Bài Giảng Giới Thiệu Ngành Tài Chính

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 65

Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS.

Huỳnh Quốc Khiêm

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM


KHOA TÀI CHÍNH
1

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

GIẢNG VIÊN: THS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

1. Thông tin giảng viên


2

 ThS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

 Điện thoại: 0938.192.172

 Email: hqk010588@gmail.com

 Học phần giảng dạy: Giới thiệu ngành tài chính, Lý


thuyết tài chính tiền tệ, Bảo hiểm
 Đơn vị công tác: Bộ môn Tài chính tiền tệ, Khoa Tài
chính, Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 1


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2. Thông tin chung về môn học


3

 Tên môn học: GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

 Số tín chỉ: 02

 Môn tiên quyết: không yêu cầu

 Yêu cầu: Sinh viên phải có tài liệu học tập, nghe giảng
trên lớp, làm bài tập và tham dự đầy đủ các buổi kiểm tra.
 Bộ môn phụ trách: Bộ môn Tài chính tiền tệ, Khoa Tài
chính, Đại học Ngân hàng TP.HCM.

3. Mô tả môn học
4

Môn học cung cấp những thông tin tổng quát về ngành tài
chính, đầu tư và quản lý tài chính; những bài học thành
công và thất bại trong tài chính, đầu tư và quản lý tài chính;
các cuộc khủng hoảng tài chính và các chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp trong ngành tài chính; chương trình đào tạo
ngành tài chính, các vị trí việc làm trong ngành tài chính
đồng thời giới thiệu cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để
có thể tự học và tự nghiên cứu các vấn đề tài chính.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 2


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4. Mục tiêu của môn học


5

Môn học bao gồm 4 chương, hướng đến các mục tiêu giúp
sinh viên:
1. Có khả năng phân biệt được các vị trí việc làm trong ngành
tài chính và sắp xếp được kế hoạch học tập cá nhân.
2. Có ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách
nhiệm đối với xã hội.
3. Hiểu được tổng quát về tài chính, đầu tư và quản lý tài
chính, các bài học thành công và thất bại trong ngành tài
chính.

5. Nội dung môn học


6

 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH

 Chương 2: ĐẦU TƯ

 Chương 3: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

 Chương 4: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG

NGÀNH TÀI CHÍNH

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 3


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

6. Tài liệu học tập


7

 Giáo trình:
1. Ronald W. Melicher & Edgar A. Norton (2017), Introduction
to Finance: Markets, Investments and Financial
Management. 16th edition. Wiley.
 Tài liệu tham khảo:
2. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh,
Chương trình đào tạo ngành tài chính.
3. CFA (2020), Ethical and professional standards and
quantitative methods, CFA program curriculum, level 1,
volume 1, Wiley.

7. Phương pháp đánh giá


8

Dựa trên thang điểm 1 – 10.

Nội dung đánh giá Tỷ trọng

Chuyên cần 10%

Thuyết trình nhóm 20%

Kiểm tra giữa kỳ (cá nhân) 20%

Tiểu luận cuối kỳ (cá nhân) 50%

Tổng 100%

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 4


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

7.1. Hướng dẫn thuyết trình nhóm


9

Bước 1: Thành lập nhóm

• SV tự ghép nhóm 3 người (hoặc GV phân công);

• Mỗi nhóm ghi danh sách nhóm (họ tên, MSSV, ghi chú ai

là nhóm trưởng);

• Các nhóm bốc thăm, ghi số thứ tự của đề tài nhóm mình

vào danh sách nhóm và nộp cho GV (danh sách + thăm).

7.1. Hướng dẫn thuyết trình nhóm


10

Bước 2: Làm việc nhóm

• GV gửi file “Hướng dẫn thực hiện tiểu luận nhóm” cho
lớp trên hệ thống LMS;

• Các nhóm triển khai công việc theo đúng các file hướng
dẫn về nội dung và hình thức;

• Trong quá trình thực hiện, nếu các nhóm có thắc mắc hay
khó khăn gì thì liên hệ với GV để được hỗ trợ.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 5


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

7.1. Hướng dẫn thuyết trình nhóm


11

Bước 3: Trình bày kết quả

• Ngày nộp bài và thuyết trình: buổi 3 và buổi 4

• SV đóng cuốn tiểu luận để nộp, chuẩn bị slide để thuyết


trình.

• GV chỉ định ngẫu nhiên nhóm và người thuyết trình.

7.2. Hướng dẫn tiểu luận cuối kỳ


12

• Đề bài: Tìm hiểu thực trạng một nghiệp vụ tài chính


tại một đơn vị thực tế

• Hình thức thực hiện: làm bài cá nhân

• Ngày nộp bài: SV in, đóng cuốn và nộp tiểu luận vào ngày
thi theo lịch thi của trường.

• SV thực hiện theo file “Hướng dẫn thực hiện tiểu luận
cuối kỳ” do GV gửi trên hệ thống LMS.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 6


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

CHƯƠNG 1
13

TỔNG QUAN

VỀ TÀI CHÍNH

GIẢNG VIÊN: THS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

Nội dung chi tiết chương 1


14

1.1. Khái niệm tài chính


1.2. Lý do học tài chính
1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tài chính
1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính
1.5. Một số câu chuyện thành công và thất bạn trong tài
chính
1.6. Chương trình đào tạo ngành tài chính

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 7


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


15

1.1.1. Khái niệm tài chính:

Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế, gắn liền với
việc phân phối tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn lực
tài chính thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.

1.1. Khái niệm tài chính


16

1.1.1. Khái niệm tài chính:

Nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ

Sự xuất hiện của nhà nước


Tiên quyết

Định hướng

Tài chính

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 8


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


17

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế

khách quan. Tiền tệ phát sinh, tồn

tại và phát triển gắn liền với sự ra

đời và phát triển của nền kinh tế

hàng hóa. Một phiên chợ Châu Âu thời trung cổ.


Nền kinh tế hàng hóa đã thúc đẩy sự ra đời của tiền tệ

1.1. Khái niệm tài chính


18

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

Vào thời kỳ đầu của chế độ cộng sản

nguyên thủy, người ta tự cung cấp cho

nhau số sản phẩm ít ỏi thu về sau một

ngày săn bắt, hái lượm. Do vậy, quan

hệ trao đổi vẫn chưa xuất hiện.


Săn bắt, hái lượm là công việc chính
của người Việt cổ

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 9


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


19

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:


Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và
những cải tiến trong kỹ thuật dần tạo ra
chủng loại và số lượng hàng hóa nhiều
hơn trước rất nhiều. Do đó, hoạt động
trao đổi hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng với bản thân mỗi người trong
xã hội thời bấy giờ. Hội chợ ở Đức thời trung cổ.

1.1. Khái niệm tài chính


20

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

(*) Phương thức trao đổi TRỰC TIẾP (H – H)

Hàng Hàng
A B

Giai đoạn BÁN  Giai đoạn MUA


→ Hình thức trao đổi trực tiếp đòi hỏi cần phải có sự phù hợp về thời
gian, địa điểm và quan trọng hơn hết là nhu cầu của các bên trao đổi.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 10


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


21

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

(*) Phương thức trao đổi GIÁN TIẾP (H – T – H)

Hàng Vật trung gian Hàng

Giai đoạn BÁN Giai đoạn MUA


→ Phương thức trao đổi gián tiếp thông qua vật trung gian đã
khắc phục được nhược điểm của phương thức trao đổi trực tiếp.

1.1. Khái niệm tài chính


22

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

Vật trung gian đó được khai sinh dưới


cái tên “tiền tệ”. Sự ra đời của vật trung
gian trao đổi đánh dấu giai đoạn mở đầu
cho sự xuất hiện của tiền tệ, đồng thời
cũng là bước chuyển hóa từ nền kinh tế
hiện vật sang nền kinh tế tiền tệ.
Tiền tệ đã giúp hoạt động trao đổi
hàng hóa trở nên thông suốt hơn.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 11


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


23

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

Chính quá trình sản xuất và lưu thông hàng

hóa đã trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của tiền tệ.

1.1. Khái niệm tài chính


24

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

Vào đầu thời kỳ công xã nguyên thủy, mặc dù quá trình


phân phối đã diễn ra trong các bộ lạc nhưng vẫn chưa có
hoạt động của tài chính.

