Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH UEH

----------

MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO

CHỦ ĐỀ 3: HUY ĐỘNG VỐN VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ MỘT CÔNG TY


NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Giảng viên: Lương Thị Thảo

Mã lớp học phần: 22D1FIN50500305

Thành viên nhóm 4:

1. Nguyễn Bình Nhã Trúc ( nhóm trưởng)

Email: trucnguyen.31201021894@st.ueh.edu.vn

Số điện thoại: 0358440551

2. Phạm Nhật Tân


3. Lê Ngọc Dung
4. Vũ Anh Khoa
5. Nguyễn Đồng Phương Nguyên
6. Nguyễn Huyền Vy
7. Nguyễn Phương Mai
MỤC LỤC

1.Tài trợ trong giai đoạn khởi sự và vốn mạo hiểm:...........................................................4


2. Phát hành ra công chúng:...............................................................................................6
3. Các phương thức phát hành thay thế:  ...........................................................................7
4. Chào bán thông thường:.................................................................................................8
5. Thông báo phát hành cổ phần mới và giá trị của DN ..................................................10
6. Chi phí của các phát hành mới.....................................................................................11
6.1. Chi phí phát sinh một lần...........................................................................................11
6.2. Các khoản phí thường niên........................................................................................12
6.3. Các khoản chi phí khác..............................................................................................12
7. Đặc quyền (rights) và bất thường về phát hành đặc quyền...........................................12
7.1. Cơ chế phát hành đặc quyền:.....................................................................................12
7.2. Giá phát hành:...........................................................................................................13
7.3. Số đặc quyền cần thiết để mua một cổ phần:.............................................................13
7.4. Ảnh hưởng của phát hành đặc quyền lên giá cổ phiếu:..............................................14
7.5. Ảnh hưởng của phát hành đặc quyền lên các cổ đông:..............................................15
7.6. Các thỏa thuận bảo lãnh phát hành:...........................................................................16
7.7. Bất thường về phát hành đặc quyền:..........................................................................16
8. Sự pha loãng:................................................................................................................17
8.1. Pha loãng tỷ lệ sở hữu:..............................................................................................18
8.2. Pha loãng giá cổ phiếu:..............................................................................................18
8.3. Giá trị sổ sách:...........................................................................................................20
8.4. Thu nhập mỗi cổ phần:..............................................................................................20
 9. Đăng ký sẵn (Shelf registration):.................................................................................21
10. Phát hành nợ dài hạn :................................................................................................22
11. Liên hệ một công ty niêm yết tại Việt Nam:...............................................................23

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Thành viên Công việc phụ trách Mức độ hoàn thành

nhóm 4
Tự đánh Nhóm
giá trưởng
đánh giá

Nguyễn Bình Nhã -Tổng hợp và dựng phần word 100% 100%
Trúc
-Nội dung: phần 4

-Thuyết trình: phần 4,5,6

Phạm Nhật Tân -Nội dung: phần 2,3 và một phần phần 11 100% 100%

Lê Ngọc Dung -Nội dung: phần 7 100% 100%

-Thuyết trình: phần 7,8

Vũ Anh Khoa - Nội dung: phần 8 và 9 100% 100%

-Thuyết trình: phần 1,2,3


Nguyễn Đồng -Nội dung: phần 5,6 và một phần phần 11 100% 100%
Phương Nguyên

Nguyễn Huyền Vy - Xây dựng phần powerpoint. 100% 100%

- Nội dung: phần 10

Nguyễn Phương - Nội dung: phần 1 và một phần phần 11 100% 100%
Mai 
-Thuyết trình: phần 9,10,11

CHỦ ĐỀ 3: HUY ĐỘNG VỐN VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ MỘT CÔNG TY


NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

1. Tài trợ trong giai đoạn khởi sự và vốn mạo hiểm

- Các doanh nghiệp khi mới khởi sự không có tài sản và điều hành bởi doanh nhân không
có tên tuổi thì khó có thể tạo dựng nguồn vốn thông qua vay nợ ngân hàng. Thay vào đó
họ tìm đến những nhà đâu tư thiên thần hay nhà đầu tư mạo hiểm.

- Các nhà đầu tư mạo hiểm thường có các đặc điểm chung:

1.Các nhà đầu tư mạo hiểm là những định chế tài chính huy động vốn từ các nhà đầu tư
bên ngoài. 

- Các nhà đầu tư mạo hiểm có sẵn vốn hoặc tổ chức huy động vốn thêm từ các nhà đầu tư
khác, sau đó sẽ đầu tư vào những dự án mới; được tổ chức dưới dạng những công ty hợp
danh hữu hạn (limited partnership).

2. Các nhà đầu tư mạo hiểm đóng vai trò năng động trong việc quan sát, tư vấn và giám
sát các công ty mà họ đầu tư vào.
- Không chỉ đơn thuần là rót vốn vào mà họ còn tham gia vào việc quan sát, tư vấn và
giám sát công ty. Vì đôi khi bản thân công ty tham gia vào vốn đầu tư mạo hiểm này bản
thân họ mới chỉ có ý tưởng kinh doanh mới, họ chưa có đủ vốn, kinh nghiệm quản lí,
kinh nghiệm triển khai dự án vì vậy họ tìm đến các nhà đầu tư mạo hiểm để vừa có được
vốn vừa có được kinh nghiệm đầu tư.

 - Ví dụ, những thành viên của các quỹ đầu tư mạo hiểm thường tham gia vào hội đồng
quản trị Chủ sở hữu của các quỹ đầu tư mạo hiểm thường khá lão luyện trong kinh doanh.
Trái lại, những doanh nhân của các doanh nghiệp mới khởi sự có thể rất thông minh, sáng
tạo và am hiểu sản phẩm của họ nhưng lại thiếu kinh nghiệm kinh doanh.

3. Các nhà đầu tư mạo hiểm thường không muốn sở hữu khoản đầu tư quá lâu.

- Nhà đầu tư sẽ đầu tư trong thời gian ngắn rồi thu hồi vốn lại, rủi ro luôn kèm theo với
lợi nhuận, những dự án tham gia đầu tư mạo hiểm thông thường có ý tưởng kinh doanh
rất là mới lạ thông thường là đối với ý tưởng công nghệ do vậy nên tỷ suất sinh lợi có thể
cao.

- Các nhà đầu tư mạo hiểm thường sử dụng một chiến lược thoái vốn, chẳng hạn như bán
khoản đầu tư ra công chúng hoặc bán khoản đầu tư cho một doanh nghiệp khác.

* Các giai đoạn tài trợ:

1. Giai đoạn gieo mầm (Seed money stage): Một khoản tài trợ nhỏ để minh

chứng cho một ý tưởng hay để phát triển một sản phẩm. Vấn để tiếp thị

không nằm trong giai đoạn này.

2. Khởi sự (Start-up): Đây là giai đoạn tài trợ cho các doanh nghiệp đã thành lập trong
năm trước. Các khoản tài trợ này có thể dùng vào việc tiếp thị và chí

trả cho các chi phí phát triển sản phẩm.


3. Tài trợ vòng đầu (First-round financing): Đầu tư thêm tiền để bắt đầu sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, sau khi doanh nghiệp đã chi tiêu hết phần tiền được tài trợ ở giai đoạn 2.

4. Tài trợ vòng thứ hai (Second-round financing): Các khoản tiền tài trợ cho vốn luân
chuyển trong một doanh nghiệp đang bán sản phẩm nhưng thua lỗ.

5. Tài trợ vòng thứ ba (Third-round financing): Tài trợ cho một doanh nghiệp,

mà doanh nghiệp đó ít nhất là đang hòa vốn và đang chuẩn bị mở rộng. Giai

đoạn này còn được gọi là giai đoạn tài trợ “lửng” (mezzanine financing).

