Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 170

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LUẬT

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Số tín chỉ: 03
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


GIỚI THIỆU
Bộ học liệu này được các giảng viên Khoa luật – Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân xây dựng nhằm giúp các em sinh viên tiếp cận được với các nội dung cơ bản
của môn học Pháp luật đại cương.
Nội dung gồm 6 chương:
Chương 1: Đại cương về nhà nước
Chương 2: Đại cương về pháp luật
Chương 3: Hình thức pháp luật và hệ thống pháp luật
Chương 4: Luật hành chính Việt Nam
Chương 5: Luật hình sự Việt Nam
Chương 6: Luật dân sự Việt Nam

Rất mong nhận được sự góp ý của các em để bộ học liệu này được hoàn thiện
hơn trong các lần xuất bản sau.
Tập thể tác giả

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC

TS. GVC. Nguyễn Hữu Mạnh

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Câu hỏi dẫn nhập

Nhà nước là gì? Những nhà nước đầu tiên trên thế
giới được hình thành như thế nào? Nhà nước có bản
chất, đặc điểm gì? Các nhà nước trên thế giới hiện
nay được phân loại theo tiêu chí kiểu và hình thức
nhà nước như thế nào?

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được hình


thành như thế nào, có bản chất, đặc điểm gì, kiểu và
hình thức nhà nước như thế nào?

Những vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong chương 1

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Mục tiêu của chương 1

- Giúp học viên hiểu được những vấn đề lý luận


chung về nhà nước, như: nguồn gốc hình thành nhà
nước, bản chất, đặc điểm, chức năng của nhà nước,
kiểu và hình thức nhà nước;

- Giúp học viên hiểu được một số vấn đề cơ bản về


nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Nội dung của chương 1

1.1. Những vấn đề chung về nhà nước

1.2. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.1. Những vấn chung về Nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc của Nhà nước

Có nhiều học thuyết t thần học


khác nhau về nguồn gốc Thuyế

của Nhà nước.


Thuyết gia trưởng
Tuy vậy, học thuyết Mác
- Lênin được phổ biến
ước xã hội
giảng dạy tại các cấp Thuy ết k hế
học.
Thuyết bạo lực

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Theo học thuyết Mác - Lênin:

- Nhà nước hình thành khi điều kiện kinh tế - xã hội đã


phát triển ở mức độ nhất định.
- Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước. Nhà
nước xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Nhà nước
xuất hiện khi mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã
hội có giai cấp đã phát triển đến mức không thể dung hòa;
- Nhà nước được giai cấp thống trị lập ra, nhằm: thiết lập
trật tự, ổn định xã hội; bảo vệ quyền lợi và địa vị cho giai cấp
thống trị.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.1.2. Bản chất của nhà nước

• Nhà nước luôn thể hiện bản chất giai cấp và chất xã hội.

• Mức độ biểu hiện của tính giai cấp, tính xã hội ở các nhà
nước và từng giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có sự
khác biệt.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước

• Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt trên
phạm vi toàn bộ lãnh thổ
• Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành
chính và thực hiện việc quản lý dân cư theo các đơn vị
hành chính
• Nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia
• Nhà nước ban hành ra pháp luật và thực hiện quản lý xã
hội bằng pháp luật
• Nhà nước đặt ra các loại thuế và thực hiện các chính
sách tài chính.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.1.4. Chức năng của Nhà nước

• Chức năng của Nhà nước là những phương diện hoạt


động cơ bản của Nhà nước nhằm để thực hiện những
nhiệm vụ đặt ra đối với Nhà nước.

• Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng nhà nước


được phân chia thành chức năng đối nội và chức năng
đối ngoại.

• Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của Nhà nước
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.1.5. Kiểu nhà nước

• Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù
của Nhà nước, thể hiện bản chất và những điều kiện tồn
tại, phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã
hội nhất định.

• Các kiểu Nhà nước: Nhà nước chủ nô; Nhà nước phong
kiến; Nhà nước tư sản; Nhà nước XHCN

• Sự hình thành và phát triển các kiểu Nhà nước có tính


quy luật.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.1.6. Hình thức nhà nước

• Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà
nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực
nhà nước.

