Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 78

Ref.No.

VT4-L-DMPP-EVNGENCO3-14-0014 (06th July, 2014)

Attachment #1

Translated version of JRA Code


(Vietnamese Version)

Attachment Cover
BẢN DỊCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN JRA 2002
(Theo hợp đồng số 041/2014 VKH)

1
PHẦN I : QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2: Tải trọng
(trang 10)
2.2 Tải trọng
2.2.1 Tĩnh tải
(1) Tĩnh tải phải được xác định dựa trên đánh giá phù hợp về trọng lượng riêng của vật
liệu.
(2) Để tính toán tĩnh tải có thể sử dụng các giá trị trọng lượng riêng cho trong Bảng 2.2.1.

Bảng 2.2.1 Trọng lượng riêng của vật liệu (kN/m3)

Vật liệu Trọng lượng riêng


Thép 77.0
Gang 71
Nhôm 27.5
Bê tông cốt thép 24.5
Bê tông ƯLT 24.5
Bê tông 23.0
Vữa xi măng 21.0
Gỗ 8.0
Hắc ín (để chống thấm) 11.0
Mặt đường at phan 22.5

(1) Khi thiết kế cầu, tĩnh tải có ảnh hưởng lớn. Do đó, trọng lượng riêng của vật liệu nên
được xác định dựa trên đánh giá đúng ngay từ đầu, ví dụ bằng cách tìm trọng lượng thực
của vật liệu.
(2) Những giá trị cho trong mục này được sử dụng dựa trên kết quả khảo sats để có trọng
lượng riêng tiêu chuẩn của nhiều loại vật liệu. Tuy nhiên, một số giá trị lớn hơn được
chọn giữa những giá trị đo được.
25 kN/m 3 có thể được dùng như là giá trị tiêu chuẩn cho trọng lượng riêng của bê tông
ứng lực trước khi sử dụng bê tông cường độ cao có cường độ thiết kế tiêu chuẩn lớn hơn
60 N/mm2.
Trọng lượng của gỗ khác nhau với tuổi của gỗ và độ ẩm. 8.0 kN/m3 là giá trị hơi lớn so
với gỗ thông thường; tuy nhiên giá trị này được sử dụng như là giá trị bao gồm cả đinh,
kẹp, bu lông và các thành phần khác.
Với giá trị trọng lượng riêng của đất, tham khảo thuyết minh trong 2.2.6.

2
Chương 3: Vật liệu
(trang 95-99)
3.3 Các hằng số vật lý sử dụng trong tính toán thiết kế
(1) Các hằng số vật lý sử dụng trong tính toán thiết kế phải được lấy phù hợp với đặc
trưng và chất lượng của vật liệu sử dụng.
(2) Khi thiết kế theo (3) đến (6) có thể coi là thỏa mãn (1).
(3) Các hằng số vật lý của thép trong Bảng 3.1.1 phải là các giá trị trong Bảng 3.3.1.
Bảng 3.3.1 Các hằng số vật lý của thép
Loại thép Giá trị hằng số vật lý
Mô đun đàn hồi của thép và thép đúc 2.0 x 105 N/mm2
Mô đun đàn hồi của sợi thép ƯLT, tao cáp ƯLT, thanh thép ƯLT 2.0 x 105 N/mm2
Mô đun đàn hồi của gang 1.0 x 105 N/mm2
Mô đun kháng cắt của thép 7.7 x 104 N/mm2
Hệ số Poát xông của thép và thép đúc 0.30
Hệ số Poát xông của gang 0.25
Độ chùng ứng suất biểu kiến của thép ƯLT dùng trong tính toán tổn hao ứng suất phải lấy
giá trị trong Bảng 3.3.2 làm giá trị tiêu chuẩn. Ở đây, trường hợp thép chịu tác động của
nhiệt độ cao là các trường hợp dưỡng hộ bằng hơi nước nóng hoặc chiều dày lớp bê tông
bảo vệ thép ƯLT mặt trên của cấu kiện nhỏ hơn 50mm và có trải lớp bê tông nhựa at
phan nóng.
Bảng 3.3.2 Độ chùng ứng suất biểu kiến (%) của thép ƯLT
Loại thép ƯLT Độ chùng ứng suất Ghi chú
Giá trị tiêu chuẩn Trường hợp nhiệt độ cao
Sợi thép ƯLT 5 7 Sản phẩm thông thường
Tao cáp ƯLT 1.5 2.5 Sản phẩm độ chùng thấp
Thanh thép ƯLT 3 5 Sản phẩm thông thường
Khi khó có thể đáp ứng với các giá trị trên, độ chùng ứng suất biểu kiến của thép ƯLT
phải được xác định riêng rẽ từ độ chùng ứng suất đo thep ứng suất kéo của thép ƯLT có
kể đến ảnh hưởng của từ biến của bê tông, độ co khô và các yếu tố khác.
(4) Mô đun đàn hồi của bê tông phải như sau:
1) Mô đun đàn hồi sử dụng trong tính toán lực siêu tĩnh hoặc biến dạng đàn hồi của kết
cấu bê tông cốt thép và trong tính toán thiết kế của cấu kiện bê tông ƯLT phải lấy giá trị
trong Bảng 3.3.3.
2) Tỉ số mô đun đàn hồi, n, sử dụng trong tính toán ứng suất trong cấu kiện bê tông cốt
thép phải lấy bằng 15.
Bảng 3.3.3 Mô đun đàn hồi của bê tông (N/mm2)
Cường độ chịu 21 24 27 30 40 50 60
nén danh định
Mô đun đàn hồi 2.35 x 104 2.5 x 104 2.65 x 104 2.8 x 104 3.1 x 104 3.3 x 104 3.5 x 104

(5) Mô đun đàn hồi cắt của bê tông phải được tính theo phương trình 3.3.1.

Trong đó: Gc: Mô đun đàn hồi cắt của bê tông (N/mm 2)
Ec: Mô đun đàn hồi của bê tông (N/mm2)
(6) Hệ số từ biến và độ co khô của bê tông phải phù hợp với quy định trong 2.2.5.

3
(3) Quan hệ giữa mô đun đàn hồi E, mô đun đàn hồi cắt G và hệ số Poát xông  như sau:

Lấy E = 2.0 x 105 (N/mm 2) và  = 0.3, ta có G = 7.692 x 104 (N/mm2). Tuy nhiên, giá trị
này được làm tròn thành G =7.7 x 104 (N/mm2) vì giá trị của E và  có sự phân tán tùy
thuộc vào loại thép.
Với thép đúc, mô đun đàn hồi có thể lấy bằng 2.0 x 105 N/mm2 và hệ số poát xông bằng
0.30.
Cáp chế tạo từ nhiều sợi hoặc tao cáp được sử dụng trong một số trường hợp. mô đun đàn
hồi của cáp này không được quy định trong JIS và có thể lấy nhỏ hơn 2.0 x 10 5 N/mm2 và
nên được xác định thông qua thí nghiệm.
Nếu độ giãn dài của thép ƯLT được tính toán để kiểm soát ứng suất trước thì mô đun đàn
hồi danh định nên được xác định thông qua thí nghiệm hiện trường theo quy định trong
mục 19.8 của Phần Cầu bê tông.
Độ chùng của thép ƯLT là lượng ứng suất giảm đi xảy ra dưới điều kiện biến dạng kéo
không đổi, được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm so với ứng suất ban đầu trong thép ƯLT.
Mặt khác, nếu thép ƯLT được dùng cho bê tông ứng suất trước, biến dạng kéo ban đầu
của thép ƯLT giảm đi theo thời gian do co khô, từ biến của bê tông. Do đó, lượng ứng
suất kéo giảm đi trong trường hợp này nhỏ hơn giá trị đo trong thí nghiệm xác định độ
chùng ứng suất thực hiện trên thép ƯLT có biến dạng không đổi, từ đó dẫn tới kết quả độ
chùng nhỏ hơn. Điều này gọi là độ chùng danh định.
Độ chùng ứng suất danh định tác động đến ứng suất hữu hiệu trong cấu kiện bê tông ứng
suất trước. Do đó, khi chọn vật liệu thép ƯLT, loại thép có độ chùng ứng suất danh định
lấy trong giai đoạn thiết kế nên được sử dụng như là quy tắc chung.
Độ chùng ứng suất danh định phụ thuộc vào độ lớn của ứng suất nén dọc trục đơn vị tác
dụng lên bê tông và tại vị trí của thép ƯLT khi chịu tác động của tĩnh tải. Do đó, các giá
trị trong Bảng 3.3.2 có thể không được sử dụng nếu ứng suất nén dọc trục đơn vị dụng
lên bê tông và tại vị trí của thép ƯLT khi chịu tác động của tĩnh tải nhỏ hơn 5 N/mm2.
Nếu ứng suất kéo đơn vị của thép ƯLT ngay sau khi kéo căng là 65% cường độ chịu kéo
của nó (giá trị tiêu chuẩn) hoặc nhỏ hơn thì có thể sử dụng các giá trị trong Bảng 3.3.2
ngay cả khi ứng suất nén đơn vị của bê tông khoảng 3 N/mm2.
Phần lớn thép ƯLT được sản xuất hiện nay thuộc loại độ chùng thấp. Tuy nhiên cần lưu ý
là một số loại thép có lớp phủ bằng keo epoxy là loại thông thường.
Trong trường hợp đặc biệt khi giá trị lực kéo trong thép ƯLT nhỏ độ chùng phải được
xác định riêng. Trong trường hợp này, độ chùng danh định nên được xác định theo độ lớn
của ứng suất kéo đơn vị; độ chùng danh định nên bằng 3 lần giá trị thu được từ thí
nghiệm 1000 giờ tại nhiệt độ thường (xem “Phương pháp thí nghiệm độ chùng dài hạn
của thép ƯLT trong tiêu chuẩn JSCE).
(4) Khi bê tông chịu ứng suất nén và ứng suất kéo thì đường cong quan hệ ứng suất –
biến dạng của bê tông hơi khác nhau một chút, do đó mô đun đàn hồi cũng không luôn
luôn bằng nhau nhưng chúng được giả thiết bằng nhau vì điều này thông thường không
gây ra vấn đề gì trong tính toán thiết kế.
Các giá trị trong Bảng 3.3.3 là giá trị trung bình kết quả khảo sát trên toàn quốc. Nếu
cường độ thiết kế tiêu chuẩn là giá trị trung gian trong Bảng 3.3.3 thì giá trị của mô đun
đàn hồi có thể lấy bằng cách nội suy tuyến tính.

4
Với cấu kiện lắp ghép, mô đun đàn hồi của bê tông nên lấy như trong Bảng C.3.3.1 nếu
sử dụng bê tông cường độ cao với cường độ thiết kế tiêu chuẩn từ 60 N/mm 2 đến 80
N/mm2.
Bảng C.3.3.1 Mô đun đàn hồi của bê tông cường độ cao (N/mm2)

Cường độ chịu nén tiêu chuẩn 70 80


Mô đun đàn hồi 3.7 x 104 3.8 x 104

Các giá trị trong Bảng C.3.3.3 dùng trong thiết kế cấu kiện chịu tải trọng thiết kế và chịu
tải trọng cực hạn. Nếu việc kiểm tra ứng suất đơn vị trong bê tông hoặc kiểm tra an toàn
chống phá hủy khi bê tông ở tuổi sớm thì mô đun đàn hội của bê tông nên được xác định
bằng thí nghiệm.
Với bê tông cọc PHC có thể sử dụng giá trị mô đun đàn hồi bằng 4.0 x 104 N/mm2 . Với
bê tông cọc SC có thể sử dụng giá trị mô đun đàn hồi bằng 3.5 x 10 4 N/mm2 .
(5) Phương trình 3.3.1 thu được với giá trị của hệ số poát xông của bê tông là 1/6.

5
PHẦN III CẦU BÊ TÔNG
Chương 3: Ứng suất cho phép
(trang 24-27)
3.3 Ứng suất cho phép của cốt thép
Đối với các cốt thép có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 32mm, ứng suất cho phép của cốt
thép trong kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép ứng lực trước phải tuân thủ các giá
trị cho trong Bảng 3.3.1.

Bảng 3.3.1 Ứng suất cho phép (N/mm2) của cốt thép

Loại cốt thép SR235 SD295A SD345


Ứng suất và loại cấu kiện SD295B
Ứng 1) Tải trọng chính khác với hoạt tải và va đập 80 100 100
suất 2) Giá trị tham chiếu của ứng Cấu kiện thường 140 180 180
kéo suất cho phép sử dụng khi tải Bản sàn và bản mặt 140 140 140
trọng va chạm hoặc động đất cầu có nhịp ≤ 10m
không được xét tới trong tổ
hợp tải trọng
3) Giá trị tham chiếu của ứng suất cho phép sử dụng 140 180 200
khi tải trọng va chạm hoặc động đất không được xét
tới trong tổ hợp tải trọng
4) Giá trị tham chiếu của ứng suất cho phép sử dụng 140 180 200
khi tính toán chiều dài nối chồng hoặc chiều dài neo
của cốt thép
5) Ứng suất nén 140 180 200

Khi cốt thép có kích thước lớn so với kích thước tiết diện của kết cấu, sự phân bố
vết nứt sẽ không đều và khả năng bị bong tách bê tông tại khu vực neo hoặc liên kết tăng
lên, vì vậy các giá trị ứng suất cho phép được áp dụng với cốt thép có đường kính nhỏ
hơn hoặc bằng 32mm.
1) Để đảm bảo độ bền của bê tông, sẽ là hợp lý nếu kiểm tra bề rộng vết nứt thiết
kế xuất hiện trên bề mặt bê tông không lớn hơn bề rộng vết nứt cho phép khi kể đến độ
bền của cốt thép chống lại sự ăn mòn. Tuy nhiên, hiện tạo không có phương pháp tính
toán bề rộng vết nứt nào được thiết lập rõ ràng cho nhiều trường hợp tải trọng và bố trí
cốt thép khác nhau. Do đó, tiêu chuẩn này quy định để đơn giản cho thiết kế, giả thiết
rằng khi ứng suất trong cốt thép dưới tác dụng của tải trọng thông thường khác với hoạt
tải và tải trọng va chạm không lớn hơn giá trị quy định trong mục 1) thì bề rộng vết nứt
trên bề mặt bê tông không trở nên có hại cho độ bền. Giá trị này thể hiện ứng suất trong
cốt thép ứng với bề rộng vết nứt trên bề mặt bê tông khoảng 0.2mm vì quan hệ giữa bề
rộng vết nứt trên bề mặt bê tông xuất hiện trên kết cấu hiện hữu và ứng suất thiết kế trong
cốt thép.
2) Khi tải trọng va đập hoặc tác động của động đất không được kể đến trong các tổ
hợp tải trọng, ứng suất cho phép phải được tăng lên theo quy định trong mục (3) của điều
3.1. Số hạng này biểu thị giá trị đóng vai trò tham chiếu trong trường hợp này. Những giá
trị này được xác định từ yêu cầu vết nứt trong bê tông phải không mở rộng và trở nên có
hại dưới tải trọng lặp và vết nứt có hại không được xuất hiện ngay cả khi chịu tải trọng
tạm thời và tải trọng đặc biệt tương ứng với “tải trọng tạm thời” và nền khác. Trên bản
sàn và bản mặt cầu có nhịp nhỏ hơn hoặc bằng 10m, hoạt tải gây ra sự thay đổi ứng suất

6
lớn và có nhiều tải trọng lặp, dẫn tới chúng phải chịu điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn
nhiều so với các bộ phận kết cấu khác và có nguy cơ xuất hiện vết nứt cao. Hơn nữa,
những vết nứt này mở rộng dưới tác động của tải trọng lặp và phát triển vào sâu trong bê
tông. Để ngăn chặn điều này, ứng suất cho phép của cốt thép được giảm xuống từ giá trị
quy định đối với các cấu kiện thông thường. Từ góc độ này, sẽ là tốt đối với cốt thép bản
sàn của kết cấu bê tông cốt thép để có khoảng giảm 20 N/mm2 của giá trị ứng suất cho
phép 140 N/mm2.
3) Khi tải trọng va đập hoặc động đất được kể đến trong tổ hợp tải trọng, ứng suất
cho phép được tăng lên theo khoản (3) của mục 3.1. Số hạng này hiển thị các giá trị tham
khảo trong trường hợp này. Do đó, khi tải trọng va đập hoặc động đất được kể đến trong
tổ hợp tải trọng, giá trị trong số hạng 3) được áp dụng không kể đến loại kết cấu. Những
tải trọng này tác dụng trong thời gian ngắn nên không cần thiết phải xét đến sự nứt của bê
tông. Do đó, ứng suất cho phép của cốt thép được xác định bằng cách lấy ứng suất chảy
như là giá trị tham chiếu và kể đến hệ số an toàn trong mục 1.7.
Khi chịu tác dụng của mô men theo hai phương, giá trị tham chiếu của ứng suất cho phép
trong mục 3) Bảng 3.3.1 có thể tăng 10% ngoại trừ với tiết diện tròn. Tuy nhiên, ứng suất
cho phép của cốt thép được nhân với hệ số phải không được lớn hơn ứng suất chảy.
4) Chiều dài nối chồng hoặc chiều dài neo của cốt thép có thể được tính thông qua
ứng suất chảy của cốt thép (xem thuyết minh của mục (4), khoản 6.6.5). Do đó, ứng suất
cho phép của cốt thép được lấy bằng với giá trị trong mục 3).
5) Cốt thép chịu nén được giữ bởi bê tông do đó không cần quan tâm tới mất ổn
định và vị nằm trong vùng chịu nén nên không cần phải xét đến vết nứt. Vì những lí do
này nên ứng suất cho phép của cốt thép được lấy như trong mục 3)

3.4 Ứng suất kéo cho phép của thép ƯLT

Ứng suất kéo cho phép của thép ƯLT dùng trong kết cấu bê tông ứng lực trước phải
tuân thủ các giá trị cho trong bảng 3.4.1
Bảng 3.4.1 Ứng suất kéo cho phép của thép ƯLT

Trạng thái ứng suất Ứng suất kéo cho phép Ghi chú
1) Trong khi kéo căng Giá trị nhỏ hơn giữa 0.80 pu và pu : Cường độ chịu kéo
0.90 py của thép ƯLT (N/mm2)
2) Ngay sau khi kéo căng Giá trị nhỏ hơn giữa 0.70 pu và py : Cường độ chảy của
0.85 py thép ƯLT (N/mm2)
3) Khi chịu tải trọng thiết kế Giá trị nhỏ hơn giữa 0.60 pu và
0.75 py

Ứng suất kéo cho phép khi chịu tải trọng thiết kế được lấy bằng 60% của cường
độ chịu kéo hoặc 75% cường độ chảy của thép ƯLT như trước dâydo việc kiểm tra không
thực hiện với trường hợp mỏi.
Ứng suất kéo cho phép của thép ƯLT trong kết cấu bê tông ứng lực trước được
tính toán theo các điều khoản và kết quả được cho trong Bảng C. 3.4.1

7
Bảng C.3.4.1 Ứng suất kéo cho phép (N/mm2) của thép ƯLT

Ứng suất kéo cho phép Trong khi Ngay sau Khi chịu
Loại thép ULT kéo căng khi kéo tải trọng
căng thiết kế
Sợi thép SWPR1AN 5 mm 1260 1120 960
ULT SWPR1AL 7 mm 1170 1050 900
SWPD1N 8 mm 1125 1015 870
SWPD1L 9 mm 1080 980 840
SWPR1BN 5 mm 1350 1190 1020
SWPR1BL 7 mm 1260 1120 960
8 mm 1215 1085 930
Tao cáp SWPR2N 2.9 mm (tao 2 1530 1365 1170
ƯLT SWPR2L sợi)
SWPR7AN (tao 7 sợi) 1305 1190 1020
SWPR7AL (tao 7 sợi)
SWPR7BN (tao 7 sợi) 1440 1295 1110
SWPR7BL (tao 7 sợi)
SWPR19N 17.8 mm 1440 1295 1110
SWPR19N 19.3 mm 1440 1295 1110
(tao 19 sợi) 20.3 mm 1440 1260 1080
21.8 mm 1440 1260 1080
28.6 mm 1440 1260 1080
Thanh ƯLT Thanh tròn trơn loại A 1 SBPR785/1030 706 667 588
Thanh tròn trơn loại B 1 SBPR930/1080 837 756 648
2 SBPR785/1180 837 790 697

8
PHẦN IV KẾT CẤU NGẦM
Chương 4 Ứng suất cho phép
4.2 Ứng suất cho phép của bê tông (trang 52-53)
(2) Cấu kiện bê tông thi công trong nước
Ứng suất cho phép của bê tông đối với cọc và tường vây đổ tại chỗ và cấu kiện bê tông
đổ trong nước phải lấy theo các giá trị cho trong Bảng 4.2.5. Ở đây, cấp phối nhìn chung
nên có lượng xi măng từ 350 kg/m3 trở lên, tỉ lệ nước-xi măng bằng 55% hoặc nhỏ hơn,
độ sụt từ 150 – 210 mm.
Bảng 4.2.5 Ứng suất cho phép của bê tông của cọc và tường vây đổ tại chỗ trong
nước (N/mm2)
Cường độ tiêu chuẩn của bê tông 30 36 40
Cường độ thiết kế của bê tông trong nước (ck) 24 27 30
ứng suất nén ứng suất nén khi uốn 8.0 9.0 10.0
ứng suất nén dọc trục 6.5 7.5 8.5
ứng suất cắt Khi chỉ có bê tông chịu cắt (01) 0.23 0.24 0.25
Khi bê tông và cốt thép xiên cùng 1.7 1.8 1.9
chịu cắt (02)
ứng suất dính (thép có gờ) 1.2 1.3 1.4

(3) Cấu kiện bê tông ít cốt thép


Giá trị ứng suất cho phép của bê tông ít cốt thép phải lấy theo Bảng 4.2.6
Bảng 4.2.6 Ứng suất cho phép của bê tông ít cốt thép (N/mm2)
Loại ứng suất ứng suất cho phép Ghi chú
ứng suất nén ck/4 ≤ 5.5 : cường độ chịu nén tiêu chuẩn của bê tông
ứng suất kéo khi uốn tk/7 ≤ 0.35 : cường độ chịu kéo thiết kế của bê tông
ứng suất nén cục bộ 0.3ck ≤ 6.0 (theo JIS A 1113)

Ở đây, khi bản đệm dùng để lắp đặt gối đỡ được gia cố bằng cốt thép, ứng suất nén cục
bộ cho phép có thể tăng lên đến 7.0 N/mm2. Hơn nữa, ứng suất nén cục bộ cho phép
trong trường hợp chịu tải cục bộ phải được tính theo phương trình (4.2.2) và giá trị của
nó không được vượt quá 12 N/mm2.
(4) Cấu kiện bê tông ứng suất trước (PC)
ứng suất cho phép của bê tông trong cấu kiện PC phải tuân thủ mục 3.1 và 3.2, Phần III –
Cầu bê tông.
(5) Cọc bê tông đúc sẵn
ứng suất cho phép của bê tông trong cọc bê tông cốt thép (RC), cọc PHC, và cọc SC phải
lấy theo các giá trị cho trong Bảng 4.2.7
Bảng 2.4.7 ứng suất cho phép của bê tông trong cọc bê tông cốt thép (RC), cọc PHC,
và cọc SC (N/mm2)

Loại cọc Cọc RC Cọc PHC Cọc SC


Loại ứng suất
Cường độ thiết kế của bê tông 40.0 80.0 80.0
ứng suất nén khi uốn 13.5 27.0 27.0
ứng suất nén dọc trục 11.5 23.0 23.0
ứng suất kéo khi uốn ... 0 ...
ứng suất cắt 0.36 0.85 0.85

9
Ngoài ra, ứng suất kéo khi uốn cho phép của bê tông trong cọc PHC khi thiết kế kháng
chấn phải lấy theo Bảng 4.2.8.
Bảng 4.2.8 ứng suất kéo khi uốn cho phép của bê tông trong cọc PHC khi thiết kế
kháng chấn (N/mm2)

ứng suất trước hữu hiệu ce 3.9 ≤ ce ≤ 7.8 7.8 ≤ ce
ứng suất kéo khi uốn 3.0 5.0

10
4.3 Ứng suất cho phép của cốt thép (trang 59)
(1) ứng suất cho phép của cốt thép có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 51 mm phải lấy
theo giá trị trong Bảng 4.3.1
Bảng 4.3.1 Ứng suất cho phép của cốt thép (N/mm2)

Loại cốt thép SR235 SD295A SD345


Loại ứng suất và cấu kiện kết cấu SD295B
1) trường hợp tải trọng dài hạn trừ hoạt tải và va 80 100 100
đập (dầm,vv)
ứng Trường hợp tổ hợp 2) cấu kiện thường 140 180 180
suất tải trọng không bao 3) cấu kiện nằm trong 140 160 160
kéo gồm tải trọng va nước hoặc nước ngầm
chạm hoặc tác động
động đất
4) Trường hợp tổ hợp tải trọng có bao gồm tải 140 180 200
trọng va chạm hoặc tác động động đất
5) Giá trị dùng tính toán chiều dài nối chồng 140 180 200
hoặc chiều dài neo của cốt thép
6) ứng suất nén 140 180 200

(2) Ứng suất cho phép của mối nối hàn bằng ga phải giống hệt như ứng suất cho phép của
kim loại được hàn miễn là đảm bảo thực hiện công tác kiểm soát chất lượng đầy đủ.
(3) Cường độ của các mối nối như mối nối hàn, mối nối cơ khí và mối nối ống lồng phải
được xác định dựa trên kết quả thí nghiệm kể đến điều kiện sử dụng thực tế.
(4) ứng suất cắt cho phép của tiết diện đường hàn góc hàn bằng phương pháp hàn hồ
quang giữa cốt thép và các vật liệu thép khác phải lấy các giá trị trong Bảng 4.3.2.