6. Tài trợ vòng thứ tư (Fourth-round financing): Tiền được cung cấp cho những doanh
nghiệp có khả năng phát hành ra công chúng trong vòng nửa năm.

Vòng tài trợ này cũng được gọi là tài trợ “bắc cầu” (bridge financing).

*Một số sự thật về mạo hiểm:

- Việc tiếp cận vốn mạo hiểm rất hạn chế: ở Việt Nam, các dự án mới rất nhiều nhưng
khi kêu gọi đầu tư thì không phải lúc nào cũng được chấp nhận. Đầu tư mạo hiểm rủi ro
cao nên nhà đầu tư phải lựa chọn dự án có tiềm năng 

- Việc tiếp cận vốn mạo hiểm khá đắt đỏ: tức là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để tiếp
cận được vốn đầu tư mạo hiểm: chi phí tìm kiếm nhà đầu tư,.... Những nhà đầu tư mạo
hiểm thường nắm giữ cổ phần ưu đãi có quyền biểu quyết loại có phần này dành cho họ
nhiều ưu tiên hơn trong trường hợp doanh nghiệp bị bán hoặc thanh lý. Nhà đầu tư mạo
hiểm sẽ yêu cầu (và nắm giữ) một số vị trí trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp và
thậm chí có quyền bổ nhiệm một hay nhiệm thành viên của ban quản lý cấp cao.

- Các nhà đầu tư mạo hiểm chủ yếu dựa vào mạng lưới không chính thống chẳng
hạn như các kế toán, các ngân hàng, và những nhà đầu tư mạo hiểm khác để nhận
diện cơ hội đầu tư tiềm năng. Vì vậy, những mối quan hệ mang tính cá nhân thực sự
quan trọng để có thể tiếp cận được thị trường vốn mạo hiểm. Có thể nói đây một thị
trường chủ yếu thông qua giới thiệu.
2. Phát hành ra công chúng

- Trong giai đoạn phát triển, nếu các doanh nghiệp muốn thu hút nhiều vốn đầu tư, thì họ
sẽ phát hành các chứng khoán ra công chúng.

- Những bước cơ bản để doanh nghiệp phát hành chứng khoán:

1. Trong bất kỳ đợt phát hành chứng khoán ra công chúng nào, ban quản lý phải nhận
được sự chấp thuận từ hội đồng quản trị.

2. Doanh nghiệp phải chuẩn bị và nộp một bản đăng ký cho SEC gồm các thông tin tài
chính, lịch sử về tài chính, hoạt động kinh doanh,...

3. Trong thời gian chờ đợi SEC xem xét doanh nghiệp có thể phân phối các bản sao của
bản báo cáo bạch sơ bộ tới các nhà đầu tư. Doanh nghiệp không được bán chứng khoán
trong thời gian chờ đợi, chào bán bằng miệng vẫn có thể được thực hiện.

4. Bản đăng ký ban đầu không bao gồm mức giá của phát hành mới. Vào ngày bản đăng
ký có hiệu lực, mức giá phát hành được xác định và nỗ lực bán được bắt đầu.

5. Những bản quảng cáo tóm tắt được sử dụng trong và sau thời gian chờ đợi. Bản quảng
cáo này gồm tên của doanh nghiệp phát hành, một số thông tin về đợt phát hành, liệt kê
các ngân hàng đầu tư ( nhà bảo lãnh phát hành) tham gia cung ứng đợt phát hành.

3. Các phương thức phát hành thay thế

- Hai cách phát hành chứng khoán mới:

+ Phát hành rộng rãi ra công chúng ( public issue)

+ Phát hành riêng ( private issue)

- Hai loại chào báo ra công chúng: Chào bán thông thường ( general cash offer) và chào
bán đặc quyền ( rights offer). Chào bán thông thường được phát hành cho tất cả các nhà
đầu tư quan tâm, chào bán đặc quyền được phát hành cho những cổ đông hiện hữu.

- Chào bán lần đầu ra công chúng ( IPO) thường là chào bán thông thường.
- Chào bán thêm cổ phần ( SEO) là một phát hành mới, mà tại đó các chứng khoán của
doanh nghiệp đã được phát hành ra công chúng trước đó. Một đợt chào bán thêm cổ phần
thường có thể được thực hiện bằng chào bán thông thường hoặc chào bán đặc quyền.

4. Chào bán thông thường

- Chào bán thông thường là chào bán rộng rãi ra công chúng, thường có sự tham gia của
các tổ chức bảo lãnh phát hành.

- Đối với những nhà phát hành là doanh nghiệp các ngân hàng đầu tư cung cấp các dịch
vụ như:

+Lập phương thức phát hành chứng khoán

+Định giá các chứng khoán mới

+Bán các chứng khoán mới

- Có 3 phương thức cơ bản của việc phát hành chứng khoán thông thường:

A. Cam kết chắc chắn:

- Ngân hàng đầu tư mua chứng khoán với giá thấp hơn giá chào bán và chấp nhận rủi ro
không thể bán lại được chúng. Lúc này, ngân hàng đầu tư đóng vai trò là một nhà bảo
lãnh đồng thời cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành.

- Một số ngân hàng đầu tư có thể lập thành nhóm liên kết bảo lãnh nhằm chia sẻ rủi ro và
giúp bán chứng khoán (giúp cho việc phân phối chứng khoán ra ngoài thị trường dễ dàng
hơn ).

- Sự khác biệt giữa mức giá mà nhà bảo lãnh phải trả và chào bán được gọi là chênh lệch
gộp hoặc chiết khấu bảo lãnh=> Đó là phần bù mà nhà bảo lãnh nhận được ( ngoài phần
chênh lệch gộp thì NBL có thể nhận các chứng quyền hoặc cổ phiếu) .

B. Nỗ lực tối đa:


- Tổ chức bảo lãnh sẽ đóng vai trò là đại lý và nhận hoa hồng trên mỗi cổ phần bán được
(Do tổ chức bảo lãnh không mua cổ phần nên sẽ không gánh chịu rủi ro như phương thức
cam kết chắc chắn). Tuy nhiên, họ phải nỗ lực tối đa để bán chứng khoán tại mức giá
chào bán đã được thỏa thuận trước

C. Bảo lãnh đấu giá theo kiểu Hà Lan ( đấu giá có kết quả đồng nhất) :

- Tổ chức bảo lãnh tiến hành đấu giá thay vì đặt ra một mức giá cố định.

- Trong cuộc đấu giá này, NDT sẽ đặt giá mua cho cổ phần từ đó xác định giá chào
bán( giá chào bán sẽ là mức giá cao nhất mà tất cả cổ phần được bán).

- Ví dụ: Giả sử công ty A muốn bán 400 CP ra công chúng và nhận được 5 yêu cầu đặt
mua như sau: 

A 100 cổ phần $16

B 100 cổ phần $14

C 100 cổ phần $12

D 200 cổ phần $12

E 200 cổ phần $10

Tính giá đặt mua và số lượng được đặt mua của từng NDT?
Giải: 
- Công ty A sẽ xem xét các yêu cầu mua nhằm xác định mức giá cao nhất mà ở đó 400
CP đều được bán. 
- Ta thấy rằng tại P=$12 thì tất cả 400 CP đều được bán=> Mức giá chào bán trong đợt
IPO sẽ là $12.
- Điều cần lưu ý:
+ Tất cả người đặt mua thành công đều phải trả $12 , ngay cả A và B=> Đây là lý do kiểu
đấu giá này còn được gọi là đấu giá có kết quả đồng nhất
+ Tại P=$12, số CP thực sự được đặt mua là 500 CP. Do đó ta phải tiến hành phân bổ, ta
có thể tính toán tỉ số giữa sổ CP được chào bán so với số CP được đặt mua
(400/500=0,8), ta sẽ phân bổ cho những người mua theo tỷ lệ 0,8 trên số CP mà họ đặt
mua.
→Kết luận: Người mua A,B,C,D sẽ nhận 80% số CP mà họ đặt mua tại mức giá P=$12
mỗi CP. 
- Thời kỳ giao dịch trên thị trường thứ cấp là khoảng thời gian sau khi chứng khoán mới
phát hành được bán ra công chúng. ( các tổ chức bảo lãnh thường không bán cổ phần mới
phát hành tại mức giá thấp hơn giá chào bán trong thời kỳ này)

- Trong hầu hết các đợt phát hành, nhà bảo lãnh chính sẽ được phép mua cổ phần nếu giá
thị trường giảm xuống dưới mức giá chào bán nhằm hỗ trợ thị trường và giữ cho giá ổn
định trước các áp lực giảm giá tạm thời. 