• Hình thức nhà nước được xem xét trên các góc độ:
• Hình thức chính thể
• Hình thức cấu trúc
• Chế độ chính trị

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


• Hình thức chính thể là cách tổ chức quyền lực theo chiều
ngang, thể hiện cách thức lập ra các cơ quan tối cao của nhà
nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

• Hình thức chính thể gồm:


• Chính thể quân chủ (Chính thể quân chủ tuyệt đối; Chính
thể quân chủ hạn chế);
• Chính thể cộng hòa (Chính thể cộng hòa quý tộc; Chính
thể cộng hòa dân chủ).

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


• Hình thức cấu trúc nhà nước, gồm: Nhà nước có cấu
trúc đơn nhất; Nhà nước có cấu trúc liên bang.

• Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn
mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà
nước.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giai đoạn 1: Thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và
cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp

Giai đoạn 2: Xây dựng CHXH ở miền Bắc và cuộc kháng chiến
chống Mỹ- Ngụy ở miền Nam

Giai đoạn 3: Đất nước thống nhất, đổi tên nước thành Cộng hòa
XHCN Việt Nam, cả hai miền cùng xây dựng CNXH

Giai đoạn 4: Thực hiện đổi mới, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1.2.2. Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam

- Là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân;
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng thể hiện
tính xã hội một cách rộng rãi và sâu sắc.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền XHCN.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện
tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh
thổ Việt Nam.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện
chính sách hoà bình, hữu nghị với các nước trên thế giới.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.2.3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà
nước CHXHCN Việt Nam

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ


trung ương tới địa phương, được tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng
bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của
Bộ máy nhà nước:

• Nguyên tắc bảo đảm chủ quyền Nhân dân


• Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có
sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
• Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam đối với Nhà nước
• Nguyên tắc tập trung dân chủ
• Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1.2.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước

Các cơ quan nhà nước quan trọng, được quy định trong Hiến
pháp 2013, gồm có:

• Quốc hội
• Chủ tịch nước
• Chính phủ
• Tòa án nhân dân & Viện kiểm sát nhân dân
• Chính quyền địa phương
• Hội đồng bầu cử quốc gia & Kiểm toán nhà nước

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Quốc hội

• Vị trí:
• Quốc hội là cơ quan
đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước
cao nhất của nước
Cộng hoà XHCN Việt
Nam
(Đ.69 HP 2013)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


• Chức năng của Quốc hội:
(1) Ban hành những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia, đó là Hiến
pháp và các đạo luật;

(2) Quyết định những vấn đề quan trọng, trọng đại của đất nước mà các cơ quan
khác không có quyền quyết định;

(3) Giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

• Thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại Điều 70 Hiến pháp
2013.

• Hoạt động của Quốc hội:


• Hoạt động tập thể (Kỳ họp Quốc hội)
• Hoạt động thường trực của Quốc hội (UBTVQH)
• Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội
• Hoạt động của HĐDT và các UB của Quốc hội
• Hoạt động của các ĐBQH
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại -
(Đ.86 Hiến pháp 2013).

Thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 88
Hiến pháp 2013

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chính phủ

• Vị trí, chức năng: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội -
(Điều 94 Hiến pháp 2013).

• Thẩm quyền của Chính phủ được quy định tại Điều 96 Hiến
pháp 2013.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


• Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có Bộ và các cơ
quan ngang Bộ.

• Hoạt động của Chính phủ:


• Hoạt động của tập thể Chính phủ
• Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
• Hoạt động của các thành viên Chính phủ khác

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Tòa án nhân dân

• Vị trí: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước


CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Đ. 102 HP
2013.

• Chức năng xét xử (các vụ án về hình sự, dân sự, hôn


nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành
chính) và giải quyết nhiều việc khác theo quy định của
pháp luật; thực hiện quyền tư pháp.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


• Hệ thống các Toà án nhân dân:
• Toà án nhân dân tối cao;
• Tòa án nhân dân cấp cao
• Tòa án nhân dân cấp tỉnh
• Tòa án nhân dân cấp huyện
• Các tòa án quân sự ;
• Các toà án khác do luật định.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Viện kiểm sát nhân dân

• Vị trí: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp” Đ.107 HP 2013:

• Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân:


• Viện kiểm sát nhân dân tối cao
• Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
• Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
• Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
• Các Viện kiểm sát quân sự

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức theo đơn vị hành chính,
gồm có HĐND, UBND.
• Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của
Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên -
(Điều 113 Hiến pháp 2013).

• Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên - (Điều 114 HP
2013).

