Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Huỳnh Bảo Hân

Trần Ngọc Cẩm Tiên


Danh sách các thành viên Phạm Trương Thanh Thảo
nhóm 5 Huỳnh Thị Ngọc Hoa
Lớp: ADC01-K42 Phạm Thị Yến Nhi
Châu Dũ Tường
Thái Thị Mỹ Linh

BÀI TẬP CHƯƠNG 2 & 3


MÔN: HÀNH VI TỔ CHỨC
Câu 1: Các dạng hành vi nào phản ánh thái độ không thỏa mãn? Trình bày và cho VD minh họa.
Tại sao người quản lý cần phải sớm nhận ra những dạng hành vi này.
Các nhân viên có sự thỏa mãn sẽ cảm thấy họ được đối xử công bằng và có lòng tin vào tổ chức hoặc
doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng thực hiện thật tốt, trên sự mong đợi bình thường cho các công việc thực
hiện. Ngược lại, một người có thái độ không thỏa mãn thường có những dạng hành vi tiêu cực như sau:
-Ban đầu, họ sẽ có thái độ xoay sở tức là sự bất mãn được diễn tả qua việc chủ động và có hành vi cố
gắng tích cực để cải thiện tình hình.
Ví dụ: Khi cấp trên giao cho nhân viên một nhiệm vụ bất khả thi, không hề có sự chỉ dẫn mà ngược lại
còn dùng thái độ chỉ trích, gây áp lực đối với họ thì sẽ tạo cho họ sự bất mãn, tuy nhiên vì họ vẫn còn
muốn giữ vị trí công việc của mình nên họ sẽ có hành vi xoay sở, cố gắng tìm đủ mọi cách để cải thiện
tình hình khó khăn trước mắt.
- Tiếp theo, sự bất mãn được diễn tả qua hành vi lờ đi có nghĩa là họ chấp nhận tình hình kể cả khi càng
ngày càng xấu đi.
Ví dụ: Khi công việc gặp sự cố thay vì tìm cách giải quyết thì những người có thái độ không thỏa mãn
công việc sẽ im lặng và chấp nhận sự tổn thất cho công ty.
- Kế đến, sự bất mãn được diễn tả thông qua hành vi trung thành tức họ sẽ thụ động trong chờ đợi cơ hội
cải thiện tình hình.
Ví dụ: Khi nhân viên không được trả công xứng đáng cho những gì họ bỏ ra thì khi gặp trục trặc hay
khó khăn trong công việc họ sẽ bỏ dở, chờ đợi khi nào có chỉ thị cải thiện khó khăn thì họ mới tiếp tục
làm chứ không chủ động tìm ra phương án giải quyết.
- Cuối cùng và cũng là hành vi thể hiện thái độ bất mãn nhất và có sự chủ động của nhân viên chính là
hành vi rời khỏi tổ chức.
Ví dụ: Khi nhân viên cảm thấy không được đối xử công bằng, họ làm tốt công việc nhưng không được
khen thưởng xứng đáng họ sẽ xin thôi việc.
Nhà quản lý cần phải sớm nhận ra những hành vi này và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt vì:
+ Sự thỏa mãn tỉ lệ thuận với năng suất lao động. Người nhân viên có thỏa mãn thì năng suất lao động
tăng và kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cao hơn.
+ Sự thỏa mãn tỉ lệ nghịch với sự vắng mặt. Người nhân viên có thỏa mãn thì sẽ chăm chỉ đi làm,
giảm tối thiểu được sự vắng mặt, dẫn đến hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.
+ Sự thỏa mãn tỉ lệ nghịch với thuyên chuyển (nghỉ việc). Khi người nhân viên cảm thấy thỏa mãn
với công việc hiện tại của mình thì họ sẽ hạn chế được tối đa việc thay đổi chỗ làm từ đó dẫn đến nhân
viên sẽ trung thành hơn với cấp trên cũng như là với doanh nghiệp.
Nắm được những yếu tố mà mức độ thỏa mãn có thể tác động và ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu suất
của công ty để từ đó nhà quản lý cần phải quan tâm hơn và tìm cách tăng mức độ thỏa mãn của nhân viên
trong công việc chẳng hạn như: tăng những công việc mang tính thách thức tạo cho nhân viên có cảm
giác thành tựu, thích thú sau khi hoàn thành nhiệm vụ ấy; hay có phần thưởng xứng đáng và công bằng;
tạo cơ hội cho nhân viên được thăng tiến; hỗ trợ công tác, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để họ không
cảm thấy quá khó mà bỏ cuộc cuối cùng là tạo môi trường làm việc mà mọi người xung quanh ủng hộ,
động viên. Tất cả chỉ nhằm mục đích tránh để xảy ra các cuộc xô xát, đình công hay bãi công và những
trường hợp xấu hơn có thể xảy ra đối với công ty mình.
