Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Một số các hộ thì cũng không có mặt bằng sản xuất nên đã tận dụng vào những mặt

bằng sản xuất ở


Ô nhiễm làng nghề

Thưa quý vị và các bạn! Xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề từ lâu vẫn là vấn đề nan giải ở các
vùng nông thôn.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã kéo dài trong nhiều năm nhưng hiện không những không
được giải quyết triệt để mà còn đang ngày càng lan rộng hơn do các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô nhà xưởng.

Vâng và những nguyên nhân thì vẫn không hề mới.

Đó là hầu hết các làng nghề thì đều đang gặp khó khăn vướng mắc về hạ tầng cũng như là cơ sở vật chất để bảo
vệ môi trường.

Thêm vào đó thì quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, nhận thức về công tác bảo vệ môi

trường của không ít hộ dân còn rất hạn chế.

Những tồn tại này đang khiến môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức đáng báo động.

Đây là những gì mà ông Tình ở xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội phải chịu đựng kể từ khi xuất hiện cơ sở sản
xuất sắt ngay cạnh nhà.

Tôi nằm ở giường mà nó kê đến nỗi mà tôi kê 4 miếng xốp ở dưới chân vẫn rung không chịu được.

90% hộ dân ở đây làm nghề chuyên về luyện kim, tái chế sắt thép từ phế liệu.

Hầu hết các cơ sở sản xuất vẫn nằm xen kẽ trong các khu dịch vụ, đất dịch vụ.
Một số các hộ thì cũng không có mặt bằng sản xuất nên đã tận dụng vào những mặt bằng sản xuất ở

Mặc dù là đất dịch vụ thì đối với làng nghề thì báo cáo v ới đồng chí là cái này người ta cũng tận dụng những
cái đấy để người ta sản xuất những cái mặt hàng cơ kim khí nhỏ lẻ ở địa phương.

Thì cái này thì đối với xã làng nghề thì cũng có rất nhiều cái bất cập.

Ở các làng nghề khác, làng dệt nhuộm Thái Phương, huyện Hưng Hà, Thái Bình, nước thải từ các cơ sở dệt
nhuộm hàng ngày vẫn chảy thẳng ra môi trường, nhiều hecta đồng ruộng cũng phải bỏ hoang nhiều năm.
Tỉnh có xây một cái nhà máy xử lý nước thải trong cụm công nghiệp thì là theo như chủ tịch ủy ban xã nói là 76
tỉ thế nhưng mà bao năm nay rồi vẫn để không.

Hiện trên cả nước có 2009 làng nghề. Theo Bộ tài nguyên và môi trường, hầu hết các làng nghề hiện nay đều
đang bị ô nhiễm nặng đối với không khí, nước. đất hoặc cả 3 dạng trên.

Xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề là vấn đề được Chính phủ và các bộ ngành đặc biệt quan tâm.

Đã có hàng loạt các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề này như quyết định số 64 của Thủ tướng Chính
phủ về di dời và xử lý cơ sở ô nhiễm hay là Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ tài nguyên và
môi trường chủ trì phối hợp với các bộ ngành, địa phương triển khai.

Bên cạnh những tác động tích cực thì tại không ít địa phương việc triển khai các đề án chương trình bảo vệ môi
trường làng nghề vẫn còn nhiều bất cập.

Hơn 10 năm trước, làng nghề tái chế giấy Phong Khê, Bắc Ninh trong tình tr ạng như thế này.

10 năm sau, vùng ảnh hưởng ô nhiễm ngày càng lan rộng hơn do số cơ sở sản xuất tăng 30%.

Trung bình 1 ngày thì làng ngh ề sản xuất, tái chế giấy Phong Khê xả ra môi trường một lượng nước thải là 5
nghìn mét kh ối nước, trong đó, 2 nghìn mét khối nước là được xử lý qua nhà máy xử lý nước thải của làng
nghề, còn 3 nghìn mét kh ối nước là xả trực tiếp từ các hộ dân cũng như là từ các hộ sản xuất, tái chế giấy Phong
Khê.