Bảng 4.3.2 Ứng suất cắt cho phép của tiết diện đường hàn góc bằng hồ quang
(N/mm2)

Loại cốt thép SD295B SD345


Loại mối hàn
Hàn nhà máy 105 105
Hàn công trường 90% của giá trị trên

Tuy nhiên, ứng suất cắt cho phép của cốt thép được hàn với vật liệu thép có cường độ
thấp hơn cốt thép đó phải lấy giá trị ứng suất cắt cho phép của loại vật liệu thép đó.
(1) Điều 3.3 của Phần II: Cầu bê tông được áp dụng tương ứng với cốt thép có đường
kính không quá 51mm.

11
PHẦN IV KẾT CẤU NGẦM

Chương 9 Các yêu cầu cơ bản về ổn định của móng


9.2 Yêu cầu cơ bản trong thiết kế (trang 164)
(b) Chuyển vị cho phép xác định từ phần móng
Với móng đàn hồi, chuyển vị ngang quá mức của móng gây ra chuyển vị dư có hại
cho móng. Do đó, với móng đàn hồi thông thường, sẽ tốt hơn nếu hạn chế chuyển vị
ngang của móng trong giới hạn sao cho không xuất hiện chuyển vị ngang dư để đảm bảo
độ ổn định của móng trong thiết kế. Đó là, về khía cạnh kỹ thuật, chuyển vị cho phép xác
định từ phần ngầm quy định chuyển vị ngang của móng sao cho không xảy ra chuyển vị
dư lớn và nằm trong giới hạn có thể của việc đánh giá ứng xử đàn hồi. Về nguyên tắc,
chuyển vị ngang cho phép được xác định bằng 1% dựa trên kết quả của rất nhiều thí
nghiệm thử tải. Tuy nhiên, với móng đàn hồi lớn với bề rộng lớn hơn hoặc bằng 5m thì
chuyển vị cho phép được xác định bằng 50mm vì có rất ít dữ liệu thí nghiệm chất tải, và
15mm với móng cọc có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1,5m với xem xét đến các ứng xử
đã xảy ra.
Hơn nữa, chuyển vị cho phép của móng mố dưới các điều kiện thông thường nên
lấy bằng 15mm mà không kể đến bề rộng móng vì chuyển vị có thể tăng theo thời gian
do ảnh hưởng của từ biến và lún của đất lấp. Về nguyên tắc, chuyển vị của móng tại mặt
nền thiết kế được kiểm tra với chuyển vị cho phép.

9.5.2 Hệ số phản lực nền (trang 177-180)

Về nguyên tắc, hệ số phản lực nền phải được xác định thông qua mô đun biến dạng thu
được từ rất nhiều khảo sát và thí nghiệm và xét đến ảnh hưởng của bề rộng chất tải của
móng…

Vì hệ số phản lực nền là một trong những hằng số cơ bản trong thiết kế cần thiết để tính
toán chuyển vị và phản lực nền của móng nên phải được xác định sau khi xem xét kỹ kết
quả của nhiều khảo sát và thí nghiệm.
Một phương pháp tính toán hệ số phản lực nền được mô tả sau đây. Vì nó là một trong rất
nhiều phương pháp tính toán, sẽ là tốt hơn nếu xem xét giá trị thu được từ nhiều phương
pháp dưới đây bằng cách xét tới điều kiện nền, yêu cầu thiết kế của móng…
1) Hệ số phản lực nền theo phương đứng
Hệ số phản lực nền theo phương đứng nên được xác định theo Phương trình C.9.5.1.

Trong đó:

kV: Hệ số phản lực nền theo phương đứng (kN/m 3)


kV0: Hệ số phản lực nền theo phương đứng (kN/m3) tương đương với giá trị thí nghiệm
bản chịu lực sử dụng đĩa cứng đường kính 0,3m, và được xác định theo phương trình
C.9.5.2, nếu đánh giá từ mô đun biến dạng xác định từ kết quả thí nghiệm đất và khảo sát
hiện trường.

12
BV: bề rộng chất tải tương đương của móng (m), xác định theo phương trình dưới đây, tuy
nhiên nên thay bằng đường kính nếu móng có hình tròn.

E0: mô đun biến dạng (kN/m2) của lớp đất tại điểm đang xét, đo đạc hoặc đánh giá như
trong Bảng C.9.5.1.
: hệ số sử dụng để xác định hệ số phản lực nền, cho trong bảng C.9.5.1.
AV: diện tích chất tải (m2) theo phương đứng.

Bảng C.9.5.1 Mô đun biến dạng E0 và 



Mô đun biến dạng E0 nhân được từ các 
phương pháp thí nghiệm sau Điều kiện thông thường Khi động đất
Bằng ½ mô đun biến dạng xác định từ 1 2
đường cong lặp của thí nghiệm đĩa sử
dụng đĩa đường kính 30cm
Mô đun biến dạng xác định trong hố 4 8
khoan
Mô đun biến dạng xác định theo thí 4 8
nghiệm nén 1 trục hoặc 3 trục của mẫu đất
Mô đun biến dạng xác định từ E0 = 2800 1 2
N sử dụng giá trị N của thí nghiệm xuyên
tiêu chuẩn.

Chú ý: Giá trị E0 với điều kiện gió bão phải lấy cùng giá trị với điều kiện thông thường.
2) Hệ số phản lực nền theo phương ngang
Hệ số phản lực nền theo phương ngang nên được tính toán theo phương trình C.9.5.4

Trong đó:

kH: Hệ số phản lực nền theo phương ngang (kN/m3)


kH0: Hệ số phản lực nền theo phương ngang (kN/m3), tương ứng với giá trị thí nghiệm
bản chịu lực sử dụng đĩa cứng đường kính 0,3m. Nó có thể được xác định theo phương
trình C.9.5.5, theo mô đun biến dạng xác định từ kết quả thí nghiệm đất và khảo sát hiện
trường:

BH: bề rộng chất tải tương đương của móng (m), xác định theo Bảng C.9.5.2.

13
Bảng C.9.5.2 Bề rộng chất tải tương đương của móng BH

Loại móng BH Ghi chú


Móng bản AH
Móng giếng chìm Be (  Be Le )
Móng cọc D/
Móng cọc ống bản thép D /  ( Be Le ) Điều kiện thông thường, gió
bão, động đất cấp độ 1
Be (  Be Le ) động đất cấp độ 2
Móng tường vây Be ( Be Le )

E0 : mô đun biến dạng của nền (kN/m2) tại vị trí thiết kế, đo đạc hoặc đánh giá theo quy
trình trong Bảng C.9.5.1
: hệ số sử dụng để xác định hệ số phản lực nền, cho trong bảng C.9.5.1
AH : diện tích chất tải của móng vuông góc với hướng chất tải (m2)
D : bề rộng chất tải của móng vuông góc với hướng chất tải (m)
Be : bề rộng chất tải hữu hiệu của móng vuông góc với hướng chất tải (m)
Le : Độ sâu chôn móng hữu hiệu (m)
1/ Độ sâu nền liên quan đến sức kháng ngang (m), bằng hoặc nhỏ hơn độ sâu chôn
: móng hữu hiệu
: k D
Giá trị đặc trưng của móng, 4 H (m 1 )
4 EI
EI : Độ cứng uốn của móng (kN.m2)

Phương trình C.9.5.4 được sử dụng để đánh giá hệ số phản lực nền ngang khi xét
sức kháng nền trong miền đàn hồi và được tính toán cho chuyển vị tham khảo. Ở đây,
chuyển vị tham khảo (≤ 50mm) có thể lấy bằng 1% bề rộng móng, phù hợp với chuyển vị
cho phép yêu cầu của phần ngầm.
Nhìn chung, kết quả từ các thí nghiệm khác nhau cho cùng một nền đất sẽ biến
động tùy theo phương pháp gia tải và kích thước áp dụng. Do đó, hệ số phản lực nền nên
được điều chỉnh theo quy trình đánh giá của E0 như cho trong Bảng C.9.5.1. Bảng này
được lập bằng cách xét đến mối tương quan giữa các phương pháp khảo sat khác nhau.
Hệ số phản lực nền nên được xác định từ các dữ liệu mới nhất có xét đến các đặc trưng
của khảo sát để thu được mô đun biến dạng, và tính chất tương đối của nền đất hơn là chỉ
đơn thuần lấy giá trị trung bình mô đun biến dạng từ nhiều thí nghiệm khác nhau.

Khi phân tích sức kháng nền của móng cọc hoặc móng cọc cừ và ống thép như là
lò xo tuyến tính, bề rộng chất tải tương đương BH nên lấy bằng D /  . Ở đây, kH khi
đánh giá BH có thể lấy giá trị khi thiết kế với tải trọng dài hạn và được lấy bằng giá trị
trung bình từ mặt nền thiết kế đến độ sâu bằng 1/. Hơn nữa, khi hệ số phản lực nền theo
phương ngang được tính toán bằng giả thiết nền đất gồm nhiều lớp, bề rộng chất tải
tương đương của mỗi lớp nên lấy bằng BH cho trong Bảng C.9.5.2.
Với móng giếng chìm và móng tường vây mà mô hình phân tích của chúng được thiết lập
bằng giả thiết sức kháng nền phi tuyến, bề rộng chất tải tương đương có thể lấy bằng bề
rộng móng.
14
PHẦN IV KẾT CẤU NGẦM

Chương 12: Thiết kế móng cọc


(trang 289 đến 307)
12.1 Nguyên lý thiết kế
(1) Móng cọc phải tuân thủ các yêu cầu sau dưới tác động thông thường, bão và động
đất cấp độ 1.
1) Phản lực đầu cọc của mỗi cọc không được vượt quá sức chịu tải cho phép được chỉ
định trong mục 12.4
2) Chuyển vị không được vượt quá chuyển vị cho phép được chỉ định trong mục 9.2
3) Ứng suất phát sinh trong các cấu kiện của móng cọc không được vượt quá ứng suất
cho phép được chỉ định trong Chương 4.
(2) Bài toán kiểm tra móng cọc với động đất cấp độ 2 phải tuân thủ các quy định trong
mục 12.10

Chương này mô tả hệ móng cọc liên kết cứng đầu cọc và móng, sử dụng cọc đóng, cọc
khoan nhồi, cọc đổ tại chỗ, cọc khoan trước, và cọc ống thép nhồi đất – xi măng.
Các phương pháp thi công cọc và loại cọc được quy định trong Chương này, Chương 17,
18 được coi như thỏa mãn các điều kiện sau:
(a) Sức chịu tải đặc trưng của cọc được làm sáng tỏ (chứng minh) bằng kết quả thí
nghiệm cọc theo phương đứng và ngang. Ở đây, sức chịu tải đặc trưng của cọc biểu thị
tính chất của khả năng chịu lực cực hạn và độ lún, và quan hệ giữa tải trọng ngang và
chuyển vị ngang.
(b) Vì xáo trộn và lỏng đất giữa đất và cọc khi hạ cọc là nhỏ, sức chịu tải của nền có thể
kỳ vọng không đổi đối với chuyển vị nhỏ.
(c) Các phương pháp Pie đối với việc đánh giá độ dẻo, cường độ chịu uốn, cường độ chịu
cắt được chứng tỏ từ kết quả thí nghiệm.
(d) Khi quy trình thi công và quản lý được chỉ định, các mục (a) đến (c) phía trên có thể
đạt được bằng các quy trình cho trước.
Ở phiên bản hiện hành, ba phương pháp hạ cọc và một loại cọc mới được giới thiệu. Các
phương pháp hạ cọc bao gồm phương pháp hạ bằng búa như phương pháp đóng cọc, các
phương pháp khoan trước và cọc thép xi măng – đất như phương pháp khoan. Hơn nữa,
loại cọc mới là cọc thép (SC) có thể được dùng như phần đỉnh của cọc li tâm cường độ
cao (PHC) nơi mà cọc này không đủ khả năng chịu lực xung quanh phần đầu cọc.
(1) Mục này quy định việc kiểm tra hệ móng cọc dưới tác động của tải trọng thông
thường, gió bão và động đất cấp độ 1.
Khi đất lấp xung quanh hệ móng được đầm chặt trong quá trình thi công móng cọc có thể
khuyến nghị bề mặt nền thiết kế được quy định tại mặt móng. Lúc đó, áp lực đất bị động
theo phương ngang xung quanh phần được chôn của móng được quy định trong mục 12.8
(1).
1) Trong một số trường hợp thiết kế, hệ số an toàn chống lại các lực tác động trực
tiếp lên cọc, như ma sát âm và áp lực đất lệch tâm phải được kiểm tra. Phải xét đến
ảnh hưởng của nhóm cọc lên ứng xử của cọc nếu cần thiết.
2) Độ ổn định ngang của móng cọc phải được kiểm tra theo chuyển vị. Trong
trường hợp bề mặt nền thiết kế có cao độ thấp hơn bề mặt của móng hoặc thấp hơn,
chuyển vị của móng cọc tại mặt nền thiết kế được kiểm tra bằng cách so sánh với
chuyển vị cho phép xác định trong mục 9.2. Trong trường hợp bề mặt nền thiết kế
15
cao hơn mặt thấp hơn của móng thì kiểm tra chuyển vị của móng cọc tại cao độ đầu
cọc.
Chuyển vị ngang cho phép thường được đánh giá thông qua phân tích đàn hồi, và
lấy giá trị không đổi không kể đến độ cứng của nền và loại cọc. Do đó, ứng suất tiết
diện và lực nén dọc trục trong cọc trong một số trường hợp có thể lấy giá trị quá
nhỏ bằng cách làm cho chuyển vị thực nhỏ hơn chuyển vị cho phép. Trong những
trường hợp này, móng cọc và trụ nên được kiểm tra theo mục 12.8 (5).

(2) Khái niệm cơ bản về kiểm tra móng cọc theo điều kiện động đất mức độ 2 được trình
bày trong các Chương 6, 12, và 13 của Phần V Thiết kế kháng chấn. Chi tiết của mô hình
phân tích, đánh giá tham số, và định nghĩa của chảy dẻo được quy định trong mục 12.10,
Phần IV.
Sơ đồ khối tính toán thiết kế tiêu chuẩn cho móng cọc đỡ trụ được cho trong Hình
C.12.1.1.

12.2 Phân chia tải trọng

(1) Các tải trọng đứng phải được chịu hoàn toàn bởi cọc.
(2) Các tải trọng ngang phải được chịu bởi cọc là chính. Tuy nhiên, cọc và phần chôn dưới
đất của móng có thể cùng chịu tải trọng ngang. Trong những trường hợp này, việc phân
chia giữa hai phần phải được xem xét cẩn thận.
(1) Độ lún của cọc và của nền thường khác nhau và trong một số trường hợp có thể tìm
thấy lỗ hổng dưới móng của kết cấu hiện hữu. Những trường hợp này thường được phát
hiện tại các địa điểm mà độ lún xảy ra do sự cố kết của lớp đất sét hoặc bùn trung gian
(tham chiếu đến Hình C.12.2.1). Do đó, tải trọng đứng phải được chịu hoàn toàn bởi cọc.
(2) Cọc cũng đồng thời phải chịu hoàn toàn tải trọng ngang. Tuy nhiên, khi đất lấp xung
quanh móng được đầm chắc cho đến tận mặt trên của móng thì mặt nền thiết kế có thể giả
thiết ở mặt trên của móng như trình bày trong phần thuyết minh mục 9.4, và phản lực nền
theo phương ngang xung quanh phần móng được chôn có thể được kể đến trong thiết kế
theo các quy định trong 12.8 (1) và 12.10.5.

HÌnh C.12.2.1 Sự tạo thành lỗ hổng bên dưới đài cọc

12.3 Bố trí cọc

Việc bố trí cọc phải được xác định là tất cả các cọc sẽ chịu tải trọng đều dài hạn, có kể đến
bố trí và kích thước của mố hoặc trụ, kích thước và số lượng cọc, ảnh hưởng của nhóm cọc,
điều kiện thi công…
16
Mục này quy định rằng cọc phải được bố trí sao cho tất cả cọc sẽ chịu tải trọng
đều dài hạn, có kể đến sơ đồ bố trí và kích thước của móng, trụ, kích thước và số lượng
cọc, ảnh hưởng của nhóm cọc, điều kiện thi công… Mặc dù độ lún thường được đánh giá
từ thí nghiệm thử tải cọc nhưng rất khó để đánh giá độ lún dài hạn từ kết quả thí nghiệm
ngắn hạn. Vì vậy, cọc phải được bố trí sao cho mỗi cọc đều chịu tải trọng liên tục dài hạn
kể cả khi cọc được hạ trong nền cứng.
Trong trường hợp nhóm cọc bố trí với khoảng cách rộng hoặc đài móng mỏng so
với kích thước cọc, đài móng có thể không giả thiết là kết cấu cứng. trong những trường
hợp này, việc bố trí cọc nên được xác định có kể đến sự phân phối tải trọng.
Khi khoảng cách tối thiểu giữa hai cọc liền kề nhỏ, ảnh hưởng nhóm cọc trở nên
rất lớn, sức chịu tải dọc trục và hệ số phản lực nền theo phương ngang cần phải giảm
xuống. Tuy nhiên, trong những trường hợp khoảng cách giữa hai cọc liền kề lớn hơn 2.5
lần đường kính cọc, hiệu ứng nhóm cọc có thể được coi là nhỏ và không xuất hiện vấn đề
gì lớn với khả năng thi công cọc. Có thể nói rằng ảnh hưởng của khoảng cách cọc đến
hiệu ứng nhóm cọc có liên quan đến rất nhiều yếu tố bao gồm loại nền và vẫn chưa được
hiểu rõ một cách tường tận.
Khoảng cách giữa hai cọc liền kề có thể nhỏ hơn 2.5 lần đường kính cọc khi bề
rộng đài bị hạn chế do điều kiện thực tế. Trong những trường hợp này, hiệu ứng nhóm
cọc phải được xem xét cẩn thận theo mục 12.4.4.
Khoảng cách giữa tâm của cọc biên và mép đài phải được xác định bằng cách
kiểm tra ứng suất cắt thủng theo phương ngang và ứng suất nén ngang, và khả năng thi
công. Nhìn chung, khoảng cách giữa tâm của cọc biên và mép đài có thể bằng 1,25 lần
đường kính cọc đối với cọc đúc sẵn được sử dụng như cọc đóng, cọc khoan, cọc khoan
trước, và bằng đường kính cọc đối với cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Hơn nữa, với cọc
liên hợp ống thép xi măng đất, nó có thể bằng đường kính của phần cọc xi măng đất (xem
Hình C.12.3.1).

Hình C.12.3.1 Khoảng cách tối thiểu giữa tâm cọc liền kề và khoảng cách giữa tâm
cọc ngoài cùng và mép đài

12.4 Sức chịu tải cho phép của cọc


12.4.1 Sức chịu tải cho phép dọc trục của cọc đơn

17
(1) Sức chịu tải cho phép dọc trục của cọc đơn phải được tính theo Phương trình
(12.4.1) bằng cách chia sức chịu tải cực hạn của cọc xác định từ các yếu tố liên quan
như điều kiện nền đất và phương pháp thi công cho hệ số an toàn cho trong Bảng 12.4.1

Trong đó

Ra : Sức chịu tải cho phép dọc trục của cọc (kN)
n : hệ số an toàn, cho trong Bảng 12.4.1
 : hệ số điều chỉnh của hệ số an toàn phụ thuộc phương pháp xác định
sức chịu tải cực hạn, cho trong Bảng 12.4.2
Ru : Sức chịu tải cực hạn của cọc (kN)
Ws : trọng lượng hữu hiệu của đất thay thế bởi cọc (kN)
W : trọng lượng hữu hiệu của cọc và đất bên trong cọc (kN)

Hơn nữa, trong trường hợp cọc nhẹ có thể áp dụng công thức (12.4.2).

Bảng 12.4.1 Hệ số an toàn n

Loại cọc Cọc kháng mũi Cọc ma sát*

Tổ hợp tải trọng


Tải trọng dài hạn 3 4
Tải trọng gió, động đất mức 1 2 3
*: Hệ số an toàn với cọc kháng mũi có thể áp dụng cho cọc ma sát nếu cọc thỏa mãn
điều kiện tin cậy khi xét sức chịu tải.
Bảng 12.4.2 Hệ số hiệu chỉnh của hệ số an toàn dựa trên phương pháp đánh giá
sức chịu tải cực hạn, 
Phương pháp đánh giá sức chịu tải cực Hệ số hiệu chỉnh của hệ số an toàn
hạn
Phương trình đánh giá sức chịu tải 1.0
Thí nghiệm thử tải đứng 1.2
(2) Sức chịu tải cực hạn hiện trường phải được xác định bằng công thức thực nghiệm
phù hợp với kết quả khảo sát địa chất hoặc bằng thí nghiệm thử tải dọc trục của cọc.

(1) 1) Sức chịu tải cực hạn có thể được xác định bằng công thức thực nghiệm hoặc từ kết
quả thí nghiệm thử tải của cọc. Sức chịu tả của nền được định nghĩa là tổng sức chịu tải
bao gồm cả trọng lượng của cọc, nhưng sức chịu tải cho phép của cọc được định nghĩa là
tải trọng cho phép tác dụng lên đầu cọc. Do đó, trong trường hợp cọc nặng như cọc bê
tông cốt thép đổ tại chỗ (RC) và cọc liên hợp ống thép – xi măng đất thì nên sử dụng
công thức 12.4.1 có kể đến trọng lượng cọc. Trọng lượng của phần đất bị thay thế bởi cọc
Ws trong công thức 12.4.1 có thể dự kiến như sức chịu tải, do đó không cần xét đến hệ số
an toàn. Hơn nữa, trọng lượng hữu hiệu của cọc và đất bên trong cọc, W , được trừ đi vì
sức chịu tải cho phép được tính tại đầu cọc. Trong trường hợp này, trọng lượng của cọc
nên lấy giá trị sau khi đã trừ đi lực đẩy nổi.