- Nhiều hợp đồng bảo lãnh sẽ bao gồm các điều khoản.

- Điều khoản Green Shoes:

+ Nếu giá thị trường> mức giá chào bán => Nhà bảo lãnh sẽ mua CP từ nhà phát hành và
bán cho công chúng.

+ Cho phép thành viên nhóm bảo lãnh có quyền mua thêm cổ phần tại mức giá chào bán
nhằm đáp ứng lượng cầu và tỷ lệ đặt mua quá mức. 

+ Điều khoản này có lợi cho tổ chức bảo lãnh nhưng lại gây tốn kém cho nhà phát hành -
- Điều khoản không được chuyển nhượng: 

+Điều khoản này sẽ xác định rõ thời hạn mà những cổ đông nội bộ phải chờ sau khi IPO,
trước khi họ được phép bán ra một số cổ phiếu của họ.

( Điều khoản này đóng vai trò quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng giảm giá cổ phần do
những cổ đông nội bộ bán ra sau khi thời hạn không được chuyển nhượng kết thúc.)

*Các ngân hàng đầu tư:

-Các ngân hàng đầu tư là trung tâm của những đợt phát hành chứng khoán mới. 

- Họ cung cấp các dịch vụ tư vấn, bán chứng khoán ra thị trường và bảo lãnh số tiền thu
được từ đợt phát hành.
- Một doanh nghiệp có thể chào bán các chứng khoán cho nhà bảo lãnh trên cơ sở cạnh
tranh hoặc thỏa thuận:

+Chào bán cạnh tranh: DN phát hành sẽ bán các chứng khoán cho nhà bảo lãnh nào có
mức giá đặt mua cao nhất.

+Chào bán thỏa thuận: DN phát hành chỉ làm việc với một nhà bảo lãnh=> thiếu tính
cạnh tranh. 

* Giá chào bán:

- Quy trình xác định giá chào bán đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình IPO.

- Nếu xác định giá chào bán quá cao, chào bán có thể không thành công và phải hủy bỏ.
Nếu xác định giá chào bán quá thấp, DN phát hành sẽ phải gánh chịu khoản lỗ cơ hội.

- Quy trình xác định giá chào bán tốt nhất được gọi là xác định cầu (book-building): nhà
đầu tư tiềm năng cam kết mua một lượng cổ phiếu nào đó tại các mức giá khác nhau.

- Việc định giá thấp thì khá phổ biến:

+ Đối với IPO, thông thường giá CP tăng đáng kể sau ngày phát hành.

+Định giá thấp giúp những cổ đông mới kiếm được tỷ suất sinh lợi cao hơn trên cổ phần
mà họ mua được. 

+Tuy nhiên, những cổ đông hiện hữu của DN phát hành không được lợi từ việc định giá
thấp. Đối với họ, định giá thấp là một chi phí gián tiếp của việc phát hành CK mới.

+ Ví dụ: Đợt IPO của công ty A: Cổ phiếu có mức giá khi thị trường mở cửa là $33 và
tăng lên mức $35,99 trong ngày giao dịch đầu tiên, trước khi đóng cửa tại mức $34,19,
tăng 3,6%=> Bị định giá thấp $1,19 mỗi cổ phần=> DN mất đi khoảng $569 triệu
(=$1,19*478 triệu CP)

- Lý do định giá thấp:


+Đặt mua quá mức : Những nhà đầu tư sẽ không thể mua được tất cả số cổ phần mà họ
muốn mua do lượng đăng ký mua quá lớn=> các nhà bảo lãnh phát hành sẽ tiến hành
phân bổ cổ phiếu giữa các nhà đầu tư. => Một nhà đầu tư đăng ký mua tất cả các đợt IPO
có thể được phân phối nhiều cổ phần hơn ở những đợt phát hành có giá giảm sau đó
nhưng lại được phân phối ít cổ phần hơn ở những đợt phát hành có giá tăng sau đó. 

+Rủi ro: Mặc dù tính trung bình của các IPO có tỷ suất sinh lợi ngày đầu tiên là dương ,
nhưng một phần đáng kể lại phải chịu sự giảm giá. Điều này sẽ gây ra các khoản lỗ cho
nhà bảo lãnh phát hành đối với số cổ phần họ đang nắm giữ. Bên cạnh đó, rủi ro nhà bảo
lãnh có thể bị khách hàng khởi kiện vì việc bán chứng khoán bị định giá cao. 

Ví dụ định giá thấp IPO: Công ty A và B thông báo IPO với P=40$/ cổ phần. Một trong
2 công ty bị định giá thấp $9 và công ty còn lại bị định giá cao $4. Bạn định mua 1000
CP từ mỗi đợt phát hành. Nếu là đợt phát hành bị định giá thấp => chỉ có ½ lệnh mua
được thực hiện. Nếu bạn mua được 1000 CP của A và 1000 CP của B, thì lợi nhuận của
bạn là bao nhiêu? LN thực tế kỳ vọng là bao nhiêu? 
Giải 
Lợi nhuận= 1000*9 - 1000*4= 5000 
Vì bạn chỉ có được ½ lệnh mua của đợt phát hành bị định giá thấp nên:
Lợi nhuận thực tế kỳ vọng = 500*9 - 1000*4= 500

5. Thông báo phát hành cổ phần mới và giá trị của DN 

- Quy trình cơ bản cho một SEO (phát hành thêm) và một IPO là như nhau. Tuy nhiên, có một
điểm khác biệt xảy ra vào ngày thông báo đợt phát hành SEO.
- Khi thông báo tài trợ vốn cổ phần mới được đưa ra, người ta nghĩ rằng giá trị thị trường của DN
sẽ gia tăng. Như chúng ta đã xem xét, trên thực tế điều ngược lại đã xảy ra. Một số nhà nghiên
cứu đã báo cáo giá trị thị trường của vốn cổ phần của doanh nghiệp giảm đi vào đúng ngày 
thông báo phát hành cổ phần mới.
- Giải thích cho sự lạ lùng này, bao gồm:
+ Thông tin quản lý: Nếu các nhà quản lý có thông tin tốt về giá trị thị trường của doanh nghiệp
họ sẽ biết được khi nào doanh nghiệp bị định giá cao, nên nỗ lực phát hành cổ phần mới khi giá
trị thị trường cao hơn giá trị thực. Nhưng những cổ đông tiềm năng không phải là ngốc ngách, họ
sẽ suy luận ra việc đánh giá cao từ quyết định phát hành mới. Do đó họ sẽ đặt giá mua thấp hơn
và ngày thông báo phát hành
+ Khả năng vay nợ: Khi các nhà quản lý của doanh nghiệp có thông tin là xác suất kiệt quệ tài
chính đang gia tăng, doanh nghiệp có nhiều khả năng tăng tài trợ vốn thông qua việc phát hành
cổ phiếu hơn là phát hành nợ. Nếu thị trường suy luận chuỗi sự kiện này, thì giá cổ phiếu sẽ giảm
vào ngày thông báo phát hành vốn cổ phần mới
+ Chi phí phát hành: Có những chi phí đáng kể đi kèm với việc bán chứng khoán
 
Kết luận: Sự sụt giảm trong giá trị của các cổ phiếu hiện hữu khi thông báo phát hành mới được
đưa ra là một ví dụ về chi phí gián tiếp của việc bán chứng khoán, thông thường ở mức 3 % đối
với một công ty công nghiệp (và nhỏ hơn đối với công ty dịch vụ công ích).   Và sẽ gọi phần xút
giảm là tỷ suất sinh lợi bất thường sẽ được thảo luận vì chi phí phát hành mới tiếp theo.

