Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

HỆ THỐNG KIẾN THỨC ÔN TẬP CUỐI KỲ

MÔN HỌC TT. HỒ CHÍ MINH

Bài 1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam…..
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải nắm vững nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
3. Một trong những Ý nghĩa của việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận
- Giáo dục và định hướng thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học
gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước
- Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác
4. Một trong những phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tửơng Hồ Chí Minh:
- Thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học
- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
5. Một trong những nguyên tắc phương pháp luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của HCM
- Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học
6. Lưu ý các trích dẫn của VK Đảng (khóa…) về tư tưởng của CT.HCM

Bài 2: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Nguồn gốc lý luận quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa Mác - Lênin
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong bối cảnh lịch sử:
Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền
3. Tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đọc tác phẩm nào của Lênin:
Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
4. HCM tiếp thu giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (tiền đề tư tưởng, lí
luận): Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam…
5. Những tiền đề tư tưởng, lí luận dẫn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là:
1
- Văn hóa truyền thống của DTVN
- VH nhân loại (phương đông, phương tây)
- Chủ nghĩa Mác - Lênin
6. Nguyên nhân trực tiếp đẫn đến các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX thất bại là: Giai cấp tư sản Việt Nam không có đường
lối đúng đắn
7. Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng phong trào: Đông du
8. Dưới ách thống trị, áp bức của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện các giai cấp
mới nào? Công nhân, tiểu tư sản, tiểu tư sản dân tộc
9. HCM nói: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, đoạn trích trong tác phẩm
nào của Người? Tuyên ngôn độc lập
10. Uu điểm lớn nhất của học thuyết Khổng Tử? Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân
11. Ưu điểm lớn nhất trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn là:
Chủ nghĩa tam dân (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc)=> Phù
hợp với điều kiện thực tế nước ta
12. HCM tiếp thu những gì của văn hóa Phương Tây
- Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776)
- Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)
13. HCM tiếp thu những quan điểm gì của CN.Mác – Lênin
- Thế giới quan
- Phương pháp luận
14. Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Phẩm chất HCM
- Tài năng tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận
15. Hồ Chí Minh đã kế thừa và đổi mới tư tưởng Nho giáo về: Đức trị và nhân trị
16. Nguyễn Ái Quốc gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Vécxây, vào
thời gian: tháng 6/1919
17. Thời kỳ từ 5/6/1911 trở về trước là: Hình thành TT yêu nước và chí hướng cách mạng
18. Thời kỳ từ 6/6/1911 đến ngày 30/12/1920 là:
Hình thành TT cứu nước và GPDT theo CMVS
19. Thời kỳ từ 31/12/1920 đến ngày 3/2/1930 là:
2
Hình thành những nội dung cơ bản về tư tưởng CMVN
20. Thời kỳ từ 4/2/1930 đến ngày 28/01/1941 là:
Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
21. Thời kỳ từ 29/01/1941 đến ngày 2/9/1969 là:
TTHCM tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp CM của Đảng và nhân dân ta
22. Giá trị của TTHCM đối với CM Việt Nam:
- Đưa CMGPDT đến thắng lợi và xây dựng xã hội mới
- Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng VN
23. Giá trị của TTHCM đối với sự phát triển, tiến bộ xã hội
- Mở cho các DT thuộc địa con đường GPDT gắn với tiến bộ XH
- Góp phần vào cuộc ĐT vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển
trên thế giới.

Bài 3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC


VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Bản yêu sách của nhân dân An Nam được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Versailles
năm 1919, đề cập đến nội dung gì?
Đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lý và đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam
2. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải: Gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
3. HCM tiếp cận ĐLDT từ góc độ nào? Quyền con người
4. Một trong những nội dung độc lập dân tộc, theo quan điểm HCM là gì?
- Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của dân tộc thuộc địa, là quyền thiêng liêng,
bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
- Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự, hoàn toàn gắn với hòa bình, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
- Độc lập dân tộc phải đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân.
- Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của
các dân tộc
5. Những điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin thể hiện ở
quan điểm: Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân
tộc là trước hết, trên hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
6. Theo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản là:

3
Vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân vừa là đội tiên phong của nhân dân lao
động kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ
quốc.
7. Cách mạng GPDT theo TTHCM, muốn thắng lợi phải: Đi theo cách mạng vô sản
8. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm: Toàn thể dân tộc
9. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng GPDT muốn thắng lợi phải: Do ĐCS lãnh đạo
10. CMGP dân tộc chủ động sáng tạo có thể sẽ giành thắng lợi trước: CM ở chính quốc
11. CMGP dân tộc thực hiện bằng phương pháp: Bạo lực cách mạng
12. Theo Hồ Chí Minh, vấn đề độc lập được hiểu là:
Độc lập, tự do là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
13. Cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam muốn thắng lợi phải do:
Đảng Cộng sản lãnh đạo
14. Cách tiếp cận của HCM về CNXH: Từ lập trường của 1 người yêu nước
15. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là:
CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, là làm cho mọi
người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc, là làm sao cho dân
giàu nước mạnh.
16. Một trong những đặc trưng của CNXH theo TTHCM:
- Về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ.
- Về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ.
- Về văn hóa: đạo đức và các quan hệ xã hội: XH XHCN có trình độ cao về văn hóa
và đạo đức; bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ XH.
- Về chủ thể xây dựng CNXH: CNXH là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
17. Theo TTHCM, mục tiêu chính trị trong xây dựng XHCN:
Phải xây dựng được chế độ dân chủ
18. Theo TTHCM, mục tiêu kinh tế trong xây dựng XHCN:
Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính
trị
19. Theo TTHCM, mục tiêu văn hóa trong xây dựng XHCN là gì?
Phải xây dựng được một nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng và tiếp
thu tinh hoa văn hóa của nhân loại
20. Theo TTHCM, mục tiêu về quan hệ xã hội trong xây dựng XHCN:
4
Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh
21. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Xây” đi đôi với “chống”
22. Thời kỳ quá độ là:
- Cải biến sâu sắc nhất, nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ.
- Cải biến sâu sắc nhất, nhưng lâu dài, khó khăn, gian khổ.
- Cải biến sâu sắc nhất, nhưng lâu dài.
23. Đặc điểm cơ bản nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh:
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, không trải qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa
24. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh:
Đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ XH cũ, XD các yếu tố mới phù hợp với
quy luật tiến lên CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH.
25. Một trong những Nguyên tắc xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ bao gồm:
- Thứ nhất, mọi tư tưởng và hành động phải được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa
Mác – Lênin
- Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc
- Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm từ các nước anh em
- Thứ tư, xây phải đi đôi với chống

Bài 4. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


VÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
1. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là kết hợp của:
Chủ nghĩa Mác – Lênin; phong trào yêu nước; phong trào công nhân
2. Bước phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh so với lý luận của Lênin về đảng kiểu mới
của giai cấp vô sản:
Xây dựng Đảng để cho Đảng xứng đáng là Đảng đạo đức, văn minh
3. Theo Hồ Chí Minh, phải coi trọng công tác cán bộ:
Cán bộ mang chính sách của Đảng và chính phủ đến với nhân dân và ngược lại đem
tình hình của nhân dân báo cáo cho Đảng và cho chính phủ.
4. Một trong những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng:
- Lấy CN Mác-Lênin làm kim chỉ nam và hành động của Đảng
- Tập trung dân chủ
- Tự phê bình
5
- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
- Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn
- Đoàn kết thống nhất
- Liên hệ mật thiết với nhân dân
- Đoàn kết quốc tế
5. Hồ Chí Minh lưu ý, phải xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên:
Vừa có đức, vừa có tài, trong sạch, vững mạnh
6. Một trong những Nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước Việt Nam:
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân
- Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh
công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền:
- Bằng đường lối quan điểm, chủ trương để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật,
chính sách, kế hoạch.
- Bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan
nhà nước
- Bằng công tác kiểm tra
8. Bản chất giai cấp của nhà nước Việt Nam:
Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển
9. Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước Việt Nam thể hiện ở nguyên tắc:
Tập trung dân chủ
10. Nhà nước của nhân dân là: Tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân
11. Nhân dân thực thi quyền lực nhà nước thông qua hình thức:
Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
12. Nhà nước do nhân dân là:
- Là nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Dân làm chủ
13. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng:
Hiến pháp và pháp luật
14. “Pháp quyền nhân nghĩa” là:

6
Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, chăm lo đến
lợi ích của mọi người
15. Theo Hồ Chí Minh “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng” là: Tham ô, lãng phí, quan liêu
16. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước:
Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân
17. Theo Hồ Chí Minh, “Pháp quyền nhân nghĩa” là:
Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người, chăm lo đến
lợi ích của mọi người
18. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân thực thi quyền lực nhà nước thông qua hình thức:
Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
19. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hiếp pháp và pháp luật được thể hiện lần đầu trong tác
phẩm: Yêu sách của nhân dân An Nam
20. Vận dụng TT.HCM vào xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh:
- Đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn
- Tổ chức thực hiện thật tốt đường lối, chủ trương của Đảng
- Chú trọng công tác chỉnh đốn Đảng
21. Vận dụng TT.HCM vào xây dựng Nhà nước:
- Xây dựng nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh
- Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Bài 5. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
1. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên lập trường giai cấp:
Giai cấp công nhân
2. Theo Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ có sức mạnh khi:
Được tập hợp thành một khối
3. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế nhằm:
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
4. Lực lượng của đoàn kết quốc tế bao gồm:
- Phong trào cộng sản và công nhân Quốc tế
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý
5. Nội dung trong đoàn kết quốc tế theo TT.HCM
7
Nội lực là quyết định, ngoại lực phát huy thông qua nội lực
6. Theo Hồ Chí Minh, hạt nhân của sự đoàn kết là:
Sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng
7. Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là:
Toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước
8. Quan điểm “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là
động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” được Đảng xác định
trong: Đại hội Đảng lần thứ XII
9. Một trong những Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết
- Lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ
- Kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của dân tộc
- Có lòng khoan dung độ lượng với con người
- Cần phải có niềm tin vào nhân dân
10. Theo Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc thống nhất là: Khối đại đoàn kết toàn dân tộc
11. Có mấy nguyên tắc xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất:
Ba nguyên tắc
12. Một trong những Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận)
- Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập hợp
quần chúng
- Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận dân tộc
thống nhất

Bài 6. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
1. Năm 1987, tổ chức UNESCO ghi nhận Hồ Chí Minh là:
Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam
2. Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh cho rằng:
Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng
3. Theo Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân
tộc là: Nội dung của bản sắc văn hóa dân tộc
4. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp biến văn hóa là: Quy luật của văn hóa
5. Mục đích của tiếp thu văn hóa nhân loại là:
Làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam với tinh thần dân chủ
8
6. Hồ Chí Minh, tiếp cận văn hóa trên mấy phương diện: 04 phương diện
7. Hồ Chí Minh nói:
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng
cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự
mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”.
Đoạn trích trong tác phẩm: Sửa đổi lối làm việc
8. Hồ Chí Minh khẳng định: Xã hội thế nào văn hóa thế ấy
9. Tiêu chuẩn cho mục đích hành động của con người: Đạo đức
10. Khi nói về đạo đức Hồ Chí Minh cho rằng: Đạo đức là gốc, nền tảng, sức mạnh, tiêu
chuẩn hàng đầu
11. Phẩm chất đạo đức được xem là bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất
khác của HCM là: Trung với nước, hiếu với dân
12. Nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
13. Theo HCM, tinh thần Quốc tế trong sáng có nguồn gốc từ:
Bản chất của giai cấp công nhân
14. Theo HCM, những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
Nói đi đôi với làm, noi gương về đạo đức; xây đi đôi với chống; tu dưỡng đạo đức suốt đời
15. “Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp với xây dựng cơ chế, tính khoa học
của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ” theo HCM là: Phương pháp xây dựng con người
16. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “trồng người”: Trách nhiệm của Đảng, nhà nước, các đoàn
thể chinh trị - xã hội kết hợp với tính tích cực, chủ động của từng người.
17. Theo TT.HCM, Động lực của cách mạng là: Con người
18. Yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là:
Tình yêu thương con người
19. Theo TT.HCM, tiếp thu văn hóa thế giới cần phải tuân theo nguyên tắc: toàn diện
20. Một trong những Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng:
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Xây đi đôi với chống
- Tu dưỡng đạo đức suốt đời
……………….HẾT……………………

You might also like