Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 294

Công Tác Đấu Thầu

Hồ Sơ Mời Thầu

Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm


Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)

Các Gói Thầu Phần Đường


(CW1A / CW1C / CW2A / CW2B / CW2C)

Tập 2
Chỉ Dẫn Kỹ Thuật

Ngày phát hành: ngày 5 tháng 11 năm 2013

Số ICB: CMDRCP / CW1A, CW1C,


CW2A, CW2B, CW2C

Chủ đầu tư: Bộ Giao Thông Vận Tải

Số khoản vay: 3013-VIE

Quốc gia: Cộng hòa XHCN Việt Nam


Tháng 11 năm 2013

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 1 YÊU CẦU CHUNG ...................................................................................................... 1-1
Phần 01100 – Yêu cầu chung ........................................................................................................... 1-1
Phần 01200 – Tiện nghi và dịch vụ cho Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư ....................................... 1-24
Phần 01300 – Trách nhiệm môi trường .......................................................................................... 1-32
CHƯƠNG 2 PHÁT QUANG CÔNG TRƯỜNG ............................................................................. 2-1
Phần 02100 – Dọn dẹp công trường ................................................................................................. 2-1
Phần 02200 – Phá bỏ, di chuyển các công trình và chướng ngại vật hiện có................................... 2-3
CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC ĐẤT ......................................................................................................... 3-1
Phần 03100 – Công tác đào chung ................................................................................................... 3-1
Phần 03200 – Đào kết cấu ................................................................................................................ 3-5
Phần 03300 – Vật liệu mượn .......................................................................................................... 3-10
Phần 03400 – Thi công nền đường................................................................................................. 3-12
Phần 03500 – Xử lý đất yếu ........................................................................................................... 3-24
Phần 03600 – Phương pháp cố kết hút chân không........................................................................ 3-38
CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC VÀ CỐNG................................................................... 4-1
Phần 04100 – Cống tròn ................................................................................................................... 4-1
Phần 04150 – Cống hộp ................................................................................................................... 4-5
Phần 04200 – Các loại rãnh.............................................................................................................. 4-7
Phần 04300 – Hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả............................................................................. 4-10
Phần 04400 – Công tác đá xây miết mạch vữa............................................................................... 4-13
CHƯƠNG 5 MÓNG TRÊN VÀ MÓNG DƯỚI............................................................................... 5-1
Phần 05100 – Cấp phối móng trên và móng dưới ............................................................................ 5-1
CHƯƠNG 6 ÁO ĐƯỜNG.................................................................................................................. 6-1
Phần 06100 – Lớp nhựa thấm và dính bám...................................................................................... 6-1
Phần 06200 – Lớp bê tông nhựa....................................................................................................... 6-7
Phần 06300 – Mặt đường bê tông xi măng Pooc lăng (PCCP) ...................................................... 6-26
Phần 06400 – Xử lý bề mặt láng nhựa hai lớp (DBST) ................................................................. 6-27
Phần 06500 – Bê tông nhựa bù vênh.............................................................................................. 6-32
CHƯƠNG 7 CÔNG TÁC KẾT CẤU ............................................................................................... 7-1
Phần 07100 – Bê tông và kết cấu bê tông ........................................................................................ 7-1
Phần 07200 – Cọc bê tông đúc sẵn................................................................................................. 7-26
Phần 07250 – Khoan khảo sát đất .................................................................................................. 7-34
Phần 07300 – Cọc khoan nhồi........................................................................................................ 7-37
Phần 07350 – Thí nghiệm tải trọng động của cọc khoan nhồi ....................................................... 7-51
Phần 07400 – Tường cọc cừ ván .................................................................................................... 7-53
Phần 07450 – Bê tông dự ứng lực .................................................................................................. 7-57
Phần 07500 – Cốt thép ................................................................................................................... 7-70
Phần 07650 – Lan can .................................................................................................................... 7-76
Phần 07800 – Gối cầu .................................................................................................................... 7-78
Phần 07830 – Lớp phòng nước ...................................................................................................... 7-86
Phần 07850 – Khe co giãn.............................................................................................................. 7-89
Phần 07900 – Thoát nước trên cầu ................................................................................................. 7-97
CHƯƠNG 8 CÁC HẠNG MỤC KHÁC........................................................................................... 8-1
Phần 08100 – Vữa xi măng .............................................................................................................. 8-1
Phần 08200 – Trang trí cảnh quan.................................................................................................... 8-2
Phần 08300 – Rải lớp đất mặt .......................................................................................................... 8-7
Phần 08500 – Biển báo đường bộ và cọc km ................................................................................. 8-10
Phần 08510 – Đèn cảnh báo chớp sáng năng lượng mặt trời ......................................................... 8-15
Phần 08600 – Lan can phòng hộ .................................................................................................... 8-16
Phần 08700 – Sơn kẻ mặt đường.................................................................................................... 8-19
Phần 08710 – Đinh phản quang trên mặt đường ............................................................................ 8-22
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật i
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08800 – Sơn........................................................................................................................... 8-24
Phần 08900 – Bó vỉa bê tông.......................................................................................................... 8-32
Phần 08950 – Bảo vệ mái dốc ........................................................................................................ 8-34
CHƯƠNG 9 CHIẾU SÁNG VÀ NGUỒN CẤP ĐIỆN .................................................................... 9-1
Phần 09100 – Công tác cấp nguồn và chiếu sáng............................................................................. 9-1
Phần 09200 – Công tác xây dựng dân dụng cho các hạng mục điện.............................................. 9-17

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật ii


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 1 YÊU CẦU CHUNG

Phần 01100 – Yêu cầu chung

1. Các từ viết tắt và đơn vị đo lường


Để bổ sung nghĩa của các từ viết tắt được sử dụng trong Các Điều kiện Chung của Hợp đồng
và Phần mở đầu của Bảng Tiên lượng, những từ viết tắt sau được sử dụng trong Các Chỉ dẫn
kỹ thuật:
CBR - Hệ số chịu tải California
Cov.Pl. - Tấm phủ
Dia. - Đường kính
Diaph. - Tường ngăn
Drg. hoặc Dwg - Bản vẽ
Ea - Mỗi
Guss. - Miếng nối
HP - Mã lực (s)
Kg - Ki lô gam
Max. - Tối đa
Min. - Tối thiểu
mm - Milimet (s)
No. - Số
P.C - Bê tông dự ứng lực
R.C - Bê tông Cốt thép
Sht. - Tấm
Spl. - Nối, ghép
2
sq. cm hoặc cm - Centimet vuông (s)
sq. m hoặc m2 - Mét vuông (s)
t hoặc ton - Tấn (1,000 kg)
W hoặc Wt - Trọng lượng
QA - Đảm bảo Chất lượng
Tất cả các đơn vị đo lường được dùng trong Chỉ dẫn kỹ thuật này và trong Bảng tiên lượng
mời thầu là theo tiêu chuẩn quốc tế (SI) về hệ thống các đơn vị đo lường trọng lượng và đo
đạc trừ khi có quy định khác.

2. Vật liệu
2.1 Chất lượng
Trừ khi có quy định khác được quy định trong Hợp đồng này, tất cả các hạng mục được sử
dụng để hoàn thành công việc, như thiết bị, vật liệu và các hạng mục khác phải là mới và là
loại phù hợp nhất với mục đích sử dụng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-1 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.2 Các tên thương mại
Trừ khi Hợp đồng không quy định rõ ràng, thì việc tham chiếu các thiết bị, vật liệu, sản phẩm
hay quy trình sáng chế, thương hiệu hoặc số catalogue sẽ phải được coi trọng như việc thiết
lập tiêu chuẩn hay chất lượng, và sẽ không bị đưa ra phân tích như việc tranh chấp giới hạn;
và Nhà thầu có thể sử dụng bất cứ sản phẩm hay quy trình nào mà theo đánh giá của Tư vấn
giám sát là tương đương với tên gọi.
2.3 Quản lý vật liệu
2.3.1 Các yêu cầu về nguồn cung cấp và chất lượng
Nếu không có quy định khác, Nhà thầu sẽ cung cấp mẫu các vật liệu tham gia vào công trình.
Nhà thầu sẽ thông báo cho Tư vấn giám sát các nguồn cung cấp các loại vật liệu trong thời
gian sớm nhất có thể và triển khai kiểm tra và thí nghiệm vật liệu. Khi các nguồn cấp vật liệu
đã phê duyệt trước đây không sản suất các sản phẩm đồng bộ và không đạt yêu cầu, hoặc nếu
sản phẩm từ bất kỳ nguồn nào cho thấy không thể chấp thuận được, Nhà thầu sẽ phải cung
cấp mẫu vật liệu từ các nguồn khác.
2.3.2 Nguồn vật liệu
Tất cả vật liệu phải được Tư vấn giám sát thông qua trước khi đưa vào sử dụng cho công
trình. Trong trường hợp phải nhập khẩu vật liệu, Tư vấn giám sát phải phê duyệt loại vật liệu
đó trước khi đặt hàng cung cấp vật liệu.
Ngoại trừ nguồn cung cấp hoạt động thương mại, mỗi hạng mục sẽ chỉ được tiến hành khi Tư
vấn giám sát đã phê duyệt kế hoạch sử dụng nguồn vật liệu.
Nhà thầu phải lựa chọn các nguồn cung cấp vật liệu đúng theo các yêu cầu sau:
 Khi nhà thầu lựa chọn vật liệu sử dụng, nhà thầu phải chịu trách nhiệm chắc chắn
rằng nguồn cung cấp vật liệu đã chọn phải đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng quy
định tại Hợp đồng, đủ khối lượng và đúng loại thiết bị và công việc cần để sản xuất
vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.
 Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm các nguồn vật liệu. Nhà thầu cần được cấp
phép đưa vật liệu ra khỏi nguồn cung cấp và chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc
trên, bao gồm những việc cần để triển khai, khai thác, khống chế xói lở, khôi phục
và chuyên chở.
 Việc chấp thuận đưa vào sử dụng vật liệu từ nguồn cung cấp mà nhà thầu lựa chọn
phụ thuộc vào việc nhà thầu cung cấp cho Tư vấn giám sát những chứng nhận hợp lý
về kết quả thí nghiệm cho thấy vật liệu đó đạt yêu cầu chất lượng và được sản xuất
tại đúng nguồn cung cấp trên. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, Tư vấn giám sát
có thể lấy mẫu hoặc yêu cầu lấy mẫu để thí nghiệm để xác nhận chất lượng vật liệu
và đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy vật liệu không đạt yêu cầu chất lượng của Hợp đồng, nhà thầu
không được phép đưa vật liệu đó vào sử dụng cho công trình. Nhà thầu sẽ chịu toàn bộ chi
phí tiêu huỷ vật liệu không đạt chất lượng và cung cấp nguồn vật liệu khác.

2.3.3 Kiểm tra vật liệu


Tất cả các vật liệu phải được kiểm tra, lấy mẫu, thí nghiệm, thí nghiệm lại và có thể bị loại bỏ
bất cứ lúc nào trước khi được duyệt đưa vào công trình.
Trong trường hợp các vật liệu được chỉ định rõ, trước khi phê duyệt vật liệu, phải có ba đại
diện của Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư đến và kiểm tra nhà máy nơi sản xuất ra loại vật liệu
đó. Chi phí đi lại và ăn ở cho chuyến thăm nhà máy đó (dù là trong nước hay ngoài Việt
Nam) phải cho Nhà thầu chịu. Các loại vật liệu cụ thể cần phải thăm nhà máy sản xuất là a)
khe co giãn cầu, b) gối cầu, và c) bấc thấm (PVD)

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-2 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu phải chịu mọi rủi ro đối với các hạng mục công trình bị ảnh hưởng do sử dụng
những vật liệu chưa qua thí nghiệm chưa được phê duyệt. Nếu Nhà thầu bị phát hiện sử dụng
những vật liệu không được duyệt và không được phép sử dụng, thì Nhà thầu sẽ không được
thanh toán và nhà thầu sẽ phải chịu phí tổn chuyển đi.
2.3.4 Hệ thống kiểm tra của Nhà thầu
Nhà thầu phải cung cấp, duy trì một hệ thống kiểm tra đầy đủ cùng các nhân viên, máy móc,
thiết bị và vật dụng cần thiết để lấy mẫu làm thí nghiệm và kiểm tra công trình. Hệ thống
kiểm tra của nhà thầu là một phần của bộ phận quản lý chất lượng theo Phần I, mục 4 Bảng
Chỉ dẫn kỹ thuật: “Đảm bảo chất lượng và phòng thí nghiệm hiện trường”
2.3.5 Phương tiện đo đạc và thí nghiệm
Nhà thầu sẽ thực hiện mọi hoạt động sản xuất và gia công cần thiết cho hạng mục thi công
đảm bảo chất lượng và thi công công trình đúng yêu cầu của Hợp đồng
2.3.6 Chứng nhận đạt yêu cầu
Khi thí nghiệm và lấy mẫu theo yêu cầu của Hợp đồng, Tư vấn giám sát có thể cho phép đưa
vật liệu đó vào công trình trước khi mang đi thí nghiệm và lấy mẫu phải có kèm theo giấy
chứng nhận vật liệu đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của hợp đồng.
Khi Hợp đồng hay Chỉ dẫn kỹ thuật yêu cầu chứng nhận, mỗi lô vật liệu cung cấp cho công
trình phải có giấy chứng nhận chất lượng đạt yêu cầu và xác nhận rõ ràng.
Kèm theo các vật liệu sản xuất thương mại là giấy chứng nhận do nhà sản xuất cung cấp, khi
có yêu cầu, có thêm chứng nhận kiểm tra của nhà sản xuất Bản sao của kết quả kiểm tra này
phải được cung cấp cho Tư vấn giám sát.
Giấy chứng nhận sản xuất phải đi kèm theo từng lô vật liệu và xác nhận ngày tháng, nơi sản
xuất, số lô và các thông số khác thuận tiện cho việc kiểm tra đánh giá. Nhà thầu sẽ cung cấp
kết quả kiểm tra vật liệu trong cùng một lô theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.
2.4 Lưu trữ vật liệu
Vật liệu phải được lưu trữ nhằm đảm bảo chúng vẫn đáp ứng được mục đích sử dụng. Kho
vật liệu chất đống được lưu trữ theo phương thức chúng tự thoát nước, không bị nhiễm bẩn
và hoàn toàn tách biệt nhằm ngăn chặn nhiễm bẩn chéo. Nhà thầu phải bảo đảm rằng tất cả
vật liệu luôn sẵn sàng để kiểm tra theo như Khoản 7.3 của Điều kiện Hợp đồng. Nếu vật liệu
bị phát hiện hỏng hóc do lưu giữ không đảm bảo thì sẽ bị loại bỏ theo Khoản 7.5 Điều kiện
Hợp đồng.
Vật liệu trong kho, mặc dù đã được kiểm tra trước khi lưu kho, cũng vẫn phải được kiểm tra
lại trước khi đưa vào sử dụng cho công trình. Những phần mặt bằng được duyệt dùng làm nơi
tập kết máy móc, thiết bị của nhà thầu nhưng Nhà thầu có thể tự bổ sung thêm khu vực chứa
vật liệu mà không làm phát sinh chi phí cho Chủ đầu tư. Tài sản cá nhân không được phép sử
dụng cho mục đích lưu kho mà không có sự thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu tài sản
và người thuê và thanh toán, nếu cần thiết. Nhà thầu phải khôi phục về tình trạng ban đầu tất
cả diện tích dùng làm nhà kho tạm và máy móc và phải được Tư vấn giám sát chấp thuận và
không được thanh toán với Chủ đầu tư.

3. Chương trình công việc của nhà thầu


Nhà thầu phải cung cấp một chương trình và một báo cáo hỗ trợ cho việc thực hiện các công
việc, phù hợp với các yêu cầu ghi nhận tại các tiểu khoản 8.3 của Điều kiện Hợp đồng và như
đã nói ở đây.
Chương trình sẽ được chuẩn bị bằng cách sử dụng CPM (Phương pháp đường dẫn tới hạn,
tức là kỹ thuật mạng dùng để ước tính tổng thời gian thực hiện dự án) trong Microsoft Project
hoặc phần mềm tương đương để phối hợp với Tư vấn giám sát. Chương trình sẽ hiển thị thời
gian hoạt động, mô tả hoạt động, ngày tháng bắt đầu và kết thúc sớm và muộn, và hoạt động

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-3 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
bị trễ và hoạt động phụ thuộc. Chương trình sẽ phải kết hợp với CPM (Phương pháp đường
dẫn tới hạn), có nghĩa là Nhà thầu phải có khả năng nhận biết được hàng loạt các hoạt động
mà qua đó xác định độ dài thời gian ngắn nhất có thể để hoàn thành toàn bộ các công việc.
Tất cả các hoạt động trong Chương trình sẽ được gắn với một ngày bắt đầu (Ngày khởi công)
và một ngày kết thúc (phát hành Giấy chứng nhận nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng) .
Chương trình của Nhà thầu phải được định lượng bằng chi phí và nguồn lực. Định lượng chi
phí phải ghi rõ chi phí tính toán hoặc ước tính cho mỗi mục, bằng với tổng giá hợp đồng, trừ
đi các khoản tiền tạm tính.
Các chi tiết và số lượng các hoạt động hợp nhất trong Chương trình của Nhà thầu phải đầy đủ
để quản lý tổng số các công việc và xác định các hạn chế, sự chậm trễ và các hiệu ứng trên
các công việc do các hoạt động phụ thuộc. Tất cả các hoạt động phải được sắp xếp trong một
cấu trúc phân tích công việc hợp lý, cho thấy công đoạn và giai đoạn, và phải thể hiện rõ
những đường dẫn quan trọng của mỗi bộ phận và / hoặc công đoạn nào của các công trình.
Tất cả các mô tả hoạt động sẽ là duy nhất, mỗi mô tả các yếu tố rời rạc của công việc với thời
gian thể hiện trong ngày theo lịch. Liên quan đến các yêu cầu của tiểu khoản 8.3 ( a) và (b)
của Điều kiện Hợp đồng Chương trình của Nhà thầu phải kết hợp tất cả các hoạt động sẽ ảnh
hưởng đến các công trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, bao gồm, nhưng không giới hạn:
 huy động và giải thể lực lượng của nhà thầu;
 tất cả các hoạt động thăm dò hiện trường;
 tất cả các hoạt động khảo sát và cắm mốc;
 tất cả các ngày tháng các mốc và sự kiện quan trọng;
 tất cả mọi thời điểm tiếp xúc giữa Nhà thầu, bất kỳ sự tiếp xúc nào giữa nhà thầu và
các nhà thầu phụ cho các công trình;
 tất cả các hồ sơ trình duyệt các vật liệu, máy móc và sự chuẩn bị và trình duyệt bản vẽ
thi công;
 thời gian xem xét phê duyệt của Tư vấn giám sát;
 tất cả các hoạt động liên quan đến đấu thầu, mua sắm, chế tạo và vận chuyển các vật
liệu và máy móc được đưa vào các công trình;
 tất cả các hoạt động liên quan đến việc mua sắm và vận chuyển tất cả các thiết bị của
Nhà thầu, cần thiết cho việc thực hiện các công việc, vào công trường;
 tất cả các hoạt động xây dựng đối với từng giai đoạn và thời kỳ của các công việc,
bao gồm công tác kiểm tra và vận hành thử để phát hiện các khuyết tật và thiếu sót;
 tất cả các hoạt động (bao gồm cả công tác thí nghiệm theo quy định) kết hợp với sự
phê duyệt chấp thuận của vật liệu và thiết bị được đưa vào các công trình;
 tất cả các ngày lễ chung và ngày nghỉ của công trường;
 các hoạt động khác mà Tư vấn giám sát có thể yêu cầu được theo dõi
Các chương trình làm việc được trình nộp phải bao gồm cả bản in cũng như bản điện tử.

4. Hệ thống đảm bảo chất lượng (QA)


Nhà thầu phải đặt ra hệ thống đảm bảo chất lượng toàn diện theo Khoản 4.9 Điều kiện Hợp
đồng. Hệ thống QA này phải bao quát toàn bộ tiến trình xây dựng của Nhà thầu và sẽ được
giám sát bởi các kỹ sư QA đã có tên trong danh sách Nhân viên chính thức. Việc đảm bảo
chất lượng bao gồm việc đăng kí và lưu trữ phương tiện truyền thông, bao gồm cả thư điện tử.
Các yêu cầu liên quan đến việc đảm bảo chất lượng sẽ được phản ánh đầy đủ trong kế hoạch
Nhà thầu theo như Khoản 8.3 Điều kiện Hợp đồng.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-4 01100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Hơn nữa, hệ thống QA phải bao gồm hoặc liên quan đến hoạt động chi tiết dưới đây cho các
hạng mục chính trong Hợp đồng.
Bản vẽ
Phát sinh và duy trì đăng kí và hệ thống tham chiếu
Quản lý vấn đề hiện tại và thay thế
Kiểm soát vấn đề
Dự trữ
Khảo sát
Phát sinh và duy trì việc đăng kí
Giám sát tiến trình kiểm tra và điều chỉnh
Yêu cầu vật liệu
Phát sinh và duy trì việc đăng kí
Quản lý quá trình giám định vật liệu
Kế hoạch
Đảm bảo QA được phản ánh trong kế hoạch
Bản báo cáo phương án
Phát sinh và duy trì việc đăng kí
Kiểm soát phát sinh và các vấn đề (cả Kỹ sư và nhân viên xây dựng)
Kiểm tra vật liệu
Phát sinh và duy trì việc đăng kí
Quản lý việc kiểm tra định kì và tiến trình giám định
Phương thức phù hợp và không phù hợp
Quản lý phù hợp và nghiệm thu của Tư vấn giám sát
Quản lý tính không phù hợp
Quản lý việc giám sát công trình sửa chữa và nghiệm thu của Tư vấn giám sát
Quản lý việc giám sát công trình sửa chữa và nghiệm thu tiếp theo của Tư vấn giám sát
Các hoạt động này dự kiến nằm trong hoặc liên quan tới “công việc” hay “giám sát” được
cấp cho nhân viên giám sát kỹ thuật của Nhà thầu trên công trường và cho Tư vấn giám sát,
thông báo liên quan được Nhà thầu đính kèm.
Kỹ sư QA có trách nhiệm đảm bảo nhân viên của Nhà thầu tuân theo quy trình QA. Kỹ sư
QA có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ QA trước khi đệ trình cho Tư vấn giám sát phê duyệt. Việc
kiểm tra như thế sẽ bao gồm quy trình hợp chuẩn/ phi hợp chuẩn. Nhà thầu có trách nhiệm
thông báo đến Tư vấn giám sát nếu có sự bất hợp lý nào được ghi lại. Trong trường hợp
không tương ứng, Nhà thầu phải đưa ra phương pháp hiệu chỉnh cho Tư vấn giám sát nghiệm
thu. Không có hạng mục hiệu chỉnh nào tiến hành cho đến khi việc nghiệm thu được thực
hiện. Nhà thầu cần chú ý đến trách nhiệm của mình là kiểm tra và xem lại chất lượng công
trình trước khi yêu cầu Tư vấn giám sát nghiệm thu.
Tư vấn giám sát sẽ xem lại việc nghiệm thu hồ sơ QA của Nhà thầu; nếu được, tại “điểm
dừng” ngoài tiến trình xây dựng, không thể tiến hành các việc thi công khác nếu không
nghiệm thu và hoàn thành các hạng mục công trình.
Nhà thầu cần chú ý rằng Tư vấn giám sát thực hiện các quy trình của mình nhằm xác định
khối lượng công trình song song với đảm bảo chất lượng của Nhà thầu. Trong quá trình bảo
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-5 01100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
đảm chất lượng, nếu Tư vấn giám sát phát hiện thấy phần nào bất hợp lý chưa được phát hiện
hay không được Nhà thầu báo cáo thì “Thông báo điều chỉnh” sẽ được ban hành theo Khoản
15.1 Điều kiện Hợp đồng. Phần các công việc bị ảnh hưởng sẽ bị hoãn lại cho đến khi có thời
hạn điều chỉnh.
Không thực hiện bất kì thanh toán nào cho các hạng mục khi chất lượng của chúng không
được đảm bảo theo quy trình QA của Nhà thầu. Trong hồ sơ báo cáo hàng tháng của mình,
Nhà thầu phải nêu rõ các hạng mục được thanh toán tuân theo chất lượng được yêu cầu trong
Hợp đồng và được chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Hệ thống đảm bảo chất lượng được xem là phần không thể thiếu trong hoạt động Nhà thầu và
chi phí của nó do đó được phân bổ qua hạng mục thu. Không một khoản thanh toán riêng nào
được chi trả cho hoạt động này.

5. Việc cung cấp bảo hiểm công trình


Nhà thầu sẽ cung cấp bảo hiểm công trình theo Khoản 18 Điều kiện Hợp đồng.
Nhà thầu sẽ kéo dài hiệu lực thích hợp đối với bảo hiểm công trình khi chưa hoàn tất thi công
trong kỳ hạn nêu trong Thời gian Hoàn thành theo Điều kiện Hợp đồng.
Thanh toán chi phí cho bảo hiểm không được tách riêng biệt, và phải được xem xét bao gồm
trong toàn bộ công việc và được coi như đã bao gồm trong chi phí và đơn giá của Nhà thầu

6. Huy động và giải thể


6.1 Mô tả
Phần này bao gồm cung cấp tổng quát đối với công việc huy động và giải thể của Nhà thầu.
6.2 Yêu cầu
6.2.1 Tham khảo
Các yêu cầu này phải được áp dụng bổ sung, và không tổn hại đến các yêu cầu và điều khoản
các bước dưới đây:
Khoản 4.3 “Đại diện của Nhà thầu”,
Khoản 6.9 “Nhân sự của Nhà thầu”,
Khoản 8.3 “Chương trình”,

Điều 11 “Trách nhiệm đối với các sai sót” của Điều kiện Hợp đồng.
6.2.2 Chương trình huy động
Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát, để xem xét và phê duyệt một Chương trình Huy
động chi tiết. Chương trình này phải được đệ trình như một văn bản đính kèm của “Chương
trình cần được đệ trình” được quy định trong điều 8.3 của Điều kiện Hợp đồng.
Chương trình huy động và tất cả các Chương trình khác phải được lập trên phần mềm MS
Prọject hoặc phần mềm tương đương.
Chương trình phải bao gồm tiến độ ghi chú tiên liệu trước tất cả các thiết bị và phương tiện
thi công đến cũng như huy động của tất cả các nhân sự chính của Nhà thầu và của các Nhà
thầu phụ.
Ngoài ra, chương trình huy động phải bao gồm mặt bằng bố trí chỉ ra vị trí, kích thước, sắp
đặt tất cả các phương tiện tạm thời, bao gồm hàng rào bảo vệ và lối ra và các cổng ra, đường
ống thoát nước và hệ thống các đường nước, cung cấp điện và lối vào và các đường vận
chuyển.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-6 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
6.2.3 Người quản lý và các trợ lý
Nhà thầu phải huy động và giữ tất cả các nhân sự chính như yêu cầu trong hợp đồng.
Nhà thầu không được di dời nhân sự của họ khỏi công trường mà không có giấy cho phép
khẩn cấp của Tư vấn giám sát. Trong vòng mười bốn (14) ngày di dời đó, hoặc thông báo
mục đích di dời nhà thầu phải đề cử một nhân sự thay thế để Tư vấn giám sát phê duyệt.
6.2.4 Đất cho mục đích thi công, các đường tránh, thiết bị và các mục đích khác
Nhà thầu phải có được tất cả các khu vực làm việc bổ sung và cả khu vực làm việc bổ sung
được yêu cầu cho mục đích thi công và đường vào hoặc mục đích khác. Như quy định trong
chỉ dẫn.
Trước khi vào công trường Nhà thầu phải viết thông báo cho Tư vấn giám sát. Nhà thầu phải
gửi thông báo riêng biệt đến từng Chủ đầu tư, người chủ hoặc người có thẩm quyền có quyền
cho phép trên công trường thi công.
Trước khi đi vào làm việc khu vực bổ sung Nhà thầu sẽ nhận được từ Tư vấn giám sát một
bản sao giấy phép của Chủ đầu tư, và người chủ hoặc người có thẩm quyền có quyền trên
khu đất, và sẽ tuyên bố mục đích đối với khu đất đó cần được sử dụng. Nhà thầu phải xác
định kích thước và khoảng chiếm dụng mà giấy phép đó chấp thuận.
Nhà thầu sẽ chọn, bố trí và nếu cần thiết thanh toán cho việc sử dụng công trường vì mục
đích thi công, các đường tránh, thiết bị, và các mục đích cần thiết khác để thực hiện các công
việc.
Trước khi sử dụng đất thuộc quyền của chính phủ hoặc chủ đất tư nhân cho mục đích liên kết
thực hiện công việc, Nhà thầu phải đạt được sự phê duyệt của Tư vấn giám sát đối với mục
đích sử dụng đó.
Nếu một số công trình tiện ích đi qua khu vực công trường tạm ảnh hưởng đến công trường,
Nhà thầu phải tự trả chi phí của họ để cung cấp kế hoạch phù hợp để cải tuyến hoặc dịch
chuyển vị trí toàn bộ công việc của các công trình tiện ích đó để các công trình tiện ích thỏa
mãn Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát, trước khi đào hoặc di dời hoặc thay đổi vị trí đối với các
tiện ích hiện hữu.
Vào lúc hoàn thành hợp đồng, hoặc sớm hơn nếu được Tư vấn giám sát chỉ đạo, tất cả các
thiết bị, phương tiện tạm thời và một số cản trở phải được di dời, công trường và các khu vực
đất sử dụng phải thực sự sạch sẽ, tất cả các hư hại phải được làm tốt và được hoàn trả như
trước đây.
6.2.5 Thiết bị thi công
Tất cả các thiết bị thi công và các thiết bị khác được cung cấp bởi Nhà thầu khi mang vào
công trường được xem như là dành riêng dự định cho thi công và hoàn thành công việc và
nhà thầu sẽ không phải di chuyển những thiết bị trên hoặc một phần của các thiết bị đó mà
không được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
6.2.6 Văn phòng công trường của nhà thầu, kho bãi và các lán trại
Nhà thầu phải cung cấp các thiết bị và bảo trì trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng tất
cả các chỗ ở, các văn phòng công trường, các lều, và nhà kho cần thiết để thực hiện công việc,
và phải tự sắp xếp của riêng họ, được sự phê duyệt của Tư vấn giám sát, với chủ của khu đất
yêu cầu và nếu cần thiết sẽ thanh toán cho việc sử dụng khu đất đó.
6.2.7 Xưởng và nhà kho của nhà thầu
Nhà thầu phải có một xưởng phù hợp trên công trường, trang bị và cung cấp các công trình
tiện ích phù hợp, để cho phép sửa chữa các thiết bị đã thuê để thực hiện công trình, họ cũng
phải cung cấp nhà kho cho các phụ tùng thiết bị, các phụ tùng chính thường xuyên hỏng hoặc
rất khó tìm kiếm. Một người đội trưởng đủ khả năng để sửa chữa máy móc với một lao động
phù hợp phải được ấn định để quản lý và vận hành nhà xưởng

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-7 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
6.2.8 Yêu cầu bổ sung đối với các phương tiện của nhà thầu.
a) Các đường dẫn vào công trường
Nhà thầu phải đạt được tất cả các diện tích làm việc bổ sung và một số diện tích khu vực bổ
sung đã yêu cầu cho mục đích thi công và lối vào hoặc các mục đích khác.
Vật liệu sử dụng để thi công đường dẫn, đường tạm và các cầu sẽ phụ thuộc vào Nhà thầu và
có thể được xử lý theo quyết định của Nhà thầu để hoàn thành công trình. Nếu không được
nêu rõ trong các bản vẽ thì tất cả các đường tạm và cầu tạm sẽ được dỡ bỏ khi hoàn thành
công trình.
Nếu trong bản vẽ chỉ rõ rằng Chủ đầu tư yêu cầu giữ lại các đường và cầu tạm như đường dẫn
phục vụ công tác bảo trì sau này. Trong trường hợp này Nhà thầu sẽ phải giao lại các đường
tạm và công trình thoát nước và các cầu tạm trong điều kiện vẫn còn sử dụng được và có
thông số tối thiểu cũng như chất lượng đã chỉ ra trong các bản vẽ.
b) Nguồn cấp điện
Nhà thầu phải cung cấp chiếu sáng tạm cho tất cả các công trình nhà tại công trường, để bảo
vệ công trường và duy trì các điều kiện làm việc phù hợp. Chiếu sáng tạm phải được duy trì
cho đến khi Chủ đầu tư chấp nhận công trình.
Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt lưới điện và các đường dây nhánh, với các tủ phân phối
điện đã định vị trong khu vực để đảm bảo nguồn điện và chiếu sáng có sẵn đi qua công
trường xây dựng. Nhà thầu cũng sẽ chịu trách nhiệm thiết kế đường dây truyền tải và các
hạng mục cần thiết lấy điện từ đường dây của EVN về trạm của mình đúng yêu cầu của EVN
Máy phát điện với công suất phù hợp phải được Nhà thầu trang bị để đối phó với trường hợp
nguồn điện bị cắt.
c) Các thiết bị vệ sinh
Nhà thầu phải cung cấp các trang thiết bị vệ sinh tạm thời tại công trường, như được cung
cấp dưới đây, cho tất cả những gì cần thiết của tất cả công nhân công trường và các công việc
thực hiện khác hoặc cung cấp các dịch vụ trong dự án. Các thiết bị vệ sinh phải có năng suất
hợp lý, thực sự được duy trì trong suốt thời gian thi công, và nên khuất tầm nhìn công cộng
trong phạm vi lớn nhất. Nếu các loại toa lét đã xử lý hóa học được sử dụng, ít nhất một toa lét
đó phải được cung cấp cho khoảng 20 người. Nhà thầu phải bắt buộc sử dụng các trang thiết
bị vệ sinh đó cho tất cả nhân sự ở công trường.
d) Nước
Tất cả các nguồn nước được yêu cầu cung cấp cho tất cả các thiết bị, máy móc, các dụng cụ,
quản lý bụi bẩn, cho việc thiết lập vật liệu đắp lại, hoặc cho các mục đích sử dụng khác có thể
được yêu cầu để hoàn thành được công trình, phải được cung cấp bằng chi phí của Nhà thầu.
Trong trường hợp thiếu hụt nguồn nước sử dụng cho công trình thi công, Nhà thầu phải hút
nước từ giếng hoặc giếng đào bằng chi phí của nhà thầu sau khi được Tư vấn giám sát phê
duyệt.
Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ nước uống đóng chai từ các nguồn được chấp thuận cho tất cả
các nhân sự của Nhà thầu, bao gồm tất cả các phương tiện cần thiết để giữ nước trong điều
kiện tốt nhất (nước nóng hoặc nước lạnh).
e) Hệ thống nước thải
Tất cả các phương tiện vệ sinh phải được kết nối với một hệ thống thoát nước thải có sẵn.
f) Hệ thống liên lạc
Nhà thầu phải làm tất cả các sắp xếp cần thiết và thanh toán tất cả các công việc lắp đặt và sử
dụng các chi phí đối với hệ thống thông tin liên lạc trong văn phòng của họ tại công trường.
g) Khu vực đổ rác
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-8 01100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm về việc sắp xếp, trả các chi phí, khảo sát, điều tra tìm khu
vực thích hợp để tiêu hủy rác và vật liệu. Nhà thầu sẽ hợp tác với các cơ quan chức năng tại
địa phương để xin cấp phép tiêu hủy rác và vật liệu, các loại đất không phù hợp không được
phép để tại công trường. Toàn bộ các chi phí liên quan để xin được cấp phép tiêu hủy rác và
vật liệu, đất không phù hợp của Nhà thầu sẽ do Nhà thầu chịu.
6.3 Đo đạc và thanh toán
6.3.1 Biện pháp đo đạc
Huy động và giải thể sẽ không được đo đạc và thanh toán riêng biệt, và sẽ được xem xét bao
gồm toàn bộ vào công việc khác và coi như đã bao gồm trong chi phí và đơn giá của Nhà
thầu.

7. Thí nghiệm
7.1 Yêu cầu
Nhà thầu sẽ cung cấp, trang bị và lưu giữ trong suốt kì hạn Hợp đồng phần dụng cụ thí
nghiệm để phê duyệt. Những dụng cụ này sẽ bao gồm trang thiết bị, nhân viên có năng lực,
phương tiện chuyên chở, nội thất, máy tính, máy in, trang thiết bị văn phòng và cung cấp
năng lượng và điện nước. Những trang thiết bị sẽ được Nhà thầu và Tư vấn giám sát sử dụng
khi cần thiết. Các thiết bị sẽ do Nhà thầu vận hành và giám sát, và đặc biệt là dưới sự quản lý
của kỹ sư quản lý chất lượng và đều do Tư vấn giám sát kiểm soát trực tiếp.
Các trang thiết bị có thể do Nhà thầu thi công, hoặc là các trang thiết bị thương mại hiện có.
Các trang thiết bị sẽ được cung cấp với dụng cụ và vật liệu cần thiết cho việc thực hiện các
thí nghiệm tiêu chuẩn như yêu cầu trong Chỉ dẫn kỹ thuật. Tuy nhiên, theo ý kiến Nhà thầu,
các thí nghiệm được nêu bên dưới có thể sẽ được Tư vấn giám sát tiến hành tại các phòng thí
nghiệm ngoài. Không cần cung cấp trang thiết bị cho những thí nghiệm này. Có thể sẽ bổ
sung một số thí nghiệm vào danh sách tuyệt đối để có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
1. Thí nghiệm xi măng Portland (M85)
2. Thí nghiệm cống thoát nước thải, nước mưa và cống tròn (M86)
3. Thí nghiệm chiết xuất của nhựa đường (T164)
4. Ảnh hưởng của nước đối với hỗn hợp nhựa đường (T165)
5. Thí nghiệm gối cầu
6. Thí nghiệm khe co giãn của cầu
7. Thí nghiệm thiết bị điện
8. Thí nghiệm chiếu sáng (đèn)
9. Thí nghiệm cáp dự ứng lực
Nhà thí nghiệm, máy móc, dụng cụ và vật liệu, các phương tiện và nhân sự/ các trợ lý cần
thiết cho các thí nghiệm như yêu cầu trong Hợp đồng sẽ được Nhà thầu cung cấp và bố trí
trong phòng thí nghiệm. Nhà thầu cần chắc rằng các bản kiểm định hiệu chuẩn bảo trì và điều
chỉnh máy móc mà được sử dụng trong Hợp đồng phải được lưu giữ dù máy móc thiết bị đó
thuộc phòng thí nghiệm của Nhà thầu hay phòng thí nghiệm bên ngoài.
Các chi tiết nhà thí nghiệm máy móc và dụng cụ phòng thí nghiệm và nhân sự/ các trợ lý mà
được Nhà thầu đề xuất sẽ được đệ trình cho Tư vấn giám sát phê duyệt không quá 30 ngày kể
từ ngày thông báo thực hiện.
Các thiết bị thí nghiệm này sẽ bao gồm một phòng thí nghiệm hiện trường do Nhà thầu cung
cấp, và địa điểm thỏa thuận với Tư vấn giám sát chỉ định nhằm giúp cho Tư vấn giám sát có
thể quản lý nguồn vật liệu sử dụng cho áo đường bitum và các nhà máy trộn bitum.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-9 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Khi phòng thí nghiệm do Nhà thầu cung cấp và lắp đặt, cũng như phòng thí nghiệm do Nhà
thầu thuê bên ngoài, thì các phòng thí nghiệm đó phải đáp ứng các quy định của Bộ Xây
dựng và nhà thầu phải đạt được công nhận hợp chuẩn LAS (hệ thống phòng thí nghiệm hợp
chuẩn )
7.2 Đo đạc và thanh toán
7.2.1 Biện pháp đo đạc
Tất cả các chi phí liên quan đến việc cung cấp và vận hành (các) phòng thí nghiệm không
được đo đạc nhưng được xem xét là khoản chi phí đã bao gồm trong Công trình.

8. Định vị công trường


Các điểm mốc cơ bản, các đường và cao độ tham chiếu được bao gồm trong Hồ sơ hợp đồng
theo Khoản 4.7 Điều kiện Hợp đồng. Nhà thầu phải có trách nhiệm bảo vệ và duy trì những
điểm này để quản lý mặt bằng công trường, cho đến khi Chủ đầu tư tiếp nhận công trình tại
thời điểm Chủ đầu tư được bàn giao công trình. Sau khi tiếp nhận công trường, Nhà thầu sẽ
kiểm tra độ chính xác và tình trạng các điểm khảo sát cơ bản và thông báo cho Tư vấn giám
sát bất cứ sai sót hay hư hỏng nào đối với các điểm khảo sát. Tư vấn giám sát sẽ hướng dẫn
xử lý những lỗi hay hư hỏng nào đã được Nhà thầu thông báo.
Nhà thầu sẽ tiến hành các công việc liên quan đến các điểm sơ cấp. Nhà thầu sẽ chịu trách
nhiệm tất cả các đường chuyền cấp 2, mốc tạm thời, các cọc và các tuyến công trường khác
để điều chỉnh đúng công việc. Các chi tiết trong các bản đề nghị khảo sát của Nhà thầu sẽ
được nộp trình cho Tư vấn giám sát để phê chuẩn trước khi bắt đầu khởi công các hạng mục
công trường. Không được phép thực hiện bất cứ hạng mục nào trên công trường trước thời
gian Tư vấn giám sát phê chuẩn bản đề nghị.
Tất cả các điểm khảo sát được nêu trong bảng ghi chú. Bảng ghi chú sẽ bao gồm một bảng
tham chiếu duy nhất cho mỗi điểm và bảng ghi giá trị các điểm và ngày kiểm tra hay thực
hiện. Tất cả các điểm khảo sát sẽ được kiểm tra về độ chính xác và tình trạng, và đưa vào báo
cáo tháng như 1 phần đảm bảo chất lượng của Nhà thầu. Khi phát hiện thấy bất cứ lỗi hay hư
hỏng nào cần báo ngay cho Tư vấn giám sát và trình cho Nhà thầu biết nhằm sửa chữa những
lỗi đó hay hư hỏng theo như mong muốn của Nhà thầu.
Các bản đệ trình khảo sát sẽ được bao gồm trong tất cả các bản kế hoạch được Nhà thầu nêu
lên cho mỗi bước hay thành phần hạng mục. Nhà thầu nên chú ý các bản kế hoạch sẽ không
được chấp thuận nếu chúng bao gồm các điểm khảo sát mà chưa được kiểm tra như phần
Đảm bảo chất lượng.

9. Thông báo tác nghiệp


Nhà thầu phải có thông báo bằng văn bản gửi đến Tư vấn giám sát 48 giờ trước khi bắt đầu
bất kỳ giai đoạn nào, hạng mục hoặc phần bất kỳ của Công trình vĩnh cửu. Riêng những chỉ
dẫn Nhà thầu được nêu ra trong tại khoản 7.3 trong Điều Kiện Hợp Đồng về những hạng mục
ẩn giấu, không thể hiện hoặc được đóng gói lưu trữ hoặc chuyển đi. Các thông báo cần phải
được bổ sung thông tin bất kỳ cung cấp bởi kế hoạch của nhà thầu, đưa ra tuân theo khoản
8.3 của Điều kiện Hợp đồng. Khi đưa ra những thông báo như vậy, nhà thầu nên chú thích về
những yêu cầu được ghi trong kế hoạch Đảm bảo Chất lượng của họ.
Ngoài những chương trình được đệ trình phù hợp với khoản 8.3 của Điều kiện Hợp đồng,
Nhà thầu phải cung cấp cho Tư vấn giám sát bản chỉ dẫn của chương trình chi tiết chủ định
về các công tác thường kỳ theo tuần. Thông báo này phải được đưa ra vào ngày cuối cùng
của tuần trước tuần áp dụng thông báo. Và phải bao gồm các bước cần được thực hiện để
khắc phục các chậm trễ trong công việc đã được liệt kê chi tiết trong thông báo của tuần
trước đó. Ở những nơi thường xuyên xảy ra tập trung vào điểm mà có ảnh hưởng đáng kể đến
toàn bộ chương trình nhà thầu đưa ra theo khoản 8.3 Điều kiện Hợp đồng thì Tư vấn giám sát
có thể xem xét hành động theo khoản 8.6 Điều kiện Hợp đồng vế tiến độ thi công.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-10 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
10. Đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động
10.1 Kế hoạch đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động
Nhà thầu phải đệ trình Kế hoạch Đảm bảo sức khỏe và An toàn lao động mô tả chi tiết về
cách thức nhà thầu dự định áp dụng tuân thủ theo những yêu cầu đã ghi trong khoản 6.7-
Điều kiện Hợp đồng về đội ngũ công nhân viên và cách thức thực hiện để tuân thủ theo các
yêu cầu được ghi trong khoản 4.8 về các quy trình an toàn liên quan đến các công việc tại
công trường. Bản kế hoạch phải có phần tham chiếu phù hợp về nghĩa vụ của nhà thầu đối
với lợi ích của đội ngũ công nhân viên như đã được yêu cầu trong khoản 6.6 – Điều kiện Hợp
đồng. Bản kế hoạch phải được trình lên Tư vấn giám sát để phê duyệt không quá 30 ngày sau
ngày khởi công hoặc 7 ngày trước khi khởi công hạng mục trọng yếu, kể cả những công trình
tạm, tại hiện trường, thậm chí sớm hơn. Kế hoạch phải bao gồm nhưng không giới hạn
những điều sau:
a) Mô hình tổ chức của các nhân viên kiểm soát an toàn, mô hình này cần xác định rõ
những nhân viên này sẽ chỉ làm việc trong lĩnh vực bảo đảm an toàn (bao gồm một
Trưởng ban an toàn của Nhà thầu chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề an toàn
trên Công trường), trách nhiệm của những người tham gia và việc phân chia các
nhiệm vụ bảo đảm an toàn của dự án thành các yếu tố có thể kiểm soát được một
cách hiệu quả, có kỹ thuật và có tính chất quản lý
b) Tiêu chí bổ nhiệm những nhân viên nòng cốt
c) Các quy trình liên lạc và phối hợp hoạt động dự kiến giữa nhân sự thi công của Nhà
thầu và các nhân viên bảo đảm an toàn, bao gồm cả các đề xuất về phương tiện liên
lạc bằng vô tuyến. Đặc biệt là việc thiết lập một hệ thống báo cáo và liên lạc thường
xuyên
d) Một cam kết do Giám đốc điều hành của Nhà thầu ký với nội dung Nhà thầu sẽ đảm
bảo rằng sự an toàn, sức khoẻ công nghiệp sẽ được ưu tiên cao nhất trong mọi lĩnh
vực của Công trình và trong việc thực hiện các trách nhiệm theo hợp đồng của mình
e) Các quyền mà nhân viên bảo đảm An toàn được trao để có thể tiến hành các hành
động khẩn cấp, thích hợp và trực tiếp nhằm đảm bảo an toàn cho Công trường và
ngăn chặn những việc làm nguy hiểm, phá hoại môi trường, sửa đổi những biện
pháp điều khiển giao thông không thích hợp hoặc không thoả đáng hoặc các vi phạm
khác tới Kế hoạch Bảo đảm An toàn hoặc các quy định của pháp luật;
f) Phải đảm bảo có các phương tiện để truyền đạt các vấn đề và yêu cầu về bảo đảm an
toàn và sức khoẻ công nghiệp tới các nhà thầu phụ và trách nhiệm tuân thủ Kế hoạch
Bảo đảm An toàn hoặc các quy định của pháp luật của họ;
g) Phải rà soát xem phương pháp hành động và quy trình thực hiện Kế hoạch Bảo đảm
An toàn do các nhà thầu phụ đề xuất có phù hợp với Kế hoạch bảo đảm an toàn Công
trường và các quy định của pháp luật hay không;
h) Các thiết bị an toàn, dụng cụ cứu trợ và quần áo bảo hộ lao động cần thiết cho Công
trình, bao gồm số lượng, nguồn cung ứng, tiêu chuẩn sản suất, quy định lưu kho và
biện pháp đảm bảo cho tất cả công nhân và nhân viên được Nhà thầu trực tiếp hoặc
gián tiếp tuyển dụng sử dụng thích hợp và việc sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư
hỏng. Các thiết bị đó bao gồm, nhưng không hạn chế, kính bảo hộ và các trang thiết
bị bảo vệ mắt, bảo vệ tai, dây da và đai, trang thiết bị an toàn dùng khi làm việc dưới
hầm và trong khoảng không hạn chế, thiết bị cấp cứu, cứu hoả, thiết bị sơ cứu, dây
buộc, mũ cứng và khi cần có cả trang bị giảm sóc, đai buộc ngực;
i) Các biện pháp kiểm tra thử nghiệm và duy trì các thiết bị an toàn, giàn giáo, lan can
bảo vệ, sàn làm việc, cần trục, thang và các phương tiện tiếp cận, nâng hạ, chiếu
sáng, biển báo và thiết bị bảo vệ và các tiêu chuẩn mà các hạng mục đó nếu không
đạt sẽ bị loại khỏi Công trường và thay thế

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-11 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
j) Các biện pháp đối phó các mối nguy hiểm có liên quan tới công việc trên, ở gần và
bên trên mực nước triều, bao gồm, nhưng không hạn chế, các chi tiết về các xuồng
cứu trợ dự kiến, các lưới an toàn, biển cảnh báo, đèn báo và đèn cho đường thuỷ, các
quy trình tìm kiếm, thiết bị cứu hộ, canh chừng những trường hợp rơi xuống nước và
các thiết bị hoặc quy trình thích hợp khác
k) Điều khoản về huấn luyện sơ cấp cứu cho một số nhân viên đã lựa chọn.
l) Điều khoản về việc cung cấp các trang thiết bị sơ cấp cứu gần công trường.
m) Điều khoản về trạm chăm sóc y tế tại công trường
n) Phương tiện theo dõi, thống kê và báo cáo các sự cố về sức khỏe và an toàn lao động.
Phải đưa ra các biện pháp để so sánh việc thực hiện bảo đảm an toàn tại công trường
và sức khỏe công nghiệp của Nhà thầu, các Nhà thầu phụ và các nhà thầu phụ chịu ít
trách nhiệm hơn với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
o) Điều khoản huấn luyện an toàn lao động cho giám sát viên và đội ngũ công nhân
viên nói chung. (Toàn bộ đội ngũ công nhân viên phải được huấn luyện ít nhất trong
một giờ đồng hồ về các hướng dẫn an toàn sức khỏe và lao động ngay trước hoặc
sớm hơn nữa trước khi làm việc trên công trường. Cần phải có những hướng dẫn cụ
thể về những công việc được thực hiện ở trên cao hoặc ở gần những máy móc thiết
bị nặng).
p) Điều khoản về các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân viên và khách trên
công trường.
q) Điều khoản về trang thiết bị sơ cấp cứu trong các thiết bị của nhà thầu
r) Các chi tiết của quy trình sơ cấp cứu trong trường hợp xảy ra sự cố lớn kể cả các tư
liệu chi tiết về huấn luyện an toàn lao động thực hiện định kỳ.
s) Một bản kê các vật liệu độc hại
t) Một bản đánh giá mức nguy hại sức khỏe công nghiệp có liên quan tới Công trình và
các đề xuất giảm thiểu các nguy cơ liên quan tới các chất độc hại đó.
u) Các yêu cầu trong kế hoạch điều tiết giao thông để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
v) Các yêu cầu trong biện pháp thi công để đảm bảo sự kiểm soát của nhà thầu trong
việc đi lại của xe cộ trên công trường.
w) Các yêu cầu về an ninh công trường để ngăn chặn những người không có uỷ quyền
ra, vào công trường. Các yêu cầu về rào chắn, biển báo và chiếu sáng (nếu thấy cần
thiết) đối với các công tác đào, lắp đặt thiết bị hoặc các hạng mục có khả năng gây
nguy hiểm cho cộng đồng.
x) Các yêu cầu về cung cấp nhân viên bảo vệ để bảo đảm an toàn cho cộng đồng vào
mọi thời điểm.
y) Chi tiết của chương trình phòng chống HIV dành cho đội ngũ công nhân viên nhà
thầu.
z) Chi tiết về phúc lợi xã hội của đội ngũ công nhân viên bao gồm những điều được yêu
cầu từ khoản 6.13 và 6.14 điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Tất cả các điều khoản trên phải tuân theo các quy tắc hiện hành của chính quyền về sức khỏe
và an toàn lao động của công nhân viên và của cộng đồng. Chi tiết các sự cố về sức khỏe và
an toàn lao động cần phải được ghi chép đầy đủ trong báo cáo hàng tháng của nhà thầu.
10.2 Trưởng ban an toàn
Trưởng ban an toàn phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-12 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu không được thực hiện bất cứ công việc nào trên Công trường cho tới khi Trưởng
ban an toàn bắt đầu triển khai các nhiệm vụ của mình trên Công trường trừ phi được Tư vấn
giám sát chấp thuận cụ thể bằng văn bản.
Nhà thầu không được chuyển Trưởng ban an toàn ra khỏi công trường nếu không có sự chấp
thuận bằng văn bản của Tư vấn giám sát. Trong vòng mười bốn (14) ngày kể từ khi ngày
chuyển đi hoặc ra thông báo ý định thuyên chuyển đó, Nhà thầu phải bổ nhiệm một Trưởng
ban an toàn thay thế để Tư vấn giám sát phê chuẩn.
Nhà thầu phải cung cấp cho Trưởng ban an toàn một số nhân viên hỗ trợ phù hợp với các cấp
bậc nhân viên đã nêu trong Kế hoạch Bảo đảm An toàn. Các nhân viên hỗ trợ đó phải bao
gồm ít nhất một Phó ban an toàn mà việc bổ nhiệm đó sẽ phụ thuộc vào chấp thuận của Tư
vấn giám sát. Phó ban an toàn phải có khả năng đảm đương chức năng và nhiệm vụ của
Trưởng ban an toàn nêu trong Kế hoạch An toàn Công trường khi cần thiết.
Nhà thầu phải trao quyền cho Trưởng ban an toàn và các nhân viên của ông ta được chỉ dẫn
cho nhân viên của Nhà thầu hoặc của các nhà thầu phụ ngừng các hoạt động và tiến hành
những hành động khẩn cấp và phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho Công trường và ngăn chặn
những việc làm không an toàn hoặc các vi phạm tới Kế hoạch Bảo đảm An toàn hoặc các quy
định của pháp luật.
Nhà thầu phải bảo đảm rằng Trưởng ban an toàn phải ghi nhật ký công trường hàng ngày,
nhật ký đó phải ghi chép tổng quát tất cả các vấn đề liên quan tới an toàn công trường, các
việc kiểm tra và đánh giá, các sự cố có liên quan và những vấn đề tương tự. Nhật ký công
trường luôn sẵn sàng để Tư vấn giám sát kiểm tra vào bất cứ lúc nào.
Kế hoạch tổ chức nhân sự của Nhà thầu phải nêu rõ các đường dây thông tin liên lạc và báo
cáo trực tiếp giữa Trưởng ban an toàn với Giám đốc dự án của Nhà thầu và giữa Trưởng ban
an toàn với Giám đốc phụ trách Hợp đồng của Nhà thầu. Nhà thầu phải hướng dẫn và yêu
cầu Giám đốc dự án và Giám đốc Hợp đồng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi vấn đề
liên quan tới an toàn công trường và kiểm soát giao thông thích hợp.
10.3 Các báo cáo về an toàn
Theo như yêu cầu của Kế hoạch Bảo đảm An toàn, Nhà thầu phải đệ trình các báo cáo định
kỳ về an toàn công trường cho Tư vấn giám sát. Phải đệ trình một báo cáo tóm tắt như là một
phần của Báo cáo Tiến độ tháng. Trước khi đệ trình, Giám đốc dự án của Nhà thầu phải chấp
thuận Báo cáo này. Các báo cáo về an toàn phải đề cập tới toàn bộ mọi vấn đề về an toàn
công trường, quy định về sức khoẻ công nghiệp và đặc biệt là báo cáo về các công việc đánh
giá an toàn công trường đã được thực hiện trong thời gian làm báo cáo.
10.4 Vi phạm kế hoạch bảo đảm an toàn công trường
Tư vấn giám sát hoặc Chủ đầu tư có thể dùng quyền của mình để yêu cầu nhân viên của Nhà
thầu, của Nhà thầu phụ và/hoặc của Giám đốc dự án của Nhà thầu rời khỏi Công trường nếu
có bất cứ sự vi phạm Kế hoạch Bảo đảm An toàn hoặc quy định của pháp luật hoặc không
thực hiện các biện pháp an toàn của bất kỳ cá nhân nào.
10.5 Kế hoạch đảm bảo an toàn của Nhà thầu phụ
Nhà thầu phải cung cấp cho các Nhà thầu phụ các bản sao của Kế hoạch Bảo đảm An toàn và
phải đưa vào tất cả tài liệu hợp đồng phụ các điều khoản đảm bảo việc tuân thủ kế hoạch đối
với mọi công việc của hợp đồng phụ đó.
Trừ trường hợp được Tư vấn giám sát chấp thuận bằng văn bản, Nhà thầu phải yêu cầu tất cả
các nhà thầu phụ phải bổ nhiệm một đại diện phụ trách của họ về an toàn và người này phải
luôn có mặt trên công trường trong suốt thời gian hoạt động của hợp đồng thầu phụ tương
ứng. Trong trường hợp được sự đồng ý của Tư vấn giám sát, Trưởng ban an toàn hoặc nhân
viên an toàn, không phương hại đến các nhiệm vụ và trách nhiệm khác, phải đảm bảo, trong
chừng mực có thể, rằng các nhân viên của các nhà thầu phụ đều hiểu biết đầy đủ về các phần
thích hợp của Kế hoạch Bảo đảm An toàn và các quy định của pháp luật.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-13 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
10.6 Các cuộc họp về an toàn và bảo vệ môi trường
 Các cuộc họp hàng tuần và hàng ngày về an toàn và Bảo vệ Môi trường
Nhà thầu phải triệu tập các cuộc họp thường kỳ hàng tuần hoặc hàng ngày về an toàn và bảo
vệ môi trường phù hợp với Kế hoạch Bảo đảm An toàn và phải yêu cầu Trưởng ban an toàn
và các đại diện phụ trách an toàn của các nhà thầu phụ, và nhà thầu phụ cấp thấp hơn, Tư vấn
giám sát hiện trường, giám sát và nhân viên kiểm tra của Nhà thầu tham dự.
 Các cuộc họp tháng và tuần hành an toàn và Bảo vệ Môi trường
Giám đốc dự án của Nhà thầu phải triệu tập các cuộc họp thường kỳ hàng tháng về an toàn và
bảo vệ môi trường cùng với các đại diện phụ trách an toàn của các nhà thầu phụ tham dự,
trong đó Trưởng Ban an toàn và/hoặc Giám đốc Dự án của Nhà thầu sẽ có trình bày về an
toàn, an ninh và bảo vệ môi trường. Các cuộc họp về an toàn và bảo vệ môi trường phải được
thông báo trước cho Tư vấn giám sát biết để Tư vấn giám sát có thể đích thân hoặc cử đại
diện tham dự tuỳ theo quyết định của mình.
Sau cuộc họp hàng tháng, Giám đốc dự án của Nhà thầu, Cán bộ phụ trách an toàn, Tư vấn
giám sát và các nhân sự chính của Tư vấn giám sát sẽ tiến hành tuần hành an toàn xung
quanh công trường để kiểm tra các điều kiện an toàn và bảo vệ môi trường hiện thời. Tư vấn
giám sát có quyền dừng công trình hoặc một phần công trình nếu Tư vấn giám sát phát hiện
việc không tuân thủ Kế hoạch an toàn
Biên bản các cuộc họp và tuần hành an toàn phải được ghi chép và gửi cho Tư vấn giám sát
trong vòng bảy (7) ngày kể từ ngày họp.
 Các cuộc nói chuyện về an toàn với các nhân viên và lao động mới
Khi Nhà thầu và nhà thầu phụ tuyển dụng thêm nhân viên và lao động mới, Trưởng Ban An
Toàn của Nhà thầu hoặc nhân viên an toàn sẽ tổ chức các "buổi nói chuyện về an toàn và môi
trường" với họ trước khi người lao động bắt đầu công việc của họ ngoài công trường,và thỉnh
thoảng như thế sẽ duy trì mức độ cao nhất của công tác an toàn và bảo vệ môi trường.
10.7 Thiết bị và quần áo bảo hộ lao động
Nhà thầu phải bảo đảm rằng các thiết bị an toàn và quần áo bảo hộ lao động như đã được
miêu tả trong Kế hoạch An toàn phải luôn sẵn có trên công trường và các biện pháp hữu hiệu
bắt sử dụng hợp lý và thay thế cần thiết các thiết bị và quần áo bảo hộ đó là một phần của Kế
hoạch An toàn trên công trường.
10.8 Kiểm tra an toàn
Nhà thầu ngoài việc Tuần tra an toàn hàng tháng đề cập trong khoản 6.10 (b) trên đây, phải
thường xuyên kiểm tra, thử nghiệm và duy trì tất cả các thiết bị an toàn, giàn giáo, rào bảo vệ,
sàn làm việc, cần trục, thang và các phương tiện tiếp cận, nâng hạ, thắp sáng, báo hiệu và bảo
vệ khác. Đèn và các biển báo không bị chướng ngại vật chắn và dễ đọc. Các thiết bị bị hư
hỏng, bị bẩn, đặt không đúng vị trí hoặc không hoạt động phải được sửa chữa hoặc thay thế
ngay lập tức.
10.9 Máy móc và thiết bị
Tất cả các máy móc xây dựng và thiết bị được sử dụng trên hoặc xung quanh Công trường
phải được trang bị các bộ phận an toàn thích hợp. Những bộ phận này bao gồm, nhưng không
hạn chế:
 các chốt móc an toàn và hiệu quả cho cần cẩu và các thiết bị nâng hạ khác,
 các thiết bị cảnh báo hoạt động tự động, khi áp dụng được, phải có chứng chỉ
kiểm nghiệm đối với các cần cẩu và thiết bị nâng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-14 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
10.10 Nhân sự có trình độ
Chỉ những nhân viên có trình độ thích hợp có giấy phép có thời hạn cho từng hạng mục máy
móc sẽ vận hành tất cả các máy móc xây dựng và thiết bị trên hoặc xung quanh Công trường.
Nhà thầu sẽ phải giữ mọi hồ sơ chi tết các bằng lái, vận hành thiết bị trọng tải nặng của từng
thợ vận hành để Tư vấn giám sát kiểm tra.
10.11 Thông báo về các tai nạn
Trong vòng sáu (6) giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, Nhà thầu phải thông báo cho Tư vấn giám sát
biết tai nạn xảy ra cho dù ở công trường hay ngoài công trường mà Nhà thầu, nhân sự hay
máy móc xây dựng của họ hoặc của nhà thầu phụ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra và dẫn tới
thương vong cho bất kỳ ai. Thông báo ban đầu này có thể bằng lời và sau đó phải gửi một báo
cáo đầy đủ bằng văn bản trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn. Trường hợp tai nạn
nghiêm trọng hoặc gây tử vong nhà thầu phải ngay lập tức thông báo cho Tư vấn giám sát
bằng phương tiện nhanh nhất có thể.
10.12 Phòng chống HIV-AIDS
Khoản này được cung cấp bổ sung cho các yêu cầu nêu trong Điều kiện Hợp đồng. Khi tiến
hành huy động cho công việc, Nhà thầu phải tiến hành các chiến dịch về Thông tin, Giáo dục
và Truyền thông tư vấn (IEC) về HIV/AIDS thông qua nhà cung cấp dịch vụ được phê duyệt,
và phải hiểu rõ các biện pháp khác nữa như quy định trong Hợp đồng này để giảm nguy cơ
lây nhiễm vi rút HIV giữa và trong số Nhân sự của Nhà thầu và người dân địa phương, và
cũng để tăng khả năng phát hiện sớm và hỗ trợ cho những người đã bị nhiễm. Nhà thầu
không được phân biệt đối xử với những người bị phát hiện nhiễm HIV/AIDS như một phần
của chiến dịch đó.
Chủ đầu tư phải cung cấp cho Nhà thầu danh sách các nhà cung cấp dịch vụ được duyệt, đó là
các nhà cung cấp y tế địa phương có uy tín và / hoặc các phòng y tế địa phương có uy tín. Từ
danh sách đó, Nhà thầu sẽ hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ để thực hiện chiến dịch
IEC HIV/AIDS.
Chiến dịch IEC được tiến hành trong khi nhà thầu huy động ít nhất 2 tháng 1 lần, cho tất cả
các cán bộ và nhân công tại Công trường (gồm tất cả nhân sự của Nhà thầu, nhà thầu phụ và
Tư vấn, và tất cả các lái xe và nhóm vận chuyển tới Công trường cho các hoạt động xây
dựng) và dân cư địa phương ngay cạnh Công trường, về sự nguy hiểm, nguy cơ và tác động,
và hành động phòng tránh phù hợp liên quan tới các Bệnh lây truyền qua đường tình dục
(STD) hoặc các lây nhiễm thông qua đường tình dục (STI) nói chung và HIV/AIDS nói
riêng.
Vào đợt huy động đầu tiên, nhà cung cấp dịch vụ được duyệt sẽ lập Chương trình phòng
ngừa HIV/AIDS để trình lên Tư vấn giám sát phê duyệt. Chương trình này phải nêu bật được
(i) các loại hoạt động giáo dục được thực hiện; (ii) hoặc cung cấp bao cao su; (iii) sàng lọc
STI/HIV/AIDS, tư vấn chuẩn đoán và giới thiệu tới chương trình đặc trị quốc gia về STI và
HIV/AIDS, (trừ khi có thỏa thuận khác) của tất cả các Nhân sự và Nhân công tại Công
trường phải được cung cấp.
Chiến dịch IEC phải sử dụng thông tin sẵn có cho dự án. Không đưa ra thông tin mới cụ thể
nào trừ khi có sự hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
10.13 Thanh toán
Tất cả các yêu cầu liên quan tới Bảo đảm an toàn, Bảo vệ môi trường và Vệ sinh tại công
trường, An toàn của Chuyên viên và nhân viên của Nhà thầu (ngoại trừ Chương trình ngăn
ngừa HIV-AIDS) tuân thủ các yêu cầu mô tả trong các điều khoản của Chỉ dẫn kỹ thuật này
phải được xem như là nghĩa vụ bổ sung của Nhà thầu và được cho là đã bao gồm trong các
đơn giá và giá liên quan của Bảng giá thầu.
Sẽ không có phần thanh toán bổ sung hay riêng biệt nào được chi trả cho công tác này và
cũng không cho phép bất cứ các đòi hỏi hay khiếu nại nào liên đới đến các chi phí này.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-15 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Thanh toán cho Nhà thầu về việc chuẩn bị và thực hiện Chương trình ngăn ngừa HIV-AIDS
sẽ được thực hiện theo Khoản tạm tính vì mục đích này.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
01100-05a Chương trình phòng chống HIV/AIDS tạm tính

11. Kiểm soát giao thông


Nhà thầu cần tuân theo Quyết định số 04/2006/QĐ-BGTVT ngày 9/01/2006 “Ban hành quy
định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho
đường bộ”, Quyết định 2525/2003/QĐ-BGTVT ngày 28/08/2003 “Quy định thi công công
trình trên đường bộ đang khai thác” và Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH
11 được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và các hướng dẫn liên quan thuộc
luật này, đồng thời tuân theo Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2010
“Quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường
thủy nội địa” và Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 “Quy định về
quản lý đường thủy nội địa”.
11.1 Phần 1
Nhà thầu phải đệ trình một bản Kế hoạch quản lý giao thông chi tiết về cách thức nhà thầu dự
định áp dụng để tuân theo các yêu cầu của Điều kiện Hợp đồng; các quy tắc, quy định pháp
lý tại địa phương đang được áp dụng; các yêu cầu của chính quyền địa phương và các chính
sách liên quan đến việc kiểm soát giao thông chịu tác động của công trình. Bản kế hoạch phải
được trình lên Tư vấn giám sát không trễ hơn 30 ngày sau ngày khởi công hoặc 7 ngày trước
khi tiến hành thi công các công trình trọng điểm, kể cả các công trình tạm, trên công trường,
thậm chí sớm hơn. Bản kế hoạch ban đầu sẽ được bổ sung bằng các bản kế hoạch chi tiết cho
từng hạng mục công trình tại từng thời điểm thích hợp trong suốt quá trình thi công công
trình.
Các kế hoạch kiểm soát giao thông của nhà thầu phải đảm bảo rằng: các công tác chăm sóc
thiết yếu sẽ được thực hiện trong suốt quá trình thi công công trình để đảm bảo tính tiện lợi
và an toàn giao thông chung trên bất kỳ đường cao tốc, đường bộ hay đường thủy nào mà
chịu ảnh hưởng bởi công tác thi công; và an toàn cho dân cư sống dọc theo hoặc gần ngay
công trình, an toàn cho người dân lưu thông trên các đường cao tốc, đường bộ hay đường
thủy chịu ảnh hưởng bởi công tác thi công. Các đường cao tốc, đường bộ và đường thủy trên
phải bao gồm các đường chịu tác động trực tiếp của việc thi công công trình và những đường
nhà thầu sử dụng để ra vào công trường; để cung cấp hoặc vận chuyển nguyên vật liệu ra vào
công trường.
Các đường quốc lộ, đường bộ và đường thủy phải được giữ thông suốt trong suốt thời gian
hợp đồng hoặc cho đến thời điểm được chuyển sang những phần đường đã hoàn chỉnh của
công trình. Ở những nơi cần thiết, kế hoạch quản lý giao thông phải bao gồm các bước duy trì
lưu lượng giao thông bằng cách thiết lập các đường vòng hoặc đường tránh cho các đường
cao tốc, đường bộ và đường thủy cần định tuyến lại như hệ quả tất yếu của công trình. Tuy
nhiên, các kế hoạch điều chỉnh giao thông này phải đảm bảo được số lượng hiện có của các
làn đường và mật độ giao thông tương tự cần phải được duy trì trong suốt thời gian thi công.
Tuy đã có các biện pháp kể trên, và nếu nhận được sự cho phép ưu tiên của cảnh sát và các cơ
quan chức năng địa phương, Tư vấn giám sát có thể vẫn phải thỏa thuận để giảm mật độ giao
thông. Đối với những thỏa thuận tương tự bất kỳ, nhà thầu cần phải chứng minh nhu cầu
riêng biệt để giảm lưu lượng giao thông và vẫn đảm bảo được việc giảm lưu lượng giao
thông đó không gây ra tình trạng kẹt xe. Để tránh kẹt xe, thời điểm tiến hành giảm lưu lượng
xe cần phải giới hạn ngoài giờ cao điểm giao thông và việc giảm mật độ giao thông sẽ được
hủy bỏ trong suốt những giờ cao điểm để giao thông vẫn được đảm bảo.
Kế hoạch điều tiết giao thông phải bao gồm những nơi cần thiết và phải tuân theo các quy tắc
giao thông ở địa phương: tín hiệu giao thông, đèn, rào chắn, đèn hiệu giao thông và đoạn
đường vòng tạm và các điều kiện cần thiết phù hợp khác. Ở những điểm cần thiết, phải có

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-16 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
người điều khiển giao thông bằng cờ hiệu đã được huấn luyện thành thạo để hướng dẫn các
luồng giao thông đi xuyên qua hoặc đi vòng qua công trường. Những đèn đường bị hư hỏng
cần phải được lắp đặt lại để đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng trong suốt thời gian thi công công
trình cho đến khi hệ thống chiếu sáng mới được đưa vào sử dụng. Nhà thầu đồng thời phải
cung cấp toàn bộ nhân lực và trang thiết bị cần thiết để thực hiện kế hoạch quản lý giao thông
tại hiện trường và để duy trì tất cả các hệ thống giao thông thông suốt.
Nhà thầu phải đảm bảo an toàn cho các tàu bè qua lại hoặc gần công trường trong suốt quá
trình thi công công trình. Các biện pháp đảm bảo an toàn cho giao thông vận tải đường thủy
gồm lắp đặt phao, biển báo hiệu, đèn tín hiệu và các thiết bị phụ trợ khác, nhằm hướng dẫn
các tàu bè vận hành tốt theo đường thủy nội địa; và bao gồm hệ thống các biển báo và cảnh
báo đường thủy nội địa bao gồm nhưng không giới hạn gồm có:
 Biển báo kênh rạch, báo hiệu các giới hạn kênh hoặc hướng dẫn cho các tàu bè qua
lại an toàn;
 Các biển báo vị trí nguy hiểm, để báo hiệu các vị trí có các chướng ngại vật hoặc các
vị trí nguy hiểm trên kênh đó.
 Biển báo thông báo, thể hiện các thông báo cấm, hoặc các hướng dẫn tùy theo từng
trường hợp trên các kênh.
Khi có yêu cầu của Cục an toàn hàng hải, Nhà thầu phải cung cấp các thuyền cứu hộ đảm bảo
an toàn đặt tại công trường thi công.
Khi các kế hoạch cụ thể về công tác duy tu và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy đã
được lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho các cầu cụ thể, các yêu cầu chính
phải được nêu trong Bản vẽ. Nhà thầu tối thiểu phải cung cấp và bảo dưỡng các trang thiết bị
đáp ứng các yêu cầu được nêu trong các Bản vẽ đó.
Thanh toán cho hạng mục quản lý giao thông trong phần 1 của mục này sẽ được thực hiện
như sau:
Công tác duy tu và bảo đảm giao thông đường bộ và lề đường sẽ không được đo đạc thanh
toán riêng biệt, và phải được xem xét là khoản được bao gồm trong công trình và được coi
như đã bao gồm trong chi phí và đơn giá của Nhà thầu.
Nếu không có hạng mục thanh toán nêu trong Bảng tiên lượng, công tác duy tu và đảm bảo
giao thông đường thủy sẽ không được đo đạc và thanh toán riêng biệt, và phải được xem như
khoản phụ cho các công việc và được coi như đã được bao gồm trong chi phí và đơn giá của
Nhà thầu.
Nếu có hạng mục thanh toán nêu trong Bảng tiên lượng, thanh toán mục duy tu và đảm bảo
giao thông đường thủy cho Nhà thầu sẽ được thực hiện theo khoản trọn gói.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
01100-07 Duy tu và đảm bảo giao thông đường thủy trọn gói
11.2 Phần 2
Nhà thầu cũng phải cung cấp một bản kế hoạch điều tiết giao thông trong phạm vi công
trường để đảm bảo môi trường làm việc an toàn trên công trường. Đặc biệt, nhà thầu phải
đảm bảo rằng tất cả các điểm ra vào đường quốc lộ đều được điều khiển giao thông rõ ràng
bởi người cầm cờ hiệu (người điều khiển giao thông), hệ thống đèn giao thông hoặc rào chắn
di động do người gác cổng điều khiển.
Đối với những điểm có tải trọng quá lớn hoặc khác thường cần được chuyên chở đến công
trường, nhà thầu phải đưa ra một kế hoạch quản lý giao thông riêng biệt cho từng chuyến
hàng. Đồng thời phải tuân thủ theo những yêu cầu riêng biệt của khoản 4.16- Điều kiện hợp
đồng và phải chịu trách nhiệm về việc tiến hành các khảo sát cần thiết, phải có được sự chấp
thuận, giấy phép, giấy bảo đảm và các điều kiện cần thiết khác cho phép giao thông quá tải
được vận chuyển trên đường quốc lộ hoặc đường thủy đến công trình và trong công trình.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-17 01100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Không có chi phí riêng nào được chi trả cho phần công việc trong phần 2 mục này. Nhà thầu
sẽ chịu một khoản chi phí (nếu cần) theo mức quy định trong Bảng tiên lượng

12. Vị trí và bảo vệ các hệ thống phụ trợ


Vị trí các hệ thống phụ trợ được thể hiện trên bản vẽ chỉ là tham khảo và tất cả các công việc
định vị lại vị trí cần thiết phải được Nhà thầu riêng biệt thực hiện được Tư vấn giám sát chỉ
đạo trong thời gian trước khi thi công các công việc liên quan.
Nhà thầu được yêu cầu phối hợp với Nhà thầu riêng biệt và chú tâm đến công trường để thực
thực hiện công việc định vị lại vị trí một cách suôn sẻ.
Trước khi khởi công xây dựng công trình, Nhà thầu phải thực hiện khảo sát để khẳng định lại
vị trí chi tiết của các hệ thống phụ trợ chịu ảnh hưởng trong quá trình thi công bao gồm các
mỏ thử nghiệm để xác định các vị trí thực tế. Các vị trí chi tiết sẽ được ghi chép lại theo mẫu
và một bản sao chi tiết được gửi cho Tư vấn giám sát. Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo vệ các
hệ thống phụ trợ đã được xác định trong suốt thời gian hợp đồng. Và tiến hành kẻ các vạch
chia làn đường, lắp đặt rào chắn, biển báo thích hợp để đảm bảo các công trình phụ trợ không
bị hư hỏng trong suốt quá trình thi công công trình.
Các chú ý đặc biệt cần được đưa lên trên các phương tiện phục vụ công cộng như cáp điện
cao thế. Rào chắn và các biển báo nguy hiểm phải được lắp đặt để đảm bảo các phương tiện
phục vụ công cộng không bị hư hại bởi chiều cao của xe cộ như cẩu trục hay phần thùng
được nâng lên của xe tải và phải đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động cho các nhân viên
làm việc trên công trường.
Thanh toán cho hạng mục bảo vệ và vị trí của các hệ thống phụ trợ không được tính riêng biệt
và phải xem xét bao gồm trong chi phí huy động

13. Bản vẽ
Nhà thầu phải tiến hành xây dựng công trình theo đúng mục đích đã được ghi rõ trên bản vẽ
và các Chỉ dẫn kỹ thuật. Đồng thời phải nhanh chóng thông báo đến Tư vấn giám sát lỗi hoặc
những điểm bỏ sót bất kỳ trên bản vẽ hoặc trong Chỉ dẫn kỹ thuật hoặc bất kỳ sự không đồng
nhất nào giữa bản vẽ và Chỉ dẫn kỹ thuật. Tư vấn giám sát sẽ đưa ra bản thuyết minh làm rõ
lỗi, điểm bỏ sót hoặc điểm không đồng nhất bất kỳ theo những yêu cầu được quy định tại
khoản 1.5- Điều kiện Hợp đồng.
Không đo kích thước từ bản vẽ. Nhà thầu phải khuyến nghị cho Tư vấn giám sát khi kích
thước không được ghi hoặc không thể tính toán được. Trong những trường hợp như vậy, Tư
vấn giám sát phải đưa ra kích thước phù hợp dựa trên sự kiến nghị của Nhà thầu.
Bản vẽ do nhà thầu chuẩn bị và đệ trình lên Tư vấn giám sát để phê duyệt phải ở khổ giấy A3
và theo quy cách bản vẽ trong hợp đồng. Những bản vẽ này phải được vẽ bằng phần mềm
phù hợp tương thích với phần mềm được dùng để vẽ bản vẽ trong hợp đồng. Các bản vẽ do
nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm bản vẽ hoàn công – “As built”. Số lượng bản vẽ đệ trình
được quy định trong Điều kiện Hợp đồng. Ngoài ra phải cung cấp thêm một bản sao bằng file
mềm (soft copy) chứa tất cả các bản vẽ.
Các bản vẽ thi công phải được nộp kèm với các tính toán thiết kế và dữ liệu hỗ trợ chi tiết để
cho phép rà soát kết cấu của thiết kế đề xuất cho công trình tạm. Khi có sử dụng bê tông,
những dữ liệu này phải được bao gồm quy trình và tỉ lệ bố trí.
Việc thanh toán sẽ được thực hiện theo hình thức trọn gói bao gồm tất cả các chi phí khảo sát
và chuẩn bị công việc và các bản vẽ hoàn công. Công tác khảo sát bao gồm nhưng không giới
hạn khảo sát địa hình và địa kỹ thuật yêu cầu cho chuẩn bị các bản vẽ, và cho thiết kế thi công
đường dẫn, đường tạm, đường tránh / vòng, và hoàn trả đường địa phương đã dùng để phục
phụ cho công tác thi công.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
01100-08 Khảo sát và thiết kế bản vẽ thi công trọn gói
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-18 01100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Việc thanh toán sẽ được thực hiện như sau: 30% thanh toán được thực hiện sau khi hoàn
thành khảo sát, 50% thanh toán trong giai đoạn thực hiện (6 tháng), 20% thanh toán được
thực hiện sau khi các bản vẽ hoàn công được chấp thuận.

14. Biển thông tin Dự án


Trong khoản thời gian huy động đã được chỉ dẫn trong chương trình, Nhà thầu sẽ dựng biển
tín hiệu thông tin dự án được làm bằng khung lưới thép và thép tấm với móng bằng bê tông
tại điểm đầu và điểm cuối của gói thầu này (chi tiết các vị trí sẽ được xác nhận sau) với chiều
cao và chiều rộng của biển thông tin dự án phải là 4x2,5m, chiều cao của cột biển thông tin
dự án là 5,9m, nhà thầu phải đệ trình các bản vẽ thể hiện rõ các chi tiết các thông tin dự án
bao gồm bản đồ vị trí và các đặc tính của đường cao tốc cho Chủ đầu tư phê duyệt trước khi
thi công. Việc chi trả sẽ được thực hiện dựa vào các hạng mục được liệt kê dưới đây.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
01100-09 Các biển thông tin dự án chiếc

15. Các tiêu chuẩn và các chỉ dẫn kỹ thuật


Nhà thầu sẽ trình các bản sao của toàn bộ các khung tiêu chuẩn liên quan tới chỉ dẫn kỹ thuật.
Việc tham chiếu các tiêu chuẩn riêng biệt trong thuyết minh kỹ thuật sẽ phải xem xét tới việc
điều chỉnh mới nhất trong các tiêu chuẩn riêng biệt trong vòng 28 ngày trước khi đệ trình hồ
sơ thầu, trừ khi có chỉ dẫn khác. Trường hợp Nhà thầu có ý định sử dụng tiêu chuẩn khác,
phải chứng minh cho Tư vấn giám sát rằng tiêu chuẩn khác đó là tương đương hoặc ưu việt
hơn chỉ dẫn gốc.
Một yếu tố Công việc đã được xác định theo khung tiêu chuẩn quốc tế riêng biệt có thể được
thay thế bởi một yếu tố đã được định sẵn theo một khung tiêu chuẩn quốc tế khác. Tại vị trí
của yếu tố công việc được xác định theo Khung tiêu chuẩn Việt nam, yếu tố công việc này sẽ
được thay thế bởi yếu tố đáp ứng các tiêu chuẩn đã được quốc tế chấp nhận và đảm bảo rằng
chất lượng của nó là tương đương hoặc ưu việt hơn tiêu chuẩn đã được xác định.
Tuy nhiên, việc phê chuẩn các tiêu chuẩn thay thế hoặc các yếu tố thay thế của Công việc sẽ
tuỳ thuộc vào quyền quyết định của Tư vấn giám sát. Còn trách nhiệm diễn giải tính tương
đương của các lựa chọn thay thế đã đề xuất lại hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà thầu. Nhà thầu
sẽ bảo đảm rằng toàn bộ những đề xuất này được thực hiện đúng thời điểm, đủ thời gian để
Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư tiến hành công tác phê duyệt, và sẽ không gây bất cứ trì hoãn
nào đối với việc thi công Công trình. Nhà thầu cũng sẽ phải bảo đảm bất cứ đề xuất nào đưa
ra cũng phải thực sự phối hợp với điều khoản về cơ cấu phòng thí nghiệm và kiểm tra Công
trình.

16. Bảo dưỡng các Công trình thoát nước hiện hữu
Nhà thầu phải bảo dưỡng các công trình thoát nước hiện hữu phạm vào hoặc bắc ngang hiện
trường hoặc ảnh hưởng tới việc thi công Công trình. Việc bảo trì này sẽ bao gồm việc khai
quang và nạo vét tất cả các công trình thoát nước hiện hữu trong vòng bán kính 100m trong
khoảng giới hạn của hiện trường.
Không một khoản thanh toán nào sẽ được chi trả cho hạng mục bảo dưỡng công trình thoát
nước hiện hữu này. Tuy nhiên, theo quan điểm của Chủ đầu tư, nếu bất kỳ công trình thoát
nước nào cần tu bổ, sửa chữa, hay tái thiết, Tư vấn giám sát sẽ hướng dẫn Nhà thầu mở rộng
phạm vi công việc và ban hành cách thức biến đổi tương ứng, trừ khi phần việc này được gây
ra do lỗi của Nhà thầu.

17. Chụp ảnh và quay video tiến độ


Trong khoản 4.12 của Điều kiện Hợp đồng, yêu cầu Nhà thầu trong báo cáo hàng tháng của
mình phải trình kèm những bức ảnh thể hiện tình hình sản xuất hoặc diễn biến trên công
trường. Các bức ảnh được trình duyệt phải là các bức ảnh kỹ thuật số có chất lượng tốt. Hơn
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-19 01100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
nữa, các bức ảnh đó phải được chụp bởi một thợ ảnh đáng tin cậy và phải được xem xét kỹ
lưỡng. Việc xem xét các bức ảnh phải bao gồm cả ngày chụp, chủ đề chụp, vị trí và hướng
cần thiết để chụp. Một phần các bức ảnh chụp hàng tháng phải được chụp từ cùng một vị trí
để ghi lại tiến trình làm việc liên tục. Ảnh phải được chụp để ghi lại những sự kiện đặc biệt
hoặc quan trọng, điều kiện hoặc dấu hiệu phát sinh trên hiên trường. Ảnh cũng phải được
chụp để chứng tỏ điều kiện đường xá hoặc tài sản có thể bị ảnh hưởng bởi cả các Công trình
vĩnh cửu và các công trình tạm thời của Nhà thầu trước khi khởi công tại hiện trường. Một
tuyển chọn các bức ảnh được chụp trong tháng sẽ được kèm theo báo cáo tháng của Nhà thầu.
Nhà thầu phải cung cấp một bộ sao của tất cả các bức ảnh được chụp bao gồm cả bản in và
bản mềm
Nhà thầu phải cung cấp các bức ảnh được chụp bằng việc biên soạn một cuốn phim tài liệu
trong khoảng định kỳ sáu tháng. Cuốn phim này phải được thực hiện dưới dạng một đĩa hình
compact và thời lượng ít nhất phải là 30 phút. Cuốn phim này phải bao gồm các hoạt động
quan trọng diễn ra trong giai đoạn đó. Đoạn phim tường thuật bao gồm hai phiên bản: một
tiếng Anh và một tiếng Việt. Trong giai đoạn hoàn chỉnh Công trình, Nhà thầu phải cung cấp
một cuốn phim biên soạn không dài quá 60 phút bao gồm các hoạt động chính diễn ra trong
quá trình thi công.
Toàn bộ ảnh và phim phải được xử lý chi tiết phục vụ mục đích bảo mật theo khoản 1.12
trong Các điều kiện riêng biệt của Hợp đồng.
Không một khoản thanh toán riêng nào được chi trả cho phần việc này. Chi phí này của Nhà
thầu sẽ được tính toán để chia đều cho các hạng mục giá cả trong Bảng tiên lượng.

18. Đệ trình của nhà thầu


Nơi được yêu cầu trong tài liệu của nhà thầu đệ trình. Nhà thầu phải đệ trình theo yêu cầu đó
không quá thời gian giới hạn được cho phép. Nếu không giới hạn thời gian cho phép nhà thầu
phải đệ trình kịp thời trước một vài công việc liên quan với việc đệ trình được thiết lập bắt
đầu tại công trường. Nhà thầu đủ thời gian cho phép để Tư vấn giám sát xem xét và bình luận
trong quá trình đệ trình. Nhà thầu phải đủ thời gian cho phép cho các công việc thí nghiệm lại,
kiểm nghiệm bổ sung, thiết kế thêm và bản vẽ hoặc các công việc khác mà có thể thấy cần
thiết và một số đệ trình lại mà kết quả từ những đánh giá của Tư vấn giám sát. Nhà thầu được
yêu cầu chịu trách nhiệm cho thiệt hại của sự đệ trình muộn so với tiến độ của công việc.

19. Các cuộc họp của Dự án


19.1 Hội nghị tiền thi công
Hội nghị Tiền-Thi công sẽ được tổ chức tại thời gian và địa điểm được tất cả các bên thống
nhất sau khi kết luận Thoả thuận hợp đồng có các chữ ký trên đó, phát hành các bảo lãnh và
bảo đảm, và trước khi bắt đầu công việc.
Mục đích của hội nghị này để bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ giữa Chủ đầu tư, Tư vấn
và Nhà thầu, các công ty cung cấp tiện ích và các cơ quan nhà nước có liên quan khác.
Thành phần tham gia hội nghị như sau:
 Chủ đầu tư
 Đại diện của Tư vấn giám sát
 Giám đốc, Phó Giám đốc Dự án của Nhà thầu
 Các Đại diện từ các thành viên trong liên danh (trong trường hợp Nhà thầu là Liên
Danh)
 Tư vấn giám sát dự án của Nhà thầu
 Giám đốc quản lý chất lượng của Nhà thầu

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-20 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Cán bộ an toàn và Chuyên gia môi trường của Nhà thầu
 Các Đại diện của các cơ quan nhà nước, nếu có
 Những đại diện khác, theo yêu cầu của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát hoặc Nhà thầu
Trừ khi đã trình nộp trước lên Tư vấn giám sát rồi, Nhà thầu phải mang đến hội nghị các tài
liệu sau:
 Tiến độ thi công được dự kiến
 Tiến độ thiết kế dự kiến yêu cầu trong Tài liệu Hợp đồng
 Kế hoạch dự kiến về giá trị thanh toán theo tiến độ thực hiện
 Tiến độ nộp bản vẽ thi công dự kiến và các tài liệu phải đệ trình khác
Trước hội nghị Tư vấn giám sát sẽ thông báo chương trình hội nghị và sẽ chủ trì hội nghị, lưu
giữ và gửi biên bản cho tất cả các thành viên tham gia.
19.1.1 Cuộc họp tiến độ
Các cuộc họp tiến độ giữa Tư vấn giám sát và Nhà thầu sẽ được tổ chức định kỳ theo yêu cầu
của Tư vấn giám sát nhưng không quá một tháng một lần.
a) Tư vấn giám sát phải bố trí lịch và tổ chức thường kỳ các cuộc họp tiến độ hoặc là
hàng tháng, hàng tuần hoặc tại các thời điểm khác do Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát
hoặc Nhà thầu yêu cầu, hoặc do tiến độ công việc đòi hỏi.
b) Mục đích của các cuộc họp là xem xét tiến độ công trình, duy trì sự cố gắng, thảo
luận về những thay đổi trong tiến độ và giải quyết các vấn đề. Tư vấn giám sát sẽ chủ
trì các cuộc họp, lưu giữ và gửi các biên bản của từng cuộc họp tới các thành phần
tham dự cuộc họp.
c) Giám đốc Dự án, Giám đốc Kiểm tra chất lượng, Nhân viên an toàn, người lập
lịch trình và các nhân viên chủ chốt khác của Nhà thầu phải tham dự vào cuộc họp
tiến độ theo yêu cầu của Tư vấn giám sát , hoặc cần thiết phải trình bày các thông tin
và số liệu liên quan.
d) Tại cuộc họp Nhà thầu sẽ cung cấp cho Tư vấn giám sát các thông tin chi tiết tiến
độ đã thực hiện cho đến thời điểm họp và kế hoạch tiến độ tiếp theo (trước một
tháng) liên quan tới Chương trình.
e) Mọi đơn giá của Nhà thầu sẽ bao gồm bất kỳ và tất cả các chi phí liên quan đến
việc các nhân sự của Nhà thầu tham dự các cuộc họp theo yêu cầu quy định tại đây
hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư hoặc Tư vấn giám sát trong thời gian thi công
công trình.
Nhà thầu không được yêu cầu thanh toán cũng như không được thanh toán thêm bất kỳ
khoản nào liên quan đến các chi phí như nói trên

20. Mồ mả
Một số mồ mả nào mà tìm thấy trong quá trình thi công nhà thầu phải báo cáo cho Tư vấn
giám sát để có hướng dẫn xử lý phù hợp.

21. Các sổ tay bảo dưỡng và đào tạo


21.1 Trình sổ tay bảo dưỡng và vận hành
Nhà thầu sẽ đệ trình lên Tư vấn giám sát , trước khi ban hành giấy chứng nhận nghiệm thu
cuối cùng, bảng hướng dẫn bảo trì bằng tiếng anh cho toàn bộ sản phẩm riêng và các hạng
mục khác mà Tư vấn giám sát lựa chọn cùng với bản vẽ thi công. Bản đệ trình này sẽ gồm 2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-21 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
bản in giấy, kèm theo 2 bản ghi vào đĩa CD. Bảng phác thảo phải được đệ trình để Tư vấn
giám sát thông qua ít nhất năm mươi sáu (56) ngày trước khi đệ trình bản chính thức.
Nhà thầu sẽ trình các sổ tay bảo dưỡng tổng hợp trình bày về mọi mặt liên quan đến các thiết
bị và hệ thống do Nhà thầu cung cấp. Các sổ tay bảo dưỡng sẽ được trình bày theo hệ thống
cho từng thiết bị của công trình và theo định kỳ từng hệ thống, các bộ phận và mô tả đầy đủ
các yêu cầu bảo dưỡng và vận hành và quy trình cho hệ thống và mọi thiết bị trong hệ thống.
Các sổ tay sẽ chỉ rõ các bộ phận, thiết bị và phụ kiện của từng hệ thống, các vị trí cũng như sơ
đồ bố trí dây, mạng điện, bố trí thiết bị, các bảng kê cáp và cổng kết nối.
Đối với các thiết bị của từng hệ thống, sổ tay bảo dưỡng sẽ bao gồm:
a) bảng liệt kê đầy đủ các phụ tùng với các mã số bộ phận theo quy định của Nhà sản
xuất,
b) chi phí dự tính cho từng phụ tùng (tại thời điểm chuẩn bị sổ tay),
c) danh mục tồn kho các phụ tùng kiến nghị 3 năm và 5 năm của Nhà sản xuất và
d) Thông tin liên lạc (điện thoại, fax và địa chỉ) và thời gian giao hàng để đặt hàng các
phụ tùng và các phần thay thế và các thiết bị thay thế,
e) Đối với các thiết bị của hệ thống, sổ tay bảo dưỡng sẽ mô tả toàn bộ và các yêu cầu
chi tiết, các quy trình và các khoảng thời gian bảo dưỡng và cung cấp đủ thông tin về
các quy tắc và ứng dụng vận hành thiết bị để nhân viên kỹ thuật có thể dự đoán lỗi và
khắc phục ngay khi xảy ra.
f) Các thiết bị đặc biệt cần để bảo dưỡng tất cả các thiết bị và các hệ thống sẽ được ghi
trong sổ tay, cũng như nhiên liệu và dầu mỡ cần thiết.
g) Quy trình bảo dưỡng tất cả các hệ thống và mọi thiết bị của từng hệ thống, bao gồm
việc vận hành thông thường, khởi động và tắt cũng như khởi động và tắt khẩn cấp
cũng sẽ phải được nêu trong sổ tay.
21.1.1 Nội dung hướng dẫn duy tu bảo dưỡng
Nội dung hướng dẫn duy tu bảo dưỡng bao gồm nhưng không giới hạn những điều sau:
 Bảng hướng dẫn và chỉ dẫn hoạt động, bảo trì của nhà cung cấp hay sản xuất đính
kềm theo mỗi thiết bị cơ điện, hay thiết bị chuyên dụng mà nhà thầu bàn giao cho
Chủ đầu tư theo Hợp đồng.
 Lịch và các biện pháp theo dõi, kiểm tra đối với máy móc chính của công trình vĩnh
cửu.
 Lịch và các phương pháp bảo dưỡng định kỳ cho bộ phận chính của công trình vĩnh
cửu.
 Đặc điểm kỹ thuật của các loại vật liệu và phương pháp bảo dưỡng định kì và sửa
chữa khi có hỏng hóc do tai nạn.
 Bản vẽ hoàn công
21.1.2 Đào tạo công tác bảo dưỡng
Nhà thầu sẽ hướng dẫn những người phụ trách công tác bảo dưỡng, trong khi vận hành, bảo
dưỡng và các yêu cầu điều chỉnh và quy trình của mọi hệ thống và mọi thiết bị cho đến khi họ
hiểu hoàn toàn để có thể vận hành và bảo dưỡng liên tục. Việc đào tạo vận hành và bảo
dưỡng sẽ bao gồm hướng dẫn “thực hành” biểu diễn hệ thống và các thiết bị của hệ thống
cũng như hướng dẫn trong phòng.
Sổ tay bảo dưỡng của Nhà thầu sẽ được sử dụng làm cơ sở để đào tạo về công tác bảo dưỡng.
Trước khi hoàn thành công trình hoặc bất kỳ bộ phận nào của công trình, Nhà thầu sẽ gặp Tư
vấn để rà soát và lập quy trình và các yêu cầu chi tiết về việc đào tạo.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-22 01100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
21.1.3 Chứng chỉ hoàn thành
Việc phát hành Chứng chỉ hoàn thành công trình hoặc bất kỳ phần công trình nào sẽ không
được thực hiện cho đến sổ tay Vận hành và bảo dưỡng và việc đào tạo vận hành và bảo
dưỡng đã hoàn thành và được Tư vấn chấp thuận.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-23 01100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 01200 – Tiện nghi và dịch vụ cho Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư

1. Mô tả
Phần Chỉ dẫn Kỹ thuật này mô tả các yêu cầu về cung cấp, bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ,
phương tiện và văn phòng cho Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư sử dụng riêng với khối lượng
được nêu trong Bảng tiên lượng.

2. Các yêu cầu chung


Nhà thầu sẽ cung cấp văn phòng, dụng cụ, trang thiết bị, xe cộ đi lại và dịch vụ như ghi trong
Chỉ dẫn Kỹ thuật này để Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư sử dụng riêng cho đến khi hoàn thành
Công trình trừ khi có quy định khác.
Nhà thầu phải cung cấp các catalô, số liệu về Quy định Kỹ thuật và/ hoặc các thông tin cần
thiết khác để mô tả đầy đủ tất cả các đồ đạc và thiết bị sẽ được cung cấp theo các điều khoản
của mục Chỉ dẫn Kỹ thuật này cho Tư vấn giám sát để xem xét và chấp thuận các thiết bị,
công cụ, hàng hóa và phương tiện đó trước khi mua sắm và cung cấp.
Nhà thầu phải có trách nhiệm đối với mọi sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ và chỗ
ở. Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ dịch vụ vệ sinh và nấu ăn hàng ngày đối với các khu tiện
ích của Tư vấn giám sát, rác rưởi phải được thu dọn hàng ngày.
Đối với tất cả các thiết bị và dụng cụ, Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ sổ tay hướng dẫn sử
dụng, chỉ dẫn và sổ tay hướng dẫn bảo quản.
Mọi thiết bị, dụng cụ và đồ đạc phải mới. Chúng phải được bàn giao ở dạng trong các thùng
hàng gốc được đóng kín ở nhà máy và được lắp đặt tại các công trình tiện nghi, sau khi đã
hoàn tất việc xây nhà.
Mọi thiết bị và dụng cụ phải được cung cấp với sự bảo hành tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tất
cả các phần mềm máy tính phải được cung cấp kèm với các hồ sơ đăng ký cho phép đăng ký
theo tên của Chủ đầu tư và các hướng dẫn phần phần mềm, do nhà cung cấp phần mềm cấp
phải có hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các phần mềm đó.
Phải thay thế các thiết bị không hoạt động, hoặc không sử dụng được hoặc đang được sửa
chữa hoặc đang được bảo dưỡng.
Vào ngày hoàn thành Công trình tất cả các thiết bị, dụng cụ và hàng hoá được yêu cầu theo
mục Chỉ dẫn kỹ thuật này sẽ là tài sản của Chủ đầu tư.
Mọi thiết bị và dụng cụ được cung cấp phải chạy bằng điện 220 vôn, 50 Hz, dòng điện một
pha trừ khi có quy định khác.

3. Các công trình tiện nghi của Tư vấn giám sát


Nhà thầu phải cung cấp, lắp đặt, phục vụ, và duy trì các công trình tiện nghi cho Tư vấn giám
sát và nhân viên của họ như đã nêu trong Bảng tiên lượng, gồm có:
Văn phòng thí nghiệm tại khu vực phòng thí nghiệm của Nhà thầu;
Văn phòng tại khu vực Công trường cho nhân viên;
Văn phòng liên lạc ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các công trình tiện nghi của Tư vấn giám sát phải được xây dựng tại những nơi Tư vấn giám
sát yêu cầu hoặc đồng ý.
Nếu là các công trình tiện nghi đi thuê hoặc hợp đồng thuê dài hạn, thì Nhà thầu phải lập điều
khoản với (các) chủ cho thuê để có thể gia hạn và chuyển giao hợp đồng thuê và/hoặc
nhượng vượt quá ngày hoàn tất Hợp đồng. Sau khi hoàn tất Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể
thông báo cho Nhà thầu biết về (các) bên nào khác được Chủ đầu tư chỉ định để tiếp quản

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-24 01200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Hợp đồng thuê và/hoặc nhượng này, và thời gian có thể được gia hạn, các tiện nghi được áp
dụng gia hạn.
Các công trình tiện nghi của Tư vấn giám sát phải được duy trì trong tình trạng sạch sẽ, ổn
định và an toàn và phải được lau chùi ít nhất mỗi ngày một lần.
Phải cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh và người phục vụ bếp/ lau dọn thường xuyên tại các
công trình tiện nghi của Tư vấn giám sát.
Phải thoả thuận với Tư vấn giám sát về vị trí và hình dạng cuối cùng của các công trình tiện
ích của Tư vấn giám sát.

4. Văn phòng của Tư vấn giám sát


4.1 Văn phòng công trường và các yêu cầu công tác
Nếu có một hạng mục thanh toán trọn gói hoặc theo đơn giá hàng tháng trong Bảng tiên
lượng cho văn phòng hiện trường tạm thời cũng như lâu dài, Nhà thầu phải cung cấp và trang
bị văn phòng ở gần công trường để Tư vấn giám sát sử dụng như mô tả bên dưới. Văn phòng
công trường tạm thời được quy định là văn phòng được cung cấp cho giai đoạn của Hợp
đồng. Văn phòng công trường lâu dài được quy định là văn phòng xây dựng cho Tư vấn giám
sát và quyền sở hữu của nó được chuyển giao cho Chủ đầu tư. Nếu có một hạng mục thanh
toán trên cơ sở tổng tạm tính trong Bảng tiên lượng, các yêu cầu của Điều kiện chung trong
Hợp đồng phải áp dụng.
Nếu có khoản tạm tính hay hạng mục thanh toán theo tháng trong Bảng Tiên Lượng cho văn
phòng liên lạc tại TpHCM, Nhà thầu phải cung cấp và trang bị sử dụng cho Tư vấn giám sát
một văn phòng liên lạc ở tp HCM đặt tại tòa nhà văn phòng cho thuê Hạng C hoặc hơn, với
hệ thống an ninh tốt.
4.2 Yêu cầu thi công đối với văn phòng của Tư vấn giám sát
4.2.1 Văn phòng Công trường tạm thời
Các văn phòng công trường sẽ có diện tích sàn tối thiểu như sau:

Phòng Loại 1 Loại 2


(Các) phòng văn phòng 80m2 tổng diện tích sàn 30m2 tổng diện tích sàn
Phòng họp 20m2 diện tích sàn 12m2 diện tích sàn
Nhà Bếp 16m2 diện tích sàn 6m2 diện tích sàn
Nhà vệ sinh 2 phòng với mỗi phòng diện 2 phòng với mỗi phòng diện
tích sàn 5m2 tích sàn 5m2
Các văn phòng công trường sẽ có trang bị máy điều hòa để nhiệt độ trong phòng luôn duy trì
ở mức 20-24 độ C, và có mành hoặc rèm.
Nhà thầu sẽ cung cấp, sửa chữa và bảo trì các bảng tên (30cmx10cm, bảng nhựa) cho văn
phòng dự án và mỗi phòng trong văn phòng dự án. Tư vấn giám sát sẽ quyết định về chữ trên
mỗi bảng tên và vị trí trước khi lắp đặt.
Văn phòng công trường sẽ có ít nhất hai bình chữa cháy hóa chất khô. Tư vấn giám sát sẽ xác
định vị trí và các yêu cầu lắp đặt.
Các văn phòng hiện trường phải có bãi đỗ xe đủ rộng cho các phương tiện của Tư vấn giám
sát.
4.2.2 Văn phòng Công trường lâu dài
Văn phòng Công trường lâu dài phải được thi công trên cơ sở Tổng tạm tính. Quy mô và việc
bố trí văn phòng phải được quyết định bởi Tư vấn giám sát. Thiết kế văn phòng công trường
lâu dài phải do Nhà thầu chịu trách nhiệm trên cơ sở Khoản tạm tính.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-25 01200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.3 Yêu cầu hoạt động đối với văn phòng công trường
Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của các văn phòng liên lạc tạm thời hoặc
lâu dài tại TpHCM của Tư vấn giám sát. Các yêu cầu này bao gồm, nhưng không giới hạn,
các vật phẩm cần thiết cho các nhân viên công trường, văn phòng phẩm, các vật tư và đồ dự
trữ cho tất cả các thiết bị văn phòng, cũng như cung cấp các vật phẩm phụ trợ để làm vệ sinh
và dùng trong toilet. Nhà thầu sẽ phối hợp với Tư vấn giám sát và thiết lập các trình tự và yêu
cầu đối với việc cung cấp vật phẩm cần thiết một cách liên tục.

5. Trang thiết bị cho các văn phòng của Tư vấn giám sát
5.1 Các văn phòng của Tư vấn giám sát
Nếu có hạng mục thanh toán trong Bảng tiên lượng, Nhà thầu sẽ cung cấp các trang thiết bị
mới cho văn phòng Tư vấn giám sát với số nhân sự của Tư vấn giám sát (kể cả Giám đốc Dự
án/ Kỹ sư thường trú và nhân viên kỹ thuật địa phương). Số lượng của từng hạng mục sẽ
được nêu trong Bảng tiên lượng hoặc theo sự chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Bảng 1: Trang thiết bị cho Văn phòng Công trường của Tư vấn giám sát

Số lượng
Mô tả Loại 1 Loại 2
Tủ lạnh, dung tích 150 lít
Máy photo/ máy in nối mạng / máy scan khổ A3 và A4/ tốc độ Như nêu trong Bảng tiên
30 trang/phút với ADF lượng
Máy vi tính để bàn DELL Vostro 470MT hoặc tương đương,
màn hình 22”, kèm bộ lưu điện (UPS)
Máy tính xách tay, màn hình 13,3” hoặc lớn hơn, trọng lượng 1,5
kg hoặc nhẹ hơn, bộ vi xử lý core i5 hoặc cao hơn, pin ít nhất
trong 5 giờ (Asus UX 32VD-R3001V hoặc tương đương)
Phần mềm Microsoft Win 7 64 Bit professional
Phần mềm Microsoft Office Home and Business 2013
Phần mềm Microsoft Project
Phần mềm AutoCAD Civil 3D
Phần mềm AutoCAD LT
Phần mềm diệt vi rút
Máy in laze khổ A3 đen trắng, độ phân giải 1200 dpi x 2400 dpi,
Tốc độ in 30 trang/phút đối với khổ giấy A4, khay giấy 2 x 250,
Công suất làm việc: 15.000 trang / tháng, cổng giao tiếp
Parallel/USB/LAN, Canon LBP-3800 hoặc tương đương
Máy in màu A3 inkjet
Bàn họp (3000mm x 1200mm)
Ghế không tay vịn trong phòng họp
Bàn máy in
Tủ 2 ngăn kéo để hồ sơ bằng thép, Kích thước 677H x 910W x
460D Godrej 2DLFC hoặc tương đương
Tủ 4 ngăn kéo để hồ sơ bằng thép, Kích thước 1287H x 910W x
460D Godrej 4DLFC hoặc tương đương
Bàn kích thước 1400 x 700
Bàn kích thước1400 x 700 mm hộc tủ kéo có khóa
Ghế quay có tay vịn
Máy ảnh kỹ thuật số GPS 8 megapixel phóng to 10x, Casio
EX0H20GBK hoặc tương đương
Máy quay video kỹ thuật số Sony HDR-CX220/B hoặc tương
đương
Máy định vị cầm tay (GPSMAP 76CS hoặc tương đương)
Cây nước uống nóng/lạnh, Làm nóng tối thiểu 600W (Nhiệt độ
nóng 85-95°C) Làm lạnh tối thiểu 100W (Nhiệt độ lạnh 3-10°C)
hiệu SHARP SWD-T710-SL hoặc tương đương

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-26 01200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Lò vi sóng, Công suất tối thiểu 900W Dung tích tối thiểu 25 lít
(0.9cu ft) có chức năng nướng công suất 1000W và nướng đối
lưu công suất 1400W hiệu SANYO EMSL60C hoặc tương
đương
Bộ điện thoại/fax có dây nối mạng
Một bộ đồ bếp (thìa, nĩa, đĩa ăn, chén và đĩa, đũa, bát, cốc uống
nước), bình trà và tách
Bình chữa cháy 5kg

Nhà thầu phải hợp tác với Tư vấn giám sát và thiết lập quy trình cũng như các yêu cầu cung
cấp tất cả các hạng mục cần thiết bao gồm hộp mực, mực, văn phòng phẩm và các vật tư văn
phòng khác.
Từ “Nhân sự của Tư vấn giám sát” có nghĩa là số lượng nhân sự được đưa vào Bảng tiên
lượng cho một hạng mục.
5.2 Điện thoại di động
Nhà thầu phải cung cấp cho nhân viên kỹ thuật người bản địa của Tư vấn giám sát 5 điện
thoại di động. Điện thoại di động phải là loại được thiết kế và có công suất cho phép thực
hiện các cuộc liên lạc giữa các vị trí quốc tế với công trường. Điện thoại di động sẽ chỉ dành
cho Tư vấn giám sát sử dụng và bao gồm cả các khoản phí sử dụng (cho các cuộc gọi trong
nước), dịch vụ và sửa chữa. Nhà thầu chỉ được yêu cầu thanh toán đối với các cuộc gọi trong
nước có giá trị lên đến 1.000.000 VND/tháng cho mỗi điện thoại. Nhà thầu sẽ phối hợp với
Tư vấn giám sát để thiết lập các thủ tục theo dõi và kế toán.
5.3 Văn phòng tại phòng thí nghiệm cho Tư vấn giám sát
Nhà thầu phải cung cấp một văn phòng cá nhân có khóa, dành riêng cho Tư vấn giám sát sử
dụng tại phòng thí nghiệm. Văn phòng rộng ít nhất 25m2 và được trang bị với:
Bảng 2: Thiết bị và Đồ đạc cho Văn phòng thí nghiệm của Tư vấn giám sát
Mô tả Số lượng
Tủ lạnh, dung tích 150 lít 1
Máy tính để bàn hiệu DELL Vostro 470MT hoặc 2
tương đương, màn hình 22", UPS
Phần mềm Microsoft Win 7 64 Bit professional 2
Phần mềm Microsoft Office Home and Business 2
2013
Phần mềm diệt vi rút 2
Máy in laze A3 trắng/đen 1
Bàn để máy in 1
Tủ đựng hồ sơ 2 ngăn kéo bằng thép 2
Bàn kích thước 1400 x 700 mm 3
Ghế xoay văn phòng có tay vịn 3
Nhân sự của Tư vấn giám sát có quyền sử dụng nhà vệ sinh có chất lượng tốt dành cho nam
và nữ.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho tất cả các yêu cầu hoạt động của Phòng thí nghiệm. Yêu
cầu hoạt động như vậy sẽ bao gồm nhưng không giới hạn cho tất cả vật tư văn phòng cần
thiết cho tất cả các nhân viên của Tư vấn giám sát, văn phòng phẩm, vật tư và đồ dự trữ cho
tất cả các thiết bị văn phòng cũng như tất cả nhà vệ sinh và vật phẩm phụ trợ và vật tư làm
sạch. Nhà thầu phải phối hợp với Tư vấn giám sát và lập các quy trình cũng như yêu cầu đối
với việc cung cấp một nguồn cung cấp liên tục đối với tất cả các hạng mục cần thiết.

6. Phương tiện đi lại của Tư vấn giám sát (Xe ô tô, xe máy) và thuyền
Nếu có hạng mục thanh toán trong Bảng tiên lượng, Nhà thầu phải cung cấp phương tiện đi
lại và thuyền như miêu tả dưới đây dành riêng cho Tư vấn giám sát, cán bộ và nhân viên của
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-27 01200
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
họ sử dụng với số lượng như chỉ ra trong Bảng tiên lượng. Các phương tiện đi lại này phải
mới, được bàn giao và bảo dưỡng trong điều kiện chạy tốt. Tất cả các phương tiện 4 bánh đều
có điều hoà nhiệt độ và được trang bị tay lái trợ lực và phải được cung cấp và bảo dưỡng hết
3 tháng sau Thời hạn thông báo bảo hành công trình trừ khi có quy định khác.
Xe và thuyền phải được cấp giấy phép và bảo hiểm để chạy trên đường công cộng và phải
được bảo hiểm tổng hợp hạng nhất.
Nhà thầu phải cung cấp nhiên liệu, dầu và bảo dưỡng phù hợp với hướng dẫn của nhà sản
xuất loại xe, thuyền đó và chịu mọi phí cầu đường liên quan đến dự án.
Nhà thầu sẽ lau sạch cả bên trong lẫn bên ngoài các phương tiện đi lại và thuyền theo yêu cầu
của Tư vấn giám sát.
Phải thay thế các phương tiện khác và thích hợp cho các phương tiện không hoạt động được
trong thời gian hơn 24 giờ.
Mọi loại xe ô tô và thuyền đều phải cung cấp nhân viên lái xe được Tư vấn giám sát/Chủ đầu
tư chấp thuận. Mặc dù do Nhà thầu thuê nhưng lái xe phải làm việc theo sự chỉ đạo của Tư
vấn giám sát.
Tất cả các phương tiện xe và thuyền phải được chuyển và bàn giao cho Tư vấn giám sát trong
vòng 30 ngày sau Ngày khởi công. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí mà Chủ đầu tư đã phải chi
trả do không đáp ứng được yêu cầu này.
Các chi tiết của phương tiện dự kiến phải được đệ trình cho Tư vấn giám sát phê duyệt trước
khi mua hoặc thuê.
(Các) loại thuyền sẽ được bàn giao lại cho Nhà thầu theo sự chấp thuận của Tư vấn giám sát
sau khi hoàn thành Công trình. Các phương tiện khác sẽ là tài sản của Chủ đầu tư.
6.1 Các yêu cầu đối với xe ô tô
Nhà thầu phải cung cấp các phương tiện dành riêng cho Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và cán
bộ hoặc nhân viên của họ sử dụng với số lượng như trong Bảng tiên lượng và chủng loại như
sau:
Xe Toyota Forturer hoặc loại tương đương có bốn bánh chủ động, có trần xe cứng, dung tích
xy lanh tối thiểu là 2500 cc, đủ chỗ cho ít nhất là 4 người, có điều hoà nhiệt độ, xe phải được
cung cấp trong điều kiện còn mới kèm với các tài liệu cần thiết và chứng chỉ bảo hiểm. Xe
phải là kiểu gần đây nhất. Các phương tiện sẽ được đăng ký theo tên của Chủ đầu tư và sẽ là
tài sản của Chủ đầu tư.
6.2 Các yêu cầu đối với xe máy
Nhà thầu phải cung cấp các xe máy với số lượng như trong Bảng tiên lượng và chủng loại
như sau:
Xe máy là xe wave Honda “bốn thì” hoặc tương đương và động cơ chạy xăng dung tích tối
thiểu 110 cc, xe phải được cung cấp trong điều kiện còn mới kèm với các tài liệu cần thiết và
chứng chỉ bảo hiểm.
6.3 Các phương tiện đi lại tạm thời
Nhà thầu phải cung cấp các phương tiện đi lại tạm thời cho Tư vấn giám sát sử dụng cho đến
khi các xe cộ chính thức theo quy định ở trên được cung cấp. Số lượng, kích cỡ và công suất
của các phương tiện tạm thời phải tương đương với các phương tiện chính thức.
Phương tiện tạm thời phải được cấp giấy phép và bảo hiểm để chạy trên đường bộ và đường
thủy công cộng và phải được bảo hiểm tổng hợp hạng nhất cho bất kỳ tài xế có năng lực được
Tư vấn giám sát ủy quyền.
Nhà thầu phải cung cấp nhiên liệu, dầu và bảo dưỡng và tất cả các phí cầu đường liên quan
đến dự án.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-28 01200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu phải lau rửa trong và ngoài xe cộ được sạch sẽ. Phải thay thế các xe thích hợp cho
các phương tiện không hoạt động được trong thời gian hơn 24 giờ.
Các phương tiện tạm thời phải được cung cấp một lái xe đủ năng lực được Tư vấn giám sát
chấp thuận. Mặc dù do Nhà thầu thuê nhưng lái xe phải làm việc theo sự chỉ đạo của Tư vấn
giám sát.
6.4 Thuyền
Nhà thầu phải cung cấp các loại thuyền và số lượng được liệt kê trong Bảng tiên lượng để
dùng riêng cho Tư vấn giám sát. Thuyền không được quá 03 năm sử dụng, có bọc nhôm hoặc
sợi thủy tinh, phải có mái che phù hợp với thời tiết. Áo phao cần phải được cung cấp kèm
theo.
Loại 1 – độ dài dầm thuyền tối thiểu là 2,5m, chiều dài thuyền hơn 6m có trang bị động cơ
mã lực hơn 75Hp
Loại 2 – độ dài dầm tối tiểu là 2 mét, chiều dài thuyền hơn 4,3 mét có trang bị động cơ mã lực
hơn 30Hp

7. Thiết bị khảo sát


Nhà thầu phải cung cấp thiết bị sau đây để Tư vấn giám sát sử dụng:
Một (1) máy toàn đạc điện tử Topcon ES-105 hoặc tương đương với độ chính xác 5”, độ
phóng đại ống kính 30x, thời gian làm việc của pin 10 giờ, cấp độ bảo vệ IP66, bộ nhớ trong
ít nhất 10.000 điểm, hỗ trợ bộ nhớ USB ít nhất 8GB, phần mềm định vị; cùng với thiết bị liên
quan:
 3 gương, giá đỡ 3 chân, 2 sào gương (2m), bộ gương/sào gương mini
 Các cọc gỗ dùng cho khảo sát, cọc cắm thép theo yêu cầu và các công cụ khác được
yêu cầu khi khảo sát.
Một (1) máy thủy bình Nikon AC-2S hoặc tương đương, độ chính xác +/-2mm; cùng với
thiết bị liên quan:
 2 thước dây bằng thép dài 50 m;
 2 mia nhôm (4 m);
Tất cả các dụng cụ khảo sát phải được cung cấp đầy đủ bao gồm cả giá đỡ ba chân, v.v...
Thiết bị khảo sát phải là tài sản của Nhà thầu.

8. Đo đạc và thanh toán


8.1 Cung cấp và bảo dưỡng tòa nhà văn phòng công trường của Tư vấn giám sát
Cung cấp và bảo dưỡng Văn phòng Công trường tạm thời của Tư vấn giám sát.
Theo chi tiết và yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật này, việc cung cấp tòa nhà Văn phòng Công
trường của Tư vấn giám sát phải được đo đạc và thanh toán trên đơn giá hàng tháng. Giá cả
và thanh toán phải chi trả được toàn bộ việc cung cấp và bảo dưỡng Văn phòng Công trường,
bảo dưỡng tất cả các thiết bị kể cả việc cung cấp hộp mực, mực, văn phòng phẩm và các loại
vật tư văn phòng khác, thanh toán tất cả các chi phí dịch vụ và bảo dưỡng tất cả các phụ tùng
như được mô tả trong Chỉ dẫn Kỹ thuật này.
Cung cấp Văn phòng Công trường lâu dài của Tư vấn giám sát
Việc cung cấp văn phòng công trường của Tư vấn giám sát như chi tiết và yêu cầu của Chỉ
dẫn Kỹ thuật này phải được đo đạc và thanh toán trên cơ sở Tổng tạm tính. Giá và thanh toán
phải bù đắp đầy đủ cho việc cung cấp văn phòng, thiết bị bổ sung và phụ tùng cho Văn phòng
Công trường của Tư vấn giám sát như mô tả trong Chỉ dẫn Kỹ thuật này.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-29 01200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bảo dưỡng Văn phòng Công trường lâu dài của Tư vấn giám sát
Việc cung cấp Văn phòng công trường của Tư vấn giám sát như chi tiết và yêu cầu trong Chỉ
dẫn Kỹ thuật này phải được đo đạc và phanh toán trên cơ sở Tổng tạm tính. Giá và thanh toán
phải bù đắp đầy đủ cho việc cung cấp văn phòng, thiết bị bổ sung và phụ tùng cho Văn phòng
Công trường của Tư vấn giám sát như mô tả trong Chỉ dẫn Kỹ thuật này.
Cung cấp và bảo dưỡng Văn phòng thí nghiệm của Tư vấn giám sát
Việc cung cấp văn phòng thí nghiệm của Tư vấn giám sát như được mô tả chi tiết và yêu cầu
của chỉ dẫn kỹ thuật này phải được đo đạc và thanh toán trên đơn giá hàng tháng. Giá cả và
thanh toán phải được tính đủ cho việc cung cấp và bảo dưỡng tòa nhà văn phòng, bảo dưỡng
tất cả các thiết bị bao gồm việc cung cấp hộp mực, mực, văn phòng phẩm và các loại vật tư
văn phòng khác như mô tả trong chỉ dẫn kỹ thuật này.
8.2 Cung cấp trang thiết bị và dịch vụ văn phòng công trường tạm thời của Tư vấn giám
sát
Việc cung cấp và bảo dưỡng thiết bị và các dịch vụ cho Văn phòng Công trường của Tư vấn
giám sát sẽ được đo đạc và thanh toán theo số lượng từng hạng mục thiết bị hoặc đồ đạc được
cung cấp. Giá cả và thanh toán phải chi trả được toàn bộ việc cung cấp các thiết bị và phụ
tùng cho Văn phòng Công trường của Tư vấn giám sát như được mô tả trong Chỉ dẫn Kỹ
thuật này. Thiết bị và đồ đạc văn phòng sẽ trở thành tài sản của Chủ đầu tư.
8.3 Cung cấp trang thiết bị và dịch vụ cho phòng thí nghiệm của Tư vấn giám sát
Việc cung cấp thiết bị cho phòng thí nghiệm của Tư vấn giám sát phải được đo đạc và thanh
toán theo số lượng từng hạng mục thiết bị hoặc đồ đạc được cung cấp. Đơn giá và thanh toán
phải tính đầy đủ cho việc cung cấp thiết bị, đồ đạc và các phụ tùng cho Văn phòng Thí
nghiệm của Tư vấn giám sát như mô tả trong phần chỉ dẫn kỹ thuật này. Thiết bị và đồ dùng
văn phòng sẽ trở thành tài sản của Chủ đầu tư.
8.4 Cung cấp, trả cước phí và sửa chữa điện thoại di động
“Việc cung cấp, trả cước phí và sửa chữa điện thoại di động” cho Tư vấn giám sát sẽ được
thanh toán theo đơn giá hàng tháng cho suốt thời hạn thi công theo Hợp đồng. Giá cả và
thanh toán phải chi trả được toàn bộ việc cung cấp, trả cước phí và sửa chữa điện thoại di
động theo quy định trong điều khoản của mục Chỉ dẫn Kỹ thuật này.
Thanh toán phải được dựa trên cơ sở sử dụng điện thoại như sau:
Giới hạn tối đa chi phí phải trả đối với việc sử dụng điện thoại di động là 1 triệu VND trên
một tháng.
Tất cả các chi phí vượt quá giá trị này sẽ được người sử dụng lao động hoàn trả lại cho toàn
bộ việc sử dụng điện thoại là: Tư vấn giám sát đối với nhân viên của Tư vấn giám sát và Chủ
đầu tư đối với nhân viên cảu Chủ đầu tư.
Tất cả điện thoại được cung mới. Khi điện thoại bị hỏng, Nhà thầu phải thay cái mới. Nhà
cung cấp dịch vụ do Nhà cung cấp dịch vụ chọn phải có khả năng cung cấp dịch vụ liên tục
cho người sử dụng điện thoại.
8.5 Cung cấp và bảo dưỡng xe ô tô, xe máy và thuyền
Thanh toán cho việc cung cấp phương tiện đi lại có động cơ phải tính theo số lượng phương
tiện được cung cấp. Đơn giá và thanh toán phải bao gồm tất cả các chi phí liên quan tới việc
mua phương tiện. Thanh toán sẽ được thực hiện sau khi xe được đứng tên bởi Chủ đầu tư. Xe
cộ sẽ vẫn là tài sản của Chủ đầu tư cho đến khi kết thúc Hợp đồng.
Thanh toán cho công tác bảo dưỡng các phương tiện đi lại có động cơ phải trên cơ sở hàng
tháng cho một phương tiện. Giá cả và thanh toán phải chi trả cho việc cung cấp toàn bộ công
tác bảo dưỡng, nhiên liệu, tài xế (không dành cho xe máy), phí đăng ký, bảo hiểm và toàn bộ
chi phí khác dùng để vận hành xe cộ.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-30 01200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Thanh toán cho việc cung cấp thuyền phải trên cơ sở hàng tháng cho một thuyền. Giá cả và
thanh toán phải chi trả được toàn bộ việc cung cấp một thuyền Loại 2 và phải bao gồm công
tác bảo dưỡng, nhiên liệu, tài xế, phí đăng ký, bảo hiểm và toàn bộ chi phí khác dùng để vận
hành thuyền.
Số hạng mục Mô tả Đơn vị thanh toán
01200-01 Thiết bị và Đồ đạc cho các văn phòng của Tư vấn giám sát chiếc
(các hạng mục được liệt kê trong BOQ)
01200-05 Cung cấp và bảo dưỡng Văn phòng hiện trường tạm thời Loại 1 cho
Tư vấn giám sát tháng
01200-06 Cung cấp và bảo dưỡng Văn phòng hiện trường tạm thời Loại 2 cho
Tư vấn giám sát tháng
01200-07 Cung cấp và bảo dưỡng Văn phòng của Tư vấn giám sát tại Phòng
thí nghiệm tháng
01200-08 Cung cấp Văn phòng hiện trường lâu dài của Tư vấn giám sát tạm tính
01200-09 Bảo dưỡng Văn phòng hiện trường lâu dài của Tư vấn giám sát tạm tính
01200-10 Thanh toán cước phí và sửa chữa điện thoại điện thoại/ tháng
01200-11 Cung cấp và bảo dưỡng xe ô tô tạm thời xe ô tô/tháng
01200-12 Cung cấp xe ô tô xe ô tô
01200-13 Bảo dưỡng xe ô tô xe ô tô/tháng
01200-14 Cung cấp xe máy xe máy
01200-14a Bảo dưỡng xe máy xe máy/ tháng
01200-15 Cung cấp và bảo dưỡng thuyền tháng
Xe máy/tháng nghĩa là một xe máy cho một tháng. Xe ô tô/tháng nghĩa là một xe ô tô cho
một tháng. Người/tháng nghĩa là một người cho một tháng. Thuyền/tháng nghĩa là một
thuyền cho một tháng.
Chi tiết của các Hạng mục Thanh toán cho từng hợp đồng sẽ như trong Bảng tiên lượng của
từng Hợp đồng tương ứng

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-31 01200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 01300 – Trách nhiệm môi trường

1. Tổng quan
1.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Ấn phẩm mới nhất của các tiêu chuẩn sau đây sẽ được áp dụng cho các công việc thuộc phần
Chỉ dẫn kỹ thuật này:
 QCVN 09-08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
 QCVN 26-10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – tiếng ồn trong các khu
vực công cộng và dân cư – giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
 QCVN 27-12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung – Rung và chấn động do
các phương tiện giao thông – mức độ rung tối đa cho phép tại các
khu vực công cộng và dân cư.
 QCVN 03-08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại
nặng trong đất.
 QCVN 02-09/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
 QCVN 05-09 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh
 QCVN 06-09 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không
khí xung quanh
 QCVN 40-11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
 TCVN 5979-07 (ISO 10390: 2005) Chất lượng đất – Xác định pH
1.2 Trách nhiệm
Nhà thầu phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn Việt Nam về vấn đề môi
trường trên tất cả các công trình có liên quan đến hợp đồng.
Nhà thầu đồng thời phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ theo yêu cầu về môi trường và xã hội
của nhà tài trợ đưa ra trong các Điều khoản của hợp đồng.
Bản Dự thảo Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường là một phần của Hợp đồng. Nhà thầu dùng tài
liệu này và phát triển nó bằng cách chỉ rõ các mỗi nguy hại tới môi trường cụ thể phát sinh
trong quá trình thi công, cần áp dụng các biện pháp làm giảm tác động môi trường, và cần
tiến hành quan trắc môi trường. Bản kế hoạch phải được đệ trình đến Tư vấn giám sát để
chấp thuận không chậm hơn 30 ngày sau ngày bắt đầu khởi công hoặc 7 ngày trước ngày bắt
đầu công việc quan trọng, bao gồm các công trình tạm, trên công trường, bất cứ công việc
nào sớm hơn.
1.3 Cơ cấu tổ chức
Nhà thầu sẽ chỉ định một Chuyên viên môi trường có năng lực về môi trường/xã hội làm việc
tại công trường trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng và có trách nhiệm đảm bảo thực hiện
tất cả các trách nhiệm của Nhà thầu về các vấn đề môi trường. Chuyên viên Giám sát Môi
trường sẽ phải báo cáo trực tiếp lên Giám đốc dự án của Nhà thầu.