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước

• Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành


lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội; chỉ
đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các
cấp (Đ.117 Hiến pháp 2013)

• Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập,


hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện việc
kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
(Đ. 118 HP 2013)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1

Những vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 1:


• Học thuyết Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm,
chức năng của Nhà nước;
• Kiểu và hình thức Nhà nước
• Nguồn gốc, bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam;
• Khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản của bộ máy nhà
nước và các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam hiện nay.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chương 2

ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT

ThS. GVC. Đào Thu Hà

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Câu hỏi dẫn nhập

- Pháp luật là gì? Pháp luật đã xuất hiện như thế nào?
Pháp luật khác gì với các công cụ, giải pháp quản lý xã
hội khác?
- Quy phạm pháp luật là gì? Quan hệ pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là gì? Trách nhiệm pháp lý là gì? Các
vấn đề này có liên quan đến nhau như thế nào và chúng
có liên quan gì đến việc thực hiện pháp luật?

Những vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong chương 2

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Mục tiêu của chương 2

Giúp học viên hiểu được những kiến thức cơ bản


về pháp luật như: nguồn gốc ra đời của pháp luật,
bản chất, khái niệm, các đặc điểm cơ bản, vai trò
của pháp luật;

Giúp học viên phân tích được quy phạm pháp luật,
quan hệ pháp luật; nhận diện được vi phạm pháp
luật, dự đoán được hậu quả pháp lý áp dụng cho
các vi phạm pháp luật. Từ đó, hiểu được cách thức
pháp luật đi vào thực tế đời sống.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Nội dung của chương 2

2.1. Những vấn đề chung về pháp luật


2.2. Quy phạm pháp luật
2.3. Quan hệ pháp luật
2.4. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.1 Những vấn đề chung về pháp luật
2.1.1. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật

Nguyên nhân ra đời pháp luật cũng chính là nguyên


nhân dẫn đến sự hình thành Nhà nước
Theo
học Pháp luật là hiện tượng có tính khách quan và là sản
thuyết phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
Marx -
Lenin Pháp luật và Nhà nước ra đời đồng thời, tồn tại,
phát triển và tiêu vong gắn liền với nhau

Pháp luật có cùng bản chất với Nhà nước ban hành
ra nó
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2.1.2. Khái niệm pháp luật

• Là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung


• Do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
• Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế
Nhà nước
• Để điều chỉnh các quan hệ xã hội

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.1.3. Đặc điểm của pháp luật

Tính quyền lực nhà nước

Tính quy phạm phổ biến

Tính bắt buộc chung

Tính hệ thống

Tính xác định về hình thức

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.1.4. Vai trò của pháp luật

Thiết lập Bảo vệ


Tổ chức, các mối quyền
Tổ chức,
hoạt quan hệ con
quản lý
động và ngoại người,
và điều
giám sát giao, hữu bảo vệ
tiết nền
bộ máy nghị và chủ
kinh tế
nhà nước hợp tác quyền
quốc tế nhân dân

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.2. Quy phạm pháp luật
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh
quan hệ xã hội theo hướng nhất định và nhằm đạt được mục
đích mà nhà nước đặt ra.

QPPL mang tính QPPL có mối quan


QPPL mang tính
quyền lực nhà hệ mật thiết với
bắt buộc chung
nước nhau

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.2.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật

Giả Quy
định định

Chế tài

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Giả định: là bộ phận nêu rõ điều kiện, hoàn cảnh và chủ thể chịu tác động
của quy phạm pháp luật.

• Trả lời câu hỏi: Ai? Khi nào? Trong điều kiện hay hoàn cảnh nào?

Quy định: là bộ phận nêu lên cách thức xử sự mà các chủ thể trong
điều kiện, hoàn cảnh đã giả định cần thực hiện.

•Trả lời câu hỏi: Được làm gì?/Phải làm gì?/ Không được làm gì?/ Làm như thế
nào?

Chế tài: là bộ phận đưa ra dự liệu về những biện pháp cưỡng chế sẽ
áp dụng đối với chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh đã giả định nếu
chủ thể này không thực hiện đúng quy định.
• Trả lời câu hỏi: Hậu quả pháp lý bất lợi gì?

