Bai 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

 PHẦN LÝ THUYẾT:

BÀI 2: RÁP MẠCH ĐIỆN TRỞ VÀ LED ĐƠN

Yêu cầu: Mỗi sinh viên cần tự trang bị 01 máy đo VOM.


Phần 1: ĐIỆN TRỞ
Điện trở biểu thị sự cản trở dòng điện (cho dòng điện qua nhiếu hay qua ít) của một vật dẫn
điện. Điện trở của vật càng lớn thì cường độ dòng điện qua càng nhỏ và ngược lại.

l
R ρ
s
l: Chiều dài dây dẫn
s: Tiết diện dây dẫn
: Điện trở suất của dây dẫn (tuỳ thuộc vật liệu cấu tạo)
+ Ký hiệu:

+ Đơn vị: Trong hệ thống SI: Ohm ()


Ngoài ra người ta còn dùng các đơn vị:
Kilo Ohm (K) với 1K = 103
Mega Ohm (M) với 1M = 106
+ Vài hình ảnh thực tế:

Điện trở công suất lớn Điện trở công suất thấp (1/8W)

Điện trở dán (surface mount resistors)


1. Cách đọc và ghi trị số của điện trở
Nhà sản xuất thường dùng một trong hai cách sau đây để ghi trị số của điện trở lên thân của
nó.
a. Ghi trực tiếp giá trị: Thường dùng cho các điện trở có công suất lớn
10/5W 1K/2W

b. Ghi bằng ký hiệu màu:


Thường dùng cho các điện trở có công suất nhỏ. Người ta dùng 4 vòng màu có các màu sắc
khác nhau để biểu thị cho 10 con số từ 0 đến 9. Ngoài ra còn dùng thêm 2 màu vàng kim và vàng trắng
để biểu thị các điện trở < 10 hoặc < 1. Hai màu này cũng được dùng để biểu thị sai số chế tạo.

Bảng trị số điện trở 4 vòng màu và 5 vòng màu

Vòng 1
Vòng 2
Vòng 3
Vòng 4
2
Bảng tóm tắt:
Giá trị
Màu Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4
qui ước
Đen 0 0 100=1
Nâu 1 1 1 101=10
Đỏ 2 2 2 102=100
Cam 3 3 3 103
Vàng 4 4 4 104
Xanh là (G) 5 5 5 105
Xanh dương (B) 6 6 6 106
Tím 7 7 7
Xám 8 8 8
Trắng 9 9 9
1
Vàng kim 10 1  5%
10
1
Bạc 10 1  10%
10
Ví dụ:

Nâu (1) Nâu


R = 10.102 = 1000 R = 10  0.5
Đen (0) Đen
Đỏ (2) R = 10%R = 100 Đen
Vàng kim
Bạc (10%)  R = 1000  100

Đỏ Xanh là
R = 2.2 Đen R = 0.5
Đỏ
Vàng kimVàng kim Bạc Bạc

Chú ý:
- Trị số ghi trên thân là trị số của điện trở mới chế tạo (chưa sử dụng)
- Trường hợp chỉ có 3 vòng màu: sai số: 20% (gặp trong các điện trở cổ xưa)
- Trường hợp điện trở có 5 vòng màu: Đọc thẳng 3 vòng màu, vòng 4 mới là vòng nhân (thường
gặp trong các máy đo điện).

c. Cách đọc trị số của điện trở dán:

3
2. Điện trở có giá trị tiêu chuẩn (Standard)
Là các điện trở thông thường có bán ngoài thị trường. Ta thấy điện trở như phần trên, có trị số
từ <1 đến vài chục M. Thực tế người ta chỉ chế tạo các điện trở với một số trị số nhất định gọi là
giá trị tiêu chuẩn.
Các giá trị từ 1 đến < 10: 1 ; 1.2 ; 1.5 ; 1.8 ; 2.2 ; 2.7 ; 3.3 ; 3.9 ;
4.7 ; 5.6 ; 6.8 ; 8.2.
Ta nhân thêm cho 101, 102, 103, 104, 105, 106… ta sẽ có các giá trị khác của điện trở.
Thí dụ: 4.7  47  470  4.7K  47K  470K  4.7M

- Khi cần điện trở không tiêu chuẩn: người ta có thể ghép các điện trở hoặc dùng biến trở.
- Các giá trị đặc biệt (thường gặp trong thiết bị đo lường) được chế tạo riêng và thường không
có bán ngoài thị trường.
3. Biến trở
Là điện trở có giá trị có thể thay đổi được.

