2022-Nguyên Lý NĐLH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

 2022- NGUYÊN LÝ NĐLH

Kiến thức Nội dung


Nội năng Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật đó
Nội năng có đơn vị là Jun.
Nội năng phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ. Đối với khí lí tưởng, nội năng chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ.
Các cách làm thay - Thực hiện công
đổi nội năng - Truyền nhiệt
Nhiệt lượng - Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.
- Nhiệt lượng mà chất rắn (hay chất lỏng) thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ thay đổi là
Q  m.C.t
Nguyên lí I Nhiệt - Nội dung: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ thu được.
động lực học - Biểu thức: U  Q  A
Q dương thì hệ nhận nhiệt lượng, Q âm thì hệ truyền nhiệt lượng.
A dương thì hệ nhận công, A âm thì hệ thực hiện công
ΔU dương thì nội năng tăng, ΔU âm thì nội năng giảm.
- Vận dụng cho khí lí tưởng
Quá trình đẳng nhiệt Quá trình đẳng tích Quá trình đẳng áp
U  0  A  Q A  0  Q  U A  pV  U  Q  pV
Hệ nhận công và tỏa nhiệt. Hệ nhận nhiệt để tăng nội p : Pa 
Hệ nhận nhiệt và thực hiện năng. Chú ý:  A:J
công Hệ tỏa nhiệt khi nội năng V : m3 
giảm
Nguyên lí II Nhiệt - Cách phát biểu 1: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
động lực học - Cách phát biểu 2: Động cơ nhiệt không thể tự chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được
thành công cơ học.
- Động cơ nhiệt có ba bộ phận cơ Nguồn nóng (T1)
bản: Nguồn nóng, nguồn lạnh, bộ
phận phát động. Q1
- Hiệu suất động cơ nhiệt:
A' Q' A '  Q1  Q '2
H  1 2 Bộ phận phát động
Q1 Q1
Với A’ là công bộ phận phát động
sinh ra; Q1 là nhiệt lượng mà bộ Q '2
phận phát động nhận từ nguồn nóng.
Q '2 là nhiệt lượng bộ phận phát Nguồn lạnh (T2)
động tỏa ra cho nguồn lạnh.
Nội năng
1. Nội năng của một khối khí lí tưởng
A.phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích. B.chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
C.chỉ phụ thuộc vào thể tích. D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.
2. Nội năng của một vật phụ thuộc vào
A. nhiệt độ và thể tích. B. nhiệt độ và áp suất.
C. áp suất và thể tích. D. nhiệt độ, áp suất và thể tích.
3. Nội năng của hệ là
A. thế năng tương tác giữa các phân tử trong hệ. B. động năng chuyển động nhiệt của các phân tử.
C. nhiệt lượng trao đổi của hệ trong quá trình truyền nhiệt.
D. động năng chuyển động nhiệt của các phân tử và thế năng tương tác giữa chúng.
Động cơ nhiệt
4. Với Q1 là nhiệt lượng nhận từ nguồn nóng, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, A là công truyền cho bộ phận
truyền chuyển động. Hiệu suất H của động cơ nhiệt là
Q Q Q Q A Q2 Q Q
A. 2 1 B. 1 2 C. D. 1 2
Q1 Q1 Q1 Q1

Zalo: 0768072250 1
 2022- NGUYÊN LÝ NĐLH
5. Một lượng khí lí tưởng biến đổi theo chu trình (gồm 3 quá trình) biểu diễn trong đồ thị POV như hình vẽ và bảng
thông tin về nhiệt lượng nhận vào, công hệ nhận vào, độ biến thiên nội năng của các quá trình.
Nhiệt lượng tác Công tác Độ biến
nhân nhận vào nhân nhận thiên nội P
Q vào năng 2
A ΔU
(1)  (2) 250 J -100J
(2)  (3) - 50J 1
3
(3)  (1) 50J O
Hiệu suất của chu trình là V
A. 20 %. B. 40 %. C. 50%. D. 80%.
6. Hiệu suất của động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Công mà động cơ nhiệt thực hiện

