Khủng hoảng tài chính Đông Á 1997

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài học sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997

Bài học thứ nhất là giảm số nợ nước ngoài bằng ngoại tệ. Cách đây 20 năm, nợ nước
ngoài của Thái Lan chủ yếu bằng đồng USD nên khi đồng Baht mất giá, gánh nặng nợ đã
phình lên nhanh chóng. Giải thích một cách đơn giản, nếu vay nợ bằng ngoại tệ đặc biệt
là USD quá nhiều thì khi xảy ra lạm phát sẽ làm đồng tiền trong nước mất giá và chính
phủ cần nhiền tiền hơn để trả số nợ ngoại tệ đó, và càng vay thì chính phủ nước đó càng
chịu gánh nặng nợ nhiều hơn. Từ đó tạo ra vòng xoáy khiến kinh tế quốc gia suy sụp,
khủng hoảng. Ngày nay nhiều ngân hàng trung ương châu Á đã được đa dạng hóa giỏ
tiền tệ để chống lại dòng vốn chảy ra ngoài hay đồng nội tệ phá giá.

Thứ hai, là xây dựng và kiểm soát hệ thống ngân hàng nghiêm ngặt hơn. Giai đoạn
1997 do hệ thống quản lý ngân hàng chưa phát triển tốt nên việc cho vay bừa bãi dẫn đến
đầu tư dư thừa ở nhiều ngành kinh tế, việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng
lãng phí. Từ đó khiến cho cũng hàng hóa ở ngành nghề đó tăng cao trong khi nhu cầu
không lớn dẫn đến sụt giảm giá và người vay lỗ không trả được nợ vay. Ngày nay nhiều
ngân hàng đã hoạt động bền vững hơn nhờ kiểm soát tốt các khoản mục cho vay của
mình, hạn chế nợ xấu hơn.

Thứ 3 là cần phải có các công cụ điều tiết luồng vốn hợp lý. Vào giai đoạn khủng
hoảng, do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng
quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài - đó là các khoản vay
ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD,
ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức
vay ngắn hạn - dưới 1 năm. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời
điểm 1997, các khoản nợ ngắn hạn của Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 1% GDP. Do đó, khi xảy ra khủng
hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, vì không hề
có các công cụ điều tiết.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng chính là những nước không tự do hóa thị
trường vốn, và hai nước này cũng khống chế rất tốt ảnh hưởng từ khủng hoảng. Điều này
cho thấy, việc tự do thị trường vốn mặc dù sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước tự do sản
xuất phát triển nhưng sẽ đem lại hậu quả lớn khi xảy ra lạm phát khiến cho nước đó khó
kiểm soát được tình hình.

Thứ tư, là cho phép tỷ giá linh hoạt hơn, tránh ràng buộc bởi đồng USD. Cơ chế tỷ
giá linh hoạt được coi như là điều kiện tiên quyết cho việc vận hành chính sách mục tiêu
lạm phát. Song song với việc linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá theo lộ trình, NHNN cần cân
nhắc một cơ chế cung cấp thông tin, dự báo minh bạch và chủ động để định hướng thị
trường. Cơ chế này, quyết định cả nội dung thông tin, kênh cung cấp thông tin định kỳ và
giải trình biến động chính sách khi cần thiết. Mục tiêu là nhằm tạo sự kết nối thường
xuyên giữa các nhà làm chính sách với các đối tượng chịu sự điều tiết của chính sách,
nhờ đó mà kiểm soát chủ động diễn biến thị trường. Vấn đề này, không thể thay đổi trong
ngắn hạn, nó cần sự thay đổi tư duy từ những người đứng đầu các cơ quan làm chính sách
cũng như thay đổi tư duy sử dụng các kênh thông tin chính thống của công chúng.

Biện pháp

Bên cạnh đó, Nhà nước phải có những biện pháp quyết sách nhằm điều hành nền kinh tế
vĩ mô  đồng thời cần phải phải tập trung chỉ đạo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và
khả năng trả nợ của các doanh nghiệp một cách chính xác. Điều này,  nhằm giúp cho cho
nền kinh tế giữ được sự ổn định đồng thời  giúp hạn chế nợ xấu, chống lãng phí nguồn
vốn. Cụ thể hơn chính phủ phải có những công cụ điều tiết nguồn vốn một cách rõ ràng.
Cần xây dựng  một hệ thống tài chính vững mạnh đặc  biệt là các ngân hàng để có thể ổn
định trước những thay đổi nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và biến động tỷ giá trên thị
trường thế giới.

Tiếp đó Chính phủ cần phải xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp nhằm Tránh tình
trạng đầu tư dư thừa vào một số ngành nghề trong nền kinh tế và kiểm soát tốt việc cho
vay cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất.

Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để  thu hút nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào
nước ta.  điều này có thể thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách ưu đãi bài về
thuế thế và các điều khoản điều kiện đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam.  đồng thời nhà nước cũng chủ động nâng cấp cơ sở hạ tầng nâng cao dân trí
trình độ lao động, nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài chú ý đầu tư hơn. Không
chỉ vậy nhà nước cần có những chủ trương  anh thu hút vốn  ODA nhằm cho các chiến
lược đầu tư xây dựng phát triển đất nước qua đó cũng góp phần thu hút nguồn vốn FDI
chảy vào nước ta. Việc thu hút vốn này nhằm mục đích phát triển đất nước, tuy nhiên bên
cạnh đó cũng nhằm điều tiết nguồn vốn trong và ngoài nước duy trì ở mức ổn định hạn
chế khủng hoảng xảy ra.

Về tỷ giá, cần tạo lập các điều kiện cho phép thị trường ngoại hối vận hành tích cực,
NHNN kiểm soát được cung, cầu ngoại tệ và đảm bảo tỷ giá phản ánh chính xác quan hệ
này. Việc nới rộng biên độ giao động của tỷ giá và tiến tới sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt
có can thiệp sẽ tiến hành song song với việc xác lập mục tiêu lạm phát tương thích

You might also like