6. Chi phí của các phát hành mới

- Có 6 loại chi phí khi phát hành các chứng khoán ra công chúng:

+ Chênh lệch gộp, hay chiết khấu bảo lãnh: là phần chênh lệch giữa giá mà nhà phát
hành nhận được và giá chào bán ra công chúng

+  Các chi phí trực tiếp khác: Do nhà phát hành gánh chịu, bao gồm phí nộp hồ sơ đăng
ký, chi phí pháp lý và thuế (tất cả đều được báo cáo trong bản cáo bạch)
+  Các chi phí gián tiếp: Không được báo cáo trong bản cáo bạch. Thời gian mà ban
quản lý dành vào việc phát hành mới cũng thuộc vào loại chi phí này
+ Tỷ  suất sinh lợi bất thường: Trong một đợt phát hành thêm, thông thường giá cổ phiếu
sẽ giảm 3 đến 4 % vào ngày thông báo phát hành.
+ Định giá thấp: Đối với IPO, thông thường giá cổ phiếu gia tăng đáng kể sau này phát
hành. Là chi phí đối với doanh nghiệp bởi vì cổ phiếu được bán với giá thấp hơn mức giá
trên thị trường thứ cấp
+ Điều khoản ‘Green Shoe’:Điều khoản này dành cho nhà bảo lãnh quyền mua thêm cổ
phần tại mức giá chào bán để đáp ứng nhu cầu mua cổ phiếu quá mức. Quyền này là một
khoản chi phí đối với doanh nghiệp bởi vì nhà bảo lãnh sẽ chỉ mua thêm cổ phần khi giá
chào bán thấp hơn giá trên thị trường thứ cấp.
- Một vài đặc điểm của các chi phí này:

+ Trừ một vài ngoại lệ đối với phát hành nợ đơn thuần thì các phát hành khác đều có lợi
thế quy mô đáng kể. Chênh lệch của nhà bảo lãnh nhỏ hơn khi quy mô phát hành lớn hơn,
và chi phí trực tiếp tính trên tổng vốn huy động sẽ giảm đáng kể - phản ánh bản chất hầu
như cố định của những chi phí này.
+ Các chi phí đi kèm với việc phát hành nợ thấp hơn đáng kể so với chi phí phát hành
vốn cổ phần. 
+ Các IPO có chi phí cao hơn một chút so với các SEO. 
+ Chi phí phát hành trái phiếu đơn thuần sẽ rẻ hơn so với trái phiếu chuyển đổi

Ví dụ tính toán chi phí phát hành: Công ty N cần gia tăng thêm $45 triệu để tài trợ cho
việc mở rộng. Công ty sẽ bán các cổ phần mới thông qua đợt chào bán thông thường để
huy động vốn. Nếu giá chào bán bằng $31 mỗi cổ phần và các nhà bảo lãnh tính một mức
chiết khấu bảo lãnh là 7%, có bao nhiêu cổ phần cần được bán ra?
Giải
Gọi X là lượng tiền cần để mở rộng, phương trình để tính toàn bộ lượng tiền bao gồm
toàn bộ các chi phí là: 
X*(1-0.07)=$45,000,000→ X = $48,387,097 
Vậy số cổ phần cần bán ra sẽ là X chia cho giá mỗi cổ phần phát hành mới:
Số cổ phần cần phát hành = $48,387,097 / $31 = 1,560,874

7. Đặc quyền (rights) và bất thường về phát hành đặc quyền

- Khi cổ phần mới được phát hành ra công chúng trong một đợt SEO, thì một tỉ lệ sở hữu
của các cổ đông hiện hữu có khả năng bị sụt giảm. Nhằm đảm bảo mỗi cổ đông có thể
duy trì được một tỉ lệ sở hữu của mình, doanh nghiệp thường đưa ra ưu đãi quyền ưu tiên
mua cổ phần. Một đợt phát hành cổ phần thường cho các cổ đông hiện hữu được gọi là
phát hành đặc quyền. Trong đó mỗi cổ đông được phát hành một quyền chọn mua một số
lượng cổ phần mới tại mức giá xác định về trong khoảng thời gian xác định, sau đó quyền
chọn này hết hạn.

+ Ví dụ, một doanh nghiệp có cổ phần đang bán ở mức giá 30$ có thể cho phép các cổ
đông được mua một số cổ phần tại mức giá 10$ trong vòng hai tháng.

- Những điều khoản của quyền chọn này được thể hiện qua các chứng chỉ được gọi là các
chính quyền hoặc các đặc quyền mua cổ phần.

7.1. Cơ chế phát hành đặc quyền

- Chúng ta minh họa cơ chế phát hành đặc quyền bằng tình huống của công ty X:  
1.000.000 cổ phần đang lưu hành về cổ phiếu đang được bán với giá 20$, nghĩa là vốn
hóa thị trường của công ty là $20 triệu. Doanh nghiệp có kế hoạch gia tăng thêm 5 triệu
vốn cổ phần bằng việc phát hành đặc quyền.

- Quá trình phát hành độc quyền khác với quá trình phát hành cổ phần thường. Các cổ
đông hiện hữu được thông báo là họ được nhận một quyền mua tương ứng với mỗi cổ
phiếu mà họ sở hữu. Việc thực hiện quyền mua này xảy ra khi cổ đông thanh toán tiền
qua đại lý phát hành của doanh nghiệp (thường là một ngân hàng) và nộp lại số độc
quyền tương ứng theo yêu cầu. Các cổ đông sẽ có một vài lựa chọn: (1) mua toàn bộ số
cổ phần được quyền mua, (2) bán tất cả các đặc quyền hoặc (3) không làm gì cả và để
cho các đặc quyền hết hạn.

7.2. Giá phát hành

- Trước tiên, X phải xác định giá phát hành (mức giá mà tại đó cổ đông hiện hữu phải trả
để mua một cổ phần mới). Một cổ đông lí trí sẽ đặt mua tác quyền chỉ khi nào giấy phát
hành thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu vào ngày hết hạn chào bán. Ví dụ, nếu giá cổ
phiếu tại ngày hết hạn là $13 và mức giá phát hành là $15, thì không có cổ đông lý trí nào
mua cả. Họ sẽ nghĩ là tại sao phải bỏ $15 để mua một cổ phiếu chỉ đáng giá $13, X chọn
mức giá bằng $10, thấp hơn mức giá thị trường hiện tại $20. Miễn là giá thị trường không
giảm đi một nửa trước ngày đến hạn, thì đợt phát hành đặc quyền sẽ thành công.
7.3. Số đặc quyền cần thiết để mua một cổ phần

- X muốn huy động $5 triệu vốn cổ phần mới:P= $10=>500.000 cổ phần mới. Số cổ phần
này có thể được xác định bằng việc chia tổng số vốn cần huy động cho mức giá phát
hành.

