6 cặp phạm trù cơ bản

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả


- Phân tích khái niệm:
 Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau tạo ra một sự biến đổi nhất định.
 Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do
những tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng tạo nên.
- Ví dụ:
 Nguyên nhân: Sự tác động của yếu tố tự nhiên, yếu tố tác động từ
con người như chặt phá rừng bừa bãi, vứt rác thải tùy tiện,…
 Kết quả: ô nhiễm môi trường
- Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện:
 Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra trước kết quả nhưng không sinh
ra kết quả, không có mối liên hệ bản chất với kết quả.
 Điều kiện là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng
bản thân điều kiện không sinh ra kết quả.
- Ví dụ:
 Nguyên cớ: nguyên nhân của việc mở rộng chiến tranh xâm lược
miền Bắc nước ta là ở bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ. Nhưng
Mỹ đã dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” vào ngày 5/8/1964 để lấy
đó làm nguyên cớ ném bom miền Bắc.
 Điều kiện: nguyên nhân của các phản ứng hóa học là sự tương tác,
phản ứng của các chất tham gia để hình thành chất mới. Nhưng cần
phải có điều kiện là xúc tác về nhiệt độ, áp suất, môi trường mới có
được kết quả như vậy.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là tất yếu khách quan
 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
 Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau
 Sự tác động của nguyên nhân đến kết quả có thể đi theo hai hướng:
thuận, nghịch. Vì thế các kết quả được sinh ra từ nguyên nhân
cũng khác nhau
- Ý nghĩa phương pháp luận:
 Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ
việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng
 Cần phải phân loại các nguyên nhân để có những biện pháp giải
quyết đúng đắn
 Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy
nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đề ra

2. Cặp phạm trù nội dung và hình thức


- Khái niệm:
 Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự
vật, hiện tượng.
 Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát
triển của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương
đối của nó.
- Ví dụ:
 Nội dung của cái bàn học là toàn bộ nguyên vật liệu: gỗ, đinh,…
 Hình thức của cái bàn học là sự sắp xếp nguyên vật liệu đó
- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
 Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau
 Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình
vận động và phát triển của sự vật
 Hình thức không thụ động mà tác động trở lại nội dung
- Ý nghĩa phương pháp luận
 Muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm
thay đổi nội dung của nó
 Cần làm cho nội dung và hình thức phù hợp với nhau, nếu hình
thức không phù hợp với nội dung thì phải thay đổi hình thức
 Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật

3. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên


- Khái niệm:
 Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ
bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất
định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
 Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên
nhân, hoàn cảnh bên ngoiaf quy định nên có thể xuất hiện, có thể
không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế
khác
- Ví dụ:
 Tất nhiên: trồng hạt ngô sẽ mọc lên cây ngô, chứ ko thể lên cây
khác
 Ngẫu nhiên: cây ngô to, bé, tốt hay không tốt là do chất đất, thời
tiết, độ ẩm bên ngoài tác động đến hạt ngô.
- Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò
nhất định đối với sự vật, hiện tượng. Trong đó, tất nhiên đóng vai
trò quyết định.
 Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với
nhau
 Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái
cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong điều kiện nhất
định có thể chuyển hóa cho nhau.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
 Trong hoạt động tư duy và thực tiễn phải căn cứ vào cái tất nhiên
chứ không phải ngẫu nhiên. Tuy nhiên không được tách rời ngẫu
nhiên khỏi cái tất nhiên.
 Trong hoạt động nhận thức có thể chỉ ra được cái tất nhiên bằng
cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên đi qua.
 Không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có phướng án dự phòng
trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ
 Sau khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa,
có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để biến ngẫy nhiên phù hợp với
thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn
thành ngẫu nhiên.

4. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng


- Khái niệm:
 Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất
nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát
triển của đối tượng và thể hiện qua các hiện tượng tương ứng của
đối tượng
 Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên
hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài, là mặt dễ biến đổi hơn
và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng
- Ví dụ:
 Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản.
 Hiện tượng của xã hội tư bản là đời sống khổ cực của giai cấp vô
sản và người lao động, sự giàu có của giai cấp tư sản
- Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
 Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ
hữu cơ, cái này không thể tồn tại thiếu cái kia
 Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu
thuẫn
o Bản chất là cái chung, tất yếu còn hiện tượng là cái riêng
biệt, phong phú, đa dạng
o Bản chất là cái bên trong còn hiện tượng là cái bên ngoài
o Bản chất là cái tương đối ổn định còn hiện tượng là cái
thường xuyên biến đổi
- Ý nghĩa phương pháp luận:
 Trong mọi hoạt động, không thể chỉ nhận biết sự biểu hiện bên
ngoài (hiện tượng) mà cần đi sâu vào bên trong để tìm hiểu và làm
sáng tỏ bản chất ẩn giấu sau hiện tượng
 Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét nhiều
hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau
 Các phương pháp được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây phải
thay đổi bằng phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi
của hiện tượng

5. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực


- Khái niệm:
 Khả năng là tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của
hiện thực mới, là cái có thể có nhưng ngay lúc này chưa có
 Hiện thực là phạm trù phản ánh kết quả sự sinh thành, là sự thực
hiện khả năng, và là c sở để định hình những khả năng mới.
- Ví dụ:
 Hiện thực: Việt Nam là nước đang phát triển, dựa trên nhiều tiêu
chí: kinh tế, giáo dục. khoa học công nghệ…
 Khả năng: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành nước phát
triển khi phát huy được những lợi thế hiện tại cả ở trong nước và
các nguồn lực ở bên ngoài.
- Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực:
 Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, không
tách rời nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau
 Để một khả năng nào đó thành hiện thực thường cần không chỉ cần
một điều kiện mà là một tập hợp điều kiện. Tập hợp điều kiện
được gọi là cần và đủ, nếu có nó thì khả năng nhất định sẽ chuyển
hóa thành hiện thực
 Quá trình biến khả năng thành hiện thực diễn ra trong tự nhiên và
trong xã hội không giống nhau
- Ý nghĩa phương pháp luận:
 Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào thực tế nhưng cũng cần
tính đến các khả năng
 Sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện
tượng thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng
 Cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp
cho từng trường hợp xảy ra
 Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn pải chú ý đến
khả năng gần, khả năng tất nhiên
 Cần tránh sai lầm hoặc tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan
hoặc xem thường vai trò ấy trong quá trình biến đổi khả năng
thành hiện thực.

You might also like