh

Nhận xét của Giáo thọ sư:


……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……....
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……....
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……....
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……....
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……....
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……....
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……....
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..........................................
..................................................................

Năm bộ kinh Nikāya được giới nghiên cứu Phật học đánh giá là những bộ kinh quan trọng,
gần gũi nhất với những lời dạy của bậc Đạo sư. Nổi bật trong đó là Tăng Chi Bộ kinh – một kho
tàng những bài kinh đề cập đến rất nhiều đề tài phong phú, từ nội điển cho đến những vấn đề xã
hội nằm rải rác trong hàng ngàn bài kinh – phản ánh một bức tranh sinh động và khá đầy đủ về
Phật giáo Nguyên thuỷ mà nhiều bản kinh trong đó khó có thể tìm thấy được ở những nơi khác.
Tuy nhiên, vì kinh sắp xếp theo thứ tự tăng dần đều về số pháp được đề cập mà không tổng kết
thành những nhóm đề tài chung nhất định nên khi tìm hiểu rất khó cho những đọc giả mới bắt
đầu. Chính vì vậy, khi dịch bản kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya) sang tiếng Anh 1, Ngài
Bhikkhu Bodhi – một học giả nổi tiếng, một vị tu sĩ truyền thống Theravada – đã trình bày phần
dẫn nhập với những hướng dẫn chi tiết về việc tìm hiểu bộ kinh, và đã được Tỷ-kheo Thích
Tâm Hạnh dịch sang Việt ngữ với tiêu đề “Nhập môn Tăng Chi Bộ Kinh”. Có thể nói rằng, đây
là những kiến thức cần thiết, kim chỉ nam cho đọc giả để hỗ trợ trong việc đọc, tìm hiểu và
nghiên cứu kinh Tăng Chi. Để hiểu thêm về tác phẩm này, chúng con xin đưa ra những đánh giá
chủ quan dựa trên những hiểu biết hạn hẹp của bản thân sau khi đọc và tìm hiểu tác phẩm.
Thứ nhất, về mặt nội dung và tư tưởng, tác phẩm có rất nhiều điểm nổi bật, cùng những
đóng góp về mặt nghiên cứu rất có giá trị. Trước hết, tác phẩm đã trình bày một cách có hệ
thống về những nội dung nằm rải rác trong kinh Tăng Chi, tập hợp thành những nhóm đề tài
riêng biệt rất tiện lợi cho đọc giả để đi vào tìm hiểu bản kinh. Đây là một tác phẩm rất thiết
thực, cung cấp cho đọc giả những kiến thức cần thiết, những phương pháp hữu hiệu để tìm hiểu
về một bộ kinh đồ sộ với nhiều vấn đề rải rác như Tăng Chi. Hơn thế nữa, nó cũng phát triển
một bảng hướng dẫn chuyên đề, nhằm thiết lập nội dung của bộ kinh này theo một mô hình có
hệ thống. Việc phân chia các kinh theo những đề tài riêng biệt như các hạng người, nếp sống tu
viện, Tam Bảo, pháp và luật, Tăng già… rất tiện ích, nhanh chóng cho những ai muốn tìm kiếm
những thông tin về một chủ đề nào đó trong toàn bộ cả bộ kinh. Đặc biệt, tác phẩm cũng cung
cấp cho đọc giả về cách tiếp cận với Tăng Chi Bộ kinh, cũng như việc đi vào nghiên cứu, tìm
hiểu bộ kinh. Một ví dụ điển hình là sự tổng hợp về số kinh, phân chia các kinh độc lập và các
kinh lặp lại Tham… rất tiện lợi cho việc nghiên cứu. Nổi bật trong đó là tác phẩm đã gợi cho
độc giả về một lịch sử khá chi tiết về cuộc đời Đức Phật với sự góp nhặt các kinh liên quan đến
cuộc đời Đức Phật vào trong phần I của tác phẩm, có lẽ đây là nguồn sử liệu quý giá để tìm hiểu
về tiểu sử Đức Phật cho các học giả sau này. Tác phẩm đề cập chi tiết về các kinh đã nhắc đến
các sự kiện, chủ đề liên quan, trích dẫn những ví dụ cụ thể từ trong kinh để chứng minh cũng
giúp ích rất lớn trong hướng tiếp cận và tìm hiểu. Một ưu điểm nổi bật nữa là tác phẩm có sự
trích dẫn với những số hiệu đầy đủ giúp đọc giả dễ dàng đối chiếu với bản kinh gốc về số kinh,
số chương, đặc biệt, dịch giả cũng đã cố gắng đưa vào các kí hiệu trích dẫn phù hợp với bản
Tăng Chi bộ theo ấn bản Pali Text Society rất tiện trong quá trình tìm hiểu đối chiếu của các
1
Numerical Discourses of the Buddha: A New Translation of Anguttara Nikaya (2012)
độc giả. Với những hướng dẫn cụ thể, những tóm tắt chi tiết cũng như sự phân chia các nội
dung đã giúp những đọc giả dù chưa đọc qua bản kinh gốc vẫn có thể nắm được nội dung cốt