Phân phối đơn thuần dưới hình thái hiện vật, nhà nước chưa xuất hiện

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 12


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


25

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

Cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, bắt đầu có phân công


lao động xã hội, hàng hóa phát triển, tiền tệ ra đời  nhân
tố tiền đề cho các quan hệ phân phối thuộc phạm trù tài
chính.

Một phiên chợ của người Aztec

1.1. Khái niệm tài chính


26

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

Quá trình phân công lao động xã hội


dẫn đến sự hình thành giai cấp và nhà
nước ra đời. Để duy trì quyền lực của
nhà nước, thuế dưới hình thức hiện
vật đã ra đời, khơi mào cho phạm trù
tài chính. Đấu tranh giai cấp đòi hỏi sự ra đời của
nhà nước để duy trì trật tự xã hội

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 13


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


27

1.1.2. Sự hình thành của tài chính:

Thời kỳ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, kinh tế hàng hóa


- tiền tệ phát triển mạnh và các thể chế nhà nước đã hoàn
thiện, nên phạm trù tài chính được định hình rõ nét.

Công trường thủ công ở Nhật đầu thế kỷ 18.


Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hoàn thiện hóa khái niệm “tài chính”

1.1. Khái niệm tài chính


28

1.1.3. Nguồn tài chính và quỹ tiền tệ:

Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể
trong nền kinh tế có thể khai thác, sử dụng nhằm thực
hiện các mục đích của mình.
Bộ phận của cải xã hội mới tạo ra trong kỳ

Nguồn Phần tích lũy quá khứ của xã hội và dân cư


tài chính Bộ phận của cải chuyển vào và ra quốc gia

Tài nguyên quốc gia cho thuê, nhượng bán

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 14


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


29

1.1.3. Nguồn tài chính và quỹ tiền tệ:

Quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính
được dùng cho một mục đích nhất định.
1
• Quỹ tiền tệ của nhà nước

2
• Quỹ tiền tệ của các DN sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ

3
• Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian

4
• Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư

5
• Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị - xã hội

1.1. Khái niệm tài chính


30

1.1.4. Bản chất của tài chính:

• Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối.

• Tài chính là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế.

• Tài chính là công cụ đắc lực giúp nhà nước quản lý nền
kinh tế.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 15


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


31

1.1.5. Chức năng của tài chính:

Phân phối tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm quốc
dân theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm
và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung vốn để đầu tư phát
triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của Nhà
nước, xã hội và cá nhân. Phân phối lần đầu

Phân phối lại

1.1. Khái niệm tài chính


32

1.1.5. Chức năng của tài chính:


• Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là các
nguồn tài chính, tiền tệ đang vận động độc lập với tư cách là phương
tiện thanh toán và phương tiện cất giữ trong quá trình tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ.
• Chủ thể phân phối bao gồm các bộ phận khác nhau như : nhà
nước, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các tổ chức xã hội.
• Kết quả quá trình phân phối là hình thành và sử dụng các quỹ tiền
tệ với các mục đích đã xác định trước.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 16


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


33

1.1.5. Chức năng của tài chính:

Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các
hoạt động tài chính nhằm phát hiện những ưu điểm để
phát huy, những tồn tại để khắc phục trong qua trình phân
phối tài chính.

1.1. Khái niệm tài chính


34

1.1.5. Chức năng của tài chính:

• Đối tượng: giám đốc các quan hệ phân phối trong quá
trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

• Chủ thể giám đốc cũng chính là các chủ thể phân phối.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 17


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.1. Khái niệm tài chính


35

1.1.5. Chức năng của tài chính:


Nội dung của giám đốc tài chính:
• Giám đốc tài chính trong quá trình thành lập và thực hiện
kế hoạch ngân sách nhà nước.
• Giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế và hợp
đồng kinh tế.
• Giám đốc tài chính trong quá trình cấp phát, cho vay và
thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

1.2. Lý do học tài chính


36

1.2.1. Để đưa ra các quyết định kinh tế sáng suốt


Hoạt động của hệ thống tài chính và hoạt động của nền kinh tế bị
các nhà hoạch định chính sách tác động. Vì những quan chức
được bầu này có quyền thay đổi hệ thống tài chính bằng cách tạo
ra luật và vì các quyết định của họ có thể ảnh hưởng đến hoạt
động kinh tế, nên điều quan trọng là các cá nhân phải được thông
báo khi đưa ra các lựa chọn chính trị và kinh tế. Dù mục tiêu kinh
tế và tài chính của bạn có thể là gì, bạn cần phải là một người
tham gia có hiểu biết cơ bản về tài chính khi tham gia hệ thống tài
chính.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 18


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.2. Lý do học tài chính


37

1.2.2. Để đưa ra các quyết định đầu tư cá nhân và kinh doanh


sáng suốt

Sự hiểu biết về tài chính sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức tổ
chức, đơn vị chính phủ hoặc doanh nghiệp mà bạn đang làm việc
để duy trì hoạt động của nó. Ở cấp độ cá nhân, sự hiểu biết về các
khoản đầu tư sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn các nguồn tài chính của
mình và tạo cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn để tích lũy
tài sản theo thời gian.

1.2. Lý do học tài chính


38

1.2.3. Để đưa ra các quyết định nghề nghiệp sáng suốt dựa trên
hiểu biết cơ bản về tài chính kinh doanh

Ngay cả khi mối quan tâm kinh doanh của bạn là sự nghiệp hoặc
hoạt động nghề nghiệp không liên quan, bạn có thể sẽ cần phải
tương tác với các chuyên gia tài chính cả trong và ngoài doanh
nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Làm như vậy sẽ đòi hỏi kiến thức
cơ bản về các khái niệm, công cụ và ứng dụng của quản lý tài
chính.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 19


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tài chính


39

1. Giá trị thời gian của tiền


2. Lợi nhuận so với rủi ro
3. Đa dạng hóa rủi ro
4. Thị trường tài chính là hiệu quả
5. Mục tiêu của chủ sở hữu so với quản lý
6. Vấn đề danh tiếng

1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tài chính


40

Nguyên tắc 1
GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN
Tiền có trong tay ngày hôm nay đáng giá hơn lời hứa sẽ nhận
được số tiền tương tự trong tương lai. “Giá trị thời gian” của tiền
tồn tại bởi vì một khoản tiền ngày nay có thể được đầu tư và phát
triển theo thời gian. Kết quả là, một đô la ngày nay có giá trị hơn
một đô la nhận được một năm kể từ bây giờ. Nguyên tắc “Giá trị
thời gian của tiền” giúp chúng ta hiểu được hành vi kinh tế của
các cá nhân và các quyết định kinh tế của các tổ chức và doanh
nghiệp mà họ điều hành.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 20


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tài chính


41

Nguyên tắc 2
LỢI NHUẬN SO VỚI RỦI RO
Sự đánh đổi tồn tại giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng trong tất cả các
loại đầu tư, cả tài sản và chứng khoán. Rủi ro là sự không chắc
chắn về kết quả hoặc lợi nhuận của một khoản đầu tư trong tương
lai. Các nhà đầu tư hợp lý sẽ coi việc đầu tư mạo hiểm kinh
doanh là rủi ro hơn và sẽ chỉ chọn khoản đầu tư này nếu họ cảm
thấy lợi tức kỳ vọng đủ cao để biện minh cho rủi ro lớn hơn. Các
nhà đầu tư đưa ra các quyết định đánh đổi này mỗi ngày.

1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tài chính


42

Nguyên tắc 3
ĐA DẠNG HÓA RỦI RO
Trong khi lợi nhuận cao hơn được mong đợi khi chấp nhận rủi ro
nhiều hơn, tất cả rủi ro đầu tư không giống nhau. Trên thực tế,
một số rủi ro có thể được loại bỏ hoặc đa dạng hóa bằng cách đầu
tư vào một số tài sản hoặc chứng khoán khác nhau. Đa dạng hóa
rủi ro là ý tưởng mà nhà đầu tư phân bổ tiền vào nhiều loại đầu
tư khác nhau. Khi một lĩnh vực đầu tư bị sụt giảm và lĩnh vực
khác tăng trưởng thì việc lựa chọn đa dạng hoá trong đầu tư giúp
nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro của mình.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 21


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tài chính


43

Nguyên tắc 4
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH LÀ HIỆU QUẢ
Một thị trường tài chính được cho là hiệu quả về mặt thông tin
nếu tại bất kỳ thời điểm nào giá của chứng khoán cung cấp tất cả
các thông tin có sẵn cho công chúng. Khi có thông tin mới, giá sẽ
nhanh chóng thay đổi để phản ánh thông tin đó. Thị trường tài
chính hiệu quả về thông tin đóng một vai trò quan trọng trong
việc tiếp thị và chuyển giao tài sản tài chính giữa các nhà đầu tư
bằng cách cung cấp tính thanh khoản và giá cả hợp lý.

