KTCT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Chương 2:Vấn đề hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam hiện nay

2.1. Khái niệm hàng giả,hàng nhái


2.1.1. Hàng giả

Theo quy định của pháp luật Việt Nam được quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-
CP, hàng giả gồm các loại sau:

 Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng
không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử
dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng
ký;
 Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ
bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng
hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa
 Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược
chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã
đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
 Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở
xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp
dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên
nhãn, bao bì hàng hóa;
 Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của
thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả
mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương
nhân khác;
 Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc
hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
 Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005;
 Tem, nhãn, bao bì giả.

Điều 213. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ

1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả
mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy
định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu
hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho
chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản
lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể
quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 9, Điều 3 nghị định 185/2013/NĐ-CP và Điều
213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hướng dẫn và quy định cụ thể hơn cho Khoản 8, Điều 3,
185/2013/NĐ-CP thì Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng
hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm
khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân
khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã
vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.

Theo đó, để tìm hiểu và phân định những sản phẩm, mặt hàng nào là hàng giả thì
phải xem hàng hóa đó có chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả hay không theo các quy định
trên.

Hiểu một cách cụ thể hơn :

 Hàng giả là hàng tiêu dùng vi phạm luật bản quyền, giả hiệu chính tông với
mẫu mã giống như những thương hiệu có tiếng rồi bán ra thị trường để gạt
người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để lời to
 Hàng giả có phẩm chất kém, không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn kiểm soát
của xí nghiệp hay tiêu chuẩn an toàn của chính phủ. Các loại mặt hàng được
làm giả cũng rất đa dạng. Có những trường hợp hàng giả gây thiệt hại đến
tính mạng con người như dược phẩm điều trị các căn bệnh nguy hiểm như
ung thư, phụ tùng an toàn xe hơi, sữa cho trẻ em,mỹ phẩm, hàng điện tử và
thực phẩm

Bản chất của hàng giả là hành vi cướp đoạt giá trị vật chất tinh thần của người
khác để lừa dối lòng tin của người tiêu dùng nhằm thu lại lợi nhuận bất chính cho mình.

b. Hàng nhái

Xét theo quy định pháp luật không có bất cứ văn bản nào quy định về thuật ngữ,
khái niệm "hàng nhái" mà thuật ngữ này chỉ để sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang
lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà
phân phối chính đưa ra thị trường. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản
pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ "hàng giả".

2.2. Thực trạng vấn đề hàng giả hàng nhái ở Việt Nam hiện nay
Qua một số khảo sát cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có
mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ
vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị
cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức
độ sành sỏi của khách hàng.

Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện ở khắp nơi
và có mặt ở nhiều phân khúc của thị trường, từ các cửa hàng tạp hóa vùng sâu, vùng xa,
đến các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả trung tâm thương mại sầm uất, siêu thị cao
cấp. Hầu hết thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm
giả, làm nhái, với nhiều hình thức tinh vi.

Minh chứng là mới đây, tại Hà Nội, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 24, Tổng cục
QLTT (Bộ Công thương) đã triệt phá hai cơ sở sản xuất bít tất nhái thương hiệu quốc tế
quy mô lớn ở xã La Phù, huyện Hoài Đức. Trong đó, có số lượng lớn bít tất mang thương
hiệu Uniqlo; Đội QLTT số 1 thu giữ 24.101 chiếc quần áo, thành phẩm, bán thành phẩm,
tem nhãn mang nhãn hiệu Adidas, Chanel, Burberry, Gucci… 35 kg vải và các máy may,
máy vắt sổ đang dùng để may số hàng hóa trên tại một cơ sở sản xuất, gia công quần áo
tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm; hay Đội QLTT số 14 thu giữ 4.336 chiếc quần áo và
35.700 nhãn giấy có dấu hiệu xâm phạm quyền của Công ty TNHH May mặc Hoàng Nga
tại cơ sở ở xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ. Trước đó, Đội QLTT số 14 đã bắt quả tang cơ
sở kinh doanh thời trang ở phố Chùa Quỳnh, quận Hai Bà Trưng đang “phù phép” một số
hàng giả thành hàng hóa có thương hiệu Dior, Gucci, Chanel...