2. Đánh giá tác động môi trường


Chương trình đánh giá tác động môi trường sẽ được ưu tiên triển khai sau khi khởi công để
thu thập dữ liệu cơ sở trước khi tổ chức thi công công trình. Quan trắc môi trường cũng là số
liệu để tham chiếu với dữ liệu cơ sở do Tư vấn giám sát cung cấp có được trong giai đoạn
thiết kế dự án.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-32 01300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu phải tiến hành khảo sát sinh thái cho tất cả các khu vực và vị trí có thể bị ảnh hưởng
bởi việc thi công công trình, bao gồm nhưng không giới hạn các công trường và khu vực phụ
cận công trường, đường công vụ ra vào công trường và các khu vực thi công, văn phòng, nhà
xưởng, mỏ đá... ở bên ngoài công trường của nhà thầu. Khảo sát sinh thái phải được tiến
hành trước khi khởi công xây dựng công trình.
Nhà thầu phải tiến hành các quy trình đánh giá và các báo cáo đánh giá tác động của việc thi
công công trình lên những khu vực đã được liệt kê trong khảo sát sinh thái và để đảm bảo
nhanh chóng phát hiện những trường hợp cần phải có biện pháp giảm thiểu đặc biệt. Công
tác đánh giá do chuyên viên có đủ năng lực chuyên môn thực hiện. Nhà thầu phải đưa ra các
biểu mẫu và chi tiết kỹ thuật riêng cho từng biện pháp đánh giá, bao gồm các thông số đo đạc,
biện pháp đo, định vị lấy mẫu, số lần đo đạc, giới hạn phát hiện (ở những nơi phù hợp), xác
định ngưỡng giới hạn để làm căn cứ cho các hành động khắc phục hoặc biện pháp giảm thiểu
tác động.
Công tác đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành phối hợp với các bộ, ban ngành
chính phủ, các tổ chức cộng đồng và các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương về các vấn đề
môi trường phát sinh và phải có được các đặc quyền cần thiết từ nhà chức trách. Nhà thầu
phải:
 báo cáo các kết quả đánh giá trực tiếp lên Tư vấn giám sát công trường.
 cung cấp các thông tin về tiến trình đánh giá và kết quả của biện pháp giảm thiểu bất
kỳ.
 tiến hành các đánh giá bổ sung khi có yêu cầu.
 báo cáo ngay lập tức các vấn đề môi trường có khả năng phát sinh cản trở tiến trình
thi công.
Công tác quan trắc môi trường do Nhà thầu thực hiện phải được xem là “quan trắc nội bộ” và
được phân tách hoàn toàn với công tác quan trắc môi trường do Tư vấn giám sát thực hiện.
 Công tác quan trắc môi trường do Tư vấn giám sát thực hiện phải tuân theo Kế hoạch
quan trắc môi trường của Dự án được bao gồm trong Đánh giá Tác động Môi trường
công bố trên trang web của ADB, và bao gồm một khảo sát điều kiện ban đầu và cứ
3 tháng tiến hành một đo đạc về không khí, tiếng ồn và chất lượng nước tại các vị trí
cố định.
 Công tác quan trắc do Nhà thầu thực hiện phải dựa trên các yêu cầu công việc, và
phải được tiến hành tại các vị trí và thời gian mà quan sát thấy được hoặc có thể xảy
ra tác động tiêu cực tới môi trường, và công tác quan trắc này phải đáp ứng được các
khiếu nại từ cộng đồng hoặc theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.

3. Biện pháp làm giảm thiểu


Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc thi hành và quản lý các biện pháp giảm thiểu xuyên
suốt trong quá trình thi công công trình. Xem Bản thảo Kế hoạch Quản lý Môi trường

4. Báo cáo
Nhà thầu phải cung cấp một bản báo cáo Môi trường và Xã hội hàng tháng bao gồm tối thiểu
các hạng mục sau đây. Báo cáo phải bao gồm báo cáo hàng tháng của nhà thầu theo Điều
kiện Hợp đồng.
 Bản tiến độ công tác quản lý môi trường hiện tại.
 Kết quả đánh giá kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
 Các hành động đã được thực hiện để khắc phục các kết quả đánh giá chưa đạt

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-33 01300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Chi tiết các kiến nghị, phản hồi hay khiếu nại từ người dân hoặc từ những thành viên
trong cộng đồng khác kể cả các hành động khắc phục.
Tuy nhiên nếu có bất kỳ sự cố hay kết quả đánh giá nào chỉ ra tác động bất lợi hoặc tổn hại
nghiêm trọng đến môi trường thì những sự cố hay kết quả đó phải được báo cáo ngay cho Tư
vấn giám sát và Chủ đầu tư.

5. Đo đạc và thanh toán


Không có khoản thanh toán sẽ chi trả cho các trách nhiệm về môi trường của Nhà thầu, ngoại
trừ các hạng mục nêu dưới đây. Nhà thầu sẽ phải đảm nhận chi phí của họ để phân bổ vào tất
cả các đơn giá cần thiết trong Bảng tiên lượng.
Công tác nhận dạng và xử lý đất nhiễm axit sulphate với tổng khối lượng tích tụ không vượt
quá 1000m3 phải nằm trong phần các trách nhiệm về môi trường của Nhà thầu và không
được đo đạc thanh toán riêng biệt. Nếu đất có chứa axit sulphate cần phải xử lý vượt quá khối
lượng 1000m3 thì chi phí cho việc xử lý khối lượng đất vượt quá khối lượng 1000m3 sẽ
được tính theo khoản tạm tính.
Công tác quan trắc môi trường và báo cáo do Nhà thầu thực hiện phải được đo đạc theo
khoản trọn gói, và được trả đều theo 36 đợt thanh toán hàng tháng.
Số hạng mục Mô tả Đơn vị
01300-01 Xử lý đất nhiễm axit sulphate (khối lượng vượt quá 1000m3) tạm tính
01300-02 Quan trắc môi trường (quan trắc nội bộ) và báo cáo trọn gói

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 1-34 01300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 2 PHÁT QUANG CÔNG TRƯỜNG

Phần 02100 – Dọn dẹp công trường

1. Mô tả
Công tác này bao gồm phát quang, xới đất và chuyển bỏ lớp đất mặt, vụn gạch vỡ, và cây cối
nằm trong chỉ giới ngoại trừ các vật được chỉ định giữ lại tại chỗ hoặc phải di chuyển theo
các điều khoản khác của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Các công việc này sẽ bao gồm việc giữ gìn cây cối và các hiện vật được chỉ định giữ lại khỏi
bị tổn hại.

2. Các yêu cầu thi công


2.1 Tổng quát
Giới hạn công việc và các đối tượng cần bảo tồn được xác định trên các bản vẽ. Khi có yêu
cầu, Tư vấn giám sát sẽ quy định giới hạn của công việc và chỉ rõ tất cả các đối tượng cần
được bảo tồn. Tất cả vật liệu thải sẽ được đưa đến khu đổ chất thải được duyệt do Nhà thầu
cung cấp.
2.2 Bảo vệ các khu vực cần bảo tồn
Nhà thầu sẽ có trách nhiệm bảo vệ và bảo dưỡng định kỳ những bụi cây, cây và khu trồng cỏ
cần bảo tồn và tất cả những đối tượng cần bảo tồn. Khi hoàn thành công việc, những khu vực
và đối tượng này sẽ được bàn giao lại cho Chủ đầu tư như hiện trạng ban đầu trước khi khởi
công. Mọi hư hỏng trực tiếp hay gián tiếp do Nhà thầu gây ra sẽ được sửa chữa bằng chi phí
của Nhà thầu.
2.3 Làm sạch, xới đất và chặt cây
Tất cả các vật trên bề mặt, cây đã được đốn, cây mục, gốc cây, rễ cây, cây cỏ, rác rưởi và các
chướng ngại vật nhô lên, không được chỉ định giữ lại, sẽ được phát quang, và/ hoặc được nhổ
đi.
Bên dưới nền đắp đường, gốc cây và rễ sẽ bị đào bỏ tới độ sâu tối thiểu theo yêu cầu để giảm
thiểu xói mòn.
Tại phần đường đào, tất cả các gốc cây và rễ cây cần được đào bỏ ít nhất 50cm dưới lớp
móng dưới.
Tất cả hố ga, cống rãnh sẽ được dọn vệ sinh để loại bỏ các vật liệu không phù hợp
Tất cả chỗ hổng để lại do việc dỡ bỏ các thân cây sẽ phải được lấp bằng các vật liệu được
đầm chặt thích hợp.
2.4 Đào bỏ lớp đất mặt
Tham chiếu chỉ dẫn kỹ thuật mục 03100 Đào chung
2.5 Xử lý các vật liệu phát quang
Những cây gỗ bán được sẽ được cất giữ ngăn nắp tại nơi thuận tiện đi lại đã được chấp thuận
như hướng dẫn, được cắt tỉa và xếp thành đống theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của
Chính Phủ.
Nhà thầu không được phép sử dụng những cây gỗ khó bán hoặc gỗ bán được.
Tất cả các cây gỗ, cây bụi, rễ cây, thân cây, gốc cây, thân cây và các bộ phận khác không bị
phát quang hay đào bới mà không cần tái sử dụng sẽ được xử lý tại các vị trí đổ chất thải do
Nhà thầu chỉ định. Khu vực đổ chất thải phải nằm ngoài khu vực lộ giới.
Loại bỏ rác thải. Khu vực lộ giới và lân cận cần được làm sạch sẽ và gọn gàng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 2-1 02100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3. Xác định khối lượng và thanh toán
3.1 Xác định khối lượng
Theo như phương pháp xác định khối lượng sẽ được sử dụng để đánh giá thanh toán trọn gói
trong chứng nhận thanh toán tạm thời.
Tất cả các công việc bao gồm phát quang, xới đất, bóc phủ đất mặt và lưu giữ để tái sử dụng
vàbảo vệ các khu vực được chỉ định sẽ được coi chung là công tác phát quang hiện trường,
được thanh toán theo mét vuông (m2). Khối lượng trên cơ sở đo đạc tại hiện trường sẽ được
Tư vấn giám sát phê chuẩn.
Việc đốn bỏ cây sẽ không được tính riêng biệt và phải bao gồm trong hạng mục phát quang
mặt bằng
Việc phát quang, đốn cây và bảo vệ các khu vực hay vật thể trong khu đổ chất thải, khu vật
liệu, khu mỏ đất, đường công vụ hay tất cả các khu vực công trình tạm sẽ không được thanh
toán khi những khu vực này nằm ngoài khu vực dành cho phát quang hiện trường. Nhà thầu
được phép lựa chọn phương án dùng các khu đổ chất thải hay các khu mỏ đất.
3.2 Cơ sở thanh toán
Công việc sẽ được thanh toán theo đơn giá áp dụng như trong Bảng Tiên lượng và được trình
bày dưới đây. Việc thanh toán sẽ được tính đầy đủ cho các chi phí nhân công, vật liệu, dụng
cụ, thiết bị và những chi phí phụ cần thiết để thực hiện công việc được giao. Việc thanh toán
cần bao gồm tất cả những công việc cần thiết cho việc dỡ bỏ, và đổ vật liệu.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
02100-01 Phát quang mặt bằng m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 2-2 02100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 02200 – Phá bỏ, di chuyển các công trình và chướng ngại vật hiện có

1. Mô tả
Việc phá bỏ hay di chuyển các công trình hiện có bao gồm việc di chuyển, toàn bộ hay từng
phần, và loại bỏ thích hợp các khối đá xây có kích thước hơn 1 mét khối, các toà nhà, hàng
rào, các công trình, mặt đường cũ mà không kể tới tính chất của chúng (atphan, bê tông..) bó
vỉa và bất cứ các chướng ngại vật khác không được phép hay không được chỉ định giữ lại tại
vị trí cũ. Việc phá bỏ bao gồm việc tận dụng các vật liệu được chỉ định và việc san lấp thích
hợp (tuân thủ theo các chỉ dẫn kỹ thuật) các mương rãnh, lỗ, hố do quá trình phá dỡ và di
chuyển các công trình tạo nên.
Việc giải phóng phần đường được chiếm dụng có thể không hoàn tất trên tất cả các khu vực
tại thời điểm bắt đầu thi công và Nhà thầu sẽ lên kế hoạch thực hiện công việc theo từng phần
tương ứng với Chỉ dẫn kỹ thuật.
Các chướng ngại vật và các hạng mục khác được chỉ định trong Hợp đồng yêu cầu phải di
chuyển hay dỡ bỏ đi nơi khác sẽ được giải quyết theo các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.

2. Các đệ trình
Nhà thầu phải chuẩn bị và đệ trình lên cho Tư vấn giám sát chấp thuận các tài liệu sau đây
trước khi tiến hành bắt đầu công việc:
 Bản vẽ thi công theo các quy định Chỉ dẫn kỹ thuật - mục 04100 bao gồm các thông tin
chi tiết có liên quan tới công trình thoát nước, bó vỉa, mặt đường cần phải phá bỏ và di
chuyển theo các quy định và yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật.
 Chi tiết về biện pháp, thiết bị và kế hoạch để thực hiện việc phá dỡ và di chuyển thích
hợp với hạng mục này.
 Liệt kê các vật liệu có thể thu hồi sau khi phá dỡ, tập kết các vật liệu phù hợp mà Nhà
thầu dự định sử dụng tiếp ở các hạng mục khác.
 Bản vẽ chi tiết chỉ ra khu vực phải phá dỡ vật liệu từ hạng mục này, hoặc địa điểm để tập
kết các vật liệu được thu hồi mà có kế hoạch sử dụng tiếp cho các hạng mục khác.

3. Các yêu cầu công việc


3.1 Yêu cầu chung
Việc phá bỏ hay di chuyển các công trình hiện có do Nhà thầu thực hiện trong phạm vi hay
lân cận các phần đường, chỉ giới đường như đã được chỉ ra trên bản vẽ hoặc được Tư vấn
giám sát chỉ dẫn:
Tư vấn giám sát có thể yêu cầu đào các vật liệu được thu hồi từ quá trình phá dỡ và nó sẽ phải
trở thành tài sản của Chủ đầu tư trừ khi có quy định khác trong Hợp đồng.
Tất cả các vật liệu được chỉ định có thể bán được phải được di chuyển theo đoạn hoặc từng
phần, không được phép thiệt hại không cần thiết và sẽ do Nhà thầu cất giữ ở nơi quy định
trong dự án do Tư vấn giám sát chỉ dẫn trực tiếp.
Phần nền móng hoặc các chỗ hổng do việc dỡ bỏ các công trình gây ra sẽ phải lấp bằng vật
liệu chấp nhận được cho đến cao độ của mặt đất xung quanh, nếu ở trong phạm vi công trình
thi công, phải được đầm nén theo Chỉ dẫn kỹ thuật phần 03400 "Thi công nền đường". Việc
đắp đất hay đầm đất các chỗ hổng này sẽ không được thanh toán riêng.
Việc phá dỡ và di chuyển các công trình hiện có bao gồm cả việc tận dụng các vật liệu được
đào bỏ, quản lý, bảo quản và cất giữ các vật liệu này trong phạm vi chỉ giới đường hay bất cứ
một vị trí nào khác có thể do Tư vấn giám sát hay Chủ đầu tư quy định cũng như việc vứt bỏ
các vật liệu này như quy định dưới đây.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 2-3 02200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2 Di dời các công trình thoát nước
Các cầu, mặt đường bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa, cống và các công trình thoát nước
khác đang được sử dụng sẽ không được phép di chuyển chừng nào chưa có biện pháp đảm
bảo giao thông phù hợp.
Việc di chuyển các cống hiện có trong khu vực nền đắp sẽ được yêu cầu khi cần phải thiết lắp
đặt các công trình mới. Các cống đã bỏ sẽ phải phá bỏ, đập vỡ hoặc bịt kín lại.
Tất cả các đoạn cống đã được dỡ bỏ mà không được chỉ định phải gom lại hay đặt trở lại sẽ
trở thành tài sản của Nhà thầu và phải được di chuyển khỏi công trình hay xử lý theo cách
được Tư vấn giám sát chấp nhận.
Trừ khi có chỉ dẫn khác, các kết cấu phần dưới của công trình hiện có phải được dỡ bỏ xuống
đến đáy của dòng chảy tự nhiên và các bộ phận đó ở ngoài của dòng chảy sẽ được dỡ bỏ đến
ít nhất 300mm bên dưới của mặt đất thiên nhiên.
Tại những nơi các bộ phận của các công trình hiện có nằm toàn bộ hay từng phần trong giới
hạn dành cho kết cấu mới, chúng sẽ phải bị dỡ bỏ để đáp ứng cho việc thi công các công trình
dự kiến. Nếu chỉ có một phần của công trình hiện có phải phá bỏ, Nhà thầu sẽ tiến hành công
việc theo đúng qui cách để tránh gây thiệt hại đến phần được chỉ định giữ lại tại vị trí cũ. Chi
tiết phương pháp tiến hành dự kiến của Nhà thầu phải nộp trình cho Tư vấn giám sát để xét
duyệt.
Bất cứ một công trình nào được quy định trở thành tài sản của Nhà thầu phải được di chuyển
ra khỏi phạm vi chỉ giới đường.
Phá nổ hay các hoạt động khác cần thiết cho việc dỡ bỏ một công trình hay một chướng ngại
vật hiện tại mà có thể gây thiệt hại đến công trình mới sẽ phải được hoàn tất trước khi tiến
hành xây dựng công trình mới, trừ khi có sự phê duyệt khác của Tư vấn giám sát.
Các cầu hiện tại hay các kết cấu khác, khi được Tư vấn giám sát chỉ định sử dụng lại sẽ được
tháo dỡ cẩn thận để tránh gây thiệt hại. Các bộ phận được sử dụng lại sẽ phải được đánh dấu
đồng bộ, trừ khi Tư vấn giám sát bỏ qua việc đánh dấu này. Tất cả các vật liệu được tận dụng
sẽ được cất giữ theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Trừ khi có văn bản cho phép của Tư vấn giám sát, tất cả các phần bằng bê tông có kích cỡ
phù hợp cho việc lát đá và không cần thiết cho dự án sẽ được chất đống tại các vị trí do Tư
vấn giám sát chỉ định và do Chủ đầu tư sử dụng.
3.3 Dỡ bỏ lớp bó vỉa
Các lớp bó vỉa hiện tại được chỉ định phải dỡ bỏ bao gồm cả phần lớp móng phải được đập
nhỏ, kích cỡ không quá 300mm và được chất đống tại các vị trí được chỉ định trong công
trình để Chủ đầu tư sử dụng, nếu không phải được vứt bỏ theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Việc dỡ bỏ các bó vỉa hiện có phải được tiến hành theo đúng qui cách để tránh gây ra những
thiệt hại tới phần mặt đường hiện tại và phần bó vỉa được chỉ định giữ lại tại vị trí cũ.
3.4 Dỡ bỏ lớp mặt đường, vỉa hè, v.v…
Bất luận chiều dày hay kết cấu như thế nào, tất cả các mặt đường bê tông hay atsphan, vỉa hè
hoặc bề mặt cứng khác được chỉ định phải dỡ bỏ sẽ phải đập nhỏ trước khi dỡ bỏ, kích cỡ
không quá 300mm đo theo bất cứ chiều nào và được chất tại những vị trí dành cho Chủ đầu
tư sử dụng hoặc được đổ bỏ theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Việc dỡ bỏ lớp mặt đường phải được tiến hành một cách cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng tới
các đoạn tiếp giáp của mặt đường hay của công trình được chỉ định giữ tại vị trí cũ.
Nếu dỡ bỏ những đoạn mặt đường cũ, vỉa hè hay bề mặt cứng có kích cỡ riêng nhỏ hơn 10
mét khối hoặc khai phá đá, sỏi hay các móng dưới hay vật liệu nền tương tự là cần thiết, công
việc này cần được xem là “Đào chung” và sẽ tuân theo mục 03100 của Chỉ dẫn “Đào chung”,
cho việc thi công, tính toán khối lượng và thanh toán.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 2-4 02200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.5 Dỡ bỏ các biển báo giao thông
Tại những nơi được chỉ dẫn, các biển báo giao thông bao gồm cả các khung bằng thép sẽ
được tháo dỡ một cách cẩn thận, di chuyển và cất giữ tại những nơi Tư vấn giám sát chỉ định.
Các nền móng bằng bê tông phải được đập vỡ thành từng mảnh vụn và chất tại các vị trí đã
xác định trên hiện trường cho Chủ đầu tư sử dụng hoặc nếu không sẽ được Tư vấn giám sát
yêu cầu đổ bỏ.
3.6 Dỡ bỏ các tòa nhà, công trình kiến trúc
Khi nhận được thông báo trúng thầu của Tư vấn giám sát, Nhà thầu sẽ phải nhận bàn giao
toàn bộ trách nhiệm về nhà hay toà nhà đã được đền bù và phải tiến hành dỡ bỏ theo quy
định.
Trừ khi được chỉ định trên bản vẽ hay được Tư vấn giám sát chỉ dẫn, Nhà thầu sẽ hoàn tất
việc phá huỷ và dỡ bỏ các toà nhà, các kết cấu cùng với các nền móng, tường chắn, cọc trụ,
tường ngăn và các cột xuống đến mặt phẳng thấp hơn cao độ tới hạn trong khu vực 30cm.
Các tường phải được đập thành mảnh với diện tích của các mặt không quá 60cm2, được trộn
với vật liệu đắp trước đó và được đổ trên phần diện tích móng.
Các tấm sàn nhà phải được đập vỡ và xáo trộn thành mảnh không vượt quá 60cm2 ở mọi bề
mặt và phải để gọn vào một chỗ. Các mảnh quá vụn phải được di chuyển và vứt bỏ. Tất cả
các nền móng khác, các tấm bản sàn bê tông, vỉa hè, biển báo, lều lán, gara, hàng rào và tất cả
các công trình nhỏ, phụ cần thiết để hoàn thành đầy đủ việc dỡ bỏ nhà và công trình phụ
thuộc phải được dỡ bỏ và xử lý.
Nhà thầu phải tiến hành kiểm tra từng nhà mà Nhà thầu sẽ cho dỡ bỏ, tự xác định các công
việc có liên quan và các vật liệu thiết bị cần thiết để phá dỡ công trình.
Nhà thầu phải thông báo cắt bỏ tất cả các dịch vụ công cộng phục vụ cho toà nhà, các toà nhà
theo các yêu cầu và luật lệ tương ứng của cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ và các ban
ngành hữu quan.
Nhà thầu phải ngắt và bịt kín lại một cách thích hợp tất cả các ống thoát nước thải phục vụ
cho các nhà mà Nhà thầu được chỉ định dỡ bỏ theo cách đã được Tư vấn giám sát và các cơ
quan có thẩm quyền của Chính Phủ phê duyệt.
Nhà thầu phải liên tục thông tin cho Tư vấn giám sát về kế hoạch thực hiện bất kỳ công việc
nào liên quan đến việc bịt kín các cống thoát nước như vậy để cho việc kiểm tra có thể được
tiến hành vào thời gian công việc được thực hiện.
Nhà thầu phải tiến hành công việc của họ theo đúng qui cách để tránh gây nguy hiểm cho
người và xe cộ. Sau khi công việc được bắt đầu ở bất kỳ nhà nào, công việc ở nhà đó phải
được tiến hành liên tục cho đến khi hoàn thành, nhanh chóng và khẩn trương.
Tất cả các mảnh vụn phải được di chuyển khỏi khu vực nền và các sàn bê tông bị phá vỡ.
Khu vực này sau đó phải được lấp bằng vật liệu đắp trước đây đồng thời với việc phá vỡ các
tường móng để cho các vật liệu đắp trước đây có thể liên kết với các mảnh vụn bê tông bị phá
vỡ.
Các bản bê tông nằm trên mặt đất tạo thành đường đi bộ, đường xe chạy hay các tấm bản sàn
tầng một của các toà nhà không kể móng phải được đập vỡ và di chuyển khỏi công trường trừ
khi được chỉ định trên các bản vẽ.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với việc di chuyển bất cứ một căn nhà nhỏ hay một công
trình nhỏ nào không được chỉ ra trên bản vẽ.
Các bể chứa ngầm hiện có trên công trường hay trong phạm vi các toà nhà này phải được
Nhà thầu dỡ và vứt bỏ. Nhà thầu phải thực hiện tất cả các đề phòng cần thiết trong quá trình
dỡ bỏ chất lỏng trong bể và dỡ bỏ các bể hiện có. Tại nơi các bể được dỡ bỏ, Nhà thầu phải

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 2-5 02200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
lấp lại bằng các vật liệu mịn. Các công trình được chỉ định trở thành tài sản của Nhà thầu
phải được di chuyển khỏi phạm vi chỉ giới đường.
Các hoạt động cần thiết cho việc di chuyển một công trình hay một chướng ngại vật hiện có,
có thể gây tổn hại đến công trình mới, phải được hoàn tất trước khi xây dựng công trình mới,
trừ khi được quy định khác trong Hợp đồng.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Xác định khối lượng
Việc phá bỏ và di dời các công trình hiện tại và các vật cản sẽ không được xác định khối
lượng để thanh toán mà sẽ được thanh toán theo trọn gói.
Việc phá bỏ và di dời mặt đường bất kể loại nào (nhựa, bê tông…) theo mục Chỉ dẫn kỹ thật
này chỉ áp dụng khi công tác dỡ bỏ mặt đường cần thiết cùng với việc phát quang công
trường.
Tại những vị trí cần dỡ bỏ mặt đường cùng với việc dỡ bỏ móng đường, móng dưới và/hoặc
các vật liệu móng dưới, dỡ bỏ mặt đường sẽ không được thanh toán riêng biệt mà sẽ được
đưa vào trong chi phí đào theo các điều khoản của Chỉ dẫn kỹ thuật Phần 03100 “Đào
chung”.
4.2 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán cho công việc bên trên sẽ được thực hiện theo trọn gói tính trên tỉ lệ phần
trăm công việc đã hoàn thành, như thống nhất với Tư vấn giám sát, trong suốt giai đoạn thi
công, với 100% số tiền được thanh toán trọn gói khi hoàn thành toàn bộ công việc dỡ bỏ theo
Hạng mục thanh toán. Việc thanh toán bao gồm toàn bộ chi phí cho nhân công, vật liệu, dụng
cụ thiết bị và những chi phí khác cần thiết để thực hiện công việc và để thực hiện việc dỡ bỏ
tại các khu vực được xác định theo những Chỉ dẫn này, bao gồm lấp lại nếu cần thiết.
Đơn giá bao gồm các hạng mục trọn gói cho công việc dưới mục Chỉ dẫn kỹ thuật sẽ được
xem như bao gồm những lưu ý và phương pháp thực hiện đặc biệt cần thiết để tránh tác động
đến những vật liệu liền kề cần phải bảo tồn. Nhà thầu cần sửa chữa những hư hỏng này bằng
chính ngân sách của mình.
Tất cả công việc sẽ được Tư vấn giám sát chỉ định bao gồm việc di dời và dỡ bỏ những vật
liệu thành phẩm.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
02200-01 Phá bỏ và di dời các kết cấu hiện có và các vật cản trọn gói

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 2-6 02200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC ĐẤT

Phần 03100 – Công tác đào chung

1. Mô tả
Công tác đào chung bao gồm tất cả các công việc đào trong phạm vi chỉ giới đường sau khi
hoàn thành công tác phát quang, ngoại trừ việc đào kết cấu phải tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ
thuật Mục 03200 “Đào kết cấu”
Công tác đào chung phải bao gồm việc dỡ bỏ, xử lý, tận dụng và vứt bỏ một cách hợp lý toàn
bộ vật liệu đào bất kể điều kiện hiện trạng và tự nhiên của các vật liệu đó, và việc hình thành
lớp đào, sửa sang lớp mặt lộ ra của nền đào tuân thủ các yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật, đường
nét, cao độ, kích thước và mặt cắt ngang được thể hiện trên bản vẽ theo Tư vấn giám sát yêu
cầu
Nhà thầu cần lập ra và trình nộp phương pháp đào đắp bao gồm bảng chi tiết hay kế hoạch
thể hiện cân bằng đào đắp. Bảng chi tiết hay kế hoạch cân bằng đào đắp cần bao gồm chi tiết
sử dụng vật liệu phù hợp, đặc biệt là các vị trí và khối lượng đào và đắp vật liệu. Kế hoạch
cần được cập nhật mỗi tuần theo tiến độ công việc và được trình cùng với kế hoạch tuần của
Nhà thầu cho đến khi hoàn thành công tác đào đường. Khi thích hợp, Nhà thầu cần sử dụng
vật liệu tốt hơn cho những lớp đất bên trên khi thi công nền đắp.

2. Phân loại đào


Công tác đào chung bao gồm 4 phân loại: a) Đất mặt, b) Đào đất, c) Đào đá, và d) Đào vật
liệu không phù hợp.
2.1 Đất mặt
Đất mặt phải được di dời từ các khu vực và tới các chiều sâu trong bản vẽ và được xác nhận
bởi Tư vấn giám sát.
Đất mặt di dời phải được hạn chế để việc di dời của đất mà đủ màu mỡ để khuyến khích và
duy trì sự phát triển của thực vật.
Không được di dời đất cứng trên và khối nền tại các khu vực cần xử lý đất yếu.
Những nơi đất hiện hữu “úng nước” hoặc “đầm lầy” thay vì đất mặt ở khu vực và chiều sâu
chỉ ra trong bản vẽ hoặc được Tư vấn giám sát xác nhận, những đất đó phải được đào và phân
cấp và xử lý như “vật liệu không phù hợp”
2.2 Đào đất
Bao gồm toàn bộ các công tác đào ngoại trừ Đá mềm, Đá cứng và Đá tảng bất chấp điều kiện
hiện trạng và tự nhiên của vật liệu này.
Loại đất này gồm tất cả các loại hình đào đất như đã mô tả trong tiêu chuẩn Việt Nam về
phân loại đất (Phụ lục B – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447-2012) ngoại trừ đá mềm và đá
cuội.
2.3 Đào đá
Công tác đào chung được phân loại là “Đá” bao gồm các vật liệu sau:
 Đá cứng: là công tác đào mà theo quan điểm của Tư vấn là không thực tế nếu không
sử dụng các dụng cụ nén khí hoặc các công tác khoan và phá nổ. Đá cứng sẽ không
bao gồm những vật liệu, theo quan điểm của Tư vấn, có thể bị rời rạc hoặc đào bằng
thiết bị tiêu chuẩn. Loại này bao gồm tất cả các loại đá như mô tả trong Tiêu chuẩn
Việt Nam về phân loại đất (Phụ lục B – Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447-2012).

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-1 03100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Đá mềm: Đá mềm phải bao gồm đá phong hóa, đá cát kết, đá vôi và các vật liệu,
theo quan điểm của Tư vấn, có thể được đào bằng cuốc, xẻng hoặc các phương tiện
tương tự khác mà không cần đến phá nổ.
 Đá tảng: Đá tảng phải bao gồm các tảng đá cứng bị phong hóa trên toàn bộ bề mặt và
có thể tích từ 0,25 m3 đến 1,0 m3. Các tảng đá có kích thước vượt quá khối lượng
nêu trên và không thể phá nổ nếu không sử dụng các dụng cụ nén khí, các công tác
khoan và phá nổ, hoặc bằng các thiết bị tiêu chuẩn như máy kéo hoặc máy xúc gầu
ngược, sẽ phải được phân loại là đá cứng. Đá tảng nhỏ hơn khối lượng nêu trên phải
được xác định là đất.
2.4 Đào vật liệu không phù hợp
Công tác đào nền đường sẽ được phân loại là “đào vật liệu không phù hợp” khi loại vật liệu
này bao gồm:
 Các vật liệu nằm dưới mặt đất tự nhiên tại các khu vực đắp, và tại các vị trí đào dưới
lớp san nền hoặc nằm trong các phạm vi khác thể hiện trong bản vẽ, hoặc do Tư vấn
chỉ định, là không phù hợp cho việc sử dụng trong tương lai.
 Các vật liệu thừa so với khối lượng yêu cầu thi công đắp, tuy nhiên đây không phải
là vật liệu thừa ra do Nhà thầu mở mỏ vật liệu vì tiện lợi riêng của chính Nhà thầu.
 Đất mặt dư thừa vượt quá số lượng được yêu cầu để tái sử dụng trong nền đắp, khu
vực khác chỉ ra trong bản vẽ hoặc Tư vấn giám sát chỉ định, được cung cấp những
nơi nhà thầu di dời đất mặt dư thừa và được rời đi khỏi công trường để tái sử dụng
nhà thầu phải sửa việc giảm giá thành của họ.
 Các vật liệu có các lớp sét bụi hữu cơ, bùn, bùn hữu cơ, đất chứa một lượng lớn rễ
cây, cỏ và các loại thực vật khác, các rác thải sinh hoạt và công nghiệp có thể được
phân loại là “vật liệu không thích hợp” theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật phần này.
 Đất có giới hạn chảy vượt quá 55% và chỉ số dẻo vượt quá 27%.
 Đất trương nở cao có độ nhạy lớn hơn 1,0 hoặc một độ trương nở được phân loại
theo tiêu chuẩn AASHTO T258 “Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn xác định đất
trương nở” như “Rất cao” hoặc “Quá cao”. Độ nhạy phải được xác định bằng Chỉ số
dẻo/cỡ hạt hàm lượng sét.
 Các vật liệu có đặc tính hóa lý nguy hiểm
 Đất không thể đầm chặt theo đúng yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật hoặc của Tư vấn.
 Các vật liệu phù hợp, theo quan điểm của Tư vấn, bị nhiễm bẩn bởi vật liệu không
phù hợp trong quá trình Nhà thầu thực hiện công tác đào. Trong trường hợp đó,
những vật liệu này được xem là không phù hợp cho mục đích thanh toán
2.5 Đất nhiễm axit sunphat
Việc phân loại đất nhiễm axit sunphat (ASS) theo thiêu chí và phương pháp thí nghiệm được
quy định trong Kế hoạch Quản lý Môi trường như sau:
Bất kể khi nào cần đào đất ASS, thì phải xử lý đất nhiễm axit sunphat ngay tại nguồn (dù là
tại chỗ, hoặc tại điểm đào) để trung hòa axit. Sau khi trung hòa axit, việc đào đất được phân
loại là Đào vật liệu không phù hợp, hoặc vật liệu được phân loại là “Phù hợp”, theo các đặc
tính vật liệu đó.
Khi không thể xử lý đất nhiễm axit sunphat bằng cách trung hòa axit, thì công tác đào vật liệu
phải được phân loại là Đào vật liệu không phù hợp, và công tác đổ bỏ phải tuân thủ theo chỉ
dẫn này và Kế hoạch Quản lý Môi trường.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-2 03100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3. Yêu cầu thi công
3.1 Công tác chuẩn bị
Trước khi đào, tất cả công tác phát quang, xới đất cần phải được hoàn thành theo chỉ dẫn kỹ
thuật với sự đồng ý của Tư vấn giám sát.
Trước khi bắt đầu đào, Nhà thầu cần khảo sát địa hình khu vực, lập ra và trình nộp các bản vẽ
mặt cắt ngang và dọc cho Tư vấn giám sát phê duyệt. Các bản vẽ này cần được dùng làm cơ
sở cho việc tính toán khối lượng vật liệu đào thực tế.
3.2 Sử dụng vật liệu đào
Tất cả các vật liệu có được từ quá trình đào, nếu Tư vấn giám sát đánh giá là “phù hợp”, phải
được sử dụng trong nền đường đắp, lớp đáy móng, vai đường, mái taluy, lớp nền, lớp gia tải,
và/hoặc bệ phản áp, sử dụng để lấp lại các kết cấu, đất mặt hay phục vụ các mục đích khác
được thể hiện trên bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát phê duyệt.
Tất cả mọi công tác đào cần được hoàn thành với bề mặt phẳng phiu và đồng nhất. Cần thực
hiện đào để tránh làm ảnh hưởng đến vật liệu bên ngoài giới hạn mái dốc.
3.3 Dỡ bỏ vật liệu không phù hợp
Không vật liệu nào được phân loại là không phù hợp và đưa ra khỏi hiện trường mà chưa
được Nhà thầu tính khối lượng và chưa được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Khi vật liệu không thích hợp nằm dưới lớp đáy móng nền đường đào hay dưới lớp móng nền
đường đắp không nằm trong khu vực xử lý đất yếu được Tư vấn giám sát yêu cầu phải dỡ bỏ,
lớp đất còn lại sau khi loại bỏ vật liệu không phù hợp phải được đầm chặt đến độ sâu 20cm,
độ chặt bằng 90% độ chặt khô lớn nhất theo AASHTO T99. Thanh toán cho việc đầm đất
này phải nằm trong đơn giá tính cho công tác đào.
Vật liệu không phù hợp phải được loại bỏ và chuyển đến các bãi đổ do Nhà thầu cung cấp với
sự phê duyệt của Tư vấn giám sát.
Nhà thầu phải tuân theo những quy định về môi trường khi đổ bỏ vật liệu không thích hợp và
cần đưa vào trong Kế hoạch quản lý môi trường tất cả những chi tiết liên quan đến việc vận
chuyển và loại bỏ các vật liệu không phù hợp.
3.4 Dung sai kích thước
Cao độ hoàn thiện cho công tác đất, hướng tuyến và các kích thước hình học sau khi đào phải
không được chênh lệch quá 20mm tại mọi điểm so với quy định.
Các bề mặt đào hoàn thiện lộ ra để nước chảy trên mặt phải đủ phẳng, nhẵn và có đủ độ dốc
để đảm bảo thoát nước tự do của bề mặt không bị tụ nước khi trời mưa.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Phương pháp xác định khối lượng
Công tác đào đất và đá, bất kể bản chất của đất, hiện trạng hay phân loại địa chất, cần được
xác định khối lượng chỉ trong trường hợp vật liệu đó được phân loại là “vật liệu không phù
hợp” theo chỉ dẫn kỹ thuật.
Công tác đào tất cả các vật liệu khác với “vật liệu không phù hợp” cần được đưa vào xác định
khối lượng theo Chỉ dẫn kỹ thuật mục 03400 “Thi công nền đường” và chỉ dẫn kỹ thuật mục
08300 “Rải lớp đất mặt’’ và việc thanh toán không được áp dụng theo phần Chỉ dẫn kỹ thuật
này.
Công tác đào đất nhiễm axit sunphat (ASS) phải được phân loại là “vật liệu không phù hợp”
theo chỉ dẫn kỹ thuật này chỉ cho trường hợp xử lý đất bằng cách trung hòa axit bằng vôi
không được, hoặc nếu sau khi trung hòa axit mà vẫn được phân loại là “vật liệu không phù
hợp” do các đặc tính vật liệu.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-3 03100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Công tác đào đất ASS và đất này có thể trung hòa được thì phải được xem xét bao gồm trong
công việc được đo đạc theo phần chỉ dẫn kỹ thuật 03400 “Thi công nền đường” và phần chỉ
dẫn kỹ thuật 08300 “Rải lớp đất mặt” và không được thanh toán riêng biệt cho phần chỉ dẫn
kỹ thuật này.
Khối lượng vật liệu không phù hợp cần được xác định để thanh toán bằng cách tính diện tích
mặt cắt ngang trung bình như trong các bản vẽ và trừ ra khối lượng vật liệu tái sử dụng
Khối lượng vật liệu đào được xác định trong phần này sẽ không được điều chỉnh theo những
thay đổi thiết kế của Nhà thầu hoặc cho những vật liệu được phân loại là “không phù hợp”
mà không được Tư vấn giám sát phê duyệt.
Nhà thầu cần thực hiện công việc một cách cẩn thận và không xác định khối lượng cho phần
đào quá giới hạn hay đào ngoài lộ giới, độ dốc hay cao độ trong các bản vẻ hay đã được Tư
vấn giám sát phê duyệt.
Khối lượng vật liệu đào được xác định trong phần này không được điều chỉnh cho các vật
liệu được Nhà thầu sử dụng cho các công trình tạm thời.
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng được chấp thuận, như xác định ở trên, sẽ được thanh toán theo đúng giá hợp
đồng theo từng đơn vị tính cho các hạng mục thanh toán trong bảng tiên lượng liệt kê dưới
đây.
Thanh toán sẽ được thực hiện cho toàn bộ công tác quy định tại mục này gồm các công tác
chuẩn bị, phối hợp, lắp đặt, đào, đào bỏ, xới, phá nổ, vận chuyển, đổ và đầm hoặc đào bỏ một
cách hợp lý phần nền đường, tạo khuôn và hoàn thiện các bề mặt, lập kế hoạch và cập nhật,
cung cấp toàn bộ nhân công lao động, vật liệu, dụng cụ, thiết bị và bất kỳ các khoản chi phụ
khác để hoàn tất công việc như thể hiện trên bản vẽ và theo yêu cầu tuân thủ các Chỉ dẫn kỹ
thuật này theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
03100-01 Đào vật liệu không phù hợp m3

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-4 03100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 03200 – Đào kết cấu

1. Mô tả
1.1 Tổng quát
Đào kết cấu sẽ bao gồm việc đào cần thiết để tạo móng cầu, cống, thoát nước ngầm và các
kết cấu khác, không bao gồm các quy định chi tiết khác có thể có trong chỉ dẫn kỹ thuật khác
như thể hiện trên Bản vẽ được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Tất cả vật liệu từ đào kết cấu được xem là phù hợp và cần được Tư vấn giám sát phê duyệt sẽ
được sử dụng để lấp hoặc thi công nền đắp, hoặc được loại bỏ khỏi hiện trường nếu vượt quá
yêu cầu.
Tất cả vật liệu vượt quá yêu cầu cần được phân loại là “Đào vật liệu không thích hợp” theo
yêu cầu của Hạng mục 2(c) của Chỉ dẫn kỹ thuật phần 03100 “Công tác đào chung” theo chỉ
dẫn của Tư vấn giám sát.
Đào kết cấu cần bao gồm tất cả những vật liệu và thiết bị cần thiết để giữ cho phần đào không
bị ảnh hưởng bởi nước mặt và nước ngầm.
Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này cũng đề cập tới việc cung cấp, đổ và đầm vật liệu đắp bù dạng hạt
cho các kết cấu. Khu vực mà vật liệu này được đổ sẽ được chỉ ra trên bản vẽ theo chỉ dẫn của
Tư vấn giám sát.
Phần việc này cũng bao gồm việc cung cấp và đổ vật liệu đắp móng đã được phê duyệt để
thay thế vật liệu không phù hợp gặp phải bên dưới cao độ móng của kết cấu.
Phần việc này bao gồm việc nắn dòng cần thiết các dòng nước, tát nước, bơm nước, thoát
nước, cọc ván, giằng, xây dựng khung giữ, vòng vây và cung cấp vật liệu cho việc thi công
các công trình này, dỡ bỏ các khung giữ, vòng vây và vật liệu không phù hợp còn lại và các
công việc lấp lại cần thiết sau đó.
1.2 Lượng đào kết cấu

Đào kết cấu được xem là bao gồm những phần thiết bị yêu cầu, nhân lực, chi phí phụ, vật liệu
tạm và các phần việc liên quan đến công tác đào, bao gồm nhưng không giới hạn đối với:
 cung cấp các máy bơm, vòng vây (không kể tới loại hoặc vật liệu của nó), cọc cừ hay
bất cứ một phương pháp nào khác do Nhà thầu đề xuất và được Tư vấn giám sát
chấp thuận;
 Nhà thầu tuân thủ các nguyên tắc và luật lệ của các cơ quan có thẩm quyền về việc
thay đổi hay duy trì dòng chảy tại các kênh, dòng sông mương hoặc và cống liên
quan;
 dẫn và dời các cọc cừ, gồm cả chứng thực của một Tư vấn độc lập;
 dịch chuyển và di dời của các khung tạm Jetty/Guid
 thực hiện các công trình dưới nước;
 thi công bê tông dưới nước hoặc bê tông bịt đáy;
 dùng bơm và rút nước bằng bơm chìm;
 huy động số sà lan cần thiết; và
 cung cấp các tàu kéo cần thiết và bè mảng phụ trợ trên sông.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-5 03200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2. Yêu cầu thi công
2.1 Nước ngầm
Khi đào phải mạch nước ngầm hay công tác đào được tiến hành gần kề mạch nước lộ thiên,
Nhà thầu phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng công việc đào và các nền móng hố
móng công trình không bị gặp nước và trong tình trạng ổn định. Tất cả những biện pháp đó
cần được đưa vào kế hoạch thi công và theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
2.2 Vòng vây
Cần sử dụng vòng vây thích hợp và kín nước khi gặp địa tầng mang nước cao hơn cao độ đáy
hố đào.
Nhà thầu phải nộp trình các bản vẽ, các tính toán dựa trên mực nước 10% (H10), sự cho phép
sục bùn cục bộ hoặc tổng thể ở lòng sông và các yêu cầu ảnh hưởng tàu bè tối thiểu được ghi
trong các bản vẽ mô tả phương pháp thi công khung vây để Tư vấn giám sát phê chuẩn. Tất
cả các thiết kế phải được một Tư vấn chuyên nghiệp độc lập kiểm tra, chi phí do Nhà thầu
chịu, Tư vấn này sẽ cấp chứng nhận cho sự đầy đủ và an toàn của các chi tiết được đề xuất.
Các vòng vây hoặc khung chống phục vụ cho việc thi công móng phải được đặt hẳn phía
dưới đáy móng, được gia cố và cố gắng giữ cho gần như không thấm nước.
Các kích thước bên trong của các vòng vây phải đảm bảo đủ không gian cho việc thi công
các ván khuôn và kiểm tra các phần bên ngoài của chúng cũng như cho phép việc bơm nước
ra bên ngoài ván khuôn.
Các vòng vây và khung chống đặt nghiêng hoặc giằng ngang trong quá trình hạ xuống phải
được giữ cho thẳng hoặc mở rộng để có thể tạo khoảng trống cần thiết.
Khi những điều kiện thi công không cho phép thoát nước ra trước khi đổ hố móng, Tư vấn
giám sát có thể yêu cầu thi công đổ bê tông bịt đáy bằng bê tông theo các kích thước được chỉ
trong các bản vẽ thi công đã được phê chuẩn. Sau đó tiến hành hút hết nước và đổ bê tông
móng. Khi các khung chống chịu tải được sử dụng và trọng lượng được sử dụng để khắc
phục một phần áp lực thuỷ tĩnh tác động vào lớp bê tông bịt đáy thì biện pháp neo giữ đặc
biệt như chèn hoặc chốt phải được áp dụng để truyền toàn bộ khối lượng khung giữ lên bê
tông bịt đáy. Khi lớp bê tông bịt đáy được đặt dưới nước nước, phần vòng vây ở mực nước
thấp sẽ phải tạo lỗ thông thoát ở mực nước thấp. Việc bơm thoát nước không được bắt đầu
cho đến khi lớp bịt đủ ổn định để chịu áp suất thủy lực.
Các vòng vây phải được thi công sao cho lớp bê tông mới đổ không bị hư hại do nước dâng
đột ngột và để bảo vệ lớp móng không bị xói lở. Không có một khúc gỗ hay thanh giằng nào
được để lại trong các vòng vây nếu không có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Bất kỳ việc bơm nước nào từ bên trong tường vây móng khi được phép đổ bê tông phải được
thực hiện bằng cách loại trừ khả năng cuốn trôi các vật liệu đổ bê tông. Bất kỳ việc bơm nước
nào thực hiện trong quá trình đổ bê tông, hay trong thời gian ít nhất 24h sau đó phải sử dụng
bơm thích hợp đặt bên ngoài các ván khung bê tông.
Trừ khi được quy định khác, các vòng vây, khung giữ cùng toàn bộ ván khuôn và thanh
giằng phải được Nhà thầu di chuyển sau khi đã hoàn thiện phần hố móng công trình dưới.
Việc dịch chuyển phải được thực hiện sao cho không ảnh hưởng và gây hư hại cho các phần
việc đã được hoàn thiện.
Nhà thầu có thể đề xuất biện pháp thay thế thích hợp để thi công vòng vây. Chi tiết của biện
pháp thay thế này cần phải hoàn chỉnh với các bản vẽ và tính toán cần thiết do tư vấn độc lập
chứng nhận và được Tư vấn giám sát phê duyệt. Tất cả chi phí thực hiện đề xuất dù được Tư
vấn phê duyệt hay không đều do Nhà thầu chịu.
2.3 Bảo vệ kênh mương
Trừ khi được phép, không được tiến hành bất cứ công việc đào nào bên ngoài các giếng chìm,
khung giữ, khung vây hay cọc cừ, và không được phép xáo trộn nền dòng chảy tự nhiên gần
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-6 03200
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
kề hố móng công trình khi không có sự đồng ý của Tư vấn giám sát. Nếu bất kỳ công việc
đào hay nạo vét nào được tiến hành tại vị trí công trường phía trước các giếng chìm, khung
giữ hay khung vây bị chìm tại chỗ, Nhà thầu sau khi đặt móng phải lấp lại tất cả các chỗ đào
này bằng vật liệu được Tư vấn giám sát chấp thuận. Vật liệu lắng đọng trong khu vực dòng
chảy từ móng hay các phần việc đào khác hay từ việc lấp các khung vây phải được di chuyển.
Các chướng ngại vật phải được dỡ bỏ để không gây cản trở dòng chảy.
2.4 Công tác đào
Trước khi tiến hành đào tại bất kỳ vị trí nào, Nhà thầu phải:
 đảm bảo tất cả các công tác giải phóng công trường cần thiết trong khu vực đã được
Tư vấn chấp thuận,
 đảm bảo việc đo đạc cao độ và mặt cắt ngang được thực hiện trên mặt đất nguyên
trạng và được trình nộp cho Tư vấn giám sát phê duyệt.
 chủ động tiến hành điều chỉnh thoát nước tự nhiên của dòng chảy trên mặt nước để
tránh gây úng ngập cho các khu vực đào;
Các rãnh hay hố móng kết cấu hoặc chân móng kết cấu phải có kích thước đủ lớn để thi công
với chiều dài và chiều rộng đầy đủ như đã được chỉ định. Các bề mặt của các rãnh và các hố
móng phải luôn được gia cố. Cao độ đáy chân móng như đã ghi trong bản vẽ phải được xem
xét chỉ là tương đối và Tư vấn giám sát có thể có văn bản chỉ dẫn, cho thấy những thay đổi về
kích thước hay cao độ của chân móng là cần thiết để đảm bảo có được bệ móng thích hợp.
Đá tảng, gỗ hay các vật liệu không thích hợp khác tại vị trí đào phải được di chuyển khỏi
công trường và sẽ không được sử dụng cho các mục đích san lấp khác.
Sau mỗi lần hoàn thành việc đào đất, Nhà thầu phải thông báo cho Tư vấn giám sát về nền
móng để phê duyệt. Khi Tư vấn giám sát chưa phê duyệt thì không được đổ bất cứ một vật
liệu nền hay chân móng nào.
Đá và các vật liệu móng cứng khác phải được tách khỏi các vật liệu rời và đào đến bề mặt rắn
hoặc mỗi cao độ được đánh cấp, hoặc tạo răng cưa, tất cả các mạch nối hoặc khe nứt phải
được làm sạch và trát lại theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Khi chân móng được đặt trên vật liệu khác không phải đá hộc thì việc đào đến cao độ cuối
cùng sẽ không được tiến hành cho đến trước khi đổ xong chân móng. Khi vật liệu móng xốp,
bị bẩn hoặc Tư vấn giám sát xác định là không thích hợp, Nhà thầu phải cho vận chuyển các
vật liệu không thích hợp này và thay thế bằng vật liệu đắp dạng hạt, theo yêu cầu của Tư vấn
giám sát. Việc san lấp móng này phải được tiến hành bằng cách đổ và đầm thành các lớp dày
15cm đến cao độ móng. Nếu vật liệu móng không thích hợp đơn thuần là do lỗi của Nhà thầu,
khi đó Nhà thầu có thể phải thay thế vật liệu không phù hợp bằng vật liệu dạng hạt kể trên
hoặc tạm đình chỉ công việc nền móng cho đến khi vật liệu trở nên phù hợp. Dù áp dụng biện
pháp nào đi nữa, Nhà thầu đều chịu mọi phí tổn và không làm thay đổi tiến độ hợp đồng.
Khi sử dụng cọc móng, việc đào đất từng hố móng phải được hoàn tất trước khi đóng cọc và
việc lấp móng sẽ được tiến hành sau khi các cọc đã được đóng xuống. Tuy nhiên, nếu vì lý do
nào đó mà việc đóng cọc không được thực hiện sau khi đào thì các cọc này phải được đóng từ
mặt đất thiên nhiên theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Trong trường hợp này, chiều dài thừa
của các cọc sẽ không được thanh toán.
Sau khi hoàn thành việc đóng cọc và đào, tất cả các vật liệu rời và vật liệu loaị bỏ phải được
di chuyển để lại nền chân móng rắn, sạch và phẳng.
Ở nơi nào yêu cầu đặt cống hộp tại các nền đường đắp, Tư vấn giám sát có thể chỉ dẫn việc
đào phải được tiến hành sau khi đã thi công nền đường đến lớp đáy móng dự kiến và phải
được đầm đủ chặt.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-7 03200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.5 Vật liệu lấp
Khi đã hoàn thành kết cấu, các khu vực đào phải được lấp lại bằng vật liệu phê chuẩn đến cao
độ của lớp mặt hoàn thiện.
2.5.1 Lấp đất
Vật liệu đắp bù dạng hạt phải được đổ ở các lớp không vượt quá 15cm. Ban đầu và đối với
bất kỳ thay đổi nào về loại đất, Mật độ Khô Tối đa (MDD) phải được lập phù hợp với
AASHTO T99 từ ít nhất 3 mẫu đất. Đầm chặt tới độ chặt 95% của MDD được lập đó, dựa
trên ít nhất một thí nghiệm cho một lớp đắp trả. Thiết bị và phương pháp đầm chặt phải phù
hợp với việc sử dụng vật liệu đắp trả.
2.5.2 Lấp đất dạng hạt
Vật liệu đắp bù dạng hạt đặc biệt được yêu cầu sử dụng cho các kết cấu chuyên dụng của
cống hộp và các công trình khác được nêu ra trong tập bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn
giám sát phải được rải thành từng lớp không vượt quá 15cm và phải đầm tới độ chặt 95%
(đối với K95) hoặc 98% (đối với K98) độ chặt khô tối đa theo AASHTO T99, như chỉ rõ
trong Bản vẽ.
Vật liệu phải là đá dăm hoặc nguyên dạng, đá, đắp đá hoặc cát tự nhiên hay một hỗn hợp trộn
của những vật liệu trên. Yêu cầu về cấp của vật liệu lấp là như sau:
Kích cỡ tối đa 5 cm
Qua sàng 4,75 mm 25% đến 90%
Qua sàng 0,075 mm 0% đến 10%
Giới hạn chảy theo TCVN4197-95 Tối đa 30%.
2.6 Đá dăm
Đá dăm sử dụng cho nền móng của kết cấu như trong các bản vẽ hay theo yêu cầu của Tư vấn
cần được cung cấp theo chi tiết dưới đây.
Đá dăm đệm phải là đá sỏi hay đá dăm được phê chuẩn với độ lớn tối đa tương ứng với độ
dày của lớp như trình bày trong các bản vẽ theo phê duyệt của Tư vấn. Bề mặt cuối cùng cần
được đầm bằng máy hay lu rung theo chỉ dẫn của Tư vấn.

3. Xác định khối lượng và thanh toán


3.1 Phương pháp xác định khối lượng
3.1.1 Đào kết cấu
Đào kết cấu không được đo đạc thanh toán theo bất kỳ khoản nào mà Cơ sở thanh toán nêu
rằng công việc này đã được bao gồm trong hạng mục thanh toán.
Khối lượng công tác đào kết cấu được thanh toán phải tính theo mét khối vật liệu, vật liệu
phải được xác định khối lượng khi chúng ở vị trí ban đầu sau khi hoàn thành công tác phát
quang, xới đất và dỡ bỏ lớp đất mặt.
Khối lượng đào kết cấu cần phải dựa trên diện tích mặt phẳng ngang của nền móng chiếu
đứng đến cao độ mặt đất được lấy sau khi hoàn thành công tác phát quang, xới đất và dỡ bỏ
lớp đất mặt. Diện tích mặt phẳng ngang được xem là bao gồm bê tông tạo phẳng khi được thể
hiện trên bản vẽ.
Trừ khi được Tư vấn giám sát chấp thuận đặc biệt hay được yêu cầu cho việc rải vật liệu hạt
hay đá dăm, việc xác định khối lượng đào kết cấu sẽ không bao gồm bất kỳ việc di chuyển
vật liệu nào phía dưới chân nền hoặc vượt quá giới hạn đào quy định, hay vật liệu để trang
trải cho các khoản chi phình ra đã được dự kiến hoặc do những khoản phình ra trên thực tế từ
quá trình đóng cọc, các vật liệu bổ sung do lở đất, sụt đất, bồi hay đắp.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-8 03200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.1.2 Đào kết cấu trên sông
Đào kết cấu trên sông sẽ được đo đạc và thanh toán theo hình thức trọn gói cho các trụ hoặc
mố có tên trong Bảng tiên lượng. Đào kết cấu cho các trụ hoặc mố không có tên trong Bảng
tiên lượng sẽ không được xem xét là đào kết cấu trên sông, và phải xem xét liệu có phải là
công việc đặt trong khu vực bị toàn bộ hoặc một phần triều cường, khu vực ngập lụt hoặc
trong khu vực ngập nước và phải được đo đạc trong hạng mục cho Đào kết cấu.
3.1.3 Đắp bù bằng vật liệu dạng hạt và đá dăm
Khối lượng đắp bù dạng hạt hay đá dăm phải được tính bằng m3 của vật liệu thích hợp đã
hoàn thành theo chỉ dẫn kỹ thuật và được tính toàn theo kích thước đưa ra trong bản vẽ hoặc
theo chỉ dẫn của Tư vấn. Vật liệu được rải vượt quá yêu cầu và kích thước đưa ra trong bản
vẽ hoặc yêu cầu của Tư vấn giám sát sẽ không được tính để thanh toán.
Tất cả vật liệu dạng hạt cần có do phương án thi công của Nhà thầu hoặc để tạo điều kiện
thuận lợi cho Nhà thầu cần được rải và đầm chặt bằng chi phí của Nhà thầu.
Đào kết cấu và đá dăm cho cống tròn và cống hộp được đưa vào trong những phần chỉ dẫn
liên quan cho công việc đó và sẽ không được xác định khối lượng hay thanh toán theo phần
chỉ dẫn này.
3.1.4 Khác
Bê tông lót hoặc bê tông dưới nước phải được đo đạc và thanh toán theo phần 07100 Bê tông
và các kết cấu bê tông.
Vật liệu được đào và được phân loại là không phù hợp phải được đo và được thanh toán theo
phần 03100 Công tác đào chung
Vật liệu được đào và được sử dụng cho phần công việc này phải được đo đạc và thanh toán
theo phần 03400 Thi công nền đường
3.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng được xác định theo các yêu cầu trên sẽ được thanh toán theo đơn giá hợp đồng
trên đơn vị tính toán cho các hạng mục thanh toán của Bảng tiên lượng được ghi dưới đây.
Việc thanh toán phải bao gồm các chi phí cho việc được mô tả trong mục này bao gồm toàn
bộ việc cung cấp vật liệu và chuẩn bị, lắp ráp, lắp đặt các cọc ván và cột chống hoặc đỡ, bơm
và công trình thoát nước tạm, đào, dỡ bỏ, đập vụn, phá nổ, di chuyển, rải và đầm cho công tác
đắp trả, tạo hình và hoàn thành tất cả các bề mặt, công việc theo kế hoạch và cập nhật, dỡ bỏ
các công trình tạm khi hoàn thành và chi phí cho nhân công, vật liệu, thiết bị, công cụ và các
chi phí phụ để hoàn tất công việc như được chỉ ra trong bản vẽ và theo như yêu cầu của Chỉ
dẫn kỹ thuật này hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
03210-01 Đào kết cấu m3
03200-02 Đào kết cấu trên sông (cho các trụ có tên trong BOQ) trọn gói
03210-01 Đá dăm đệm m3
03210-02 Đắp lại bằng vật liệu dạng hạt3400
m3

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-9 03200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 03300 – Vật liệu mượn

1. Mô tả
Phần chỉ dẫn kỹ thuật này mô tả các yêu cầu và quy trình cung cấp vật liệu từ các mỏ vật liệu
cho các phân loại công việc sau.
 Vật liệu dùng để đắp lớp đất phủ
 Vật liệu dùng để đắp lớp đáy móng
 Vật liệu mượn dùng để đắp nền đường và bệ phản áp
 Vật liệu mượn dùng để đắp lớp kết dính bảo vệ mái dốc
Nhà thầu phải sử dụng vật liệu thích hợp lấy từ các mỏ vật liệu để thi công nền đường, đắp bù,
lớp đáy móng, vai đường, đường bao và các phần việc khác của công tác đắp như được chỉ ra
trong bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Chỉ được sử dụng các vật liệu đắp ở
những điểm được thể hiện trên bản vẽ hoặc ở những điểm mà Tư vấn giám sát hướng dẫn, và
vật liệu đắp chỉ được lấy từ các mỏ, các nguồn đã được chấp thuận.

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Những trình nộp về vật liệu
2.1.1 Bản vẽ thi công và tiến độ
Nhà thầu sẽ phải trình nộp biện pháp thi công đào đắp bao gồm toàn bộ bản vẽ thi công và
tiến độ thực hiện hoàn chỉnh về việc sử dụng vật liệu mượn để Tư vấn giám sát thông qua.
Biện pháp thi công của Nhà thầu cần bao gồm bảng chi tiết các vật liệu mượn dự định cung
cấp cùng với tất cả những giấy tờ liên quan đến nguồn cung cấp. Bảng chi tiết vật liệu cần
phối hợp với bảng chi tiết cân bằng khối lượng hay kế hoạch điều hành đào đắp của Nhà
thầu.
Nhà thầu cần chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các mỏ đất có đầy đủ giấy phép và phê duyệt
của cơ quan chức năng cho việc hoạt động và khai thác mỏ. Tất cả những giấy pháp và phê
duyệt đó cần được trình nộp cùng với thông tin hỗ trợ. Thông tin hỗ trợ cho nguồn cung cấp
vật liệu mượn bao gồm nhưng không giới hạn những thông tin sau:
 Nguồn vật liệu, đường công vụ và quy trình giao vật liệu đến công trường.
 Khối lượng dự kiến của vật liệu sẽ được cung cấp từ mỗi nguồn cùng với kích thước
và độ sâu của các hố đào khai thác mỏ đất.
 Vị trí dự kiến cho việc sử dụng trong công trình vĩnh cửu của từng loại vật liệu trong
từng mỏ đất.
 Quy trình đề xuất cho việc thử nghiệm và chấp nhận vật liệu của từng nguồn cung
cấp.
 Chi tiết khai thác cho mỗi mỏ bao gồm thi công đường tránh và các trang thiết bị
thoát nước tạm thời hoặc vĩnh cửu, đào mái dốc hoặc tường chắn và công trình bảo
vệ đất-nước.
 Phương pháp, giới hạn, khối lượng và độ sâu đào trong từng giai đoạn.
 Lập các biện pháp đảm bảo an toàn và các biện pháp quản lý môi trường và giao
thông cần sử dụng.
Nhà thầu cần trình nộp các hồ sơ sớm cho Tư vấn thông qua trước khi thi công trên hiện
trường.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-10 03300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu cần chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thành những công việc cần thiết để trả lại
khu vực mỏ đất cho người chủ hay tổ chức ban đầu có trách nhiệm quản lý trong một tình
trạng được người chủ hay nhà quản lý chấp nhận.
2.1.2 Mẫu thử và thí nghiệm
Phương pháp thi công của Nhà thầu phải bao gồm chi tiết lấy mẫu và kế hoạch thí nghiệm để
kiểm soát chất lượng và sự phù hợp lâu dài của các vật liệu được cung cấp cho hiện trường.
Kết quả giám sát và thí nghiệm cần được đưa vào trong yêu cầu báo cáo của Nhà thầu cho Tư
vấn theo định dạng được Tư vấn chấp nhận.
Nhà thầu phải trình nộp cho Tư vấn giám sát các mẫu thử cho từng loại vật liệu riêng biệt
được cung cấp để sử dụng dưới dạng vật liệu mượn, cùng với các kết quả thí nghiệm phòng
thí nghiệm của Nhà thầu chứng minh rằng vật liệu đáp ứng các yêu cầu cho mục đích sử
dụng mong muốn.
2.2 Vật liệu mượn cho thi công nền đắp
Vật liệu mượn dùng để thi công nền đắp phải đáp ứng đúng các yêu cầu vật liệu quy định
trong tiểu mục 2.3 của Mục chỉ dẫn kỹ thuật 03400 ‘Thi công nền đường đắp.

3. Yêu cầu thi công


Tất cả các vật liệu thích hợp lấy từ các mỏ vật liệu cần được sử dụng và rải theo độ dốc, mặt
cắt ngang và các yêu cầu trong các bản vẽ và theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
Trong quá trình thi công, cần phải lưu ý thực hiện tốt công tác thoát nước ở các mỏ vật liệu.
Công tác thoát nước cần phải được duy trì trong tình trạng tốt và các cạnh bên cũng như đầu
của mỏ cần phải duy trì với độ dốc như được trình bày trong tờ trình của Nhà thầu.
Khi mỏ đất bao gồm các vật liệu thuộc loại đặc trưng, việc đào cần được thực hiện theo
phương thức đảm bảo mỗi loại được tách riêng ra và không bị trộn lẫn. Cần thực hiện đào sao
cho việc thoát nước bề mặt được tự do và độ ẩm của vật liệu đã đào không bị ảnh hưởng.
Trong khi khai thác mỏ đất, cần xây dựng và bảo dưỡng công trình thoát nước tạm để tránh
dòng chảy nước mặt lớn, xói mòn và sạt lở vật liệu lên các khu lân cận hay đường xá. Công
trình thoát nước tạm cần được dẫn vào hệ thống thoát nước nội bộ hiện có cùng với biện pháp
thích hợp để tránh bùn hay ngập hệ thống thoát nước hiện tại.
Tất cả các máy móc, xe tải và các phương tiện vận chuyển khác trước khi đi vào đường công
cộng có trải mặt phải rửa và lau chùi thân xe, lốp xe sạch sẽ.
Các xe tải dùng để vận chuyển đất không được chất quá tải.
Các xe tải dùng để vận chuyển đất phải được phủ vải bạt, vải dầu để tránh không cho đất đá
chở trên xe bị rơi rớt hoặc gió thổi bay dọc đường.
Nhà thầu cần bảo đảm tất cả mọi hoạt động liên quan đến việc đào và cung cấp vật liệu từ mỏ
đất sẽ tuân theo Kế hoạch an toàn, kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch quản lý giao
thông đã được phê duyệt.
Nhà thầu không được khai thác vật liệu mượn ở các nguồn khác ngoài các mỏ vật liệu đã
được Tư vấn giám sát chấp thuận sử dụng cho Dự án.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


Công việc này không được thanh toán riêng biệt mà được coi là trách nhiệm phụ của Nhà
thầu đã được tính đến trong đơn giá áp dụng nêu trong Bảng tiên lượng của các hạng mục
công việc được yêu cầu.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-11 03300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 03400 – Thi công nền đường

1. Mô tả
1.1 Thi công nền đường
Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này mô tả các yêu cầu và trình tự thi công, lớp đáy móng, nền đắp, và
bệ phản áp cho gia tải.
1.2 Định tuyến, cắm cọc và khảo sát
Mục chỉ dẫn kỹ thuật này cũng mô tả các yêu cầu và trình tự khảo sát, định tuyến và cắm cọc
ngoài hiện trường.
Công việc này cần được các kỹ thuật viên khảo sát đủ năng lực thực hiện cùng với các thiết
bị và vật liệu cần thiết để khảo sát, đủ khả năng đạt được dung sai theo yêu cầu cho khảo sát
và thi công đề ra trong chỉ dẫn kỹ thuật.
Nhà thầu cần trang bị các thiết bị và vật liệu cần thiết để khảo sát, tính toán và thông tin lưu
trữ để quản lý công việc, các dụng cụ, vật tư và những vật liệu cần thiết khác để định tuyến
theo chủng loại và chất lượng thường dùng cho khảo sát đường ô tô và phù hợp với mục đích
sử dụng.

2. Các yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn áp dụng
Công việc mô tả trong mục chỉ dẫn kỹ thuật này sẽ áp dụng phiên bản mới nhất của các tiêu
chuẩn sau đây.
 TCVN 4447-2012 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu
 22TCN 333-06 Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm
 22TCN 332-06 Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong
phòng thí nghiệm
 AASHTO M145 Phân loại đất và hỗn hợp trộn đất-cốt liệu để xây dựng đường ô

 AASHTO T11 Cốt liệu mịn nhỏ hơn 75-µm (Số 200) cấp phối khoáng vô cơ
 AASHTO T27 Phân tích sàng các loại cốt liệu mịn và thô
 AASHTO T87 Chuẩn bị mẫu đất không nguyên trạng và mẫu cốt liệu đất ở
dạng khô để thí nghiệm
 AASHTO T89 Xác định giới hạn lỏng của đất
 AASHTO T90 Xác định giới hạn dẻo
 AASHTO T99 Tiêu chuẩn thí nghiệm cho quan hệ mật độ-độ ẩm của đất sử
dụng búa 2,5kg (5,5-1b) và búa thả 305-mm(12-in)
 AASHTO T146 Chuẩn bị mẫu đất không nguyên trạng ở dạng ướt để thí nghiệm
 AASHTO T180 Tiêu chuẩn thí nghiệm về quan hệ mật độ - độ ẩm cho đất sử
dụng búa 4,54kg (10-1b) và búa thả 457-mm(18-in)
 AASHTO T193 Tiêu chuẩn thí nghiệm CBR (hệ số chịu tải California)
 AASHTO T224 Chỉnh sửa hạt cốt liệu thô trong thí nghiệm đầm nén đất

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-12 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.2 Đệ trình
2.2.1 Các bản vẽ và kế hoạch thi công
Nhà thầu cần lập ra và trình nộp kế hoạch thi công đào đắp bao gồm bảng chi tiết và kế hoạch
cân bằng đào đắp. Bảng chi tiết và kế hoạch cân bằng đào đắp cần bao gồm chi tiết tất cả các
phần thi công nền đắp, đặc biệt là việc tái sử dụng vật liệu cho nền đắp gia tải và bệ phản áp.
Kế hoạch cần bao gồm việc thi công những đoạn thử nghiệm để chứng minh sự thích hợp của
biện pháp thi công, thiết bị và vật liệu của Nhà thầu. Kế hoạch cần được cập nhật hàng tuần
theo tiến độ thi công cho đến khi thi công xong phần nền đắp. Nhà thầu cần trình nộp biện
pháp thi công cùng với các bản vẽ, kế hoạch thi công và các thông tin hỗ trợ khác cho Tư vấn
phê duyệt. Bảng chi tiết và kế hoạch của Nhà thầu phải bao gồm hệ thống thoát nước tạm
thời để duy trì trạng thái khô ráo nhất có thể tại công trường bằng cách thoát nước dốc tự
nhiên trong suốt quá trình thi công.
Kế hoạch cân bằng đào đắp cho thi công nền đắp cần bao gồm:
 Việc sử dụng vật liệu thích hợp lấy từ công tác đào chung trong giới hạn hiện trường
hoặc từ việc đào để cải dịch kênh mương.
 Việc sử dụng vật liệu mượn như trong Chỉ dẫn 03300 “Vật liệu mượn”.
 Sử dụng và tái sử dụng vật liệu cho đắp gia tải và bệ phản áp.
Đối với mỗi hạng mục, kế hoạch cần xác định vị trí nguồn vật liệu, vị trí dự kiến đổ vật liệu
đắp, thời điểm thi công dự kiến, kế hoạch chi tiết về khối lượng. Khi được Tư vấn phê duyệt,
kế hoạch cần được sử dụng để kiểm soát khối lượng.
2.2.2 Kế hoạch định tuyến, cắm cọc và khảo sát
Tài liệu đệ trình của Nhà thầu phải bao gồm một kế hoạch chi tiết về công tác định tuyến
ngoài hiện trường, cắm cọc và khảo sát. Kế hoạch này cần tuân thủ những quy định về xác
định vị trí những công trình nằm trong những hạng mục chung và và bao gồm nhưng không
giới hạn trong các hạng mục dưới đây. Nhà thầu không được phép khởi công cho đến khi Tư
vấn phê duyệt kế hoạch.
 Kiểm tra và sửa chữa những điểm khảo sát chính trong hồ sơ hợp đồng.
 Chi tiết lưới khảo sát của Nhà thầu được xây dựng từ những điểm khảo sát được
cung cấp. Những chi tiết này cần bao gồm cấu trúc lưới và tham khảo của các loại
điểm khảo sát khác nhau trong mạng lưới.
 Chi tiết lưới cần đặc biệt liên hệ đến những điểm cố định được bảo dưỡng tại khu
vực cầu, các kết cấu khác dọc theo tuyến và các điểm tạm thời cần được dựng và xây
dựng lại để phù hợp với việc thi công nền đắp, công tác đào (để cắm cọc) hay lát
đường.
 Đánh dấu, bảo vệ và bảo dưỡng tất cả các điểm khảo sát, bao gồm các điểm khảo sát
chính.
 Đăng ký, kiểm tra định kỳ và sửa chữa nếu cần thiết cho tất cả các điểm khảo sát.
 Những thủ tục và kiểm soát cần thiết khác cho công việc
2.3 Vật liệu
Vật liệu đắp nền, có từ đào chung hay mượn, chủ yếu là vật liệu dạng hạt, cát hoặc sỏi, hoặc
đất phân loại, đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trong mục chỉ dẫn kỹ thuật này. Vật liệu đắp cần
lấy từ các nguồn được Tư vấn giám sát chấp thuận. Vật liệu phải được thí nghiệm theo đúng
yêu cầu của các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-13 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3.1 Lớp đất đắp 50cm trên cùng (lớp đáy móng)
Vật liệu dùng để thi công lớp trên cùng dày 50cm (lớp đáy móng) hoặc độ dày khác cho lớp
đáy móng khác được nêu trong bản vẽ, sẽ là loại cát sông phù hợp hoặc đất đồi phù hợp, tuân
thủ theo các yêu cầu sau:
1. Cát sông
 Được đầm chặt tới 98% mật độ khô tối đa như quy định trong AASHTO T99;
 Giá trị CBR (ngậm nước 96 giờ) > 8% hoặc tương đương,
 Chỉ số dẻo (PI) không dẻo
 Hàm lượng hạt mịn tối đa (lọt qua sàng cỡ 200) 10%
 Kích thước hạt tối đa 50mm,
 Hàm lượng muối và vôi nhỏ hơn 5%,
 Hàm lượng hữu cơ nhỏ hơn 2%.
2. Đất đồi
 Được đầm chặt tới 98% mật độ khô tối đa như quy định trong AASHTO T99;
 Giá trị CBR (ngậm nước 96 giờ) > 8% hoặc tương đương,
 Giới hạn chảy: LL ≤ 55%
 10% ≤ Chỉ số dẻo (PI) ≤ 17%
 Hàm lượng hạt mịn tối đa (lọt qua sàng cỡ 200) 50%
 Kích thước hạt tối đa 50mm,
 Hàm lượng muối và vôi nhỏ hơn 5%,
 Hàm lượng hữu cơ nhỏ hơn 2%.
Khi cát sông được sử dụng làm lớp đáy móng thì phải sử dụng vải địa kỹ thuật ngăn cách dệt
đặt trên bề mặt lớp đáy móng đó.
2.3.2 Lớp đất đắp phía dưới lớp đáy móng
Các lớp nền dưới 50cm lớp đáy móng phải là vật liệu phù hợp theo các yêu cầu sau đây:
 Được đầm chặt tới 95% mật độ khô lớn nhất theo AASHTO T99;
 Giá trị CBR (mẫu bão hòa trong vòng 96 giờ) hơn 6% hoặc tương đương,
 Chỉ số dẻo (PI) không dẻo
 Hàm lượng mịn tối đa (lọt qua sàng cỡ 200) 10%
 Kích thước hạt tối đa 50mm
 Hàm lượng muối và vôi nhỏ hơn 5%
 Hàm lượng hữu cơ nhỏ hơn 2%.
2.3.3 Đá hộc và đá tảng
Đá hộc và đá tảng với kích thước tối đa 10cm có thể sử dụng để thi công nền đường, tùy
thuộc vào phương pháp thi công đề xuất của Nhà thầu được Tư vấn giám sát xem xét và chấp
thuận. Trong trường hợp Tư vấn giám sát cho phép sử dụng đá hộc và đá tảng thì khi thi công

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-14 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu phải rải một lớp vật liệu có kích cỡ hạt nhỏ hơn giữa hai lớp đá tảng và đá hộc. Vật
liệu này có thể bao gồm đá hộc nhỏ, sỏi cuội, cát hoặc đất, đá tảng.
2.3.4 Vật liệu dính kết dùng cho mái dốc
Vật liệu dùng cho mái dốc của taluy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 Được đầm chặt tới 90% mật độ khô lớn nhất theo AASHTO T99

 Mật độ khô lớn nhất: c max ≥ 1,44 tấn/m3;

 Giới hạn chảy: LL ≤ 60%;


 17% ≤ Chỉ số dẻo (PI) ≤35%

3. Yêu cầu thi công


3.1 Tổng quát
Trước khi tiến hành thi công nền đắp, tất cả các công tác thoát nước mặt, dọn dẹp, nhổ cỏ
trong khu vực xây dựng nền phải được hoàn tất tuân thủ phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan
và theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Thi công nền đắp bao gồm các việc sau:
 xây dựng phần nền đắp, bao gồm cả việc chuẩn bị bề mặt khu vực sẽ tiến hành xây
dựng;
 đổ và đầm nén vật liệu đắp đã được chấp thuận tại khu vực lòng đường nơi mà mà
các vật liệu không thích hợp đã được chuyển đi;
 đổ và đầm nén vật liệu đắp tại các hố, hốc và các chỗ lõm khác trong khu vực lòng
đường.
 xây dựng nền đắp và bệ phản áp theo yêu cầu gia tải cho xử lý đất yếu.
 xây dựng hệ thống thoát nước tạm để đảm bảo công trường được thoát nước bằng độ
dốc tự nhiên trong quá trình thi công;
Nền đắp và đất san lấp không được lẫn rác rưởi, than bùn, cỏ, rễ cây hay các chất độc hại
khác. Đá, bê tông vỡ, các loại vật liệu cồng kềnh hoặc các chất rắn khác không được để trong
khu vực nền đắp nơi sẽ tiến hành đóng cọc.
Tại những chỗ được chỉ ra trên bản vẽ, mái dốc nền đắp phải được phủ một lớp vật liệu kết
dính để chống xói.
3.2 Định vị, cắm cọc và khảo sát
3.2.1 Phê duyệt
Nhà thầu không được bắt đầu cho đến khi biện pháp thi công được Tư vấn phê duyệt theo
Khoản 2.2.2 của Chỉ dẫn kỹ thuật. Không được khởi công cho đến khi việc định tuyến được
Tư vấn phê duyệt.
3.2.2 Thông báo bắt đầu công việc
Nhà thầu phải thông báo trước cho Tư vấn giám sát biết ít nhất là 48 giờ trước khi khảo sát
hoặc định tuyến ngoài hiện trường.
3.2.3 Các điểm khảo sát
Nhà thầu cần kiểm tra và sửa chữa khi cần thiết theo chỉ định của Tư vấn tất cả những điểm
khảo sát chính được cung cấp trong hồ sơ hợp đồng. Nhà thầu cần xây dựng mạng lưới
đường chuyền cấp 2 để khống chế các đường thẳng, độ dốc, cao độ và vị trí công việc.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-15 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2.4 Các mốc mặt cắt ngang và điểm khống chế
Nhà thầu cần thiết lập những điểm mốc mặt cắt ngang mỗi 20 m, hay theo các khoảng cách
khác do Tư vấn chỉ định, vuông góc với tim đường. Nhà thầu cần thiết lập các điểm khống
chế tại khu vực của mỗi kết cấu, nền móng hay cống. Các điểm khống chế cần được đặt tại vị
trí hay có số lượng phù hợp để có thể nhìn thấy rõ đến những bộ phận quan trọng của kết cấu,
nền móng hay cống. Những mốc mặt cắt ngang và điểm khống chế cần nằm trong khu vực
hiện trường nhưng nằm ngoài khu vực trực tiếp bị ảnh hưởng bởi công việc. Những mốc
tham khảo bổ sung cần được lập ra để các mốc mặt cắt ngang và điểm khống chế có thể được
tái lập nếu chúng bị hư hỏng hay phá hoại trong quá trình thi công. Tất cả các mốc mặt cắt
ngang, điểm khống chế và mốc tham khảo cần được Tư vấn phê duyệt.
3.2.5 Mặt cắt ngang
Nhà thầu cần chọn mặt cắt ngang ở mỗi 20m hoặc theo khoảng cách do Tư vấn yêu cầu. Nhà
thầu cần lập ra và trình nộp các bản vẽ mặt cắt ngang cho Tư vấn phê duyệt. Các bản vẽ cần
được cung cấp theo 2 hình thức trên giấy và file điện tử.
3.2.6 Các mốc, cọc cắm và điểm khống chế khác
Nhà thầu cần lập các mốc, cọc cắm và điểm khống chế cần thiết để định vị chính xác cho
công việc. Những công việc như thế có thể giữ lại lâu dài cho suốt giai đoạn thực hiện công
việc hoặc tạm thời cho một công việc nhất định nào đó. Các hạng mục bao gồm các mốc tim
đường, cọc cắm, bảng thông tin và những mốc khác cần thiết cho việc định vị và khống chế
cho mỗi giai đoạn thi công cho một kết cấu, nền móng hay cống nào đó.
3.2.7 Dung sai trong thi công
Nhà thầu cần đảm bảo có đầy đủ những điểm khảo sát, khống chế, mốc mặt cắt ngang, cọc
cắm hay những mốc khác để đảm bảo tất cả công việc được thực hiện trong dung sai thi công
cho phép dưới đây và trong những mục khác của chỉ dẫn kỹ thuật.
3.2.8 Bảng liệt kê
Nhà thầu cần duy trì bảng liệt kê những điểm khảo sát, khống chế, mốc mặt cắt ngang, cọc
mốc hay các mốc khác. Bảng liệt kê cần ghi lại tất cả những kiểm tra đã thực hiện và tất cả
những tình huống có thể gây ảnh hưởng đến bảng liệt kê.
3.2.9 Dung sai trong khảo sát.
Sai số trong khảo sát được trình bày dưới đây:
Giai đoạn cắm cọc Ngang Đứng
Các điểm khống chế ± 5 mm ± 3 mm
Các điểm tim tuyến (a) - (PoC), (PoT), (PoT), và (PoC) ± 5 mm ± 3 mm
kể cả mốc tham chiếu
Các điểm tim tuyến khác ± 10 mm ± 10 mm
Các điểm mặt cắt ngang, cọc mái dốc và các tham chiếu cắm cọc ± 20 mm ± 10 mm
mái dốc (b)
Cống, rãnh và công trình thoát nước nhỏ ± 10 mm ± 10 mm
Tường chắn ± 10 mm ± 10 mm
Công trình giao cắt đường / đường sắt ± 3 mm ± 3 mm
Kết cầu phần dưới cầu ± 5 mm ± 5 mm
Kết cấu phần trên cầu ± 3 mm ± 3 mm
Phạm vi phát quang và xới đất ± 200 mm -
Cọc hoàn thiện đáy móng đường ± 10 mm ± 10 mm
Cọc mốc cao độ đường ± 3 mm ± 3 mm
Lưu ý:
(a) Các điểm tim đường là điểm đường cong (PoC), tiếp điểm (PoT) và điểm trên đường cong (PoC).
(b) Lấy mặt cắt ngang của tim tuyến với sai số trong khoảng ±1 độ (0,02 rad).

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-16 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2.10 Những cọc tiêu và cọc cắm vĩnh cửu
Nhà thầu cần bảo vệ tất cả những cọc tiêu khảo sát đất và đánh dấu đất trong hoặc trên giới
hạn hiện trường.
3.3 Biện pháp thi công
Khi có điều kiện, vật liệu đắp nền thường được chuyển trực tiếp từ khu vực đào hay mỏ đất
lên bề mặt đã chuẩn bị và được rải ra trong điều kiện thời tiết khô ráo. Nói chung không được
phép đánh đống tích trữ vật liệu đắp nền, đặc biệt là trong mùa mưa, trừ khi nếu biện pháp thi
công của Nhà thầu yêu cầu và được Tư vấn giám sát phê duyệt.
Trừ nền đắp gia tải và bệ phản áp, các vật liệu đắp đường cần được rải theo từng lớp ngang
với độ dày phù hợp với công suất của thiết bị nén nhưng không vượt quá độ dày 25cm theo
việc đo rời rạc hay độ dày khác được khẳng định bằng các đoạn thử nghiệm của Nhà thầu.
Mỗi lớp cần được đầm nén như đã chỉ dẫn, thử nghiệm về độ chặt và được Tư vấn chấp nhận
trước khi rải lớp kế tiếp. Thiết bị san đất hữu hiệu sẽ được sử dụng căn cứ trên số lần rải để
đảm bảo độ dày đồng đều trước khi đầm nén. Khi tiến hành đầm nén mỗi lớp đất đắp phải
luôn luôn chỉnh sửa và làm phẳng để đảm bảo độ chặt đều. Nếu cần có thể bổ sung hoặc tháo
bớt nước để đạt được độ chặt yêu cầu. Thoát nước có thể thực hiện bằng phương pháp thông
khí (cày, để thoáng, tạo rãnh) hoặc các biện pháp khác thoả mãn yêu cầu của Tư vấn giám
sát.
Biện pháp thi công nền đắp phải tránh việc làm nhiễm bẩn lớp cát thô. Nhà thầu, bằng biện
pháp của mình (xem khoản 2.2.1 của Mục 03400 dưới đây), thông báo rõ ràng các biện pháp
đề xuất để tránh làm nhiễm bẩn lớp cát thô. Chi phí cho các biện pháp của nhà thầu để ngăn
nhiễm bẩn đó phải được bao gồm trong đơn giá của Nhà thầu cho hạng mục thi công nền đắp,
và không được thanh toán riêng biệt. Nền đắp gia tải và bệ phản áp được xây dựng trên nền
đất yếu có xử lý bằng bấc thấm cần được thực hiện theo các giai đoạn như trong bản vẽ. Độ
dày tối đa khi rải và đầm chặt của mỗi lớp khi xây dựng nền đắp và bệ không được vượt quá
10-15 cm để cho tỉ lệ tăng độ cao trung bình của mỗi giai đoạn không vượt quá tỉ lệ được nêu
trong bản vẽ. Giữa các giai đoạn, có một khoảng thời gian 90 ngày mà không được rải hay
đầm nén vật liệu đắp. Các trang thiết bị đo cần lắp đặt bên trong và chung quanh nền đắp và
bệ như được thể hiện trong phần chỉ dẫn kỹ thuật này về xử lý đất yếu. Nền đắp và bệ cần
được giữ lại theo thời hạn ghi trong bản vẽ tùy thuộc vào kết quả thu được từ máy đo để xác
định tính ổn định của nền đắp và được Tư vấn phê duyệt. Khi nền đắp đạt được độ ổn định và
được Tư vấn phê duyệt, nền đắp cần được làm hoàn chỉnh và chỉnh sửa theo mặt cắt ngang
trên bản vẽ nếu cần thiết, và có thể tiến hành thi công đáy móng, lớp phủ và các đoạn đất kết
dính của nền đắp.
Trong trường hợp nền đắp được thi công qua khu vực lầy lội không thể dùng xe tải hoặc các
phương tiện vận chuyển khác thì, khi được phép của Tư vấn giám sát, có thể thi công phần
dưới cùng của nền đắp bằng cách đổ liên tiếp thành một lớp được phân bố đều có độ dày
không vượt quá mức cần thiết để hỗ trợ cho phương tiện vận chuyển đổ các lớp đất sau.
Không thể thi công đổ và/hoặc đầm nén vật liệu đắp trong điều kiện ngập nước trừ khi được
Tư vấn giám sát thông qua.
Khu vực đổ và lu lèn vật liệu đắp phải để riêng biệt, không được đổ một lượt đất nào khác lên
trên cho đến khi việc đầm nén thoả mãn các yêu cầu nêu trong phần chỉ dẫn kỹ thuật này và
được Tư vấn chấp thuận.
Thiết bị san và vận chuyển đất phải được bố trí đi theo tuyến đường và phân bố trên mỗi lớp
đất đắp sao cho có thể tận dụng tối đa tác dụng đầm nén trong khi di chuyển các phương tiện
đó, giảm thiểu được các vết lún bánh xe và giảm thiểu được tình trạng đầm nén không đều.
Các lớp nền đường bên dưới phải được đầm nén và tạo hình đảm bảo độ dốc ngang 4% từ tim
nền đắp để thuận lợi cho thoát nước mưa trong quá trình thi công. Độ dốc ngang của những
lớp trên cùng phải được điều chỉnh giảm dần dần để đạt độ dốc thiết kế dưới kết cấu áo
đường.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-17 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.4 Đầm nén vật liệu đắp nền
3.4.1 Các lớp (lớp móng dưới & lớp nền chung)
Tất cả các lớp cần được đầm nén đến độ ẩm chung là -3% đến +1% của độ ẩm tối ưu cho vật
liệu sử dụng để rải. Tất cả các lớp cần được rải với độ dày tối đa tương ứng với công suất của
thiết bị đầm nén nhưng không được vượt quá 25 cm và được đầm nén đến một độ chặt thống
nhất. Những yêu cần này sẽ tùy thuộc vào việc hoàn thành đầy đủ những đoạn thử nghiệm
như thể hiện trong chỉ dẫn kỹ thuật và được Tư vấn phê duyệt.
3.4.2 Các lớp nền đắp dưới lớp đáy móng
Nhà thầu có thể tùy nghi lựa chọn vật liệu rải cho lớp đáy móng đến độ dày 50cm trước khi
đầm nén. Nhà thầu cần chuẩn bị và trình nộp cho Tư vấn biện pháp rải các lớp để đạt được độ
dày mong muốn. Biện pháp thi công cần nêu rõ thiết bị được sử dụng để rải và đầm nén. Nhà
thầu cần thực hiện những đoạn thử nghiệm, như yêu cầu trong chỉ dẫn kỹ thuật này, để chứng
tỏ rằng phương pháp thi công sẽ thực hiện được công trình tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật.
Biện pháp thi công và các đoạn thử nghiệm cần được Tư vấn phê duyệt. Khi những lớp đó
dùng những vật liệu quá khác biệt, những vật liệu này cần được nêu rõ trong biện pháp thi
công và cần có những đoạn thử nghiệm riêng cho từng vật liệu theo yêu cầu của Tư vấn.
3.4.3 Biện pháp thử nghiệm
Trong suốt quá trình thi công công việc, Nhà thầu phải tiến hành các cuộc thử nghiệm độ
chặt của vật liệu đã được đầm nén theo tiêu chuẩn AASHTO T191 hoặc T205 hoặc các
phương pháp thử nghiệm độ chặt tại thực địa đã được chấp thuận khác, kể cả việc sử dụng
các thiết bị hạt nhân định cỡ thích hợp. Việc định cỡ này bao gồm việc so sánh với các kết
quả đo độ chặt tại chỗ trên thực địa theo tiêu chuẩn AASHTO T191 hoặc T205. Thử nghiệm
phải được tiến hành trên toàn bộ chiều sâu của lớp đất đắp tại các vị trí mà Tư vấn giám sát
hướng dẫn. Đối với đất lấp xung quanh các kết cấu hoặc trong các rãnh cống, ít nhất phải tiến
hành một thử nghiệm đối với mỗi lớp đất đắp hoàn chỉnh. Đối với nền đắp, ít nhất phải tiến
hành một thử nghiệm.
3.4.4 Tần suất thử nghiệm
Ít nhất phải tiến hành thử nghiệm một nhóm trong số 3 thử nghiệm độ chặt tại chỗ cho mỗi
1.500m2 vật liệu rải cho mỗi lớp đất đắp đã đầm nén theo Tư vấn phê duyệt. Đối với đất đắp
xung quanh các kết cấu hoặc trong các rãnh cống thì ít nhất phải tiến hành một thử nghiệm
cho mỗi lớp đất đắp hoàn chỉnh. Tần suất thí nghiệm như sau:

Đắp nền đắp Nền đắp trên Mái dốc đắp


Hạng mục thí
STT Phương pháp thí nghiệm (cát) 50cm (subgrade) bằng vật liệu kết
nghiệm
dính
Phân tích thành
1 AASHTO T127 1 / 2-10.000m3 1 / 1-2.000m3 1/ 1-2.000m3
phần hạt
2 Độ ẩm AASHTO T265 1 / 1-2.000m3 1 / 1-2.000m3 1 / 1-2.000m3
Giới hạn chảy,
3 giới hạn dẻo và AASHTO T89 / T90 1 / 1-5.000m3 1 / 1-2.000m3 1 / 1-2.000m3
chỉ số dẻo
1/
5 CBR AASHTO T193 1 / 1 - 5.000m3
20-50.000m3
Hàm lượng chất
6 AASHTO T267 1 / 1.000m3 1 / 1.000m3
hữu cơ
Mối liên hệ độ 1/
7 AASHTO T99 1/ 20-50.000m3 1/ 20-50.000m3
ẩm – đồ đầm chặt 20-50.000m3

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-18 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Đắp nền đắp Nền đắp trên Mái dốc đắp
Hạng mục thí
STT Phương pháp thí nghiệm (cát) 50cm (subgrade) bằng vật liệu kết
nghiệm
dính
Độ chặt ngoài AASHTO T205
8 1 / 1.000m3 1 / 200-400m3 1 / 1.000m3
hiện trường AASHTO T191

Đối với đắp trả các mố cầu, tần suất thí nghiệm nêu trên cho đắp nền đắp phải tăng lên gấp 10
lần. Đối với đắp trả cho các cống, tần suất thí nghiệm nêu trên cho đắp nền đắp phải tăng lên
gấp 10 lần.
Khi đã nêu các tần suất, vẫn có thể áp dụng tần suất thí nghiệm lớn hơn ở giai đoạn đầu dự án
và giảm xuống tần suất thấp hơn nếu đạt đến độ tin cậy về độ đồng nhất và độ ổn định của vật
liệu.
3.4.5 Điều chỉnh
Việc điều chỉnh các hạt vật liệu thô có thể theo 22TCN 333-06. Thông qua các cuộc thử
nghiệm, nếu Tư vấn giám sát cho rằng vẫn chưa đạt được các điều kiện về độ ẩm và độ chặt
như đã quy định thì Nhà thầu phải tiến hành thêm các công việc bổ sung cần thiết để đạt được
các điều kiện đã quy định.
3.5 Thiết bị đầm nén
Thiết bị dùng cho đầm nén phải đáp ứng các yêu cầu về đầm nén, trong tình trạng tốt và
thuộc bất kỳ loại nào miễn là có khả năng thực hiện đầm nén cho mỗi lớp vật liệu theo quy
định
Tất cả thiết bị cần được vận hành bởi những người được huấn luyện và có kinh nghiệm và
việc đầm nén đất nền cần được nhân công có trình độ và kinh nghiệm thực hiện.
Nhà thầu cần thực hiện những đoạn thử nghiệm để chứng minh cho Tư vấn rằng biện pháp
thi công, thiết bị và nhân lực đủ khả năng thi công nền đắp theo chỉ dẫn kỹ thuật. Thiết bị
đầm nén thích hợp cần phải như sau:
 Các lu chân cừu, lu đầm, lu lưới phải có khả năng tạo một lực 45N/mm chiều dài
trống lăn.
 Các lu bánh thép không rung phải có khả năng tác dụng một lực không nhỏ hơn
45N/ mm của chiều rộng bánh (vòng) nén hoặc trục lăn.
 Các lu bánh thép rung phải có trọng lượng tối thiểu là 6 tấn. Phần đầm phải được
trang bị điều khiển tần số và biên độ và được thiết kế đặc biệt để đầm nén các loại
vật liệu mà chúng được sử dụng để đầm.
 Lu bánh hơi phải có các lốp bề mặt nhẵn với kích thước bằng nhau tạo ra một lực
đầm nén đều trên toàn bộ bề rộng của lu và có khả năng tác dụng một áp lực lên mặt
đất ít nhất là 550 kPa.
Sẽ từ chối những công việc không đạt tiêu chuẩn vì lý do thiết bị và nhân công không đủ
năng lực. Không được phép tiến hành cho đến khi Nhà thầu cung cấp đầy đủ thiết bị và nhân
công có kinh nghiệm cho việc thi công theo chỉ dẫn kỹ thuật. Trong trường hợp này, Tư vấn
có thể chỉ định Nhà thầu tiếp tục thực hiện những đoạn thử nghiệm để chứng tỏ năng lực của
những thiết bị và nhân công thay thế.
3.6 Thử nghiệm đầm nén
Không được tiến hành đắp nền cho đến khi Nhà thầu đã thực hiện các đoạn thử nghiệm theo
biện pháp thi công đầm nén mỗi loại vật liệu dùng cho công việc. Các thử nghiệm cần được
thực hiện bằng thiết bị và nhân lực mà Nhà thầu dự định sử dụng cho công việc chính thức.
Việc thử nghiệm cần xác định mối quan hệ giữa các loại thiết bị đầm nén, số lượt cần thiết và
những biện pháp cần thiết để hiểu chỉnh độ ẩm nhằm thi công nền đắp theo chỉ dẫn này. Các

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-19 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
khu vực thử nghiệm không được nhỏ hơn 10 m ngang và 50 m dài theo phê duyệt của Tư vấn.
Tất cả các đoạn thử nghiệm cần được Tư vấn phê duyệt trước khi bắt đầu thi công nền đắp.
Vật liệu sử dụng cho các đoạn thử nghiệm cần được lấy mẫu và kiểm tra theo chỉ dẫn này
nhằm khẳng định việc tuân thủ theo yêu cầu của chỉ dẫn này. Các thử nghiệm cần được sử
dụng để xác định độ chặt mong muốn cho vật liệu được sử dụng và độ chặt này cần được xác
định theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật. Tư vấn có thể đình chỉ công việc và yêu cầu thử
nghiệm đoạn mới nếu Nhà thầu không đạt được độ chặt mong muốn trong các đoạn thử
nghiệm trong quá trình thi công nền đắp.
Thử nghiệm đầm nén cho mỗi lớp nền đắp cần được thực hiện trên những lớp nằm dưới đã
được hoàn thành và phê duyệt theo yêu cầu của Tư vấn. Tuy nhiên, không được bắt đầu thực
hiện công việc cho lớp tương ứng nếu việc thử nghiệm chưa được phê duyệt.
Các đoạn thử nghiệm có thể được nằm trong công trình vĩnh cửu nếu được Tư vấn phê duyệt.
Tuy nhiên, nếu đoạn thử nghiệm không đạt yêu cầu, cần dỡ bỏ và sửa chữa lại lớp đất dưới
đoạn thử nghiệm bằng kinh phí của Nhà thầu và theo chỉ dẫn của Tư vấn.
Nhà thầu cần tuân thủ những quy trình đầm nén, vật liệu, nhân công, thiết bị và biện pháp sử
dụng cho những đoạn thử nghiệm đã duyệt trong quá trình thi công. Nếu trong quá trình thi
công, bản chất và đặc tính của vật liệu đắp thay đổi, hay nhà thầu thay đổi thiết bị hay biện
pháp đầm nén, cần thực hiện những đoạn thử nghiệm mới. Cần đình chỉ thi công cho đến khi
các đoạn thử nghiệm mới được hoàn thành và được Tư vấn phê duyệt.
3.7 Bảo vệ nền đường và mái dốc trong thi công
Việc thi công nền đường cần tuân theo khoản 3.3 của Chỉ dẫn này. Độ dốc ngang đường cần
được duy trì để đảm nền đường phải luôn được đảm bảo trong điều kiện thoát nước tốt. Việc
thoát nước thẩm thấu vào lòng đường, nếu có, phải được xem xét và khi cần thiết sẽ bố trí các
rãnh hay cống bên lề đường để tránh làm hư hại nền đắp do xói mòn. Nhà thầu cần thi hành
các biện pháp bảo đảm nền đường trong giai đoạn thi công để tránh những thiệt hại do trời
mưa.
3.8 Bảo vệ các kết cấu
Nếu chỉ có thể thiết kế nền đắp ở một bên của mố, tường cánh, trụ hay tường đầu cống thì cần
phải lưu ý rằng ở khu vực gần kề kết cấu, không được đầm đến mức có thể gây ra lật hoặc
gây áp lực quá lớn vào kết cấu. Trong trường hợp được ghi chú trên bản vẽ, đất đắp sát mố
khung cuối cùng của cầu không được đổ cao hơn đáy tường lưng của mố khung cho đến khi
đặt kết cấu phần trên. Khi chuẩn bị đắp nền ở cả hai bên của tường bê tông hoặc kết cấu dạng
hộp, công tác thi công cần đảm bảo cao độ nền đắp ở hai bên kết cấu phải luôn xấp xỉ bằng
nhau.
3.9 Gọt tròn và gối các mái dốc
Trừ khi mái dốc được vuốt trên đá rắn, các đỉnh và chân của mái dốc, kể cả mái dốc rãnh
thoát nước, phải được gọt tròn thành chiều dài tiếp tuyến 1m từ lề của vai đường. Tại điểm
giao của đường đắp và đường đào, các mái dốc phải được điều chỉnh và gối lên nhau để hoà
vào nhau hoặc hoà vào mặt đất tự nhiên, không để lại đường gãy có thể nhận thấy.
3.10 Hoàn thiện nền đường và mái dốc
Sau khi nền đường được hoàn thiện, trên toàn bộ chiều rộng đường phải tiến hành loại bỏ các
vật liệu mềm hay các vật liệu khác không có độ nén tốt hoặc không thích hợp với mục đích
dự định. Việc xới, cắt lát, nạo vét, lu lèn hoặc các phương pháp khác phải được thực hiện hay
sử dụng khi cần thiết để đảm bảo nền đường được đầm nén cẩn thận, thành hình đúng theo
cao độ và mặt cắt ngang được chỉ ra trên bản vẽ hoặc được Tư vấn giám sát chỉ dẫn.
Tất cả các mái dốc nền đường đắp có thể để nguyên nhưng độ gồ ghề của bề mặt phải đồng
đều, không có vết gãy dễ nhận thấy, và tuân thủ một cách hợp lý các bản vẽ hoặc các bề mặt
khác được chỉ ra trên bản vẽ, hoặc theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát, không có sự thay đổi
có thể thấy rõ khi nhìn từ trên đường.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-20 03400
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.11 Các yêu cầu bổ sung cho thi công lớp đáy móng
Sau khi thi công xong nền đắp và trước khi đổ bất kỳ vật liệu móng nào cho mặt đường, toàn
bộ các cống, các rãnh thoát nước ngang đường, các ống dẫn và các kết cấu tương tự (đã được
lấp và đầm hoàn toàn), các rãnh, mương và cửa thoát nước phải được thoàn hiện.
Nhà thầu có trách nhiệm bảo vệ bề mặt của nền đắp đã thi công xong và bảo dưỡng trong một
điều kiện thích hợp cho đến khi làm xong lớp cấp phối. Những thiệt hại xảy ra sau khi được
chấp thuận và trước khi được thi công tiếp cần được sửa chữa bằng kinh phí của Nhà thầu và
tất cả công tác sửa chữa cần được Tư vấn phê duyệt.
Cần thực hiện cán thử sau khi hoàn thành bằng cách sử dụng xe lu tối thiểu 25 tấn tại những
vị trí do Tư vấn phê duyệt. Nếu bị võng hơn 5mm, nền đắp cần được kiểm tra và thay thế nếu
cần thiết theo chỉ dẫn của Tư vấn.
3.12 Dung sai kích thước sau khi đầm nén
Ngoài những dung sai cho phép dưới đây, tất cả bề mặt đắp đã hoàn thành cần đủ trơn tru và
đồng nhất và có đủ độ dốc để thoát nước tốt và không bị úng nước.
Hạng mục Dung sai Tần suất đo
đạc kiểm tra
Nền đắp Tim đường ±15 mm 1000m2
Độ dày của một lớp ±40 mm
Cao độ hoàn chỉnh ±30 mm

Bề ngang trên cùng ±40 mm


Độ dốc Độ dày lớp đất kết dính ±50 mm 5500m2
Bề mặt không tuân thủ theo trắc dọc ±20 mm
đã xác định
Lớp phủ và đáy Vị trí cạnh tim đường ±10 mm 1000m2
móng Bề ngang ±30 mm
Độ dày ±15 mm
Cao độ ±15 mm
Bề mặt không đồng nhất theo cạnh ±10 mm
thẳng 3m
Độ dốc ngang hoặc độ vồng  0,5%
Độ dốc dòng có chiều dài hơn 25 m  0,1%

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Phương pháp xác định khối lượng
4.1.1 Khái quát
Khối lượng thi công nền đường cần được xác định theo mét khối và được tính toán bằng cách
lấy mặt cắt ngang ngay trước đầu công việc và ngay sau khi đoạn cuối của công việc hoặc
những đoạn công việc đã được đềm nén và được Tư vấn phê duyệt.
Khối lượng đắp thực tế sẽ được tính toán từ các diện tích mặt cắt ngang trung bình bằng
những đường mặt đất sau khi phát quang và xới đất, các đường dốc thiết kế và mặt phẳng
phía dưới của đáy móng hay những giới hạn như thế có thể được Tư vấn phê duyệt.
Đối với nền đắp trên cạnh đồi được đào, khối lượng được xác định là thể tích giữa đường cao
độ tự nhiên và độ dốc hoàn chỉnh. Việc đào và lấp cho thềm trên cạnh đồi được xem là chi
phí phụ cho thi công đào và đắp đường. Do đó, sẽ không xác định khối lượng và thanh toán
riêng.
4.1.2 Đo đạc khối lượng đất dùng cho lún cố kết
Đối với nền đắp gia tải trên nền chưa cố kết như xác định trong các bản vẽ là cần “xử lý đất
yếu”, khối lượng vật liệu được rải và đầm trên nền đắp và khối lượng được lấy đi có nằm
trong Bảng tiên lượng được tính toán bao gồm khối lượng hợp lý từ việc tính toán độ lún dự

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-21 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
kiến trong giai đoạn thi công nền đắp và cuối giai đoạn chờ lún. Để tính đến hiệu quả của lún
cố kết theo khối lượng đắp trả, cần làm theo quy trình sau để xác định khối lượng:
 Khảo sát: Các mặt cắt ngang cần được lấy vào 3 thời điểm riêng biệt sau:
Mặt cắt ngang (1) sau khi chuẩn bị mặt bằng thi công và trước khi bắt đầu lắp đặt bấc thấm
hoặc giếng cát;
Mặt cắt ngang (2) ngay sau khi hoàn thành thi công nền đắp đạt mức đánh giá lớn nhất bao
gồm gia tải; và
Mặt cắt ngang (3) ngay sau khi hoàn thành giai đoạn lún cố kết.
Cần lấy một bộ số đo đầy đủ từ dụng cụ lắp đặt tại nền đắp để quan trắc độ lún vào cùng một
ngày khi lấy mặt cắt ngang ngay sau khi hoàn thành thi công nền đắp. Tất cả các mặt cắt
ngang cần được Tư vấn phê duyệt.
 Tính toán: Hai thể tích nền đắp cần được tính toán: thể tích vật liệu được rải và đầm
nén trong nền đắp và thể tích cần được lấy đi hay thể tích nền đắp bổ sung vào cuối
giai đoạn cố kết. Khối lượng nền đắp được rải và đầm nén cần được tính toán từ diện
tích mặt cắt ngang trung bình lấy từ mặt cắt ngang được khảo sát (1) và (2) tùy theo
các diện tích từ mặt cắt ngang (2) được điều chỉnh cho việc lún được xác định từ các
số đo lấy từ dụng cụ. Khối lượng được lấy đi hay đắp bổ sung vào cuối giai đoạn cố
kết cần được tính như phần chênh lệch từ các diện tích mặt cắt ngang trung bình lấy
từ mặt cắt ngang (3) và các mặt cắt ngang thiết kế đã phê duyệt. Tất cả những tính
toán cần được Tư vấn phê duyệt.
Công tác dỡ bỏ đất đắp gia tải sẽ không được thanh toán riêng biệt.
4.1.3 Xác định khối lượng đất không được sử dụng cho lún cố kết
Công tác đào và bỏ vật liệu không thích hợp, đắp trả nền đường, và chuẩn bị mặt bằng cho
lắp đặt PVD không được xem xét như yêu cầu được chấp thuận cho phần đất lún cố kết và
phải được xác định theo quy ước.
Đối với những nền đắp đặt trên nền không được xác định trong bản vẽ là cần “xử lý đất yếu”,
nhưng có xảy ra lún do cố kết khác nhau, sẽ không có thanh toán riêng cho việc điều chỉnh
nền đắp để bù lún và chi phí điều chỉnh này được xem như chi phí phụ bao gồm trong đơn giá
thi công nền đắp.
4.1.4 Khác
Nền đắp bổ sung cần thiết do Nhà thầu thực hiện vì lợi ích riêng để tiến hành biện pháp thi
công hay đào dư sẽ không được xác định khối lượng và xem xét thanh toán.
Khối lượng vật liệu mái dốc kết dính cần được xác định khối lượng theo mét khối và tính
toán bằng thể tích đã đầm nén theo bản vẽ. Các cửa lọc ngược trên đất kết dính (được lấp
bằng vật liệu thấm cấp phối) sẽ không được đo đạc thanh toán riêng biệt, và phải được xem
như là một phần của công việc thi công Vật liệu mái dốc kết dính.
Giảm các kết cấu: Khối lượng cống tròn, cống hộp, hầm chui và cầu, và khối lượng đất lấp
quanh kết cấu và đất đắp như thế đã được thanh toán theo những hạng mục khác sẽ được trừ
ra khỏi khối lượng nền đắp đã thực hiện.
Khi Nhà thầu lựa chọn sử dụng vật liệu có hàm lượng hạt mịn (lọt qua sàng cỡ 200) nhỏ hơn
10% cho lớp đáy móng và cần phải đặt vải địa kỹ thuật dệt ngăn cách lên trên bề mặt của lớp
đáy móng, và vải địa kỹ thuật ngăn cách sẽ không được đo đạc thanh toán riêng biệt.
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng được chấp thuận theo phương thức đo lường bên trên sẽ được thanh toán theo giá
hợp đồng của từng đơn giá trong các hạng mục thanh toán của Bảng tiên lượng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-22 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Việc thanh toán sẽ được thực hiện cho toàn bộ công việc nêu trong mục này bao gồm chuẩn
bị nền móng cho nền đường (nền quá thiếu cố kết hay nền khác do Tư vấn phê duyệt), phân
loại vật liệu đất (từ mỏ đất hay đào từ hiện trường), đổ lớp, trộn (nếu cần thiết), tưới nước, thi
công mái dốc kết dính, thoát nước tạm, vận chuyển, đầm nén, gọt, tạo khối, hoàn thiện và
bảo dưỡng nền đắp và cung cấp tất cả nhân công, vật liệu, thiết bị, dụng cụ và những chi phí
phụ để hoàn thành công việc như trong Bản vẽ và theo yêu cầu của chỉ dẫn và được Tư vấn
phê duyệt.
Sẽ không thanh toán cho khảo sát và định vị vốn được xem là chi phí phụ và được tính vào
trong đơn giá của Nhà thầu.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
03400-01 Thi công đắp nền đường m3
03400-02 Thi công nền đường từ công tác đào m3
03400-04 Thi công đất dính kết mái ta luy m3
03400-05 Thi công lớp đáy móng m3

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-23 03400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 03500 – Xử lý đất yếu

1. Bấc thấm đứng (PVD)


1.1 Mô tả
Bấc thấm đứng (PVD) bao gồm lớp vỏ có màng lọc bằng vải địa không dệt bao quanh cần
dẫn bằng nhựa. Hai thành phần đó có thể gắn kết với nhau hoặc tách biệt ra.
Sự lựa chọn loại PVD sẽ dựa trên 3 tiêu chí sau:
 Khả năng lặp đặt bấc thấm hiệu quả vốn phụ thuộc vào quy trình lắp đặt,
 Hiệu suất làm việc lâu dài của bấc thấm trong quá trình đắp gia tải trước và về sau
cùng với những đặc tính sau:
 Khả năng cho phép nước ở các lỗ rỗng từ lòng đất thấm vào bấc thấm mà không
làm tắc màng lọc,
 Khả năng dẫn nước dọc theo bấc thấm,
 Khả năng chịu biến dạng do độ lún cao từ vùng đất chung quanh mà không giảm
đi khả năng thoát nước do bị gập hay bị uốn cong.
 Có thành tích tốt trong quá trình lắp đặt trước đây trong những khi vực có loại đất
tương tự.
Nhà thầu cần làm rõ loại bấc thấm sẽ sử dụng cùng với đặc điểm và những thông tin kinh
nghiệm liên quan. Loại bấc thấm phải được Tư vấn giám sát phê duyệt.
Những nội dung chính cần thể hiện trong hồ sơ giao nộp là:
 Kích cỡ lỗ trung bình và các đặc điểm khác của màng lọc
 Khả năng thoát nước của bấc thấm
 Độ cứng, linh hoạt và bền chắc của hệ thống cần dẫn/bọc
 Các kết quả kiểm tra có liên quan
 Tài liệu về các dự án tham khảo có liên quan
 Quy trình lắp đặt bấc thấm.
1.2 Vật liệu
1.2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
ASTM D 1621 Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn về các đặc tính nén của nhựa
cứng.
ASTM D3776 Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn khối lượng vải trên đơn vị
diện tích (khối lượng)
ASTM D3786 Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn để xác định cường độ kháng
bục của vải – Phương pháp thí nghiệm cường độ kháng bục của
vỏ bọc
ASTM D 4491 Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn về độ thấm và hệ số thấm
của vải địa kỹ thuật.
ASTM D 4533 Phương pháp thử nghiệm cường độ chịu kéo hình thang của vải
địa kỹ thuật.
ASTM D 4632 Phương pháp thử nghiệm cường độ chịu kéo giật, giãn dài của
vải địa kỹ thuật (phương pháp giật).

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-24 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
ASTM D 4716 Phương pháp thử nghiệm xác định tỷ lệ thoát nước (bàn đo) trên
một đơn vị bề rộng và khả năng truyền thủy lực của vải sử dụng
hằng số.
ASTM D4751 Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đề xác định kích thước lỗ
vải
ASTM D 4833 Phương pháp thử nghiệm về sức kháng xuyên thủng thanh của
vải, màng địa kỹ thuật, và các sản phẩm có liên quan.
ASTM D 5101 Đo đạc khả năng tắc hệ thống vải địa kỹ thuật – đất (bằng hệ số
građien).
ASTM D 5321 Phương pháp thử nghiệm chuẩn để xác định hệ số ma sát giữa đất
và vải địa kỹ thuật hoặc giữa vải địa kỹ thuật với vải địa kỹ thuật
bằng phương pháp cắt trực tiếp.
ASTM D 5567 Thí nghiệm hệ suất thủy lực (HCR) của Đất/Hệ thống vải địa kỹ
thuật.
1.2.2 Các vật liệu
PVD phải bao gồm một cần dẫn thoát nước liên tục bằng nhựa được bao quanh bởi vật liệu
vải lọc địa kỹ thuật không dệt. Không được phép dùng giấy lọc và thoát nước bằng carton.
Vải địa kỹ thuật phải được quấn xung quanh cần dẫn, và phải được may kín theo cách thức
mà dưới áp lực hữu hạn, không cho phép sự thâm nhập nào vào lớp lọc hoặc các vật liệu khác
mà có thể dẫn đến ảnh hưởng hoặc cản trở dòng chảy trong cần dẫn bấc thấm.
Bấc thấm phải không được có bất cứ khuyết tật, chỗ rách hay lỗ rò rỉ nào. Trong quá trình
vận chuyển bấc thấm phải được bảo vệ để tránh hư hại. Trong quá trình lưu kho ngoài công
trường khu vực kho phải bảo vệ được bấc thấm khỏi ánh nắng mặt trời, bùn, gạch đá vụn, và
các chất có hại khác
Tất cả các vật liệu bấc thấm được dùng cho dự án cần có giấy chứng nhận của nhà sản xuất.
Thông tin về khối lượng, kích cỡ và độ dày của bấc thấm theo như mô tả của Nhà sản xuất
cần được trình nộp và sẽ được kiểm tra đều đặn trong quy trình kiểm soát chất lượng của bấc
thấm khi đưa vào hiện trường.
Ít nhất là 28 (hai mươi tám) ngày trước khi bắt đầu tiến hành lắp đặt bấc thấm gồm cả đoạn
thử nghiệm, Nhà thầu cần nộp cho Tư vấn giám sát 3 mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ kiện
hàng 50 nghìn mét bấc thấm đầu tiên. Các mẫu sẽ được kiểm tra tại phòng thí nghiệm được
phê duyệt. Hơn nữa, một mối nối của bấc thấm với chiều dài thích hợp và được kéo dài tối
thiểu mỗi đầu 1m của mối nối cần được nộp cho Tư vấn giám sát để phê duyệt.
Sau đó, 1 mẫu sẽ được chọn lựa ngẫu nhiên từ mỗi 100 nghìn mét bấc thấm hoặc khi thay đổi
lô hàng để kiểm tra định kỳ tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn theo chỉ định của Tư vấn giám sát.
Các kiểm tra định kỳ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, khối lượng, kích cỡ, độ dày và độ
lớn của lỗ màng lọc. Tất cả các kiểm tra khác sẽ được thực hiện theo chỉ định của Tư vấn
giám sát.
Vật liệu bấc thấm cần tuân theo các chỉ dẫn sau:
Đặc tính Tiêu chuẩn Yêu cầu Theo tiêu chuẩn
áp dụng 22TCN 262
2000
Kích thước lỗ vỏ lọc, O95, µm ASTM D Nhỏ hơn 75 Nhỏ hơn 75
4751

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-25 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Cường độ chịu kéo giật (cặp hết chiều ASTM D Lớn hơn 1 Lớn hơn 1
rộng bấc), kN 4632

Khả năng thoát nước trong 1 ngày, dưới áp ASTM D Lớn hơn 500 Áp suất áp dụng
suất 200kPa, độ dốc thủy lực i = 1, (m3/yr) 4716 350kPa,

Hệ số thấm của vỏ lọc, m/sec ASTM D Lớn hơn 1x10-4 Lớn hơn 1x10-4
4491

Bề rộng của tấm lọc Không giới hạn 100mm

Nhà thầu có thể đề xuất vật liệu bấc thấm thay thế có cá đặc tính tương đương hoặc tốt hơn
cùng với thông tin theo dõi trên công trường có điều kiện tương tự.
1.3 Yêu cầu thi công
Bấc thấm cần được lắp đặt bằng cách sử dụng đầu nong. Phương pháp lắp đặt và thiết bị cần
thỏa các điều kiện sau:
 Không có ma sát giữa bên trong cần dẫn và bấc thấm.
 Kích cỡ của cần dẫn phải nhỏ nhất so với bấc thấm để giảm vùng bị nhiễm bẩn.
 Neo cần ngăn các vật liệu mịn không rơi vào cần dẫn trong quá trình lắp đặt và cần
neo bấc thấm một cách hiệu quá khi rút cần dẫn ra.
 Việc lắp đặt giàn đóng cọc cần có những biện pháp bảo đảm cho cần dẫn được giữ
thẳng đứng trong quá trình lắp đặt bấc thấm.
Nhà thầu cần trình nộp chi tiết quy trình và biện pháp thi công. Hồ sơ trình nộp này ít nhất
phải có những thông tin chi tiết sau:
 Kích cỡ, loại, khối lượng, lực đẩy tối đa và kết cấu giàn lắp đặt.
 Kích cỡ và chiều dài của cần dẫn.
 Kích cỡ và chi tiết của neo.
 Mô tả quy trình lắp đặt được đề xuất.
 Phương pháp đề xuất cho việc vượt qua chướng ngại.
 Phương pháp đề xuất cho việc nối bấc thấm.
Việc phê duyệt của Chủ đầu tư sẽ không làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu trong công tác
lắp đặt bấc thấm theo bản vẽ và chỉ dẫn kỹ thuật. Nếu vào bất cứ lúc nào Tư vấn giám sát
nhận thấy rằng biện pháp lắp đặt không đạt, Nhà thầu cần thay đổi biện pháp thi công
và/hoặc thiết bị để tuân thủ theo Hợp đồng.
Cần dẫn cần bảo vệ vật liệu bấc thấm tránh khỏi bị rách, đứt và mài mòn trong quá trình lắp
đặt và sẽ được rút ra sau khi lắp đặt bấc thấm. Bấc thấm cần được cung cấp với một bản neo
ở đáy, để neo bấc thấm tại độ sâu yêu cầu khi rút cần dẫn ra. Kích thước đầu neo phải là
(85x140)mm trừ khi Tư vấn giám sát phê duyệt khác đi.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-26 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Việc lắp đặt bấc thấm không được bắt đầu trước khi Tư vấn giám sát giám định qua việc thử
nghiệm trong khu vực hiện trường rằng trang thiết bị, biện pháp thi công, vật liệu của Nhà
thầu tuân thủ theo những chỉ dẫn này.
Bấc thấm cần được lắp đặt thẳng đứng hoặc theo chỉ định của Tư vấn giám sát. Đỉnh bấc
thấm được lắp đặt với sai số 100 mm từ vị trí đã xác định, và bấc thấm cần được lắp đặt với
sai số 1:20 theo chiều ngang:dọc và 1% theo theo độ sâu thiết kế.
Nhà thầu cần cung cấp cho Tư vấn giám sát những công cụ thích hợp để kiểm soát vị trí của
cần dẫn và độ sâu của bấc thấm vào bất cứ lúc nào.
Những bấc thấm bị hư hỏng hay lắp đặt sai sẽ bị loại bỏ. Những bấc thấm bị loại bỏ có thể để
lại vị trí đã lắp đặt. Bấc thấm thay thế có thể được lắp đặt tại vị trí càng gần vị trí thiết kế càng
tốt. Tất cả bấc thấm bị loại bỏ cần được thay thế bằng kinh phí của Nhà thầu.
Các mối nối và liên kết trong vật liệu bấc thấm đứng cần được thực hiện một cách chuyên
nghiệp nhằm bảo đảm tính liên tục và không làm giảm đặc tính dòng chảy của bấc thấm.
1.4 Xác định khối lượng và thanh toán
1.4.1 Xác định khối lượng
Cung cấp và lắp đặt bấc thấm trong đoạn này cần được xác định khối lượng theo số mét dài
của bấc thấm đã lắp đặt. Mỗi bấc thấm cần được đo từ đỉnh của đệm cát đến chân của bấc
thấm. Đoạn bổ sung cần thiết cho mối nối và chiều dài dư ra phía trên đệm cát không được
tính.
1.4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán cho hạng mục bấc thấm phải được thực hiện theo giá hợp đồng cho từng mét dài,
giá đó phải chi trả đầy đủ cho chi phí hoàn thiện toàn bộ chiều dài của vật liệu thoát nước, lắp
đặt thoát nước theo các kế hoạch và các chỉ dẫn kỹ thuật, và cũng phải bao gồm chi phí trang
bị các dụng cụ, vật liệu, nhân công, thiết bị và tất cả các chi phí cần thiết khác có liên quan tới
việc hoàn thành công việc. Sẽ không thanh toán cho chi phí phát sinh do thay đổi không hợp
lý hoặc những hạng mục không được chấp thuận, mà chi phí đó phải bao gồm trong giá bỏ
thầu cho công việc này.
Số hạng mục Mô tả Đơn vị
03500-01 Bấc thấm đứng (PVD) m

2. Giếng cát
2.1 Vật liệu
Vật liệu cát được sử dụng trong giếng cát phải tuân thủ các yêu cầu về vật liệu lớp đệm cát
thô (CSB). Khi rót cát, phải đảm bảo độ ẩm tương xứng để cát có thể chảy dễ dàng. Tần suất
thí nghiệm phải như với tầng đệm cát thô (CSB)
2.2 Yêu cầu thi công
Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ nhân công, thiết bị và vật liệu cần thiết, và tiến hành tất cả
các bước thực hiện cần thiết để lắp đặt các giếng cát (VSD) đúng như các chi tiết được nêu ra
trong Bản vẽ và phù hợp với các yêu cầu của phần Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Trước tiên Nhà thầu phải thỏa mãn các yêu cầu về trình nộp trình tự của VSD và phương
pháp lắp đặt để Tư vấn giám sát phê duyệt.
VSD phải được đặt đúng như trong Bản vẽ và được lắp đặt sau khi thi công “lớp đệm cát thô”
và trước khi thi công nền đắp. VSD phải được lắp đặt từ trên đỉnh lớp “đệm cát thô” bằng
cách sử dụng đầu nong hoặc phương pháp khác được phê duyệt.
Giếng cát phải được thi công bằng cách đóng cọc có van đóng ở đầu cọc, sử dụng thiết bị
đóng cọc. Khi cọc xuyên tới chiều sâu yêu cầu, sẽ đổ đầy cát thô khô và mở van ở đầu cọc.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-27 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Đóng đầu trên của cọc, và ép khí bên trong ống để đẩy ống ra khỏi đất, đồng thời đẩy cát ra
khỏi đáy ống.
Không được phép sử dụng nước để xả cát vào giếng cát.
Nhà thầu phải đề xuất phương pháp thi công đổ cát vào giếng cát để đảm bảo độ chặt của cát
được lấp, để tránh lấp cát vào các lỗ có độ tơi xốp cao sẽ gây lún lớn.
Nếu trời mưa phải dừng việc tiến hành lấp cát. Cát phải được bảo quản tránh nước mưa, và
nếu cát bị ẩm phải trải ra để hong khô trước khi sử dụng.
VSDs phải được lắp đặt theo phương thẳng đứng từ bề mặt làm việc đến cao độ yêu cầu và
theo đúng trình tự mà không yêu cầu thiết bị di chuyển ngược lại phần giếng cát đã được thi
công trước đó. Nhà thầu phải cung cấp cho Tư vấn giám sát các phương pháp phù hợp để xác
định độ sâu của cọc cát ở bất kỳ thời điểm nào. Thiết bị không được có độ lệch nhiều hơn 1 /
100 theo phương ngang và phương đứng. Toàn bộ VSD phải được đặt trong 100mm các vị
trí đã được chỉ ra trong sơ đồ thoát nước phê duyệt.
Khi gặp phải bất kỳ vật cản nào mà không thể xuyên qua được, Nhà thầu phải bỏ lỗ đó. Tối
đa được thử 2 lần để lắp đặt cọc mới trong phạm vi 0,5m cách lỗ bị chặn. Các vị trí giếng cát
thoát nước chênh lệch so với vị trí đề xuất không lớn hơn 150mmm, hoặc những giếng cát
không được lắp đặt đúng cách hoặc bị hỏng sẽ bị loại.
Việc lắp đặt các giếng cát thoát nước phải được xem xét và phối kết hợp với trang thiết bị địa
chất như chỉ ra trong bản vẽ. Phải hết sức chú ý trong việc lắp đặt các giếng cát này khi thiết
bị tới đúng vị trí. Nhà thầu phải có trách nhiệm thay thế thiết bị do Nhà thầu làm hỏng.
Nhà thầu phải chứng minh được thiết bị, phương pháp, và vật liệu có thể đáp ứng được yêu
cầu về lắp đặt phù hợp với các Chỉ dẫn kỹ thuật này. Đề đạt được điều này, Nhà thầu phải lắp
đặt thử các giếng cát ở nhiều vị trí trong khu vực của công trình.
Trước tiên, Nhà thầu phải đáp ứng được các yêu cầu về trình nộp các sơ đồ bố trí kích thước
và chi tiết các vị trí giếng cát đứng để Tư vấn giám sát phê duyệt.
Việc phê duyệt của Tư vấn giám sát không làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu trong việc lắp
đặt các VSD theo đúng như Bản vẽ, và Chỉ dẫn kỹ thuật này. Nếu vào bất kỳ thời điểm nào,
Tư vấn giám sát quyết định phương pháp lắp đặt đó không thể đạt được giếng cát đạt yêu cầu,
Nhà thầu phải thay thế phương pháp và thiết bị nếu cần.
Nhà thầu phải ghi nhật ký về việc thi công lắp đặt giếng cát. Nộp bản sao của bản ghi đó lên
Tư vấn giám sát trong vòng 2 ngày sau khi thi công lắp đặt. Nội dung của các bản ghi này
phải gồm:
a) Ngày tháng,
b) Mạng lưới và khu vực tham chiếu của mỗi giếng,
c) Độ sâu đặt cọc của từng cọc so với bề mặt làm việc,
d) Trong trường hợp giếng cát, khối lượng cát đổ vào các giếng cát, các chướng ngại
vật và trì hoãn,
e) Số lượng các loại thí nghiệm thực hiện,
f) Các thông số đọc của thiết bị được lắp đặt,
g) Bất kỳ các điều kiện bất thường nào gặp phải phải được ghi lại ngắn gọn trong bản
ghi đó.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-28 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3 Đo đạc và thanh toán
2.3.1 Phương pháp đo đạc
Việc cung cấp và lắp đặt các giếng cát thoát nước như mô tả trong mục này sẽ được đo đạc
theo mét dài của giếng cát được lắp đặt. Mỗi giếng cát thoát nước phải được đo từ cao độ
đỉnh của đệm cát tới cao mũi cắt của giếng cát thoát nước.
2.3.2 Cơ sở thanh toán
2.3.3 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán cho giếng cát phải được thực hiện theo đơn giá hợp đồng, tính theo mét dài,
mà giá đó phải bao gồm chi phí cho việc cung cấp cho toàn bộ chiều dài của vật liệu thoát
nước, lắp đặt các giếng cát thoát ước tuân thủ theo các chỉ dẫn, và sơ đồ, và cũng phải bao
gồm chi phí cho việc cung cấp các thiết bị, vật liệu, nhân công, công cụ và các chi phí có liên
quan khác cần thiết cho việc hoàn thành công việc yêu cầu. Không thanh toán trực tiếp cho
các giếng cát thoát nước không được chấp thuận hoặc cho bất kỳ trì hoãn nào hoặc các chi
phí phát sinh trong việc thay đổi không phù hợp hoặc do vật liệu hoặc thiết bị không được
chấp thuận, nhưng chi phí cho những công việc này phải được bao gồm trong đơn giá bỏ thầu
của hạng mục công việc này.
Số hạng mục Mô tả Đơn vị
03500-02 Giếng cát (VSD) m

3. Bấc thấm ngang (Không sử dụng)

4. Đệm cát thô (CSB)


4.1 Vật liệu
Vật liệu cát được sử dụng trong tầng đệm cát thô phải không được lẫn sét, gỗ, vỏ cây, hoặc
các vật liệu ngoại lai khác.
Yêu cầu chung:
Độ thấm >10-3 m/s
Hàm lượng vật liệu hữu cơ: <2%
D85 > 1 mm và < 5 mm
D15 > 0,1 mm và < 0,75 mm
Hạt có kích thước < 0,08mm <2%
Tần suất thí nghiệm vật liệu:
Thí nghiệm sẽ được tiến hành khi phê duyệt nguồn, và cho từng 500m3 vật liệu được rải.
4.2 Yêu cầu thi công
Trước khi tiến hành rải và nén vật liệu nền và trước khi lắp đặt thoát nước theo phương đứng,
một “Lớp đệm cát thô” phải được rải trên bề mặt được chuẩn bị sẵn để đảm bảo thoát nước
trong quá trình cố kết của các lớp đất phía dưới.
CSB sẽ được đầm chặt tới 95% mật độ khô tối đa theo AASHTO T99 với tần suất thí nghiệm
là một nhóm mẫu (gồm 3 thí nghiệm) cho từng 500m3 mỗi lớp đệm hoàn thành.
Đệm thoát nước phải tuân thủ theo các yêu cầu về vị trí và kích thước của các mặt cắt ngang
và các chi tiết được nêu trong Bản vẽ.
Nhà thầu phải đảm bảo rằng các vật liệu có sét từ quá trình rải PVD, cắm PVD và cọc cát
không làm bẩn đến bề mặt làm việc. Nhà thầu phải loại bỏ các loại sét này.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-29 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Độ sụt bề mặt xung quanh khu vực lắp đặt phải được lấp dầy với loại vật liệu tương tự (như
đối với CSB) trước khi tiến hành công việc lên khu vực đã được xử lý.
Dung sai cho tầng cát đệm thô phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây.
Dung sai cho tầng đệm cát thô
Tiêu chí thí nghiệm Giới hạn cho phép Tần suất

Dung sai

Chiều dày ± 40 mm Đo tại tất cả các mặt cắt


ngang
Chiều rộng Không được nhỏ hơn thiết kế

4.3 Đo đạc và thanh toán


4.3.1 Phương pháp đo đạc
Việc cung cấp và rải tầng đệm cát thô như mô tả trong mục này sẽ được đo đạc theo mét khối
cho phần khối lượng đệm cát được rải tính theo các mức thiết kế hoặc giới hạn theo như Tư
vấn giám sát phê duyệt.
4.3.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán cho tầng cát đệm thô sẽ được thực hiện theo đơn giá hợp đồng trên mét khối, mà
giá đó phải bao gồm toàn bộ các chi phí cho việc cung cấp vật liệu lớp đệm cát, lắp đặt lớp
đệm cát theo Bản vẽ và chỉ dẫn kỹ thuật, và cũng phải bao gồm chi phí trang bị cho các công
cụ, vật liệu, nhân công, thiết bị và toàn bộ các chi phí cần thiết khác để hoàn thành công việc
yêu cầu. Không thanh toán trực tiếp cho phần đệm cát hoặc trì hoãn hoặc chi phí phát sinh do
các thay đổi không phù hợp hoặc chi phí cho thiết bị và vật liệu không được chấp thuận,
nhưng những chi phí này phải được bao gồm trong đơn giá bỏ thầu của phần này.
Số hạng mục Mô tả Đơn vị đo đạc
03500-04 Tầng đệm cát thô (CSB) m3

5. Đắp gia tải


5.1 Mô tả
Đắp gia tải phải được đắp dần dần theo từng bước được nêu trong Bản vẽ. Thời gian tính
toán để đắp gia tải được nêu trong Bản vẽ. Nhà thầu phải chuẩn bị kế hoạch của mình dựa
trên thời gian đắp gia tải này. Tư vấn giám sát sẽ phải chịu trách nhiệm quyết định khi đạt
yêu cầu, và có thể bỏ gia tải. Nếu Tư vấn giám sát quyết định rằng thời gian gia tải lâu hơn
thời gian nêu trong Bản vẽ, và gia tải sẽ là biểu đồ hoạt động đường găng, điều này có thể là
cơ sở để khiếu nại gia hạn thời gian thi công. Ngoài ra, nếu không xảy ra cố kết đạt tới tỉ lệ
hoặc cường độ dự đoán, thì Tư vấn giám sát có thể quyết định cần đắp gia tải tạm thời bổ
sung.
Thời gian đắp và chờ. Thời gian đắp đề xuất để tăng tính ổn định và thời gian chờ dự tính cho
công tác cố kết được mô tả trong các Bản vẽ. Tỉ lệ đắp phải được khống chế để giảm thiểu
các vấn đề gây bất ổn.
Mái dốc không được phép lớn hơn 1 (V): 1 (H).
Tiêu chuẩn nghiệm thu của Tư vấn giám sát về việc hoàn thành cố kết phải dựa trên độ lún
(được xác định theo tỉ lệ lún hiện hữu đối với độ lún hoàn chỉnh của dự án tính theo phương
pháp Hypobolic hoặc phương pháp tương đương khác được Tư vấn giám sát chấp thuận)
được nêu trong bản vẽ. Nếu không được nêu trong bản vẽ, thì độ lún dư (độ lún sau thi công)
để được nghiệm thu phải thấp hơn:
 10 cm ở khu vực gần mố cầu và các cống hộp
 20 cm khu vực tiếp cận tới các vị trí trên
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-30 03500
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 30 cm cho các khu vực đắp khác ngoài các vị trí trên.
Ngoài ra, theo chỉ đạo của Tư vấn giám sát, việc hoàn thành cố kết có thể được quyết định
bằng cách trả lại áp suất nước lỗ hổng tới các điều kiện tĩnh theo như thông số đo đạc của áp
kế điện.
5.2 Yêu cầu vật liệu
Vật liệu đắp gia tải phải tuân theo các yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật, phần 03400- Thi công
nền đường đắp.
5.3 Yêu cầu thi công
Tiến hành xây đất đắp gia cố theo các hướng và cao độ quy định trong Bản vẽ, hay theo chỉ
dẫn trực tiếp của Tư vấn giám sát. Yêu cầu thi công phải tuân theo các yêu cầu của chỉ dẫn kỹ
thuật, phần 03400- Thi công nền đường đắp.
5.4 Đo đạc và thanh toán
Việc thanh toán cho việc cấp và thay thế gia tải được thực hiện theo hạng mục tương đương
trong chỉ dẫn kỹ thuật phần 03400- Thi công nền đường đắp. Việc dỡ bỏ đất đắp gia tải sẽ
không được đo đạc thanh toán riêng biệt.