18
2) Từ kết quả thí nghiệm thử tải cọc cho cọc ma sát, có thể khẳng định sức kháng mũi
ngắn hạn của cọc tương đương với sức chịu tải của cọc đó. Tuy nhiên, sức chịu tải dài
hạn của cọc ma sát thì không chắc chắn. Do đó, hệ số an toàn của cọc ma sát phải cao
hơn của cọc kháng mũi.
Tuy nhiên, những quan sát gần đây cho thấy ảnh hưởng của độ lún dài hạn đến sức chịu
tài dài hạn là giảm thiểu trong trường hợp cọc được ngàm tốt vào lớp đất quá cố kết. hệ
số an toàn với cọc kháng mũi có thể áp dụng cho cọc ma sát thỏa mãn các điều kiện trong
mục 3) dưới đây.
Hơn nữa, phải bỏ qua sức kháng mũi của cọc ma sát. Mặt khác, cọc khoan nhồi hiếm khi
được coi như cọc ma sát nên nó nên được xem xét cẩn thận khi sử dụng.
3) Các điều kiện để áp dụng hệ số an toàn của cọc kháng mũi cho cọc ma sát như sau:
(a) Độ lún đáng kể của nền không đang xảy ra hoặc không kỳ vọng sẽ xảy ra trong tương
lai.
(b) Độ sâu chôn cọc lớn hơn 25 lần đường kính cọc (hoặc 25m khi đường kính cọc lớn
hơn hoặc bằng 1m).
(c) Trong trường hợp nền đất có hàm lượng sét cao, hơn 1/3 chiều dài cọc được chôn vào
trong lớp đất quá cố kết.
Những điều kiện này được thiết lập với quan sát từ ứng xử của các cọc ma sát hiện hữu.
(b) ở trên được quy định vì cọc ma sát thường được sử dụng tại vị trí có lớp đất chịu tải ở
sâu, độ sâu chôn cọc thường lớn hơn 25 lần đường kính cọc, và ứng xử của cọc là thỏa
mãn trong những trường hợp này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là các tính chất của sức chịu
tải dài hạn của cọc ma sát ngắn chưa được khẳng định do còn thiếu những ghi chép về
ứng xử thực của chúng.
(c) ở trên được quy định vì kỳ vọng rằng cọc được ngàm tốt vào nền đất quá cố kết sẽ
không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào, ngay cả khi nền đất xung quanh lún do các sự cố
không mong muốn. Điều này phản ánh khái niệm về truyền lực sang nền đất xung quanh
sử dụng trong tính toán độ lún cho cọc ma sát trong đất dính (tham khảo Hình C.12.4.9).
Tuy nhiên, như có thể đánh giá độ lún cố kết trong trường hợp trụ trên nền đất mềm
dính, các biện pháp như chất tải trước để giảm độ lún của nền cần được tiến hành khi
chấp nhận cọc ma sát. Khi không thể tránh khỏi sự xuất hiện của độ lún dư ngay cả khi sử
dụng các giải pháp xử lý, hoặc khi độ lún cố kết được dự báo do tải trọng truyền xuống
móng tăng lên, khuyến nghị xác định ảnh hưởng của độ lún móng lên phần kết cấu bên
trên, và có giải pháp phù hợp bao gồm cả việc sử dụng dầm đơn giản tùy theo từng
trường hợp.
4) Sức chịu tải của cọc phải được đảm bảo bằng hệ số điều chỉnh cho hệ số an toàn tùy
theo phương pháp xác định sức chịu tải cực hạn,  cho trong Bảng 12.4.2, cùng với hệ số
an toàn n. Công thức thực nghiệm xác định sức chịu tải đưa ra giá trị trung bình dựa trên
kết quả thử tải cọc tại nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm thử tải
cọc cung cấp sức chịu tải tại vị trí đang xét nên những kết quả này có độ tin cậy cao hơn.
Kết quả thí nghiệm thử tải cọc sẽ cung cấp sức chịu tải tại vị trí thử. Cấu trúc địa chất và
địa lý và đặc trưng của đất xung quanh cần được xem xét kỹ khi xác định khu vực áp
dụng kết quả thí nghiệm. Nhìn chung, sức chịu tải cho phép của móng cầu có thể tính
toán bằng cách nhân sức chịu tải cực hạn nhận được từ thí nghiệm thử tải ( tại vị trí xung
quanh) với 1.2 (hệ số điều chỉnh cho hệ số an toàn cho trong Bảng 12.4.2) nếu thỏa mãn
các điều kiện sau:
(a) Điều kiện địa chất và địa lý của nền đất xung quanh gần giống với của vị trí móng.
(b) Đặc trưng sức kháng của nền như giá trị xuyên tiêu chuẩn N và cường độ chịu nén
tương tự tại hai vị trí.
19
(c) Chiều dài các cọc gần như bằng nhau
Tuy nhiên, hệ số điều chỉnh cho hệ số an toàn của cọc ma sát phải bằng 1.0, xét đến an
toàn dài hạn, mặc dù sức chịu tải ngắn hạn có đủ cường độ vì đã giả thiết bỏ qua sức
kháng mũi trong tính toán thiết kế.
(2) 1) sức chịu tải cực hạn có thể được tính từ công thức thực nghiệm C12.4.1 dựa trên
nhiều kết quả khảo sát địa chất. Khi đó, nên đánh giá sức chịu tải bằng cách tham khảo số
liệu thử tải thực được thực hiện tại các địa điểm tương tự.

Trong đó:

Ru : Sức chịu tải cực hạn của cọc (kN)


A : diện tích mũi cọc (m2)
qd : sức kháng mũi cực hạn trên một đơn vị diện tích (kN/m2)
U : chu vi của cọc (m)
Li : độ dày của lớp đất đang xét (m)
fi : sức kháng cực hạn của lớp đất đang xét sức kháng của cọc (kN/m2)

i) Tính toán sức kháng mũi đơn vị cực hạn (qd)


(a) Cọc đóng
Tính toán sức kháng mũi đơn vị cực hạn (qd) của cọc đóng (cọc được thi công theo
phương pháp đóng hoặc búa rung) có thể được xác định bằng Hình C12.4.1. HÌnh này
đưa ra tỉ số của qd và giá trị xuyên tiêu chuẩn N của đất nền tại mũi cọc (thu được bằng
phương pháp cho trong Hình C.12.4.2 (b)) như là một hàm số của tỉ lệ chôn cọc và lớp
đất chịu tải (tỉ số của độ sâu chôn cọc tương đương bên trên lớp đất chịu tải và đường
kính cọc). Có thể xác định độ sâu chôn cọc tương đương bên trên lớp đất chịu tải bằng
quy trình mô tả trong Hình C.12.4.2. Trong trường hợp cọc ống thép mũi hở trong Hình
C.12.4.1, sức kháng mũi cực hạn được giảm đi với tỉ số chôn cọc nhỏ hơn 5 để xét đến
ảnh hưởng của mũi cọc kín. Hơn nữa, giá trị N thiết kế của nền đất tại cao trình mũi cọc
không nên lớn hơn 40 trong tính toán sức kháng mũi.

Hình C.12.4.1 có thể áp dụng cho sỏi, cát, và đất dính nhưng không áp dụng cho đá hoặc
đá mềm. Sức kháng mũi của cọc ống thép đóng mà mũi cọc được hạ trong đá mềm hoặc
đá trầm tích có thể tính theo vật liệu tham khảo 7 (không có bản tiếng Anh).
Trong Hình C.12.4.1, sức kháng mũi cực hạn được giảm đi cho tỉ số chôn móng nhỏ hơn
5. Điều này không khuyến khích rằng tỉ lệ chôn móng vào lớp đất có giá trị N lớn hơn 40
nên lớn hơn hặc bằng 5 lần đường kính cọc trong các trường hợp nền như “(a) trường hợp
lớp chịu tải chắc chắn” trong Hình C.12.4.2. Điều này có nghĩa là “(b) Trong trường hợp
lớp đất chịu tải không chắc chắn” trong Hình C.12.4.2, có thể kỳ vọng ảnh hưởng của
chôn cọc (với tỉ số chôn cọc xấp xỉ bằng 5) tới sức kháng mũi. Do đó, việc thiết kế cọc
phải kể đến phương pháp thi công tại hiện trường. Ngoài ra, cần lưu ý là trong quá trình
hạ thì cọc không bị hư hỏng do đóng quá sâu mặc dù đã đạt đến lớp đất đủ sức chịu tải.

20
Hình C.12.4.1 Biểu đồ xác định sức kháng mũi đơn vị cực hạn (qd)

Hình C.12.4.1 Phương pháp xác định độ sâu chôn cọc tương đương vào lớp đất chịu
tải
Trong ấn bản mới này của Phần IV, sức kháng mũi cực hạn của cọc hạ bằng phương pháp
búa rung lần đầu tiên được giới thiệu. Có thể khẳng định rằng kết quả của thí nghiệm thử
tải cọc với cọc hạ bằng phương pháp búa rung xấp xỉ bằng với kết quả thí nghiệm của cọc
hạ bằng phương pháp đóng truyền thống. Do đó, cả hai phương pháp đều được mô tả là
cọc đóng. Tuy nhiên, công nghệ phun nước không được coi như là một phần của phương
pháp búa rung.
(b) Cọc bê tông cốt thép (RC) đổ tại chỗ.
Trong trường hợp cọc bê tông cốt thép (RC) đổ tại chỗ, ảnh hưởng của việc đất bị
xáo trộn và tơi ra do quá trình thi công cọc lên sức chịu tải của cọc được coi là lớn hơn so
với trường hợp cọc đóng. Sức kháng mũi đơn vị cực hạn của cọc bê tông cốt thép (RC)
đổ tại chỗ có thể lấy các giá trị trong Bảng C.12.4.1
Ảnh hưởng của thi công đến giá trị của qd là đáng kể trong trường hợp nền đất cát, giá trị
không đổi của qd không kể đến cường độ nên được thiết lập với nền có giá trị N lớn hơn
21
hoặc bằng 30 trong các phiên bản trước của Phần IV. Dựa trên những kết quả thí nghiệm
thử tải cọc gần đây đối với cọc RC, sức kháng mũi đơn vị cực hạn có thể lấy bằng 5000
kN/m 2 khi lớp đất chịu tải là sỏi rất cứng với giá trị xuyên tiêu chuẩn N lớn hơn hoặc
bằng 50 và chiều dày lớp lớn hơn hoặc bằng 5m.
Sức kháng mũi đơn vị của lớp đất dính cứng được thiết lập theo trường hợp móng giêngs
giếng chìm.
Những điểm cần lưu ý khi áp dụng Bảng C.12.4.1
(A) Mũi cọc phải được ngập trong lớp đất cứng chịu tải một đoạn bằng đường kính cọc.
(B) Trong khi thi công, sự xuất hiện của hiện tượng sủi bọt phải được lưu ý và xử lý cẩn
thận với hồ xi măng.
(C) Những giá trị này phải áp dụng cho cọc RC đổ tại chỗ bằng đào máy. Những giá trị
cho cọc RC đường kính lớn ( = 1.4 ~ 3.5m) hạ bằng đào mở phải được đánh giá riêng.
Hơn nữa, sức kháng mũi cực hạn đơn vị có thể được tính toán dựa trên kết quả thí
nghiệm thử tại cọc tại hiện trường.

Bảng C.12.4.1 Sức kháng mũi cực hạn đơn vị của cọc RC đổ tại chỗ
Loại nền Sức kháng mũi cực hạn đơn vị (kN/m2)
Cát và sỏi cuội (N ≥ 30) 3.000
Sỏi cuội cứng (N ≥ 50) 5.000
Đất sét cứng 3q u

(c) Phương pháp khoan trong (phương pháp Nakabori)


Sức kháng mũi cực hạn của cọc khoan nhồi phải được đánh giá bằng cách xem xét cẩn
thận phương pháp hạ cọc.
Quy trình xử lí đầu cọc với cọc lắp ghép (thép hoặc bê tông) thi công theo phương pháp
khoan trước có thể được phân thành 3 loại (A) đến (C), và Sức kháng mũi cực hạn đơn vị
có thể được xác định theo phương pháp trong Bảng C.12.4.2.

Bảng C.12.4.2 Sức kháng mũi cực hạn đơn vị của cọc thi công bằng phương pháp
khoan hạ
Phương pháp xử lý mũi cọc Phương pháp xác định sức kháng mũi
cực hạn đơn vị tại mũi cọc
Phương pháp đóng ở giai đoạn cuối Có thể áp dụng phương pháp của cọc
đóng
Phương pháp trộn và bơm vữa xi măng Sức kháng mũi cực hạn đơn vị (kN/m2)
qd =

Trong đó: N là giá trị xuyên tiêu chuẩn


SPT của nền tại mũi cọc

Phương pháp đổ bê tông Có thể áp dụng phương pháp của cọc đổ


tại chỗ

22
(A) Phương pháp đóng ở giai đoạn cuối
(B) Phương pháp trộn và bơm vữa xi măng (chỉ áp dụng cho nền cát)
Trong phương pháp trộn và bơm vữa xi măng mô tả trong Bảng C.12.4.2, cọc đúc sẵn với
đường kính ngoài từ 500 – 1000 mm thường được sử dụng. Phương pháp tính toán cho
trong Bảng C.12.4.2 chỉ có thể áp dụng cho cọc được thi công theo các phương pháp mà
các đặc tính về sức chịu tải được làm rõ và khẳng định rằng sức kháng mũi tương đương
hoặc lớn hơn khi so sánh với kết quả thu được từ công thức C.12.4.1 có thể đạt được từ
kết quả thí nghiệm thử tải cọc trước đây. Ngoài ra, quy trình quản lý thi công phù hợp
phải được thiết lập. Khi đó, sẽ là tốt hơn nếu chiều sâu chôn cọc vào lớp chịu tải không
nhỏ hơn đường kính cọc và đường kính thiết kế phải lấy đường kính thực của cọc. Hơn
nữa, trong trường hợp cọc đường kính lớn có đường kính ngoài vượt quá giá trị trên thì
sức chịu tải và độ lún của các cọc này phải được xem xét riêng rẽ.
(C) Phương pháp đổ bê tông
Phương pháp này chỉ áp dụng khi cả hai phương pháp (A) và (B) ở trên không thể áp
dụng cho lớp đất tại mũi cọc.
(d) Phương pháp khoan trước
Sức kháng mũi cực hạn đơn vị của cọc thi công bằng phương pháp khoan trước phải lấy
giá trị trong Bảng C.12.4.3, dựa trên kết quả thí nghiệm thử tải cọc trước đây.

Bảng C.12.4.3 Sức kháng mũi cực hạn đơn vị của cọc thi công bằng phương pháp
khoan trước, qd
Loại nền Sức kháng mũi cực hạn đơn vị tại mũi
cọc (kN/m2)
Nền cát 150N ≤ (7.500)
Nền sỏi 200N ≤ (10.000)
Ghi chú: N là giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT của nền tại mũi cọc

Bảng C.12.4.3 giả định là các cọc RC, PHC, SC với đường kính ngoài từ 300 đến 1000
mm được sử dụng. Bảng C.12.4.3 chỉ có thể áp dụng cho cọc được thi công theo các
phương pháp mà các đặc tính về sức chịu tải được làm rõ và khẳng định rằng sức kháng
mũi tương đương hoặc lớn hơn khi so sánh với kết quả thu được từ công thức C.12.4.1
có thể đạt được từ kết quả thí nghiệm thử tải cọc. Ngoài ra, khoảng cách giữa thành hố
đào và bề mặt cọc phải được lấp đầy bằng hồ xi măng để đảm bảo sức chịu tải ở mức
chuyển vị nhỏ. Phải thiết lập được quy trình quản lý thi công hữu hiệu. Khi đó, sẽ là tốt
hơn nếu chiều sâu chôn cọc vào lớp chịu tải không nhỏ hơn đường kính cọc và đường
kính thiết kế phải lấy đường kính thực của cọc. Tuy nhiên, trong trường hợp cọc đường
kính lớn có đường kính ngoài vượt quá giá trị trên thì sức chịu tải và độ lún của các cọc
này phải được xem xét riêng rẽ.

Trong phiên bản này, sức kháng mũi đơn vị cực hạn của phương pháp khoan trước được
trình bày. Trước đây, đánh giá sức kháng mũi đơn vị cực hạn của phương pháp này rất
khó khăn do có nhiều phương pháp thi công và số lượng dữ liệu thí nghiệm thử tải còn ít.
Tuy nhiên, trong phiên bản lần này của Phần IV đưa ra nhiều kết quả thí nghiệm thử tải
và số lượng hạn chế các biện pháp thi công thỏa mãn các điều kiện trong thuyết minh
phần 12.1.
(e) Cọc liên hợp thép – xi măng đất.
sức kháng mũi đơn vị cực hạn của cọc thi công bằng phương pháp liên hợp thép – xi
măng đất phải lấy các giá trị trong Bảng C.12.4.4, dựa trên kết quả thí nghiệm thử tải cọc

23
trước đây. Hơn nữa, diện tích mũi cọc A trong công thức C.12.4.1 phải là diện tích tiết
diện ngang của cột xi măng đất.
Bảng C.12.4.4 Sức kháng mũi cực hạn đơn vị của cọc thi công bằng phương pháp
liên hợp thép – xi măng đất
Loại nền Sức kháng mũi cực hạn đơn vị tại mũi
cọc (kN/m2)
Nền cát 150N ≤ (7.500)
Nền sỏi 200N ≤ (10.000)
Ghi chú) N: Giá trị N của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn với đất tại mũi cọc.

Cọc thi công bằng phương pháp liên hợp thép – xi măng đất thường có đường kính cột xi
măng đất từ 700 đến 1500mm, đường kính của ống thép từ 500 đến 1200, và lớp xi măng
đất bao ngoài ống thép từ 100 đến 200mm. Bảng C.12.4.4 chỉ có thể áp dụng cho cọc
được thi công theo các phương pháp mà các đặc tính về sức chịu tải được làm rõ và
khẳng định rằng sức kháng mũi tương đương hoặc lớn hơn khi so sánh với kết quả thu
được từ công thức C.12.4.1 có thể đạt được từ kết quả thí nghiệm thử tải cọc. Ngoài ra,
phải thiết lập được quy trình quản lý thi công hữu hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp cọc
thép – xi măng đất vượt quá các quy định ở trên thì sức chịu tải và độ lún của các cọc này
phải được xem xét riêng rẽ.
Mặc dù các giá trị trong Bảng C.12.4.4 được thiết lập có kể đến kết quả thí nghiệm thử
tải trước đây của cọc thép – xi măng đất, các quy định từ (A) đến (C) sau đây với mũi cọc
(xem Hình C.12.4.3) cần được thỏa mãn khi áp dụng các giá trị này. Hơn nữa, các yêu
cầu với việc thi công mũi cọc được cho trong mục 17.13.1.
(A) Độ sâu chôn cọc vào lớp đất chịu tải phải bằng hoặc lớn hơn đường kính của cột xi
măng đất Dsc.
(B) Độ sâu của ống thép ngập vào mũi của cột xi măng đất phải xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn
1,5 lần đường kính của ống thép. Một đoạn ống ren cần được lắp trong khoảng 1.25 Dsp
hoặc lớn hơn từ mũi của ống thép.
(C) Khoảng cách từ mũi của ống thép đến mũi của cột xi măng đất phải xấp xỉ bằng hoặc
lớn hơn 0,5 lần đường kính cột xi măng đất Dsc.

Hình C.12.4.3 Mũi cọc của cọc liên hợp ống thép xi măng đất

(f) Xử lí mũi cọc trong các phương pháp cọc khoan, cọc khoan trước và cọc ống thép xi
măng đất.
Với cọc thi công theo phương pháp khoan thả (phương pháp trộn và bơm hồ xi măng),
phương pháp khoan trước và phương pháp cọc liên hợp ống thép xi măng đất, ở đó cần
có các quy trình tương tự nhau và quy trình quản lý thi công đặc biệt (không được quy
24
định trong Chương 17), công thức thực nghiệm xác định sức chịu tải cực hạn trong
Chương này có thể áp dụng khi các điều kiện áp dụng được thỏa mãn. Tuy nhiên, điều
kiện đặc biệt phải sử dụng được chỉ với cọc thi công theo các phương pháp trong đó sức
kháng mũi không nhỏ hơn sức kháng mũi cực hạn tính theo công thức C.12.4.1 được
kiểm chứng bằng kết quả của thí nghiệm thử tải (cần 3 kết quả trong trường hợp lớp chịu
tải là cát, 3 hoặc nhiều hơn trong trường hợp nền là sỏi cuội). Hơn nữa, công thức tính
sức chịu tải cực hạn phải áp dụng được chỉ với nền có các tính chất tương tự với địa
điểm thực hiện thí nghiệm thử tải.

Hơn nữa, với phương pháp thi công cọc trong đó quy trình quản lý thi công không được
khẳng định hoặc sức chịu tải nhỏ hơn sức chịu tải cực hạn tính theo công thức C.12.4.1
thì phải tiến hành thí nghiệm thử tải cọc theo mục 2) ở trên, và việc chấp nhận phương
pháp thi công cần phải được kiểm tra kỹ bằng cách xét lại sức chịu tải cực hạn và quy
trình quản lý thi công.
ii) Xác định sức kháng bên đơn vị fi trên thân cọc.
Sức kháng bên đơn vị lớn nhất trên thân cọc phải lấy theo các giá trị trong Bngr C.12.4.5,
dựa trên phương pháp thi công cọc và loại nền đất. Trong trường hợp cọc liên hợp ống
thép - xi măng đất, chu vi cọc U trong công thức C.12.4.1 phải lấy là chu vi của cột xi
măng đất.

Chú ý rằng các nội dung trong i), f) ở trên có thể được áp dụng cho sức kháng bên đơn vị
lớn nhất của cọc thi công theo phương pháp khoan thả (phương pháp trộn và bơm hồ xi
măng), phương pháp khoan trước và phương pháp cọc liên hợp ống thép xi măng đất.

Bảng C.12.4.5 Sức kháng bên đơn vị lớn nhất (kN/m2)

Đất cát Đất dính


Phương pháp đóng cọc (bao gồm cả 2N (≤100) c hoặc 10N (≤150)
phương pháp búa rung)
Phương pháp cọc RC đổ tại chỗ 5N (≤200) c hoặc 10N (≤150)
Phương pháp khoan thả 2N (≤100) 0.8c hoặc 8N (≤100)
Phương pháp khoan trước 5N (≤150) c hoặc 10N (≤100)
Phương pháp cọc liên hợp ống thép – xi 10N (≤200) c hoặc 10N (≤200)
măng đất
(Ghi chú) c: độ dính của đất (kN/m2), N: giá trị N trong thí nghiệm SPT

Trong trường hợp cọc liên hợp ống thép - xi măng đất, chu vi cọc U trong công thức
C.12.4.1 phải lấy là chu vi của cột xi măng đất.
Trong lớp đất mềm với giá trị N không lớn hơn 2, sức kháng bên lớn nhất phải không
được xác định qua giá trị N vì nó không là chỉ số tin cậy với loại đất này. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, giá trị lực dính c chắc chắn có thể có kể cả nền với giá trị N
nhỏ. Trong những trường hợp này, sẽ là hợp lý nếu xác định sức kháng bên đơn vị lớn
nhất bằng cách lấy lực dính từ các thí nghiệm đất khác. Hơn nữa, cần phải kiểm tra ảnh
hưởng của ma sát âm trong các lớp đất yếu như quy định trong phân 12.4.3.
Với nền không ổn định khi động đất, sức kháng bên đơn vị thiết kế phải được xác định
bằng cách nhân sức kháng bên đơn vị lớn nhất với hệ số DE trong mục 8.2.4, Phần V,
thiết kế kháng chấn.

25
2) Công thức thực nghiệm xác định sức chịu tải trong 1) được thiết lập trên cơ sở kết quả
của thí nghiệm thử tải đứng của cọc. Trong trường hợp khi thí nghiệm thử tải đứng cho
cọc được thực hiện với loại cọc hoặc phương pháp thi công ít được sử dụng, sức chịu tải
cho phép có thể được đánh giá bằng cách nhân hệ số điều chỉnh cho hệ số an toàn, 1,2,
bằng sức chịu tải cực hạn thu được từ thí nghiệm thử tải cọc. Thí nghiệm thử tải cọc phải
được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn “Phương pháp thí nghiệm thử tải nén tĩnh dọc trục
cho cọc đơn (JIS 1811-2002)” hoặc tiêu chuẩn phù hợp quy định bởi Hiệp hội Địa kỹ
thuật Nhật Bản.
Sức chịu tải cực hạn của cọc dựa trên thí nghiệm thử tải cọc phải lấy tải trọng khi đường
cong tải trọng – độ lún của thí nghiệm nén tĩnh hoặc tương đương bắt đầu gần như song
song với trục độ lún (xem Hình C.12.4.4). Tuy nhiên, trong trường hợp sức chịu tải cực
hạn được lấy tương ứng với độ lún vượt quá 10% đường kính cọc thì sức chịu tải cực hạn
cho thiết kế sẽ được thay thế bằng tải trọng tại độ lún bằng 10% đường kính cọc (Hình
C.12.4.4).
Khi thí nghiệm thử tải cọc được tiến hành cho nền đất dính, khuyến nghị tiến hành thí
nghiệm nén nở hông với mẫu đất nguyên dạng, thí nghiệm xuyên tĩnh côn, và các thí
nghiệm phù hợp khác cùng với thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT). Điều này giúp thiết
lập các công thức thực nghiệm phù hợp để xác định sức chịu tải. Hơn nữa, cần đánh giá
giá trị N nghịch đảo cho các lớp đất có giá trị N lớn hơn 50.

Hình C. 12.4.4 Đánh giá sức chịu tải cực hạn từ thí nghiệm nén tĩnh cọc

26
12.4.2 Lực kéo dọc trục cho phép của cọc đơn
(1) Lực kéo dọc trục cho phép của cọc đơn phải được xác định theo công thức 12.4.3, bằng
cách chia khả năng chịu kéo cực hạn theo đất nền có kể đến điều kiện nền đất và biện pháp
thi công, cho hệ số an toàn trong Bảng 12.4.3

Trong đó:
Pa : Lực kéo dọc trục cho phép của cọc tại đầu cọc (kN)
n : Hệ số an toàn trong Bảng 12. 4.3
Pu : Lực kéo cực hạn của cọc
W : trọng lượng hữu hiệu của cọc (kN)

Bảng 12.4.3 Hệ số an toàn (n)

Trường hợp tải trọng dài hạn Trường hợp gió mạnh, động đất cấp độ 1
6 3

(2) Khả năng chịu kéo cực hạn phải được tính bằng cách lấy tồng sức kháng hông đơn vị
của các lớp đất tính theo kết quả khảo sát địa chất hoặc bằng thực hiện thí nghiệm kéo cọc.