Không chỉ quần áo, bít tất, túi xách... mà ngay cả khẩu trang y tế, băng vệ sinh cũng bị
làm giả các thương hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. Lực lượng QLTT Vĩnh Phúc mới
đây phát hiện hơn 4.000 gói băng vệ sinh giả mạo nhãn hiệu của Công ty Giấy Ánh
Dương tại cửa hàng kinh doanh ở thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường. QLTT cũng triệt
phá thành công 151.000 khẩu trang giả nhãn hiệu 3M. Ngoài ra, mỹ phẩm, phụ tùng xe
máy, vật liệu xây dựng… cũng là những mặt hàng bị làm giả khá phổ biến. Dù lực lượng
QLTT cùng các lực lượng chức năng khác đã xóa sổ nhiều cơ sở, xưởng sản xuất hàng
hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như Uniqlo, The North Face, LV,
Chanel, Honda… nhưng tình trạng vi phạm hàng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng vẫn
diễn biến phức tạp với hình thức ngày càng tinh vi.

Minh chứng là vụ sản xuất bít tất giả mạo thương hiệu Uniqlo ở xã La Phù, huyện Hoài
Đức nêu trên. Cơ sở này hoạt động rất tinh vi, đóng cửa kín hoạt động trong nhà. Khi sản
phẩm sản xuất xong, xe vào vận chuyển đi tiêu thụ ngay, chứ không công khai như các
xưởng sản xuất bình thường khác. Thậm chí, chủ hàng còn bố trí xưởng sản xuất một nơi
và thuê gia công, đóng gói, gắn mác giả ở một địa chỉ khác trong làng.

Tổng cục trưởng QLTT Trần Hữu Linh cho biết, đấu tranh với nạn hàng giả, hàng xâm
phạm quyền SHTT là công cuộc gian nan, vất vả và đây là công việc không chỉ của riêng
một tổ chức hay cá nhân mà cần sự chung tay của toàn xã hội. Thời gian tới, lực lượng
QLTT tiếp tục thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa và kiểm tra, xử lý vi phạm tại
các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và xâm phạm
quyền SHTT đến hết năm 2020, kết hợp tuyên truyền cho các cơ sở ký cam kết không
kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT; đề xuất Ban Chỉ đạo 389 các
địa phương phân công, làm rõ trách nhiệm quản lý, giám sát công tác đấu tranh này tại
các địa bàn nổi cộm.

Theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tình
hình buôn lậu, hàng gian, hàng giả, nhất là trên môi trường mạng, ngày càng phức tạp,
tinh vi. Sau hai năm, lực lượng QLTT được tổ chức lại hệ thống ngành dọc xuyên suốt đã
có nhiều nỗ lực trong việc ngăn chặn và đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém
phẩm chất trên địa bàn cả nước và trên môi trường thương mại điện tử. Cụ thể là đối với
hàng lậu, hàng gian lận thương mại trên môi trường trực tiếp: Trong năm 2019 và năm
2020, chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực và có những tiến bộ, đặc biệt là các lực lượng
QLTT đã phối hợp lực lượng 389 của các địa phương và T.Ư tập trung đánh mạnh vào
các hệ thống buôn lậu được tổ chức rất tinh vi tại nhiều địa phương. Điển hình, lực lượng
QLTT đã triệt phá những trung tâm hàng lậu rất lớn ở Lào Cai với quy mô đến hơn
10.000 m², có tới hơn 200.000 chủng loại hàng hóa, đánh thẳng vào trung tâm sản xuất
hàng lậu, hàng giả tại Ninh Hiệp (Bắc Ninh), Hải Dương rồi những trung tâm thương mại
lớn chuyên buôn hàng lậu, hàng giả tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá, trên thực tế, số lượng, quy mô cũng như tổ chức
trong việc đánh hàng lậu, hàng giả đã được nâng cấp và có hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, dưới
sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo 389, lực
lượng QLTT đã có sự phối hợp hiệu quả với Ban Chỉ đạo 389 và đã triển khai tích cực
các hoạt động trên từng địa bàn, ngay từ vùng biên giới đến các tỉnh, thành phố nằm sâu
trong nội địa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phòng, chống buôn lậu,
hàng giả, hàng gian lận thương mại, nhất là trong trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Lợi nhuận quá cao từ hoạt động buôn lậu
và buôn bán hàng giả đã khiến các đối tượng và một số tổ chức tham gia rất sâu vào tội
phạm này. Mặt khác, chúng ta cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý, sự vào cuộc quyết
liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã,
“linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại. Sự
nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế cho “khổ chủ”, nó còn
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình là đồ ăn, đồ
uống, thuốc chữa bệnh…giả, kém chất lượng khiến bệnh tật thi nhau “nẩy nở”, phát triển
trong cơ thể những “thượng đế” nhẹ dạ, kém hiểu biết và ham rẻ.
Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về “tần suất sử dụng và mức độ tác
động của hàng giả, hàng kém chất lượng đến đời sống xã hội” nên khó có thể đưa ra kết
luận chính xác rằng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng “đáp ứng” bao nhiêu phần
trăm nhu cầu trong cuộc sống của mỗi người dân. Tuy nhiên, trong thời đại vàng thau lẫn
lộn như hiện nay thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không chừa bất cứ một ai,
ngay cả việc người chết vẫn phải dùng quan tài “lởm” là chuyện đã xảy ra.

Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy
cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái gây ảnh
hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất., kinh doanh chân chính.
Tác động tiêu cực đầu tiên là hành vi nêu trên làm mất uy tín của những doanh nghiệp có
sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản
phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng nhái
khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm,
suy giảm doanh thu. Thị trường băng đĩa CD, VCD, DVD ở Việt Nam là một ví dụ điển
hình cho hiện tượng này.

Ngày 26/11/2019, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương phối hợp
với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn "Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt
Nam: Thách thức và giải pháp". Đây là hoạt động chính nằm trong Tuần lễ Phòng, chống
hàng giả, hàng nhái năm 2019, diễn ra từ ngày 25-11 đến ngày 1-12.

Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 9 tháng qua, các cơ quan, lực lượng
chức năng đã xử lý 149.502 vụ việc vi phạm (giảm 18% so với cùng kỳ năm 2018), thu
nộp ngân sách Nhà nước đạt 12.388 tỷ 709 triệu đồng (giảm 11% so với cùng kỳ 2018),
khởi tố 1.635 vụ (tăng gần 40% so với cùng kỳ 2018), với 1.908 đối tượng (tăng 44% so
với cùng kỳ 2018). Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện xử lý 82.300 vụ vi phạm, thu
nộp ngân sách 430 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 150 tỷ đồng, chuyển 107
vụ cho cơ quan công an, trong đó 26 vụ việc đã khởi tố 54 vụ việc đang điều tra. Riêng
hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 10 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã
kiểm tra, xử lý 6.597 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng.

2.3. Nguyên nhân hình thành hàng giả hàng nhái

2.3.1 Do sự bất cập trong cơ chế quản lý.

Lý giải về tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay, nhiều ý
kiến cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ chế phối hợp và chế tài xử lý đối với
hành vi vi phạm còn nhẹ. Hiện nay, có tới năm cơ quan hành chính có chức năng và thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ gồm cơ quan quản lý thị trường, thanh
tra chuyên ngành Khoa học – Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công an kinh tế,
UBND các cấp cùng cơ quan hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu. Lực lượng quản lý,
kiểm tra này tuy đông nhưng không mạnh. Do hoạt động rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất
lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan lại chồng chéo nên dù
chịu sự kiểm tra của năm cơ quan nêu trên nhưng nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng vẫn tràn ngập trên thị trường.