6. Thiết bị đo đạc
6.1 Miêu tả
Nhà thầu phải bao quát toàn bộ công tác cung cấp, lắp đặt và quản lý các loại thiết bị đo đạc
để kiểm soát độ lún, biến dạng ngang, áp lực nước lỗ rỗng cũng như mực nước ngầm trong
đất đắp và đất tự nhiên.
Các thiết bị đo đạc phải được lắp đặt như trên Bản vẽ hay theo chỉ đạo trực tiếp của Tư vấn
giám sát, và phải được Nhà thầu bảo dưỡng trong suốt quá trình thi công cho đến khi hết hạn
hợp đồng.
Nhà thầu phải lưu ý, đảm bảo không thiết bị đo đạc nào bị hư hỏng hay tổn hại dưới bất kỳ
hình thức nào, vẫn giữ trạng thái hoạt động tốt khi cần đo đạc. Đối với các loại thiết bị này,
cần phải bố trí các thanh chắn phù hợp tại khoảng cách tối thiểu là 0,75m quanh mỗi thiết bị
hoặc nhóm nhiết bị, ngoài ra, phải dựng cả biển báo hiệu xuyên suốt thời gian thực hiện dự
án. Không sử dụng thiết bị thi công loại nặng trong phạm vi 1,0 m của các thiết bị dự án. Các
thiết bị bị hư hỏng hay bị nhiễu trong quá trình thi công phải được thay thế hoặc sửa chữa
bằng kinh phí của Nhà thầu.
Tất cả các thiết bị phải được dán nhãn với mã số tham chiếu tại vị trí tiến hành đọc và đo đạc.
Việc dán nhãn phải tiến hành theo hệ thống và theo phương pháp được Tư vấn phê duyệt.
Công tác lắp đặt các thiết bị đo đạc phải được quy định rõ trên các Bản vẽ. Tất cả thiết bị phải
tuân theo yêu cầu nêu trong Phần 2.7 của Chỉ dẫn kỹ thuật cho mỗi loại thiết bị riêng biệt.
Các lỗ khoan dùng để lắp đặt thiết bị phải được khoan bằng phương pháp phù hợp để tạo lỗ
khoan chắc chắn và sạch theo đường kính yêu cầu đến độ sâu dự kiến. Các lỗ khoan phải
được bọc đúng theo yêu cầu. Các lỗ khoan phải được khoan sử dụng nước sạch. Chỉ sử dụng
bùn khoan hay các chất phụ gia polime khi Tư vấn giám sát cho phép.
Trong quá trình khoan, phải chú ý đảm bảo lượng vật liệu thất thoát ở mức tối thiểu phía
ngoài ống chống. Không cho phép ống bị rung, hạn chế phun nước khoan lên ngoài ống
chống.
Đối với các lỗ khoan hay các phần cần được phun vữa trong quá trình lắp đặt thiết bị, vữa sẽ
được đổ vào các lỗ khoan bằng ống đổ bê tông.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-31 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
6.2 Loại thiết bị và yêu cầu
6.2.1 Bàn đo lún
Bàn đo lún gồm một bản đệm bằng thép 500 x 500 mm được gắn với các cần kéo dài và các
ống bảo vệ như phần trình bày trên các Bản vẽ. Chiều dài chính xác của mỗi cần nối dài là
1,0m.
Các bàn đo lún phải được lắp trên đỉnh giàn giáo sao cho đỉnh của bản đệm đứng yên theo
phương ngang. Tư vấn giám sát phải kiểm tra hoàn chỉnh việc lắp đặt cũng như kiểm tra cao
độ ban đầu trên đỉnh bản đệm và đỉnh cần trước khi đổ vật liệu đắp nền. Cần và ống phải
được nối dài trước khi thi công nền đắp.
Dựa trên các kết quả đo lún, Nhà thầu phải tính toán và ghi lại cao độ đáy sàn thi công cho
mỗi bàn đo lún.
6.2.2 Giếng quan trắc
Các giếng quan trắc phải gồm ống sắt mạ kẽm đường kính 75 mm có một phần được đục lỗ ở
đầu ống như được trình bày trên các Bản vẽ.
6.2.3 Áp kế điện
Các áp kế điện phải do các nhà sản xuất uy tín cung cấp. Thông tin về chủng loại và nhãn
hiệu áp kế đề xuất phải được đệ trình cùng với tài liệu kỹ thuật.
Các áp kế phải được gắn vào ống tremie trong suốt quá trình lắp đặt hoặc lắp đặt theo cách
khác mà cao độ tuyệt đối của thành phần cảm biến có thể đo được với độ chính xác +/- 0,1m.
6.2.4 Máy đo độ nghiêng (Nghiêng kế)
Nghiêng kế phải được lắp đặt trong lỗ khoan sẵn ở độ sâu đã quy định trên các bản vẽ. Loại
nghiêng kế và phương pháp lắp đặt phải được Tư vấn chấp thuận.
Nghiêng kế phải là loại hộp tự định vị dẻo ABS có đầu nối. Bốn đường chính sẽ quay theo 90
độ. Cần sử dụng bộ dò độ nghiêng song trục, bộ nạp lại và bộ đọc kỹ thuật số có thể nạp được.
Máy dò phải là loại không thấm nước và chống ăn mòn, và được kết nối với hai bộ gia tốc kế
điều khiển cân bằng lực được giữ trong hộp thép không gỉ. Cần cung cấp khung máy dò độ
nghiêng có 2 cặp bánh xe thép không gỉ chịu tải bằng lò xo. Khoảng đo trong phạm vi ± 30
độ theo chiều thẳng đứng.
6.2.5 Phun vữa
Đối với tất cả các thiết bị đặt trong lỗ khoan cần được phun vữa, vữa phải là loại hỗn hợp
bentonite - xi măng, chứa đủ lượng nước để có thể bơm hỗn hợp. Phải tuân thủ chặt chẽ tỉ lệ
trộn để đạt cường độ hay độ bền yêu cầu của lớp đất tự nhiên. Cần thử nghiệm các tỉ lệ hỗn
hợp bentonite và xi măng khác nhau (tỉ lệ tính theo trọng lượng từ 4:1 đến 8:1) để xác định
tương quan cường độ. Đầu tiên mẫu thử sẽ được bảo dưỡng và cất giữ, sau đó tiến hành thí
nghiệm nén không nở hông trong khoảng 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày và 14 ngày. Mỗi lần sẽ tiến
hành thí nghiệm 3 mẫu thử. Xác định tỉ lệ bentonit/xi măng trên cơ sở các thử nghiệm.
Nguồn bentonite và xi măng phải giống với nguồn sử dụng trong thi công lắp đặt.
Đối với các thiết bị sẽ bị gỡ bỏ trong hay sau khi thi công, các lỗ trong đất phải được bịt kín
hoàn toàn ngay sau khi gỡ bỏ thiết bị bằng vữa bentonite/xi măng.
Quy trình phun vữa phải được Tư vấn chấp thuận.
6.2.6 Ổn định các thiết bị đọc điện tử
Tất cả thiết bị đọc dữ liệu và bộ cảm biến điện tử phải được che chắn khỏi tác động ánh sáng
mặt trời khi sử dụng. Bộ cảm biến sử dụng trong ống dẫn phải được đặt trong ống và được
giữ ở nhiệt độ ổn định ít nhất 10 phút trước khi sử dụng. Chỉ dùng giá trị 0 hay giá trị ban đầu
khi nhiệt độ hoàn toàn ổn định.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-32 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
6.3 Lắp đặt và vận hành
6.3.1 Nhân sự
Nhân sự liên quan đến việc lắp đặt và quản lý thiết bị bao gồm như sau:
 Kỹ thuật viên thiết bị đo giàu kinh nghiệm (chuyên viên kỹ thuật): Phải có ít nhất hai
(2) năm kinh nghiệm trong việc lắp đặt trang thiết bị đo đạc.
Chuyên viên kỹ thuật phải có mặt tại hiện trường trong suốt thời gian lắp đặt, vận hành thử
và giám sát. Họ phải chịu trách nhiệm về việc lắp đặt và theo dõi thiết bị, và phải đảm bảo tất
cả các thiết bị đang trong trạng thái hoạt động ổn định. Công tác giám sát phải được tiến hành
theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát quản lý thiết bị.
Không thực hiện bất cứ khoản chi trả riêng nào cho chi phí cung cấp dịch vụ của Tư vấn
giám sát quản lý thiết bị và chuyên viên kỹ thuật mà được xem là phần phụ của công việc
6.3.2 Lắp đặt máy ghi
Việc lắp đặt máy ghi cho mỗi loại thiết bị phải được chuẩn bị bao gồm các thông tin sau
tương ứng với mỗi loại thiết bị:
 Cao trình mặt đất tự nhiên trong thời gian lắp đặt.
 Điều kiện thời tiết.
 Độ dài, độ rộng, đường kính, hướng và độ sâu.
 Trang thiết bị sử dụng, đường kính và độ sâu các hộp khoan sử dụng
 Cần phải ghi lại dữ liệu trong quá trình lắp đặt để đảm bảo các bước trước đó được
thực hiện chính xác, bao gồm các thí nghiệm nghiệm thu.
 Đơn giản hóa việc nhập dữ liệu về tình trạng địa chất (trong các lỗ khoan).
 Loại vật liệu đắp sử dụng;
 Các vấn đề gặp phải, hay trì hoãn, đặc tính lắp đặt bất thường hay các sự cố có thể
ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị
 Ghi lại thông tin vận hành và đọc dữ liệu.
6.3.3 Báo cáo lắp đặt thiết bị đo đạc
Nhà thầu phải lập và đệ trình báo cáo lắp đặt thiết bị lên Tư vấn giám sát, trong báo cáo phải
thể hiện các dữ liệu ghi chép về lắp đặt các thiết bị riêng biệt và phải bao gồm nhưng không
giới hạn các thông tin sau đây:
 Văn bản mô tả công việc đang thực thi và các loại thiết bị được lắp đặt.
 Các bản ghi lại quy trình lắp đặt.
 Bình đồ và các bản vẽ cắt ngang với tỉ lệ 1:200 thể hiện địa điểm, cao độ và chi tiết
các thiết bị.
 Giá trị của các chỉ số cơ bản gắn liền với các chỉ số tiếp theo cho đến thời hạn vận
hành thử.
6.3.4 Chỉ số cơ sở và vận hành
Sau khi lắp đặt, phải tiến hành kiểm tra chức năng mỗi thiết bị. Lấy và so sánh ba bộ chỉ số,
như một phần trong quá trình vận hành thử. Nếu thấy có những khác biệt hay bất thường
đáng kể, phải lấy các chỉ số mới cho đến khi các kết quả đồng đều phù hợp. Chỉ số cơ bản
phải là chỉ số trung bình của 3 chỉ số cuối.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-33 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Là cơ sở của quy trình vận hành thử, các bản ghi thiết bị đo đạc phải bao gồm các thông tin
sau:
 Mã số và loại thiết bị.
 Lý trình và độ lệch (hệ tọa độ nếu thích hợp)
 Ngày lắp đặt.
 Chỉ số ban đầu.
6.3.5 Giám sát
Mỗi thiết bị phải được đọc ngay trước hoặc ngay sau khi thay đổi gia tải (ví dụ: thay đổi
trong từng lớp nền đắp hay thay đổi trong đất đắp kết cấu v.v…). Bên cạnh yêu cầu này, mỗi
thiết bị phải được đọc trong khoảng thời gian không quá một tuần. Nếu phát hiện thiết bị bị
lỗi, cần lập tức báo cho Tư vấn biết để hiệu chỉnh lại.
Các bộ dữ liệu ngay khi được đo đạc xong phải được so sánh với các bộ dữ liệu trước đó.
Nếu xuất hiện các chỉ số bất thường, khác so với các giá trị hay hướng dự kiến, thì phải ngay
lập tức thay bằng các chỉ số khác và phải thông báo choTư vấn giám sát biết. Nếu các giá trị
bất thường vẫn tồn tại, phải thông báo cho Tư vấn giám sát biết và tiến hành khảo sát làm rõ
nguyên nhân xuất hiện các chỉ số bất thường.
Bản ghi chép về các chỉ số thiết bị phải bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin sau:
 Loại thiết bị, số tham chiếu
 Vị trí hệ tọa độ, hay độ lệch lý trình.
 Ngày lắp đặt, và chỉ số cơ bản.
 Ngày và kết quả các chỉ số
 Nhân sự chịu trách nhiệm ban đầu.
 Ý kiến và nhận xét liên quan
6.3.6 Báo cáo giám sát
Nhà thầu phải đệ trình một bản báo cáo giám sát vào cuối mỗi tháng theo lịch. Đề xuất định
dạng báo cáo phải được đệ trình lên Tư vấn giám sát (bao gồm tất cả các bảng đồ họa) để phê
duyệt ít nhất 2 tuần trước khi đệ trình báo cáo tháng đầu tiên.
Báo cáo mỗi tháng phải bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin sau:
 Mô tả công tác giám sát đã thực hiện trong tháng trước.
 Thông tin về chỉ số bất thường hay các chỉnh sửa, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến
dữ liệu đo đạc.
 Quan sát và nhận xét.
 Các bản vẽ thể hiện vị trí lắp đặt thiết bị (được lấy từ báo cáo lắp đặt).
 Lập bảng dữ liệu hay biểu đồ các chỉ số thiết bị theo mô tả bên dưới.
Nhà thầu phải có phần mềm phù hợp để lập các biểu đồ và bảng dữ liệu cần thiết. Gốc thời
gian 0 và trục thời gian được sử dụng trong tất cả các biểu đồ và bảng biểu phải được Tư vấn
chấp thuận. Trục thời gian phải được đánh dấu theo ngày tính từ “ngày 0” và các mốc thời
gian hay tháng phải được biểu thị trên trục. Biểu đồ và bảng biểu lập mỗi tháng phải bao gồm
tất cả các chỉ số trước đó.
Tất cả các biểu đồ mà thời gian được biểu diễn trên trục hoành phải có cùng tỉ lệ với trục thời
gian. Bản ghi độ lún phải được vẽ dựa theo chiều dày đắp (quá trình thi công lắp đặt bấc thấm
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-34 03500
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
và đắp đất). Biểu đồ cho bảng nước ngầm cũng phải gồm các bản ghi lượng mưa. Ở những
nơi mà các biện pháp đo đạc nói trên được thực hiện ở cùng một vị trí thì tất cả các biểu đồ
này phải được tổng hợp lại trên cùng một trang, nếu có thể. Bình đồ, tỉ lệ và các chi tiết thể
hiện hoàn chỉnh phải được Tư vấn chấp thuận tại thời điểm đệ trình bản định dạng.
Bảng lập và biểu đồ phải bao gồm, nhưng không giới hạn các thông tin được ghi trong bảng
sau:
Thiết bị Biểu đồ và Bảng tóm tắt theo yêu cầu

Bàn đo lún Độ lún theo Thời gian (Bảng và biểu đồ)

Cọc tiêu quan trắc chuyển vị ngang Chuyển vị theo phương ngang lớn nhất liên quan đến
các chỉ số cơ bản theo thời gian (Bảng và biểu đồ).

Nghiêng kế Biểu đồ các chuyển vị theo phương ngang của ống dẫn
liên quan đến các chỉ số cơ bản theo độ sâu.

Áp kế/Áp kế chân không Áp lực dư trong áp kế/chân không theo thời gian cho
từng áp kế/cảm biến và theo chiều sâu bộ chỉ số mới
nhất (biểu đồ).

6.4 Đo đạc và thanh toán


6.4.1 Đo đạc
Khối lượng thiết bị được thanh toán phải là số lượng thực tế của từng loại thiết bị được cung
cấp, lắp đặt và đưa vào vận hành.
Công tác theo dõi và báo cáo sẽ không được đo đạc và thanh toán riêng biệt.
6.4.2 Thanh toán
Như đã trình bày bên trên, công tác này sẽ được trả theo giá hạng mục trong Hợp đồng cho
các thiết bị đặc biệt được cung cấp và lắp đặt, cũng như thời hạn giám sát trong các tháng, mà
trong đó tỉ lệ và thanh toán được đền bù trong việc trang bị và lắp đặt các vật liệu, bao gồm
nguồn lao động, thiết bị, công cụ và các phụ phí cần thiết để hoàn tất công việc. Vấn đề này
bao gồm việc bảo dưỡng tất cả các thiết bị trong thời hạn hợp đồng, giám sát và báo cáo tất cả
các kết quả.
Mục số Mô tả Đơn vị
03500-05 Bàn đo lún chiếc
03500-06 Giếng quan trắc chiếc
03500-07 Áp kế điện chiếc
03500-08 Nghiêng kế chiếc
03500-09 Cọc tiêu quan trắc chuyển vị ngang chiếc

7. Vải địa kỹ thuật


7.1 Miêu tả
Hạng mục này bao gồm việc cung cấp và lắp đặt vật liệu vải địa kỹ thuật được phê duyệt như
một phần của công tác đất đường.
7.2 Vật liệu
Vải địa kỹ thuật đề xuất phải được Tư vấn giám sát phê duyệt trước. Thí nghiệm kiểm soát
phải được thực hiện cho từng tấm vải địa kỹ thuật tuân thủ theo hệ thống chất lượng của Nhà
cung cấp Vải địa kỹ thuật. Ngoài chứng chỉ sản phẩm và thí nghiệm chất lượng của nhà sản
xuất ra, Nhà thầu phải bố trí thí nghiệm độc lập về tại phòng thí nghiệm được duyệt với tần
suất thí nghiệm ở mức một chuỗi thí nghiệm trên 10.000 m2 vải địa kỹ thuật. Mỗi chuỗi thí

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-35 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
nghiệm phải gồm đo đạc độ dày và trọng lượng, cường độ kéo và khả năng chống đâm thủng
của vật liệu.
Trừ khi có quy định khác chỉ ra trong Bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn trực tiếp của Tư vấn
giám sát, các vật liệu được sử dụng phải như sau:
(a) Vải địa kỹ thuật ngăn cách: Không dệt
Vải địa kỹ thuật loại không dệt phải đảm bảo độ ổn định trước tia cực tím, làm từ 100% sợi
polipropylen có thể được dính kết từ sợi liên tục bằng phương pháp cơ học hoặc nhiệt.
Phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Phương pháp thí
Đặc tính Giá trị yêu cầu
nghiệm
Cường lực chịu kéo theo chiều dọc cuộn 12 ASTM D4595
tối thiểu kN/m
Độ thấm điện môi tối thiểu /s 1 ASTM D 4491
Kích thước lỗ rỗng vải địa kỹ thuật tối đa, 125 ASTM D 4751
O95 (μm)
(b) Vải địa kỹ thuật cường độ cao: Dệt
Các tấm vải địa kỹ thuật phải đảm bảo độ ổn định trước tia cực tím và được làm từ sợi
polyester.
Cường lực chịu kéo giới hạn theo ASTM D 4595 sẽ phải hơn 200 kN/m theo các hướng dọc
và 50 kN/m theo hướng ngang đến khi đứt không lớn hơn 20%.
(c) Vải địa kỹ thuật ngăn cách: Dệt
Tấm vải địa kỹ thuật dệt khi dùng để lắp đặt bên dưới kết cấu măt đường phải đảm bảo độ ổn
định trước tia cực tím và được làm từ sợi polypropylene, và phải tuân thủ theo các yêu cầu
sau:
Phương pháp thí
.Đặc tính Giá trị yêu cầu
nghiệm
Cường lực chịu kéo theo chiều dọc cuộn 25 ASTM D4595
tối thiểu kN/m
Cường độ đâm thủng CBR tối thiểu N 2250 ASTM D6241
Độ thấm điện môi tối thiểu /s 0,02 ASTM D 4491
.
7.3 Thi công
Các tấm địa kỹ thuật phải được lắp đặt tại các vị trí quy định được bố trí như chỉ ra trong Bản
vẽ. Trước khi đặt vải địa kỹ thuật, tất cả các công việc trước đó phải được hoàn thành và bề
mặt nền phải được dọn sạch không có các vật liệu sắc nhọn gây thủng hoặc rách vải. Bề mặt
nền phải phẳng và cao độ và gồ ghề phải không vượt quá 100mm và độ dốc phải nhỏ hơn
5%.
Các phần mép của tấm vật liệu vải địa kỹ thuật phải được đặt gối chồng lên nhau tối thiểu
300mm hoặc khâu lại sử dụng đường khâu móc kép với khoảng cách mũi là 30mm. Nếu
phần thoát nước thẳng đứng được thi công sau khi đặt vải địa kỹ thuật thì Tư vấn giám sát có
thể yêu cầu các mối nối phải sử dụng khâu để giảm thiểu tạp bẩn cho vải địa kỹ thuật trong
suốt quá trình thi công hạng mục thoát nước thẳng đứng cho đất.
Trừ khi có chỉ dẫn khác nêu trong Bản vẽ về Vải địa kỹ thuật cường độ cao loại dệt phải được
đặt theo hướng dọc và dệt chắc hơn tại các mép cạnh của tim đường.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-36 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
7.4 Đo đạc và thanh toán
7.4.1 Phương pháp đo đạc
Tấm vải địa kỹ thuật phải được đo đạc bằng mét vuông cho diện tích thực của vải địa kỹ
thuật được chỉ trên Bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Tư vấn giám sát. Không được đo đạc
cho phần các mối nối hoặc vật liệu trải thêm ngoài yêu cầu của Tư vấn giám sát.
7.4.2 Cơ sở thanh toán
Các khối lượng, được xác định như đã cung cấp trên đây, phải được thanh toán theo đơn giá
Hợp đồng cho các hạng mục thanh toán liệt kê dưới đây. Các giá và thanh toán phải được
tính đầy đủ cho các chi phí bao gồm cung cấp, vận chuyển, ghép nối và cho tất cả các vật liệu,
thiết bị, nhân công, dụng cụ và các thứ cần thiết khác để hoàn thành công việc như được mô
tả trong Khoản này.
Số hạng mục Mô tả Đơn vị
03500-11 Vải địa kỹ thuật ngăn cách (12kN/m không dệt) (Loại 1) m2
03500-12 Vải địa kỹ thuật cường độ cao (200kN/m / 50kN/m dệt) (Loại 2) m2
03500-13 Vải địa kỹ thuật ngăn cách (25kN/m dệt) (Loại 3) m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-37 03500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 03600 – Phương pháp cố kết hút chân không

1. Mô tả
Phạm vi sử dụng Phương pháp Cố kết Hút chân không (VCM) gồm thiết kế và thi công một
dạng của các biện pháp cố kết đất yếu.
Mục tiêu chung của công tác xử lý đất yếu này là để a) đạt được độ lún dư mục tiêu, và b) để
tăng cường đất móng cho phép thi công nền đường mà không gây sụt lún mái dốc. Những
mục tiêu tổng thể này phải được đáp ứng bằng cách kết hợp các biện pháp xử lý đất yếu của
Công trình, như là bấc thấm (PVD), đệm cát, cố kết hút chân không, gia tải, và thi công nền
đường ở mức được kiểm soát.
Do đó các mục tiêu tổng thể này phải được đáp ứng một phần bởi các biện pháp của Công
trình do Chủ đầu tư thiết kế và một phần bởi các biện pháp của Công trình do Nhà thầu thiết
kế.
Phạm vi công việc của công tác VCM do Nhà thầu thực hiện được giới hạn là phần thiết kế
và thi công biện pháp VCM. Các biện pháp còn lại của việc xử lý đất yếu như là PVD, đệm
cát, vải địa kỹ thuật, thi công nền đắp và gia tải do Chủ đầu tư thiết kế, và trừ khi có hướng
dẫn của Tư vấn giám sát, phải được thi công theo Bản vẽ và Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Như đã nêu trong các phần có liên quan của Chỉ dẫn kỹ thuật này, các khối lượng cho việc
cung cấp và lắp đặt PVD, đệm cát, vải địa kỹ thuật và thi công nền đắp có thể đo đạc lại được.
Việc dỡ bỏ và thay thế đắp gia tải sẽ không được đo đạc và thanh toán riêng biệt và phải là
trách nhiệm của Nhà thầu. Về nguyên tắc, Nhà thầu không được phép chỉnh sửa thiết kế của
bất kỳ dạng nào của công tác xử lý đất yếu, và việc chỉnh sửa đó chỉ được phép khi có sự
hướng dẫn của Tư vấn giám sát.Thiết kế được cho là bao gồm, nhưng không giới hạn đến các
đặc tính vật liệu, kích thước, khoảng cách, khối lượng, tỷ lệ đắp, chiều cao gia tải và thời
gian.
Công tác đo đạc thanh toán cho biện pháp VCM được thực hiện theo mét vuông. Yêu cầu
Thực hiện của biện pháp VCM là phải đạt áp suất chân không quy định tại điểm sâu trung
bình của PVD trong thời gian quy định. Nhà thầu có trách nhiệm thiết kế và lắp đặt hệ thống
VCM đáp ứng yêu cầu thực hiện.
Hệ thống VCM do Nhà thầu thiết kế phải tương thích với các biện pháp cố kết đất yếu tổng
thể như nêu trong Bản vẽ và trong Chỉ dẫn kỹ thuật này, và trong trường hợp hệ thống VCM
đề xuất của Nhà thầu yêu cầu các thay đổi so với các biện pháp khác của công tác xử lý đất
yếu tổng thể để đảm bảo đúng chức năng, thì Nhà thầu phải chịu các chi phí thay đổi đó.

2. Vật liệu
2.1 Tiêu chuẩn tham khảo
Quyết định 384/QD-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 7 tháng 2 năm 2013 về Quy
định tạm thời kỹ thuật thi công và nghiệm thu hạng mục xử lý nền đất yếu bằng phương pháp
cố kết hút chân không có màng kín khi trong xây dựng công trình giao thông.
2.2 Vật liệu
Bấc thấm phải tuân thủ yêu cầu Phần 03500 của Chỉ dẫn kỹ thuật này. Nếu phương pháp cố
kết hút chân không (VCM) của Nhà thầu cần bất kỳ sửa chữa nào về hệ thống PVD để đảm
bảo sự tương thích với phương pháp VCM, thì Nhà thầu phải đề xuất các sửa chữa và thiết kế
theo yêu cầu và cung cấp PVD yêu cầu để đảm bảo tính tương thích với phương pháp VCM
của Nhà thầu. Trong trường hợp Nhà thầu có yêu cầu thay đổi thiết kế và thiết bị VCM, thì
không có thanh toán bổ sung nào theo đơn giá hoặc khối lượng của PVD.
Ngoài các yêu cầu của Phần 03500 đối với PVD, cũng phải áp dụng các yêu cầu bổ sung sau
đây cho PVD khi sử dụng trong phương pháp VCM:

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-38 03600


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Các PVD phải là loại phù hợp đặc biệt cho VCM, và phải được chứng minh sử dụng
trong ít nhất một dự án trước đây về VCM.
 Áp suất xả (m3/s) tại 350 kPa và độ dốc thủy lực i tại 0,5 phải là ít nhất 50 E-6 theo
ASTM D 4716.
 Các cọc thoát nước dọc được sử dụng phải có khả năng chịu được áp lực chân không
áp dụng và áp lực đất ngang mà không bị sụp đổ, đảm bảo rằng chân không có thể
truyền đến các đầu của cọc thoát nước dọc.
Nếu có quy định phải đạt được khả năng thoát nước theo yêu cầu thiết kế của Nhà thầu thì
phải cung cấp các cọc thoát nước ngang trong phạm vi lớp đệm thoát nước.
Về các yêu cầu PVD và các vật liệu khác, tham khảo Quyết định 384/QĐ-BGTVT ngày 7
tháng 2 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về Quy định tạm thời kỹ thuật thi công và
nghiệm thu hạng mục xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng
kín khi trong xây dựng công trình giao thông. Về nguyên tắc, các vật liệu được sử dụng cho
phương pháp VCM phải tuân thủ theo các yêu cầu của Quyết định 384, nhưng Nhà thầu
được phép theo phê duyệt của Tư vấn giám sát đáp ứng các yêu cầu thay thế dựa theo các
kiến nghị kỹ thuật của Chuyên gia về VCM của Nhà thầu, hoặc nếu tuân thủ theo Quyết định
384 thì dẫn tới việc vi phạm về quyền sáng chế của các Nhà thầu khác.
Công tác VCM phải được thực thi sử dụng thiết bị được thiết kế và sản xuất đặc biệt cho mục
đích này, và Nhà thầu/ nhà thầu phụ phải chứng minh được có ít nhất 3 năm kinh nghiệm và
có kinh nghiệm thi công VCM ít nhất là 25.000m2.
Các chi tiết về thiết bị được sử dụng và nhân sự thực hiện công việc phải được đệ trình lên Tư
vấn giám sát phê duyệt trước khi thiết bị hoặc nhân sự được huy động tới Công trường.
Ít nhất 28 ngày trước khi khởi công, Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ chi tiết thiết kế đề xuất,
bản vẽ thi công, vật liệu, biện pháp thi công và các tính toán do Tư vấn giám sát yêu cầu. Tư
vấn giám sát phải rà soát và phê duyệt các đề xuất của Nhà thầu bằng văn bản và không được
phép nhập khẩu thiết bị hoặc vật liệu hoặc cung cấp trước khi Nhà thầu có được phê duyệt đó.
Phê duyệt đó phải không miễn trừ Nhà thầu khỏi trách nhiệm về vật liệu, thiết kế và thi công
do Nhà thầu đề xuất.

3. Yêu cầu thi công


Thi công VCM phải được thực hiện theo biện pháp thi công do Tư vấn giám sát phê duyệt, và
các kiến nghị của chuyên gia về VCM của Nhà thầu.
Về các yêu cầu thi công sử dụng VCM, tham khảo Quyết định 384/QĐ-BGTVT ngày 7
tháng 2 năm 2013 của Bộ GTVT về Quy định tạm thời kỹ thuật thi công và nghiệm thu hạng
mục xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khi trong xây
dựng công trình giao thông. Về nguyên tắc thi công sử dụng phương pháp VCM phải tuân
thủ theo các yêu cầu của Quyết định 384, nhưng Nhà thầu được phép theo phê duyệt của Tư
vấn giám sát để áp dụng các phương pháp đáp ứng yêu cầu thay thế dựa theo các khuyến
nghị kỹ thuật từ Nhà thầu VCM chuyên môn, hoặc nếu nhà thầu tuân thủ theo Quyết định
384 thì sẽ dẫn tới việc vi phạm quyền sáng chế của các Nhà thầu khác.
Thi công các hạng mục khác như lắp đặt bấc thấm, thi công nền đắp, và chuẩn bị lớp nền phải
tuân thủ theo các phần liên quan của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Việc giảm áp suất chân không áp dụng phải là 65 kPa (tối thiểu) đo được tại trung điểm của
chiều dài bấc thấm qua thời gian cố kết và tối thiểu 80 kPa trước khi tiến hành đắp trả. Việc
giảm áp suất phải được đo đạc bằng máy đo áp suất điện lắp đặt ở khoảng giữa của bấc thấm
với mức nước ngầm tham khảo đo được qua giếng quan trắc trong khu vực không được cải
thiện. Phải cung cấp đủ số lượng bơm chân không để đảm bảo áp dụng liên tục chân không
trong suốt thời gian cố kết. Và cần phải nhấn mạnh rằng việc giảm áp suất liên tục là chính

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-39 03600


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
yếu trong việc kiểm soát độ ổn định của nền đường. Áp suất chân không phải được duy trì
trong suốt thời gian yêu cầu cả ngày lẫn đêm.
Việc giảm áp suất chân không có thể và khi cần phải được áp dụng trước khi rải nền và gia tải
và có thể tại những chỗ cần thiết phải được áp dụng đồng thời với tải trọng áp dụng theo
trọng lượng của nền đắp và đắp gia tải. Chiều cao đắp gia tải, và thời gian gia tải phải được
nêu trong các Bản vẽ. Trừ khi có quy định khác trong Bản vẽ, hoặc có sự đồng thuận khác
của Tư vấn giám sát, thời gian áp dụng VCM phải là tổng thời gian của “thời gian đắp” (thời
gian thi công nền đắp) cộng với “thời gian chờ” (thời gian cố kết) như chỉ ra trong Bản vẽ.
VCM phải được thực hiện theo khu vực. VCM phải dừng khi thỏa mãn các tiêu chí cho toàn
bộ khu vực liên quan. Nhà thầu có thể đề xuất hệ thống vùng.
Tiêu chí chấp thuận là việc giảm áp suất nén cụ thể cùng với chiều cao đắp gia tải quy định
phải đạt được và được duy trì trong suốt thời gian quy định trong Bản vẽ cho khu vực đó.
Công tác đắp gia tải như nêu trong bản vẽ phải được đắp quanh khu vực cải tạo thực theo tỷ
lệ đắp phê duyệt. Mái dốc phải không được lớn hơn 1 (V): 2 (H). Nếu không duy trì áp suất
yêu cầu sẽ dẫn tới yêu cầu về tăng chiều cao gia tải hoặc tỷ lệ đắp, Nhà thầu được yêu cầu
cung cấp các tính toán về độ ổn định nền đắp được Tư vấn giám sát phê duyệt.
Mặt phân giới giữa phương pháp VCM và các đoạn không áp dụng phương pháp VCM, về
nguyên tắc, xử lý VCM phải được tiến hành trước tiên, để thi công nền đường và đắp gia tải
có thể diễn ra đồng nhất ngang.
Tại điểm cống tròn và cống hộp, công tác xử lý VCM và bất kỳ gia tải yêu cầu nào phải được
thực hiện trước tiên và đạt được tiêu chí về độ lún trước khi thi công cống hộp và cống tròn,
để đạt được cải tạo nền đất đồng đều tới cống và các vị trí xung quanh nó. Trong khi tiến
hành VCM, hệ thống thoát nước hiện có phải được nối với các ống thoát nước tạm thời cho
khu vực áp dụng phương pháp VCM và đắp, hoặc chuyển hướng bằng bơm.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Thiết kế và thi công xử lý nền đất yếu bằng Phương pháp cố kết hút chân không sẽ được đo
đạc theo diện tích đất yếu được xử lý và được đo đạc theo mét vuông, được tính toán theo
diện tích quy hoạch theo mét vuông được xử lý theo cả bấc thấm và cố kết hút chân không.
Diện tích được xử lý bằng bấc thấm là khu vực được lắp đặt bấc thấm, cộng với khu vực bổ
sung tương ứng với khu vực ảnh hưởng ngoài cùng của bấc thấm, và có chiều rộng bằng một
nửa khoảng cách PVD.
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán cho Phương pháp cố kết hút chân không phải được thực hiện theo đơn giá hợp
đồng theo mét vuông, và đơn giá đó phải trang trải đầy đủ cho chi phí thiết kế hệ thống VCM,
chuẩn bị mặt bằng để đặt thiết bị VCM có màng kín khí hoặc VCM không có màng kín khí,
cung cấp và lắp đặt thiết bị VCM có màng kín khí hoặc không có màng kín khí bao gồm các
chi tiết góc nhưng không giới hạn tới việc cắt bỏ các rãnh (nếu yêu cầu) và các mặt phân cách
với các phần không sử dụng phương pháp VCM, vận hành thiết bị VCM trong khoảng thời
gian quy định và đáp ứng tiêu chí thực hiện quy định, vận hành và báo cáo về áp suất chân
không, áp suất nước lỗ rỗng, và độ lún. Công tác thi công bấc thấm, VCM, thi công nền đắp,
và gia tải phải được đo đạc theo từng loại và thanh toán riêng biệt.
Việc không đáp ứng tiêu chí thực hiện quy định vào bất kỳ ngày cụ thể nào sẽ phải thông báo
gia hạn thời gian VCM thêm một ngày vào chi phí của Nhà thầu và không tăng thời gian. Bất
kỳ gia tải bổ sung nào được yêu cầu do Nhà thầu không đạt áp suất chân không hoặc bất kỳ
hành động nào của Nhà thầu có tác động tới việc thực hiện áp dụng chân không, Nhà thầu
phải chịu trách nhiệm về phần gia tải bổ sung đó để đáp ứng tiến độ dự án.
Thanh toán cho VCM phải được thực hiện theo các đợt sau đây:

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-40 03600


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 30% (ba mươi phần trăm) khi lắp đặt thiết bị VCM và đạt được áp suất chân không
mục tiêu
 70% (bảy mươi phần trăm) khi hoàn thành công tác VCM
Hạng mục Mô tả Đơn vị
03600-01 Phương pháp cố kết hút chân không m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 3-41 03600


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC VÀ CỐNG

Phần 04100 – Cống tròn

1. Mô tả
Phần 04100 sẽ bao gồm việc thi công cống tròn bê tông cốt thép mới trên lớp đệm và gối
cống chỉ ra trên Bản vẽ và tùy thuộc vào phê duyệt của Tư vấn giám sát.
Những phần kết cấu cửa vào, cửa ra, tường đầu cũng như những công tác bảo vệ chống xói
và chống mòn được bao gồm trong phần chỉ dẫn kỹ thuật khác.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Các phiên bản mới nhất của các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được áp dụng trong công việc bao
gồm trong chỉ dẫn này.
 22TCN VN 159-86Cống tròn bê tông cốt thép lắp ghép
 TCVN 9113:2012 Ống bê tông cốt thép thoát nước
 ASTM C990 Mối nối cho cống bê tông, miệng cống, các cống hộp đúc sẵn sử
dụng chất gắn mối nối dẻo.
2.2 Lớp đệm
Vật liệu dạng hạt cho lớp đệm phải theo như điều 4.2, bảng 4 của TCVN 7570 – 2006 tùy
thuộc vào sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Cấp phối gia cố xi măng cho lớp đệm phải là mác C10 lớp đệm hoặc lớp bê tông đệm đáp
ứng yêu cầu của chỉ dẫn phần 07100 “Bê tông và kết cấu bê tông”.
2.3 Bê tông
Bê tông sử dụng cho tất cả các kết cấu làm việc mô tả trong phần chỉ dẫn kỹ thuật này phải có
mác chỉ ra trong Bản vẽ và theo đúng các yêu cầu quy định trong mục Chỉ dẫn kỹ thuật
07100 "Bê tông và Kết cấu bê tông"
2.4 Cốt thép cho bê tông
Toàn bộ cốt thép dùng cho công trình phải đúng với yêu cầu quy định trong mục Chỉ dẫn kỹ
thuật 07500 "Cốt thép"
2.5 Cống tròn bê tông cốt thép
Các ống bê tông cốt thép phải là ống bê tông cốt thép đúc sẵn mác C30 và theo đúng Chỉ dẫn
kỹ thuật phần 07100 “ Bê tông và kết cấu bê tông”. Ống phải được đúc đẩy vừa vặn hoặc mối
nối âm và dương và cốt thép trong tất cả các ống phải là khung thép xoắn với tất cả các thanh
thép dọc chỉ ra trong Bản vẽ trừ khi có sự phê duyệt khác của Tư vấn giám sát.
Có thể Tư vấn giám sát sẽ nghiệm thu định kỳ nhà máy sản xuất ống này để đảm bảo theo
đúng phương pháp sản xuất đã được duyệt. Nhà thầu phải cung cấp mẫu vật liệu để thí
nghiệm đảm bảo chất lượng và sẽ bố trí sắp xếp để Tư vấn giám sát đi kiểm tra, việc kiểm tra
này cũng bao gồm cả các hạng mục bê tông cốt thép đúc sẵn. Tất cả các hạng mục bê tông
đúc sẵn phải được đánh dấu với tham chiếu duy nhất và không hạng mục nào được xuất ra
công trường mà không có sự phê duyệt của Tư vấn giám sát.
Trừ khi được chỉ dẫn khác đi trên Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát, nếu không
toàn bộ các mối mối cho cống tròn bê tông cốt thép phải sử dụng vật liệu bịt kín mối nối và
phải là mối nối đàn hồi theo tiêu chuẩn của ASTM C990.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-1 04100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.6 Gối cống
Gối đỡ cống phải có số lượng và chủng loại chỉ ra trong Bản vẽ, tùy thuộc vào phê duyệt của
Tư vấn giám sát. Gối cống phải là bê tông cốt thép đúc sẵn bê tông mác C20 và phải phù hợp
với chỉ dẫn phần 07100 “ Bê tông và kết cấu Bê tông”. Nếu được Tư vấn giám sát chấp thuận,
thì có thể dùng bê tông đổ tại chỗ, nhưng phải chứng minh chất lượng thi công phù hợp và
đảm bảo an toàn thi công. Gối cống phải được kiểm tra và phê duyệt như trong mục 2.5 ở
trên.
2.7 Vữa xây
Vữa dùng cho mối nối chỉ được sử dụng theo yêu cầu của Tư vấn giám sát hoặc theo chỉ dẫn
trên Bản vẽ. Vữa dùng cho mối nối ống và vòng đệm phải đáp ứng yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật
phần 08100 “Vữa xi măng”.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Bản vẽ thi công và tiến độ thi công
3.1.1 Bản vẽ thi công
Nhà thầu phải cung cấp các Bản vẽ thi công và biện pháp hướng dẫn bao gồm các chi tiết xây
dựng cống và cống bê tông như chỉ dẫn trên Bản vẽ và theo chỉ định của Tư vấn giám sát.
Các bản vẽ thi công và biện pháp hướng dẫn phải đệ trình lên Tư vấn giám sát trong khoảng
thời gian được quy định trong mục Chỉ dẫn kỹ thuật chung cho các tài liệu đệ trình để xét
duyệt trước khi bắt đầu xây dựng cống, bao gồm các công việc đúc sẵn.
3.1.2 Kế hoạch thi công
Nhà thầu không được phép đúc và thi công phần cống bê tông khi chưa được Tư vấn giám sát
phê duyệt về kế hoạch và biện pháp thi công do Nhà thầu đề xuất. Nhà thầu được phép đủ
thời gian cho kế hoạch nộp và phê duyệt Bản vẽ thi công và kế hoạch thi công và cho việc
xem xét sửa đổi và nộp lại các hồ sơ đó mà được yêu cầu theo như Tư vấn giám sát nhận xét.
Tất cả các công việc thoát nước tạm hoặc các đường tránh của hệ thống thoát nước hiện hữu
phải được thay thế và mở rộng trước khi bắt đầu thi công cống.
Tất cả các công việc chuẩn bị cho lớp móng trên hoặc áo đường hoặc là nằm trên đường ô tô
hoặc các đoạn vai đường không được phép bắt đầu thi công khi các cống, tường chắn và các
phần kết cấu phụ khác dưới lớp móng trên dọc theo các đoạn đặc biệt của dự án chưa được
hoàn thiện.
3.2 Lắp đặt cống
3.2.1 Chuẩn bị công trường
Nhà thầu phải thực hiện công tác đào và chuẩn bị mương cho cống tròn mà được yêu cầu
theo như điều khoản chỉ dẫn phần 03200 “ Đào kết cấu”. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho
tất cả việc thoát nước và các công việc phụ trợ của thi công mương và tất cả các công việc
tạm cần thiết khác được yêu cầu trong quá trình thi công
Nhà thầu cũng phải đặt hệ chống và/hoặc vật liệu lót theo đúng các yêu cầu trên Bản vẽ hoặc
theo yêu cầu của Tư vấn giám sát phù hợp với những mục Chỉ dẫn kỹ thuật có thể áp dụng
được.
3.2.2 Đặt cống
Nhà thầu phải đào rãnh cống tới độ sâu yêu cầu. Đáy cống phải được đặt hệ chống liên tục và
đồng đều dưới toàn bộ chiều dài của gối cống.
Chiều rộng của rãnh ít nhất phải được xem xét là khoảng cách giữa mặt phẳng đứng thông
qua giới hạn ngoài của lớp đệm trên mỗi mặt của cống chỉ ra trên Bản vẽ. Theo quan điểm
của Tư vấn giám sát thì Nhà thầu có thể mở rộng thêm chiều rộng của rãnh nhưng Nhà thầu
sẽ không được thanh toán thêm cho phần đảo mở rộng rãnh đó.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-2 04100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Các cạnh dốc của rãnh cống thoát nước phải được chấp thuận phù hợp với độ ổn định của đất.
Nếu Nhà thầu đào quá rãnh cống thì Nhà thầu phải lấp lại và đầm chặt bằng loại vật liệu nền
đắp tùy thuộc vào Tư vấn giám sát chấp thuận và Nhà thầu phải chịu khoản chí phí đó.
Phải tháo hết nước ra khỏi rãnh bằng máy bơm hoặc theo biện pháp khác được chấp thuận.
Vật liệu phải được vận chuyển trong một cách thức bảo đảm cung cấp đến điểm lắp đặt trong
điều kiện không bị phá hủy. Gối và cống cung cấp đến công trường phải được Tư vấn giám
sát kiểm tra trước khi lắp đặt và/hoặc đặt. Số gối hoặc cống khuyết tật phải bị loại bỏ và thay
thế chi phí sẽ do nhà thầu chịu. Không được đặt gối và cống khi điều kiện rãnh không phù
hợp cho công việc này.
Các gối và cống phải được đặt ở độ dốc và hướng tuyến được chỉ ra trong Bản vẽ hoặc được
Tư vấn giám sát chỉ dẫn.
Tất cả các cống phải được đặt và ghép vào nhau đến nỗi mà chất bịt kín mối nối có hình dạng
đầy đủ và hợp lệ bịt kín đầy đủ xung quanh đường tròn của mối nối cống. Chất bịt kín mối
nối phải được lắp đặt đến nỗi mà bất kỳ mối nối hoặc chất kết dính bao phủ phải phủ lên trên
đỉnh của cống.
Tất cả các gối cống đã lắp đặt phải được phê duyệt trước khi lấp lại.
Nhà thầu phải lấp và đầm đất khu vực xung quanh và trên gối và cống sử dụng vật liệu nền
đắp đã phê duyệt theo chỉ dẫn phần 03200 “ Đào kết cấu”. Vật liệu đắp không có đá và phải
có kích thước lọt sàng 25mm. Vật liệu quá cỡ phải được loại bỏ ngay.
Nhà thầu phải lấp với chiều cao tối thiểu 50 cm tính từ mặt trên của ống
Những chỗ mà cống và gối cống không đặt trong rãnh, công tác lấp phải mở rộng tới khoảng
cách tối thiểu với đường kính một mét rưỡi tính từ tâm tới mỗi cạnh của đường ống.
Tại cả hai phía vòm ống phải đầm bằng phẳng theo toàn bộ chiều dài đường ống. Nhà thầu
phải đặc biệt chú ý tới việc đầm tại những phần ống vòm.
Các thiết bị nặng di chuyển trên mặt đất và thiết bị đầm nén không được hoạt động trên phạm
vi một phảy năm (1,5) lần đường kính cống tính từ tim cống đến mỗi mặt bên của cống cho
tới khoảng thời gian lấp lớp đỉnh trên cống ít nhất 50cm Mặc dù các điều kiện này Nhà thầu
phải chịu trách nhiệm và phải điều chỉnh các hư hại mà kết quả từ việc không đắp hoặc đầm
nén cống hoặc lắp đặt và đầm nén vật liệu thi công đường phía trên cống.
3.3 Tường đầu cống, cửa thu, cửa xả
Tường đầu, của thu, của xả bảo vệ xói mòn và kết nối hố ga, hố thu phải được thi công như
Bản vẽ và theo đúng chỉ dẫn phần 04300 “Hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả” tùy thuộc vào
phê duyệt của Tư vấn giám sát.
3.4 Mối nối, bộ phận nối và ghép
Các ống phải được đặt với các mối nối đáp ứng theo tiêu chuẩn ASTM C990. Nơi mà ống
cống được xây dựng phía trong cửa thu, cửa xả hố ga, hố thu việc ghép nối phải tuân theo chi
tiết trong Bản vẽ và yêu cầu của chỉ dẫn liên quan tùy thuộc vào chấp thuận của Tư vấn giám
sát.
3.5 Các thí nghiệm
Các thí nghiệm cho các hạng mục bê tông phải tuân theo yêu cầu của chỉ dẫn liên quan. Mối
lớp đất đắp trên cống phải được thí nghiệm theo yêu cầu của chỉ dẫn phần 03200 “Đào kết
cấu”.
3.6 Vệ sinh cống thoát nước
Tất cả các cống phải được vệ sinh sạch rác, đất và các vật liệu ngoại lai khác trước khi lắp đặt
đưa vào sử dụng. Nhà thầu phải nhận được sự phê duyệt của Tư vấn giám sát trước khi lắp
đặt cống đưa vào sử dụng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-3 04100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.7 Sửa chữa và bảo dưỡng
3.7.1 Sửa chữa các công việc chưa hoàn chỉnh
Tất cả các công việc và vật liệu dùng cho việc xây dựng cống thoát nước phải được Tư vấn
giám sát kiểm tra trước khi chấp thuận. Tư vấn giám sát sẽ đưa ra các chỉ dẫn cho công việc
sủa chữa thấy cần thiết cũng như những công việc không đáp ứng cho nhà thầu. Nhà thầu
phải thực hiện các công việc sửa chữa đó và tự phải bỏ chi phí. Các công việc đó sẽ không
được chấp thuận cho tới khi họ hoàn thành đáp ứng yêu cầu của Tư vấn giám sát.
3.7.2 Bảo dưỡng các công việc được nghiệm thu
Nhà thầu cũng phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng thường xuyên, vệ sinh và bảo quản các công
tác cống tới thời gian tiếp quản của Chủ đầu tư. Không một hạng mục nào được đo đạc và
thanh toán riêng cho tất cả các công việc đó.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Khối lượng các ống bê tông cốt thép được đo đạc để thanh toán phải là số lượng mét dài các
kết cấu mới được lắp đặt hoàn thành. Khối lượng này phải được đo theo chiều dài thực tế các
ống bê tông cốt thép với một đường kính quy định theo tiêu chuẩn, bao gồm tất cả công tác
đào, vật liệu lấp, lớp đệm, gối cống, các mối nối và vòng đệm.
Việc đo đạc phải bao gồm tất cả các công việc tạm cần thiết bao gồm cho các hạng mục đó
được yêu cầu cho đường tránh của hệ thống thoát nước hiện hữu trong quá trình thi công
cống mới và một số chỉnh sửa hệ thống thoát nước theo như kết quả của các công việc tạm và
xây dựng các công việc mới.
Tường đầu, cửa thu, cửa xả, hố ga hoặc hố thu và bảo vệ chống xói mòn và các mối nối phải
được xây dựng đo đạc và thanh toán theo đúng các phần chỉ dẫn phù hợp.
Chi phí cho các hạng mục khác được xem như phụ cho thi công cống hoặc công việc thoát
nước. Chi phí đó được bao gồm trong giá mời thầu cho cống tròn và cho vật liệu thi công
phát sinh được sử dụng.
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng cống tròn được Tư vấn giám sát chấp thuận và được xác định trên đây sẽ được
thanh toán theo Đơn giá hợp đồng theo đơn vị tính toán cho các hạng mục thanh toán được
nêu trong Bảng tiên lượng. Việc thanh toán sẽ chi trả toàn bộ cho các công việc được mô tả
trong mục này bao gồm việc cung cấp, lắp đặt tất cả các loại vật liệu, các vật liệu mối nối cần
thiết cho cống tròn bê tông và chi phí cho nhân công, vật liệu, thí nghiệm, thiết bị, dụng cụ và
tất cả thiết bị cần thiết để hoàn thành công việc nói trên như được chỉ dẫn trên Bản vẽ và theo
yêu cầu của mục Chỉ dẫn kỹ thuật này và tất cả các công việc vệ sinh cần thiết và toàn bộ bảo
dưỡng /hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
04100-01 Cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn, đường kính 0,8m m
04100-02 Cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn, đường kính 1,0m m
04100-03 Cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn, đường kính 1,25m m
04100-04 Cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn, đường kính 1,5m m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-4 04100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 04150 – Cống hộp

1. Mô tả
Hạng mục công việc này bao gồm việc thi công các cống hộp bê tông cốt thép và các tường
cánh liên kết tuân thủ theo Chỉ dẫn kỹ thuật này và chỉ dẫn kỹ thuật cho các hạng mục liên
quan, tất cả phải phù hợp theo các loại, kích thước và chi tiết khác do Tư vấn giám sát quyết
định như kết quả khảo sát của Nhà thầu. Các yêu cầu liên quan của Chương 7 – Công tác kết
cấu – phải được đọc và xem như là mục của phần chỉ dẫn này.

2. Vật liệu yêu cầu


Cống hộp phải là loại đổ tại chỗ và phù hợp với các chi tiết được nêu trong Bản vẽ. Nhà thầu
phải trình nộp, để Tư vấn giám sát phê duyệt, tiến hành thi công các cống hộp bê tông cốt
thép. Trừ khi có chỉ đạo khác của Tư vấn giám sát, các điều khoản áp dụng của Chương 7 –
Công tác bê tông phải được đạc và thành một phần của Phần này.
Các màng ngăn nước phải là PVC có gờ hàn nóng với giữa gồ lên. Trừ khi có hướng dẫn
khác trong Bản vẽ, các màng ngăn nước phải có trọng lượng tối thiểu 1,0kg/mét, độ giãn dài
đến khi đứt phải là ít nhất 250%, và độ bền kéo ít nhất là 12MPa.

3. Yêu cầu thi công


3.1.1 Công tác đào
Trước khi tiến hành đào, Nhà thầu phải có những biện pháp cần thiết để công tác đào không
ảnh hưởng tới nước mặt hoặc nước mặt từ lớp gia tải trước và xử lý nền đất yếu.
Trừ khi có hướng dẫn khác của Tư vấn giám sát, trong các khu vực đắp, công tác đắp phải
được hoàn thành gia tải trước và xử lý đất yếu và nền đắp gia tải phải đạt tới điều kiện nhất
định, trước khi bắt đầu đào, theo như phê duyệt của Tư vấn giám sát. Tất cả các công tác đào
phải được tiến hành để giảm thiểu hư hại tới bề mặt hiện tại.
Các điểm yếu trong khu vực đáy hố đào của cống hộp phải được loại bỏ và đắp trả ngay bằng
phương pháp đắp trả dạng hạt. Khi Tư vấn giám sát hướng dẫn phương pháp xử lý bổ sung
này sẽ được thanh toán trong các khoản liên quan trong chỉ dẫn kỹ thuật này.
Khi Tư vấn giám sát nhận thấy rằng các điểm yếu là do lỗi của Nhà thầu, thì Nhà thầu phải có
trách nhiệm đắp trả theo bất kỳ hạng mục nào trong Chỉ dẫn kỹ thuật này và Nhà thầu phải tự
thanh toán cho công tác đào bổ sung và đắp trả bằng phương pháp đắp trả dạng hạt đến khi
thỏa mãn yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Bất kỳ vật liệu phù hợp phía dưới đáy của móng cống hộp bị loại bỏ không cần thiết, thì Nhà
thầu phải đắp trả vật liệu dạng hạt bằng chi phí tổn thất của Nhà thầu.
3.1.2 Hoàn thiện móng
Công tác đảo phải được tiến hành đến khi đạt tới đường thiết kế ổn định và cao độ do Tư vấn
giám sát hướng dẫn. Phần móng phải được thi công hoặc xử lý móng phải được thi công, khi
được chỉ rõ trong Bản vẽ.
3.1.3 Đắp trả và khôi phục
Không được tiến hành đắp trả cho đến khi theo quan điểm của Tư vấn giám sát, bê tông đạt
tới cường độ phù hợp. Đắp trả phải được tiến hành theo các yêu cầu của phần 03200, trừ khi
vật liệu sử dụng để đắp trả xung quanh và bên trên cống hộp với khoảng cách 50cm phải là
cát thay thế vật liệu được đào. Khi không có sẵn vật liệu phù hợp, phải sử dụng vật liệu bổ
sung từ bất kỳ nguồn đào nào. Khi hoàn thành đắp trả, khu vực được đào phải được khôi phụ
nguyên trạng nhưng Tư vấn giám sát có thể bỏ hoặc chỉnh sửa yêu cầu nếu khu vực đó được
tái thi công hoặc cùng với các khoản khác trong Hợp đồng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-5 04150


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4. Đo đạc và thanh toán
4.1.1 Phương pháp đo đạc
Khối lượng của cống hôp bê tông cốt thép được thanh toán theo mét dài được đo dọc theo
tâm cống từ hai đầu cống như quy định trong Bản vẽ.
Tường đầu cống, cửa thu, cửa xả, hố ga hay hố thu và bảo vệ chống xói và các mối nối phải
được thi công đo đạc và thanh toán phù hợp theo Phần chỉ dẫn kỹ thuật tương ứng.
4.1.2 Cơ sở thanh toán
Giá và thanh toán sẽ được tính đủ cho việc cung cấp và lắp đặt từng cống hộp và cho việc
cung cấp tất cả các trang thiết bị liên quan như chỉ ra trong Bản vẽ, đào tới bất kỳ độ sâu và
đắp trả, bảo dưỡng công tác đào khỏi nước ngầm, cắt bất kỳ hố thăm hoặc kênh để tạo kết nối,
cung cấp và lắp đặt, tà vẹt liên kết, mối nối và màng ngăn nước, đá nghiền, đóng cọc hoặc
móng bê tông hoặc bê tông, khôi phục đắp trả, đắp xung quanh cống và cho toàn bộ nhân
công, công cụ, thiết bị và những khoản chi phí cần thiết để hoàn thành công việc như mô tả
trong Chỉ dẫn kỹ thuật.
Thanh toán cho phần mặt và chiếu sáng bên trong cống hộp sẽ không bao gồm trong những
hạng mục này nhưng bao gồm trong các hạng mục khác có liên quan được cung cấp trong
phần chỉ dẫn kỹ thuật này.
Số hạng mục Mô tả Đơn vị đo đạc
04150-01 Cống hộp bê tông cốt thép (2,0 x 2,0)m m
04150-02 Cống hộp bê tông cốt thép (2,5 x 2,5)m m
04150-03 Cống hộp bê tông cốt thép 2 x (2,5 x 2,5)m m
04150-04 Cống hộp bê tông cốt thép (3,0 x 3,0)m m
04150-05 Cống hộp bê tông cốt thép 2 x (3,0 x 3,0)m m
04150-06 Cống hộp bê tông cốt thép 3 x (3,0 x 3,0)m m
04150-07 Hầm chui cống hộp bê tông cốt thép (3,5 x 2,7 cao)m m
04150-08 Hầm chui cống hợp bê tông cốt thép (4,5 x 2,7 cao)m m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-6 04150


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 04200 – Các loại rãnh

1. Mô tả
Phần công việc này mô tả công việc yêu cầu xây dựng rãnh thoát nước. Nhà thầu phải thi
công rãnh dọc bên đường sử dụng đá xây miết mạch, bê tông cốt thép hoặc bê tông đúc sẵn
như được quy định trên Bản vẽ trừ khi được Tư vấn giám sát chỉ thị khác đi.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Vật liệu
Nhà thầu phải nộp cho Tư vấn giám sát chi tiết và mẫu vật liệu mà họ định sử dụng cho thi
công rãnh bao gồm trong phần Chỉ dẫn này.
2.2 Lớp đệm
Vật liệu dạng hạt lớp đệm phải theo như điều 4.2 bảng 4 TCVN 7570 – 2006 tùy thuộc vào
sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Bê tông nghèo cho lớp đệm phải là mác C10 lớp đệm hoặc bê tông đệm tuân theo yêu cầu
của chỉ dẫn phần 07100 “Bê tông và kết cấu bê tông”.
2.3 Đá xây miết mạch
Đá xây lát miết mạch phải phù hợp theo yêu cầu quy định trong phần chỉ dẫn 04400 “Công
tác đá xây miết mạch vữa”.
2.4 Bê tông
Bê tông Đúc sẵn và đúc tại chỗ sử dụng cho tất cả các công tác kết cấu mô tả trong phần chỉ
dẫn kỹ thuật này phải có mác chỉ ra trong Bản vẽ và phải phù hợp theo yêu cầu quy định
trong phần chỉ dẫn 07100 “Bê tông và kết cấu bê tông”.
2.5 Cốt thép cho bê tông
Tất cả các cốt thép sử dụng trong công trình phải phù hợp theo yêu cầu quy định trong phần
chỉ dẫn 07500 “Cốt thép”.
2.6 Đệ trình
2.6.1 Bản vẽ thi công và bản vẽ kỹ thuật và kế hoạch thi công
Nhà thầu phải chuẩn bị Bản vẽ thi công biện pháp thi công và một bản kế hoạch của các rãnh
thoát nước trình bày chi tiết đệ trình thi công rãnh thoát nước chỉ ra trong Bản vẽ hoặc chỉ
dẫn của Tư vấn giám sát. Bản vẽ thi công, biện pháp thi công, kế hoạch phải được nộp cho
Tư vấn giám sát và chấp thuận thời gian bắt đầu thi công công tác rãnh. Kế hoạch của Nhà
thầu phải bao gồm vị trí và trắc dọc của từng chiều dài rãnh. Trắc dọc phải được bố trí phối
hợp đặc tính thoát nước bao gồm hố ga, hố thu, và cống.

2.6.2 Kế hoạch
Không được thi công rãnh trước khi Tư vấn giám sát phê duyệt Bản vẽ thi công, biện pháp
thi công và kế hoạch thi công của Nhà thầu. Nhà thầu phải có đủ thời gian cho phép cho kế
hoạch nộp và chấp thuận Bản vẽ thi công, biện pháp thi công và một số sửa đổi và nộp lại các
hồ sơ đó theo yêu cầu phù hợp với chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Trắc đạc rãnh thoát nước
Nhà thầu phải trắc đạc vị trí, chiều dài, hướng dốc và độ dốc theo yêu cầu của tất cả các rãnh.
Trắc đạc phải bao gồm vị trí của tất cả các hố thu và độ dốc phù hợp.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-7 04200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2 Thi công rãnh bên đường
Nhà thầu phải đào đắp và tạo hình các rãnh thoát nước dọc mới hoặc đã nắn lại theo đúng độ
cao trên Bản vẽ thi công và theo trắc dọc nêu ra trên Bản vẽ điển hình của các rãnh thoát
nước dọc hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Đối với dải rãnh hở với đá xây miết mạch Nhà thầu phải di dời và loại bỏ tất cả các vật liệu
đào. Đối với rãnh bê tông đổ tại chỗ công tác đào phải tuân theo khoản chỉ dẫn phần 03200
“Đào kết cấu”. Không vật liệu nào được chuyển khỏi công trường mà chúng phải được làm
sạch hoặc lắng đọng trong nền đào hoặc rãnh hoàn thiện.
Không được Thi công bê tông đổ tại chỗ hoặc rải đá cho rãnh theo quy định của phần chỉ dẫn
này cho tới khi chấp thuận của Tư vấn giám sát về cấu tạo rãnh đào.
Tất cả các rãnh hoàn thiện phải đủ nhẵn và đồng đều đảm bảo nước chảy tự do mà không tạo
vũng trong quá trình chảy chậm.
3.3 Dung sai kích cỡ, sửa chữa và bảo dưỡng
3.3.1 Dung sai kích cỡ
Cao độ cuối cùng của rãnh thoát nước phải không được lớn hơn ±5mm so với Chỉ dẫn kỹ
thuật quy định tại bất kỳ vị trí được chấp thuận nào.
Hướng tuyến các rãnh thoát nước và hình dạng của mặt cắt ngang không được phép sai khác
hơn ±2cm tại bất kỳ điểm nào so với những quy định kỹ thuật trên Bản vẽ.
3.3.2 Sửa chữa các công việc chưa hoàn chỉnh
Tất cả các vật liệu và tay nghề thợ thi công cống phải tuân theo sự kiểm tra và phê duyệt của
Tư vấn giám sát. Tại những nơi thích hợp Tư vấn giám sát sẽ đưa ra các chỉ dẫn cho các công
việc sửa chữa cần thiết khi kết quả công việc của Nhà thầu chưa hoàn thiện. Hạng mục thi
công sẽ không được chấp thuận cho tới khi được hoàn tất thỏa mãn yêu cầu của Tư vấn giám
sát.
Công việc sửa chữa bao gồm nhưng không giới hạn bởi:
 Nhà thầu phải thường xuyên tiến hành khảo sát lại trắc dọc bề mặt hiện tại hoặc đã
xây dựng để có dữ liệu chính xác về điều kiện tự nhiên.
 Việc đào đắp bổ sung có thể bao gồm công tác đắp cho công việc mới và đào lại để
theo đúng kích thước, các tuyến và cao độ theo quy định, và
 Sửa chữa hoặc thay đổi những phần đá xây hoặc bê tông cốt thép bị hỏng.
Các công việc và khối lượng phát sinh do công tác sửa chữa sẽ không được thanh toán thêm.
3.3.3 Bảo dưỡng các công việc đã nghiệm thu
Trách nhiệm của Nhà thầu là bảo dưỡng thường xuyên vệ sinh và chăm sóc các rãnh cho tới
khi chúng được chuyển giao cho Chủ đầu tư. Không hạng mục nào được xác định khối lượng
hoặc thanh toán riêng cho các công việc đó.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Các rãnh thoát nước sẽ được đo theo mét dài rãnh đã thi công theo đúng Bản vẽ kỹ thuật do
Nhà thầu đệ trình.
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán sẽ chi trả toàn bộ cho các công việc được mô tả trong mục Chỉ dẫn kỹ thuật này
bao gồm công tác chuẩn bị, cung cấp và vận chuyển vật liệu, đào, đổ và đầm vật liệu đắp,
cung cấp nhân công, vật liệu, thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị và bất cứ công tác phụ trợ nào

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-8 04200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
khác để hoàn thiện công việc như chỉ ra trên Bản vẽ và theo yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật này
và/hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Không được thanh toán riêng cho công tác đào, đắp, lớp nền và lớp lát rãnh hoặc công tác di
dời rãnh thoát nước. Toàn bộ chi phí này phải coi như đã được bao gồm trong các hạng mục
chính của Chỉ dẫn kỹ thuật.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
04200-01 Rãnh bên bê tông , đúc sẵn loại 1 m
04200-02 Rãnh bên bê tông, đúc sẵn loại 2 m
04200-03 Rãnh bên đá xếp khan thoát nước (kích thước 0,8x0,75m) m
04200-04 Rãnh bên loại A (rãnh đất, hình thang cạnh đáy 0,5m) m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-9 04200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 04300 – Hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả

1. Mô tả
Mục Chỉ dẫn kỹ thuật này mô tả các yêu cầu về thi công hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả và
rãnh.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Vật liệu
Nhà thầu phải nộp để Tư vấn giám sát chấp thuận về các mẫu của vật liệu mà họ định sử
dụng cho thi công của hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả của cống và rãnh được bao gồm trong
phần chỉ dẫn này.
2.2 Lớp đệm
Cát đắp hạt mịn /lớp đệm phải là cát đen (cát sông). Cát phải là cát mịn đáp ứng yêu cầu của
bảng 1 của TCVN 7570-06 với mô đun độ lớn 0,7 đến 2,0. Hàm lượng hữu cơ và tạp chất
phải tuân theo bảng 2 của TCVN 7570-06 như dưới đây:
 Sét và tạp chất dạng hạt phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,5%
 Bùn và chất bẩn phải nhỏ hơn hoặc bằng 10%
Sẽ không cần thiết kiểm tra phản ứng đất muối hoặc hàm lượng cacbon của cát để sử dụng
Cát phải được lấy mẫu và thí nghiệm theo như TCVN 7572:2006 (Cấp phối cho bê tông và
vữa – Phương pháp thí nghiệm )
Vật liệu dạng hạt cho lớp đệm phải tuân theo khoản 4.2 bảng 4 của TCVN 7570 – 2006 tùy
thuộc vào chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Bê tông nghèo cho lớp đệm phải có mác C10 lớp đệm hoặc bê tông đệm theo yêu cầu của chỉ
dẫn phần 07100 “Bê tông và kết cấu bê tông”.
2.3 Bê tông
Bê tông đúc sẵn và bê tông đổ tại chỗ sử dụng cho tất cả các công tác kết cấu mô tả trong
phần kỹ thuật này phải có mác chỉ ra trong Bản vẽ và phải phù hợp yêu cầu chỉ dẫn trong
phần 07100 “Bê tông và kết cấu bê tông”.
2.4 Cốt thép cho bê tông
Tất cả cốt thép sử dụng trong công trình phải phù hợp với yêu cầu quy định trong phần chỉ
dẫn 07500 “Cốt thép”.
2.5 Đá xây miết mạch
Đá xây miết mạch phải phù hợp theo yêu cầu quy định trong phần chỉ dẫn 04400 “Công tác
đá xây miết mạch”.
2.6 Kết cấu thép
Hạng mục kết cấu thép phải đáp ứng theo yêu cầu của 22TCN288:2002 và phải được mạ
kẽm theo AASHTO M232.
2.7 Công tác gạch
Công tác gạch phải phù hợp yêu cầu quy định trong phần chỉ dẫn 04600 “Khối gạch xây”.
2.8 Vữa
Vữa cho mối nối hoặc các công tác khác phải được sử dụng nếu Tư vấn giám sát yêu cầu,
hoặc được chỉ ra trong Bản vẽ. Nếu hoặc khi được yêu cầu vữa phải đáp ứng theo phần chỉ
dẫn 08100 “Vữa Xi măng”.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-10 04300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3. Yêu cầu thi công
3.1 Bản vẽ thi công và kế hoạch thi công
3.1.1 Bản vẽ thi công
Nhà thầu phải cung cấp Bản vẽ kỹ thuật và biện pháp thi công bao gồm các chi tiết thi công
cho các công trình hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả cho cống và rãnh được chỉ ra trên Bản vẽ
và theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Bản vẽ kỹ thuật và biện pháp thi công phải được trình
lên Tư vấn giám sát phê duyệt trước khi bắt đầu thi công bao gồm cả các hạng mục đúc sẵn.
3.1.2 Kế hoạch thi công
Không được Thi công hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả cho cống và rãnh cho tới khi Tư vấn
giám sát phê duyệt Bản vẽ thi công và biện pháp thi công. Nhà thầu phải đủ thời gian cho
phép cho kế hoạch nộp và phê duyệt Bản vẽ thi công và biện pháp thi công và một số chỉnh
sửa và nộp lại các hồ sơ đó phù hợp với chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
3.1.3 Chuẩn bị công trường
Nhà thầu phải triển khai công tác đào mà có thể được yêu cầu cho hố thu, hố thăm, cửa thu,
cửa xả theo như khoản chỉ dẫn phần 03200 “Đào kết cấu”. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm
cho tất cả công tác thoát nước các công tác phụ trợ cho công tác đào và tất cả các công việc
tạm cần thiết khác được yêu cầu trong quá trình thi công.
3.2 Cung cấp, lưu kho và bảo quản
Vật liệu được chuyển đến công trường phải được kiểm tra mức độ hư hại, được dỡ xuống và
lưu kho với sự bảo quản tối thiểu. Vật liệu hư hại phải bị loại bỏ và thay thế bằng chi phí của
Nhà thầu.
3.3 Mối nối
Cống tròn và đoạn rãnh phải được đặt và đúc thành từng khúc trước khi được lắp với nhau
hoặc xây gắn vào kết cấu hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả.
3.4 Nắp hố thu, hố thăm và khung
Nắp cống và hố thu phải được chế tạo, cung cấp và lắp đặt hoàn chỉnh với khung và nắp đậy
được chỉ ra trên Bản vẽ.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Khối lượng hố thu và hố thăm phải được đo đạc và thanh toán bằng số lượng được lắp đặt ở
hiện trường với nắp bao gồm cả công tác đào đắp, lớp đệm, vật liệu lót, bê tông, cốt thép và
các hạng mục phụ trợ khác như thang sắt, thép hình, giá đỡ, bu lông và bất cứ công việc bổ
sung nào cần thiết để công việc hoàn thiện và được nghiệm thu.
Kết cấu cửa thu, cửa xả phải được đo đạc để thanh toán bằng số lượng của mỗi loại hoàn
thiện được xây dựng trên công trường bao gồm tất cả các công tác đào và đắp lớp đệm và vật
liệu đệm đá xây miết mạch cho móng, cát đắp công tác đá xây cho tấm chắn, tường cánh và
tường đầu và toàn bộ các công việc phụ trợ cần thiết để hoàn thiện và nghiệm thu công việc.
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng nghiệm thu được đo đạc như được cung cấp ở trên phải được thanh toán theo đơn
giá hợp đồng và theo đơn vị đo đạc cho các hạng mục thanh toán của Bảng tiên lượng được
nêu dưới đây. Việc thanh toán sẽ chi trả đầy đủ cho công việc được mô tả trong mục này bao
gồm công tác chuẩn bị, cung cấp, vận chuyển và đổ vật liệu, cung cấp nhân công, vật liệu, thí
nghiệm, dụng cụ, thiết bị và bất cứ công tác phụ trợ nào khác để hoàn thành công việc được
chỉ ra trên Bản vẽ và theo yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám
sát.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-11 04300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Hạng mục Mô tả Đơn vị
04300-01 Hố thu, CB1 cái
04300-02 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, cống tròn, D=0,80m cái
04300-03 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, cống tròn, D= 1 m cái
04300-04 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, cống tròn, D=1,25m cái
04300-05 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, cống tròn, D=1,5m cái
04300-06 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, (2,0x2,0)m cái
04300-07 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, (2,5x2,5)m cái
04300-08 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, 2x(2,5x2,5)m cái
04300-09 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, (3,0x3,0)m cái
04300-10 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, 2x(3,0x3,0)m cái
04300-11 Tấm chắn và tường cánh, cống hộp, 3x(3,0x3,0)m cái
04300-12 Tấm chắn và tường cánh, hầm chui cống hộp, (3,5 x 2,7 cao)m cái
04300-13 Tấm chắn và tường cánh, hầm chui cống hộp, (4. x 2,7 cao)m cái

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-12 04300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 04400 – Công tác đá xây miết mạch vữa

1. Mô tả
Mục Chỉ dẫn kỹ thuật này mô tả các yêu cầu cho thi công đá xây có miết mạch vữa. Công
việc này bao gồm cả lớp lót đáy cống, xây dựng cửa thu, cửa xả và tường đầu cống, và bảo vệ
mái dốc cho các mố cầu.

2. Các yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn áp dụng
Công tác đá xây miết mạch vữa phải tuân thủ theo quy định yêu cầu trong tiêu chuẩn TCVN
4085:2011 Kết cấu gạch đá – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
2.2 Đá xây
Đá bao gồm đá bãi hoặc đá ở mỏ. Đó là các mỏ đá tốt, bền, dầy, chống được các tác động của
không khí và nước và có thể phù hợp với mọi mục đích sử dụng
Đá xây có miết mạch: Trừ khi có chỉ dẫn nào khác trên Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn,
đá phải đáp ứng được các yêu cầu cấp phối đá như Bảng 1 dưới đây.
Trước khi sử dụng chất lượng và kích thước loại đá phải được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Đá được sử dụng phải có hình dạng gần giống hình chữ nhật
Bảng 1 Kích cỡ yêu cầu cho đá xây (*)
Kích cỡ xấp xỉ đã cho Kích thước khối Tổng kích thước nhỏ
Trọng lượng Thể tích tương đương hơn kích thước đã cho
(kg) (cu.m.) (mm) (%)
45 0,018 250 100
27 0,011 225 80
11 0,005 165 50
2 0,0003 75 10*
* Nguyên liệu này bao gồm cả các cấp phối đá dăm hoặc đá vụn để có được khối đầm ổn định.
2.3 Vữa xây
Toàn bộ vữa xây phải tuân thủ các điều khoản của mục Chỉ dẫn kỹ thuật 08100 "Vữa xây"
hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
2.4 Hồ sơ đệ trình
Nhà thầu phải gửi trình cho Tư vấn giám sát hai mẫu đá 50kg đại diện của mỗi loại mà Nhà
thầu dự kiến sử dụng cho công tác đá xây có miết mạch để Tư vấn giám sát chấp thuận. Tư
vấn giám sát sẽ giữ một trong những mẫu này để tham chiếu trong suốt giai đoạn Hợp đồng.
Nhà thầu chỉ được phép sử dụng loại đá dùng cho kết cấu mà đã được Tư vấn giám sát chấp
thuận.

3. Các yêu cầu về thi công


3.1 Bản vẽ và tiến độ thi công
3.1.1 Bản vẽ thi công
Nhà thầu phải cung cấp các Bản vẽ thi công chi tiết xây dựng cho các công việc về đá xây
miết mạch. Các Bản vẽ phải được đính kèm chung với đề xuất đệ trình cho Tư vấn giám sát
chấp thuận cho cả các công việc nêu trong Phần 04200 “Các Loại Rãnh” và phần 04300 “Hố
thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả” và chỉ dẫn kỹ thuật phần 08950 “Bảo vệ mái dốc” của Chỉ dẫn
kỹ thuật này. Việc thi công công tác đá xây miết mạch vữa chỉ được phép bắt đầu sau khi hồ
sơ đệ trình của Nhà thầu đã được Tư vấn giám sát chấp thuận

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-13 04400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.1.2 Kế hoạch thi công
Nhà thầu phải lập ra kế hoạch thi công căn cứ vào các tiêu chí chính sau đây:
 Công tác đá xây miết mạch phải được giới hạn trong khoảng thời gian để đảm bảo
rằng đá luôn được đặt trong vữa tươi tại bất kỳ thời điểm nào công việc đang được
tiến hành; và
 Tại những vị trí công tác lát đá cho đá xây miết mạch được tiến hành tại các rãnh
thoát nước bên lề đường, Nhà thầu phải tiến hành tạo hình kết cấu theo các hướng
cuối cùng ngay trước khi đặt đá
3.2 Dung sai, việc hiệu chỉnh và bảo dưỡng
3.2.1 Dung sai kích thước
Bề mặt đá không được phép sai lệch so với trắc dọc trung bình của các bề mặt xung quanh
trên 3cm.
Bề mặt trắc dọc trung bình lát đá các đường thoát nước không được phép sai khác trên 2cm
so với quy định hoặc trắc dọc độ trũng các kênh thoát nước đã được chấp thuận.
Trắc dọc hoàn thiện của cửa thu & cửa xả cũng như mái dốc không được phép sai khác trên
2cm so với quy định kỹ thuật hoặc trắc dọc đã được duyệt.
3.2.2 Hiệu chỉnh những công việc chưa đạt yêu cầu
Nhà thầu phải sửa chữa những công việc về đá xây không đúng với yêu cầu về sai số trong
mục Chỉ dẫn kỹ thuật hoặc không hoàn chỉnh theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát bằng chi phí
của mình.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về độ ổn định và tính hoàn hảo của tất cả các công việc đã
hoàn thiện. Trừ khi Tư vấn giám sát có quyết định khác đi, Nhà thầu phải thay thế bằng chi
phí của mình các phần việc bị hư hỏng hoặc phải thay thế trong suốt quá trình Hợp đồng.
Việc sửa chữa những công việc chưa đạt yêu cầu sẽ không được đo đạc và thanh toán thêm.
3.2.3 Bảo dưỡng các công việc đã được nghiệm thu
Nhà thầu cũng phải chịu trách nhiệm về việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên các phần việc
đá xây đã hoàn chỉnh và được nghiệm thu trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng. Việc duy
tu bảo dưỡng thường xuyên này sẽ không được xác định khối lượng và thanh toán riêng.
3.3 Chuẩn bị thi công
3.3.1 Chuẩn bị bề mặt hay nền móng thi công
Nhà thầu phải chuẩn bị nền cho công tác đá xây miết mạch vữa cho lớp đệm của các rãnh hở
theo đúng các điều khoản trong mục Chỉ dẫn kỹ thuật 04200 "Các Loại Rãnh"
Nhà thầu phải chuẩn bị móng và các rãnh cho các tường ngăn hoặc các phần kết cấu khác
làm bằng đá xây theo đúng các điều khoản mục 03200 “Đào kết cấu” của Chỉ dẫn kỹ thuật.
3.3.2 Chuẩn bị đá
Nhà thầu phải rửa sạch đá của tất cả các phần khuyết tật mà có thể làm giảm độ kết dính với
vữa.
Nhà thầu phải làm ẩm đá trong khoảng thời gian nhất định đủ để đá có thể hút nước đạt gần
tới độ bão hoà trước khi thi công.
3.4 Lớp lót đệm đá
Bề mặt để trát vữa phải sạch, không bị dính dầu, đất sét hoặc các chất gây ô nhiễm khác và
phải được làm ẩm kỹ trước khi trát vữa. Các bề mặt không được làm ẩm sẽ bị loại bỏ trước
khi trát vữa.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-14 04400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu phải đặt một lớp vữa tươi dày ít nhất là 3cm trên nền đã được chuẩn bị. Nhà thầu sẽ
lát đá trên lớp lót này sao cho lớp đá này luôn luôn được đặt cố định trên nền vữa trước khi
vữa cứng.
Nhà thầu phải xây đá theo đúng độ dày lát yêu cầu được đo vuông góc với độ dốc. Sau đó
Nhà thầu phải trát kín các khoảng cách giữa các viên đá. Bề mặt vữa hoàn thiện phải được
trát phẳng so với bề mặt lớp đệm phủ tuy nhiên không được phép phủ vữa miết mạch bao phủ
bề mặt đá.
Nhà thầu phải tiến hành công việc từ đáy dốc lên đến mặt. Nhà thầu phải hoàn thiện bề mặt
đá ngay sau khi trát mạch bằng cách dùng chổi cứng quét.
Nhà thầu phải hoàn thiện bề mặt theo như Chỉ dẫn kỹ thuật đối với các công tác bê tông trong
phần 07100 “Bê tông và Kết cấu Bê tông”.
Nhà thầu phải cắt và hoàn chỉnh các dốc và các đoạn vai đường để đảm bảo độ nhẵn và độ
chặt mặt trong với vữa đá xây. Mặt trong này phải cho phép thoát nước không bị tắc nghẽn
và chống xói tại các cạnh kết cấu.
3.5 Thi công kết cấu đá xây miết mạch vữa
Nhà thầu phải xây các tường ngăn bằng cách lấp các mương thoát nước hoặc tạo dáng bằng
vữa tới độ sâu bằng 60% kích thước tối đa của đá. Sau đó, Nhà thầu phải đặt đá lát ngay khi
vữa chưa khô. Nhà thầu phải đổ thêm vữa hoặc phải lặp lại quá trình cho tới khi mương thoát
nước đó được lấp. Nhà thầu cũng phải đổ thêm vữa lên mặt trên của tường ngăn để có được
lớp bề mặt láng đúng cao độ.
Nhà thầu có thể xây các kết cấu đá không có cốp pha nếu đá có thể có đủ độ liên kết chặt với
nhau và nếu Nhà thầu sử dụng loại vữa đặc
Nhà thầu phải hoàn thiện và bảo dưỡng bề mặt ngoài của những phần kết cấu đá xây theo quy
định trong phần 07100 “Bê tông và Kết cấu bê tông” của Chỉ dẫn kỹ thuật.
Nhà thầu phải lấp xung quanh những phần kết cấu đá đã được hoàn thiện theo đúng các điều
khoản trong phần 03200 “Đào kết cấu” của Chỉ dẫn kỹ thuật.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
4.1.1 Công tác đá xây miết mạch vữa
Đá xây khi dùng trong các rãnh thoát nước sẽ không được đo đạc để thanh toán. Thay vào đó,
những chi phí này bao gồm trong đơn giá của phần lát đá rãnh thoát nước đã trình bày trong
phần 04200 “Các Loại Rãnh” của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Khi sử dụng ở cửa thu và cửa xả cống, tường đầu và các kết cấu điều tiết nước khác ngoài các
rãnh thoát nước bên lề đường, khối lượng các công tác về đá xây sẽ không được đo đạc thanh
toán. Chi phí này sẽ bao gồm trong đơn giá các kết cấu cửa thu và cửa xả như đã trình bày
trong phần 04300 “Hố thu, hố thăm, cửa thu, cửa xả” của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Khi sử dụng bảo vê mái dốc mố cầu, vữa xây miết sẽ không được thanh toán. Chi phí đó sẽ
được thực hiện theo đơn giá của Bảo vệ mái dốc đối với mố (công tác xây vữa miết) trong chỉ
dẫn kỹ thuật phầm 08950 (Bảo vệ mái dốc).
4.2 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán sẽ được tính gộp trong các hạng mục liên quan trong phần 04200 “Các loại
rãnh và 04300 “Hố thu, hố thăm, của thu và cửa xả” và phần 08950 “Bảo vệ mái dốc” của chỉ
dẫn kỹ thuật này.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 4-15 04400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 5 MÓNG TRÊN VÀ MÓNG DƯỚI

Phần 05100 – Cấp phối móng trên và móng dưới

1. Mô tả
Công việc này bao gồm các công việc như cung cấp, xử lý, vận chuyển, rải, tưới nước và
đầm nén các cốt liệu phù hợp theo yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật này cho việc thi công và
nghiệm thu bề mặt, phù hợp theo trình bày chi tiết trong Bản vẽ và theo xác nhận của Tư vấn
giám sát.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn áp dụng
Hầu hết các ấn bản hiện nay của các tiêu chuẩn theo đây sẽ được áp dụng cho các vật liệu
trong mục này:
 TCVN8859:11 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá
dăm trong kết cấu áo đường ôtô
 22TCN346-06 Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng
phễu rót cát
 22TCN333-06 Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm
 22TCN332-06 Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong
phòng thí nghiệm
 AASHTO T89 Quy định giới hạn chảy của đất
 AASHTO T90 Quy định giới hạn dẻo của đất
 AASHTO T96 Tiêu chuẩn thí nghiệm về độ kháng xói mòn của cấp phối thô
kích thước nhỏ bằng mài mòn và tác động trong máy Los Angeles
 AASHTO T104 Xác định độ bền của VL trong môi trường Natri Sunphat hay
Magie Sunphat
 AASHTO T180 Tiêu chuẩn thí nghiệm về mối tương quan Độ ẩm-Độ chặt sử
dụng đầm nện 4,54-kg (10-lb) và búa đóng 457-mm (18-in.)
 AASHTO T193 Tiêu chuẩn thí nghiệm cho CBR
 ASTM D4791 Tiêu chuẩn thí nghiệm cho hạt dẹt, hạt thoi hoặc hạt thoi dẹt
trong cốt liệu thô
2.2 Nguồn vật liệu
Tất cả các vật tư Nhà thầu đề xuất sử dụng phải được thí nghiệm và đệ trình cho Tư vấn giám
sát chấp thuận cho các mỏ vật tư trước khi sử dụng, phù hợp với yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật
này. Việc Tư vấn giám sát chấp thuận một mỏ vật liệu nào đó không có nghĩa là đã chấp
thuận các vật liệu khai thác từ mỏ đó.
2.3 Lưu kho, trộn và bốc xếp vật liệu
Cốt liệu dùng cho lớp móng trên và móng dưới và cấp phối cho lớp bù vênh phải được cất
giữ tại kho bãi để bảo đảm cho vật liệu khỏi bão hòa nước và không bị phân tầng hay bị
nhiễm bẩn. Kho bãi phải đặt ở nơi được chuẩn bị bề mặt nhằm tránh nhiễm bẩn khi vật tư
được sử dụng lại. Vật tư phải được trữ tại kho bãi và việc sử dụng lại sau này phải theo
phương pháp nhằm tránh sự phân tầng của nhiều loại kích cỡ khác nhau.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 5-1 05100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Những vật tư có kích cỡ khác nhau được trộn theo cấp phối yêu cầu cho lớp móng trên và
móng dưới phải được trữ riêng ra theo từng loại.Việc trộn cấp phối sẽ được thực hiện trên bề
mặt đã chuẩn bị trước nhằm tránh nhiễm tạp chất vào cấp phối. Không được trộn cấp phối
ngay trên lòng đường.
Tất cả các bãi trữ phải được ghi tên nhãn cho từng loại vật liệu cho từng bãi.
Các vật tư đã được chấp thuật trước đây nhưng bị hoàn trả không được nghiệm thu vì nguyên
nhân cất trữ không phù hợp đề sẽ bị Tư vấn giám sát từ chối cho sử dụng.
2.4 Các yêu cầu đối với cấp phối vật liệu
Cấp phối dùng cho lớp móng dưới, móng trên và cấp phối cho lớp bù vênh gồm đá dăm loại
cứng, dạng viên hoặc dạng thanh, tuổi thọ cao, vật liệu thiên nhiên phù hợp hoặc đã qua
nghiền sàng lẫn với cát nghiền sàng hoặc các vật liệu hạt mịn khác.Thành phần vật liệu cấp
phối không được lẫn với thảo mộc, sét cục và có thể đầm lèn tạo thành kết cấu móng ổn định
và vững chắc. Các loại vật liệu cấp phối phải tuân thủ các yêu cầu trong bảng 1 & bảng 2.
Bảng 1 Thành phần hạt của cấp phối đá dăm
Kích cỡ mắt sàng vuông Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng
(mm) Dmax = 37,5mm Dmax = 25mm Dmax = 9mm
50 100 - -
37,5 95 - 100 100 -
25 - 79 - 90 100
19 58 - 78 67 - 83 90 - 100
9,5 39 - 59 49 - 64 58 - 73
4,75 24 - 39 34 - 54 39 - 59
2,36 15 - 30 25 - 40 30 - 45
0,425 7 - 19 12 - 24 13 - 27
0,075 2 - 12 2 - 12 2 – 12

Bảng 2 Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cấp phối đá dăm
T.T Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp phối đá dăm Phương pháp thí
Loại I Loại II nghiệm
1 Độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu ≤ 35 ≤ 40 AASHTO T96
(LA), %
2 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ≥ 100 Không AASHTO T193
ngâm nước 96 giờ, % quy định
3 Giới hạn chảy (WL), % ≤ 25 ≤ 35 AASHTO T89 (*)
4 Chỉ số dẻo (Ip), % ≤6 ≤6 AASHTO T90 (*)
5 Chỉ số PP = Chỉ số dẻo Ip x % lượng lọt sàng ≤ 45 ≤ 60
0,075mm
6 Hàm lượng thoi dẹt, % ≤ 18 ≤ 20 AASHTO D4791
(**)
7 Độ chặt đầm nén (Kyc), % ≥ 98 ≥ 98 AASHTO T180
Ghi chú:
(*). Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt qua sàng
0,425mm.
(**). Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài;
Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75mm và chiếm trên 5% khối
lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã xác định cho
từng cỡ hạt.
Cấp phối loại Dmax = 37,5mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới;
Cấp phối loại Dmax = 25mm thích hợp dùng cho lớp móng trên;
Cấp phối loại Dmax= 19mm (cấp phối cho lớp bù vênh) phải được sử dụng để bù vênh và gia cố kếu
cấu mặt đượng hiện hữu trong việc cải tạo các đoạn đường.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 5-2 05100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3. Các yêu cầu thi công
Như đã trình bày ở phần Các điều kiện Hợp đồng, sẽ không có công tác nào được thực hiện
hoặc triển khai ngoài hiện trường trừ khi được Tư vấn giám sát chấp thuận.
3.1 Các đệ trình
Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát chấp thuận trước ngày Nhà thầu bắt đầu từng
phần các công việc đó những mẫu và tài liệu sau:
a) Hai mẫu vật liệu, mỗi mẫu nặng 50kg, một trong hai mẫu này sẽ được Tư vấn giám
sát giữ lại để đối chiếu trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng
b) Một tờ trình về nguồn gốc và thành phần của vật liệu kiến nghị dùng cùng với các số
liệu thí nghiệm trong phòng để kiểm tra xem đặc tính vật liệu quy định có tuân theo
mục 2.4 và 3.7 của Chỉ dẫn kỹ thuật này và các Tiêu chuẩn có liên quan.
c) Nhà thầu phải làm một tờ khai biện pháp đề xuất của bao gồm những chi tiết về đoạn
thi công thử phải được Nhà thầu thực hiện để chứng minh về vật tư và các biện pháp
đề xuất cho Tư vấn giám sát. Nhà thầu phải trình nộp các tài liệu sau bằng văn bản
cho Tư vấn giám sát ngay sau khi hoàn thành mỗi đoạn của công trình và trước khi
chấp thuận trải tiếp các vật liệu khác lên trên lớp cấp phối móng trên và móng dưới.
d) Kết quả thử nghiệm như quy định trong mục 3.8 của phần chỉ dẫn kỹ thuật này.
e) Kết quả của các thử nghiệm đo bề mặt và các số liệu khảo sát xác minh dung sai độ
dày và dung sai bề mặt quy định trong Bảng 3 có thoả mãn hay không.
3.2 Đoạn thi công thử
Đoạn thi công thử sẽ không được bắt đầu thực hiện cho đến khi Nhà thầu đã đệ trình đề xuất
về vật liệu và các trình bày các phương pháp và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Nhà thầu phải tiến hành rải và đầm thử một đoạn cho từng loại vật liệu hay từng phương
pháp thi công mà họ đề xuất. Các biện pháp thi công được sử dụng cho đoạn thi công thử
phải được nêu rõ trong tờ trình của Nhà thầu và sẽ được áp dụng cho đoạn thi công chính
thức.
Đoạn thi công thử sẽ vào khoảng 500m2. Đoạn thi công thử có thể được thực hiện trong khu
vực sẽ thi công chính thức. Tuy nhiên nếu đoạn thi công này không phù hợp thì nó phải được
dỡ bỏ hoàn toàn và lớp bên dưới của đoạn thi công thử phải được sửa lại toàn bộ thỏa mãn
yêu cầu của Tư vấn giám sát
Đoạn thi công thử phải được thí nghiệm để đảm bảo phù hợp theo yêu cầu mục 3.7 & 3.8 của
Chỉ dẫn kỹ thuật này
3.3 Thiết bị và nhân công
Thiết bị sử dụng cho thi công lớp móng dưới, móng trên và lớp cấp phối bù vênh phải đúng
như trong đề xuất và đảm bảo điều kiện tốt. Tất cả các thiết bị phải được vận hành bởi những
nhân viên được huấn luyện và có kinh nghiệm.
Công tác thi công các lớp phải được tiến hành bởi những công nhân lành nghề và có kinh
nghiệm.
Công tác thi công phông phù hợp vì nguyên nhân của thiết bị và nhân công không phù hợp sẽ
bị loại bỏ. Sẽ không cho phép việc thi công được tiếp tục tiến hành cho đến khi Nhà thầu
cung cấp đầy đủ thiết bị và công nhân vận hành lành nghề để có thể đáp ứng phù hợp cho các
công tác thi công theo yêu cầu Chỉ dẫn kỹ thuật này. Trong trường hợp nói trên, Tư vấn giám
sát với chức trách của mình có thể hướng dẫn cho Nhà thầu tiến hành thêm các đoạn thi công
thử để chứng minh cho năng lực của các thiết bị và nhân công thay thế.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 5-3 05100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.4 Đổ, rải và đầm nén
Cấp phối vật liệu cho lớp móng dưới và móng trên chỉ có thể bắt đẩu được thực hiện khi mà
lớp bên dưới đã được Tư vấn giám sát chấp thuận, Nhà thầu phải đề xuất vật liệu và biện
pháp thi công trình Tư vấn giám sát chấp thuận và phải phù hợp với đoạn thi công thử đã làm
xong
Không được đổ rải hoặc đầm lèn vật liệu khi trời đang mưa.
Trong suốt quá trình trải, lu lèn và đo cao độ của vật liệu lớp móng dưới và móng trên, Nhà
thầu phải đảm bảo rằng không làm hư hại gì ảnh hưởng đến các công tác đã hoàn thiện. Đặc
biệt phải cận trọng khi các thiết bị này di chuyển lên xuống hay rẽ trên phần công trình đã thi
công hoàn thiện. Bất kì những hư hại nào cho các công tác đã hoàn thiện do nguyên nhân từ
quá trình thi công vận hành của Nhà thầu đều được họ sửa chữa lại cho hoàn thiện cho phù
hợp và được Tư vấn giám sát chấp thuận bằng kinh phí của chính Nhà thầu
3.4.1 Đổ vật liệu
Cấp phối vật liệu cho lớp móng dưới, móng trên và lớp cấp phối bù vênh phải được trộn đều
và đủ lượng đảm bảo độ dày đầm lèn yêu cầu. Vật tư sẽ được phân phối đến vị trí khuôn
đường và được rải ở độ ẩm nằm trong biên độ cho phép như trong hướng dẫn của Chỉ dẫn kỹ
thuật này. Độ ẩm này phải được đảm bảo đồng đều trong toàn bộ hỗn hợp vật liệu.
Trong trường hợp yêu cầu từ hai lớp trở lên, mỗi lớp đó phải được đầm chặt theo quy định
chi tiết của chỉ dẫn kỹ thuật này trước khi thi công lớp tiếp theo.
Nhà thầu phải đảm bảo đã chuẩn bị khu vực đủ để đổ vật liệu và được Tư vấn giám sát chấp
thuận trước khi thi công cho từng lớp móng trên,móng dưới và lớp cấp phối bù vênh ít nhất 1
ngày.
Thiết bị có thể vận chuyển ngay trên các lớp móng trên và móng dưới đã hoàn thành với điều
kiện không được làm hỏng các lớp đó, thiết bị đó phải di chuyển trên toàn bề mặt các lớp
móng nhằm tránh hiện tượng để lại vết lún xe hoặc bề mặt đầm nền không đồng đều. Việc
vận chuyển thiết bị trên các lớp móng trên và móng dưới đã hoàn thiện này sẽ bị đình chỉ lại
nếu Tư vấn giám sát thấy rằng việc vận chuyển đó sẽ làm hỏng các lớp móng.
3.4.2 Rải vật liệu
Chiều dày yêu cầu là 180mm đối với móng dưới và 150mm đối với móng trên, vật liệu phải
được rải và lu lèn theo từng lớp. Nếu chiều dày thi công cho lớp móng và móng dưới lớn hơn
chiều dày nói trên thì chúng phải được rải và đầm lèn thành 2 hay nhiều lớp với độ dày tương
đương nhau. Chiều dày tối đa của 1 lớp bất kì sau khi lu lèn không được vượt quá yêu cầu nói
trên. Tất cả các lớp thi công sau đó cũng phải được rải và lu lèn theo trình tự và quy cách
tương tự.
Cấp phối móng trên và móng dưới rải dưới nền đường phải là hỗn hợp được trộn đều và được
rải theo như phương pháp Nhà thầu đề xuất đã được xác nhận và hoàn thiện như trong quá
trình thi công thử. Không cho phép có sự phân tầng giữa các lớp vật liệu hạt thô và hạt mịn.
Vật liệu bị phân tầng phải được sửa chữa hoặc di dời và thay thế bằng vật liệu có cấp phối đạt
yêu cầu.
Quá trình lu lèn sẽ được bắt đầu ngay sau khi lần rải lớp cuối cho từng lớp. Lớp cấp phối bù
vênh phải được rải theo độ dày lớp, trải đều và định dạng theo chấp thuận của Tư vấn giám
sát.
Rảỉ lớp cấp phối móng trên phải được thực hiện bằng máy rải trừ khi có thỏa thuận khác với
Tư vấn giám sát.
3.4.3 Đầm nén
Mỗi lớp sẽ được đầm lèn cho toàn bộ bề rộng mặt mà đã được nêu trong đề xuất biện pháp thi
công của nhà thầu đã được chấp thuận cho đoạn thi công thử. Quá trình lu phải được bắt đầu
tiến hành lu lèn mép đường vào tim đường theo chiều dọc. Tại các đoạn siêu cao, phải lu lèn
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 5-4 05100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
từ bên thấp rồi đến bên cao. Phải liên tục lu lèn cho tới khi không còn vết lún xe lu và từng
lớp vật liệu phải được đầm chặt và các cấp phối kết dính chặt chẽ với nhau. Nếu xuất hiện lún
hoặc mặt phẳng không đồng nhất, cần phải tiến hành sửa chữa bằng cách cày xới vật liệu tại
những vị trí đó, sau đó bổ sung hoặc di dời vật liệu cho tới khi đạt mặt phẳng đồng nhất và
êm thuận. Dọc theo bó vỉa, đầu cạnh, thành tường và các điểm xe lu không thể vào được, vật
liệu móng trên và móng dưới phải được đầm kỹ bằng loại máy đầm cóc hoặc đầm rung đã
được chấp thuận. Sau mỗi ca làm việc, bề mặt lớp móng trên và móng dưới phải được tạo
hình và tạo dốc nhằm tránh đọng nước mưa.
Bề mặt cấp phối móng trên có lớp nhựa dính bám sẽ được đầm chặt thêm sao cho đạt được
lớp mặt ổn định, liên kết chặt chẽ, không có lỗ rỗng lộ thiên và tương thích với lớp nhựa tưới
dính bám. Tất cả các cốt liệu thô phải được dính kết chặt chẽ. Trong mọi trường hợp, không
được phép bổ sung đất hoặc cốt liệu mịn lên bề mặt để hỗ trợ quá trình kết dính, chỉ được
phép dùng phương pháp đầm lèn để đạt độ chặt yêu cầu. Không được sử dụng đầm rung
trong lần đầm lèn cuối cùng của bề mặt, Lu bánh lốp hoặc lu bánh thép có thể được sử dụng
trong lần đầm lèn bề mặt cuối cùng trừ khi thấy có cấp phối bị nghiền vỡ hoặc giảm chất
lượng của cấp phối móng trên, trong trường hợp đó chỉ được dùng lu bánh lốp.
Trong trường hợp vật liệu móng dưới là vật liệu yếu hoặc làm chảy trượt lớp móng trên và
móng dưới, phải dừng ngay công tác đầm lèn lại và sửa chữa lớp vật liệu đó theo chỉ dẫn của
Tư vấn giám sát.
Quá trình lu lèn cho từng lớp phải được tiếp tục cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu, độ chặt hiện
trường được thực hiện theo 22 TCN 346-06.
Việc thử nghiệm quá trình lu lèn sẽ được tiến hành sau khi lu hoàn thiện bằng lu 25 tấn. Nếu
độ võng lớn hơn 3mm, lớp này phải được thay thế bằng kinh phí của Nhà thầu.
3.5 Sửa chữa cấp phối phân loại không thỏa mãn yêu cầu
Tại các vị trí có độ dày hoặc hoặc tính đồng nhất của bề mặt không thỏa mãn các sai số quy
định trong mục 3.8 dẫn đến tính không đồng nhất của bề mặt trong hoặc sau thi công thì cần
phải được sửa chữa bằng cách cày xới mặt và di dời hoặc bổ sung vật liệu theo yêu cầu, sau
đó phải định hình và lu lèn lại.
Khi vật liệu quá khô không đảm bảo lu lèn tốt, thì chúng phải được sửa chữa bằng cách cào
xới vật liệu, sau đó tưới một lượng nước phù hợp và trộn kỹ lại thiết bị đã được Tư vấn giám
sát chấp thuận, cuối cùng lu lèn lại.
Khi vật liệu quá ẩm không đảm bảo lu lèn tốt, chúng cần phải được sửa chữa bằng cách cào
xới vật liệu, tiếp theo đó liên tục dùng máy san gạt hoặc các thiết bị khác đã được chấp thuận
nhằm làm khô vật liệu trong điều kiện thời tiết khô nóng. Hoặc cách khác, trong trường hợp
không đạt được độ khô quy định bằng cách cày xới vật liệu, Nhà thầu di dời vật liệu ra khỏi
công trường và thay thế bằng vật liệu khác có độ khô phù hợp, các công tác này phải được Tư
vấn giám sát chấp thuận.
Khi cấp phối móng trên, móng dưới và lớp cấp phối bù vênh bị bão hòa nước mưa hoặc bị
ngập lụt hoặc bất kỳ lý do nào, nếu sau khi lu lèn vẫn đạt yêu cầu theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật
thì nhìn chung không phải sửa chữa với điều kiện các đặc tính vật liệu và độ đồng nhất của bề
mặt đáp ứng các yêu cầu quy định trong mục này của chỉ dẫn kỹ thuật.
Việc sửa chữa cấp phối móng trên, móng dưới và lớp cấp phối bù vênh không đáp ứng độ
chặt yêu cầu hoặc không đáp ứng các yêu cầu về đặc tính vật liệu quy định trong mục chỉ dẫn
kỹ thuật này, cần phải tiến hành theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Điều này có thể bao gồm
các công việc như lu lèn bổ sung, cày xới sau khi điều chỉnh độ ẩm và tiến hành lu lèn lại, di
dời và thay thế hoặc tăng thêm chiều dày lớp vật liệu.
Không thực hiện việc đo đạc hay thanh toán nào cho toàn bộ các công tác sửa chữa hoàn
thiện các chi tiết như đã nói trên.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 5-5 05100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.6 Đảm bảo giao thông
Phương tiện thi công hoặc các loại phương tiện khác có thể được phép đi lại trên các lớp
móng trên, móng dưới và lớp cấp phối bù vênh khi đã cơ bản hoàn thiện lu lèn lớp mặt cuối
cùng miễn là không làm hư hại đến các lớp này với sự chấp thuận của Tư vấn giám sát. Việc
lu lèn nói trên phải được thực hiện trên toàn bộ chiều rộng lớp vật liệu để tránh hiện tượng để
lại vết lún xe hoặc bề mặt đầm lèn không đồng đều. Việc vận chuyển thiết bị trên các lớp
móng trên và móng dưới đã hoàn thiện này sẽ bị đình chỉ lại nếu Tư vấn giám sát thấy rằng
việc vận chuyển đó sẽ làm hỏng các lớp móng.
Nhà thầu có thể trải 1 lớp kết cấu sỏi bảo vệ tạm thời bề mặt của lớp móng trên cho việc lưu
thông. Toàn bộ việc cung cấp này hoàn toàn do Nhà thầu chi trả, bao gồm cả việc bóc dỡ toàn
bộ lớp sỏi bảo vệ này và toàn bộ các công tác khác để hoàn trả lại bề mặt lớp móng.
Trong khi chờ thi công lớp mặt cuối cùng, cấp phối móng sẽ được bảo dưỡng như sau:
 Cấp phối móng phải luôn được bảo dưỡng bằng xe quét. Xe chạy phải hạn chế tốc
độ và phải phân luồng giao thông phù hợp trong giờ làm việc, thường xuyên chuyển
làn xe theo chiều ngang sao cho xe chạy rải đều trên toàn bộ bề mặt.
 Nếu lớp áo đường quá khô làm cho độ ổn định mặt đường không thể hoặc khó được
cải thiện dưới tác động của xe cộ đi lại và/hoặc lu lèn, và ở những chỗ không có mưa
hoặc không đủ lượng nước thì phải tưới nước đủ nước đều lên toàn bộ bề mặt. Phải
tưới nước tăng dần dần tới 4 lít/m2 nhằm tránh làm ngập hoặc xói bề mặt.
3.7 Thí nghiệm
Các số liệu thí nghiệm bổ sung cần thiết để bước đầu thông qua chất lượng vật liệu phải căn
cứ theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát, và phải bao gồm toàn bộ các thí nghiệm quy định trong
mục này trên cơ sở ít nhất ba mẫu đại diện lấy từ nguồn vật liệu đề xuất, lựa chọn đại diện
cho phạm vi chất lượng vật liệu lấy từ các nguồn vật liệu đó. Mẫu thí nghiệm được lấy phải
đại diện cho lô sản phẩm hoặc đoạn được thí nghiệm, kiểm tra. Tại những chỗ quan sát thấy
có những thay đổi về vật liệu ngoặc tại nguồn hoặc theo phương pháp khác nhau thì vật liệu
phải được đễ trình lại để Tư vấn giám sát chấp thuận.
Toàn bộ các lỗ kiểm tra độ chặt trong công tác hoàn thiện hoặc trong suốt quá trình thí
nghiệm phải được Nhà thầu lấp trả lại ngay bằng các vật liệu phù hợp và đầm nén theo độ
chặt yêu cầu với dung sai cho phép theo Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Nhà thầu phải tiến hành vẽ biểu đồ quản lý chất lượng kiểm tra vật liệu trong suốt quá trình
thi công để theo dõi toàn bộ các vật tư đang được sử dụng trên công trường. Phạm vi của
công tác thí nghiệm sẽ phải được Tư vấn giám sát chấp thuận, nhưng ít nhất cũng phải đảm
bảo yêu cầu sau:
Cho mỗi 3000 mét khối.
Thực hiện 05 thí nghiệm chỉ số dẻo vật liệu
Thực hiện 05 thí nghiệm thành phần hạt
Thực hiện 01 thí nghiệm dung trọng tối đa vật liệu
Thực hiện 01 thí nghiệm CBR
 Thí nghiệm độ ẩm và độ chặt lu lèn của vật liệu phải tuân theo quy trình AASHTO
T180. Việc thí nghiệm phải được thực hiện đến hết chiều sâu của lớp kết cấu tại vị trí
do Tư vấn giám sát chỉ định, nhưng không được xa quá 200m
 Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu CPĐD đã được
tập kết tại chân công trình để đưa vào sử dụng: Mẫu kiểm tra được lấy ở bãi chứa tại
chân công trình, cứ 1000m3 vật liệu lấy một mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc khi
có sự bất thường về chất lượng vật liệu. Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ
lý yêu cầu quy định tại bảng 1 và 2 và đồng thời thí nghiệm đầm nén trong phòng
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 5-6 05100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Độ ẩm, sự phân tầng của vật liệu CPĐD (quan sát bằng mắt và kiểm tra thành phần
hạt). Cứ 200m3 vật liệu CPĐD hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu thí
nghiệm thành phần hạt, độ ẩm
 Độ chặt lu lèn: Tiến hành tại mỗi lớp móng CPĐD đã thi công xong, theo quy trình
thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát AASHTO T180
hoặc quy trình tương đương theo yêu cầu của Tư vấn giám sát. Đến giai đoạn cuối
của quá trình lu lèn, phải thường xuyên thí nghiệm kiểm tra độ chặt lu lèn để làm cơ
sở kết thúc qua trình lu lèn, cứ 800m2 phải tiến hành thí nghiệm độ chặt lu lèn tại
một vị trí ngẫu nhiên
 Các yếu tố hình học, độ bằng phẳng: Kiểm tra theo yêu cầu kỹ thuật theo Bảng 3.
Các số liệu thí nghiệm này là cơ sở tiến hành nghiệm thu công trình
3.8 Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công
 Đối với độ chặt lu lèn: cứ 7000m2 thí nghiệm kiểm tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên (trường
hợp rải bằng máy san, kiểm tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên);
 Đối với các yếu tố hình học, độ bằng phẳng: mật độ kiểm tra bằng 20% khối lượng
quy định tại Bảng 3.
3.9 Dung sai cho việc nghiệm thu
Dung sai cho phép đối với lớp móng trên và móng dưới sau khi đầm nén theo yêu cầu Bảng
3.
Cấp phối móng trên, móng dưới và lớp bù vênh phải được rải bằng máy và theo lớp đồng
nhất, khi đầm phải đạt được theo đúng độ dày, cao độ, độ dốc dọc, dốc ngang và độ vồng
thiết kế như quy định trên bản vẽ.
Khi thí nghiệm tính không đồng nhất của bề mặt cấp phối móng trên và lớp bù vênh có tưới
bitumen, cần phải dùng chổi cứng làm vệ sinh loại bỏ các vật liệu rời rạc
Bảng 3 Yêu cầu về kích thước hình học và độ bằng phẳng của lớp móng CPĐD
Chỉ tiêu kiểm tra Giới hạn cho phép Mật độ kiểm tra
Móng dưới Móng trên
Dộ dày + 10 mm + 5 mm Cứ 40 – 50m với
đoạn tuyến thẳng,
Cao độ -10 mm -5 mm 20 – 25m với đoạn
Bề rộng -50mm -50mm tuyến cong bằng
hoặc cong đứng
Độ dốc ngang + 0,5% + 0,3% đo một trắc ngang

Độ bằng phẳng: khe hở lớn nhất ≤ 10 mm ≤ 5 mm Cứ 100m đo tại


dưới thước 3m một vị trí

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Cấp phối móng trên, móng dưới và lớp cấp phối bù vênh sẽ được xác định theo mét khối
(m3) vật liệu đã đầm lèn theo yêu cầu, hoàn thiện tại chỗ và đã được nghiệm thu. Khối lượng
cần xác định sẽ căn cứ vào mặt cắt ngang thể hiện trên bản vẽ có yêu cầu chiều dày phải đồng
đều và dựa trên mặt cắt ngang đã được Tư vấn giám sát chấp thuận nhưng không yêu cầu
chiều dày đồng đều, chiều dài được xác định dọc tim đường theo phương ngang. Không
được phép có sai số vật liệu đã thi công vượt quá giới hạn thiết kế quy định trên mặt cắt
ngang. Đoạn thi công thử không được tính riêng biệt mà phải bao gồm trong khối lượng
móng trên và móng dưới được xác định
Công tác chuẩn bị và bảo dưỡng lớp trên nền đường mà trên đó sẽ rải cấp phối móng trên,
móng dưới hoặc lớp cấp phối bù vênh cũng không được tính hoặc không được thanh toán.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 5-7 05100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Công tác sửa chữa các lớp bị hỏng do phương tiện đi lại hoặc do điều kiện tự nhiên sẽ không
được thanh toán bổ sung.
Khối lượng bổ sung vào lớp tiếp theo để bù cho phần thiếu hụt của lớp móng trên hoặc móng
dưới sẽ không được thanh toán.
Xác định phần công việc sửa chữa:
a) Trong trường hợp Tư vấn giám sát yêu cầu sửa chữa lớp móng trên, móng dưới hoặc
lớp cấp phối bù vênh không đạt yêu cầu, công việc bổ sung hoặc khối lượng cần thiết phục
vụ cho công tác sửa chữa đó sẽ không được thanh toán thêm
b) Trong trường hợp Tư vấn giám sát yêu cầu điều chỉnh độ ẩm trước khi đầm, mọi chi
phí bổ sung cho việc tưới thêm nước hoặc làm khô vật liệu hoặc các công việc khác cần phải
làm để đạt được độ ẩm yêu cầu sẽ không được thanh toán thêm
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng được nghiệm thu và xác định như trên sẽ được thanh toán theo giá hợp đồng trên
từng đơn vị đo đạc ứng với từng hạng mục thanh toán trong Bảng tiên lượng liệt kê sau đây.
Công việc như mô tả trong mục này bao gồm vận chuyển, cung cấp, đổ, đầm, hoàn thiện và
thí nghiệm vật liệu, cung cấp và rải lớp hao mòn cũng như bảo dưỡng bề mặt cấp phối trong
điều kiện có phương tiện đi lại, cung cấp nhân công, vật liệu, thiết bị, máy móc và tất cả các
phần việc kèm theo có liên quan khác để hoàn thiện công việc như quy định trên Bản vẽ,
hoặc theo yêu cầu của Tư vấn giám sát và phù hợp với chỉ dẫn kỹ thuật này sẽ được thanh
toán đầy đủ
Hạng mục Mô tả công việc Đơn vị
05100-01 Cấp phối móng dưới m3
05100-02 Cấp phối móng trên m3
05100-03 Cấp phối cho lớp bù vênh m3

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 5-8 05100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 6 ÁO ĐƯỜNG

Phần 06100 – Lớp nhựa thấm và dính bám

1. Mô tả
Công việc của lớp nhựa thấm sẽ bao gồm việc cung cấp và rải nhựa atphan lỏng lên bề mặt
đã được chuẩn bị trước có đủ độ thấm và đã được chấp thuận (ví dụ như lớp móng trên, móng
cấp phối hoặc móng đá dăm) ngay trước khi thi công lớp bên trên. Lớp nhựa thấm sẽ được rải
trên toàn bộ chiều rộng đã ghi trong Bản vẽ. Khi có quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật này, lớp
cấp phối phủ có thể được yêu cầu sử dụng.
Công việc của lớp nhựa dính bám sẽ bao gồm việc cung cấp và rải bê tông nhựa nhũ tương
lên lớp móng phủ nhựa ban đầu hoặc lớp bê tông nhựa liên kết, lớp mặt của các bản mặt cầu
bê tông, bản dẫn và các lớp mặt khác sẽ được rải bê tông nhựa để tạo sự dính kết với các lớp
bên trên.