Năm 2012, làng nghề này được thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải môi trường trị giá gần 4 trăm tỉ
đồng, trong đó có nhà máy xử lý nước thải công suất 10 nghìn mét kh ối/ngày.

Nhưng đến nay, nước thải đầu ra của nhà máy này vẫn chưa đạt chuẩn.
Một số hộ sản xuất nằm xen kẹp trong các khu dân cư, cho nên là hệ thống cống rãnh mương máng để mà đấu
nối, thu hồi nước thải về là rất khó khăn, nó xa nhà máy.

Phong Khê nằm trong danh sách quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, buộc phải xử lý ô nhiễm và di
dời cơ sở ra xa khu dân cư.

Ngay từ năm 2001, một cụm công nghiệp chỉ cách khoảng 1km so với làng nghề được xây dựng.

Nhưng đến nay, mới chỉ có khoảng 50% số cơ sở sản xuất di dời ra đây.

Nhiều hộ dân lại di dời cả nhà cửa ra cụm công nghiệp, hình thành m ột điểm ô nhiễm mới.

Đây cũng là tình trạng chung của nhiều làng nghề khác trong số 47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng.

Hầu hết các cơ sở sản xuất vẫn coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm là của chính quyền.

Lâu nay chúng ta vẫn không tính , cái nó gọi là phân tích kinh tế mà chúng ta mới phân tích tài chính thôi, tức là
chưa tính đến cái bài toán chi cho môi trường, hay nói là chi phí x ử lý ô nhiễm.
Tôi cứ nói cụ thể đi. Tức là, bản thân gia đình anh, anh cũng phải tính cả cái chi phí xử lý nữa. Và anh
phải hiểu đấy là chi phí xử lý cho nhà anh. Chứ không phải là cho xã hội là một phần thôi. Khói lên thì trước hết
nhà anh bị đã.

Hiện mới chỉ có khoảng 7 trên 47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng theo Đề án tổng thể về bảo vệ môi trường
làng nghề hoàn thành khắc phục ô nhiễm.

Nhằm khắc phục những bất cập trong thực hiện các cơ chế, chính sách b ảo vệ môi trường làng nghề, Bộ tài
nguyên và môi trường đang có những đề xuất nhiều cơ chế, chính sách m ới.

Trong đó thì Dự thảo luật bảo vệ môi trường sửa đổi có quy định rõ hơn trách nhiệm của ủy ban nhân dân các
cấp và cơ sở sản xuất trong bảo vệ môi trường làng nghề.

Trong Dự thảo Luật bảo vệ môi trường lần này, chúng tôi có yêu cầu, lộ trình rất cụ thể.

Cần phải phân biệt rất rõ về làng nghề, cơ sở sản xuất trong làng nghề.

Hạn chế tới mức thấp nhất việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, lợi dụng làng nghề để vào trong làng
nghề, để mà không thực hiện nghiêm các yêu cầu bảo vệ môi trường.

Các cụm công nghiệp yêu cầu cơ sở trong làng nghề ra để hoạt động mà lại đưa gia đình ra ở xong lại quay về
làng nghề thì cũng phải có lộ trình yêu c ầu là phải di dời.

Bộ tài nguyên và môi trường thì hiện 33 tỉnh thành phố, những nơi có nhiều hoạt động làng nghề đã

ban hành văn bản chuyên biệt hoặc có điều khoản quy định về bảo vệ môi trường làng nghề lồng
ghép trong các văn bản chung.

Đây được đánh giá là chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, để các làng nghề phát triển bền vững thì vấn đề mấu chốt là chính các hộ gia đình sản xuất, kinh
doanh tại các làng nghề phải nhận thức được rõ trách nhiệm là bảo vệ môi trường vì cuộc sống của họ trước
tiên.

You might also like