Số cổ phần mới = Vốn cần huy động/Giá phát hành = $5.000.000/$10 = 500.000 CP

- Bởi vì các cổ đông nhận một đặc quyền ứng với mỗi CP mà họ đang sở hữu, nên X sẽ
phát hành 1 triệu đặc quyền. Để xác định xem phải có bao nhiêu đặc quyền để nhận được
một CP, chúng ta có thể chia số cổ phần hiện hữu (hay cổ phần cũ) cho số cổ phần mới:

Số đặc quyền cần để mua một cổ phần = Số cổ phần “Cũ”/ Số cổ phần “Mới” =
1.000.000/500.000 = 2 đặc quyền

- Do đó, một cổ đông phải bỏ ra hai đặc quyền và $10 để nhận được một cổ phần mới.
Nếu tất cả cổ đông làm điều này, X sẽ huy động được thêm $5 triệu mà công ty cần.

- Có thể thấy, mức giá phát hành càng thấp thì doanh nghiệp phát hành càng nhiều cổ
phần hơn, đồng thời số quyền cần dùng để mua một cổ phần cũng giảm đi

7.4. Ảnh hưởng của phát hành đặc quyền lên giá cổ phiếu

- Rõ ràng các đặc quyền có giá trị. Trong ví dụ của X, đặc quyền để mua một cổ phần có
trị giá $20 với giá mua chỉ $10 thì rõ ràng là có giá trị.

- Giả sử một cổ đông của X sở hữu hai cổ phần ngay trước đợt phát hành đặc quyền. Đầu
tiên, giá cổ phần X là $20, vì thế tổng giá trị vốn cổ phần của cổ đông này là 2 x $20 =
$40. Cổ đông có 2 cổ phần sẽ nhận được 2 đặc quyền. Đặc quyền của X cho phép cổ
đông đang sở hữu 2 cổ phần mua thêm một cổ phần mới trị giá $10. Số cổ phần của cổ
đông trong trường hợp này thực hiện đặc quyền và mua thêm cổ phần mới sẽ là 3 cổ
phần. Giá trị sở hữu mới bằng $40 + $10 = $50 ( $40 giá trị ban đầu công với $10 trả cho
công ty để mua thêm một cổ phần mới). Bởi vì bây giờ cổ đông đang nắm giữ 3 cổ phiếu
nên giá trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống $50/3 = $16,67
- Chênh lệch giữa giá cổ phần cũ $20 và giá cổ phần mới $16,67 phản ánh một thực tế là
các cổ phần cũ chứa các đặc quyền mua cổ phần mới. Phần chênh lệch này phải bằng với
giá trị của một đặc quyền – tức là, $20 - $16,67 = $3,33. Chúng ta cũng có thể tính toán
giá trị của đặc quyền theo cách khác. Đặc quyền cho phép cá nhân trả $10 cho một cổ
phiếu đáng giá $16,67, tạo ra một khoản là $6,67. Vì một người cần 2 đặc quyền để mua
một cổ phần mới nên một người lý trí sẽ đồng ý thanh toán $3,33 (=$6,67/2) cho một đặc
quyền.

- Trong chương này chúng ta có ngày không có đặc quyền (ex-rights date). Một các nhân
mua cổ phiếu trước ngày này sẽ nhận được các đặc quyền khi chúng được phân phối. Một
cá nhân mua cổ phiếu vào đúng hoặc sau ngày này sẽ không được nhận đặc quyền. Trong
ví dụ trên, giá cổ phiếu trước ngày không có đặc quyền là $20. Một người mua vào đúng
hoặc sau ngày này không có đặc quyền thì không được sở hữu đặc quyền. Giá cổ phiếu
vào đúng hoặc sau ngày này là 16,67$.

7.5. Ảnh hưởng của phát hành đặc quyền lên các cổ đông

- Các cổ đông có thể bán các đặc quyền của họ hoặc thực hiện chúng, tuy nhiên không có
sự khác biệt nào giữa hai lựa chọn này. Để thấy được điều đó, chúng ta xét 1 nhà đầu tư
đang sở hữu hai cổ phần, cô ấy sẽ nhận được hai đặc quyền. Nhà đầu tư này có thể bán 2
đặc quyền này ở mức giá $3,33 mỗi đặc quyền và thu được $3,33x2 = $6,67 tiền mặt. Bởi
vì mỗi cổ phiếu có giá trị $16,67 nên phần sở hữu của cô ấy sẽ là:

Cổ phiếu = 2 x $16,67 = $33,33

Bán đặc quyền = 2 x $3,33 = $6,67

Tổng = $40,00

- Mặt khác nếu cổ đông này thực hiện đặc quyền, thì cuối cùng cô ấy sẽ có 3 cổ phần với
tổng giá trị là $50. Nói cách khác, bằng việc bỏ ra $10, giá trị vốn cổ phần của cô ấy sẽ
tăng thêm $10 so với $40 từ việc bán đặc quyền và nắm giữ 2 cổ phiếu. Do đó, cá nhân
này sẽ không thấy sự khác biệt giữa việc thực hiện đặc quyền so với việc bán đặc quyền.
- Còn một vấn đề cuối cùng đó là chúng ta có thể thiết lập mức giá phát hành trong đợt
phát hành đặc quyền như thế nào ? Giá phát hành phải thấp hơn giá thị trường để đặc
quyền có một giá trị; nhưng ngoại trừ điều này ra thì giá phát hành là tùy ý. Về nguyên
tắc, nó có thể thấp tùy ý nhưng miễn là nó không bằng 0.

7.6. Các thỏa thuận bảo lãnh phát hành

- Tỷ lệ đặt mua thấp có thể xảy ra nếu như các nhà đầu tư từ bỏ quyền của họ hoặc nếu
những thông tin xấu làm cho giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức giá phát hành. Để đảm
bảo tránh được các khả năng này, việc phát hành đặc quyền thường được thỏa thuận bằng
việc bảo lãnh dự phòng (standby underwriting). Theo đó, người bảo lãnh cam kết chắc
chắn mua phần còn lại của đợt phát hành tại mức giá phát hành trừ đi phí bảo lãnh (take-
up fee). Người bảo lãnh thường nhận một khoản phí dự phòng (standby fee) như là phần
bù đắp cho việc gánh chịu rủi ro này.

- Thực tế, giá phát hành thường được thiết lập thấp hơn đáng kể so với giá thị trường hiện
hành. Điều đó làm cho xác suất phát hành đặc quyền thất bại là khá nhỏ. Mặc dù một tỷ
lệ nhỏ (ít hơn 10%) các cổ đông không thực hiện các đặc quyền trong trường hợp chúng
có giá trị, nhưng họ thường được phép mua những cổ phần không bán hết tại mức giá
phát hành. Đặc quyền mua vượt mức này (oversubscription privilege) dẫn đến không có
chuyện các doanh nghiệp phát hành phải chuyển qua nhờ sự trợ giúp của nhà bảo lãnh.

7.7. Bất thường về phát hành đặc quyền

- Smith đã tính toán chi phí phát hành cho 3 phương thức sau: phát hành VCP bảo lãnh,
phát hành đặc quyền với bảo lãnh dự phòng (standby underwriting) và phát hành đặc
quyền thuần tuý với tổng chi phí lần lượt là 6.17%, 6.05% và 2.45% trên số tiền thu
được.

- Nếu như các nhà quản lý doanh nghiệp là lý trí, họ sẽ huy động vốn cổ phần theo cách
rẻ nhất→ phát hành đặc quyền thuần tuý sẽ chiếm ưu thế. Tuy nhiên, hầu hết các đợt phát
hành cổ phần mới ở Mỹ lại được thực hiện không sử dụng đặc quyền. Trái lại phát hành
đặc quyền lại là loại hình khá phổ biến ở những nơi khác trên thế giới. Việc tránh phát
hành đặc quyền được xem là một bất thường trong lĩnh vực tài chính, mặc dù trước đây
có một vài lý giải như sau:

+ Các nhà bảo lãnh làm tăng giá cổ phiếu thông qua nỗ lực bán của họ và sự tự tin của
công chúng được cải thiện. Tuy nhiên, Smith có thể không tìm ra bằng chứng cho điều
này khi xem xét 52 đợt phát hành đặc quyền và 344 được phát hành có bảo lãnh.

