C NH Tranh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Chương 1: Quy luật cạnh tranh

1.1. Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh
doanh hàng hóa nhằm có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các
phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường
và thị phần của một thị trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn.

Cạnh tranh theo hàm nghĩa kinh tế học là chỉ quá trình tranh đấu tiến hành không
ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thực hiện lợi ích kinh tế và mục
tiêu đã định của bản thân. Động lực nội tại của cạnh tranh là lợi ích kinh tế của tự thân
chủ kinh tế, biểu hiện cụ thể trong quá trình cạnh tranh là giữ hoặc mở rộng mức
chiếm hữu thị trường, gia tăng mức tiêu thụ, nâng cao lợi nhuận. Áp lực bên ngoài của
cạnh tranh là đọ sức kịch liệt giữa các đối thủ cạnh tranh, kẻ bại tất sẽ bị đào thải. 
Từ điển kinh doanh của Anh (xuất bản năm 1992): Cạnh tranh được xem là sự ganh
đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một
loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. 
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa
những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản
xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. 
Cạnh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩ thuật, tổ chức
quản lí để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, thay đổi mẫu mã,
bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương
mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng doanh lợi.
Theo Karl Marx, khi nghiên cứu sự hình thành lợi nhuận bình quân và sự chuyển
hoá giá trị hàng hoá thành giá trị thị trường và giá cả sản xuất, Ông cũng đã đề cập
cạnh tranh gắn với quan hệ cung cầu của hàng hoá. Karl Marx đã chia cạnh tranh
thành cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau; cạnh
tranh giữa các người bán với nhau khi mà cung lớn hơn cầu và cạnh tranh giữa những
người mua với nhau khi mà cầu lớn hơn cung.
Ở Việt Nam, đề cập đến "cạnh tranh là gì" một số nhà khoa học cho rằng, cạnh
tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa - dịch vụ (mua và bán) Mục đích trực
tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để
hạ thấp giá cả của các yếu tố "đầu vào" trong chu trình sản xuất - kinh doanh và nâng
cao giá "đầu ra", sao cho giành được mức lợi nhuận cao nhất với mức chi phí hợp lý
nhất. Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn
lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh
tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở
các doanh nghiệp. Cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể
kinh doanh thích nghi được với các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít
khả năng thích ứng, dẫn đến quá trình tập trung hóa trong từng ngành, vùng, quốc
gia...

Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện thì cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát
triển. Trong nền sản xuất hàng hóa, các chủ sở hữu khác nhau tồn tại với tư cách là
những đơn vị kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, do đó họ không thể không cạnh tranh
với nhau.

Mặt khác, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau về trình độ trang
bị kĩ thuật và công nghệ, trình độ nghề nghiệp, vốn, trình độ quản lí, điều kiện nguyên,
nhiên vật liệu, môi trường sản xuất, kinh doanh, nên chất lượng hàng hóa, chi phí sản
xuất khác nhau, làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau: có
người thu lợi nhuận nhiều, có người thu lợi nhuận ít, có người thua thiệt, mất vốn, phá
sản,…Để giành lấy những điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong
sản xuất và lưu thông hàng hóa, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau.

Mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành lợi
nhuận về mình nhiều hơn người khác. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản
xuất khác, giành ưu thế về khoa học và công nghệ, giành thị trường, nơi đầu tư, các
hợp đồng và các đơn đặt hàng, giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả
lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán,…
Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, mà còn là yếu tố quan
trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh phải
luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn tài
nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động,
tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và vì vậy mang lại sự tăng
trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Cạnh tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lí tự do và bình đẳng cho mọi
chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa đến
những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.

Cạnh tranh có thể biểu hiện bằng các hình thức với những tính chất khác nhau như
cạnh tranh tự do, cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh
tranh không hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. 

Ví dụ: người sản xuất thì muốn bán được hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại
muốn mua được hàng hóa với giá rẻ;

Hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng để mua được hàng hóa với giá rẻ
hơn, chất lượng hơn;

Hoặc giữa người sản xuất với người sản xuất nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, như điều kiện về vốn, lao động, nguồn
nguyên liệu, thị trường, giành nơi đầu tư có lợi... để thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình.