1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tài chính


44

Nguyên tắc 5
MỤC TIÊU CỦA CHỦ SỞ HỮU SO VỚI QUẢN LÝ
Các chủ sở hữu, hoặc các nhà đầu tư cổ phần, muốn tối đa hóa lợi
nhuận từ các khoản đầu tư của họ nhưng thường thuê các nhà
quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty của họ. Tuy nhiên,
lợi nhuận của chủ sở hữu có thể bị ảnh hưởng do các mục tiêu
của người quản lý. Để đưa các mục tiêu của người quản lý phù
hợp với mục tiêu của chủ sở hữu, thông thường cần phải ràng
buộc mức lương thưởng của người quản lý với các biện pháp hoạt
động có lợi cho chủ sở hữu.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 22


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong tài chính


45

Nguyên tắc 6
VẤN ĐỀ DANH TIẾNG
Trong khi báo chí tài chính chọn làm nổi bật các ví dụ về hành vi
phi đạo đức, hầu hết các cá nhân thể hiện hành vi đạo đức đúng
đắn trong các giao dịch và thực hành cá nhân và kinh doanh của
họ. Trên thực tế, nguyên tắc thứ sáu của sự thuần thục phụ thuộc
vào hầu hết các cá nhân thực hành hành vi đạo đức chất lượng
cao và tin rằng danh tiếng là vấn đề quan trọng. Để thành công,
một tổ chức hoặc doanh nghiệp phải có sự tin tưởng và sự hiểu
biết của các thành phần khác nhau, bao gồm cả khách hàng,nhân
viên, chủ sở hữu và cộng đồng.

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


46

KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG 1772

Cuộc biểu tình của Đảng Trà Boston

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 23


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


47

KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG 1772


Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ London và nhanh chóng
lan sang phần còn lại của châu Âu. Vào giữa những năm 1760,
Đế quốc Anh đã tích lũy được một lượng của cải khổng lồ
thông qua việc sở hữu và buôn bán thuộc địa của mình. Điều
này đã tạo ra một luồng khí của chủ nghĩa tối ưu hóa quá mức
và một thời kỳ mở rộng tín dụng nhanh chóng của nhiều ngân
hàng Anh. Sự cường điệu đột ngột chấm dứt vào ngày 8 tháng
6 năm 1772, khi Alexander Fordyce - một trong những đối tác
của ngân hàng Anh Neal, James, Fordyce, và Down - chạy
sang Pháp để trốn trả nợ.

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


48

KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG 1772


Tin tức này nhanh chóng lan truyền và gây ra một cơn hoảng
loạn ngân hàng ở Anh, khi các chủ nợ bắt đầu xếp hàng dài
trước các ngân hàng Anh để yêu cầu rút tiền mặt ngay lập tức.
Cuộc khủng hoảng sau đó nhanh chóng lan sang Scotland, Hà
Lan, các khu vực khác của châu Âu và các thuộc địa của Anh
Mỹ. Các nhà sử học đã tuyên bố rằng những tác động kinh tế
của cuộc khủng hoảng này là một trong những yếu tố chính
góp phần vào các cuộc biểu tình của Đảng Trà Boston và Cách
mạng Hoa Kỳ.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 24


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


49

ĐẠI SUY THOÁI 1929-1933

Người Mỹ xếp hàng nhận trợ cấp thất nghiệp

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


50

ĐẠI SUY THOÁI 1929-1933


Đây là thảm họa kinh tế và tài chính tồi tệ nhất trong thế kỷ
20. Cuộc Đại suy thoái được kích hoạt bởi sự sụp đổ của Phố
Wall năm 1929 và sau đó trở nên trầm trọng hơn bởi những
quyết định chính sách kém cỏi của chính phủ Hoa Kỳ. Cuộc
suy thoái kéo dài gần 10 năm và dẫn đến mất thu nhập lớn, tỷ
lệ thất nghiệp kỷ lục và giảm sản lượng, đặc biệt là ở các nước
công nghiệp. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 25% vào
đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 1933.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 25


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


51

CÚ SỐC GIÁ DẦU OPEC 1973

Khủng hoảng dầu lửa 1973-1975 khiến giá tăng vụt và người mua phải xếp hàng dài.

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


52

CÚ SỐC GIÁ DẦU OPEC 1973


Cuộc khủng hoảng này bắt đầu khi các nước thành viên OPEC
(Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) - chủ yếu bao gồm các
quốc gia Ả Rập - quyết định trả đũa Hoa Kỳ để đáp trả việc
nước này gửi cung cấp vũ khí cho Israel trong Chiến tranh Ả
Rập-Israel lần thứ tư. Các nước OPEC tuyên bố cấm vận dầu
mỏ, đột ngột ngừng xuất khẩu dầu sang Hoa Kỳ và các đồng
minh. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt dầu lớn và giá dầu
tăng đột biến nghiêm trọng và dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở
Mỹ và nhiều nước phát triển khác.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 26


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


53

CÚ SỐC GIÁ DẦU OPEC 1973


Điểm độc đáo của cuộc khủng hoảng sau đó là sự xuất hiện
đồng thời của lạm phát rất cao (do giá năng lượng tăng đột
biến) và kinh tế đình trệ (do khủng hoảng kinh tế). Do đó, các
nhà kinh tế đặt tên cho kỷ nguyên này là thời kỳ “lạm phát
đình trệ” (đình trệ cộng với lạm phát), và phải mất vài năm để
sản lượng phục hồi và lạm phát giảm xuống mức trước khủng
hoảng.

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


54

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997

Giá trị Baht Thái Lan giảm hơn 50% thời kỳ khủng hoảng

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 27


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


55

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997


Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Thái Lan vào năm 1997
và nhanh chóng lan sang phần còn lại của Đông Á và các đối
tác thương mại của nó. Dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển
đến các nền kinh tế Đông Á như Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc (khi đó được
gọi là “những con hổ châu Á”) đã kích hoạt một kỷ nguyên lạc
quan dẫn đến tăng cường tín dụng và quá nhiều nợ tích lũy
trong các nền kinh tế đó. Vào tháng 7 năm 1997, chính phủ
Thái Lan đã phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định so với đô la Mỹ
mà họ đã duy trì bấy lâu nay, với lý do thiếu nguồn ngoại tệ.

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


56

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á 1997


Điều đó đã bắt đầu một làn sóng hoảng loạn trên khắp các thị
trường tài chính châu Á và nhanh chóng dẫn đến sự đảo ngược
trên diện rộng của hàng tỷ đô la đầu tư nước ngoài. Khi sự
hoảng loạn diễn ra trên thị trường và các nhà đầu tư ngày càng
cảnh giác về khả năng phá sản của các chính phủ Đông Á, lo
ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới bắt
đầu lan rộng. Phải mất nhiều năm mọi thứ mới trở lại bình
thường. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã phải vào cuộc để tạo ra các gói
cứu trợ cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất để giúp
các quốc gia đó tránh vỡ nợ.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 28


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


57

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007-2008

Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ

1.4. Các cuộc khủng hoảng tài chính


58

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007-2008


Cuộc khủng hoảng được kích hoạt bởi sự sụp đổ của bong
bóng nhà đất ở Mỹ, cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của
Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất
thế giới), đưa nhiều tổ chức tài chính và doanh nghiệp chủ chốt
đến bờ vực sụp đổ, và yêu cầu chính phủ cứu trợ với tỷ lệ chưa
từng có. Phải mất gần một thập kỷ để mọi thứ trở lại bình
thường, xóa sổ hàng triệu việc làm và hàng tỷ đô la thu nhập
trên đường đi.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 29


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.5. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong tài chính
59

 Abigail Pierrepont Johnson sinh


ngày 19/12/1961, là một trong
những nữ tỉ phú giàu nhất thế giới.
 Hiện Abigail Pierrepont Johnson
đảm nhiệm cương vị Chủ tịch kiêm
Giám đốc điều hành tập đoàn
Fidelity Investments (FMR) và
đồng chủ tịch công ty chi nhánh
Abigail Pierrepont Johnson
quốc tế của Fidelity (FIL).