A. 2000 J. B. 320 J . C. 800 J. D. 480 J.
7. Hiệu suất của động cơ nhiệt là 30%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Nhiệt lượng mà động cơ nhiệt
truyền cho nguồn lạnh là
A. 200 J. B. 560 J . C. 160 J. D. 140 J.
8. Một động cơ nhiệt thực hiện được một công 5 kJ đồng thời truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng 15 kJ. Hiệu suất
của động cơ là
A. 25%. B. 30%. C. 50%. D. 40%.
9. Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng Q1 = 1,5.106 J,
truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng Q2 = 1,2.106 J. Hiệu suất thực của động cơ nhiệt là
A. 20%. B. 30%. C. 50%. D. 40%.
4
10. Một động cơ nhiệt mỗi giây nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 3,2.10 J đồng thời nhường cho nguồn lạnh
2,8.104J. Hiệu suất của động cơlà
A. 12,5%. B. 30,5%. C. 50,5%. D. 40,5%.
11. Động cơ của xe máy có hiệu suất là 20%. Sau một giờ hoạt động tiêu thụ hết 1kg xăng có năng suất tỏa nhiệt là
46.106J/kg. Công suất của động cơ xe máy là
A. 2555,5W. B. 265,5 W. C. 5225,5W. D. 2105,5W.
D4. Sử dụng nguyên lí I NĐLH (15 min)
12. Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?
A. 0 = Q + A với A > 0. B. Q + A = 0 với A < 0.
C. ΔU = Q + A với ΔU > 0; Q < 0; A > 0. D. ΔU = A + Q với A > 0; Q < 0.
13. Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình dãn khí đẳng nhiệt?
A. 0 = Q + A với A > 0. B. Q + A = 0 với A < 0.
C. ΔU = Q + A với ΔU > 0; Q < 0; A > 0. D. ΔU = A + Q với A > 0; Q < 0.
14. Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học là sự vận dụng của định luật
A. bảo toàn cơ năng. B. bảo toàn động lượng.
C. bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. D. bảo toàn động năng.
15. Trong các hệ thức sau, hệ thức nào diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt
của bình?
A. U = A. B. U = Q + A. C. U = Q. D. U = 0.
16. Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. ΔU = Q với Q > 0. B. ΔU = A + Q với A < 0. C. ΔU = A + Q với A > 0. D. ΔU = Q với Q < 0.
17. Một khối khí lí tưởng nung nóng đẳng tích thì
A. Q  U  0 . B. Q  U  0. C. Q  U  0 D. Q  U  0.
18. Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ giảm?
A. ΔU = Q với Q > 0. B. ΔU = A + Q với A < 0. C. ΔU = A + Q với A > 0. D. ΔU = Q với Q < 0.
19. Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí thì quá trình này là quá trình
A. đẳng tích. B. đẳng nhiệt. C. đẳng áp. D. khép kín (chu trình).
20. Công mà khí nhận được chỉ dùng để tỏa nhiệt trong quá trình
A. đẳng tích. B. đẳng nhiệt. C. đẳng áp. D. khép kín (chu trình).

Zalo: 0768072250 2
 2022- NGUYÊN LÝ NĐLH
21. Khí nhận nhiệt 100 J và nhận công 50 J từ môi trường. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
A. 150 J. B. 100 J. C. 200 J. D. 50 J.

22. Khí nhận công 100 J và tỏa nhiệt 50 J ra môi trường. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
A. 150 J. B. 100 J. C. 200 J. D. 50 J.

23. Khí sinh công 100 J và tỏa nhiệt 200 J ra môi trường. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
A. 150 J. B. -300 J. C. 200 J. D. 50 J.

24. Khí nhận nhiệt 200 J và sinh công 100 J. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
A.150 J. B. 100 J. C. 200 J. D. 50 J.

25. Người ta truyền cho khí trong xylanh nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện công 70J đẩy píttông lên. Độ biến
thiên nội năng của khí là
A. -170 J. B.30 J. C.170 J. D. – 30 J.

26. Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt
lượng 20J độ biến thiên nội năng của khí là :
A. 80 J. B. 100 J. C. 120 J. D. 20 J.