Có rất nhiều dạng biến trở. Trị số ghi trên thân là trị số tối đa của biến trở.

Cấu tạo của biến trở

4
Một số loại biến trở thông dụng

Ký hiệu: A B A B
10K
10K
RAB: 0  10K khi điều chỉnh

A,1 B,3 RAB = 10K (cố định)


RAB = RAC + RCB

C,2
Khi điều chỉnh, RAC và RCB thay đổi nhưng tổng
RAB không thay đổi.
4. Dạng hư hỏng
Khi sử dụng một thời gian, điện trở có thể bị hư (không còn đúng trị số khi chế tạo).

Dạng 1: Điện trở bị đứt (tương đương mạch hở)


Ví dụ: giá trị đọc được trên điện trở là l K, giá trị đọc được trên VOM là ∞

R1
A

6V +
R2 Đo VAB = 0V: R1 đứt
- VAB = 6V: R2 đứt

Dạng 2: Điện trở bị tăng trị số

Ví dụ: giá trị đọc được trên điện trở là l K, giá trị đọc được trên VOM > 1K
R1=1K A
Đo VAB = 5V: R2 tăng trị số
VAB = 1V: R1 tăng trị số
6V +
R2=1K
-
(chú ý đến độ chính xác của máy đo)
B

5
Phần II: DIODE

I. Diode chỉnh lưu:


1. Cấu tạo:

Hình 1: Cấu tạo Diode

- Ký hiệu:

Hình 2: Ký hiệu Diode


- Phân cực thuận:

Hình 3: Phân cực thuận Diode


* Diode dẫn điện (ID lớn)

E  VD
ID 
R
với VD = 0.7V với Diode Silic, và VD = 0.3V với diode Germanium.
ID có giới hạn IDmax (do nhà sản xuất cung cấp).
6
- Phân cực nghịch:

Hình 4: Phân cực nghịch Diode


* ID = I0 # 0 mA, diode ngưng dẫn.
* VD # E: điện thế nghịch cũng có giới hạn, do nhà sản xuất cung cấp.
2. Các dạng diode thông dụng:
- Trong thực tế có rất nhiều dạng diode, hai dạng thông dụng nhất thường gặp

Hình 5: Hình dạng Diode


- Ngoài ra để tiện dụng người ta thường chế tạo các dạng sau:

- +

Hình 6: Cầu Diode


- Một số tên diode thường gặp trên thị trường: 1NXXXX;
Ví dụ: 1N 4002, 1N 4007, 1N4148.
3. Các dạng hư hỏng:
Trong thực tế, người ta thường gặp một trong 3 dạng hư hỏng sau đây sau:
* Diode chạm: Hai vùng P và N chạm nhau, lúc này diode tương đương dây dẫn.
* Diode đứt: tương đương mạch hở (dù phân cực thuận diode vẫn không dẫn điện).
* Diode rỉ: Khi phân cực nghịch dòng rỉ I0 khá lớn.
4. Đo thử diode:
Dùng Ohm-kế. Nguyên tắc là kiểm tra diode khi phân cực. Có 2 bước đo:
* Bước 1:
7
- Đặt VOM ở thang đo Rx1
- Dùng que dương của pile (đen) kẹp vào đầu P và que âm của pile (đỏ) kẹp vào đầu N (phân
cực thuận diode).

Que đỏ

Que đen

Hình 7: Đo thử Diode


- Kết quả: kim đồng hồ VOM lệch và chỉ khoảng vài chục Ω trở lại.
* Bước 2:
- Đặt VOM ở thang đo Rx1K
- Thực hiện như Bước 1 nhưng đảo đầu que đo (phân cực nghịch diode).
- Kết quả: kim VOM không lệch (chỉ ∞).
Chú ý:
 Nếu kết quả đo đạc của một trong 2 bước trên là sai thì diode đã bị hỏng.
 Ngoài việc xác định diode tốt/xấu ta còn xác định đầu P và đầu N của diode.
II.Diode Zener:
* Sinh viên xem lại lý thuyết về diode Zener trong giáo trình Linh kiện điện tử.