+ Bởi vì nhà bảo lãnh mua cổ phiếu tại mức giá dựa trên thỏa thuận nên nhà bảo lãnh
đang cung cấp sự đảm bảo đối với doanh nghiệp. Tức là, nhà bảo lãnh sẽ bị lỗ nếu không
thể bán tất cả cổ phiếu ra công chúng. Tuy nhiên phần thua lỗ tiềm năng về mặt kinh tế
có thể không lớn. Trong hầu hết các trường hợp, mức giá phát hành được thiết lập trong
vòng 24 giờ đầu tiên của đợt phát hành, trong khoảng thời gian đó nhà bảo lãnh thông
thường đã có thể hoàn tất việc đánh giá kỹ lưỡng về thị trường của đợt phát hành.

+ Nhà bảo lãnh xác nhận rằng giá phát hành là phù hợp với giá trị thực của cổ phần, điều
này giúp các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái để mua cổ phiếu. Sự xác nhận này xảy ra bởi
vì nhà bảo lãnh có đặc quyền tiếp cận thông tin từ doanh nghiệp và sẵn sàng lấy danh
tiếng của họ để đảm bảo việc đánh giá là đúng

+ Những lập luận khác bao gồm, (a) tiền thu được từ đợt phát hành có bảo lãnh có thể
sớm hơn tiền thu được từ đợt phát hành đặc quyền, (b) các nhà bảo lãnh có thể có được
mạng lưới phân phối rộng hơn so với phát hành đặc quyền, (c) tham khảo ý kiến từ phía
các ngân hàng đầu tư có thể khá hữu ích, (d) các cổ đông cảm thấy việc thực hiện đặc
quyền là một sự phiền toái, (e) rủi ro giá thị trường giảm xuống dưới mức giá phát hành
là khá lớn.

Ví dụ Chào Bán Đặc Quyền  Công ty A đang dự định phát hành đặc quyền. Hiện tại,
công ty có 550,000 cổ phần thường đang lưu hành,P=  $87/cổ phần. Sẽ có 85,000 cổ phần
mới được chào bán, P= $81/cổ phần.
a. Giá trị thị trường mới của công ty là bao nhiêu?
b. Bao nhiêu đặc quyền ứng với một cổ phần mới?
c. Giá không hưởng đặc quyền là bao nhiêu?
d. Giá trị của đặc quyền bằng bao nhiêu?

Giải
a.Giá trị thị trường mới của công ty = 550,000($87) + 85,000($81) = $54,735,000
b.Đặc quyền ứng với một cổ phần mới = 550,000/85,000 = 6.47
c.Giá không hưởng đặc quyền = $54,735,000/(550,000 + 85,000) = $86,20
d.Giá trị của đặc quyền = $87,00 - $86,20 = $.80
Ví dụ phát hành đặc quyền: Công ty C vừa thông báo phát hành đặc quyền nhằm huy
động $28 triệu. Cổ phiếu hiện đang bán với giá $27, và có 2,9 triệu cổ phần đang lưu
hành.
A.Giá phát hành tối đa có thể là bao nhiêu? Giá phát hành tối thiểu là bao nhiêu?
B.Nếu giá phát hành là $25 mỗi cổ phần, công ty sẽ phát hành bao nhiêu cổ phần? Phải
có bao nhiêu quyền để mua một cổ phần?
C.Mức giá không có đặc quyền là bao nhiêu? Giá trị của đặc quyền là bao nhiêu?
D.Hãy cho biết cách để một cổ đông sở hữu 1.000 cổ phần trước khi chào bán và không
muốn mua thêm cổ phần mới không bị ảnh hưởng bởi việc phát hành đặc quyền này.
Giải
A.Giá cao nhất là giá hiện tại của cổ phiếu (hay $27). Giá tối thiểu là bất kỳ miễn lớn hơn
$0
B.Số cổ phần phát hành thêm sẽ là số tiền cần huy động chia cho giá phát hành:
- Số cổ phần phát hành thêm = $28,000,000/$25 = 1,120,000
- Quyền cần có để mua một cổ phần sẽ là lượng cổ phần đang lưu hành chia cho số cổ
phần phát hành thêm: 2,900,000/1,120,000 = 2.59
C.Một cổ đông có thể mua 2.59 quyền mua với: 2.59*($27)=$69.91
- Cổ đông có thể thực hiện quyền tại $25, với chi phí là: $69.91+$25=$94.91
- Nhà đầu tư lúc đó sẽ có: 
+ Số cổ phiếu không có đặc quyền=1+2.59=3.59
+ Giá cổ phiếu không đặc quyền: Px= [2.59($27) +$25]/3.595=$26.44
+ Giá trị đặc quyền = $27-$26.44=$0.56
D.Trước khi phát hành, một cổ đông sẽ có số lượng cổ phiếu tại giá thị trường:
- Giá trị danh mục = 1000*$27=$27,000
- Sau khi phát hành, giá cổ phiếu sẽ giảm nhưng nhà đầu tư cũng sẽ có quyền, nên:
- Giá trị danh mục = 1000*$26.44+1000*0.56=$27,000

8. Sự pha loãng

- Sự pha loãng đề cập đến một khoản lỗ trong giá trị của các cổ đông hiện hữu.

- Một vài loại pha loãng:

1.     Pha loãng tỷ lệ sở hữu

2.     Pha loãng giá cổ phiếu

3.     Pha loãng thu nhập mỗi cổ phiếu

4.     Pha loãng giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

8.1. Pha loãng tỷ lệ sở hữu

-Pha loãng tỷ lệ sở hữu xảy ra bất cứ khi nào một doanh nghiệp bán cổ phần ra công
chúng.

VD: A đang sở hữu 100 cổ phiếu của công ty X và công ty X hiện đang có 1000 cổ phần
lưu hành; mỗi cổ phần có một quyền biểu quyết. Do đó, A kiểm soát 10% (=100/1000)
quyền biểu quyết và nhận 10% cổ tức.

- Nếu X phát hành thêm 1000 cổ phần mới ra công chúng thông qua chào bán thông
thường, sở hữu của A có thể sẽ bị pha loãng. Nếu A không tham gia vào đợt phát  hành
mới này, phần sở hữu của anh ta sẽ giảm xuống còn 5% (=100/2000).
- Tuy vậy, có thể phát hành đặc quyền để A có cơ hội duy trì tỷ lệ sở hữu ở mức 10%,
nên có thể tránh được sự pha loãng sở hữu đối với các cổ đông hiện hữu thông qua việc
sử dụng phát hành đặc quyền.

8.2. Pha loãng giá cổ phiếu

- Nguyên tắc đối với pha loãng giá cổ phiếu là: Giá cổ phiếu sẽ tăng nếu doanh nghiệp
phát hành cổ phần để tài trợ cho dự án có NPV dương và sẽ giảm nếu như tài trợ cho dự
án có NPV âm.

VD: X là một doanh nghiệp tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần, với 100 cổ phần đang lưu
hành và có thu nhập là $100 (Hay 1$ mỗi cổ phần) mỗi năm cho đến vĩnh viễn. Nếu tỷ lệ
chiết khấu là 0,2, giá mỗi cổ phần sẽ là $5 (=1/0,2), và giá trị thị trường của vốn cổ phần
sẽ là $500 (=$5 x100), tạm bỏ qua thuế.