Trong cuộc cạnh tranh này người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau.

Chẳng hạn, để giành giật thị trường tiêu thụ, họ có thể dùng biện pháp cạnh tranh
giá cả như giảm giá cả hàng hóa để đánh bại đối thủ, hoặc cạnh tranh phi giá cả như
dùng thông tin, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo dây chuyền sản xuất... để kích thích
người tiêu dùng.
Ví dụ cụ thể( cạnh tranh không lanh mạnh): Sản phẩm trà chanh N của của một
thương hiệu nổi tiếng N và trà chanh F của Công ty sản xuất F chưa thực sự nổi tiếng,
chưa được nhiều khách hàng viết đến.
Sản phẩm trà chanh N hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách
hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với F của công ty F.
Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ B được công bố công khai trong cuộc hội
thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty F (Có địa chỉ tại Hà Nội) đã có hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể, Công ty F đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm
trà chanh F và N. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về
cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai
gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được
hỏi thì cho rằng, cả F và N cùng là sản phẩm của công ty N, vì trông chúng rất... giống
nhau!
Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty N, sản phẩm sữa M bị tới hai hãng
khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn.
Sản phẩm sữa G của Cty M được sản xuất với những điểm tương tự sữa M như:
Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, mầu sắc.
Một ví dụ khác về quảng cáo sai chỉ dẫn địa lý, xuất xứ : Một doanh nghiệp bán
nước mắm ghi là "Nước mắm Phú Quốc" nhưng thực chất đóng chai tại TP.HCM.

1.2. Phân loại cạnh tranh

Có nhiều hình thức được dùng để phân loại cạnh tranh bao gồm: căn cứ vào chủ thể
tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh.
Xét theo chủ thể cạnh tranh có cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau,
cạnh tranh giữa những người bán với nhau; cạnh tranh giữa những người mua với
nhau; cạnh tranh giữa người bán và người mua. 
Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể thì có cạnh tranh trong nội bộ ngành và
cạnh tranh giữa các ngành mà các nhà kinh tế học chia thành hai hình thức là: "cạnh
tranh dọc" và "cạnh tranh ngang". 
Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân
thấp nhất khác nhau. Cạnh tranh dọc làm cho thay đổi giá bán và doanh nghiệp sẽ có
"điểm dừng". Sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một giá thị trường thống nhất
và doanh nghiệp nào có chi phí bình quân cao sẽ bị phá sản, còn các doanh nghiệp có
chi phí bình quân thấp nhất sẽ thu được lợi nhuận cao và phát triển. 
Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân
thấp nhất như nhau. Do đặc điểm này nên sẽ không có doanh nghiệp nào bị loại ra
khỏi thị trường song giá cả thấp ở mức tối đa, chỉ có người mua hưởng lợi nhiều nhất
còn lợi nhuận doanh nghiệp giảm dần. Sau một thời gian nhất định sẽ xuất hiện
khuynh hướng: hoặc liên minh với nhau bán hàng giá cao, giảm lượng bán - tiến tới
độc quyền, hoặc tìm cách giảm chi phí bằng cách nâng cao năng lực quản lý, tổ chức
và hiện đại hóa công nghệ..., tức là chuyển sang cạnh tranh dọc, như nêu trên. 
Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa thì có cạnh tranh trước
khi bán hàng, trong khi bán hàng và cạnh tranh sau khi bán hàng. 
Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí
khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm tập quán sản
xuất, tiêu dùng, văn hóa... ở từng dân tộc, khu vực, từng quốc gia khác nhau mà phân
loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới; cạnh tranh trong và
ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản
xuất tiêu dùng khác nhau. 

Có thể theo một số căn cứ khác, người ta chia cạnh tranh thành các loại:

– Cạnh tranh giữa người bán với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều
người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.

+ Ví dụ: Trên cùng một khu phố có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu
có sự cạnh tranh để giành khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác.
Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tố, địa điểm thuận lợi, giá thấp
để được khách lựa chọn.