(1) Lực kéo dọc trục cho phép của cọc đơn phải lấy tổng của sức kháng cho phép của nền
và trọng lượng cọc. Ở đây, trọng lượng cọc nên bằng tổng trọng lượng trừ đi lực đẩy nổi.
Hơn nữa, hệ số an toàn không cần được kể đến trong tính toán thành phần khả năng chịu
kéo cực hạn cho phép do trọng lượng cọc.
Quy định cho phép thiết lập lực kéo cho phép phù hợp, trong khi yêu cầu áp dụng hệ số
an toàn lớn với trường hợp dài hạn. Hệ số an toàn lớn có nghĩa là lực kéo sẽ giới hạn
trong miền cho phép. Tuy nhiên, có rất ít số liệu về khả năng chịu kéo dài hạn của cọc, và
kết cấu sẽ chịu hư hỏng đáng kể nếu cọc bị kéo ra khỏi nền đất. Do đó, nên kiểm tra việc
bố trí cọc sao cho không xuất hiện lực kéo trong cọc. Móng cũng phải ổn định ngay cả
khi khả năng chịu kéo của cọc bị bỏ qua. Theo đó, yêu cầu với trường hợp tải trọng dài
hạn ở trên chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp giới hạn, ví dụ như trường hợp không
thỏa mãn quy định trong 12.3 (ví dụ, ảnh hưởng của nhiệt độ cao có thể sinh ra trong kết
cấu siêu tĩnh).
(2) Khả năng chịu kéo cực hạn tại hiện trường của một cọc có thể được xác định từ sức
kháng hông cực đại, bằng với số hạng thứ hai trong công thức xác định sức kháng cực
hạn C12.4.1. Sức kháng hông đơn vị cực đại phải được đánh giá với chú ý đến thuyết
minh trong 12.4.1. Khi khả năng chịu kéo cực hạn được lấy theo thí nghiệm kéo thì nó
phải được trừ đi trọng lượng của cọc.

27
(trang 317 đến 326)
12.6. Hệ số đàn hồi
12.6.1 Hệ số đàn hồi dọc của Cọc
Hệ số đàn hồi dọc trục của cọc đơn sẽ được tính gần đúng bằng công thức thực nghiệm
dựa trên kết quả thí nghiệm nén cọc và kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu của đất, hay từ
đường cong nén- lún của thí nghiệm nén.

Hệ số đàn hồi dọc trục của cọc Kv được định nghĩa là lực tác dụng sinh ra một đơn vị
chuyển vị đầu cọc theo phương dọc theo trục cọc. Hệ số đàn hồi này được sử dụng để xác
định ước tính độ lún đàn hồi của móng cọc, cũng như xác đinh ước tính phản lực cọc theo
chỉ dẫn trong mục 12.7. Khi Kv được sử dụng để ước tính phản lực đầu cọc, giá trị của nó
sẽ ảnh hưởng đến mô men đầu cọc và lực kéo dọc trục cọc. Đặc biệt, khi móng được nối
bởi nhiều cọc ngắn và ít hàng cọc thể dẫn đến xoay, mô men đầu cọc và các lực khác sẽ
tác động rõ rệt vào giá trị của Kv. Trong trường hợp đó, giá trị của Kv cần được nghiên
cứu đầy đủ và xác định một giá trị thích hợp.
Mặc dù có thể xác định giá trị của Kv từ phản lực đầu cọc và đường cong lún đầu cọc từ
thí nghiệm nén cọc, nó có thể được xác định bằng công thức thực nghiệm giống như
trong trường hợp xác định khả năng chịu lực.
Ap E p
Kv  a ...............................................
L (C.12.6.1)
Trong đó:
Kv : hệ số đàn hồi của cọc (kN/m)
a : hệ số tỉ lệ
Ap : 2
tiết diện thực của cọc (mm )
L : chiều dài cọc (m)
D: đường kính cọc (m)

Ngoài ra, hệ số đàn hồi dọc trục Kv của cọc thép xi măng đất được tính toán từ công thức
(C.12.6.2)
Asp Esp  Asc Esc
Kv  a ...............................................
L (C.12.6.2)
Trong đó:
Asp :
tiết diện thực của cọc thép (mm2)
Esp :
mô đun biến dạng của cọc thép (kN/mm2)
Asc : tiết diện thực của cột xi măng đất (mm2)
Esc : mô đun biến dạng của xi măng đất (kN/mm2)
Esc  500qu
qu : cường độ chịu nén một trục của xi măng đất (kN/mm2)
L : chiều dài cọc (m)
a : có thể được tính từ công thức (C.12.6.3)

a = 0.014(L/D) + 0.72: Cọc dẫn (phương pháp va đập)

28
a  0.017( L / D )  0, 014 : Cọc dẫn (phương pháp búa rung)
a  0.031( L / D )  0,15 : Cọc thi công tại chỗ (cọc RC)
a  0.01( L / D )  0,36 : Cọc xoắn
a  0.013( L / D )  0, 53 Cọc khoan trước
a  0.04( L / D )  0,15 Cọc thép xi măng đất
Kết quả của thí nghiệm tải được phân tích theo những điều kiện sau:

(a) Xác định giá trị Kv được lấy từ độ dốc tại điểm chảy dẻo xét từ công thức logP-logS
trên đường cong P-S của thí nghiệm thử tải, trong đó P là lực đầu cọ và S là độ lún đầu
cọc
(b) Vì hầu hết các số liệu trong công thức (C12.6.3) cho tỉ lệ cọc chôn L / D  10 , công
thức(C.12.3) nên áp dụng chung cho các cọc với tỷ lệ cọc chôn không nhỏ hơn 10. Do đó,
với cọc có L / D  10 , có thể xác đinh Kv từ kết quả thí nghiệm cọc dưới những điều kiện
giống nhau
(c) Giá trị của Ap là tiết diện thực của cọc
Trong trường hợp cọc thép xi măng đất. D là đường kính của cột xi măng đất. Ngoài ra,
A
khi một cọc SC được sử dụng như một cọc trên của cọc PHC, a , p
E
Và p sẽ lấy từ giá trị của cọc PHC
2) Việc tính gần đúng Kv từ thí nghiệm đất, được tính toán bằng cách giả sử một cọc đàn
hồi được phân bố đàn hồi theo chu vi và đàn hồi tại mũi cọc. Kv có thể được tính gần
đúng từ công thức thay thế (C.12.6.4) cho công thức (C.12.6.1) hay (C.12.6.2), nếu hệ số
Cs và Kv được xác định.

 tanh   
a ..........................................................
 tanh    (C.12.6.4)
Trong đó:
Ai .K v .L

Ap E p
CsU
L
Ap E p
Ai : diện tích đặc của cọc (m2)
U : chu vi cọc (m)
kv : hệ số phản lực của đất nền theo phương đứng tại mũi cọc (kN/m3)
Cs : hệ số trượt giữa thân cọc và đất xung quanh (kN/m3)
3) Về phương pháp hạ cọc trong công thức thực nghiệm cho giá trị của Kv, mặc dù
không chi tiết trong mục này, được dự đoán từ kết quả của thí nghiệm tải trọng của cọc,
những yêu cầu cần thỏa mãn trong chú giải của mục 12.1, và các biện pháp xử lý cần
thiết các điều kiện và giả thiết bổ xung, công thức thực nghiệm có thể được sử dụng cùng
với việc xem cẩn trọng các điều kiện của đất nền.

12.6.2 Hệ số bán kính đàn hồi của cọc


Hệ số bán kính đàn hồi của một cọc đơn sẽ được tính toán trên cơ sở nguyên lý dầm trên
nền đàn hồi sử dụng hệ số phản lực ngang của đất nền.
29
Hệ số bán kính đàn hồi K1 và K4 của cọc được định nghĩa như sau:
K1, K3: bán kính lực (kN/m) và mô men uốn (kN.m/m) tác dụng vào đầu cọc làm đầu cọc
chuyển vị một đơn vị theo phương bán kính trong khi giữ cọc không bị xoay.
K2, K4: bán kính lực (kN/rad) và bán kính mô men (kN.m/m) tác dụng vào đầu cọc làm
đầu cọc xoay một đơn vị trong khi giữ cọc không chuyển vị theo phương bán kính cọc.

Những hệ số đàn hồi này có thể xác định từ mối quan hệ giữa tải trọng và chuyển vị được
tính toán dựa trên lý thuyết dầm trên nền đàn hồi sử dụng hệ số phản lực ngang của đất
nền.
1) Cọc với chiều dài bán vô hạn (  Lc  3 )
Nếu hệ số phản lực ngang của đất nền là hằng số không phụ thuộc vào chiều dài và nếu
chiều sâu cọc là đủ dài, hệ số có thể đưcọ xác định từ bảng C.12.6.1 sử dụng theo lý
thuyết Hayashi-Chang.

Bảng-C.12.6.1 Hệ số bán kính đàn hồi của cọc

Khung cứng của đầu cọc Khung khớp của đầu cọc
h0 h0 h0 h0
K1 12 EI  3 4EI  3 3 EI  3 2EI  3
(1   h) 3  2 (1   h)3  0,5
K2,K2  2EI  2 0 0
K1 .
2
K4 4 EI  (1   h)3  0,5 2EI  0 0
.
1   h (1   h )3  2

Trong đó:
kH D
 4
 : giá trị đặc trưng của cọc, 4 EI (m -1)
1
 : h
 (m)
kH : hệ số phản lực ngang của đất nền (kN/m 3)
D : đường kính cọc (m)
Với cọc thép xi măng đất, lấy theo dường kính của cột xi măng đất
EI : độc ứng chống uốn của cọc (kN.m2)
Với độ cứng của cọc thép xi măng cát, chỉ lấy thep độ cứng của riêng cọc thép vì phân
phối độ cứng của xi măng đất là nhỏ cường độ chịu nén một trục là khoảng 1n/mm 2
h : chiều dài cọc trên mặt nền thiết kế.

2) Cọc có chiều dài giới hạn (1   Le  3 )

30
Một bán kính chuyển vị và ứng suất tiết diện của cọc có chiều dài hữu hạn cần được thiết
kế có xét đến các điều kiện chịu lực cả mũi cọc,vì chúng bị tác động bởi các điều kiện
này. Tuy nhiên, nếu mũi cọc được chống vào lớp đất tốt sâu bằng với đường kính cọc,
cọc thông thường có thể coi như được khớp (mũi cọc).
Hệ số điều chỉnh i là một hàm của  Le và  h và có giá trị như trong hình C.12.6.1. Tuy
nhiên, hình-C.12.6.1 cần được áp dụng trong điều kiện 1   Le  3 .

Điều Chiều dài cọc giới hạn (1   Le  3 ) Cọc có chiều dài


kiện của bán vô hạn
Tự do Khớp Ngàm
mũi cọc (  Le  3 )
(f) (h) (c)
Sơ đồ

Hệ số
đàn hồi

31
Hình- C.12.6.1 hệ số của hệ số bán kính đàn hồi của cọc có chiều dài hữu hạn

12.7 Tính toán phản lực và chuyển vịcủa cọc


(1) Phản lực và chuyển vị cọc sẽ được tính toán bằng cách xác định các dặt trưng của kết
cấu của cọc và đất nền.
(2) Khi tính toán phù hợp với những điều kiện trong mục (1) được thỏa mãn.
Phản lực và chuyển vị cọc sẽ tính toán bằng cách cho rằng đế móng là kết cấu cứng, và
cọc và đất nền là đàn hồi tuyến tính với hệ số đàn hồi theo phương dọc trục và ở bên của
cọc

Đường cong tải trọng tác động và chuyển


vị
Đường cong tải trọng và chuyển vị được
giả thiết là tuyến tính
 a : chuyển vị cho phép

Hình-C.12.7.1 Giả thiết tuyến tính ứng xử của cọc


Điều kiện để tính tính toán nếu cọc và các lớp đất là đường đàn hồi tuyến tính: phương
pháp sử dụng mô hình tấm cứng với đầu cọc liên kết với đế móng, mô hình cọc là dầm
trên nền đàn hồi; và phương pháp chuyển vị là giải quyết điều kiện cân bằng chuyển vị
của móng cọc (hay chuyển vị của đế móng) với các lực theo phương đứng và phương
ngang, và mô men tác dụng lên móng cọc với giả thiết đế móng là tuyệt đối cứng và liên
kết đàn hồi tại đầu cọc.
Tính toán dựa trên phương pháp chuyển vị
1) Giả thuyết tính toán trong phương pháp chuyển vị

Để sự tính toán phù hợp, phản lực cọc và chuyển vị đế móng được giả thiết trong phương
pháp chuyển vị như sau:
Móng cọc được giả thiết là kết cấu 2 chiều.
Cọc là đàn hồi tuyến tính khi chịu nén, chịu kéo và chịu uốn, và hệ số đàn hồi theo cả 2
trục và bán kính trong 2 phương trục và phương cạnh bên của đầu cọc là hằng số, không
phụ thuộc vào tải trọng.
Đế móng là cứng tuyệt đối và xoay quanh trọng tâm của nhóm cọc.
Phương pháp tính toán
Trong tính toán sử dụng phương pháp chuyển vị, hệ trục tọa dộ như trong hình-C.12.7.2,
đặt trục toại độ là điểm O bất kì của đế móng, xác định lực tác dụng tại điểm O như trong
 ,
hình vẽ, và đặt các chuyển vị x y tại điểm O trong phương của hệ trục tọa độ và góc
xoay  như hình vẽ.

32
Hình-C.12.7.2 Hệ trục tọa độ trong tính toán sử dụng phương pháp chuyển vị

Trọng tâm O có thể được chọn từ điểm bất kỳ, nhưng nên chọn trùng với trọng tâm của
nhóm cọc dưới đế móng.
Trong trường hợp này, chuyển vị của gốc tọa độ có thể được thu được bằng cách giải hệ
phương trình 3 ẩn.

Giả thiết rằng đáy của đế móng là phương ngang, mối hệ số có thể xác định bằng cách sử
dụng hệ phương trình sau;

Trong đó:
H 0 : tải trọng ngang tác dụng lên đáy đế móng (kN)
V0 :
tải trọng phương đứng tác dụng lên đáy đế móng (kN)
M 0 : mô men của ngoại lực tác dụng quanh điểm gốc O (kN.m)
 x : chuyển vị của điểm gốc O theo phương ngang (m)
y :
chuyện vị theo phương đứng của điểm gốc O (m)
 : góc xoay của đế móng (rad)
x1 : trục x của đầu cọc thứ I (m)
33
1 : góc của trục đứng với trục cọc thứ i (degree). Như trong hình-C.12.7.2

Nếu hệ số phản lực nền theo phương ngang là hằng số không phụ thuộc vào chiều sau, hệ
số đàn hồi theo phương ngang K1, K2, K3, và K4 của cọc có thể xác định qua hình-
C.12.6.1 hay bảng-C.12.6.1.
 ,  ,
Với chuyển vị ( x y ) tại tâm của đế móng được xác định từ kế quả của tính toán kể
trên, lực theo phương trục cọc PNi, lực theo phương bán kính cọc PHi và mô men Mti tác
dụng lên mỗi đầu cọc có thể xác định bằng cách tính toán hệ phương trình sau:

Trong đó
 xi : chuyển vị theo phương bán kính tại đầu cọc thứ i (m)
 yi :
chuyển vị theo phương trục tại đầu cọc thứ i (m)
K1' : lực theo tác dụng lên đầu cọc theo phương trục cọc gây ra 1 đơn vị chuyển vị theo
phương trục cọc (hệ số đàn hồi theo phương trục của cọc) (kN/m)
K1 , K 2 , K3 và K 4 : hệ số đàn hồi của cọc theo phương ngang
xi : trục x của đầu cọc thứ i (m)
i : góc với trục thẳng đứng của trục tạo độ của i-th trục cọc (degree)
PNi : lực theo phương trục cọc của cọc thứ i (kN)
PHi : lực tác dụng theo phương bán kính của cọc thứ i (kN)
M ti : mô men của ngoại lực tác dụng lên đầu cọc thứ i (kN.m)

Trong những giá trị được xác định trên, M ti là mô men của ngoại lực phân phối lên đầu
cọc, và mô men uốn M bi của nội lực tác dụng lên đầu cọc là giá trí đối nhau. (Tức là,
M bi  M ti )
Tiếp theo, phản lực đầu cọc theo phương đứng Vi và phản lực theo phương ngang cọc hi
được xác định từ hệ phương trình cân bằng, và được sử dụng để tính toán khả năng chịu
lực của đế móng:

34
Từ hệ phương trình cân bằng phải có tác động, nó giúp người thiết kế kiểm tra quá trình
tính toán có chính xác hay không:

3) Cọc được bố trí đối xứng theo phương đứng

35
(trang 334 đến 377)
12.9.1 Thiết kế cọc chịu tải trọng sau khi thi công
(1) Lực dọc trục trong tiết diện cọc do lực nén hoặc kéo phải được tính toán có kể đến tính
chất của nền đất.
(2) Mô men uốn và lực cắt trong tiết diện cọc do lực ngang và mô men đầu cọc phải được
tính toán bằng cách mô hình hóa cọc như dầm trên nền đàn hồi.
(3) Phải kiểm tra an toàn của cọc khi chịu lực dọc trục, mô men uốn và lực cắt.
(1) 1) Lực nén dọc trục trong thân cọc giảm đi theo chiều sâu của cọc như mô tả trong
hình C.12.9.1 (b), nhưng nhìn chung lực dọc trong cọc có thể giả thiết không đổi
theo chiều dài cọc.
2) Có thể giả thiết lực kéo dọc trục thay đổi tuyến tính từ mũi cọc đến đỉnh cọc như
minh họa trong Hình C.12.9.1 (c) với ứng suất tại mũi cọc bằng không, nếu các lớp
đất là đồng đều. Khi các lớp đất bên trên yếu, có thể tính toán lực dọc bằng cách giả
thiết nó không đổi trong đoạn nền yếu như minh họa trong Hình C.12.9.1 (d).

Không đổi
Nềnyếu Nền tốt
Nền tốt

Giảm

Giảm

Hình C.12.9.1 Giả thiết lực dọc trong cọc


(2) Ngoại lực tác dụng tại đầu cọc và gây ra chuyển vị ngang bao gồm hai loại lực: lực
ngang và mô men đầu cọc sinh ra khi cọc và đài được thiết kế liên kết cứng với nhau.
Mục này đưa ra phương pháp thiết kế thân cọc để chịu các ngoại lực này bằng giả thiết
cọc là dầm trên nền đàn hồi.
Vì trong chương này phản lực đầu cọc thường tính được từ chuyển vị của móng nên ảnh
hưởng của nó phải được kể đến khi thiết kế thân cọc.
1) Các giả thiết cơ bản khi thiết kế thân cọc
Khi xác định mô men uốn thiết kế của thân cọc phải kể đến hai điểm sau:
1. Với liên kết đầu cọc cứng, mô men uốn được sử dụng khi thiết kế đầu cọc phải
lớn hơn mô men uốn đầu cọc tính được bằng phương pháp chuyển vị và mômen
uốn ngầm thu được kể đến đầu cọc là liên kết khớp.

2. phần thân cọc phải được thiết kế bằng cách sử dụng mô men uốn lớn hơn trong
trường hợp liên kết đầu cọc là khớp hoặc là ngàm kể cả khi sử dụng liên kết ngàm.

Những quy định trên được đặt ra vì rất khó để đảm bảo điều kiện liên kết lý tưởng
trong thiết kế và thi công kể cả khi thiết kế cọc bằng quan niệm liên kết cọc và đài là
ngàm và vì phải xét đến trạng thái đầu cọc là khớp trong trường hợp xấu nhất khi có
động đất.

36
2) Phân loại tính toán theo điều kiện cọc.
1. Khi hệ số phản lực nền theo phương ngang của cọc là đều và nếu chiều sâu chôn
cọc lớn hơn hoặc bằng 3/, có thể tiến hành tính toán với giả thiết cọc là dầm có
chiều dài bán vô hạn với hệ số phản lực nền theo phương ngang là hằng số.
2. Khi hệ số phản lực nền theo phương ngang của cọc là đều và nếu chiều sâu chôn
cọc nhỏ hơn 3/, có thể tiến hành tính toán với giả thiết cọc là dầm có chiều dài hữu
hạn với hệ số phản lực nền theo phương ngang là hằng số.
3. Khi hệ số phản lực nền theo phương ngang của cọc là không đều, có thể tính toán
theo 1 hoặc 2 ở trên bằng cách sử dụng giá trị hệ số phản lực nền theo phương
ngang trung bình từ mặt nền đến độ sâu 1/.
i) Công thức tính toán cho cọc có chiều dài bán vô hạn
Công thức tính toán được thể hiện trong Bảng C.12.9.1. Áp dụng a) như công
thức cơ bản để tính toán trong trường hợp đầu cọc liên kết ngàm và b) trong
trường hợp đầu cọc liên kết khớp thể hiện trong mục 1) ở trên.
ii) Công thức tính toán cho cọc có chiều dài hữu hạn
Khi chiều dài cọc nhỏ hơn 3/, điều kiện mũi cọc có thể ảnh hưởng đến lực, và
kết quả tính toán theo công thức của cọc có chiều dài bán vô hạn có thể dẫn đến
sai số lớn trong một số trường hợp. Trong trường hợp này nên tính toán theo
công thức dùng cho cọc có chiều dài hữu hạn. Khi Le thay đổi từ 2,5 đến 3, có
thể áp dụng công thức dùng cho cọc có chiều dài bán vô hạn vì sai số không lớn.
Do đó sẽ là tốt hơn nếu dùng các công thức sau cho cọc cóLe nhỏ hơn 2.5.

Vì khó thể hiện chuyển vị, mô men uốn và lực cắt của cọc có chiều dài hữu hạn
bằng một công thức đơn giản, chỉ có một công thức cơ bản cho dưới đây (xem
Hình C.12.9.2).

Hình C.12.9.2 Tính toán hệ tọa độ

Đường cong độ võng của phần trên mặt nền

Đường cong độ võng của phần dưới mặt nền

37
Vì hai phương trình trên có 8 ẩn số, từ a1 đến a4 và từ C1 đến C4, có thể giải chúng bằng
cách sử dụng các điều kiện biên sau:

điều kiện đầu cọc …………………………(C.12.9.3)

điều kiện liên tục khi x = 0 ………………C.12.9.4)

Các điều kiện tại mũi cọc (khi x = Le) được phân thành 3 loại và nên áp dụng bất kỳ điều
kiện nào phù hợp:
Khi coi mũi cọc là đầu tự do

Khi coi mũi cọc là khớp

Khi coi mũi cọc là ngàm

Tất cả các công thức thu được từ các điều kiện biên này được trình bày trong Bảng
C.12.9.2 và C.12.9.3
(3) Mục này quy định rằng không có ảnh hưởng do mất ổn định được kể đến với cọc có
toàn bộ chiều dài được chôn trong đất vì mất ổn định được kiềm chế ngay cả nếu đất bên
cạnh cọc là đất yếu.
Khi cọc được thi công với đỉnh cọc nằm trên mặt đất (bao gồm cả mặt nền thiết kế trong
thiết kế kháng chấn như quy định trong mục 4.6 của Phần V), điều kiện mất ổn định đôi
khi quyết định việc xác định tiết diện cọc.

38
Bảng C.12.9.1 Các công thức cho lực ngang và mô men như là ngoại lực (1)

39
Bảng C.12.9.1 Các công thức cho lực ngang và mô men như là ngoại lực (2)

40
Bảng C.12.9.2 Công thức tính toán của cọc có chiều dài hữu hạn

Bảng C.12.9.3 Hằng số tích phân C1, C2, C3, C4 cho cọc có chiều dài hữu hạn

41
12.9.2 Mối nối cọc
(1) Phải kiểm tra độ an toàn của mối nối cọc khi chịu các tải trọng trong quá trình thi
công và sau khi thi công xong.
(2) Mối nối cọc phải được đặt tại các vị trí mà ảnh hưởng của các yếu tố như ứng suất
cho phép trên tiết diện cọc, thay đổi độ cứng nền và ăn mòn là nhỏ nhất.
(1) Cũng như thân cọc, mối nối cọc phải được kiểm tra để đảm bảo an toàn chống lại lực
nén dọc trục, lực kéo dọc trục, và lực ngang gây ra bởi tải trọng sau khi công trình hoàn
thành. Với cọc đóng thì phải kiểm tra để đảm bảo an toàn chống lại tải trọng do công tác
đóng cọc trong quá trình thi công ngoài các kiểm tra ở trên. Kết cấu mối nối dựa trên giả
thuyết là chúng có cường độ tương đương với cường độ đầy đủ của thân cọc.
(2) Vì quy trình thi công mối nối của cọc đúc sẵn luôn luôn bao gồm công việc tại hiện
trường, mối nối dễ ảnh hưởng chất lượng do các công đoạn thực hiện tại hiện trường . Do
đó, cần thiết phải thiết kế chúng với chú ý đến việc dễ thi công và các đặc trưng động lực.
Vị trí đặt mối nối phải được lựa chọn với sự quan tâm lớn tới lực tiết diện, số lượng của
vị trí mối nối, độ dễ thi công và yếu tố kinh tế.
Các vị trí mà ăn mòn có ảnh hưởng lớn bao gồm các khu vực lặp lại các chu kỳ khô – ướt
như là hệ quả của việc thay đổi mực nước ngầm, các phần tiếp xúc với nước thải chứa
các muối có hại… Mối nối không được đặt tại các vị trí này.