1.5. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong tài chính
60

 Fidelity là quĩ tương hỗ lớn thứ hai của Mỹ (sau quỹ


Vanguard) với tổng giá trị tài sản quản lí vào khoảng 2 nghìn tỉ
USD.
 Ban đầu, Abigail Johnson không được chú ý nhiều vì đó là
thành quả mà bà được nhận từ gia đình. Nhưng điều này đã
thay đổi khi Abigail Johnson xây dựng thành công Fidelity trở
thành một đế chế dịch vụ tài chính, một quyền lực thực sự tại
phố Wall.
 Với giá trị tài sản sở hữu vào khoảng 16,5 tỷ USD (theo ước
tính của Forbes), hiện Abigail Johnson đang đứng ở vị trí 83
trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2018 của Forbes.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 30


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.5. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong tài chính
61

 Pollyanna Chu Yuet Wah sinh ngày


3/8/1956. Bà là một nữ tỉ phú, một
doanh nhân thành công của Hong
Kong, Trung Quốc.
 Bà Chu sinh ra tại Aberdeen, phía
nam Hong Kong. Sau đó, bà sang
Mỹ theo học chuyên ngành quản trị
của Đại học Golden Gate. Tại San
Francisco, bà gặp và kết hôn với
Pollyanna Chu Yuet Wah Nicholas Chu và đổi sang họ của
chồng.

1.5. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong tài chính
62

 Trong những năm 1980, vợ chồng bà Chu cùng nhau kinh


doanh bất động sản tại California trước khi trở lại Hong Kong
vào năm 1992 và thành lập Kingston Financial.
 Theo bảng xếp hạng của Bloomberg năm 2016, Kingston
Financial được xếp hạng 1 về Đại lý đặt hàng và Bảo lãnh phát
hành hàng đầu tại Hong Kong. Tập đoàn này cũng xếp thứ 3
về Cố vấn tài chính M&A tại Hong Kong .
 Theo ước tính của Forbes, tổng giá trị tài sản của bà Chu vào
khoảng 7 tỉ USD đưa bà xếp thứ 228 trong danh dách các tỉ
phú giàu nhất thế giới năm 2018.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 31


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.5. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong tài chính
63

 Lehman Brothers (dịch: Anh em nhà Lehman)


(NYSE: LEH) (thành lập năm 1850 bởi ba anh em Henry,
Emanuel và Mayer Lehman người Do Thái từ Đức di cư
sang) là một tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng
đầu tư lớn thứ tư của Hoa Kỳ.

1.5. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong tài chính
64

 Lĩnh vực chính của tập đoàn là ngân hàng đầu tư, buôn bán cổ
phiếu và trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý đầu tư,
và ngân hàng tư nhân. Tập đoàn đặt trụ sở chính ở Thành phố
New York, và hai trụ sở khác ở London và Tokyo, cũng như
nhiều văn phòng đại diện khắp thế giới.
 Ngày 15 tháng 9 năm 2008, tập đoàn tuyên bố phá sản với
khoản nợ 613 tỷ đôla Mỹ sau khi không có công ty nào chấp
nhận mua lại. Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch
sử Hoa Kỳ.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 32


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.6. Chương trình đào tạo ngành tài chính


65

1.6.1. Mục tiêu chung:


Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành
Tài chính nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý, quản
trị, kế toán và kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tài chính định
lượng, quản trị rủi ro hoặc tài chính, quản trị doanh nghiệp; có
năng lực xây dựng và thực hiện các kế hoạch/dự án tài chính
trong nước và quốc tế, khởi nghiệp kinh doanh, tự học tập và
nghiên cứu.

1.6. Chương trình đào tạo ngành tài chính


66

1.6.2. Mục tiêu cụ thể:


 Trang bị cho sinh viên một cách có hệ thống các kiến thức và
kỹ năng nền tảng và hiện đại về tài chính, tài chính định lượng,
quản trị doanh nghiệp.
 Nâng cao năng lực của sinh viên trong phân tích kinh tế lượng,
quản lý rủi ro, các sản phẩm tài chính phái sinh, phân tích đầu
tư chứng khoán và các sản phẩm tài chính hiện đại. Hoặc nâng
cao năng lực của sinh viên về tài chính chuyên sâu và quản trị
doanh nghiệp (tuỳ theo hướng được lựa chọn).

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 33


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.6. Chương trình đào tạo ngành tài chính


67

1.6.2. Mục tiêu cụ thể:


 Cung cấp cho sinh viên năng lực cần thiết để nắm bắt xu
hướng phát triển của hệ thống tài chính trong nước và quốc tế.
 Đào tạo sinh viên có năng lực tự học, tự nghiên cứu các vấn đề
về tài chính, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp và năng lực
ứng dụng các kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn nghề nghiệp
một cách độc lập, hợp lý và sáng tạo.
 Cung cấp và đào tạo cho sinh viên đạt được những chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp trong ngành Tài chính để có thể phát
triển sự nghiệp cá nhân và cống hiến cho xã hội

1.6. Chương trình đào tạo ngành tài chính


68

1.6.3. Chuẩn đầu ra:

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 34


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.6. Chương trình đào tạo ngành tài chính


69

1.6.3. Chuẩn đầu ra:

1.6. Chương trình đào tạo ngành tài chính


70

1.6.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:


 Phân tích tài chính
 Quản lý đầu tư
 Quan hệ với nhà đầu tư
 Quản trị rủi ro
 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
 Quản lý gia sản

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 35


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

1.6. Chương trình đào tạo ngành tài chính


71

1.6.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:


 Tư vấn đầu tư chứng khoán
 Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
 Tư vấn phát hành chứng khoán
 Tư vấn định giá doanh nghiệp
 Tư vấn đầu tư mạo hiểm
 Tư vấn huy động vốn cho khởi nghiệp

CHƯƠNG 2
72

ĐẦU TƯ

GIẢNG VIÊN: THS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 36


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

Nội dung chi tiết chương 2


73

2.1. Khái niệm đầu tư

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình phát triển


các lý thuyết đầu tư

2.3. Một số câu chuyện thành công và thất bại trong hoạt
động đầu tư

2.1. Khái niệm đầu tư


74

Trong tài chính, đầu tư là việc mua một tài sản hay khoản
mục với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra thu nhập hoặc đánh giá
cao trong tương lai và được bán với giá cao hơn. Nó thường
không bao gồm tiền gửi tại ngân hàng hay tổ chức tương tự.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 37


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2.1. Khái niệm đầu tư


75

Thuật ngữ đầu tư thường được sử dụng khi đề cập đến một triển
vọng dài hạn. Điều này là trái ngược với làm trao đổi hoặc đầu
cơ, đó là thực hành ngắn hạn liên quan đến một mức độ rủi ro
cao hơn rất nhiều. Tài sản tài chính có nhiều hình thức và có thể
từ các trái phiếu chính phủ siêu an toàn hoàn vốn thấp tới các cổ
phiếu quốc tế phần thưởng cao nhưng rủi ro cao hơn nhiều. Một
chiến lược đầu tư tốt sẽ đa dạng hóa các danh mục đầu tư theo
nhu cầu cụ thể.

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
76

2.2.1. Giải thưởng Nobel Kinh tế


Giải Nobel Kinh tế, tên chính thức là “Giải thưởng của Ngân
hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ
Nobel” (tiếng Thụy Điển: Sveriges riksbanks pris i ekonomisk
vetenskap till Alfred Nobels minne) là giải thưởng dành cho
những nhân vật có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học.
Giải này được thừa nhận rộng rãi là giải thưởng danh giá nhất
trong ngành khoa học này.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 38


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
77

2.2.1. Giải thưởng Nobel Kinh tế


Giải Nobel kinh tế không phải là một trong năm giải Nobel đặt ra theo
nguyện vọng của Alfred Nobel năm 1895. Giải này, như tên gọi chính
thức của nó thể hiện, là giải thưởng do Ngân hàng Thụy Điển đặt ra và tài
trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng
để tưởng niệm Nobel. Giống như những người đoạt giải Nobel trong khoa
học hóa học và vật lý, những người đoạt giải Nobel kinh tế là do Viện hàn
lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển bầu chọn. Những người đoạt giải
Nobel kinh tế đầu tiên là nhà kinh tế học người Hà Lan Jan Tinbergen và
người Na Uy Ragnar Frisch vào năm 1969 “do đã phát triển và ứng dụng
các mô hình động và phân tích các tiến trình kinh tế”.