– Cạnh tranh giữa người mua với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa
đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.
+ Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa
hấu, bưởi, dừa hình thỏi vàng, hình ông tiên,… nhưng những loại hoa quả tạo hình
như thế có rất ít mà người muốn mua lại rất đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh
bằng cách đưa ra mức giá cao hơn.

– Cạnh tranh giữa các ngành: là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong
các ngành sản xuất khác nhau.

+ Giả sử trong xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm
mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố
của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di
chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải
phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc,
thiết bị kĩ thuật công nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, các
ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là
cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh có lợi nói trên giữa các ngành
A, B, C với nhau.

– Cạnh tranh trong nước với nước ngoài: Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường
vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, gắn với xu
hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ
cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực
(gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số
chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn
Độ,…

1.3. Biện pháp cạnh tranh

Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường

* Người ta chia ra 3 biện pháp cạnh tranh:


- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người
bán, người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để bằng hành động của mình ảnh
hưởng đến giá cả dịch vụ. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao
nhiêu, họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện
hành. Vì vậy một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán
rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa nó sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị
trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì. Nhóm người tham gia vào thị trường
này chỉ có cách là thích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường được tự do
hình thành, giá cả theo thị trường quyết định, tức là ở mức số cầu thu hút được tất cả
số cung có thể cung cấp. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện
tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước. Vì vậy
trong thị trường này giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất.

- Cạnh tranh không hoàn hảo: Nếu một hãng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị
trường đối với đầu ra của hãng thì hãng ấy được liệt vào "hãng cạnh tranh không hoàn
hảo"… Như vậy cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng
nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại
nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự
khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Các điều kiện mua bán cũng rất khác
nhau. Những người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía
mình bằng nhiều cách như: Quảng cáo, khuyến mại, những ưu đãi về giá và dịch vụ
trước, trong và sau khi mua hàng. Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai
đoạn hiện nay.

- Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một người bán một loại
sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ sản phẩm hay hàng
hoá bán ra thị trường. Thị trường này có pha trộn lẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi
là thị trường cạnh tranh độc quyền. ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền.
Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại
do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ, thị trường này không có
cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể
định giá cao hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối
cùng họ thu được lợi nhuận t ối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào
thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá cả của nhà độc quyền.

1.4. Vai trò cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò đặc biệt không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả người tiêu
dùng và nền kinh tế

- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh
nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên
thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Cạnh
tranh luôn mang đến hệ quả là doanh nghiệp nào có tiềm lực, có chiến lược
kinh doanh đúng đắn, hiệu quả sẽ tiếp tục vươn lên tồn tại, doanh nghiệp nào
không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Bởi vậy,
cạnh tranh là liều thuốc thần kì tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Đối với người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, buộc các
doanh nghiệp phải phản ứng tự phát để chọn phương án kinh doanh sao cho chi
phí nhỏ hiệu quả cao, chất lượng tổt để phù hợp với mong muốn của người tiêu
dùng do vậy mà người tiêu dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày
càng phong phú và đa dạng với chất lượng và giá thành phù hợp với khả năng
của họ.

- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh là động lực phát triển của các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, là biểu hiện quan trọng để phát triển lực lượng
sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Cạnh tranh là điều kiện
giáo dục tính năng động của nhà doanh nghiệp bên cạnh đó góp phần gợi mở
nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Điều này
chứng tỏ chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cạnh tranh
cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo có thể dẫn tới xu hướng độc quyền trong
kinh doanh.

- Bên cạnh đó, cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học, kĩ thuật mới, cải
tiến công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả. Điều đó dẫn đến kết quả là sẽ có
nhiều sản phẩm tốt hơn sẵn có trên thị trường. Trong kinh doanh, doanh nghiệp
nào có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường với giá phải chăng thì
nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận cao. Điều này khiến các
đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại phải quan tâm đến cải tiến về hình
thức và chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa
học kĩ thuật. Như vậy, cạnh tranh còn là nguồn gốc, động lực để phát triển khoa
học kĩ thuật và công nghệ cao.

You might also like