12.9.3 Liên kết giữa cọc và đài móng


Liên kết giữa cọc và đài nhìn chung phải thiết kế là liên kết cứng tại đầu cọc và phải
kiểm tra ứng suất tại liên kết

Mặc dù liên kết tại đầu cọc có thể được phân loại thành liên kết cứng hoặc liên kết khớp
thì liên kết cứng vẫn được sử dụng. Có điều này là do liên kết cứng có ưu điểm khi
chuyển vị ngang có xu hướng chi phối trong thiết kế, và ứng xử kháng chấn của chúng
phù hợp hơn với kết cấu có bậc siêu tĩnh cao hơn.
1) Các phương pháp liên kết
Liên kết giữa đài và cọc có thể được lựa chọn từ một trong những phương pháp sau:
Phương pháp A: Chiều dài của cọc chôn vào đài để chịu mô men uốn đầu cọc. Chiều dài
chôn tối thiểu bằng đường kính cọc. Phương pháp này áp dụng cho cọc ống thép, cọc liên
hợp ống thép xi măng đất, cọc PHC, cọc SC và cọc RC.
Phương pháp B: Chiều dài cọc ngàm vào đài là tối thiểu và cốt thép chịu mô men uốn đầu
cọc. Chiều dại cọc ngàm tối thiểu là 100mm. Phương pháp này áp dụng cho cọc ống thép,
cọc liên hợp ống thép xi măng đất, cọc PHC, cọc SC, cọc RC và cọc RC đổ tại chỗ.
2) Cơ sở thiết kế
Liên kết giữa cọc và đài phải được thiết kế là liên kết cứng và phải được tính toán chịu tất
cả nội lực tác dụng tại đầu cọc bao gồm lực nén, lực kéo, lực ngang, và mô men uốn. Khi
cốt thép được dùng để gia cường đầu cọc như Phương pháp B, ứng suất trong bê tông và
cốt thép trong đài được kiểm tra với giả thiết tiết diện cọc RC ảo trong đài. Khi đó, tiết
diện cọc RC ảo trong đài được giả thiết nên có cường độ không nhỏ hơn cường độ của
cọc.
3) Cấu tạo
i) Phương pháp A
1. Chi tiết cấu tạo cốt thép của cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi măng đất
được cho lần lượt trong Hình C.12.9.3 và C.12.9.4. Khóa chống cắt bên trong và
bên ngoài của cọc được đặt tại hai cao trình với độ dày cho trong Bảng C.12.9.4.
42
Bề rộng của khóa chống cắt không nhỏ hơn hai lần chiều dày của nó. Hơn nữa,
xét đến khả năng thi công được, đường hàn công trường của nó phải là đường hàn
góc trên mặt trên của khóa chống cắt.

Bảng C.12.9.4 Độ dày của khóa chống cắt bên trong và bên ngoài cọc
Đường kính cọc (mm) Độ dày của khóa chống cắt (mm)
Nhỏ hơn 800 9
Từ 800 đến 1200 12
Từ 1200 đến 1500 16

Hình C.12.9.3 Phương pháp A cho cọc Hình C.12.9.4 Phương pháp A cho cọc
ống thép liên hợp ống thép xi măng đất

Hình C.12.9.5 Phương pháp A cho cọc Hình C.12.9.6 Cốt thép đài cọc
PHC và cọc RC

43
2. Cấu tạo liên kết của cọc PHC cho trong Hình C.12.9.5
3. Cấu tạo liên kết của cọc RC giống cọc PHC
4. Cấu tạo liên kết của cọc SC giống cọc PHC

Khi đầu cọc được thiết kế theo phương pháp A, cốt thép phải được bố trí như
trong Hình C.12.9.6 với cốt thép chủ phía dưới của đài bị cắt bởi cọc.
ii) Phương pháp B
Với kết quả thí nghiệm thử tại, khuyến nghị chiều dài neo phải bằng L0 + 10 d (d
là đường kính cốt thép) từ tâm của cốt thép lớp dưới của đài. Lực dính giữa cốt
thép và bê tông bị mất do tác động động đất theo chu kỳ và một phần của cốt
thép neo bị mất tác dụng. Chiều dài neo 10d được thiết kế để bao gồm phần trừ đi
này. Lớp phủ 200mm nên được đảm bảo xét trên khía cạnh thi công.

1 Cấu tạo liên kết của cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi măng đất được
cho lần lượt trong Hình C.12.9.7 và C.12.9.8.
a. Khóa chống cắt bên trong cọc tuân thủ theo phương pháp A với cọc ống thép
b. Khoảng hở giữa khóa chống cắt và cốt thép dọc băng hoặc lớn hơn 15 mm,
và khoảng hở giữa cọc và thép dọc phải bằng hoặc lớn hơn đường kính cốt thép.
c. Chiều dài neo của cốt thép trong đài phải được tính toán thep công thức
C.12.9.8. Nhìn chung có thể lấy L0 ≥ 35 d.

Trong đó:

L 0: Chiều dài neo cần thiết của cốt thép (mm)


Ast: Diện tích tiết diện ngang của cốt thép (mm 2)
0a ứng suất dính cho phép của bê tông (N/mm 2)
U: Chu vi cốt thép (mm)
sa ứng suất kéo cho phép của cốt thép (N/mm2)
d: Đường kính cốt thép (mm)

d. cốt thép trong phương pháp B với cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi
măng đất phải là loại cốt thép khung. Khi cốt thép được hàn vào chu vi ngoài
của cọc, phải dùng thép SD295B hoặc SD345 loại có thể hàn. Tất cả các thanh
phải được hàn độc lập. Cấu tạo phải tuân thủ loại cốt thép khung.
e . Chiều dài chôn của cọc xiên vào đài phải tối thiểu là 100 mm.
2. Cấu tạo liên kết của cọc PHC được cho trong Hình C.12.9.9
a. Áp dụng điều 12.11.1 cho trường hợp cốt thép được bố trí bên trong cọc
b. Khi tiết diện bê tông cốt thép được xác nhận thỉ thép PC được bỏ qua.
c. Chiều dài neo được xác định theo phương pháp B với cọc ống thép. Khi đó,
chiều dài neo khi cắt đầu cọc được tăng thêm 50 (  là đường kính của thép
ƯLT), và cọc được phân tích như tiết diện cọc bê tông cốt thép.

3. Cấu tạo liên kết của cọc RC theo cọc PHC


4. Cấu tạo liên kết của cọc SC theo cọc PHC. Cốt thép được hàn vào chu vi cọc như
trường hợp cọc ống thép
5. Cấu tạo liên kết của cọc RC đổ tại chỗ được cho trong Hình C.12.9.10.
44
Hình C.12.9.7 Phương pháp B cho cọc Hình C.12.9.6 Phương pháp B cho cọc
ống thép liên hợp ống thép xi măng đất

Hình C.12.9.9 Phương pháp B cho cọc Hình C.12.9.10 Phương pháp B cho cọc
PHC và cọc RC đổ tại chỗ

45
12.9.4 Kiểm tra cho giai đoạn thi công
Độ an toàn của cọc phải được thẩm tra chống lại các lực tác động trong vận chuyển,
chuẩn bị thi công và thi công.
1) Cọc PHC và cọc RC tuân thủ theo tiêu chuẩn JIS sẽ không có vấn đề gì trong các
trường hợp thông thường vì chúng đã được thiết kế cho những trường hợp này. Tuy
nhiên, những tác động nghiêm trọng trong vận chuyển chưa được đề cập đến. Khi cọc
khó vận chuyển và chịu tác động nghiêm trọng trong khi vận chuyển thì cần thiết phải sử
dụng phương pháp vận chuyển có biện pháp phòng chống va đập và giảm ứng suất trong
quá trình vận chuyển hoặc bố trí thêm cốt thép nhiều hơn so với quy định trong JIS.
Những quan tâm tương tự cũng cần thiết với cọc SC.
Trong trường hợp cọc ống thép thì cọc thường nhẹ nên ứng suất trong khi vận chuyển
thường không hiếm khi chi phối thiết kế.
2) ứng suất không xác định sau khi hoàn thành có thể tác dụng trong quá trình thi công
cọc. Ví dụ, ngay cả cọc không được dự tính để chịu kéo hoặc cọc có tính đến chịu kéo
sau khi hoàn thành và lực kéo thiết kế nhỏ hơn trọng lượng bản thân cọc, cần phải kiểm
tra ứng suất kéo do trọng lượng bản thân cọc khi cọc được treo khi thi công.
Điều này cũng áp dụng với ứng suất uốn của cọc. ứng suất uốn trong quá trình thi công
thường lớn lớn khi vận chuyển như đề cập trong 1) ở trên. Tuy nhiên, khi cọc được đỡ
theo cách không mong muốn trong khi vận chuyển, ứng suất xuất hiện trong quá trình đỡ
phải được tính toán.
3) ứng suất va đập xuất hiện trong thân cọc khi đóng có liên quan đến đặc tính của đất
nền xung quanh mũi cọc nhưng không cần kiểm tra đặc biệt với đất thông thường.
Tuy nhiên, khi các lớp đất tại mũi cọc cứng, có thể ứng suất phát sinh tại mũi cọc tăng
nhanh hơn so với ứng suất ở các phần khác. Khi mũi cọc đi qua lớp đất mềm, ứng suất
kéo mà giá trị tuyệt đối tương tự ứng suất nén sẽ được phản hồi. Do đó, phải đảm bảo an
toàn trong quá trình đóng cọc với những trường hợp này.

12.10 Thẩm tra với động đất cấp 2.


12.10.1 Cơ sở thẩm tra
(1) Khi tải trọng quy định trong 6.4.7 (2) của Phần V thiết kế kháng chấn áp dụng với
móng cọc đỡ trụ, lực tiết diện, phản lực đầu cọc và chuyển vị phải tính theo quy định
trong 12.10.4. Móng không đạt đến điểm chảy như quy định trong 12.10.2 phải được
thẩm tra. Khi kể đến chảy dẻo của móng, phải tính toán hệ số dẻo và chuyển vị phản
ứng. Phải thẩm tra các giá trị không vượt quá giá trị cho phép quy định trong 12.10.3
(2) Móng cọc dưới mố có đất có khả năng hóa lỏng phải được thẩm tra theo 13.1 của
Phần V. cường độ của móng cọc chống lại nội lực xuất hiện phải được thẩm tra theo các
quy định trong 12.10.5.

Khái niệm cơ bản về thẩm tra móng cọc theo phương pháp thiết kế độ dẻo với động đất
cấp độ 2 được quy định trong Chương 6, 12, 13 của Phần V thiết kế kháng chấn. Mục này
quy định phương pháp tính toán nội lực và chuyển vị của móng cọc và cũng quy định về
chảy dẻo và hệ số độ dẻo cho phép và các nội dung khác.
Quy trình tính toán thiết kế cho móng cọc dưới trụ trong phương pháp thiết kế độ dẻo
(tham khảo Hình C.12.1.1):
1) Nội lực, phản lực đầu cọc và chuyển vị của móng cọc phải được tính toán theo quy
định trong 12.10.4 và phải kiểm tra việc không chảy dẻo của móng cọc theo quy định

46
trong 12.10.2. Khi móng có xu hướng chảy dẻo, bố trí và kích thước phải được thay đổi
và lặp lại quá trình kiểm tra.

2) Khi trụ có cường độ cực hạn theo phương ngang lớn hơn đáng kể hệ số thiết kế yêu
cầu thì không cần thiết phải thay đổi kích thuơcs móng khi móng chảy dẻo. Tuy nhiên,
phải kiểm tra hệ số độ dẻo phản ứng xác định theo quy định trong 12.4 của Phần V
không vượt quá độ dẻo cho phép của móng quy định trong 12. 10.3.
3) Với móng cọc trên nền được phán đoán là có khả năng bị hóa lỏng và có các tham số
đất bị giảm đi theo quy định trong Chương 8, Phần V thì phải được kiểm tra với các
tham số của đất đã được giảm trừ. Khi không thể tiến hành việc kiểm tra này thì hệ số
dẻo phản ứng phải được kiểm tra theo 2) ở trên.
4) Khi thiết kế móng cọc có khả năng chảy dẻo theo 2) và 3) ở trên, chuyển vị phản ứng
phải không được vượt quá hệ số độ dẻo cho phép quy định trong 12.10.3.
5) Phải kiểm tra nội lực trong móng và lực cắt trong cọc được tính toán theo 1), 2), hoặc
3) và không vượt quá cường độ của kết cấu theo quy định trong 12.10.5.

12.10.2 Chảy dẻo của móng


Chảy dẻo của móng được định nghĩa là trạng thái trong đó chuyển vị ngang của kết cấu
bên trên tại điểm đặt lực quán tính có xu hướng tăng nhanh do sự chảy dẻo của cọc hoặc
việc đạt đến giới hạn trên của phản lực đầu cọc.
Chảy dẻo của móng được định nghĩa là trạng thái trong đó chuyển vị ngang của kết cấu
bên trên tại điểm đặt lực quán tính có xu hướng tăng nhanh tương quan với lực ngang.
Chảy dẻo của móng phải được đánh giá theo quan hệ lực ngang và chuyển ngang. Ở đây,
việc giảm độ cứng chống uốn do chảy dẻo của cọc và cường độ đất nền và sự tăng của
chuyển vị xoay do việc đạt đến giới hạn trên của phản lực đầu cọc phải hợp nhất như yếu
tố chính ảnh hưởng đến sự chảy dẻo của móng.
Chảy dẻo của móng cọc nhìn chung có thể được mô tả như là trạng thái trong đó một
trong hai điều kiện sau xảy ra:

1 Tất cả cọc bị chảy dẻo


2 Phản lực của cọc trong một hang cọc đạt đến giới hạn trên của sức chịu tải.
Các trạng thái bổ sung như điều kiện trong đó phản lực đầu cọc đạt đến giới hạn trên của
sức chịu tải kéo, hoặc sức kháng ngang của đất đạt đến một độ sâu nhất định có thể được
coi như nguyên nhân của việc tăng chuyển vị đột ngột. Tuy nhiên, hai điều kiện trong 1
và 2 ở trên được khuyến nghị như kết quả tiêu chuẩn của phân tích sơ bộ của chuyển vị
lớn của móng cọc.
Hơn nữa, điều kiện chảy dẻo điển hình trong 1 và 2 ở trên được đánh giá thông qua xem
xét kết quả phân tích của móng cọc với nền và bố trí kết cấu thông thường bằng mô hình
phân tích trong 12.10.4. Theo đó, khi móng cọc được thi công tạc nền có điều kiện bất
thường thì chảy dẻo phải được xác định dựa trên quan hệ chuyển vị ngang – tải trọng
ngang.

12.10.3 Hệ số chảy dẻo cho phép và chuyển vị của móng


Hệ số chảy dẻo cho phép và chuyển vị của móng cọc phải được thiết lập để hạn chế phá
hoại của móng sao cho chức năng của cầu có thể hồi phục dễ dàng.

47
Trụ cầu có cường độ ngang cực hạn lớn hoặc được xây dựng trên nền đất có khả năng bị
hóa lỏng có thể được thiết kế có xuất hiện chảy dẻo. Hệ số ứng xử dẻo và ứng xử chuyển
vị của móng tính toán theo 12.4 của Phần V và không vượt quá hệ số dẻo cho phép và
chuyển vị cho phép phải được kiểm tra để hạn chế hư hỏng của móng sao cho chức năng
của cầu dễ dàng được khôi phục mà không phải sửa chữa phần móng quá nhiều.

Cần khẳng định rằng trạng thái tới hạn của tiết diện nguy hiểm của cọc trong móng cọc
không liên quan trực tiếp đến việc giảm cường độ của toàn bộ hệ móng. Rất khó để định
nghĩa trạng thái tới hạn của toàn bộ hệ móng. Theo đó, hệ số dẻo cho phép phải được
thiết lập theo cách hư hỏng của móng sẽ dễ dàng được sửa chữa. Với móng cọc, hệ số
dẻo cho phép có thể xác định bằng 4, xét theo kết quả thí nghiệm thử tải của cọc đơn và
nhóm cọc thỏa mãn yêu cầu cấu tạo quy định trong 12.11. Hệ số dẻo cho phép khuyến
nghị này được coi là độc lập với số hang cọc và loại cọc, mặc dù trong thực tế sự thực là
hệ số dẻo giới hạn phải dựa trên những yếu tố này. Lí do của việc hệ số dẻo cho phép
khuyến nghị được lấy không đổi là đề xuất chỉ dựa trên số lượng nhỏ nghiên cứu thực
nghiệm về nhóm cọc, và phân tích số truyền thống không thể dự đoán được khả năng
biến dạng của toàn hệ móng. Tuy nhiên, hệ số dẻo cho phép với một số loại cọc có khả
năng biến dạng lớn có thể lấy giá trị lớn hơn trong những trường hợp khả năng biến dạng
của cọc được khẳng định bằng thực nghiệm đầy đủ và hệ số dẻo cho phép có thể được
thiết lập tuân thủ theo mục đích của quy định trên.
Hơn nữa, trong những trường hợp khi chảy dẻo của móng phụ thuộc vào sức chịu tải của
cọc, có thể đề xuất phương pháp khác trong đó hệ số ứng xử dẻo được định nghĩa theo
chảy dẻo của móng và được coi như là trạng thái chảy dẻo đồng thời của tất cả các cọc.
Tuy nhiên, tính toán thiết kế theo phương pháp này phức tạp, có thể kiểm tra hệ số ứng
xử dẻo theo chảy dẻo của móng theo quy định trong 12.10.2.
Hệ số dẻo cho phép cho móng cọc dưới mố có thể được lấy bằng 3 như quy định trong
13.4 của Phần V Thiết kế kháng chấn.

12.10.4 Tính toán nội lực, phản lực đầu cọc và chuyển vị.

(1) Nội lực trong các cấu kiện kết cấu, phản lực đầu cọc và chuyển vị của móng cọc phải
được đánh giá có xét tới đặc tính của kết cấu cọc và nền.
(2) Khi tính toán với các nội dung sau thì quy định (1) có thể được thỏa mãn.
Nội lực trong các cấu kiện kết cấu, phản lực đầu cọc và chuyển vị của móng cọc phải
được tính toán bằng cách thay thế móng cọc bằng kết cấu khung được đỡ bởi các lò xo
nền phi tuyến. Ở đây, độ cứng chống uốn của kết cấu cọc phải được giảm đi theo lực dọc
và mô mem phát sinh trong kết cấu cọc.
(2) Các mô hình phân tích chỉ ra ở đây có thể được dùng để kiểm tra móng cọc sử dụng
phương pháp thiết kế theo độ dẻo. Khi đánh giá cường độ và khả năng biến dạng của
móng cọc, ảnh hưởng của sự phi tuyến của cường độ nền và độ cứng chống uốn của kết
cấu cọc không thể bỏ qua. Do đó, cần thiết phải mô hình móng cọc như kết cấu khung có
xét đến các đặc trưng phi tuyến (tham khảo hình C.12.10.1).
Mặc dù hiện có rất nhiều phương pháp mô hình cường độ nền phi tuyến và độ cứng
chống uốn của cọc, trên quan điểm tiện dụng của phương pháp phân tích và xác định các
biến số trong thực tế thiết kế, tính phi tuyến của cường độ đất nền và độ cứng chống uốn
của cọc có thể được mô hình hóa chi tiết như sau:
Phương pháp phân tích đề cập ở đây đã được đề xuất trên cơ sở các kết quả thí nghiệm
thử tải của cọc đơn và nhóm cọc. Các phương pháp mới khác có thể được áp dụng khi
48
hiệu quả của những phương pháp này được khẳng định bởi thí nghiệm thử tải, phân tích
hoặc cách khác.

Hình C.12.10.1 Mô hình phân tích của móng cọc

1) Đặc trưng của cường độ chịu nén của cọc


Đặc trưng của cường độ chịu nén của cọc phải được biểu thị bằng quan hệ đường cong
quan hệ gãy khúc 2 đoạn trong đó hằng số lò xo dọc trục của cọc KVE sử dụng trong
phương pháp thiết kế độ dẻo lấy cấp khởi đầu, và giới hạn trên của cường độ chịu nén
PNU và giới hạn trên của cường độ chịu kéo PTU lần lượt tạo thành cận trên và cận dưới
(tham khảo hình C.12.10.2 (a)).
Ở đây, hằng số lò xo dọc trục của cọc KVE sử dụng trong phương pháp thiết kế độ dẻo
phải lấy hằng số lò xo dọc trục của cọc KV nhận được từ 12.6.1. Như mô tả trong Thuyết
minh 1) của 12.6.1, KV được tính toán như hệ số góc cát tuyến tại điểm chảy trên đường
cong quan hệ lực đầu cọc P và độ lún đầu cọc S thu được từ thí nghiệm thử tải tĩnh của
cọc. Mặc dù giá trị của KV khi động đất xảy ra là không chắc chắn, giá trị với động đất
cấp độ 2 có thể lấy giá trị như tình huống dài hạn, tương tự như trường hợp tình huống
động đất cấp 1.

Giới hạn trên của sức chịu tải nén PNU và sức chịu tải kéo PTU được tính từ công thức
C.12.10.1 và C.12.10.2.

Trong đó
PNU : giới hạn trên của sức chịu tải nén (kN)
PTU : giới hạn trên của sức chịu tải kéo (kN)
RU : Sức chịu tải cực hạn khi nén của cọc tại hiện trường (kN),
tính theo 12.4.1
PU : Sức chịu tải cực hạn khi kéo của cọc tại hiện trường (kN),

49
tính theo 12.4.2
W: Trọng lượng hữu hiệu của cọc và đất trong cọc (kN)
RPU : giới hạn trên của sức chịu tải nén của cọc (kN)
PPU : giới hạn trên của sức chịu tải kéo của cọc (kN)

Giới hạn trên của sức chịu tải nén của cọc, RPU, của cọc RC đổ tại chỗ, cọc PHC, cọc SC,
và cọc RC phải được tính theo công thức (C.12.10.3), và giới hạn trên của sức chịu tải
kéo phải được tính chỉ dựa trên cường độ chảy của cốt thép dọc. Ngoài ra, RPU và PPU của
cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi măng đất phải bằng lực nén dọc trục và lực kéo
dọc trục tương ứng với điểm chảy của thép. Ở đây, diện tích tiết diện của cọc trong tính
toán RPU và PPU có thể lấy bằng diện tích tiết diện ngang tại đầu cọc.

Trong đó
RPU : giới hạn trên của cường độ chịu nén của cọc (kN)
ck: Cường độ thiết kế của bê tông (kN/m2)
Ac: Diện tích tiết diện ngang của bê tông (m2)
y: Điểm chảy của cốt thép dọc (kN/m2)
As : Diện tích tiết diện ngang của cốt thép (m 2)

2) Đặc trưng của sức kháng đất nền theo phương ngang
Đặc trưng của sức kháng đất nền theo phương ngang phải được thể hiện bằng đường
cong quan hệ dạng gãy khúc hai đoạn trong đó hệ số của hệ số phản lực nền theo phương
ngang kHE sử dụng trong phương pháp thiết kế độ dẻo lấy giá trị khởi đầu và giới hạn trên
của mật độ phản lực đơn vị ngang tạo thành giới hạn trên (tham khảo hình C.12.10.2(b)).
Các giá trị của kHE và PHU được xác định như sau:

Trong đó
kHE : Hệ số phản lực nền theo phương ngang sử dụng trong phương pháp thiết kế
độ dẻo (kN/m2)
PHU: Giới hạn trên của mật độ phản lực nền theo phương ngang (kN/m2)
kH : Hệ số phản lực nền theo phương ngang khi động đất (kN/m3), tính theo 9.5
PU: Áp lực đất bị động (kN/m 2), tính theo các quy định trong 2.2.6 của Phần I
Quy định chung sử dụng hệ số của áp lực đất bị động biểu diễn trong công
thức (C11.5.10)
k : Hệ số điều chỉnh của hệ số phản lực nền theo phương ngang của cọc đơn
p : Hệ số điều chỉnh của giới hạn trên của hệ số phản lực nền theo phương ngang
của cọc đơn
k: Hệ số điều chỉnh của hệ số phản lực nền theo phương ngang của nhóm cọc
p: Hệ số điều chỉnh của giới hạn trên của hệ số phản lực nền theo phương ngang
của nhóm cọc

50
Các giá trị của k và p có thể lấy theo giá trị cho trong Bảng C.12.10.1. Những giá trị
này được lấy từ kết quả thí nghiệm thử tải ngang của cọc đơn. Hệ số điều chỉnh của hệ số
phản lực nền theo phương ngang kể đến hiệu ứng nhóm cọc,k, có thể lấy giá trị sau:
k =2/3 ……………………………………………………(C.12.10.6)

Hệ số điều chỉnh cho giới hạn trên của hệ số phản lực nền theo phương ngang có kể đến
ảnh hưởng nhóm cọc,p , có thể lấy theo giá trị sau:
Với đất dính: p = 1.0 …………………………………………………(C.12.10.7)
Với đất cát: p p (khoảng cách giữa tim hai cọc liền kề theo phương vuông góc với lực
tác dụng)/(đường kính cọc) ≤ p …………………………..(C.12.10.8)

Ở đây, giới hạn trên của hệ số phản lực nền theo phương ngang, PHU , của cọc kế tiếp
trong nền cát, lấy bằng ½ của giá trị tính theo công thức C.12.10.5. Hơn nữa, các giá trị
của k vàp đã nhận được từ kết quả thí nghiệm thử tải của nhóm cọc.
Khi đất ở phía trước của đài móng có thể kỳ vọng là không bị xáo trộn trong suốt tuổi đời
thiết kế của công trình và được đầm chặt sao cho có sức kháng ngang, sức kháng nền
xung quanh đài có thể được kể đến trong tính toán thiết kế. Khi đó, sức kháng ngang của
mặt trước của đài móng có thể được tính giống như trường hợp móng giếng chìm.