Tóm lại, là một quản lý ,việc thấu hiểu được tâm lý, thái độ bất mãn của nhân viên là cực kì cần thiết bởi
vì, nhân viên chính là gốc rễ cho sự phát triển của một tổ chức. Nếu như một nhân viên chăm chỉ làm
việc, sẵn lòng vì công việc, hợp tác tốt với đồng nghiệp và cấp trên,…thì sẽ làm cho tổ chức phát triển
ngày càng vững bền. Ngược lại, nếu có sự xuất hiện các thái độ, hành vi bất mãn với công việc có thể sẽ
làm sụp đổ cả một tổ chức. Bên cạnh đó, những hành vi tiêu cực này còn quyết định rất nhiều tới năng
suất làm việc của các cá nhân nên việc thấu hiểu, nắm rõ tâm tư, tìm ra sớm các dạng hành vi này là cần
thiết. Cuối cùng, khi đã tìm và nhận biết được lí do của hành vi này, nhà quản lý cần đưa ra phương pháp
giải quyết tốt và hợp lý nhất.
Câu 2: Làm bài tập tình huống 2.2- Thông tin cá nhân:
1. Loan: Thuộc tính khí linh hoạt. Dựa vào đặc điểm: Cô rất hay thay đổi công việc nhưng lại có khả
năng thích nghi rất tốt; lời nói sinh động, rõ ràng; tính toán khá kỹ và không quá mạo hiểm; đánh giá cao
bản thân; khi bị phê bình biết bình tĩnh chấp nhận và sửa chữa; trong việc đạt được mục đích mạnh mẽ
nhưng thận trọng; hời hợt trong tình cảm.
Tính khí linh hoạt rất phù hợp với công việc của chị Loan vì công việc thư ký đòi hỏi khả năng giao tiếp
hoạt bát.
Kiên: Thuộc tính khí điềm tĩnh. Dựa vào đặc điểm: Ông có khả năng chịu đựng bền bỉ, nói năng nhỏ
nhẹ, chậm rãi, chân thành; nhưng lại là người bảo thủ, thích nghi kém, chậm.
Tính khí này rất phù hợp với công việc trưởng phòng hành chính-nhân sự của ông do công việc này cần
tính cách biết quan tâm mọi người, đúng mực trong cư xử để tạo được thiện cảm với nhân viên trong
công ty; sống theo nguyên tắc làm tấm gương tốt cho đồng nghiệp và cấp dưới.
Hạnh: Thuộc tính khí ưu tư. Dựa vào đặc điểm: cẩn thận, tỉ mỉ, đòi hỏi sự chính xác cao; hành vi
không cân bằng, lúc này lúc khác; phản ứng gay gắt với việc không vừa ý và khi bị phê bình; dễ mất bình
tĩnh và giận dỗi; suy nghĩ lo lắng nhiều cho người khác.
Với tính khí này phù hợp với công việc kế toán trưởng hiện tại của chị. Một công việc đòi hỏi sự kiên
trì, cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo tính chính xác của những con số.
Tân: Thuộc tính khí sôi nổi. Dựa vào đặc điểm: Ông say mê nhất thời và đôi khi dễ bỏ ngang; cách cư
xử có phần hung hăng, phản ứng dữ dội với sự phê bình của người khác; thích được trở thành trung tâm,
bộc lộ bản thân, uy quyền.
Tính khí sôi nổi phù hợp phần nào với công việc của ông Tân. Ông Tân tạo được ấn tượng với mọi người
về chuyên môn, tài năng của mình tạo được sự tán phục cho cấp dưới nhưng tính cách nóng nảy của ông
lại tạo sự ác cảm cho nhân viên, với tham vọng cao không tập trung vào công việc nhất định cũng khiến
công việc của ông ngày càng kém hiệu quả.
Hậu: Thuộc tính khí linh hoạt. Dựa vào đặc điểm: năng động, nhạy bén; hay nói, nhiệt tình, lạc quan,
yêu đời, hòa đồng; có khả năng thuyết phục người khác tốt, hoạt bát lưu loát trong giao tiếp; ủng hộ cái
mới, khuyến khích sự sáng tạo, có nhiều sáng kiến; phản ứng với lời nói ra nói vào của mọi người bình
tĩnh.
