Sự chuyển thể của các chất

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

VẬT LÝ 10 BÀI 38 : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC

CHẤT
I ) SỰ NÓNG CHẢY
- Là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các
chất
- Sự đông đặc : Là quá trình chuyển ngược lại từ thể
lỏng sang thể rắn của các chất

1) Thí nghiệm
- Đun nóng chảy thiếc (kim loại)
- Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của thiếc theo
thời gian trong quá trình chuyển từ thể rắn sang lỏng :

- Khảo sát quá trình nóng chảy và đông đặc với nhiều
chất rắn kết tinh (như đồng, nhôm, sắt, …) à Kết luận
:
+ Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với 1 cấu trúc tinh thể) có
1 nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất
cho trước
+ Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, …)
không có nhiệt độ nóng chảy xác định
- Khi nóng chảy, thể tích của đa số các chất rắn sẽ tăng
lên và sẽ giảm đi khi đông đặc chúng
- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc
vào áp suất bên ngoài :
+ Đối với các chất có thể tích tăng khi nóng chảy :
Nhiệt độ nóng chảy tăng theo áp suất bên ngoài
+ Ngược lại, đối với các chất có thể tích giảm khi nóng
chảy : Nhiệt độ nóng chảy giảm khi áp suất bên ngoài
tăng

2) Nhiệt nóng chảy


- Nhiệt nóng chảy của chất rắn : Là nhiệt lượng cung
cấp cho chất rắn đó trong quá trình nóng chảy
- Công thức tính nhiệt nóng chảy của chất rắn :
Q = λm
Trong đó : - Q : Nhiệt nóng chảy (J)
- λ : Nhiệt nóng chảy riêng (J/kg)
- m : Khối lượng chất rắn (kg)
→ Nhiệt nóng chảy riêng của 1 chất rắn có độ lớn
bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy
hoàn toàn 1kg chất rắn đó ở nhiệt độ nóng chảy
3) Ứng dụng
Để đúc các chi tiết máy, đúc tượng và chuông,
luyện thành gang thép và các hợp kim khác nhau

II) Sự bay hơi

III) Sự sôi
- Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (xảy ra ở
cả bên trong và bên ngoài bề mặt chất lỏng)
1) Thí nghiệm
- Làm thí nghiệm với nhiều chất lỏng khác nhau,
ta nhận thấy : Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng
sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp
suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng (Áp
suất chất khí càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao
và ngược lại)
2) Nhiệt hóa hơi
- Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong
quá trình sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất
lỏng đó ở nhiệt độ sôi
- Công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng :
Q = Lm
Trong đó : - Q : nhiệt hóa hơi (J)
- L : nhiệt hóa hơi riêng (J/kg)
- m : khối lượng phần chất lỏng đã
biến thành khí (hơi) (kg)
- Nhiệt hóa hơi tỉ lệ thuận với khối lượng phần
chất lỏng đã biến thành hơi
→ Nhiệt hóa hơi riêng của 1 chất lỏng có độ lớn
bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn
toàn 1kg chất lỏng đó ở nhiệt độ sôi

You might also like