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
78

2.2.1. Giải thưởng Nobel Kinh tế


Tiền thưởng kèm theo Giải Nobel kinh tế cùng các khoản chi phí liên
quan do Ngân hàng Thụy Điển tài trợ vào Quỹ Nobel. Từ năm 2001, tiền
thưởng kèm theo giải là 10 triệu krona (vào khoảng 1,6 triệu dollar Mỹ tại
thời điểm tháng 1 năm 2008), ngang với số tiền thưởng kèm theo của các
giải Nobel khác. Từ năm 2006, Ngân hàng Thụy Điển mỗi năm tài trợ
cho Quỹ Nobel 6,5 triệu krona (khoảng 1 triệu dollar tại thời điểm tháng 1
năm 2008) để chi cho các việc hành chính liên quan tới giải và 1 triệu
krona nữa (đến cuối năm 2008) để đưa thông tin về giải lên bảo tàng
Internet của Quỹ.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 39


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
79

2.2.2. Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư


Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) vẫn là một chủ đề tranh luận. EMH
tuyên bố rằng giá thị trường của cổ phiếu bao gồm tất cả các thông tin đã biết về
cổ phiếu đó. Điều này có nghĩa là cổ phiếu được định giá chính xác cho đến khi
một sự kiện trong tương lai thay đổi mức định giá đó. Bởi vì tương lai là không
chắc chắn, một người gắn bó với EMH tốt hơn hết là sở hữu nhiều cổ phiếu và
thu lợi nhuận từ đà tăng chung của thị trường. Bạn tin vào nó và tuân thủ các
chiến lược đầu tư thụ động, vào thị trường rộng hoặc bạn ghét nó và tập trung
vào việc chọn cổ phiếu dựa trên tiềm năng tăng trưởng, tài sản được định giá
thấp, v.v. Những người phản đối EMH chỉ ra Warren Buffett và các nhà đầu tư
khác, những người đã liên tục đánh bại thị trường bằng cách tìm ra mức giá phi lý
trong thị trường tổng thể.

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
80

2.2.2. Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư


Nguyên tắc năm mươi phần trăm dự đoán rằng (trước khi tiếp tục) một xu
hướng được quan sát sẽ trải qua sự điều chỉnh giá từ một nửa đến hai phần ba
thay đổi về giá. Điều này có nghĩa là nếu một cổ phiếu đang có xu hướng tăng và
tăng 20%, nó sẽ giảm trở lại 10% trước khi tiếp tục tăng. Đây là một ví dụ cực
đoan, vì hầu hết các lần quy tắc này được áp dụng cho các xu hướng ngắn hạn mà
các nhà phân tích kỹ thuật và thương nhân mua và bán.Sự điều chỉnh này được
cho là một phần tự nhiên của xu hướng, vì nó thường xảy ra bởi các nhà đầu tư
không cẩn thận chốt lời sớm để tránh bị cuốn vào sự đảo ngược thực sự của xu
hướng sau này. Nếu sự điều chỉnh vượt quá 50% sự thay đổi của giá, nó được coi
là một dấu hiệu cho thấy xu hướng đã thất bại và sự đảo chiều đã đến sớm.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 40


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
81

2.2.2. Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư


Lý thuyết ngu ngốc hơn đề xuất rằng bạn có thể thu lợi nhuận từ việc đầu tư
miễn là có một kẻ ngốc lớn hơn bạn mua khoản đầu tư với giá cao hơn. Điều
này có nghĩa là bạn có thể kiếm tiền từ một cổ phiếu được định giá quá cao
miễn là người khác sẵn sàng trả nhiều hơn để mua nó từ bạn.Cuối cùng, bạn
hết ngu ngốc vì thị trường cho bất kỳ khoản đầu tư nào quá nóng. Đầu tư theo
lý thuyết đánh lừa lớn hơn có nghĩa là bỏ qua việc định giá, báo cáo thu nhập
và tất cả các dữ liệu khác. Việc bỏ qua dữ liệu cũng rủi ro như việc chú ý quá
nhiều đến nó, và vì vậy những người theo đuổi lý thuyết ngu ngốc hơn có thể
bị giữ lại phần cuối ngắn của cây gậy sau khi thị trường điều chỉnh.

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
82

2.2.2. Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư


Lý thuyết lô lẻ sử dụng việc bán các lô lẻ - những khối cổ phiếu nhỏ do các nhà đầu tư cá nhân
nắm giữ - như một chỉ báo về thời điểm mua vào một cổ phiếu. Các nhà đầu tư theo lý thuyết lô
lẻ mua vào khi các nhà đầu tư nhỏ bán ra. Giả định chính là những nhà đầu tư nhỏ thường
sai.Lý thuyết lô lẻ là một chiến lược đối lập dựa trên một hình thức phân tích kỹ thuật rất đơn
giản - đo lường doanh số bán lô lẻ. Mức độ thành công của một nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch
theo lý thuyết phụ thuộc nhiều vào việc liệu anh ta có kiểm tra các nguyên tắc cơ bản của các
công ty mà lý thuyết hướng tới hay chỉ đơn giản là mua một cách mù quáng.Các nhà đầu tư nhỏ
không phải lúc nào cũng đúng hay sai, và vì vậy, điều quan trọng là phải phân biệt việc bán lô lẻ
đang xảy ra với mức độ chấp nhận rủi ro thấp với bán lô lẻ do các vấn đề lớn hơn. Các nhà đầu
tư cá nhân linh động hơn các quỹ lớn và do đó có thể phản ứng với các tin tức nghiêm trọng
nhanh hơn, vì vậy việc bán lô lẻ thực sự có thể là tiền đề cho việc bán tháo rộng rãi hơn đối với
một cổ phiếu thất bại thay vì chỉ là sai lầm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 41


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
83

2.2.2. Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư


Lý thuyết triển vọng còn có thể được gọi là lý thuyết không thích mất mát. Lý
thuyết triển vọng nói rằng nhận thức của mọi người về sự được và mất là sai lệch.
Có nghĩa là, mọi người sợ mất mát hơn là họ được khuyến khích bởi một lợi ích.
Nếu mọi người được lựa chọn hai khách hàng tiềm năng khác nhau, họ sẽ chọn
người mà họ cho rằng ít có cơ hội kết thúc bằng thua lỗ hơn là người mang lại
nhiều lợi nhuận nhất.Ví dụ: nếu bạn cung cấp cho một người hai khoản đầu tư,
một khoản đã hoàn lại 5% mỗi năm và một khoản thu về 12%, mất 2,5% và trả
lại 6% trong cùng một năm, người đó sẽ chọn khoản đầu tư 5% vì anh ta đặt tầm
quan trọng không đáng có đối với tổn thất đơn lẻ, trong khi bỏ qua những lợi ích
có tầm quan trọng lớn hơn. Trong ví dụ trên, cả hai lựa chọn thay thế đều tạo ra
tổng lợi nhuận ròng sau ba năm.

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
84

2.2.2. Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư


Lý thuyết kỳ vọng hợp lý tuyên bố rằng những người chơi trong một nền kinh tế sẽ hành động
theo cách phù hợp với những gì có thể được kỳ vọng một cách hợp lý trong tương lai. Có nghĩa
là, một người sẽ đầu tư, chi tiêu, v.v. theo những gì họ tin tưởng một cách hợp lý sẽ xảy ra trong
tương lai. Bằng cách đó, người đó tạo ra một lời tiên tri tự hoàn thành giúp đưa ra sự kiện trong
tương lai.Mặc dù lý thuyết này đã trở nên khá quan trọng đối với kinh tế học, nhưng tiện ích của
nó vẫn còn nhiều nghi ngờ. Ví dụ, một nhà đầu tư nghĩ rằng một cổ phiếu sẽ tăng giá và bằng
cách mua nó, hành động này thực sự khiến cổ phiếu tăng giá. Giao dịch tương tự này có thể
được đóng khung bên ngoài lý thuyết kỳ vọng hợp lý. Một nhà đầu tư nhận thấy rằng một cổ
phiếu bị định giá thấp, mua nó và quan sát các nhà đầu tư khác nhận thấy điều tương tự, do đó
đẩy giá lên đến đúng giá trị thị trường của nó. Điều này làm nổi bật vấn đề chính của lý thuyết
kỳ vọng hợp lý: Nó có thể được thay đổi để giải thích mọi thứ, nhưng nó không cho chúng ta
biết gì.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 42