Tính khí linh hoạt phù hợp với giúp ích nhiều cho vị trí giám đốc kinh doanh của ông Hậu. Vì công việc
đó cần người có nhiêu sáng kiến, đổi mới, tự chủ và sự năng động để điều hành tốt công ty.
2. Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến tính cách của các nhân vật vì:
- Với trường hợp của Loan: Loan học chuyên ngành Ngữ văn Anh và thường xuyên làm việc, tiếp xúc
với người nước ngoài nên tính cách của Loan dần dần phải thích nghi với môi trường làm việc. Cụ thể là
Loan buộc phải tự tin và năng động hơn. Không những vậy, vì đã trải qua 3 lần thay đổi công việc nên
Loan cũng phải học cách thay đổi và học hỏi nhiều hơn để hoàn thiện bản thân hơn nữa. Vì môi trường
làm việc của Loan là tiếp xúc và làm việc với những doanh nhân thành đạt nên nó vô tình tạo nên một
mẫu người lí tưởng cho cô học tập theo.
- Với trường hợp của Kiên: Ở tuổi trung niên và đã tưng trải qua nhiều chuyện không may trong cuộc
sống nên có thể thấy tính cách lúc bây giờ của ông Kiên sẽ trở nên điềm tĩnh hơn. Bên cạnh đó, ông còn
là trụ cột trong gia đình, còn phải nuôi dưỡng cha mẹ già và con nhỏ nên ông Kiên rất an phận và luôn
có một sức chịu đựng bền bỉ.
- Với trường hợp của Hạnh: Chị Hạnh lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn. Phải một mình gánh
vác hai đứa em nhỏ nên điều này đã xây dựng trong chị tinh thần trách nhiệm cao. Chị có thể không quan
tâm đến hạnh phúc bản thân nhưng với gia đình và công việc thì chị luôn đề cao và đưa lên làm mối quan
tâm hàng đầu của mình. Từ nhỏ đã phải chịu mất mác quá lớn nên điều này phần nào đã ảnh hưởng tới
tâm lí của chị.
- Với trường hợp của Tân: Có lẽ do thành tích tốt mà mình đạt được cùng với mối quan hệ của Tân đã
hình thành nên một bức tường kính giữa ông với cấp dưới và với những sự thay đổi. Ông đã tạo ra một
cái tôi và tham vọng quá lớn nên chỉ còn suy nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của công
ty. Vì vậy khi có sự phản ánh từ khách hàng thì ông không dám nhận đó là lỗi của bản thân vì nó có thể
gây mất uy tín của ông.
- Với trường hợp của Hậu: Ông có kinh nghiệm làm giảng viên nên điều này đã khiến ông trở nên hoạt
bát hơn và có khả năng thuyết phục hơn. Vì bản thân có công việc ổn định, cha mẹ già đã có người nuôi
dưỡng và hiện tại chưa có con cái nên ông Hậu có phần liều lĩnh trong công việc hơn. Điều này thể hiện
ở việc ông không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để làm giàu qua việc môi giới hay chơi cổ phiếu. Nhưng điều
này vô tình làm ông trở nên chểnh mảng với công việc ở công ty Chiên Thắng hơn.
3. Xuất thân từng vùng, miền có ảnh hưởng nhưng không phải luôn luôn và không thể dựa vào đó để
đánh giá tính cách của các nhân vật. Mỗi vùng, miền có tính cách đặc trưng là tính cách mà người dân ở
vùng miền đó có nhiều hơn những vùng miền khác theo đánh giá, nhìn nhận mang tính chủ quan không
hề có căn cứ hay thống kê kiểm chứng thuyết phục, cụ thể nào. Như trong trường hợp của ông Tân không
thể nói vì ông ấy là người Vĩnh Long nên ông thích có quyền lực, danh tiếng và địa vị. Những tính cách
đó không phụ thuộc vào xuất thân của ông ấy.
Câu 3: Những yếu tố nào giúp xác định nghề nghiệp phù hợp? Trình bày đặc điểm những yếu tố
đó.