Lâu nay, hoạt động kiểm tra chất lượng hàng ngoại nhập trên thị trường bị xem nhẹ, chỉ
sau khi có thông tin liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mới bắt tay
vào làm. Chính vì vậy, hiệu quả không cao và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
vẫn có cơ hội đến tay người tiêu dùng. Khâu giám định, tưởng như chỉ là một thủ tục
song lại làm “tắc” không ít vụ xử lý hàng giả, hàng nhái. Phát hiện hàng giả, hàng nhái
trên thị trường không khó vì chúng được bày bán khá công khai tại những nơi công cộng,
nhiều loại chỉ cần nhìn mắt thường cũng biết là hàng giả, nhưng để khẳng định đó là hàng
giả trước khi xử lý lại không dễ chút nào. Theo quy định của pháp luật, để xử lý được
hàng giả thì bắt buộc phải có giám định kết luận hàng giả. Nhiều mặt hàng giả, hàng kém
chất lượng, chi phí giám định rất đắt, khi đưa đi giám định buộc lực lượng thực thi phải
tạm ứng kinh phí giám định, nếu đúng là hàng giả thì phải tiêu hủy. Theo quy định của
pháp luật thì chính đương sự vi phạm phải nộp khoản tiền giám định đó nhưng hầu như
không có đương sự nào tự nguyện chịu nộp và việc cưỡng chế thi hành cũng khó khăn.
Mặt khác, muốn giám định hàng giả, hàng nhái, lực lượng quản lý phải có yêu cầu từ chủ
sở hữu thương hiệu bị làm giả, làm nhái. Tuy nhiên, rất nhiều vụ vi phạm khi bị phát
hiện, lại không thể giám định được vì hàng hóa có nguồn gốc từ các nước không đăng ký
chất lượng tại Việt Nam, hàng hóa không có ai xác nhận là hàng giả vì không có cơ quan
đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam. Chưa kể, không ít doanh nghiệp lại e ngại thương
hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến việc làm giả nên khi được mời đến cơ quan chức năng
để xác nhận hàng giả thì từ chối.

2.3.2 Do luật chưa “kín”, chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe đối vói các trường
hợp vi phạm.

Hiện nay, việc phải đội mũ bảo hiểm là bắt buộc đối với người ngồi trên mô tô, xe
máy khi lưu thông trên đường, quy định này nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng
khi gặp tai nạn. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu, hoặc cố tình không hiểu tác dụng
thực sự của chiếc mũ bảo hiểm nên sử dụng nó chỉ để đối phó với quy định của pháp luật
và qua đó tạo điều kiện cho mũ bảo hiểm “rởm” có cơ hội phát triển, phản lại tác dụng, ý
nghĩa tích cực của việc đội mũ bảo hiểm. Chiếc mũ bảo hiểm quan trọng là vậy, việc quy
định đội mũ bảo hiểm là cần thiết như thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại các cơ quan
chức năng vẫn còn lúng túng trong việc tìm phương pháp để xử lý những đối tượng sản
xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng.

Có thể thấy rằng luật của chúng ta còn khá nhiều kẽ hở để những đối tượng cơ hội, làm
ăn chụp giật lách luật thậm chí là “xé rào” để làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng. Ví dụ như sản xuất mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng thì bảo là sản xuất mũ…
thời trang cho người đi bộ, đi xe đạp. Đối với người bán họ chưng biển “mũ bảo hiểm
siêu rẻ” và toàn bán cho người đi mô tô, xe máy, nếu bị sờ gáy thì họ cũng cứ ung dung
đáp “bán mũ bảo hiểm dành cho người đi xe đạp, đi bộ; còn người mua sử dụng vào mục
đích gì thì tôi… không biết”.

Do luật pháp còn mâu thuẫn, chồng chéo, chế tài chưa đủ mạnh nên nhiều công ty, doanh
nghiệp sẵn sàng vi phạm để tìm kiếm lợi nhuận trái luật, nếu bị phát hiện thì họ sẵn sàng
nộp phạt.