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2.2. Giải thưởng Nobel kinh tế và quá trình


phát triển các lý thuyết đầu tư
85

2.2.2. Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư


Lý thuyết lãi suất ngắn giả định rằng lãi suất cao, ngắn hạn là tiền đề cho sự
tăng giá của cổ phiếu và thoạt nhìn, có vẻ như là không có cơ sở. Thông thường
cho rằng một cổ phiếu có lãi suất ngắn hạn cao - tức là cổ phiếu mà nhiều nhà
đầu tư đang bán khống - là do điều chỉnh.Lý do cho rằng tất cả những nhà giao
dịch, hàng nghìn chuyên gia và cá nhân đang xem xét kỹ lưỡng từng mẩu dữ liệu
thị trường, chắc chắn không thể sai được. Họ có thể đúng ở một mức độ nào đó,
nhưng giá cổ phiếu thực sự có thể tăng do bị thiếu hụt nhiều. Những người bán
khống cuối cùng phải trang trải các vị thế của họ bằng cách mua cổ phiếu mà họ
đã bán khống. Do đó, áp lực mua do những người bán khống tạo ra các vị thế của
họ sẽ đẩy giá cổ phiếu đi lên.

2.3. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong hoạt động đầu tư
86

Warren Edward Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha,
tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ, là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ
thiện người Hoa Kỳ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ
đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và được tạp
chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ sáu thế giới tài sản chừng 88,6
tỷ USD tính đến tháng 11/2020. Ông được gọi là "Huyền thoại đến từ
Omaha" hay "Hiền tài xứ Omaha", rất nổi tiếng do sự kiên định trong
triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối
tài sản khổng lồ.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 43


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2.3. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong hoạt động đầu tư
87

Warren Buffett còn nổi danh là nhà từ thiện đã tặng 99% giá trị tài sản của
mình cho hoạt động của Hội Gates do Bill Gates sáng lập, đồng thời có
trong hội đồng đại học Grinnell. Ông cũng tích cực đóng góp trong hoạt
động chính trị, đã ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton trong
cuộc Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016; ông đã công khai chỉ trích các
chính sách, hành động và tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ hiện
tại, Donald Trump. Năm 1999 ông có trong danh sách những nhà quản trị
tài chính giỏi nhất thế kỉ 20 do hãng Carson thực hiện, xếp trên Peter
Lynch và John Templeton; năm 2007 được tạp chí Time đưa vào danh
sách “100 người nhiều ảnh hưởng nhất thế giới”.

2.3. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong hoạt động đầu tư
88

Sai lầm trong hoạt động đầu tư:


1. Không nghiên cứu thị trường
2. Không học hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia
3. Không chịu cắt lỗ, tư duy “Sau cơn mưa trời lại sang”
4. Mua cổ phiếu khi không biết giá cổ phiếu đã dừng giảm
hay chưa
5. Mã này đã tăng nhiều rồi làm sao mà tăng được nữa

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 44


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

2.3. Một số câu chuyện thành công và thất bại


trong hoạt động đầu tư
89

Sai lầm trong hoạt động đầu tư:

6. Mua cổ phiếu theo cảm tính

7. Mua cổ phiếu theo phong trào

8. Mua bình quân giá giảm thay vì giá tăng

9. Không sử dụng biểu đồ phân tích

10. Mong muốn lợi nhuận nhanh và dễ

CHƯƠNG 3
90

QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH

GIẢNG VIÊN: THS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 45


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

Nội dung chi tiết chương 3


91

3.1. Khái niệm quản lý tài chính


3.2. Nguyên tắc trong quản lý tài chính
3.3. Vai trò của giám đốc tài chính
3.4. Mối quan hệ giữa giám đốc tài chính và các bộ phận
khác trong doanh nghiệp
3.5. Một số bài học thành công và thất bại trong quản lý
tài chính

3.1. Khái niệm quản lý tài chính


92

 Trong kinh tế học, quản lý tài chính doanh nghiệp (Financial Management)
là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động tài chính
như: mua sắm, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp vào các hoạt động
cần thiết.
 Quản lý tài chính doanh nghiệp và tài chính kế toán là hai hoạt động gắn
bó chặt chẽ với nhau, thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính.
Việc quản lý tài chính cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho
các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp.
 Quản lý tài chính là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của
người đứng đầu bởi quản lý tài chính hiệu quả không chỉ giúp doanh
nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lớn
mạnh.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 46


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

3.2. Nguyên tắc trong quản lý tài chính


93

3.2.1. Quản lý tài chính kế toán có hệ thống


 Việc quản lý tài chính doanh nghiệp có hệ thống sẽ giúp
doanh nghiệp phát triển bền vững nhất. Tất cả các khoản
vay, khoản thu chi, chi phí đầu tư, tiền lương,… cần phải
được theo dõi một cách chi tiết kỹ càng.
 Sử dụng phần mềm quản lý tài chính - kế toán là điều cần
thiết nhất cho các doanh nghiệp quy mô lớn, hoặc những
doanh nghiệp muốn quản lý vấn đề tài chính của mình
một cách chi tiết.

3.2. Nguyên tắc trong quản lý tài chính


94

3.2.2. Thu chi rõ ràng


 Các khoản thu chi của doanh nghiệp cần phải được ghi
chép lại cẩn thận. Ngoài ra, việc sở hữu kế hoạch thu chi
rõ ràng sẽ giúp bạn quản lý dòng tiền chính xác hơn, tránh
được tình trạng thâm hụt ngân sách.
 Để không mắc phải các khoản nợ, nguyên tắc là bạn
không nên chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận mà doanh nghiệp
có được.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 47


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

3.2. Nguyên tắc trong quản lý tài chính


95

3.2.3. Đầu tư sinh lời


 Liên tục đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi của doanh
nghiệp vào những dự án sinh lời sẽ mang lại nhiều lợi
nhuận cho doanh nghiệp hơn. Các khoản đầu tư hiệu quả
với tỷ suất sinh lợi cao sẽ tạo ra dòng tiền thu về rất lớn.

3.2. Nguyên tắc trong quản lý tài chính


96

3.2.4. Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời


 Một nhà quản lý tài chính kỳ cựu chắc chắn sẽ biết cách
cân bằng giữa rủi ro và lợi suất. “High risk, high return”:
mức rủi ro nhỏ sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận nhỏ và mức
rủi ro lớn sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận lớn. Nếu bạn
muốn mang về cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn
thì bạn cũng phải chấp nhận rủi ro lớn có thể sẽ xảy ra.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 48


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

3.2. Nguyên tắc trong quản lý tài chính


97

3.2.5. Chú ý đến thuế


 Bất kỳ những khoản sinh lời nào cũng đều bị cơ quan nhà
nước đánh thuế, vì thế việc xem xét và tính toán kỹ các
khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của thuế ngay từ đầu là điều
vô cùng cần thiết.

3.2. Nguyên tắc trong quản lý tài chính


98

3.2.6. Luôn có kế hoạch dự phòng


 Mặc dù các phương án đã có của bạn có tốt đến đâu thì
những trường hợp rủi ro không lường trước vẫn có thể
xảy đến. Hãy trang bị cho mình nhiều phương án bằng các
quỹ dự phòng, sử dụng các dịch vụ bảo hiểm, để có thể dễ
dàng vượt qua khủng hoảng bất ngờ như: đại dịch Covid
19, làm ăn thua lỗ, lừa đảo, thiên tai, hỏa hoạn,…
 Việc có thêm một phương án B, C hoặc thậm chí D là điều
mà hầu hết các nhà quản lý tài chính cần phải làm.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 49


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

3.3. Vai trò của giám đốc tài chính


99

“Giám đốc tài chính” (tiếng Anh: Chief Financial Officer,


viết tắt là CFO) là một vị trí trong doanh nghiệp. Công việc
của giám đốc tài chính là quản lý tài chính như nghiên cứu,
phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh
nghiệp; xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối
với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra
những dự báo đáng tin cậy trong tương lai. Vai trò của giám
đốc tài chính hoàn toàn khác với kế toán.