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Ấn phẩm mới nhất của các tiêu chuẩn sau đây sẽ được áp dụng cho các công việc thuộc phần
Chỉ dẫn kỹ thuật này:
 TCVN 7494:2005 (ASTM D140-01) Bitum – Phương pháp lấy mẫu
 TCVN 7495:2005 (ASTM D5-97) Bitum – Phương pháp xác định độ kim lún
 TCVN 7496:2005 (ASTM D113-99) Bitum – Phương pháp thí nghiệm độ kéo dài
 TCVN 7500:2005 (ASTM D2042-01) Bitum – Phương pháp xác định độ
hòa tan trong tricloetylen
 TCVN 7502:2005 (ASTM D2170-01a) Bitum - Phương pháp xác định độ
nhớt động học
 TCVN 8817:2011 Quy định các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp thử của nhũ
tương nhựa đường axit
 TCVN 8818:2011 Nhựa đường lỏng
 TCVN 8819:2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu
 AASHTO M81 Nhựa chế phẩm dầu mỏ (loại bay hơi nhanh)
 AASHTO M82 Nhựa chế phẩm dầu mỏ (loại bay hơi trung bình)
 AASHTO M226 Chất kết dính bê tông nhựa phân cấp theo độ nhớt
2.2 Vật liệu
Vật liệu cho lớp nhựa thấm phải là nhựa chế phẩm dầu mỏ loại bay hơi trung bình MC30,
hoặc MC70 (TCVN 8818 / AASHTO M82)
Lớp vật liệu dùng cho lớp dính bám phải là nhựa chế phẩm dầu mỏ loại bay hơi nhanh RC-70
(TCVN 8818 / AASHTO M81).
Khi nhựa loại AC-20 được pha loãng với dầu hỏa, tỷ lệ dầu hỏa phải tuân theo phê duyệt
trước của Tư vấn giám sát.
Khi có các phương án thay thế cho nhựa chế phẩm dầu mỏ, nhũ tương nhựa đường axit các
loại và được rải theo các tỉ lệ rải quy định trong TCVN 8819:2011 có thể được phép khi
chứng minh được khả năng thực hiện thỏa mãn phê duyệt của Tư vấn giám sát.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-1 06100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3 Trình nộp
Nhà thầu sẽ phải cung cấp cho Tư vấn giám sát các tài liệu dưới đây. Các tài liệu này cần
phải nộp sớm trước khi bắt đầu kế hoạch thực hiện công việc của Nhà thầu:
a) Một mẫu 5 lít của vật liệu bitum mà Nhà thầu đề xuất sử dụng trong công việc, cùng
với chứng chỉ từ nhà sản xuất. Chứng chỉ sẽ phải chỉ ra được sự phù hợp của nhựa
đối với các tiêu chuẩn liên quan và các yêu cầu về độ dốc đối với lớp nhựa thấm,
được nêu ra trong phần Tiêu chuẩn này.
b) Một bản ghi chép đầy đủ các chứng chỉ đã hiệu chỉnh của tất cả các dụng cụ, thiết bị
đo lường và phù kế dùng cho máy rải nhựa phải được trình nộp ít nhất 30 ngày trước
khi bắt đầu thi công.
c) Một biểu đồ phun, đáp ứng được yêu cầu của mục 3.2.3 của phần Chỉ dẫn này phải
được trình lên Tư vấn giám sát trước khi bắt đầu thi công, để cho việc kiểm tra thiết
bị có thể được tiến hành.
d) Các mẫu vật liệu sử dụng trong mỗi ngày làm việc sẽ được trình lên theo quy định ở
Mục 3.5 của phần Tiêu chuẩn này. Các ghi chép hàng ngày về công tác rải nhựa đã
tiến hành và tỷ lệ rải vật liệu sẽ được trình cho Tư vấn giám sát theo như phần Tiêu
chuẩn này, theo Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

3. Các yêu cầu về thi công


3.1 Hạn chế do thời tiết
Lớp nhựa thấm và dính bám sẽ chỉ được rải trên bề mặt khô, và sẽ không được rải lớp nhựa
dính bám trong lúc có gió to, có mưa, trời sương mù hay sắp mưa và có khả năng làm gián
đoạn công việc.
3.2 Thiết bị
3.2.1 Khái quát chung
Thiết bị Nhà thầu sử dụng sẽ bao gồm chổi máy và/hoặc máy thổi, một máy phân phối bitum
bằng áp lực, thiết bị để đun nóng vật liệu bitum.Tư vấn giám sát sẽ không cho phép việc sử
dụng máy tưới nhựa trọng lực.
3.2.2 Máy rải nhựa
Máy rải sẽ có năng suất tối thiểu là 1.000 lít.
Máy rải phải được thiết kế, trang bị, bảo dưỡng và vận hành sao cho lượng bitum nóng có thể
được rải đồng đều trên những chiều rộng khác nhau của bề mặt, theo tỷ lệ đã định theo
phương dọc và ngang trong phạm vi 10% tỷ lệ yêu cầu.
Thiết bị rải sẽ phải bao gồm một máy đo tốc độ xe, các đồng hồ áp lực, một que đo ở thùng
nhựa, một nhiệt kế đo nhiệt độ các chất chứa trong thùng và một thiết bị để đo tốc độ di
chuyển của thiết bị khi đang ở tốc độ chậm. Tất cả các thiết bị đo trên máy rải phải được hiệu
chỉnh gần đây và một bản ghi chép chính xác đạt yêu cầu về việc hiệu chỉnh đó phải được
trình lên Tư vấn.
3.2.3 Dụng cụ rải và phương pháp hiệu chỉnh
Máy rải phải được trang bị một biểu đồ phun và sổ thao tác, kèm theo thiết bị phun vào mọi
thời điểm.
Sổ thao tác phải gồm có biểu đồ lưu lượng nhựa và toàn bộ các chỉ dẫn cho các vận hành của
máy rải.
Biểu đồ phun sẽ chỉ ra tương quan giữa tốc độ và tỷ lệ rải của máy rải bitum được sử dụng
cũng như tương quan giữa tốc độ bơm và số vòi được sử dụng, dựa trên lưu lượng bitum

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-2 06100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
không đổi của một vòi. Lưu lượng bitum không đổi (lít/mét) cũng như áp lực phun sẽ được
chỉ ra trong biểu đồ phun.
Biểu đồ phun cần chỉ ra chiều cao của thanh phun kể từ mặt đường và góc nằm ngang chính
xác của các vòi phun để bảo đảm các tia phun chờm lên nhau ba lần (Nghĩa là chiều rộng của
mặt đường được phủ bằng đúng 3 lần khoảng cách giữa các vòi).
3.2.4 Những thiết bị không đạt yêu cầu
Tư vấn giám sát sẽ có quyền ngừng việc sử dụng bất kỳ thiết bị hay nhà xưởng nào được coi
là dưới mức chất lượng yêu cầu và tiến hành chỉ dẫn việc dỡ bỏ những thiết bị đó và thay thế
bằng thiết bị phù hợp hoặc thay đổi quy cách vận hành vào bất kỳ thời điểm nào.
Nhà thầu sẽ phải ngay lập tức tuân thủ các chỉ dẫn đó không được đòi bồi thường hoặc mở
rộng phạm vi công việc do việc phải thực hiện các chỉ dẫn đó. Nhà thầu sẽ không được phép
sử dụng bất kỳ thiết bị hoặc nhà xưởng nào trước khi có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát,
và Nhà thầu sẽ phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật trong khi vận hành máy và sử dụng những
cán bộ điều hành, thợ máy, lao động lành nghề để thực hiện công việc. Tư vấn giám sát có
quyền loại bỏ bất kỳ cán bộ điều hành, thợ máy, lao động nào và chỉ dẫn sự thay thế thích
hợp vào bất kỳ thời điểm nào Tư vấn giám sát cho là cần thiết.
3.3 Phương pháp áp dụng
Trước khi bắt đầu công việc tại hiện trường, lớp nền mà nhựa thấm và dính bám được áp
dụng lên cũng như những đề xuất về vật liệu, biện pháp thi công và thiết bị của Nhà thầu cần
được Tư vấn phê duyệt và cần hoàn thành việc thử nghiệm một cách thành công.
3.3.1 Chuẩn bị hiện trường
Trước khi rải lớp nhựa, tất cả bụi bẩn và các vật liệu có hại khác phải được dọn sạch khỏi bề
mặt bằng chổi máy hoặc máy thổi hoặc cả hai. Nếu như thế vẫn chưa mang đến một bề mặt
sạch sẽ đồng đều thì phải quét thêm bằng tay với các chổi cứng. Phải quét rộng ra ngoài các
mép của khu vực cần phun nhựa ít nhất 20cm.
Các mảng vật liệu có hại khác dính vào phải được loại bỏ khỏi mặt đường bằng cạo thép hoặc
các phương pháp đã được thông qua tại nơi mà Tư vấn giám sát chỉ dẫn. Khu vực cạo đó phải
được rửa bằng nước và chổi tay.
Không được rải nhựa cho đến khi mặt đường đã được chuẩn bị thoả mãn yêu cầu của Tư vấn
giám sát. Tư vấn giám sát sẽ không cho phép việc để nước đọng trên bề mặt trước khi rải.
Công việc phải được tiến hành sao cho ảnh hưởng ít nhất tới giao thông đi lại mà cũng không
gây thiệt hại cho công việc.
Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả của việc để xe cộ đi lại quá sớm trên bề
mặt mới rải. Nhà thầu có thể cấm xe nếu thấy cần thiết bằng cách cung cấp một đường tránh
tạm hoặc xây dựng một nửa phần đường.
Nhà thầu cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo bề mặt của kết cấu hay cây cối
hay công trình lân cận được bảo vệ khỏi bị xước và vương vẩy và các vật liệu nhựa không
được đổ vào các rãnh bên, đường thoát nước hay kênh rạch.
3.3.2 Nhiệt độ rải
Nhiệt độ rải cần tuân theo Bảng 1.
Bảng 1 Nhiệt độ rải (lớp nhựa thấm)
Loại vật liệu Nhiệt độ rải
Chế phẩm bitum, 50 pph dầu hỏa 70 ± 100 C
(Chế phẩm bitum cấp MC-70)
Chế phẩm bitum, 75 pph dầu hỏa 45 ± 100 C
(Chế phẩm bitum cấp MC-30)
Chế phẩm bitum, 100 pph dầu hỏa 30 ± 100C
Chế phẩm bitum, hơn 100 pph dầu hỏa Không đun nóng
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-3 06100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bảng 2 Nhiệt độ phun (Lớp bám dính)
Loại vật liệu Nhiệt độ phun
Chế phẩm bitum, 25 pph dầu hỏa 110 ±100 C
Chú ý: Chữ viết tắt pph trong Bảng 1 biểu thị thành phần dầu hoả trong 100 phần chất kết dính bê tông
nhựa theo từng loại.
3.3.3 Nhiệt độ quá cao
Nhiệt độ đun quá cao so với yêu cầu hoặc đun kéo dài ở nhiệt độ cao là điều phải tránh. Bất
kỳ vật liệu nào, theo ý kiến của Tư vấn giám sát, bị hư hại do đun nóng quá lâu phải được loại
bỏ và thay thế với chi phí do Nhà thầu chịu.
3.3.4 Sự an toàn
Tại khu vực có nhiệt độ cao, Nhà thầu cần cung cấp và duy trì các biện pháp phòng ngừa hỏa
hoạn và biện pháp khống chế, cung cấp dụng cụ và thiết bị sơ cứu.
Cần đặc biệt chú ý khi tiến hành đun nóng các loại chất kết dính bê tông nhựa chế phẩm dầu
mỏ. Các đống lửa hay đám tro ở ngoài trời không được để sát với vật liệu. Chế độ đun có
kiểm soát phải được áp dụng đối với các thùng đun nhựa, các máy trộn, máy rải hoặc các
thiết bị khác đã được thiết kế và phê chuẩn cho công tác này. Không được dùng lửa ngoài trời
để kiểm tra các thùng trống, xe chở nhựa hoặc các thùng chứa khác có trữ những vật liệu này.
Tất cả các xe chuyên chở những vật liệu này phải được thông hơi hợp lý. Chỉ có những người
có kinh nghiệm mới được phép giám sát việc bốc dỡ các vật liệu này.
3.3.5 Tỷ lệ rải
Nhà thầu sẽ phải tiến hành các thử nghiệm hiện trường dưới sự giám sát của Tư vấn giám sát
để định ra tỷ lệ rải thích hợp và các thử nghiệm đó sẽ phải được lặp lại, theo chỉ đạo của Tư
vấn giám sát, bất cứ khi nào có sự thay đổi về loại vật liệu bitum hoặc mặt đường.
Tỷ lệ rải của lớp nhựa thấm là 1,0kg/m2 hoặc là theo sự chỉ đạo của Tư vấn giám sát.
Tỷ lệ rải của lớp dính bám là 0,5kg/m2 cho mỗi lớp hoặc được sự thông qua của Tư vấn giám
sát.
Tỷ lệ rải thích hợp cho lớp dính bám ít nhất là thấm hết toàn bề mặt của lớp bê tông nhựa
dưới đó. Lớp dính bám có thể không cần nếu lớp đỉnh được rải ngay sau đó hoặc trong vòng
vài giờ rải lớp dưới.
Tỷ lệ rải thích hợp cho lớp nhựa thấm phải phụ thuộc vào lớp cấp phối móng hiện có, đối với
các lớp hở yêu cầu tỷ lệ rải cao hơn, và các lớp kín thì yêu cầu tỷ lệ rải thấp hơn. Không được
rải thêm lớp nhựa thấm khi lớp cấp phối đã thấm trong vòng 24 giờ.
Tỷ lệ rải bitum theo phương ngang từ thiết bị rải sẽ được thử nghiệm bằng cách cho thanh
phun chạy trên một diện tích thử có rải các tấm vật liệu hấp thụ 25cmx25cm có mặt sau
không thấm nhựa. Các tấm này được cân trước và sau khi rải. Sự chênh lệch về trọng lượng
giữa sẽ được tính tới trong việc quyết định tỷ lệ rải được áp dụng thực tế cho mỗi tấm và sự
thay đổi so với mức độ phun trung bình ở mỗi tấm trên suốt chiều rộng được phun không
được vượt quá 15%.
Kiểm tra độ đồng đều liều lượng nhũ tương đã phun tưới xuống mặt đường theo phương
pháp sau: đặt các hộp có đáy 25x40cm trên mặt đường để hứng nhũ tương khi dàn phun đi
qua, cân hộp để xác định lượng nhũ tương hứng được, đó chính là lượng nhũ tương trên
0,1m2 – chênh lệch giữa lượng nhũ tương phun rải thực tế so với lượng nhũ tương quy định
nhỏ hơn 100g/m2 là được.
3.3.6 Duy tu lớp nhựa thấm
Nhà thầu sẽ phải duy tu bề mặt lớp nhựa thấm theo quy định cho tới khi rải lớp tiếp theo.
Không được cho phép xe cộ đi lại cho đến khi vật liệu bitum đã thấm hết và khô đi và theo ý
kiến của Tư vấn giám sát sẽ không thực hiện việc duy tu nhựa thấm khi có xe cộ đi lại.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-4 06100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Trong những trường hợp cá biệt cần thiết cho xe đi lại trước trước thời điểm đó, nhưng
không được sớm hơn 4 giờ sau khi rải lớp nhựa, một lớp cấp phối phủ sạch sẽ được rải theo
như chỉ dẫn của Tư vấn giám sát và có thể cho phép xe cộ đi trên làn đường đã được xử lý.
Lớp cấp phối phủ sẽ được rải từ các xe tải làm sao cho không bánh xe nào được lăn trên bề
mặt bitum ướt chưa được phủ. Khi rải lớp cấp phối phủ trên làn đường đã xử lý sát với làn
sắp được xử lý, một dải rộng ít nhất 20cm dọc theo mép tiếp giáp sẽ được để lại không rải,
hoặc nếu đã rải thì sẽ bị dỡ bỏ lên khi chuẩn bị xử lý làn thứ hai, để có thể cho vật liệu bitum
chờm lên nhau như đã yêu cầu. Việc sử dụng lớp cốt liệu phủ sẽ ở mức tối thiểu có thể.
3.4 Chất lượng công việc và sửa chữa phần việc không đạt yêu cầu
Lớp nhựa thấm đã hoàn thành sẽ phải phủ hoàn toàn diện tích được xử lý, được rải đồng đều,
không có chỗ nào bị sót, có vệt hoặc vùng đọng nhựa.
Sau khi bảo dưỡng từ 4 đến 6 giờ, nhựa sẽ ngấm vào trong lớp móng, bên trên chỉ còn đủ
lượng nhựa bảo đảm cho bề mặt có mầu đen hoặc xám thẫm và không bị rỗng.
Lớp nhựa thấm phải thấm vào lớp móng cấp phối tối thiểu 5mm, tốt nhất là 10mm, để ổn
định và liên kết các hạt mịn bề mặt và để làm tăng khả năng gắn kết với nhựa atphan nóng.
Việc sửa chữa lớp nhựa thấm và lớp nhựa dính bám không đạt yêu cầu phải tuân theo sự chỉ
dẫn của Tư vấn giám sát. Các lỗ nhỏ xuất hiện trên lớp nhựa thấm phải được vá kịp thời.
3.5 Kiểm soát chất lượng và thí nghiệm hiện trường
Một mẫu và chứng chỉ về bitum sẽ phải được đệ trình lên cho mỗi lần giao bitum đến công
trường.
Các mẫu của lớp nhựa thấm sẽ được lấy từ máy rải theo như chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Máy rải bitum sẽ phải được kiểm tra và thử nghiệm như sau:
 Trước khi bắt đầu công tác rải;
 Cứ sáu tháng một lần hoặc sau 150.000 lít nhựa được rải từ máy rải. Sử dụng cách
nào phổ biến hơn;
 Sau khi có sự cố hoặc sửa đổi gì đối với máy rải, hoặc có gì bất thường mà theo ý
kiến của Tư vấn giám sát, yêu cầu phải kiểm tra lại máy rải.
Kết quả của việc thí nghiệm sàng ướt đối với lớp cấp phối phủ dự kiến sẽ được trình lên Tư
vấn giám sát xin chấp thuận trước khi đưa vào thi công.
Một bản ghi chép hàng ngày về việc rải mặt, bao gồm cả về vị trí, lượng nhựa dùng trong mỗi
lần xe chạy và khu vực được phủ sẽ được trình lên Tư vấn giám sát.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Phương pháp xác định khối lượng
Khối lượng vật liệu atphan đo đạc để thanh toán sẽ là số mét vuông thực tế của bề mặt phủ
được nghiệm thu.
Bất kỳ lớp cấp phối phủ nào đã sử dụng sẽ được coi là nằm trong công việc tạo ra một Lớp
nhựa thấm đạt yêu cầu và sẽ không được đo đạc hay thanh toán riêng rẽ.
Mọi công việc chuẩn bị và sắp xếp cho việc rải Lớp nhựa thấm sẽ không được đo đạc và
thanh toán theo Tiêu chuẩn này.
Việc dọn dẹp sau cùng cũng như việc chuẩn bị bề mặt và duy tu Lớp nhựa thấm đã hoàn
thành sẽ được coi như nằm trong công việc để tạo ra một Lớp nhựa thấm đạt yêu cầu và sẽ
không được đo đạc hay thanh toán riêng rẽ.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-5 06100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.2 Đo đạc phần việc được sửa chữa
Không thanh toán cho việc sửa chữa hay thử nghiệm lại nhựa thấm hay lớp bám dính không
đạt yêu cầu do vật liệu hay tay nghề thi công không tốt do Nhà thầu thực hiện.
4.3 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán này được tính đủ cho công việc được mô tả trong Mục này bao gồm cung
cấp và rải tất cả các vật liệu, bao gồm cả vật liệu phủ và mọi chi phí lao động, dụng cụ, thử
nghiệm, thiết bị và các phụ phí cần thiết để hoàn thành và bảo dưỡng công việc như đã được
chỉ ra trong Bản vẽ và như đã được yêu cầu phù hợp với Chỉ dẫn kỹ thuật này theo chỉ định
của Tư vấn giám sát. Thanh tán cho lớp dính bám và thấm nhập phải không phụ thuộc vào tỷ
lệ rải và không được điều chỉnh đơn giá để tăng hoặc giảm tỷ lệ rải.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
06100-01 Lớp nhựa bitum thấm nhập, tỷ lệ 1,0kg/m2 m2
06100-02 Lớp nhựa bitum dính bám, tỉ lệ 0,5kg/ m2 m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-6 06100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 06200 – Lớp bê tông nhựa

1. Mô tả
Công việc trong phần tiêu chuẩn này bao gồm việc cung cấp hỗn hợp atphan nóng được rải
và đầm chặt cho lớp bê tông nhựa

2. Tiêu chuẩn áp dụng


Ấn phẩm mới nhất về các tiêu chuẩn sau đây sẽ được áp dụng cho các công việc nằm trong
phần chỉ dẫn kỹ thuật này.
 22TCN319-04 Yêu cầu kỹ thuật & PP thí nghiệm vật liệu nhựa đường Polime .
 TCVN 7493 - 7405:2005 Tiêu chuẩn thí nghiệm bitum
 TCVN 8819:2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng – Yêu cầu thí nghiệm và nghiệm
thu
 TCVN 8820-2011 Hỗn hợp bê tông nhựa nóng – Thiết kế theo phương pháp
Marshall
 TCVN 8860-2011 (Phần 1 - 12) Bê tông nhựa – Phương pháp thử
 TCVN 8863:2011 Mặt đường láng nhựa nóng – Thi công và nghiệm thu.
 TCVN 8865:2011 Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ số
độ gồ ghề quốc tế IRI
 TCVN 8866:2011 Xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát - Thử
nghiệm.
 TCVN 8867:2011 Áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu
bằng cần đo võng Benkelman
 AASHTO M17 Bột đá dùng cho hỗn hợp Bitum phủ mặt
 AASHTO M20 Xác định cấp thấm nhập của chất kết dính nhựa
 AASHTO M226 Xác định độ nhớt của chất dính kết Nhựa
 AASHTO T11-05 Hàm lượng bụi, sét (hạt <0,075mm, qua sàng 200) bằng phương
pháp rửa
 AASHTO T27-99 Phân tích mắt sàng cốt liệu mịn và thô theo ASTM C136-96
 AASHTO T49 Xác định độ kim lún của vật liệu Bitumen
 AASHTO T50 Thí nghiệm nổi vật liệu Bitumen
 AASHTO T51 Tính mềm vật liệu Bitumen
 AASHTO T 53-96 Xác định nhiệt độ hóa mềm của Bitum (phương pháp vòng và bi)
theo ASTM D36-95 (2000)
 AASHTO T96 Xác định sức bền chống mài mòn của hỗn hợp hạt nhỏ bằng máy
Los Angeles
 AASHTO T104 Xác định thành phần Sodiu Sulfate hoặc Magnesium Sulfate
trong hỗn hợp đá
 AASHTO T164 Xác định số lượng chất chưng cất từ Bitumen được dùng trong
hỗn hợp Bitum phủ mặt đường

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-7 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 AASHTO T165 Ảnh hưởng của nước tới độ dính bám của hỗn hợp Bitumen đã
đầm chặt
 AASHTO T166 Xác định trọng lượng riêng của khối hỗn hợp Bitum đã đầm chặt
 AASHTO T168 Lấy mẫu hỗn hợp Bitum phủ mặt
 AASHTO T170 Thu hồi atphan từ dung dịch bằng phương pháp Abson
 AASHTO T176 Xác định lượng nhựa trong hỗn hợp đá đất bằng thí nghiệm cát
tương đương
 AASHTO T179 Tác động của nhiệt và khí lên và các vật liệu nhựa (Thí nghiệm
màng mỏng)
 AASHTO T182 Bọc và bóc tước hỗn hợp Đá - Bitum
 AASHTO T209 Xác định trọng lượng riêng lớn nhất trong hỗn hợp Bitum phủ
mặt đường
 AASHTO T230 Thí nghiệm kiểm tra cường độ chịu nén của hỗn hợp cấp phối
Bitum mặt đường theo Phương pháp B
 AASHTO T245 Xác định độ bền dẻo chảy của hỗn hợp Bitum bằng thiết bị
Marshall
 ASTM E950 Tiêu chuẩn thí nghiệm xác định biến dạng dọc mặt đường bằng
gia tốc kế đo quán tính quy chiếu dọc
 Sổ tay hướng dẫn MS-2 Viện nhựa đường Mỹ

3. Vật liệu cho hỗn hợp nhựa


3.1 Tổng quan về vật liệu hạt
Phải có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát về nguồn cung cấp đá và bột khoáng trước khi
giao vật liệu. Phải nộp các mẫu từng loại theo chỉ dẫn.
Các vật liệu hạt được sử dụng phải có đặc tính sao cho hỗn hợp atphan được trộn theo các tỷ
lệ phù hợp với công thức trộn dùng trong công trình, phải đó được một cường độ còn lại
không nhỏ hơn 75% khi được thử nghiệm tổn thất độ dính do tác động của nước, theo
AASHTO T 165 và T 245.
Các vật liệu phải được dự trữ theo các yêu cầu về bảo quản vật liệu theo yêu cầu trong điều
2.3 mục 05100 của Chỉ dẫn kỹ thuật.
Cốt liệu mịn phải được cất giữ ở kho có mái che để tránh ảnh hưởng của trời mưa.
Mỗi vật liệu hạt phải được vận chuyển qua một thùng cung cấp vật liệu lạnh riêng biệt.
Không cho phép trộn trước các vật liệu khác loại hoặc khác nguồn.
Khi chọn nguồn vật liệu hạt, Nhà thầu phải xét đến việc bitum có thể bị hấp thụ trong cấp
phối. Những thay đổi trong hàm lượng bitumen do thay đổi độ thấm nhập của bitumen bằng
cấp phối sẽ không được xem như cơ sở để tái thỏa thuận đơn giá của hỗn hợp nhựa atphan.
3.2 Cốt liệu thô dùng trong hỗn hợp nhựa
Hạt thô phải bao gồm các vât liệu sạch, nhám, bền, không bám bẩn hoặc các chất có hại khác.
Khi các thành phần cốt liệu như đá cuội hoặc sỏi được sử dụng làm nguồn đá để nghiền, phải
dùng sàng kích thước 50mm để sàng các hạt có kích thước nhỏ hơn và để đảm bảo chỉ có đá
kích thước 50mm hoặc lớn hơn được đưa vào máy nghiền. Hạt thô phải có phần trăm mòn
không lớn hơn 35% sau 500 vòng quay như 22TCN 318-04 đã quy định.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-8 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Khi phải chịu năm vòng thử độ bền bằng Sodium Sulphate theo AASHTO T104, hạt thô phải
có độ tổn thất trọng lượng không lớn hơn 12%.
Khi chịu các thử nghiệm bọc và bóc tước theo AASHTO T182, hạt thô phải có diện tích
được bọc không dưới 95%.
3.3 Cốt liệu mịn dùng trong hỗn hợp nhựa
Các hạt nhỏ phải không có các cục hay tảng đất sét hoặc các vật liệu khác và phải gồm nhiều
loại cát có độ bền, cứng, sạch từ đá nghiền sàng. Bột nghiền phải được làm từ đá sạch không
lẫn sét hoặc bùn và phải được để riêng rẽ khỏi số cát thiên nhiên dùng trong hỗn hợp. Để đảm
bảo độ ma sát trong của cốt liệu mịn và khả năng chống lún cao, cốt liệu mịn phải có độ rỗng
tối thiểu là 45% như quy định trong AASHTO T304-96 (2000) hoặc mục 5.1 and 5.2 của
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8819-2011.
3.4 Bột khoáng dùng cho các hỗn hợp nhựa
Bột khoáng dùng cho hỗn hợp nhựa sẽ phải tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu và chỉ dẫn kỹ
thuật của TCVN 8819:2011.
Bột khoáng phải bao gồm bột đá vôi, bột đôlômit, xi măng Portland, tro bay, bột lò nung xi
măng hoặc các khoáng chất không dẻo khác lấy từ các nguồn được Tư vấn giám sát chấp
thuận. Bột khoáng đó không được lẫn với các chất lạ hoặc chất có hại khác.
Bột khoáng phải khô và không có cục. Khi được thử bằng sàng ướt phải có không ít hơn 70%
(tốt nhất là không ít hơn 85% ) trọng lượng lọt qua sàng 75 micron.
3.5 Bitumen cho hỗn hợp nhựa
Bitum dùng cho các hỗn hợp nhựa phải đáp ứng yêu cầu về a) khoảng công suất như nêu
trong Bản vẽ, và b) có các đặc tính đáp ứng yêu cầu của Bảng 1.
Khoảng công suất: Khoảng công suất của nhựa phải đảm bảo các yêu cầu của cả AASHTO
M320 và hướng dẫn SP1của viện nhựa đường Mỹ. Bitumin phải đáp ứng các yêu cầu của PG
70-10. Khi đề xuất nguồn bột khoáng, Nhà thầu phải cung cấp chứng chỉ của nhà cung cấp
như bằng chứng rằng sản phẩm đó đã đáp ứng yêu cầu về khoảng công suất.
Nếu Tư vấn giám sát yêu cầu hoặc được yêu cầu trong bản vẽ, phải thêm vào vật liệu bitum
thông thường một chất kết dính và chống bóc tước khi Tư vấn giám sát chỉ thị hoặc chấp
thuận như vậy. Phụ gia là loại được Tư vấn giám sát chấp nhận và số phần trăm yêu cầu phải
được trộn kỹ với vật liệu bitum theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và Tư vấn giám sát trong
một thời gian cần thiết để tạo ra được hỗn hợp đồng đều.
Bảng 1 Yêu cầu chỉ tiêu Bitumen (Tham chiếu bảng 1 của TCVN7493:2005)
STT Các chỉ tiêu ĐV Cấp 60/70 Tiêu chuẩn áp Tiêu chuẩn
dụng tham khảo
1 Độ kim lún ở 25°C 0,1mm 60 – 70 TCVN ASTM D5
7495:2005 AASHTO
T49
2 Độ kéo dài ở 25°C cm Min. 100 TCVN ASTM D113
7496:2005 AASHTO
T151
3 Nhiệt độ hóa mềm °C 46 - 55 TCVN AASHTO
(phương pháp vòng và bi), 7497:2005 T53-96
tối thiểu
4 Nhiệt độ bắt lửa °C Min. 232 TCVN ASTM D92
7498:2005 AASHTO
T48
5 Lượng tổn thất sau khi đun % Max. 0,5 TCVN ASTM D6
nóng 163°C trong 5 giờ 7499:2005 AASHTO
T47

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-9 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
6 Tỷ lệ độ kim lún của nhựa % Min. 75 TCVN ASTM D6/D5
đường sau khi đun nóng ở 7499:2005
163 °C trong 5 giờ so với
độ kim lún ở 25°C
7 Lượng hòa tan trong % Min. 99 TCVN ASTM D2042
Trichloroethylene C2 Cl4 7500:2005 AASHTO
T44
8 Khối lượng riêng ở 25°C g/cm3 1 – 1,05 TCVN ASTM D70
7501:2005 AASHTO
T228
9 Độ dính bám với đá cấp Min. cấp 3 ASTM D3625
10 Hàm lượng paraffin % Max. 2,2 TCVN DIN-52015
7503:2005
3.6 Kiểm tra vật liệu
Tất cả công tác nghiệm thu, kiểm tra cần thiết để xác định tuân thủ các yêu cầu được quy
định ở đây sẽ được tiến hành phù hợp với Phần 4.10 “ Kiểm tra và kiểm soát chất lượng” của
phần Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Nhà thầu sẽ cung cấp một (01) lít mẫu của cho từng vật liệu bitum nào mà họ đề xuất sử dụng
cùng với tờ trình về nguồn gốc vật liệu và cùng với các số liệu thử nghiệm cho biết tính chất
của nó, cả trước và sau Thí nghiệm Màng mỏng (AASHTO T179), bao gồm:
 Độ thấm nhập ở 25C
 Độ thấm nhập ở 35C
 Điểm hoá mềm vòng và bi
 Độ nhớt ở 60C
 Độ nhớt ở 135C
Cốt liệu sẽ đáp ứng yêu cầu trong bảng 2 dưới đây
Bảng 2 Yêu cầu về cốt liệu
Tiêu chuẩn TCVN8819:2011
Lớp mặt trên Lớp kết dính Phương pháp thử

I Cốt liệu hạt thô cho hỗn hợp nhựa atphan


1 Cường độ nén của đá gốc, MPa TCVN 7572-10:2006
- Cốt liệu từ đá mác ma và đá biến tối thiểu 100 tối thiểu 80
chất
- Cốt liệu đá trầm tích tối thiểu 80 tối thiểu 60
2 Độ hao mòn khi va đập trong máy tối đa 28 tối đa 35 TCVN 7572-12:2006
Los Angeles (LA), % AASHTO T96
3 Hàm lượng hạt thoi dẹt, % tối đa 15 tối đa 15 TCVN 7572-13:2006
4 Hàm lượng hạt mềm yếu, phong tối đa 10 tối đa 15 TCVN 7572-17:2006
hóa, %

5 Hàm lượng chung bụi, bùn, sét tối đa 2 tối đa 2 TCVN 7572-08:2006
(tính theo khối lượng đá dăm), %
6 Hàm lượng sét (tính theo khối tối đa 0,25 tối đa 0,25 TCVN 7572-08:2006
lượng đá dăm), %
7 Độ dính bám của đá với nhựa tối thiểu cấp 3 tối thiểu cấp 3 TCVN 7504:2005
đường
II Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho cát
Loại cát cát thiên nhiên, cát xay (loại
chọn)

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-10 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
1 Mô đun độ lớn M = tối thiểu 2 TCVN 7572-02:2006
0,01(A2,5+A1,25+A0,63+A0,31
5+A0,14)
2 Hệ số đương lượng cát (ES), % tối thiểu 80 (cát tự nhiên) AASHTO T176
tối thiểu 50 cát xay (loại chọn)

3 Hàm lượng chung bụi, bùn, sét tối đa 3 (cát tự nhiên) TCVN 7572-08:2006
(tính theo khối lượng cát), % tối đa 7 cát xay (loại chọn)
4 Hàm lượng sét cục (tính theo khối tối đa 0,5 TCVN 7572-08:2006
lượng cát xay), %
5 Độ góc cạnh của cát (độ rỗng của tối thiểu 43 tối thiểu 40 TCVN 8860-07:2011
cát ở trạng thái chưa đầm nén), %
III Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho bột khoáng
1 Thành phần hạt (lượng lọt sàng TCVN 7572-02: 2006
qua các cỡ sàng mắt vuông), %
0,600mm 100
0,300mm 95 – 100
0,075mm 70 – 100
2 Độ ẩm, % khối lượng tối đa 1 TCVN 7572-07: 2006
Ghi chú: A2.5 là lượng còn lại trên sàng cỡ 2,5mm
3.7 Trình nộp
Nhà thầu sẽ phải nộp cho Tư vấn giám sát những tài liệu sau đây:
a) Chi tiết kế hoạch và lịch trình kiểm tra và tiến hành trên các đoạn thử nghiệm cho
thiết kế hỗn hợp của mỗi lớp bê tông nhựa được rải. Kế hoạch và lịch trình này sẽ
phải đệ trình ít nhất 28 ngày trước khi bắt đầu các hoạt động cho thiết kế trộn nhựa.
b) Mẫu của tất cả các vật liệu đã được thông qua để sử dụng. Các mẫu này Tư vấn giám
sát sẽ giữ lại trong suốt thời gian hợp đồng để tham khảo.
c) Một mẫu bitum và giấy chứng nhận sẽ được cung cấp cho mỗi lần vận chuyển bitum
hoặc như đã được Tư vấn giám sát chỉ thị.
d) Các báo cáo viết về kết quả thử nghiệm tất cả vật liệu, như quy định trong Tiểu mục
3.5 “Vật liệu cho hỗn hợp nhựa” và Tiểu mục 4.5 “Chế tạo, sản xuất hỗn hợp” của
Phần tiêu chuẩn này;
e) Công thức hỗn hợp được đem dùng và số liệu các thử nghiệm, như quy định trong
Tiểu mục 4.5 “Chế tạo, sản xuất hỗn hợp” và Tiểu mục 4.9 “Rải và đầm lèn hỗn
hợp” của phần Chỉ dẫn kỹ thuật này, dưới dạng báo cáo viết;
f) Các đo đạc thử nghiệm bề mặt như quy định trong Tiểu mục 4.10 “Thử nghiệm và
kiểm soát chất lượng” của phần Tiêu chuẩn này, dưới dạng báo cáo viết;
g) Các báo cáo viết về tỷ trọng của các hỗn hợp rải, theo quy định trong Tiểu mục 4.10
“Thử nghiệm và kiểm soát chất lượng”của phần Tiêu chuẩn này;
h) Kiểm tra việc điều chỉnh và làm chính xác cân và các thiết bị thí nghiệm trong phòng
và các quy trình.
i) Các số liệu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên hiện trường như quy định
trong Tiểu mục 4.10 “Thử nghiệm và kiểm soát chất lượng”của phần Tiêu chuẩn
này cho công tác kiểm tra hàng ngày các mẻ trộn và chất lượng hỗn hợp, bằng báo
cáo viết;
j) Báo cáo viết về bề dầy của lớp và các kích cỡ của mặt đường theo như quy định Tiểu
mục 4.11 “Dung sai hỗn hợp nhựa” của phần Chỉ dẫn kỹ thuật này.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-11 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Ngoài ra, khi thay đổi công thức hỗn hợp hay trong bất kỳ trường hợp nào theo chỉ dẫn của
Tư vấn giám sát, các mẫu thí nghiệm sẽ được lấy để xác định ra trọng lượng riêng tính gộp
của các hạt ở thùng nóng và tỷ trọng lý thuyết tối đa của hỗn hợp bitum (AASHTO T209).

4. Các thiết bị cho công tác trộn


Phương tiện và thiết bị dùng cho sản xuất, rải và lu lèn lớp kết dính, lớp BT Nhựa và lớp
nhựa tao nhám thích hợp cho mục đích sử dụng và trong điều kiện tốt. Tất cả các thiết bị phải
được vận hành bởi người điều hành được huấn luyện và có kinh nghiệm và công việc sẽ được
tiến hành bởi công nhân lành nghề là có kinh nghiệm.
Các công tác không đạt yêu cầu do nguyên nhân của các thiết bị và nhân công không phù hợp
sẽ bị từ chối. Công tác sẽ không được cho phép tiến hành cho đến khi Nhà thầu cung cấp các
thiết bị và lao động lành nghề cũng như người vận hành phù hợp để có thể thực hiện các công
tác phù hợp theo Chỉ dẫn kỹ thuật này. Trong trường hợp Tư vấn giám sát với sự thận trọng
có thể hướng dẫn nhà thầu tiến hành các đoạn thảm thử để chứng minh khả năng thiết bị và
nhân lực thay thế.
4.1 Tổng quan về trạm trộn
Trạm trộn phải thuộc loại cân từng mẻ (Nếu dùng loại xưởng trộn thùng liên tục thì phải có
sự đồng ý của Tư vấn giám sát) và phải có công suất đủ cho việc cung cấp liên tục khi rải hỗn
hợp atphan ở tốc độ bình thường và tới độ dày yêu cầu. Trạm trộn phải thiết kế, điều phối, và
vận hành làm sao để tạo ra được một hỗn hợp trong phạm vi các dung sai cho phép.
Trạm trộn sẽ phải là loại điều khiển tự động bằng máy tính có thể in ra các số liệu về mẻ trộn.
Trạm trộn phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường hiện hành của Việt nam và tuân theo các
điều khoản trong Phần tiêu chuẩn 01300.
Nhà thầu phải bảo đảm rằng trong suốt quá trình thực hiện phải tiến hành trộn các vật tư của
bê tông nhựa phải trong điều kiện an toàn. Nhà thầu phải cung cấp & duy trì hệ thống phòng
chống cháy và đo lường kiểm soát và cung cấp các thiết bị an toàn lao động tại trạm trộn.
Nhà thầu phải cung cấp lối vào an toàn và an ninh cho việc kiểm tra, lấy mẫu và các vị trí đo
đạc trong trạm trộn và cho lấy mẫu thử kiểm tra quy cách vật liệu tại các xe tải vận chuyển bê
tông nhựa.
4.1.1 Cân dùng trong trạm trộn
Cân dùng cho thùng cân và phễu cân phải là loại mặt số không có lò xo, đo lực, và phải là loại
tiêu chuẩn được Tư vấn giám sát chấp thuận, được thiết kế chính xác tới 0,5% của tải trọng
tối đa cần thiết và được đặt tại vị trí mà người điều hành có thể quan sát vào mọi thời điểm.
Giá trị tối thiểu của vạch chia độ phải lớn hơn một (01) kilogram.
Khi dùng cân mặt số không có lò xo, đầu của kim chỉ phải được đặt sát vào mặt số và phải là
loại thị sai lớn.
Cân phải được trang bị các kim chỉ có thể điều chỉnh được để đánh dấu trọng lượng của mỗi
loại vật liệu được cân để đưa vào mẻ trộn.
Cân dùng để cân vật liệu bitum phải tuân theo các quy định về cân cho cấp phối.
Các cân phải được Tư vấn giám sát chấp thuận và được kiểm tra thường xuyên theo yêu cầu
của Tư vấn giám sát để đảm bảo tính chính xác liên tục. Nhà thầu sẽ phải cung cấp và có
trong tay đủ các quả cân tiêu chuẩn để có thể thử nghiệm thường xuyên trên tất cả các cân ở
mức năng suất cao nhất.
4.1.2 Thiết bị để cất giữ vật liệu bitumen
Thùng chứa vật liệu bitum phải được trang bị để đun nóng vật liệu với sự điều khiển chắc
chắn và có hiệu quả tại mọi thời điểm tới nhiệt độ trong phạm vi quy định.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-12 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Hệ thống lưu thông với vật liệu bitum phải có kích thước thích hợp để đảm bảo việc lưu
thông được liên tục và chính xác trong suốt thời gian vận hành. Phải có biện pháp thích hợp
như áo giữ nhiệt hơi nước hay các chất cách điện khác để có thể duy trì nhiệt độ yêu cầu của
vật liệu trong ống, trong đồng hồ đo, trong cân, thanh phun và các công cụ chứa nhựa khác.
Sau khi được Tư vấn giám sát chấp thuận bằng văn bản, vật liệu bitum có thể được đun nóng
từng phần trong thùng hoặc tăng đến nhiệt độ quy định bằng thiết bị đun giữa các thùng và
máy trộn.
Sức chứa tổng cộng của các thùng chứa phải đủ để cung cấp nhựa trong 10h hoạt động liên
tục của trạm trộn. Nếu sử dụng nhiều hơn một thùng chứa thì thùng chứa phải được nối với
hệ thống lưu thông sao cho mỗi thùng có thể đứng riêng biệt mà không ảnh hưởng đến sự lưu
thông của bitum đến máy trộn.
4.1.3 Thùng chứa
Trạm trộn phải có khả năng chứa đủ để cung cấp cho máy trộn khi chúng đang hoạt động hết
công suất.
a) Các thùng phải được chia ra ít nhất 4 ngăn và được sắp xếp sao cho có thể đảm bảo
việc chứa các hạt theo tỷ lệ thích hợp, một cách riêng rẽ và thoả đáng mà không bao
gồm chất độn khoáng chất.
b) Mỗi ngăn phải có một ống tràn có kích thước và vị trí sao cho tránh được hiện tượng
các vật liệu tràn vào thùng khác.
c) Các thùng chứa sẽ phải được xây dựng sao cho không để lọt vật liệu ra các cửa và có
thể lấy được mẫu một cách nhanh chóng
4.1.4 Thiết bị cung cấp cho máy sấy
Một thiết bị cung cấp riêng biệt sẽ được cung cấp cho mỗi loại vật liệu trong hỗn hợp.
Thùng chứa lạnh sẽ phải có đủ vách và đủ rộng phụ thuộc vào thiết bị tải trọng được sử dụng
để tránh việc lẫn lộn với vật liệu từ các thùng lân cận.
Tất cả mọi thiết bị cung cấp phải được hiệu chỉnh và việc đặt độn mở và tốc độ cho mỗi loại
hỗn hợp phải được ghi rõ trên các cổng và bảng điều khiển của trạm. Một khi đã chỉnh xong,
không được thay đổi việc đặt thiết bị cung cấp nếu không có sự chấp thuận của Tư vấn giám
sát.
Trừ phi đã được Tư vấn giám sát thông qua, một hệ thống các nút bấm “Không chạy” sẽ
được cài đặt vào mỗi thiết bị cung cấp để dừng việc vận hành trạm khi có hiện tượng vật liệu
không chảy từ thùng chứa sau 30 giây.
4.1.5 Máy sấy
Một máy sấy kiểu quay thiết kế đạt yêu cầu để sấy và đun nóng vật liệu sẽ được cung cấp.
4.1.6 Máy sàng
Máy sàng phải có hiệu quả thao tác sao cho trong các hạt đọng ở thùng nào cũng không có
quá 1% hạt quá cỡ hay quá nhỏ.
4.1.7 Thùng cân hay phễu cân
Thiết bị này phải gồm một công cụ để cân một cách chính xác trọng lượng của mỗi thùng
chứa cốt liệu hạt trong một hộp cân hoặc phễu cân, nó được treo trên cân, đủ lớn để chứa
được mẻ đầy không phải cào bớt ra bằng tay hoặc bị tràn ra.
Phải có đủ khoảng trống giữa phễu và các thiết bị phụ trợ để tránh các tạp chất bên ngoài
đọng vào.
Cửa xả của hộp cân cũng phải treo sao cho cốt liệu không bị phân tầng khi được đổ vào trong
máy trộn và phải được đóng chặt khi hộp đã trút hết vật liệu để cho vật liệu không lọt vào
trong mẻ trộn của máy trộn trong khi tiến hành cân mẻ tiếp theo.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-13 06200
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.1.8 Máy trộn
Máy trộn phải thuộc loại máy trộn đôi.
Năng suất của máy trộn không được nhỏ hơn 1 tấn/mẻ và máy trộn phải được chế tạo sao cho
không có hiện tượng rò rỉ ra ngoài. Nếu không đóng, thùng máy trộn phải được trang bị vỏ
chùm để ngăn không cho bụi bay mất.
Nó phải được thiết kế sao cho có thể cho phép việc giám sát việc trộn bằng mắt.
Máy đó phải được bọc nhiệt bằng hơi nước, dầu nóng hay các chất liệu khác được Tư vấn
giám sát chấp thuận.
Máy trộn sẽ có đồng hồ thời gian chính xác để kiểm soát việc việc vận hành một chu kỳ hoàn
chỉnh bằng cách khoá thùng cân sau khi cho vật liệu vào máy trộn cho đến lúc đóng cửa máy
trộn lúc chu kỳ kết thúc.
Việc khống chế thời gian phải linh hoạt và có thể điều chỉnh ở các khoảng thời gian không
quá 5 giây trong suốt các chu kỳ cho tới 3 phút. Phải đặt một máy đếm cơ học các mẻ trộn
như một phần của thiết bị thời gian và được thiết kế sao cho chỉ để ghi các mẻ trộn hoàn
chỉnh.
Khoảng trống của các lưỡi dao kể từ mọi bộ phận chuyển động hoặc cố định không được
vượt quá 2cm.
4.1.9 Bộ phận điều chỉnh lượng nhựa
Thiết bị đo lượng nhựa sẽ được thiết kế và chế tạo sao cho có thể tự động đo được lượng
nhựa lỏng cho từng mẻ với dung sai 0,4%.
Thiết bị đo sẽ có năng suất tối thiểu lớn hơn 10% lượng bitum cho từng mẻ trộn.
Nếu dùng thiết bị đo khối lượng tự động thì phải xây dựng sao cho bất kỳ việc mặt cân nào
cũng khoá được và sẽ có thể tự động đặt lại sau khi thêm vật liệu bitum vào trong từng mẻ.
4.1.10 Thiết bị đo nhiệt độ
Một nhiệt kế bọc sắt có thể đo được từ 100 đến 200°C sẽ được gắn vào thiết bị cung cấp nhựa
tại một vị trí thích hợp gần van xả của bộ phận trộn.
Gần đáy của thùng phải lắp một đầu kháng trở hoặc một cặp nhiệt điện để đo nhiệt độ của các
hạt mịn trước khi đưa vào máy trộn.
Cặp nhiệt điện dùng cho máy xả và cho thùng hạt mịn sẽ được nối vào thiệt bị ghi nhiệt độ.
Các biểu đồ chỉ thời gian và nhiệt độ từ thiết bị ghi nhiệt độ sẽ được nộp cho Tư vấn giám sát
hàng ngày.
Trạm trộn có thể được trang bị thêm một nhiệt kế thuỷ ngân có mặt số đã được thông qua,
một nhiệt kế điện, hay các thiết bị đo nhiệt khác Tư vấn giám sát đã thông qua được đặt tại
chỗ xả của máy sấy để tự động ghi nhiệt độ của vật liệu đã được đun nóng.
Các thiết bị điều khiển nhiệt độ tự động cho cho máy sấy hay máy đun của trạm phải được sử
dụng.
4.1.11 Thiết bị gom bụi
Trạm phải được trang bị thiết bị gom bụi được chế tạo để loại bỏ hay trả lại cho máy nâng
một phần hay tất cả số vật liệu gom được.
4.1.12 Khống chế thời gian trộn
Trạm trộn sẽ được trang bị một phương tiện đáng tin cậy để kiểm soát thời gian trộn và duy
trì nó không đổi trừ phi có chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-14 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.1.13 Hệ thống cân điện tử có thể in dữ liệu ra ngoài
(a) Tổng quát
Trạm trộn bê tông sẽ được trang bị một trong ba hệ thống cân điện tử sau đây có khả năng tự
động in dữ liệu ra các phiếu số liệu. Nội dung in ra sẽ bao gổm những thông tin tối thiểu như
sau và phải được Tư vấn giám sát chấp thuận, phải gửi 1 bản sao của mỗi phiếu dữ liệu này
cho Tư vấn giám sát
 Số thứ tự mẻ cân
 Ngày và giờ
 Tên và vị trí của trạm trộn
 Loại hỗn hợp
 Số xe tải
 Trọng lượng, trọng lượng tịnh hay trọng lượng của mẻ trộn (có thể áp dụng)
 Tổng trọng lượng hỗn hợp cộng dồn (trong ngày, năm hay toàn bộ khối lượng như
chỉ dẫn của Tư vấn giám sát )
 Nhiệt độ của hỗn hợp (có thể ghi bằng tay ) tại trạm và hiện trường.
 Lớp mặt đường sẽ được áp dụng
 Các vị trí đổ (Lý trình ) của nơi mà hỗn hợp được đổ
 Nơi ký (Theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát )
(b) Hệ thống máy in tự động cho máy đong các mẻ trộn
Hệ thống máy in tự động sẽ in khối lượng của cấp phối và vật liệu bitum được đưa đến bộ
phận trộn và tổng trọng lượng của các mẻ trên một xe cân.
Hệ thống in tự động sẽ chỉ được sử dụng khi nối với hệ thống điều khiển đong và trộn tự
động đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Trong trường hợp máy in hay các thiết bị khác bị hỏng, hỗn hợp nóng không được làm tiếp
nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Tư vấn giám sát. Nhưng việc gián đoạn không
được quá 12 giờ.
(c) Cân xe và Nhà cân
Kết cấu nhà cân phải loại kín hoàn toàn, có mái che và điều hoà nhiệt độ hai chiều.
4.1.14 Các yêu cầu về tiếp cận
Lối vào phải được bố trí cho toàn bộ các công tác lấy mẫu, đo đạc và các vị trí giám sát trong
trạm trộn.
Bố trí trên đỉnh của thân xe tải thang có tay vịn đủ chiều dài và chiều cao của thân xe tải tự đổ
để Tư vấn giám sát có thể lấy mẫu thử nghiệm và đo được nhiệt độ của hỗn hợp.
Nhà thầu phải cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết nhằm làm cho việc nâng hạ lấy mẫu được
an toàn các dữ liệu cần thiết của các mẫu thử, để đo đạc và các vị trí giám sát trạm trộn
Luôn luôn phải duy trì lối đi rộng rãi xung quanh vào mọi thời điểm xung quanh khu vực bốc
dỡ hang. Phải giữ không cho sàn trộn nhỏ giọt vào khu vực này
4.2 Thiết bị vận chuyển
Các xe tải để vận chuyển hỗn hợp bitum sẽ phải có sàn kim loại kín, sạch sẽ, và nhẵn đã được
phun một lượng tối thiểu nước xà phòng, dầu thực vật, hoặc dung dịch vôi để ngăn không
cho hỗn hợp dính vào sàn xe. Sẽ không được dùng nhiên liệu hoặc xăng dầu.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-15 06200
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Xe nào gây ra phân tầng quá nhiều cho vật liệu do lò xo treo của xe hay các bộ phận khác, có
dầu rò rỉ ra với lượng có hại, hoặc gây ra chậm trễ phải được loại ra khỏi công việc cho đến
khi sửa chữa xong.
Mỗi khối hỗn hợp phải được phủ bằng vải bạt hoặc vật liệu phù hợp khác cùng kích cỡ để
bảo vệ trong các điều kiện thời tiết. Giữa tấm phủ và hỗn hợp không được có khoảng trống.
4.3 Thiết bị rải và hoàn thiện
Thiết bị rải và hoàn thiện phải là các máy rải đường tự chạy đã được thông qua, có khả năng
rải và hoàn tất hỗn hợp theo đúng tuyến, độ dốc, và mặt cắt ngang yêu cầu trên bản vẽ hoặc
theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Máy rải đường phải được trang bị những thiết bị kiểm soát thanh san bàn có thể điều chỉnh
được cho việc vận hành bằng tay, bán tự động hoặc hoàn toàn tự động, để đảm bảo cho việc
lớp atphan bất chấp độ lồi lõm của bề mặt được rải. Thiết bị kiểm soát thanh san bàn tự động
phải có khả năng đánh giá được độ dốc và cao độ yêu cầu từ dây piano căng, ván trượt cho
chiều dài phù hợp, hoặc cảm biến siêu âm theo phê duyệt của Tư vấn giám sát.
Máy rải đường phải được trang bị các thanh san cắt, kiều đầm hoặc kiểu rung và các thiết bị
để làm nóng các thanh san cắt tới nhiệt độ cần thiết cho việc rải hỗn hợp không bị dồn hoặc bị
hỏng.
4.4 Thiết bị đầm lèn
Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ thiết bị lu lèn tương ứng cho hỗn hợp bê tông atphan theo các
yêu cầu trong phần 4.5 ”Chế tạo và sản xuất hỗn hợp Bê tông nhựa” và mục 4.9 “Rải & đầm
hỗn hợp” của Chỉ dẫn kỹ thuật này. Nhà thầu phải trang bị tối thiểu những thiết bị sau cho
mỗi công tác thảm mặt gồm:
 Một lu bánh sắt để lu ban đầu, trọng lượng từ 4,5 đến 11 tấn.
 Một xe lu bánh lốp để lu lần hai với trọng lượng từ 5 đến 11 tấn. Lu này phải có
không ít hơn 7 bánh với các lốp lu ta lông nhẵn có kích thước bằng nhau.
 Một lu bánh thép để lu hoàn thiện có trọng lượng từ 7 đến 11 tấn.
Tất cả mọi xe lu phải được trang bị hệ thống tưới nước để tránh hiện tượng nhựa dính bám
vào bánh lốp hay bánh thép.
Tất cả các lu đều phải là loại tự hành
Nhà thầu có thể sử dụng ít thiết bị lu lèn hơn hoặc các thiết bị khác nếu thỏa mãn đoạn rải thử
và được sự đồng ý của Tư vấn giám sát
Phương pháp đầm lèn lớp mặt tạo nhám sẽ được xác nhận dựa trên kết quả thu được từ đoạn
rải thử. Việc đầm lèn điển hình là 2 hoặc 3 Hai hoặc ba rãnh cán của xe lu bánh hai bánh thép
nặng từ 6 đến 10 tấn;
4.5 Chế tạo, sản xuất hỗn hợp
4.5.1 Các loại hỗn hợp nhựa
Loại hỗn hợp nhựa nóng sẽ được chỉ ra trong Bản vẽ hoặc Tư vấn giám sát chỉ thị.
Lớp bê tông nhựa mặt trên Lớp nằm trên lớp nhựa lót phun trên mặt lớp bê tông
nhưa hạt trung.
Lớp bê tông nhựa mặt dưới Lớp nằm trên lớp đá cấp phối có tưới lớp nhựa thấm
nhập dính bám.
4.5.2 Đặc tính hỗn hợp yêu cầu
Hỗn hợp bitum sẽ phải tuân theo các yêu cầu ghi trong Bảng 3.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-16 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bảng 3 Đặc tính hỗn hợp bê tông nhựa (BTN) (Bảng 3 của TCVN 8819:2011)
TT Chỉ tiêu Lớp mặt dưới Lớp mặt trên Phương pháp thử

1 Số chày đầm trên mỗi mặt Min. 75 75 TCVN 8860-1:2011


của mẫu
2 Độ ổn định ở 60°C, 40 phút, Min. 8,0 8,0
kN
3 Độ dẻo, mm 2-4 2-4
4 Độ ổn định Marshall còn dư Min. 75 75 TCVN 8860-12:2011
(AASHTO-T165), %
5 Độ rỗng dư, % 3-6 3-6 TCVN 8860-9:2011
6 Độ rỗng cốt liệu (tương ứng Min. 15 (9,5mm) 15 (9,5mm) TCVN 8860-10:2011
với độ rỗng dư 4%) – cho 14 (12,5mm) 14 (12,5mm)
từng cấp cốt liệu thô, % 13 (19mm) 13 (19mm)
7 Độ sâu vệt hằn bánh xe Max. 12,5 12,5 AASHTO T324
(phương pháp
HWTD-Hamburg Wheel
Tracking Testing), 10.000
chu kỳ, áp lực 0,07 MPa,
nhiệt độ 50°C, mm
Nhựa được tách ra khỏi hỗn hợp theo thí nghiệm AASHTO T-164. Sau khi đã cô đặc dung
dịch hòa tan xuống còn khoảng 200ml, các thành phần hạt mịn sẽ được tách ra bằng máy
quay ly tâm. Việc loại bỏ các hạt mịn được coi là đạt yêu cầu khi mà hàm lượng tro bụi (do
đốt cháy) của nhựa đường thu hồi được không lớn hơn 1% theo trọng lượng. Nhựa đường
được thu hồi theo AASHTO-T170.

4.6 Công thức hỗn hợp


Trước khi bắt đầu công việc, Nhà thầu phải trình lên Tư vấn giám sát công thức hỗn hợp đề
xuất, bằng văn bản, dùng cho hỗn hợp sẽ cung cấp cho Công trình.
Công thức được đệ trình đó phải quy định nguồn vật liệu cấp phối, thành phần hạt chỉ ra phần
trăm hạt lọt xuống sàng cho từng kích thước mắt sàng cũng như phần trăm từng loại vật liệu
dùng cho hỗn hợp, biểu thị bằng phần trăm của tổng khối lượng hỗn hợp, nhiệt độ nhất định
khi xuất khỏi trạm trộn và đưa ra đường. Tất cả những hạng mục đó đều phải nằm trong giới
hạn về thành phần và nhiệt độ đã được quy định.
Công thức kiến nghị phải được xác định bằng các số liệu và biểu đồ trộn thử trong phòng thí
nghiệm. Khi tiến hành duyệt hỗn hợp, Tư vấn giám sát có thể yêu cầu Nhà thầu làm thêm các
mẻ trộn thử hoặc điều tra các cấp phối thay thế.
Công thức hỗn hợp đã được chấp thuận sau đó sẽ được khẳng định thêm bằng việc chuẩn bị
và kiểm tra “Các đoạn thử nghiệm” như đã quy định trong mục 4.7 của Chỉ dẫn kỹ thuật này
4.6.1 Thành phần vật liệu hạt

Vật liệu cho hỗn hợp atphan nóng sẽ phải phù hợp với các giới hạn chỉ ra trong Bảng 4, trừ
khi có chỉ dẫn khác của Tư vấn giám sát.
Bảng 4 Cấp phối hỗn hợp cốt liệu bê tông nhựa (Bảng 1 của TCVN8819:2011)
Kích cỡ hạt lớn nhất danh định, mm
9,5 12,5 19
Cỡ sàng mắt vuông, lượng lọt qua lượng lọt qua lượng lọt qua
mm sàng, % khối sàng, % khối sàng, % khối
lượng lượng lượng
25 - - 100
19 - 100 90-100
12,5 100 90-100 71-86
9,5 90-100 74-89 58-78
4,75 55-80 48-71 36-61
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-17 06200
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2,36 36-63 30-55 25-45
1,18 25-45 21-40 17-33
0,600 17-33 15-31 12-25
0,300 12-25 11-22 8-17
0,150 9-17 8-15 6-12
0,075 6-10 6-10 5-8
Trừ khi có quy định khác trong Bản vẽ, kích cỡ hạt danh định cho lớp mặt dưới và lớp mặt
trên phải là 12,5mm.
4.6.2 Hàm lượng chất độn
Chất độn (lọt qua sàng # 200) có thể được thêm vào trong hỗn hợp danh định để thoả mãn các
yêu cầu trong phần Tiêu chuẩn này hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Tỷ lệ giữa chất độn với toàn bộ bitum không được vượt quá 1:1 đối với bê tông atphan hạt
mịn và 1:4 đối với bê tông atphan hạt thô.
Nếu cường độ hỗn hợp không đạt các tiêu chuẩn yêu cầu mà tỷ lệ chất độn/bitum vẫn nằm
trong phạm vi kể trên thì cường độ có thể thay đổi bằng cách phải thay đổi cấp phối.
4.6.3 Hàm lượng bitumen trong hỗn hợp
Các hỗn hợp thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ tuân theo các quy trình thiết kế hỗn hợp
Marshall.
Đối với từng hỗn hợp đem thử, ít nhất là ba mẫu Marshall phải được chuẩn bị và thử nghiệm,
và thành phần hỗn hợp phải được tính toán dựa trên những công thức đã được Tư vấn giám
sát chấp thuận.
Để tiết kiệm, thành phần hỗn hợp sẽ được tối ưu hoá bằng cách giảm lượng bitum xuống tối
thiểu trong giới hạn cho phép ở Bảng 3A và 3B của mục 4.5.2.
Phần trăm bitum thực tế được thêm vào hỗn hợp từ đó phụ thuộc vào hấp thụ của cấp phối sử
dụng. Lượng bitum bị hút sẽ ước tính bằng 50% lượng nước bị hút đo được Các giá trị trong
phòng thí nghiệm về mức độ hấp thụ nước đối với loại cấp phối đề xuất sẽ được dùng để ước
tính lượng bitum có khả năng bị hút bởi các hạt cấp phối trong hỗn hợp danh định. Hàm
lượng bitum trong hỗn hợp phải được quyết định sao cho tổng hàm lượng bitum, có xét đến
hao hụt do các hạt cốt liệu hút vào sẽ không được nhỏ hơn giá trị tối thiểu trong Bảng 3 và
phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
4.6.4 Tiến hành rải
(a) Công thức hỗn hợp và dung sai cho phép:
Tất cả mọi hỗn hợp phải tuân theo công thức hỗn hợp đã được Tư vấn giám sát phê chuẩn,
với sai số được xác định như sau:
Lớp mặt & Nhựa dính kết.
Cốt liệu hỗn hợp lọt sàng 12mm và lớn hơn +/- 8% theo trọng lượng hỗn hợp
Cốt liệu hỗn hợp lọt sàng 9,5mm và 4,75mm +/- 7% theo trọng lượng hỗn hợp
Cốt liệu hỗn hợp lọt sàng 2,36mm và 1,18mm +/- 6% theo trọng lượng hỗn hợp
Cốt liệu hỗn hợp lọt sàng 0,6mm và 0,3mm +/- 5% theo trọng lượng hỗn hợp
Cốt liệu hỗn hợp lọt sàng 0,15mm và 0,075mm +/-3% theo trọng lượng hỗn hợp
Sai số về hàm lượng nhựa 0,2% theo tổng khối lượng hỗn hợp
Sai số về nhiệt độ của hỗn hợp khi ra khỏi buồng +/- 10°C
trộn
Sai số về nhiệt độ của hỗn hợp khi ra rải trên mặt +/- 10°C
đường

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-18 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
(b) Kiểm tra liên tục:
Hàng ngày, phải lấy mẫu các vật liệu và hỗn hợp như đã nêu trong tiểu mục 4.10 “Thí
nghiệm và kiểm tra chất lượng” này hay các mẫu khác nếu Tư vấn giám sát thấy cần thiết để
kiểm tra độ đồng đều yêu cầu của hỗn hợp
4.6.5 Điều chỉnh tỷ lệ hỗn hợp bằng các hỗn hợp thử
Nhà thầu sẽ phải chứng minh tính phù hợp của thành phần cấp phối và mọi hỗn hợp đề xuất
bằng cách tiến hành các hỗn hợp thử trong phòng thí nghiệm và tại trạm trộn ngay trước khi
rải hỗn hợp.
Thí nghiệm trong phòng cho hỗn hợp thử nghiệm sẽ được tiến hành theo phương pháp thiết
kế hỗn hợp Marshall của AASHTO hay sổ tay MS-2 của Viện Atphan.
Phải định ra một công thức hỗn hợp danh định thích hợp dựa trên việc xem xét việc thiết kế
hỗn hợp về mặt lý thuyết. Tỷ lệ trộn danh định, lượng bitum và lượng chất độn được quyết
định sẽ được dùng làm điểm cơ sở số liệu quy chiếu cho việc nghiên cứu các thay đổi của
hỗn hợp được thử nghiệm trong phòng
Việc tính toán công thức trộn danh định từ các thành phần hỗn hợp thiết kế sẽ được ghi lại
theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Các hỗn hợp thử nghiệm sẽ được tạo thành từ các cấp phối trong cùng điều kiện tại trạm trộn
ngay trước khi trộn. Đối với các trạm trộn theo mẻ, điều này có nghĩa là phải lấy các mẫu
trong thùng nóng.
Việc tính toán công thức hỗn hợp xác định bởi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ phải đệ
trình cho Tư vấn giám sát chấp thuận.
Nếu bất chợt thấy có sự thay đổi về vật liệu hoặc thay đổi về nguồn cung cấp vật liệu, thì phải
thiết kế một công thức hỗn hợp mới và phải đệ trình Tư vấn giám sát chấp thuận trước khi
thành phần hỗn hợp này được sản xuất và phân phối. Nếu phát hiện thấy có độ rỗng hay các
đặc tính khác, hàm lượng bitum nhiều hoặc ít hơn dung sai cho phép của Chỉ dẫn kỹ thuật,
Tư vấn giám sát có quyền từ chối toàn bộ những vật liệu này.
4.7 Các đoạn thử nghiệm
Tiếp sau việc phê chuẩn công thức hỗn hợp đề xuất của Tư vấn giám sát, Nhà thầu sẽ rải một
đoạn thử nghiệm cho từng lớp bê tông nhựa phù hợp với phương pháp mà Nhà thầu đề xuất
Đoạn rải thử sẽ là 1 đoạn đủ dài cho phép trải 50m sau khi lớp dưới đủ điều kiện tại vị trí
được Tư vấn giám sát chấp thuận. Đoạn rải thử có thể được tính gộp trong phần công việc
chính thức sao cho thỏa mãn các yêu cầu thử nghiệm và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Đoạn rải thử phải được kiểm tra chi tiết phù hợp theo yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Nếu như đoạn rải thử nghiệm không đáp ứng được các quy định về bất kỳ một phương diện
nào thì những điều chỉnh cần thiết cũng như việc thử lại phải được tiến hành. Không được
bắt đầu công tác rải vĩnh viễn cho đến khi có được thử nghiệm đạt yêu cầu và Tư vấn giám
sát đã thông qua công thức hỗn hợp cuối cùng. Ở những chỗ đoạn rải thử không phù hợp nằm
trên vị trí rải chính thức sau này thì phải được bóc lên và tại những vị trí đó phải được trải lại
sao cho thỏa mãn yêu cầu của Tư vấn giám sát và toàn bộ chi phí này sẽ tính cho Nhà thầu.
Kiểm tra cho công tác nghiệm thu đoạn thử nghiệm sẽ bao gồm cả việc đo đạc độ nhám; độ
bằng phẳng mặt đường theo chỉ số gồ ghề quốc tế (IRI) dọc theo một số đoạn để xác định chỉ
số trung bình đại diện của toàn bộ đoạn thử nghiệm.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-19 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.8 Chế tạo, sản xuất hỗn hợp
4.8.1 Mức tối thiểu cho công suất trạm trộn
Không được trộn hỗn hợp khi chưa có đủ thiết bị vận chuyển, thiết bị rải hoặc hoàn thiện
hoặc việc phân công công việc để đảm bảo tiến độ với năng suất không dưới 60% năng suất
của trạm trộn.
4.8.2 Chuẩn bị vật liệu bitumen
Nhiệt độ dưới đây sẽ phải được giữ như tiêu chuẩn:
60/70 Bitumen
Nhiệt độ khi đổ vào phễu 120°C - 130°C
máy rải
Nhiệt độ trộn 150°C - 160°C
Nhiệt độ rải 130°C - 140°C
Nếu Bê tông nhựa được lưu trữ trong khoảng thời gian quá 8 giờ trước khi sử dụng, nhiệt độ
phải được hạ thấp xuống từ 30°C - 40°C.
Nói chung phải tránh sự quá nhiệt cục bộ và vật liệu bitumen phải được cung cấp liên tục cho
máy trộn ở cùng một nhiệt độ tại mọi thời điểm.
Phải cung cấp Bitum nóng ít nhất 1 ngày trước lúc trộn hỗn hợp bắt đầu. Tuy nhiên Bitum
không được lưu kho quá 30 ngày kể từ ngày sản suất đến khi thi công nhựa.
4.8.3 Chuẩn bị cấp phối cốt liệu
Cấp phối cốt liệu dùng cho hỗn hợp phải được sấy khô và đun nóng ở xưởng trộn trước khi
trước khi đưa vào máy. Ngọn lửa dùng để sấy và đun nóng phải được điều chỉnh thích hợp để
tránh hư hại cho các hạt hoặc tạo ra một lớp bồ hóng dầy trên đó.
Khi kết hợp với vật liệu bitum, các hạt phải khô và có nhiệt độ trong phạm vi quy định cho
vật liệu bitum nhưng không lớn hơn nhiệt độ của vật liệu bitum đó 14 độ C.
Chất độn thêm, nếu được yêu cầu để đáp ứng các yêu cầu về cấp phối, có thể được định tỷ lệ
riêng rẽ từ một phễu nhỏ lắp trực tiếp trên máy trộn
4.8.4 Chuẩn bị hỗn hợp
Cốt liệu khoảng kết hợp sẽ được trộn kỹ, sau đó vật liệu bitum sẽ được cân và đưa vào trong
máy trộn.
Thời gian trộn “Khô” và “ướt” sẽ được Tư vấn giám sát nhất trí và được điều chỉnh bằng một
thiết bị ghi giờ thích hợp.
Hỗn hợp khi được trút từ máy trộn ra phải ở nhiệt độ trong giới hạn tuyệt đối chỉ ra trong
Bảng 5. Không được phép có dung sai.
Bảng 5: Các giới hạn quy định cho nhiệt độ hỗn hợp nhựa
Trình tự thi công Nhiệt độ hỗn hợp Nhựa(°C)
Hỗn hợp dùng BTN-20 Hỗn hợp dùng PMB
Bit. (Gần tương đương (Gần tương đương 40
60/70 Pen) đến 70Pen)
Trộn mẫu hỗn hợp Marshall 155 160
Nén mẫu hỗn hợp Marshall 140 150
Nhiệt độ tối đa trong xưởng < 165 < 170
Giao hỗn hợp từ máy trộn ra xe > 135 > 140
Giao hỗn hợp cho máy rải đường 150 - 120 155 – 130
Lu sơ bộ (Bánh sắt) 125 - 110 135 – 90
Lu lần hai (Bánh lốp) 110 - 95 135 – 90
Lu hoàn thiện (Bánh sắt) 95 - 80 100 – 85

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-20 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.8.5 Vận chuyển và giao đến hiện trường
Hỗn hợp Nhựa được vận chuyển đến vị trí rải phải đạt nhiệt độ yâu cầu như trong bảng 5 trên
đây.
Nếu không có văn bản chấp thuận của Tư vấn giám sát thì không vật tư và được chuyển ra
công trường để rải và lu lèn hoàn thiện kể cả trong giờ làm việc.
4.9 Rải và đầm hỗn hợp
Việc rải và đầm lèn các lớp Nhựa sẽ được thực hiện theo các phương pháp và trình tự như đã
áp dụng ở các đọan rải thử.
4.9.1 Chuẩn bị bề mặt được rải
Bề mặt được rải phải đạt yêu cầu của phần 06100 “Lớp nhựa thấm và nhựa dính bám” của
Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Ngay trước khi rải hỗn hợp bitum, bề mặt rải phải được làm sạch các khỏi các vật có hại rời
rạc.
Nếu có mưa trong khi rải thì phải ngừng ngay việc trộn cho đến khi hết mưa ở khu vực. Hỗn
hợp đã được đong lên xe tải sẽ được rải Tư vấn giám sát thông qua nhưng miễn là không để
đọng nước trên bề mặt được rải. Nước đọng trên bề mặt sẽ được quét khỏi bằng một máy thổi
trước khi rải hỗn hợp.
4.9.2 Rải và hoàn thiện
Trước khi bắt đầu các thao tác rải, ván khuôn đường cần được đốt nóng.
Phải chú ý không để hỗn hợp đọng và nguội đi tại các cạnh của phễu hoặc các chỗ khác của
máy rải.
Máy rải đường sẽ được vận hành với tốc độ sao cho không gây nên hiện tượng nứt bề mặt, xé
rách hoặc không đều đặn.
Nếu có hiện tượng phân tầng, xé rách hoặc bóc bề mặt, máy rải phải dừng lại cho đến khi xác
định được nguyên nhân và sửa chữa xong. Các mảng vật liệu gồ ghề hoặc bị phân tầng sẽ
được sửa chữa bằng cách rải hạt mịn và cào nhẹ. Tuy nhiên việc cào phải được hạn chế tới
mức tối thiểu.
Không cho phép việc hiệu chỉnh tổng quát bề mặt bằng cách rải hoặc hay “đúc” vật liệu
nhựa.
Chiều dày của mỗi lớp bê tông nhựa hạt thô hoặc hạt mịn đơn sẽ không lớn 8cm trừ khi đã
được Tư vấn giám sát chấp thuận.
4.9.3 Lu lèn lớp
Việc lu lèn phải tuân thủ theo hướng dẫn biện pháp thi công đề xuất của Nhà thầu được xác
nhận bổ sung đoạn rải thử và theo các yêu cầu dưới đây
Ngay sau khi rải, bề mặt phải được kiểm tra và điều chỉnh các chỗ không đều. Nhiệt độ của
hỗn hợp chưa lu sẽ được giám sát và việc lu lèn được tiến hành ở nhiệt độ quy định ghi trong
Bảng 5
Việc lu hỗn hợp sẽ bao gồm ba thao tác riêng biệt sau:
Thời gian sau khi rải
Lu sơ bộ 0 - 10 phút
Lu lần hai hoặc lu trung gian 10 - 20 phút
Lu lần cuối hoặc lu hoàn thiện 20 - 45 phút

Việc lu lần đầu và lần cuối phải được tiến hành bằng lu bánh thép. Lu lần thứ hai hay lu trung
gian sẽ dùng lu bánh lốp. Lu lần đầu theo cách lu đuổi gần máy rải nhất.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-21 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Lu lần thứ hai phải theo sát ngay lần thứ nhất và phải được thực hiện trong khi hỗn hợp còn
ở nhiệt độ lu lèn tốt nhất.
Các mối nối ngang sẽ được lu trước tiên và trong lần lu đầu, phải lu ngang dùng các tấm ván
có chiều dày theo yêu cầu đặt tại mép đường để xe lu chạy lên khi đi quá mặt đường. Khi mối
nối ngang được làm sát làn rải trước, lượt lu đầu sẽ được tiến hành dọc theo vệt nối dọc trên
một đoạn ngắn.
Việc lu sẽ được bắt đầu theo chiều dọc tại vệt nối, sau đó tại hai mép ngoài, được tiến hành
song song với tim đường tiến dần vào tim mặt đường. Ngoại trừ đối với các đường cong có
cấu tạo siêu cao, việc lu sẽ bắt đầu ở bên thấp trước, sau đó tiến dần về bên cao. Các lượt kế
tiếp nhau của xe lu phải chờm lên nhau ít nhất một nửa bề rộng của lu. Các lượt chạy không
được dừng tại điểm nào trong vòng một mét so với điểm cuối của lượt lu trước. Phải tập
trung lu vào mép ngoài của bề rộng đã rải.
Tốc độ của máy lu không được vượt quá 4km/giờ đối với lu bánh thép và 15km/giờ đối với
lu bánh lốp và trong mọi thời điểm phải đủ chậm để tránh hiện tượng di chuyển của các hỗn
hợp nóng. Lộ trình lu cũng không được thay đổi hay đảo hướng đột ngột để khỏi làm dịch
chuyển hỗn hợp.
Việc lu sẽ được tiến hành liên tục đến khi đạt được mức độ lu lèn đồng đều trong khi hỗn hợp
ở trong điều kiện làm việc tốt cho tới khi vệt lu và các phần gồ ghề khác đã được loại bỏ.
Để tránh việc hỗn hợp bị dính vào xe lu, các bánh lu sẽ được giữ ẩm, nhưng không được
dùng quá nhiều nước.
Các thiết bị nặng hoặc lu nặng sẽ không được phép đỗ trên bề mặt đã hoàn thành cho đến khi
nó đã hoàn toàn nguội đi hoặc cứng lại.
Bất kỳ một sản phẩm dầu mỏ nào bị rơi hay trào khỏi các xe hay thiết bị Nhà thầu sử dụng lên
mặt đường đang thi công sẽ là lý do Nhà thầu phải dỡ bỏ thay thế mặt đường đã bị bẩn theo
ý kiến của Tư vấn giám sát.
Bề mặt của hỗn hợp sau khi lu lèn sẽ phải bằng phẳng và có độ mui luyện và độ dốc với các
dung sai cho phép. Bất kỳ vị trí nào hay mối nối nào cao hoặc trũng hơn đều phải được sửa
chữa cho phù hợp với các phương pháp được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Những bề mặt nào bị rời rạc hay gãy vỡ, lẫn bụi đất hoặc hư hỏng đều phải được loại bỏ và
thay thế bằng hỗn hợp nóng mới, sau đó sẽ được lu lèn ngay để khớp với các khu vực xung
quanh.
Tất cả các điểm gồ cao phải được cắt gọt và hoàn thiện cho sát bề mặt nhựa đã thi công xong.
Mọi vật tư thừa phải được cắt đi sau khi lu lần cuối.
Mẫu lõi có đường kính 150mm sẽ được lấy từ mặt đường đã được lu lèn theo AASHTO
T230, Phương pháp B. Hố lõi sẽ được lấp bằng bê tông nhựa và được lu lèn một cách thích
hợp ngay lập tức sau khi lấy lõi xong. Thí nghiệm các mẫu để kiểm tra độ dầy và trọng lượng
riêng, độ chặt và các thí nghiệm khác phải được Tư vấn giám sát chấp thuận. Mức độ lu lèn
cần đạt ít nhất 97% mật độ của mẫu được lu lèn trong phòng thí nghiệm được làm bằng cùng
vật liệu với tỷ lệ như nhau.
4.9.4 Các mối nối
Các mối nối dọc và ngang trên các lớp kế tiếp nhau sẽ được đặt lệch nhau để không bị chồng
lên nhau.
Các mối nối dọc phải bố trí sao cho mối nối dọc ở lớp trên cùng phải nằm ở vị trí của tuyến
phân chia các làn xe.
Các mối nối ngang phải lệch nhau ít nhất 25cm và phải đặt thẳng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-22 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Không được rải hỗn hợp cạnh vật liệu đã lu lèn trước trừ khi có mép thẳng đứng hoặc đã
được xén theo mặt phẳng thẳng đứng. Phải quét bằng chổi một lớp nhựa atphan lên các bề
mặt tiếp xúc nhau ngay trước khi hỗn hợp được rải cạnh vật liệu đã được lu lèn.
4.9.5 Lớp thảm bê tông nhựa mịn cho cầu
Lớp thảm bê tông nhựa cho cầu phải được rải một hoặc hai lớp dựa vào tình trạng hoàn thiện
của phiến bê tông và được Tư vấn giám sát nghiệm thu.
4.10 Kiểm tra chất lượng và thử nghiệm
4.10.1 Lấy mẫu hỗn hợp và quản lý chất lượng
Các mẫu dưới đây sẽ được lấy từ trạm trộn để thử nghiệm hàng ngày dưới sự giám sát của Tư
vấn giám sát. Nhà thầu phải giữ các biên bản hàng ngày của tất cả các thử nghiệm và những
biên bản này phải được gửi cho Tư vấn giám sát ngày sau đó.
Các mẫu từ Tần suất
Mỗi thùng chứa lạnh
Cốt liệu thùng chứa nóng Phân loại bằng phương pháp rửa 2 lần /ngày
Cốt liệu hỗn hợp
Hỗn hợp bitum lỏng Nhiệt độ Mỗi giờ 1 lần
Chiết xuất từ bitumen Mỗi 200 tấn
(AASHTO T164)
Phân loại
Mẫu được lu lèn tại phòng thí Độ ổn định Marshall
nghiệm của trạm trộn Mật độ
Hỗn hợp lấy từ máy trộn Nhiệt độ Mỗi giờ 1 lần/ xe
Thí nghiệm tính ổn định marshal và lượng bitumen sẽ được tiến hành bằng cách sử dụng các
mẫu được lấy từ nhà máy và lu lèn tại Phòng thí nghiệm không phải bằng các mẫu lõi lấy từ
công trường.
4.10.2 Tần suất thí nghiệm
Tần suất thí nghiệm phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 8819:2011:
STT Mô tả thí nghiệm Tần suất TN Ghi chú
1 TCVN 8819:2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu
a Thí nghiệm vật liệu & công tác chuẩn bị trước khi thi
công (Cho vật liệu & chấp thuận mỏ vật liệu)
Mục 9.2: Kiểm tra hiện trường trước khi thi công
Mục 9.3.1: Kiểm tra chấp thuận vật liệu khi đưa vào
công trình
Mục 9.3.2: Kiểm tra trong quá trình sản xuất hỗn hợp bê Bảng 10
tông nhựa
Mục 9.4: Kiểm tra tại trạm trộn Bảng 11
b Trong quá trình thi công:
Mục 9.5: Kiểm tra trong khi thi công Bảng 12
c Sau khi thi công: (Công tác nghiệm thu hạng mục thi
công)
Mục 9.6

Ngoài ra, Nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm sau đây. Những thí nghiệm này sẽ không
được thanh toán riêng biệt.
- mô đun biến dạng đàn hồi Eyc, để khẳng định giả định thiết kế (tần suất một thí nghiệm trên
100m làn xe, phương pháp thí nghiệm theo TCVN 8867:2011)
- độ gồ ghề IRI để xác định IRI ≤ 2,0m/km (toàn tuyến, tại từng hướng, phương pháp thí
nghiệm TCVN 8865-2011)

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-23 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.10.3 Thử nghiệm bề mặt của mặt đường
Trong quá trình và sau khi lu lèn lần cuối, phải kiểm tra độ nhẵn lần nữa và bất kỳ chỗ lồi lõm
nào của bề mặt vượt qua giới hạn nêu trên hoặc bất kỳ khu vực nào có khiếm khuyết về độ
nén hay thành phần sẽ phải được sửa chữa.
4.10.4 Lấy mẫu lõi của mặt đường tại hiện trường
Nhà thầu phải lẫy mẫu lõi tại hiện trường sau khi hoàn thành công tác lu lèn bê tông nhựa.
Khoảng cách và vị trí lấy lõi tại bất cứ đoạn nào sẽ được Tư vấn giám sát chỉ thị và phù hợp
với yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật này. Phương pháp lấy mẫu hỗn hợp sẽ phù hợp với
AASHTO T168.
4.11 Dung sai bê tông nhựa cho công tác nghiệm thu
Nghiệm thu lớp bê tông nhựa sẽ được dựa trên các kết quả đánh giá toàn bộ của các hạng
mục được chỉ ra ở Bảng 6, mà sẽ được xác nhận qua tiến trình kiểm soát chất lượng và kiểm
tra nghiệm thu.
Kích thước lô sẽ được đề xuất trong Kế hoạch Kiểm soát Chất lượng của Nhà thầu.
Bảng 6 Dung sai các hạng mục được áp dụng để quyết định các yếu tố thanh toán
Lớp mặt dưới Lớp mặt trên

Vị trí cạnh trung tâm  10 mm  5 mm


Cao độ bề mặt  5 mm  5 mm
Chiều rộng  20 mm  10 mm
Chiều dầy được xác định bằng mẫu khoan lõi ở  8mm  5mm
hiện trường
Mật độ được xác định bằng mẫu khoan lõi ở hiện tối thiểu 96% tối thiểu 97%
trường ** (AASHTO T166)
Mật độ được xác định bằng các mẫu lấy ở trạm 100%4% 100%3%
trộn**
Độ ổn định Marshal xác định bằng các mẫu lấy ở 100% 8% 100% 8%
trạm trộn **
Hàm lượng bitum xác định bằng các mẫu lấy ở  0,3%  0,3%
trạm trộn **
Sự không bằng phẳng của bề mặt được xác định  5 mm  3 mm
bằng thước 3 m
Giá trị IRI (m /km) tối đa 2,00
** có nghĩa là giá trị cơ bản sẽ được lấy từ đề xuất của nhà thầu qua công tác trộn thử dưới sự giám sát
và chấp thuận của Tư vấn giám sát.
4.12 Sửa chữa hỗn hợp nhựa chưa đạt yêu cầu
Các khu vực được sửa chữa không thỏa đáng sẽ không được thanh toán cho đến khi được
Nhà thầu sửa chữa theo đúng chỉ đạo của Tư vấn giám sát. Việc sửa chữa có thể bao gồm
việc dỡ bỏ và thay thế, thêm lớp hỗn hợp bổ sung hoặc các biện pháp khác mà Tư vấn giám
sát cho là cần thiết. Không thanh toán thêm cho phần việc phụ thêm hoặc khối lượng cần
thiết do việc sửa chữa.
Tất cả các hố khoan được tiến hành để lõi mặt đường phục vụ cho công tác thí nghiệm hoặc
mặt khác sẽ được lấp lại với vật liệu hỗn hợp nhựa bằng chi phí của Nhà thầu mà không được
chậm trễ và được lu lèn đến độ chặt và các yêu cầu dung sai bề mặt được yêu cầu của Chỉ dẫn
kỹ thuật này.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-24 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
5. Đo đạc và thanh toán
5.1 Phương pháp đo đạc
Diện tích các lớp bê tông nhựa sẽ được đo đạc thanh toán bằng m2 phù hợp với phần tuyến,
cao độ và cấp nêu trong Bản vẽ và được xác nhận theo Bản vẽ thi công của Nhà thầu cho tất
cả các công tác hoàn thành tại chỗ được nghiệm thu.
Bề rộng của các diện tích rải hỗn hợp nhựa được kiểm tra mỗi 20m (bằng thước dây) và được
Tư vấn giám sát chấp thuận. Việc đo bằng thước dây sẽ được tiến hành bằng cách đo vuông
góc với tim đường và chiều dài được đo dọc theo tim tuyến. Tại những chỗ mà bề rộng thực
tế trung bình mặt đường nhỏ hơn dung sai cho phép chiều rộng trung bình này có thể được sử
dụng trong khi tính toán diện tích dung cho thanh toán khi có chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Tại những chỗ mà bề rộng thực tế trung bình mặt đường cao hơn dung sai yêu cầu thì phần
vượt thêm đó không được tính cho thanh toán
5.2 Thanh toán
Khối lượng hỗn hợp atphan đã nghiệm thu, đo đạc như trên, sẽ được thanh toán theo giá hợp
đồng cho một đơn vị đo đạc cho mỗi hạng mục thanh toán của Biểu kê khối lượng được liệt
kê dưới đây cho mỗi lô mặt đường bao gồm tất cả các công tác.
Việc thanh toán sẽ bao gồm đủ cả cho các công việc được miêu tả trong Phần này bao gồm cả
việc cung cấp, sản xuất, trộn và rải tất cả các vật liệu bao gồm cả lao động, thiết bị, thí
nghiệm, dụng cụ và chi phí phụ cần thiết để hoàn thành công việc như đã được chỉ ra trong
bản vẽ và được yêu cầu theo Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này và/hoặc được Tư vấn giám sát chỉ thị.
Việc thanh toán cho lớp nhựa mịn cho các cầu sẽ được coi là bao gồm tất cả các công việc và
vật liệu để lắp đặt màng chống thấm đặt dưới lớp nhựa mịn (được đo riêng) áp dụng cho bê
tông bản mặt cầu không bị hư hại trong suốt quá trình rải.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
06200-01 Lớp bê tông nhựa hạt trung (dày 7cm) m2
06200-02 Lớp bê tông nhựa hạt mịn (dày 7cm) m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-25 06200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 06300 – Mặt đường bê tông xi măng Pooc lăng (PCCP)

Không sử dụng

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-26 06300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 06400 – Xử lý bề mặt láng nhựa hai lớp (DBST)

1. Mô tả
Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này đưa ra những yêu cầu và quy trình đối với việc Xử lý Bề mặt láng
nhựa hai lớp (DBST) bề mặt đường tại những vị trí trên bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Tư vấn
giám sát. Xử lý Bề mặt láng nhựa hai lớp mặt đường bao gồm trải lớp nhựa dính bám bitum,
tiếp theo là một lớp áo kết dính phủ trên lớp cốt liệu trên lớp móng đã được chuẩn bị theo
đúng Chỉ dẫn kỹ thuật và phù hợp với các đường, độ dốc và mặt cắt ngang điển hình trên Bản
vẽ.

2. Những yêu cầu về vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn tham chiếu
Các tiêu chuẩn sau đây với ấn phẩm mới nhất sẽ được áp dụng cho các công việc thuộc phần
Chỉ dẫn kỹ thuật này.
 TCVN 8863:2011 Mặt đường láng nhựa nóng – Thi công và nghiệm thu
 TCVN 7493 - 7405:2005 Tiêu chuẩn thí nghiệm bitum
 22TCN250-98 Yêu cầu kỹ thuật cho thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm
cấp phối láng nhựa nhũ tương axit.
 22TCN354-06 Tiêu chuẩn vật liệu nhũ tương nhựa đường gốc axit – yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thí nghiệm.
 AASHTO T11 Xác định vật liệu nhỏ hơn sàng 75μm (số 200) trong cốt liệu bột
khoáng bằng phương pháp rửa
 AASHTO T27 Phân tích kích thước lọt sàng của cốt liệu thô và cốt liệu mịn
 AASHTO T84 Trọng lượng riêng và sự hấp thu của cốt liệu mịn
 AASHTO T85 Trọng lượng riêng và sự hấp thu của cốt liệu thô
 AASHTO T96 Độ kháng mòn của cốt liệu thô cỡ nhỏ bằng cách sử dụng máy
Los Angeles
 AASHTO T176 Các hạt nhỏ dẻo trong vật liệu hạt và đất cấp phối bằng cách
dùng thí nghiệm tương đương lượng cát
2.2 Vật liệu
2.2.1 Lớp nhựa thấm
Vật liệu dính bám bitum phải theo đúng các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật trong Phần 06100
“Lớp nhựa thấm và lớp kết dính”.
2.2.2 Bitum
Lớp vật liệu bitum phải theo đúng các yêu cầu Chỉ dẫn kỹ thuật trong Phần 06100 “Lớp nhựa
thấm và Lớp kết dính”.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-27 06400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.2.3 Cốt liệu
Bảng số 1 Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá
Chỉ tiêu Giới hạn yêu cầu Phương pháp thí
nghiệm
1. Giá trị nén dập của cốt liệu ≤8 TCVN 7572-11: 2006
(ACV), %
2. Thí nghiệm độ mài mòn Los TCVN 7572-12: 2006
Angeles (LA), %
a) Đá mác ma, đá biến chất ≤ 25 (30)
b) Đá trầm tích ≤ 35 (40)
3. Hàm lượng hạt bị đập vỡ (có ít ≥ 85 TCVN 7572-18: 2006
nhất hai mặt vỡ) trong tổng cuội sỏi
nằm trên sang 4,75mm, %
4. Hàm lượng thoi dẹt trong cốt liệu ≤ 15 TCVN 7572-13: 2005
lớn (các hạt lớn hơn 4,75mm), %
5. Hàm lượng hạt mềm, hạt phong ≤5 TCVN 7572-17: 2006
hóa, %
6. Hàm lượng bụi, bùn, sét (theo ≤1 TCVN 7572-8: 2006
phần trăm khối lượng), %
7. Hàm lượng sét cục (theo phần ≤ 0,25 TCVN 7572-8: 2006
trăm khối lượng), %
8. Độ dính bám của đá với nhựa Chấp nhận được TCVN 7504: 2005
đường
Các số trong ngoặc là cho đường bộ tốc độ hơn 60km/h.
Bảng 1A Kích cỡ đá dùng trong các lớp láng nhựa (theo lỗ sàng vuông)
Cỡ đá (d/D)mm dmin danh định Dmax danh định
nhỏ nhất lớn nhất
12,5 - 19 12,5 19
9,5 – 12,5 9,5 12,5
dmin: Cỡ nhỏ nhất của viên sỏi đã xay;
Dmax: Cỡ lớn nhất của cuội đã xay;
Lượng hạt có kích cỡ lớn hơn (D) không được vượt quá 15% khối lượng;
Lượng hạt có kích cỡ nhỏ hơn (d) không được lớn hơn 10% khối lượng;

3. Yêu cầu về thi công


3.1 Khối lượng vật liệu
Vật liệu sử dụng cho DBST sẽ tuân theo khối lượng dự kiến như được chỉ ra trong Bảng 2,
trừ khi được Tư vấn giám sát chấp thuận theo cách khác.
Bảng số 2 Lượng đá và nhựa yêu cầu
Loại láng Chiều dày Nhựa Đá nhỏ
mặt (cm) Thứ tự tưới Lượng nhựa Thứ tự rải Kích cỡ đá Lượng đá
(kg/m2) (mm) (lít/m2)
Hai lớp 2,0 – 2,5 Lần thứ 1,5 (1,8) Lần thứ nhất 9,5 / 12,5 14 – 16
nhất
Lần thứ hai 1,2 Lần thứ hai 4,75 / 9,5 10 – 12
Trị số trong ngoặc (x) là lượng nhựa tưới lần thứ nhất khi láng nhựa trên mặt đường đá dăm
mới làm
Định mức nhựa như bảng trên chưa kể đến lượng nhựa thấm bám

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-28 06400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2 Trình tự sắp đặt và thao tác
Xử lý Bề mặt láng nhựa hai lớp mặt đường phải được thi công theo cách trước tiên trải một
lớp nhựa thấm lên lớp móng đã được chuẩn bị và chấp thuận, phù hợp với các yêu cầu thi
công của Chỉ dẫn kỹ thuật Phần 06100 “Lớp nhựa thấm và Lớp kết dính”.
Tiếp theo khoảng thời gian tối thiểu 24 giờ sau khi trải lớp nhựa thấm hoặc lâu hơn nếu cần
thiết để lớp này ngấm hết thì trải lớp vật liệu bitum kết dính lần thứ nhất.
Ngay sau khi trải lớp áo kết dính, cốt liệu lần thứ nhất của DBST phải được san ủi và cuộn
đồng nhất.
Không cần phải chờ đợt giữa các lần xử lý bề mặt khi sử dụng nhựa kết dính; trong khi chờ
đợi ít nhất là 24 giờ khi yêu cầu sử dụng nhũ tương nhựa.
Lớp rải thứ hai của bitum và vật liệu cốt liệu cho DBST sẽ được thực hiện tương tự như trình
tự của lớp rải nhứ nhất.
3.3 Giới hạn thời tiết
Xử lý Bề mặt láng nhựa hai lớp DBST chỉ được tiến hành khi cốt liệu ở trong các điều kiện
thích hợp (đã được làm khô và nhiệt độ không khí trong bóng râm là 15°C hoặc trên và khi
thời tiết không có sương hoặc không mưa.
3.4 Tỷ lệ và nhiệt độ thi công
Lớp dính bám: Lớp dính bám bitum phải được tiến hành với tỷ lệ và nhiệt độ theo các điều
khoản trong Chỉ dẫn kỹ thuật Phần 06100 “Lớp nhựa thấm và Lớp kết dính”.
Bitum: Lớp vật liệu bitum phải được áp dụng với tỷ lệ nêu trong mục 3.1 (Bảng 2) của phần
Chỉ dẫn kỹ thuật này, và ở nhiệt độ phù hợp với các điều khoản trong Chỉ dẫn kỹ thuật Phần
06100“Lớp nhựa thấm và Lớp kết dính”
Cốt liệu: Cốt liệu DBST phải được trải đồng đều trên bề mặt đã được trải nhựa theo tỷ lệ đã
nêu trong mục 3.1 (Bảng 2) của phần Chỉ dẫn kỹ thuật này. Tỷ lệ áp dụng chính xác cần thiết
để cung cấp một bề mặt đồng nhất hoàn hảo, phải được đặt tại hiện trường và phải được Tư
vấn giám sát chấp thuận.
3.5 Thiết bị
Thiết bị sử dụng phải bao gồm chổi quét bằng điện hoặc bằng tay, xẻng, cào, máy rải vật liệu
bitum bằng điện hoặc bằng tay, hoặc bơm phun, thiết bị quét và máy đầm bằng điện. Ngoài
ra phải cung cấp đủ chổi quét cứng.
Đặt vật liệu bitum bằng bất kỳ phương tiện nào cũng sẽ không được chấp thuận ngoại trừ
máy phun áp lực và thiết bị sử dụng phải là những loại có tính chất sao cho nhiệt độ khi trải
vật liệu bitum có thể điều chỉnh được một cách chính xác trong giới hạn quy định và tỷ lệ vật
liệu được đặt cũng có thể điều chỉnh được chính xác.
Máy đầm phải là loại bánh thép, đầm rung hoặc đầm bánh hơi. Số lượng và trọng lượng máy
đầm phải đủ để đầm bề mặt DBST đạt tới điều kiện được chấp thuận.
3.6 Chuẩn bị bề mặt
Trước khi đặt lớp nhựa thấm, nền móng phải được vệ sinh sạch các vật liệu ngoại lai. Nền
móng hiện tại phải được quét sạch cho tới khi lộ ra lớp cốt liệu cỡ to đã được đặt.
Trước khi đặt bitum và cốt liệu cho DBST, bề mặt đã được trải nhựa phải được vệ sinh sạch
cho tới khi bề mặt sạch bùn hoặc lớp bao phủ khác.
3.7 Rải và đầm cốt liệu
3.7.1 Rải lớp nhựa thấm và Bitum
Trải lớp nhựa với tỷ lệ theo đúng phụ mục 3.1(Bảng 2) của Chỉ dẫn kỹ thuật này, bằng máy
rải vật liệu áp lực với lần trải đồng nhất và liên tục theo khoảng nhiệt độ quy định cụ thể.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-29 06400
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bắt đầu mỗi lần trải với một mảnh giấy xây dựng có rộng tối thiểu 1m và dài hơn chiều dài
thanh phun 300mm. Nếu máy máy trải không có bộ phận tự ngắt chuẩn thì phải dừng ngay
lại việc trải trên giấy xây dựng.
Đảm bảo máy trải chuyển động với một tốc độ thích hợp khi thanh trải được mở.
Điểu chỉnh tất cả những khu vực bị thiếu hụt.
Đảm bảo bề mặt trải êm thuận tại những điểm nối san trải
Chỉ được phép đặt một lượng nhựa mà có thể được phủ kín ngay lập tức.
Lượng nhựa trải vượt quá quy định là 150mm.
Phải dừng việc san trải ngay nếu nhựa không dính bám mặt đường hoặc lớp vật liệu phủ
ngoài.
Nhựa không được phép nhỏ xuống đường đi.
3.7.2 Rải cốt liệu DBST
Trong khi rải, cốt liệu phải khô khi sử dụng lớp kết dính nhựa, hoặc không vượt quá độ ẩm
quy định khi sử dụng nhựa nhũ tương khi dùng bitum DBST.
Cốt liệu không bẩn sẽ được rải ngay sau khi sử dụng bitum DBST.
Rải cốt liệu sẽ được tiến hành sao cho xe tải và bánh xe rải cốt liệu không ăn dính vào bề mặt
đường mới được hoàn thiện.
Thứ tự lu tối thiểu như sau:
 lần lăn đầm đầu tiên bằng xe lu bánh thép tự hành và
 ba lần lăn đầm tiếp theo bằng xe lu bánh hơi.
Phải lu đầm ngay sau khi rải vật liệu lớp áo phủ để đảm bảo cốt liệu được đặt không bị xuống
cấp. Hoàn thiện tất cả số lần đầm lăn trong cùng một ngày.
Loại bỏ vật liệu áo dư thừa bằng chổi quét xoay tròn hoặc ống thổi bằng điện đảm bảo không
làm xê dịch vật liệu lấp.
Duy tu bảo dưỡng bề mặt trong khoảng thời gian tối thiểu 3 ngày trước khi cho phép giao
thông đi lại.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Khối lượng DBST được đo để thanh toán phải là số mét vuông đã được rải trên thực tế và đã
được chấp thuận.
Không thanh toán cho công tác chuẩn bị và duy tu bảo dưỡng tại vị trí theo Phần Chỉ dẫn kỹ
thuật này.
Không đo đạc và thanh toán riêng cho công tác vệ sinh và chuẩn bị cuối cùng cho bề mặt và
duy tu bảo dưỡng bề mặt đã được hoàn thiện được coi là phát sinh cho công tác này để thỏa
mãn được yêu cầu kỹ thuật về mặt đường.
Đo đạc các công việc sửa chữa:
Tại những vị trí sửa chữa bề mặt DBST tại những vị trí không đạt yêu cầu theo chỉ dẫn của
Tư vấn giám sát, khối lượng đo đạc thanh toán sẽ là những khối lượng được thanh toán nếu
công việc này có thể chấp nhận được. Việc thanh toán phát sinh sẽ không được trả đối với
các công việc hoặc khối lượng thêm vào hoặc thí nghiệm bắt buộc phải sửa chữa.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-30 06400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng đã nghiệm thu, đo đạc như trên, sẽ được thanh toán theo Đơn giá trong Biểu kê
khối lượng. Việc thanh toán này coi như bao gồm đầy đủ cho cả việc cung cấp và lắp đặt toàn
vật liệu gồm nhân công, thiết bị và công cụ hoặc bất kỳ loại thiết bị cần thiết khác để hoàn
thiện và duy tu bảo dưỡng các công tác miêu tả trong Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này và hoặc theo
chỉ thị của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Diễn giải công việc Đơn vị
06400-01 Xử lý Bề mặt láng nhựa hai lớp m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-31 06400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 06500 – Bê tông nhựa bù vênh

1. Mô tả
Công việc trong phần chỉ dẫn kỹ thuật này bao gồm việc cung cấp hỗn hợp bê tông nhựa
(BTN) bù vênh bền đặc cho những phần mặt đường cũ hay bề mặt cầu bê tông bị ổ gà hay bị
võng trước khi rải lớp BTN hạt mịn.
Lớp BTN bù vênh trên mặt cầu sẽ được rải sau khi thi công xong lớp phòng nước mặt cầu và
trước khi rải lớp BTN hạt mịn

2. Tiêu chuẩn áp dụng


Lớp bê tông nhựa bù vênh phải được chuẩn bị, thi công và thí nghiệm theo Phần 06200 của
Chỉ dẫn kỹ thuật này

3. Rải bê tông nhựa bù vênh


Lớp BTN bù vênh phải được thi công tại những vị trí được chỉ định trong Bản vẽ hoặc theo
yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Lớp BTN bù vênh phải được thi công thành lớp đến cao độ đáy của các lớp BTN mặt đường
phủ bên trên.
Bề dày sau khi đầm lèn của lớp BTN bù vênh không được lớn hơn 75mm. Trong trường hợp
thi công thành nhiều lớp, lớp mỏng nhất phải được thi công trước tiên rồi mới đến lớp (hoặc
các lớp) kế tiếp rồi phủ bằng các lớp mỏng.
Trừ khi có chấp thuận khác đi của Tư vấn giám sát, lớp nhựa thấm và dính bám phải tuân thủ
theo phần 06100 “Lớp nhựa thấm và dính bám” của Chỉ dẫn kỹ thuật này và phải thi công
trước tại những khu vực sẽ rải lớp bù vênh.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Khối lượng hỗn hợp bê tông nhựa cần đo đạc để thanh toán sẽ được xác định theo khối lượng
(bằng tấn) của vật liệu được rải và được Tư vấn chấp thuận.
Khối lượng vật liệu được chấp nhận sẽ dựa trên số thẻ trộn bê tông nhựa đã được Tư vấn
giám sát tại trạm trộn ký và phê duyệt. Các thẻ được phê duyệt sẽ có số lần mà lớp bê tông
nhựa bù vênh rời trạm, khối lượng của xe tải (được Tư vấn phê duyệt), biển số của xe tải,
cũng như tổng trọng lượng và khối lượng của bê tông nhựa. Tư vấn giám sát có thể yêu cầu
việc kiểm tra hoặc tái kiểm tra trọng lượng của bất kỳ xe tải nào.
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng lớp bê tông nhựa bù vênh được đo đạc như trên sẽ được thanh toán theo đơn giá
áp dụng như thể hiện trong Bảng giá đấu thầu. Thanh toán sẽ được thực hiện để bù cho chi
phí cung cấp, sản xuất, trộn và rải tất cả vật liệu bao gồm nhân công, thiết bị, dụng cụ và
những chi phí phụ cần thiết để hoàn thành công việc như trong Chỉ dẫn kỹ thuật.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
06500-01 Lớp bê tông nhựa bù vênh mặt đường cũ tấn

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 6-32 06500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 7 CÔNG TÁC KẾT CẤU

Phần 07100 – Bê tông và kết cấu bê tông

1. Mô tả
Chỉ dẫn kỹ thuật phần này bao gồm việc cung cấp, vận chuyển và đổ hỗn hợp bê tông cho tất
cả các loại bê tông khác nhau với phạm vi, cấp, các mặt cắt và các chi tiết khác được chỉ ra
trên các bản vẽ và được Tư vấn giám sát phê duyệt.
Sơ đồ sau cho thấy các thành phần kết cấu áp dụng:
Các hạng mục thanh toán (chỉ để tham khảo)
Lan can thép;
Lan can

Khe co giãn; Sàn bê tông;


Đà ngang;

Dầm BT DƯL
& ván khuôn BT; hoặc dầm Bản quá độ:
hộp
Gối cầu;
Trụ; Cốt thép; Cống hộp;
Bệ trụ hay mũ cọc;
Đầu biên

Tường cánh;

Cọc
Sân cống;

2. Tiêu chuẩn áp dụng


Cần áp dụng phiên bản mới nhất của những tiêu chuẩn sau cho công việc thực hiện trong Chỉ
dẫn kỹ thuật này.
 TCVN 141-08 Xi măng Poóc lăng – Phương pháp phân tích hóa học
 TCVN 5438-04 Xi măng. Thuật ngữ và định nghĩa
 TCVN 5439-07 Xi măng. Phân loại
 TCVN 4029-85 Xi măng - Yêu cầu chung về phương pháp thử cơ lý
 TCVN 4030-03 Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn
 TCVN 4031-85 Xi măng - Xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính
ổn định thể tích
 TCVN 4032-85 Xi măng - Phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén
 TCVN 4453-95 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi
công và nghiện thu
 TCVN 6016-95 Xi măng - Phương pháp thử, xác định độ bền và nén
 TCVN 6017-95 Xi măng - Xác định thời gian đông kết và độ ổn định
 TCXDVN 302-04 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-1 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 TCXDVN 305-04 Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu
 AASHTO M6 Cốt liệu hạt mịn cho bê tông xi măng pooclang;
 AASHTO M33 Chất gắn kết cho khe co giãn của bê tông (loại bitum)
 AASHTO M80 Cốt liệu hạt thô cho bê tông xi măng pooclang
 AASHTO M85 Xi măng pooclang
 AASHTO M115 Asphalt cho lớp chống thấm và lớp phòng nước;
 AASHTO M116 Lớp thứ nhất cho việc sử dụng asphalt trong lớp chống ẩm và
phòng nước.
 AASHTO M148 Các thành phần tạo lớp màng mỏng chất lỏng để bảo dưỡng bê
tông;
 AASHTO M153 Vật liệu cao su xốp và bấc cho khe biến dạng của bê tông;
 AASHTO T22 Cường độ nén mẫu bê tông hình trụ;
 AASHTO T23 Đánh dấu và bảo dưỡng mẫu bê tông thí nghiệm nơi thi công;
 AASHTO T96 Sức kháng mài mòn của cốt liệu thô cỡ nhỏ bằng cách sử dụng
máy Los Angeles;
 AASHTO T119 Độ sụt của bê tông xi măng pooc lăng;
 AASHTO T121 Trọng lượng cho một khối bê tông, độ nặng và hàm lượng trong
khí bê tông;
 AASHTO T141 Lấy mẫu bê tông trộn tươi;
 AASHTO T224 Điều chỉnh cho lớp cốt liệu đặc biệt trong thí nghiệm đầm nén;
 ACI 347 Hướng dẫn về ván khuôn bê tông, Viện Bê tông Hoa Kỳ - Ủy ban
ACI 347
 ASTM C31 Đánh dấu và bảo dưỡng bê tông thí nghiệm nơi thi công;
 ASTM C33 Cốt liệu bê tông;
 ASTM C39 Cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình trụ;
 ASTM C40 Tạp chất hữu cơ trong cốt liệu hạt mịn của bê tông;
 ASTM C87 Ảnh hưởng của tạp chất hữu cơ cốt liệu mịn đối với cường độ của
vữa;
 ASTM C88 Độ bền của hạt cốt liệu do sử dụng sulphat natri Magie
 ASTM C94 Tiêu chuẩn kỹ thuật cho trạm trộn;
 ASTM C109 Cường độ chịu nén của mẫu xi măng (Dùng mẫu 2in hoặc
50x50x50mm)
 ASTM C123 Các thành phần hạt nhẹ trong cốt liệu
 ASTM C136 Phân tích sàng của thành phần cốt liệu hạt thô và hạt mịn
 ASTM C138 (Đơn vị trọng lượng, hiệu suất và hàm lượng không khí (phân
tích trọng lượng) của bê tông.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-2 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 ASTM C143 Độ sụt của bê tông xi măng pooclang
 ASTM C144 Cốt liệu vữa xây
 ASTM C150 Xi măng pooclang
 ASTM C227 Phản ứng năng lượng của kali trong hỗn hợp xi măng (Phương
pháp chặn vữa)
 ASTM C294 Thành phần cốt liệu hạt mỏ tự nhiên;
 ASTM C295 Kiểm tra thạch học của cốt liệu cho bê tông;
 ASTM C494 Phụ gia hóa chất cho Bê tông;
 ASTM C827 Thay đổi chiều cao của mẫu trụ của hỗn hợp xi măng ở thời kỳ
đầu;
 ASTM C1017 Phụ gia hóa chất dùng sản xuất bê tông lỏng;
 ASTM C1077 Các thí nghiệm bê tông và cốt liệu bê tông trong phòng để sử
dụng trong xây dựng và tiêu chuẩn ước lượng thí nghiệm.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Vật liệu bê tông
3.1.1 Khái quát
Về nguyên tắc, sử dụng bê tông hỗn hợp trộn sẵn từ các Nhà cung cấp đã được thiết lập cho
dự án.
Nhà thầu cần nộp bản kế hoạch đấu thầu và mẫu của tất cả vật liệu được sử dụng trong hỗn
hợp bê tông cùng với kết quả kiểm tra để khẳng định việc tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật để
Tư vấn giám sát phê duyệt.
Nhà thầu phải sử dụng vật liệu đã được phê duyệt để thiết kế hỗn hợp và hỗn hợp thử nghiệm
cho Tư vấn giám sát phê duyệt.
Không được đưa vật liệu đến hiện trường cho đến khi vật liệu, hỗn hợp và các hỗn hợp thử
nghiệm đã được Tư vấn giám sát phê duyệt. Vật liệu không đáp ứng yêu cầu phải được đưa
ngay ra khỏi công trình.
3.1.2 Vật liệu xi măng
Xi măng sử dụng phải là xi măng porland loại I, phù hợp các tiêu chuẩn ASTM C150
(AASHTO M85) hoặc hỗn hợp xi măng portland phải tuân thủ tất cả các yêu cầu theo ASTM
C1157-GU. Tuy nhiên, Nhà thầu có để đề xuất sử dụng loại xi măng khác với sự chấp thuận
của Tư vấn giám sát. Tất cả xi măng phải loại xi măng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất trừ
khi được quy định khác trên bản vẽ. Nhãn hiệu xi măng mà Tư vấn giám sát đã phê chuẩn sẽ
được dùng cho toàn bộ các hạng mục bê tông của dự án, trừ phi Tư vấn giám sát có văn bản
chỉ thị khác.
Nguồn cung cấp xi măng phải được Tư vấn giám sát chấp thuận. Nhà thầu phải cung cấp
chứng chỉ thí nghiệm của nhà sản xuất và bằng chứng chứng tỏ xi măng đã đạt yêu cầu của
Chỉ dẫn kỹ thuật cùng với một giấy xác nhận của Cơ quan độc lập ở nước xuất xứ.
Xi măng cần được đưa đến hiện trường theo từng bao đóng kín hay theo số lượng lớn. Xi
măng đóng bao phải mang tên nhà sản xuất, loại xi măng và ngày sản xuất và được cất giữ ở
các nhà kho chống thấm hoặc nhà kho tạm thời khác dùng riêng để trữ xi măng. Xi măng
phải được trữ ở nơi khô ráo và sàn nhà phải được xây cao hơn mặt đất. Trữ lượng phải tương
đương với khối lượng bê tông cần đổ cho các đơn vị kết cấu lớn nhất. Xi măng bao phải được

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-3 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
xếp thành từng đống không quá 8 bao và khoảng cách giữa các bao xi măng và các bức tường
ít nhất phải là 1m.
Xi măng do các xe tải chở đến sẽ được lưu giữ trong các xi lô. Tất cả các công việc bốc vác
xi măng sẽ được tiến hành sao cho xi măng không bị nhiễm bẩn. Các xi lô chứa xi măng phải
được trang bị thiết bị điều khiển độ ẩm trong phòng để giữ cho xi măng khô và chống quá
trình hydrat hoá sớm trong nhà kho. Các nhà kho phải có thang và đường vào để có thể lấy
được các mẫu xi măng từ các độ cao khác nhau từ mỗi xi lô để kiểm tra.
Các đường đi phải được bố trí giữa các công- ten- nơ để có thể thấy từng công-ten-nơ một.
Các kiện xi măng được chuyển đến sau sẽ được cất giữ trong kho tách biệt với kiện trước đó
và xi măng sẽ được sử dụng theo thứ tự chuyển đến. Bất cứ một chuyến hàng xi măng nào bị
đông cứng hay bị hỏng sẽ được Nhà thầu di chuyển ra khỏi công trường bằng chi phí của
mình.
Nhà thầu phải cung cấp máy đo trọng lượng, được giữ lại lâu dài tại mỗi nhà kho để đo trọng
lượng của các bao xi măng.
3.1.3 Nước dùng cho trộn và bảo dưỡng bê tông
Nguồn nước do Nhà thầu đề xuất cho Tư vấn giám sát phê duyệt phải kèm theo kết quả thử
nghiệm để chứng tỏ rằng nguồn nước tuân thủ theo TCXDVN-302-2004. Nguồn nước phải
được thí nghiệm định kỳ ít nhất 1 lần/tháng.
Nước dùng để trộn, bảo dưỡng bê tông và các sản phẩm khác phải là nước sạch không lẫn
dầu, cát, axit, đường, rau hoặc các chất có hại cho bê tông khác trừ khi được Tư vấn giám sát
đồng ý.
3.1.4 Cốt liệu
Cốt liệu xi măng không được phép có các chất phản ứng gây hại kiềm trong xi măng với một
khối lượng đủ để gây ra việc giãn nở quá mức của bê tông. Cốt liệu được chấp thuận phải dựa
trên những bằng chứng thoả đáng của Nhà thầu chứng minh được cốt liệu không có lẫn các
vật liệu này. Giấy chứng nhận đó bao gồm ghi chép thí nghiệm tiến hành tại phòng thí
nghiệm chứng minh được cốt liệu đáp ứng các yêu cầu của ASTM C227 và có thể bao gồm
các bản ghi về đặc tính so sánh của bê tông được đổ trong các điều kiện bảo dưỡng tương tự.
Các thí nghiệm phải được thực hiện tuân thủ theo các tiêu chuẩn ASTM C287 và ASTM
C295, ASTM C1077.
Tất cả các cốt liệu này phải bao gồm các hạt dai, cứng, bền và không bị dính các chất khác.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm chế biến nguyên liệu này để đáp ứng các yêu cầu của Chỉ dẫn
kỹ thuật. Nhà thầu phải xin ý kiến Tư vấn giám sát về nguồn cốt liệu sẽ được sử dụng. Các
mẫu thí nghiệm trước khi mang ra công trường với sự có mặt đại diện của Tư vấn giám sát và
Nhà thầu
ASTM C39 Năng lực chịu nén
ASTM C40 Tạp chất hữu cơ
ASTM C87 Cường độ vữa
ASTM C88 Độ bền
ASTM C123 Than đá và độ ánh
ASTM C136 Phân tích sàng
(a) Cốt liệu hạt mịn
Thành phần cốt liệu hạt mịn cho bê tông xi măng pooclang phải bao gồm cát tự nhiên hoặc
các vật liệu trơ khác có cùng tính chất, độ bền, độ cứng và rắn chắc cao. Cốt liệu hạt mịn phải
sạch, không có các chất ngoại lai, hạt sét, các chất hữu cơ và các chất có hại khác theo tiêu
chuẩn AASHTO M6. Tối đa số lượng kết hợp của chất hoà tan clorat và sulphat trong cốt
liệu hạt mịn sẽ không được phép vượt quá 1000 ppm hạt cốt liệu mịn.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-4 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Cốt liệu mịn phải có cỡ hợp lý đạt yêu cầu về kích cỡ được quy định trong Bảng 1.
Cốt liệu hạt mịn phải đồng nhất để mô đun độ nhỏ được quy định trong AASHTO M6 sẽ
không chênh lệch quá 0,20 so với mô đun độ nhỏ của mẫu đại diện được dùng cho hỗn hợp
trộn.
Bảng 1 Kích cỡ quy định cho cốt liệu mịn
Cỡ sàng (mm) Phần trăm trong lượng qua sàng (%)
9,5 100
4,75 95 - 100
2,36 80 - 100
1,18 50 - 85
0,600 25 - 60
0,300 5 - 30
0,150 2 - 10
(b) Cốt liệu thô
Cốt liệu thô phải là loại cốt liệu nghiền và phải đồng nhất, sạch, không có vật liệu ngoại lai,
đất, chất hữu cơ, kali và các chất có hại khác. Cốt liệu hạt thô phải tuân thủ các yêu cầu của
AASHTO M80 và ASTM C33.
Cốt liệu hạt thô phải có kích cỡ hạt hợp lý và tuân thủ các quy định trong Bảng 2-1 trong Tiểu
mục 3.2 Các loại bê tông.
Tỉ lệ phần trăm lớp áo của thành phần cốt liệu không được phép lớn hơn 50 như quy định
trong AASHTO T96. Cốt liệu hạt thô phải chịu ít nhất 5 chu kỳ nhúng và sấy khô trong
sulphate natri và sulphate magie, như được mô tả trong thí nghiệm độ bền, và phải chỉ ra
trọng lượng trung bình mất mát không quá 15%.
3.1.5 Phụ gia
Về nguyên tắc, các phụ gia làm chậm mất nước đối với tiêu chuẩn ASTM C494 / C494M sẽ
được sử dụng cho tất cả các loại bê tông trong dự án.
Khi sử dụng phụ gia, Nhà thầu phải nhận được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát. Mỗi loại
và vị trí, mục đích sử dụng cần được phê duyệt độc lập với nhau. Tư vấn giám sát tuỳ việc
trình nộp các hỗn hợp và thử nghiệm sẽ phê chuẩn việc sử dụng các chất phụ gia.
3.2 Mác bê tông
Bê tông được sử dụng sẽ được chỉ ra trong Bảng 2-1. Phương pháp để kiểm tra bê tông,
AASHTO T22 và T23 (ASTM C31 và C39) phải là cơ sở cho thí nghiệm cường độ chịu nén
hình trụ trong nhà máy của tất cả các loại bê tông.
Yêu cầu cường độ bê tông cho mỗi cấp bê tông được xác định bằng các hình trụ thử nghiệm
tại thời điểm 7 ngày và 28 ngày theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật được đưa ra trong Bảng 2.1
dưới đây. Bảng cũng bao gồm thông tin khác hướng dẫn Nhà thầu cách xác định thành phần
và đặc tính của hỗn hợp bê tông đề xuất.
Mác bê tông được dùng trong mỗi phần công trình cần được thể hiện trong các bản vẽ theo
yêu cầu của Tư vấn giám sát. Tuy nhiên, một bảng hướng dẫn được trình bày trong Bảng 2.2
dưới đây.
Các lượng xi măng tối thiểu được chỉ ra trong Bảng 2.2 có thể được điều chỉnh và được Tư
vấn giám sát phê duyệt dựa trên mức độ đạt yêu cầu của hỗn hợp trộn thử.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-5 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bảng 2.1 Mác bê tông
C50 C40 C35 C30 C30 (Dùng C25 C20 C10
cho cọc P
khoan
nhồi)
Cường độ bê 50 40 35 30 30 25 20 10 5
tông tối thiểu (Cường
trong 28 ngày độ chịu
(150x300mm uốn tối
mẫu hình trụ) thiểu)
(Mpa)
Kích thước lớn 20 20 20 20 20 20 25 40 25
nhất của cốt
liệu (mm)
Lượng xi 450 420 360 330 350 330 280 175 350
măng tối thiểu
(kg/m3)
Lượng xi 475 475 475 475 - - - - -
măng tối thiểu
(kg/m3)*
Tỷ số nước / xi 40 40 40 45 50 50 55 55 40
măng lớn nhất
W/C (%)
Độ sụt (mm) 50-120 50-120 150-220 50-100 25-75 0-50

Cốt liệu Phần trăm trọng lượng lọt sàng (%)