Hình C.12.10.2 Đặc trưng sức kháng của cọc

Bảng C.12.10.1 Hệ số điều chỉnh


Loại nền đất k p
Nền đất cát 1.5 3.0
Nền đất dính 1.5 1.5
Ghi chú) p nên bằng 1.0 với nền đất dính có SPT N ≤ 2

3) Quan hệ mô men uốn – độ cong


Quan hệ mô men uốn – độ cong của cọc RC đổ tại chỗ, cọc PHC, cọc SC và cọc RC phải
được biểu thị bằng đường gẫy khúc ba đoạn thẳng như trong hình C.12.10.3. Trong hình
này, trạng thái chảy dẻo là trạng thái mà ứng suất trong cốt thép chủ đạt đến giới hạn
chảy, trạng thái cực hạn là trạng thái mà biến dạng nén trong bê tông đạt đến biến dạng
giới hạn hoặc khi biến dạng trong thép ƯLT đạt 5%.

51
3) Quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông
Quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông trong cọc RC đổ tại chỗ, cọc PHC và cọc RC
được xác định theo các quy định trong 10.4, Phần V Thiết kế Kháng chấn. Khi đó, biến
dạng cực hạn có thể lấy theo động đất cấp độ II. Tỉ lệ thể tích của cốt thép ngang bó của
cọc PHC và cọc RC có thể tính toán với giả thiết tiết diện đặc. Tuy nhiên, đường cong
ứng suất – biến dạng của bê tông của các tiết diện không có bê tông đổ bù vào phần bên
trong của cọc PHC và RC phải tuân theo các quy định của 4.2.4 Phần III Cầu Bê tông. Ở
đây, biến dạng cực hạn trong bê tông phải lấy bằng 0.0025. Đường cong ứng suất – biến
dạng của bê tông trong cọc SC được cho trong Hình C.12.10.4. Kết quả thí nghiệm đã
khẳng định là biến dạng cực hạn của bê tông trong cọc SC lớn hơn trong các kết cấu bê
tông cốt thép khác vì bê tông được bó bởi ống thép. Ở đây, biến dạng nén cực hạn của bê
tông được lấy bằng 0.005 có kể đến an toàn kết cấu. Ngoài ra, bỏ qua sự tăng cường độ
của bê tông do hiệu ứng bó của ống thép vì hiệu ứng này cũng chưa rõ ràng. Đường cong
ứng suất – biến dạng của cốt thép phải tuân thủ các quy định trong 10.3 của Phần V, và
đường cong này của thép ƯLT trong PC phải tuân thủ như trong Hình C.12.10.5.

Quan hệ mô men uốn – độ cong của cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi măng đất
phải được mô tả bằng đường gãy khúc 2 đoạn thẳng trong đó mô men dẻo tuyệt đối được
lấy như là giới hạn trên như mô tả trong Hình C.12.10.6. Mô men dẻo tuyệt đối MP và độ
cong y’ tại điểm gãy Y’ có thể được tính theo các công thức đơn giản sau:

Trong đó:
MP : Mô men dẻo tuyệt đối của cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi măng đất
(kNm)
y’: Độ cong của cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi măng đất tại điểm gãy
khúc (1/m)
MP0 : Mô men dẻo tuyệt đối của cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi măng đất
không kể đến lực dọc trục (kNm)

My : Mô men dẻo của cọc ống thép và cọc liên hợp ống thép xi măng đất (kNm)

: Tỉ số của lực dọc trục chảy dẻo không có mô men No và lực dọc trục làm việc N

 : lực dọc trục chảy dẻo (kN)

Zp: Mô đun tiết diện dẻo của ống thép (m3)

Ze: Mô đun tiết diện của ống thép (m3)

y: ứng suất của thép (kN/m2)


r: Đường kính của ống thép (m)
52
t: Độ dày của ống thép (m)
A: Diện tích tiết diện ngang của ống thép (m2)
y : Độ cong của ống thép khi chảy dẻo (1/m)

EI: Độ cứng chống uốn của ống thép (kN.m)

Hình C.12.10.4 Đường cong ứng suất – biến dạng của bê tông trong cọc SC

Hình C.12.10.5 Đường cong ứng suất – biến dạng của thép ƯLT

Hình C.12.10.6 Quan hệ mô men uốn – độ cong của cọc trong cọc ống thép và cọc
liên hợp ống thép xi măng đất

53
Hình C.12.10.7 Đường cong ứng suất – biến dạng của thép

54
12.10.5 Kiểm tra cấu kiện
Cấu kiện trong móng cọc sẽ được kiểm tra sao cho ứng suất xuất hiện trong tiết diện của
cấu kiện được tính theo hướng dẫn trong Mục.12.10.4 không vượt quá khả năng chịu lực
của chúng.

Ứng suất trong tiết diện của cấu kiện của móng cọc đã tính toán theo mục 12.10.4 không
được vượt quá khả năng chịu lực của cấu kiện tương ứng. Vì độ cứng chống uốn giảm do
chảy dẻo và vượt giá giới hạn chịu nén và cường độ chịu kéo của cọc được đưa vào trong
tính toán phân tích mô hình của thiết kế chịu uốn trình bày trong mục 12.10.1, ứng suất
cắt tạo ra trong cọc được kiểm tra. Tiết diện dưới với khối lượng cốt thép giảm phải được
xem xét ứng suất xảy ra trọng tiết diện của cọc dựa trên kết quả tính toán kiểm tra.
1) Kiểm tra ứng suất cắt trong cọc
Nó được kiểm tra sao cho ứng suất cắt xuất hiện trong cọc không vượt quá cường độ
chịu cắt của cọc. Tại đây, trong tính toán cường độ của móng theo kiểm tra bằng công
thức tính toán khả năng chịu uốn được đưa ra trong mục 12.10.1 và hình-C.12.1.1,
ứng suất cắt được xác định trong cọc chịu lực theo các điều kiện mục 6.4.7(2) của
phầnV nên được đưa vào tính toán. Ngoài ra, trong kiểm tra hệ số đàn hồi dẻo của
móng, ứng suất cắt tại trạng thái chuyển vị phục hồi tính toán theo điều kiện trong
mục 12.4 của phần 5 nên được đưa vào tính toán. Tuy nhiện, trong trường hợp tại đó
chuyển vị phục hồi ngang bằng hay nhỏ hơn với chuyển vị dẻo của, ứng suất cắt kiểm
tra cần được xác định sao cho nhỏ hơn chuyển vị phục hồi được tính dưới giả thiết về
thay đổi hệ số kháng (trong công thức (12.4.3) của phần V) của 1.0 và chuyển vị dẻo
của móng.

Cường độ cắt của móng cọc có thể được tính toán theo loại cọc như sau:
(1) Cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
Ứng suất cắt của cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ được tính toán theo mục 5.2.3.
Chiều rộng của tiết diện cọc b có thể lấy bằng tiết diện cọc vuông tương đương có
tiết diện đồng nhất, và chiều dài hữu hiệu d có thể lấy bằng khoảng cách từ trọng
tâm của thanh ở vị trí một phần bốn của phần chịu kéo đến phần chịu nén (như
hình-C.4.2.2). Ngoài ra, cường độ cắt có thể tăng phụ thuộc vào ứng suất dọc trục
tại đầu cọc gây ra bởi tải trọng tĩnh.

(2) Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực và cọc bê tông cốt thép (cọc PHC và cọc RC)
Cường độ chịu cắt của cọc PHC và cọc RC được tính toán theo mục 5.2.3. Tại
đây, chiều rộng của tiết diện cọc b có thể lấy bằng toàn bộ chiều rộng cả của tiết
diện rỗng, và chiều sâu hữu hiệu d có thể lấy bằng trọng tâm cọc ở vị trí một phần
tư của phần chịu kéo đến phần chịu nén của tiết diện cọc (như hình 4.2.3. Dù
cường độ chịu cắt của bê tông Sc tính toán theo công thức (5.2.1), giá trị cc ce cpt c
sẽ lấy 1.5 lần cường độ cắt cho phép trong bảng 4.2.7. Hơn nữa, cường độ chịu cắt
có thể tăng phụ thuộc vào ứng suất dọc trục tại đầu cọc gây ra bởi ứng suất trước
và tĩnh tải.

(3) Cọc ống thép, liên hợp cọc ống thép xi măng đất, và cọc SC
Với cọc ống thép, cọc ống thép xi măng đất, và cọc SC, khả năng chịu lực dưới
ứng suất tổng hợp khi chịu đồng thời mô men uốn và lực cắt phải được kiểm tra .

55
Tuy nhiên, vì tác động của mô men uốn có hơn tại trạng thái giới hạn của cọc,
kiểm tra ứng suất cắt có thể được bỏ qua
2) Thiết kế đệm đầu cọc
Thiế kế đệm đầu cọc cần được xét đến với các điều kiện trong mục 8.7.

12.11 Chi tiết kết cấu


12.11.1 Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực (cọc PHC)
(1) Cọc PHC phải tuân thủ các tiêu chuẩn trong Phụ lục 5 của JIS A 5373 (Sản phẩm bê
tông dự ứng lực tiền chế)
(2) Mũi của cọc PHC cần được bảo vệ trong khi thi công và có cấu tạo phù hợp cho quá
trình hạ cọc
(3) Đầu cọc PHC phải có đủ cường độ để chống lại lực đập của búa.
(4) Mối nối của cọc PHC cần có đủ cường độ và dễ dàng thi công. Có thể sử dụng mối
nối hàn hồ quang với bản táp kim loại.
(5) Khi đầu cọc PHC bị cắt, hàng cốt thép cần đặt bằng cốt thép cần thiết trong cọc tại vị
trí đầu cọc
(6) Cốt thép cần được bố trí đầy đủ trong tiết diện nơi kết cấu móng với cọc PHC có thể
bị chảy dẻo do động đất. Cốt thép nối dựa trên công thức (12.11.1) có thể được bố trí với
khoảng cách 100mm hoặc nhỏ hơn.

x y  2.45.......................................................... (12.11.1)

Trong đó:

 x : bán kính khối lượng của cốt thép nối, tính toán từ công thức (10.4.7) của phần V
 x : ứng suất chảy dẻo của cốt thép nối

(1) Ngoại trừ những chỉ dẫn đã được nêu. Cọc PC-PHC cần được thiết kế theo chỉ dẫn
liên quan và tuân theo các tiêu chuẩn JIS
Cường độ chịu nén của cọc PHC là 80N/mm 2 hoặc lớn hơn, và phương pháp chế
tạo cường độ bê tông gồm dưỡng hộ hơi nước tại nhiệt độ cao và áp suất cao và sử
dụng phụ gia tăng dẻo và cường độ bê tông.
Cọc PHC cần được xem xét theo các tiêu chuẩn về kích thước và vật liệu được
quy định trong JIS A 5337.

(2) Mũi cọc PC-PHC thường được phân loại theo dạng đóng và mở. Hầu hết cọc PC-
PHC có đường kính nhỏ là loại mở. Cách phân loại này phụ thuộc chính vào sự
khác nhau về phương pháp thi công cọc.
Mũi cọc cần được tính toán và cấu tạo cần thiết, với gia cường đầy đủ phủ thuộc
vào sức chống của các lớp đất, chất lượng đất, và phương pháp thi công cũng như
xuyên qua các lớp đất.
(3) Từ việc lực tác dụng lên đầu cọc khi nén được dự tính tăng cục bộ rất lớn do lực
đóng cọc tác dụng không đều lên đầu cọc hay những yếu tố khác, đầu cọc phải
được gia cường đầy đủ. Vì thế, hầu hết cọc PHC sản xuất hiện tại được cung cấp
với đầu cọc gia cường với đai thép có bề rộng từ 100 đến 250mm.
(4) Từ quy trình tiến hành liên kết cọc luôn bao gồm công việc được làm tại công
trường, chúng thường ít được quản lí. Do đó, nó cần được thiết kế cẩn thận cũng
56
như chú ý để tiện lợi để lắp đặt chúng và duy trì chức năng sau lắp đặt ngoài
những chú ý về đặc tính về động lực.
Một dạng phổ biến của liên kết cọc là liên kết bản thép trong hầu hết các trường
hợp (xem hình C.12.11.1).
Hầu hết liên kết cọc được đặt ở dưới mực nước ngầm, ngoài ra, bất cứ khi nào
cũng có nguy cơ về ăn mòn, chúng phải được bảo vệ đầy đủ bằng các biện pháp
chống ăn mòn.
(5) Chiều dài mà dự ứng lực trở nên không hiệu quả do việc cắt của đầu cọc PHC có
thể ước tính khoảng 50 lần đường kính của PC steel, dựa trên theo các kết quả thí
nghiệm.
Cốt thép bên trong cọc theo phương pháp B cho liên kết đài - cọc (theo hình
C.12.9.9) cần theo phương pháp B được đặt cần chú ý tới chiều dày lớp bảo vệ và
khoảng cách cốt thép, sự sắp xếp của PC steel, và chiều dài neo xác định dựa vào
sự giảm ứng lực của PC steel do cắt đầu cọc.
(6) Điều này được cung cấp để đảm bảo khả năng chịu cắt và độ dẻo của cọc PHC.
Cốt thép đai xoắn được đặt để nâng cao khả năng bó của bê tông, và chống lại lực
cắt. Lượng thép đặt được xác định từ kết quả của thí nghiệm tải trọng của cọc.
Cốt thép cần được đặt theo hàng trên tiết diện cọc có khả năng chảy dẻo. Tiết diện
cọc không chảy dẻo trong tính toán thiết kế yêu cầu đặt giống như cốt thép đai
xoắn khi đặt trong nền đất yếu. Tiết diện cọc ở gần biên giữa các lớp đất có đặc
tính biến dạng thay đổi rõ rệt theo chiều sâu yêu cầu phải có cốt đai xoắn đặc biệt,
vì những cọc này có thể phải chịu và chịu ứng suất lớn bất ngờ khi chịu tác động
từ chuyển vị cưỡng bức của đất nền khi động đất. Một nguyên tắc có thể đưa ra để
đảm bảo tại đường biên của các lớp đất xung quanh, như là đặt cốt thép đai xoắn
trong tiết diện cọc, sử dụng giá trị N từ thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), như
sau:
1) Giá trị N của lớp đất cát bên trên là nhỏ hơn giá trị của lớp đất dính bên dưới.
2) Giá trị N của lớp đất bên trên là nhỏ hơn 1/5 giá trị của lớp đất bên dưới cùng
một loại đất.
Chiều dài của cốt thép của cọc nên gấp 2 lần đường kính cọc tính từ biên hai lớp
đất lên trên và xuống dưới, tức là gấp 4 lần đường kính cọc.

Hình. C.12.11.1 Ví dụ về mối nối cọc

12.11.2 Cọc bê tông cốt thép (Cọc RC)

57
(1) Cọc bê tông cốt thép cần tuân theo tiêu chuẩn của Phụ lục 6 của JIS A 5372
(sản phẩm bê tông cốt thép tiền chế).
(2) Mũi cọc RC cần được bảo vệ trong khi đóng và có cấu tạo phù hợp cho quá
trình hạ cọc.
(3) Đầu cọc RC cần có đủ cường độ để chống lại lực đập của búa.
(4) Mối nối của cọc RC cần có đủ cường độ và dễ dàng thi công. Mối nối hàn với
các bản tápkim loại có thể được sử dụng.
(5) Cốt thép cần được bố trí đầy đủ trong tiết diện nơi cọc RC có thể bị chảy dẻo
do động đất. Cốt thép đai dựa trên công thức (12.11.1) có thể được sắp xếp với
khoảng cách 100mm hoặc nhỏ hơn.

(1) Ngoại trừ những chỉ dẫn đã được nêu. Cọc bê tông cốt thép cần được thiết kế theo
chỉ dẫn liên quan và tuân theo các tiêu chuẩn JIS. Cọc RC cần được xem xét cùng
các tiêu chuẩn về khoảng cách và vật liệu được chỉ rõ trong JIS A5372.
(2) Mũi cọc RC có dạng đóng, mở hay các dạng khác, tuy nhiên hầu hết chúng có
dạng đóng.
Nguyên nhân là hầu hết cọc bê tông cốt thép sử dụng hiện nay có đường kính nhỏ
và sử dụng phương pháp đóng cọc bằng búa dầu hay búa thủy lực: chúng dễ dàng
được đóng ngay cả với mũi đóng.
Nói chung, cọc với mũi đóng không gặp vẫn đề về tác động và có thể nói là hình
dạng rất tốt cho sức kháng chịu tải. Tuy nhiên, chúng có thể cần phải được hạ vô
cùng chậm do sự chối lớn xảy ra khi cọc đi vào lớp đất dính với mực nước ngầm
cao. Nếu lớp đất chống đỡ đầu cọc là nền đá, lớp sỏi cứng, hay đá tảng, đầu cọc có
thể bị quá lực cắt giới hạn gây vỡ: vì vậy nó thường được bảo vệ với bản thép.
(3) Vì ứng suất xuất hiện trên đầu cọc khi hạ cọc, được dự kiến tăng mạnh do việc
không cân bằng khi hạ hay những nguyên nhân khác, đầu cọc phải được gia cường
đầy đủ. Phương pháp gia cường bao gồm đặt cốt thép dầy hơn hay đặt thêm cốt
thép gia cường giữa các cốt thép chính, tuy nhiên chúng cũng có khuyết điểm là sự
giảm hiệu quả của bê tông trong quá trình sản xuất. Do đó, thường tiến hành liên
kết với đầu cọc bằng đai thép.
(4) Gần như tất cả cọc RC sản xuất hiện nay là cọc đơn, nhưng nếu nhiều hơn một cọc
được liên kết, tiết diện với liên kết hàn nên được coi như là cọc đơn vì chúng đáng
tin cậy về cường độ với điều kiện sử dụng hiện nay.
(5) Với tiết diện cọc không chảy dẻo theo phương pháp thiết kế theo khả năng thì cần
thiết kế giống như cọc PHC.

12.11.3 Cọc bê tông cốt thép (RC) đổ tại chỗ

(1) Đường kính thiết kế của cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ phải xác định yêu cầu của
phương pháp chế tạo. Đường kính thiết kế dựa theo bảng 12.11.1 có thể thỏa mãn
được những yêu cầu trên

Bảng-12.11.1 Đường kính thiết kế của cọc RC chế tạo tại chỗ
Phương pháp chế tạo cọc Đường kính thiết kế
Đường kính thiết kế cọc cần lớn hơn
Phương pháp ống vách toàn bộ hoặc bằng 0,8 m. với chênh lệch 0,1m.
Phương pháp đảo chiều Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống giữ
58
Phương pháp khoan đất ổn định khi khoan đất, đường kính
thiết kế được tính toán trừ đi 0,05m so
với thông thường

(2) Lớp bảo vệ tối thiểu của cốt thép cần được xác định từ các yêu cầu như phương
pháp thi công, tính không đồng nhất của bề mặt, phương pháp chuẩn bị lồng thép
và tuổi thọ. Lớp bảo vệ yêu cầu trong bảng 12.11.2 có thể thỏa mãn những yêu cầu
trên
Phương pháp thi công Chiều dày tối thiểu lớp bảo vệ
cọc
Phương pháp ống vách
toàn bộ
Phương pháp đảo chiều 120mm
Phương pháp khoan đất

(3) Cốt thép dọc và cốt đai cần được đặt theo khả năng gia công và chức năng của
chúng. Chúng có thể được thỏa mãn khi đáp ứng những yêu cầu sau:
1) Cốt thép chính dọc trục phải là cốt có gờ. Khoảng cách và chiều dài phải phù
hợp với bảng 12.11.3. Chúng có thể không có móc và cần được đặt thành các
hàng đơn.
Bảng 12.11.3 Cốt thép dọc của cọc
Mục Lớn nhất Nhỏ nhất Ghi chú
Lượng cốt 6% 0,4% Chỉ áp dụng cho
thép cọc bê tông cốt
thép thi công tại
chỗ có đường
kính tiêu chuẩn
Đường kính 22mm
Lớn hơn 2 lần đường kính
Khoảng cách cốt thép hay 2 lần đường
kính cốt liệu lớn nhất
Số thanh 6

2) Cốt đai phải là cốt có gờ, đường kính của chúng phải không nhỏ hơn 13mm và
khoảng cách từ trọng tâm đến trọng tâm cốt thép không lớn hơn 300mm. Tuy
nhiên, trong tiết diện tính từ đài đến chiều dài bằng 2 lần đường kính cọc,
khoảng cách từ tâm tới tâm cốt đai phải không lớn hơn 150mm, và hàm lượng
cốt thép phải không nhỏ hơn 0,2% của diện tích mặt cắt tiết diện. Hơn nữa, khi
cốt đai được nối bằng mối nối chồng, chiều dài nối chồng của cốt đai cần lớn
hơn 40 lần đường kính, và phải có móc neo dạng nửa vòng tròn hoặc móc
nhọn.
3) Mối nối của cốt thép dọc phải là mối nối chồng.

(1)1) Đường kính cọc tiêu chuẩn khác nhau giữa các phương pháp được nêu ở trên sử
dụng cọc đổ tại chỗ. Một khuynh hướng chung là chú ý giữa việc chế tạo cọc cho
những phương pháp thi công giống nhau. Tuy nhiên, phần này đưa ra đường kính

59
thiết kế được xác định tương ứng với từng phương pháp thi công, đưa đến cho
người thiết kế sự lựa chọn phù hợp, vì nó thường khó xác định chi tiết điều kiện
thi công tại giai đoạn thiết kế.
(1)2) Công tác chế tạo cần phải xác định đường kính danh định cho máy đào đất và
chống sạt lở tường của cọc thi công tại chỗ
Chúng thường được trình bày trong catalo theo phương pháp:
 O.D. thi công ống cắt (cắt góc) trong phương pháp ống vách toàn bộ (xem
hình C.12.11.2)
 O.D của xoay mũi khoan trong phương pháp đảo chiều (xem hình
C.12.11.3)
 O.D. của dao cắt bên gắn trên thùng quay trong phương pháp đào đất (xem
hình C.12.11.4)
 O.D. của thanh vòng, nếu nó chế tạo cùng nhau với bản thép; đường kính
của đường trung tâm của liên kết lỗ bu long, nếu sử dụng bản lót; hay
đường kính trong của vữa hay tấm khác, nếu sử dụng vữa lót, trong phương
pháp móng sâu (xem hình C.12.11.5)
(1)3) Trong công tác đào, sai số cho phép tương đối lớn được cho giữa đường kính danh
định và đường kính đào, phụ thuộc vào các điều kiện của các lớp đất và kĩ thuật
thi công cũng như phương pháp làm việc và máy thi công. Thông thường, đường
kính đào lớn hơn đường kính danh định. Sé khó xác định sự khác nhau một cách
định lượng của kích thước giữa chúng. Theo đó, dù, trước đó, chúng là 2 tới 3 cm
trong phương pháp ống vách toàn bộ, 4-10 cm cho phương pháp đảo chiều, 3-5 cm
với phương pháp khoan đất, và 3-10cm với phương pháp móng sâu. Như vậy,
đường kính danh định dưa ra ở trên được coi như là đường kính thiết kế trong mỗi
phương pháp. Nếu, trong phương pháp khoan đất, chất ổn định được sử dụng để
ngăn chặn sụp đổ thành hố, thì sẽ tạo nên một loại bùn khoan. Với lý do đó, có sự
e ngại về sự làm giảm chất lượng của bê tông có thể xảy ra xung quanh cọc, vì tác
động đến cường độ của cọc do đường kính cọc có thể nhỏ hơn. Do đó, đường kính
thiết kế được lấy nhỏ hơn 5cm đường kính danh định. Chất ổn định đưa ra ở đây là
một loại dung dịch nhân tạo có trọng lượng riêng khoảng 1,05 hoặc lớn hơn khi ở
trong hố khoan.
Trong phương pháp móng sâu, nếu sử dụng bản thép sóng và một thanh vòng,
đường kính thiết kế được lấy theo đường kính ngoài của thanh vòng, nếu sử dụng
bản lót, nó là đường kính trong của bản lót. Nếu sử dụng vữa lót, nó là đường kính
trong của vữa hay bản khác. Nếu sử dụng bản lót có đường kính lớn, cần có vòng
gia cường. Trong trường hợp này, đường kính trong của vòng gia cường sẽ được
lấy là đường kính thiết kế.