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.3. Quan hệ pháp luật
2.3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật

QHPL = QHXH + QPPL

Mua bán
A B

Trong đó, quan hệ pháp luật gồm các bộ phận cấu thành là:
- Chủ thể quan hệ pháp luật là A và B
- Nội dung của quan hệ pháp luật là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
A và B mà chúng được Nhà nước đảm bảo thực hiện
- Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà A và B mong muốn đạt
được khi tham gia quan hệ này

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.3.2. Chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức tham gia
quan hệ pháp luật khi có đủ điều kiện mà pháp luật quy định.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân

Chủ thể không


Chủ thể trực tiếp
trực tiếp

Có năng lực Có năng lực


pháp luật pháp luật

Có năng lực Không có năng


hành vi lực hành vi

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Năng lực pháp luật: là khả năng của
chủ thể được tham gia quan hệ pháp
luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ.

à xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra và


mất đi cá nhân chết

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Năng lực hành vi: là khả năng của một chủ thể được
nhà nước thừa nhận rằng có thể bằng hành vi của
mình để xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp
lý.

àNăng lực hành vi phụ thuộc vào:

- Độ tuổi
- Tình trạng sức khoẻ tâm lý và thể chất

àCác ngành luật khác nhau quy định khác nhau về năng
lực hành vi của cá nhân.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chủ thể của quan hệ pháp luật là tổ chức

Pháp nhân thương mại


Pháp nhân
Pháp nhân
phi thương mại
Tổ chức

Tổ chức không có tư cách pháp nhân

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân:
(Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015)

Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;

Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình;

Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân xuất hiện đồng thời với nhau.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.3.3. Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của QHPL là những lợi ích mà các chủ thể
mong muốn đạt được khi tham gia vào QHPL đó.

• Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích
xã hội khác mà chủ thể mong muốn đạt được khi
tham gia vào các quan hệ pháp luật
• Quyết định thái độ và cách thức xử lý của nhà nước
đối với hành vi xâm hại QHPL đó

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.3.4. Nội dung của quan hệ pháp luật

Quyền pháp lý Nghĩa vụ pháp lý


• là khả năng của chủ thể • là những cách thức xử sự
được xử sự trong giới hạn phải thực hiện của chủ thể
pháp luật cho phép vì lợi ích của bên có quyền

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.3.5. Sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong thực


tế phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự
liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.

Sự biến
Sự kiện pháp lý
Hợp pháp
pháp lý Hành vi
pháp lý Bất hợp
pháp

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.4. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
2.4.1. Vi phạm pháp luật

Trái với các Chủ thể có


quy định của năng lực
pháp luật TNPL

Là hành vi Chứa đựng


của con lỗi của chủ
người thể hành vi
VPPL

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.4.2. Trách nhiệm pháp lý

Vi phạm pháp luật Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý: là hậu quả pháp lý bất lợi mà theo
quy định của pháp luật được áp dụng đối với chủ thể đã có
hành vi vi phạm pháp luật bởi chủ thể có thẩm quyền.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Cấu thành vi phạm pháp luật

• Hành vi trái pháp • Cá nhân hoặc


luật tổ chức có
• Thiệt hại năng lực trách
• Mối quan hệ nhân nhiệm pháp lý
quả giữa hành vi
trái pháp luật và
thiệt hại
Mặt
khách Chủ thể
quan

Mặt
Khách
chủ
thể
quan
• Quan hệ xã hội • Lỗi:
được pháp luật • Lỗi cố ý
bảo vệ và bị hành • Lỗi vô ý
vi trái pháp luật • Ngoài ra còn có thể có
xâm hại động cơ và mục đích.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.4.3. Phân loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Vi phạm hình sự Trách nhiệm hình sự

Vi phạm hành chính Trách nhiệm hành chính

Vi phạm dân sự Trách nhiệm dân sự

Vi phạm kỷ luật Trách nhiệm kỷ luật

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

Những vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 2:

- Nguồn gốc, bản chất, khái niệm pháp luật, phân biệt được
pháp luật và các quy tắc xử sự khác;
- Cơ cấu của quy phạm pháp luật;
- Quan hệ pháp luật, các yếu tố pháp lý của một quan hệ pháp
luật;
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chương 3

HÌNH THỨC PHÁP LUẬT


VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

TS. Nguyễn Thu Trang

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Câu hỏi dẫn nhập

Hình thức pháp luật được hiểu là gì? Pháp luật được thể hiện
ra bên ngoài như thế nào? Các hình thức cơ bản của pháp luật
bao gồm? Hình thức pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt
Nam hiện nay là gì?
Hệ thống pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
như thế nào, có bản chất, đặc điểm ra sao? Cấu trúc của hệ thống
pháp luật hay các yếu tố cấu thành nên nó là gì và liên hệ với Việt
Nam?
Những vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong chương 3.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Mục tiêu của chương 3