Kích cỡ sàng
37,5mm --- 100
25,0mm 100 90-100 95-100
19,0mm 90-100 --- ---
12,5mm 30-70 25-60 25-60
4,75mm 0-10 0-10 0-10
(No.4)
*Có thể sử dụng muội silic nếu hàm lượng xi măng tối đa đạt được
Bảng 2.2 Mác bê tông – Vị trí
Mác bê tông Vị trí
C50 Dầm đúc sẵn (Super T)
C40 Dầm hộp, dầm đúc sẵn (chữ I), dầm bản có lỗ rỗng
C35 Bản mặt cầu CIP (bao gồm bản nối), dầm ngang của dầm Super T
C30 Mố, Trụ, tấm bê tông đúc sẵn Super T, chân móng cột đèn, Bản
mặt quá độ đường dẫn, thân cống hộp, cống tròn, cọc đóng, bản bê
tông cốt thép đặt trên nền cọc đóng (sàn giảm tải)
C30 (dùng cho cọc khoan Cọc khoan nhồi
nhồi)
C25 Lan can cầu, bó vỉa cầu
C20 Bê tông bịt đáy, hố thu, rãnh, hàng rào, móng cột, bảo vệ mái dốc
C15 Khối đỡ, móng cột biển báo, cột km, bảng tín hiệu giao thông, bó
vỉa, móng lan can
C10 Bê tông đệm
Loại P Bê tông xi măng mặt đường (PCCP)
Phạm vi độ sụt bê tông sẽ được quyết định qua thiết kế hỗn hợp và thử nghiệm tiếp theo đó.
Độ sụt sẽ được đo đạc theo AASHTO T119.
3.2.1 Thiết kế hỗn hợp được duyệt
Nhà thầu cần tuân thủ theo phương pháp ACI (Viện Bê tông Hoa Kỳ) về thiết kế bê tông hỗn
hợp hoặc quy trình thiết kế hỗ hợp được quốc tế công nhận tương đương. Thiết kế hỗn hợp
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-6 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
phải gồm khối lượng cấp phối khô, khối lượng nước thẩm thấu trong cấp phối và khối lượng
nước mất đi trên m3 hỗn hợp bê tông ướt. Nếu có sử dụng các loại vật liệu pozulan như oxit
silic siêu mịn micro silca, xỉ hạt lò cao thải ở bãi từ công nghiệp thép (GGBS - ground
granulated blast fumace slag), tro nhiên liệu (PEA - pulverised fluel ash), thì phải chuẩn bị
các thiết kế bê tông hỗn hợp riêng biệt.
Nhà thầu cần nộp cho Tư vấn giám sát hỗn hợp đề xuất để phê duyệt và phải chuẩn bị mẫu
thử thí nghiệm để Tư vấn giám sát kiểm tra và phê duyệt trước khi tiến hành trộn bê tông đại
trà. Hỗn hợp thiết kế cần bao gồm cường độ mong muốn của hỗn hợp và cần nộp cùng với
kết quả thử nghiệm thành công. Hỗn hợp thiết kế và thử nghiệm chỉ được dùng các nguyên
liệu được Tư vấn giám sát đồng ý sử dụng.
Về nguyên tắc bê tông phải được cân đối để phù hợp với tiêu chí nghiệm thu thông qua việc
sử dụng các yếu tố cường độ mục tiêu như sau:
Khi sai lệch tiêu chuẩn không lớn hơn 3,5MPa:
Cường độ mục tiêu = cường độ quy định + (1,4 sai lệch tiêu chuẩn)
Khi sai lệch tiêu chuẩn lớn hơn 3,5MPa
Cường độ mục tiêu = cường độ quy định + (2,4 x sai lệch tiêu chuẩn – 3,5)
Việc đổ bê tông chỉ được thực hiện khi Nhà thầu đã nhận được sự chấp thuận của Tư vấn
giám sát về mẫu hỗn hợp đề xuất.
Trong trường hợp có thay đổi về đặc tính hay nguồn cung cấp bất kỳ các thành phần cấu
thành, mẫu hỗn hợp mới phải được nộp để Tư vấn giám sát thông qua. Nhà thầu phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào do những thay đổi này gây ra.
Trong thời hạn Hợp đồng, Tư vấn giám sát có thể hướng dẫn việc lấy mẫu hỗn hợp xi măng
bổ sung để kiểm tra xem có phù hợp với thiết kế hỗn hợp được chấp thuận từ trước hay
không.
3.2.2 Tỉ lệ nước – xi măng
Tỉ lệ nước – xi măng phải là 0,40 đối với bê tông loại C35 và cao hơn. Lượng nước và tỉ lệ
nước – xi măng do Nhà thầu đề xuất trong hỗn hợp trộn phải được Tư vấn giám sát chấp
thuận căn cứ trên kết quả các thí nghiệm sơ bộ và các hỗn hợp trộn thử, đồng thời là lượng
nước ít nhất để tạo ra một hỗn hợp dẻo đồng nhất có thể đổ tràn đều trên ván khuôn và xung
quanh cốt thép. Không cho phép có nước thừa trong các mẻ bê tông trộn, và bất cứ mẻ nào có
nước thừa sẽ bị loại bỏ.
Khi xác định lượng nước cho một mẻ bê tông phải tính đến lượng nước có sẵn trong cốt liệu
được dùng để trộn. Nhà thầu cần xác định tỉ lệ nước trong hỗn hợp trước khi đổ mẻ bê tông
và phụ gia (nếu có). Lượng nước thêm vào trong hỗn hợp cần được điều chỉnh cho lượng
nước chứa trong hỗn hợp.
Phải tiến hành các thí nghiệm thường xuyên, kể cả thí nghiệm về độ sụt để đảm bảo hàm
lượng nước yêu cầu.
3.2.3 Các điều chỉnh trong quá trình thực hiện công việc
Sau khi một mẫu hỗn hợp đã được thông qua, tỉ lệ thành phần của mẫu hỗn hợp này sẽ không
được phép thay đổi trong suốt quá trình thực hiện trừ các trường hợp sau:
Nếu nhận thấy rằng bê tông với tỷ lệ pha trộn ban đầu không đạt được khả năng làm việc
mong muốn, Tư vấn giám sát có thể cho phép thay đổi trọng lượng cốt liệu nếu thấy thích
hợp.
Nếu không thể tạo ra bê tông có cường độ nén cho phép tối thiểu được quy định, trọng lượng
xi măng sẽ được tăng lên theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-7 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2.4 Hàm lượng Chloride và Sulphate
Khối lượng Clorua trong khối bê tông không được phép vượt quá 1.000 ppm khi tính toán
trên tổng số khối bê tông đó hay 6.000 ppm khi tính toán trên khối lượng xi măng trong hỗn
hợp thực tế.
Khối lượng Sulphát trong bê tông không được vượt qúa 3.500 ppm trên tổng số khối bê tông,
theo TCVN141:1998.
Khối lượng Clorua và Sunphát sẽ do các tính toán trong phòng thí nghiệm về xi măng, cốt
liệu, nước và hỗn hợp quyết định. Những phân tích này phải được thực hiện bằng các
phương pháp đã được công nhận.
3.2.5 Trình nộp
Nhà thầu cần trình nộp sớm trước khi bắt đầu công tác đổ bê tông tại hiện trường. Nhà thầu
cần chú ý thời hạn cần nộp và nhận phê duyệt tất cả thành phần hỗn hợp và thời gian cần để
chuẩn bị hỗn hợp thiết kế và các mẫu thử cũng như các thí nghiệm hình trụ sau đó. Nhà thầu
cũng cần dành đủ thời gian cho Tư vấn giám sát xem xét trình nộp và thực hiện thêm những
hỗn hợp thử nghiệm cần thiết.
Mỗi hỗn hợp thiết kế được nộp cần bao gồm nhưng không giới hạn bởi những thông tin sau:
a) Nhận diện dự án;
b) Tên và địa chỉ của Nhà thầu và nhà sản xuất bê tông;
c) Chọn lựa thiết kế hỗn hợp;
d) Mác tê tông định sử dụng;
e) Tỷ lệ vật liệu;
f) Tên và vị trí nguồn vật liệu cho cốt liệu, xi măng, phụ ga và nước;
g) Loại xi măng và kiểu thay thế xi măng nếu dùng. Tro bay, xỉ sắt hay khói silic có
thể thay thế từng phần cho xi măng nếu tuân thủ các Chỉ dẫn kỹ thuật phù hợp và nếu
được Tư vấn giám sát chấp thuận;
h) Hàm lượng xi măng tính bằng kg/m3 bê tông;
i) Khối trộn có bề mặt khô bão hòa của cốt liệu thô và mịn tính theo kg/m3 bê tông;
j) Hàm lượng nước (bao gồm độ ẩm tự do trong cốt liệu cộng nước trong trống,
không bao gồm độ ẩm thẩm thấu vào cốt liệu) tính bằng kg/m3 bê tông;
k) Tỷ lệ nước/xi măng mục tiêu
l) Tỷ lệ nước/xi măng cho xi măng được thay đổi là tỷ lệ của khối lượng kết hợp với
tỷ lệ củ khối lượng xi măng Portland và chất thay thế xi măng.
m) Lượng phụ gia
n) Phân tích lọt sàng cốt liệu thô và mịn
o) Độ thẩm thấu của cốt liệu thô và mịn
p) Trọng lượng riêng (khô và khô trên bề mặt bão hòa) của cốt liệu thô và mịn
q) Khối cốt liệu mịn tính bằng kg/m3;
r) Mô đun mịn (FM) của cốt liệu mịn
s) Các chứng nhận vật liệu cho xi măng, phụ gia và cốt liệu (nếu áp dụng);
t) Các giá trị mục tiêu cho độ sụt bê tông có và không có bộ phận giảm nước cao cấp
u) Các giá trị mục tiêu cho hàm lượng không khí trong bê tông (nếu Tư vấn giám sát
yêu cầu)
v) Khối bê tông;
w) Hệ số giãn nở nhiệt của bê tông
x) Cường độ nén của bê tông qua 7 và 28 ngày
3.3 Ván khuôn
3.3.1 Thiết kế
Nhà thầu phải đệ trình bản vẽ thi công, các tính toán thiết kế, vật liệu và các sản phẩm được
sản xuất liên quan đến ván khuôn cho Tư vấn giám sát phê duyệt ít nhất 2 tháng trước khi thi
công các khuôn. Công việc sẽ không được thực hiện cho tới khi được phê duyệt của Tư vấn
giám sát.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-8 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về các thiết kế ván khuôn và các giá đỡ của ván khuôn. Thiết
kế cần bao gồm tất cả những hệ giằng, nẹp và nền móng tạm để đảm bảo sự chống đỡ các
công trình tạm, thiết bị và trọng lượng bê tông hay các tải trọng khác do phương pháp lắp đặt
và đầm nén bê tông hay các tải trọng phụ khác. Không được có độ võng nguy hiểm cho ván
khuôn trong quá trình đổ bê tông. Các ván khuôn và các thanh giằng không được lắp dựng
vào trong kết cấu vĩnh cửu trừ khi có sự chấp nhận của Tư vấn giám sát.
Thiết kế phải phù hợp với các công trình tạm đó và phải có xem xét đầy đủ tất cả các trường
hợp tải trọng tạm thời phát sinh ra trong thi công và các chuỗi công việc. Các điều kiện chủ
yếu ngoài công trình, đặc biệt là tải trọng gió, và mặt đất tự nhiên hiện hữu. Nhà thầu phải
thực hiện tất cả các khảo sát địa chất bổ sung cần thiết để xác nhận các giả thiết liên quan đến
các điều kiện mặt đất tự nhiên hiện hữu. Giàn giáo và ván khuôn phải cung cấp cho độ vồng
và mui luyện đường được quy định trong các tài liệu hợp đồng.
Đối với các kết cấu bê tông đúc tại chỗ, độ lệch được tính toán cho các phần ván khuôn uốn
không được vượt quá 1/240 nhịp ván khuôn bất luận độ lệch đó có thể được tính bù bởi các
dải vồng.
Ván khuôn phải được thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng và các áp lực liên quan theo ACI
347 và vị trí phù hợp, một số tăng hoặc điều chỉnh lại tải trọng mà có thể do bởi lực căng
trước, Trong trường hợp dùng chất phụ gia, phải xem xét ảnh hưởng của nó một cách thích
đáng trong quá trình tính toán các áp lực ngang của bê tông ướt. Ván khuôn phải được thiết
kế và thi công đáp ứng yêu cầu bề mặt bê tông hoàn thiện với các dung sai cho phép trong
ACI 347 hoặc ở đâu đó trong chỉ dẫn kỹ thuật này.
Tập bản vẽ thi công phải chỉ ra những chi tiết đề xuất của công trình như kích thước của các
phần, khoảng cách giữa các điểm uốn, các cột, các vách, thành giằng ngang, các dầm dọc,
đầu nối, bu lông, các mối hàn, liên kết ngang, tốc độ rót, và các khuyến cáo của nhà sản xuất
về khả năng an toàn của tất cả các bộ phận nối ráp ván khuôn và các móc cài của các cột.
Toàn bộ các giả định, các kích thước, vật liệu thích hợp, và các số liệu khác, được sử dụng để
phân tích kết cấu, sẽ được ghi trên các bản vẽ thi công. Theo như yêu cầu, nhà thầu sẽ phải
cung cấp các bản copy tính toán thiết kế cho Tư vấn giám sát kiểm tra và coi như một điều
kiện để phê chuẩn.
Các bản tính và bản vẽ phải được chứng nhận và đóng dấu một Tư vấn giám sát kết cấu có
kinh nghiệm trong việc chuẩn bị bản vẽ thiết kế đó.
Ván khuôn không được đặt trên đế móng vững chãi phải có các cột chống, các cột chống này
phải được lắp dặt và chuyển đi theo phương thức phù hợp.
Khi được yêu cầu thử tải của ván khuôn / giàn giáo tiến hành theo các tiêu chuẩn Việt Nam,
phải đạt tối thiểu 125% tải trọng thiết kế.
Khi sử dụng các ván khuôn, các neo móc hoặc các vật liệu giàn giáo làm sẵn, có thể phải tuân
thủ các khuyến cáo của nhà xản xuất đối với tải trọng cho phép Trong trường hợp này nhà
thầu phải cung cấp các chứng nhận và báo cáo thí nghiệm hoặc các hồ sơ của kinh nghiệm
các công trình hoàn thiện trước đây. Đối với các vật liệu sẽ được sử dụng lại tải trọng cho
phép giảm có thể được yêu cầu.
Nơi được yêu cầu tháo gỡ ván khuôn phải đảm bảo giao thông hoặc cho đường đi bộ nhà
thầu phải cung cấp các phương tiện bổ sung cần thiết để bảo vệ cộng đồng và đưa ra ván
khuôn được yêu cầu, đặc biệt là vấn đề tác động của giao thông. Nơi thao dở ván khuôn được
chỉ ra bởi thiết kế sẽ không bao gồm và giới hạn bởi.
 neo của các dầm đỡ bịt nắp hoặc các khung trong nhịp kế cận
 có hệ giằng đỡ phù hợp trong suốt quá trình xây dựng hoặc di dời, và.
 khe hở giữa ván khuôn và thanh tựa bảo vệ ít nhất 300mm.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-9 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.3.2 Thi công ván khuôn
Ván khuôn được sản xuất một cách chính xác để tương ứng với hình của bê tông như chi tiết
được ghi trong bản vẽ. Nó sẽ phải được làm phù hợp với thiết kế, chắc chắn và được sự chấp
nhận của Tư vấn giám sát. Nhà thầu sẽ phải thực hiện bất cứ sự điều chỉnh cần thiết nào để
cho phép co ngót, lún, võng có thể xảy ra trong suôt quá trình thi công do đó sản phẩm bê
tông đã hoàn thiện sẽ có kích thước chính xác như đã định về khuôn, cao độ, độ vồng.
Các tấm gỗ sẽ được lắp ghép sao cho có thể tháo được từng tấm riêng biệt và sẽ được đóng
ghép lại hoàn toàn sau khi được làm ướt và sẽ tiến hành đổ bê tông.
Trừ khi Tư vấn giám sát có yêu cầu khác, bê tông mác C10 sẽ được đổ với chiều sâu tối thiểu
10 cm trong phần bệ móng của công trình để tạo ra một mặt bằng làm việc và đảm bảo sự ổn
định cho phần đất móng. Diện tích bề mặt phải đủ để lắp dựng ván khuôn.
Tất cả bề mặt ván khuôn cần được chế tạo theo yêu cầu của điều 3.6 của Chỉ dẫn kỹ thuật trừ
khi bản vẽ hay các mục chỉ dẫn kỹ thuật khác. Các mặt khuôn được bao kín hoặc ẩn phía
dưới bề mặt cố định của mặt đất, hoặc đối với các bề mặt khuôn gỗ dán sẽ không được định
rõ, sẽ phải làm bằng gỗ sẻ hoặc vật liệu tương tự. Bất cứ vật liệu hoặc gỗ sẻ nào bị cong oằn
hoặc được kiểm tra lại trước khi đổ bê tông sẽ bị loại bỏ. Tất cả các mặt khuôn lộ ra sẽ được
lắp ghép với gỗ ván mới hoặc tấm kim loại trên phía mặt của ván khuôn mà sẽ tiếp xúc với bê
tông. Bề mặt của các ván khuôn này sẽ được bảo đảm như mới trong suốt quá trình đổ để tạo
được bề mặt bê tông như yêu cầu. Tư vấn giám sát sẽ chỉ giải quyết khi bề mặt ván khuôn bị
thay thế.
Tất cả các phần mỏm sắc và các góc lộ ra ngoài sẽ bị vạt cạnh với góc lượn không nhỏ hơn 2
cm x 2 cm để tránh vữa chảy ra và đảm bảo độ nhẵn, các đường thẳng hàng, trừ khi Tư vấn
giám sát có các chỉ dẫn khác. Các góc lượn hoặc các đường vát cạnh sẽ được làm từ các tấm
gỗ sẻ thẳng, sạch và được xử lý mặt trên mọi cạnh.
Tất cả các ván khuôn được xây dựng bằng các thanh ngang giằng cọc (phân cách) được gắn
cố định vuông góc với các chốt. Các thanh ngang được xếp thành cặp và được giữ với nhau
bằng giằng hoặc giá kẹp xuyên qua ván khuôn. Bu lông hoặc các kẹp ván khuôn phải có độ
lỏng nhất định và có đủ độ bền và số lượng để ván khuôn không bị bửa ra. Các neo kéo có thể
được đặt trong các phần được đúc sẵn. Các bu lông, các kẹp ván và neo kéo sẽ có thể tháo bỏ
các phần không phải làm bằng kimloại trong khoảng 3 cm so với bề mặt bê tông.
Các ván khuôn phải đủ cứng để độ lượn sóng của bề mặt bê tông không được vượt quá 3mm
khi kiểm tra bằng thước rà thẳng 1500mm hoặc khuôn dưỡng.
Các lỗ thoát nước và các lỗ cho nước rỉ ra sẽ được làm theo như chi tiết đã ghi trong bản vẽ
và điều này sẽ phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Nhà thầu sẽ lắp đặt toàn bộ ván khuôn, neo khe co giãn, ống thoát nước và các yếu tố nối giãn
nở, các ống măng sông, và các hạng mục khác được định rõ trong các phần phụ của phần chi
tiết kỹ thuật và sẽ kết hợp lắp đặt các phần phụ trợ chuyên môn khác vào các vị trí thích hợp
của nó. Các đầu cuối của ống dẫn và ống măng sông được đóng chìm trong bê tông sẽ được
đóng bằng vòi khoá hoặc nút.
Việc đổ bê tông vào ván khuôn sẽ không được tiến hành cho tới khi tất cả các công việc liên
quan đến sản xuất ván khuôn và đặt các cốt thép, các ống thoát nước, neo kéo, hoặc thép dự
ứng lực đã được lắp ghép xong thành ván khuôn hoàn chỉnh và ván khuôn đã được lau chùi
sạch, bít kín để tránh bị rỉ keo theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
Ngoại trừ ván khuôn vĩnh cửu, tất cả bề mặt ván khuôn có tiếp xúc với bê tông cần được xử
lý bằng chất chống dính do Tư vấn giám sát phê duyệt. Các chất chống dính cần được sử
dụng nghiêm ngặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không được tiếp xúc với cốt thép hay
các cáp và neo ứng suất trước. Những chất chống dính khác nhau không được sử dụng cho
những ván khuôn tạo bê tông mà sẽ được nhìn thấy khi thi công hoàn chỉnh. Các ván khuôn
cần được bão hòa với nước khi đổ bê tông. Bề mặt ván khuôn cần tránh những vật liệu làm
đổi màu bê tông và những vật liệu áp dụng lên bề mặt không được để lại vết.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-10 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Dung sai tổng quát trong Bảng 3 dưới đây cần áp dụng cho những kích thước trong bản vẽ.
Bảng 3 Dung sai tổng quát
Hạng mục Dung sai
Khoảng cách giữa cốt thép ±10mm
(thành phần đúc sẵn)
Khoảng cách giữa cốt thép ±25mm
(thành phần đúc tại chỗ)
Lớp bê tông bảo vệ cho kết cấu phần ±5mm
trên (thành phần đúc sẵn)
Lớp bê tông bảo vệ cho kết cấu phần -10mm / + 15mm
trên (thành phần đúc tại chỗ)
Lớp bê tông bảo vệ cho kết cấu khác -10mm / + 20mm
Nếu trong suốt quá trình đổ bê tông chuyển động của ván khuôn xảy ra mà vượt quá cho
phép trong thiết kế của nhà thầu hoặc hoặc không hoàn thành công việc sai số không được
chấp nhận thì việc đổ bê tông phải ngưng lại. Công tác đổ bê tông sẽ không bắt đầu cho tới
khi các công tác đo đạc đáp ứng độ chính xác của Tư vấn giám sát yêu cầu đối với nhà thầu.
Nếu việc đo đạc này không thực hiện trước lúc bắt đầu mẻ đổ bê tông, việc đổ bê tông sẽ
không được phép bắt đầu. Trong trường hợp đó mối nối sẽ được tạo thành và bê tông không
được chấp nhận phải bị di dời theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Nhà thầu phải theo dõi lớp bê tông bảo vệ đạt được bằng cách sử dụng máy đo phủ điện từ
trong kết hoạch Kiểm soát chất lượng, và theo đúng yêu cầu của Tư vấn giám sát.
3.3.3 Tháo dỡ ván khuôn
Bê tông cần đạt được cường độ như Bảng 4 bên dưới trước khi dỡ bỏ ván khuôn. Không
được dỡ bỏ ván khuôn mà không được Tư vấn giám sát phê duyệt.
Bảng 4 Thời điểm dỡ bỏ ván khuôn
Ván khuôn Thời gian / % của cường độ bê tông thiết kế
Dầm T dự ứng lực - / 85%
Dầm hộp - / 100%
Kết cấu phụ trợ /Xà mũ trụ (30 MPa) - / 100%
Định vị tâm dưới dầm, khung và các 14 ngày / 80%
vòm.
Các tấm bản sàn 14 ngày / 70%
Các cột 2 ngày / 70%
Các tường, Cạnh bên của dầm và tất 1 ngày / 70%
cả các bề mặt dọc khác
Có thể hoàn thành, hình dáng sử dụng tường chắn, rào và các bề mặt dọc hở phải bị di dời trong
khoảng 24h và 48h sau khi đổ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Các kết cấu liên tục, ván khuôn cho các nhịp riêng biệt phải không được tháo ra cho tới khi
các nhịp kế bên được chất tải khi kết quả của sự tháo ra đó đủ cường độ quy định. Ván khuôn
cho tất cả các nhịp mà chịu tác động bởi tải trọng của nhịp đặc biệt phải tháo rời trước khi đổ
bê tông lan can, tường chắn hoặc các kết cấu khác của nhịp đặc biệt. Tháo rời ván khuôn liên
tục hoặc cánh dầm phải được mang ra khỏi khu vực căng cáp từng bước một.
Nơi ván khuôn thích ứng với các cột phải di rời trước khi di dời ván khuôn dầm đảm bảo yêu
cầu của các cột
Nhà thầu cần thận trọng và tùy thuộc vào phê duyệt của Tư vấn giám sát, ván khuôn ván
khuôn có thể được cho phép lắp đặt ở chân trong phạm vi vòng vây hoặc lồng sẽ được di rời
gây nguy hiểm cho an toàn của vòng vây hoặc lồng, cung cấp các hình dáng đó thì không
thấy được trong kết cấu hoàn thiện. Tất cả các ván khuôn cả hai ở trên và ở cao độ dưới nước
phải được di dời.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-11 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.4 Đổ bê tông
3.4.1 Tổng quát
Không được đổ bê tông cho đến khi ván khuôn được hoàn thành theo điều 3.3.3 bên trên và
được Tư vấn giám sát phê duyệt. Không được đổ bê tông khi chưa được Tư vấn giám sát phê
duyệt.
Bê tông có thể được trộn trên công trường xây dựng tại một điểm trộn trung tâm, hoặc bằng
cách kết hợp điểm trộn trung tâm với xe trộn bê tông, hoặc kết hợp điểm trộn trung tâm với
xe khuấy bê tông.
Tất cả bê tông sẽ được định lượng bằng trọng lượng trừ khi Tư vấn giám sát có chỉ dẫn khác
đi. Máy định lượng theo trọng lượng phải là loại đã được Tư vấn giám sát thông qua và được
bảo quản trong điều kiện thích hợp khi sử dụng cho các công trình. Nếu Tư vấn giám sát yêu
cầu thì sẽ phải kiểm tra để xác định xem thiết bị đo có hoạt động chính xác hay không. Mỗi
một máy trộn sẽ được gắn một đồng hồ đo nước có độ chính xác tới 1% của lượng nước cần
thiết cho một mẻ trộn. Độ chính xác của dụng cụ đo này phải không bị ảnh hưởng do sự thay
đổi về áp suất khi cấp nước.
Khi mỗi một cỡ hạt cốt liệu sẽ được đo trong một thùng kim loại, chiều sâu của thùng ít nhất
phải tương đương với chiều rộng lớn nhất của thùng. Thùng phải có hình dạng sao cho dung
tích chứa trong thùng có thể xác định bằng phương pháp đo. Xi măng sẽ được đo theo trọng
lượng và nước sẽ được đo theo trọng lượng hoặc thể tích.
Không được bắt đầu trộn bê tông cho đến khi tất cả thiết bị và nhân công cần cho công tác
trộn, vận chuyển, đổ, đầm nén, hoàn thiện và bảo dưỡng được chuẩn bị sẵn theo biện pháp thi
công đã được phê duyệt.
3.4.2 Đong mẻ bê tông
Việc đo đạc và đong vật liệu sẽ được tiến hành tại trạm trộn và tất cả bê tông cần được trộn
bằng máy. Công tác trộn bằng máy có thể kết hợp xe trộn bê tông tự hành hoặc xe trộn.
Nhà thầu cần nộp biện pháp thi công cho việc đong và trộn bê tông cho Tư vấn giám sát phê
duyệt. Biện pháp cần bao gồm vị trí nơi đong và trộn bê tông, loại máy móc hay thiết bị trộn
sẽ được sử dụng, các sắp xếp lưu kho cho cốt liệu và vận chuyển vữa bê tông đã trộn từ trạm
trộn đến công trường. Bãi chứa phải là riêng biệt với các phần của từng vật liệu và mái che
mưa phải trang bị thiết bị chuyên chở và khu vực tập kết.
Loại thiết bị trộn được chấp nhận phải có một thùng quay.Máy trộn nhỏ hơn 0.5 mét khối sẽ
không được dùng để đong bê tông kết cấu. Không cho phép sử dụng trạm trộn liên tục.
Nơi đong bê tông sẽ bao gồm các thùng riêng biệt để chứa xi măng, cốt liệu mịn và cho mỗi
loại cốt liệu thô, một phễu cân trọng lượng và cân có thể xác định chính xác trọng lượng của
mỗi thành phần của mẻ trộn. Các cân phải chính xác đến 1% trong phạm vi sử dụng và chúng
phải được kiểm nghiệm ba tháng một lần và khi được Tư vấn giám sát yêu cầu.
Nếu không có kinh nghiệm trước đối với thiết kế hỗn hợp được chấp thuận hoặc nếu trình tự
thao tác đặc biệt như là bơm, thay đổi một hoặc nhiều đặc tính giữa dỡ tải và đổ bê tông trong
ván khuôn, nhà thầu phải xem xét sự tương quan giữa thí nghiệm dỡ tải với các thí nghiệm đổ
bê tông để xác định những thay đổi đó.
Nhà thầu cũng phải cung cấp tài liệu, giải thích sự tương quan thường xuyên khi cần thiết
hoặc khi được Tư vấn giám sát chỉ thị.
(a) Vật liệu xi măng
Có thể sử dụng xi măng rời hoặc xi măng đóng bao. Không được sử dụng một phần xi măng
của một bao (bao dở) cho một mẻ trộn bê tông.
Xi măng rời phải được cân đong bằng các dụng cụ cân đã được chấp thuận. Thùng cân xi
măng rời phải được gắn kín và có miệng thích hợp để loại bỏ bụi bẩn trong quá trình vận

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-12 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
hành. Không được treo máng chuyền vào thùng cân và phải bố trí máng chuyền sao cho xi
măng không bị tắc mà cũng không bị rò rỉ.
Độ chính xác trong định lượng vật liệu được phép nằm trong khoảng dung sai 1% so với
trọng lượng yêu cầu.
(b) Nước
Nước có thể được xác định khối lượng theo thể tích hoặc cân nặng. Độ chính xác trong việc
xác định khối lượng nước được phép nằm trong khoảng dung sai 1% so với khối lượng nước
yêu cầu.
Khoảng 10% lượng nước yêu cầu cho mẻ trộn sẽ được rót vào thùng trước khi đổ xi măng và
cốt liệu vào, lượng nước còn lại sẽ được bổ sung dần dần trong khi trộn và đến cuối 1/4 thời
gian trộn, lượng nước này phải được cho vào hết.
(c) Cốt liệu
Các cốt liệu được sản xuất và vận chuyển bằng phương pháp thuỷ động hoặc các cốt liệu đã
được rửa phải được đổ thành đống hoặc đổ vào thùng cho ráo nước ít nhất 12 giờ trước khi
cho vào thùng trộn. Trong trường hợp hạt cốt liệu có độ ẩm cao hoặc độ ẩm không đồng đều,
Tư vấn giám sát có thể yêu cầu phải để ráo nước vật liệu quá 12 giờ.
Độ chính xác trong định lượng cốt liệu được phép nằm trong khoảng dung sai hai phần trăm
so với trọng lượng yêu cầu.
3.4.3 Trộn và vận chuyển
Khi các mẻ vật liệu để trộn được vận chuyển đến máy trộn, khối lượng xi măng sẽ được vận
chuyển hoặc là trong ngăn không thấm nước hoặc được đặt giữa cột liệu mịn và cốt liệu thô.
Khi xi măng được đổ tiếp xúc với cốt liệu ẩm, các mẻ trộn sẽ bị loại bỏ trừ khi nó được trộn
trong vòng 1,5 giờ. Xi măng đóng bao có thể được vận chuyển đặt ở trên cùng của cốt liệu.
Bê tông phải được trộn cho đến khi hỗn hợp có màu đồng nhất, ổn định.
Việc trộn và vận chuyển bê tông phải tuân theo quy định của ASTM C94 trừ phi được quy
định khác đi như quy định quy định riêng cho xe tải trộn, hoặc kết hợp điểm trộn trung tâm
với xe tải trộn, hoặc kết hợp điểm trộn trung tâm với xe khuấy bê tông. Vận chuyển hỗn hợp
bê tông phải đều đặn để đảm bảo việc đổ bê tông được liên tục trừ khi có sự chậm trễ trong
khâu đổ bê tông. Khoảng thời gian giữa các lần vận chuyển bê tông không được kéo quá dài
khiến cho bê tông bị đông cứng từng phần ngay trong khi đổ, và trong bất cứ trường hợp nào
khoảng thời gian này cũng không được vượt quá 45 phút.
Việc làm lạnh nước trộn cũng như việc bốc dỡ hỗn hợp trộn phải được sự chấp thuận của Tư
vấn giám sát.
Không được phép bổ sung thêm nước hay phụ gia vào hỗn hợp bê tông trộn trừ phi có sự chỉ
dẫn đặc biệt của Tư vấn giám sát và nếu tỉ lệ nước/xi măng trong hỗn hợp trộn được chấp
nhận không bị vượt quá và xe tải trộn được chất tải không quá 70 phần trăm tải trọng cho
phép. Nếu đổ thêm nước hoặc chất phụ gia, thì phải được ghi lại trong phiếu giao nhận, và
phải tiến hành các thí nghiệm về cường độ nén bổ sung trên bê tông sau khi bổ sung nước vào
mẻ trộn đó.
Khối lượng của mỗi mẻ bê tông trộn không được vượt quá dung tích bình thường của máy
trộn theo chỉ dẫn có ghi trên máy trộn về tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Cần thêm nước vào
theo yêu cầu của điều 3.4.2(2)b phía trên.
Cần tiếp tục trộn theo thời hạn tối thiểu bên dưới sau khi đã thêm toàn bộ nước vào.
Máy trộn từ 1,5 m3 trở xuống Tối thiểu 60 giây
Máy trộn từ 1,5 m3 trở lên Tối thiểu 90 giây
Máy trộn từ 750 lít trở xuống Tối thiểu 1,5 phút

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-13 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Thêm mỗi 500 lit hoặc phần lẻ Tăng thêm 15 giây
Máy trộn thùng đôi hiệu suất cao Tối thiểu 70 giây
Dụng cụ đo thời gian trên máy trộn sẽ được gắn với một cái chuông hoặc một thiết bị báo
hiệu thích hợp khác được điều chỉnh để có thể nghe được tín hiệu một cách rõ ràng mỗi khi
khoá ngắt. Trong trường hợp thiết bị đo thời gian bị hỏng, Nhà thầu vẫn được phép tiếp tục
vận hành máy trong 24 giờ trong khi thiết bị đo thời gian đang được sửa chữa với điều kiện
Nhà thầu phải cung cấp một thiết bị đo thời gian được chấp thuận có khả năng đọc ở giây gần
nhất. Sau 24 giờ, không được sử dụng thiết bị trộn nữa cho đến khi thiết bị trên được sửa
chữa tốt.
Trong trường hợp ngừng công việc quá 20 phút, máy trộn và toàn bộ thiết bị vận chuyển phải
được rửa bằng nước sạch. Các cặn của mẻ bê tông cũ trong thùng phải được rửa sạch bằng
cách quay nước và các hạt cốt liệu sạch trong thùng trước khi trộn mẻ bê tông mới.
Nếu bê tông không được đổ trong vòng 1 giờ kể từ khi đổ các thành phần trộn vào trống trộn,
thì không được sử dụng mẻ đó, trừ khi có sự phê duyệt của Tư vấn giám sát về hỗn hợp trộn
cố tình được làm chậm. Bê tông đã bắt đầu có hiện tượng đông cứng thì mẻ bê tông đó sẽ
không được sử dụng.
3.4.4 Độ đồng nhất của bê tông
Độ sụt bê tông sẽ được xác định qua trộn thử được thực hiện bởi Nhà thầu trong tài liệu này.
Độ sụt sẽ được đo theo AASHTO T119.
3.4.5 Bơm
Cần đổ bê tông bằng máy bơm theo phê duyệt của Tư vấn giám sát.
Khi bê tông được vận chuyển và đổ bằng máy bơm, thiết bị sử dụng phải là loại có thiết kế
thích hợp và có công suất đủ lớn.
Máy bơm vữa phải được vận hành sao cho bê tông được chuyển đi liên tục và không tạo ra
bọt khí.
Khi kết thúc việc bơm vữa, bê tông còn dính lại trong ống nếu được sử dụng phải được phụt
ra sao cho không làm nhiễm bẩn hay làm phân tầng phần bê tông đó.
3.4.6 Đổ và đầm nén bê tông
Phương pháp và trình tự đổ bê tông phải có được chấp thuận của Tư vấn giám sát. Bê tông
chỉ được đổ khi ván khuôn và cốt thép được Tư vấn giám sát kiểm tra và chấp thuận trước.
Bê tông phải được đổ nhẹ nhàng vào vị trí và không được rơi tự do từ khoảng cách lớn hơn
1,5 mét, để tránh phân tầng và xê dịch các cốt thép.
Không được phép sử dụng bất cứ phương pháp nào liên quan đến việc sử dụng ống hoặc
máng chuyền để vận chuyển bê tông, trừ phi có sự chấp thuận bằng văn bản của Tư vấn giám
sát.
Ống hay máng rót đưa vào sử dụng phải bằng cao su hoặc kim loại. Khi máng quá dốc, cần
trang bị vách ngăn hay các đoạn có chiều dài ngắn để đảo ngược chiều của chuyển động.
Không cho phép sử dụng máng chuyền, ống xối, ống dẫn làm bằng nhôm.
Ống hay máng rót sẽ được sử dụng cho các đoạn nhỏ và sử dụng gầu đổ đáy hoặc hoặc các
loại thùng thích hợp khác cho các đoạn lớn được phép sử dụng để vận chuyển bê tông càng
gần càng tốt đến vị trí cuối cùng.
Bê tông phải được đổ sao cho nước không bị đọng ở đáy, góc và bề mặt ván khuôn, bê tông
sẽ không được đổ với lượng lớn tại điểm đổ vào và cho phép chảy và hoạt động trong khoảng
cách lớn trong ván khuôn.
Bê tông được đổ và đầm trong các lớp đồng đều theo từng lớp chẵn của mỗi mẻ và mỗi lớp
trộn với lớp trước.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-14 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Độ dày của các lớp bê tông dao động trong khoảng 15 - 30cm đối với bê tông cốt thép và
khoảng 45cm đối với bê tông trơn.
Bê tông phải được đầm bằng máy đầm dùi rung cơ khí hoặc máy đầm dùi rung điện. Mỗi một
lần nhúng đầm vào bê tông phải để liên tục cho đến khi bọt khí của vữa không còn xuất hiện
trên bề mặt bê tông nhưng không kéo dài quá 30 giây. Đầm phải được rút lên một cách đều
đặn theo phương thẳng đứng để không tạo thành túi khí trong bê tông. Không cho phép bê
tông được đầm quá giới hạn. Trong bất cứ trường hợp nào đầm dùi cũng không được chạm
vào cốt thép. Đầm dùi không được dùng để phân tán bê tông trong ván khuôn.
Khi cần thiết, có thể hỗ trợ việc đầm rung bằng cách sử dụng các dụng cụ cầm tay thích hợp
để khuấy bê tông để đảm bảo độ ẩm chặt đủ và thích hợp.
Nhà thầu phải cung cấp một số đầm rung dự phòng trong quá trình đổ bê tông. Trong mọi
trường hợp, ít nhất phải có hai đầm rung tại vị trí của công trình trong đó có hơn 25m3 bê
tông sẽ được đổ.
Toàn bộ việc rung, đầm và hoàn thiện phải được kết thúc ngay sau khi bê tông đã đổ đến vị
trí cuối cùng.
Việc đổ bê tông ở bất kỳ phần hay đoạn nào của công trình cũng phải được tiến hành một
cách liên tục, không một công việc có liên quan nào được phép ngắt quãng quá trình đổ bê
tông này.
Tại những vị trí dầm và bản dầm cùng tạo thành một bộ phận liên kết của một kết cấu thì phải
được đổ một lần, trừ khi có quy định khác đi hoặc để tạo một điều kiện đã được chấp thuận
cho việc tạo mối nối thi công.
Sau khi dầm, tường hoặc cột được đổ, cho phép để quãng nghỉ 1 giờ đồng hồ trước khi đổ
dầm liên tục. Các bộ phận có độ nghiêng lớn cũng được áp dụng tương tự.
Khi đổ bê tông, các mặt ngoài của bê tông phải được thi công bằng các loại dụng cụ đã được
chấp thuận để gạt các cốt liệu thô khỏi bề mặt, chuyển vữa đến thành ván khuôn để tạo được
một bề mặt hoàn thiện bằng phẳng, không bị đọng nước hay có các lỗ khí, lỗ tổ ong. Việc thi
công quá độ làm tạo ra các lớp vữa xi măng trên bề mặt sẽ không được chấp nhận.
Bê tông mới đổ phải được che chắn khỏi mưa, lốc bụi, các chất hoá học và các tác động có
hại của mặt trời, nhiệt độ, gió, nước chảy và va chạm mạnh. Bê tông mới đổ cũng phải được
che bằng rào ngăn hoặc bằng các cách khác để ngăn không cho người dẫm lên hoặc bị các vật
khác đặt lên hay ném vào. Việc bảo vệ này phải tiếp tục cho đến khi bê tông có đủ độ đông
cứng và không còn bị những yếu tố trên gây hư hại nữa. Việc bảo vệ không được ít hơn 24
giờ sau khi đổ bê tông và phải tuân theo chỉ định của Tư vấn giám sát.
Nhà thầu phải có các biện pháp phòng ngừa để a) ngăn chặn các luồng nhiệt độ cao hơn 20
độ C, trừ khi Nhà thầu chứng minh được nhiệt độ chênh lệch cao hơn vẫn có thể chấp nhận
được, và b) để ngăn chặn nhiệt độ tối đa quá 70 độ C trong giai đoạn đang đổ và bảo dưỡng
bê tông.
3.4.7 Đổ bê tông dưới nước
Nhà thầu cần nộp biện pháp đổ bê tông dưới nước cho Tư vấn giám sát phê duyệt trước khi
tiến hành.
Phương pháp đổ bê tông dưới nước phải đảm bảo sao cho phần bê tông đổ xuống tránh tiếp
xúc trực tiếp với nước càng nhiều càng tốt để bê tông không bị di chuyển hoặc bị khuấy
nhanh trên các bề mặt lộ ra ngoài.
Ống đổ phải trơn tru, kín nước và gắn với các mối nối ngắt nhả nhanh và phải có diện tích
mặt cắt phù hợp với cỡ hạt cốt liệu được sử dụng. Không được phép dùng ống nhôm.
Thùng mở đáy phải có cạnh thẳng, hoàn toàn bằng phẳng và gắn với các cửa kép mở dưới
đáy hoạt động bên ngoài và được phủ trùm lên bằng vải bạt.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-15 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Tại những nơi bê tông được đổ dưới nước, tỉ lệ trộn thực tế và các loại cốt liệu được lựa chọn
phải đảm bảo sao cho phần bê tông được trộn có độ chảy tốt và độ kết dính tốt.
Hàm lượng xi măng phải lớn hơn 25 phần trăm so với hỗn hợp bê tông trộn đổ trong điều
kiện khô ráo. Cường độ trụ bê tông tối thiểu đối với tất cả các loại bê tông phải được Tư vấn
giám sát chấp thuận, so sánh với cường độ hỗn hợp bê tông sử dụng trong điều kiện khô ráo.
3.4.8 Lưu ý về thời tiết
Khi thời tiết nóng sẽ phải giảm nhiệt độ bê tông. Khi nhiệt độ không khí trong bóng râm là 35
độ C và có chiều hướng tăng lên thì phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa đặc biệt trong
quá trình sản xuất bê tông để nhiệt độ của bê tông khi đổ không vượt quá 30°C. Cho dù nhiệt
độ bên ngoài thế nào, thì nhiệt độ bê tông của tất cả bê tông tươi cung cấp cho dự án phải
không vượt quá 32 độ C.
Trạm trộn bê tông phải có lưới ngăn và lớp che phủ để ngăn gió, mưa và nắng; các biện pháp
phòng ngừa tương tự cũng phải được áp dụng khi vận chuyển, đổ và bảo dưỡng bê tông tuỳ
từng điều kiện cụ thể.
Việc che phủ cốt liệu và máy móc trộn, việc làm lạnh nước trộn bê tông và các bước thi công
khác phải được tiến hành đúng yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Bê tông tươi được đổ khi nhiệt độ không khí 35°C hoặc cao hơn phải được che phủ để ánh
nắng mặt trời không trực tiếp chiếu vào, thoả mãn yêu cầu của Tư vấn giám sát.
3.4.9 Tính liên tục của việc đổ bê tông
Nhà thầu phải tiến hành công việc đổ bê tông ở bất cứ bộ phận đặc biệt nào đó của công trình
một cách liên tục, không ngắt quãng từ lúc bắt đầu đổ cho đến lúc kết thúc. Trong trường hợp
bị ngắt quãng thì không được đổ bê tông ướt lên trên mặt hoặc tiếp xúc với lớp bê tông đã đổ
trước khi ngắt quãng cho đến khi lớp bê tông đổ trước có đủ độ đông cứng để hình thành chỗ
nối.
Phải chú ý cẩn thận để đảm bảo chỗ bê tông đã đông cứng từng phần không bị phá hại do va
đập mạnh hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào khác.
Nhằm bảo đảm tính liên tục trong lúc đổ bê tông, không được bắt đầu tiến hành đổ bê tông
cho đến khi có đủ vật liệu tại chỗ để hoàn thành công việc và có đủ thiết bị dự phòng trong
trường hợp hỏng hóc máy móc.
3.5 Các mối nối
3.5.1 Tổng quát
Mối nối thi công chỉ được đặt ở các vị trí quy định trong bản vẽ và thuộc loại như quy định.
Các khe co giãn cần có những biện pháp bảo vệ khi thi công để tránh rác rưởi và các vật liệu
khác lọt vào chỗ nối của khe.
Các mối nối được chi tiết trong các bản vẽ, hình thành góc vuông với trục các thành phần.
3.5.2 Các mối nối thi công
Mối nối thi công chỉ được đặt ở các vị trí quy định trong bản vẽ, như quy định trong tài liệu
này, trừ trường hợp bị hỏng hóc hoặc bị chậm trễ không lường trước và không tránh được.
Trong trường hợp đó, Tư vấn giám sát sẽ chỉ thị rõ có phải nối hay không.
Các mối nối thi công trong tường mố, tường cánh và các ống cống phải được đặt cách nhau
một khoảng không quá 10 mét trừ khi trong bản vẽ có yêu cầu khác đi hoặc được Tư vấn
giám sát chấp thuận khác đi.
Gờ của tất cả các mối nối tại bề mặt lộ ra ngoài có thể nhìn thấy phải được hoàn thiện cẩn
thận đúng đường thẳng và cao độ. Sau khi dỡ bỏ bản thanh ngang, lớp vữa xi măng sẽ bị dỡ
bỏ khỏi bề mặt bằng nước áp suất hay bằng các bắn cát để làm lộ ra cốt liệu đã kết dính. Sau
khi chuẩn bị xong bề mặt, bê tông cần được ngâm nước cho nên khi đổ bê tông mới hoặc cần
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-16 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
ngâm bê tông trong 4 giờ trước khi đổ bê tông mới. Các khoá cắt được tạo bên trong hay bên
ngoài bề mặt lớp bê tông đã đổ từ trước hoặc các chốt thép sẽ được sử dụng khi cần thiết. Các
khoá cắt được tạo bên trong bê tông sẽ được tạo bằng cách gắn và sau đó tháo các thanh gỗ
xiên ra, các thanh gỗ này sẽ được ngâm kỹ trong nước trước khi gắn vào. Kích cỡ và khoảng
cách giữa các khoá và chốt sẽ do Tư vấn giám sát quyết định.
Phải luôn luôn chú ý cẩn thận để không làm hỏng bê tông hoặc làm vỡ liên kết giữa thép và
bê tông. Khi thi công sàn cầu nơi các mối nối dọc được xác định, một mặt sàn sẽ được xây
bên ngoài các mối nối dọc và được đỡ trên một ván khuôn bản thấp hơn, và công nhân không
được phép đứng hoặc đi trên các thanh cốt thép chìa ra ngoài cho đến khi bê tông đã đủ độ
đông cứng.
3.5.3 Mối nối thi công kết dính
Trừ khi có quy định khác đi, các mối nối thi công liên kết khi cần sẽ được xây dựng theo các
quy trình sau đây.
Sau khi bê tông đã đông cứng để các tấm bề mặt và ván khuôn có thể dỡ ra mà không làm
hỏng bê tông, ván khuôn và tấm bề mặt sẽ được tháo dỡ và xi măng cũ sẽ được rửa sạch bằng
phun nước áp lực hoặc phun cát để làm sạch bề mặt và gắn kết tốt giữa các hạt cốt liệu. Sau
khi tấm bề mặt của ván khuôn hoặc ván khuôn đã được tháo dỡ và bê tông đã được bảo
dưỡng trong một thời gian thường lệ, lớp đổ thứ hai phải được dính kết với lớp đổ thứ nhất
bằng cách phủ một lớp bê tông nhựa epoxi polyme lỏng tổng hợp để gắn kết với bề mặt mối
nối bê tông. Chất dính bê tông epoxi phải phù hợp với yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Bề mặt để rải chất gắn kết phải sạch dầu, bụi bẩn và vữa bê tông cũ. Toàn bộ bê tông không
đạt yêu cầu phải được gạt dỡ bỏ cho đến khi lớp bê tông cứng chắc, không bị hư hại lộ ra trên
bề mặt sắp rải chất gắn kết. Các chất bụi bẩn, dầu nặng còn lại trên bề mặt rải chất gắn kết
phải được quét hết đi bằng bàn chải sắt hoặc thổi cát. Bề mặt phải không được quá ẩm hay
quá khô trước khi rải chất kết dính.
Ngay trước khi gắn kết, phải kết hợp hai thành phần của chất gắn kết với tỉ lệ quy định theo
chỉ dẫn của nhà sản xuất. Hỗn hợp phải được trộn kỹ bằng tay hoặc bằng dụng cụ trộn mô-tơ
có tốc độ chậm. Hỗn hợp chất gắn kết phải được dàn mỏng bằng cách bổ sung và trộn chất
hoà tan vào chất gắn kết. Khối lượng chất gắn kết trong một lần trộn phải giới hạn trong thời
hạn sử dụng của chất gắn kết.
Chất kết dính cần được áp dụng lên bê tông theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bê tông không
được đổ lên trên mối nối cho đến khi các chất kết dính quánh lại hoặc do nhà sản xuất quy
định. Tại những điểm bị khô thì trước khi đổ bê tông phải phủ lại một lớp kết dính.
Chất kết dính có thể độc hại hay gây ảnh hưởng đến sức khỏe được phân loại là vật liệu độc
hại. Nhà thầu cần có hướng dẫn từ nhà sản xuất đầy đủ về công thức của vật liệu để đảm bảo
an toàn, sức khỏe và có các biện pháp phòng ngừa trong bốc dỡ vật liệu khi đưa vật liệu vào
sử dụng, đồng thời phải lập ra các bước cụ thể để công nhân tuân theo khi tiếp xúc với vật
liệu. Trước khi được phép tiến hành công việc, công nhân phải được hướng dẫn về các chất
độc hại mà họ sắp phải tiếp xúc, các bước đề phòng hay các bước giải quyết trong trường hợp
chẳng may tiếp xúc với các vật liệu đó.
3.5.4 Mối nối liên kết
Các mối nối có thể dịch chuyển liên kết được dùng cho các đoạn cầu cạn bằng dầm bản liên
tục như chỉ ra trong bản vẽ. Các lớp nối có độ dày danh định 20mm phải được cung cấp cùng
với các kích thước trong bản vẽ. Vật liệu phải là giấy tẩm nhựa đường, 14kg/m2 trừ khi có
quy định khác trong bản vẽ.
Mối nối giữa bản mặt cầu và bản phủ cần được gỡ ra bằng vật liệu đàn hồi được phê duyệt để
cho phép sự di chuyển giữa bản mặt và bản phủ. Nhà thầu cần trình nộp đề xuất cho việc
cung cấp và lắp đặt lớp gỡ dính cho Tư vấn giám sát phê duyệt.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-17 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.6 Hoàn thiện bê tông
3.6.1 Hoàn thiện bề mặt bê tông
Tất cả các khối bê tông đổ phải có bề mặt được hoàn thiện như chỉ ra trên bản vẽ hoặc có thể
theo các chỉ dẫn khác của Tư vấn giám sát.
Các bề mặt bê tông để thoáng vĩnh viễn đối với bê tông Loại F4, F3 và F2 phải được làm sạch,
không còn các loại bụi bẩn hay vết ố.
Trừ khi trong Hợp đồng có quy định khác đi, các mối nối ván khuôn thiết kế cho các bề mặt
để thoáng đối với bê tông Loại F2, F3 và F4 phải tạo thành một hình cân đối có các đường
viền ngang và đứng liên tục trên toàn bộ một kết cấu, và tất cả các mối nối thi công phải đi
trùng với các đường viền ngang và đứng này.
Các loại bề mặt hoàn thiện và công tác ván khuôn cần thiết như sau:
Bảng 5 Các loại hoàn thiện bê tông
Hoàn thiện Miêu tả Ván khuôn

Bề mặt được định Loại F1 Không yêu cầu đặc biệt đối Ván khuôn được cưa cho bề
hình với công tác hoàn thiện mặt bê tông bị lộ ra
Loại F2 Đồng đều rõ rệt trong công Ván khuôn được làm bằng
tác hoàn thiện thép, gỗ dán hoặc gỗ.
Loại F3 Được hoàn thiện chính xác Ván khuôn ốp mặt được làm
làm cho kết cấu và bề ngoài bằng vật liệu được Tư vấn
đồng nhất. giám sát chấp thuận
Loại F4 Hoàn thiện chính xác trong Ván khuôn sẽ là cùng loại và
việc sử dụng các thanh nối được cung cấp từ một nguồn
trong các bộ phận kim loại duy nhất khi sử dụng cho một
được bao bọc công trình kết cấu.
Bề mặt không Loại U1 Làm phẳng bằng bàn xoa
được định hình gỗ. -
Loại U2 Hoàn thiện bằng bay sắt
Loại U3 Hoàn thiện bằng bàn xoa
sắt
3.6.2 Sửa chữa bề mặt đã hoàn thiện
Bất kỳ một công tác sửa chữa nào đối với các bề mặt đã hoàn thiện phải được thống nhất với
Tư vấn giám sát sau khi đã kiểm tra ngay lập tức khi dỡ ván khuôn và phải được tiến hành
không chậm trễ.
Bất cứ một khối bê tông nào có bề mặt được xử lý lại trước khi Tư vấn giám sát kiểm tra đều
có thể bị loại bỏ.
3.6.3 Cố định các bộ phận bằng sắt
Toàn bộ các giá đỡ, các vít đầu vuông hoặc các bộ phận bằng sắt khác có thể để lại các lỗ
hổng trong bê tông của công trình phải được phụt vữa vào đúng vị trí của chúng một cách cẩn
thận.
Khớp nối thanh cốt thép cho việc nối mở rộng sau này sẽ được lắp đặt như thể hiện trong các
Bản vẽ.
3.6.4 Thi công lại phần bị sai sót
Trong trường hợp sau khi dỡ ván khuôn, bất kỳ một bộ phận hoặc một phần nào đó của công
trình có biểu hiện được thi công không tốt do thiếu tay nghề hoặc có các khiếm khuyết khác,
hoặc các thí nghiệm nén vỡ trên các mẫu lấy từ công trình cho kết quả là bê tông ở công trình
đó không đạt yêu cầu, những bộ phận hoặc phần nào đó của công trình nói trên phải được cắt
bỏ và thi công lại theo sự suy xét của Tư vấn giám sát.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-18 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.7 Bảo dưỡng
Tất cả bê tông mới đổ đều phải được bảo dưỡng, công tác bảo dưỡng phải bắt đầu ngay sau
khi hoàn thiện và kéo dài liên tục trong vòng ít nhất là 7 ngày. Công tác bảo dưỡng phải đảm
bảo sao cho tránh làm bê tông bị khô, và công tác bảo dưỡng được coi là một phần không thể
thiếu trong hoạt động đổ bê tông.
Bê tông được bảo dưỡng không thoả đáng sẽ bị coi là bê tông có khiếm khuyết, và Tư vấn
giám sát có thể cho dừng mọi hoạt động đổ bê tông của Nhà thầu cho đến khi nào Nhà thầu
áp dụng một quy trình bảo dưỡng thích hợp.
Bảo dưỡng bê tông cần đưa vào biện pháp thi công của Nhà thầu và được Tư vấn giám sát
phê duyệt. Các phương pháp dưới đây có thể được sử dụng.
Ván khuôn gỗ bao phủ bê tông phải được làm ẩm bằng nước đều đặn để giữ cho không bị
khô trong giai đoạn bảo dưỡng. Ván khuôn thép phải tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, được
sơn màu trắng hay được bảo vệ trong giai đoạn bảo dưỡng.
Khi dỡ bỏ ván khuôn trước khi kết thúc 7 ngày bảo dưỡng, Nhà thầu cần áp dụng phương
pháp quy định và tiếp tục cho đến cuối giai đoạn 7 ngày như quy định.
3.7.1 Phương pháp sử dụng nước
Phương pháp này là việc cung cấp thêm độ ẩm bằng cách tạo vũng, phun nước hoặc phun hơi
nước. Phải dùng bao tải ướt phủ lên bề mặt để giữ lượng nước được phun. Không được sử
dụng mùn cưa và những vật liệu bao phủ có thể làm cho bê tông biến mầu. Bất kỳ phương
pháp nào làm cho bê tông lúc ướt lúc khô sẽ bị coi là phương pháp bảo dưỡng không thích
hợp. Phải phủ vải ướt càng nhanh càng tốt sau khi kết thúc công tác hoàn thiện và chưa có
nguy cơ làm cho bề mặt bê tông bị hư hại. Vải phủ phải được giữ ẩm liên tục.
3.7.2 Chống thoát ẩm
Thất thoát độ ẩm có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng giấy không thấm nước, các tấm vải
nhựa hoặc hỗn hợp bảo dưỡng có dạng màng chất lỏng, trừ những chỗ cấm sử dụng hỗn hợp
này. Nếu bề mặt được đánh bóng, bê tông phải được giữ ẩm trước và trong suốt quá trình
đánh bóng, và sẽ bắt đầu bảo dưỡng ngay khi bắt đầu đánh bóng trong khi bề mặt bê tông vẫn
còn ẩm.
3.7.3 Giấy không thấm nước
Khổ rộng của giấy càng lớn càng tốt và các tấm gần kề nhau phải chồng lên nhau ít nhất là
15cm và phải được ép chặt vào nhau bằng thước nặng, bằng matít, keo dán hoặc các phương
pháp được chấp thuận khác để tạo một lớp không thấm nước trên toàn bộ bề mặt bê tông.
Giấy phải được ép chặt để không bị gió làm dịch chuyển. Nếu có phần nào đó của giấy bị
rách trước khi kết thúc thời hạn bảo dưỡng thì phần giấy rách đó phải được thay thế ngay lập
tức. Những đoạn giấy không đảm bảo chất lượng không thấm nước sẽ không được sử dụng.
3.7.4 Vải nhựa
Cách thức sử dụng vải nhựa giống như cách thức sử dụng giấy không thấm nước nói trên.
3.7.5 Hỗn hợp bảo dưỡng
Hỗn hợp bảo dưỡng không được sử dụng trên các bề mặt được đánh đánh bóng. Chỉ có Loại
2 hỗn hợp bảo dưỡng bằng màng chất lỏng phù hợp với các yêu cầu của AASHTO M148 có
thể sử dụng được khi Tư vấn giám sát chấp thuận để bắt đầu và kết thúc bảo dưỡng kết cấu bê
tông. Nếu màng chất lỏng bị phá vỡ hoặc bị hỏng vào bất cứ thời điểm nào trong suốt quá
trình bảo dưỡng thì khu vực đó phải được phủ lại màng chất lỏng như yêu cầu ban đầu. Hỗn
hợp bảo dưỡng phải được phun vào những khu vực không có ván khuôn ngay sau khi không
còn các ánh nước trên bê mặt bê tông, hoặc ngay sau khi ván khuôn được tháo khỏi bề mặt
không cần đánh bóng. Hỗn hợp bảo dưỡng không được dùng ở những nơi cần đánh bóng bề
mặt. Nếu xảy ra chậm trễ trong việc phun hỗn hợp bảo dưỡng thì bề mặt bê tông phải được
giữ ẩm cho đến khi phun hỗn hợp này.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-19 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Hợp chất bảo dưỡng phải được phun bằng một thiết bị có khả năng phun một lớp mịn, và tất
cả các hỗn hợp đều phải được khuấy đều và kỹ trước khi sử dụng. Bề mặt bê tông sẽ được
phun lại ngay tại các góc vuông trong lần phun đầu tiên. Lượng hỗn hợp sử dụng trong mỗi
lần phun không ít hơn 1 lít trên 3,6 mét vuông bề mặt hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chú ý cẩn thận để tránh phun hỗn hợp này nào các mối nối cần có sự liên kết giữa bê tông và
cốt thép hoặc vào các mối nối sẽ đổ chất bịt mối nối. Nếu màng bị vỡ hay hư hỏng trong giai
đoạn bảo dưỡng, (các) phần hư hỏng phải được phủ lại theo yêu cầu ban đầu.
3.8 Bê tông đúc sẵn
Các sản phẩm bê tông đúc sẵn cần được cung cấp như trong các bản vẽ.
Nhà thầu sẽ cung cấp và lắp đặt thành phần và các chi tiết đúc sẵn, hoàn thành, chuẩn bị tất cả
các vật liệu nhân công và thiết bị và thi hành các công việc yêu cầu như trong Bản vẽ và quy
định kèm theo đây hoặc các mục Chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng được Tư vấn giám sát hướng dẫn.
Việc thi công các tấm đúc sẵn sẽ bao gồm, nhưng không hạn chế việc chuẩn bị và lắp đặt các
chi tiết, thành phần bê tông đúc sẵn, trát vữa và toàn bộ các phụ tùng yêu cầu khác cho việc
lắp đặt.
3.8.1 Vật liệu
Vật liệu bê tông kết hợp trong việc sản xuất các tấm bản mặt cầu sẽ phải theo các yêu cầu của
tiểu mục này hoặc những mục Chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng khác và sẽ là loại bê tông như đã chỉ
ra trong Bản vẽ hoặc được Tư vấn giám sát hướng dẫn.
Vữa sẽ phải được chấp thuận, có độ linh động, không co ngót, không có hàm lượng kim loại
để chống lại quá trình vôi hoá trong xi măng. Vữa sẽ có cường độ nén tối thiểu là 20 MPa
trong 28 ngày khi thí nghiệm áp dụng các phần của ASTM C109. Vữa sẽ không có sự trương
nở sau khi đã đông cứng khi thí nghiệm theo ASTM C827. Vữa sẽ phải bắt đầu se lại không
dưới 45 phút.
3.8.2 Chế tạo
Các dầm chữ T sẽ được đúc theo chiều ngang.
Kích cỡ chiều dài của xà như trong Bản vẽ là chiều dài yêu cầu bao gồm dãn hoặc co.
Để đảm bảo buộc hợp lý tấm lát mặt, bề mặt đỉnh của dầm liên kết với lát mặt sẽ được cung
cấp cấp phối thô. Tại thời điểm bắt đầu đông cứng, toàn bộ sữa xi măng sẽ bị loại bỏ không
nhỏ hơn 3mm, có lớp áo thô để lộ ra cấp phối bê tông.
Các thành phần đúc sẵn được sản xuất cách hiện trường sẽ không được vận chuyển từ nơi sản
xuất cho đến khi bê tông đạt được cường độ 28 ngày yêu cầu.
Tất cả các cấu kiện đúc sẵn sẽ được nâng và hỗ trợ chỉ tại các điểm chỉ ra trên Bản vẽ hoặc
được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Các hạng mục đúc sẵn sẽ được nâng hoặc vận chuyển không gây ra các hư hại. Bất cứ một hư
hại nào cho các chi tiết đúc sẵn trong quá trình vận chuyển hoặc lắp đặt sẽ được kiểm tra bởi
Tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát có thể sẽ từ chối các chi tiết đúc sẵn bị hư hại nếu (theo ý
kiến của Tư vấn giám sát) những hư hại đó có thể sẽ tác động bất lợi đến cường độ hoặc hình
thức bê tông.
3.9 Kiểm tra chất lượng bê tông
3.9.1 Tổng quát
Công tác kiểm tra chất lượng bê tông cần đưa vào khung Quản lý chất lượng của Nhà thầu
cho toàn dự án. Nhà thầu cần nêu rõ cường độ bê tông móng trong khung chất lượng và mô tả
rõ những yếu tố để xác định.
Tất cả thí nghiệm kiểm tra chất lượng phải được tiến hành theo cách được Tư vấn giám sát
chấp nhận và sẽ được tiến hành tại Phòng thí nghiệm độc lập của Nhà thầu ở hiện trường
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-20 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.9.2 Nhân viên kỹ thuật tại trạm trộn
Nhà thầu phải cử một nhân viên kỹ thuật bê tông có năng lực và kinh nghiệm làm việc tại
trạm trộn để thực hiện các hoạt động trộn và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ công tác kiểm
soát chất lượng bao gồm nhưng không hạn chế các công việc dưới đây:
a) Bảo quản và vận hành một cách phù hợp các thành phần của hỗn hợp
b) Bảo dưỡng và vệ sinh máy, xe tải và các thiết bị khác
c) Thí nghiệm cấp phối cốt liệu thô và mịn
d) Xác định mô đun mịn của cốt liệu mịn
e) Đo hàm lượng cốt liệu và điều chỉnh tỷ lệ hỗn hợp theo yêu cầu trước mỗi ngày sản
xuất hay thường xuyên hơn nếu cần để duy trì tỷ lệ nước/xi măng
f) Tính toán các khối trộn theo mẻ cho việc sản xuất của một ngày và kiểm tra bộ phận
điều chỉnh của máy khi cần thiết.
Nhân viên kỹ thuật cần hỗ trợ từ ít nhất một kỹ thuật viên bê tông có kỹ thuật và kinh nghiệm
tại hiện trường có trách nhiệm lấy mẫu bê tông và thử nghiệm trong khi đổ bê tông.
Nhân viên kỹ thuật cần đảm bảo rằng sẽ thay mặt Nhà thầu trang bị tất cả thiết bị và việc thực
hiện đo nhiệt độ, khối lượng riêng, độ sụt và các thí nghiệm khác để kiểm tra tính tuân thủ
theo chỉ dẫn kỹ thuật trước và trong khi đổ bê tông.
Xác định rằng các điều chỉnh đối với hỗn hợp trước khi xả là tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật.
Hoàn thiện các phiếu mẻ trộn bao gồm các thông tin sau, ghi chép rõ ràng tỷ lệ nước/xi măng
và thời gian xả hoàn thành, cung cấp một bản sao mỗi phiếu mẻ trộn tại thời điểm đổ:
a) Nhà cung cấp bê tông
b) Số seri của phiếu
c) Ngày và số xe
d) Nhà thầu
e) Kết cấu hay vị trí đổ
f) Thiết kế hỗn hợp và cấp phối bê tông
g) Số lượng các thành phần và tổng khối lượng bê tông
h) Điều chỉnh độ ẩm của cốt liệu
i) Tổng lượng nước dùng trong hỗn hợp tại trạm
j) Thời gian trộn
k) Thời gian hoàn thành công tác xả
Đảm bảo thí nghiệm để xác định khối lượng riêng, độ sụt và nhiệt độ theo chỉ dẫn kỹ thuật.
Cung cấp bản sao biên bản và kết quả thí nghiệm khi hoàn thành.
3.9.3 Lấy mẫu hỗn hợp bê tông
Tần suất lấy mẫu và thí nghiệm cần đưa vào trong kế hoạch quản lý chất lượng bê tông và
phải được Tư vấn giám sát phê duyệt.
Các mẫu cần được lấy từ mỗi hạng mục hay theo mẻ như trong Kế hoạch kiểm soát chất
lượng do Nhà thầu lập đã được chấp thuận theo trình tự tiêu chuẩn AASHTO T141. Nhiệt độ
và độ sụt của bê tông cần được kiểm tra cho mỗi mẻ khi xả và theo tần suất được Tư vấn
giám sát phê duyệt. Thí nghiệm được xem như là chưa được thực hiện trừ khi được Tư vấn
giám sát hay đại diện chứng kiến. Phương pháp thực hiện kiểm tra độ sụt cần tuân theo
ASTM C143.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-21 07100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Lấy mẫu cho mỗi mẻ trộn sau khi xả ít nhất 0,2m3 và trước khi đổ bất kỳ mẻ trộn nào vào
ván khuôn.
Cần tiến hành lại theo tần suất thí nghiệm ban đầu nếu một thí nghiệm chỉ ra nhiệt độ, độ sụt
sai hoặc khi được Tư vấn giám sát chỉ thị.
Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc thu nhận, chọn lọc hoặc lấy mẫu các mẫu
và/hoặc cấu kiện được thí nghiệm.
3.9.4 Thí nghiệm cường độ bê tông
Kiểm tra để xác định cường độ chịu nén của bê tông đổ tại chỗ có thể được sử dụng cho các
trường hợp sau:
* xác định cường độ chịu nén để cho phép tháo ván khuôn sớm.
* xác định cường độ chịu nén của bê tông trước khi đặt lực kéo sau.
* xác định cường độ chịu nén trước khi lao lắp xe đúc.
* xác định nghiệm thu lô đã được hoàn thành
Phương pháp kiểm tra cường độ phải theo đúng tiêu chuẩn ASTM C1077 hoặc quy trình
tương đương được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Nhà thầu phải chỉ định các chi tiết trong quy trình đề xuất của mình cho việc sử dụng thí
nghiệm cường độ để xác định cường độ bê tông chưa đủ tuổi. Quy trình này phải đề cập việc
sử dụng kết quả thí nghiệm hình trụ thông thường để chứng minh các dự đoán trước về thí
nghiệm cường độ và các vị trí đề xuất trong đổ bê tông. Hình dưới đây đưa ra ví dụ về trình
tự mà Nhà thầu có thể đề xuất sửa đổi và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Mẫu sơ đồ kiểm tra chất lượng cường độ bê tông

9 mẫu hình trụ thể tích 100m3 bê tông khi dùng liên tục cùng cấp hoặc theo chỉ dẫn của
Tư vấn

Số hình trụ 1, 5 và 9 3 mẫu từ hình trụ 2&8, 3&7, 4&6

Đạt
Thí nghiệm cường độ nén sau 7 ngày

Nếu ít hơn X%* so với yêu cầu Thí nghiệm cường đô 28 ngày
cường độ cho 28 ngày

Không
Phương án 2 đạt Đạt
Dừng việc đổ bê tông và
sửa chữa lỗi Thực hiện biện pháp Chấp nhận
xử lý
Phương án 1
Dỡ bỏ và thay bê tông hỏng mà không đợi kết quả
thử nghiệm 28 ngày do Nhà thầu thực hiện

*Lưu ý: Tỉ lệ % hay cường độ cần được quyết định theo kết quả thử
nghiệm trộn trong tiểu mục 3.1 Thiết kế bê tông trộn và với đề xuất của
Nhà thầu.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-22 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.10 Tần suất thí nghiệm
Tần suất thí nghiệm phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4453-95;
TCXDVN 305-04 hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương và phải trình bày để Tư vấn
giám sát chấp thuận như dưới đây:
STT Mô tả thí nghiệm Tần suất TN Ghi chú
1 TCVN 4453-95: Kết cấu BT & BTCT toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

a Thí nghiệm vật liệu & công tác chuẩn bị trước


khi thi công (Cho vật liệu & chấp thuận mỏ
vật liệu)
+ Yêu cầu chung Mục 5.1
+ Xi măng Mục 5.2
+ Cát Mục 5.3
+ Cốt liệu cho BT Mục 5.4
+ Nước cho BT Mục 5.5
+ Các yêu cầu khác cho BT: phụ gia xi măng Mục 5.6; 5.7

+ Ván khuôn & đà giáo Mục 3
+ Cốt thép cho BT Mục 4
b Trong quá trình thi công: Mục 6
( Lưu ý: Mục 6.8 đã được thay thế bởi TCXDVN 305:2004)
c Sau khi thi công: (Công tác nghiệm thu hạng Mục 7: Bảng 19
mục thi công)
2 TCXDVN 305-04: Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công nghiệm thu
a Thí nghiệm vật liệu & công tác chuẩn bị trước Mục 6.9.1
khi thi công (Cho vật liệu & chấp thuận mỏ
vật liệu)
+ Xi măng: Mục 6.2.1
+ Chất lượng cốt liệu cho BT (bao gồm cát): Mục 6.2.2
+ Nước cho BT Mục 6.2.3
+ Phụ gia Xi măng: Mục 6.2.4
b Trong quá trình thi công: Mục 6.4; Mục 6.9.2
c Sau khi thi công: (Công tác nghiệm thu hạng Mục 6.9.3; Mục 7
mục thi công)
3.11 Kiểm tra nghiệm thu và dung sai
3.11.1 Cường độ
Chấp thuận cuối cùng đối với công tác bê tông phải dựa trên kết quả kiểm tra cường độ 28
ngày và kích thước cuối cùng của các công tác hoàn thiện.
Công tác bê tông sẽ được coi là phù hợp với mẫu bảo dưỡng trong phòng thí nghiệm nếu:
 giá trị trung bình của tất cả các mẫu với các thí nghiệm cường độ của 3 mẫu liền kề cùng
loại và cùng độ tuổi bằng hoặc hơn giá trị yêu cầu tối thiểu đối với loại bê tông được đổ,

 không có thí nghiệm cường độ riêng lẻ nào nhỏ hơn 85% cường độ quy định.
Nếu kết quả thí nghiệm sau 28 ngày không thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu thì Nhà
thầu, theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát, phải tiến hành các thí nghiệm tại những phần kết
cấu có nghi ngờ về chất lượng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-23 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nếu các thí nghiệm chứng tỏ rằng bê tông không đáp ứng yêu cầu hoặc thấp hơn tiêu chuẩn
quy định thì Tư vấn giám sát có thể yêu cầu dỡ bỏ và đổ lại phần bê tông đó sao cho đáp ứng
được yêu cầu quy định. Tất cả chi phí thí nghiệm và sửa chữa sẽ do Nhà thầu chịu.
Theo yêu cầu của Tư vấn giám sát và không gây rủi ro cho kết cấu sau này, Chủ đầu tư có thể
chấp nhận thanh toán ít đi cho những hạng mục không đạt yêu cầu. Việc thanh toán ít đi này
sẽ được Tư vấn giám sát cùng với Chủ đầu tư xác định.
3.11.2 Kích cỡ
Kích cỡ hoàn thành của kết cấu bê tông được trình bày trong Bảng 6.
Bảng 6 Dung sai kích thước
Bệ cọc Cột trụ Bệ gối Tường Tấm Bản dẫn Hàng rào
cánh chắn chắn
bằng bê
tông
Cao độ đỉnh ±10 ±5 mm ±2,5 mm ±5 mm ±5 mm ±5 mm -
mm
Vị trí trung ±5 mm ±5 mm ±5 mm - - ±5 mm ±5 mm
tâm
Kích thước -10 đến +50 mm -
Theo phương - ±1/300 - ±1/ 300 - - ±1/500
thẳng đứng
Tính không - - 1 trong - ±2.5 ±5 mm ±3 mm
đồng đều của 200 mm trong 3 trong 3
lớp trên cùng trong 3 m m
m (1/1000)
Độ phẳng của - - - ±5 mm - - -
tường

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Phương pháp xác định khối lượng
Việc đo đạc cho các loại bê tông và các vị trí khác nhau sẽ được tính toán bằng m3 tại các vị
trí khác nhau chỉ ra trên Bản vẽ và như được miêu tả trong Bảng tiên lượng. Không được
khấu trừ đi thể tích của phần vát bên ngoài và thể tích của cốt thép hoặc các hạng mục khác
nằm ở trong bê tông.
Việc nghiệm thu kết cấu bê tông sẽ được dựa trên các phần riêng biệt của chỉ dẫn kỹ thuật
liên quan đến kết cấu.
Trừ khi chỉ rõ cho phần đo đạc và thanh toán thuộc phần chỉ dẫn kỹ thuật khac,s tất cả các
hạng mục bê tông đúc sẵn phải được đo đạc và thành tôán theo các điều khoản và yêu cầu của
phần chỉ dẫn kỹ thuật này và phần chỉ dẫn kỹ thuật 07500.
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng được nghiệm thu, đo đạc như đã được quy định ở trên, sẽ được thanh toán với
đơn giá hợp đồng đối với mỗi đơn vị đo đạc cho các hạng mục thanh toán của Bảng tiên
lượng được liệt kê dưới đây. Tuy nhiên, việc thanh toán sẽ được được điều chỉnh như trình
bày trong điều 3.11 phía trên.
Tư vấn giám sát có thể thanh toán 90% hạng mục trong yêu cầu thanh toán cho công tác bê
tông đã hoàn thành trừ việc bảo dưỡng chưa hoàn thành hoặc chưa hoàn thành thí nghiệm
cường độ 28 ngày.
Không có đo đạc và thanh toán riêng rẽ cho ván khuôn và cốp pha. Các công việc này bao
gồm nhưng không giới hạn trong những hạng mục dưới đây và được xem là bao gồm trong
những hạng mục được áp dụng của Bảng tiên lượng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-24 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Tất cả các chi phí bao gồm cung cấp, bơm, vòng vây, thanh giằng, cọc hoặc bất cứ
một biện pháp nào được Tư vấn giám sát chấp thuận;
 Tất cả các chi phí phát sinh từ sự tuân thủ của Nhà thầu đối với tất cả các luật lệ và
quy định của các cơ quan chức năng phù hợp liên quan đến các trở ngại hoặc duy trì
dòng chảy trên các sông, kênh ngòi hoặc ống;
 Loại bỏ hoặc thay thế hệ thống, hướng dẫn/đê;
 Các công việc dưới nước;
 Bê tông dưới nước;
 Bơm và thoát nước bằng các bơm ngầm;
 Các sà lan cần thiết; và
 Tầu kéo và tầu hỗ trợ trên sông và
 Đối với các hạng mục đúc sẵn: xếp, dỡ, vận chuyển và lao lắp các hạng mục tới vị trí
cuối cùng, cung cấp và đổ các vật liệu đáy, vữa bù vênh, bu lông neo, chốt, hộp gen,
và các ống điện.
Cung cấp toàn bộ nhân công, vật liệu, thí nghiệm, dụng cụ, trang thiết bị và các dụng
cụ phụ khác để hoàn thành các công tác bê tông như chỉ ra trong bản vẽ hay như yêu
cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật hay sự chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07100-01 Bê tông mác C50 MPa m3
07100-02 Bê tông mác C40 MPa m3
07100-04 Bê tông mác C35 MPa m3
07100-05 Bê tông mác C30 MPa (phương pháp trộn dưới nước cho cọc khoan
nhồi) m3
07100-06 Bê tông mác C30 MPa m3
07100-07 Bê tông mác C25 MPa m3
07100-08 Bê tông mác C20 MPa m3
07100-09 Bê tông mác C10 MPa m3

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-25 07100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07200 – Cọc bê tông đúc sẵn

1. Mô tả
Mục này quy định vật liệu và trình độ tay nghề cho việc sản xuất, lắp đặt và thí nghiệm móng
cọc bê tông cốt thép đúc sẵn.
Loại cọc và kích thước cọc sử dụng phải như được chỉ ra trên Bản vẽ. Nếu Nhà thầu đề xuất
sử dụng phương án cọc thay thế họ phải cung cấp cho Tư vấn giám sát các dữ liệu tính toán
và các lý lịch kinh nghiệm, báo cáo phục vụ việc thiết kế cọc. Tất cả các ý kiến đề xuất phải
được Tư vấn giám sát chấp thuận.

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn liên quan
Các tiêu chuẩn sau với văn kiện mới nhất sẽ được áp dụng cụ thể cho các hạng mục công việc
của Phần chỉ dẫn kỹ thuật này.
 ASTM D1143 Phương pháp thí nghiệm cho các cọc dưới tải trọng nén trục tĩnh
Bên cạnh đó, nói chung tất cả các vật liệu phải tuân thủ yêu cầu của của Tiêu chuẩn liên quan
của Hội thí nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ (ASTM), hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước
khác được Tư vấn giám sát chấp thuận.
2.2 Vật liệu cho thi công cọc
2.2.1 Cung cấp vật liệu
Nhà thầu phải nộp trình cho Tư vấn giám sát để chấp thuận các mẫu vật liệu được cung cấp
và danh sách các nhà sản xuất và cung cấp có tên tuổi mà Nhà thầu kiến nghị sử dụng vật liệu
của họ cho thi công cọc. Chất lượng của vật liệu được cung cấp phải được các nhà cung cấp
xác nhận và phải thí nghiệm các mẫu đệ trình với sự giám sát của Tư vấn giám sát và chi phí
thí nghiệm do Nhà thầu thanh toán.
2.2.2 Bê tông
Loại bê tông được sử dụng để đúc cọc phải thuộc loại được chỉ định trên Bản vẽ và phải tuân
thủ các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật phần "Bê tông và các kết cấu bê tông".
2.2.3 Cốt thép
Cốt thép được sử dụng để đúc cọc phải thuộc loại được chỉ định trên Bản vẽ và phải tuân thủ
các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật phần "Cốt thép".

3. Các yêu cầu về thi công


3.1 Đệ trình
Trước khi tiến hành đóng cọc, Nhà thầu phải nộp trình để Tư vấn giám sát phê chuẩn một bản
tường trình phương pháp thi công cung cấp các chi tiết về phương pháp đóng cọc kiến nghị
sử dụng bao gồm:
 Vị trí, phạm vi của các công trình tạm thời cần thiết như đường, cầu để vận chuyển
vật liệu và thiết bị tới công trường thi công đóng cọc.
 Các tiêu chuẩn đóng cọc đầu tiên để đóng cọc xuống tầng chịu lực và đạt được khả
năng của cọc thiết kế
 Phương pháp sẽ được sử dụng để định vị chính xác các cọc (thiết bị và phương pháp
định vị) tuân thủ các chi tiết Bản vẽ.
 Phương pháp kiểm soát mạch nước ngầm.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-26 07200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Độ rung nền đất được tính trước, chuyển động nền đất, rút mực nước mặt và phương
pháp cung cấp thiết bị và kiểm soát.
 Chi tiết về các thiết bị thi công.
 Chi tiết về tất cả các thiết bị đóng cọc và các biện pháp thi công, bao gồm các loại
búa (như búa trọng lực, búa hơi đơn hoặc kép hoặc búa nén không khí hay búa
diesel )
 Phương pháp đúc và vận chuyển cọc.
 Phương pháp và trình tự đào.
 Phương pháp và trình tự lắp ráp cọc gồm các phương pháp để tránh gây hư hại cho
các cọc, các kết cấu và các công trình tiện ích xung quanh.
 Tính toán ứng suất đóng cọc (cả kéo và nén) trong các giới hạn cho phép đối với
biện pháp đóng cọc được đề xuất
 Phương pháp nối và gia cường cọc
 Chi tiết các cọc thử nghiệm trước và bố trí thí nghiệm cọc
 Tính toán tập hợp cuối cùng được yêu cầu
 Độ cao rơi của búa đóng cọc được đề xuất, xác định tải trọng cuối cùng của các cọc
thử nghiệm theo tiêu chuẩn lún cụ thể.
3.2 Các yêu cầu về công tác cọc
Chiều dài và khả năng chịu lực cho phép của cọc được quy định trên Bản vẽ phải được Nhà
thầu thẩm tra có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát, từ các kết quả thí nghiệm tải trọng cọc
yêu cầu, các dữ liệu có sẵn về tầng đất cái đến việc sử dụng hệ số an toàn (FS) tương đương
2,5 sẽ được sử dụng hoặc sử dụng một hệ số an toàn (FS) được Tư vấn giám sát được chấp
thuận.
Tại những nơi Tư vấn giám sát yêu cầu, sai số cho phép của đất lún gây ra do đóng cọc (sẽ
được thoả thuận với Tư vấn giám sát) phải được cộng thêm vào tải trọng thiết kế trước khi
xác định chiều dài và khả năng chịu tải của cọc.
3.3 Đúc, bảo dưỡng và hoàn thiện bê tông
Ván khuôn cho các cọc đúc sẵn phải tuân theo các yêu cầu chung cho ván khuôn bê tông như
đã được miêu tả trong Mục Bê tông và các Kết cấu Bê tông.
Các cọc phải được đúc theo phương nằm ngang.
Phải đặc biệt quan tâm khi tiến hành đổ bê tông để tránh tạo ra các lỗ hổng không khí, rỗ tổ
ong hay các khiếm khuyết khác.
Bê tông phải được đổ liên tục và phải được đầm bằng máy đầm rung hoặc bằng các công cụ
được Tư vấn giám sát chấp thuận khác.
Các khuôn phải không thấm nước và không được phép dỡ bỏ ít nhất 24h sau khi đổ bê tông.
Công tác bảo dưỡng cọc bê tông phải tuân thủ các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật phần "Bê
tông và các kết cấu bê tông".
Cường độ Bê tông sẽ được kiểm tra qua Trình tự Kiểm soát Chất lượng như đã được miêu tả
ở phần "Bê tông và các kết cấu bê tông".
Mỗi bề mặt cọc sẽ không được lệch quá 6mm từ bất cứ một đường thẳng nào của mỗi 3 m
chiều dài nối hai điểm trên bề mặt.
Độ thẳng sẽ nằm trong giới hạn 1/500.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-27 07200
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Cọc không được đóng trước 28 ngày kể từ ngày đổ bê tông hoặc việc rút ngắn thời gian phải
có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
3.4 Vận chuyển
Chỉ chấp nhận các cọc thỏa mãn về kích thước và cường độ bê tông được cho phép sử dụng
cho công tác đóng cọc.
Cọc BT phải được nâng bằng các cáp treo tại các vị trí móc cẩu cọc hoặc các vị trí đã đệ trình
cho Tư vấn giám sát xem xét chấp thuận.
Khi nâng hay vận chuyển các cọc bê tông đúc sẵn, Nhà thầu phải cung cấp dây treo và các
thiết bị cần thiết để tránh cho cọc không bị uốn và các tác động đến bê tông cọc làm nứt cọc.
Các cọc phải được vận chuyển sao cho tránh gây vỡ hay sứt mẻ các cạnh bê tông.
Các cọc bị hư hại trong quá trình vận chuyển hay đóng cọc phải được thay thế.
3.5 Cọc thí nghiệm
Tư vấn giám sát sẽ yêu cầu tiến hành các cọc thí nghiệm khi Tư vấn giám sát thấy cần thiết
để xác minh kiểu loại nền móng của dự án. Nhà thầu phải cung cấp và thực hiện thí nghiệm
cọc đã lựa chọn từ các cọc làm việc tại vị trí được thiết kế bởi Tư vấn giám sát.
Chiều dài của cọc được thể hiện trên bản vẽ dựa trên thông tin đạt được từ các điều tra khảo
sát công trường trước đây. Tuy nhiên các cọc có chiều dài khác nhau có thể được yêu cầu và
chỉ dẫn bởi Tư vấn giám sát. Trước khi các chiều dài cuối cùng của cọc được thiết lập, nhà
thầu phải thi công đến chiều dài thể hiện trên bản vẽ mà các cọc thử đó như cần thiết. Các cọc
này phải được đóng tại vị trí được quy định bởi Tư vấn giám sát và nhà thầu phải cung cấp
cho Tư vấn giám sát hàng ngày chi tiết hồ sơ đóng cọc thử với chiều sâu đóng cọc đầy đủ.
Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ được phê duyệt, công tác đóng phải được tiếp tục cho tới khi Tư
vấn giám sát chỉ đạo ngừng. Đóng cọc thí nghiệm vượt quá điểm thiết lập được phê duyệt mà
đạt được sẽ được chứng minh rằng phản lực đóng còn tiếp tục gia tăng. Nhà thầu phải cung
cấp đầy đủ các số dư của cọc trong kết cấu đó. Để xác định chiều dài của cọc nhà thầu phải
dựa trên danh sách các chiều dài giả định cọc của họ để giữ nguyên kết cấu đã hoàn thiện.
 Thí nghiệm tải trọng tĩnh trong mục 3.5 hoặc thí nghiệm động trong phần 07350
phải được áp dụng với các cọc thí nghiệm để xác nhận sự phù hợp của thiết kế, vật
liệu, sản xuất và thi công.
 Nhà thầu phải giữ một bộ hồ sơ đóng cọc hoàn chỉnh của mỗi cọc thí nghiệm theo
mẫu được Tư vấn giám sát chấp thuận và hoàn thành tất cả dữ liệu của các cọc
nhưng không giới hạn như tốc độ búa, tiến trình vận hành, nhát búa trên 30cm và
phản lực cuối cùng.
 Nhà thầu phải đệ trình trong vòng 48 giờ hoàn thiện thí nghiệm tải trọng trình Tư
vấn giám sát một hồ sơ chi tiết thí nghiệm đối với từng cọc đã thí nghiệm.
3.6 Đóng và thi công cọc
Không được tiến hành bất cứ công việc nào mà không có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát
về các kết quả đóng cọc thử.
Tất cả các cọc phải được đóng với sự có mặt của Tư vấn giám sát hoặc đại diện của Tư vấn
giám sát.
Nếu trong quá trình đóng cọc, có một cọc gặp phải chướng ngại vật trước khi xuống được độ
sâu yêu cầu, Nhà thầu phải đóng cọc xuyên qua chướng ngại vật hoặc sử dụng bất cứ phương
tiện nào cần thiết để dỡ bỏ hoặc phá huỷ chướng ngại vật. Phần việc này sẽ không được Chủ
đầu tư thanh toán thêm.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-28 07200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Tất cả các công tác đào tại vị trí thiết kế cọc phải được tiến hành trước khi đóng cọc. Công
tác đào phải được tiến hành tới cao độ nhất định để bù đắp cho diện tích bị lún xuống hoặc bị
nâng cao của bề mặt đất xung quanh.
Tư vấn giám sát phải kiểm tra tất cả các kết cấu, thiết bị và phương tiện trước khi chúng được
đưa vào sử dụng. Nhà thầu phải luôn cung cấp các dịch vụ duy tu và sửa chữa để duy trì các
công trình trong hạng mục này trong điều kiện an toàn và sử dụng được.
Phương pháp sử dụng đệm cọc không được gây ra hiện tượng làm vỡ hay phá vỡ bê tông.
Việc điều chỉnh cọc cho đúng vị trí, nếu Tư vấn giám sát thấy lệch quá mức sẽ không được
phép tiến hành.
Tránh dùng cọc định hướng nếu có thể và chỉ được dùng khi có sự chấp thuận bằng văn bản
của Tư vấn giám sát.
Các đầu cọc phải được bảo vệ bằng chụp đầu cọc, mũ cọc hoặc miếng đệm theo kiến nghị
của nhà sản xuất và thoả mãn yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Mũ đầu cọc phải được cung cấp để duy trì trục cọc và trục búa và làm cho bề mặt cọc đóng
bình thường. Mũ cọc, xe di động và chất độn cọc phải ở trong điều kiện tốt.
Búa rơi phải thẳng hàng với trục cọc và các bề mặt đập búa phải bằng phẳng và vuông góc
với cọc và trục búa.
Búa phải ở trong điều kiện tốt, có đầy đủ năng lượng cho mỗi nhát đập và vận hành chính
xác.
Đỉnh cọc phải được ngàm vào móng bê tông như được chỉ định trong Bản vẽ. Sự ngàm sâu
trong bệ cọc sẽ phải cắt cọc khoảng 50mm thừa mà không làm hư hại bệ cọc. Các cốt thép
dọc của cọc phải được ngàm chặt vào kết cấu phía trên chiều dài được chỉ ra trong Bản vẽ.
Nhà thầu phải cho tạm dừng việc đóng cọc và báo cáo cho Tư vấn giám sát trong các tình
huống như sau:
* Có sự thay đổi đột ngột về độ lún của các cọc.
* Các cọc bị nghiêng hoặc bị dịch chuyển một cách đột ngột.
* Đỉnh mũ cọc bị hư hại nghiêm trọng.
Tất cả các cọc bị đẩy lên do việc đóng các cọc xung quanh hay do các nguyên nhân khác sẽ
phải được đóng lại.
Mỗi cọc, sau khi đóng, phải nằm trong phạm vi sai lệch là 75mm theo bất kỳ hướng nào từ vị
trí được chỉ ra trên Bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát chỉ định.
Khi được phép sử dụng vòi phun nước, số lượng vòi phun cũng như dung tích và áp lực
miệng vòi phải đủ để rửa trôi các loại vật liệu ở gần cọc. Máy móc phải có đủ công suất để có
thể luôn đảm bảo cung cấp một áp lực tương đương với ít nhất là 690kPa tại 2 miệng vòi
phun 19mm (3/4 inch). Vòi phun nước phải được khoá lại trước khi đạt tới độ xuyên sâu yêu
cầu và chỉ được phép dùng búa để đóng cọc xuống đến cao độ cuối cùng theo yêu cầu của Tư
vấn giám sát. Không được phép dùng vòi phun nước trong quá trình xuyên qua tầng chịu lực.
Phản lực giới hạn của cọc phải được đánh giá bằng chương trình thí nghiệm động và sự xác
nhận phản lực đóng cuối cùng sử dụng cho công thức cọc đã chấp thuận.
Ít nhất 14 ngày trước ngày bắt đầu đóng cọc Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát để
phê duyệt tiêu chuẩn đóng cọc ban đầu, bộ trên nhát búa hoặc bộ và việc nén cọc tạm thời đã
yêu cầu để thực hiện phản lực giới hạn tối thiểu đã quy định. Tiêu chuẩn đóng cọc tạm thời
phải được thay đổi cần thiết khi được biết kết quả thí nghiệm tải trọng động.
Nếu nhà thầu đề xuất thay đổi hệ thống đóng cọc tại bất kỳ thời điểm trong suốt quá trình
thực hiện hợp đồng, họ phải cung cấp đầy đủ chi tiết các thay đổi đó đến Tư vấn giám sát
trong thời gian sớm nhất. Công tác đóng cọc phải được thực hiện với hệ thống đóng cọc đã

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-29 07200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
thay đổi cho tới khi đề xuất được Tư vấn giám sát phê duyệt. Tư vấn giám sát có thể yêu cầu
thí nghiệm bổ sung và thay đổi tiêu chuẩn đóng cọc.
Một số cọc, mà đã thí nghiệm tải trọng động mà thấy không đáp ứng yêu cầu phản lực giới
hạn hoặc thấy bị phá hoại phải không được Tư vấn giám sát chấp nhận.
Nếu Tư vấn giám sát xem xét thấy rằng cọc đã bị không chấp nhận thì bị thay thế bằng các
cọc chưa thí nghiệm khác và sau đó các cọc này có thể bị loại bỏ và được yêu cầu đóng lại.
Tư vấn giám sát sẽ xem xét một cọc thay thế của cọc không được thí nghiệm khác nếu các
cọc này có hồ sơ tương tự về đóng cọc, lắp đặt được ghi chép, nén tạm thời và năng lượng
đóng tại thời điểm cùng đóng cọc. Chi phí của việc đóng lại và thay thế hoặc quản lý hoặc
các công việc sửa chữa khác với một số cọc bị loại phải do Nhà thầu chịu.
Các thí nghiệm tải trọng tĩnh với tải trọng dọc tương đương 1,5 lần tải trọng thiết kế làm việc
phải áp dụng cho cọc làm việc như chỉ ra trong Bản vẽ hoặc theo sự chỉ đạo của Tư vấn giám
sát để kiểm tra phù hợp với các yêu cầu chỉ dẫn. Chi tiết thí nghiệm tải trọng tĩnh phải tham
chiếu khoản 3.7.6 “ Thí nghiệm tải trọng tĩnh trên các cọc làm việc” trong phần 07300 “Cọc
khoan nhồi”.
Các thí nghiệm động phải áp dụng cho cọc làm việc và như chỉ ra trong Bản vẽ hoặc theo sự
chỉ đạo của Tư vấn giám sát để kiểm tra phù hợp với các yêu cầu chỉ dẫn. Chi tiết thí nghiệm
tải trọng tham khảo phần 07350 “Thí nghiệm tải trọng động cọc ”.
Trường hợp cọc đóng không được phép do ảnh hưởng đến môi trường, nhà thầu phải sử dụng
biện pháp thi công khác thay thế, được Tư vấn giám sát phê duyệt. Một trong các phương
pháp đó là ép cọc như sau:
3.7 Hạ cọc bằng phương pháp ép tĩnh (TCVN 286-2003 phần 6)
Lựa chọn thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:
 công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
 lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh cọc và
tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực ngang lên cọc;
 thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các van dầu cùng
bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp;
 thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động khi thi công.
Lựa chọn hệ phản lực cho công tác ép cọc phụ thuộc vào đặc điểm hiện trường, đặc điểm
công trình, đặc điểm địa chất công trình, năng lực của thiết bị ép. Có thể tạo ra hệ phản lực
bằng neo xuắn chặt trong lòng đất, hoặc dàn chất tải bằng vật nặng trên mặt đất khi tiến hành
ép trước, hoặc đặt sẵn các neo trong móng công trình để dùng trọng lượng công trình làm hệ
phản lực trong phương pháp ép sau. Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng hệ phản lực
không nên nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
Thời điểm bắt đầu ép cọc khi phải dùng trọng lượng công trình làm phản lực (ép sau) phải
được thiết kế quy định phụ thuộc vào kết cấu công trình, tổng tải trọng làm hệ phản lực hiện
có và biên bản nghiệm thu phần đài cọc có lỗ chờ cọc và hệ neo chôn sẵn theo các quy định
về nghiệm thu kết cấu BTCT hiện hành.
Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:
 trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc;
 mặt phẳng “công tác” của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng (có thể kiểm ta bằng
thuỷ chuẩn ni vô);
 phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc với sàn “công
tác”;

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-30 07200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng 10 -
15% tải trọng thiết kế của cọc
Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương vuông góc sao cho độ
lệch tâm không quá 10 cm. Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên không
quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại.
Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:
 Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng; kiểm tra chi tiết mối nối;
lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi
cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1%;
 Gia tải lên cọc khoảng 10  15% tải trọng thiết kế suốt trong thời gian hàn nối để tạo
tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông; tiến hành hàn nối theo quy định trong thiết kế.
 Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s;
 Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối hoặc do thời
gian đã cuối ca ép...).
Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:
 mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn;
 mũi cọc gặp dị vật;
 cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh.
Trong các truờng hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể là một trong các cách
sau:
 cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do
thiết kế chỉ định)
 khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn hoặc xói nước
như đóng cọc;
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
 chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin  Lc  Lmax, trong đó: Lmin ,
Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình
biến động của nền đất trong khu vực, m;Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so
với cốt thiết kế;
 lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min  (Pep)KT  (Pep)max
trong đó: (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên
không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.
Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, Nhà thầu phải báo cho Thiết kế để có biện
pháp xử lý.
Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng m chiều dài cọc cho tới khi
đạt tới (Pep) min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20 cm cho tới khi kết thúc, hoặc
theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn giám sát hoặc người thiết kế.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-31 07200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.8 Nối cọc
Toàn bộ chiều dài của các cọc được sử dụng khi có thể. Việc nối cọc khi được cho phép sẽ
phải tuân theo các quy định được miêu tả trong Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này. Tất cả các cọc sẽ
được đóng liên tục trừ khi có chỉ thị khác của Tư vấn giám sát.
Tư vấn giám sát có thể phê chuẩn bất cứ đoạn nối được đề xuất nào nếu các yêu cầu về kỹ
thuật được thỏa đáng một cách hợp lý.
Bất cứ một đoạn nối được đề xuất nào cũng phải có thiết kế đã được xác nhận với khả năng
chịu nén, kéo và uốn giới hạn ít nhất tương đương với phần diện tích bê tông ở bên.
Mỗi một đoạn nối không được nhỏ hơn tám (8) m từ mặt dưới của mũ cọc.
Trước khi Tư vấn giám sát đưa ra ý kiến phê chuẩn về một đoạn nối, các thí nghiệm uốn
ngang của các mối nối đề xuất phải được thi công thoả mãn các yêu cầu của Tư vấn giám sát
Công tác bảo dưỡng và hoàn thiện các cọc nối sẽ được tiến hành giống như các cọc chính.
3.9 Các cọc không đạt tiêu chuẩn
Bất cứ một cọc nào bị khiếm khuyết hoặc hư hại khi đóng cọc do các khuyết tật bên trong
hay do đóng không đúng qui cách, đóng không đúng vị trí hoặc kết quả không thỏa mãn thí
nghiệm thử tải trọng cọc sẽ phải làm lại bằng kinh phí của Nhà thầu theo một trong các
phương pháp sau đây và được Tư vấn giám sát chấp thuận:
* Các cọc phải được rút lên và được thay thế bằng cọc mới dài hơn, nếu cần thiết
* Đóng hoặc đổ thêm một cọc gần kề vị trí cọc có khiếm khuyết.
* Cọc phải được nối, xây lên hoặc được quy định dưới đây hoặc đáy của chân móng phải
được làm thấp xuống để ăn khớp vào cọc.
Mỗi một cọc bê tông sẽ được coi là có khuyết tật nếu có các vết nứt nhìn thấy được, kéo dài
trên bốn cạnh của cọc hoặc bất cứ một khuyết tật nào mà theo ý kiến của Tư vấn giám sát sẽ
gây ảnh hưởng đến cường độ của cọc.
Khi một cọc mới được đóng xuống hoặc đổ xuống để thay thế cho cọc không đạt tiêu chuẩn,
Nhà thầu phải mở rộng chân móng bằng kinh phí của chính mình theo hướng dẫn cần thiết
của Tư vấn giám sát
3.10 Các báo cáo về cọc
Nhà thầu phải giữ toàn bộ báo cáo của các cọc được đóng hay được lắp đặt theo biểu mẫu
được Tư vấn giám sát chấp thuận. Một bản sao phải được nộp trình cho Tư vấn giám sát
trong vòng hai ngày sau khi mỗi cọc được đóng.
Các báo cáo đóng cọc phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau:
 Loại cọc và kích thước cọc.
 Ngày đổ và chất lượng bê tông
 Ngày đóng cọc
 Thiết bị đóng: loại, trọng lượng và hiệu năng của búa, loại và điều kiện của đầu búa,
mũ cọc và đệm,...
 Chiều sâu đóng, cao độ mặt đất thiên nhiên và cao độ mũi cọc
 Cao độ đỉnh cọc ngay sau khi đóng và cao độ khi tất cả các cọc trong nhóm đã được
đóng.
 Cao độ cắt cọc

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-32 07200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Độ xuyên dọc theo chiều sâu cọc phải được ghi lại cho 10 cọc một khi Tư vấn yêu
cầu.
 Chiều cao rơi búa đối với búa đơn động, búa trọng lực.
 Tần số đóng với búa song động.
 Chi tiết về bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình đóng búa.
 Chi tiết việc đóng lại cọc

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc và thanh toán
Khối lượng các cọc bê tông đúc sẵn được thanh toán phải được đo bằng mét dài của các cọc
được đóng và nghiệm thu tại chỗ tại vị trí được hoàn thành và nghiệm thu, và chiều dài cọc
thử nghiệm được đóng theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát. Cọc không được nghiệm thu sẽ
không được thanh toán, thậm chí cọc đó đã được đóng.
Việc xác định khối lượng thanh toán phải được đo từ mũi cọc (không tính phần mũi nhọn của
cọc) đến điểm cắt cọc quy định trên các Bản vẽ hoặc được Tư vấn chấp thuận. Các phần cọc
đúc sâu hơn quy định thông qua quy trình đóng quá sẽ không được thanh toán.
Tất cả các thí nghiệm sẽ không được xác định để thanh toán riêng rẽ ngoại trừ thí nghiệm tải
trọng giới hạn và thí nghiệm tải trọng thử nghiệm mà Tư vấn giám sát có thể yêu cầu để chấp
thuận các công việc, hoặc thiết bị, và sẽ được coi như là công việc bổ sung và sẽ được coi là
đã bao gồm trong biểu giá và tỷ lệ của các cọc.
Thí nghiệm tải trọng giới hạn đối với cọc thử và thí nghiệm tải trọng thử đối với cọc làm việc
vĩnh cửu phải được đo lường bằng số lượng cọc thí nghiệm thực tế.
4.2 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán cho cọc bê tông đúc sẵn đối với cọc làm việc vĩnh cửu được đóng và được
Tư vấn chấp thuận phải được thực hiện theo đơn giá cho mỗi mét chiều dài trong Bảng tiên
lượng. Việc thanh toán phải trang trải cho việc cung cấp nhân công lao động, vật liệu, thiết bị
và các công việc khác để hoàn thiện việc thi công móng cọc. Phần việc này bao gồm nhưng
không giới hạn trong các nội dung như cung cấp cốt thép, khung cứng, ván khuôn, nối cọc,
bê tông, thiết bị và các phụ tùng cần thiết để hoàn thành công việc.
Thanh toán thí nghiệm tải trọng giới hạn trên cọc thử và thí nghiệm tải trọng thử nghiệm trên
cọc làm việc vĩnh cửu phải bao gồm đầy đủ việc cung cấp tất cả nhân sự, vật liệu và thiết bị
và tất cả các công việc để hoàn thành thí nghiệm tuân theo chỉ dẫn và quy trình thí nghiệm đã
phê duyệt, một số công việc ngẫu nhiên, và tất cả các công việc phụ để hoàn thành công việc.
Khoản mục Mô tả công việc Đơn vị
07200-01 Cọc đóng đúc sẵn (300 mm x 300 mm) m
07200-02 Cọc đóng đúc sẵn (350 mm x 350 mm) m
07200-03 Cọc đóng đúc sẵn (400 mm x 400 mm) m
07200-04 Cọc đóng đúc sẵn (450 mm x 450 mm) m
07200-05 Thí nghiệm tải trọng tĩnh trên cọc thử cọc
07200-06 Thí nghiệm tải trọng tĩnh trên cọc thí nghiệm đóng đúc sẵn được lựa
chọn từ các cọc làm việc cọc

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-33 07200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07250 – Khoan khảo sát đất

1. Mô tả
Phần Tiêu chuẩn này đề cập đến các yêu cầu và các thủ tục khoan kiểm tra đất tại các vị trí do
Tư vấn giám sát hướng dẫn hoặc do yêu cầu của Nhà thầu nhằm thu thập các thông tin về
điều kiện đóng cọc hoặc khả năng chịu lực của nền móng.

2. Các tiêu chuẩn áp dụng


Các tiêu chuẩn sau đây với xuất bản mới nhất sẽ được áp dụng đặc biệt cho các công trình
được đề cập đến trong Chỉ dẫn kỹ thuật này.
 TCVN 9437-2012 Tiêu chuẩn kỹ thuật về khoan thăm dò địa chất
 ASTM D422 Phân tích cỡ hạt đất
 ASTM D854-06 Trọng lượng riêng chất rắt của đất bằng tỷ trọng kế nước
 ASTM D1586 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn và ống mẫu tách đôi
 ASTM D2113-06 Quy trình tiêu chuẩn cho lấy mẫu và khoan lõi đá cho khảo sát
hiện trường
 ASTM D2166 Cường độ nén không giới hạn cho đất kết dính
 ASTM D2216 Xác định tại phòng thí nghiệm về hàm lượng (độ ẩm) nước của
đất và đá bằng phương pháp
 ASTM D2487-06 Phân loại đất cho các mục đích kỹ thuật (hệ thống phân loại đất
đồng nhất)
 ASTM D2974 Độ ẩm, tro và chất hữu cơ của than bùn và đất khác
 ASTM D4318 Giới hạn chảy, giới hạn dẻo và chỉ số dẻo của đất

3. Khoan khảo sát đất


3.1 Tổng quát
Khi Nhà thầu thấy cần thiết và được Tư vấn giám sát phê duyệt, Nhà thầu cần tiến hành
khoan kiểm tra và lấy mẫu đất tại các vị trí chỉ định để có được các số liệu dưới lớp bề mặt,
các thông tin và/hoặc các mẫu.
Phương pháp và quy trình khoan kiểm tra đất sẽ tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu
chuẩn AASHTO và ASTM ở trên một cách thích hợp.
3.2 Độ sâu lỗ khoan
Khoan kiểm tra đất sẽ được tiến hành kiểm tra chiều sâu theo yêu cầu của Tư vấn giám sát
hoặc khi cần thiết để thiết lập thông tin nền móng cần thiết. Trong trường hợp là các nền kết
cấu thì các lỗ khoan sẽ được khoan sâu thích hợp nhằm chứng minh tính liên tục của tầng
chịu lực.
Tư vấn giám sát sẽ yêu cầu Nhà thực hiện SPT (thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn) tại cao độ mũi
cọc trong một hố khoan cọc khoan nhồi để xác nhận khả năng chịu lực của cọc khoan nhồi tại
hiện trường.
3.3 Phương pháp khoan
Nhà thầu có thể sử dụng máy khoan xoay như đã được yêu cầu ở các tiêu chuẩn tham chiếu
trên mặt khác trừ khi được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Lõi đá nếu được yêu cầu cũng sẽ tiếp tục được khoan lõi.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-34 07250


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.4 Lấy mẫu, thí nghiệm và ghi chép thông tin lỗ khoan
3.4.1 Lấy mẫu và thí nghiệm
Tư vấn giám sát có thể yêu cầu thí nghiệm tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm để
khẳng định các thông số đất được sử dụng trong thiết kế. Các thí nghiệm này có thể bao gồm
nhưng không giới hạn các thí nghiệm cắt cánh hiện trường, thí nghiệm 3 trục thoát nước hoặc
không thoát nước, v.v…
Lấy mẫu sẽ được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của 22TCN-259-2000
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn phải được tiến hành tại khoảng cách cứ hai (2) mét một hoặc tại
mỗi một lớp địa chất thay đổi trừ phi được hướng dẫn khác bởi Tư vấn giám sát. Các thí
nghiệm xuyên phải được thực hiện sử dụng búa thả tự động.
Mức nước ngầm của lớp địa tầng đó tại mỗi một lỗ khoan sẽ được ghi chép lại.
Lõi đá sẽ được lấy chỉ tại vị trí và thời gian do Tư vấn giám sát yêu cầu. Toàn bộ lõi sẽ được
thu lại và giữ trong các hộp lõi đệ trình lên Tư vấn giám sát kiểm tra.
Thí nghiệm kết cấu mẫu (các mẫu nguyên dạng) sẽ chỉ được lấy tại vị trí và thời gian yêu cầu
bởi Tư vấn giám sát. Những mẫu hình trụ này sẽ được đóng dấu và vận chuyển từ nơi lấy
mẫu đến phòng thí nghiệm.
3.4.2 Ghi chép thông tin lỗ khoan
Nhà thầu sẽ đệ trình các kết quả lỗ khoan cho Tư vấn giám sát tại cuối mỗi ngày làm việc sau
khi hoàn tất mỗi lỗ khoan.
Nhà thầu sẽ duy trì bảo dưỡng những lỗ khoan đó bởi các kỹ thuật viên hoặc Tư vấn giám sát
địa chất có kinh nghiệm.
Tất cả các lỗ khoan phải có đầy đủ (nhưng không hạn chế) những thông tin và số liệu sau:
 Tên công trình
 Số và vị trí lỗ khoan
 Hạ cao độ miệng lỗ khoan
 Ngày và thời gian khoan
 Đường kính lỗ khoan
 Loại thiết bị sử dụng
 Chiều sâu của lỗ khoan
 Chiều sâu từ mặt tới nền của tầng địa chất
 Mô tả địa tầng
 Chiều sâu và kết quả thí nghiệm tiêu chuẩn thấm nhập (nếu yêu cầu)
 Chiều sâu của mẫu thí nghiệm kết cấu mẫu (nếu yêu cầu)
 Mức nước tĩnh
 Ghi chú
Tất cả mọi mô tả và phân loại lỗ khoan đều phải tuân theo đúng ASTM D2487 “Phân loại lỗ
khoan theo mục đích công trình (Hệ thống phân loại lỗ khoan thống nhất)”.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-35 07250


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4. Xác định khối lượng và thanh toán
4.1 Phương pháp xác định khối lượng
Công tác khoan địa chất sẽ được đo đạc căn cứ vào chiều sâu của lỗ khoan bất chấp đặc tính
của vật liệu gặp phải trong quá trình khoan.
Công tác lấy mẫu và thí nghiệm sẽ không được đo đạc thanh toán riêng biệt.
4.2 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán sẽ được thực hiện theo đơn giá áp dụng trong Bảng tiên lượng dưới đây.
Việc thanh toán sẽ bao gồm cả thanh toán đầy đủ cho tất cả các công việc huy động và giải
thể nhân viên kỹ thuật khoan, thiết bị khoan, thực hiện khoan, ống vách (nếu cần thiết),
chuẩn bị mẫu, thí nghiệm phân loại kích cỡ hạt, giới hạn Atterberg, thí nghiệm xuyên tiêu
chuẩn và các thí nghiệm khác theo yêu cầu của Tư vấn giám sát, ghi chép, trình bày các kết
quả và cất giữ các mẫu thí nghiệm đến khi có chấp thuận hủy bỏ của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07250-01 Khoan khảo sát đất gồm cả lấy mẫu và thí nghiệm m
07250-04 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) tại cao độ mũi cọc trong hố
khoan cọc khoan nhồi cái

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-36 07250


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07300 – Cọc khoan nhồi

1. Mô tả
Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này đưa ra các yêu cầu và quy trình đối với cọc khoan nhồi được thi
công bằng phương pháp khoan tuần hoàn nghịch, búa "kiểu gầu ngoạm", ống vách thép hay
bất cứ phương pháp nào khác được Tư vấn giám sát chấp thuận, hoàn toàn tuân theo Phần
Chỉ dẫn kỹ thuật này và phù hợp với các Bản vẽ hoặc được Tư vấn giám sát yêu cầu.
Phần việc được quy định trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần này phải được tiến hành sau khi Nhà
thầu đã hoàn thành công tác khảo sát tầng đất, tất cả phải tuân thủ các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ
thuật và chi tiết Bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn liên quan
Các phiên bản cập nhật mới nhất của các Tiêu chuẩn dưới đây phải được áp dụng đặc biệt
cho các công tác đề cập trong Chỉ dẫn kỹ thuật này.
 ASTM A36 Cấu trúc thép Các bon
 OCMA DFCP4 Dung dịch khoan bentonite (OCMA: Hiệp hội các công ty vật
liệu dầu khí)
 API S13A Tiêu chuẩn vật liệu dung dịch khoan dầu khí
 TCXDVN 326-04 hoặc 22TCN 257-2000 Thi công nghiệm thu cọc khoan
nhồi
2.2 Vật liệu thi công cọc
2.2.1 Bê tông
Các cọc khoan nhồi phải được thi công tuân thủ các chi tiết được chỉ ra trong Bản vẽ sử dụng
loại bê tông được quy định trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần "Bê tông và các kết cấu bê tông"
Bê tông phải được trộn và đổ tuân thủ các quy định của Chỉ dẫn kỹ thuật phần "Bê tông và
các kết cấu bê tông"
2.2.2 Cốt thép
Cốt thép được sử dụng phải tuân thủ các quy định của Chỉ dẫn kỹ thuật - phần Cốt thép.
2.2.3 Các ống vách tạm
Các cọc khoan nhồi phải được đào với ống vách tạm qua nước và các lớp đất trên mà có thể
bị sụp.
Các ống vách tạm không được phép méo nghiêm trọng. Các ống vách tạm phải có thiết diện
ngang đồng bộ tại mỗi chiều dài liên tục. Trong quá trình đổ bê tông các vách cọc không
được phép có các đoạn chồi ra ở bên trong và lớp bê tông kết thành vỏ cứng có thể gây méo
dạng cọc.
2.2.4 Các ống vách vĩnh cữu
Các ống vách vĩnh cửu yêu cầu cho mục đích thi công phải có độ dày và độ dày do Nhà thầu
đề xuất, và phải là loại thép như yêu cầu của ASTM A36 trừ khi có những quy định khác
được phê duyệt.
Nếu ống vách cọc được sử dụng khi tiến hành khoan hay vận chuyển thì phải có chiều dầy
lớn hơn để tránh gây biến dạng hoặc làm oằn cọc, thì việc tăng chiều dầy của ống vách phải
do Nhà thầu trả bằng kinh phí của mình.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-37 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Ống vách thép phải được cung cấp với đúng chiều dài thích hợp được Tư vấn giám sát chấp
thuận.
Ống vách phải được bốc dỡ và cất giữ để tránh gây oằn và các biến dạng khác cũng như tránh
gây tích bụi, dầu và sơn. Khi được đặt tại công trường, các ống vách phải không được dính
bẩn, dầu, mỡ, sơn, bụi nhà máy, vảy gỉ hay gỉ dầy.
2.2.5 Bentonite và dung dịch vữa bentonite (dd vữa khoan)
(a) Cung cấp
Chất Bentonite, đặc biệt là trước khi trộn, phải tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật DFCP4 của Hiệp hội
Vật liệu các Công ty Dầu mỏ (Vật liệu vữa khoan- bentonite), hoặc Tiêu chuẩn Học viện Dầu
lửa Hoa Kỳ 13A.
(b) Trộn
Bentonite phải được trộn trong nước sạch để tạo ra huyền phù, duy trì độ ổn định của công
tác đào cọc trong thời gian cần thiết để đổ bê tông và hoàn thiện thi công.
Khi nguồn nước ngầm bị nhiễm hoá chất, cần phải hết sức thận trọng khi trộn bentonite để
vật liệu trở nên phù hợp với việc thi công cọc.
2.2.6 Đệ trình
Trước khi tiến hành công việc và để hoàn thiện quá trình khảo sát theo Chỉ dẫn kỹ thuật mục
“Khoan khảo sát đất”, Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát chấp thuận một bảng kê
hoàn chỉnh về việc khảo sát hiện trường và tình trạng nền hạ để khẳng định có hay không có
vật cản trở (Cọc cũ, cọc ván thép, kết cấu cũ hoặc một bộ phận kết cấu cũ, cáp…)
Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát phê duyệt, đặc biệt là các vật liệu được đề xuất và
phương pháp thi công cọc khoan nhồi sử dụng dung dịch vữa Bentonite hoặc các vật liệu phù
hợp khác. Các phương pháp này phải bao gồm, nhưng không giới hạn, các chi tiết sau đây:
* Chi tiết về thiết bị thi công được sử dụng, bao gồm các cần cẩu, máy khoan, gầu khoan, *
thiết bị làm sạch cuối cùng, thiết bị lọc cát, bơm bùn, thiết bị lấy mẫu, ống tremi hoặc ống bê
tông, ống vách, v.v…
* Phương pháp và trình tự lắp ráp bao gồm các phương pháp tránh gây hư hại cho các cọc
xung quanh, công trình tiện ích và các kết cấu, phương pháp làm sạch móng của các cọc
khoan nhồi.
* Các phương pháp kiểm tra nguồn nước ngầm.
* Độ rung nền đất dự tính, dịch chuyển nền, hạ thấp mực nước dưới đất và phương pháp cung
cấp thiết bị và giám sát.
* Phương pháp kiểm tra chất lượng, thu mẫu, thí nghiệm, trộn, cất giữ, tính toán lại, dỡ bỏ cát
và phù sa, tránh không gây ra rò gỉ ra bên ngoài công trường.
* Đề xuất vị trí và số lượng cọc thử và thí nghiệm tải trọng thử đối với cọc làm việc vĩnh cửu.
* Bố trí thí nghiệm cọc bao gồm cả tải trọng đứng, phương pháp và chương trình thí nghiệm
tính đồng nhất của cọc.
* Phương pháp đổ bê tông bằng ống tremie.
* Chi tiết về các vật liệu đề xuất và phương pháp thi công sử dụng dung dịch vữa bentonite
hay các chất khác.
* Chứng chỉ của nhà sản xuất đối với bột bentonite trong đó xác nhận chủng loại, tên nhà sản
xuất, ngày và nơi sản xuất bao gồm cả các thông tin chi tiết về độ nhớt theo độ centipoazơ và
cường độ tính bằng N/sq. mm đối với chất rắn trong nước.
* Đặc tính của chất pha bentonite trong điều kiện mới trộn và trong khi đào ngay trước khi đổ
bê tông.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-38 07300
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
* Chiều cao dung dịch khoan, bao gồm cả tính toán.
* Các phương pháp sửa chữa độ xê dịch cọc có thể xảy ra.
* Số lượng các cọc thí nghiệm để kiểm tra tải trọng được xem xét dự trù theo sự chấp thuận
của Tư vấn giám sát dựa vào các kết quả khoan khảo sát của Nhà thầu
2.2.7 Cọc thử (cọc không làm việc)
Khi có quy định trong Bản vẽ hoặc có sự chỉ đạo của Tư vấn giám sát, “Cọc thử " (cọc không
làm việc) được lắp đặt và thí nghiệm trước thời bắt đầu thi công cọc làm việc vĩnh cửu để xác
nhận sự phù hợp của thiết kế, vật liệu, sản xuất và thi công.
a) Cọc thử đối với cọc khoan nhồi phải được khoan trước thời gian thi công các cọc
làm việc vĩnh cửu và số lượng và vị trí được Tư vấn giám sát phê duyệt dựa theo
điều kiện thực tế trên công trường
b) Mỗi một cọc thử phải được thi công theo một cách thức tương tự để sử dụng đối với
các cọc làm việc, và sử dụng các thiết bị và vật liệu tương tự.
c) Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát chấp thuận, một phương pháp hướng dẫn
đầy đủ của thí nghiệm tải trọng giới hạn bằng phương pháp thử tĩnh sử dụng đối
trọng, cọc chịu kéo, thí nghiệm Osterberg hoặc phương pháp tương đương, hoặc hệ
thống neo trên mặt đất mô tả thiết bị và quy trình thí nghiệm ít nhất trong 28 ngày
trước ngày bắt đầu thi công các cọc thử nghiệm.
d) Tải trọng thí nghiệm lớn nhất đối với thí nghiệm tải trọng giới hạn không ít hơn ba
(3) lần tải trọng làm việc thiết kế thể hiện trên bản vẽ và thí nghiệm tải trọng giới hạn
phải được thực hiện để phá hoại (đã định nghĩa như một biến dạng 10% đường kính
cọc)
e) Để cho phép tính tương quan với các kết quả thí nghiệm tĩnh và kết quả của thí
nghiệm động, sau khi hoàn thành thí nghiệm tải trọng tĩnh, thí nghiệm tải trọng động
phải được tiến hành. Thí nghiệm động phải được thanh toán riêng biệt.
f) Báo cáo kết quả thí nghiệm phải được chuẩn bị tuân theo mục 3.7.7 “ kết quả thí
nghiệm ”.