- Nếu X chấp nhận một dự án đầu tư có chi phí đầu tư là $200 và tạo ra $60 mỗi năm cho
đến vĩnh viễn.

→ Hiện giá của dự án là: -$200 + $60/0.2= $100

- Nếu dự án được chấp thuận, thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng thành $160. Khi doanh
nghiệp thông báo dự án ra công chúng, dòng tiền chiết khấu của doanh nghiệp tăng lên
thành: $160/0.2 - $200 = $600

- Vì vậy, với 100 cổ phần đang lưu hành, giá cổ phiếu sẽ trở thành $6

- Dĩ nhiên, các cổ phần mới phải được phát hành để huy động $200 vốn đầu tư cho dự án.
Với P= $6, doanh nghiệp sẽ phải phát hành thêm 33.333 (=$200/$6) cổ phần

- Ta có thể tìm ra mức giá $6 cho mỗi cổ phần bằng cách khác. Một khi khoản đầu tư
$200 được sử dụng (Tức là dự án được tài trợ) thì hiện giá của doanh nghiệp trở thành
$160/0.2= $800. Giá mỗi cổ phần sẽ bằng $800/133.333= $6.

8.3. Giá trị sổ sách


- Giả định ban đầu, giá trị sổ sách của doanh nghiệp là $1000, có nghĩa giá trị sổ sách trên
mỗi cổ phần là $10.

- Nếu doanh nghiệp chấp nhận một dự án với thu nhập mỗi năm là $40 cho đến vĩnh viễn.
NPV của dự án là: -$200 + $40/0.2 = 0

- Giá mỗi cổ phần vẫn là $5, doanh nghiệp phải phát hành 40 (=200/$5) cổ phần mới.

- Giá trị sổ sách của doanh nghiệp tăng lên thành 1200. Với 40 cổ phần được phát hành,
giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần giảm còn $8.57 mỗi cổ phần

- Tuy giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần giảm đi nhưng thực chất giá trị mỗi cổ phần vẫn
không thay đổi (Vẫn ở mức $5), nên các cổ đông sẽ không bị ảnh hưởng. Nguyên tắc
chung là các nhà quản lý nên chấp nhận những dự án có NPV dương vì sẽ làm tăng giá cổ
phiếu và loại bỏ các dự án có NPV âm. Những gì xảy ra với giá trị sổ sách hầu như sẽ
không ảnh hưởng tới các cổ đông.

8.4. Thu nhập mỗi cổ phần

- Tiếp tục với doanh nghiệp X, giả sử doanh nghiệp chấp nhận dự án có chi phí $200.
Tưởng tượng dự án tạo ra một khoản tiền là $622.08 trong 4 năm kể từ hôm nay.

- Hiện giá thuần của dự án là: -$200 + $622.08/(1+0.2)4 = $100

- Giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng lên thành $600 (=$500+$100)

- Giá mỗi cổ phần sẽ tăng lên thành $6. Tuy vậy, thu nhập trên mỗi cổ phần trong năm
đầu tiên sẽ giảm xuống dưới $1 bởi vì cổ phần mới được phát hành để tài trợ cho dự án
mới nhưng lại không mang lại thu nhập trong năm đầu tiên.

→ Nguyên tắc chung là, một dự án có tăng trưởng lớn trong thu nhập qua thời gian, ban
đầu có thể làm EPS giảm, ngay cả khi dự án đó có NPV dương. Thế nên, các nhà quản lý
được thưởng thù lao căn cứ theo EPS lại vô tình được khích lệ né tránh những dự án có
thu nhập ban đầu thấp, dù cho dự án đó có NPV dương. Và điều này không tốt đối với
các cổ đông. Một lần nữa, từ góc nhìn của các cổ đông, nhà quản lý phải chấp nhận dự án
có NPV dương và từ chối những dự án có NPV âm. Ảnh hưởng lên EPS hay giá trị sổ
sách mỗi cổ phần thì không quan trọng.

Kết luận

→ Qua các ví dụ trên, ta đã có thể kết luận rằng chỉ có ảnh hưởng của việc phát hành
mới lên giá mỗi cổ phần là quan trọng với cổ đông của công ty. Sự pha loãng trong các
biến số còn lại không ảnh hưởng đến các cổ đông.

 9. Đăng ký sẵn (Shelf registration)

- Đăng ký sẵn cho phép một doanh nghiệp phát hành số lượng chứng khoán mà doanh
nghiệp kỳ vọng bán trong vòng hai năm tới. Bản đăng ký được nộp vào thời điểm đăng
ký. Doanh nghiệp được phép bán chứng khoán bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn trong
thời gian hai năm đó. Tại thời điểm chính thức phát hành, doanh nghiệp chỉ cần nộp một
báo cáo vắn tắt.

- Để được đăng ký sẵn, một công ty cần thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây:

+Phải được xếp ở hạng đầu tư (investment grade)

+Không bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ trong 3 năm gần nhất.

+Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành phải lớn hơn $150 triệu.

+  Doanh nghiệp không vi phạm luật Giao dịch chứng khoán năm 1934 (Securities
Exchange Act 1934) trong 3 năm gần nhất.

- Đăng ký sẵn cho phép doanh nghiệp sử dụng phương thức phát hành nhỏ giọt . Với
phương thức này, doanh nghiệp đăng ký phát hành và thuê nhà bảo lãnh làm đại lý bán
chứng khoán. Doanh nghiệp bán cổ phần thành từng lượng nhỏ theo thời gian, thông qua
một sở giao dịch.

- Một số bất cập của việc phát  hành thông qua hình thức đăng ký sẵn:
1. Tính kịp thời của việc công bố thông tin bị giảm đi khi doanh nghiệp phát hành thông
qua hình thức đăng ký sẵn, bởi vì bản đăng kỳ phát hành có thể đã được chuẩn bị cách đó
2 năm trước khi việc phát hành thực tế xảy ra.
2. Một số ngân hàng đầu tư cho rằng đăng ký sẵn sẽ làm cho thị trường bị “Treo”
(overhang), bởi vì việc đăng ký sẵn cung cấp thông tin cho thị trường về những đợt phát
hành trong tương lai. Vấn đề bị treo này được cho là sẽ làm giảm giá thị trường.

10. Phát hành nợ dài hạn

- Những đợt phát hành trái phiếu ra công chúng phải được đăng kí SEC, phải có một bản
cáo bạch, và các yêu cầu khác.Đối với bản phát hành trái phiếu phải thể hiện qua bản khế
ước hay một sự thỏa thuận (indenture).

- Có hai hình thức cơ bản của tài trợ nợ dài hạn riêng: Các khoản vay có kì hạn và các
phát hành riêng. 

Các khoản vay có kì hạn (term loans)

- Là khoản vay trực tiếp.

- Có kì hạn từ một đến năm năm. 

- Hầu hết có thể hoàn trả trong thời hạn của khoản vay. 

- Người cho vay bao gồm: Các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và những người
cho vay chuyên về tài trợ doanh nghiệp. 

Các phát hành riêng (private placement) 

- Tương tự như các khoản vay có kỳ hạn, nhưng thời gian đáo hạn dài hơn. 

Những khác biệt giữa tài trợ dài hạn riêng và phát hành nợ ra công chúng là: 

- Phát hành trái phiếu và phát hành riêng có khác biệt:

+Khoản vay trực tiếp tránh được chi phí đăng kí với SEC. 
+Tuy nhiên, phát hành trực tiếp thường có nhiều điều khoản ràng buộc hơn. 

+Dễ dàng thương lượng một khoản vay có kì hạn hay một phát hành riêng trong trường
hợp mất khả năng thanh toán nhưng khó để tái thương lượng một phát hành ra công
chúng bởi liên quan tới hàng trăm trái chủ. 

