Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Cung của thị trường oto Việt Nam

1. Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc


Xe ô tô nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 tăng 52,1%. Theo báo cáo của Tổng cục Hải
quan, trong cả năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 160035 chiếc xe ô tô nguyên chiếc
các loại. Với tổng giá trị hơn 3,6 tỉ USD.
Đáng chú ý, dù trong năm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng lượng ô tô nguyên chiếc
nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay, vượt xa so với năm 2020 (105.000 xe) và năm có lượng
nhập kỷ lục trước đó là năm 2019 (139.427 xe).

Lượng xe nhập khẩu 2018 - 2021


180000
160000
140000
120000
100000
80000
60000
40000
20000
0
2018 2019 2020 2021

oto nhập khẩu

Về thị trường nhập khẩu, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc là 3 cái tên dẫn đầu. Trong đó, Thái
Lan đạt 80.903 xe, Indonesia đạt 44.250 xe, Trung Quốc đạt 22.753 xe. Với 147.906 xe, 3 thị
trường lớn ở châu Á chiếm 92,4% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước trong
năm ngoái.

Xuất xứ oto nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt


Nam

5.5

Thái Lan Indonesia Trung Quốc còn lại


Trong cả năm 2021, ước tính thị trường ô tô Việt Nam đã chi 3,18 tỉ USD, đưa về khoảng 238879
xe ô tô nguyên chiếc, tăng khoảng 25% so với năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu ô tô năm 2021
Tháng Số lượng (xe) Giá trị (triệu USD)
1 8000 200
2 10039 209
3 10849 194
4 16980 386
5 10286 193
6 10347 189
7 17000 332
8 10179 222
9 8669 197
10 136500 283
11 15.356 340
12 15.196 433
Cả
238879.6 3178
năm
Trong tháng đầu năm 2022, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đạt 4524 chiếc, tương ứng giá trị đạt
127 triệu USD. Số xe nhập khẩu chủ yếu xuất xứ từ 3 thị trường chính là từ Thái Lan với 2.595
chiếc; từ Trung Quốc với 584 chiếc; từ Indonesia với 474 chiếc và từ Nhật Bản với 284 chiếc. Số
xe nhập khẩu từ 4 thị trường này đạt 3.653 chiếc, chiếm tới 87% tổng lượng xe nhập khẩu vào
Việt Nam.
2. Ô tô lắp ráp trong nước
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 3 năm trở lại đây. Theo số
liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 2018 đến 2020
như sau: Năm 2018, số lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt 287.586 xe; Năm 2019, số lượng
xe sản xuất lắp ráp trong nước là 339.151 và Năm 2020, số lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước
là 323.892. (Bao gồm: loại hình xe được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời và loại hình xe được
sản xuất, lắp ráp từ xe sát xi cơ sở hoặc xe mới khác đã được chứng nhận).
Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trị đối với thị
trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Tính đến hết năm
2020, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có khoảng trên 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp
ráp xe ô tô bao gồm ô tô con, ô tải, ô tô khách, ô tô chuyên dùng và ô tô sát xi. Một số doanh
nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Tổng công suất lắp ráp theo
thiết kế khoảng 755 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng
35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%.
Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế đối với xe dưới 9 chỗ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trong 3 năm trở lại đây, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe dưới 9 chỗ trên thực tế đã đáp ứng khoảng
70% nhu cầu trong nước.
Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất
trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao (khoảng 50% đối với xe tải nhẹ và trên 60% đối với xe
khách), đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa. Trong đó, một số loại sản
phẩm (xe khách, xe con do Thaco sản xuất, lắp ráp) đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan,
Philippines…  
Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe trong nước đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ
USD/năm và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp.  
Theo đánh giá, thời gian qua, chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đã được
kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. 
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
T Thương
Sản Nhập Tiêu Sản Nhập Tiêu Sản Nhập Tiêu
T hiệu
xuất khẩu thụ xuất khẩu thụ xuất khẩu thụ
1 Huyndai 61,45 - 63,53 77,56 - 79,57 79,11 - 81,37
2 Toyota 55,66 19,03 65,86 50,12 27,95 79,33 43,4 23,81 79,69
3 Kia 29,39 - 29,45 29,83 - 29,06 28,82 - 35,17
4 Mazda 31,93 3,626 32,74 24,36 4,465 30,03 21,83 3,102 27,65
5 Vinfast - - - 15,53 - 15,30 20,61 - 29,49
6 Ford 13,26 11,84 24,57 10,54 22,99 32,20 3,28 17,17 24,36
7 Honda 10,72 18,68 27,1 9,97 25,06 33,1 14,02 7,95 24,42
8 Mishubishi 3,53 7,17 10,28 4,08 29,29 30,64 4,86 23,01 28,95
Theo số liệu của Bộ Công Thương, với dòng xe cá nhân, hiện có 10 nhà sản xuất gốc (OEM)
tham gia thị trường gồm: Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Ford, Mecerdes Benz, Thaco, TC
Motor, VinFast. Các nhà sản xuất OEM thực hiện lắp ráp dạng CKD trên dây chuyền sản xuất
gồm 4 công đoạn chính là: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định. Một số hãng có thêm công đoạn dập
thân vỏ xe như: Toyota, Vinfast, Thaco,...
Trong chuỗi cung ứng, chỉ có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp
3. Một số nhà cung cấp sản xuất cả phụ tùng xe máy lẫn ô tô. Nhà cung cấp cấp 2 và 3 cần phải
tuân thủ chặt chẽ yêu cầu sản xuất như chất lượng/chi phí/giao hàng (QCD),  trong khi nhà cung
cấp cấp 1 cần thỏa mãn thêm yêu cầu về năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D). Với các nhà
cung cấp Việt Nam hiện nay, năng lực QCD vẫn còn là vấn đề lớn do một bộ phận lớn các nhà
cung cấp không đáp ứng được các tiêu chuẩn để gia nhập chuỗi cung ứng, các linh kiện ô tô yêu
cầu tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, độ an toàn và các yếu tố môi trường, trong khi các nhà cung
cấp Việt Nam hầu hết chưa đạt đủ trình độ để xin cấp phép, nhượng quyền, chuyển giao công
nghệ với các nhà cung cấp chính hãng cũng như vận hành các dây truyền sản xuất hiện
đại. Những linh kiên nội địa hóa được, chủ yếu là các chi tiết cồng kềnh, giản đơn, sử dụng nhiều
nhân công, giá rẻ như: ghế, ắc quy, nhựa cỡ lớn... Phần lớn linh kiện và cụm linh kiện phải nhập
khẩu. Chưa kể, những linh kiện sản xuất ở Việt Nam đều có giá thành gấp 2-3 lần so với Thái
Lan và Indonesia.
Nguyên nhân chính khiến ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô thời gian qua không phát triển được là
do quy mô thị trường ô tô Việt Nam rất nhỏ bé. Các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam sản xuất thấp
xa so với công suất thiết kế. Công suất của 10 nhà sản xuất đạt trên 500.000 xe/năm, nhưng sản
lượng thực tế chỉ đạt khoảng một nửa. Do sản lượng thấp nên chi phí khấu hao thiết bị trên một
đơn vị sản xuất lớn. Vì vậy, giá linh kiện nhà sản xuất trong nước thường cao hơn các sản phẩm
cùng loại nhập từ nước ngoài. Quy mô ngành công nghiệp ô tô nhỏ bé còn được cho là do  thuế