yếu của Tăng Chi, đặc biệt, những đọc giả đã đọc được bản gốc sẽ có cái nhìn từ tổng quan cho
đến chi tiết về những phạm trù, những nội dung đã được đề cập rải rác khắp bản kinh. Tác giả
cũng chỉ rõ về những chuỗi “loạt lặp lại tham và vân vân” đồng thời lý giải vì loạt lặp lại này
mà kinh có số lượng bài kinh rất lớn. Việc phân tích chi tiết các đặc điểm hình thức khác của
Tăng Chi bằng cách đưa ra các phụ lục về các bản kinh tương đương, rất hữu ích để xem xét
chúng cùng với nhau, các kinh số phức hợp, đưa ra cái nhìn về việc sử dụng những “các biến
thể hoàn cảnh thính giả (cũng trong trường hợp người thuyết nữa)”. Tác phẩm còn cung cấp các
bản chú giải với một tập hợp phong phú các chú thích với nhiều nguồn khác nhau giúp đọc giả
hiểu kinh, dễ dàng đi vào chánh kinh. Bên cạnh đó, việc đưa ra sự đối chiếu, so sánh về sự
tương đương của các kinh Tăng Chi và các kinh trong bộ A Hàm và những tiện lợi dễ hiểu của
bản A Hàm so với Tăng Chi trong một số vấn đề giúp đọc giả có những hướng nhìn mới rộng
mở hơn. Về vấn đề phụ nữ, tác giả đã có những phân tích sâu sắc về hình ảnh người phụ nữ
trong Tăng Chi, có phần hướng về bảo vệ hình ảnh nữ giới, nữ quyền và những nghi vấn về
nguồn gốc xuất phát của những bài kinh ngắn biểu lộ thái độ ghét phụ nữ. Đây là một hướng tư
duy cần thiết mà tác giả muốn hướng tới cho đọc giả trước khi tìm hiểu về Tăng Chi, nhất là
những đọc giả nữ giới, cân nhắc những lời nói như vậy có hẳn là Đức Phật gán cho, phân biệt
nữ giới hay không. Cuối cùng, tác phẩm đưa ra rất nhiều ý kiến, nhận xét của tác giả nhằm phân
tích, mở rộng các vấn đề liên quan mà có nhiều ý kiến có thể được xem là những gợi mở mới
trong tư duy và nghiên cứu. Có thể thấy, tác phẩm này có rất nhiều ưu điểm nổi bật về mặt nội
dung và tư tưởng. Tuy nhiên, tác phẩm cũng hàm chứa những nội dung, tư tưởng mang tính học
thuật, hàn lâm nên cũng sẽ khó khăn trong việc phổ biến rộng rãi trong mọi đọc giả. Đặc biệt,
nếu như có thêm phần đánh số về số tập, số trang của bản Việt ngữ thì sẽ rất tiện lợi cho sự đối
chiếu của đại đa số đọc giả, những người không có khả năng Anh ngữ. Tuy nhiên, theo giải
thích của dịch giả “vì bản Tăng Chi Bộ Việt ngữ được đánh số không hoàn toàn tương thích với
bản Anh ngữ của Ngài Bodhi…”, nhưng nếu có thể thực hiện được thì đây sẽ là điều hết sức
tuyệt vời và ý nghĩa, hướng đến phần đông đọc giả người Việt. Nhìn chung thì tác giả cũng đã
rất tỉ mỉ và dày công để tạo ra một tác phẩm nghiên cứu giá trị như vậy.
Thứ hai, về mặt nghệ thuật, tác phẩm có lối hành văn lưu loát, mạch lạc, văn phong diễn đạt
nhìn chung khá dễ hiểu, nhiều vấn đề được làm sáng tỏ qua những ví dụ, dẫn chứng minh hoạ
chi tiết. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã dùng những phép so sánh, đối chiếu với các bộ kinh
Nikaya khác hay với Thanh tịnh đạo luận khi đề cập đến “đề mục thiền”… Cách chia các đề
mục, nội dung rất thích hợp với những đề tài lớn xuất hiện rải rác trong kinh. Có sự so sánh, đối
chiếu về các vấn đề, đề tài với 4 bộ kinh Nikaya còn lại. Tuy nhiên, một số từ ngữ được dịch
còn mang tính hàn lâm cao, cần phải suy ngẫm nhiều để hiểu nên sẽ khó để phổ biến rộng rãi,
hướng đến số đông quần chúng. Thiết nghĩ, cần phải có những từ giản hoá để thay thế, phù hợp
với đại đa số độc giả để tác phẩm được phổ biến hơn (ví dụ: “nó thay đổi thậm chí căn để hơn
khi chúng ta…” (trang 21)). Bên cạnh đó, một số lỗi chính tả dễ gây bối rối cho những người
đọc nên cũng cần chỉnh sửa để tác phẩm được trọn vẹn hơn.
Nhìn nhận một cách tổng quan, đây là một tác phẩm rất ý nghĩa và có giá trị thực tiễn cao
để làm cẩm nang nghiên cứu cho những ai có tâm tư tìm hiểu, nghiên cứu về Tăng Chi Bộ
Kinh. Phong cách trình bày khoa học, công phu, tỉ mỉ cũng là hình mẫu cho những tác phẩm
nghiên cứu khoa học sau này cho các Tăng, Ni sinh. Hơn nữa, những tư tưởng mà tác giả đưa ra
như về vấn đề nữ giới, Tăng già, Đức Phật… cũng gợi cho chúng ta nhiều ưu tư. Vì ý nghĩa
thiết thực của nó, chúng con thiết nghĩ cần có sự hoàn thiện và phổ biến hơn nữa về bản dịch
Việt ngữ đến với đại đa số đọc giả muốn tìm hiểu, nghiên cứu về Tăng Chi Bộ kinh.

You might also like