60
Hình. C.12.11.2 Phương pháp ống Hình. C.12.11.3 Phương pháp đảo chiều
vách toàn bộ

Hình. C.12.11.4 Phương pháp đào đất

Hình. C.12.11.5 Phương pháp móng sâu

(1)4) Khi xác định đường kính thiết kế, đường kính cọc tiêu chuẩn được xác định rõ
bằng cách xác định phương pháp thi công, máy, và vật liệu sử dụng. đường kính
thiết kế thường được dùng là 100 cm, 120 cm, và 150 cm với phương pháp ống
cắt, đảo chiều hay khoan đất. Một nguyên tắc an toàn giữa đường kính thiết kế và
chiều sâu là 140cm ở 10m, 200cm ở khoảng 20m, và 300cm ở khoảng 30m trong
phương pháp móng sâu.
(2) Nếu tiến hành thi công bằng phương pháp ống cắt, đảo chiều hay khoan đất, chiều
dày lớp bê tông bảo vệ tối thiểu cần tăng bởi xem xét các điều kiện thi công, sự
không bằng phẳng của đất nền tự nhiên, khả năng thi công tại chỗ cọc như là đặt
lồng thép, và tuổi thọ của bê tông đặt dưới mực nước ngầm hay dưới nền đất. Trong

61
trường hợp này, chiều dày bê tông bảo vệ tối thiểu được đưa ra theo mỗi phương
pháp
Trong phương pháp móng sâu, lớp bê tông bảo vệ cốt thép có mối quan hệ mật thiết
với việc rút ống vách và khoảng hở giữa cốt thép dọc và cốt đai. Trong trường hợp
không rút ống vách đầu tiên, lớp bê tông bảo vệ tất nhiên có thể được lấy nhỏ hơn
trường hợp rút ống vách. Trong phương pháp thi công sử dụng thanh vòng, bê tông
bảo vệ cốt thép cần được kiểm tra theo khoảng cách mặt bích. Khi xác định lớp bê
tông bảo vệ, cần tính đến tuổi thọ của kết cấu bê tông cốt thép chế tạo trong môi
trường không khí nhưng làm việc dưới đất.
Trước đây, để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép tối thiểu cho cốt thép
chủ, khoảng cách từ mặt ngoài cọc tới tâm của cốt thép phải được xác định.
Tuy nhiên, hiện nay, điều này đã được hiệu chỉnh để đảm bảo điều này được xử lý
giống như những quy định trong 7.4.

(3) (3)1) Lượng cốt thép tối đa được quy định như với cấu kiện cột . Lượng tối thiểu
được xác định theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, đường kính và khoảng cách cốt thép
của cọc đặt trong phương pháp máy đào sẽ lớn rõ rệt, và quy định cốt thép tối đa và
tối thiểu là không có ý nghĩa. Do đó, những yêu cầu được xác định riêng cho cọc
với đường kính điển hình. Hơn nữa, đường kính nhỏ nhất và số lượng tối thiểu của
cốt thép được xác định từ kết quả khảo sát, yêu cầu độ cứng của lồng thép trong quá
trình thi công. Đường kính nhỏ nhất và số cốt thép tối thiểu của lồng thép lớn cần
được xác định từ điều kiện oằn của lồng thép.
Khoảng cách nhỏ nhất của thép dọc, lớn hơn yêu cầu chi tiết trong mục 7.5, được
xác định từ khả năng làm việc trong quá trình đổ bê tông. Nếu có ý định bỏ qua
chống sạt lở thành trong thiết kế đổ cọc tại chỗ dưới phương pháp móng sâu, do sự
xét thấy nên giữ khoảng 20cm thông thủy giữa các thanh cốt thép chính.
Có cơ sở để thiết kế đặt cốt thép chính trong một lớp thay vì hai lớp như có thể, vì
cách đặt 2 lớp mang đến nhiều vấn đề trong thi công như lắp đặt lồng thép và đổ bê
tông. Tuy nhiên nó không phải luôn luôn được áp dụng, vì lắp đặt cốt thép và đổ bê
tông trong móng sâu có thể bị tác động từ những hướng như nhau như kết cấu bê
tông cốt thép trong không khí. Xét về an toàn, mặc dù, một vài cốt thép bên trong
đặt 2 lớp cần được kéo dài xuống đáy hố.
Từ việc xét đến biến dạng của cốt thép chính và tính ít làm việc của cốt đai, mục
này chỉ ra rằng chúng có thể bỏ qua

(3)2) Cốt đai phải là cốt có gờ. Đường kính quy định tối thiểu 13mm dựa trên điều kiện
làm việc, vì lồng thép với cốt đai nhỏ sẽ dễ bị biến dạng. Đường kính cốt đai tối đa
trong cọc bê tông cốt thép đổ tại chỗ thi công bằng máy không nên quá 22mm để dễ
thi công
Khoảng cách tối đa từ tâm tới tâm của cốt thép phải là 300mm, từ điều kiện độ dẻo
của cọc và khả năng thi công.
Vì đầu cọc của cọc đổ tại chỗ là liên kết ngàm với đế móng, tiết diện đầu cọc nên
được thiết kế chịu ứng suất tập trung. Như trình bày trên, phần này nên được đặt cốt
đai đủ dầy. Hơn nữa, khi thiết kế mặt đất nền trong thiết kế kháng chấn trong mục
4.6 của phần V được nằm dưới đế móng, phần tiết diện cọc có chiều dài gấp đôi
đường kính cọc từ mặt nền cần được gia cường.
Tiết diện ngang trên bằng với chiều dài đơn vị của cọc nhân với đường kính cọc
(theo hình C.12.11.6). Diện tích mặt cắt hữu hiệu của mỗi cốt đai bằng 2 lần diện
62
tích mặt cắt của một thanh cốt đai. Theo đó, Tiết diện của cốt đai yêu cầu đảm bảo
lượng cốt đai không nhỏ hơn 0,2 % của tiết diện được xác định từ công thức
(C.12.11.1)

Trong đó:
As: diện tích tiết diện của cốt đai
D: đường kính cọc
a: khoảng cách của cốt đai

Hình. C.12.11.6 Mặt cắt dọc của cọc

Theo kết quả kiểm tra khả năng chịu uốn và cắt của cọc, đặt cốt thép đai dày tại
những vị theo yêu cầu. Thậm chí trong trường hợp này, khảng cách tối thiểu
không được nhỏ hơn 125mm.
Khi lắp ráp lồng thép, lắp đặt cốt thép dọc phải được bảo vệ không bị biến dạng
khi lưu trữ, vận chuyển, và cẩu lắp. Dù đường kính và khảng cách của thanh lắp
ráp khác phù hợp với kích thước và khối lượng của lồng thép, nó thường được
chấp nhận với đường kính 22mm hay như vậy trong khoảng 2 đến 3m. Nếu việc
lắp đặt khoảng cách thanh thép chịu lực chính, hình dạng của lồng thép có thể dễ
dàng được giữ ổn định.

Cần có lưới thép (thép đáy) tại phần dưới của lồng thép để bảo vệ không để thép
chủ đâm vào của đáy hố khoan do trọng lượng bản thân của lồng thép. Khảng cách

63
này cũng hữu hiệu trong phương pháp thi công ống vách toàn bộ vì nó ngăn cốt
thép bị đẩy lên khi đổ bê tông.
Theo quy định 7.7(3), cốt đai cần được móc đầu neo theo đúng quy định chung.
Tuy liên kết hàn có thể được sử dụng để neo, cần đảm bảo cường độ của chúng.
Từ điều kiện thi công đổ bê tông thủy lực trong nước bùn, chiều dài nối chồng quy
định lớn hơn hoặc bằng 40 lần đường kính cốt đai nếu nối chồng được sử dụng.

(3) Nguyên tắc nối cốt thép cần đảm bảo cường độ mối nối bằng với cường độ của kết
thép thiết kế. Vì thế, mối nối chồng của cốt thép chịu kéo phải có chiều dài nối lớn
hơn giá trị xác định sử dụng công thức 7.8.1.
Với cọc trong phương pháp móng sâu, được thi công trong môi trường không khí,
chiều dài của mối nối chồng có thể tính toán bằng cách sử dụng công thức này.
Nói chung, mối nối cốt thép tạo ra điểm yếu về cường độ trong khi thi công và do
các nguyên nhân khác. Do đó, cần phải quan tâm đặc biệt để tránh khu vực có ứng
suất lớn trong thân cọc hoặc vị trí mà độ cứng của nền đất thay đổi đột ngột theo
chiều sâu. Dù liên kết giữa các thanh thép chính có thể sử dụng liên kết hàn khi
nâng hạ bằng cẩu
Khi không thể nối chồng thanh thép chính do hạn chế trong công tác thi công. …,
người thiết kế có thể nối bằng phương pháp hàn điện hay hàn ga áp lực.

64
Chương 17: Thi công cọc đúc sẵn
(trang 467 đến 484)
17.1 Phương pháp áp dụng

Chương này phải áp dụng cho công tác thi công cọc đúc sẵn bằng phương pháp đóng,
phương pháp đào trong, phương pháp khoan trước hoặc phương pháp cọc thép và xi
măng đất liên hợp.

Cọc đúc sẵn ở đây bao gồm cọc bê tông cốt thép, cọc bê tông cốt thép ứng lực trước
cường độ cao (PHC), cọc thép và cọc liên hợp thép – bê tông sản xuất tại nhà máy.
Công tác thi công móng cọc đúc sẵn được đề cập trong tiêu chuẩn này phải phù hợp với
các phương pháp thi công dưới đây. Nếu một phương pháp thi công khác với các phương
pháp đóng, phương pháp đào trong, phương pháp khoan trước hoặc phương pháp cọc
thép và xi măng đất liên hợp được sử dụng thì nội dung của nó phải được lĩnh hội đầy đủ,
phản biện độc lập và tiến hành một cách cẩn trọng.

1) Phương pháp đóng cọc bao gồm phương pháp đóng và phương pháp búa rung. Phương
pháp đóng là phương pháp hạ cọc xuống độ sâu định trước bằng búa đi-ê-zen, búa rơi,
búa thủy lực. Phương pháp búa rung là phương pháp hạ cọc thép xuống độ sâu định trước
bằng búa rung. Các phương pháp trên không sử dụng đồng thời tia nước áp lực cao.
Trước đây, phương pháp đóng được định nghĩa là phương pháp đóng cọc; tuy nhiên, từ
khi phương pháp búa rung được quy định lần đầu tiên, nó được định nghĩa là phương
pháp đóng để phân biệt với phương pháp búa rung.

Phương pháp đóng cọc trong một số trường hợp được quy định tại Nhật Bản như là một
công việc thi công cụ thể, phụ thuộc vào quy trình của nó, bởi “Luật Kiểm soát tiếng ồn”
và “Luật kiểm soát rung động”. Khi sử dụng phương pháp này trong khu vực chỉ định rõ
bởi các luật trên, các nhà thầu phải cảnh báo cho thị trưởng, chính quyền thành phố hoặc
xã, phường có liên quan để có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và rung động.

2) Hạ cọc bằng phương pháp đào trong bao gồm rất nhiều quy trình kỹ thuật
Khi xem xét tầm quan trọng của cầu, mục này khuyến nghị hai quy trình: sau khi cọc
được hạ đến độ sâu cho trước bằng phương pháp đóng hoặc ép, khi sử dụng gầu để múc
đất tại mũi cọc từ bên trong cọc, sức chịu tải yêu cầu phải đạt được bằng i) đóng cọc bằng
búa hoặc ii) xử lỹ mũi cọc và phần rỗng bên trong cọc bằng vữa xi măng hoặc bê tông.

3) Phương pháp khoan trước bao gồm rất nhiều quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, quy trình
đề cập ở đây là: nền đất được khoan bằng mũi khoan hoặc cần khoan, sau đó bơm dung
dịch giữ thành, tiếp theo cọc bê tông cốt thép, cọc PHC hoặc cọc liên hợp thép – bê tông
sản xuất tại nhà máy được hạ xuống. phương pháp khoan trước đề cập ở đây được hạn
chế vào các phương pháp có thể đảm bảo lấp đầy khe hở giữa thành hố đào và bề mặt của
cọc.

4) Phương pháp cọc liên hợp thép – xi măng đất là phương pháp thi công cọc trong đó
cột xi măng – đất được thi công tại nền đất hiện trường và cọc thép có gân ngoài được
đưa vào trong cột xi măng – đất đã thi công. Có hai cách thi công, cách thứ nhất là cọc
65
thép được hạ cùng thời điểm thi công cọc xi măng – đất, cách thứ hai là cọc thép được hạ
cùng sau khi thi công xong cọc xi măng – đất và cả hai cách thi công được đề cập tới ở
đây.

17.2 Lựa chọn máy móc, thiết bị thi công

Các máy móc, thiết bị thi công phải được lựa chọn sau khi xem xét đầy đủ các đặc
điểm của cọc, môi trường thi công cọc, cấu trúc các lớp đất, và an toàn thi công để
thỏa mãn các yêu cầu về kích cỡ và chức năng.

1) Búa đóng cọc


Kích cỡ búa cần được lựa chọn thông qua cấu trúc các lớp đất và đặc điểm của cọc cùng
với sự an toàn của cọc được đóng. Bởi vì nếu búa được sử dụng trong một thời gian dài
để tạo chấn động thì mô tơ có thể bị cháy hoặc nền đất xung quanh thân cọc có thể bị xáo
trộn nên việc chọn loại búa phải được xem xét cẩn thận.

2) Chụp đầu cọc và bản đệm


Khi lựa chọn chụp đầu cọc và bản đệm cần phải xem xét ngăn ngừa lệch tâm…/ Do đó,
cần sử dụng chụp đầu cọc phù hợp với đường kính cọc và bản đệm không bị biến dạng.

3) Gầu múc và bộ phận dẫn động gầu múc


Vì gầu múc được hoạt động bởi bộ phận dẫn động để khoan hố khoan nên nó cần có đủ
độ cứng. Khi chọn gầu múc và bộ phận dẫn động cho gầu múc, cần phải xem xét các yếu
tố như đường kính cọc, độ sâu thi công, các lớp đất được đào.

4) Bộ dẫn hướng

Bộ dẫn hướng phải có cấu trúc sao cho có thể giữ cọc một cách chắc chắn như chụp đầu
cọc và truyền toàn bộ lực đóng từ búa vào cọc đồng thời bảo vệ cọc. Do đó, khuyến nghị
sử dụng bộ dẫn hướng chế tạo từ cùng loại vật liệu và cùng tiết diện ngang với cọc.
Trong trường hợp cần sử dụng bộ dẫn hướng có chất lượng khác vì lí do bất khả kháng
thì bộ dẫn hướng này cần phải có cùng tiết diện ngang tương đương. Bộ dẫn hướng sử
dụng trong thi công cọc theo phương pháp đào trong cần có lỗ mở và rỗng bên trong để
đưa đất đào ra ngoài.

17.3 Thí nghiệm cọc

Về nguyên tắc, phải thí nghiệm cọc trước khi thi công cọc đúc sẵn. Tuy nhiên, nếu khả
năng thi công của cọc tại hiện trường được đảm bảo thì có thể bỏ qua thi công cọc thí
nghiệm.

1) Cọc thử cần được tiến hành bằng việc lựa chọn vị trí phù hợp cho móng của mỗi mố
và trụ và sử dụng cọc dài hơn từ 1 đến 2m so với cọc sử dụng thực tế.
2) Điều kiện hoàn thành đối với cọc đóng cần được kiểm tra theo mục 17.10.

66
3) Nếu kết quả thí nghiệm cọc đề xuất cần thiết phải thay đồi chiều dài, độ dày, và số
lượng cọc và phương pháp đóng cọc thì chỉ thay đổi sau khi kiểm tra kỹ cột địa chất, cấu
trúc các lớp đất trong bảng tính thiết kế, ảnh hưởng đến kết cấu bên trên, các vấn đề về
môi trường, thời hạn thi công …
17.4 Chuẩn bị thi công

Trước khi thi công cọc, các công việc chuẩn bị phải được thực hiện để việc thi công có
thể tiến hành đảm bảo và an toàn.

1) Bố trí nền mặt bằng thi công


Áp lực lên nền đất do máy đóng cọc gây ra thường nằm trong khoảng 0.1 đến 0.2
N/mm2, vì vậy, nền đất tại mặt bằng thi công cần được chuẩn bị để chịu được áp lực này.
2) Lưu trữ tạm cọc
Khi lưu trữ tạm cọc tại công trường, các thanh kê cần được đặt với khoảng cách hợp lý để
bảo vệ cọc khỏi các biến dạng có hại. Chiều cao chất cọc cần được xác định theo khả
năng chịu lực của nền đất và điều kiện của khu vực xung quanh.
3) Kiểm tra và bảo trì máy móc, thiết bị
Máy đóng cọc, búa, thiết bị phụ trợ và các dụng cụ khác cần được kiểm tra và bảo dưỡng
trước khi bắt đầu hoạt động theo đúng hướng dẫn sử dụng của thiết bị sao cho chúng có
thể hoạt động đúng chức năng. Người điều khiển có kinh nghiệm cần được …. Cho hoạt
động của họ và an toàn cần phải đảm bảo bằng cách chỉ định rõ kỹ sư chịu trách nhiệm
kiểm tra và bảo dưỡng.

17.5 Vận chuyển, lưu kho và kiểm tra

(1) Cọc bê tông phải được vận chuyển, bốc xếp, dỡ và lưu kho theo các quy định của
tiêu chuẩn JIS A 7201 (Tiêu chuẩn làm việc của cọc bê tông ly tâm).
Khi vận chuyển đến công trường, cọc phải được kiểm tra bề mặt, hình dạng và kích
thước theo các tiêu chuẩn JIS A 5372 và JIS A 5373
(2) Phải chú ý không để cọc ống thép bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bốc xếp,
dỡ và lưu kho.
Khi vận chuyển đến công trường, cọc phải được kiểm tra bề mặt, hình dạng và kích
thước theo các tiêu chuẩn JIS A 5325

17.6 Thi công cọc (hạ cọc)

Cọc phải được hạ chính xác và an toàn


1) Máy đóng cọc và phụ kiện phải được lắp đặt tại các vị trí đúng trên nền đất cứng sao
cho chúng có thể định vị cọc chính xác tại vị trí cho trước
2) Để đóng cọc chính xác, cọc phải được hạ với trục của cọc theo đúng góc thiết kế. Sau
khi hạ cọc nên kiểm tra cọc bằng cách đo theo hai phương vuông góc.
3) Khi để cọc trên mái dốc hoặc nền yếu
67
4) Không tốt khi hạ cọc trên nền nghiêng

17.7 Mối nối cọc bằng hàn công trường

(1) Mối nối cọc bằng hàn công trường đối với cọc đúc sẵn về nguyên tắc phải là đường
hàn hồ quang.
(2) Khi mối hàn được thực hiện tại công trường, phải sử dụng kỹ sư hàn có đủ trình độ
và kinh nghiệm. Kỹ sư hàn phải lựa chọn thợ hàn và cán bộ để hướng dẫn và giám sát
quá trình hàn.
(3) Thợ hàn phù hợp với mục đích này phải vượt qua kỳ thi kiểm tra dành cho thợ hàn
mối nối cọc tại công trường hoặc các kỳ thi sát hạch tương đương hoặc cao hơn như đề
cập trong tiêu chuẩn JIS Z 3801 và JIS Z 3841 và phải có kinh nghiệm hàn từ 6 tháng
trở lên.
(4) Cọc bê tông phải được hàn cẩn thận tại công trường theo tiêu chuẩn JIS A 7201.
Cọc ống thép cũng phải được hàn tương tự cọc bê tông.
(5) Sau khi quá trình hàn hoàn thành, phải kiểm tra mối hàn theo các phương pháp,
theo số lượng và tại vị trí được chỉ định. Nếu phát hiện bất kỳ khuyết tật nào cần phải
sửa chữa thì phải tiến hành chỉnh sửa bằng các biện pháp phù hợp.
(6) Khi hàn mối nối cọc tại hiện trường, phải ghi chép lại điều kiện hàn, quy trình hàn
và kết quả kiểm tra mối hàn.

(3) Kỹ sư hàn cần chọn thợ hàn bằng cách tiến hành một cuộc thi phù hợp với môi
trường, điều kiện và phương pháp hàn được sử dụng tại công trường.
(4) Cọc ống thép cần được hàn tại công trường theo tiêu chuẩn JIS A 7201; tuy nhiên,
cho phép sai lệch giữa hai mối nối cần tuân thủ theo JIS A 5525.
Trong quá trình hàn, phải ngăn chặn sự xuất hiện của mô men uốn do lực dọc lệch tâm
khi đóng cọc hoặc khi chịu lực
Trong trường hợp hàn thủ công hoặc bán tự động cần đến khe hở giữa hai thép cơ bản,
cần giữ khe hở yêu cầu bằng cách sử dụng cữ chuẩn, và cọc trên và cọc dưới phải được
liên kết tốt, không có sai lệch đáng kể nào.
(5) Sau khi quá trình hàn hoàn thành tại công trường, tất cả các mối hàn cần được kiểm
tra bằng quan sát các yếu tố: vết nứt, …, thiếu kích thước, …, hàn chồng nhau, nóng
chảy, và các khuyết tật có hại khác. Với mối nối cọc ống thép có đường kính và độ dày
lớn được kiểm tra bằng thí nghiệm tia bức xạ, cần tuân thủ tiêu chuẩn JIS Z 3104 và nếu
kết quả kiểm tra mối nối đạt Cấp 3 hoặc cao hơn thì có thể chấp nhận là mối nối tốt.

17.8 Hoàn thiện đầu cọc

Việc hoàn thiện đầu cọc phải được tiến hành mà không làm hư hỏng thân cọc
1) Khi cắt đầu cọc đến độ cao bằng nhau, cần chú ý để cọc không bị nứt hoặc giảm ứng
suất trước trong cọc.
2) Khi cắt cọc ống thép đến độ cao bằng nhau, cọc cần được cắt càng phẳng càng tốt và
nếu thép gia cường và … được sử dụng thì chúng cần được gắn chặt.
3) Phần cọc tiếp xúc với bê tông cần được làm sạch khỏi đất, bụi, và dầu mỡ trước khi đổ
bê tông.
68
17.9 Vận chuyển đất đào
Đất từ hố đào phải được vận chuyển đi một cách thích hợp.

17.10 Đóng cọc và hoàn thiện quá trình đóng cọc


(1) Thứ tự đóng cọc phải được xác định có kể đến đặc điểm và bố trí của các cọc, ảnh
hưởng của môi trường xung quanh và loại máy đóng cọc.
(2) Khi đóng cọc phải luôn luôn chú ý đến khả năng cọc bị sai vị trí và hướng và cọc
phải được đóng sao cho không gây hư hỏng cho bản thân cọc.
(3) Về nguyên tắc, cọc phải được đóng sao cho không ở tình trạng bị treo.
(4) Công tác đóng cọc phải được hoàn thành sau khi kiểm tra kỹ điều kiện hoàn thiện
sao cho đảm bảo sức chịu tải theo tính toán thiết kế.

(2) Vì chuyển vị của cọc có xu hướng xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình đóng cọc nên
cần áp dụng phương pháp đóng cọc phù hợp với loại máy đóng cọc sử dụng.
Vì quá trình đóng cọc lệch tâm đôi khi gây ra mất ổn định và phá hoại cho đầu cọc, làm
nghiêng trục cọc, phá hoại chụp đầu cọc và miếng đệm đầu cọc, nên bộ dẫn hướng của
búa đóng cọc nên luôn luôn trùng với đường trục của chụp đầu cọc, búa và cọc.
Khi mũi cọc bị hư hỏng do thao tác sai trong khi đang được định vị hoặc bởi… khi đang
đóng cọc, nhà thầu phải xem xét việc thay thế cọc mới hoặc tăng tổng chiều dài của cọc.
(3) Khi việc đóng cọc bị tạm dừng trong khi đang đóng, việc đóng cọc trở nên khó khăn
hơn với khoảng thời gian dừng và cần có thiết bị đóng cọc lớn hơn. Do đó, như là một
quy tắc chung, việc đóng cọc cần được tiến hành liên tục và cần phải có thiết bị dự phòng
lớn hơn thiết bị đóng cọc sử dụng.
(4) 1) Các điều kiện hoàn thành cần được xác định dựa trên kết quả của công tác thí
nghiệm cọc và được trình bày theo các tham số như độ sâu chôn cọc, sức chịu tải động,
độ chối của nhát búa cuối (với phương pháp đóng cọc), giá trị cường độ và điện thế, tốc
độ xuyên (với phương pháp búa rung), và các tham số khác. Quá trình đóng cọc phải
được hoàn thiện với đầy đủ các điều kiện hoàn thành như trên.

i) Độ sâu chôn cọc


Độ sâu chôn cọc được chỉ định trong hồ sơ thiết kế hoặc xác nhận bằng kết quả thí
nghiệm cọc.
ii) Sức chịu tải động
Sức chịu tải động trong phương pháp đóng có thể tính toán bằng công thức kiểm soát
công tác hoàn thiện (Phương trình C.17.10.1). Do những giá trị của sức chịu tải động xác
định bằng công thức này phân tán, công thức này không phải là chỉ số quyết định của
việc kiểm soát công tác hoàn thiện và cần được xem như một trong những kỹ thuật kiểm
soát công tác hoàn thiện.
Phương trình này không nên áp dụng cho trường hợp việc đóng cọc có thể làm tăng áp
lực nước trong các lớp đất rất nhiều theo dạng của chúng và như là hệ quả phản hồi bởi
việc sử dụng cọc rất lớn và bố trí gần nhau.