Hình 8: Diode Zener


* Mạch điện ứng dụng:

8
Hình 9: Mạch điện ứng dụng Diode Zener
Hình trên minh hoạ ứng dụng của diode zener Dz, nguồn U1 là nguồn có điện thế thay đổi, Dz
là diode ổn áp, R1 là điện trở hạn dòng.
-Ta thấy rằng khi nguồn U1 > Dz thì điện thế trên Dz luôn luôn cố định cho dù nguồn U1 thay
đổi.
- Khi nguồn U1 thay đổi thì dòng điện ngược qua Dz thay đổi, dòng điện ngược qua Dz có giá
trị giới hạn khoảng 30mA.
- Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5 ~ 2 lần điện thế của Dz và lắp điện trở hạn
dòng R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua Dz < 30 mA.
* Một vài chú ý:
 Dạng thực tế giống diode chỉnh lưu.
 Đo thử để biết tốt xấu và xác định đầu P, N giống như diode chỉnh lưu.
 Không thể xác định được điện thế của zener và không phân biệt được diode zener hay
diode chỉnh lưu bằng Ohm-kế.
III. Diode phát quang (Light-Emitting Diode/LED):
* Ký hiệu:

Hình 10. LED – Diode phát quang

9
* Phân cực thuận:
R

+ ID +
E -
VD
-

Hình 11: Phân cực thuận Led


Khi được phân cực thuận, LED dẫn điện và phát ra ánh sáng, tuỳ thuộc vật liệu cấu tạo LED
mà ánh sáng phát ra có thể là màu đỏ, xanh, lá cây, vàng, hồng ngoại…
 Thông thường: IDmax # 20 mA
VD: 1,7V  2,2V tuỳ loại LED
 Trong thiết kế người ta thường chọn: ID = 10mA, VD = 2V

Hình 12. Đặc tuyến I-V của các loại LED khác nhau
* Phân cực nghịch:
R

+
E+ ID
VD
- -

Hình 13. Phân cực nghịch Led


* Một vài hình ảnh LED thực tế:

10
Hình 14: Các loại LED khác nhau Hình 15: Đèn compact sử dụng LED
* Đo thử LED:
- Sử dụng đồng hồ VOM có lắp sẵn pile bên trong.
- Đặt thang đo điện trở R x 1.
- Nối que đen (đầu dương của pile) của VOM với đầu P của LED, que đỏ (đầu âm của pile) với
đầu N của LED.
- Nếu LED phát sáng: LED tốt. Ngược lại là LED hỏng.
 CHÚ Ý: Cách cấp nguồn Vcc= 5v trên EE Board. Đối với Vcc thì chỉ cung cấp một hiệu thế ổn
định ở hai mức 3VDC hoặc 5VDC.
- Ở phần giao diện phần mềm

Hình 17: cửa sổ nguồn và đồng hồ đo

- Để khởi động nguồn ta nhấp chọn biểu tượng trên hình 16, sau đó ta thấy biểu tượng
thay đổi thành tức là nguồn đã được bật. Khi đó để chọn nguồn Vcc= 5v ta nhấp vào ô
5v ở hình 17 :

11
Hình 18: đặt giá trị cho nguồn VCC

- Nối nguồn trên BreadBoard:

cực dương
nguồn

Gound, mass, cực âm


nguồn

Hình 16: - Mô tả cách đấu nguồn lên breadboard: 6 lỗ ( dương nguồn),2 lỗ - (âm nguồn).

12
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN KỸ NĂNG THỰC HÀNH
TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM

Nhóm: Tiểu nhóm:


Họ và tên, mã số sinh viên:
1. MSSV:
2. MSSV:
3. MSSV:
4. MSSV:

------------------------------------------
BÀI SỐ 2: RÁP MẠCH VÀ ĐO CÁC GIÁ TRỊ TRÊN MẠCH ĐIỆN CƠ BẢN GỒM ĐIỆN
TRỞ VÀ LED ĐƠN

Sinh viên cần chuẩn bị các linh kiện sau cho bài thực hành:Test board, điện trở 330Ω, LED đơn
nhiều màu khác nhau, nút nhấn, đồng hồ đo điện (VOM).