phí quá cao, trong khi thu nhập của người dân còn thấp. Hiện mẫu xe lắp ráp trong nước có sản
lượng lớn nhất là Toyota Vios chỉ đạt 27.000 chiếc/năm, bằng 1/8 sản lượng xe cùng loại tại Thái
Lan. Bất lợi về sản lượng khiến công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Tỉ trọng nhập khẩu và lắp ráp xe trong nước!
Năm 2018 là năm bản lề với ngành ôtô Việt Nam, khi thuế xuất nhập khẩu ôtô từ ASEAN về 0%.
Lo ngại bức tranh xe nhập khẩu tràn ngập thị trường, ảnh hưởng tới ngành công nghiệp sản xuất,
lắp ráp ôtô trong nước, Chính phủ ban hành loạt chính sách nhằm tạo ra những bức tường, thu
hẹp cánh cửa dành cho xe nhập khẩu.
Đầu tiên là Nghị định 116 với giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA nhưng rồi các hãng đều
đáp ứng được sau khoảng nửa năm. Tiếp theo là Nghị định 125 ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện
0% cho xe lắp ráp nếu đáp ứng đủ điều kiện về sản lượng, đồng thời tăng thuế với ôtô nhập lướt.
Đến năm 2020 có thêm Nghị đinh 57 với nội dung linh kiện trong nước chưa sản xuất được và
doanh nghiệp nhập về để lắp ráp ôtô cũng được hưởng thuế 0%, không cần điều kiện sản lượng
như trước.
Gần đây nhất, xe lắp ráp trong nước tiếp tục được ưu tiên khi ngành xe gặp khó khăn vì Covid-
19, Chính phủ ban hành Nghị định 70, giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong
nước từ nửa sau 2020. Xe nhập không được ưu đãi.
Nếu theo bức tranh thị trường cơ bản, khi xe nhập bị siết, xe lắp được ưu đãi, thì các hãng phải
ưu tiên xe lắp hơn xe nhập và thực tế cũng đã như vậy. Năm 2019, Toyota Fortuner nhập
Indonesia chuyển về lắp ráp trong nước, Mitsubishi làm điều tương tự với Xpander, Honda một
lần nữa lắp ráp CR-V sau thời gian dài nhập Thái Lan. Ford Ranger cũng bắt đầu lắp ráp tại nhà
máy ở Hải Dương từ giữa tháng 7/2021.
Thống kê từ các hãng bán xe con gồm Isuzu, Suzuki, Mitsubishi, Toyota, Ford, Mazda, Kia,
Honda, Nissan, Peugeot (gọi tắt VAMA) và TC Motor (Hyundai), tỷ trọng nhập khẩu nói chung
cũng có xu hướng tăng:
VAMA + TC Motor
Năm
Nhập khẩu Tỷ trọng Lắp ráp (chiếc) Tỷ trọng
2019 110.055 32% 233.954 68%
2020 95.715 29% 235.679 71%
6 tháng 2021 49.369 33% 101.451 67%
Thị trường ô tô Việt Nam vừa trải qua một năm 2020 đầy khó khăn, thử thách do ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19. Từng có thời điểm, nhiều nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô phải tạm ngừng hoạt
động, thị trường ô tô gần như rơi vào cảnh “đóng băng” do diễn biến phức tạp của đại dịch. Theo
báo cáo bán hàng từ Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Doanh số bán hàng của
các thương hiệu ô tô thuộc VAMA trong năm 2020 đạt 296.634 xe, giảm 8% so với năm 2019.
Trong đó, doanh số bán ô tô lắp ráp trong nước giảm 1% trong khi xe nhập khẩu giảm tới 17% so
với cùng kì năm 2019. Cộng dồn số liệu bán hàng của VinFast, TC Motor (sản xuất, phân phối ô
tô Hyundai tại Việt Nam)... trong tháng năm 2020, người Việt đã mua sắm tổng cộng 407.460 xe
ô tô các loại. Con số này chưa tính doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô nhập
khẩu như BMW, Mercedes-Benz, Audi, Jaguar Land Rover, Volvo...
Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ cùng với lợi thế lắp ráp trong nước, chủ động
nguồn cung... ô tô “nội” tiếp tục được người tiêu dùng chọn mua nhiều hơn so với các mẫu mã
nhập khẩu. Chính điều này, giúp doanh số bán hàng của các thương hiệu có đa số sản phẩm lắp
ráp trong nước như Hyundai, KIA và đặc biệt là VinFast... tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bất
chấp biến động trên thị trường và ảnh hưởng của dịch bệnh.

You might also like