1/ Yếu tố năng lực: là mức độ khả năng của cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong một công
việc, năng lực bao gồm năng lục bẩm sinh và năng lực có được thông qua học tập. Thông thường, chúng
ta nên dựa vào năng lực bẩm sinh mà mình có được như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, khả năng
kinh doanh, hội họa,... để định hướng nghề nghiệp cho mình sau đó cùng với khả năng đã được học để
phát triển thêm phục vụ cho công việc của bản thân. Tuy nhiên cũng có trường hợp chúng ta sẽ chọn
những nghề theo đam mê và sở thích cá nhân dù bẩm sinh chúng ta không có năng lực phục phụ cho
chuyên môn ấy và để thực hiện được điều đó thì đòi hỏi ở mỗi cá nhân phải có ý chí quyết tâm cực kì
lớn, sự kiên trì, cần cù rèn luyện thì mới đạt được ước mơ đó.
Ngoài ra còn có năng lực trí tuệ: Mức độ khả năng của cá nhân để thực hiện hành động thần kinh. Gồm:
Trí tuệ nhận thức có thể biết thông qua các bài trắc nghiệm truyền thống. Trí tuệ xã hội có thể biết được
qua khả năng giao tiếp. Trí tuệ tình cảm chính là khả năng xác định, hiểu và làm chủ được tình cảm, cảm
xúc. Trí tuệ văn hóa là nhận biết sự dị biệt giữa các nền văn hóa và hành động sao cho thành công trong
một môi trường đa văn hóa. Và năng lực thể chất: Khả năng để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sức chịu
đựng, sự dẻo dai, sức mạnh và những đặc tính tương tự. Chúng bao gồm: Sức bật, bền bỉ, chân tay khéo
léo, mạnh chân mạnh tay. Dựa vào sở trường của mỗi người thiên về năng lực trí tuệ hay thể chất mà lựa
chọn những công việc có yêu cầu phù hợp với sở trường ấy để chúng bổ trợ cho công việc của mình được
thực hiện dễ dàng hơn.
2/ Tính cách: Là một thuộc tính tâm lý cá nhân phản ánh nhận thức của con người về thế giới xung quanh
và được thể hiện qua hành vi bên ngoài của họ. Tính cách mô tả các đặc điểm, khuynh hướng và tính khí
ổn định của từng cá nhân.
Đặc điểm của tính cách là: mỗi tính cách khác nhau khi đứng trước một tình huống sẽ có những cách giải
quyết khác nhau, tính cách thể hiện sự độc đáo khác biệt và riêng có ở mỗi người, những đặc điểm về
tính cách là tương đối ổn định ở mỗi cá nhân.
Tính cách được hình thành thông qua bẩm sinh, môi trường sống và làm việc, dựa vào quá trình học tập,
kinh nghiệm từng trải và cuối cùng là sự nỗ lực thay đổi dựa vào việc cô gắng thực hiện hành vi mình
muốn thay đổi lặp lại từng ngày để tạo thành thói quen cùng với quá trình củng cố để tạo thành tính cách.
Các loại tính cách phân theo mức độ tự chủ được chia làm 2 loại tính cách là: Người nội thuộc và người
ngoại thuộc.
+ Người nội thuộc sẽ cho rằng họ có thể tự điều khiển số phận, mức độ thỏa mãn công việc nhiều, hệ
số vắng mặt thấp, mức độ tự đề ra nhiệm vụ nhiều, mức độ gắn kết công việc nhiều, chủ động hơn trong
việc tìm kiếm thông tin trước khi ra quyết định, nỗ lực hơn trong việc kiểm soát môi trường làm việc,
được động viên cao hơn cho thành tựu do đó họ có thể làm việc tốt với những việc phức tạp, đòi hỏi học
tập và xử lý nhiều thông tin phức tạp và rất phù hợp các công việc mở đầu hoặc các công việc đòi hỏi
hành động một cách độc lập.
+ Người ngoại thuộc sẽ cho rằng cuộc sống của họ bị kiểm soát bởi lực lượng bên ngoài, mức độ thỏa
mãn công việc ít, hệ số vắng mặt cao, mức độ tự đề ra nhiệm vụ ít, mức độ gắn kết công việc ít, dễ tuân
thủ và sẵn lòng phục tùng các quy định, các chỉ dẫn do đó họ rất phù hợp các công việc được quy định
rõ ràng, nhịp điệu công việc thoải mái, những công việc đòi hỏi sự tuân thủ các chỉ dẫn của cấp trên.