69
Trong đó:
Ra: Sức chịu tải cho phép của cọc (kN)
A: Diện tích tiết diện của cọc (m2)
E: Mô đun đàn hồi của pie (kN/m2)
l1: Chiều dài cọc sử dụng trong tính toán sức kháng mũi động (m) như
trong bảng C.17.10.1
l2: Chiều dài (m) của cọc đóng trong đất
l: Chiều dài (m) từ đỉnh cọc đến điểm đóng
lm: Chiều dài (m) từ đỉnh cọc đến điểm đo phản hồi
U: Chiều dàu chu vi của cọc (m)
N: Giá trị N trung bình của chu vi cọc
K: Độ chối (m)
eo, ef Hệ số hiệu chỉnh của giá trị trong bảng C.17.10.2. Tuy nhiên WH/WP là
tỉ lệ trọng lượng của búa với cọc và nếu sử dụng bộ dẫn hướng thì WP là
tổng trọng lượng của cọc và bộ dẫn hướng.

Bảng C. 17.10.1 Sửa đổi chiều dài cọc

Giá trị của eo Giá trị của l1


eo ≥ 1 lm
1 > eo ≥ lm/l lm/ eo
eo ≤ lm/l l

Bảng C. 17.10.2 Hệ số liên kết

Loại cọc Phương pháp hạ cọc eo ef Ghi chú


Cọc ống thép Phương pháp đóng cọc 1.5 WH/WP 0.25
Khoan trước và đóng ở giai
đoạn cuối
Cọc PHC, RC Phương pháp đóng cọc 1.5 WH/WP 0.25
và SC Khoan trước và đóng ở giai 1.5 WH/WP 1.00
đoạn cuối
Cọc thép, PHC, Phương pháp đóng cọc (1.5 WH/WP)1/3 0.25 Áp dụng cho
RC và SC búa thủy lực

Số hạng đầu tiên của Phương trình C.17.10.1 là sức chịu tải điểm cực hạn động, tính
dựa trên lý thuyết sóng, số hạng thứ hai là giá trị xét đến tác dụng động làm giảm
lực ma sát bên.

70
eo là hệ số hiệu chỉnh với chiều dài sóng của sóng ứng suất xảy ra trong thân cọc và phan
hồi. Chiều dài sóng và phản hồi sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi tỉ số trọng lượng WH/WP của
búa và cọc, hình dạng và vật liệu của bản đệm… Vì ef là hệ số hiệu chỉnh cho giá trị giảm
của lực ma sát bên động, nó sẽ có giá trị khác nhau với các phương pháp thi công khác
nhau. Do đó, xem xét đến những yếu tố này, sức chịu tải động tính theo phương trình
C.17.10.1 và sức chịu tải tĩnh xác định từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh được so sánh và
quan hệ giữa hai giá trị được xem xét để xác định giá trị của eo và ef trong Bảng 17.10.2.
Nếu vật liệu hoặc diện tích tiết diện ngang khác nhau dọc theo toàn bộ chiều dài của cọc
hoặc bộ dẫn hướng được sử dụng, nên hiệu chỉnh độ cứng của cọc trong số hạng thứ nhất
của Phương trình C.17.10.1 bằng Phương trình C.17.10.2.

Ao, Eo, Lo: Diện tích tiết diện ngang (m2), mô đun đàn hồi (kN/m2) và chiều dài (m) của
phần thân cọc đang xét

Ai, Ei, Li: Diện tích tiết diện ngang (m2), mô đun đàn hồi (kN/m2) và chiều dài (m) của
phần thân cọc thứ i.
Bên cạnh công thức kiểm soát độ chối này, nhiều công nghệ kiểm soát sức chịu tải sử
dụng các phương pháp phân tích và đo đạc khác nhau đã được phát triển. Việc áp dụng
của mỗi công nghệ được xem xét thông qua các đặc điểm và tính năng thực của chúng.
Đối với phương pháp búa rung, công thức kiểm soát tương tự công thức trên được đề
xuất và việc đóng cọc cần được dừng lại trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng các kết quả từ công
thức này và các điều kiện chối khác.

iii) Độ chối ứng với mỗi nhát búa tại thời điểm chối (áp dụng cho phương pháp đóng)
Độ chối ứng với mỗi nhát búa tại stall không thể xác định duy nhất vì nó phụ thuộc vào
loại, chiều dài và hình dạng cọc, điều kiện xung quanh và các thông số khác. Giá trị từ 2
đến 10mm được coi như là giá trị tiêu chuẩn theo các tài liệu tham khảo hiện có. Chú ý là
trong trường hợp đặc biệt nếu quá trình đóng cọc được tiếp tục với giá trị độ chối nhỏ
hơn hoặc bằng 2mm, tác dụng phản hổi không những ảnh hưởng lên cọc mà cả búa và
gây hư hỏng cho chúng.
Khi đã được xác định là đủ sức chịu tải hoặc khi sử dụng cọc ma sát, độ chối là một vấn
đề khác.
iv) Cường độ, điện thế và tốc độ xuyên (áp dụng cho phương pháp búa rung)
Cường độ, điện thế và tốc độ xuyên của phương pháp búa rung tại thời điểm chối rất khó
xác định được là một giá trị vì chúng phụ thuộc vào loại, chiều dài và hình dạng cọc, điều
kiện nền đất, máy móc thi công… Nếu cọc được chế tạo để hạ sau khi điều chỉnh dựa
trên thí nghiệm nén tĩnh trước đây sao cho điện thế của mô tơ của búa rung có giá trị gần

71
như không đổi, cường độ dòng điện bằng 100 đến 150% của giá trị danh định cũng như
khi tốc độ xuyên là 10 mm/giây hoặc nhỏ hơn thì được coi là đạt độ chối.

2) Khi việc đóng cọc trở nên khó khăn trước khi đạt đến lớp đất chịu lực hoặc điều kiện
chối không đạt kể cả khi đạt đến độ sâu thiết kế, cần phải xem xét lại toàn bộ thiết kế và
điều kiện thi công.
i) Khi không thể xuyên qua một lớp đất trung gian trước khi đạt đến lớp chịu lực định
trước hoặc khi ảnh hưởng đầm chặt đất trở nên lớn và việc đóng cọc trở nên khó khăn:
Khi cọc chối vì những nguyên nhân này, điều kiện độ chối hiển nhiên thỏa mãn trên quan
điểm sức chịu tải dọc trục đơn thuần của cọc. Tuy nhiên, có những trường hợp độ sâu
chôn cọc được xác định bởi công tác làm sạch, khả năng chịu tải ngang, lún cố kết của
lớp đất dính hoặc các điều kiện khác, và do đó cần có các giải pháp như sử dụng búa lớn
hơn, sử dụng cọc hạ bằng phương pháp đào trong đồng thời hoặc gắn thêm lưỡi cắt ma
sát tại mũi cọc.

ii) Khi công tác đóng cọc trở nên khó khăn trước khi đạt đến lớp đất chịu tải do lớp đất
chịu tải xuất hiện ở độ sâu nhỏ hơn dự kiến:
Trường hợp khi cọc chối do lớp đất chịu tải xuất hiện ở độ sâu nhỏ hơn dự kiến xảy ra ở
những khu vực thi công lớn hoặc trong vùng trầm tích của các con sông trước đây. Mặc
dù sự khác biệt so với các trường hợp khác là khó, sẽ tốt hơn nếu tăng số lượng hố khoan
hoặc cân nhắc dựa trên độ sâu khi chối của các cọc khác.
iii) Khi điều kiện chối không đạt kể cả khi đạt đến độ sâu thiết kế:
Tình huống này được giải quyết bằng cọc ép âm trong phần lớn trường hợp. Khi việc nối
cọc gặp khó khăn do vật liệu cọc thì cần xử lý xem xét đến điều kiện thiết kế.

17.11 Phương pháp khoan trong


17.11.1 Công tác đào và thả
(1) Bất kỳ sự thay đổi về chất lượng đất và đặc tính và điều kiện hạ của cọc phải được
quan sát kỹ lưỡng trong quá trình đào và hạ sao cho không làm xáo trộn các lớp đất tại
mũi và xung quanh cọc.
(2) Cọc phải được thả xuống độ sâu quy định để đảm bảo sức chịu tải theo thiết kế.

Vì công tác đào và thả cọc khi thi công theo phương pháp khoan trong phụ thuộc vào đặc
điểm của đất, nhà thầu thi công cần hiểu rõ phương pháp khoan đã được xác nhận thông
qua cọc thí nghiệm và tiến hành công việc theo đúng các quy định trong bản vẽ thiết kế
và kế hoạch thi công. Đặc biệt khi công tác đào làm tơi các lớp đất tại mũi cọc và xung
quanh thì sức chịu tải của cọc có thể bị ảnh hưởng.

(1) 1) Khi khoan, cần tránh việc khoan trước quá nhiều. Về nguyên tắc, phải luôn luôn
quan sát quan hệ giữa vị trí của mũi cọc và vị trí của mũi guồng xoắn. Khi có một lớp đất
trung gian quá cứng để xuyên qua thì không thể tránh khỏi việc gắn thêm lưỡi cắt ma sát
tại mũi cọc hoặc đào đất sâu hơn mũi cọc một đoạn bằng đường kính cọc.

Trong quá trình khoan, nguyên tắc chung là cần tránh mở rộng hố khoan. Trong trường
hợp này, đường kính cọc cần bao gồm độ dày của lưỡi cắt ma sát; tuy nhiên, độ dày này
nên nhỏ nhất có thể sao cho không giảm nhiều lực ma sát bên và độ dày cho trong bảng
C.17.11.1 nên lấy là giá trị tiêu chuẩn. Với lưỡi cắt ma sát của cọc khoan, độ dày của

72
mũi gia cố của cọc ống thép sử dụng trong phương pháp đóng được dùng tương ứng, và
độ dày của lưỡi cắt được lấy không đổi (t ≤ 9mm). Tuy nhiên, với các số liệu thí nghiệm
thử tải của cọc khoan trong thì đã rõ ràng rằng độ dày của lưỡi cắt ma sát khác nhau từ
mũi của bản gia cố của cọc ống thép sử dụng trong phương pháp đóng có thể được áp
dụng sau khi đã khẳng định là các vấn đề trong 12.1 được thỏa mãn. Do đó, khi cũng xét
đến các quy định trước đây thì đã quyết định thể hiện độ dày lưỡi cắt ma sát tiêu chuẩn
của cọc đúc sẵn sử dụng trong cọc khoan trong. Khi sử dụng khí nén hoặc tia nước trong
công nghệ khoan, khống chế áp lực phải được tiến hành cẩn thận để bảo vệ các lớp đất
xung quanh khỏi bị xáo trộn.

Khi khả năng nước bị sôi có thể xảy ra do áp lực âm tạo ra khi đào hoặc kéo guồng xoắn
lên, cần đặc biệt chú ý giữ mực nước trong phần rỗng của cọc cao hơn mực nước ngầm.

Bảng C. 17.11.1 Giá trị tiêu chuẩn của độ dày lưỡi cắt ma sát, t

Đường kính cọc D Độ dày lưỡi cắt ma sát, t (mm)


Nhỏ hơn 800 mm ≤9
800 đến 1000 mm ≤ 12

2) Trong trường hợp công tác khoan hoặc thả gặp khó khăn, nên tránh việc vận hành máy
khoan trong thời gian dài và đóng cọc quá mức hoặc ép với lực không hợp lý. Thay vào
đó là xem xét thay thế máy móc thiết bị thi công.
(2) Khi mũi cọc đạt đến độ sâu quy định, cần hết sức thận trọng không làm xáo trộn các
lớp đất xung quanh thông qua việc đào quá mức hoặc khuấy trong nhiều giờ. Nếu phương
pháp xử lý mũi cọc khác với phương pháp đóng cọc cuối cùng, lớp đất chịu lực nên được
xác định chắc chắn tại thời điểm khi mũi cọc được thả đến gần độ sâu quy định. Việc xác
định lớp đất chịu lực bằng cách so sánh độ kháng khi khoan đọc từ giá trị cường độ dòng
điện của mô tơ guồng xoắn hoặc tương tự với các giá trị khảo sát nền trước đây. Cũng
nên quan sát đất dính vào mũi guồng xoắn mỗi khi nó được kéo lên.

17.11.2 Xử lý mũi cọc


Để đảm bảo sức chịu tải theo thiết kế, sau khi mũi cọc đạt đến độ sâu quy định, việc xử
lý mũi cọc phải được tiến hành theo các phương pháp sau, tùy theo phương pháp xử lý
được áp dụng.
(1) Khi mũi cọc được xử lý bằng phương pháp đóng ở giai đoạn cuối thì phải tuân theo
quy định trong mục 17.10.
(2) Khi mũi cọc được xử lý bằng phương pháp bơm/khuấy hồ xi măng, đáy hố khoan
phải được làm cứng bằng cách khuấy hồ xi măng với đất cát xung quanh mũi cọc trong
khi bơm với áp lực quy định.
(3) Khi mũi cọc được xử lý bằng phương pháp bê tông thay thế thì phải thi công tuân
theo quy định trong Chương 18.

(1) Phương pháp đóng ở giai đoạn cuối


Phương pháp này sẽ hạ cọc đến độ sâu quy định bằng búa khi nó bắt đầu đạt đến một độ
sâu nhất định. Búa được sử dụng để đóng phải được xác định thông qua thí nghiệm cọc.
73
Trong phương pháp này nên tránh đóng quá mức và chỉ nên đóng sao cho cọc đi sâu vào
lớp đất chịu tải một khoảng phù hợp.
(2) Phương pháp bơm/khuấy hồ xi măng
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho các cọc được đào và thả bởi phương pháp
khoan cọc sử dụng guồng xoắn. Phương pháp này bao gồm rất nhiều công nghệ và quy
trình được áp dụng cho các loại cọc đúc sẵn và công nghệ cố kết mũi cọc khác nhau. Vì
mũi của cọc ống thép cần gia công trong phương pháp này, nhà thầu thi công phải nắm rõ
công nghệ và quy trình thi công bao gồm trường hợp cọc bê tông và xử lý mũi cọc bằng
cách kể đến điều kiện thiết kế như quy định trong 12.4.1.
Trong phương pháp bơm/khuấy hồ xi măng, khoan trước và khoan mở rộng có thể được
tiến hành trong phần xử lý mũi cọc thể hiện trong công nghệ kiểm soát thi công.

Các phương pháp cố kết mũi cọc có thể được sơ bộ phân thành hai loại; i) khuấy đất cát
với hồ xi măng được bơm với áp lực thấp và ii) khuấy đất cát với hồ xi măng được bơm
với áp lực cao.
Khi thi công bầu bảo vệ chân cọc, nền đất nên được xử lý tới vị trí quy định trong khi
một lượng đủ hỗn hợp hồ xi măng và đất cát xung quanh mũi cọc. Do đó, việc quản lý
một cách phù hợp tỉ lệ nước-xi măng của hồ xi măng (W/C = khoảng 60 đến 70%), vị trí
bơm/khuấy, áp lực bơm, và lượng bơm là rất quan trọng. Yêu cầu cường độ chịu nén của
mẫu hồ xi măng lấy tại máy trộn ở 28 ngày tuổi 28 ≥ 20 N/mm2. Sẽ là tôt hơn nếu khẳng
định rằng cường độ của hồ xi măng tại mũi cọc có cường độ chịu nén cao hơn sức chịu
tải tới hạn thiết kế tại mũi bằng cách tham chiếu đến kết quả của tính toán trước đây và
lõi khoan.
Việc kéo guồng khoan trong khi bơm dung dịch giữ ổn định là rất quan trọng để ngăn
ngừa hiện tượng hấp thụ.
(3) Phương pháp đổ bê tông
Phương pháp này thường được áp dụng để xử lý mũi cọc được đào và thả bằng búa bao,
gầu, hoặc khoan xoay ngược, tương tự với phương pháp cọc đổ tại chỗ có sử dụng đào
máy.
Do đó, xử lý đáy hố khoan và đổ bê tông nên được tính đến lần lượt theo 18.5.4 và
18.5.6.

17.12 Phương pháp khoan trước

17.12.1 Công tác khoan

Để đảm bảo sức chịu tải theo thiết kế, sau khi mũi cọc đạt đến độ sâu quy định, việc xử
lý mũi cọc phải được tiến hành theo các phương pháp sau, tùy theo phương pháp xử lý
được áp dụng.
(1) Trong khi khoan, phải chú ý tới sự thay đổi của đặc trưng của đất và sức kháng
khoan, và công tác khoan phải được tiến hành sao cho hố khoan không bị xiên hoặc
cong. Cũng phải chú ý không để sập thành hố khoan.
(2) Công tác khoan phải được tiến hành tới độ sâu chỉ định trong bản vẽ thiết kế hoặc
xác định qua cọc thí nghiệm.

Bởi vị phương pháp khoan được sử dụng trong phương pháp khoan trước phụ thuộc vào
tính chất của đất, phương pháp này được bảo đảm bằng thi công cọc thí nghiệm cần phải

74
được hiểu rõ, và các vấn đề nêu trong bản vẽ thiết kế, kế hoạch thi công phải được thỏa
mãn. Cần phải cảnh báo đặc biệt với việc sập thành hố khoan vì nó gây ra độ chối sớm.
1) Trong khi khoan, dung dịch khoan được xả ra tại mũi khoan để giảm sức kháng khoan
của nền. Khi đó, cần thiết phải điều chỉnh tốc độ xả của dung dịch khoan theo tốc độ
khoan. Việc giữ tốc độ khoan phù hợp với nền đất là rất quan trọng. Khi khoan đất dính
hoặc đất cứng cần chú ý cần khoan có thể bị cong hoặc hư hỏng nếu sử dụng tải trọng
không hợp lý.
2) Nếu thành hố khoan bị sập do nền đất thì tốt hơn là dùng các dung dịch giữ thành như
betonit hoặc tương tự.
(2) Khi mũi guồng khoan đạt đến độ sâu định trước, cần hết sức cẩn thận tránh làm xáo
trộn nền đất xung quanh do việc khoan quá mức, trộn vữa trong thời gian dài… Lớp đất
chịu tải được bảo đảm bằng cách giữ vận tốc khoan không đổi, đọc sự thay đổi của cường
độ dòng điện trong mô tơ khoan và so sánh quan hệ với độ sâu khoan trong kết quả khoan
khảo sát. Khi kéo gầu lên nên kiểm tra đất dính vào mũi bằng quan sát trực quan.

17.12.2 Phun dung dịch bảo vệ chân và dung dịch bao thành
(1) Dung dịch bảo vệ chân phải được phun mà không ngăn cản sự phát triển của sức
chịu tải đã định trước.
(2) Dung dịch giữ thành phải được phun sao cho lấp đầy khoảng trống giữa thành hố
khoan và thân cọc

(1) Tỉ lệ nước/xi măng, W/C, của hồ xi măng sử dụng cho dung dịch bảo vệ chân nên
khoảng 60 đến 70%, và dung dịch bảo vệ chân nên được phun đúng vị trí quy định trong
khi trộn đều với đất cát xung quanh mũi cọc. Cường độ nén mong muốn của mẫu dung
dịch bảo vệ chân là  ≥ 20N/mm2.
(2) Hồ xi măng sử dụng cho dung dịch giữ thành hố khoan nên được phun với chú ý
không có sai lệch về lượng phun, tốc độ phun và các yếu tố khác. Nếu mực dung dịch
giảm do mất nước hoặc tổn thất đi kèm với bảo dưỡng của dung dịch bao quanh thân cọc
và khoảng trống giữa thành hố khoan và thân cọc, dung dịch bao quanh thân cọc phải
được bổ sung. Cường độ nén mong muốn của mẫu dung dịch bao quanh thân cọc khi trào
ra là  ≥ 0,5 N/mm2.

17.12.3 Thả cọc


Cọc phải được thả đến độ sâu quy định để đảm bảo sức chịu tải theo thiết kế
1) Cọc nên được đặt chính xác trong hố khoan, chú ý đến độ nghiêng. Khi thả cọc, cần
chú ý không làm lở thành hố khoan hoặc làm hư hỏng cọc và kiểm tra xem hỗn hợp dung
dịch bao quanh cọc có tràn ra ngoài qua đầu cọc không.
2) Việc thả cọc nên thực hiện thông qua tự trọng của cọc hoặc ấn xoay. Đảm bảo hạ cọc
đến đúng độ sâu quy định

17.13 Phương pháp cọc liên hợp ống thép và xi măng đất
17.13.1 Thi công cột xi măng đất

75
(1) Thi công cột xi măng đất phải được thực hiện với việc kiểm tra toàn diện cấp phối
hồ xi măng và phương pháp khoang và trộn để đảm bảo xi măng đất sẽ đạt cường độ
chỉ định.
(2) Cột xi măng đất phải được thi công đến độ sâu thể hiện trên bản vẽ thiết kế hoặc độ
sâu xác định thông qua cọc thí nghiệm.

Vì việc thi công cột xi măng đất bằng khoan và trộn phụ thuộc vào phương pháp thi công
nên cần tiến hành với hiểu biết kỹ lưỡng phương pháp thi công áp dụng và thỏa mãn các
yêu cầu trong bản vẽ thiết kế, kế hoạch thi công và tương tự. Vì việc trộn hồ xi măng và
kiểm soát phương pháp khoan và trộn ảnh hưởng lớn đến chất lượng của xi măng đất nên
phải kiểm soát toàn diện trước khi thi công.

(1) 1) Cột xi măng đất được thi công bằng cách dùng máy khuấy trộn hồ xi măng bao
gồm chất kết dính, nước và phụ gia, phun vào trong nền đất, khoan và trộn.
Cấp phối hồ xi măng phụ thuộc vào cường độ cần thiết của xi măng đất, điều kiện nền đất
và phương pháp thi công. Cấp phối tiêu chuẩn là tỉ lệ nước/xi măng W/C là 100 đến
150% và lượng chất kết dính, C, là 300 đến 400 kg/m2 đất đối với phần cọc thường và
W/C là 60% và lượng chất kết dính, C, là 1000 kg/m 2 đất đối với phần mũi cọc. Với chất
kết dính sử dụng, xi măng Pooc lăng thông thường, xi măng xỉ lò cao, chất kết dính gốc
xi măng và tương tự đều sử dụng được. Với phụ gia, sẽ tốt khi sử dụng phụ gia chậm
đông kết hoặc tương tự tùy theo phương pháp thi công, điều kiện thi công và điều kiện
nền đất.
Với nền đất chứa nhiều đất mùn hoặc điều kiện nền đất ảnh hưởng đến chất lượng xi
măng đất thì cần phải tiến hành thí nghiệm cấp phối sử dụng đất tại hiện trường.

2) Chú ý rằng trong quá trình trộn và khoan, tốc độ khoan, tốc độ quay của cần khoan và
cần trộn, cấp phối của hồ xi măng và tốc độ bơm có liên quan đến nhau và ảnh hưởng đến
chất lượng của xi măng đất.
Vì đường kính hoàn thiện của cột xi măng đất phụ thuộc vào cánh khoan và cánh trộn,
cần phải chắc chắn cánh này có thỏa mãn đường kính cọc thiết kế hay không. Nếu các
cánh này bị mài mòn, đường kính cọc thiết kế phải được đảm bảo bằng cách hàn bổ sung
hoặc cách khác.

3) Cần chắc chắn xi măng đất đạt cường độ quy định bằng thí nghiệm nén trên mẫu hồ xi
măng sạch hoặc xi măng đất hoặc mẫu khoan nếu cần. Cường độ yêu cầu của xi măng đất
ở khu vực thông thường là 1,0 N/mm 2 với đất cát và 0,75 N/mm2 với đất dính. Giá trị
mong muốn của cường độ chịu nén của mẫu hồ xi măng lấy tại phần mũi cọc là  ≥
20N/mm2.
(2) Khi khoan và khuấy trộn đật đến độ sâu chỉ định gần lớp chịu tải, cấp phối của hồ xi
măng, tốc độ phun và phương pháp khoan và trộn được đổi chiều tới phần mũi, và việc
thi công cột xi măng – đất được tiếp tục cho tới độ sâu chỉ định phía dưới. Tại thời điểm
này, sự đảm bảo của lớp đất chịu tải được xác định qua so sánh sức kháng khoan đọc từ
giá trị cường độ của mô tơ guồng khoan với kết quả khảo sát nền sơ bộ.

17.13.2 Thả ống thép

76
Ống thép phải được thả xuống độ sâu quy định

1) Bởi vì sự lệch tâm giữa ống thép và cột xi măng – đất ảnh hưởng tới khả năng làm việc
của cọc nên ống thép nên được thả đúng tâm với cột xi măng - đất.

2) Độ sâu thả của mũi ống thép phải là độ sâu có kể đến độ dài dự trữ phía trên mũi của
cột xi măng – đất. Độ dài dự trữ đảm bảo việc truyền lực đều đặn từ ống thép vào nền đất
và thường được lấy bằng hoặc lớn hơn 0,5 lần đường kính của cột xi măng – đất Dsc.

77

You might also like