Zalo: 0768072250 3
 2022- NGUYÊN LÝ NĐLH
27. Khí thực hiện công khi hiệt lượng mà khí nhận được …….. độ tăng nội năng của khí.
A. lớn hơn. B. nhỏ. C. bằng . D. khác.
28. Một mol khí lí tưởng ở 300K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá
trình này là 1000J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về
trạng thái đầu. Công khí thực hiện trong quá trình đẳng áp là?
A. 415,5J B. 41,55J C. 249,3J D. 290J

29. Một khối khí có áp suất 1atm, thể tích 12lít và ở nhiệt độ 270C được đung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 770C.
Công của khí thực hiện là
A. 226,0 J. B. 202,6 J. C. 220,0 J. D. 126,6 J.

Truyền nhiệt lượng


Nhiệt lượng mà một chất rắn hoặc chất lỏng thu vào hay tỏa ra khi thay đổi (tăng hay giảm) nhiệt độ một lượng
Δt (dương) được tính bằng công thức: Q  mCt.
Với C là nhiệt dung riêng của chất rắn hoặc chất lỏng đó.
30. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi 2 kg nhôm giảm nhiệt độ từ 150 0C đến 200C, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880
J/kg.K. ĐS: 228.800 J.

Zalo: 0768072250 4
 2022- NGUYÊN LÝ NĐLH
31. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để 2 kg nước tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C, biết nhiệt dung riêng của nước là
4190 J/kg.K. ĐS: 670400J.

Hệ trao đổi và cân bằng nhiệt


Phương pháp chung:
- Gọi t là nhiệt độ lúc cân bằng, xác định vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt.
- Viết biểu thức tổng nhiệt lưởng tỏa ra và biểu thức tổng nhiệt lượng thu vào.
- Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng: Q toa  Q nhan .
Bài toán hay gặp: Thả vật nóng vào nhiệt lượng kế đựng nước.
Nước có khối lượng m1 và nhiệt dung riêng khối lượng C1 đựng trong cốc có khối lượng m2 và có nhiệt dung
riêng khối lượng C2 ở cùng nhiệt độ t1
Vật nóng có nhiệt độ t3 khối lượng m3 và có nhiệt dung riêng khối lượng C3 được thả nhẹ vào cốc nước.
Đến khi cân bằng thì cả hệ có nhiệt độ T. Theo định luật bảo toàn năng lượng
Q thu  Q toa   m1C1  m 2 C 2  t  t1   m3C3  t 3  t 
32. Theo kinh nghiệm nhà nông để tạo ra nước có nhiệt độ thích hợp dùng ngâm giống thì cần pha theo công thức
‘ba sôi hai lạnh’. Biết nhiệt độ nước sôi là 1000C và nhiệt độ nước lạnh là 200C. Nhiệt độ của hỗn hợp nước này là
A. 680 C. B. 520 C. C. 800 C. D. 600 C.

33. Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 24oC. Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng
khối lượng 80g ở nhiệt độ 100oC. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung
riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K.
ĐS: 25,30C.

Zalo: 0768072250 5
 2022- NGUYÊN LÝ NĐLH
34. Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào lò một miếng sắt có khối lượng 22,3 g. Khi miếng sắt
có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế có khối lượng 200 g có chứa
450 g nước ở nhiệt độ 15 0C thì nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 22,5 0C. Xác định nhiệt độ của
lò. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/kg.K; của chất làm nhiệt lượng kế là 418 J/kg.K; của nước là 4,18.103
J/kg.K.
ĐS: 14040C.

35. Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một
miếng kim loại có khối lượng 192g đã đun nóng tới nhiệt độ 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng
của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,50C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung
quanh và biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 128J/kg.K và của nước là 4180J/kg.K. ĐS: 777,2J/kg.K

Tính công hay nhiệt lượng hay độ biến thiên nội năng
Công do khí sinh Công do khí Nhiệt lượng nhận Độ biến thiên nội
ra nhận vào vào năng

Quá trình đẳng nhiệt A  Q   A ' U  0


Quá trình đẳng áp A '  PV A   PV Q  U  A ' U  A  Q
Quá trình đẳng tích 0 0 Q  U
36. Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pittông
đi đoạn 5cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20N.
ĐS: 0,5 J

Zalo: 0768072250 6
 2022- NGUYÊN LÝ NĐLH
37. Người ta cung cấp khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2,5 J. Khí dãn nở đẳng áp đẩy pít-tông đi một
đoạn 7 cm với một lực có độ lớn là 22 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
ĐS: 0,96J

38. Người ta cung cấp một nhiệt lượng 2,5 J cho chất khí đặt trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy
pit tông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pit tông và xi lanh là 40 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
ĐS: 0,5J.

39. Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pit
tông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pit tông và xi lanh là 30N. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
ĐS: 0J.
40. Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn
5cm với một lực có độ lớn là 20N. Tính độ biến thiên nội năng của khí. ĐS : 1 J.
41. Khí truyền nhiệt lượng 6.106J cho khí trong một xi lanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit tông lên làm thể tích của
khí tăng thêm 0,5 m3. Biết áp suất của khí là 8.106 Pa và coi áp suất không đổi trong quá trình thực hiện công. Tính
độ biến thiên nội năng của khí. ĐS: 2,106J.

42. Chất khí trong 1 xilanh có p = 8.105Pa. Khi dãn đẳng áp khí sẽ thực hiện 1 công là bao nhiêu? Nếu nhiệt độ
tuyệt đối của nó tăng lên gấp đôi. Xilanh có tiết diện ngang bên trong là 200cm2 và lúc đầu mặt pittông cách đáy
xilanh 40cm. ĐS: 6400 J

43. Một khối khí có áp suất p = 100N/m2 thể tích V1 = 2m3 nhiệt độ t1 = 270C được nung nóng đẳng áp đến nhiệt
độ t2 = 870C. Tính công của khí thực hiện được trong quá trình này. ĐS: V2=2,4m3; 40J.

Zalo: 0768072250 7
 2022- NGUYÊN LÝ NĐLH
44. Lượng khí không đổi ở áp suất 2.104 Pa và thể tích 6 lít. Được đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 8 lít.
a.Tính công do khí thực hiện.
b. Hãy tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết khi đun nóng khí nhận được nhiệt lượng 100 J.
ĐS: 40J; 60J.

45. Lấy 2,5 mol khí lý tưởng ở nhiệt độ 300 K. Nung nóng đẳng áp lượng khí này cho đến khi thể tích của nó bằng
1,5 lần thể tích lúc đầu. Nhiệt lượng cung cấp cho khí cho khí trong quá trình này là 11,04 kJ. Tính công mà khí
thực hiện và độ tăng nội năng của khí. ĐS: 3,116kJ; 7,924kJ.

46. Một khối khí có thể tích 10 lít ở áp suất 2.105N/m2 được nung nóng đẳng áp từ 300C đến 1500C. Tính công do
khí thực hiện trong quá trình trên. ĐS: 13,96 lít; 792 J
47. Diện tích mặt pittông là 150cm2 nằm cách đáy của xilanh đoạn 30cm, khối lượng khí ở thiệt độ 25°C có áp
suất 105Pa. Khi nhận được năng lượng do 5g xăng bị đốt cháy tỏa ra, khí dãn nở ở áp suất không đổi, nhiệt độ của
nó tăng thêm 50°C.
a. Xác định công do khí thực hiện.
b. Hiệu suất của quá trình dãn khí là bao nhiêu? Biết rằng chi có 10% năng lượng của xăng là có ích, năng suất
tỏa nhiệt của xăng là q = 4,4.107 J/kg. Coi khí là lý tưởng.

48. Một ấm đun nước bằng nhôm có có khối lượng 400g, chứa 3 lít nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt
lượng 740KJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 80°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết CAl = 880 J/kg.K, CH2O = 4190
J/kg.K.

49. Truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông chuyển động làm thể tích
của khí tăng thêm 0,5m3. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong qúa trình khí thực
hiện công. Tính độ biến thiên nội năng của khí. ĐS : 2.106 J.

Zalo: 0768072250 8

You might also like