3. Các yêu cầu về thi công


3.1 Khoan hố
3.1.1 Khoan gần các cọc mới đúc
Các cọc không được phép khoan gần các cọc khác vừa mới được đúc và bê tông chưa liên kết
hoặc chưa thể thi công được, dòng chảy bê tông có thể gây hư hại các cọc. Thông thường,
không được khoan một cọc mới trong phạm vi ba góc đường kính tới góc sau 24 h đổ bê tông
của cọc trước đó.
3.1.2 Độ ổn định đào cọc sử dụng dung dịch vữa khoan
Tại những nơi dung dịch vữa khoan được chấp thuận sử dụng để duy trì độ ổn định của một
hố khoan, cao độ của chất lỏng khi đào phải được duy trì sao cho áp lực chất lỏng luôn lớn
hơn các áp lực gây ra bởi nguồn nước ngầm bên ngoài, và vách cọc tạm thời phải được sử
dụng cùng với phương pháp để đảm bảo độ ổn định của tầng đất gần cao độ mặt đất thiên
nhiên cho đến khi bê tông đã được đổ. Cao độ chất lỏng phải được duy trì ở mức không dưới
1m và ở phía trên nguồn nước ngầm bên ngoài. Yêu cầu có biện pháp bố trí 1 vách ngăn tạm
đủ lớn tại các chỗ nối để đảm bảo độ ổn định của lớp địa tầng gần sát mặt đất cho đến khi đổ
bê tông.
Trong trường hợp bị mất huyền phù bentonite từ quá trình đào cọc, việc đào phải được san
lấp lại không chậm chễ và tuân thủ các chỉ dẫn của đại diện của Tư vấn giám sát trước khi
tiến hành đào tại vị trí quy định.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-39 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Huyền phù bentonite phải được trộn trước với nước sạch, và có đủ thời gian để cho hydrat
hóa trước khi đổ vào hố khoan cọc. Các bể chứa bùn phù hợp phải được cung cấp. Không có
hố chứa bùn nào được phép đào khi các bể chứa bùn được yêu cầu tới dự án mà không được
sự chấp thuận của Tư vấn giám sát. Các thiết bị lọc cát phù hợp phải được cung cấp. Phải tiến
hành theo từng bước cần thiết để ngăn cho vữa khoan từ “lắp đặt ống vách khoan” như là
khuấy trộn, tuần hoàn, và điều chỉnh các đặc tính của vữa khoan.
3.1.3 Xử lý vữa thải
Tất cả các bước hợp lý phải được tiến hành để ngăn cho vữa khoan bentonite không bị tràn ra
trên công trường bên ngoài các hố khoan. Bentonite và các vật liệu đào cọc loại bỏ phải tuân
thủ các quy định của cơ quan chủ quản của địa phương.
3.1.4 Bơm từ các lỗ khoan
Không được phép tiến hành bơm từ bên trong mỗi hố khoan trừ khi ván cọc đã được đặt
xuống tầng đất ổn định, ngăn được nguồn nước từ các tầng đất khác chảy vào hố với một
khối lượng đáng kể, hoặc trừ khi có thể chỉ ra rằng việc bơm nước không gây hại gì đến lớp
đất hoặc các kết cấu xung quanh.
3.1.5 Làm sạch hố khoan
Khi công tác khoan được hoàn thành, phoi khoan bị xáo trộn hay bị cày lên phải được di
chuyển khỏi hố khoan, sử dụng các phương pháp thích hợp và được chấp thuận, bao gồm
phương pháp thổi khí được quy định sử dụng để làm sạch trong khi đó vẫn có thể giảm tối
thiểu sự xáo trộn bên dưới hố khoan.
3.1.6 Kiểm tra
Đối với mỗi hố khoan không có ống vách thi công, đường kính của hố khoan cho một số
lượng cọc tiêu biểu phải được xác định bằng compa đo ngoài trước khi đổ bê tông lên. Nhân
viên giám sát chất lượng của Nhà thầu sẽ phải tiến hành việc đo đạc này sử dụng các thiết bị
đã được chấp thuận.
Nhà thầu phải cung cấp công cụ đã được phê chuẩn để việc kiểm tra độ thẳng đứng của các
cọc khoan nhồi và các khung cốt thép có thể được sử dụng.
3.2 Cao độ mũi cọc cuối cùng
Khi được chỉ định trên Bản vẽ, hoặc theo sự hướng dẫn của Tư vấn giám sát, mức cao độ mũi
cọc đề xuất phải được xác lập từ việc khảo sát các lỗ khoan (hoặc khoan sơ bộ) hiện trường
đặt tại hoặc gần các vị trí hố khoan. Các lỗ khoan sẽ phải theo đúng yêu cầu và thủ tục của
Chỉ dẫn kỹ thuật, mục “Khoan kiểm tra đất” và/hoặc do Tư vấn giám sát yêu cầu. Tư vấn
giám sát sẽ yêu cầu kết quả khoan sơ bộ tối thiểu một tháng trước khi tiến hành công việc
khoan để xác nhận việc thiết kế cọc.
Trong khi khoan các cọc, Nhà thầu phải tiến hành lập các nhật ký lỗ khoan chỉ ra chiều sâu
dự kiến và loại các lớp đất khác nhau tìm thấy ở đó. Trên cơ sở các điều kiện hiện tại, các
mẫu không nguyên vẹn phải được đệ trình lên Tư vấn giám sát để phân tích.
Khoan được yêu cầu cho các hố phải được thực hiện với bất kỳ vật liệu nào, đạt được với các
kích thước và cao độ như đề cập trong Hồ sơ Hợp đồng hoặc theo lệnh của Tư vấn giám sát.
Các biện pháp thi công và thiết bị sử dụng phải phù hợp với đề xuất máy móc thiết bị và vật
liệu đưa ra. Phải tiến hành khoan thử nghiệm một mũi cọc đầu tiên trong nhóm mũi cọc để
chứng minh biện pháp thi công phù hợp.
Nhà thầu phải thông báo ngay lập tức với Tư vấn giám sát nếu trong thời gian khoan cọc,
điều kiện nền khác với những gì đã thể hiện trong Bản vẽ và so với quan sát khoan sơ bộ.
Tư vấn giám sát sẽ quyết định cao độ mũi cọc cuối cùng sau khi kiểm tra các lớp đất mà cọc
xuyên qua.
Nhà thầu sẽ tiến hành lấy mẫu và thí nghiệm để kiểm tra đất đáy và hình học đất đào.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-40 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.3 Cốt thép
Cốt thép được chế tạo đúng cỡ và kích thước như chỉ ra trong bản vẽ và được lắp đặt đúng
tâm và liên kết trong hố khoan theo sự phê chuẩn của Tư vấn giám sát.
Đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện định vị “Các thanh định cữ lồng thép” nhô ra có dung
sai không vượt quá 10mm theo mọi hướng, sẽ không được phép đổ bê tông cho đến khi Tư
vấn giám sát hài lòng về công việc dự liệu đã được thực hiện đầy đủ.
Có đủ các miếng đệm hoặc khoảng cách phải được neo chắc chắn với cốt thép để đảm bảo
cốt thép được giữ đúng tâm trong bê tông, và phải đạt các yêu cầu che phủ tối thiểu như quy
định trong Bản vẽ.
Cùng với phương pháp thi công để thi công cọc, Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát
phê duyệt bản vẽ thi công và các chi tiết liên quan đến việc lắp đặt các lồng thép và trình tự
nối tương ứng, thiết bị và dụng cụ đo để ngăn chặn phá hỏng lỗ khoan và duy trì sự ổn định lỗ
khoan trong khi lắp đặt lồng thép, thủ tục để kiểm soát lồng thép theo phương đứng và sự
chắc chắn trong khi tiến hành lắp đặt.
Cốt thép phải không được đặt trong vùng đào cọc hoàn chỉnh đến khi được Tư vấn giám sát
kiểm tra và phê duyệt.
3.4 Đổ bê tông
Ngay sau khi hoàn thành công tác khoan, lắp đặt lồng thép và làm sạch hố khoan, Nhà thầu
sẽ yêu cầu Tư vấn chấp thuận để tiến hành đổ bê tông.
Trước khi đổ bê tông, phải tiến hành đo đạc để đảm bảo rằng trên đáy các hố khoan không có
sự tích tụ phù sa hay lẫn các vật liệu khác.
Ngay sau khi được Tư vấn giám sát chấp thuận cho đổ bê tông, bê tông phải được đổ ngay
lập tức và không được gián đoạn. Tại mỗi lố khoan có nước và chất lỏng khoan, bê tông phải
được đổ bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước.
Bê tông phải được đổ sao cho không bị phân tách.
Trong và sau quá trình đổ bê tông bơm và tháo nước phải hết sức thận trọng để tránh gây hư
hại cho các khuôn bê tông.
Phễu và ống đổ bê tông dưới nước phải được làm sạch và chống thấm. Ống phải kéo dài đến
khoảng 20-30cm từ nền cọc và phải đặt gờ chắn hay chốt trượt trên ống để ngăn sự tiếp xúc
trực tiếp giữa lớp bê tông trong ống đầu tiên và nước. Ống phải luôn ngập (cắm) vào lớp bê
tông vừa đổ và không không được rút khuôn cho đến khi đã hoàn tất việc đổ bê tông. Chất
lượng bê tông phải được luôn được duy trì trong ống để đảm bảo rằng áp suất ở trong đó vượt
áp suất của nước. Chân ống đổ phải luôn ngập vào trong bê tông ít nhất là 2m và không được
lớn hơn 5m. Đường kính trong của ống không được phép nhỏ hơn 150mm đối với bê tông
được làm bằng cốt liệu hạt kích cỡ 20mm và không được nhỏ hơn 200mm đối với bê tông
được làm bằng cốt liệu hạt 40mm. Các ống này phải được thiết kế để giảm thiểu các phần
chồi ra ở bên ngoài, cho phép bê tông đổ dưới nước xuyên qua được các khung cốt thép mà
không gây ra bất cứ hư hại nào. Mặt bên trong của ống không được phép có các chỗ trồi ra.
Trong khi đổ bê tông, Nhà thầu phải lập biểu đồ theo dõi quan hệ giữa khối lượng bê tông đã
được bổ và cao độ của bề mặt bê tông, và kiểm tra xem có bất kỳ sai lệch không mong muốn
nào không. Đo cao độ bề mặt bê tông cũng phải được tiến hành ngay trước và sau khi có bất
cứ sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng của ống đổ bê tông dưới nước nào.
Nhà thầu phải đảm bảo rằng thể vân bentonite bị nhiễm bẩn nặng, có thể gây hư hại dòng
chảy tự do của bê tông từ ống đổ bê tông dưới nước, không tích tụ tại đáy của các hố.
Mẫu huyền phù bentonite phải được lấy từ đáy của hố khoan sử dụng thiết bị lấy mẫu đã
được chấp thuận. Nếu hàm lượng cát vượt quá 2% thì không được phép tiến hành đổ bê tông.
Trong trường hợp này, Nhà thầu phải tiến hành lọc cát và thay thế dung dịch bentonite mới
để đáp ứng được các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-41 07300
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.5 Tháo dỡ ống vách thi công
3.5.1 Độ lưu động của bê tông
Các ống vách thi công tạm phải được tháo dỡ trong khi bê tông bên trong đã ổn định đủ để
đảm bảo bê tông sẽ không bị suy chuyển. Nếu hỗn hợp nửa khô được sử dụng thì phải có biện
pháp đảm bảo bê tông nửa khô không bị dính lên trong khi dỡ bỏ ống vách thi công và phải
đệ trình cho Tư vấn giám sát chấp thuận.
3.5.2 Cao độ bê tông
Khi ống vách thi công bê tông được tháo dỡ, vẫn phải duy trì một lượng bê tông bên trong để
đảm bảo áp suất của nước hoặc đất ở bên ngoài lớn hơn và như vậy các cọc sẽ không bị giảm
tiết diện hoặc bị hư hỏng.
Bê tông phải được đổ liên tục khi ống vách được tháo dỡ cho đến khi đinh dạng được phần
đầu bê tông mong muốn. Cọc phải được đổ bê tông có chiều cao thống nhất theo yêu cầu của
Tư vấn giám sát, sau đó phải đục bỏ theo cao độ cắt yêu cầu đảm bảo bê tông tốt và không bị
gẫy vỡ trên các đầu cọc. Bê tông không được đổ tại các chỗ khoan khi đáy của ống vách đã
được nâng lên trên đỉnh của bê tông.
Phải quan tâm thích đáng đến tất cả các trường hợp khi các áp suất thuỷ lực vượt quá có thể
xảy ra khi rút ống vách gây ra sự chuyển động của nước cạnh bê tông dòng chảy vào vị trí
cuối cùng tác động vào thành vách hố khoan.
Việc tháo dỡ các ván khuôn rung sẽ tuân theo sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
3.5.3 Mực nước
Khi có hiện tượng cao độ ngầm cao hơn cao độ đầu cọc yêu cầu trong Bản vẽ, thì Nhà thầu sẽ
đệ trình đề xuất của mình để chấp thuận trước khi đổ bê tông. Đầu cọc sẽ không được để thấp
hơn mực nước ngầm trừ khi có các lưu ý được chấp thuận.
3.6 Phun vữa móng
Khi có yêu cầu trong Bản vẽ, phải tiến hành phun vữa móng cọc khoan nhồi. Về nguyên tắc
phải theo quy trình sau, quy trình này có thể bị điều chỉnh dựa theo các kết quả thử nghiệm
vữa, và theo sự phê duyệt của Tư vấn giám sát.
Việc phun vữa cũng phải bằng các máy phun ít nhất 2 ống một chốt tại đáy cọc, kết nối với
các ống log siêu âm lỗ khoan ngang, hoặc nối với các ống polyethylene riêng biệt.
Điều quan trọng là phải đặt các ống phun tại các vị trí không nhỏ hơn 300mm từ đáy cọc nếu
không việc phun vữa được phun đều tới các bên chứ không chỉ phun theo hướng xuống, do
vậy các ống phun phải được lắp đặt 100mm trên đáy cọc.
Khoảng 24 giờ sau khi hoàn thành đổ bê cọc, mũi cọc phải được làm nứt sử dụng dòng nước
áp suất cao phun sạch và làm thông ống phun vữa.
Khi hoàn thành log siêu âm cắt ngang lỗ (siêu âm chiều dài cọc), phải tiến hành phun vữa đáy
móng. Vữa phải là vữa xi măng Portland Loại I với tỉ lệ nước/xi măng tương đương 0,55.
Trong quá trình phun vữa áp suất và tỉ lệ phun phải được kiểm soát và ghi lại. Việc phun phải
được duy trì ở mức 5-15 lít / phút, và phải duy trì cho đến khi áp suất phun đạt 4MPa, hoặc
đến khi phun đủ khối lượng quy định. Đối với các cọc đường kính 1,5m, khối lượng quy định
là 500 lít, và đối với các cọc đường kính 2,5m là 1.000 lít.
Sau khi phun vữa đạt tới khối lượng yêu cầu, hoặc đạt tới áp suất yêu cầu, phải đóng các van
ống bơm vữa để khóa áp suất tối đa. Các áp suất dư 2 phút sau khi đóng bơm sẽ được đo đạc
và ghi lại.
Khi hoàn thành việc phun vữa thỏa mãn yêu cầu, các van và nắp không được xê dịch hoặc
mở cho đến khi vữa được cố định.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-42 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.7 Kiểm tra chất lượng cọc
3.7.1 Tổng quát
Nhà thầu phải tuân theo Kế hoạch Kiểm tra chất lượng của mình cho toàn bộ Dự án.
3.7.2 Thí nghiệm vật liệu cho dung dịch vữa khoan
Trước khi tiến hành công việc, Nhà thầu phải đề xuất phương pháp và quy trình lấy mẫu và
tần số tiến hành thí nghiệm dung dịch vữa khoan dựa trên các tiêu chuẩn liên quan cho dung
dịch vữa khoan. Số lần tiến hành thí nghiệm sau đó có thể thay theo yêu cầu phụ thuộc vào
tính nhất quán của các kết quả thí nghiệm thu được.
Các thí nghiệm kiểm tra phải được tiến hành trên thể huyền phù bentonite, sử dụng các thiết
bị thích hợp. Độ đậm đặc của huyền phù bentonite mới được trộn phải được đo hằng ngày để
kiểm tra chất lượng tạo huyền phù. Thiết bị đo đạc phải được phân độ để đọc dữ liệu trong
0,01g/ml. Bentonite dùng cung cấp cho việc thi công cọc phải được thí nghiệm tiến hành để
xác định dung trọng, độ nhớt, cường độ cắt và giá trị pH. Trong các điều kiện đất trung bình
các kết quả thí nghiệm nói chung sẽ được trình bày trong bảng dưới đây. Các thí nghiệm phải
được tiếp tục tiến hành cho đến khi đã xác lập được một mô hình làm việc nhất quán, có tính
đến quá trình trộn, pha chế huyền phù mới trộn, huyền phù đã trộn trước đó và bất cứ quá
trình nào khác có thể được dùng để tách các tạp chất ra khỏi các huyền phù bentonite đã sử
dụng trước đó. Khi các kết quả thí nghiệm cho thấy được tính nhất quán, các thí nghiệm về
cường độ cắt và giá trị pH có thể không cần tiếp tục tiến hành, các thí nghiệm xác định dung
trọng và độ nhớt phải được tiến hành với sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Nhà thầu phải nộp trình để Tư vấn giám sát chấp thuận phương pháp đề xuất lấy mẫu và
kiểm tra bentonite bị nhiễm bẩn và làm sạch móng hố khoan. Nếu mô hình làm việc đã được
xác lập có sự thay đổi, các thí nghiệm cường độ cắt và giá trị pH phải được tiến hành lại nếu
được yêu cầu.
Các đặc tính sẽ được đo Biên độ kết quả tại 20°C Phương pháp thí nghiệm
đạc
Độ đậm đặc Dưới 1,10g/ml Cân tỷ trọng (ASTMD4380)
Độ nhớt 18-45 giây Phễu đo độ nhớt (ASTM
D6910)
Cường độ cắt (Cường độ 1,4-10 N/m2 Máy đo cắt
quánh 10 phút) hoặc 4-40 N/m2 Máy đo độ nhớt Fann
Hàm lượng cát <4% tại thời điểm bắt đầu Hàm lượng cát (ASTM
<2% tại cọc trước khi đỏ bê D4381)
tông
pH 9,5 - 12 Chỉ số pH hoặc đo pH điện
* Tại những nơi quy định sử dụng máy đo độ nhớt Fann, mẫu chất lỏng phải được lọc với số lọt sàng
là #52 (300/micro mét) trước khi tiến hành thí nghiệm.
3.7.3 Công tác cọc
Nhà thầu sẽ phải cung cấp một kỹ thuật viên có năng lực và kinh nghiệm tại hiện trường cho
việc theo dõi quá trình công tác cọc và phải chịu trách nhiệm cho công tác quản lý chất lượng
bao gồm nhưng không hạn chế sau:
a) Bố trí kho bãi và vận chuyển tất cả các vật liệu cho việc thi công cọc hợp lý
b) Bảo dưỡng và làm sạch trạm trộn (bao gồm việc chuẩn bị vữa bentonite), cẩu, xe tự
đổ và các thiết bị khác
c) Kết hợp với nhân viên có trách nhiệm của Nhà thầu làm công tác quản lý chất lượng
theo các mục khác của Chỉ dẫn kỹ thuật.
d) Giám sát liên tục vữa Bentonite và các vật liệu sử dụng cho việc đổ cọc.
e) Công tác chuẩn bị trước, trong và sau khi đổ bê tông.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-43 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
f) Công tác chuẩn bị cho việc thí nghiệm cọc bao gồm cả cọc thử đã nêu trong Chỉ dẫn
kỹ thuật này
g) Công tác chuẩn bị và đệ trình thường xuyên dữ liệu và báo cáo xác định trong Tiểu
mục 3.8 “Báo cáo” của Chỉ dẫn kỹ thuật này
h) Công tác chuẩn bị bản vẽ thi công, các chi tiết, thiết bị liên quan đến việc đo đạc để
chống, hoặc sửa chữa, các cọc bị khuyết tật hoặc được thực hiện trong trường hợp
sụt lỗ khoan trong suốt hoặc trước khi đổ bê tông.
3.7.4 Thử nghiệm cọc không phá hoại
Các cọc được chọn phải được thí nghiệm để xác định độ toàn vẹn bằng phương pháp siêu âm
ngang cọc hoặc khảo sát điều kiện móng bằng cách khoan lấy lõi, hoặc sử dụng cả hai
phương pháp khảo sát, theo như chỉ dẫn của Tư vấn giám sát..
Để thí nghiệm độ đồng nhất của bê tông cọc bằng phương pháp thí nghiệm siêu âm ngang
cọc và khoan lấy lõi tại vị trí mũi cọc, tất cả các cọc khoan nhồi phải được đặt trong các ống
thép đặt theo trình bày chi tiết trong Bản vẽ. Tất cả các yêu cầu sau phải được thỏa đáng:
a) Nhà thầu phải đệ trình một kế hoạch thí nghiệm hoàn chỉnh miêu tả phương pháp
luận và thiết bị được sử dụng cho thí nghiệm
b) Chiều dài của ống thép phải kéo dài theo như thể hiện trong các Bản vẽ.
c) Chiều dài của toàn bộ các ống phải kéo dài từ đáy gia cố cọc đến ít nhất 30mm phía
trên ống vách tạm thời.
d) Đáy của lỗ phải được gắn bịt chặt
e) Phía trên lỗ phải được gắn chốt kiểu đinh vít để tránh các vật liệu ngoại lai thâm
nhập vào bên trong lỗ
f) Lỗ phải được đặt thẳng liên tục từ đáy đến đỉnh để có thể đưa thiết bị khoan lấy lõi
và siêu âm vào
g) Trong quá trình đặt ống không được phép để các vật liệu ngoại lai thâm nhập vào
h) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đảm bảo các công trình theo đúng kỹ thuật nếu thí
nghiệm không thực hiện được do đặt ống không đúng qui cách và/hoặc để các vật
liệu ngoại lai lọt vào trong lỗ
i) Khi Tư vấn giám sát yêu cầu, Nhà thầu phải lấp tất cả các lỗ lại bằng vữa được Tư
vấn giám sát chấp thuận và có khả năng thải nước trong lỗ. Phải phun vữa liên tục
vào lỗ từ đáy cho đến miệng ống.
3.7.5 Siêu âm chiều dài cọc
Siêu âm chiều dài cọc phải được tiến hành ngay sau khi thi công đổ bê tông cọc trong vòng 5
đến 10 ngày.
Thí nghiệm phải được tiến hành và chấp thuận từ các cơ quan chuyên môn. Trước khi tiến
hành thí nghiệm các cơ quan chuyên môn này phải nộp trình để Tư vấn giám sát chấp thuận
giải trình phương pháp tiến hành. Mỗi cọc phải thí nghiệm phải được siêu âm trong số tất cả
các cặp ống siêu âm.
Việc trình bày các kết quả thí nghiệm phải được người có khả năng thực hiện và phải được
Tư vấn giám sát thông qua ngay khi hoàn tất các thí nghiệm. Trong vòng 10 ngày tiến hành
thí nghiệm Tư vấn giám sát phải nhận được một báo các bằng văn bản đầy đủ về công việc
liên quan.
Khi theo dõi năng lượng sóng siêu âm lớn và giảm tốc độ sóng, có thể đưa ra cân nhắc để thử
nghiệm lại cường độ của bê tông đạt được.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-44 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nếu kết quả thí nghiệm siêu âm mặt cắt dọc cọc khoan nhồi cho thấy có khiếm khuyết quá
10D của cọc trong đó D là đường kính, thì Tư vấn giám sát có thể yêu cầu lấy mẫu lõi từ đỉnh
cọc trong khu vực có khiếm khuyết và thử nghiệm cường độ nén.
Nếu kết quả thí nghiệm siêu âm mặt cắt dọc cọc khoan nhồi cho thấy có khả năng khiếm
khuyết trong đáy cọc, Tư vấn giám sát có thể yêu cầu khoan lõi để lấy mẫu qua đáy của ống
dẫn và thí nghiệm cường độ nén của các mẫu bê tông. Tư vấn giám sát sẽ xem xét các kết quả
siêu âm cắt dọc cọc khoan nhồi, điều kiện bê tông như đã nêu trong các mẫu lõi khoan, kết
quả thí nghiệm các mẫu lõi khoan, và thông tin khác khi đưa ra quyết định nghiệm thu cọc.
Thi công các kết cấu phần dưới hoặc kết cấu trên cọc không được tiến hành cho đến khi Tư
vấn giám sát chấp thuận cọc.
Nếu việc kiểm tra bê tông lõi cho thấy có khuyết tật trong cọc, thì sẽ không được thanh toán
cho việc khoan lấy mẫu lõi, thử nghiệm cho các mẫu lõi, hoặc các chi phí đào, thậm chí các
lỗi khoan đã được chấp thuận.
Nếu Tư vấn giám sát quyết định cọc không được nghiệm thu, Nhà thầu phải đệ trình một bản
kế hoạch hành động khắc phục sửa chữa để Tư vấn giám sát phê duyệt.
Khi hoàn thành siêu âm mặt cắt dọc cọc khoan nhồi và nghiệm thu cọc, các ống dẫn sẽ được
đổ đẩy vữa xi măng với tỉ lệ nước/xi măng tối đa là 0,45.
3.7.6 Thí nghiệm tải trọng tĩnh trên các cọc làm việc
Nhà thầu phải đệ trình đề xuất của họ đối với hướng dẫn thí nghiệm tải trọng thử bằng
phương pháp thử tải trọng tĩnh sử dụng đối trọng, cọc chịu kéo hoặc hệ thống neo tuân theo
ASTM D1143 “phương pháp thí nghiệm đối với cọc dưới tải trọng nén tĩnh dọc trục”, hoặc
sử dụng phương pháp Osterberg hoặc tương đương, trừ khi được nêu trong bản vẽ lực dọc tối
thiểu tương đương 1,25 lần tải trọng thiết kế làm việc (tải trọng thiết kế làm việc là tải trọng
mà cọc được thiết kế chịu tải) để Tư vấn giám sát chấp thuận.
Ngoại trừ chỉ dẫn khác của tư vấn thí nghiệm tải trọng tĩnh phải đáp ứng yêu cầu như sau:
a) Tải trọng ban đầu áp dụng 5% tải trọng làm việc được yêu cầu của cọc.
b) Dỡ tải tải trọng ban đầu và đặt dụng cụ đo đến 0.
c) Gia tải đến tải trọng cọc làm việc được yêu cầu, chỉ ra trong bản vẽ, với 4 lần gia tải
tương đương.
d) Độ sai lệch phải được đọc ngay sau mỗi lần gia tải hoặc giảm tải áp dụng và tại
khoảng 15 phút sau đó. Lần gia tải tiếp theo hoặc giảm tải tiếp sau không được áp
dụng cho tới lúc tỷ lệ của chuyển vị giảm 0,05cm/h và tại trọng được giữ ít nhất 1h.
e) Tải trọng làm việc của cọc phải được duy trì ít nhất 12h.
f) Việc giảm tải xuống số 0 làm tương tự giảm tải từng bước.
g) Gia tải đến 1,5 lần tải trọng làm việc của cọc được yêu cầu, với 6 lần gia tải và duy
trì tải trọng này ít nhất trong 24h.
h) Giảm tải trọng đến 0 với giảm tải từng bước tương tự.
i) Khi có sự chỉ dẫn bởi tư vấn, chu kỳ thí nghiệm thứ 3 phải được tiến hành như sau:
Gia tải đến gấp 2 lần tải trọng làm việc yêu cầu của cọc việc gia tải làm 8 lần và duy
trì tải trọng trong vòng 12h hoặc theo chỉ dẫn của tư vấn
j) Đối với nghiệm thu, tổng chuyển vị mũi cọc dưới tác dụng 1,5 lần tải trọng làm việc
của cọc và sau khi dỡ tải kế tiếp dỡ tải phải không vượt quá giá trị sau:
Tải trọng 1,50% của đường kính cọc
Không tải 0,75% của đường kính cọc

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-45 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
k) Trang thiết bị đo phải được thiết lập theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát và đọc ra mỗi
lần gia tải, tất cả phải phù hợp với các quy trình yêu cầu của nhà sản xuất.
3.7.7 Kết quả thí nghiệm cho các cọc thử và các cọc làm việc
Nhà thầu phải nộp hồ sơ hoàn thành thí nghiệm cọc cho Tư vấn giám sát trong vòng 48h đối
với mỗi cọc thí nghiệm phải có hồ sơ chí tiết thí nghiệm và bổ sung thêm, đồ thị như sau:
 Tải trọng và chuyển vị đỉnh cọc phía trên và phía dưới đường chuẩn của thời gian
đối với tải trọng tĩnh thí nghiệm.
 Chuyển vị mũi cọc được phác họa theo phương đứng đối diện với đường chuẩn của
tải trọng đối với tải trọng tĩnh thí nghiệm.
 Chuyển vị mũi cọc Vs được huy động sơ đồ phản lực tĩnh đánh giá từ thí nghiệm tải
trọng động theo phương pháp CAPWAP.
 Các kết quả thí nghiệm siêu âm dọc cọc
Một báo cáo đầy đủ tổng hợp phải được nộp cho tư vấn trong vòng 10 ngày để chấp thuận.
Sau khi hoàn tất tải trọng thí nghiệm, tất cả các thiết bị và tải trọng sử dụng phải được di dời
khỏi hiện trường.
Nếu tất cả kết quả của tải trọng thí nghiệm trên cọc làm việc phải được xem như không phù
hợp với tiêu chuẩn chỉ dẫn hoặc được yêu cầu cọc phải được thí nghiệm thêm. Nếu cọc thứ 2
này thí nghiệm cũng không đáp ứng yêu cầu với chỉ dẫn hoặc yêu cầu. Tư vấn giám sát sẽ chỉ
định thay đổi nhóm cọc khi thấy cần thiết. Cọc hoặc nhóm cọc mới phải được lắp đặt để thay
thế các cọc hỏng ở vị trí hoặc ở các vị trí được Tư vấn giám sát chỉ dẫn.
3.7.8 Khoan lõi và thí nghiệm tại ví trí đáy cọc
Khoan lõi bê tông tại vị trí đáy cọc phải được tiến hành cùng với ống dẫn cho các cọc được
lựa chọn đến chiều sâu ít nhất là 600mm dưới đáy cọc. Các lõi lấy được sẽ được giữ theo trật
tự chiều sâu trong các hộp và việc xác định lỗ khoan sẽ được đánh dấu rõ ràng trên các lõi và
các hộp.
Thí nghiệm nén đối với mẫu bê tông lõi phải được thực hiện 03 mẫu một cọc. Trong trường
hợp phát hiện các khuyết tật qua thí nghiệm siêu âm cắt ngang cọc, Tư vấn giám sát có thể
yêu cầu thí nghiệm lấy lõi và bê tông thêm.
Tư vấn giám sát cũng có thể yêu cầu tiến hành thí nghiệm SPT trong đất ngay dưới đáy cọc.
Sẽ không được thanh toán bổ sung và gia hạn thời gian hoàn thành khi phải thí nghiệm bê
tông lõi bổ sung tại các đáy cọc.
Tùy thuộc vào việc hoàn thành các thí nghiệm tất cả các lỗ rỗng từ các hố khoan lấy mẫu phải
được lấp lại bằng vữa.
3.8 Sai số vị trí
Sai số vị trí của cọc khoan nhồi theo chỉ dẫn như sau:
a) Tim của cọc hoàn thiện ở cao độ đập đầu cọc phải không sai lệch quá 80mm so với
vị trí lý thuyết đúng trên bản vẽ
b) Độ nghiêng của cọc phải không sai lệch quá 1:75 so với phương thẳng đứng.
c) Sau khi hoàn tất tất cả công tác cọc và trước khi đổ bê tông đỉnh cọc vào mũ cọc
hoặc móng, cốt thép đỉnh của lồng thép không được quá 150mm phía trên và không
được ít hơn 75mm phía dưới vị trí đúng theo bản vẽ và đỉnh lớp bê tông phải trong
vòng 25mm so với cao độ đúng trong bản vẽ
d) Mặt phẳng đáy của hố đào phải có sai số tối đa so với mặt phẳng vuông góc với trục
cọc là 60mm cho mỗi mét đường kính cọc

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-46 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
e) Nơi mà ống vách sử dụng, đường kính ngoài không nhỏ hơn đường kính hố đào chỉ
ra trong bản vẽ. Đường kính của cọc khoan nhồi đổ tại chỗ phải ít nhất 97% đường
kính quy định.
Nhà thầu phải đề xuất các phương pháp chi tiết kiểm tra và đạt được các sai số trong khi và
sau khi đào cọc. Không có cọc nào được đúc mà không có sai số thỏa mãn các bản ghi kiểm
tra. Các bản ghi kiểm tra sai số phải được đệ trình lên Tư vấn giám sát phê duyệt trước khi
đổ.
Thí nghiệm theo chiều thẳng đứng phải được thực hiện trên các cọc được lựa chọn do Tư vấn
giám sát chỉ định sử dụng thí nghiệm siêu âm cọc (thí nghiệm Koden hoặc tương đương).
Cũng có thể yêu cầu thêm thí nghiệm để xác định tính ổn định và đồng nhất của các lỗ khoan.
Thiết bị thí nghiệm phải phù hợp với thí nghiệm tới độ sâu 100m, và phải có độ chính xác đo
đạc ít nhất +/- 2% của tổng phạm vi đo.
3.9 Báo cáo
3.9.1 Nhật ký cọc
Nhà thầu sẽ chuẩn bị cho Tư vấn giám sát những ghi chép chi tiết hàng ngày về đất trong khi
đào và thi công cọc.
Nhà thầu sẽ phải ghi chép chi tiết, như trình bày trong bảng dưới đây, việc lắp đặt mỗi một
cọc và phải đệ trình hai bản sao những ghi chép này có chữ ký lên Tư vấn giám sát không
chậm hơn 24 giờ sau khi các cọc đã được thi công xong. Các ghi chép có chữ ký sẽ tạo thành
báo cáo vệ công việc theo những chi tiết trong bảng sau.
Bảng 1 Ghi chép về khoan cọc
(a) Tên Hợp đồng và ngày ký
(b) Số tham khảo cọc (vị trí)
(c) Loại cọc
(d) Kích cỡ tiết diện tên hoặc đường kính
(e) Đường kính mở rộng lỗ khoan
(f) Chiều dài của cọc
(g) Mực nước ngầm tồn tại
(h) Ngày và thời gian khoan
(i) Ngày đổ bê tông
(j) Cao độ nền khi tiến hành thi công
(k) Cao trình thi công
(l) Chiều sâu từ cao độ làm việc đến mũi cọc
(m) Cao trình chân cọc
(n) Chiều sâu từ mức làm việc đến mũ cọc
(o) Chiều dài ống vách tạm
(p) Chiều dài ống vách vĩnh cửu
(q) Độ thẳng đứng của lỗ khoan
(r) Bộ cọc hoặc ống cọc theo mm cho 10 nhát búa hoặc số nhát búa hoặc số nhát búa
trên 25mm khi đóng
(s) Tiến hành lấy các mẫu đất và các thí nghiệm tại chỗ
(t) Chiều dài và chi tiết cốt thép
(u) Hỗn hợp bê tông
(v) Khối lượng bê tông cung cấp cho cọc tại những vị trí có thể đo được theo cao độ
của bê tông tương ứng ở trong ống vách
(w) Tất cả các thông tin liên quan đến trở ngại gây chậm chễ và các trở ngại khác đến
tiến độ công việc
(x) Cường độ của mẫu hình trụ tương ứng
(y) Nếu có bơm vữa thì ghi tỷ lệ trộn và khối lượng trộn sử dụng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-47 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.10 Tần suất thí nghiệm
Tần suất thí nghiệm phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 326-04 hoặc
22TCN 257-2000 hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương và phải trình bày để Tư vấn
giám sát chấp thuận như dưới đây:
STT Mô tả thí nghiệm Tần suất TN Ghi chú
1 TCXDVN 326-04 hoặc 22TCN 257-2000: Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu
A Công tác chuẩn bị & thử nghiệm vật liệu
trước khi thi công: (cho vật liệu và các mỏ
đã được phê duyệt)
Dung dịch bentonite: Mục 11.2 Bảng 1
Bê tông xi măng cho cọc khoan nhồi: Mục
11.5
B Trong quá trình thi công:
Kiểm tra lỗ khoan: Mục 11.3 Bảng 2; Bảng 3
Dung sai cho lồng thép: Mục 11.4 Bảng 4
Bê tông xi măng cho cọc khoan nhồi: Mục Bảng 5
11.5
C Sau khi thi công: (Công tác nghiệm thu
hạng mục thi công)
Thử nghiệm sức chịu tải cọc: Mục 11.6
(bao gồm nén tĩnh và thí nghiệm PDA)

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Số lượng cọc khoan nhồi được thanh toán sẽ là số lượng thực tế mét dài các cọc đúc tại chỗ
và các cọc đúc hoàn thiện tại công trường theo công việc hoàn thành và nghiệm thu. Việc đo
đạc thanh toán sẽ được tiến hành từ đáy cọc đến đáy của móng (mặt phẳng dưới như đã được
vạch rõ cho đào kết cấu) được chỉ ra trong Bản vẽ. Vị trí của các cọc đúc sâu hơn yêu cầu qua
lớp đào sẽ không được đo đạc thanh toán.
Ống vách vĩnh cửu không được đo đạc riêng biệt để thanh toán.
Các cọc thử phải được đo đạc bằng số các cọc đã được xây dựng và tải trọng đã được thí
nghiệm.
Các thí nghiệm tải trọng tĩnh trên các cọc làm việc phải được đo đạc theo số các cọc đã được
thí nghiệm.
Thí nghiệm khoan lõi và bê tông của các đáy cọc phải được đo đạc theo số của các cọc đã
được thử nghiệm.
Siêu âm cắt ngang cọc phải được đo đạc theo số các cọc đã được thí nghiệm.
4.2 Cơ sở thanh toán
Công việc được nghiệm thu, đo đạc như trên sẽ được thanh toán theo giá Hợp đồng cho một
đơn vị thanh toán cho danh mục các hạng mục thanh toán của Bảng Tiên lượng dưới đây.
Thanh toán sẽ được tiến hành cho các hạng mục công việc được quy định trong Phần này bao
gồm, nhưng không nhất thiết phải giới hạn những công việc sau.
4.2.1 Cọc khoan nhồi
Thanh toán phải được xem xét cho tất cả các chi phí liên quan tới:
 Đào, bỏ các vật liệu đào, và trang bị và đổ ống vách vĩnh cửu, bê tông và cốt thép,
ống thí nghiệm, ống phun vữa đáy móng, và từng đầu cọc, bao gồm toàn bộ nhân

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-48 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
công, vật liệu, thiết bị và tất cả các chi phí khác có liên quan tới thi công các cọc tại
hiên trường, và nếu có yêu cầu chi phí sửa chữa khuyết tật.
 Chuẩn bị các xà lan và các thuyền khác được yêu cầu cho công việc dưới nước, các
khung thép dẫn hướng bệ đóng cọc, lồng tạm thời, các bơm, đê ngăn, đóng cọc bản
cừ hoặc bất cứ một biện pháp nào được Tư vấn giám sát chấp thuận
 Chuẩn bị và dỡ bỏ các chất hỗ trợ bao gồm các bể chứa và thiết bị lọc cát.
 Khoan lõi và điều tra các nghi ngờ khuyết tật.
 Phun vữa đáy móng
 Đổ vữa các ống thí nghiệm và các lỗ khoan lõi.
 Các chi phí phát sinh từ việc Nhà thầu tuân theo các nguyên tắc và luật lệ của các cơ
quan chức năng liên quan đến trở ngại hoặc duy trì dòng chảy trong các kênh ngòi,
nguồn nước, ống dẫn có liên quan đến Dự án
 Chuẩn bị cho các công trình dưới nước
 Chuẩn bị bơm và thoát nước bằng các bơm lặn
 Theo dõi và sửa chữa các khuyết tật bao gồm khoan lõi, thí nghiệm cường độ nén,
bơm vữa hoặc thi công các cọc thay thế/bổ sung.
 và cho việc cung cấp toàn bộ nhân công, vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị và các dụng
cụ phụ khác để hoàn thành các công tác bê tông như chỉ ra trong bản vẽ hay như yêu
cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật hay sự chỉ dẫn của Tư vấn giám sát
4.2.2 Các cọc thử
Việc thanh toán sẽ được xem xét cho việc thi công các cọc thử, cung cấp và rỡ bỏ thiết bị thí
nghiệm, thí nghiệm không đạt, phân tích và báo cáo kết quả, và thanh toán theo từng mục của
các đầu cọc nếu yêu cầu.
4.2.3 Thí nghiệm tải trọng tĩnh
Việc thanh toán phải được xem xét thanh toán đầy đủ cho phần chuẩn bị các đầu cọc để thí
nghiệm, cung cấp và rỡ bỏ thiết bị thí nghiệm, thí nghiệm tải trọng cho các tải trọng quy định,
và phân tích, báo cáo kết quả.
4.2.4 Khoan lấy lõi và thí nghiệm các đáy cọc
Việc thanh toán phải được xem xét để thanh toán đầy đủ cho việc khoan lõi tới đáy cọc của
ống siêu âm, khoan lõi qua bê tông và đất, lấy các mẫu, tiến hành các thí nghiệm nén cường
độ của các mẫu, phân tích và báo cáo kết quả.
4.2.5 Siêu âm cắt ngang lỗ cọc
Việc thanh toán phải được xem xét để thanh toán đầy đủ cho việc tiến hành, phân tích và báo
cáo kết quả và kiến nghị của công ty chuyên môn.
4.2.6 Thí nghiệm siêu âm cho từng cọc (thí nghiệm Koden hoặc tương đương)
Thanh toán phải được xem xét cho toàn bộ việc tiếc hành, phân tích và báo cáo các kết quả và
kiến nghị của công ty chuyên môn.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07300-01 Cọc khoan nhồi đường kính 1.000 mm m
07300-03 Cọc khoan nhồi đường kính 1.200 mm m
07300-05 Cọc khoan nhồi đường kính 1.500 mm m
07300-07 Cọc khoan nhồi đường kính 2.000 mm m
07300-09 Cọc khoan nhồi đường kính 2.500 mm m
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-49 07300
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
07300-11 Cọc thử bao gồm thí nghiệm tải trọng giới hạn của cọc khoan nhồi
đường kính 1.000 mm cọc
07300-12 Cọc thử bao gồm thí nghiệm tải trọng giới hạn của cọc khoan nhồi
đường kính 1.200mm cọc
07300-13 Cọc thử bao gồm thí nghiệm tải trọng giới hạn của cọc khoan nhồi
đường kính 1.500 mm cọc
07300-14 Cọc thử bao gồm thí nghiệm tải trọng giới hạn của cọc khoan nhồi
đường kính 2.000 mm cọc
07300-15 Cọc thử bao gồm thí nghiệm tải trọng giới hạn của cọc khoan nhồi
đường kính 2.500 mm cọc
07300-16 Thí nghiệm tải trọng tĩnh (cọc đường kính 1.000 mm) cọc
07300-17 Thí nghiệm tải trọng tĩnh (cọc đường kính 1.200 mm) cọc
07300-18 Thí nghiệm tải trọng tĩnh cho cọc (cọc đường kính. 1.500 mm) cọc
07300-19 Thí nghiệm tải trọng tĩnh (cọc đường kính 2.000 mm) cọc
07300-20 Thí nghiệm tải trọng tĩnh (cọc đường kính 2.500 mm) cọc
07300-21 Khoan mẫu để thí nghiệm tại mũi cọc (từng cọc) cọc
07300-22 Thí nghiệm siêu âm cắt ngang cọc (từng cọc) cọc
07300-23 Thí nghiệm siêu âm cho từng cọc (thí nghiệm Koden hoặc tương
đương) cọc

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-50 07300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07350 – Thí nghiệm tải trọng động của cọc khoan nhồi

1. Mô tả
Công việc này phải bao gồm việc trang bị toàn bộ vật liệu, trang thiết bị, và nhân công cần
thiết cho việc bố trí thí nghiệm tải trọng động biến dạng cao trong việc khoan và đổ cọc bê
tông tại chỗ. Nhà thầu phải chỉ định một Chuyên gia Độc lập để sắp xếp toàn bộ các thí
nghiệm này và cung cấp vật liệu, trang thiết bị, và nhân công như đã được chỉ dẫn, đối với
công việc trước, trong và sau khi thí nghiệm đều phải có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Tiến trình thí nghiệm phải tuân thủ tiêu chuẩn ASTM D4945-89 trừ khi có hướng dẫn khác.
Thân cọc được sử dụng để thí nghiệm sẽ do Chuyên gia Độc lập cung cấp và thí nghiệm có
sự chấp thuận của Tư vấn giám sát, đáp ứng các yêu cầu đã được chỉ ra trong chỉ dẫn kỹ thuật
ASTM D4945-89 cũng như các yêu cầu được trình bày sau đây.

2. Các yêu cầu về vật liệu và trang thiết bị


Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ nhân công, vật liệu và trang thiết bị được yêu cầu để chuẩn bị
và và thí nghiệm tải trọng động đối với cọc, cũng như phục hồi cọc trở về điều kiện thích hợp
để sử dụng trong kết cấu hoàn thành. Trang thiết bị và phương pháp của Nhà thầu phải bao
gồm nhưng không giới hạn đối với:
 Trường hợp ống vách vĩnh cửu không được áp dụng trong thi công cọc thì phải tăng
độ dài của đầu cọc. Việc kéo dài cọc phải được đóng khuôn trong ống vách thành
mỏng hoặc tương đương và ít nhất phải tương đương hai một phần hai (2 ½) đường
kính cọc, như vậy việc nối dài đầu cọc này phải sẵn sàng cho các Tư vấn giám sát
tiếp cận tại thời điểm thí nghiệm. Nếu đầu cọc ở dưới, Nhà thầu phải đào lớp đất
xung quanh để lộ đầu cọc khỏi mặt đất, tạo môi trường làm việc an toàn
 Mặt phẳng, cao độ, và bê tông đỉnh cọc phải vuông góc với trục dọc của cọc. Đầu
cọc bê tông phải bằng hoặc cao hơn ống vách. Trước khi thí nghiệm, bốn cửa sổ
khoảng 150mm x 150mm sẽ được mở ở mỗi một phần tư của ống vách.
 Một nhát búa rơi vào khoảng một phẩy năm đến hai phần trăm (1,5% đến 2%) khả
năng chịu tải của cọc đã được tính trước và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
 Một hướng dẫn về nhát búa rơi từ cao độ điển hình khoảng 2 đến 3m phải được Tư
vấn giám sát chấp thuận.
 Đệm đầu cần búa gồm các miếng gỗ dán mới với tổng độ dầy vào khoảng từ 50mm
đến 150mm được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
 Tấm va đập bằng thép dầy ít nhất 50mm và có bề mặt từ 70% đến 90% bề mặt đầu
cọc nhưng không nhỏ hơn bề mặt tác động của đầu búa rơi, phải được đặt ở đầu
miếng gỗ dán.
 Nếu cốt thép nhô ra khỏi đầu cọc, Nhà thầu phải:
 Đưa cốt thép vào bề mặt kiểm tra theo phương thức nối dài cọc. Sau khi thí
nghiệm thành công về tải trọng động của cọc, phần nối dài có thể được loại bỏ để
đảm bảo độ dài cọc để phù hợp cho việc sử dụng trong kết cấu.
 Bảo đảm ít nhất 20% mặt cắt ngang thân cọc có đủ độ dài, do đó, búa hơi sẽ
không giao thoa với cốt thép. Trong trường hợp này, tấm va đập bằng thép và
miếng nệm gỗ phải có kích thước vừ đủ đê có thể bao bọc vùng ảnh hưởng càng
nhiều càng tốt.
 Nguồn xoay chiều
 Cao độ của người khảo sát, đèn tia laze hoặc các thiết bị tương đương dùng cho việc
đo đạc cọc được đặt ở dưới mỗi tác động.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-51 07350


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3. Chuyên gia
Việc thí nghiệm phải có một kỹ sư hoặc kỹ thuật viên có kinh nghiệm từ một công ty và có ít
nhất bốn (4) năm kinh nghiệm trong thí nghiệm tải trọng động thực hiện. Thí nghiệm thực sự
phải được chỉ đạo và/ hoặc giám sát bởi một Kỹ sư Địa chất thực hành với ít nhất năm (5)
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thí nghiệm tải trọng động. Công ty do nhà thầu chọn phải
được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Chuyên gia phải cung cấp các dụng cụ thí nghiệm sau đây thêm vào các dụng cụ thí nghiệm
đã được chỉ ra trong chỉ dẫn kỹ thuật ASTM, D4945-89 Phần 5:
a) Máy phân tích đóng cọc (PDA)
b) Bộ cảm biến về tính biến dạng đã hiệu chuẩn
c) Gia tốc kế hiệu chuẩn

4. Kết quả báo cáo


Chuyên gia phải ngay lập tức trình một báo cáo về kết quả thí nghiệm để Tư vấn giám sát phê
duyệt. Kết quả trong phạm vi từ ít nhất một bản phân tích (CAPWAP- Case Pile Wave
Analysis Program) phải được đệ trình. Bản phân tích CAPWAP phải được thực hiện bởi một
Tư vấn giám sát có trình độ và kinh nghiệm. Báo cáo này cũng phải cung cấp các thông tin
sau:
a) Kết quả phân tích Phương trình Sóng trước khi thí nghiệm
b) Kết quả phân tích CAPWAP.
c) Đối với mỗi lực xung, lực tác động đo được tối đa lực căng tính toán tối đa, năng
lượng chuyển giao tới vị trí mũi khoan, áp lực tương ứng, và khả năng chịu tải theo
phương pháp Case.
d) Việc đánh giá kết quả thí nghiệm phải coi trọng cả khả năng chịu tải của cọc lẫn tính
nhất quán của nó.

5. Phương thức thanh toán


Khối lượng cần thanh toán phải là số cọc khoan nhồi đã được thí nghiệm và chấp nhận. Bất
cứ các hạng mục nào đã được chỉ ra bằng cách này hay cách khác không được diễn giải ở đây
sẽ được coi như hạng mục bổ sung đối với hạng mục thi công và không được thanh toán
riêng.

6. Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán phải được thực hiện với mỗi loại thí nghiệm cùng các báo cáo liên quan đã
được Tư vấn giám sát chấp thuận trong giá hợp đồng được trình bày sau đây. Việc thanh toán
sẽ thiết lập việc đền bù đầy đủ đối với chi phí cho Thí nghiệm tải trọng động của Cọc, chi phí
cho chỉ định Chuyên gia Độc lập, tất cả các thiết bị đo kiểm, dụng cụ thí nghiệm định kỳ,
phân tích và báo cáo, dụng cụ, nhân công và tất cả các thiết bị phụ trợ cần thiết để hoàn thành
công việc được mô tả trong Hạng mục này.
Việc thanh toán sẽ được thực hiện theo:
Hạng mục Mô tả Đơn vị tính
07350-01 Thí nghiệm tải trọng động cho cọc bê tông đúc sẵn cọc
07350-02 Thí nghiệm tải trọng động cho cọc khoan nhồi (đk 1.000mm) cọc
07350-03 Thí nghiệm tải trọng động cho cọc khoan nhồi (đk 1.200mm) cọc
07350-04 Thí nghiệm tải trọng động cho cọc khoan nhồi (đk 1.500mm) cọc
07350-05 Thí nghiệm tải trọng động cho cọc khoan nhồi (đk 2.000mm) cọc
07350-06 Thí nghiệm tải trọng động cho cọc khoan nhồi (đk 2.500mm) cọc

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-52 07350


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07400 – Tường cọc cừ ván

1. Mô tả
Phần chỉ dẫn kỹ thuật này nêu các yêu cầu và quy trình thi công tường cọc ván bao gồm dầm
nắp

2. Vật liệu
2.1 Cọc ván kim loại
Cọc ván kim loại phải tuân thủ theo các yêu cầu của ASTM 690M về chủng loại, chiều dài và
độ dày của thanh được nêu trong Bản vẽ. Các ngàm móc của cọc ván phải trượt thẳng, tạo
thành góc cánh phù hợp cho việc lắp đặt nhưng không nhỏ hơn 5 độ khi móc nối với nhau, và
duy trì móc nối liên tục khi lắp đặt.
2.2 Cọc ván bê tông
Cọc ván bê tông phải do một nhà sản xuất chuyên về cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực
cung cấp. Các cọc phải được làm từ bê tông thiết kế mác 70 Mpa hoặc cao hơn (các mẫu hình
trụ 300x150mm) và đạt được cường độ khi truyền dự ứng lực ít nhất 35 MPa. Bê tông phải
được dưỡng ẩm cho đến khi đạt được cường độ yêu cầu. Các cọc ván phải có độ dày 120mm
và có cốt thép 16 thanh đường kính 12,7mm, và có mô men uốn gãy ít nhất 20 tấn mét, hoặc
các sản phẩm tương đương.
2.3 Bê tông
Công tác bê tông phải tuân thủ theo các điều khoản của phần chỉ dẫn kỹ thuật 07100 “Bê
tông và kết cấu bê tông”.
2.4 Cốt thép
Cốt thép phải tuân thủ theo các điều khoản của phần chỉ dẫn kỹ thuật 07500 “Cốt thép”.
2.5 Vận chuyển, lưu giữ và nâng hạ vật liệu
Các vật liệu được vận chuyển tới công trường phải còn mới và không bị hư hỏng và phải
đúng như các báo cáo thí nghiệm được kiểm chứng.
Công tác lưu giữ và nâng hạ cọc ván theo đúng cách mà nhà sản xuất đưa ra để tránh bị cong
vênh vĩnh viễn, méo mó hoặc hư hỏng các me khóa ở hai bên cánh cọc; tối thiểu, phải được
đặt trên các tấm hoặc các giá hỗ trợ cách nhau không quá 3m và không lớn hơn 0,60 m từ hai
đầu. Việc lưu kho cọc ván cũng phải thuận tiện cho việc kiểm tra giám sát yêu cầu và ngăn
làm hư hại tới các lớp phủ và bị ăn mòn bề mặt trước khi lắp đặt. Công tác nâng hạ cọc ván
dài trên 25 m phải sử dụng ít nhất 2 điểm nhấc.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Thiết bị đóng cọc
Nhà thầu phải đệ trình bản thuyết minh hoàn chỉnh các thiết bị đóng cọc ván gồm có búa, mũ
bảo vệ và các phụ kiện lắp đặt khác lên Tư vấn giám sát để rà soát và chấp thuận trước khi bắt
đầu công việc.
Búa phải là loại búa hơi nước, búa nén khí, hoặc búa rơi diezen, hoặc búa đơn động, song
đọng, búa động khác, hoặc loại búa rung. Năng lượng đóng của búa phải từ 11.860 đến
21.700 J như khuyến cáo của nhà sản xuất đối với trọng lượng cọc và vật liệu bề mặt dưới.
Sửa chữa bất kỳ hư hại nào đến cọc gây do búa đóng cọc gây ra từ lực hoặc công suất dư.
Không được phép sử dụng hạ cọc bằng vòi phun áp lực.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-53 07400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2 Định vị và đóng cọc
3.2.1 Định vị
Bất kỳ công tác đào nào yêu cầu trong phạm vi đóng cọc ván phải được hoàn thành trước khi
đặt cọc ván. Các cọc phải được đặt đúng và đóng xuống liên kết chặt chẽ với nhau dọc theo
chiều dài cọc với các cọc lân cận để tạo thành màng chắn liên tục hoặc tường cừ vây liên tục.
Các cọc phải được bố trí như chỉ ra trong Bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn của Tư vấn giám
sát. Các cọc phải được đặt thẳng đứng với độ nghiêng không quá 22mm trên mét chiều dài
cọc và phải đúng với đường tâm cọc. Đặt cọc sao cho bề mặt không lớn hơn 150mm từ mặt
cắt đứng ở bất kỳ điểm nào. Đỉnh của cọc tại cao độ cắt cọc phải trong phạm vi 13mm theo
chiều ngang và 50mm theo chiều đứng của vị trí đã được chỉ định. Không được phép có bất
kỳ thao tác nào buộc phải đặt cọc vào vị trí. Kiểm tra tất cả các đầu cọc còn nhô lên. Cần
đóng lại tất cả các cọc bị nhô lên tới cao độ đỉnh cọc.
Cung cấp các thanh giằng tạm, các khuôn dưỡng, hoặc kết cấu dẫn hướng để đảm bảo các
cọc được đặt và đóng theo đúng hướng. Sử dụng hệ thống khung kết cấu đủ cứng để chống
được lực biên và lực đóng cọc và để hỗ trợ đầy đủ cho các cọc ván đến khi đạt được cao độ
thiết kế đỉnh cọc.
3.2.2 Đóng cọc
Đệ trình các bản ghi quá trình vận hành đóng cọc ván hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống nhận
dạng nêu rõ sai lệch vị trí so với cọc được duyệt, dữ liệu hiệu suất của thiết bị đóng cọc, dữ
liệu tỷ lệ xâm nhập của cọc, các kích thước cọc và các cao độ đỉnh, đáy của cọc được đóng.
Giữ các búa đóng theo đúng hướng tuyến trong suốt quá trình đóng cọc bằng cách sử dụng
các dây dọi hoặc gắn các bảng ghi vào ống vách dẫn hướng cho búa.
Sử dụng mũ bảo vệ cọc khi các búa tác động vào đầu cọc để tránh hư hại tới đầu cọc. Loại bỏ
và thay thế các cọc bị hỏng trong quá trình đóng hoặc các cọc đóng chệch khỏi me khóa bằng
chi phí của Nhà thầu.
Các cọc đóng không được sử dụng phun xói nước
Phải đưa ra các biện pháp phòng tránh thích hợp để đảm bảo các cọc được đóng theo phương
thẳng đứng.
Các cọc trong cùng một dải chiều dài liên tục của tường cọc phải được đóng luân phiên tăng
dần theo độ sâu tới độ sâu hoặc theo cao độ yêu cầu. Không được phép đóng cọc tiếp sau
thấp hơn cao độ của cọc trước đó trong cùng một dải tường trừ khi các cọc sau không thể
đóng sâu hơn. Trình tự từng bước đóng các cọc đơn lẻ như vậy để đầu của bất kỳ cọc nào
không được thấp hơn 1,2m so với cọc ván liền kề. Khi độ chối vượt quá 5 nhát búa trên
25mm đầu cọc của bất kỳ cọc ván nào không được thấp hơn 0,6 m so với cọc ván liền kề.
Nếu cọc bên cạnh một cọc được đóng có xu hướng đóng sâu hơn cao độ cuối cùng thì có thể
được chốt chặt vào cọc liền kề tiếp theo.
Các cọc phải được đóng tới độ sâu như yêu cầu và phải mở rộng lên đến cao độ được chỉ định
đối với đầu cọc. Các cọc không được đóng trong phạm vi 30m khi bê tông chưa đủ 7 ngày
tuổi.
3.2.3 Cắt cọc và nối cọc
Các cọc được đóng tới độ chối hoặc tới điểm mà không thể đóng thêm được nữa và vượt quá
cao độ đỉnh yêu cầu sẽ được cắt tới cao độ yêu cầu. Các cọc được đóng ở mức thấp hơn cao
độ yêu cầu và các cọc bị hỏng do đóng và cắt được phép đóng thêm phải được nối theo yêu
cầu tới cao độ đỉnh bằng cách nối theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư mà Chủ đầu tư không phải
chịu trách nhiệm về chi phí bổ sung đó.
Các cọc tiếp giáp các cọc được nối phải có đủ chiều dài trừ khi có phê duyệt khác. Các đầu
cọc nối phải được chỉnh vuông vắn trước khi tiến hành nối để loại trừ khả năng bị nghiêng và
vồng. Các cọc nối với nhau theo đúng đường tâm của các me khóa để không bị gián đoạn,
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-54 07400
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
nghiêng hoặc vồng lên tại các me khóa tiếp giáp. Các cọc nối phải trượt dễ dàng và có khả
năng đạt được cánh cừ tối đa với các cọc liền kề. Công tác hàn nối các cọc thép bao gồm hàn
tại hiện trường, năng lực của quy trình hàn, máy hàn, và thợ hàn phải tuân thủ theo AWS
D1.1M.
Đỉnh của các cọc bị va đập quá mức trong quá trình đóng cọc sẽ được cắt bỏ theo chỉ dẫn của
Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư không phải chịu chi phí cho việc cắt bỏ này.
Các lỗ cắt trong các cọc để lắp bu lông, thanh truyền, rãnh hoặc các tiện ích phải được làm
gọn gàng và khéo léo, như được quy định trong bản vẽ hoặc theo hướng dẫn. Sử dụng thước
thẳng để cắt bằng hơi hàn cọc thép tránh tạo thành vết khía đột ngột. Các lỗ bu lông trong cọc
ván thép phải được khoan hoặc có thể cắt bằng đốt hoặc đục rộng theo phương pháp phê
duyệt mà không làm hư hại tới kim loại xung quanh. Các lỗ không phải là lỗ bu lông phải
nhẵn và có kích thước phù hợp để chèn thanh truyền và các hạng mục khác.
3.2.4 Kiểm tra cọc đóng
Thực hiện kiểm tra liên tục trong suốt quá trình đóng cọc. Kiểm tra tất cả các cọc xem có
tuân theo các yêu cầu về dung sai. Báo cáo các vấn đề bất thường có thể xảy ra cho Tư vấn
giám sát. Kiểm tra các mối nối khóa của các cọc đóng được kéo dài trên mặt đất. Các cọc bị
phát hiện không khóa chặt với nhau phải được loại bỏ và thay thế bằng chi phí của Nhà thầu.
3.2.5 Các nhật ký ghi chép lắp đặt
Duy trì nhật ký ghi chép đóng cọc cho từng cọc ván được đóng. Trong nhật ký ghi chép này
phải nêu rõ: ngày và giờ lắp đặt, chủng loại và kích cỡ của búa đóng cọc, tỷ suất vận hành,
tổng thời gian đóng cọc, kích thước của các búa và mũ cọc được sử dụng, số nhát búa yêu cầu
trên mét dài cọc lún xuống, số nhát búa kết thúc khi ở độ chối cuối cùng 150mm, vị trí cọc,
cao độ đỉnh cọc, cao độ thiên nhiên, cao độ cắt cọc, và bất kỳ nối cọc hoặc cắt cọc nào. Ghi
lại bất kỳ vấn đề đóng cọc bất thường nào trong suốt quá trình đóng cọc. Đệ trình toàn bộ bản
nhật ký hoàn chỉnh lên Tư vấn giám sát.
3.3 Đệ trình
Trước khi bắt đầu công tác đóng cọc, Nhà thầu phải đệ trình lên Tư vấn giám sát để phê
duyệt các bản vẽ chi tiết và thông tin về cọc ván, bao gồm các phần được chế tạo, chỉ ra các
kích thước và chi tiết cọc hoàn chỉnh, quy trình đóng cọc và vị trí cọc đóng. Bao gồm chi tiết
bảo vệ đầu cọc, đặc biệt là các đầu cốt thép, bảo vệ mũi cọc, tấm kê chèn, mối nối, các phần
chế tạo bổ sung để làm phẳng cọc, phương pháp cắt cọc, bảo vệ chống xói mòn, và các kích
thước khuôn dưỡng và các kết cấu dẫn hướng tạm khác cho việc lắp đặt cọc.
Trước khi bắt đầu công tác đóng cọc, Nhà thầu phải đệ trình lên Tư vấn giám sát để phê
duyệt các chi tiết của phương pháp nâng hạ cọc để tránh bị biến dạng vĩnh viễn, vênh hoặc
hỏng đến các rãnh khóa cọc.
Đối với từng chuyến vận chuyển cọc ván, Nhà thầu phải đệ trình các chứng chỉ được xác
nhận với lô hàng cụ thể trước khi lắp đặt cọc. Bao gồm trong dữ liệu nhận dạng về chủng loại,
kích thước, đặc tính hóa học, tính chất tiết diện của cọc và đối với cọc thép cũng phải bao
gồm thành phần hóa học, chỉ số nhiệt, và các phần đánh dấu nhận dạng của nhà máy.
Khi hoàn thành công tác đóng cọc tại từng vị trí trên Công trường, Nhà thầu phải cung cấp
bản ghi chép hoàn chỉnh quá trình đóng cọc đó cho Tư vấn giám sát.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Đo đạc
Cọc ván được đóng sẽ được đo đạc và thanh toán theo mét vuông, và không được vượt quá
diện tích đã tính như chiều dài kế hoạch của tường cọc ván nhân với chiều dài cọc như chỉ ra
trong bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
Dầm nắp bê tông phải được đo đạc thanh toán dựa theo tổng số mét dài của dầm nắp.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-55 07400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán cho khối lượng cọc ván sẽ được thực hiện theo đơn giá hợp đồng áp dụng theo
mét vuông, cho việc cung cấp và lắp đặt cọc ván được Tư vấn giám sát phê duyệt. Thanh
toán sẽ trả cho tất cả chi phí cung cấp, nâng hạ, lưu kho và lắp đặt cọc bao gồm định vị cọc,
đóng cọc, cắt các lỗ cọc, nối và các vật liệu và công việc khác liên quan.
Thanh toán cho phần dầm nắp phải được thực hiện theo đơn giá hợp đồng áp dụng bằng mét
dài cho việc cung cấp và lắp đặt dầm nắp tuân theo các kích thước nêu trong bản vẽ. Thanh
toán sẽ trả cho phần công việc được mô tả trong phần chỉ dẫn kỹ thuật này và như nêu trong
Bản vẽ bao gồm toàn bộ công việc, vật liệu, thiết bị và nhân công cần thiết để cung cấp và
hoàn thành các hạng mục nằm trong hạng mục thanh toán bao gồm nhưng không giới hạn tới
tất cả các chi phí cung cấp, nâng hạ, lưu kho và lắp đặt bê tông, tất cả nhân công, vật liệu,
công cụ, thiết bị và phụ kiện áp dụng cũng như công tác bảo dưỡng, hoàn thiện và thí nghiệm
bê tông.
Hạng mục Mô tả Đơn vị đo đạc
07400 –01 Tường cọc cừ ván m2
07400 –02 Dầm nắp cho tường cọc cừ ván m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-56 07400


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07450 – Bê tông dự ứng lực

1. Mô tả
Công tác này bao gồm các kết cấu bê tông dự ứng lực và các cấu kiện bê tông dự ứng lực
trong các khối kết cấu được thi công lắp ráp phù hợp với các đường, mức, thiết kế và kích cỡ
trình bày trong Bản vẽ hoặc theo Tư vấn giám sát quy định đồng thời phải theo đúng Chỉ dẫn
kỹ thuật này và các Chỉ dẫn kỹ thuật khác liên quan.
Công việc bao gồm chuẩn bị và lắp ráp tất cả các hạng mục cần thiết cho các hệ thống dự ứng
lực đặc biệt sẽ được sử dụng, không hạn chế các ống dẫn, lắp ráp neo giữ và phun vữa cho
các ống dẫn dùng phun vữa áp suất.
Công việc này cũng bao gồm việc sản xuất, vận chuyển và bảo quản các dầm, tấm bản, và
các cấu kiện bê tông đúc sẵn khác được nén trước bằng phương pháp căng trước hoặc căng
sau. Đồng thời còn bao gồm cả công tác lắp đặt tất cả các cấu kiện dự ứng lực đúc sẵn.

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn liên quan
Các phiên bản cập nhật mới nhất của các Tiêu chuẩn kỹ thuật sau đây phải được áp dụng cho
các công tác quy định theo Chỉ dẫn kỹ thuật này.
 AASHTO M235 Keo Epoxy
 22TCN 272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu
 AASHTO LRFD Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế cầu, tiêu chuẩn về độ võng của dầm,
mục 2.5.2.6.2
 ASTM A 421 - 91 Tiêu chuẩn lưới thép trần cho bê tông dự ứng lực
 ASTM A416-99 Bó thép, Bó thép không căng bảy dây không bọc cho Bê tông dự
ứng lực
 ASTM A722M-07 Thép không bọc cường độ cao cho bê tông dự ứng lực
 EURONORM prEN 10138 Bó thép (15,7mm) cho bê tông dự ứng lực
2.2 Vật liệu thi công Bê tông DƯL
2.2.1 Yêu cầu chung
Tất cả các vật liệu được chuẩn bị và sử dụng nhưng không được trình bày trong Mục Chỉ dẫn
kỹ thuật này sẽ phải tuân theo đúng các yêu cầu quy định trong các phần Chỉ dẫn kỹ thuật
khác.
2.2.2 Cốt thép DƯL
Sợi thép có cường độ cao sẽ được giảm căng theo đúng yêu cầu ASTM A 421-91 hoặc các
yêu cầu tương đương “Sợi thép giảm căng không vỏ đối với bê tông dự ứng lực”
Sợi thép có cường độ cao với độ tự chùng thấp sẽ không được hàn và giảm căng sau khi kéo
sợi và phải tuân theo đúng tiêu chuẩn ASTM A 416-99 hoặc tương đương “Sợi thép, Thép 7
sợi không áo phủ đối với bê tông dự ứng lực”
Các thanh thép cường độ cao phải được xác nhận theo yêu cầu của tiêu chuẩn ASTM A722M
hoặc tương đương đối với thép trần cường độ cao cho bê tông dự ứng lực
Thí nghiệm cho cốt thép dự ứng lực sẽ phải tuân theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn ASTM đối
với các loại hệ thống sẽ dự định sử dụng hoặc theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-57 07450


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bảng 1- Các giới hạn ứng suất cho các bó thép dự ứng lực

Fpu– Cường độ kéo quy định của thép dự ứng lực (Mpa)
Fpy – Giới hạn chảy của thép dự ứng lực (Mpa)
2.2.3 Hệ thống neo cho các cọc căng kéo
Tất cả các thiết bị neo phải được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Tất cả các thép dự ứng lực căng trước và căng sau sẽ được neo giữ một đầu bằng thiết bị neo
có theo phương pháp đã được Tư vấn giám sát chấp thuận. Nhà thầu sẽ đệ trình các thông tin
và chi tiết bao gồm các chứng chỉ thí nghiệm lên Tư vấn giám sát.
Các neo giữ đầu (Neo ứng suất và neo đầu chết) sẽ được thiết kế và sản xuất cho các loại tao
cáp sẽ được sử dụng. Tất cả các neo giữ này sẽ phải từng đã được sử dụng trong công việc
tương tự, chứng minh được tính năng làm việc và độ bền.
Tất cả các thiết bị neo trong căng sau sẽ có khả năng giữ thép dự ứng lực tại các điểm tải
trọng sản sinh ra ứng suất không dưới 95% sức căng tối thiểu được bảo đảm của thép dự ứng
lực
Các neo cố định dùng trong các tao thép nằm trong các dầm đúc sẵn sẽ là loại bản gối tựa
bằng thép trong khi tất cả các neo còn lại sẽ là những neo có khả năng điều chỉnh những đầu
neo vít và các đai ốc vòng.
Nhà thầu có trách nhiệm quyết định các cốt thép chống nứt tại từng vị trí đối với từng khuôn
hoặc thiết kế đặc biệt tại các thiết bị neo đề xuất.
Tất cả các phần thép lộ ra ngoài sẽ được bảo vệ chống ăn mòn. Một lớp áo mỡ phủ hoặc chốt
sẽ bảo vệ các phần ren xoáy và chốt cho đến khi được sử dụng. Các neo giữ sẽ được bảo quản
không bị bẩn, dính vữa, rỉ lỏng hoặc các vật liệu có hại khác. Các phần neo bị hỏng sẽ không
được sử dụng.
2.2.4 Ống ghen
Ống ghen cho cáp dự ứng lực trong sẽ phải hoàn toàn thích hợp với hệ thống dự ứng lực đề
xuất. Các ống ghen phải được sản xuất từ thép tấm nhúng kẽm gấp nếp hoặc ống ghen loại
ống xoắn HDPE thành dày.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-58 07450
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Chiều dầy ống dẫn tối thiểu sẽ như sau:
* 26 gauge đối với đường kính ống dẫn nhỏ hơn hoặc tương đương 67mm
* 24 gauge đối với đường kính ống dẫn lớn hơn 67mm
* 31 gauge đối với tao thép thanh
Các ống dẫn sẽ có các mối nối được phun vữa tại mỗi đầu và sẽ có các lỗ hổng/đường dẫn
thoát nước tại các điểm thấp và không cao lắm theo chấp thuận của Tư vấn giám sát.
2.2.5 Bơm vữa cho các cống ghen
Trừ khi có hướng dẫn trong các mục chính khác của hoặc được Tư vấn giám sát chấp thuận
sau khi thử bơm vữa, nếu không vữa bơm phải:
a) Chỉ chứa xi măng Portland thông thường, nước và phụ gia trương nở phải được Tư
vấn giám sát chấp thuận và phải được sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất.
b) Có tỷ lệ giữa nước và xi măng càng thấp càng tốt phù hợp với khả năng làm việc cần
thiết và dưới bất cứ một điều kiện nào thì tỷ lệ giữa nước và xi măng cũng không
được vượt quá 0,40;
c) Không chứa các hợp chất có clorua, nitrat, hoặc các vật liệu có tính điện phân tương
tự.
Vật liệu vữa bơm trộn sẵn sẽ được sử dụng.
Vữa phải tuân thủ theo các theo các thí nghiệm ASTM Tiêu chuẩn sau đây:
Đặc tính Giá trị thí nghiệm Phương pháp thí nghiệm
Tổng Chloride Ions tối đa 0,08% trọng lượng vật liệu ASTM C 1152
dính kết xi măng
Cấp phối hạt mịn (cát) (nếu sử Kích thước lớn nhất: Cỡ sàng số 50 ASTM C 33
dụng) (300 micron)
Biến đổi thể tích sau 24 giờ và 0,0% đến + 0,3% ASTM C 1090
28 ngày
Độ giãn nở 2,0% tới lúc 3 giờ ASTM C 940
Cường độ nén tại thời điểm 28 45 MPa ASTM C 942
ngày (Trung bình 3 mẫu ép)
Độ ninh kết ban đầu của vữa Tối thiểu 3 giờ ASTM C 953
Tối đa 12 giờ
Tách nước sau 3 giờ Tối đa 0,0 % ASTM C 940
Độ thấm sau 28 ngày Tối đa 2500 cu-lông tại 30 V trong ASTM C 1202
vòng 6 giờ

Thí nghiệm độ nhớt


Thời gian chảy thoát từ côn thử độ Phương pháp ASTM
chảy của vữa
(a) Ngay sau khi trộn Tối thiểu 20 giây ASTM C 939
Tối đa 30 giây
(b) 30 phút sau khi trộn với Tối đa 30 giây ASTM C939
trộn lại trong vòng 30 giây
Nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm sau và báo cáo kết quả cho Tư vấn giám sát:
(1) Một thí nghiệm tách nước áp lực trong một ngày cho một mẻ.
(2) Hai thí nghiệm cân bằng bùn khoan trong một ngày hoặc khi có sự biến đổi rõ rệt/có
thể quan sát được bằng mắt thường về đặc tính của vữa.
(3) Tối thiểu một thí nghiệm cường độ/ngày /mẻ theo ASTM C942.
(4) Tối thiểu hai thí nghiệm độ nhớt (với côn thử độ chảy của vữa) – một tại lúc trộn và
một tại cửa xả vữa của ống. Thời gian chảy thoát phải từ 11 đến 30 giây.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-59 07450
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.2.6 Bê tông
Bê tông sẽ là loại được yêu cầu trong Bản vẽ và theo đúng yêu cầu của mục “Bê tông và các
kết cấu bê tông” và theo các yêu cầu quy định dưới đây trừ khi có các chỉ dẫn khác trong Bản
vẽ hoặc theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Kích cỡ tối đa của cấp phối sử dụng trong bê tông dự ứng lực là 25 mm.
Cấp phối đạt tiêu chuẩn nếu như các đặc tính của bê tông như cường độ nén mẫu ở 28 ngày
tuổi, mô đun đàn hồi và các tính chất khác đảm bảo khi thí nghiệm đối với mẫu cho thiết kế
trộn đã được chấp thuận. Nhà thầu phải tiến hành thí nghiệm các mẫu theo đúng tiêu chuẩn
hoặc theo chỉ dẫn trực tiếp của Tư vấn giám sát.
2.2.7 Đệ trình
Nhà thầu sẽ chuẩn bị, kiểm tra và đệ trình lên Tư vấn giám sát xem xét và chấp thuận 28 ngày
trước ngày thi công kết cấu bên trên bắt đầu chi tiết các bản vẽ hướng dẫn biện pháp thi công
và tiến độ cùng với các bảng tính. Chi tiết và thiết kế sẽ được một Tư vấn giám sát có kinh
nghiệm kiểm tra, họ sẽ cung cấp một Chứng chỉ kiểm tra để xác nhận tính đầy đủ và an toàn
của các chi tiết đề xuất được đóng dấu thiết kế và bản vẽ. Nhà thầu phải chịu tất cả các chi phí
liên quan đến việc xác nhận này. Bê tông sẽ không được đúc trước khi Tư vấn giám sát chấp
thuận về những yêu cầu này.
Đệ trình của nhà thầu sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn các việc sau
 Kế hoạch kiểm soát hình học
Quy trình và phương pháp chi tiết kiểm soát hình học tại mỗi giai đoạn thi công.
 Các công trình tạm
Phương pháp ổn định/cố định các thanh chống và các đốt hợp long trong quá trình lắp đặt;
Ván khuôn treo, các đà giáo treo, khung chống, cẩu cổng lắp dầm, ván khuôn và cốp pha;
Kích thước hoàn thiện của các chi tiết như mối nối, gối cầu và neo không được chỉ ra trong
Chỉ dẫn kỹ thuật này.
 Ứng suất trước
Phương pháp và thời gian lồng cáp DƯL; Dụng cụ căng kéo trước và căng kéo sau, mối nối,
kích, thiết bị bơm vữa, nhân lực và vật liệu; Phương pháp kiểm soát độ võng và chuyển vị
ngang bao gồm tính toán cả độ vồng trước sẽ được xét đến cả lực căng, các tải trọng, biến
thiên nhiệt độ và ảnh hưởng của co ngót, từ biến.
 Bơm vữa
Thuyết minh trong biện pháp bơm vữa vào ống ghen
 Đúc và bảo dưỡng Bê tông
Sổ tay hướng dẫn đúc bê tông chi tiết miêu tả tất cả các hoạt động đúc và bảo dưỡng bê tông
bao gồm trình tự từng bước; Phương pháp kiểm tra độ võng để bảo đảm tính chính xác sự
liên kết của kết cấu thượng bộ đã được hoàn thành
 Thi công từng giai đoạn
Kiểm chứng kết cấu cho từng bước trong quá trình thi công.
Bản vẽ thi công thể hiện từng bước trong quá trình thi công.
Bước chuyển tiếp giai đoạn thi công.
 Khu vực neo
Bảng tính và các bản vẽ thi công các chi tiết cốt thép.
 Lắp đặt các cấu kiện
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-60 07450
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Thiết bị cho tất cả máy móc, thiết bị, nhân công và vật liệu được sử dụng cho việc lắp đặt;
Phương pháp liên kết và hợp long kết cấu thượng bộ trong quá trình lắp đặt.
 Dầm ngang; Phương pháp lắp đặt và ứng suất trước của dầm ngang
 Bản mặt cầu
Phương pháp sản xuất và lắp đặt ván khuôn bê tông
Phương pháp lắp đặt phiến dầm đổ tại chỗ trên ván khuôn bê tông

3. Các yêu cầu về thi công


3.1 Tổng quát
Nhà thầu sẽ bố trí các chuyên viên kinh nghiệm trong việc sử dụng các hệ thống dự ứng lực.
Chuyên viên này sẽ chịu trách nhiệm giám sát công việc phù hợp với Chỉ dẫn kỹ thuật và
theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Nhà thầu sẽ cung cấp các thiết bị cần thiết cho công tác xây dựng và tạo dự ứng lực. Tất cả
các thiết bị này phải là các thiết bị hiện đại và trong tình trạng vận hành tốt. Hệ thống dự ứng
lực phải được Tư vấn giám sát chấp thuận. Nếu sử dụng kích thuỷ lực thì phải lắp ráp thêm
các đồng hồ đo áp suất thích hợp. Việc phối hợp kích và đồng hồ đo sẽ được xác định và trình
bày bằng bảng hay biểu đồ lên Tư vấn giám sát. Nếu sử dụng những loại kích khác thì việc
định cỡ cho các vòng hoặc các thiết bị khác sẽ được chuẩn bị do đó có thể biết chính xác
được lực kích.
Tất cả các yêu cầu cho thi công bê tông nằm trong mục “Bê tông và các kết cấu bê tông” sẽ
phải được tuân theo, trừ những thay đổi trong Chỉ dẫn này. Bê tông dự ứng lực sẽ được định
hình, nén, đổ, bảo dưỡng và bảo quản tại xưởng, nhà máy sản xuất và tại các vị trí mà việc
sản xuất các cấu kiện này sẽ được tiến hành kiểm tra và quản lý và được Tư vấn giám sát
chấp thuận.
Các chiều cao dầm và chiều dài dầm trong Bản vẽ thể hiện kích thước tại thời điểm dão cuối
cùng. Các yếu tố võng của dầm phải theo đúng tiêu chuẩn 22TCN 272-05. Võng dọc có thể
xác định được bằng các phương pháp thích hợp được chấp thuận.
3.2 Lấy mẫu và thí nghiệm
3.2.1 Bơm vữa thử
Khi công tác bơm thử quy mô lớn được tiến hành, thì công tác này phải được tiến hành trước
ít nhất 21 ngày trước khi tiến hành đặt các ống dự ứng lực đối với các công việc lâu dài trừ
khi có quy định khác trong Hợp đồng.
Công tác thử sẽ tiến hành phối hợp tất cả các chi tiết liên quan đến ống, lỗ thông hơi, thiết bị
hỗ trợ ống, neo dự ứng lực, bộ nối, tao dự ứng lực, lỗ bơm vữa vào và ra. Các tao cáp sẽ được
căng thích hợp đến khi sợi trong vỏ định hướng được. Tất cả các hệ thống, biện pháp và vật
liệu được dự định sử dụng cho các hạng mục công việc cố định sẽ phải được đệ trình lên Tư
vấn giám sát như một phần trong yêu cầu giải trình biện pháp chi tiết.
Việc bơm vữa sẽ được tiến hành theo đúng các yêu cầu của mục 3.6.2 của Chỉ dẫn kỹ thuật
này, và những thông tin sau đây sẽ được ghi chép lại:
* Vữa lỏng sử dụng nón chảy;
* Kết quả thí nghiệm tách nước;
* Cường độ nén vữa;
* Nhiệt độ của vữa tại thời điểm bơm;
* Nhiệt độ bóng râm;
* Áp suất vữa gần điểm bơm;

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-61 07450


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
* Loại phụ gia và kết quả thí nghiệm kiểm tra của nhà sản xuất chứng minh tính chất cơ lý của
vữa khi nhiệt độ hydrát hoá thích hợp; và
* Kết quả kiểm tra bằng mắt thường trong hiện tượng tách nước

Việc bố trí ống dẫn, phun tấm và đoạn nối đầu ra trình bày trong Bản vẽ sẽ được bổ sung gia
cường và một tao thép thanh thật hoặc mô phỏng sẽ được chèn thêm vào nhưng không được
tạo ứng suất.
Sau khi vữa đã đạt ít nhất cường độ 17 Mpa thì ít nhất 3 đoạn mẫu dài 1 mét/mẫu sẽ được cắt
ra khỏi ống vữa tại vị trí do Tư vấn giám sát quyết định. Mỗi một đoạn dài sẽ được phân đoạn
dọc bằng việc dùng máy cắt đĩa quay tốc độ cao, cưa hoặc những dụng cụ tương tự. Các đoạn
mẫu đã được cắt sẽ được chuyển lên Tư vấn giám sát, Tư vấn giám sát sẽ là người đánh giá
chấp thuận công tác bơm vữa thử đặc biệt là khi có các lỗ rỗng trên mẫu.
Nếu các lỗ rỗ trên mẫu là không thể chấp thuận được thì Nhà thầu sẽ phải xem xét sửa đổi lại
tính chất cơ lý của vữa và/hoặc quá trình bơm vữa thử phải được tiến hành lại cho đến tận khi
đạt được kết quả Tư vấn giám sát chấp thuận.
Trước khi tiến hành bơm vữa thử Nhà thầu phải đệ trình chi tiết ống dẫn đề xuất, biện pháp
hỗ trợ và phương pháp tính toán mà ống và bất cứ một vật liệu hỗ trợ nào phải chịu để sử
dụng trong quá trình bơm vữa thử trình lên Tư vấn giám sát.
3.2.2 Thí nghiệm các cấu kiện bê tông
Khi nào có hướng dẫn của Tư vấn giám sát thì một hay nhiều dầm sẽ được đem ra thí nghiệm
tải trọng. Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát chấp thuận chi tiết bố trí thí nghiệm
trước khi tiến hành.Chi phí thí nghiệm và các ghi chép phải được bao gồm trong đơn giá.
3.3 Bố trí cốt thép
Tất cả các loại cốt thép phải được đặt chính xác tại các vị trí trong Bản vẽ và phải được giữ cố
định trong suốt thời gian đổ và đặt bê tông. Khoảng cách giữa các khuôn phải được đảm bảo
bằng các thanh giằng, đệm ván khuôn, dây buộc, móc treo hoặc các thiết bị hỗ trợ khác được
chấp thuận. Các miếng đệm ván khuôn để giữ cho các phần kết cấu không bị chạm vào ván
khuôn sẽ phải là các loại vật liệu, dạng và kích cỡ được chấp thuận. Các lớp cốt thép sẽ được
tách riêng bằng các đệm lưới thích hợp. Không sử dụng các khối gỗ.
3.4 Phương pháp căng trước
Các cấu kiện căng trước sẽ được đặt chính xác tại các vị trí và được căng bằng kích. Quá
trình căng sẽ được tiến hành đến khi đạt được độ căng theo yêu cầu về dây, tao, hoặc thanh
ngay sau khi neo giữ như yêu cầu trong bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát hướng dẫn. Phải tính
đến cả các hao mòn cho phép do ma sát tại kích cùng tính trượt và tính bị oằn tại các chỗ vít
chặt hoặc neo giữ.
Công tác bảo dưỡng sẽ là phương pháp bảo dưỡng bằng hơi nước như được miêu tả trong
Mục 3.9.2, hoặc các phương pháp được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Phải có một nhật ký ghi chép chi tiết lực kích và độ dãn sinh ra cùng với tuổi thọ tối thiểu tính
theo giờ của bê tông tại từng bộ phận khi tháo các tao cáp.
Không có một sức căng kéo nào truyền sang bê tông hoặc các đầu neo cũng không được tháo
ra cho đến tận khi bê tông đạt được cường độ nén không dưới 85% hoặc trong thời gian quy
định 28 ngày tuổi như yêu cầu của các cấu kiện tiêu chuẩn được quy định bảo dưỡng riêng.
Các thành phần sẽ được cắt hoặc tháo rời sao cho độ lệch tâm và dự ứng lực là ít nhất theo sự
chấp thuận của Tư vấn giám sát.
3.5 Phương pháp căng sau
Căng sau sẽ được tiến hành theo đúng các biện pháp đã được chấp thuận với phương pháp
kiểm soát vận hành đã được phê duyệt, với sự chứng kiến của Tư vấn giám sát trừ khi có chỉ
dẫn khác.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-62 07450


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Ngay trước khi căng Nhà thầu phải chứng tỏ rằng các tao thép có thể di chuyển dễ dàng trong
ống dẫn.
Mỗi một thiết bị neo sẽ được đặt vuông góc với đường đi của tao căng sau tương ứng và phải
được cố định chắc chắn tại vị trí và độ dốc để tránh chuyển động trong khi đổ và nén bê tông
Trừ những neo đúc chết trong bê tông, các tao sẽ không được lắp đặt cho đến trước khi căng.
Các tao sẽ được kéo hoặc nhét vào trong ống không được gây hư hại cho cả tao và ống.
Trừ khi có các chấp thuận khác, nếu không bê tông sẽ không được tiến hành tạo ứng suất cho
đến khi ít nhất hai mẫu trụ của nó đạt không ít hơn 80% cường độ 28 ngày quy định chỉ ra
trong bản mẫu tiêu chuẩn trong mạng lưới tương tự đối với các thành phần trừ khi ghi chú
đặc biệt khác trong bản vẽ. Mẫu trụ thí nghiệm sẽ được bảo dưỡng trong điều kiện tương tự
như bảo dưỡng bê tông theo cách được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Tại những nơi cấu kiện có các mối nối thì cường độ truyền của vật liệu liên kết sẽ phải ít nhất
tương đương với cường độ truyền đã quy định của các cấu kiện.
Nhà thầu sẽ thành lập các điểm mốc để đo giãn dài và áp suất kích thoả mãn yêu cầu của Tư
vấn giám sát. Có thể phát sinh ma sát tại kích và neo giữ khi nhét tao cáp vào trong quá trình
neo.
Các tao cáp sẽ được tác dụng ứng suất dần dần và ổn định cho đến độ dãn và tải trọng tao yêu
cầu thoả mãn Tư vấn giám sát. Các bước tiến hành tạo ứng suất sẽ theo đúng như trình bày
trên Bản vẽ hoặc Tư vấn giám sát hướng dẫn trực tiếp.
Lực trong các tao sẽ được lấy căn cứ theo số đọc tải trọng hoặc đồng hồ đo áp suất phối hợp
trong các thiết bị và dãn dài của tao đo được. Độ dãn dài của tao dưới tổng tải trọng được
chấp thuận sẽ nằm trong giới hạn quy định dưới độ dãn tính toán thống nhất.
Tao ngang trong các đoạn  10% trung bình cho một tao
 7% trung bình cho một đoạn
Tao dọc trong các đoạn ± 5%
Các loại tao khác ± 5%
Nếu độ dãn dài đo được không nằm trong dung sai quy định cho phép thì Nhà thầu phải đệ
trình lên Tư vấn giám sát biện pháp của mình để sửa đổi chênh lệch.
Khi lực dự ứng lực đã được áp dụng thoả mãn yêu cầu Tư vấn giám sát, thì các tao phải được
neo lại. Lực phát sinh của các thiết bị căng sẽ giảm dần và ổn định tránh sốc đột ngột cho các
tao cáp hay neo giữ
Có các nhật ký ghi chép đầy đủ trong quá trình căng gồm có đo dãn, đo áp suất hay giá trị
mức tải trọng và lực kéo tại neo. Bản sao các ghi chép sẽ được đệ trình lên Tư vấn giám sát
trong vòng 24 giờ sau mỗi lần căng kéo.
Phải tiến hành kiểm tra độ vồng trước và nếu có sai lệch đáng kể so với giá trị tính toán, thì
Nhà thầu phải điều tra, theo dõi trước khi thi công các dầm khác.
Trừ khi có thống nhất khác của Tư vấn giám sát, các tao cáp không được cắt trước 2 ngày sau
khi căng.
3.6 Bơm vữa
3.6.1 Thiết bị bơm vữa
Máy trộn vữa sẽ sản xuất ra loại vữa keo ổn định. Máy bơm vữa có khả năng hoạt động liên
tục với áp suất liên tục thích hợp lên đến 0,70 N/mm2 và bao gồm cả hệ thống luân phiên
hoặc rung vữa trong khi thực tế qua trình trộn vữa không được vận hành. Tất cả các màng
ngăn của bơm phải vừa khít với sàng lọc lưới 1,18mm.
Các thiết bị phải có khả năng duy trì áp suất tại các ống đã bơm vữa hoàn chỉnh đồng thời
phải thích hợp với miệng vòi có thể đóng lại được mà không làm mất áp suất trong ống.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-63 07450


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Đồng hồ đo áp suất sẽ được hiệu chuẩn lại trước khi sử dụng lần đầu vào công trình và sau đó
như theo yêu cầu của Tư vấn giám sát. Tất cả các thiết bị sẽ được rửa sạch sẽ và lau bằng
nước sạch ít nhất 3 giờ 1 lần trong quá trình bơm vữa và cuối ngày sử dụng.
Trong khi bơm vữa, Nhà thầu sẽ chuẩn bị máy rửa bằng tia nước thích hợp giúp loại bỏ vữa
dễ dàng trong trường hợp thiết bị bơm vữa bị vỡ hỏng hoặc các hư hại khác trước khi quá
trình bơm vữa hoàn thành.
3.6.2 Bơm vữa ống dẫn và vỏ bọc
Công tác phun vữa thử sẽ được tiến hành khi có hướng dẫn của Tư vấn giám sát. Nhà thầu sẽ
đệ trình giải trình biện pháp chi tiết trước khi tiến hành bất cứ một công tác thử nghiệm nào
hoặc các công việc nào có sử dụng vật liệu đề xuất, vỏ bọc, neo giữ và thiết bị định hướng lỗ
thông hơi, các bước bơm vữa và Kiểm tra chất lượng theo sự chấp thuận của Tư vấn giám
sát.
Tất cả các ống dẫn sẽ được rửa sạch bằng các thiết bị bơm tia nước hoặc khí nén.
Bơm vữa cho ống sẽ được tiến hành ngay khi điều kiện kỹ thuật cho phép nhưng không được
quá 4 tuần sau khi các tao bên trong được căng và được Tư vấn giám sát cho phép tiến hành.
Nếu do yêu cầu của thủ tục căng, tao không thể được bơm vữa trong giai đoạn này thì vỏ bọc
sẽ được đóng niêm phong để bảo vệ tao không bị ăn mòn.
Công tác bơm vữa sẽ được tiến hành liên tục nhưng chậm để tránh vữa bị vụn rời. Biện pháp
bơm vữa phải đảm bảo bơm đầy ống và toàn bộ xung quanh thép. Vữa sẽ chảy từ đầu rỗng
của ống đến khi đầy tương đương với lượng vữa được bơm ra. Đầu hở sau đó sẽ được đóng
chắc lại. Tất cả các lỗ thông hơi sẽ được đóng lại dần theo cách tương tự từng lỗ một theo
dòng vữa chảy. Ống bơm vữa sau đó sẽ được rút hết áp suất cho đến khi vữa được đổ đầy.
Các ống đã đầy vữa sẽ không được để sóc lên hoặc rung động trong vòng 1 ngày sau khi bơm
vữa. Mức vữa trong ống bơm và ống thông sẽ được kiểm tra không đến 2 ngày sau, sao cho
vữa ở trong tình trạng tốt như yêu cầu.
Nhà thầu phải giữ tất cả các nhật ký ghi chép đầy đủ quá trình bơm vữa bao gồm ngày bơm
vữa của mỗi một ống dẫn, thành phần vữa và bất cứ một phụ gia nào được sử dụng, áp suất,
chi tiết bất cứ lần ngưng lại hoặc lớp vữa trên theo yêu cầu. Bản sao các ghi chép phải đệ
trình lên Tư vấn giám sát trong vòng 3 ngày sau khi bơm vữa.
3.7 Bảo quản hệ neo DƯL
Ngay sau khi căng và quá trình bơm vữa hoàn thành, các đầu neo lộ ra, tao thép và các thiết
bị kim loại khác sẽ được đánh cho sạch gỉ, vữa thừa dính vào, và các loại vật liệu khác.
Ngay sau khi làm sạch, toàn bộ bề mặt lõm của neo và các kim loại lộ ra phải được làm khô
kỹ và phủ áo đồng bộ bằng keo epoxy theo đúng tiêu chuẩn AASHTO M235 Cấp III như
giới thiệu của nhà sản xuất.
Các vùng lõm của neo sau đó sẽ được đổ đầy bằng vữa không co ngót đã được chấp thuận.
Vữa không được chứa bột nhôm, phần tử sắt, clorua, sun phát, lưu huỳnh hay nitrat.
Tại những vị trí phần bảo vệ bị lộ ra thì các phần lõm của neo sẽ được đổ đầy bê tông cùng
chất lượng và mầu sắc cùng với phần bê tông xung quanh đó. Bê tông này cũng sẽ được sử
dụng và bảo dưỡng theo đúng Chỉ dẫn kỹ thuật này hoặc theo hướng dẫn của Tư vấn giám
sát.
Bề mặt neo lộ ra không nằm trong phần lõm sẽ được phủ lớp áo chống mòn bằng nhựa đường
than epoxy hoặc các vật liệu tương tự được Tư vấn giám sát chấp thuận. Trước khi phủ áo tất
cả các bề mặt phải được cọ rửa sạch sẽ tránh rỉ, có gờ hoặc các vật liệu gây hại khác đồng
thời bề mặt cũng phải được làm sạch sẽ bằng các dung môi thích hợp có thể tẩy sạch dầu mỡ.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-64 07450


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.8 Thi công kết cấu thượng tầng
Công tác này bao gồm việc đặt gối tạm nếu thích hợp, các đoạn đúc tại chỗ trên bãi sản xuất
dầm, đổ tại chỗ từng đoạn và căng kéo sau tại hiện trường, và đặt kết cấu phần trên trên các
gối cố định.
Nhà thầu phải đệ trình tiến độ thi công được thể hiện theo trình tự yêu cầu cho mỗi bước và
giai đoạn lắp ráp và xây dựng kết cấu thượng tầng.
Các mối nối thi công sẽ được giới hạn tại các vị trí được thể hiện như trong Bản vẽ.
Bề mặt của các vị trí nối dầm phải được chuẩn bị cho phù hợp với yêu cầu của mục “Bê tông
và các kết cấu Bê tông” của Chỉ dẫn kỹ thuật này ngay trước khi đổ bê tông thi công mối nối.
Đối với việc đổ bê tông tại những phần khép kín giữa các cánh hẫng, các cánh hẫng sẽ được
cố định tránh xoay hoặc chuyển động ảnh hưởng tới các cánh khác. Hệ thống khoá cánh hẫng
và định hình khi khép kín cùng với các bước đổ bê tông đóng kín sẽ là loại bê tông sau lần đổ
đầu tiên không bị căng có thể gây ra các vết nứt.
Nhà thầu chuẩn bị bảng cao độ và tuyến yêu cầu tại mỗi một giai đoạn lắp đặt theo từng kế
hoạch, tại các điểm kiểm tra liệt kê ở dưới hoặc các biện pháp theo sự lựa chọn của mình và
đệ trình lên Tư vấn giám sát.
* Một trong những góc thấp nhất tại bề mặt trên cùng của bất cứ tấm gối tạm sẽ nào được sử
dụng như là số liệu trong khi lắp ráp và thành lập điểm hỗ trợ với các cao độ thực tế và tuyến yêu
cầu của kết cấu phần trên đã đặt cố định.
* Tất cả các góc và tâm (tại các mặt đoạn) của bản trên đoạn dầm để thành lập cấp và đỉnh.
* Hai điểm trên tâm dọc của mỗi một đoạn cắt ngang trụ, một trên mỗi cạnh tạo thành tuyến
* Một điểm trên tim dọc và ít nhất một góc của mỗi đoạn dọc theo mối nối giữa các đoạn đúc tại
chỗ để thành lập cao độ và tuyến tại mỗi một giai đoạn thi công, lắp ráp.

Miếng đệm gối tựa tạm thời tại trụ nếu cần phải được đặt cẩn thận. Mặt trên cùng của các tấm
này sẽ có cao độ, hướng tuyến và độ dốc chính xác như yêu cầu trong Bản vẽ. Miếng chèn có
thể được sử dụng dưới các tấm đệm tăng độ chính xác. Nhà thầu cũng phải đặt kế hoạch và
cung cấp các biện pháp đo đạc để duy trì tấm gối đỡ tạm vào đúng vị trí trong khi các đoạn
trụ được đúc.
Nhà thầu sẽ kiểm tra cao độ và tuyến của kết cấu tại từng giai đoạn thi công theo đúng bình
đồ kiểm tra hình học đã được đệ trình và chấp thuận và các nhật ký ghi chép tất cả các kiểm
tra cũng như các sửa đổi và những sửa chữa đã làm phải được lưu lại.
3.9 Bảo dưỡng
3.9.1 Tổng quát
Ngoài các quy định dưới đây hoặc các chấp thuận, bảo dưỡng ướt (nước) sẽ được áp dụng
theo đúng yêu cầu trong mục Chỉ dẫn kỹ thuật”Bê tông và các kết cấu bê tông”.Nếu Nhà thầu
lựa chọn việc bảo dưỡng bằng bất cứ biện pháp nào khác, thì các biện pháp và chi tiết đó phải
được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
3.9.2 Bảo dưỡng bằng hơi nước
Bảo dưỡng bằng hơi nước theo đúng các điều kiện dưới đây có thể được áp dụng, nếu Nhà
thầu đề xuất kịp thời và sau đó được Tư vấn giám sát chấp thuận, như một biện pháp thay thế
bảo dưỡng bằng nước.
a) Nền đúc cho bất kỳ một phần nào được bảo dưỡng bằng hơi nước sẽ được ngăn kín
lại hoàn toàn không cho hơi nước thoát ra đồng thời ngăn cả áp suất bên ngoài
b) Sau khi đổ bê tông từ 2 đến 4 giờ và sau khi bê tông đã cố kết thì lần bảo dưỡng bằng
hơi nước đầu tiên sẽ được bắt đầu. Nếu có sử dụng các loại phụ gia chậm liên kết
trong bê tông thì quá trình bảo dưỡng hơi nước phải được hoãn lại thành từ 4 đến 6
giờ
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-65 07450
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
c) Biện pháp bảo dưỡng bằng nước sẽ được sử dụng từ khi bê tông được đổ cho đến tận
khi áp dụng bảo dưỡng bằng hơi nước lần đầu tiên cho bê tông
d) Hơi nước phải có độ ẩm 100% nhằm ngăn sự mất hơi nước và cung cấp độ ẩm cho
quá trình hy đrát hoá của xi măng
e) Bảo dưỡng bằng hơi nước sẽ không được áp dụng trực tiếp lên bê tông. Trong khi
bảo dưỡng bằng hơi nước nhiệt độ không khí xung quanh sẽ tăng không được quá
22°C trong vòng 1 giờ cho đến khi đạt được nhiệt độ tối đa và nhiệt độ này sẽ được
duy trì cho đến khi bê tông đạt được cường độ yêu cầu
f) Khi không áp dụng bảo dưỡng bằng hơi nước, nhiệt độ không khí xung quanh không
được giảm quá 22°C trong vòng 1 giờ cho đến khi nhiệt độ đạt được 10°C trên nhiệt
độ không khí khu vực xung quanh bê tông lộ ra
g) Nhiệt độ bảo dưỡng tối đa phải từ 60-67°C.
3.10 Xếp dỡ, vận chuyển và lưu kho
Bê tông dự ứng lực đúc sẵn sẽ không được vận chuyển từ vị trí đúc hoặc di rời cho đến tận
khi bê tông đạt được cường độ nén 90% của cường độ 28 ngày quy định.
Hết sức cẩn thận khi vận chuyển hay di rời các cấu kiện bê tông dự ứng lực đúc sẵn.
Các dầm, bản đúc sẵn sẽ được vận chuyển theo vị trí thẳng đứng, tránh các cú xóc. Các điểm
đỡ và phương của phản lực của kết cấu khi vận chuyển và lưu kho phải gần giống như khi
cấu kiện ở vị trí lắp đặt cuối cùng. Nếu Nhà thầu nhận thấy cần thiết phải vận chuyển hay lưu
giữ các cấu kiện dự ứng lực đúc sẵn tại một vị trí khác thích hợp hơn thì Nhà thầu sẽ phải tự
làm và chịu trách nhiệm mọi rủi ro có thể sau khi thông báo cho Tư vấn giám sát biết ý định
của mình. Bất cứ một cấu kiện nào mà Tư vấn giám sát coi là chưa đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ
và thay thế bằng chi phí của Nhà thầu bằng các cấu kiện khác thích hợp hơn.
3.11 Đánh dấu các cấu kiện DƯL đúc sẵn
Mỗi cấu kiện bê tông dự ứng lực đúc sẵn phải được đánh dấu riêng biệt và vĩnh cửu để ghi rõ
loại cấu kiện, ngày đổ bê tông.
3.12 Lao lắp dầm đúc sẵn
3.12.1 Xác định vị trí
Trước khi lao lắp các dầm, Nhà thầu phải khảo sát vị trí của các cột đỡ và được Tư vấn giám
sát xác nhận các vị trí này cả theo phương ngang và phương dọc.
Nhà thầu phải tiến hành tất cả những sửa đổi cần thiết bằng chi phí của mình đối với việc đặt
gối và chiều dài dầm để đảm bảo rằng bản mặt cầu được thiết kế theo đúng đường và cao độ
Bất cứ một thay đổi nào về chiều dài dầm so với thể hiện trong Bản vẽ phải được Tư vấn
giám sát thống nhất trước khi đúc dầm.
3.12.2 Lao lắp dầm
Nhà thầu phải đệ trình một biện pháp đầy đủ về đề xuất phương pháp hướng dẫn cẩu nâng và
lắp đặt dầm tại vị trí vĩnh cửu được Tư vấn giám sát chấp thuận. Phương pháp đề xuất phải
được đệ trình trong vòng 1 tháng trước ngày bắt đầu thi công.
Hướng dẫn phải bao gồm và không giới hạn sử dụng các thiết bị cần dùng để nâng và vận
chuyển các dầm và để lắp dựng chúng vào kết cấu chung và vị trí đặc biệt. Hướng dẫn phải
bao gồm đầy đủ chi tiết thiết bị sử dụng cho cần điều khiển dầm và lắp vào kết cấu. Hướng
dẫn phải kèm theo tính toán phù hợp với toàn bộ kết cấu và đúng như Bản vẽ thi công cho
từng giai đoạn thi công. Việc tính toán phải đúng như việc thi công thử và sẽ được xem xét
cho toàn bộ các trường hợp thử tải trọng phát sinh trong quá trình và các điều kiện bình
thường tại hiện trường, đặc biệt cho tải trọng gió và điều kiện mặt đất tự nhiên. Nhà thầu phải
thực hiện tất cả khảo sát đất bổ sung cần thiết để xác nhận các dữ kiện liên quan đến điều

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-66 07450


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
kiện mặt đất tự nhiên. Việc chuẩn bị tính toán và bản vẽ chi tiết phải được xác nhận và đóng
dấu bởi một Tư vấn giám sát kết cấu có năng lực kinh nghiệm.
Phần chi tiết sẽ bao gồm việc xem xét tác động của từng giai đoạn cho quy trình thi công lâu
dài mà giàn giáo được sử dụng và vận hành. Quy trình nâng cẩu và vận chuyển dầm vào đúng
vị trí yêu cầu và quá trình lao lắp dầm phải theo như độ lệch tâm của tải trọng trên các công
tác thi công vĩnh cửu đã hoàn thiện (cho cả mố và trụ) là nhỏ nhất.
Khi dầm đã được đặt vào vị trí cần thiết chúng sẽ được giằng chắc nhằm chống lật trước khi
được buông ra bằng cần cẩu hoặc bằng các thiết bị nâng giữ khác.
Dầm được giữ nguyên tránh bị chuyển động một bên trong khi đổ bê tông tại hiện trường.
Không được tiến hành nâng cẩu và lắp đặt dầm, cho đến lúc mà các biện pháp đề xuất của
nhà thầu, các bảng tính toán và các Bản vẽ thi công được Tư vấn giám sát chấp thuận.
3.13 Dung sai cho kết cấu Bê tông
Dung sai được liệt kê trong Bảng 1 là độ chênh lệch cho các kết cấu bê tông DƯL. Các dung
sai này là cơ sở cho công tác nghiệm thu.
Bảng 1 Dung sai được chấp nhận cho kết cấu bê tông DƯL
Dung sai
Chiều dài  5 mm
Vị trí trung tâm  5 mm
Cao độ bề mặt Bản mặt cầu  10 mm
Cao độ bề mặt lớp đệm tay vịn lan can  5 mm
Chiều rộng và chiều sâu  10 mm
Cường độ chịu nén Tham chiếu mục 07100
Đo độ bằng phẳng bằng thước 3m  5 mm
Độ uốn

3.14 Tần suất thí nghiệm


Tần suất thí nghiệm phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn Việt Nam: 22TCN 389-07; 22TCN
247-98 hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương và phải trình bày để Tư vấn giám sát
chấp thuận như dưới đây:
STT Mô tả thí nghiệm Tần suất thí nghiệm Ghi chú
1 TCXDVN 389-07: Sản phẩm bê tông ứng lực trước - Yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu
a Thí nghiệm vật liệu & công tác chuẩn bị
trước khi thi công (Cho vật liệu & chấp
thuận mỏ vật liệu)
+ Xi măng Mục 4.1.1
+ Chất lượng đá cho bê tông Mục 4.1.2
+ Nước cho BT Mục 4.1.3
+ Các mục chỉ tiêu khác cho BT như Mục 4.15; 4.2
lượng iôn clorua, phụ gia cho xi măng:
+ Chất lượng thép cho bê tông DƯL

b Trong quá trình thi công:


Kiểm tra cường độ bê tông Mục 4.3
Neo Thép BT DƯL Mục 4.5
Yêu cầu về lực căng Mục 4.6
Dung sai khi thi công Mục 4.7; 4.8; 4.9
c Sau khi thi công: (Công tác nghiệm thu
hạng mục thi công)
2 22TCN 247-98: Quy trình thi công và Mục 5
nghiệm thu dầm cầu BTCT DƯL

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-67 07450


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
a Thí nghiệm vật liệu & công tác chuẩn bị
trước khi thi công (Cho vật liệu & chấp
thuận mỏ vật liệu)
+ Xi măng Mục 2.1
+ Cát Mục 2.2
+ Chất lượng đá cho Bê tông Mục 2.3
+ Nước cho BT Mục 2.4
+ Các chỉ tiêu khác cho BT: phụ gia Mục 2.5
cho BT
+ Thép cho BT DƯL Mục 2.6; 2.7

+ Ống ghen Mục 2.8


+ Bôi trơn cho ống ghen Mục 2.9
+ Lực căng cáp Mục 2.10
+ Keo Epoxi Mục 2.11
b Trong quá trình thi công:
Công tác gia công cốt thép và cốt thép Chương III
dự ứng lực
Bệ căng cáp, ván khuôn, đà giáo: Chương IV
Công tác căng cáp: Chương V (Bao gồm phương
pháp căng trước và căng sau)
Công tác đúc dầm và hoàn thiện: Chương VI
c Sau khi thi công: (Công tác nghiệm thu Chương VII
hạng mục thi công)

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
4.1.1 Các cấu kiện đúc sẵn dự ứng lực
Khối lượng cấu kiện bê tông đúc sẵn dự ứng lực sẽ được đo đạc để thanh toán phải là số
luợng kết cấu bê tông dự ứng lực đúc sẵn thực tế, lắp đặt tại chỗ, đã hoàn thành và được chấp
thuận. Mỗi một cấu kiện phải bao gồm bê tông, cốt thép thường và thép dự ứng lực cùng với
các vật liệu tương tự trong hoặc dùng cùng với dầm hoặc bản.
4.1.2 Các cấu kiện đúc tại chỗ, căng kéo sau
Các kết cấu bê tông đúc tại chỗ căng sau sẽ được thanh toán trên cơ sở số lượng mét khối bê
tông, trọng lượng thép thường và trọng lượng thép dự ứng lực. Đối với bê tông tham khảo
phần 07100 “Bê tông và các kết cầu bê tông”. Đối với cốt thép, tham khảo phần 07500 “Cốt
thép” của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng được nghiệm thu, đo đạc như đã được quy định ở trên, sẽ được thanh toán với
đơn giá Hợp đồng đối với mỗi đơn vị đo đạc cho các hạng mục thanh toán của Bảng tiên
lượng được liệt kê dưới đây.
Các công việc quy định trong hạng mục này sẽ được thanh toán đầy đủ. Tất cả các nhân công,
vật tư, các thí nghiệm, thiết bị, dụng cụ và các hạng mục phụ trợ khác được chỉ ra trong Bản
vẽ hoặc theo chỉ dẫn kỹ thuật hoặc theo hướng dẫn trực tiếp của Tư vấn giám sát.
Thanh toán cáp dự ứng lực gồm có công tác căng, bơm vữa, neo giữ, ống dẫn và tất cả các thí
nghiệm yêu cầu cho vật liệu.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07450-01 Dầm Super T, L=38,10 – 38,30m (tất cả các Loại) cái
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-68 07450
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
07450-03 Dầm Super T (L=28,7m) cái
07450-04 Dầm Super T (L=26,3m) cái

07450-05 Cáp dự ứng lực kg


07450-06 Dầm bản rỗng, L=24m cái
07450-07 Dầm bản rỗng, L=21m cái
07450-08 Dầm chữ I, L=33m cái
07450-09 Thanh thép cường độ cao cho bê tông dự ứng lực (thanh DƯL) kg

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-69 07450


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07500 – Cốt thép

1. Mô tả
Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này diễn tả, các yêu cầu và điều khoản cho việc cung cấp, uốn thép,
gia công và đặt cốt thép và các chốt thép theo loại thép, kích thước, loại và hình dáng, mác
yêu cầu theo đúng các Bản vẽ như quy định tại đây dưới sự chỉ đạo của Tư vấn giám sát.

2. Các yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn tham chiếu
Các tiêu chuẩn và quy định dưới đây là xuất bản mới nhất và phải được áp dụng vào các công
việc quy định theo phần Chỉ dẫn kỹ thuật này.
 TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông
 QCVN 07-2011/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông
 AASHTO M31 Thép trơn và thép có gờ cho cốt thép bê tông
 AASHTO M164M Bu lông cường độ cao cho mối nối kết cấu thép
 AASHTO M232 Mạ kẽm (nhúng nóng) trên sắt và lõi thép
 ASTM A82 Sợi thép kéo nguội cho bê tông cốt thép
 ASTM A615 Thép trơn và thép có gờ cho bê tông cốt thép
 ASTM A185 Lưới thép hàn cho bê tông cốt thép
 ACI 315 Chi tiết cốt thép.
 ASTM A722M-07 Thanh thép trần cường độ cao cho bê tông dự ứng lực
2.2 Yêu cầu vật liệu thép
2.2.1 Thanh cốt thép
Tất cả các thanh cốt thép phải được cấu dạng là loại thép tròn và đáp ứng được các yêu cầu
của AASHTO M31 (ASTM A615), Loại 60 hoặc tương đương, trừ loại cốt thép tròn trơn
phải được cung cấp theo tiêu chuẩn AASHTO M31 (ASTM A615), Loại 40 hoặc tương
đương như trong bản liệt kê cốt thép. Thí nghiệm sẽ theo đúng tiêu chuẩn AASHTO T68.
Tính toán lực kéo đơn vị cho các thanh có diện tích khác nhau là 6% hoặc hơn từ những tiết
diện thanh danh định sẽ được làm sử dụng diện tích thanh đo được.
2.2.2 Cốt thép đai
Loại cốt thép gai cho các thanh đường kính 12mm và hơn phải theo đúng yêu cầu của ASTM
A615, Loại 60 (cường độ chảy 420MPa), cốt thép gai với các thanh thép có đường kính nhỏ
hơn 12mm (thép trơn) phải tuân thủ theo các yêu cẩu của ASTM A615, Loại 40 (cường độ
chảy là 240 MPa).
2.2.3 Thay đổi kích thước khác nhau
Chỉ được phép thay đổi kích thước thép khi có phê duyệt bằng văn bản của Tư vấn giám sát,
và thép thay thế phải có tiết diện tương đương hoặc lớn hơn loại thép cho trong Bản vẽ. Nhà
thầu phải đệ trình Bảng đơn vị trọng lượng và kích thước của mỗi loại thanh cốt thép để đo
đạc và thanh toán.
Khi thay thế các thanh theo mã số không tương đương về diện tích với các thanh theo đường
kính mm, khoảng cách giữa các thanh được điều chỉnh để tạo ra cùng diện tích cốt thép trên
cùng một đơn vị khoảng cách. Việc thay thế các thanh có chiều dài tính theo mm cho các

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-70 07500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
kích cỡ thanh không có sẵn từ nguồn Nhà thầu có thể tìm từ nguồn tương tự. Tất cả thay thế
thanh đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Tư vấn giám sát.
2.2.4 Lưới thép hàn
Lưới thép hàn phải theo đúng yêu cầu của ASTM A185 và phải được biểu thị trên các bản vẽ.
Lưới thép hàn phải được bố trí theo chỉ dẫn của Viện thép bê tông (CRSI) và Các tiêu chuẩn
thi công.

3. Các yêu cầu về thi công


3.1 Vận chuyển và bố trí cốt thép
Tất cả cốt thép phải được bảo vệ tránh hư hỏng bề mặt hoặc hư hỏng mang tính cơ học, tránh
gỉ hoặc các nguyên nhân khác kể từ khi nhập hàng cho tới khi lắp đặt cốt thép. Cốt thép lưu
kho tại công trướng phải đặt trên sàn gỗ hoặc không được đặt trực tiếp trên mặt đất. Khi thời
tiết khô hoặc thời gian lưu kho trước khi lắp đặt có giới hạn, nhà kho có thể bị chểnh mảng,
nhưng nếu trời mưa hoặc trời ẩm, cốt thép phải được che kín.
3.2 Cung cấp và chất lượng thép
Trước khi bắt đầu công việc, Nhà thầu phải đệ trình lên Tư vấn giám sát mẫu thép sẽ dùng
trong công trường để xét duyệt, đồng thời đệ trình chứng chỉ của nhà sản xuất cho mỗi loại
mẫu và địa điểm của nhà sản xuất, ngày tháng và kích thước của lô hàng sẽ chuyển đến công
trường và tất cả các giấy tờ có liên quan của các thành phần, sản xuất, cường độ và chất
lượng thép.
Trong trường hợp mẫu thép thí nghiệm không đạt yêu cầu kỹ thuật tại bất kỹ thời gian nào,
hoặc Tư vấn giám sát có ý kiến cho rằng mẫu được đệ trình lên Tư vấn giám sát không đúng
chất lượng hoặc không được duyệt để sử dụng trên công trường. Tư vấn giám sát có thể yêu
cầu Nhà thầu loại bỏ hoàn toàn tất cả những bộ phận đã được xây dựng bằng loại thép đó
Tất cả mẫu thép thí nghiệm phải đáp ứng yêu cầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật của
ASTM/AASHTO quy định cho các kích thước, loại đặc biệt và mác của thép.
3.3 Danh mục cốt thép và sơ đồ uốn thép
Nhà thầu phải trình lên Tư vấn giám sát danh mục cốt thép và sơ đồ uốn thép để xét duyệt.
Cốt thép không được phép gia công cho tới khi đệ trình các danh mục này. Nhà thầu phải
chịu trách nhiệm về sự chính xác của các danh mục và sơ đồ này khi có xét duyệt. Nhà thầu
phải chịu mọi chi phí trong trường hợp phải thay đổi nguyên liệu đã cho trong danh mục và
sơ đồ sao cho theo đúng bản vẽ thiết kế.
3.4 Gia công cốt thép
3.4.1 Uốn thép
Cốt thép phải được cắt và uốn theo đúng hình dạng cho trên bản vẽ. Sai số gia công phải theo
đúng ACI 315. Toàn bộ cốt thép phải được uốn nguội, trừ khi có sự chấp thuận khác. Những
phần cốt thép nằm trong bê tông không được uốn tại hiện trường trừ trường hợp có chỉ dẫn
trên bản vẽ và được chấp thuận theo yêu cầu kỹ thuật.
3.4.2 Kích thước móc và uốn
Kích thước móc và đường kính uốn phải được đo bên trong cốt thép theo đúng bản vẽ. Khi
trên bản vẽ không chỉ ra kích thước móc hoặc đường kính uốn, chúng phải theo tiêu chuẩn
22TCN272-05.
3.5 Lắp đặt cốt thép
Cốt thép phải được lắp đặt theo đúng hình dạng và kích thước như chỉ dẫn trên bản vẽ. Các
thanh sẽ là tiết diện cắt ngang theo quy định và phải được định vị chắc chắn theo đúng chỉ
dẫn trên bản vẽ. Các thanh này phải được liên kết chặt chẽ tại các nút giao để đảm bảo khung
cốt thép giữ đúng hình dạng, và hệ cốp pha sẽ chống đỡ tạm thời sao cho giữ đúng vị trí trong
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-71 07500
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
suốt quá trình đổ bê tông. Các đầu dây thép phải nằm bên trong bê tông và không được phép
chồi lên bề mặt. Côn kê phải là bê tông đúc sẵn và có cường độ ít nhất phải tương đương với
bê tông đổ tại chỗ. Kích thước côn kê phải theo đúng tiêu chuẩn và được định vị chính xác
bằng dây thép. Các con kê này phải được ngấm nước ngay trước khi đổ bê tông.
Không cho phép bất kỳ hệ thống chống tạm bằng kim loại nào thay thế cho cốt thép đặt trong
lớp bê tông hoàn thiện, các kẹp kim loại hoặc hệ thống chống kim loại không được đặt trong
các bề mặt lộ ra. Không được sử dụng hệ thống chống bằng nhựa.
Lớp bê tông bảo vệ dày 50mm cho tất cả các cốt thép mặt khác trừ khi được chỉ ra trong các
bản vẽ hoặc được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Tại thời điểm đổ bê tông, cốt thép phải được vệ sinh sạch gỉ sắt, bụi, dầu, đất hoặc bất kỳ lớp
áo nào có thể phá huỷ hoặc giảm độ kết dính cũng cần phải được vệ sinh sạch toàn bộ hoặc
một phần bê tông mà có thể bị lắng đọng trên đó trong suốt quá trình đổ bê tông lần trước.
Việc lắp đặt cốt thép phải được Tư vấn giám sát kiểm tra và không được phép đổ bê tông
xung quanh cốt thép khi Tư vấn giám sát chưa duyệt. Tư vấn giám sát không cho phép việc
cài đặt hoặc tháo bỏ phần cốt thép chừa ra tại các vị trí đã đổ bê tông. Phần cốt thép chừa ra
tại các mạch ngừng không được uốn khi chưa được Tư vấn giám sát xét duyệt.
Cốt thép thanh tối thiểu phải là các thanh cốt thép đường kính 40 trừ khi có chỉ định khác trên
bản vẽ. Không được sử dụng thanh chống kim loại để mở rộng bề mặt. Bố trí cốt thép trên
các lớp bê tông tươi như một tiến trình thi công và Tư vấn giám sát không cho phép điều
chỉnh cốt thép trong quá trình đổ bê tông.
Cốt thép chính để chịu ứng suất chỉ được phép ghép nối tại các điểm đã cho trên bản vẽ hoặc
theo các bản vẽ thi công đã được duyệt.
Khoảng cách tối thiểu giữa các thanh cốt thép phải gấp 2,5 lần đường kính của chúng và
khoảng không giữa các cốt thép không được nhỏ hơn 1,5 lần so với kích thước tối đa của cốt
liệu thô.
Các bó thép được bó chặt với nhau và khoảng cách các nút buộc không được lớn hơn 1,8m.
3.6 Ghép nối cốt thép
Tất cả cốt thép phải được cung cấp với chiều dài đầy đủ theo chỉ dẫn trên bản vẽ trừ khi có sự
chấp thuận nào khác của Tư vấn giám sát. Ngoài các mối nối ghép trên bản vẽ và các mối nối
cho thép 16mm hoặc nhỏ hơn, thép sẽ không được phép nối nếu không có văn bản xét duyệt
của Tư vấn giám sát. Các mối nối phải được ghép so le.
3.6.1 Mối nối chồng
Các mối nối chồng phải có chiều dài như chỉ dẫn trên bản vẽ. Nếu trên mặt bằng không đưa
ra, chiều dài mối nối chồng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn 22 TCN272-05. Tại các mối nối
chồng, thép phải được đặt và chia sợi theo đúng cách để duy trì khoảng cách tối thiểu tới bề
mặt bê tông và khoảng cách nhỏ nhất giữa các thanh đã được chỉ ra trong chỉ dẫn này.
3.6.2 Các mối ghép nối hàn
Các mối nối ghép hàn chỉ được sử dụng nếu được nêu chi tiết tại các bản vẽ hoặc nếu được sự
phê duyệt của Tư vấn giám sát. Các mối ghép hàn phải theo đúng Quy định Tiêu chuẩn hàn
kết cấu, Cốt thép AWS D1.4 của "Hiệp Hội Hàn Hoa Kỳ" và các điều khoản đặc biệt có thể
áp dụng được. Cốt thép cho phép hàn được nếu đặc tính hóa học của thép vượt quá phần trăm
trong Bảng 1
Bảng 1 Thành phần của cốt thép
Thành phần hóa học Phần trăm
Các bon (C ) 0,30
Mangan (MA) 1,50
Cacbon tương đương (C.E.) 0,55

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-72 07500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.6.3 Khớp nối cơ khí
Các khớp nối cơ khí chỉ được sử dụng nếu được nêu chi tiết trên mặt bằng hoặc được xét
duyệt trước hoặc được Tư vấn giám sát có văn bản chấp thuận. Những khớp nối như vậy phải
được tăng lên trong quá trình kéo căng hoặc nén, theo yêu cầu ít nhất 125 phần trăm cường
độ chảy quy định của thép.
Khi Tư vấn giám sát yêu cầu, lấy tới 2 mẫu tại hiện trường trong số 100 mối nối hoặc một
phần của nó đặt trong kết cấu và được Tư vấn giám sát ngẫu nhiên lựa chọn, sau đó sẽ được
Nhà thầu mang đi và thử trong 125 phần trăm của cường độ chảy theo quy định của Tư vấn
giám sát.
3.7 Ghép nối lưới thép
Các tấm lưới hoặc các tấm lưới thép phải được nối bằng các mối nối chồng liền nhau một
cách đầy đủ để duy trì cường độ đồng bộ và phải được buộc chặt tại các đầu và các cạnh.
Cạnh mối nối chồng không được phép nhỏ hơn lưới với chiều rộng +50mm.
3.8 Tần suất thí nghiệm
Tần suất thí nghiệm (chỉ dùng cho thí nghiệm vật liệu) phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn
Việt Nam: TCVN 1651-2008 hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương và phải trình bày
để Tư vấn giám sát chấp thuận như dưới đây
STT Mô tả thí nghiệm Tần suất TN Ghi chú
1 TCVN 1651-1: 2008: Thép cốt bê tông – thép thanh tròn.
Thí nghiệm vật liệu:
Lấy mẫu và phương pháp thí nghiệm: Mục 11.3.2.2
Các thí nghiệm khác và tần suất thí nghiệm: Mục 11.3.3
2 TCVN 1651-2: 2008: Thép cốt bê tông – thép thanh vằn.
Thí nghiệm vật liệu:
Lấy mẫu và phương pháp thí nghiệm: Mục 8; 9
Các thí nghiệm khác và tần suất thí nghiệm: Mục 12.3.3

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương thức đo đạc
Việc đo đạc cốt thép phải tính theo trọng lượng cho cả hai loại thép có gờ và thép trơn dựa
trên tổng trọng lượng tính toán theo chiều dài và kích thước của thép theo chỉ dẫn tại sơ đồ
cốt thép và theo phê duyệt của Tư vấn giám sát.
4.2 Cơ sở thanh toán
Các thanh cốt thép sẽ được đo đạc thanh toán theo đơn giá áp dụng cho các hạng mục thanh
toán của Bảng tiên lượng được liệt kê dưới đây.Việc thanh toán sẽ được thực hiện cho cả
nhân công, nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị máy móc và các phụ tùng khác để hoàn thiện việc
cung cấp và lắp đặt tất cả các loại cốt thép.
Không được thanh toán riêng cho các hạng mục kẹp thép, dây thép, đai thép, dụng cụ bẻ và
các nguyên liệu khác dùng để buộc chặt thép tại chỗ. Trong trường hợp thép phải thay thế
bằng loại khác theo yêu cầu của Nhà thầu, thì chỉ có khoản thanh toán này được gồm trong
khối lượng thanh toán.
Không thanh toán riêng biệt cho các khớp nối thanh cốt thép.
Khi các mối nối là các mối nối ghép và khác so với bản vẽ hoặc được duyệt tại các bản vẽ thi
công nhằm tạo thuận lợi cho Nhà thầu, số lượng thép phát sinh sẽ không được bao gồm trong
thanh toán.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-73 07500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Đối với trọng lượng thép tính toán cho việc thanh toán, nhà thầu phải tuân theo Bảng đơn vị
trọng lượng tiêu chuẩn được đưa ra như bảng 2 trong TCVN 1651-1:2008 (cho thép tròn
trơn) và bảng 2 trong TCVN 1651-2:2008 (cho thép tranh vằn) như sau:
Đối với các chốt thanh trơn, thì không được thanh toán riêng biệt cho việc đặt các chốt bao
gồm việc khoan bất kỳ lỗ cần thiết nào và việc cung cấp và miết vữa và hoặc các phụ kiện
được nêu trong Bản vẽ.
Bảng 2 TCVN 1651-1:2008 (Thép cốt bê tông – Phần 1: Thép trơn)
Đường kính danh Diện tích mặt cắt Khối lượng 1m chiều dài
nghĩa (d), ngang danh nghĩa,
Yêu cầu (kg/m) Sai lệch cho phép (%)
mm (An), mm2
6 28,3 0,222 ±8
8 50,3 0,395 ±8
10 78,5 0,617 ±6
12 113 0,888 ±6
14 154 1,21 ±5
16 201 1,58 ±5
18 254,5 2,00 ±5
20 314 2,47 ±5
22 380 2,98 ±5
25 490,9 3,85 ±4
28 615,8 4,83 ±4
32 804,2 6,31 ±4
36 1017,9 7,99 ±4
40 1256,6 9,86 ±4
An = 0,7854 x d2. Khối lượng theo chiều dài = 7,85 x 10-3 x An

Bảng 2 TCVN 1651-2:2008 (Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn)
Đường kính danh Diện tích mặt cắt Khối lượng 1m chiều dài
nghĩa (d), ngang danh nghĩa, Yêu cầu (kg/m) Sai lệch cho phép (%)
mm (An), mm2
6 28,3 0,222 ±8
8 50,3 0,395 ±8
10 78,5 0,617 ±6
12 113 0,888 ±6
14 154 1,21 ±5
16 201 1,58 ±5
18 254,5 2,00 ±5
20 314 2,47 ±5
22 380,1 2,98 ±5
25 491 3,85 ±4
28 616 4,84 ±4
32 804 6,31 ±4
36 1017,9 7,99 ±4
40 1257 9,86 ±4
50 1964 15,42 ±4
Nếu đường kính lớn hơn 50mm, phải có sự thỏa thuận giữa Nhà sản xuất và người mua và sai
lệch cho phép trên từng thanh là ±4%
Tiết kiện đường kính thanh thép là An = 0,7854 x d2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-74 07500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Khối lượng theo chiều dài = 7,85 x 10-3 x An
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07500-01 Cốt thép kg

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-75 07500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07650 – Lan can

1. Khái quát
1.1 Mô tả
Hạng mục công việc này bao gồm cung cấp tất cả vật liệu và thi công kết cấu lan can trên cầu.
Công tác thi công lan can tại từng vị trí phải phù hợp về chủng loại và chi tiết quy định trong
hồ sơ hợp đồng cho vị trí đó.
1.2 Thi công
Trừ khi được Tư vấn giám sát cho phép, lan can không được lắp dựng trước khi tháo dỡ cốp
pha nhịp, hoàn thiện việc đổ bê tông vữa lót dầm.
1.3 Độ thẳng và độ dốc
Độ thẳng và độ dốc của lan can theo quy định trong hồ sơ hợp đồng và có thể bao gồm cả độ
vồng cho phép của từng nhịp nhưng không được tính theo độ gồ ghề của kết cấu phần trên.
Trừ khi có quy định khác trong hồ sơ hợp đồng, lan can trên cầu kể cả có cùng cao độ hoặc
khác cao độ với mặt cầu đều phải thẳng đứng.

2. Lan can kim loại


2.1 Vật liệu và chế tạo
2.1.1 Lan can thép
Các nút và bu lông không được xem như cường độ cao phải tuân thủ các yêu cầu của ASTM
A307, và ống thép phải tuân thủ các yêu cầu của ASTM A500.
2.1.2 Lan can nhôm
Đối với các lan can nhôm hoặc các phần của lan can, các chi tiết nhôm đúc phải tuân thủ theo
các yêu cầu của AASHTO M193, và các thành phần dập phải tuân thủ các yêu cầu của
ASTM B221M.
2.1.3 Hàn
Các mối hàn lộ phải được hoàn thiện bằng cách mài hoặc giũa đạt đến bề mặt nhẵn hoàn
thiện. Việc hàn các vật liệu bằng nhôm phải hàn bảo vệ bằng khí trơ, quá trình hàn điện hồ
quang bằng cách không sử dụng dung môi để hàn. Không được phép sử dụng đèn xì hoặc lửa
để cắt nhôm.
2.2 Thi công
Điều chỉnh lan can kim loại trước khi neo nhằm đảm bảo khớp nối chính xác tại các vị trí tiếp
xúc, đồng thời đảm bảo hướng và độ vồng trên suốt chiều dài của lan can. Khoan các lỗ để
nối với lan can tại đúng vị trí và theo một độ dốc và hướng thích hợp.
Ở những vị trí hợp kim nhôm tiếp xúc với các loại thép khác hoặc bê tông khác, bề mặt tiếp
xúc sẽ được phủ bằng hợp chất trét nhôm nhúng cách điện hoặc đặt đệm cao su tổng hợp giữa
hai bề mặt.Trừ khi có quy định khác trong Hợp đồng nếu không sai số thi công đối với chiều
cao lan can sẽ là -10 đến +20 mm.
Các chốt và đai phải được hàn với nhau.
Ở những nơi hợp kim nhôm tiếp xúc với các kim loại khác hoặc bê tông, thì bề mặt tiếp xúc
phải được tráng kín bằng hỗn hợp điện môi thấm nhôm, hoặc đặt một miếng đệm cao su tổng
hợp ở giữa hai bề mặt.
2.3 Hoàn thiện
Trừ khi hồ sơ hợp đồng có quy định khác, bu lông neo, ốc và các cấu kiện bằng thép của lan
can phải mạ kẽm.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-76 07650
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3. Đo đạc và thanh toán
3.1 Đo đạc
Lan can sẽ tính theo mét dài khoảng cách giữa hai điểm cuối lan can hoặc là điểm ngoài của
cột cuối cùng, tuỳ theo khoảng cách nào lớn hơn. Việc đo đạc thực hiện theo Bản vẽ không
kể độ dốc của lan can và không trừ phần chùm đèn điện hoặc các đoạn mở nhỏ theo quy định
trong hồ sơ hợp đồng.
3.2 Thanh toán
Việc thanh toán cho phần lan can sẽ thực hiện theo giá hợp đồng cho từng mét dài của các
loại lan can liệt kê trong hồ sơ hợp đồng. Chi phí thanh toán bao gồm nhân công, vật liệu,
thiết bị và các chi phí khác cần thiết để hoàn thiện lan can hoặc rào chắn tại hiện trường.
Các hạng mục thanh toán theo điều khoản này cũng với đơn giá được trình bày trong bảng
dưới.
Hạng mục Mô tả Đơn vị đo đạc
07650-04 Lan can cầu bằng kim loại (những cầu khác) m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-77 07650


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07800 – Gối cầu

1. Mô tả
Phần quy trình kỹ thuật này đưa ra những yêu cầu và thủ tục cần thiết đối với việc cung cấp
và lắp đặt gối cầu như được chỉ ra trên bản vẽ, cũng như được chỉ dẫn của Tư vấn giám sát

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn tham chiếu
Tiêu chuẩn chỉ dẫn AASHTO cho cầu và đường cao tốc và các tiêu chuẩn sau với phiên bản
mới nhất sẽ đặc biệt áp dụng cho công việc theo chỉ dẫn kỹ thuật này
ASTM A36 Kết cấu thép các bon
ASTM A123 Mạ kẽm (nhúng nóng) trên sét và thép
ASTM A570 Thép, tấm và bản, Cacbon, lăn nóng, chất lượng kết cấu
ASTM A615 Thép trơn và thép có gờ cho bê tông cốt thép
ASTM C881 Hệ thống keo dán bê tông
ASTM C1107 Lắp đặt gối cầu chịu lực (lực ngang và lực dọc), đinh tán thép và
các thiết bị liên quan
ASTM D412 Cao su lưu hóa và cao su dẻo và vật liệu đàn hồi
ASTM D429 Tính chất cao su - Sự dính cứng
ASTM D518 Tiêu chuẩn thí nghiệm về phá vỡ cao su
ASTM D746 Nhiệt độ giòn của vật liệu đàn hồi bởi nén
ASTM D1149 Lưu hóa cao su - Bề mặt gãy hóa học trong khuôn
ASTM D2240 Tính chất cao su - Đo độ cứng.
ASTM D3182 Vật liệu, thiết bị và trình tự trộn nén tiêu chuẩn và chuẩn bị xử lý
lưu hóa cao su.
ASTM D3183 Chuẩn bị các mẫu thử
ASTM D3184 Giá trị cao su tự nhiên
ASTM D3185 Giá trị của cao su đã qua xử lý bằng cách pha thêm với dầu
ASTM D3186 Giá trị của cao su đã qua xử lý bằng pha thêm các bon đen hoặc
các bon đen với dầu
ASTM D3187 Giá trị của cao su NBR
ASTM D3188 Giá trị của cao su HR
ASTM D3189 Giá trị của cao su cao phân tử BR
ASTM D3190 Giá trị của cao su pha Clo CR
ASTM D3192 Các bon đen trong cao su NR (cao su tự nhiên)
ASTM D4014 Thép trơn và thép dát mỏng cho gối cầu cao su đàn hồi
SAE 1020 Chỉ dẫn đặc biệt cho chỉ dẫn kỹ thuật cuộn tròn cho công tác hoàn
thiện và định vị.
2.2 Đệ trình
Nhà thầu sẽ phải chuẩn bị đệ trình theo sự hướng dẫn và phê duyệt của Tư vấn giám sát. Nhà
thầu phải được Tư vấn giám sát phê duyệt trước khi tiến hành gia công gối cầu.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-78 07800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
a) Chứng nhận của nhà sản xuất của chất đàn hồi trong gối đàn hồi cung cấp phù hợp
với tất cả các yêu cầu chỉ ra trong chỉ dẫn kỹ thuật này. Chứng nhận này sẽ được hỗ
trợ với một bản copy kết quả thí nghiệm mô tả do nhà sản xuất theo với mẫu đàn hồi
được sử dụng trong những tấm đệm
b) Chứng nhận sản xuất các linh kiện gối cầu được cung cấp áp dụng rộng rãi trong các
dự án khác, danh mục tên dự án, quốc gia và mã số gối và các đặc tính gối.
c) Các bản vẽ gối cầu dược chuẩn bị theo đúng phần 18 tiêu chuẩn chỉ dẫn AASHTO
cho cầu đường cao tốc chương II, Tập II, hoặc các biện pháp tương đương được Tư
vấn giám sát chấp thuận. Bản vẽ phải chỉ ra tất cả chi tiết của các gối bao gồm vật
liệu đệ trình sử dụng và chứng nhận các gối đệ trình được thiết kế đáp ứng với yêu
cầu tải trọng và các yêu cầu khác được nêu chi tiết trong bản vẽ, và là loại có thể thay
thế trong trường hợp bảo dưỡng sau này.
d) Bản vẽ thi công và thuyết minh tính toán tất cả gối cầu phù hợp kế hoạch thi công
chỉ ra trong bản vẽ.
e) Chi tiết báo cáo mô tả quá trình của gói thầu, vận chuyển và tập kết các linh kiện gối
cầu sử dụng cho dự án.
f) Kế hoạch chi tiết cho tất cả yêu cầu thí nghiệm vật liệu hoặc linh kiện gối cầu sử
dụng cho dự án.
g) Báo cáo chi tiết biện pháp thí nghiệm và kiểm tra thi công và lắp đặt linh kiện gối
cầu sử dụng cho dự án. Một khi Tư vấn giám sát đã chấp thuận phương án. Nhà thầu
sẽ không được thay đổi mà không có sự chấp thuận trước của Tư vấn giám sát.

3. Gối cao su
3.1 Tổng quát
Gối cao su phải bao gồm các tấm cao su dát mỏng ghép lại hoặc lắp ráp các tấm cao su dát
mỏng chỉ ra trong bản vẽ và theo quy định dưới đây.
Chiều dày thay đổi của một tấm cao su dát mỏng phải không quá 3mm trong phạm vi chiều
rộng và chiều dài của tấm đỡ và chiều dài thay đổi của tất cả các tấm cao su dát mỏng trong
phạm vi một tấm đỡ đó mà mỗi tấm kim loại hoặc kết cấu dát mỏng phải không thay đổi quá
3mm từ một tấm dát phẳng song song đến đỉnh hoặc đáy bề mặt của tấm đỡ.
Tổng chiều dày bề ngoài của tấm đỡ phải không ít hơn chiều dày chỉ ra trong bản vẽ cũng
không nhiều hơn 6 mm chiều dày đó. Thay đổi tổng chiều dày trong phạm vi một tấm đỡ
không quá 3 mm.
Chiều dài và chiều rộng của một tấm đỡ phải không thay đổi quá 3mm so với kích thước chỉ
ra trong bản vẽ
Dính kết giữa tấm cao su và thép dát mỏng phải như thế. Khi một mẫu thí nghiệm riêng biệt
sai sót phải xuất hiện trong phạm vi tấm cao su và không xảy ra giữa tấm cao su và tấm thép.
3.2 Vật liệu
Tất cả vật liệu sử dụng trong sản xuất bộ phận gối phải mới và không sử dụng với vật liệu tái
chế để hợp thành bộ phận hoàn thiện. Gắn kết tất cả các linh kiện phải được làm dưới độ
nóng và áp lực trong suốt quá trình lưu hóa. Gắn kết phải liên tục qua diện tích mặt bằng với
khoảng chân không nhiều hơn 0,25mm trong phạm vi gắn kết vật liệu. Bộ phận gối phải
được lắp đặt như các đơn vị hoàn thiện từ một nguồn sản xuất.
Vật liệu cho gối cầu và các bộ phận phải đáp ứng yêu cầu sau:
3.2.1 Vật liệu gối cầu
Vật liệu bao hàm gối cầu phải là cao su tự nhiên hoặc cao su có 100% nguyên gốc tổng hợp
phải đáp ứng yêu cầu Bảng 1. Các tính chất của cao su tổng hợp phải được kiểm tra từ thí
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-79 07800
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
nghiệm các bản mẫu đáp ứng với ASTM D3182 thông qua D3190 bao gồm và D3192. Một
sự biến thiên ± 10% lực căng độ giãn giới hạn dưới “ các tính chất vật lý ” được cho phép khi
thí nghiệm bản mẫu cắt khỏi sản phẩm hoàn thiện.
3.2.2 Các tấm thép dát mỏng bên trong
Các tấm thép dát mỏng phía trong đối với các tấm cao su dát mỏng phải phải được lăn thép
cacbon đáp ứng với ASTM A 570 hoặc ASTM A36.
3.2.3 Các bản gối cao su dát mỏng
Các bản gối cao su dát mỏng phải được đúc theo kích thước yêu cầu. Góc và cạnh có thể
được bo tròn với bán kính ở góc không quá 9mm và một bán kính ở cạnh không quá 6mm.
Tất cả các cạnh của thép dát mỏng phải được bao phủ không ít hơn 4mm và không nhiều hơn
6mm của tấm đàn hồi. Các chỉ tiêu của tấm gối đàn hồi phải trong phạm vi sai số bảng như
sau:
Bảng 1 Các yêu cầu cho gối đàn hồi
Tiêu chuẩn ASTM Đặc tính vật lý Giá trị
D2240 Độ cứng, ASTM D2240 60  5
D412 Sức căng, tối thiểu kg/cm2 175
Độ giãn giới hạn, tối thiểu % 350
Độ chịu nhiệt
Thay đổi độ cứng trong máy đo, số điểm tối đa + 15
D573, 70 HR. Thay đổi sức căng, tối đa % - 15
ở 100°C Thay đổi độ giãn giới hạn, tối đa % - 40
Thiết lập độ nén
D395. 22 giờ ở 100°C tối đa % 35
Phương pháp B
Ozone
D1149 100 pphm ozone trong không khí theo thể tích, 20% biến Không bị
dạng, 37,7°C  1C, 100 giờ lắp đặt nứt
Quy trình D 518, Quy trình A
Kết dính
Kết dính thực hiện trong quá trình lưu hóa 80% R(Z1)
D429, A Độ kết dính (mỗi cm vuông) 2,8kg
D429, B Độ bóc tách (mỗi cm bề rộng) 7 kg
Kích thước của gối cao su phải trog phạm vi dung sai liệt kê dưới đây:

Kích cỡ toàn bộ cao su đứng.


Độ dày cao su tổng cộng trung bình 32 mm hay nhỏ hơn -0, +3 mm
Độ dày cao su tổng cộng trung bình hơn 32 mm -0, +6 mm
Kích cỡ toàn bộ cao su ngang.
90 cm hay nhỏ hơn 0, + 3 mm
Độ dày của mỗi lớp chất đàn hồi (chỉ 60 Durometer) 20%
Sai số từ mặt phẳng song song với mặt phằng lý thuyết mỗi 300 mm đỉnh 1,5 mm
cạnh 6 mm
Phủ cạnh của tấm kim loại nhúng tối thiểu 4 mm.
tối đa 6 mm
Các tấm cao su mỏng phải đều đặn, đồng nhất, có khả năng bị tách rời dưới tác dụng cơ học
thành các lớp VL đàn hồi được phân định rõ rệt. Giới hạn phá hoại cực hạn của gối đàn hồi
khi chịu tải trong nén không được nhỏ hơn 140 kgs/cm2. Ngoài các yêu cầu của Bảng 1, mối
quan hệ ứng suất – biến dạng của các gối đàn hồi hoàn chỉnh ở nhiệt độ trong phòng không
được vượt quá các giới hạn dưới đây.
Ứng suất nén 35 kg/cm2 56 kg./ cm2
Biến dạng (Tính theo phần trăm của tổng bề 5% 7%
dầy tất cả các lớp mỏng VL đàn hồi)

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-80 07800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Nhà thầu phải đưa cho Tư vấn giám sát một chứng chỉ của nhà sản xuất rằng vật liệu đàn hồi,
trong các tấm gối đàn hồi được cung cấp, phù hợp với toàn bộ các yêu cầu nêu trên. Các
chứng chỉ này phải hỗ trợ bằng các bản phô tô có xác nhận về các kết quả thí nghiệm do nhà
sản xuất thực hiện đối với các mẫu VL đàn hồi sẽ được dùng để làm tấm gối đàn hồi.