3.3. Vai trò của giám đốc tài chính


100

Một số định nghĩa xem CFO là một nghề nghiệp. Tuy nhiên,
nếu nói như vậy thì quá rộng so với từ này, vì giám đốc tài
chính là một công việc liên quan đến tài chính, và chữ
“Chief” trong cụm từ CFO đã nói lên rằng giám đốc tài
chính không phải là một nghề nghiệp. “Chief” có nghĩa
là Người đứng đầu, mà nghề nghiệp thì không có người
đứng đầu. Ví dụ như nghề giáo viên, nghề kế toán,
nghề mộc, nghề xây dựng, nghề quản lý...

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 50


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

3.4. Mối quan hệ giữa giám đốc tài chính và


các bộ phận khác trong doanh nghiệp
101

Các vị trí tài chính chủ chốt trong doanh nghiệp thường gần
gũi với Ban lãnh đạo do tầm quan trọng của tài chính trong
tổng thể vận hành chung. Chức vụ cao nhất của tài chính
trong doanh nghiệp thường là CFO (Chief Financial
Officer), ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Đây cũng là vị trí
khó tuyển dụng trong những năm đầu thế kỷ 21 ở Việt Nam.
Một sai lầm phổ biến ở Việt Nam là nhầm lẫn giữa nghề tài
chính và nghề kế toán.

3.4. Mối quan hệ giữa giám đốc tài chính và


các bộ phận khác trong doanh nghiệp
102

Rất nhiều nhiệm vụ của giám đốc tài chính mà kế toán trưởng không thể
thực hiện được. Ở các nước phát triển, giám đốc tài chính là vị trí không
thể thiếu trong các doanh nghiệp. Hiện nay, còn ít doanh nghiệp Việt
Nam có chức danh giám đốc tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí
này, và nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn nghiêm trọng giữa chức vụ
giám đốc tài chính với kế toán trưởng. Tình trạng thiếu giám đốc tài chính
trong các doanh nghiệp đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trước
hết là thiếu một cán bộ quản lý chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, có không ít trường
hợp, tổng giám đốc, hội đồng quản trị hoàn toàn không nắm được thực
trạng tài chính của doanh nghiệp, khi phát hiện ra những dấu hiệu xấu như
nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu
quả kinh doanh thấp... thì trở tay không kịp.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 51


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

3.5. Một số bài học thành công và thất bại


trong quản lý tài chính
103

 James A “Jay” Rasulo là người gốc New York. Ông tốt


nghiệp đại học Columbia với tấm bằng kinh tế và 2 tấm bằng
thạc sĩ kinh tế, thạc sĩ quản trị kinh doanh của đại học
Chicago. Sau tốt nghiệp, Rasulo đã làm việc cho ngân hàng
Chase Manhattan và tập đoàn Marriot.
 Năm 1986, ông gia nhập công ty Walt Disney với tư cách là
giám đốc kế hoạch chiến lược doanh nghiệp và sau đó trở
thành phó chủ tịch cấp cao, nơi ông giúp các doanh nghiệp bất
động sản của Walt Disney phát triển.

3.5. Một số bài học thành công và thất bại


trong quản lý tài chính
104

 Sau hai năm làm phó chủ tịch cấp cao của Liên minh doanh
nghiệp và ba năm với khu vui chơi giải trí Disney, Rasulo
chính thức trở thành phó chủ tịch điều hành của Euro Disney
SCA và làm việc tại khu nghỉ dưỡng Disneyland tại Paris.
 Rasulo là phó giám đốc điều hành kiêm giám đốc tài chính
nổi tiếng của công ty Walt Disney trước khi Christine
McCarthy trở thành người kế nghiệm ông vào năm 2015.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 52


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

3.5. Một số bài học thành công và thất bại


trong quản lý tài chính
105

4 kỹ năng tài chính của một CFO bao gồm:


 Kỹ năng phân tích tài chính: đây là kỹ năng quan trọng nhất, kỹ năng
này giúp giám đốc tài chính CFO có thể phân tích, nắm bắt được tình trạng
sức khỏe tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể. Và có thể nhanh
chóng tìm ra lỗ hổng trong tài chính để kịp thời ứng phó.
 Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: CFO có thể hình dung được kế hoạch
dùng tiền cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác
của doanh nghiệp.
 Kỹ năng quản trị dòng tiền: để tránh tình trạng thiếu khả năng chi trả,
hoặc thâm hụt lớn, các CFO nhất định phải nắm rõ kỹ năng này diều chỉnh
chuyển dòng tiền ra vào doanh nghiệp một cách hợp lí.
 Kỹ năng quản trị tài chính dự án: CFO sẽ dựa vào đây để quản lý dòng
tiền cho các dự án, và tìm ra phương pháp tài chính phù hợp cho từng dự
án.

CHƯƠNG 4
106

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

GIẢNG VIÊN: THS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 53


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

Nội dung chi tiết chương 4


107

4.1. Các vị trí nghề nghiệp trong ngành tài chính

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính

4.3. Một số kỹ năng để phát triển nghề nghiệp trong


ngành tài chính

4.4. Tham quan thực tế tại các định chế tài chính và
doanh nghiệp

4.1. Các vị trí nghề nghiệp trong ngành tài chính


108

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành
Tài chính có năng lực đảm nhiệm các vị trí nghề nghiệp tại các
doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trong và
ngoài nước, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan nhà
nước; với các vị trí công việc điển hình như sau:
(1) Chuyên viên tài chính;
(2) Nghiên cứu và đào tạo;
(3) Khởi nghiệp kinh doanh.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 54


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.1. Các vị trí nghề nghiệp trong ngành tài chính


109

CHUYÊN VIÊN TÀI CHÍNH

Chuyên viên tư vấn tài chính (hay Financial advisor) là người


hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra,
Financial advisor còn xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm
của khách hàng và giúp họ lập kế hoạch toàn diện về các khoản
đầu tư trong tương lai. Chuyên viên tư vấn tài chính làm việc cho
các tổ chức hoặc công ty, đôi khi là làm việc tự do.

4.1. Các vị trí nghề nghiệp trong ngành tài chính


110

 Công việc và trách nhiệm của chuyên viên tư vấn tài


chính:
1) Gặp gỡ khách hàng để nắm bắt kế hoạch đầu tư trong
tương lai của họ và ghi chép lại.
2) Nhận báo cáo chi tiết của khách hàng để xác định thu
nhập, chi phí, khả năng chấp nhận rủi ro, bảo hiểm,
tình trạng thuế và các mục tiêu tài chính của họ.
3) Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt
trên thị trường trên cơ sở ngân sách của khách hàng.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 55


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.1. Các vị trí nghề nghiệp trong ngành tài chính


111

 Công việc và trách nhiệm của chuyên viên tư vấn tài


chính:
4) Thảo luận với khách hàng cơ hội và rủi ro đầu tư liên quan
đến khoản đầu tư cụ thể.
5) Cung cấp thông tin mới nhất đến khách hàng về xu hướng
ngành hiện tại và dự báo giá trị thị trường của tài sản trong
tương lai mà họ đang muốn đầu tư.
6) Theo dõi và báo cáo và các đánh giá thu thập được.
7) Chuyên viên tư vấn tài chính cũng có thể bán các sản phẩm
tài chính như quỹ chung, bảo hiểm, chứng khoán và trái
phiếu cho khách hàng.

4.1. Các vị trí nghề nghiệp trong ngành tài chính


112

 Công việc và trách nhiệm của chuyên viên tư vấn tài


chính:
8) Hỗ trợ khách hàng mở tài khoản cho mục đích thương mại
đặc thù.
9) Đánh giá lại kế hoạch định kỳ để theo sát sự biến động về
tình hình tài chính, sự biến động kinh tế để xác định có cần
thay đổi kế hoạch hay không.
10) Trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến kế hoạch đầu tư của
khách hàng cũng như cũng cấp cho họ tài liệu để tham
khảo trong tương lai.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 56


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.1. Các vị trí nghề nghiệp trong ngành tài chính


113

Nghiên cứu đào tạo Khởi nghiệp kinh doanh

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


114

4.2.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


Quy tắc đầu tiên bắt buộc nhân viên phải ghi nhớ là tuân thủ quy
định pháp luật và chính sách của tổ chức. Tất cả nhân viên dù
mới hay cũ, dù ở vị trí cao hay thấp đều phải hiểu và tuân thủ
pháp luật. Bất kỳ một hành vi tác nghiệp nào cũng cần chú ý đến
yếu tố rủi ro pháp lý. Ngoài ra trong bối cảnh hội nhập, nhân
viên còn bắt buộc phải hiểu và tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn và
thông lệ quốc tế liên quan hoạt động tài chính, mà cụ thể là
những gì liên quan đến chức trách công việc được giao.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 57


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


115

4.2.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


Một quy tắc tiếp theo là nhân viên khi làm việc phải đảm
bảo năng lực chuyên môn và tinh thần làm việc thận trọng.
Nhân viên tài chính phải tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn
lẫn kiến thức pháp luật để làm đúng cho mình và tư vấn
đúng cho khách hàng. Trường hợp hạn chế năng lực hoặc
kiến thức thì nhân viên phải báo cáo lãnh đạo kịp thời để
đưa ra phương thức tư vấn phù hợp bởi rủi ro của khách
hàng cũng là rủi ro của tổ chức.