Ngoài ra chúng ta còn có một số loại tính cách như sau:
+ Định hướng thành tựu: người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn theo đuổi việc giải quyết công
việc tốt hơn. Họ muốn vượt qua các khó khăn, trở ngại. Họ muốn cảm thấy rằng thành công hay thất bại
của họ là do kết quả của những hành động của họ. Chấp nhận rủi ro:những người có mức độ chấp nhận
rủi ro cao thường hoạt động có hiệu quả ở những công việc như môi giới chứng khoán, buôn bán bất
động sản… nơi nhu cầu công việc đòi hỏi phải ra những quyết định nhanh.
+ Độc đoán: những người độc đoán làm rất tốt những việc là rõ ràng và sự thành công dựa trên sự tuân
thủ chặt chẽ các luật lệ.
+ Thực dụng: người thực dụng là người biết vận dụng nhiều, thắng nhiều, ít bị thuyết phục và thuyết
phục người khác nhiều hơn là bị người khác thuyết phục.
+ Chấp nhận rủi ro: những người có mức độ chấp nhận rủi ro cao thường hoạt động có hiệu quả ở những
công việc như môi giới chứng khoán, buôn bán bất động sản… nơi nhu cầu công việc đòi hỏi phải ra
những quyết định nhanh.
Nếu như tính cách là quy định những dạng hành vì thì tính khí chính là một thuộc tính tâm lý cá nhân
phản ánh tốc độ, cường độ diễn biến hiện tượng tâm lý trong con người đó và được thể hiện qua hành vi
bên ngoài của họ. Tính khí xét cho cùng do hệ thần kinh con người quyết định, mang yếu tố bẩm sinh
Căn cứ vào tính chất hoạt động của hệ thần kinh, con người có nhiều loại tính khí khác nhau. Mỗi tính
khí đều có 2 mặt ưu và nhược điểm của nó. Vì vậy, trên thực tế có những công việc phù hợp với tính khí
này nhưng không phù hợp với tính khí khác. Dựa vào đó mà chúng ta biết giao công việc sao cho phù
hợp với tính khí của mỗi người.Bên cạnh đó, những tính khí giống nhau sẽ có xu hướng đẩy nhau, những
tính khí khác nhau sẽ có xu hướng hút nhau nên trong một tập thể cần có sự đa dạng về tính khí để bổ
sung và hỗ trợ nhau.
Qua khảo sát và nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã rút ra được một bảng mô tả chi tiết ưu nhược điểm
và phân loại công việc phù hợp như sau, đây là bảng tổng hợp cho các nhà quản trị, và những người làm
công tác nhân sự có thể tham khảo và giao việc phù hợp:
- Tính khí linh hoạt:
+ Ưu điểm: Dễ tiếp xúc, năng động, nhiều sáng kiến có nhiều mưu mẹo. Công việc phù hợp: đòi hỏi sự
đổi mới, sáng tạo, tự chủ như tiếp xúc khách hàng.
+ Nhược điểm: Tình cảm thay đổi nhanh chóng, Nhận thức vấn đề không sâu. Công việc không phù hợp:
Sự kiên trì, nhẫn nại như thủ kho, thủ quỹ.
- Tính khí điềm tĩnh:
+ Ưu điểm: Ít bị kích động, làm việc rất nguyên tắc,rất sâu sắc. Công việc phù hợp: công tác nhân sự, tổ
chức, giải quyết chế độ chính sách.
+ Nhược điểm: Ít sáng kiến, bảo thủ, hơi chậm, thích nghi kém. Công việc không phù hợp: đòi hỏi chủ
động, sáng tạo như ngoại giao.
- Tính khí sôi nổi:
+ Ưu điểm: Mạnh, nhiệt tình, táo bạo. Công việc phù hợp: thử thách trong giai đoạn đầu, công việc phong
trào
+ Nhược điểm: Hấp tấp vội vàng nóng nảy dễ cọc. Công việc không phù hợp: làm tổ chức, nhân sự,
ngoại giao.
- Tính khí ưu tư:
+ Ưu điểm: Có trách nhiệm công việc, quan hệ tốt, có sự kiên trì, nhẹ nhàng. Công việc phù hợp: đòi hỏi
kiên trì, ổn định, có sự chỉ đạo như thủ quỹ, thủ kho.
+ Nhược điểm: Tác phong rụt rè, rất tự ti, ngại giao tiếp, khó thích nghi, thụ động. Công việc không phù
hợp: nhân sự, mạo hiểm, đòi hỏi sáng tạo, chủ động.

You might also like