Bài 1. Cho sơ đồ mạch điện: U = Vcc = +5V


330Ω
A B C
I
LED
U
5V

 Yêu cầu:
- Sử dụng VOM (Ohm kế) kiểm tra các linh kiện điện trở, LED.
- Ráp mạch thực tế theo sơ đồ mạch điện.
- Bảng so sánh:
Các giá trị cần đo UAC UAB UBC I

Tính lý thuyết

Giá trị đo được bằng


VOM

- Thay điện trở 330Ω bằng điện trở 220Ω, 470Ω. Nhận xét và giải thích:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Bài 2. Cho sơ đồ mạch điện: U = Vcc = +5V
D1
I1
330Ω
A I B
C
I2
U
D2

13
 Yêu cầu:
- Sử dụng VOM (Ohm kế) kiểm tra các linh kiện điện trở, LED.
- Ráp mạch thực tế theo sơ đồ mạch điện, quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
- Đo các giá trị trong mạch:
Các giá trị cần đo UAC UAB UBC I I1 I2

Tính lý thuyết

Giá trị đo được


bằng VOM

Bài 3. Cho sơ đồ mạch điện: R1 = R2 = 330Ω ; U = Vcc = +5V

I I1 I2
D1 D2
5V
U 5V B D

R1 R2

 Yêu cầu:
- Sử dụng VOM (Ohm kế) kiểm tra các linh kiện điện trở, LED.
- Ráp mạch thực tế theo sơ đồ mạch điện, quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
- Bảng so sánh:

Các giá trị cần đo UAC I UD1 UD2


Tính lý thuyết

Giá trị đo được bằng VOM

Các giá trị cần đo UR1 UR2 I1 I2


Tính lý thuyết

Giá trị đo được bằng VOM

Bài 4. Cho sơ đồ mạch điện: U = Vcc = 5V

14
I 330Ω B
A
I1 I2
D1 D2
U 5V

 Yêu cầu:
- Sử dụng VOM (Ohm kế) kiểm tra các linh kiện điện trở, LED.
- Ráp mạch thực tế theo sơ đồ mạch điện.
- Bảng so sánh:

Các giá trị cần UAC UAB UBC I I1 I2


đo

Tính lý thuyết

Giá trị đo được


bằng VOM

- Mạch này có được sử dụng thông dụng không? Tại sao?


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Bài 5. Cho sơ đồ mạch điện: R1 = R2 = 330Ω ; U = Vcc = 5V


A
I
R1 I1 R2 I2
U 5V
B C

D1 D2

 Yêu cầu:
- Sử dụng VOM (Ohm kế) kiểm tra các linh kiện điện trở, LED.
- Ráp mạch thực tế theo sơ đồ mạch điện với D1 và D2 là hai LED khác màu nhau.
- Bảng so sánh:

15
Các giá trị cần đo U UAB UAC UBD UCD
Tính lý thuyết

Giá trị đo được bằng


VOM

Các giá trị cần đo I I1 I2


Tính lý thuyết
Giá trị đo được bằng VOM

- So sánh I1 và I2? Vì sao?


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Bài 6. Cho sơ đồ mạch điện: U = Vcc = 5V

A I 330Ω B

U 5V BUTTON LED

C
 Yêu cầu:
- Sử dụng VOM (Ohm kế) kiểm tra các linh kiện điện trở, LED.
- Ráp mạch thực tế theo sơ đồ mạch điện.
- Hãy nhận xét hoạt động của mạch khi không nhấn nút và khi nhấn nút:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

- Không nhấn nút


Các giá trị cần đo U I UAB UBC

Tính lý thuyết
Giá trị đo được bằng VOM

* Nhấn nút:
Các giá trị cần đo U I UAB UBC

Tính lý thuyết
Giá trị đo được bằng VOM

16

You might also like