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


116

4.2.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


Bên cạnh đó, nhân viên tránh lạm dụng chức quyền và tư lợi khi được
giao nhiệm vụ vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi
vi phạm kỷ luật. Điều này thể hiện khá rõ nét trong các vụ trọng án
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vừa qua, phần lớn xuất phát từ việc lạm
dụng chức vụ, quyền hạn và lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm. Vì vậy,
lãnh đạo cấp cao của tổ chức tài chính như hội đồng quản trị, tổng
giám đốc và các vị trí quyết định kinh doanh được đặc biệt lưu ý và
yêu cầu chuẩn mực thi hành quy tắc này. Thậm chí, tổ chức còn
khuyến cáo nhân viên lưu ý các trường hợp bị lạm dụng hay bị tác
động qua người thân trong một số tình huống nhạy cảm có ảnh hưởng
đến kinh doanh.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 58


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


117

4.2.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


Ngoài ra, tổ chức tài chính còn yêu cầu nhân viên phải minh
bạch thông tin và trách nhiệm báo cáo đầy đủ để kịp thời
điều chỉnh hay ngăn chặn các hành vi có thể gây hậu quả
nghiêm trọng. Tổ chức cũng không quên yêu cầu thực hiện
quy tắc tránh xung đột quyền lợi trong công việc vì nếu
nhân viên có những lợi ích bên ngoài rất dễ tạo xung đột lợi
ích nội bộ, lâu ngày sẽ phá vỡ tính thống nhất, cũng như tạo
ra những rủi ro tiềm ẩn.

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


118

4.2.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


Một quy tắc khác không kém phần quan trọng tổ chức tài
chính luôn lưu ý nhân viên là quy tắc các thái độ và hành vi
khi làm việc. Theo đó, yêu cầu dù phạm vi bên trong hay
bên ngoài tổ chức, mỗi nhân viên phải kiểm soát được ý
thức và hành vi cá nhân để không làm ảnh hưởng đến uy tín,
thương hiệu và hình ảnh tổ chức.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 59


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


119

4.2.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


Toàn bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp này không phải chỉ để
ban hành như khẩu hiệu, mà luôn được nhắc đi, nhắc lại
trong mọi tình huống thông qua các thông điệp thường
xuyên của lãnh đạo. Từ những nhận thức cơ bản ban đầu về
pháp luật lâu dần sẽ trở thành ý thức tự giác của mỗi nhân
viên và họ hiểu rằng tuân thủ pháp luật không chỉ bảo vệ
một chỗ làm việc tốt cho họ, mà còn bảo vệ cho chính
những người thân trong lâu dài.

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


120

1) Tính tuân thủ


4.2.2. Quy tắc đạo đức và
2) Sự cẩn trọng ứng xử nghề nghiệp
3) Sự liêm chính

4) Sự tận tâm và chuyên cần

5) Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng

6) Ý thức bảo mật thông tin

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 60


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


121

1) Tính tuân thủ


a) Chuyên viên tài chính phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm
luật pháp, các quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành và
của nội bộ tổ chức.
b) Không được đồng lõa, tiếp tay cho các hành vi vi phạm
pháp luật, quy định của ngành và của nội bộ; tránh để bị tác
động, can thiệp dẫn tới làm trái quy định pháp luật.

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


122

2) Sự cẩn trọng
a) Chuyên viên tài chính phải luôn cẩn thận, kỹ lưỡng, cân
nhắc thấu đáo, lường đoán kỹ mọi rủi ro để phòng ngừa;
thận trọng trong giao tiếp và giữ kỷ luật phát ngôn; tự giác
chịu sự giám sát, kiểm soát theo quy định.
b) Không được chủ quan, liều lĩnh, không được dễ dãi,
cả tin; không làm tắt, bỏ qua các bước, các thủ tục trong quy
trình nghiệp vụ đã quy định.
c) Phải đề cao tinh thần tự chịu trách nhiệm, tránh để xảy ra
sai sót, sơ suất trong quá trình giải quyết công việc.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 61


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


123

3) Sự liêm chính
a) Chuyên viên tài chính phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản
lĩnh nghề nghiệp, giữ gìn sự liêm chính, minh bạch trong các mối quan
hệ liên quan đến lợi ích tài chính và tiền bạc, trung thực, thẳng thắn,
nghiêm túc với bản thân và với những người xung quanh.
b) Phải có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, tránh lãng phí; không được tham ô, vụ lợi hoặc tiếp tay cho
hành vi tham ô, vụ lợi; không làm lơ khi thấy các hiện tượng sai trái
xung quanh, báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện
hành vi vi phạm và gây hại cho lợi ích chung.

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


124

4) Sự tận tâm và chuyên cần


a) Chuyên viên tài chính cần phải thực hiện công việc của
mình với sự tận tâm và chu đáo; sẵn sàng nhận và hoàn
thành nhiệm vụ với nỗ lực cao.
b) Phải thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng
cao kiến thức, rèn luyện để tinh thông chuyên môn nghiệp
vụ.
c) Không được làm việc tắc trách, thiếu tập trung, thiếu tinh
thần trách nhiệm.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 62


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


125

5) Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng


a) Chuyên viên tài chính cần phải rèn luyện tính tự giác và
chủ động, sự tìm tòi, sáng tạo để nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả công tác; rèn luyện khả năng thích ứng
trước sự thay đổi của môi trường và yêu cầu trong tình hình
mới; không ngừng cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao
các kỹ năng mềm của bản thân.
b) Không ỉ lại, dựa dẫm, đẩy việc cho người khác; không
bảo thủ, cứng nhắc, gây cản trở cho đổi mới, sáng tạo.

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


126

6) Ý thức bảo mật thông tin


a) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và của
tổ chức về bảo mật an toàn thông tin nội bộ và thông tin khách
hàng; không đưa ra thông tin sai lệch, thiếu chính xác, mang tính
chủ quan cá nhân gây tổn hại đến tài sản, thương hiệu, uy tín của
tổ chức, của ngành, gây hoang mang, lo ngại, ảnh hưởng đến
lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.
b) Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu của ngân hàng theo đúng quy
định.
c) Không tùy tiện, sơ hở trong trao đổi thông tin, tình hình nội
bộ.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 63


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.2. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính


127

4.2.3. Trách nhiệm đối với bản thân và xã hội


Thông qua việc cung ứng tín dụng cho doanh nghiệp và
người dân, ngành tài chính đã tạo ra những chuyển biến tích
cực cho xã hội, trong đó có một phần ảnh hướng rất lớn đến
sự phát triển bền vững của hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Vì vậy, khi ngành tài chính không chỉ theo đuổi các mục
tiêu kinh tế, mà còn chú trọng đến các vấn đề xã hội, môi
trường, thì tác động của ngành tài chính đến nền kinh tế, xã
hội sẽ mang tính toàn diện và nhân văn hơn.

4.3. Một số kỹ năng để phát triển nghề nghiệp


trong ngành tài chính
128

 Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính:


 Khả năng giao tiếp tốt.
 Thu thập thông tin liên quan từ phía khách hàng.
 Khả năng dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai.
 Kỹ năng phân tích, quản lý tiền bạc và lập kế hoạch tốt.
 Nắm vững các quy định liên quan đến đầu tư.
 Lắng nghe và suy luận thích hợp.
 Nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi cần.

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 64


Đại học Ngân hàng TP.HCM ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

4.4. Tham quan thực tế tại các định chế tài chính
và doanh nghiệp
129

Bài giảng Giới thiệu ngành tài chính 65

You might also like