4. Gối cơ học
Các gối cơ học phải thuộc kiểu gối chậu, gối khớp hoặc gối tựa xoay như chỉ ra trong Bản vẽ.
Gối chậu gối động thường có các mặt phẳng trượt bằng thép không gỉ và
polytetrafluorethylene và có thể được khớp với các thanh dẫn hoặc các chốt.
Các gối phải có bề mặt được bảo vệ theo đúng các yêu cầu và quy trình được ghi trong mục
Chỉ dẫn kỹ thuật Mục 07800.
4.1 Vật liệu
4.1.1 Thép
Tất cả thép, không phải thép không gỉ, được sử dụng trong việc sản xuất gối phải tuân thủ
theo ASTM A709. Thép không gỉ được sử dụng trong việc sản xuất bề mặt trượt phải tuân
thủ theo ASTM A 240 (Grade 304) và có độ dày tối thiểu là 0,91mm và bề mặt hoàn thiện
của gối hoàn thiện phải lớn hơn hoặc bằng 0,20, và bề mặt trượt tiếp xúc với tấm PTFE phải
được đánh bóng không nhỏ hơn 0,50 micrô mét.
4.1.2 Bản cao su và Vòng đệm kín
Bản cao su và vòng đệm nén kín là loại cao su cloropren với đặc tính của vật liệu như nêu
trong Bảng dưới đây.
Các đặc tính của bản cao su và vòng đệm
Hạng mục Đơn vị Bản cao su Vòng đệm
Mô đun chống cắt Kgf/cm2 8±1,0 -
Cường độ chịu kéo Kgf/cm2 - > 50
Độ giãn % > 400 > 200
Thí nghiệm tuổi 25% tỷ lệ thay đổi độ giãn % -10 đến +100 -
thọ (100ºC×70hr) dài
Tỷ lệ thay đổi giãn dài % Tối thiểu của -
50
Tỷ lệ biến dạng nén vĩnh viễn % Tối đa của 35 -
(100ºC×20hr)
4.1.3 Thớt trượt
Thớt trượt của gối phải tuân thủ PTFE với các đặc tính vật lý được chỉ rõ trong Bảng dưới
đây:
Các đặc tính của thớt trượt
Hạng mục Giá trị cụ thể Phương pháp thí nghiệm và các tiêu chuẩn
áp dụng
Tỷ trọng tương đối 2,10 đến 2,40 ASTM D792
(25ºC)
Cường độ kéo ≥ 14 N/mm2 ASTM D638 hoặc ASTM D2256
Độ dãn dài > 90%
4.1.4 Hoàn thiện
Bề mặt hở của gối chậu phải được hoàn thiện bằng cách phun Al-Mg nóng, Al 95% và Mg
5%, dày 150 micron, độ dính bám 4,5 MPa. Trước khi phun, phải thổi sạch bề mặt để tạo độ
nhám trước khi hoàn thiện Ra ít nhất 8 micron và Rz ít nhất 50 micron để đảm bảo độ dính
bám.
4.2 Dung sai chế tạo
Dung sai chế tạo cho từng phần của gối chậu sẽ phải tuân thủ theo Bảng sau:
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-81 07800
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Dung sai chế tạo đối với Kích thước chế tạo gối chậu
Hạng mục Dung sai Ghi chú
Lỗ bulông nối – Đường kính lỗ +0,2mm đến -0mm
Kết cấu phần Khoảng cách giữa các tâm lỗ ≦1mm Độ lệch được
dưới và phần trên ≦1000mm đo từ khóa chịu
Khoảng cách giữa các tâm lỗ ≦1,5mm cắt
>1000mm
Lỗ bu lông neo Đường kính lỗ ≦100mm +3,0mm đến -1,0mm
T (Hướng chính) > 100mm +4,0mm đến -2,0mm
Khoảng cách giữa các tâm lỗ ± 2mm
Chiều dài bu lông neo ±2%
Khóa chịu cắt Đường kính -1 đến +0mm
Chiều cao 0 đến +1mm
Chiều dài gối đỡ trên (phương dọc và phương ± 6mm
ngang)
Chiều cao lắp ráp Lớp láng mặt trên và mặt dưới ±3mm
(H) Đối với kết cấu H≦300mm ±3mm
bê tông H>300mm ±(H/200+3)mm bằng mm
Kích thước cho Chiều dài ± 4mm
các thành phần Độ dày ± 7mm
khác Kích thước gia công ± 1,2 mm
Kích thước cắt bằng khí ga ± 3,5mm
4.3 Đóng gói, vận chuyển và lưu kho các gối cơ học
Trước khi vận chuyển từ nơi sản xuất, các gối sẽ được đóng gói để đảm bảo trong suốt
chuyến vận chuyển đến khi nhập kho các gối sẽ được bảo vệ chống hư hỏng do vận chuyển,
thời tiết hoặc bất kỳ sự cố không bình thường khác.
Một gối hoàn chỉnh thì những thành phần của nó phải được xác định một cách rõ ràng, được
bắt bulông, được chằng bằng dây đai hoặc buộc theo cách khác để ngăn ngừa bất kỳ sự
chuyển động tương đối nào, và phải được đánh dấu trên đỉnh của nó, vị trí và hướng trong
mỗi một kết cấu trong dự án phù hợp với các bản vẽ.
Tháo dỡ ở ngoài hiện trường không được thực hiện trừ khi tuyệt đối cần cho việc kiểm tra và
lắp đặt.
Tất cả các thiết bị và thành phần của gối sẽ được cất giữ trong kho tại công trường ở một khu
vực mà bảo vệ được gối trước sự tác động của môi trường và các phá hoại vật lý khác.
Khi đã lắp đặt, phải lau chùi sạch các gối và loại bỏ toàn bộ chất ngoại lai.

5. Lắp đặt gối


Các gối sẽ được đánh dấu một cách rõ ràng theo trục dọc và các trục ngang của chúng, số
kiểu loại và vị trí định dùng trong Công trình.
Trừ khi có sự chấp thuận khác của Tư vấn giám sát, Nhà thầu sẽ lắp đặt tất cả các gối trên vữa
không co ngót theo tiêu chuẩn ASTM C1107, Loại A, với cường độ nén 50MPa, và phải do
Nhà thầu đề xuất để Tư vấn giám sát phê duyệt. Vữa phải có các đặc tính về độ chảy đảm bảo
khối lượng của bệ và đáy được lấp đầy vữa với vật liệu đồng nhất khi đổ trong điều kiện nhiệt
độ môi trường, và có các đặc tính lý hóa tương thích với các bề mặt gần kề. Nhà thầu đệ trình
đề nghị về bề dầy gối, kiểu bệ kè gối và lớp vữa đệm và phải được Tư vấn giám sát phê chuẩn
trước khi lắp đặt.
Trừ khi có quy định khác trong Bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát phê duyệt, các bu lông neo
phải tuân thủ theo tiêu chuẩn ASTM F1554 Loại 55. Các bu lông neo phải có ren toàn bộ
chiều dài hoặc được trang bị kèm với một neo cuối cơ học thích hợp. Các chi tiết cho bất kỳ
phần neo cuối cơ học phải được bao gồm trong bản vẽ thi công được đệ trình trước khi phê

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-82 07800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
duyệt. Tất cả các mấu neo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn ASTM A563 Lục giác nặng Loại
DH.
Các chốt thép phải được cung cấp và lắp đặt theo yêu cầu và tương thích với các phụ kiện
được nêu trong Bản vẽ. Các chốt thép phải là loại thanh thép thỏi phẳng nhẵn tuân thủ theo
đúng các yêu cầu của ASTM A615, 400 MPa và phải được mạ kẽm nhúng nóng theo đúng
chuẩn ASTM A123.
Các chốt phải được đúc tại chỗ như chỉ ra trong bản vẽ hoặc được khoan và nhồi vật liệu
epoxy được chấp thuận. Nếu chốt được khoan và nhồi vữa:
 các lỗ phải có đường kính ít nhất 10mm lớn hơn đường kính lớn nhất của chốt;
 các lỗ phải được làm sạch cẩn thận bằng nước và thổi hơi trước khi nhồi vữa vào lỗ
chốt để loại bỏ tất cả các vật liệu rời rạc và ngoại lai;
 hỗn hợp epoxy được sử dụng phải là ASTM C881, Loại IV hoặc các loại tương
đương đã được chấp thuận, được trộn và sử dụng theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
Không được tháo rời gối. Không để các bu lông, đai kẹp, hoặc cấu kiện cố định tạm thời khác
rời ra khi vận chuyển đến, tận lúc gối đã được cố định ở vị trí cuối cùng của nó và kết cấu
ngay trên gối đã được lắp đặt. Việc bảo dưỡng phải đảm bảo chắc chắn rằng toàn bộ các bu
lông, đai kẹp hoặc cấu kiện cố định tạm thời cuối cùng mới được tháo dỡ.
Tất cả các gối phải được đặt nằm ngang trên cả hai hướng và định vị sao cho trục dọc đã đánh
dấu song song với tim kết cấu tại vị trí đặt gối, trừ những trường hợp khác được ghi chú trong
các bản vẽ.
Bất cứ thiết bị nào như các bộ phận bằng thép dùng để giữ cao độ gối trong khi cố định phải
được tháo bỏ khi đã lắp đặt xong, để cho các gối chỉ đặt trên lớp vữa của nó.
Trên các gối đàn hồi có kê dầm đúc sẵn và đốt dầm, ngay trước lúc đặt dầm và đốt dầm phải
phủ trên đỉnh gối một lớp vữa đã được phê chuẩn đủ dầy để khắc phục sự không đều đặn trên
bề mặt gối và dầm, đốt dầm.
Vị trí lắp đặt gối phải được đánh dấu chính xác. Khu vực đặt gối phải được đặt cân xác.
Khi đặt cốt thép vào các vị trí gối, vị trí của các bu lông neo gối được đánh dấu tạm thời để
tránh xê dịch giữa các đầu bu lông và cốt thép.
Đặc tính của tất cả gối trong phạm vi sai số của nhà sản xuất phải theo sai số sau:

Tuyến, sai số lớn nhất từ mặt bằng và trắc dọc :


Bộ phận nguyên trạng 1:400
Phần thấp hơn gối 1:1000 tương đương đến cao hơn
Vị trí mặt bằng
Hướng bên 3mm
Chiều dọc 6mm
Tâm/khoảng cách tâm 3mm

6. Thí nghiệm gối


Thí nghiệm các gối cầu được lựa chọn sẽ được thỏa thuận với Tư vấn giám sát trước khi các
thí nghiệm đó được tiến hành. Thí nghiệm sẽ được thực hiện tại phòng thí nghiệm độc lập
được Tư vấn giám sát chấp thuận.
6.1 Thí nghiệm gối cơ khí
6.1.1 Thí nghiệm tải trọng thử dọc của gối hoàn chỉnh
Kiểm tra tải trọng thử thẳng đứng bằng 1,5 lần tải trọng thẳng đứng lớn nhất được quy định
trong bảng danh mục gối. Tải trọng thử được duy trì trong một khoảng thời gian tối thiểu là 3
phút.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-83 07800
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
6.1.2 Kiểm tra tải trong thử ngang của gối hoàn chỉnh
Các gối có yêu cầu chịu các lực bên phải thí nghiệm chịu tải trọng bên bằng 1,5 lần trị số tải
trọng bên thể hiện trong bản vẽ. Trong khi có chất tải trọng thẳng đứng tối thiểu cũng theo
quy định trên bản vẽ. Sự tải được duy trì trong 3 phút.
6.1.3 Kiểm tra chuyển động quay của gối hoàn chỉnh
Gối phải được thí nghiệm về chuyển động quay đến giá trị quay được chỉ ra trên bản vẽ trong
khi gối đang được chất tải nén thẳng đứng tối đa đã quy định trên bản vẽ. Các gối có yêu cầu
chịu các lực bên cũng sẽ có tải trọng bên đã định ra trên bản thì phải tác dụng lực này trong
quá trình thí nghiệm.
Hướng dẫn tác dụng của tải bên và trục quay phải tương thích với tải trọng trong khai thác và
yêu cầu cho chuyển động quay. Tác dụng lực bên bằng cách sử dụng mặt trượt có hiệu chỉnh
để giảm đến mức tối thiểu bất kỳ sự cản trở nào của ma sát. Toàn bộ cấu kiện PTFE và thép
phân ranh giới bằng thép không gỉ phải được bôi trơn trước khi thí nghiệm. Tải trọng thử
được duy trì trong 3 phút.
6.2 Gối đàn hồi
6.2.1 Thí nghiệm nén các gối trong một thời gian dài
Những gối đã được chọn phải chất tải nén với trị số gấp1,5 lần so với tải trọng thiết kế lớn
nhất trong một thời gian ít nhất là 15 giờ. Nếu trong quá trình thí nghiệm, tải sụt xuống dưới
1,3 lần so với tải trọng thiết kế lớn nhất, thời gian thử tải cần tăng thêm một khoảng tương
ứng tải trọng sụt xuống dưới giới hạn đó. Gối được kiểm tra bằng mắt ở cuối quá trình thí
nghiệm trong khi nó vẫn chịu tải. Nếu có dạng phình ra, điều đó cho thấy rằng các tấm thép
dát song song và tấm đàn hồi đã có dung sai nằm ngoài quy định hoặc dính bám giữa các tấm
dát kém, gối này phải loại bỏ. Nếu có hơn 3 mặt nứt tách với bề rộng vết nứt >0,08in (2mm)
và chiều sâu vết nứt > 0,08 inch (2mm) gối đó cũng bị loại.
6.2.2 Các thí nghiệm mô đun cắt của vật liệu làm gối.
Các mô đun cắt của vật liệu ở gối đã hoàn thiện được đánh giá bằng thí nghiệm một mẫu
được cắt ra từ gối dùng các thiết bị và phương pháp mô tả trong phụ lục A của tiêu chuẩn
ASTM D 4014 hoặc theo mô tả của Tư vấn giám sát, thí nghiệm độ cứng không phá huỷ có
tính so sánh có thể làm trên một cặp gối đã hoàn chỉnh. Mô đun cắt được thấp hơn trong
khoảng 15% so với các giá trị quy định hoặc nằm trong phạm vi độ cứng được đưa ra trong
tiêu chuẩn kỹ thuật của AASHTO cho các cầu, Điều 14.3 phần I khi không có các mô đun cắt
quy định. Nếu thí nghiệm tiến hành trên các gối đã hoàn chỉnh, mô đun cắt của vật liệu xác
định từ độ cứng chịu cắt đo được của gối có xét ảnh hưỏng của yếu tố hình học gối và tải
trọng nén đến độ cứng chịu cắt.
6.3 Loại bỏ gối
Từ các kết quả thí nghiệm theo quy định, bất kỳ gối nào có dấu hiệu hư hỏng như sau đều bị
loại bỏ:
a) Cấu kiện đàn hồi bị rạn hoặc biến dạng thường xuyên;
b) Bề mặt trượt PTFE sây sát, nứt hoặc biến dạng thường xuyên;
c) Đai kín hoặc phần khác của gối biến dạng thường xuyên hoặc nứt;
d) Các vết mài mòn khác thường giữa các bề mặt kim loại của các tấm gối hoặc piton,
và chậu gối
hoặc không tuân theo các yêu cầu và dung sai của phần Chỉ dẫn kỹ thuật này sẽ phải loại bỏ
và thay thế ngay.
Các gối đã bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt hoặc khi thi công sau này cũng cần
loại bỏ và thay thế.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-84 07800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
7. Đo đạc và thanh toán
7.1 Phương pháp đo đạc
Các gối sẽ được đo lường và thanh toán bằng số của mỗi loại ở vị trí lắp đặt hoàn chỉnh theo
đúng như bản vẽ và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Đệm thép mạ kẽm được lắp đặt và phê duyệt bởi Tư vấn giám sát sẽ không được đo đạc và
thanh toán riêng.
7.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng được nghiệm thu, đo đạc như đã được quy định ở trên, sẽ được thanh toán với
đơn giá hợp đồng đối với mỗi đơn vị đo đạc cho các hạng mục thanh toán của Bảng tiên
lượng được liệt kê dưới đây.
Tiền thanh toán trang trải đầy đủ cho việc trang bị, thử nghiệm gối, chế tạo, vận chuyển, sơn
phủ, bố trí vật liệu như nhân công, dụng cụ, thiết bị và các chi phí cần thiết để hoàn thành
công việc theo quy định và toàn bộ các phụ kiện cần thiết được chỉ ra trong bản vẽ và theo
yêu cầu của chỉ dẫn hoặc của Tư vấn giám sát chỉ đạo. Việc thanh toán cũng bao gồm cả
phần thanh toán cho công tác chuẩn bị cho phần lót gối cầu, trang thiết bị, các tấm đệm thép
hình côn, bu lông neo, gia công, vận chuyển, sơn phủ và lắp đặt tất cả các thanh đệm mạ kẽm
với vữa epoxy và cũng như việc đặt hợp lý các tấm đệm và trát vữa.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07800-01 Gối đàn hồi loại A (kích thước như thể hiện trong BOQ) bộ
07800-02 Gối đàn hồi loại B (kích thước như thể hiện trong BOQ) bộ
07800-03 Gối đàn hồi loại C (kích thước như thể hiện trong BOQ) bộ
v.v...
07810-01 Gối chậu, Loại 1 (khả năng chịu lực, cố định/có thể di chuyển như
thể hiện trong BOQ) bộ
07810-02 Gối chậu, Loại 2 ((khả năng chịu lực, cố định/có thể di chuyển như
thể hiện trong BOQ) bộ
07810-03 Gối chậu, Loại 3 ((khả năng chịu lực, cố định/có thể di chuyển như
thể hiện trong BOQ) bộ
v,v…
07820-01 Vữa không co ngót cho bản đệm gối cầu m3

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-85 07800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07830 – Lớp phòng nước

1. Mô tả
Mục Chỉ dẫn kỹ thuật này sẽ bao gồm việc cung cấp, vận chuyển và lắp đặt lớp phòng nước
theo thông tin, trình tự hoặc theo hướng dẫn chi tiết trong Chỉ dẫn kỹ thuật Mục này, tuân
theo bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Tư vấn giám sát. Các lớp phòng nước có thể bao gồm các
dạng sơn, dạng phun và màng phòng nước.
Nhà thầu phải đặt lớp phòng nước có rải nhựa đường và lớp phòng nước bản mặt cầu trên tất
cả các bề mặt theo chỉ dẫn trên bản vẽ, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các phần
tường cánh, tường chắn, tường mố và các loại móng tương tự và các bản mặt cầu.

2. Các yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn áp dụng
Các tiêu chuẩn sau, với phiên bản mới nhất được dùng tham chiếu cho các công việc trong
chỉ dẫn kỹ thuật này.
 AASHTO M243 Sơn phủ ngoài hiện trường cho tấm kết cấu kim loại lượn sóng
cho ống
 ASTM D41-05 Lớp lót asphalt sử dụng lợp mái, chống ẩm và chống thấm
 ASTM D173-03 Bitumen - Sợi cotton bão hòa sử dụng trong lợp mái và chống
thấm
 ASTM D449-03 (Loại III) Tiêu chuẩn Kỹ thuật cho Asphalt sử dụng trong chống
ẩm và chống thấm
2.2 Lớp phòng nước bản mặt cầu
Tất cả nguyên liệu sử dụng và lắp đặt tấm phòng nước bản mặt cầu phải theo đúng các yêu
cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và Nhà thầu phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát
trước khi đem vật liệu vào sử dụng cho Dự án.
Nhà thầu phải cung cấp bằng chứng chứng minh hệ thống phòng nước bản mặt cầu đề xuất
đáp ứng các tiêu chí thực hiện như sau và giảm thiểu mối lo ngại về các vấn đề chung như bị
rò rỉ, liên kết kém hoặc làm mềm lớp phòng nước.
 Không thấm nước
 Kết dính tốt với bản mặt cầu (ít nhất 1MPa sau 2 giờ xử lý)
 Kết dính tối với bề mặt
 Có khả năng chống các vết nứt co ngót bê tông cầu (lên tới 2mm)
 Chịu được chi tiết và cấu trúc bề mặt của bản mặt cầu
 Đủ độ dai để chịu được các hư hại tại hiện trường bao gồm các thiết bị rải.
 An toàn
 Có khả năng chịu được nhiệt độ bề mặt trên cao
 Rải trên diện rộng cho các điều kiện xung quanh
 Không bị phân tầng
Hệ thống đề xuất phải là hệ thống đã có uy tín thực hiện trong các điều kiện tương tự, và
trong các cấu trúc tương tự, nhất là ở Việt Nam.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-86 07830


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3 Lớp phòng nước bitum
Nhà thầu phải cung cấp cho Tư vấn giám sát chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất về hệ
thống sản xuất lớp phòng nước nhựa bitumin đã được ứng dụng thành công trong vòng 5
năm trước đây.
Nhà thầu cũng phải cung cấp cho Tư vấn giám sát chứng chỉ chất lượng vật liệu đó và chứng
chỉ sản xuất đã được duyệt của nhà sản xuất.
Lớp lót: Vật liệu lót phải phù hợp với ASTM D41, hoặc được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Matit: Vật liệu lót phải phù hợp với AASHTO M243, như đã được áp dụng và được Tư vấn
giám sát chấp thuận.
Asphalt: Asphalt cho lớp vải sơn phủ phải phù hợp với ASTM D449, loại III
Sợi chống thấm:Sợi asphalt bão hòa sẽ phù hợp với ASTM D173
Tấm asphalt: Vật liệu cho tấm asphalt nếu được sử dụng hoặc nếu được Tư vấn giám sát chỉ
thị, sẽ phải phù hợp với ASTM D517.
2.4 Trình nộp
Nhà thầu phải đệ trình lên Tư vấn giám sát 3 mẫu của mỗi loại nguyên liệu dự kiến dùng theo
đúng các yêu cầu trong chỉ dẫn kỹ thuật
Đối với matit bitum và lớp lót, cần nộp các lon 1 pint (khoảng gần nửa lít)
Nhà thầu phải đệ trình lên Tư vấn giám sát chứng chỉ nguyên liệu được cấp theo đúng các
yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Giao nhận, vận chuyển và bảo quản vật liệu
Nhà thầu phải giao hàng đến công trường và hàng vẫn được giữ nguyên trạng thái ban đầu
công ten nơ chưa mở, dán nhãn rõ ràng với tên nhà sản xuất, nhãn hàng, loại hàng và kiểu
hàng theo như sử dụng.
Nhà thầu phải chứa hàng tại những nơi khô ráo đã được duyệt và không được đặt trực tiếp
trên nền đất, không bị rách. Hàng phải luôn luôn được bảo quản khô ráo.
Hàng phải được bảo quản thật tốt sao cho công ten nơ chứa hàng không bị nứt vỡ làm hàng
hoá bị hỏng.
3.2 Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt rải phòng nước phải được vệ sinh sạch bụi, các chất liệu dính bám khác, dầu nhớt và
phải được làm khô. Khi cần thiết, Tư vấn giám sát có thể yêu cầu bề mặt rải phòng nước phải
được rửa sạch bằng nước và bàn chải cứng sau đó làm khô trước khi quét lớp sơn phủ.
Bề mặt bê tông được đặt lớp phòng nước bản mặt cầu phải được chuẩn bị theo đúng chỉ dẫn
của Nhà sản xuất.
3.3 Áp dụng
3.3.1 Lớp phòng nước mặt cầu
Lớp phòng nước bản mặt cầu phải là một hệ thống chống thấm chuyên dụng có chiều dày
tuân theo chỉ dẫn trên bản vẽ, theo phê duyệt của Tư vấn giám sát và phải được áp dụng theo
đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Việc lắp đặt phải do thợ có kinh nghiệm được Nhà sản xuất
sản phẩm phê duyệt thực hiện. Thí nghiệm được nghiệm thu phải bao gồm thí nghiệm được
chứng minh bằng đồng hồ đo lỗ điện tử với kết quả là không có các lỗ.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-87 07830


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.3.2 Lớp phòng nước bitumin
Nhà thầu phải đặt lớp phòng nước có rải nhựa đường và lớp phòng nước bản mặt cầu như
quy định trên tất cả các bề mặt theo chỉ dẫn trên bản vẽ, tại tất cả các móng và mố bao gồm
nhưng không chỉ giới hạn trong các phần tường cánh, tường chắn và các loại móng tương tự
và các bản mặt cầu tại những vị trí do Tư vấn giám sát chỉ định. Công việc này bao gồm cả
quét nhựa đường tại tất cả các bề mặt mà khi lắp đặt lớp phòng nước yêu cầu.
Bê tông hay các bề mặt khác, cần được bảo vệ bằng lớp bitum, cần được lau sạch trước khi
sơn lót.
Chúng phải được quét hoặc phun 2 lớp áo ( như quy định theo tiêu chuẩn này) nhựa đường
hoặc asphalt để xử lý thấm nước. Dưới mặt đất quét không dưới 2 lớp áo với tỷ lệ 0,56 lít cho
một mét vuông bề mặt.
Trên bề mặt đã được quét lớp bitumin lót, một lớp bitumin hoàn chỉnh nữa sẽ được quét đè
lên trên với tỷ lệ 0,45 lít cho một mét vuông (m2). Bề mặt đã được chống thấm cần phải bảo
vệ cẩn thận và tránh bị xấu hỏng tại bất kỳ bộ phận kết cấu nào do nhựa đường hoặc asphalt
nhỏ giọt xuống.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Phương pháp xác định khối lượng
Khối lượng được thanh toán phải là số mét vuông (m2) thực tế của lớp phòng nước bản mặt
cầu được lắp đặt đặt theo đúng các bản vẽ.
Lớp nhựa bitumin sẽ không được đo đạc hoặc thanh toán. Tất cả chi phí liên quan đến việc
này coi như là các yêu cầu và công việc phụ trợ tại các hạng mục có thể áp dụng được trong
Bảng Tiên lượng.
4.2 Cơ sở thanh toán
Khối lượng được nghiệm thu, đo đạc như đã được quy định ở trên, sẽ được thanh toán với
đơn giá hợp đồng đối với mỗi đơn vị đo đạc cho các hạng mục thanh toán của Bảng Tiên
lượng được liệt kê dưới đây.
Tiền thanh toán trang trải đầy đủ cho việc được miêu tả trong Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này cho
việc cung cấp, lắp đặt tất cả các cấu kiện yêu cầu cho lớp phòng nước bản mặt cầu bao gồm
cả nhân công, vật liệu, thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị và các chi phí cần thiết để hoàn thành
công việc như được chỉ ra trong bản vẽ hoặc được yêu cầu theo Chỉ dẫn kỹ thuật này,
và/hoặc được Tư vấn giám sát chỉ thị.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07830-01 Lớp phòng nước bản mặt cầu m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-88 07830


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07850 – Khe co giãn

1. Mô tả
1.1 Khái quát
Mục chỉ dẫn kỹ thuật này bao gồm phần mô tả các yêu cầu về các khe cố định và khe co giãn
như chỉ dẫn trên bản vẽ, bao gồm chất trám khe đúc sẵn và chất kết dính mối nối. Nhà thầu
phải thiết kế và cung cấp tất cả các loại nguyên liệu yêu cầu và lắp đặt các khe co giãn và khe
cố định theo đúng các chi tiết trên bản vẽ và như quy định tại đây. Việc cung cấp và lắp đặt
hoặc áp dụng tất cả các bộ phận bao gồm bu lông neo, chất gắn kín, keo dính, epoxy và các
dụng cụ khác nằm trong công việc này.
Các khe co giãn là hệ thống sở hữu chung và vì lý do này các yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật chỉ
mang tính chỉ dẫn. Nhà thầu có thể đề xuất các chi tiết hệ thống đề xuất của mình hoặc hệ
thống thay thế để Tư vấn giám sát xem xét có đáp ứng đựng các tiêu chuẩn khác hoặc sử
dụng các loại vật liệu khác nhưng có thể chứng minh được hệ thống khe co giãn đề xuất có
độ bền cao, chứng minh được độ tin cậy và có hiệu suất tương đương hoặc tốt hơn. Nhà sản
xuất phải chịu trách nhiệm thiết kế và lập chi tiết các mối nối theo phê duyệt của Tư vấn giám
sát.
1.2 Khe co giãn chìm
Khe co giãn chìm có độ dịch chuyển 10mm (+/- 5 mm) và phải được lắp đặt trên các gối cố
định. Các khe nối này tạo thành bề mặt liên tục để chống thấm nước và tạo phẳng bề mặt, và
gồm một thanh PVC dập gắn với bản mặt cầu bằng chất dính kết cấu, bao phủ bởi hệ thống
chống thấm nước bản mặt cầu, và sau đó trải vật liệu nhựa atphan của áo đường.
1.3 Khe co giãn nút atphan
Khe co giãn nút atphan có độ dịch chuyển 40mm (+/- 20mm) và gồm một trám bọt và chất
bịt kín trong khoảng dịch chuyển, một đĩa nối phủ khoảng dịch chuyển, và vật liệu atphan
dẻo với công thức đặc biệt tạo thành bề mặt atphan phủ kín khe co giãn.
1.4 Khe co giãn đàn hồi
Khe co giãn đàn hồi có độ dịch chuyển giữa 15 mm (+/- 7,5 mm) đến 150 mm (+/- 75 mm)
theo mẫu và gồm 2 thanh thép góc nặng có các móc neo và phần liên kết đàn hồi có thể thay
thế được để đảm bảo không thấm nước vào khe co giãn.
1.5 Khe co giãn có thanh truyền lực
Khe co giãn có thanh truyền lực có độ dịch chuyển giữa 100mm (+/- 50 mm) đến 200 mm
(+/- 100mm) theo mẫu và gồm các thanh thép truyền lực móc hẫng. Khe thoát nước đàn hồi
đảm bảo chống thấm nước.
1.6 Hệ thống khe co giãn cầu mô đun
Các hệ thống khe co giãn cầu mô đun được dùng cho các cầu có khoảng đo từ 200 mm (+/-
100 mm) đến 1.500 mm (+/- 750 mm) theo mô hình, và bao gồm nhiều tấm mỏng chia tổng
khoảng đo của cầu thành các khoảng đơn lẻ có thể vượt qua được, được móc với nhau bằng
các thanh đàn hồi kín nước.
Chúng được sản xuất cho phép các khoảng đo ở cả 3 kích thước cũng như quay không hạn
chế quanh 3 trục, và phải được thiết kế để tất cả các bộ phận chịu được hao mòn và có thể
thay thế được nhanh chóng và dễ dàng bất kỳ thời điểm nào

2. Các yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn áp dụng
Các tiêu chuẩn sau, với phiên bản mới nhất được dùng làm tham chiếu cho các công việc
trong chỉ dẫn kỹ thuật này:

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-89 07850


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
AASHTO M297 Các mối nối đàn hồi polyclopren được thực hiện cho các cầu
ASTM A36 Tiêu chuẩn kỹ thuật về các yêu cầu chung cho các thanh, ván,
tấm thép kết cấu cuộn,
ASTM A240 Tấm thép, ván thép và băng thép không gỉ Crôm-Nikel và Crôm
chống nóng cho vỏ bình chịu áp lực.
JIS G 5502 Đúc gang graphit cầu
ASTM A123 Mạ kẽm (nhúng nóng) trên sắt và thép
ASTM A588 Thép kết cấu cường độ cao cường độ hợp kim thấp giới hạn chảy
nhỏ nhất 50ksi
ASTM D395 Tính chất cao su - Tính chịu nén
ASTM D412 Cao su lưu hóa và cao su dẻo và vật liệu đàn hồi
ASTM D471 Tính chất cao su - ảnh hưởng của dầu mỡ
ASTM D994 Sự làm việc giữa khe co giãn và bê tông (loạI Bitum)
ASTM D1149 Lưu hóa cao su - Bề mặt gãy hóa học trong khuôn
ASTM D2240 Tính chất cao su - Đo độ cứng
ASTM D4070 Dầu dính dùng để lắp đặt các đệm nén cầu bằng cao su chế tạo
sẵn trong các kết cấu bê tông
ASTM D5973 Các đệm dải cao su với các lan can góc khóa thép sử dụng trong
các vòng đệm khe co giãn.
ASTM D6690 Mối nối và chất dán nứt, rải nóng cho bê tông và mặt đường
2.2 Vật liệu
2.2.1 Các khe co giãn chìm
Khe co giãn chìm là một thanh PVC được đột dập liên tục gắn với bản mặt cầu bằng chất
dính có cấu trúc, chất này được bao phủ bởi hệ thống phòng nước bản mặt cầu, sau đó được
phủ bởi vật liệu nhựa đường thông thường cho mặt đường.
2.2.2 Các khe co giãn nút atphan
Chất dính kết cho atphan dẻo đặc biệt phải bôi khi nóng, lớp bitumen cấp thâm nhập phải có
các đặc tính sau đây:
Đặc tính thực hiện Chất kết dính cao su Chất kết dính polime cải
tiến
Thấm xuyên ở 25ºC 25-45 dmm 25-90 dmm
Nhiệt độ chảy mềm Tối thiểu 70ºC Tối thiểu 80º C
Lực cản dòng chảy 5% ở tối đa 45ºC 5mm ở tối đa 60ºC
Thí nghiệm độ nở (ASTM (3 vòng) ở 0ºC (3 vòng) ở 0ºC
D1191 cải tiến)
Ngoài ra nếu hỗn hợp nhựa đường và SBR (cao su stylen) đáp ứng các yêu cầu sau đây có thể
sử dụng.
Độ thấm >40 dmm
Nhiệt độ chảy mềm >55ºC
Độ dẻo >600mm ở 4ºC
2.2.3 Khe co giãn cao su
Tỷ lệ chất đàn hồi của các khe giãn đàn hồi phải là hợp chất có tên neoprene mà trong đó tính
chất cơ lý phải được xác định theo các yêu cầu của ASTM như sau:

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-90 07850


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Tiêu chuẩn Đặc tính cơ lý Yêu cầu
ASTM D412 Cường độ căng kéo Tối thiểu 126kg/cm2
ASTM D412 Độ giãn dài tại các điểm cắt 400%
ASTM D2240 Độ cứng (Dụng cụ đo độ bền A) 50  5
ASTM D395 Độ nén Tối đa 20%.
(Phương pháp B)22 giờ tại 70°C
ASTM D1149 Độ kháng ozon không nứt gẫy
Phơi ra ngoài ozon tới 100ppm trong 70 giờ khoảng
38°C dưới độ căng 20%.
ASTM D471 Phá huỷ dầu: 120%, tối đa
Khối lượng tăng lên sau khi nhúng trong dầu của
ASTM mã số 3 trong 70 giờ khoảng 100°C

Kích thước phần neoprene của khe phải có độ chính xác +6mm/-0mm trên cả chiều dài và
chiều rộng và chính xác tới -0mm/+3mm của kích thước bên ngoài theo yêu cầu trên các bản
vẽ đo tại 21°C.
Khi các mẫu thí nghiệm lấy từ các sản phẩm đã hoàn thiện, một dung sai 10 phần trăm trong
"Đặc tính vật lý" phải được Tư vấn giám sát phê duyệt.
2.2.4 Khe co giãn có thanh truyền lực (kiểu răng lược)
Vật liệu cho thanh thép phải là loại gang đúc graphit hình cầu theo JIS G5502 loại FCD
450-15, hoặc tấm thép theo ASTM A588, hoặcnhư chỉ rõ trong các Bản vẽ.
Bề mặt hoạt động của các khe co giãn có thanh truyền lực này phải được xử lý để tạo độ bám,
chống trượt bằng việc phủ nhựa epoxy nhiều lớp kết hợp các tinh thể nhôm, hoặc tương pháp
tương tự được Tư vấn giám sát phê duyệt. Nhà thầu phải cung cấp được các bằng chứng thí
nghiệm để chứng minh độ bền của lớp phủ chống trượt này.
2.2.5 Hệ thống khe co giãn cầu mô đun
Vật liệu dùng để sản xuất các thanh phải là các tấm cao su theo tiêu chuẩn ASTM A588 thép
chống gỉ hoặc tương đương. Không sử dụng các thành phần nhôm. Các thanh phải có độ dầy
tối thiểu là 6mm được đo từ khoang chứa đệm cao su đến đỉnh bề mặt thanh và phải có khả
năng điều chỉnh với nhiều khoảng dịch chuyển ngang và các tải trọng vận hành được nêu
trong AASHTO HL93 tải trọng.
Dầm giữa phải gồm một bộ phận đơn (nguyên khối) với khoảng giữ được gia công và đột
dập để giữ các đệm cao su. Trọng lượng tối thiểu của dầm giữa phải là 50 kg/m. Không được
phép sử dụng các dầm được chế tạo bằng cách sử dụng các tấm thép hàn, hoặc được uốn
cong hoặc gấp nếp để tạo thành hình dạng mong muốn, hoặc hàn khoảng giữ. Không được sử
dụng hệ thống gông từ giữ các gối trượt phải được làm thành từng phần đĩa đơn sau khi uốn
và hàn các tấm.
Các dầm góc giữ các đệm cao su và được cố định ở khung ngoài của hệ thống mô đun, phải
gồm nguyên khối với một khoảng giữ được gia công hoặc đột dập. Không được sử dụng các
thanh chế tạo sử dụng các tấm thép hàn, hoặc uốn cong hay gấp nếp để tạo hình dạng mong
muốn, hoặc để hàn các khoảng hãm.
Toàn bộ các mối nối hàn tại chỗ mà dầm góc tấm hoặc dầm góc phải được hàn đầy. Tất cả
các mối hàn giữa các dầm ngang và thanh gối phải được hàn đầy theo các yêu cầu AWS
D1.5.
Khoảng cách giữa các hộp gối trên khe co giãn phải được giới hạn tới 1,3m.
Các thanh gối phải được gắn các bề mặt thép mỏng không gỉ tuân thủ theo tiêu chuẩn ASTM
240, Loại 304.
Các thanh gối phải được đặt qua khe co giãn bằng cách trượt các gối cao su. Các gối trên và
dưới ở vị trí hộp gối phải được cố định tại vị trí trong hộp gối và sử dụng PTFE kết dính tại bề

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-91 07850


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
mặt trượt thép không gỉ của thanh gối. Đệ trình báo cáo thí nghiệm độ mỏi của gối mà chứng
minh được tối thiểu 3 triệu vòng theo tiêu chuẩn tải trọng của AASHTO. Các gối đàn hồi
phải được thử nghiệm theo quy trình rung và dịch chuyển mở (OMV) như quy định trong chỉ
dẫn thi công AASHTO LRFD, Xuất bản lần thứ nhất, Phụ lục A, và phải đạt 70 giờ thí
nghiệm liên tục mà không có lỗi nào để chứng minh tuổi thọ làm việc tối thiểu là 70 năm.
Vật liệu đệm cao su phải là Chloroprene (cao su tổng hợp). Thiết kế đệm cao su phải là loại
đệm dẹt có khả năng tạo khoảng trống mở tối đa tới 80mm. Vật liệu đàn hồi phải tuân thủ
theo ASTM D5973. Đệm đàn hồi phải được cung cấp và lắp đặt theo độ dài liên tục.
Đệm đàn hổi phải được lắp đặt sử dụng thành phần dưỡng ẩm một phần và hỗn hợp dung môi
hydrocarbon thơm phù hợp với ASTM D4070.
Tất cả các tấm thép khác cho các hộp gối phải tuân thủ theo ASTM A36 hoặc tiêu chuẩn
tương đương và phải có độ dày tối thiểu là 10mm. Tất cả các tấm thép sử dụng để làm hộp
gối phải được hàn liên tục với nhau.
Tất cả các bề mặt thép phải được làm sạch theo tiêu chuẩn ISO SA 2.5, với lớp phủ Inter-zinc
42 (hoặc tương đương) để bề dày màng khô tối thiểu đạt 75 micron. Lớp phủ trung gian bằng
Inter-guard 400 Epoxy (hoặc tương đương) để có bề dày màng khô đạt 75 microns, và lớp
phủ khác dày 75 microns bằng Inter-guard 400 Epoxy để đạt được độ dày của cả màng khô
tối thiểu là 225 micron.
Nhà cung cấp phải đệ trình báo cáo về độ chống thấm nước từ phòng thí nghiệm độc lập
chứng minh không bị dò hay thấm nước qua lớp đệm trong vòng 24 giờ khi các khe co giãn
mở đến độ dịch chuyển 80mm theo chiều dọc và 50% của độ mở dọc theo hướng ngang cùng
lúc.
2.2.6 Cố định
Chất bịt kín các khe ở giữa các phần của khe co giãn, dọc theo cạnh khe co giãn, bu lông và
các nút phải có độ cứng cao, một phần pôliurêtan trong chất bịt kín này phải được lưu hoá
một cách nhanh chóng, không co ngót, trong một tấm cao su có đặc tính kéo dài. Chất bịt kín
này phải có khả năng liên kết bê tông, cốt thép và neoprene mà không cần sử dụng chất sơ lót.
Khi được bảo dưỡng, chất bịt kín này phải có tính kháng mòn và kháng muối, dầu và hoá
chất của đường. Chất bịt được sử dụng phải đáp ứng được phê chuẩn của nhà sản xuất khe
giãn nở neoprene.
Chất opoxy dẻo dùng bơm để tránh các khoảng trống xung quanh các chốt đai ốc bao gồm
hai thành phần chất bịt kín epoxy dẻo phải có đặc tính vật lý như sau:
Nguyên liệu cơ bản: Nhựa epoxy đã được hoá dẻo
Dụng cụ đo độ cứng: 80 ± 10

Chất epoxy phải được cung cấp hoặc là đóng hộp hoặc là đóng bình. Chất epoxy dẻo phải
đáp ứng theo phê chuẩn của nhà sản xuất khe giãn nở. Chất epoxy giãn nở cũng phải là
nguyên liệu tương thích và có các đặc tính vật lý, khi được lưu hoá, phải tương tự như
neoprene (cao su tổng hợp) của khe.
Chất kết dính/chất bịt kín dưới lớp epoxy để kết dính khe giãn nở với bê tông hoặc thép phải
được cung cấp theo dạng đã được đóng thành can hoặc hộp và bao gồm một epoxy dẻo với
hai thành phần đáp ứng được các yêu cầu đặc tính vật lý sau:
Nguyên liệu cơ bản: Nhựa epoxy đã được hóa dẻo
Cường độ kéo: 211 kg/cm2
Độ giãn dài: 7% ở 24°C
Độ hút nước: tối đa 1,0 %
Cường độ kết dính bê tông: Bê tông hỏng trước khi kết dính
Các neo thép kết cấu phải được gia công và mạ kẽm nhúng nóng theo đúng các yêu cầu của
AASHTO M-111 hoặc ASTM A123.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-92 07850


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bu lông neo cho các khe hàn phải được mạ kẽm nhúng nóng theo đúng AASHTO M232, bu
lông đặt cố định trong vữa epoxy tại các lỗ khoan tại bản mặt cầu phải theo đúng các bản vẽ
thi công đã được duyệt.
Bề mặt lỗ khoan bê tông phải được vệ sinh sạch sẽ sao cho vữa epoxy có thể kết dính một
cách chắc chắn. Bề mặt phải được vệ sinh cơ khí cho tới khi tẩy sạch hết mọi chất bẩn, hút
sạch bụi và phải được làm khô, sau đó phun ngay lớp vữa epoxy hydrophobic trước khi đặt
bu lông và vữa epoxy. Bu lông phải được tẩy dầu mỡ bằng cồn trắng và phải được làm khô.
Việc lấy lõi khoan và đặt bu lông chỉ được phép tiến hành sau khi đổ bê tông tối thiểu là 7
ngày.
Vữa epoxy bao gồm hỗn hợp cốt liệu và chất kết dính epoxy. Cốt liệu này phải bao gồm
thành phần quarzit (thạch anh) cứng và sạch với kích thước tối đa 0,2mm. Cốt liệu này phải
được làm khô cho tới khi độ ẩm chỉ còn dưới 0,2 phần trăm tính theo trọng lượng và sau đó
phải được đóng trong gói ni lông cho tới khi có yêu cầu trộn trên công trường. Chất kết dính
cho vữa epoxy phải gồm hai phần, bảo dưỡng lạnh và epoxy hoà tan được cung cấp bởi nhà
sản xuất chấp thuận. Chất bitumin lót phải tương thích với chất kết dính epoxy và phải do
cùng một nhà sản xuất cung cấp. Loại chất kết dính lựa chọn để sử dụng phải theo chỉ dẫn
của nhà sản xuất và phải theo phê chuẩn của nhà cung cấp về thành phần mà sẽ được sử
dụng.
Thành phần epoxy phải được chia tỷ lệ, trộn, sử dụng và bảo dưỡng chặt chẽ theo đúng chỉ
dẫn của nhà sản xuất. Việc trộn này được tiến hành bằng các thiết bị cơ khí có hiệu quả đảm
bảo các thành phần này được phân tán và được làm ẩm hoàn toàn. Hai thành phần chất kết
dính epoxy cho vữa trước tiên phải được trộn cẩn thận sao cho không bị tạo bọt và theo trình
tự thêm cốt liệu dần dần. Vữa epoxy được trộn và bắt đầu đông cứng trước khi được bơm sẽ
bị loại bỏ và trộn mẻ mới.
2.3 Yêu cầu thiết kế
2.3.1 Khái quát
Nhà sản xuất phải cung cấp xác nhận bằng văn bản về tính phù hợp của hệ thống đề xuất cho
các điều kiện thực hiện đề xuất và các yêu cầu cụ thể.
2.3.2 Thiết kế hệ thống khe co giãn cầu mô đun
Hệ thống khe co giãn cầu mô đun phải được thiết kế, chế tạo, giám sát, thử nghiệm và lắp đặt
bởi nhà sản xuất theo các điều khoản của Chỉ dẫn kỹ thuật này và các yêu cầu nêu trong Bản
vẽ. Nhà sản xuất phải cung cấp cho Chủ đầu tư bảo hành chất lượng và vận hành của hệ
thống khe co giãn trong thời gian 5 năm, bắt đầu từ ngày khánh thành cầu mà hệ thống co
giãn đã được lắp đặt.
Hệ thống khe co giãn mô đun phải được thiết kế theo tiêu chuẩn HS-20 LRFD, tác động và
tải trọng xe tải theo tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO LRFD, 2007.
Hệ thống khe co giãn phải được thiết kế để phù hợp với tất cả các khoảng dịch chuyển yêu
cầu, như dọc, ngang, đứng và quay. Thiết kế phải kết hợp với các dải đệm với khoảng mở
cho phép tối đa là 80mm cho mỗi đệm.
Hệ thống khe co giãn phải tuân thủ các yêu cầu thiết kế độ mỏi như quy định trong Chỉ dẫn
xây dựng AASHTO LRFD, Xuất bản lần thứ nhất, Phụ lục A: “Phương pháp thử nghiệm tiêu
chuẩn cho hệ thống khe co giãn cầu mô đun”.
Tổng diện tích mặt cắt ngang của các neo thép trên mặt của khe co giãn không nhỏ hơn 1600
mm2/mét và khoảng cách các neo thép không lớn hơn 200 mm. Các neo phải có công suất
kéo nhổ 120 KN/m.
Các dầm ngang phải được hỗ trợ bằng các gối có thể trượt trên thanh gối. Để tránh lệch dầm
giữa, tấm đệm vai phải được tạo ứng suất trước với các vòng đệm trượt và được cố định tại
chỗ bằng các khung đệm vai được hàn chặt với các dầm giữa. Không được phép sử dụng nối
giữa dầm giữa và đệm vai bằng bu lông.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-93 07850
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Ưu tiên thiết kế và chế tạo hệ thống khe co giãn như một bộ phận liên tục không có các tấm
chồng lên nhau. Nếu cần có các tấm chồng lên nhau do yêu cầu vận chuyển và/hoặc hiện
trường, các tấm này sẽ được đặt ở các khu vực ngoài làn giao thông chính theo ý của Tư vấn
giám sát.
2.4 Trình nộp
2.4.1 Khái quát
Nhà thầu phải cung cấp tên và chi tiết các cầu có lắp đặt loại hệ thống khe co giãn đề xuất,
cùng với khả năng dịch chuyển, ngày lắp đặt, tên, và số điện thoại, số fax của đơn vị bảo
dưỡng từng cầu.
Nhà thầu phải đệ trình lên Tư vấn giám sát chấp thuận các bản vẽ thi công của tất cả các khe
co giãn. Các bản vẽ thi công bao gồm biểu đồ chuyển động nêu ra tổng chuyển động tham gia
của kết cấu và tạo ra độ rộng yêu cầu của khe tại thời điểm nhiệt độ khác nhau. Tất cả các
chuyển vị này do độ co ngót, từ biến, võng giữa bản và các dữ liệu tương tự không nằm trong
biểu đồ này nhưng Nhà thầu phải xem xét và phải được Tư vấn giám sát xét duyệt trước khi
lắp điều chỉnh và đưa vào lắp đặt hoàn chỉnh cuối cùng.
Nhà thầu sẽ cung cấp cho Tư vấn giám sát xem xét và chấp thuận xác nhận của nhà sản xuất
rằng tất cả các vật liệu được cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của những tiêu chuẩn này.
Tư vấn giám sát có thể yêu cầu Nhà thầu lấy bất kỳ mẫu nào để tiến hành thử chất lượng
nguyên liệu theo quy định kỹ thuật yêu cầu. Chấp nhận sử dụng khe nào sẽ phải được Tư vấn
giám sát phê duyệt.
2.4.2 Hệ thống khe co giãn cầu mô đun
Ngoài các yêu cầu trình nộp chung, Nhà thầu phải nộp các chi tiết sau:
 Bảng tính thiết kế cho toàn bộ các phần kết cấu của Khe co giãn. Bảng tính thiết kế
phải bao gồm thiết kế độ mỏi và thiết kế cường độ cho tất cả các phần kết cấu và nối
tuân thủ đầy đủ theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO LRFD, 2007.
 Bình đồ, cao độ, và phần của hệ thống nối cho từng tỷ lệ và bề rộng dịch chuyển nêu
rõ kích thước và dung sai;
 Toàn bộ ASTM, AASHTO, hoặc các thiết kế vật liệu khác;
 Các tài liệu / chứng chỉ thí nghiệm liên quan tới vật liệu và thực hiện các bộ phận,
chứng nhận gốc của nhà cung cấp, tuân thủ tất cả các yêu cầu trên về “Yêu cầu Thiết
kế”
 Biện pháp lắp đặt bao gồm nhưng không giới hạn quy trình, lắp đặt liên quan tới
nhiệt độ, neo trong quá trình lắp đặt và lắp đặt tại các bó vỉa;
 Hệ thống bảo vệ ăn mòn;
 Các chi tiết gối tạm thời cho việc vận chuyển và nâng đỡ;
 Sổ tay bảo dưỡng tại thời điểm vận chuyển khe nối
 Báo cáo dữ liệu thí nghiệm tiếng ồn chứng minh vận hành trong điều kiện giao thông,
bao gồm các thông tin cụ thể tại hiện trường có liên quan.
 Bằng chứng chứng minh khe co giãn đáp ứng các yêu cầu về thí nghiệm OMV như
nêu trong Tiêu chuẩn xây dựng AASHTO LRFD, Xuất bản lần thứ nhất, Phụ lục A:
“Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn cho hệ thống khe co giãn cầu đàn hồi”, để
chứng minh tuổi thọ vận hành là 75 năm sau khi lắp đặt.
 Bằng chứng chứng minh khe co giãn đáp ứng các yêu cầu về thí nghiệm SPO như
nêu trong Tiêu chuẩn xây dựng AASHTO LRFD, xuất bản lần thứ nhất, Phụ lục A:
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-94 07850
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
“Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn cho Hệ thống khe co giãn cầu mô đun”, để
chứng minh các đệm đàn hồi có thể chịu được lực tải là 6000 N không kéo hay phá
2.5 Chấp nhận vật liệu
Không vật liệu nào được sử dụng hay lắp đặt cho đến khi được Tư vấn giám sát phê duyệt.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Biện pháp thi công và lắp đặt
Nhà thầu phải có chỉ dẫn của nhà sản xuất nguyên liệu khe co giãn và phải theo đúng các
trình tự kỹ thuật quy định việc lắp đặt khe co giãn. Bản vẽ thi công phải được đệ trình lên Tư
vấn giám sát để phê duyệt. Tính đầy đủ của việc thiết kế khe và chi tiết lắp đặt phải đáp ứng
theo đúng phê chuẩn và quyết định cuối cùng của Tư vấn giám sát. Nhà thầu phải có trợ giúp
kỹ thuật của đại diện tại hiện trường của nhà sản xuất trong suốt quá trình lắp đặt các khe này.
Sẽ có điều chỉnh thích hợp theo nhiệt độ tại thời điểm lắp đặt.
Tại vị trí bê tông sẽ đặt khe giãn nở phải được vệ sinh sạch bụi, sạch dầu và sạch các chất gây
ô nhiễm, đúng cao độ và trong tình trạng tốt, bê tông không bị bong hoặc nứt gẫy. Các khe
này sẽ không được đặt khi Tư vấn giám sát chưa nghiệm thu và duyệt điều kiện hiện tại.
Sau khi quét một lớp áo nhựa kết dính theo quy định kỹ thuật, khe sẽ được định vị bằng bu
lông neo và được vít chặt. Tất cả bu lông bị lỏng hoặc dài sẽ được điều chỉnh đúng theo phê
duyệt của Tư vấn giám sát.
Toàn bộ khe co giãn giữa các bộ phận, xung quanh bu lông và các lỗ rỗng phải được hàn kín
để ngăn nước và chống ăn mòn. Bề mặt neoprene gắn với keo phải được đánh sạch tại nhà
máy hoặc phải được chải sạch trước khi lắp đặt sao cho keo dính chặt vào bề mặt.
Trước khi lấp các lỗ rỗng tại bu lông, Tư vấn giám sát sẽ nghiệm thu bu lông neo và phải vặn
chặt vít theo đúng quy định kỹ thuật của nhà sản xuất. Bất kỳ mối hàn nào không được Tư
vấn giám sát phê chuẩn sẽ phải mở ra và làm lại, Nhà thầu phải chịu mọi chi phí.
Tất cả các mối nối hoàn chỉnh phải mịn, nhẵn nhụi, bu lông không bị thừa ra ngoài hoặc các
mối nối bị nhám. Toàn bộ keo dính bám ra ngoài phải được tẩy sạch hoặc cạo sạch trước khi
đông cứng.
3.2 Chất lấp khe co giãn đúc sẵn
Chất lấp đầy khe co giãn sẽ tuân theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu ASTM D994, có độ dày là
20mm. Chất lấp đầy khe phải phù hợp với keo dính khe.
Chất lấp đầy cho mỗi một khe sẽ được chuẩn bị cho từng miếng một cùng với toàn bộ chiều
sâu và bề rộng yêu cầu. Nếu sử dụng nhiều hơn một miếng lấp đầy thì các đầu tiếp giáp nhau
phải được kết hợp chắc chắn và định hình bằng cách ghim lại hoặc các phương tiện buộc chặt
hữu dụng khác.
3.3 Keo khe co giãn
Keo dính khe sẽ theo đúng tiêu chuẩn ASTM D 6690.
Mỗi một lô hoặc một mẻ hỗn hợp keo dính sẽ được chuyển đến hiện trường trong thùng keo
dính gốc của nhà sản xuất. Mỗi một thùng chứa được đánh dấu tên nhà sản xuất, số mẻ hoặc
số lô hàng, nhiệt độ giữ nóng an toàn sẽ đi kèm với chứng chỉ của nhà sản xuất chứng nhận
rằng hỗn hợp đáp ứng yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật.
3.4 Dung sai
3.4.1 Dung sai của Khe co giãn có thanh truyền lực.
Dung sai Lưu ý
Dung sai của các khe
co giãn loại có thanh
truyền lực được lắp

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-95 07850


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
đặt phải như
sau:Hạng mục
Chiều dài ±5mm
Cao độ ±3mm Các góc và giữa làn xe chạy
Tính đồng nhất của cao độ 3mm trong 3 m
Cao độ khác nhau của thanh truyền 2mm Giữa các trung điểm của các
lực thanh truyền lực
Khe hở dọc ±2mm Tại góc và giữa của làn xe chạy
Khe hở ngang 0 đến +2mm Tại góc và giữa của làn xe chạy
Các dung sai của các loại khe co giãn khác phải phù hợp với các kiến nghị của nhà sản xuất.
3.4.2 Dung sai của lớp rải atphan
Tất cả các loại khe nối phải được lắp đặt phẳng với mặt đường trong phạm vi dung sai của
mặt đường atphan trong chỉ dẫn kỹ thuật.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Biện pháp xác định khối lượng
Việc xác định khối lượng các khe co giãn và khe cố định phải đo theo mét dài của vật liệu
được lắp đặt và được Tư vấn giám sát chấp thuận, đo dọc theo đường tim của các khe.
Chiều dài khe co giãn phải phù hợp với các bản vẽ của hợp đồng, hoặc nếu không được chỉ ra
thì chiều dài đó phải phù hợp với các bản vẽ thi công.
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán hạng mục Khe co giãn sẽ tính theo đơn giá áp dụng được của các hạng mục thanh
toán trong Bảng tiên lượng liệt kê dưới đây
Hạng mục thanh toán này bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, dụng cụ, thiết bị, phụ tùng,
cũng như các chi phí để tiến hành tất cả các công việc cần thiết để hoàn tất công tác hoàn
thiện và lắp đặt tất cả các hạng mục khe co giãn tương ứng.
Chất lấp đầy khe co giãn và keo liên kết, vữa epoxy, đặc biêt là vật liệu atphan dẻo tổng hợp
cho các khe co giãn nút atphan, và vữa sẽ không được thanh toán riêng biệt. Các hạng mục
này đã được bao gồm trong đơn giá Khe co giãn với việc thanh toán.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07850-01 Khe co giãn cầu – loại khe co giãn chìm (độ dịch chuyển 10mm) m
07850-02 Khe co giãn cầu – loại nút atphan (độ dịch chuyển 40mm) m
07850-03 Khe co giãn cầu - Thanh truyền lực (độ dịch chuyển 50mm) m
07850-04 Khe co giãn cầu - Thanh truyền lực (độ dịch chuyển 165mm) m
07850-05 Khe co giãn cầu - Thanh truyền lực (độ dịch chuyển 180mm) m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-96 07850


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 07900 – Thoát nước trên cầu

1. Mô tả
Hạng mục công việc này bao gồm việc cung cấp và thiết lập hệ thống thoát nước trên cầu.
Công trình này sẽ phải thực hiện theo bản vẽ, lệ thuộc vào sự chấp thuận của Tư vấn giám
sát.

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn tham chiếu
Ấn bản mới nhất của các Tiêu chuẩn sau đây sẽ được đặc biệt áp dụng vào các công trình
được bao quát bởi Phần Chỉ dẫn Kỹ thuật này.
 ASTM D3034 Chỉ dẫn kỹ thuật loại 1245-B về ống PVC, và các phụ tùng.
 ASTM A48 Chỉ dẫn kỹ thuật loại 50 đối với các vật liệu đúc bằng gang xám.
2.2 Ống thoát nước
Kích thước, chủng loại và vật liệu của đường ống và ống nối được trình bày trong bản vẽ.
Ống nối sẽ được mạ kẽm nóng theo quy định của ASTM A36 và tuân theo các yêu cầu kỹ
thuật trong tiêu chuẩn ASTM A153.
2.3 Hố thu và nắp đậy
Hố thu và nắp đậy sẽ được đúc bằng gang xám cùng phương pháp thử độ tin cậy lớn hơn cấp
50 theo yêu cầu của tiêu chuẩn AASHTO A48 đối với các hạng mục nặng, về hình dáng và
kích thước và cùng với các yêu cầu kết nối như đã được trình bày trong bản vẽ.
2.4 Giàn đỡ cố định
Vật liệu cho giá đỡ cố định phải phù hợp với ASTM A36, hoặc các tiêu chuẩn tương đương
và phải được mạ kẽm hoặc các vật liệu chống gỉ khác đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.
2.5 Đệ trình
Nhà thầu phải đệ trình bản thuyết minh về các phương pháp áp dụng cho Tư vấn giám sát phê
duyệt. Thuyết minh về các phương pháp phải bao gồm nhưng không giới hạn đối với việc bố
trí và chi tiết của ống nối và đầu nối, áp dụng phương pháp đúc hố vào trong cấu trúc và áp
dụng chi tiết của giàn đỡ cố định vào bề mặt bê tông.
Nhà thầu phải trình chứng nhận của nhà sản xuất chứng thực rằng tất cả các vật liệu đều đáp
ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật liên quan cho Tư vấn phê duyệt. Chứng
nhận được yêu cầu đối với ống dẫn và tất cả ống nối cũng như hố thu và nắp đậy.
2.6 Bàn giao, Dự trữ và Vận chuyển
Các vật liệu được chuyển tới hiện trường phải được phải được kiểm tra tính thiệt hại, tháo dỡ,
và tích trữ tốn ít công vận chuyển nhất. Các vật liệu phải được vận chuyển theo một phương
thức sao cho vật liệu được vận chuyển tới kho hoặc điểm lắp đặt được thực hiện trong điều
kiện nguyên vẹn, không hỏng hóc. Khi vận chuyển, ống dẫn phải được chở chứ không được
kéo. Các vật liệu không được để trực tiếp trên mặt đất. Phần trong của ống dẫn và ống nối
phải được bảo vệ, tránh bám bẩn và gạch vụn.
2.7 Lắp đặt
Hố thu nước và nắp đậy sẽ được lắp đặt tại đúng vị trí đã được chỉ định trong bản vẽ. Hố
thoát nước phải được đặt vào bên trong kết cấu hoặc được đúc sẵn như đã được chi tiết hoá
trong thuyết minh về các phương pháp của Nhà thầu. Nơi hố thu được đặt vào khuôn, các chi
tiết liên quan tại đó cũng phải được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát. Chỗ hố thu được bảo
vệ trong khuôn bê tông, cường độ bê tông ở đó ít nhất cũng phải tương đương với cường độ
bê tông tại cấu trúc vòng ngoài và mặt khuôn phải được làm sạch như yêu cầu đối với khe thi
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-97 07900
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
công. Mặt trong hố thu phải được sơn theo chỉ dẫn kỹ thuật 08800- Sơn, để Tư vấn giám sát
phê chuẩn.
Các tấm lưới chắn rác phải được lắp đặt sử dụng các biện pháp chống trộm.
Tất cả các đường ống và ống nối phải được lắp đặt theo các vị trí, đường dẫn và cấp độ đã
được chỉ dẫn trong bản vẽ.
Tất cả các giàn đỡ ống phải được đặt và cố định chắc chắn tại chỗ trước khi lắp đường ống

3. Đo đạc và thanh toán


3.1 Phương thức đo
3.1.1 Hố thu và nắp đậy
Hố thu nước, thân và nắp bao gồm tất cả các ống nối sẽ được đo để thanh toán theo số lượng
cống thoát nước được thiết lập cho mỗi loại, được thi công và lắp đặt theo yêu cầu của bản vẽ
và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
3.1.2 Ống thoát nước
Ống thoát nước phải được đo để thanh toán bằng mét dài, dọc theo tâm và giữa giao điểm của
tâm ống đối với ống thoát nước của loại và đường kính đã được yêu cầu trong bản vẽ. Việc
đo đạc bằng mét dài phải bao gồm tất cả phần thân và ống nối gồm nắp ống, ống nối chữ T,
mối nối ống, giá đỡ, và tất cả các bộ phận nối, hỗ trợ, phụ kiện cần thiết đã được chỉ ra trong
bản vẽ hoặc trong các yêu cầu khác. Việc định giá phải gồm cả lớp phủ bảo vệ, và phải được
áp dụng cho tất cả các hạng mục đã được thi công, lắp đặt và được Tư vấn giám sát chấp
thuận.
3.2 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán phải được thực hiện theo giá hạng mục áp dụng đối với các hạng mục trong
Bảng Tiên lượng liệt kê dưới đây, và phải bao gồm toàn bộ nhân công, thiết bị, phụ kiện cần
thiết cho việc lắp đặt hố thu, thân, nắp hố, đường ống và ống nối.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
07900-01 Bộ lỗ thu nước, khung và lưới chắn rác bộ
07900-02 Ống thoát nước PVC đường kính từ 150mm đến 200mm m
07900-03 Ống thoát nước thép đường kính từ 150mm đến 200mm m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 7-98 07900


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 8 CÁC HẠNG MỤC KHÁC

Phần 08100 – Vữa xi măng

1. Mô tả
Công tác này bao gồm việc chuẩn bị và cung cấp vữa xi măng tuân thủ các yêu cầu quy định
trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần này đối với công trình nề và công trình liên quan khác.

2. Các yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn áp dụng
Các Tiêu chuẩn cập nhật mới nhất được áp dụng riêng cho Các Công tác trong phần Chỉ dẫn
này.
 ASTM C144 Cốt liệu Vữa đá hộc
 ASTM C91 Xi măng xây tô
 ASTM C207-06 Vôi hydrat xây kè đá
 TCVN 3121: 2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử
2.2 Vữa
Các vật liệu để trộn vữa phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Xi măng phải phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn ASTM C144.
b) Cốt liệu mịn phải phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn ASTM C91.
c) Vôi hydrat phải đáp ứng các yêu cầu về độ bay hơi, độ rỗng, xốp và tiêu chuẩn giữ
nước quy định cho vôi loại N theo ASTM C207-06.
d) Nước phải có chất lượng thích hợp đáp ứng cho các công việc liên quan đến bê tông
như đã xác định trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần 07100 “Bê tông và các kết cấu bê
tông”.
e) Trừ phi có hướng dẫn khác của Tư vấn giám sát, nếu không các vữa xây phải có một
phần xi măng Pooc lăng và ba phần cấp phối hạt mịn trong đó vôi tôi có thể sẽ được
bổ sung tương đương 10% xi măng. Vữa xây phải có cường độ nén ít nhất là 50
kg/cm2 trong 28 ngày.

3. Các yêu cầu về thi công


Toàn bộ các vật liệu ngoại trừ nước phải được trộn trong một thùng kín hoặc thùng trộn vữa
được Tư vấn giám sát chấp thuận cho đến khi các thành phần trộn có màu sắc đều nhau, sau
đó đổ thêm nước và tiếp tục trộn khoảng 5 đến 10 phút. Lượng nước dùng để trộn vữa phải
đủ để đạt độ chắc yêu cầu nhưng không quá 70% khối lượng xi măng sử dụng.
Chỉ trộn vữa với khối lượng vừa đủ dùng. Nếu cần, có thể trộn lại vữa với nước trong vòng
30 phút tính từ thời gian trộn ban đầu. Sau thời gian này không được phép trộn lại.
Vữa không sử dụng trong vòng 45 phút sau khi trộn với nước sẽ bị loại bỏ.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


Vữa xi măng không được đo để thanh toán trực tiếp.
Công tác này sẽ không được thanh toán riêng nhưng sẽ là một hạng mục riêng của Nhà thầu
trên cơ sở đó sẽ được thanh toán đầy đủ theo đơn giá trong phần Tiên Lượng cho các hạng
mục công việc được yêu cầu.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-1 08100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08200 – Trang trí cảnh quan

1. Mô tả
Phần Chỉ dẫn này bao gồm việc cung cấp, trồng cỏ, hoa, cây bụi và cây xanh tại các vị trí
được chỉ ra trong các Bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát chỉ định.

2. Các yêu cầu về vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Các Tiêu chuẩn cập nhật mới nhất sau đây được áp dụng cho Các Công tác trong Chỉ dẫn này
 ASTM C602-07 Vật liệu vôi nông nghiệp
2.2 Trồng cỏ, cây xanh và cây bụi
2.2.1 Trồng Cỏ
(a) Hạt cỏ
Nhà thầu sẽ trình nộp xin chấp thuận của Tư vấn giám sát về lựa chọn loại hạt cỏ phù hợp sẵn
có dùng cho thảm cỏ. Hạt cỏ phải không nhiễm bệnh, không bị nấm mốc hoặc bị rỗng và
sạch không có hạt cỏ độc hại. Toàn bộ hạt cỏ phải được lấy từ nguồn cung uy tín được chấp
thuận.
(b) Đắp thảm cỏ
Loại cỏ được lựa chọn phải là loại cỏ phát triển nhanh, không bệnh và không độc hại, rễ phải
ăn sâu. Nguồn cỏ sẽ phải được Tư vấn giám sát chấp thuận trước khi đào và chuyển tới Công
trình, còn Nhà thầu phải thông báo với Tư vấn giám sát ít nhất 3 ngày trước khi công việc
đào cỏ bắt đầu. Cỏ được trồng về cơ bản phải có bộ rễ còn nguyên vẹn, và được cắt thành các
mảng với đất ẩm nơi cỏ đã được trồng. Cỏ phải được trồng trong vòng 5 ngày từ khi đào về.
Các mảng cỏ phải được chuyên chở và cất giữ trong điều kiện là cỏ sẽ được bảo vệ tránh ánh
nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, có không khí lưu thông và tránh bị khô.
(c) Trồng cỏ non
Cỏ phải là những nhánh còn sống khoẻ mạnh (thân bò lan hoặc thân rễ) còn rễ hoặc mảng cỏ
lưu niên tạo thành mà không có đất bám vào. Chúng phải được lấy từ các nguồn được chấp
thuận có thể phát triển nhanh và có khả năng phát triển thành thảm dày.
2.2.2 Trồng cây bụi và cây xanh
Việc trồng cây phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Chiều cao của cây xanh phải từ 2,0 m đến 4,0m
- Chiều cao của bụi cây không nhỏ hơn 40cm
- Khi vận chuyển cây tới khu vực trồng cây phải bó thành bó hoặc đặt theo thứ tự để không
làm hỏng cây.
- Cây được trồng phải là cây không bị sâu bệnh, và phải khỏe mạnh.
Cây bụi Phải là loại phù hợp với môi trường đặc biệt của địa phương và được trồng ở dải
phân cách giữa đường cao tốc. Loại cây “Nemimm Oleamder L.” hoặc “Cassia sp” hoặc các
loại khác tương tự Tư vấn giám sát chấp thuận sử dụng. Việc cung cấp Các loại cây phải đủ
khả năng phát triển mạnh và chiều cao trưởng thành 2m.
Nơi các cây trồng trong các chậu, các chậu phải có kích thước phù hợp cây trồng ở mức
trưởng thành và loại cây được Tư vấn giám sát chấp thuận.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-2 08200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3 Phân bón
Phân bón phải là loại phân thương phẩm tiêu chuẩn được cung cấp riêng biệt hoặc theo hỗn
hợp có hàm lượng phần trăm tổng số nitơ, axit photphoric, kali cacbonat dễ hòa tan dựa trên
thành phần đất và tuân thủ các yêu cầu của luật Việt Nam và các luật được áp dụng khác. Các
loại phân bón phải được chứa trong các container tiêu chuẩn có ghi tên, khối lượng và phân
tích thành phần được đảm bảo và đánh dấu rõ ràng.
Trong hỗn hợp phân bón không được phép có hợp chất xianamit hay vôi hydrat.
Nhà thầu phải tiến hành thí nghiệm đất trồng cỏ đã đề xuất tại phòng thí nghiệm nông nghiệp
đạt tiêu chuẩn. Dựa trên kết quả thí nghiệm, loại, hàm lượng, tỷ lệ pha chế của phân bón cũng
như nhu cầu và tỉ lệ pha chế của vôi sẽ được phòng thí nghiệm xác định.
Phân bón có thể được cung cấp theo các dạng sau:
 Phân bón khô, dễ chảy dòng, thích hợp để sử dụng máy rải phân thông thường;
 Phân bón được nghiền mịn dễ tan trong nước, thích hợp cho việc sử dụng máy; hoặc
 Phân dạng hạt hoặc hòn thích hợp cho việc sử dụng các thiết bị thổi quạt.
2.4 Vôi
Nếu phải sử dụng vôi thì vôi phải là loại nghiền có chứa không dưới 85% tổng cacbonat, và
phải được nghiền tới độ mịn 90% lọt sàng 250µm và 50% lọt sàng 150 µm. Vôi dolomite
hoặc vôi magie phải chứa ít nhất 10% oxit magie. Tất cả các vật liệu vôi phải tuân thủ các
yêu cầu của ASTM C602-07.
2.5 Lớp đất mặt
Vật liệu lớp đất mặt phải được cung cấp tuân thủ các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật Phần
08300 “Rải lớp đất mặt”.
2.6 Tài liệu đệ trình
Trước khi triển khai các công tác trong hạng mục này, Nhà thầu phải đệ trình các tài liệu sau
đây để Tư vấn giám sát phê duyệt:
a) Chi tiết về các nguồn cỏ trồng đề xuất để chứng minh là cỏ nặng và phủ dầy đồng
thời không có cỏ, hạt bị loại bỏ hoặc các vật liệu gây hại khác;
b) Chi tiết về các nguồn cây con và cây trồng đề xuất để chứng minh là toàn bộ các cây
con và cây ở điều kiện tốt nhất sẽ được trồng tại các vị trí thể hiện trong Bản vẽ;
c) Mô tả chi tiết loại cỏ, cây con và cây bao gồm cả tên, chủng loại, kích thước và các
đặc tính chính liên quan đến môi trường và việc chăm sóc cây;
d) Chi tiết liên quan đến các nhà cung cấp phân bón do Nhà thầu đề xuất cho Dự án;
e) Kết quả thí nghiệm, và các thành phần và tỉ lệ pha chế của phân bón đề xuất của
phòng thí nghiệm;
f) Kết quả thí nghiệm vôi, nếu vôi được Tư vấn giám sát cho phép sử dụng, khẳng định
rằng chất lượng các nguồn vôi đề xuất tuân thủ các yêu cầu của Phần Chỉ dẫn này
đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các đặc tính của vôi để Tư vấn
giám sát phê duyệt.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Đánh cây con
Nhà thầu phải thông báo cho Tư vấn giám sát ít nhất 5 ngày trước khi đánh các cây con và
nguồn cung cấp phải được Tư vấn chấp thuận trước khi tiến hành đánh cây.
Trước khi đánh các cây nhỏ, cỏ và các cây gỗ phải được xén đến chiều cao từ 50 đến 75mm
và tất cả các rìa xờm đều phải được loại bỏ. Các cây nhỏ phải được xới đĩa ngang, cày nông
hoặc được thực hiện bằng các phương pháp được chấp thuận khác. Sau khi đánh các cây khỏi

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-3 08200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
lớp đất, chúng sẽ được tập trung lại thành các đống nhỏ hay luống nhỏ, được tưới nước và
giữ ẩm cho đến khi được trồng.
Thời gian từ lúc đánh cây đến lúc trồng cây không vượt quá 24h trừ trường hợp thời tiết xấu
hay có các điều kiện không khống chế được gây cản trở công việc. Trong trường hợp như
vậy việc thêm thời gian là có thể được cho phép với điều kiện các cây con vẫn còn ẩm và còn
sống. Cỏ, các cây con và cây bị nóng lên trong quá trình lưu trữ được phép phơi khô hoặc nếu
các cây bị hư hại nghiêm trọng trong quá trình đánh cây và vận chuyển sẽ không được chấp
nhận và bị loại bỏ ngay theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
3.2 Công tác làm sạch và chuẩn bị trước
Sau khi việc đánh cấp đất được hoàn thành và trước khi dùng phân bón và vôi nghiền, phần
diện tích được trồng cây phải được lọc kỹ hoặc không phải được loại sạch khỏi các mảnh đá
có được kính lớn hơn 50mm, que cành, gốc cây và các rác bẩn khác có thể ảnh hưởng đến
việc trồng cây non, sự tăng trưởng của cỏ, hay các công tác bảo dưỡng phần diện tích đã
được trồng cỏ. Nếu có bất kỳ hư hại nào gây ra bởi sự xói mòn hay các nguyên nhân khác
xuất hiện sau khi đánh cấp phối đất và trước khi dùng phân bón và vôi nghiền, Nhà thầu phải
tiến hành sửa chữa. Công việc này có thể bao gồm lấp rãnh, san đều các chỗ nhấp nhô cũng
như sửa chữa các hư hại khác.
3.3 Rải lớp đất mặt
Việc rải lớp đất mặt phải được tiến hành tuân thủ các quy định của Chỉ dẫn kỹ thuật Phần
08300 “Rải lớp đất mặt”.
3.4 Rải phân bón và vôi
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị và dọn dẹp, tiến hành rải phân bón theo tỷ lệ đã được
Tư vấn giám sát chấp thuận.
Nếu được yêu cầu sử dụng, vôi nghiền phải được rải theo tỷ lệ đã được Tư vấn giám sát chấp
thuận
Các vật liệu phải được trộn vào đất tới chiều sâu không dưới 50mm bằng cách xới hay bằng
các phương pháp được Tư vấn giám sát chấp thuận khác. Đá có đường kính lớn hơn 50mm,
đất cục, rễ cây, và các rác rưởi khác trên lớp mặt do họat động này gây ra phải được loại bỏ.
Trên các mái dốc, tại các vị trí có phân bón và vôi nghiền không thể trộn một cách có hiệu
quả bằng các thiết bị cơ giới, người ta có thể rải bằng các máy phun, thổi hay các phương
pháp được Tư vấn giám sát chấp thuận khác và không cần phải trộn vào đất.
3.5 Trồng cây
(a) Giới thiệu chung
Chỉ được thực hiện các công việc sau khi việc trồng cây trong khu vực đã hoàn thành. Bề mặt
phải được xới và định hình sau khi di chuyển những mảnh vỡ gạch vụn, sỏi và cỏ dại. Tất cả
các viên đá có đường kính lớn hơn 3 cm phải chuyển đi. Bề mặt cần được dọn với lớp đất mặt
có chất lượng tốt để đảm bảo rằng độ dày cuối cùng của công việc này (gồm lớp đất trồng và
lớp đất bề mặt) ít nhất là 20 cm. Để trồng cỏ trên các nền đường làm vật liệu chống xói mòn,
vật liệu dính kết cần phải kết hợp với hàm lượng đất sét ít nhất là 25% và chỉ số dẻo phải đạt
ít nhất là 20%. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo cho cỏ phát triển tốt tại các khu vực đã
trồng/đắp thảm và các biện pháp xử lý cần thiết trước và sau khi trồng cỏ sẽ do Nhà thầu chịu
mọi chi phí. Việc này có thể gồm vôi để khử chua đất hiện tại và sau đó dùng phân urê hoặc
phân hoá học NPK nhằm kích thích sự tăng trưởng.
(b) Gieo hạt cỏ
Khu vực gieo hạt cỏ phải đào rãnh nông với chiều sâu từ 6mm và 12 mm. Khuôn rãnh làm
theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát. Khu vực đó phải được làm ẩm trước khi bắt đầu đào
rãnh và tiến hành gieo hạt cỏ ngang diện tích mặt. Không gieo hạt cỏ trong thời gian có gió
hoặc có mưa to.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-4 08200
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Gieo hạt cỏ trên bề mặt lớp bằng phẳng theo tỷ lệ Tư vấn giám sát kiến nghị. Trong vòng hai
giờ sau khi gieo hạt, bề mặt gieo hạt cỏ sẽ được lu nhẹ tuy nhiên phải hết sức cẩn thận để cho
bánh lu không cuốn lớp mặt đi.
(c) Đắp thảm cỏ
Các mảng cỏ phải được đặt sao cho phủ 50% bề mặt bằng cách tạo các dải cỏ cách nhau 30
cm (cách này gọi là “Trồng theo dải”), hoặc phủ toàn bộ bề mặt (cách này gọi là “Trồng kín
đặc”) như nêu trong các Bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát. Các khe tiếp giáp
nối của giải băng cỏ sẽ được bố trí so le để hình thành các mạch nối gián đoạn. Chỗ nối giữa
các mảng thảm cỏ sát nhau không vượt quá 0,5 cm. Các mảng thảm cỏ được lát trên bề mặt
phẳng và được đầm nén bằng máy lu có trọng lượng 100 kg hoặc bằng vồ. Cát được trải trên
thảm cỏ đã trồng và trong những chỗ nối và toàn bộ khu vực cần phải tưới nước 2 lần/ngày
cho tới khi cỏ bén rễ chắc chắn. Cọc tre, nứa sẽ được sử dụng để ngăn các mảng cỏ bị trôi khi
trồng cỏ trên dốc taluy.
(d) Trồng cỏ non
Trước khi đánh cỏ non về trồng, cỏ phải được xén chỉ còn cao 50 đến 75 mm đồng thời tất cả
cỏ xén đi đó và các chất thải phải được chuyển đi. Sau đó nhổ cỏ non bằng phương pháp xới
nông hoặc các phương pháp được chấp nhận khác. Sau khi cỏ non được nhổ khỏi đất, chúng
phải được tập hợp ngay vào các cọc hoặc bồn, tưới nước và giữ ẩm cho đến khi chúng được
trồng. Thời gian giữa khi đánh và trồng không được quá 24 giờ. Cỏ non bị làm nóng ở kho
lưu giữ, bị khô hoặc bị hư hại khác sẽ không được chấp nhận.
Không được trồng cỏ trong thời tiết có gió, hoặc khi đất khô, quá ướt, hoặc không thể trồng
trọt được nữa. Phương pháp phải được Tư vấn giám sát chấp thuận khi xem xét vị trí và điều
kiện khu vực cần xử lý nhưng nói chung sẽ là một, hoặc nhiều các phương pháp sau:
(i) Gieo cỏ non: Cỏ non phải được gieo bằng tay hoặc bằng thiết bị phù hợp theo một lớp đều
nhau với khoảng cách giữa các nhánh cỏ non không vượt quá 150 mm. Sau đó cỏ non được
cấy xuống đất sâu từ 50 đến 100 mm bằng cái mai thẳng hoặc dụng cụ tương tự, hoặc bằng
bừa hoặc thiết bị khác để cấy các nhánh cỏ non tới độ sâu yêu cầu.
(ii) Trồng cỏ thành luống: Các luống phải để ngỏ dọc đường viền của 2 mái dốc ta luy theo
khoảng cách và độ sâu được Tư vấn giám sát chấp thuận. Cỏ non phải được trồng kế tiếp
nhau theo các luống liên tiếp. Cỏ non sau khi trồng phải được phủ kín ngay.
(iii) Trồng cỏ thành điểm: Trồng cỏ thành điểm phải được thực hiện theo quy định của việc
trồng cỏ thành luống ngoại trừ trường hợp thay vì trồng thành các luống liên tiếp nhau, các
khóm gồm 4 nhánh cỏ non trở lên phải được đặt cách nhau 450 mm trong các luống
Trong vòng 24 giờ trồng cỏ, khu vực này phải được lu hoặc đầm nhẹ nhưng công việc này
không được tiến hành nếu điều kiện đất bị thiết bị cuốc xới lên.
3.6 Đầm
Sau khi việc trống các cây con đã hoàn thành, và trước khi tiến hành đầm, bề mặt phải được
dọn sạch đá có đường kính lớn hơn 50mm, đất cục to, rễ cây và các rác rưởi khác xuất hiện
trên bề mặt trong quá trình trồng.
Diện tích trồng cây con phải được đầm trong vòng 24h kể từ khi công việc tỉa cành được
hoàn tất, trong điều kiện thời tiết và đất cho phép, công việc được tiến hành bằng máy lu,
máy đầm hoặc các thiết bị đảm bảo yêu cầu khác đặt vuông góc với mái dốc. Việc đầm nén
không được phép tiến hành khi đất ở trong tình trạng có thể bị máy cuốn lên. Đất sét cũng
không được đầm nếu được Tư vấn giám sát chỉ dẫn như vậy.
3.7 Bảo dưỡng các khu vực đã trồng cây
Nhà thầu phải dựng các biển báo hay hàng rào bảo vệ được Tư vấn giám sát chấp thuận để
bảo vệ các diện tích đã trồng cây con khỏi bị giao thông gây hư hại. Các bề mặt bị xói mòn
thành rãnh hoặc bị hư hại sau khi trồng phải được sửa chữa bằng cách nâng cấp lại hoặc trồng

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-5 08200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
lại cây theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Nhà thầu phải tưới nước và bảo dưỡng các khu vực
được trồng cây con và tất cả các cây bụi khác ở giải phân cách giữa hoặc trong chậu trong
điều kiện đạt yêu cầu cho đến khi tiến hành kiểm tra lần cuối và nghiệm thu công việc.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Xác định khối lượng
Khối lượng cỏ được thanh toán là số m2 đo trên mặt đất, đã hoàn thành và được nghiệm thu.
Diện tích trồng các cây con hoặc cây sẽ không được tính vào diện tích trồng cỏ khi thanh
toán.
Khối lượng cây con và cây sẽ được thanh toán phải là số lượng của từng cây thực đếm trên
mặt đất, đã trồng xong và được nghiệm thu.
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán sẽ thực hiện theo các Đơn giá áp dụng được trình bày trong Tiên Lượng. Việc
thanh toán sẽ áp dụng cho toàn bộ các công việc đã hoàn thành và được phê duyệt như cung
cấp và lưu trữ vật liệu, chăm bón cần thiết cho các khu vực đã trồng cây, nhân công, thiết bị
và các dụng cụ liên quan khác để công tác này hoàn thành theo đúng các Bản vẽ và tuân thủ
các Chỉ dẫn, cũng như yêu cầu của Tư vấn giám sát.
Công tác rải đất phủ mặt được thanh toán theo quy định Phần 08300 “Rải lớp đất mặt”
Hạng mục thanh toánMô tả Đơn vị
08200-01 Khu vực trồng cỏ tạo cảnh quan m2
08200-04 Trồng cây bụi cây
08200-06 Hoa m2
08200-07 Cây cây

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-6 08200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08300 – Rải lớp đất mặt

1. Mô tả
Chỉ dẫn kỹ thuật phần này, đề cập đến vật liệu lớp đất mặt và quy trình cũng như yêu cầu đối
với công tác chuẩn bị lớp mặt của nền thiên nhiên, di chuyển lớp đất mặt từ các khu vực bị
bóc đất trong hay bên ngoài công trường, đổ và rải lớp đất mặt trên các diện tích đã được
chuẩn bị.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Các Tiêu chuẩn cập nhật mới nhất sau đây được áp dụng cho Các Công tác trong Chỉ dẫn
này.
 AASHTO T11 Vật liệu mịn hơn 75-μm (sàng số 200) trong cốt liệu khoáng sau
khi rửa.
2.2 Vật liệu lớp mặt
Lớp đất mặt phải là lớp đất màu không có lẫn rác rưởi hay bất cứ một vật liệu nào gây hại cho
sự tăng trưởng của cây. Lớp đất mặt phải được tách khỏi tầng đất cái và các gốc cây, rễ cây,
bụi cây và đá (có đường kính 50mm hoặc lớn hơn), các cục sét và các vật tương tự.
Bụi cây và các cây cỏ khác không được liên kết trong đất trong quá trình xử lý phải được nhổ
và dỡ bỏ.
Các loại cỏ thông thường và các thảo mộc khác như cỏ và các loại hạt không phải dỡ bỏ
nhưng phải được đập nhỏ một cách kỹ càng và được trộn với đất trong quá trình xử lý.
Lớp đất mặt hay lớp đất trộn, trừ khi được chấp thuận hay quy định khác, phải có độ kiềm
xấp xỉ 5,5 pH đến 7,6 pH.
Hàm lượng chất hữu cơ không được dưới 3% hoặc không được vượt quá 20%.
Vật liệu lọt sàng 0,075 mm không được phép dưới 20% hoặc vượt quá 80% được xác định
qua thí nghiệm rửa tuân thủ các yêu cầu của AASHTO T11.
Với các vật liệu và phương pháp được chấp thuận, tuân thủ các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật,
Nhà thầu có thể cải thiện lớp đất mặt thiên nhiên.
2.3 Bóc lớp mặt
Trước khi tiến hành bóc lớp đất mặt, bất cứ loại cây cỏ nào, thân rễ, gốc cây, rễ cây lớn và đá,
có thể ảnh hưởng tới quá trình thực hiện sau này phải được dỡ bỏ.
Lớp cỏ nặng và các bề mặt phủ khác, không được trộn với lớp đất mặt phải đào bỏ đi bằng
đĩa ngang hay bằng các công cụ khác.
Khi lớp đất mặt thích hợp có sẵn trên công trường, Nhà thầu phải di chuyển các vật liệu từ
những khu vực này. Lớp đất mặt phải được rải trên các diện tích được canh tác và thoải hoặc
được chất đống tại các khu vực được chấp thuận. Bất cứ lớp đất mặt nào được Nhà thầu chất
đống sẽ phải tái xử lý, rải và sẽ không được thanh toán thêm. Bất cứ phần đất mặt nào được
chất đống trên công trường không phải do Nhà thầu thực hiện và được yêu cầu sử dụng cho
các mục đích rải lớp đất mặt, phải được Nhà thầu di chuyển và rải. Các vị trí chất đống hay
các khu vực gần kề mà Nhà thầu đã xáo trộn phải được đánh cấp dốc được yêu cầu và phải
tạo điều kiện thuận cho việc gieo hạt.
Khi lớp đất mặt thích hợp được đảm bảo nằm ngoài khu vực công trường, Nhà thầu phải xác
định vị trí và tìm nguồn cung cấp, được Tư vấn giám sát phê chuẩn. Lớp đất mặt phải được
vận chuyển đến công trường nơi công việc đang thực hiện và được đổ để rải hay được rải như
yêu cầu. Bất cứ lớp đất mặt nào được vận chuyển đến công trường và được chất đống phải
được tái xử lý, đổ và không được thanh toán thêm.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-7 08300
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.4 Vật liệu đắp lớp mặt
Vật liệu dính kết nền hạ phải được trải thành từng lớp xác định tại vị trí và đến chiều sâu chỉ
ra trong bản vẽ hoặc được yêu cầu bởi tư vấn và phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật liên quan
theo chỉ dẫn 03400 – Thi công nền đường.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Khái quát
Các diện tích sẽ được rải đất mặt phải được thể hiện trên các Bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát
yêu cầu. Nếu lớp đất mặt có sẵn trên công trường, Tư vấn giám sát sẽ chấp thuận vị trí của
các đống đất hoặc các khu vực sẽ bóc đất mặt cũng như chiều sâu bóc.
Các thiết bị thích hợp cần thiết cho công tác chuẩn bị và xử lý nền đất mặt, bóc lớp đất mặt,
xử lý cũng như đổ các vật liệu yêu cầu phải được quản lý trong tình trạng tốt.
3.2 Chuẩn bị nền đất mặt
Ngay trước khi tiến hành đổ và rải lớp đất mặt trên bất cứ diện tích nào (ngoại trừ rải trực tiếp
trên mặt đá), lớp mặt phải được xới xốp lên bằng cày đĩa hoặc bừa có răng nhọn hay bằng các
công cụ được chấp thuận khác tới độ sâu tối thiểu 50mm để tạo điều kiện cho việc liên kết
của lớp đất mặt với lớp đất trên nền đường được trải. Bề mặt của phần diện tích được rải lớp
đất mặt phải được làm sạch đá có đường kính lớn hơn 50 mm và tất cả các loại rác và vật liệu
có thể gây hại tới sự liên kết một cách thích hợp, sự tăng độ ẩm trong các mao mạch hay sự
tăng trưởng thích hợp của các loại cây trồng mong muốn. Các diện tích được giới hạn, được
chỉ trên các bình đồ, có độ kết rắn cao không xử lý được phải sử dụng biện pháp xới đất đặc
biệt.
Độ dốc trên khu vực được rải lớp đất mặt, không được xác lập trên các bình đồ phải được duy
trì nguyên trạng và trong điều kiện bằng phẳng. Tại những nơi, các cấp chưa được xác lập,
đất phải được đánh dốc thoải và bề mặt còn lại phải bằng phẳng và đầm đủ chặt để tránh tạo
ra các chỗ thấp hay các lỗ hổng đọng nước.
Các khu vực được rải lớp đất mặt yêu cầu vật liệu đắp đạt cao độ và đường nét theo đúng Bản
vẽ sẽ được đắp đến cao độ để lớp đất mặt có thể được sử dụng một cách hợp lý như quy định
trong Phần Chỉ dẫn này.
3.3 Rải lớp đất mặt
Lớp đất mặt phải được rải đều trên diện tích đã được chuẩn bị tới chiều sâu đồng đều 150 mm
sau khi đầm, trừ khi được chỉ ra khác trên bình đồ. Việc rải lớp đất mặt sẽ không được phép
tiến hành khi nền đất hoặc lớp đất mặt quá ẩm ướt, hoặc trong điều kiện có thể gây ảnh
hưởng đến công việc. Việc rải đất phải được tiến hành liên tục để việc reo hạt có thể được
thực hiện với công việc chuẩn bị và canh tác đất ít nhất.
Sau khi rải đất, các cục đất cứng phải được đập nhỏ và phun nước bằng máy phun hay các
công cụ có hiệu quả khác, tất cả các loại đá có đường kính từ 50 mm trở lên, rễ cây, rác và các
vật lạ khác phải được Nhà thầu lọc và đổ bỏ. Sau khi việc rải được hoàn tất, lớp đất mặt phải
được đầm đủ chặt bằng máy đầm hay bằng các công cụ được chấp thuận khác. Lớp mặt của
nền đất mặt được đầm theo các đường, cao độ và mặt cắt ngang yêu cầu. Bất cứ đất mặt hay
rác rưởi xuất hiện trên mặt đường do việc chuyên chở hay xử lý đất mặt gây ra phải được di
chuyển khẩn trương.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Xác định khối lượng
Việc xác định khối lượng và thanh toán cho công tác rải lớp đất mặt phải được dựa trên số
mét khối (m3) đất được cung cấp hoặc tái sử dụng đổ tới chiều sâu yêu cầu, tuân thủ theo
phần Chỉ dẫn kỹ thuật này và được Tư vấn giám sát chấp thuận.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-8 08300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Khi có quy định về lớp cát vàng để tạo thành lớp base phía dưới lớp đất mặt, thì khối lượng
của lớp cát vàng cũng được đo đạc và thanh toán theo phần chỉ dẫn kỹ thuật 03500 như tầng
đệm cát thô.
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán cho việc rải lớp đất mặt sẽ được thực hiện theo các đơn giá áp dụng của các hạng
mục quy định trong Bảng tiên lượng liệt kê dưới đây. Thanh toán này sẽ bao gồm toàn bộ các
công tác đã hoàn thành và được chấp thuận như, bao gồm bảo dưỡng, dự trữ và cung cấp
trong trường hợp cần thiết, công tác tái chuẩn bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chuẩn bị bề mặt,
vận chuyển, đổ vật liệu … rải lớp đất mặt và chuẩn bị lớp đất mặt trên cùng cũng như toàn bộ
các công việc phát quang và sửa chữa cần thiết khác, nhân công, thiết bị, dụng cụ và các công
việc phụ khác để hoàn thành công việc tuân thủ các yêu cầu trong Bản vẽ và Chỉ dẫn kỹ thuật,
và theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
08300-01 Cung cấp và rải lớp đất mặt m3

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-9 08300


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08500 – Biển báo đường bộ và cọc km

1. Mô tả
Hạng mục này bao gồm việc cung cấp và lắp đặt các biển báo đường bộ tuân thủ các yêu cầu
của Chỉ dẫn kỹ thuật và các chi tiết được chỉ ra trên Bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát chỉ dẫn.
Các biển báo trên đường phải tuân thủ các tiêu chuẩn về hệ thống ký hiệu được áp dụng ở
Việt Nam và các chi tiết được chỉ ra trên Bản vẽ. Các loại biển báo trên đường được quy định
là biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Các biển báo trên đường phải được phân loại tiêu chuẩn hoặc không tiêu chuẩn. Các biển báo
tiêu chuẩn có hình dạng và loại kích thước cố định theo tiêu chuẩn. Các biển báo còn lại là
không tiêu chuẩn.
Kích thước các biển cảnh báo và biển hiệu lệnh được tính là chiều dài cạnh của biển hình tam
giác (đo từ các điểm giao của các cạnh kéo dài), chiều rộng theo phương ngang của các biển
bát giác và đường kính của các biển tròn.
Toàn bộ các biển báo hiệu đường bộ phải được tạo lớp phản quang bằng cách phủ lớp phủ
phản quang lên tấm nhôm theo các tiêu chuẩn này.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Các Tiêu chuẩn cập nhật mới nhất sau đây được áp dụng riêng cho Các Công tác trong Chỉ
dẫn này.
 QCVN 41:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo đường bộ.
 TCVN 7887: 2008 Lớp phủ phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ
 AASHTO M111-04 Mạ Kẽm (nhúng nóng) trên các vật liệu thép và sắt
 ASTM A53-07 Ống, thép, màu đen và nhúng nóng, mạ kẽm, hàn và hàn không
mối
 ASTM B209-07 Biển nhôm và hợp kim nhôm
 ASTM D4956-07 Chỉ dẫn tiêu chuẩn cho lớp phủ phản quang đối với công trình
điều khiển giao thông
 ASTM E810-08 Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn về hệ số lớp phủ phản quang
và vật liệu phản quang
 TCVN2101: 2008 Sơn-phương pháp xác định độ bóng của màng
2.2 Vật liệu biển báo đường bộ
2.2.1 Biển báo
Các biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển thông tin phải được làm bằng các tấm nhôm
phẳng, tuân thủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn ASTM B209-07 và có chiều dày tối thiểu 2,5
mm. Những tấm nhôm này phải được tẩy nhờn, khắc axit, làm trung hoà và được gia công
trước khi đưa vào sử dụng làm biển báo giao thông.
2.2.2 Lớp phủ phản quang
Lớp phủ phản quang sử dụng cho biển báo phải là lớp có màu hoặc màu trắng với mặt ngoài
nhẵn phẳng, có tính chất phản quang trên toàn bộ bề mặt. Lớp phủ này phải tuân thủ các yêu
cầu của ASTM D4956-07 xét về các đặc điểm như độ bền ngoài trời, bền màu, co ngót, độ
dẻo, bóc tẩy, dính bám, tính chống va đập, và lớp nước bóng phản chiếu. Phải có tính bền với
tác động của thời tiết và bền màu. Phải mới, chưa sử dụng và không bị nứt, bong, rỗ, rộp hay
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-10 08500
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
các cạnh bị vênh, xoắn, và phải có độ giãn nở và co ngót không đáng kể. Phải được sơn lót
bảo vệ bằng lớp dính bám có độ nhạy áp lực khi thi công bằng thủ công, hoặc không dính và
có tính nhiệt kích ứng đối với thi công bằng máy nhiệt chân không. Lớp phủ phải là một bộ
phận thích hợp của các sản phẩm được yêu cầu sản xuất và phải có hình dạng của các biển
báo giao thông. Tất cả các loại vật liệu (tấm phủ, mực, màng phủ) sử dụng cho sản xuất các
thiết bị điều hành giao thông hoàn thiện phải của cùng một nhà sản xuất.
Đối với đường cao tốc sử dụng lớp phủ phản quang loại VIII, đây là loại có khả năng phản
quang rất cao, có cấu tạo hạt phản quang là vi lăng kính không phủ kim loại. Tuổi thọ tối
thiểu loại lớp phủ phản quang VIII là 10 năm
a) Hệ số phản quang:
Bảng 1 Hệ số phản quang tối thiểu chấp (RA) cho lớp phủ phản quang loại VIII
(cd.lx-1.m-2)
Góc Góc Trắng Vàng Vàng Xanh Đỏ Xanh Nâu Huỳnh Huỳn Huỳnh
quan tới da lá cây lam quang h quang
sát (độ) cam Vàng-X quang Vàng da
(độ) anh lá Vàng cam
cây
0,1 -4 1000 750 375 100 150 60 30 800 600 300
0,1 +30 460 345 175 46 69 28 14 370 280 135
0,2 -4 700 525 265 70 105 42 21 560 420 210
0,2 +30 325 245 120 33 49 20 10 260 200 95
0,5 -4 250 190 94 25 38 15 7,5 200 150 75
0,5 +30 115 86 43 12 17 7 3,5 92 69 35
Bảng 2 Hệ số phản quang tối thiểu (RA) cho lớp phủ phản quang loại IX (cd.lx-1.m-2)
Góc Góc Trắng Vàng Vàng Xanh Đỏ Xanh Huỳnh Huỳnh Huỳnh
quan tới (°) da lá cây lam quang quang quang
sát (°) cam Vàng-Xan Vàng Vàng da
h lá cây cam
0,1 -4 660 500 250 66 130 30 530 400 200
0,1 +30 370 280 140 37 74 17 500 220 110
0,2 -4 380 285 145 38 76 17 300 230 115
0,2 +30 215 162 82 22 43 10 170 130 65
0,5 -4 240 180 90 24 48 11 190 145 72
0,5 +30 135 100 50 14 27 6 110 81 41
1,0 -4 80 60 30 8 16 3,6 64 48 24
1,0 +30 45 34 17 4,5 9 2 36 27 14
b) Độ bền thời tiết:
Độ bền thời tiết tự nhiên: Tất cả các lớp phủ phản quang sau khi thử nghiệm thời tiết ngoài
trời (thử nghiệm theo 8.3.1) không thể hiện vết nứt, bong tróc, tạo lỗ, phồng rộp, bong mép
hay bị quăn đáng kể hay không co ngót cũng như giãn nở nhiều hơn 0,8 mm. Sau khi thử
nghiệm thời tiết ngoài trời, tiến hành đo độ phản quang ở góc quan sát 0,2° và các góc tới ở
–4° và ở +30°. Hệ số phản quang tối thiểu đạt được theo quy định đối với loại VIII thời gian
thử nghiệm thời tiết ngoài trời là 36 tháng, giá trị RA = 80% giá trị bảng 1.
Độ bền thời tiết nhân tạo: Trường hợp không đủ thời gian để thử nghiệm độ bền thời tiết
ngoài trời, thì tiến hành thử nghiệm độ bền thời tiết nhân tạo bằng phương pháp gia tốc. Tất
cả các lớp phủ phản quang sau khi thử nghiệm thời tiết bằng phương pháp gia tốc không thể
hiện vết nứt, bong tróc, tạo lỗ, phồng rộp, bong mép hay bị quăn đáng kể hay không co ngót
cũng như giãn nở nhiều hơn 0,8 mm. Sau khi thử nghiệm độ bền thời tiết bằng phương pháp
gia tốc, các lớp phủ phản quang phải đạt được các quy định sau:
 Hệ số phản quang tối thiểu khi thử nghiệm thời tiết gia tốc nhân tạo trong 2200 giờ,
giá trị RA = 80% giá trị bảng 2.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-11 08500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Độ bền màu (thử nghiệm theo 8.5): với các loại lớp phủ phản quang phải phù hợp
như quy định trong TCVN 7887: 2008.
c) Các quy định khác về yêu cầu kỹ thuật của lớp phủ phản quang và phương pháp thử:
phải tuân theo đúng TCVN 7887: 2008.
2.2.3 Các cột biển báo
Các cột biển báo phải được cấu tạo bằng thép tròn, mạ kẽm nhúng nóng, tuân theo các yêu
cầu của ASTM A53-07 và có đường kính trong tối thiểu là 75mm. Tất cả các đầu hở phải
được bịt kín để ngăn nước rò rỉ vào trong. Một thanh thép dài 450mm với đường kính 16mm
phải được hàn theo phương ngang tại vị trí giữa chân cột để chống cột bị xoay trên nền móng
cột. Chiều dài cột và chiều sâu chôn cột phải được chỉ rõ trong các Bản vẽ nhưng cột phải
được chôn dưới đất tối thiểu là 0,80 m khi biển báo được đặt trên đúng cao độ.
2.2.4 Khung và thắt đai ốc
Các tấm biển báo bằng kim loại có kích thước vượt quá 500mm tại một cạnh bất kỳ phải
được gia cường bằng cách gắn vào một khung thép hay phía sau tấm biểm phải có các bộ
phận chống đỡ như trong Bản vẽ. Khi các Bản vẽ không biểu diễn chi tiết thi công khung và
các bộ phận của tấm biển báo thì Nhà Thầu phải tự thiết kế và đệ trình chi tiết lên Tư vấn
giám sát duyệt trước khi tiến hành sản xuất.
Phương pháp lắp đặt các tấm biển báo, khung và giá đỡ vào các cột phải đảm bảo thuận lợi
cho việc tháo dỡ cho các mục đích thay thế hay bảo dưỡng và cho phép điều chỉnh tấm biển
ngay tại vị trí mà không phải tháo toàn bộ tấm biển ra khỏi cột biển báo, tuy nhiên các biển
báo và khung thép phải đủ độ cứng vững để có thể chịu được tải trọng của vật tác dụng lên
nó.
Toàn bộ các cấu kiện của biển báo và giá đỡ (trừ mặt biển) phải được chuẩn bị và sơn phủ
theo Chỉ dẫn kỹ thuật Phần 08800- “Sơn”.
2.2.5 Đinh vít và bulông
Các đinh vít, bulông, vòng đệm và các bộ phận kim loại khác phải được mạ kẽm nhúng nóng
sau khi sản xuất theo yêu cầu của AASHTO M111-04.
2.2.6 Khối móng bê tông
Bê tông cho khối móng phải là loại bê tông được chỉ định trong Bản vẽ và theo yêu cầu của
Phần tiêu chuẩn 07100 “Bê tông và các kết cấu bê tông”. Kích thước móng phải theo chỉ dẫn
trong Bản vẽ.
2.2.7 Sơn
Sơn phải theo hướng dẫn kỹ thuật mục 08800 – “Sơn”.
2.3 Bảng ghi tên cầu
Các bảng ghi tên cầu phải làm từ vật liệu và có kích thước như chỉ ra trong Bản vẽ.
2.4 Sắp chữ trên các biển hiệu
Kích thước, định dạng, và màu sắc của chữ trên các biển hiệu phải tuân thủ theo các điều
khoản liên quan của QCVN 41/2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu
đường bộ

3. Yêu cầu thi công


3.1 Phê chuẩn thiết kế
Các thiết kế được trình bày trong Bản vẽ sẽ được chỉnh sửa, và các chi tiết phải được Tư vấn
giám sát phê chuẩn trước khi chế tạo biển báo.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-12 08500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2 Phủ lớp phản quang cho biển báo
Việc chuẩn bị biển báo, và phủ lớp phản quang lên tấm biển phải được thực hiện theo hướng
dẫn của nhà sản xuất. Vật liệu phủ phải đảm bảo bề mặt tấm biển phẳng đều, không bị nhăn,
phồng rộp, nứt và gấp nếp. Phần làm chữ chỉ dẫn và mép viền phải được gắn trong tấm phủ
phản quang theo quy định của nhà sản xuất.
3.3 Bảo hành
Nhà Thầu phải được nhà sản xuất tấm phủ cung cấp:
a) Giấy chứng nhận lô sản phẩm đảm bảo rằng vật liệu tấm phủ được cung cấp cho nhà
sản xuất biển báo theo yêu cầu đặt hàng phải tuân theo các tiêu chuẩn được quy định
dưới đây đối với tấm phủ phản quang, và
b) Bảo hành 7 năm cho hiệu quả sử dụng tốt, cho cả độ phản quang đã được quy định
đối với tấm phủ phản quang, và phải được trình nộp lên Tư vấn giám sát.
Ngoài ra, nhà cung cấp biển báo phải bảo hành 7 năm cho các biển báo đã hoàn thiện và đạt
yêu cầu gồm các phần chữ/ phần chú giải và khả năng dính kết với tấm phủ; giấy Bảo hành
phải được đệ trình cho Tư vấn giám sát để lưu cho đến khi hết hạn Thời hạn Bảo hành của
Hợp đồng (là thời gian việc bảo hành được chuyển giao cho Chủ đầu tư). Bảo hành là để đảm
bảo nhà sản xuất tấm phủ và nhà cung cấp biển báo phải có trách nhiệm thay thế, sửa chữa,
hay phục hồi hiệu quả phản quang của biển trong bất cứ trường hợp hư hỏng nào xảy ra. Tất
cả các biển phải được đề ngày tháng trong khi sản xuất bằng loại mực dấu không phai để chỉ
rõ loại tấm phủ bằng cách ghi tên nhà sản xuất, và ngày tháng bắt đầu bảo hành. Bảo hành
phải được cung cấp theo nguyên bản và phải được pháp luật cho phép tại Việt Nam.
3.4 Dựng cột
Các cột biển báo phải được đặt tại vị trí nêu trong Bản vẽ. Cột phải được dựng theo phương
thẳng đứng từ vị trí phía trong ván khuôn của khối móng trước khi đổ bê tông và phải được
chống đỡ chắc chắn bằng các thanh giằng để tránh bị dịch chuyển trong quá trình đổ và đóng
bê tông. Các móng phải được chỉ ra trên Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Sau
khi bê tông đã đóng đủ độ, phạm vi quanh phần móng bê tông phải được lấp lại đến cao độ
yêu cầu bằng vật liệu thích hợp, sau đó được đầm nén thành từng lớp có độ dầy không quá
150mm. Các vật liệu đào thừa phải được Nhà thầu bỏ đi theo sự chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
3.5 Lắp đặt tấm biển báo
Bất cứ các vết sứt mẻ hay cong vênh nào của các biển báo sẽ phải được Nhà thầu thay thế
bằng kinh phí của mình.
Phần bên ngoài của các đinh chốt trên bề mặt của biển báo phải được sơn tráng có màu phù
hợp với màu nền của biển.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Xác định khối lượng
Các biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh và biển chỉ dẫn tiêu chuẩn phải được xác định
bằng số biển có kích cỡ đúng quy định, và phải bao gồm các biển báo và các khung đỡ cần
thiết đã được dựng lên và được chấp thuận.
Các biển không theo tiêu chuẩn phải được tính bằng diện tích (m2) cho cả bảng, và phải bao
gồm các cột và các khung đỡ cần thiết đã được dựng lên.
4.2 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán phải được tính theo đơn giá áp dụng cho các hạng mục được chỉ ra trong
Bảng tiên lượng dưới đây. Việc thanh toán sẽ gồm các chi phí cung cấp và lắp đặt các biển
báo, công tác đào, san lấp, và công tác thi công móng và toàn bộ khối móng, nhân công, thiết
bị, các thí nghiệm, các dụng cụ và các khoản chi phí phụ cần thiết để hoàn tất công việc trong

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-13 08500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
các Bản vẽ và theo yêu cầu của các Tiêu chuẩn này và/hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám
sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
08500-01 Biển báo quy định và cảnh báo Loại 1 cái
08500-02 Biển báo quy định và cảnh báo Loại 2 cái
08500-03 Biển báo Hướng dẫn Loại 3 (hai cột) cái
08500-07 Cột ki-lô-mét cái
08500-08 Cọc lý trình cái
08500-09 Cột dẫn hướng (bê tông) cái

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-14 08500


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08510 – Đèn cảnh báo chớp sáng năng lượng mặt trời

1. Mô tả
Hạng mục này bao gồm việc cung cấp và lắp đặt các đèn cảnh báo chớp sáng sử dụng năng
lượng mặt trời theo như Bản vẽ, hay theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.

2. Yêu cầu vật liệu


Đèn, với các tấm bảng năng lượng mặt trời, bộ pin, đèn, và tấm phản quang được sản xuất và
bán theo bộ được lắp ráp chống thấm nước và che phủ hoàn chỉnh, như một thiết bị điều
khiển giao thông, có bảo hành của nhà sản xuất. Tuổi thọ hoạt động được đánh giá của một
bộ hoàn chỉnh phải là ít nhất 15 năm đối với bộ năng lượng mặt trời, và bộ pin ít nhất là 2
năm. Đường kính của ánh sáng phải là 300mm, có màu hổ phách, với độ sáng của tia sáng
LED ít nhất đạt 4.000 cd/m2. Bộ pin phải là loại axít chì 7Ah hoặc lớn hơn. Bộ năng lượng
mặt trời phải là loại có công suất danh định 10W. Vỏ phải có cấp bảo vệ là IP 53 hoặc cao
hơn.
Trước khi đặt hàng, Nhà thầu phải đệ trình lên Tư vấn giám sát thông tin của nhà sản xuất và
dữ liệu liên quan đến bộ đèn đề xuất để rà soát và chấp thuận, cùng với một bộ đèn mẫu. Dữ
liệu và thông tin của nhà sản xuất phải bao gồm nhưng không giới hạn như sau:
 Địa chỉ và thông tin liên lạc của Nhà sản xuất
 Các chứng chỉ và giấy chứng nhận của Nhà sản xuất
 Biên bản / thông tin, ghi rõ vị trí/ khu vực mà bộ đèn đề xuất hiện được lắp đặt và chế
tạo.
 Quy cách sản phẩm
 Bảo hành của Nhà sản xuất

3. Lắp đặt
Các bộ đèn sẽ được gắn chặt với cột mạ kẽm (tuân thủ theo Bản vẽ) sử dụng các kẹp và phụ
kiện yêu cầu. Các cột đèn phải được lắp dựng theo các chi tiết nêu trong Bản vẽ.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Các đèn báo chớp sáng năng lượng mặt trời phải được đạc thanh toán theo số lượng đèn được
lắp đặt, và phải bao gồm các cột và giá đỡ được lắp dựng và chấp thuận.
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán phải được thực hiện theo các đơn giá áp dụng cho các hạng mục liệt kê dưới đây.
Thanh toán phải bao gồm đầy đủ cho việc cung cấp và lắp đặt cột và đèn nháy năng lượng
mặt trời và các giá đỡ bao gồm cả việc đào, đắp trả và thi công khối móng, và toàn bộ nhân
công, thiết bị, thí nghiệm, công cụ và bất kỳ khoản chi tiêu nào để hoàn thành công việc như
được nêu trong Bản vẽ và theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật này, và / hoặc theo chỉ dẫn của
Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
08510-01 Đèn cảnh báo chớp sáng năng lượng mặt trời chiếc

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-15 08510


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08600 – Lan can phòng hộ

1. Mô tả
Phần Chỉ dẫn kỹ thuật này đưa ra các yêu cầu và quy trình cho việc cung cấp và thi công các
cột và lan can phòng hộ.

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn tham chiếu
Các Tiêu chuẩn cập nhật mới nhất được áp dụng riêng cho các Công tác trong Chỉ dẫn này.
 QCVN 41:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
 AASHTO M111-04 Tráng kẽm (mạ nhúng nóng) sản phẩm sắt và gang
 ASTM A36 Sắt kết cấu
 AASHTO M232-06 Tráng kẽm (nhúng nóng) các kết cấu bằng sắt và gang
2.2 Lan can phòng hộ
Lan can phải được làm bằng thép tấm lượn sóng, chủng loại, tiết diện và độ dầy được quy
định trong Bản vẽ. Toàn bộ các thanh lan can không bị mài mòn, gỉ hoặc không có các cạnh
sắc đồng thời không bị thắt nút, xoắn hoặc bị uốn.
Các lan can phòng hộ được làm bằng thép có chiều dầy không dưới 12 ghi (3mm), như sau:
a) Độ dãn dài không dưới 12 % đối với mẫu thử dài 5 cm trong thí nghiệm kéo;
b) Cường độ kéo giới hạn không dưới 5.600 kg/cm2;
c) Có cường độ dầm kể cả các mối nối 680 kg ở độ võng 5 cm khi thí nghiệm trên một
nhịp 365 cm có đặt tải trọng qua mặt phẳng rộng 8 cm tại điểm giữa;
d) Các nối mối có khả năng chịu một lực kéo bên là 2.200 kg.
e) Các lan can phòng hộ phải được tráng kẽm tuân thủ các yêu cầu của AASHTO M
111-04. Công đoạn tráng kẽm phải được tiến hành sau khi chế tạo lan can.
Tại các vị trí có thể, và nếu được Tư vấn giám sát chấp thuận, việc sử dụng các vật liệu cho
lan can phòng hộ phù hợp với các Tiêu chuẩn của Việt nam sẽ được chấp nhận.
2.3 Khung cứng của lan can phòng hộ
Các giá treo phải được làm bằng sắt, tiết diện, kích thước và độ dày của thép thể hiện trên các
Bản vẽ.
Các chỗ nối và các đầu nối phải có chủng loại, kích thước và độ dày theo đúng Bản vẽ và
phải có đủ cường độ để thi công toàn bộ chiều dài thiết kế của lan can.
Trừ khi được quy định khác, tất cả các bộ phận, bu lông, vòng đệm, và các chi tiết khác phải
được tráng kẽm tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật AASHTO M232-06. Toàn bộ công việc tráng
kẽm phải được tiến hành sau khi sản xuất.
Đuôi cá phải được làm bằng nhôm có độ dày 2mm được phủ bằng lớp phản quang cường độ
cao theo quy định của Chỉ dẫn Mục 08500 “Biển báo đường bộ và cọc Km”, và phải được
gắn vào thanh lan can theo khoảng cách trình bày trong Bản vẽ để đảm bảo an toàn và được
buộc chặt để chống ăn mòn và mất cắp. Có thể sử dụng các loại phản quan khác có độ sáng
tương đương, nếu được Tư vấn giám sát chấp thuận.
2.4 Cột lan can phòng hộ
Các cột thép phải có tiết diện, kích thước và độ dầy như được chỉ ra trên Bản vẽ.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-16 08600


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Các cột thép phải là loại thép chứa đồng, phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ASTM A36 cho
các cấp được quy định.
Các cột phải được tráng kẽm tuân thủ các yêu cầu của AASHTO M111-04. Công việc tráng
kẽm phải được tiến hành sau khi sản xuất.
2.5 Sửa chữa lớp mạ kẽm
Trong trường hợp lớp mạ kẽm có những hư hỏng nhỏ, thay vì yêu cầu dỡ bỏ và thay thế, Tư
vấn giám sát có thể cho phép Nhà thầu sửa chữa bằng cách sơn ba lớp sơn pha kẽm chống ăn
mòn được Tư vấn giám sát chấp thuận. Nhà thầu phải cung cấp tất cả các chi tiết và thông tin
bao gồm việc áp dụng của nhà sản xuất và các yêu cầu chuẩn bị bề mặt để Tư vấn giám sát
chấp thuận và có thể đề xuất sử dụng.
Việc sửa chữa lớp phủ bên ngoài chỉ được phép tiến hành khi những thông tin và số liệu như
vậy được Tư vấn giám sát chấp thuận.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Các cột
Các hố phải được đào hoặc khoan đến độ sâu thể hiện trong Bản vẽ, hay các cột có thể được
đóng xuống bằng các biện pháp và các thiết bị đã được phê duyệt đảm bảo được lắp đặt đúng
vị trí và không bị biến dạng, bị chôn lấp hay bị hư hỏng khác.
Các cột phải được dựng theo phương thẳng đứng tại các vị trí được chỉ ra trên Bản vẽ, và tại
những nơi gắn với khối bê tông móng, và phải được giữ nguyên trong vòng ít nhất 48 h.
Phần diện tích xung quanh cột phải được san lấp tới cao độ mặt đất bằng các vật liệu được
chấp thuận và được đổ thành từng lớp không dầy quá 100 mm. Mỗi một lớp phải được làm
ẩm và đầm thật kỹ. Sau khi hoàn thành việc san lấp và đầm nén, các cột phải được giữ
nguyên tại chỗ.
Các cột lan can phòng hộ trên cầu và cống có thể được vặn chặt vào kết cấu như trình bày
trong sơ đồ. Các bu lông mấu neo có thể được cố định tại vị trí và cao độ phù hợp với các
mẫu, và được kiểm tra cẩn thận.
3.2 Các bộ phận của lan can phòng hộ
Các bộ phận lan can phòng hộ phải được dựng sao cho việc lắp đặt được tiến hành liên tục và
trơn tru. Chiều cao lan can tính từ cao độ tự nhiên phải ±10mm so với chiều cao trong Bản vẽ.
Tất cả các bu lông, trừ bu lông xiết phải được đóng chặt. Bu lông phải có đủ chiều dài để kéo
qua các đai ốc tối thiểu là 5 mm nhưng không dài quá 100 mm.
Khi các bề mặt được tráng kẽm bị mài mòn để lộ ra vật liệu bên trong, những phần được đánh
ren của các phụ tùng, quai móc, và các đầu cắt của các bu lông phải được bảo vệ bằng cách
sử dụng lớp phủ có chứa kẽm tuân thủ các yêu cầu của phần 2.5.
Toàn bộ các lan can phải được lắp đặt và điều chỉnh sao cho ứng suất dọc đồng đều nhau
trong suốt toàn bộ chiều dài lan can.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Xác định khối lượng
Lan can được đo đạc thanh toán theo mét dài từ tâm của cột đầu.
Việc cung cấp và lắp đặt các đầu nối, các đoạn cuối và các cột bổ sung, như trình bày trong
Bản vẽ, sẽ được xem xét bổ sung vào phần cung cấp lan can, và các chi phí này sẽ bao gồm
trong đơn giá của lan can phòng hộ.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-17 08600


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.2 Cơ sở thanh toán
Việc thanh toán phải được thực hiện theo đơn giá áp dụng trong Tiên Lượng. Đồng thời, thực
hiện thanh toán cho toàn bộ chi phí cung cấp và lưu trữ tất cả các vật liệu và khung, nhân
công lao động, các thiết bị, thí nghiệm và các khoản chi phụ khác để hoàn thành công việc
theo đúng Bản vẽ và tuân thủ yêu cầu của Chỉ dẫn hay của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
08600-01 Rào chắn xe (dầm tôn lượn sóng) m

08600-02 Dải phân cách bê tông có thể di chuyển được (Rào chắn Jersey,
W=0,6m) m
08600-03 Dải phân cách bê tông có thể di chuyển được (Rào chắn Jersey,
W=0,5m) m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-18 08600


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08700 – Sơn kẻ mặt đường

1. Mô tả
Chỉ dẫn kỹ thuật phần này đưa ra các yêu cầu và quy trình đối với việc cung cấp và kẻ sơn
trên mặt đường hoàn thiện phù hợp với Bản vẽ hoặc chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Công tác này sẽ bao gồm việc cung cấp sơn mặt đường phản quang, mẫu sơn, bao bì, chuẩn
bị lớp mặt đường, và sơn mặt đường, tuân thủ các quy định trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần này.
Sơn mặt đường phản quang phải láng hoặc được rải lên bề mặt trong điều kiện nấu chảy bằng
thiết bị phù hợp có thể kiểm soát việc chuẩn bị và phủ lớp hạt thủy tinh theo một tỷ lệ quy
định. Sau khi làm nguội đến nhiệt độ mặt đường xung quanh, tiến hành sơn kẻ mặt đường
dính bám với độ dày và chiều rộng quy định đồng thời không bị biến dạng do xe cộ chạy qua.
Sơn phải được kẻ theo đúng kích cỡ, hình dáng và vị trí của các vạch đánh dấu được chỉ ra
trong các Bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát chỉ dẫn.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Các Tiêu chuẩn cập nhật mới nhất được áp dụng riêng cho các Công tác trong Chỉ dẫn này.
 QCVN 41:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
 TCVN 8786:2011 Sơn tín hiệu giao thông. Sơn vạch đường hệ nước – Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử
 TCVN 8787:2011 Sơn tín hiệu giao thông. Sơn vạch đường hệ dung môi – Yêu cầu
kỹ thuật và phương pháp thử
 TCVN 8788-2011 Sơn tín hiệu giao thông. Sơn vạch đường hệ dung môi và hệ
nước – Quy trình thi công và nghiệm thu
 TCVN 8791-2011 Sơn tín hiệu giao thông. Vật liệu đường phản quang nhiệt dẻo –
Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và nghiệm thu
 AASHTO M247-05 Hạt thủy tinh sử dụng trong sơn giao thông
 AASHTO M248-03 Sơn giao thông màu vàng-trắng đã trộn sẵn
 AASHTO M249-03 Vật liệu tẩy màu sơn mặt đường phản quang trắng và
vàng (thể cứng)
2.2 Sơn kẻ mặt đường
Vật liệu dẻo nóng phải được trộn bằng hỗn hợp cấp phối, màu, nhựa và các hạt phản quang
thủy tinh. Vật liệu dẻo nóng phải được trộn tại nhà máy của nhà sản xuất được phê chuẩn,
đồng thời phải chịu được khí hậu nhiệt đới và phù hợp cho các bề mặt đường quy định, bằng
các thiết bị đề xuất.
Vật liệu dẻo nóng phải được lấy mẫu và thí nghiệm theo phương pháp ASTM (ASTM
D7307-06 Tiêu chuẩn thực hành lấy mẫu cho vật liệu sơn dẻo nhiệt đường giao thông và
ASTM D4797-88(2007) – tiêu chuẩn thí nghiệm hóa học và phân tích trọng lượng của máy
chứa chất dẻo nhiệt trắng và vàng mạ crom và titan oxit). Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ
đầu tư một bản sao các báo cáo thí nghiệm có xác nhận từ các nhà sản xuất vật liệu dẻo nóng,
trong đó có nêu rõ các kết quả của toàn bộ các thí nghiệm quy định và phải xác nhận rằng vật
liệu đáp ứng toàn bộ các yêu cầu trong Chỉ dẫn này.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-19 08700


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3 Các hạt thủy tinh phản quang dung cho sơn kẻ mặt đường
Sơn được sử dụng để kẻ mặt đường phải là loại phản quang được trộn bằng hỗn hợp của hạt
thủy tinh loại 1 và loại 2 cho lớp mặt. Cả hai loại hạt thuỷ tinh phải tuân thủ các yêu cầu của
AASHTO M 247-05.
Các hạt thuỷ tinh phải có chất lượng tốt, trong, không lẫn chì và tối thiểu 90% phải có hình
cầu hợp lý và không có vết nứt. Các hạt thuỷ tinh phải có tối đa 1% hạt có cạnh sắc nhọn và
tối đa 0,5% tạp chất và có thể chảy tự do trong điều kiện không khí bình thường. Cỡ các hạt
thuỷ tinh được quy định như sau:

Sàng tiêu chuẩn Mỹ Phần trăm lọt sàng


mm Số Theo trọng lượng
1,180 Số16 100
0,850 Số 20 65 - 75
0,600 Số 30 45 - 55
0,300 Số 50 15-25
0,180 Số 80 0
Các hạt thủy tinh không được ít hơn 30-40% hợp chất dẻo nóng tính theo trọng lượng
2.4 Vật liệu không đạt yêu cầu và nhân công
Các vật liệu không đạt tiêu chuẩn hay được sơn không đúng qui cách, sai kích cỡ, sai vị trí,
không có hình dáng đồng bộ giữa ngày và đêm phải được bóc bỏ và Nhà thầu phải thay thế
các nguyên liệu và chuẩn bị lớp mặt đường tốt, thi công lại và/hoặc sơn đúng vị trí bằng kinh
phí của mình và được Tư vấn giám sát chấp thuận.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Chuẩn bị lớp mặt đường
Công tác sơn kẻ mặt đường phải gồm các bước sau:
a) Vệ sinh lớp mặt đường và loại bỏ các bụi bẩn, dầu, mỡ và các tạp chất khác.
b) Tiến hành sơn, bảo vệ và làm khô các lớp phủ bên ngoài
c) Bảo vệ người đi bộ, xe cộ và các loại giao thông khác.
d) Bảo vệ toàn bộ các kết cấu trên đường và các bộ phận của chúng khỏi bị các vật liệu
sơn làm bẩn.
e) Cung cấp các công cụ, thiết bị nhân công lao động và vật liệu sơn kẻ đường cần thiết
cho việc hoàn tất công việc.
Không được phép tiến hành sơn khi trời mưa, thời tiết ẩm ướt, sương mù hoặc khi Tư vấn
giám sát xác định thấy có các điều kiện bất lợi cho công việc. Không được tiến hành sơn trên
các bề mặt mặt đường ẩm ướt hoặc trên các mặt đường đã hấp thụ nhiệt có thể gây ra các vết
rộp hay các vảy sơn nhỏ.
3.2 Sử dụng vật liệu dẻo nóng
Không được tiến hành sơn vật liệu dẻo nóng trên mặt đường trước thời gian ba (3) ngày kể từ
khi phủ lớp áo cuối cùng hoặc lớp bê tông nhựa.
Kích thước và vị trí chính xác của các dấu hiệu mặt đường phải được xác định và đánh dấu
trước khi tiến hành sơn.
Vật liệu dẻo nóng phải được đun chảy bằng thiết bị làm nóng có dụng cụ khuấy cơ học giúp
vật liệu được nóng chảy đều và không bị gia nhiệt cục bộ. Nhiệt độ nóng chảy phải được duy
trì theo quy định của nhà sản xuất.
Sơn kẻ mặt đường phải được thực hiện bằng thiết bị kẻ sơn phù hợp được Tư vấn giám sát
chấp thuận. Vật liệu dẻo nóng phải được sơn nóng bằng các phương pháp láng, ép và phun.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-20 08700
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Sau khi đưa vật liệu vào thiết bị rải, vật liệu phải được duy trì và đặt tại nhiệt độ do nhà sản
xuất quy định áp dụng riêng cho từng phương pháp rải. Tại các vị trí vật liệu sơn kẻ thực hiện
bằng máy móc, chỉ sơn một lớp đạt chiều dày lớn hơn 2,5mm theo quy định. Trước khi dùng
thiết bị sơn kẻ đường tại một công trình cố định, phải chứng minh được thiết bị vận hành đạt
yêu cầu tại một vị trí phù hợp khác nằm ngoài công trình đó. Việc điều chỉnh thiết bị sẽ được
thực hiện bằng thí nghiệm tiếp theo. Chỉ khi thiết bị được điều chỉnh đúng và công tác kẻ
đường được Tư vấn giám sát chấp thuận thì thiết bị đó mới có thể được sử dụng tại công trình
cố định này. Công nhân vận hành máy phải có kinh nghiệm. Phải kiểm tra và điều chỉnh số
lượng máy, nếu cần, trước khi sử dụng tại một phạm vi lớn, và sau đó phải tiến hành kiểm tra
và điều chỉnh hàng ngày.
Đối với các vị trí hoặc khi công tác sơn kẻ đường rất khó thực hiện bằng thiết bị, có thể áp
dụng các phương pháp thủ công đã được phê duyệt khi có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Vật liệu dẻo nóng phải được sơn ở độ dày tối thiểu là 2,5mm (không tính các hạt thủy tinh
trên bề mặt) trừ khi có quy định khác.
Các hạt thuỷ tinh Loại II phải được trải trên bề mặt đường ngay sau khi lớp mặt đường được
rải. Các hạt thuỷ tinh phải được phun hay dùng áp lực với tỷ lệ 450 gm/m2
Vạch sơn kẻ đường không được sai kích cỡ quy định khoảng hơn 20mm. Các cạnh sơn phải
nhẵn và sắc nét.
Mặt trên cùng của lớp sơn kẻ đường phải phẳng, đều và không bị vết. Bề mặt không bị trơn
trượt khi ướt.
Toàn bộ vạch sơn kẻ đường phải được bảo vệ khỏi các phương tiện giao thông cho đến khi
lớp sơn đủ khô để không bám trên các lốp xe hay không hằn các vết lốp xe trên mặt lớp sơn
phủ.
Các vạch sơn kẻ đường không bị biến dạng, bạc màu, rạn nứt, bong tróc khi các phương tiện
giao thông đi qua hoặc khi nhiệt độ đường lên tới 60°C.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Xác định khối lượng
Khối lượng vạch kẻ sơn đường được thanh toán sẽ là số mét vuông của vật liệu thích hợp đã
được dùng để sơn trên bề mặt, đã hoàn thành và được nghiệm thu theo đúng Bản vẽ, theo Chỉ
dẫn kỹ thuật này, và theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát. Đối với việc đo đạc. mỗi loại vật
liệu sẽ được phân chia thành hai loại như sau:
Loại thông thường – Các vạch sơn ở tim đường, đường biên, vạch sơn phân làn và các vạch
sơn khác, về cơ bản được kẻ song song với tim đường của phần xe chạy hoặc nhánh nối rẽ.
Loại đặc biệt – Các mũi tên, các vạch kẻ sơn phần đường dành cho người đi bộ, các vạch sơn
khác kẻ ngang hoặc tạo thành góc nhọn so với hướng của luồng giao thông.
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán sẽ được thực hiện cho công việc đã hoàn thành và được phê duyệt, bao gồm việc
cung cấp và đổ toàn bộ vật liệu, nhân công lao động, thiết bị, máy móc và các dụng cụ khác
nhằm hoàn thành công tác tuân thủ các yêu cầu của Bản vẽ và Chỉ dẫn kỹ thuật, và chỉ dẫn
của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
08700-01 Vạch sơn kẻ đường (loại thông thường) m2
08700-02 Vạch sơn kẻ đường (loại đặc biệt) m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-21 08700


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08710 – Đinh phản quang trên mặt đường

1. Khái quát
Phần chỉ dẫn kỹ thuật này mô tả các yêu cầu về cung cấp và lắp đặt các đinh phản quang trên
mặt đường trên bề mặt đường tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và tại các vị trí đã nêu trong Bản
vẽ, hoặc theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.