+Đối tượng của thị trường vay trực tiếp là các định chế tài chính trung gian. Bởi các công
ty bảo hiểm nhân thọ và các quỹ hưu trí chi phối phân khúc phát hành riêng trong khi các
ngân hàng thương mại chủ yếu tham gia vào thị trường cho vay có kỳ hạn. 

+Chi phí phân phối trái phiếu trong thị trường phát hành riêng thường thấp hơn.

+Lãi suất trên các khoản vay có kì hạn và phát hành riêng thường cao hơn lãi suất trên
các khoản vay phát hành ra công chúng có quy mô tương đương. Các khác biệt này phản
ánh sự đánh đổi giữa mức lãi suất cao hơn với những thỏa thuận linh hoạt hơn trong
trường hợp xảy ra kiệt quệ tài chính và chi phí thấp hơn đi kèm với phát hành riêng. 

Chi phí phát hành đi kèm với việc phát hành nợ thường thấp hơn nhiều so với các chi phí
tương ứng đi kèm với việc phát hành vốn cổ phần

11. Liên hệ thực tiễn:


11.1 Thủ tục và quy trình mà các DN phát hành chứng khoán huy động vốn:

1. Gửi Hồ sơ đăng ký chào bán cho Ủy ban chứng khoán nhà nước trực tiếp tại bộ phận
một cửa hoặc theo đường bưu điện gồm 01 bộ gốc và 05 bộ sao y bản chính, kèm theo
file điện tử theo địa chỉ do Ủy ban chứng khoán nhà nước quy định;
Đối với cháo bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tổ chức phát hành cần chuẩn bị
một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật chứng khoán 2019 như sau:
Điều 18. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử
dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết hoặc đăng ký giao dịch
cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
đ) Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều 15 của Luật
này;
e) Văn bản cam kết của các cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra
công chúng của tổ chức phát hành về việc cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của
tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
g) Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với công ty chứng
khoán;
h) Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài
khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán;
i) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
2. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung
quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề
có thể gây hiểu nhầm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước;

11.2 Liên hệ 1 công ty niêm yết tại Việt Nam:

Chúng ta biết rằng các doanh nghiệp nếu muốn phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư, thì
họ sẽ phát hành các chứng khoán ra công chúng. Gần đây, tại Việt Nam, CTCP Tôn
Đông Á cũng đang trong quá trình chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

- Tôn Đông Á được thành lập vào năm 1998, chuyên sản xuất thép cán nguội, tôn kẽm,
tôn lạnh, tôn màu dùng trong xây dựng công nghiệp và dân dụng, hạ tầng giao thông,
thiết bị gia dụng…. Hiện tại, công ty có hai nhà máy tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 và
Đồng An 2 thuộc tỉnh Bình Dương, công suất hàng năm 850.000 tấn tôn.

- Trước khi thực hiện IPO, trong năm 2021 với đầy thách thức do đại dịch Covid gây ra,
tuy nhiên, CTCP Tôn Đông Á vẫn đạt được những dấu mốc ấn tượng:  ghi nhận doanh
thu đạt hơn 25.200 tỷ đồng, vượt đến 57% so với kế hoạch. Trong đó, 21.700 tỷ đồng đến
từ hoạt động kinh doanh chính, còn lại từ thương mại khác. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận
sau thuế Công ty đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2020.

- Ngày 31/12/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp giấy phép chào
bán lần đầu ra công chúng (IPO) cho CTCP Tôn Đông Á. Ngoài ra, ông lớn ngành thép
này cũng vừa công bố bắt đầu chào bán cổ phần IPO lần đầu vào ngày 07/01/2022. Dự
kiến, Công ty cổ phần Tôn Đông Á (mã cổ phiếu TDA) sẽ chào bán hơn 15,35 triệu cổ
phiếu, trong đó số lượng cổ phiếu tổ chức phát hành chào bán là hơn 12 triệu cổ phiếu, số
lượng cổ phiếu cổ đông chào bán là hơn 2,9 triệu cổ phiếu. Mức giá chào bán tối thiểu sẽ
là 58.000 đồng/cổ phiếu, bước giá là 100 đồng. Thời gian đăng ký mua và nộp tiền cọc
đến 27/1. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu đặt mua thành công là từ ngày 7/2 đến 11/2.
Dự kiến vào tháng 4/2022, Tôn Đông Á sẽ niêm yết cổ phiếu ở HOSE.. Tổng giá trị vốn
huy động theo dự kiến mệnh giá đạt 153 tỷ đồng. Số tiền mà Tôn Đông Á dự kiến thu
được từ đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tối thiểu là 717,38 tỷ đồng. Khi
hoàn tất thương vụ IPO, tổng số cổ phiếu đang lưu hành tăng từ trên 102 triệu cổ phiếu
lên hơn 114 triệu cổ phiếu. Theo SSI Research, ước tính giá hợp lý của cổ phiếu TDA
dựa trên ước tính EPS năm 2022 là 10.683 đồng, hệ số P/E mục tiêu là 7,5 lần dựa trên
mức trung bình của các công ty cùng ngành khu vực. SSI Research dự báo giá trị mục
tiêu 1 năm đối với cổ phiếu TDA là 80.000 đồng/cổ phiếu.

- Công ty sẽ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán vào các mục đích như bổ sung vốn
lưu động hoạt động sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư nhà
máy 3 ( một trong những nhà máy tôn mạ lớn nhất nước) thông qua hình thức góp vốn
thành lập công ty với số vốn hơn 345 tỷ đồng và sớm đưa vào hoạt động, nâng công suất
của công ty đạt 1,2 triệu tấn/năm vào năm 2023 và là một trong vài công ty tôn mạ lớn
nhất cả nước. Không chỉ chú trọng phát triển dài hạn, Tôn Đông Á còn quan tâm tới sự
phát triển bền vững khi đầu tư dây chuyền, công nghệ máy móc hiện đại của ngành cán –
mạ thép tấm từ các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ tạo ra sản phẩm chất lượng.
Ngoài các sản phẩm hiện tại, Tôn Đông Á còn tham vọng cung cấp các sản phẩm chất
lượng cao cho ngành lắp ráp, trở thành công ty nội địa đầu tiên cung cấp các sản phẩm
cho lĩnh vực xe ô tô, sản xuất các đơn hàng của Samsung,... Qua đó có thể thấy, sau đợt
IPO, Tôn Đông Á đang nắm trong tay rất nhiều những kỳ vọng, nguồn lực, cơ hội to lớn
để phát triển trong tương lai, khẳng định vị thế, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế.

*Tài liệu tham khảo:

[1] TÔN ĐÔNG Á IPO: ĐẦU TƯ HẤP DẪN TỪ DOANH NGHIỆP LỚN TRONG
NGÀNH THÉP LÁ MẠ, TON DONG A https://www.tondonga.com.vn/ton-dong-a-ipo-
dau-tu-hap-dan-tu-doanh-nghiep-lon-trong-nganh-thep-la-ma

[2] Thiên Vân, Tôn Đông Á: Doanh nghiệp thép lá mạ lớn thứ 3 tại Việt Nam công bố
IPO, Vietstock, https://vietstock.vn/2022/01/ton-dong-a-doanh-nghiep-thep-la-ma-lon-
thu-3-tai-viet-nam-cong-bo-ipo-746-923237.htm

[3] Tri Túc, Trước thềm IPO với giá khởi điểm 58.000 đồng/cp, Tôn Đông Á đang kinh
doanh ra sao?, CafeF, https://cafef.vn/truoc-them-ipo-voi-gia-khoi-diem-58000-dong-cp-
ton-dong-a-dang-kinh-doanh-ra-sao-20220128115128464.chn

You might also like