2.3.3 Do sự “tiếp tay” của người tiêu dùng

Bên cạnh một số người mua lầm phải hàng giả do khó phân biệt được đâu là hàng thật,
đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dùng biết mình đang mua bán hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng vẫn chấp nhận bởi loại hàng hóa này phù hợp với
túi tiền của họ. Khi bình luận về vấn đề này ở một bài báo trên trang http://nld.com.vn do
một độc giả viết “Có những món hàng tui biết đó là hàng giả tui vẫn mua vì giá quá rẻ,
mua 1 món hàng thật bằng mua 3 cái hàng giả. Luật pháp còn nhẹ tay với hàng giả thì tui
vẫn xài hàng giả hoài vì tui không có nhiều tiền để mua hàng thật”. Với cách nghĩ như
vậy, nhiều người đã gián tiếp tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái trong việc phân phối và
tiêu thụ để rồi ngày càng chiếm thị phần trên thị trường.

2.3.4 Do người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo.

Thứ nhất: Do thói quen sử dụng tình cảm, niềm tin trong giao dịch nên phần nhiều người
dân Việt Nam đều tiến hành giao mua bán hàng hóa theo kiểu thấy ưng là mặc cả, mặc cả
xong là mua. Mua xong là… xong. Với phương thức giao dịch kiểu “tiền trao – cháo
múc” trên, người tiêu dùng hầu như không có bất kỳ giấy tờ, hóa đơn nào để chứng minh
quá trình giao dịch. Nếu có đi chăng nữa (ví dụ như mua hàng ở siêu thị) thì họ cũng chỉ
coi tờ hóa đơn là tờ giấy liệt kê hàng hóa, giá cả và thường bỏ đi trước khi sử dụng hàng
hóa. Do thói quen đó nên khi “có chuyện gì” họ cũng chỉ biết “rút kinh nghiệm” vì không
có cơ sở để “bắt đền” hay kiện tụng.

Thứ hai: Do xuất phát từ gốc của nền văn minh nông nghiệp và văn hóa trọng tình truyền
thống nên người Việt Nam có quan niệm “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”. Bởi
vậy mà ngay cả những người “cầm cân nảy mực” ở nhiều nơi vẫn có tư tưởng thiên về
khuyến khích các đương sự “tự dàn xếp”. Và cuối cùng họ tự giải quyết mâu thuẫn trong
hòa bình bằng cách “tự thỏa thuận, hòa giải”.

Thứ ba: Do vẫn mang nặng tâm lý tiểu nông chỉ thấy lợi ích trước mắt, không thấy lợi ích
lâu dài. Chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể, cộng đồng nên người tiêu
dùng rất dễ bị “bịt miệng” bằng vật chất, bằng vũ lực của những kẻ sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Chính điều này gây khó khăn rất lớn trong quá
trình xử lý hành vi vi phạm của những đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng.
Thứ tư: Do phần đông người dân hiểu và nắm luật rất hạn chế nên có muốn kiện họ cũng
không biết nên bắt đầu từ đâu, thủ tục thế nào, cộng thêm quan niệm sai lầm “vô phúc
đáo tụng đình” nên nếu có mua dính phải hàng “lởm” nhiều người chỉ “ngậm bồ hòn làm
ngọt” bụng bảo dạ “lần sau chừa cái mặt nó ra” chứ rỗi hơi mà đi “kiện củ khoai” vừa
mất thời gian, tiền bạc, không khéo lại… vác họa vào thân.

Thứ năm: Đi khiếu nại đồng nghĩa với mất công, mất buổi, mất chi phí đi lại, công việc
tồn đọng… Do đó, đối với những mặt hàng có giá trị không lớn (vài trăm ngàn) thì dù có
thắng kiện đi chăng nữa có khi vẫn… lỗ.

Thứ sáu: Những người thực sự có tâm huyết, muốn “chiến đấu” đến cùng với vấn nạn
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì bị cản trở rất nhiều bởi nạn tham ô, tham
nhũng; từ các thế lực của “xã hội đen” đe dọa và đặc biệt là từ sự khó khăn về nguồn tài
chính để thuê các dịch vụ pháp lý, thuê luật sư, theo đuổi vụ kiện…

You might also like