2. Yêu vầu vật liệu


Phản quang “thanh nổi" gồm vỏ nhựa acrylic được làm đầy với hợp chất keo epoxy từ đúc từ
methacylate methyl thành hình cụt nông của kim tự tháp với kích thước cơ bản gần 100 mm
x 100 mm và chiều dày không quá 20 mm. Vỏ của đinh đường chứa hai gương phản quang
hình lăng trụ nghiêng một góc 30º so với phương ngang và có diện tích không nhỏ hơn
20cm2.
Các đinh phản quang phải đạt các tiêu chuẩn sau đây về đặc tính vật lý và trắc quang và phải
có giá trị cường độ quy định tối thiểu được thể hiện như nến điện trên chân nến chiếu sáng tại
các đinh phản quang trên một mặt phẳng vuông góc với ánh sáng chiếu vào như được thể
hiện trong bảng sau.

CÁC ĐẶC TÍNH ĐINH TRẮC QUANG CỦA ĐINH ĐƯỜNG NỔI
Giá trị cường độ cụ thể
Màu sắc Trong suốt Vàng Đỏ
Góc phân kỳ 0,2° 0,2° 0,2°
Góc tới
0° 3,00 1,80 0,75
20° 1,20 0,72 0,30
Mỗi đinh phản quang để thử nghiệm phải được bố trí với tâm của bề mặt phản quang tại
khoảng cách 1,5m từ một nguồn sáng đồng nhất có đường kính hiệu quả trong 5mm. Bề rộng
của quang bào là 1,2m và được chắn không có ánh sáng phân tán. Khoảng cách từ trung tâm
của nguồn sáng và quang bào là 5mm. Nếu không có hơn 4% lượng ánh sáng phản chiếu vào
bề mặt là lý do để loại bỏ một đợt hoàn thành.
Các đinh phản quang phải chịu được tải trọng đứng là 100kgf (100kN) khi thử nghiệm theo
cách sau đây. Một đinh phản quang phải được đặt giữa theo phương ngang trên đầu mở của
một hình trụ bằng kim loại rỗng theo chiều thẳng đứng, với kích thước đường kính 75mm,
25mm và dày 6mm. Tải trọng được áp dụng trên đỉnh của đinh phản quang đường kính 6mm
bằng phần kim loại phản quang đặt ở giữa của đầu đinh phản quang. Nếu xảy ra vỡ hoặc biến
dạng đáng kể ở bất kỳ tải trọng nào dưới 100kgf thì đinh phản quang đó không đạt yêu cầu.
Các đinh phản quang trên mặt đường phải được gắn vào đường sử dụng keo dính epoxy hai
mặt hoặc loại tương đương.

3. Yêu cầu thi công


Nhà thầu phải thực hiện toàn bộ công việc cần thiết để tạo thành tuyến đạt yêu cầu về rải đinh
phản quang trên mặt đường. Phần mặt đường được rải đinh phản quang phải sạch, không hợp
chất, dầu mỡ, dầu, ẩm, hoặc trên các lớp không chắc chắn, mỏng, sơn hay bất kỳ vật liệu nào
ảnh hưởng đến độ bắt dính khi gắn đinh phản quang trên mặt đường. Làm sạch bằng cách
thổi sạch. Việc lắp đặt phải tuân thủ theo các quy trình của Nhà sản xuất được Tư vấn giám
sát phê duyệt. Sau khi cố định, các đinh phản quang phải được bảo vệ khỏi giao thông, bao
gồm các loại phương tiện của nhà thầu , cho đến khi tư vấn giám sát xem xét và kết luận chất
kết dính có khả năng chịu được giao thông.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-22 08710


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4. Đo đạc và thanh toán
4.1 Phương pháp đo đạc
Khối lượng của đinh đường phản quang phải được đo đạc theo chiếc được đếm theo số lượng
thực tế.
4.2 Thanh toán
Thanh toán phải được thực hiện theo đơn giá hợp đồng cho từng loại đinh phản quang như
nêu trong Bảng tiên lượng, mà thanh toán phải bao gồm cho toàn bộ phần cung cấp và lắp đặt
các vật tư, chuẩn bị bề mặt, cung cấp và bôi chất kết dính và cho toàn bộ nhân công, thiết bị,
dụng cụ và các chi phí cần thiết khác để hoàn thành hạng mục này.
Số hạng mục Mô tả Đơn vị
08710-01 Đinh phản quang trên mặt đường (Loại 1 & 2) chiếc

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-23 08710


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08800 – Sơn

1. Tổng quan
Phần công việc này bao gồm việc làm sạch bề mặt và phủ lớp sơn bảo vệ cho các bề mặt kim
loại (kể cả mạ kẽm), gỗ hoặc bê tông để chống ăn mòn hoặc xuống cấp.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Các tiêu chuẩn mới nhất sau đây sẽ được áp dụng cho các công tác trong Chỉ dẫn phần này.
 AASHTO M111-04 Lớp phủ kẽm (mạ kẽm nhúng nóng) trên bề mặt các sản
phẩm gang và thép
 AASHTO M232-06 Lớp phủ kẽm (nhúng nóng) cho gang và thép HM-22.
ASTM A153/A153M-00
 ASTM A653/A653M-07 Thép tấm mạ kẽm và hợp kim sắt – kẽm bằng phương
pháp nhúng nóng
 ASTM D3359-08 (Phương pháp A) Đo độ dính bám bằng cách thử băng dính
 ASTM D4138-07 Đo chiều dày màng khi khô của lớp phủ bảo vệ bằng phương
pháp phá hủy
 ASTM D4285-06 Dầu hoặc nước chỉ thị dùng trong khí nén
 ASTM D4417-03 Đo hình dạng bề mặt sản phẩm thép làm sạch bằng phun cát tại
hiện trường
 ASTM E337-07 Đo độ ẩm bằng ẩm kế (đo nhiệt độ bọt khô và ướt)
 SSPC SP1 Dung môi hòa tan tẩy rửa (ngày 1 tháng 11 năm 2004)
2.2 Vật liệu sơn
Chỉ được phép sử dụng sản phẩm của các nhà sản xuất có chứng nhận chất lượng và được Tư
vấn giám sát chấp thuận.
Tất cả sơn phải được cung cấp bởi các nhà sản xuất đã được chấp thuận trong mục 2.2 (a), và
bất cứ thay đổi nào về vật liệu sơn (loại, ngày, v.v…) đối với một hạng mục công trình đã
khởi công đều sẽ không được chấp thuận.
Đối với hệ thống sơn nhiều lớp, mỗi lớp sơn phải tương thích với lớp vật liệu đã sơn trước
đó.
Nói chung, mạ kẽm các cấu kiện kim loại phải tuân thủ các yêu cầu của AASHTO M111-04.
Các tấm kim loại mỏng hơn 3,2mm có thể được mạ kẽm trước khi chế tạo theo đúng yêu cầu
của ASTM A653-07. Mạ kẽm các phần cứng bằng sắt và thép, đai ốc và bu lông phải tuân
theo chỉ dẫn của AASHTO M232-06.
2.3 Đệ trình
2.3.1 Mẫu và số liệu
Nhà thầu phải cung cấp cho Tư vấn giám sát các mẫu, số liệu kỹ thuật, đồng thời phải trình
chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất để Tư vấn giám sát xem xét và chấp thuận.
2.3.2 Kế hoạch bảo vệ công trình công cộng, tài sản và người lao động
Ít nhất 28 ngày trước khi bắt đầu chuẩn bị bề mặt để sơn, Nhà thầu phải trình Tư vấn giám sát
thông qua một bản kế hoạch về các biện pháp sẽ áp dụng để bảo vệ môi trường, công trình

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-24 08800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
công cộng, các tài sản xung quanh và người lao động. Kế hoạch này phải bao gồm các nội
dung sau:
a) Bản số liệu an toàn vật liệu và dữ liệu về sản phẩm của nhà sản xuất cho tất cả các
sản phẩm làm sạch và sản phẩm sơn.
b) Kế hoạch chi tiết về kiểm soát các vật liệu phế thải, mảnh vụn thừa của các sản phẩm
làm sạch, sản phẩm sơn, v.v… Chi tiết về các hạng mục gắn kèm mà không cần phải
dùng mối hàn hoặc lỗ khoan vào kết cấu hiện có. Chi tiết các đấu nối với bàn kẹp
hoặc các dụng cụ được chấp thuận khác.
c) Một kế hoạch chi tiết về đổ xả phế thải, phần dư thừa của các sản phẩm làm sạch,
sản phẩm sơn.
d) Các biện pháp đảm bảo an toàn cụ thể để bảo vệ công nhân khỏi tai nạn như ngã,
khói bụi, hỏa hoạn, cháy nổ.
e) Nếu sơn thải ra là loại độc hại thì phải có các biện pháp an toàn cụ thể phù hợp với
các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.
f) Quy trình đối phó với trường hợp khẩn cấp khi sơn bị đổ tràn.
g) Để đảm nhiệm chức năng quản lý chất lượng, phải huy động một nhân viên đủ năng
lực đáp ứng các yêu cầu sau:
 Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm về công tác sơn công nghiệp trên công trường;
 Có tối thiểu 90 ngày kinh nghiệm về quản lý hoặc giám sát công trường trong
việc cạo bỏ sơn;
 Có bằng cấp, giấy chứng nhận về trình độ và kinh nghiệm yêu cầu.

3. Yêu cầu thi công


Nhìn chung, nhà thầu sẽ phải tiến hành công việc theo “Kế hoạch bảo vệ công trình công
cộng, tài sản và con người” đã được chấp thuận. Nếu công tác tiến hành không đúng yêu cầu
quy định thì nhà thầu phải lập tức dừng công việc và tiến hành sửa chữa ngay. Ngoài ra nhà
thầu sẽ phải thu dọn và xử lý làm sạch tất cả các loại vật liệu, bao gồm cả nước bẩn đã dùng
cho công tác chuẩn bị, chùi rửa hay sơn.
3.1 Bảo vệ công trình
Nhà thầu phải tiến hành các công tác sau đây để bảo vệ công trình:
 Bảo vệ các bề mặt không sơn quanh đó bằng các băng dính, màng chắn, giấy, vải
hoặc các vật liệu phù hợp khác.
 Ngăn không để các bề mặt mới sơn bị bẩn do bụi, dầu, mỡ hoặc các loại vật liệu có
hại khác.
3.2 Chuẩn bị bề mặt
Nhà thầu phải thông báo cho Tư vấn giám sát bằng văn bản ít nhất 7 ngày trước khi bắt đầu
công việc thi công và ngay trước khi bắt đầu công tác sơn, nhà thầu phải chuẩn bị bề mặt theo
các yêu cầu sau:
 Làm sạch bề mặt theo đúng mức độ yêu cầu quy định,
 Loại bỏ hết bẩn, bụi và các chất có hại khác trên bề mặt bằng các biện pháp do nhà
sản xuất sơn đề nghị và được Tư vấn giám sát chấp thuận,
 Làm khô kỹ bề mặt,
 Duy trì nhiệt độ bề mặt ở khoảng 10 đến 40°C,

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-25 08800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Duy trì nhiệt độ bề mặt là 3°C hoặc cao hơn trên các điểm sương theo tiêu chuẩn
ASTM E337-07,
 Duy trì độ ẩm khoảng 85% hoặc dưới, trừ khi có các quy định khác trong bảng
hướng dẫn thông số sản phẩm của nhà sản xuất,
 Sử dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp như phủ lại hoặc làm khô bề mặt sao cho
đạt được các điều kiện yêu cầu trên.
3.3 Tiến hành sơn
Nhà thầu sẽ phải tiến hành sơn theo các yêu cầu sau đây:
 Thực hiện các thao tác bằng tay an toàn theo đúng tiêu chuẩn và hướng dẫn an toàn
của nhà sản xuất. Trộn sơn và sơn theo đúng hướng dẫn sản phẩm. Trộn sơn phải
được tiến hành bằng các thiết bị trộn trong thời gian thích hợp sao cho màu sơn được
trộn thật kỹ. Trong quá trình sơn vẫn tiếp tục trộn. Không được pha loãng sơn đã có
công thức quy định để sơn.
 Sơn phải được tiến hành sơn thật gọn gàng và kỹ thuật sao cho không bị dây sơn ra
ngoài, hoặc sơn thành bề mặt lồi lõm hay không đều. Trong khi sơn phải ước lượng
đồ dày bề mặt sơn ướt sao cho sau khi sơn bề mặt được sơn đạt được độ dày yêu cầu.
 Sử dụng chổi có thân cứng và chiều dài phù hợp để có thể sơn một bề mặt đồng đều.
 Sử dụng thiết bị phun sơn thông thường và kín khí có khay phù hợp, đầu lọc hoặc
đầu chia để loại bỏ dầu và nước ra khỏi khí nén. Sử dụng các thiết bị khí nén không
được để lại điểm đen hoặc ướt theo đúng tiêu chuẩn ASTM D4285-06. Sử dụng
súng phun sơn có các loại đầu khác nhau theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
 Chỉ sử dụng con lăn sơn trên các bề mặt phẳng và nhẵn. Không được sử dụng các
con lăn có để lại các sợi vải trên bề mặt sau khi sơn.
 Sử dụng chổi sơn bằng da cừu, chổi hình chai hoặc các biện pháp thích hợp khác để
sơn các bề mặt không tiếp cận được bằng các biện pháp sơn thông thường.
 Sơn từng lớp áo sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Sửa chữa tất cả các bề
mặt sơn mỏng, lồi lõm, không đều và các hư hỏng khác trước khi sơn lớp tiếp theo.
Sơn tiếp các màu khác nhau lên lớp sơn đã sơn. Tư vấn giám sát sẽ kiểm tra chấp
thuận màu sắc của lớp áo sơn trước khi sơn lớp mới.
 Các bề mặt sơn không tiếp cận được sau khi sơn thì vẫn phải được sơn đầy đủ các
lớp sơn lót theo yêu cầu. Sau khi sơn, vệ sinh sạch sẽ các vùng áo sơn lót bị hỏng
hoặc hư hại. Sơn bù các điểm sơn không đều bằng các lớp sơn lót theo đúng chiều
dày yêu cầu trước khi sơn lớp sơn áp sơn cuối cùng.
3.4 Sơn các kết cấu sắt và thép
3.4.1 Quy trình sơn
Đối với các bề mặt mới sơn hoặc các bề mặt đã cạo sơn cũ đi: các quy trình sơn được trình
bày trong Bảng 1.
Đối với bề mặt sơn còn tốt: sẽ thực hiện các quy trình sơn thích hợp với bề mặt sơn hiện tại.
Sẽ áp dụng quy trình sơn như trình bày trong Bảng 2 hoặc theo Tư vấn giám sát chấp thuận.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-26 08800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bảng 1 Quy trình tiến hành sơn các kết cấu sắt và thép cho bề mặt mới và bề mặt đã
được cạo hết sơn cũ đi
Lớp áo lót Quy trình sơn (1)
1 2 3 4 5
Môi trường Môi trường Môi trường dễ Môi trường ít Môi trường ít
dễ bị ảnh dễ bị ảnh bị ảnh hưởng bị ảnh hưởng bị ảnh hưởng
hưởng hưởng (Muối) (Không (Không muối)
(Muối) (Muối) muối)
Lớp áo lót trên Chiều dày Chiều dài Chiều dày lớp Chiều dày Chiều dày hợp
lớp mạ kẽm lớp mạ kẽm urethan phủ lớp sơn phủ chất VOC
vô cơ loại I giàu epoxy chống thấm và Acrylic latex alkyd thấp
75-100μm 75-100μm nứt 50-75μm 50-75μm 50-75μm khô
khô khô khô khô
Lớp giữa Chiều dày Chiều dày Chiều dày lớp Chiều dày VOC alkyd
lớp phủ lớp phủ Urethan chống lớp sơn thấp
Epoxy Epoxy thấm và nứt Acrylic latex 50-75μm khô
75-100μm 75-100μm 50-75μm khô 50-75μm
khô khô khô
Lớp ngoài Urethan Urethan Urethan dưỡng Acrylic latex VOC alkyd
cùng béo béo ẩm 50-75μm thấp
50-75μm 50-75μm 50-75μm khô khô 50-75μm khô
khô khô
Tổng chiều 200-275 μm 200-275 150-225 μm 150-225 μm 150-225 μm
dày khô μm khô khô khô khô
(1) Quy trình 1, 2 hoặc 3 được dùng để bảo vệ bề mặt sắt và thép khỏi sự ăn mòn trong các môi
trường dễ bị ăn mòn như môi trường nước mặn, công nghiệp, độ ẩm cao hoặc các kết cấu lộ tiếp xúc
với muối. Quy trình 4 hoặc 5 được dùng trong các môi trường không tập trung lượng muối nhiều hoặc
tập trung các chất có hại đối với môi trường.
VOC: Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Bảng 2 Quy trình sơn các kết cấu sắt và thép cho các bề mặt vẫn còn có sơn tốt
Quy trình sơn (1)
6 7 8
Môi trường dễ bị ảnh Môi trường ít bị ảnh Môi trường ít bị ảnh
hưởng (Muối) hưởng (Không muối) hưởng (Không muối)
Lớp áo lót Urethan bảo dưỡng độ VOC alkyd thấp Keo epoxy dính thấp
trên ẩm 50-75μm khô 50-75μm khô 25-50μm khô
Lớp giữa Uretan dưỡng ẩm VOC alkyd thấp Epoxy
50-75μm khô 50-75μm khô 75-100μm khô

Lớp ngoài Urethane dưỡng ẩm VOC alkyd thấp Urethane béo


cùng hoặc urethane béo 50-75μm khô 50-75μm khô
50-75μm khô
Tổng chiều 150-225 μm khô 150-225 μm khô 150-225 μm khô
dày
(1) Quy trình 6 được dùng để bảo vệ bề mặt sắt và thép khỏi sự ăn mòn trong các môi trường dễ
bị ăn mòn như môi trường nước mặn, công nghiệp, độ ẩm cao hoặc các kết cấu lộ tiếp xúc với muối.
Quy trình 7 hoặc 8 được dùng trong các môi trường không tập trung lượng muối nhiều hoặc tập trung
các chất có hại đối với môi trường.
VOC: Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Ít nhất 14 ngày trước tiến hành các bước sơn, Nhà thầu phải xác định được tính phù hợp của
quy trình sơn đề xuất với quy trình sơn hiện tại như sau:
 Lựa chọn một bề mặt đại diện trên kết cấu ít nhất 3m2 để thử nghiệm. Tiến hành
chuẩn bị bề mặt theo yêu cầu và tiến hành quy trình sơn đề xuất với lớp áo trên cùng
và lớp sơn lót bảo vệ hiện tại. Quan sát để phát hiện các chi tiết không đạt yêu cầu
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-27 08800
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
khi múc sơn, độ chảy, độ thật, độ nhăn, độ nứt, độ đốm của sơn hoặc các dấu hiệu
khác.
 Phải xác định không có dấu hiệu của các lỗi sơn ít nhất trong vòng 14 ngày sau khi
tiến hành sơn sản phẩm. Thực hiện các thí nghiệm kết dính theo đúng tiêu chuẩn
ASTM D3359-08, phương pháp A. Thông báo với Tư vấn giám sát ngay khi thí
nghiệm kết dính thất bại đối với bề mặt quy trình hiện tại và chất nền hoặc giữa lớp
sơn lót và lớp sơn hoàn thiện sau cùng. Nếu thí nghiệm thất bại có nghĩa là sự lựa
chọn quy trình sơn chưa phù hợp thì lúc đó phải tiến hành lựa chọn một quy trình
sơn khác phù hợp hơn.
3.4.2 Chuẩn bị bề mặt
Nhà thầu sẽ không cạo bỏ lớp sơn còn tốt trừ khi theo yêu cầu của Tư vấn giám sát hoặc có
quy định khác trong Bản vẽ.
Nhà thầu sẽ tiến hành chuẩn bị bề mặt để sơn theo các bước sau đây:
a) Đối với các bề mặt mới hoặc các bề mặt đã được cạo sơn đi
Loại bỏ tất cả các chất bẩn, lớp mạt, gỉ, sơn và các chất lạ khác ra khỏi các bề mặt lộ bằng
cách cọ thổi sao cho đến khi lộ bề mặt kim loại trắng sạch.
Sử dụng khí nén không dầu hoặc chất gây ẩm và không để lại các chấm đen hoặc ướt khi tiến
hành thí nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM D4285-06. Không được sử dụng cát bẩn hoặc các
chất mài mòn có chứa chất mặn, chất bẩn, dầu hoặc các chất lạ khác. Trước khi cọ thổi làm
sạch bề mặt thì phải bảo vệ các tấm đỡ hàn, máy móc và các bộ phận chuyển động khỏi sự
xâm nhập của các bụi bẩn khi cọ bay ra.
Thổi rửa bằng các loại xỉ khô sạch, bụi đá khoáng, bụi sắt. Sử dụng một loại vật liệu phù hợp
để tạo bề mặt dính bám đồng đều. Tạo một lớp dính bám có độ dày từ 20 đến 50 micro mét
nhưng không được mỏng hơn so với yêu cầu của nhà sản xuất sơn. Đo độ dày của lớp dính
bám bằng phương pháp băng dính theo đúng tiêu chuẩn ASTM D4417-03.
Tiến hành vệ sinh trong ngày, loại bỏ hết bẩn, bụi và các loại rác khác ra khỏi bề mặt bằng
cách quét, thổi bằng khí khô, hoặc dùng máy hút chân không và sau đó sơn một lớp áo sơn
lên bề mặt vừa được thổi sạch. Nếu bề mặt đã làm sạch lại bị bẩn trước khi sơn thì lại phải
tiến hành làm sạch lại trước khi sơn.
b) Đối với bề mặt còn sơn tốt
Cọ rửa tất cả các bề mặt sẽ sơn bằng nước có áp để loại bỏ hết bẩn, bụi, gỉ và các chất có hại
khác như clorua. Tiến hành cọ rửa bằng nước có áp lực ít nhất 3,5 MPa. Sử dụng nước để rửa
và loại bỏ tất cả các chất bẩn theo đúng yêu cầu phù hợp.
Tiến hành cọ rửa theo đúng biện pháp được Tư vấn giám sát chấp thuận (ví dụ như dùng các
dụng cụ rửa bằng tay, dụng cụ lau rửa bằng điện hoặc cọ thổi công nghiệp) để loại bỏ hết bụi
bẩn, mạt, gỉ hoặc sơn bị bong tróc. Cọ rửa các khu vực lỗ chốt bị ăn mòn, các khu vực bị hư
hỏng do giao thông hoặc các vết phồng nhỏ. Cọ rửa rộng ra ngoài khu vực bị hư hỏng ít nhất
50mm. Làm mịn các cạnh mép của lớp sơn cũ để đạt được bề mặt nhẵn nhụi phẳng phiu.
Trong ngày phải tiến hành vệ sinh bằng các dụng cụ bằng tay hay chạy điện. Loại bỏ hết bẩn,
bụi và các tạp chất khác ra khỏi bề mặt bằng các phương pháp dùng chất tẩy rửa theo đúng
tiêu chuẩn SSPC-SP 1 và sơn nước sơn đầu tiên lên các chấm rỗ trên mặt thép. Nếu bề mặt đã
vệ sinh lại bị bẩn trước khi sơn thì phải tiến hành vệ sinh lại. Sửa chữa tất cả các hư hỏng đến
khi đạt được yêu cầu bằng cách áp dụng toàn bộ quy trình sơn.
3.4.3 Tiến hành sơn
Tiến hành sơn từng lớp áo lên chiều dày bề mặt ướt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
sơn để đạt được bề dày theo yêu cầu. Xác định mức độ sơn của từng loại áo với máy đo bề
dày sơn ngay sau khi sơn lên bề mặt. Xác định mức độ sơn bằng cách đo bề dày lớp sơn mặt
sau khi chất hòa tan bốc hơi hết ra khỏi bề mặt sơn.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-28 08800
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.5 Sơn bề mặt mạ kẽm
Nhà thầu phải tiến hành theo các bước sau:
 Loại bỏ dầu, mỡ và các vật ngoại lai khác dính bám trên bề mặt bằng cách vệ sinh bề
mặt bằng dung dịch khoáng hòa tan tinh khiết.
 Phủ một lớp áo như thể hiện tại bảng 3 “Các kim loại khác”.
3.6 Sơn kết cấu gỗ
Khi tiến hành sơn các kết cầu bằng gỗ theo yêu cầu của Tư vấn giám sát hoặc theo chỉ dẫn
trên Bản vẽ, Nhà thầu phải tiến hành các bước như sau:
 Sấy khô gỗ với độ ẩm dưới hoặc bằng 20%. Với kết cấu gỗ đã sơn, cần phải loại bỏ
toàn bộ lớp sơn bị nứt hoặc bong tróc, bạc màu, bẩn và tất cả các vật ngoại lai dính
bám trên bề mặt kết cấu gỗ bằng bàn chải sợi, nạo hoặc các biện pháp khác đã được
chấp thuận. Đối với kết cấu gỗ đã xử lý bằng chất bảo quản creosote hoặc oilborne
pentachlorophenol, cần phải vệ sinh sạch các tinh thể muối trên bề mặt gỗ và phải để
khô. Vệ sinh sạch bụi bẩn và vật ngoại lai trên bề mặt gỗ trước khi sơn.
 Phủ lớp áo như thể hiện tại Bảng 3. Có khả năng cần phải sơn lót trước khi lắp dựng.
Sau khi lớp sơn lót khô và định vị kết cấu gỗ, cần phải hàn kín và làm phẳng tất cả
các vết nứt, khe, mộng hoặc các lỗ hõm trên bề mặt bằng vật liệu đánh bóng đã được
chấp thuận. Cần phải tiến hành sơn cẩn thận và sơn nhẵn mịn, bằng phẳng tất cả các
góc và khe rãnh kết cấu gỗ. Sơn đủ độ dày mỗi lớp áo và phải để khô trước khi sơn
lớp áo tiếp theo.
3.7 Sơn các kết cấu bê tông
Khi tiến hành sơn các kết cấu bê tông theo yêu cầu của Tư vấn giám sát hoặc theo chỉ dẫn
trên Bản vẽ, Nhà thầu cần phải tiến hành các bước sau:
 Loại bỏ lớp nước xi măng, bụi bẩn, vật ngoại lai, hợp chất bảo dưỡng, dầu, mỡ hoặc
các chất độc hại khác trên bề mặt bê tông. Vệ sinh sạch dầu, mỡ hoặc hợp chất bảo
dưỡng bằng dung dịch 5% phosphate natri (trisodium) và sau đó vệ sinh lại bằng
nước sạch. Phải để bề mặt kết cấu bê tông khô hoàn toàn.
 Dùng chổi cọ mềm bề mặt đã được vệ sinh để loại bỏ hoàn toàn vữa hoặc các tạp
chất khác. Loại bỏ các vật liệu dính bám và bụi bẩn bằng tay, chổi, máy nén khí hoặc
các phương pháp đã được chấp thuận khác.
 Phủ các lớp áo như thể hiện tại Bảng 3. Cần phải tiến hành sơn cẩn thận và sơn nhẵn
mịn, bằng phẳng tất cả các góc và khe rãnh. Sơn đủ độ dày mỗi lớp áo và phải để khô
trước khi sơn lớp áo tiếp theo.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-29 08800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Bảng 3 Các lớp áo cho các Kết cấu khác
Nền Sơn các lớp áo
Lớp lót Lớp giữa Lớp hoàn thiện Tổng độ dày
Mặt gỗ Lớp lót bề mặt gỗ mặt Lớp lót latex Lớp lót latex 130-170µm
nhẵn ngoài 60-70µm khô hoặc alkyd mặt hoặc alkyd mặt khô
ngoài ngoài
35-50µm khô 35-50µm khô
Mặt gỗ Lớp lót latex hoặc alkyd Lớp lót latex Lớp lót latex 105-150µm
thô (1) hoặc alkyd hoặc alkyd mặt khô
35-50µm khô mặt ngoài ngoài
35-50µm khô 35-50µm khô
Bê tông Một lớp epoxy 80-100µm khô. Đối với lớp 80-150µm khô
áo bóng, hoàn thiện bằng
aliphatic-polyurethane (50µm khô)
Khối xây Khối vữa xây Lớp lót latex Lớp lót latex 120-160µm
50-60µm khô hoặc alkyd mặt hoặc alkyd mặt khô
ngoài ngoài
35-50µm khô 35-50µm khô
Nhôm Lớp lót kim loại Lớp lót latex Lớp lót latex 100-140µm
30-40µm khô hoặc alkyd mặt hoặc alkyd mặt khô
ngoài ngoài
35-50µm khô 35-50µm khô
Kim loại Lớp lót kim loại(2) Lớp lót latex Lớp lót latex 105-145µm
khác 35-45µm khô hoặc alkyd mặt hoặc alkyd mặt khô
ngoài ngoài
35-50µm khô 35-50µm khô
(1) Đối với gỗ chưa được xử lý, làm mỏng lớp lót với 0,1 lít dầu thông và 0,1 lít dầu hạt lanh/1 lít
sơn.
(2) Đối với bề mặt mạ kẽm, sử dụng một lớp lót epoxy (độ dày 35-45 micromet ở trạng thái khô)
hoặc lớp lót vinyl (độ dày 7-13 micromet ở trạng thái khô).
3.8 Nghiệm thu công tác sơn
Độ dày lớp sơn khô trên bề mặt kết cấu thép được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D4138.
Cần phải sửa chữa các điểm lấy mẫu thí nghiệm theo phương pháp đã được chấp thuận.
3.9 Mạ kẽm
3.9.1 Chuẩn bị bề mặt để tiến hành mạ kẽm
Các chỉ dẫn, yêu cầu và trình tự cho công tác chuẩn bị bề mặt cho công tác sơn như mô tả trên
đây cũng được áp dụng cho công tác mạ kẽm.
3.9.2 Trình tự mạ kẽm
Ngoài các ống thép tiêu chuẩn đã được mạ trước, cần phải tiến hành mạ các vật liệu có độ
dầy 3,2mm hoặc lớn hơn sau khi gia công thành các đoạn ống lớn nhất.
Tất cả các vị trí mối hàn phải được vệ sinh cẩn thận trước khi mạ nhằm loại bỏ hoàn toàn xỉ
hàn hoặc các vật liệu khác có thể ảnh hưởng tới độ dính bám của lớp kẽm. Khi cần phải làm
thẳng đoạn nào sau khi mạ, cần phải tiến hành các công việc đó sao cho không làm hỏng lớp
áo mạ kẽm.
Phải tiến hành sửa chữa các bề mặt mạ kẽm bị trầy xước hoặc bị hỏng sau khi đã mạ lớp kẽm
bằng cách chải kỹ các vị trí bị hỏng và loại bỏ toàn bộ lớp áo bị nứt hoặc bong tróc, sau khi vệ
sinh sạch sẽ các vị trí bị hỏng đó phải tiến hành sơn 3 lớp áo kẽm chống ăn mòn theo đúng
chấp thuận của Tư vấn giám sát.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


Công tác sơn và mạ kẽm không được đo đạc để thanh toán trực tiếp.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-30 08800
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Việc thực hiện công việc này không được thanh toán riêng biệt nhưng sẽ là công việc phụ
thuộc trách nhiệm của Nhà thầu và được thanh toán đầy đủ theo đúng Đơn giá áp dụng như
thể hiện trong Biểu đơn giá thầu cho các hạng mục công việc cần phải làm hoặc theo yêu cầu.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-31 08800


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08900 – Bó vỉa bê tông

1. Mô tả
Chỉ dẫn kỹ thuật phần này đưa ra các yêu cầu và quy trình đối với việc thi công bó vỉa bê
tông theo quy định trên Bản vẽ hoặc tại các vị trí Tư vấn giám sát yêu cầu.
Ngoài ra, chỉ dẫn kỹ thuật phần này còn bao gồm quy định cho việc sơn kẻ bó vỉa màu đỏ và
trắng theo quy định Bản vẽ hoặc theo yêu cầu của Tư vấn giám sát.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Tiêu chuẩn áp dụng
Các Tiêu chuẩn cập nhật mới nhất được áp dụng riêng cho Các Công tác trong Chỉ dẫn này
như sau.
 AASHTO M33-03 Vật liệu bít khe co giãn định hình sẵn (loại bitum)
 AASHTO M248-03 Sơn giao thông màu trắng và vàng đã trộn sẵn
2.2 Vật liệu nền
Chiều dầy vật liệu nền phải tuân thủ các yêu cầu Bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám
sát.
2.3 Bê tông
Bê tông phải là loại được quy định trong Bản vẽ và phải tuân thủ các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ
thuật phần 07100 “Bê tông và các kết cấu bê tông”.
2.4 Vữa xi măng
Vữa xi măng phải tuân thủ các quy định và yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật phần 08100 “Vữa xi
măng”.
2.5 Sơn bó vỉa
Trừ khi được yêu cầu trong Bản vẽ, hoặc do Tư vấn giám sát, sơn bó vỉa phải tuân thủ các
yêu cầu AASHTO M248-03 và các chỉ dẫn kỹ thuật phần 08800.

3. Yêu cầu thi công


3.1 Rãnh và bó vỉa bê tông
Công tác đào phải được tiến hành tới chiều sâu yêu cầu và nền móng đặt bó vỉa phải được
đầm nén đến bề mặt bằng phẳng và chắc chắn.
Tất cả các vật liệu yếu hoặc không thích hợp phải được dỡ bỏ và thay thế bằng vật liệu tuân
thủ các quy định và yêu cầu trong các phần Chỉ dẫn tương ứng, và được Tư vấn giám sát
chấp thuận.
Nếu Bản vẽ có quy định, phải đổ và đầm nén vật liệu nền để tạo ra một mặt nền có chiều dầy
theo yêu cầu.
Các khe co giãn phải phải đặt cách nhau theo quy định trên Bản vẽ và dùng vật liệu lấp định
hình sẵn dầy 10mm.
Công trình hoàn thiện phải đúng đường nét và cao độ yêu cầu với sai số cho phép là 3mm, có
bề mặt bằng phẳng, không lỗi hay bị méo mó mắt thường có thể nhìn thấy được.
Hoàn thiện bê tông phải tuân thủ các yêu cầu trong Bản vẽ, hay của Tư vấn giám sát và Chỉ
dẫn kỹ thuật phần 07100 “Bê tông và kết cấu bê tông”.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-32 08900


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
3.2 Sơn kẻ bó vỉa
Phải tiến hành sơn trên bề mặt sạch và khô theo quy định trên Bản vẽ và theo yêu cầu của Tư
vấn giám sát. Tất cả các mảnh vụn phải được dỡ bỏ trước khi tiến hành sơn.
Không được sơn đè lên bề mặt lớp sơn cũ không thích hợp với lớp sơn đang dùng.
Nếu phải có lớp lót để đảm bảo độ kết dính vừa đủ và không bị mất màu, phải đảm bảo lớp
lót này thích ứng với bề mặt bê tông sẽ được sơn phủ.
Sơn phải được pha chế theo tỷ lệ của nhà sản xuất và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Sơn phải được trộn trên công trường một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tất cả các bộ phận của
công trình đều có màu sơn đồng đều.
Không được sử dụng chất pha loãng hoặc các chất phụ gia khác trừ khi được Tư vấn giám sát
chấp thuận.

4. Xác định khối lượng và thanh toán


4.1 Xác định khối lượng
Khối lượng công việc thanh toán được xác định theo mét dài cho các loại và kích cỡ kết cấu
hoàn thiện tại chỗ và được chấp thuận. Khối lượng rãnh hay bó vỉa hoặc cả rãnh và bó vỉa bê
tông phải được xác định dọc theo tâm của rãnh hoặc bó vỉa. Việc san phẳng bó vỉa để làm
đường vào hoặc thoát nước bó vỉa hoặc các đoạn có gờ sẽ không được khấu trừ.
Sơn kẻ bó vỉa không được đo đạc để thanh toán riêng.
4.2 Cơ sở thanh toán
Thanh toán này sẽ bao gồm các công việc đã hoàn thành và được chấp thuận như sau:
a) Toàn bộ công tác đào, lấp lại, đầm, nền móng,
b) Toàn bộ công tác sơn đạt yêu cầu về màu sắc và chất lượng, vật liệu lấp khe co giãn
định hình sẵn (đối với trường hợp sơn kẻ bó vỉa),
c) Và các công tác hoàn thiện và đổ toàn bộ vật liệu, cát nền và nền, vữa, nhân công lao
động, thiết bị và các dụng cụ khác để hoàn thành công tác tuân thủ các yêu cầu Bản
vẽ và Chỉ dẫn kỹ thuật, và chỉ định của Tư vấn giám sát.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
08900-01 Bó vỉa bê tông, loại 1 m
08900-02 Bó vỉa bê tông, loại 2 m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-33 08900


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 08950 – Bảo vệ mái dốc

1. Mô tả
Việc thi công này bao gồm cung cấp và lắp đặt phần bảo vệ mái dốc, bảo vệ mái dốc cho mố
cầu như đã trình bày trong bản vẽ hay được Tư vấn giám sát yêu cầu.

2. Yêu cầu vật liệu


2.1 Vật liệu
2.1.1 Bê tông
Bê tông được xếp vào loại nhóm bê tông C20 được đúc sẵn hay đúc tại chỗ, và được ghi
trong phần bảng vẽ, phù hợp theo yêu cầu Chỉ dẫn kỹ thuật phần 07100 “Bê tông và kết cấu
bê tông”.
2.1.2 Cốt thép
Cốt thép dựa trên yêu cầu trong Chỉ dẫn kỹ thuật phần 07500 “Cốt thép”.
2.1.3 Đá dăm
Đá dăm phải được trải thành từng lớp và được đầm chặt đến độ chặt 95% dựa trên AASHTO
T99.
Vật liệu là loại sỏi nghiền hay sỏi không vỡ, đá hộc hay đá tự nhiên có mức cấp phối tốt hay
loại vật liệu kết hợp trộn nhuyễn với các loại vật liệu này. Yêu cầu về cấp phối cho loại đất
lấp dạng hạt được đưa như sau:
Kích thước lớn nhất 5 cm
Lọt qua sàng 4,75 mm 25% đến 90%
Lọt qua sàng 0,075 mm 0% đến 10%
Giới hạn chảy AASHTO T89 hay TCVN4197-95 30% cao nhất.
2.1.4 Vữa xi măng
Vữa xi măng được dựa theo yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật phần 08100 “Vữa xi măng”.
2.1.5 Trồng cỏ
Trồng cỏ phải tuân thủ theo các yêu cầu về trồng cỏ thuộc phần chỉ dẫn kỹ thuật 08200 (Cảnh
quan).
2.1.6 Vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật phải tuân thủ theo các yêu cầu về vải địa kỹ thuật phân cách thuộc phần chỉ
dẫn kỹ thuật 03500 (Các biện pháp cải tạo đất yếu).
2.1.7 Công tác đá xây miết mạch vữa
Công tác đá xây vữa phải tuân thủ theo Phần 04400 Công tác đá xây miết mạch vữa.

3. Yêu cầu thi công


Phần Chế tạo và xây dựng phần Bảo vệ mái dốc được nêu trong bản vẽ.
Không tiến hành thi công khi đã điều chỉnh việc thi công đắp đê đường và cao độ và được Tư
vấn giám sát phê duyệt.
Không vận chuyển vật liệu đã đúc sẵn đến công trường cho đến khi phần bê tông được bảo
đảm và đạt độ bền mong muốn. Ở mỗi đầu đơn vị đúc sẵn đưa vào các mấu nối sẽ được
chuẩn bị theo yêu cầu về khe thi công mà không cần dùng đến khóa chịu cắt.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-34 08950


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Tiến hành đào đường sạch gọn gàng đối với phần đường và cao độ theo yêu cầu. Không tiến
hành thêm bất cứ phần đào nào nữa, đây sẽ là các điểm trống, cao hay thấp để các đoạn dầm
đúc sẵn, khi được đặt, chúng sẽ được hỗ trợ hoàn toàn dọc theo chiều dài mà không bị bẻ
cong, gây ra nứt hay hư hỏng.
Các mấu nối được đúc tại chỗ hoàn toàn theo Chỉ dẫn kỹ thuật 07100 “Bê tông và kết cấu bê
tông” dù chỉ yêu cầu số lượng nhỏ. Cần bảo đảm “hộp đúc sẵn” do đầu dầm tạo ra được niêm
phong chặt nhằm tránh thất thoát vữa trong suốt quá trình đúc.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo
Phần bảo vệ mái dốc được đo nhằm để tính toán theo đơn vị mét vuông, đồng thời được cung
cấp, lắp đặt và được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
4.2 Cơ sở thanh toán
Phần thanh toán khối lượng được chấp thuận được thực hiện theo đơn giá hợp đồng bằng đơn
vị tính các hạng mục trong Bảng Tiên Lượng được liệt kê dưới đây. Dầm đúc sẵn, đệm đá
dăm và các lớp đáy lót đá, bê tông móng, tấm bê tông và các phần tấm đúc sẵn, thảm cỏ, đá
xây vữa, móng tại chân mái dốc và cọc gỗ, vải địa kỹ thuật và ống PVC không được đo đạc
riêng biệt và chi phí đó được coi là bao gồm trong đơn giá phần bảo vệ mái dốc . Giá phải bao
gồm việc sẽ thanh toán đầy đủ cho việc vận chuyển, gia công, cung cấp lao động, vật liệu,
kiểm tra, dụng cụ và và các hạng mục phụ cần thiết khác để hoàn thành hạng mục như đã ghi
trong phần bản vẽ và phần Chỉ dẫn kỹ thuật được Tư vấn giám sát phê duyệt dưới đây.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
08950-01 Bảo vệ mái dốc loại 1(thanh khung BTCT và trồng cỏ) m2
08950-02 Bảo vệ mái dốc loại 2 (dầm đúc sẵn BTCT và tấm BT đúc sẵn) m2
08950-03 Bảo vệ mái dốc cho mố cầu (đá xây vữa) m2

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 8-35 08950


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
CHƯƠNG 9 CHIẾU SÁNG VÀ NGUỒN CẤP ĐIỆN

Phần 09100 – Công tác cấp nguồn và chiếu sáng

1. Mô tả
Chỉ dẫn kỹ thuật này trình bày chi tiết các yêu cầu và quy trình trong việc cung cấp, lắp đặt
vật liệu và các thiết bị cần thiết cho hệ thống chiếu sáng trên đường và cầu, các hệ thống điện
khác và việc sửa chữa hệ thống điện hiện hữu khi được yêu cầu phải tuân theo các Bản vẽ,
Chỉ dẫn kỹ thuật hoặc các chi tiết bổ sung cũng như theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát. Vị
trí cột, thiết bị và phụ kiện thể hiện trong Bản vẽ chỉ là tương đối. Vị trí chính xác sẽ được
quyết định tại hiện trường và được Tư vấn giám sát xác nhận. Phần này không bao gồm công
tác điện và chiếu sáng cho các tòa nhà.
Phạm vi công việc trong Chỉ dẫn Kỹ thuật bao gồm việc cung cấp, vận chuyển đến hiện
trường, lắp đặt, kiểm tra và thử nghiệm tất cả các loại vật liệu và thiết bị yêu cầu để kết nối
với các thiết bị điện tới phạm vi được miêu tả và thể hiện trong Bản vẽ, bao gồm nhưng
không giới hạn các công tác sau:
a) Lập và đệ trình các Bản vẽ Thi công
b) Đệ trình Danh sách Vật liệu chi tiết
c) Các công việc liên quan tới các phần di dời của hệ thống điện hiện hữu và kết hợp
với các phần còn lại của các công trình vĩnh cửu.
d) Đo đạc tại hiện trường các mức chiếu sáng xung quanh để hỗ trợ Tư vấn giám sát rà
soát chi tiết chiếu sáng như được thể hiện trong Bản vẽ.
e) Thiết kế công suất điện cần thiết dựa trên thiết bị và sắp xếp đề xuất của Nhà thầu, và
đệ trình lên Tư vấn giám sát để phê duyệt. Các công suất điện như được thể hiện
trong các bản vẽ chỉ là để tham khảo
f) Thỏa thuận với công ty điện lực cho từng hệ số công suất đặt ra, và thiết kế bố trí
thiết bị phù hợp để đạt được hệ số công suất đề ra.
g) Tất cả các thiết bị và dịch vụ khác cần thiết để hoàn thành công trình tiện ích phù
hợp với mục đích sử dụng theo các mã hiệu thích hợp và các quy định của địa
phương đối với việc Trang bị điện.
Công trình điện phải được thực hiện dưới sự giám sát của Tư vấn giám sát điện có giấy phép.
Giảm điện thế thiết kế cho phép là: giảm điện thế tổng phải tối đa 5 %.

2. Yêu cầu về vật liệu


2.1 Các tiêu chuẩn áp dụng
Phần công việc được bao gồm trong chỉ dẫn kỹ thuật này phải được tiến hành theo các hướng
dẫn của Cơ quan Điện lực địa phương cũng như các tiêu chuẩn áp dụng và các quy phạm phù
hợp sau đây:
 QCVN07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ
thuật đô thị;
 QCVN20:2010/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải;
 QCVN 39-2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy
nội địa Việt Nam;
 QCVN 41:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
 TCVN 46:2007 Chống sét cho công trình xây dựng, hướng dẫn thiết kế, kiểm tr
và bảo trì hệ thống
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-1 09100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện
 TCVN 7447-5-51:2010 Hệ thống lắp đặt điện hạ áp– Phần 5-51 Lựa chọn và
lắp đặt thiết bị điện – Quy tắc chung.
 TCVN 7447-5-52:2010 Hệ thống lắp đặt điện hạ áp– Phần 5-51 Lựa chọn và
lắp đặt thiết bị điện – Hệ thống đi dây
 TCXDVN 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường
phố, quảng trường đô thị
 TCXDVN 319:2004 Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công
nghiệp
 TCXDVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công
cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
 11 TCN 18-19-20-21:2006 Quy phạm trang bị điện tại Việt Nam;
 IALA Hiệp hội quốc tế các cơ quan hải đăng
 IEC 62305-1,2,3 Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế về bảo vệ chống sét;
Nhà thầu phải lực chọn vật liệu và các biện pháp lắp đặt phù hợp theo các Quy định của công
ty điện lực địa phương.
Các quy định và yêu cầu liên quan tới báo hiệu đường thủy phải theo các tiêu chuẩn quốc tế
phù hợp với QCVN20:2010/BGTVT, QCVN 39-2011/BGTVT và các yêu cầu và chỉ dẫn
“IALA”
Các quy định và yêu cầu đối với kim thu sét và các hệ thống tiếp địa liên quan phải theo Quy
định của Ngành Điện địa phương và tham chiếu các tiêu chuẩn sau:
 TCVN 9385:2012
 IEC 62305-1;
2.2 Bản vẽ và tài liệu đệ trình
Nhà thầu phải tự xác định vị trí của các công trình dịch vụ tiện ích để duy trì khoảng cách phù
hợp giữa công trình cung cấp điện và các công trình khác. Các bản vẽ đã được cung cấp chỉ
thể hiện bình đồ bố trí chung của công trình.
Nhà thầu phải cung cấp các bản vẽ thi công thể hiện chính xác lộ trình của đường cáp và ống
dẫn ngầm cũng như lưu không, đường đi chính xác của ống dẫn cáp và đường ống cáp, vị trí
của giếng thăm, hộp vào cáp, hộp nối cáp, số lượng và kích thước dây tại mỗi ống cáp và
đường ống cáp, bố trí nối hoàn chỉnh tại bảng điện chiếu sáng trên đường, chi tiết ống dẫn và
phương pháp lắp đặt bảng điều khiển chiếu sáng trên đường cho Tư vấn giám sát thông qua
trước khi tiến hành thi công bất kỳ các hạng mục nào của Công trình.
Nhà thầu phải cung cấp “Bản vẽ Hoàn công” bao gồm toàn bộ các công tác lắp đặt, đường
dây cáp cũng như các vị trí đã biết về đường dây và công trình điện hiện hữu căn cứ vào các
Điều kiện của Hợp đồng
Khi hoàn thành công trình, và cũng là điều kiện nghiệm thu, Nhà thầu phải cung cấp Bản
hướng dẫn Vận hành và Bảo dưỡng.
2.3 Vật liệu
2.3.1 Hạng mục chiếu sáng
a) Tổng quan

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-2 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Các đơn vị chiếu sáng được thể hiện trong Bản vẽ phải bao gồm bộ đèn, bóng đèn, chấn lưu,
và các thiết bị lắp đặt. Đèn lắp trên cầu (BR), đường chính (MR), đường dẫn vào trạm thu phí
(AC), bên ngoài trạm thu phí (TP), quốc lộ (NH), đường tỉnh (PR) và nút giao (IC) phải là
loại đèn natri cao áp. Nhà thầu phải đệ trình chi tiết đường cong trắc quang cho mỗi loại đèn
đề xuất được lắp đặt. Hơn nữa, các bản tính đệ trình phải thể hiện được độ chói bằng candela
cho mỗi mét vuông (cd/m2) tại từng cung đường, chỗ vòng và dốc của nút giao, và bằng lux
tại các khu vực trạm thu phí.
b) Bộ đèn chiếu sáng đường (Loại đèn gắn trên cột chiếu sáng đường)
Đèn chiếu sáng đường được lắp đặt trên cột đèn có 3 (ba) loại: Loại một bên, 01 ngăn quang
học đơn (Loại A), loại hai bên, 02 ngăn quang học đơn (loại B), loại hai bên, hai ngăn quang
học đôi (Loại C). Cấp độ bảo vệ đèn được lắp đặt phải là loại có cấp bảo vệ quang học là IP66,
thân đèn và chùm đèn làm từ composite, chóa đèn phải làm từ nhôm có chuẩn độ cao. Bóng
đèn phải là đèn cao áp 150 W, sử dụng điện áp 240V-50Hz. Đèn phải được sản xuất theo tiêu
chuẩn EN60598 hoặc tương đương.
Đèn đường chiếu sáng đường loại 250W: Chiếu sáng cho đường chính, cấp độ bảo vệ ngăn
linh kiện thiết bị kiểm soát là IP66, IP43, cấp kính chịu lực tác động của kính đèn là IK08,
cấp chất liệu cách điện phải là Loại I, làm bằng hợp kim nhôm đùn định hình và được anod
hóa và mỗi ngăn quang học gồm chóa bảo vệ bằng kính cường lực được dán kín với tấm
phản quang bằng nhôm được anod hóa, đánh bóng, dập vuốt sâu. Bộ đèn được lắp đặt trực
tiếp trên đỉnh của cột hoặc trên giá đỡ (không có cần đèn), bóng đèn phải là loại đèn cao áp
250W, sử dụng điện áp AC 240V-50Hz. Đèn phải được sản xuất theo tiêu chuẩn EN60598.
Vị trí và chủng loại đèn phải được lắp đặt như dưới đây:

Mô tả Loại A Loại B Loại C


AC, đường 1 nhánh ở Đường 2 nhánh ở
Vị trí lắp đặt MR, TP, BR, IC
IC, NH, PR IC
Số lượng pha 1 2 4
Nhiều hướng (dọc Nhiều hướng (dọc
Bố trí lắp đặt Một phía
trục) trục)
Số lượng chấn lưu 1 2 4
Loại chấn lưu 2 cấp công suất 2 cấp công suất 1 cấp công suất
Chiều cao cột đèn (m) 10 10 12
Số đèn được lắp đặt 1 1 1
HPS 150/100W AC - -
Đường 1 nhánh hướng Đường 2 nhánh ở
HPS 250/150W -
ở IC, NH, PR IC
2 HPS 250W+150W - - IC
2 HPS 2x150W - - MR, BR, TP
c) Bộ đèn pha loại A (gắn trên cột đèn pha cao 17m)
Phải được lắp đặt trên cột đèn pha cao 17m và phải có thông số như sau:
 Cấp bảo vệ chống bụi và nước IP66;
 Cấp chịu lực tác động của kính đèn IK08;
 Cấp cách điện Class I;
 Thân và nắp đèn được làm từ hợp kim nhôm đúc phủ sơn tĩnh điện;
 Kính bảo vệ phẳng, được làm từ kính cường lực và tấm phản quang bằng nhôm
được anod hóa, đánh bóng, dập vuốt sâu;
 Bộ điện là loại sử dụng AC220V-50Hz, có khả năng đáp ứng được 2 cấp công suất
để giảm công suất của đèn từ HPS400W xuống HPS250W vào giờ thấp điểm sử
dụng điện áp AC220V-50Hz.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-3 09100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Đèn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn EN60598 hoặc tương đương.
d) Bộ đèn pha loại B (gắn trên cột cao 25m)
Việc lắp đặt đèn pha trên cột cao 25m phải tuân thủ như sau:
 Cấp bảo vệ chống bụi và nước IP66;
 Cấp bảo vệ của ngăn linh kiện điện IP56;
 Cấp chịu lực tác động của kính đèn IK08;
 Cấp cách điện Cấp I;
 Thân và nắp đèn được làm từ hợp kim nhôm đúc phủ sơn tĩnh điện;
 Lắp bóng đèn từ hai bên của thân đèn mà không cần dụng cụ và bộ điện riêng biệt
với thân đèn;
 Bộ điện là loại sử dụng AC220V-50Hz, có khả năng ngắt bớt số lượng bóng đèn
đang hoạt động từ 02 bóng HPS400W xuống 01 bóng HPS400W vào giờ thấp điểm
và sử dụng điện áp AC 240V-50Hz.;
 Các đèn phải là loại có thể điều chỉnh góc tới 180 độ theo chiều ngang và 150 độ
theo chiều thẳng đứng ;
 Đèn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn EN60598 hoặc tương đương.
e) Chấn lưu đèn Natri cao áp
Chấn lưu đèn Natri cao áp phải được thiết kế để vận hành phù hợp với công suất chỉ định
trong Bản vẽ.
Tất cả chấn lưu phải là loại chống thấm, nhồi polyester theo Tiêu chuẩn EN/IEC
60922/60923 hoặc tương đương và phải được trang bị hộp đầu cuối để kết nối điện áp.
Hướng dẫn cho việc thực hiện các kết nối điện phải được in rõ ràng trên chấn lưu.
Hệ số công suất của tổ hợp đèn phải có trị số ít nhất 0,85 và phải là giá trị của các tụ điện mắc
song song có đủ điện dung trên mạch chính. Các tụ điện sử dụng phải là loại thích hợp có thể
hoạt động ở hiệu điện thế tối thiểu thông thường là 220 V 50 Hz và phải tuân theo Tiêu chuẩn
EN/IEC 61048/61049 hoặc tương đương.
Phải trang bị bộ tiết kiệm điện để giảm mức tiêu thụ điện tới 40% công suất của hệ thống
chiếu sáng. Bộ tiết kiệm điện được vận hành bằng rơ le thời gian lắp trong Tủ điều khiển
chiếu sáng.
f) Bộ đèn chiếu sáng (Loại gắn trên tường/ trần)
Chiếu sáng bên trọng trụ thấp, cấp độ bảo vệ là IP65, thân và nắp đèn làm từ nhựa PC. Đèn
phải là loại đèn huỳnh quang 36W hoặc 2x36W, sử dụng điện áp AC 230V-50Hz. Đèn được
sản xuất theo tiêu chuẩn EN60598 hoặc tương đương.
Các chi tiết khác được nêu trong bản vẽ.

2.3.2 Tủ điều khiển chiếu sáng


Tủ điều khiển chiếu sáng phải bao gồm các dây cấp điện nguồn cho các dây của hệ thống
chiếu sáng trên đường và cầu và các biển hướng dẫn. Các tủ phải là loại như trong Bản vẽ
hoặc tương đương có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
Các bộ phận được thiết kế 3 pha, 4 dây, 50Hz hoạt động ở hiệu điện thế 415/240VAC.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-4 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Các bảng phải được thông gió và có các kết cấu đứng độc lập, trên móng bê tông cao tối thiểu
40cm trên mặt đất.
Phần mái che tủ điều khiển phải tuân thủ theo bản vẽ hoặc như phê duyệt của Tư vấn giám
sát.
Tủ và cửa của tủ điều khiển phải được làm từ tấm thép không gỉ đầy đủ cạnh với độ dày tối
thiểu 2,3mm có các khung thép cần thiết. Mối hàn cho các mối nối ngoài phải được hoàn
thiện nhẵn. Tủ phải có thiết kế đáy cho phép hàn định vị thành các rãnh để đặt trên móng bê
tông như chỉ ra trong Bản vẽ.
Tủ điều khiển phải được lắp ráp và đi dây hoàn chỉnh tại nhà máy. Dây chính và nhỏ phải tiếp
cận được dễ dàng khi bảo dưỡng và kiểm tra, và dây nhỏ phải đặt riêng biệt khỏi dây chính.
Sơ đồ dây điện, phải khắc hoặc được khắc trên tấm nhôm, cố định vĩnh viễn trên cánh cửa
bên trong của tủ điều khiển.
Mỗi tủ điều khiển phải có một hoặc nhiều biển hiệu để nhận dạng. Các biển hiệu phải được
làm bằng nhựa ép với các ký tự trắng có lớp phủ màu đen lên trên khi khắc hoặc cắt để dễ
nhận biết. Nơi đặt tủ điều khiển phải có khóa chắc chắn, có chìa khóa chính nếu cần.
Các bộ phận phải phù hợp với các hạng mục sau:
a) Bộ ngắt mạch
 Bộ ngắt mạch phải là loại vỏ đúc, loại ngắt mạch không khí điện áp định mức 600
VAC. Các thiết bị ngắt mạch phải gồm 3 cực hoặc đơn cực trừ khi có hướng dẫn
khác.
 Bộ ngắt mạch phải có khả năng ngắt mạch xoay chiều khi quá tải hoặc tác dụng tức
thời và độ quá tải lên tới 10 lần so với giá trị định mức.
 Thiết bị ngắt mạch phải là loại có mạch tiếp xúc chống hồ quang và có tay cần ngắt
tự do và dập hồ quang.
 Thiết bị ngắt mạch khả năng ngắt là 16kA dựa theo tiêu chuẩn JIS C8370 hoặc
tương đương các chu kỳ nhiệm vụ, trừ khi bộ ngắt mạch lớn hơn 160A phải có khả
năng ngắt 25kA, hoặc theo sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
 Bộ ngắt mạch cho nguồn cấp điện chính phải được cung cấp các tiếp điểm phụ rằng
phải đóng khi bộ ngắt mạch đóng và điện áp cuộn dây tăng quá 380V. Chúng được
nối để ngăn không cho một trong hai bộ ngắt mạch bị đóng khi cái còn lại bị đóng.
b) Công tắc tơ
 Công tắc tơ phải là dạng vỏ đúc, dùng điện thế xoay chiều 600VAC. Công tắc tơ
phải là loại 3 cực và dòng điện định mức không nhỏ hơn 75% của dòng tải lớn nhất.
 Công tắc tơ phải được điều khiển đóng cắt bởi điện áp 220/240VAC và phải có khả
năng duy trì tiếp xúc vững chắc thậm chí khi điện áp tụt xuống còn 85% giá trị định
mức của nó.
c) Thiết bị điểu khiển
 Bộ chuyển mạch
Công tắc điện cho các mạch chiếu sáng đa dạng sẽ có thể áp dụng 3 biện pháp dưới đây:
 Thiết bị điện quang
 Thiết bị đặt giờ theo chương trình có lò xo dự trữ
 Vận hành bằng tay

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-5 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Mỗi phương pháp trên có thể được lựa chọn bằng một công tắc xoay đặt trong bảng điều
khiển.
 Công tắc hẹn giờ
 Công tắc hẹn giờ phải có hai phần điều khiển: một “bật” vào buổi tối, tắt vào sáng
sớm ngày hôm sau và một phần làm giảm cường độ dòng điện vào lúc nửa đêm để
tiết kiệm điện, như đã thể hiện trong Bản vẽ.
 Cả hai chức năng cài đặt thời gian “bật” và “tắt” phải hoạt động trong suốt 24 giờ,
và gia số cài đặt tối thiểu phải là 1 phút.
 Công tắc hẹn giờ phải vận hành bằng điện áp 220V, 50 Hz
 Công tắc hẹn giờ lắp đặt tại các tủ điều khiển chiếu sáng phải có một thiết bị cấp
điện dự phòng khẩn cấp trong vòng 48 giờ hoặc hơn khi mất điện.
 Giám sát tín hiệu cho thiết bị cấp nguồn
 Trong trường hợp mất điện có thể từ trạm biến áp hoặc ngắt các aptomat thì tín
hiệu báo lỗi trong tủ điều khiển sẽ được truyền tới hệ thống giám sát.
 Tủ điều khiển chiếu sáng phải có khoảng trống để lắp đặt Công tơ điện dùng cho
việc theo dõi về sau
2.3.3 Trạm biến áp
Mọi nguồn cấp điện cho chiếu sáng đều được thể hiện trên các Bản vẽ.
Các bộ phận cấu thành phải được thiết kế cho phụ tải loại 3 pha, 4 dây, tần số hoạt động 50Hz
ở hiệu điện thế 415/240V
Các bộ phận cấu thành phải tuân theo Các Tiêu chuẩn Điện lực và Tiêu chuẩn Việt Nam:
a) Tủ điện hạ thế phân phối;
b) Hệ thống chống sét;
c) Cầu chì tự rơi;
d) Máy biến áp;
e) Cáp điện hạ thế từ máy biến thế tới tủ hạ thế phân phối ;
f) Cột bê tông ly tâm và các thiết bị lắp đặt;
g) Cáp treo trung thế kéo từ đường dây phân phối hiện hữu, bao gồm xà và sứ cách điện
2.3.4 Đèn hiệu thông thuyền
Các vị trí chung được thể hiện trên bản vẽ. Nhà thầu đề xuất vị trí chính xác để Tư vấn giám
sát phê duyệt.
a) Đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng phải là loại đèn nhấp nháy có khớp quay treo, được trang bị đầy đủ các bộ
phận như hộp ác quy, pin dự phòng điện một chiều nạp lại được (thời gian hoạt động tối thiểu
là 2 giờ không cần nạp lại), hộp điều khiển có thiết bị ngắt, bảng đầu cuối và tất cả các phụ
kiện và dây cáp cần thiết cho một hệ thống hoạt động hoàn chỉnh.
Đèn phải được gắn chặt vào dầm biên hoặc vòm dưới cầu. Đèn thông thuyền phải là loại đèn
sợi đốt có tuổi thọ cao sử dụng điện thế 6V/9W với 32 đèn LED cao hơn theo Tiêu chuẩn
Việt Nam
Đèn phải là loại đèn treo có giá đỡ hoặc đèn trần. Cấp bảo vệ tối thiểu phải là IP 54 cho toàn
bộ đèn quang thích hợp trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm.
Ống kính bộ đèn phải lại loại cơ học và kháng UV với đường kính D140mm.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-6 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Thân đèn là nhựa PC và bảng năng lượng mặt trời, có pin lắp liền.
Nội dung Tiêu chuẩn
Tầm nhìn 8km
Nguồn sáng 32 high LED, phụ thuộc vào màu sắc
Cường độ & màu sắc ánh sáng Green; 55Cd; White, red, yellow: 38Cd
Góc chiếu phương nằm ngang 360o
o
Độ tán xạ theo phương thẳng đứng 6,5 tại cường độ 50%
200 mode theo mã QCVN20:2010/BGTVT,
Chế độ chớp
tiêu chuẩn 22 TCN 269-2000 và IALA.
Độ chính xác chế độ chớp +/-1%
Ngưỡng tắt/mở 70/150lux
Ổn định trong: 7 ngày
Thời gian tự hành
Chớp sáng (Fl 5s ):33 ngày
Pin gắn liền ( 6V-10Ah)x2
Tuổi thọ pin 3 năm
Pin năng lượng mặt trời 9W, pin năng lượng mặt trời tinh thể đơn
Mạch tạo chớp BH998 P3.
Mạch nạp xung điện tử T=0,25s
Nhiệt độ vận hành -40o -:- 60o C
Kích thước 222x222x302mm
Trọng lượng 5,3kg
b) Đèn nháy
Hệ thống đèn chiếu sáng phải là loại đèn chớp sáng có màu vàng, xanh lá cây hoặc đỏ (như
quy định trong Bản vẽ). Đèn nháy bật tắt đều đặn cùng cường độ với tần suất bật tắt khoảng
hơn 2 giây. Cường độ sáng không được nhỏ hơn 38candela.
c) Pin dự phòng
(Các) pin dự phòng phải là loại pin có thể nạp lại, gắn kín hoàn toàn, loại axit chì, điện áp 6V
dung lượng 10 Ah, không yêu cầu bảo dưỡng, hai bộ cho mỗi bộ đèn chiếu sáng.
2.3.5 Cột đèn chiếu sáng đường
Các cột đèn chiếu sáng phải là thép mạ kẽm, theo đúng các chi tiết trên Bản vẽ và theo các
yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật mục 08800.
Tất cả các vật liệu phải có màu sắc tự nhiên và không được sơn hay phủ bất kỳ vật liệu nào.
Tất cả các thiết bị kèm theo cột phải là thép mạ kẽm và các phần kim loại cũng là thép mạ
kẽm. Các vết trầy, xước, vết lõm hoặc bất cứ hư hại nào khác trên cột và vật liên kết đều
được xem là nguyên nhân để loại bỏ cột. Phải loại bỏ tất cả các vạch làm dấu hay vết bẩn
trong việc gói bọc các vật liệu.
Tất cả các cột sẽ được bọc xoắn riêng và, ngoài ra, phải được đóng gói vào thành từng nhóm
để vận chuyển với lớp lót bằng gỗ thích hợp giữa tất cả các cột và xung quanh mỗi nhóm tối
thiểu là 4 vị trí, được buộc bằng những dây kim loại thích hợp. Việc đóng gói không tuân
theo những quy định này có thể là nguyên nhân dẫn tới việc loại bỏ các cột và cần đèn. Toàn
bộ việc đưa lên và dỡ cột phải chịu sự giám sát của nhà sản xuất và/hoặc nhà thầu. Tất cảc
các thiết bị kim loại kèm theo của cột cần thiết cho việc hoàn thiện dự án phải là các vật liệu
chuẩn được sản xuất cho thi công các cột điện. Tất cả các cột được cung cấp phải là loại có
neo, và phải có đế neo thép đúc trên trục và được đảm bảo bằng hai mối hàn xung quanh.
Tất cả các phần kim loại phải được mạ kẽm nhúng nóng theo quy định trong Chỉ dẫn kỹ thuật,
mục 08800.
Các lỗ và cửa thao tác cho việc đấu nối phải cách mặt đất 1 m. Cửa này sẽ được gắn với từng
cột đèn bằng bản lề.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-7 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3.6 Cột đèn pha
Các cột đèn pha phải được làm từ thép dập theo hình côn, hàn tự động theo một mối hàn dọc.
Các phần phải được nối lồng vào nhau hoặc bắt nối bằng bu lông. Nếu sử dụng các mối nối
bu lông, các mép bích không được làm ảnh hưởng đến mặt mỹ quan của cột và nên đặt các gờ
mép đó vào phía trong của trụ.
Các kết cấu thép của trụ phải được mạ kẽm nóng các bề mặt tuân thủ theo các yêu cầu của
Chỉ dẫn kỹ thuật phần 08800. Sau khi lắp đặt trụ, toàn bộ các bu lông neo lộ thiên và các đai
ốc khóa trên móng phải có lớp phủ bằng sơn bi-tum được phê duyệt. Tất cả các vết xước và
hư hỏng khác trên cột hoàn thiện xảy ra trong quá trình vận chuyển hoặc lắp đặt phải được
lau sạch và tô lại.
Cột phải có bu lông trên móng bê tông cốt thép bằng các bu lông thép và các đai ốc có kích
thước và số lượng phù hợp. Móng phải làm từ bê tông và thanh thép tròn theo các yêu cầu
của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Nhà thầu phải đệ trình các bản vẽ thi công móng và các bảng tính chứng minh móng và các
bu lông neo không bị dịch chuyển lên Tư vấn giám sát để phê duyệt. Bu lông neo phải tuân
thủ chỉ dẫn kỹ thuật JIS B1180 và B1181 hoặc tương đương, và mỗi loại phải đi kèm với 2
đai ốc và 2 vòng đệm. Bu lông neo, đai ốc và vòng đệm phải được mạ kẽm toàn bộ bề mặt
theo yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Để thuận thiện cho công tác bảo dưỡng đèn và thay bóng đèn, vị trí của các giá đỡ đèn (lồng
đèn) phải được điều khiển bằng máy hoặc/và bằng tay từ trên xuống dưới.
Các cột đèn pha phải có cửa vào có khóa trên mặt đất.
Các phụ kiện đèn như cầu chì, chấn lưu, điện cực mồi và bộ tụ điện phải được gắn trên một
khung thích hợp và được lắp đặt bên trong trụ ở cao độ thiên nhiên. Việc cung cấp này phải
được thực hiện mà không để hơi nước, nước mưa tụ hoặc thấm nhỏ rọt lên các phụ kiện đèn.
Đưa cáp từ các phụ kiện lên đèn phải được bó lại và cố định trong cột. Phải có thiết bị đầu nối
tiếp địa có đường kính ít nhất là M10 ở gần khung phụ kiện bên trong cột và được hàn trực
tiếp vào thân cột. Phải có bộ giàn cố định ở đỉnh của cột để tiếp nhận các phụ kiện chiếu sáng
theo số lượng và hướng dẫn chỉ ra trong Bản vẽ.
Cột phải có hình dáng hài hòa và Nhà thầu có trách nhiệm nộp đầy đủ thông tin về hình dạng
và kích thước chi tiết của các trụ đề xuất để phê duyệt.
Trước khi sản xuất cột, Nhà thầu phải cung cấp các bảng tính và chấp thuận của Tư vấn giám
sát về bản vẽ thi công chi tiết cho cột. Các bảng tính này phải bao gồm kết cấu hoàn chỉnh, có
cả khung chính và đèn, và phải chỉ ra được:
 Không có bộ phận nào được lắp ráp tới các sức căng vượt quá giới hạn cho phép;
 Độ lệch do các lực động không vượt quá giới hạn cho phép; và
2.3.7 Thiết bị di động cho cột đèn pha
Thiết bị di động phải gồm khung chính lắp ráp, giàn đèn di động, thiết bị nâng hạ, và các thiết
bị điện khác.
Mỗi trụ phải được cung cấp một cơ cấu truyền động gồm ba khóa ở đỉnh kết cấu có thể hỗ trợ
treo giàn đèn di động, v.v… khi nâng giàn đèn lên không bị chùng. Lắp ráp khung chính giàn
đèn cố định được lắp ở đỉnh của trụ, và phải có một giá đỡ để đỡ sáu đèn pha.
Mỗi kết cấu trụ phải được hoàn thiện với ít nhất hai dây cáp nâng hạ, cáp điện gồm 10 dây
dẫn tối thiểu 10mm2, hộp đựng aptomat và tay điều khiển cơ cấu tời. Cáp điện phải được
ngắt ra từ hộp đựng aptomat và định vị an toàn với các cáp xuống khi các đèn pha được hạ
xuống. Các cáp điện phải được tách rời với giàn đèn pha với cầu chì 5 ampe đặt trong mỗi
đường cấp chấn lưu đèn pha.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-8 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Giàn đèn cố định phải có nắp che và có thể tháo ra được và phải có vòng giá đỡ theo hình bán
nguyệt để thuận tiện trong việc vận chuyển, gắn hoặc tháo sau khi trụ cột được lắp dựng.
Vành giàn đèn phải được cung cấp cùng với các phương tiện đỡ tám đèn pha thăng bằng
xung quanh vòng, và một giắc cắm nối với ổ cắm trên một đế được lắp đặt trên bảng điện
chính để phục vụ thử nghiệm khi giàn đèn đã được hạ xuống thấp.
Bộ dẫn hướng phải được cung cấp trên giàn đèn cố định, để đảm bảo đúng hướng tuyến của
giàn đèn đến chế độ khóa của cơ cấu truyền động tại vị trí trên cao. Các con lăn phải được
cung cấp bên trong giàn đèn vận hành giàn đèn lên đến vị trí cuối cùng. Giàn đèn phải được
trang bị các báo hiệu để xác nhận giàn đèn đang ở vị trí khóa. Báo hiệu này phải được nhìn rõ
từ mặt đất.
Các móc khóa được bố trí tối đa 120 độ ở các vị trí khác nhau lắp ráp trên khung chính và
phải có khả năng nâng đỡ giàn đèn, bộ đèn pha và bộ chấn lưu ở vị trí khóa hoàn toàn. Các
cáp nâng phải không được chùng khi giàn đèn ở vị trí khóa và nâng lên.
Phải có cơ cấu tời ở bản đế của từng trụ, để nâng lên hoặc hạ giàn đèn bằng cáp lụa thép. Tời
phải là loại bánh răng trục vít xoắn, có hệ số bánh răng cho phép nâng lên và hạ xuống dễ
dàng và ngăn ngừa rơi tự do của giàn đèn trong trường hợp tay tời bị tuột bất ngờ. Tay quay
tời phải được cung cấp để vận hành bằng tay trong trường hợp khẩn cấp.
Nắp bản lề cửa phải được cung cấp lắp đặt tại cửa thao tác của cột đèn pha. Cửa mở này phải
có kích thước phù hợp để tháo dỡ hoặc lắp đặt thiết bị khi bảo trì hoặc thay thế. Cửa phải
được trang bị với các thiết bị cho cả ổ khóa. Cửa thao tác phải được gia cố phù hợp để đảm
bảo không làm ảnh hướng đến kết cấu trong khu vực này, cũng phải đảm bảo rằng việc gia cố
đó không ảnh hưởng tới việc vận hành hay tiếp cận thiết bị cần thiết bên trong đó.
Ngoài cơ cấu tời nâng cáp, trụ cũng cần phải có các đai ốc, vít và một hộp kim loại tấm thép
sơn-epoxy đo mã có chứa:
 Một aptomat 3 cực, loại MCCB dòng định mức 30A (Dòng ngắn mạch 30.000A ở
460V) đối với các đèn chiếu sáng khu vực.
 Một aptomat 1 cực, dòng định mức 15A như trên cho đèn chiếu sáng bảo vệ.
 Một aptomat 1 cực, loại CB dòng định mức 15A , như trên cho thiết bị ổ cắm phía
dưới.
 Một giắc cắm 10 cực và ổ cắm cho chugnr loại cáp 10 ruột dẫn.
 Một dải kết nối trung tính với dây trung tính từ tủ điều khiển đèn chiếu sáng đường
như thể hiện trong bản vẽ và phải kết nối với các ổ cắm trụ.
Một ổ cắm một pha, 265V tương thích với phích cắm thiết bị phía dưới phải kết nối với
Aptomat.
Thiết bị điều khiển mô tơ nâng hạ giàn đèn di động (chỉ cung cấp 01 lần) phải gồm một bộ ly
hợp mô men xoắn kết nối với trục để quay thiết bị hạ xuống. Phải gắn và giằng giữ bộ điều
khiển mô tơ. Phải cung cấp hộp điều khiển và kết nối không thấm nước với bộ điều khiển mô
tơ gồm có:
Một bộ khởi động động cơ đảo chiều với dây cáp và phích cắm vừa với ổ cắm trong hộp bảo
vệ, cùng với 6 mét dài dây cáp điều khiển trọn bộ với khả năng chống thấm nước. Sau này
cho phép người vận hành đứng ngoài vùng có thể gây nguy hiểm trong quá trình “nâng lên”
và “hạ xuống” của giàn đèn.
Trước khi đặt một đơn hàng cho động cơ, Nhà thầu phải đệ trình các đặc tính của động cơ
được sử dụng lên tư vấn giám sát để phê duyệt.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-9 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3.8 Chống sét bảo vệ
(a) Tổng quan
Phần này đưa ra các yêu cầu và quy trình áp dụng cho việc cung cấp và lắp đặt tất cả các vật
liệu, và thiết bị cần thiết để hoàn thành việc lắp đặt kim thu sét, với hệ thống chống sét phù
hợp với bản vẽ.
Tất cả các kim thu sét và hệ thống chống sét bao gồm các vật liệu và phụ kiện phải được thực
hiện theo quy định sau, được thiết lập như một phần của Chỉ dẫn kỹ thuật này:
 TCVN 46:2007 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và
bảo trì hệ thống.
 IEC 62305-1,2,3 Tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ chống sét
Vị trí của mỗi trang thiết bị và phụ kiện thể hiện trong Bản vẽ chỉ là tương đối và Nhà thầu
phải đề xuất vị trí chính xác để Tư vấn giám sát phê duyệt.
(b) Kim thu sét
Kim thu sét phải bao gồm phần thân kim loại hợp kim bằng thép không gỉ sử dụng để tiếp
nhận tia sét trực tiếp và nối với cọc tiếp địa qua dây dẫn sét.
(c) Dây dẫn sét
Dây dẫn sét nối bộ phận tiếp nhận sét với cọc tiếp địa, để dòng sét qua phải là thanh đồng bản
đã phủ có kích thước 25mmx3mm, sợi dây đồng đường kính 10mm hoặc dải hoặc ống phải
theo đáp ứng yêu cầu.
Dây thoát sét phải bằng đồng kích thước 25mmx3mm và được định vị trên bề mặt thân trụ bê
tông cốt thép.
Giá trị của điện trở nối đất tại khu vực móng phải được bảo toàn và điện trở tiếp địa không
lớn hơn 5.
(d) Cọc tiếp địa cho chống sét
Cọc tiếp địa phải là bằng đồng bản dày 5mm, có kích thước 1,0m x 1,0m với chiều dài 1,5m
ủ với thanh đồng 25mmx3mm.
2.3.9 Dây điện cho đèn
Toàn bộ cáp điện sử dụng cho việc chiếu sáng đường phải là loại và có tiết diện như đã trình
bày trên các Bản vẽ.
Cáp phải được luồn vào cột qua ống luồn cáp lắp trong móng cột, và phải nối với các cầu đấu
được lắp đặt trong bảng điện cửa cột.
Tất cả các cột đã được chấp thuận phải bao gồm có một aptomat 2P-6A, 240V, được lắp tại
chân của mỗi cột và có thể tiếp cận dễ dàng qua các cửa cột của các cột. Aptomat phải bảo vệ
cả dây cáp điện và bộ điện của bộ đèn.
Cáp điện lắp trên cột phải có ba (3) dây dẫn có tiết diện tối thiểu là 2,5 mm2 như đã quy định
trong mục "Cáp và dây điện" dưới đây.
Dây cáp phải được cố định chặt vào các bộ đèn sao cho các đầu nối ở các bộ đền không phải
chịu trọng lượng của bản thân dây cáp.
Các cáp đèn đường phải có hai (2) lõi được luồn tới cột cuối cùng.
Các cáp điện điều khiển đèn đường để giảm công suất đều phải là loại hai (2) lõi luồn tới cột
cuối cùng,và dây dẫn phải có tiết diện tối thiểu 6mm2.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-10 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3.10 Dây và cáp điện
Tất cả các dây cáp phải phù hợp để vận hành được ở mức điện áp quy định trong các đường
ống luồn cáp mà dưới điều kiện nhiệt độ hoạt động tối đa của dây dẫn theo cường độ dòng
điện phải thấp hơn 70oC.
Mầu sắc của dây cáp phải tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn quy định về
mầu sắc khác đã được chấp thuận.
Cáp phải được vận chuyển tới hiện trường trong tang gỗ ổn định, mỗi tang được gắn mác bảo
đảm chỉ rõ trọng lượng tổng, số sê ri, chiều dài dây cáp và các mô tả khác.
Tang cáp phải được bao bọc bên ngoài để bảo vệ cáp trong quá trình vận chuyển và đầu cáp
bên trong thùng phải được bảo vệ thích hợp bằng các lớp bảo vệ kim loại hoặc các phương
pháp bảo vệ khác đã được chấp thuận. Cả hai đầu dây cáp phải được gắn kín bằng các
phương pháp thích hợp để ngăn chặn sự thâm nhập của hơi ẩm.
Tất cả các dây điện luồn bên trong cột đèn từ bảng điện cửa cột tới đèn chiếu sáng phải có 3
sợi. Các dây đẫn phải là loại 600V, loại “cáp cách điện bọc nhựa PVC (CVV)” hoặc là loại
do Tư vấn giám sát chấp thuận.
Tất cả các cáp sử dụng cho hệ thống chiếu sáng đường được lắp dưới đất phải là loại cách
điện XLPE, cáp bọc băng thép kép (DSTA) và có vỏ bên ngoài bằng PVC
Cu-XLPE/PVC/DSTA/PVC (CXV-DSTA) hoặc loại tương đương đã được Tư vấn giám sát
phê duyệt.
Dây dẫn phải có tiết diện tối thiểu là 6 mm2 sử dụng cho các dây dẫn lắp đặt ngầm.
Tất cả dây cáp được sử dụng cho các công trình phải được chứng nhận là đã được thử nghiệm
và được Tư vấn giám sát chấp thuận trước khi lắp đặt.
2.3.11 Tiếp địa
Ống luồn cáp kim loại, cột thép và tủ điện phải được gia công cơ khí và bằng điện, bảo đảm
hình thành một hệ thống liên tục, và tiếp địa hiệu quả. Các mối nối và tiếp địa phải là dây
đồng có cùng tiết diện với toàn bộ hệ thống.
Các mối nối liên kết phải được sử dụng trong các hộp phi kim loại. Các hộp bằng kim loại
phải sử dụng trục có đai ốc và vòng đệm đôi. Sự kết nối của tất cả các ống luồn cáp bằng thép,
cột đèn và các tủ điều khiển để tạo thành một hệ thống tiếp đại liên tục theo các tiêu chuẩn
quy định áp dụng. Các cột đèn chiếu sáng phải được tiếp địa riêng bằng 01 cọc tiếp địa.
Kích cỡ của dây tiếp địa phải có gái trị tối thiểu là 10mm2 bằng các dây dẫn đồng trần (BCC)
hoặc tương đương đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Cọc tiếp địa phải làm bằng đồng kích thước tối thiểu D16x2400mm, chôn sâu 0,7 mét dưới
mặt đất và được hàn nhiệt hoặc được kết nối băng bộ kết nối cứng với dây đồng trần nối đất
10mm2.
Nhà thầu phải kiểm tra mỗi vị trí hiện trường và đo đạc điện trở suất của đất tại nơi đó. Sau
khi thu thập số liệu, Nhà thầu phải đệ trình lên Tư vấn giám sát và phải được Tư vấn chấp
thuận trước khi lắp đặt.
Điện trở tiếp địa phải là 10 ohms hoặc thấp hơn, hay theo chỉ định của Tư vấn giám sát.
Chi tiết các điểm tiếp địa phải đệ trình cho Tư vấn giám sát để được phê duyệt.
2.3.12 Ống luồn cáp
Đường ống luồn cáp lắp đặt ngầm dưới đất, trong bê tông hoặc trên các kết cấu bề mặt phải là
loại ống xoắn HDPE (High Density Polyethylen). Các ống cáp được lắp đặt dưới đất được
gọi là các ống và nằm trong ống dẫn luồn cáp.
Ống dẫn được bọc bê tông là loạị HDPE phù hợp với các yêu cầu của TCXDVN 7997:2009.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-11 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
2.3.13 Máng cáp và giá đỡ cho máng cáp
Tất cả các chi tiết yêu cầu, vật liệu và lắp đặt đường cáp phải tuân thủ như đã chỉ ra trong Bản
vẽ.
Nhà thầu phải thiết kế và cung cấp các máng cáp cần thiết tại các vị trí đã nêu trong bản vẽ.
Các máng cáp này phải được cố định chắc chắn để khoảng cách giữa hai hệ giá đỡ không nhỏ
hơn 2m. Máng cáp phải được mạ kẽm nhúng nóng. Đối với máng cáp được lắp đặt tại các vị
trí lộ thiên thì máng cáp và toàn bộ hệ thống chống đỡ phải làm từ vật liệu có chất lượng cao
nhất và có sức bền tốt.
2.3.14 Các vật liệu nối điện
Các điểm nối và mối nối phải là loại mối nối không hàn áp lực để nối chắc chắn các sợi với
nhau cả về mặt cơ và điện.
Một loại nhựa epoxy, hoặc loại cách điện dạng đúc được tạo thành trong các khuôn nhựa
trong suốt. Vật liệu sử dụng phải phù hợp với vật liệu cách điện được quy định trong bản vẽ
hoặc trong hợp đồng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật này. Các loại vật liệu sử dụng cho công việc phải
phải tuân thủ theo các yêu cầu của JIS C2804, C2805 và C2806, hoặc có chất lượng được Tư
vấn giám sát chấp thuận.
Băng keo cách điện sử dụng để tạo thành các mối nối phải tuân thủ theo JIS C2336.
Bộ nối ngắt kết nối nhanh không cầu chì như là các bộ nối nối tiếp hoặc nối chữ T phải có
chất lượng được Tư vấn giám sát phê duyệt.
2.4 Biện pháp thi công
Việc chế tạo, lắp đặt, và thử nghiệm của công việc đã được mô tả trong phần Chỉ dẫn kỹ
thuật này và phải do công nhân được đào tạo lành nghề và có kinh nghiệm tiến hành. Những
nhân công này phải thông thạo các yêu cầu của công việc này và các khuyến cáo của nhà sản
xuất trong việc lắp đặt các hạng mục đã xác định.
Tất cả các công tác này phải tuân theo các Bản vẽ, Chỉ dẫn kỹ thuật này, quy chuẩn, quy định
và yêu cầu đã được nêu trong phần Chỉ dẫn kỹ thuật này hoặc theo chỉ đạo của các Cơ quan
Chức năng tại Việt Nam.
2.4.1 Hạng mục chiếu sáng
Thiết bị chiếu sáng được thể hiện trong các Bản vẽ phải bao gồm bóng đèn, chụp đèn, thân
đèn, chấn lưu, và các phụ kiện lắp đặt khác.
Nhà thầu phải đệ trình các sơ đồ đường cong trắc quang để được phê duyệt cho từng loại
chụp đèn được đề xuất lắp đặt. Trừ khi được thể hiện trên bản vẽ hoặc chỉ dẫn của Tư vấn
giám sát, tất cả các đèn chiếu sáng phải là loại có phản quang phân bố ánh sáng bán rộng
hoặc phân bố ánh sáng rộng.
2.4.2 Tủ điều khiển chiếu sáng
Tủ điều khiển chiếu sáng phải được bao gồm như nguồn cấp điện cho các mạch điện chiếu
sáng đường. Tủ điều khiển phải được thể hiện theo đúng yêu cầu của Bản vẽ hay loại tương
tự được Tư vấn giám sát chấp thuận;
Tủ điều khiển phải chắc chắn, có kết cấu theo phương đứng và được xây dựng trên móng bê
tông cách cao độ mặt đất tối thiểu 40cm;
Mái che cho tủ điều khiển phải tuân theo thiết kế trong Bản vẽ hoặc là loại tương đương đã
được Tư vấn giám sát phê duyệt;
Tủ điều khiển và cửa tủ phải được làm hoàn toàn bằng thép tấm không gỉ, không được mỏng
hơn 2,3 mm và phải có khung thép thích hợp. Bề mặt các mối hàn bên ngoài phải nhẵn;
Các tủ điều khiển phải có thiết kế đáy cho phép hàn tại các máng, rãnh và phải được cố định
trên nền móng bê tông;
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-12 09100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Tủ điều khiển phải được lắp ráp và nối dây tại nhà máy;
Dây điện phụ và chính phải được lắp ráp sao cho thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo dưỡng.
Đường dây phụ phải được tách hoàn toàn ra khỏi dây chính.
Tủ điều khiển phải có tên để xác định. Bảng tên phải được làm bằng nhựa lá có chữ màu
trắng để có thể hiện ra qua một lớp màu đen khi được đẽo hoặc khắc.
Hộp đựng bảng điều khiển phải được gắn khóa chắc chắn mở bằng chìa vạn năng nếu phù
hợp
2.4.3 Cột đèn
Các cột được cung cấp phải là loại đế neo và phải có một đế neo bằng thép đúc sẵn được
ghép cùng trên một trục.
Cửa cột và nắp đậy cho bảng điện cột phải cách cao độ mặt đất 1.0m
Mỗi cột đều phải được gắn biển nhận dạng.

3. Yêu cầu thi công


Công tác thi công phải được hoàn thành theo tiêu chuẩn công nghiệp mới nhất đã được chấp
thuận, theo quyết định của Tư vấn giám sát.
Việc lắp đặt đường ống, thi công giếng thăm, và đào rãnh cáp hoặc ống luồn cáp phải tuân
theo các yêu cầu trong Bản vẽ.
3.1 Dây cáp
Dây cáp phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng. Dây cáp trong tủ điện, hố kéo
cáp v.v. phải được bố trí gọn gàng và trong các tủ điện phải có dây buộc.
Không được sử dụng bột hoạt thạch, bột đá tan hoặc dầu nhờn trong việc định vị các dây dẫn
trong đường ống.
Các mối ghép nối trong các dây dẫn sẽ chỉ được cho phép ở các hố ga luồn cáp, máy biến thế,
bảng điện cửa cột chiếu sáng hoặc tại các tủ điều khiển.
3.2 Điểm đấu nối điện
Thông thường, các điểm đấu nối được đặt trong hoặc gần hiện trường nhưng không nhất thiết
luôn phải như vậy, cũng có thể đặt tại các trạm biến áp gần vị trí tủ điều khiển chiếu sáng quy
định trong Bản vẽ.
Trừ phi có hướng dẫn khác trong Bản vẽ, nếu không mỗi điểm đấu nối phải gồm một đồng
hồ đo điện được lắp đặt phù hợp với nhu cầu sử dụng cùng với các thiết bị yêu cầu là một bộ
ngắt điện 3 dây có kích cỡ như trong Bản vẽ, đường ống cho hệ thống nối đất.
Nhìn chung, tất cả hệ thống chiếu sáng được sử dụng ở lưới điện 240V, 50 Hz hoặc như
trong Bản vẽ.
Nhà thầu phải chuẩn bị tất cả các bản vẽ yêu cầu và các tài liệu cần thiết để áp dụng cho việc
đấu nối và đệ trình lên Tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát khi có yêu cầu của Nhà thầu sẽ bố trí
dịch vụ tiện ích để hoàn thành các kết nối đó.
Chi phí cho việc đấu nối với các công trình tiện ích, hay tiêu hao điện năng phải do Nhà thầu
chịu.
3.3 Thí nghiệm hiện trường
Trước khi hoàn thành công việc, Nhà thầu phải tiến hành các thí nghiệm sau trên các mạch
điện chiếu sáng, với sự chứng kiến của Tư vấn giám sát.
 Thí nghiệm tính liên tục của mỗi mạch điện.
 Thí nghiệm tiếp địa cho mỗi mạch điện.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-13 09100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
 Thí nghiệm điện trở nối đất trên mỗi mạch điện giữa các dây dẫn điện và nối đất với
tất cả các bảng điều khiển, bảng điện, cầu chì, công tắc, ổ cắm và thiết bị đo dòng
điện và ghi chép toàn bộ. Nhà thầu sẽ đệ trình lên Tư vấn giám sát 3 bản sao kết quả
thí nghiệm xác định các số đọc quan sát được so với mạch điện tương ứng. Điện trở
giữa dây dẫn và dây tiếp địa không được nhỏ hơn 10 megohms.
 Một thí nghiệm chức năng trong đó chứng minh rằng một phần và toàn bộ chức
năng của hệ thống như đã được chỉ dẫn hoặc quy định tại đây.
Bất kỳ các sai sót về vật liệu hay lỗi trong quá trình lắp đặt được phát hiện qua các thí nghiệm
này phải được Nhà thầu thay thế hoặc sửa chữa theo phương thức được Tư vấn giám sát chấp
thuận, và Nhà thầu phải tiến hành lại các thí nghiệm tương tự cho đến khi không còn sai sót
nào.
3.4 Sơn
Công tác sơn phải tuân theo các phần ứng dụng của Chỉ dẫn kỹ thuật “Xử lý bề mặt thép”.
Nếu các thiết bị điện kèm theo (đầu không có dấu hiệu) được đặt trên mặt đất mà mặt ngoài
không có lớp tráng nhôm, thép không gỉ hoặc mạ kẽm, thì sẽ được sơn phủ 2 lớp sơn gốc
kẽm, loại đã được chấp thuận cộng với loại lớp phủ do Tư vấn giám sát hướng dẫn.
Không yêu cầu sơn đối với các cột đèn, tủ điều khiển chiếu sáng và các bộ đèn bằng thép mạ
kẽm, thép không gỉ hay nhôm, trừ khi có sự chấp thuận trước của Tư vấn giám sát.
3.5 Cột đèn chiếu sáng
Các cột đèn chiếu sáng phải được vận chuyển, và dựng theo cách thức sao cho cột không bị
hư hại.
Bất cứ phần nào bị hư hỏng do thi công của Nhà thầu thì Nhà thầu sẽ phải sửa chữa hoặc thay
thế thoả mãn yêu cầu của Tư vấn giám sát bằng chính chi phí của mình.
Các cột đèn sẽ không được lắp đặt trên các nền móng bê tông cho đến khi nền móng ổn định
ít nhất là 72 giờ, và sẽ được điều chỉnh đến độ thẳng đứng sau khi đã lắp đặt các bộ phận,
hoặc có hướng dẫn khác của Tư vấn giám sát.
3.6 Tủ điều khiển chiếu sáng
Tại những vị trí quy định chi tiết trên Bản vẽ đối với các vị trí bảo dưỡng, nơi có hai hoặc hơn
các chiếu sáng hoạt động cùng một lúc thì các công tắc, rơ le, ngắt điện, và bất cứ thiết bị
điều khiển cần thiết nào khác phải được tập hợp thành nhóm và được lắp đặt cùng các thiết bị
kèm theo có khả năng chống nước mưa và có kích cỡ phù hợp với tất cả các thiết bị lắp đặt tại
đó.
Mỗi một bộ chấn lưu điện phải được bảo vệ bằng một aptomat.
3.7 Bảo hành
Nhà thầu phải bàn giao cho Chủ đầu tư toàn bộ giấy bảo hành hoặc bảo đảm yêu cầu như một
hoạt động thương mại thông thường để liên lạc với nhà cung cấp các loại vật liệu hoặc các
thiết bị sử dụng trong thi công hệ thống chiếu sáng nằm trong phạm vi của Hợp đồng này

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Số lượng các hạng mục thanh toán trong điều khoản này sẽ là số chiếc, bộ, mét dài và trọn
gói cho từng hạng mục riêng như được nêu chi tiết bên dưới, đã được cung cấp và lắp đặt
theo chỉ dẫn kỹ thuật, bản vẽ và hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
4.1.1 Bộ đèn (đơn vị tính- bộ)
Công tác trang bị đèn chiếu sáng bao gồm việc cung cấp, vận chuyển, lắp, dựng và đạt được
sự chấp thuận của Tư vấn về cột, trụ, bộ đèn, ống dẫn trong và ngoài cho cáp điện, giàn đỡ và
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-14 09100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
các thiết bị, vật liệu phụ trợ. Chi phí cho cáp dẫn điện trong cột (từ cầu giao tới đèn) sẽ được
coi như đã bao gồm trong chi phí của bộ đèn.
4.1.2 Tủ điều khiển chiếu sáng (đơn vị tính- cái)
Phải được thanh toán cho từng bộ điều khiển, bao gồm dây bên trong, công tắc, và thiết bị
cho dây, thí nghiệm hiện trường với dữ liệu thu được, sơn ngoài hiện trường, và công việc
phù hợp cho từng tủ điều khiển; trang bị, lắp đặt và gắn kết tại chỗ và phải được Tư vấn giám
sát chấp thuận.
4.1.3 Cáp ngầm và dây đồng trần (đơn vi tính- mét dài)
Việc cung cấp và lắp đặt từng loại dây cáp phải được đo đạc tại chỗ theo đơn vị mét dài của
dây cáp hay dây đồng trần, thí nghiệm hiện trường, các công tác dân dụng có liên quan và các
yêu cầu khác. Số lượng đo đạc để thanh toán phải là số mét dây cáp đã được trang bị, lắp đặt
tại chỗ và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
4.1.4 Cọc tiếp đất ( đơn vị tính- cọc)
Việc cung cấp cọc tiếp địa, dây tiếp địa, giá tiếp địa và lắp đặt cột tiếp địa phải tuân theo bản
vẽ thiết kế.
4.1.5 Hệ thống bảo vệ chống sét
Hệ thống bảo vệ chống sét cho tất cả các kết cấu và trang thiết bị phải được thanh toán theo
hình thức trọn gói.
4.1.6 Đèn thông thuyền trên cầu ( đơn vị tính- cái)
Công việc sẽ bao gồm việc cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và phải được Tư vấn giám sát chấp
thuận về bộ đèn thông thuyền hoàn chỉnh cho một cầu hoàn chỉnh bao gồm các phụ kiện đèn
hiệu và khung, dây cáp, ống dẫn, ắcquy dự phòng khi mất điện, các vật liệu phụ, thử nghiệm
và được Tư vấn giám sát nghiệm thu.
4.2 Cơ sở thanh toán
Số lượng đo đạc như phần trình bày bên trên phải được thanh toán theo Giá Hạng mục áp
dụng như trong Biểu giá của Đấu thầu. Giá cả và thanh toán sẽ bao gồm toàn bộ thanh toán
cho tất cả công tác đã được trình bày trong Bản vẽ hoặc được mô tả trong Chỉ dẫn kỹ thuật.
Phạm vi công việc trong mỗi hạng mục cột phải được thực hiện đúng như quy định trong Bản
vẽ hoặc được mô tả trong Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Việc thanh toán cho cáp phải bao gồm toàn bộ việc trang bị, lắp đặt hoặc kéo, và nối cáp,
cũng như tất cả các công tác đào, lấp, và bảo vệ cần thiết.
Thanh toán cho hệ thống bảo vệ chống sét phải bao gồm cột thu lôi, cột cao độ, cáp chống sét,
dây thoát sét, cực tiếp địa, tiếp địa và dây dẫn, cố định và toàn bộ thiết bị cần thiết, các vật
liệu, các dụng cụ và các thứ cần thiết khác để tạo nên một bộ hoạt động hoàn chỉnh.
Thanh toán cho hệ thống tín hiệu phải là thanh toán cho một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm
cấp nguồn, cột và các phần cố định cột, bộ điều khiển tín hiệu, đi dây cáp và ống dẫn và tất cả
các công việc xây lắp phù hợp. Đối với việc cung cấp hệ thống báo hiệu giao thông, không
tách các hạng mục thanh toán cho phần dây cáp, móng, ống dẫn, đào và đắp trả hoặc bất kỳ
các hạng mục nào khác.
Hạng mục Mô tả Đơn vị tính
09100-01 Đèn chiếu sáng đường Loại 1-HPS 4x150W x 1-12m bộ
09100-02 Đèn chiếu sáng đường Loại 2-(HPS 2x250W+2x150W) x 1-12m bộ
09100-03 Đèn chiếu sáng đường Loại 3-HPS 250/150W x 1-10m bộ
09100-04 Đèn chiếu sáng đường Loại 4-HPS 2x250/150W x 1-10m bộ
09100-05 Đèn chiếu sáng đường Loại 5-HPS 150/100W x 1-10m bộ
09100-06 Đèn chiếu sáng đường Loại 6- Đèn chiếu HPS 400/250W x 2-17m bộ
09100-07 Đèn chiếu sáng đường Loại 7- Đèn chiếu HPS 400/250W x 4-17m bộ
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-15 09100
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
09100-08 Đèn chiếu sáng đường Loại 8- Đèn chiếu HPS 400/250W x 8-17m bộ
09100-09 Đèn chiếu sáng đường Loại 9- Đèn chiếu HPS2x400W x 8-25m bộ
09110-01 Tủ LP (bao gồm bu lông neo) chiếc
09110-02 Tủ DB (bao gồm bu lông neo) chiếc
09110-03 Tủ MDP (bao gồm bu lông neo) chiếc
09120-01 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 1x240 mm2 m
09120-02 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x120 mm2 m
09120-03 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x50 mm2 m
09120-04 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x35 mm2 m
09120-05 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x25 mm2 m
09120-06 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x16 mm2 m
09120-07 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x10 mm2 m
09120-08 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x6 mm2 m
09120-09 Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 2x6 mm2 m
09130-01 Dây tiếp địa 10mm2 m
09130-02 Dây tiếp địa với đĩa đồng thép D16x2400 bộ
09130-03 Bộ tiếp địa đa bảo vệ 5xD16x2400 bộ
09160-01 Đèn thông thuyền tàu (cho cầu hoàn chỉnh) bộ
09170-01 Hệ thống bảo vệ chống sét trọn gói
09180-01 Trạm biến áp nhỏ gắn trên cột (SS) 15(22) kV/ 0,4kV/ 3x15kVA bộ
09180-02 Trạm biến áp nhỏ gắn trên cột (SS) 15(22) kV/ 0,4kV/ 3x25kVA bộ
09180-03 Trạm biến áp nhỏ gắn trên cột (SS) 15(22 )kV/ 0,4kV/ 100kVA bộ
09180-04 Trạm biến áp nhỏ gắn trên cột (SS) 15(22) kV/ 0,4kV/ 250kVA bộ
09180-05 Trạm biến áp nhỏ gắn trên cột (SS) 15(22) kV/ 0,4kV/ 400kVA bộ
09180-06 Trạm biến áp nhỏ gắn trên cột (SS) 15(22)kV/ 0,4kV/400kVA
(kiosk) bộ
09190-01 Đường dây trung thế (22kV) m
09190-02 Đường dây trung thế ngầm (22kV) m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-16 09100


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Phần 09200 – Công tác xây dựng dân dụng cho các hạng mục điện

1. Mô tả
Phần công việc thuộc khoản này bao gồm việc cung cấp móng, các bệ đỡ cột đèn chiếu sáng
trên cầu, bu lông neo, các hộp nối và ống luồn cáp, đường ống cáp, đối với các công tác về
điện trong cả hạng mục cầu và công tác đất như yêu cầu trong bản vẽ, và như là sự cần thiết
lắp đặt các thiết bị điện như mô tả trong Chỉ dẫn kỹ thuật Phần 09100.

2. Vật liệu
Toàn bộ các vật liệu sử dụng phải phù hợp với các chi tiết được nêu trong bản vẽ. Nếu thiếu
bất kỳ chi tiết nào trong bản vẽ, công việc sẽ được tiến hành theo các phần liên quan trong
các Chỉ dẫn kỹ thuật này và theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
(a) Ống luồn cáp
Đường ống luồn cáp phải được lắp đặt ngầm hoặc đặt bên trong lớp bê tông là loại HDPE
hoặc tương đương. Ống luồn cáp được lắp đặt trên mặt đất hoặc trên bề mặt của kết cấu phải
là ống HDPE hoặc chất liệu tương đương do Tư vấn giám sát chấp thuận.
Ống HDPE (Ống nhựa siêu bền) phải tuân thủ theo tiêu chuẩn IEC 61386-2, JISC 3653, .
Kích thước của ống phải tuân thủ kích cỡ tiêu chuẩn sản xuất tại Việt Nam.
(b) Hố ga luồn cáp
Hố ga luồn cáp được lắp đặt cho việc luồn dây cáp ngầm phải là loại bê tông đúc sẵn hoặc
theo chỉ dẫn trong bản vẽ theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
(c) Hộp nối
Các loại hộp nối loại-A, B và C có kích thước tương ứng phải được lắp đặt theo Bản vẽ. Thân
hộp nối phải được sử dụng loại thép carbon dày 3,2mm, và được mạ kẽm nhúng nóng. Nắp
hộp nối phải là loại thép không gỉ SUS 304 dày 3mm hoặc bằng thép carbon dày 3,2 mm và
được mạ kẽm nhúng nóng. Không có các góc nhọn nhô ra từ các đinh vít hoặc các vật khác.
Nắp hộp phải dùng vòng đệm cao su kín để chống thấm nước.

3. Thi công
3.1 Chốt neo trong các kết cấu bê tông
Các chi tiết bu lông neo phải tuân theo các chi tiết quy định trong Bản vẽ. Bu lông neo phải
được cố định tại các vị trí trong kết cấu bê tông và bắt chặt bằng giá cho đến khi bê tông đông
cứng.
3.1.1 Móng cột đèn
Bê tông móng cột đèn chiếu sáng và móng tủ điều khiển phải là loại quy định trong Bản vẽ.
Tất cả các chi tiết bê tông và cốt thép móng phải tuân thủ theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật
tướng ứng.
Các bu lông neo phải được mạ kẽm nhúng nóng. Đầu bu lông phải được bảo vệ bởi đai ốc
dạng mũ cầu lục giác hoặc các cách khác tương ứng.
3.1.2 Móng và các hố ga cáp điện
Bê tông móng phải là loại bê tông quy định trong bản vẽ và được cung cấp theo chỉ dẫn kỹ
thuật tương ứng.
Đáy móng bê tông phải được gia cố vững chắc trên nền đất.
Móng phải được đổ thử nghiệm trước tại một điểm.
Các phần lộ thiên phải được bố trí gọn gàng.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-17 09200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Các chi tiết phải đặt đúng tuyến và cao độ.
Đỉnh móng, trừ các móng đặc biệt, phải hoàn thiện bề mặt đường boặc vỉa hè, trừ khi có lưu
ý khác được quy định trong Bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát chỉ đạo.
Hình dạng phải đặt cố định và chắc chắn tại một nơi.
Đầu ống luồn cáp và bu lông neo phải được đặt đúng vị trí và chiều cao và phải được cố định
chắc chắn cho đến khi bê tông đông cứng.
Lắp đặt hoặc cân chỉnh các cột đèn phải phù hợp bằng việc điều chỉnh các đai ốc của bu lông.
Các miếng đệm hoặc các thiết bị khác tương tự không được sử dụng.
Ván khuôn và lớp đất tiếp xúc với bê tông phải được làm ẩm toàn bộ trước khi đổ bê tông.
Hình dạng không được thay đổi cho đến khi bê tông đông cứng ít nhất 3 ngày.
Các bề mặt bê tông phải áp dụng mục "Hoàn thiện bề mặt" căn cứ theo yêu cầu của “Bê tông
và Kết cấu Bê tông”.
Ở những nơi có thể gây cản trở giao thông khi thi công móng, Nhà thầu phải đề xuất và thi
công móng hiệu quả để thỏa mãn yêu cầu của Tư vấn giám sát.
3.1.3 Ống luồn cáp
Lắp đặt ống luồn cáp phải được thi công theo Chỉ dẫn kỹ thuật và đúng các vị trí đã chỉ ra
trong Bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát chấp thuận.
Kích cỡ của ống được thể hiện trong các Bản vẽ.
Ống có đường kính nhỏ hơn 22mm so với kích thước thương mại thông thường sẽ không
được sử dụng, trừ khi có các quy định khác.
Nhà thầu có thể bằng chi phí của mình sử dụng ống có kích thước lớn hơn. Ống có kích thước
lớn hơn này có thể sử dụng trong toàn bộ chiều dài chạy nơi này tới nơi khác và không được
phép giảm sử dụng ống nối.
Đầu ống phải được rũa để loại bỏ các gờ và ba via. Việc cắt ống tại hiện trường phải được
thực hiện vuông góc và chính xác để các đầu ống đó khớp với nhau.
Không được phép dùng mối nối trượt hoặc ren chạy để nối các ống dẫn. Khi không được sử
dụng các mối nối tiêu chuẩn, thì sử dụng mối nối liên kết ren được phê duyệt.
Ren xoắn của các ống luồn cáp bằng thép phải được sơn bằng sơn chống gỉ hoặc chì chất
lượng cao trước khi tiến hành nối.
Tất cả các mối nối thép có ren vít phải được xoáy chặt cho đến khi các đầu ống gắn với nhau
để nối điện tốt trong toàn bộ chiều dài của ống. Trường hợp lớp phủ trên ống thép bị hư hỏng
do xử lý hoặc lắp đặt, những chỗ hư hỏng đó phải được sơn bằng sơn chống gỉ.
Tất cả các đầu ống phải được bắt ren và lồng theo tiêu chuẩn ống khớp nối có mũ với các ống
đẩy cho đến khi dây cáp được đưa vào sử dụng.
Các cột nhắn ống từ đáy móng phải được kéo dài ít nhất 15cm từ mặt móng và ít nhất 70cm
thấp hơn đỉnh móng.
Các khuỷu ống, trừ các khuỷu từ nhà máy, phải có bán kính không nhỏ hơn sáu lần đường
kính bên trong của ống.
Ở những nơi nhà máy không sản xuất, ống phải được uốn bằng cách sử dụng một công cụ
uốn ống dẫn đã được chấp thuận trong lao động với một kích thước cố định, mà không gấp
mép hay làm thẳng ống, sử dụng bán kính dài nhất.
Điểm cuối của ống trong các cột đèn hoặc tủ điều khiển được kéo dài khoảng 15cm so với bề
mặt móng và được đặt hướng về cửa thao tác.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-18 09200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Ống đi qua đáy của hộp đấu nối cáp phải có vị trí gần mép tường để chỗ cho các phần chính
của hộp.
Tại tất cả đầu ra, ống phải được luồn vào theo đúng hướng chạy cáp, dừng từ 15 đến 20cm
dưới nắp hộp kéo và trong phạm vi 9cm của thành hộp gần nhất với vị trí luồn ống.
Các điểm đánh dấu thích hợp được đánh dấu tại đầu cuối của các ống có bọc đầu để nó được
định vị dễ dàng.
Dây thép mồi kéo cáp được đặt vào bên trong tất cả các ống để sau này kéo cáp. Với độ dài
nhô ra ít nhất 60cm dây kéo sẽ được gập để đặt vào trong ống tại mỗi một đầu ống.
3.2 Ống nhựa siêu bền (HDPE) trong các kết cấu bê tông
Công tác thi công các ống luồn cáp yêu cầu phải tuân thủ theo đúng Tiêu chuẩn và tại các vị
trí quy định trong bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn trực tiếp của Tư vấn giám sát.
Kích thước của ống HDPE được sử dụng phải như kích thước quy định trong Bản vẽ. Ống có
đường kính nhỏ hơn 50mm so với kích thước thương mại sẽ không được phép sử dụng trừ
khi có quy định đặc biệt. Tùy vào lựa chọn của Nhà thầu, và bằng chi phí của mình, có thể sử
dụng các ống có đường kính lớn hơn và tại những vị trí có sử dụng ống có đường kính lớn
hơn thì phải sử dụng trên toàn bộ chiều dài chạy ống từ vị trí này tới vị trí khác. Không được
phép sử dụng ống nối.
3.3 Hộp nối (kéo) các đầu cáp
Hộp nối (kéo) các đầu cáp phải được lắp đặt tại các vị trí như quy định trong Bản vẽ, và các
vị trí bổ sung phải được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Nhà thầu có thể lắp đặt các hộp khác theo ý mình để tiến hành công việc bằng chi phí của
mình.
3.4 Hộp kéo trong kết cấu bê tông
Hộp kéo được lắp trong các kết cấu bê tông tại các vị trí quy định trong Bản vẽ và tại các vị
trí bổ sung theo yêu cầu của Tư vấn giám sát. Tùy vào lựa chọn của Nhà thầu, bằng chi phí
của mình, có thể lắp thêm các hộp kéo bổ sung để làm công việc được dễ dàng hơn.
3.5 Các cửa / ụ mở điện
Tất cả các chi tiết về cửa thao tác hoặc hố ga kéo cáp hoặc cả hai sẽ tuân theo đúng quy định
trong Bản vẽ.
Ống hoặc các đầu ống sẽ được cố định tại các vị trí phù hợp và được cố định tại chỗ bằng
dưỡng ddingj vị cho đến khi bê tông đông kết.
Công tác hoàn thiện bề mặt thông thường sẽ được áp dụng cho tất cả các bề mặt bê tông lộ
thiên theo phần 07100 “Bê tông và Kết cấu bê tông” của Chỉ dẫn kỹ thuật này.
Công tác đào để đặt cáp sẽ được tiến hành theo đúng bề rộng cần thiết để vừa đặt cáp và phải
đảm bảo rằng cáp được đặt sâu ít nhấu 600mm dưới bề mặt hoàn thiện cuối cùng.
Đáy của đường rãnh cáp sẽ được đặt cùng cao độ và không được để sót lại đá hoặc các vật
liệu sắc nhọn khác. Chiều sâu đặt cáp có thể tăng thêm nếu thấy cần thiết để tránh vướng phải
các chướng ngại vật hiện có.
3.6 Ống luồn cáp ngầm
Vị trí của ống sẽ được quy định trong Bản vẽ hoặc được Tư vấn giám sát hướng dẫn.
Trừ khi Nhà thầu lựa chọn, bằng chi phí của mình, lắp đặt cáp bằng kích hoặc bằng cách
khoan nếu không tất cả các công tác về ống luồn cáp sẽ được hoàn thành trước khi bắt đầu
công tác thi công lớp móng đường.
Toàn bộ chi tiết của ống luồn cáp được lắp đặt bằng kích hoặc bằng cách khoan phải được đệ
trình lên Tư vấn giám sát xem xét chấp thuận.
Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-19 09200
Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
Trừ khi có hướng dẫn khác, nếu không tất cả các ống cáp phải được đặt cách mép đường ít
nhất 600mm.
Các báo hiệu phù hợp sẽ được đặt ở các đầu ống dẫn được chọn sao cho công tác định vị
được dễ dàng. Các đường ống ngầm hiện có sẽ được kết nối vào hệ thống mới sẽ được thổi
thông suốt bằng khí nén và sẽ được kiểm tra bằng đầu nong.
Dây thép mồi luông cáp mạ kẽm sẽ được đặt vào bên trong tất cả các ống để sau này kéo cáp.
Ít nhất 600 mm dây kéo sẽ được gập để đặt vào trong ống tại mỗi một đầu cáp.
Tất cả các ống luồn cáp được đặt theo đường thẳng với số mối nối tối thiểu xuyên suốt chiều
dài của mỗi ống.
Tại các vị trí bắt buộc phải sử dụng mối nối thì các đầu ống phải được mài kỹ để loại bỏ hết
các cạnh sắc nhọn và ba via.
Tại những vị trí sử dụng ống kim loại thì công tác cắt ống ngoài hiện trường sẽ được thực
hiện sao cho vết cắt vuông, dứt khoát và bằng phẳng sao cho các đầu sẽ ráp nối với nhau
hoàn toàn. Khớp trượt hoặc các ren xoắn sẽ không được phép sử dụng cho việc nối các ống
kim loại. Nếu không thể sử dụng khớp nối tiêu chuẩn thì phải sử dụng loại tổ hợp khớp nối
được chấp nhận.
Các đầu ống sẽ được sơn kỹ bằng sơn chất lượng tốt hoặc sơn bằng sơn chống gỉ trước khi
khớp nối vào với nhau. Tất cả các ống phải được kiểm tra bằng đầu nong sau khi hoàn thiện
công tác lắp đặt cho mỗi vị trí.
Trừ khi được Tư vấn giám sát hướng dẫn khác, nếu không tất cả các ống phải được đặt ở độ
sâu không nhỏ hơn 700mm dưới cao độ mặt đất và của các vị trí khác, và không nhỏ hơn
dưới 1000mm dưới mặt đường hoàn thiện tại các khu vực băng ngang qua đường đi.
3.7 Khối ống luồn cáp
Đường ống ngầm sẽ được xây dựng là đường ống nằm trong kết cấu bê tông. Trừ những vị trí
trong tiêu chuẩn quy định sử dụng ống thép mạ kẽm nếu không ống sẽ là ống HDPE.
Chủng loại ống luồn cáp sử dụng không được lẫn lộn với bất kỳ đường ống nào khác. Ống sẽ
có đường kính bên ngoài không nhỏ hơn 65mm trừ khi có quy định khác.
Đỉnh của lớp bê tông bao phủ không nhỏ hơn 450mm từ cao độ mặt đường trừ các đoạn dưới
đường và vỉa hố thì không dưới 600mm.
Đường ống phải có độ dốc liên tục về phía các kết cấu ngầm và cách xa khỏi các tòa nhà với
độ dốc không dưới 76mm trong khoảng 30m.
Trừ khi tại các đoạn ống đi lên, các thay đổi về hướng chạy vượt quá tổng cộng 10 độ, theo
hướng dọc hoặc ngang, sẽ được điều chỉnh bằng các khuỷu cong dài và có đường kính tối
thiểu của đường cong 7,6m, các khuỷu cong có thể được làm bằng một hoặc nhiều đoạn cong
hoặc đoạn thẳng hoặc phối hợp cả hai.
Các đường đặt cáp sẽ được đào dọc theo đường thẳng từ kết cấu đến kết cấu trước khi đặt ống
hoặc kết cấu được xây dựng sao cho cao độ có thể điều chỉnh được nếu cần, nhằm tránh các
chướng ngại không nhận thấy được.
3.8 Nối ống
Các ống sẽ kết thúc tại các miệng ống khi đường dây chui vào các kết cấu ngầm. Mối nối của
ống sẽ được đặt so le theo hàng và theo lớp để ống có độ bền tối thiểu. Trong quá trình thi
công các phần ống đó hoàn thành sẽ được bảo vệ không cho rác rưởi xâm nhập vào như bùn,
cát bẩn bằng các chốt ống phù hợp.
Khi từng đoạn ống hoàn thành từ kết cấu tới kết cấu thì sử dụng một thiết bị đầu nong dài
không dưới 300mm với đường kính 6mm nhở hơn đường kính ống để nong qua từng ống dẫn,

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-20 09200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
sau đó dùng chổi có đường kính ống dẫn có sợi cứng luồn xuyên qua ống cho đến tận khi ống
không còn bị dính đất, cát, sỏi và sau đó dùng nút ống đóng lại ngay.
Luồn một sợi dây kéo bằng nhựa có phần thừa tại đầu ống khoảng 1m hoặc hơn.
Đối với các đường ống nối đến các bản bê tông thì đục một lỗ trên bản vừa với kích thước
yêu cầu và lắp thêm thép vào bản.
Trong khi thi cống, nếu phải thi công các mối nối thì các loại rác rưởi như bùn, cát và đất bẩn
sẽ được loại bỏ hết không để lọt vào ống bằng cách lắp các chốt ống phù hợp.
3.9 Ống ngầm cho các mạch chính
Ống ngầm dùng để chạy dây sẽ là loại ống HDPE kéo từ tủ điều khiển và cột đèn chiếu sáng
cùng các phần nhô ra. Đầu ống sẽ được bảo vệ bằng nắp bịt. Các ống sẽ được làm sạch và
đóng kín cho đến tận khi luồn cáp.
Các phần ngầm của ống sẽ được chùm trong lớp bê tông và sẽ được chôn như quy định với
ống ngầm nằm trong kết cấu bê tông.
3.10 Đào và đắp hoàn trả
Công tác đào và đắp trả yêu cầu cho móng cột đèn và các phần khác phải được thực hiện theo
các yêu cầu của phần chỉ dẫn kỹ thuật phù hợp và chi phí được coi là bao gồm trong đơn giá.
Tất cả công tác đào cho hố ga kéo cáp, đặt ống và luồn cáp phải được tiến hành sao cho ít gây
ảnh hưởng đến bề mặt hiện tại nhất.
Nhà thầu sẽ khôi phục tất cả các bề mặt khi hoàn thiện bằng cách đắp trả lại như điều kiện
ban đầu và theo đúng hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
Để tạọ điều kiện dễ dàng khi hoàn trả hình dáng của các khu vực đó bị bóc lớp mặt bằng bê
tông xi măng Portland và bê tông asphalt thì phần vỉa hè và lòng đường sẽ được cắt đến chiều
sâu 50mm bằng máy cắt trước khi bóc lớp vật liệu vỉa hè và lòng đường.
Cắt theo chiều sâu yêu cầu có thể phải thực hiện bằng các biện pháp thỏa mãn yêu cầu của Tư
vấn giám sát. Các đường cắt phải gọn gàng, phẳng và các bề mặt bên ngoài khu vực đào
không được hư hỏng.
Tư vấn giám sát có thể điều chỉnh hoặc sửa đổi các yêu cầu trên đối với công tác đào và hoàn
trả nếu đường đào nằm trong khu vực phủ lại hoặc thi công lại theo các điều kiện khác của
Chỉ dẫn Kỹ thuật.
Các công tác đắp hoàn trả đối với hố ga kéo cáp, đường ống và ống sẽ phải tuân thủ yêu cầu
của các phần liên quan trong Chỉ dẫn kỹ thuật.

4. Đo đạc và thanh toán


4.1 Phương pháp đo đạc
Khối lượng của mỗi hạng mục thanh toán theo điều khoản này sẽ được đo đạc một số đoạn
hoặc mét dài hoặc được thanh toán theo hình thức trọn gói như tổng giá của các hạng mục chi
tiết dưới đây được chuẩn bị và thi công theo đúng Chỉ dẫn kỹ thuật, bản vẽ và Tư vấn giám
sát hướng dẫn.
Giá và thanh toán sẽ được tính cho toàn bộ vật liệu, nhân công, thiết bị và các chi phí cần
thiết khác để hoàn thành công việc theo đúng Bản vẽ, Chỉ dẫn và Tư vấn giám sát hướng dẫn.
4.1.1 Hố ga luồn cáp (Đơn vị – Cái)
Đơn giá cho hố ga luồn cáp phải gồm nắp, bu lông cố định, ốc vít, ống HDPE và cố định, lắp
đặt hoặc bất kỳ sửa chữa các hạng mục xây lắp do Tư vấn giám sát xem xét yêu cầu.

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-21 09200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0
4.1.2 Ống luồn cáp và hệ ống cho cáp ngầm (đơn vị-mét dài)
Việc lắp đặt và đặt ống dẫn phải được đo đạc tại chỗ bằng mét dài ống, bao gồm các phần
định vị.
4.1.3 Đào và đắp hoàn trả hào cáp (đơn vị – mét dài)
Công tác đo đạc đào và đắp trả cáp phải được đo đạc tại chỗ bằng mét dài dọc theo máng cáp.
Đơn giá tương tự không nằm trong thanh toán độ sâu và bề rộng của máng cáp, hoặc đắp trả
yêu cầu. Công tác đo đạc được tính cho từng máng cáp điện chôn ngầm xem xét liệu đường
dây cáp đã được chôn đúng vị trí, ống cáp hoặc bờ đặt ống. Công tác đo đạc phải được tiến
hành khi mỗi máng cáp, không kể số lượng cáp hoặc ống được lắp đặt trong máng cáp. Công
tác đo đạc không áp dụng cho việc đào và đắp trả cáp cho hệ thống tín hiệu giao thông.
4.2 Cơ sở thanh toán
Công tác thanh toán cho các hạng mục sẽ bao gồm việc chuẩn bị, thi công và chuẩn bị đơn
giá cho những hạng mục này.
Thanh toán ống dẫn và bờ đặt ống cáp cũng phải được tính đủ cho tất cả vật liệu, nhân công,
thiết bị, công cụ và các chi phí cần thiết khác để kéo cáp qua các ống dẫn bao gồm tất cả các
thí nghiệm cho phép và các hạng mục khác có thể được yêu cầu nhằm đảm bảo các điều kiện
vận hành và chức năng của hệ thống ống dẫn điện. Đối với bờ đặt ống, và máng đặt cáp bằng
bê tông, xung quanh bê tông phải không được đo đạc riêng để thanh toán.
Thanh toán cho công tác đào và đắp trả của cáp phải gồm đầy đủ về vật liệu, nhân công, thiết
bị, công cụ và các chi phí cần thiết khác để lắp đặt cáp chôn trực tiếp, ống hoặc bờ đặt cáp và
để tiến hành nắn chỉnh máng đi cáp và bề mặt. Không được phép thanh toán riêng từng hạng
mục đánh dấu bê tông / ngói và dải đánh dấu. Thanh toán cho cáp, ống dẫn hoặc bờ đặt cáp
phải được tính riêng biệt.
Hạng mục Mô tả Đơn vị
09200-01 Hố ga luồn cáp loại (C+D) cái
09200-02 Ống HDPE loại 65/50 m
09200-03 Ống HDPE loại 85/65 m
09200-04 Ống HDPE loại 105/80 m
09200-05 Ống HDPE loại 160/25 m
09200-06 Lưới bảo vệ m2
09210-01 Móng tủ điều khiển chiếu sáng (bao gồm cả bu lông neo) cái
09210-02 Móng bảng phân phối điện chính (bao gồm cả bu lông neo) cái
09210-03 Móng bảng phân phối điện (bao gồm cả bu lông neo) cái
09210-04 Móng cho cột điện 10m (bao gồm cả bu lông neo) cái
09210-05 Móng cho cột điện 12m (bao gồm cả bu lông neo) cái
09210-06 Móng cho cột điện 17m (bao gồm cả bu lông neo) cái
09210-07 Móng cho cột điện cao 25m (bao gồm cả bu lông neo) cái
09220-01 Đào và đắp trả (thi công cáp điện) m
09220-02 Máng cáp loại -1 (gồm lắp đặt giá đỡ) m
09220-03 Máng cáp loại -2 (gồm lắp đặt giá đỡ) m
09220-04 Máng cáp loại -3 (gồm lắp đặt giá đỡ) m
09220-05 Máng cáp loại -4 (gồm lắp đặt giá đỡ) m
09220-06 Máng cáp loại -5 (gồm lắp đặt giá đỡ) m

Hồ Sơ Mời Thầu – Tập 2 – Chỉ Dẫn Kỹ Thuật 9-22 09200


Dự Án Kết Nối Khu Vực Trung Tâm Đồng Bằng Mê Kông (CMDRCP)
Các Gói Thầu Phần Đường (CW1A/ CW1C/ CW2A/ CW2B/ CW2C: ngày 5 tháng 11 năm 2013 Bản chỉnh sửa lần T0

You might also like