- Giúp học viên hiểu được những kiến thức cơ bản bao gồm:
khái niệm hình thức pháp luật; các loại nguồn của pháp luật
với những ưu điểm, hạn chế nhất định; nguồn của pháp luật
Việt Nam. Từ đó, hiểu tại sao hình thức pháp luật chủ yếu của
pháp luật Việt Nam lại là Văn bản quy phạm pháp luật.
- Giúp học viên hiểu về hệ thống pháp luật thông qua khái
niệm, đặc điểm của chúng; hiểu được cấu thành của hệ thống
pháp luật các quốc gia trên thế giới, có cơ sở hiểu được cấu
thành hệ thống pháp luật Việt Nam.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Nội dung của chương 3

3.1. Hình thức pháp luật


3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Các hình thức pháp luật
3.2. Hệ thống pháp luật
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Các lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật
của Việt Nam

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


3.1. Hình thức pháp luật
3.1.1. Khái niệm

Hình thức pháp


luật là cách thức
biểu hiện ý chí
của giai cấp thống
trị mà thông qua
đó, ý chí trở thành
pháp luật.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


3.1. Hình thức pháp luật
3.1.2. Các hình thức pháp luật

Tập quán pháp

Hình thức
pháp luật

Văn bản QPPL Tiền lệ pháp

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Tập quán pháp

Là việc Nhà nước thừa nhận các


phong tục, tập quán của cộng đồng
đã được lưu truyền trong xã hội,
phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị và nâng chúng lên thành
pháp luật.

- Ưu điểm?
- Hạn chế?

ü Ra đời sớm nhất Tập quán hay Tập quán pháp?


ü Luật bất thành văn
VD: Tập quán ăn Tết cổ truyền, tập quán xác
định họ, dân tộc cho con; Phong tục Giỗ Tổ Hùng
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vương.
Tiền lệ pháp

Là việc Nhà nước thừa nhận những


bản án, quyết định (của chủ thể có
thẩm quyền khi giải quyết vụ việc
cụ thể) chứa đựng khuôn mẫu và cơ
sở để giải quyết các vụ việc khác
tương tự.

ü Xuất phát từ hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật.


ü Có vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản nhất là ở các nước
- Ưu điểm?
thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law).
- Hạn chế?
ü Việt Nam có sử dụng ÁN LỆ không?

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Văn bản quy phạm pháp luật

Là hình thức pháp luật thành văn,


chứa đựng các quy tắc sử xự chung
do các cơ quan nhà nước hoặc
người có thẩm quyền ban hành theo
trình tự, thủ tục, hình thức do pháp
luật quy định.

- Ưu điểm?
- Hạn chế?

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Nguồn của pháp luật

Văn bản QPPL

Tập quán pháp Tiền lệ pháp

Quan điểm, học


Điều ước quốc tế
thuyết pháp lý

Đường lối chính Quan điểm,


sách của lực chuẩn mực đạo
lượng cầm quyền đức, xã hội
Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là những văn bản trong


đó có chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc
xử sự do các chủ thể quốc tế thỏa thuận
ban hành.
Quan niệm, chuẩn mực đạo đức, xã hội

- Nguồn quan trọng bổ sung cho những


hạn chế trong hệ thống pháp luật của
quốc gia khi không có tập quán pháp
hay chưa có án lệ.
- Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức,
vào cảm nhận về lẽ phải, lẽ công bằng
trong cuộc sống để giải quyết các phát
sinh trong xã hội.
Đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền

ü Đối với một số quốc gia thì


đường lối, chính sách là một loại
nguồn đặc biệt của pháp luật, có
vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật quốc gia.

ü Đường lối, chính sách của lực


lượng cầm quyền đôi khi có thể
được viện dẫn để thay thế các văn
bản quy phạm pháp luật.
Quan điểm, học thuyết pháp lý

Trong một số trường hợp khi có


những sự việc xảy ra nhưng chưa
được quy định bởi pháp luật,
không có tập quán, chưa có án
lệ… è cơ sở cho việc giải quyết,
các nhà chức trách cần căn cứ
vào các quan điểm, lập luận khoa
học của các học giả, các nhà khoa
học pháp lý để đưa ra phương án
giải quyết.
Nguồn của pháp luật Việt Nam

ü Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.


Quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại
nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn
vị hành chính nhất định, do cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật ban hành và
được nhà nước bảo đảm thực hiện.
ü Được ban hành theo đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định
của pháp luật.
Đặc điểm của Văn bản quy phạm pháp luật

ü Do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành/phối hợp ban
hành với những hình thức do pháp luật quy định.

ü Tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

ü Nội dung của VBQPPL phải chứa các quy phạm pháp luật.

ü Nhà nước bảo đảm việc thực hiện các VBQPPL bằng các biện pháp thích
hợp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế…
Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

Là văn bản do cơ quan nhà nước, người có


thẩm quyền ban hành nhưng không có đủ
các yếu tố của văn bản quy phạm pháp
luật.
• Không chứa quy tắc xử sự chung
• Hạn chế số lần áp dụng
• Phải chỉ rõ đối tượng áp dụng
Nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đảm bảo tính hợp


hiến, hợp pháp và
Không làm cản
tính thống nhất
Tuân thủ thẩm
trở việc thực hiện
ĐƯQT mà VN là quyền, trình tự,
thủ tục
thành viên

Nguyên tắc

Bảo đảm tính khả


Bảo đảm công
thi, tiết kiệm
khai, dân chủ

Bảo đảm tính


minh bạch

Điều 5. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sđbs
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sđbs 2020

1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy
ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy
ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thông tư liên tịch
giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng
Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư
liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Số, kí hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

ü Phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn
bản.
ü Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau:
“loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban
hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
ü Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp
xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên
viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
ü Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc 2 trường hợp trên
được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết
tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản” è Ví dụ?
Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Số: 34/2016/NĐ-CP
Ký văn bản quy phạm pháp luật

ü Cơ quan làm việc theo chế độ tập thể


Ví dụ: TM. Quốc hội…
ü Cơ quan làm việc theo chế độ cá nhân
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ban hành
è Ký trực tiếp
è Cấp phó ký: KT. Thủ tướng Chính phủ
Phó Thủ tướng Chính phủ
(đã ký)
Nội dung văn bản quy phạm pháp luật

Từ Điều 15 đến Điều 30 Luật ban hành văn


bản quy phạm pháp luật 2015.
Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

Hiệu lực theo thời gian Hiệu lực theo thời gian

Ngưng hiệu lực


Thời điểm có hiệu lực của
của VBQPPL
VBQPPL (Điều 151)
(Điều 153)

Hiệu lực trở về trước của VBQPPL hết hiệu


VBQPPL (Điều 152) lực (Điều 154)

Hiệu lực theo không gian và đối tượng tác động (Đ155)
Nguyên tắc áp dung văn bản quy phạm pháp luật

ü Áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực (trừ trường hợp có hiệu lực hồi tố);

ü Áp dụng văn bản có hiệu lực cao hơn;

ü Áp dụng văn bản được ban hành sau;

ü Áp dụng có lợi nhất cho người vi phạm pháp luật.

Điều 156 Luật ban hành văn bản QPPL 2015


3.2. Hệ thống pháp luật
3.2.1. Khái niệm

ü Hệ thống pháp luật bao gồm tổng


hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo
thành một chỉnh thể thống nhất bao
gồm các ngành luật/chế định pháp
luật
ü Điều chỉnh các lĩnh vực/nhóm quan
hệ xã hội cùng loại (giống nhau về
nội dung, tính chất) tồn tại một cách
khách quan phù hợp với sự phát triển
của kinh tế - xã hội.
Đặc điểm hệ thống pháp luật

ü Thứ nhất, hệ thống pháp luật có tính khách quan.

ü Thứ hai, hệ thống pháp luật có tính thống nhất, đồng bộ.

ü Thứ ba, tính ổn định của các bộ phận tạo thành hệ thống pháp
luật chỉ tương đối.
Cấu thành của hệ thống pháp luật

Các quốc gia trên thế giới Hệ thống pháp luật Việt Nam

• Luật công: Luật Hiến pháp, Luật Ngành luật


Hành chính, Luật Tố tụng…
• Luật tư: Luật Dân sự, Luật kinh
doanh… Chế định pháp luật

Quy phạm pháp luật


Một số lĩnh vực pháp luật chủ yếu ở Việt Nam

• Luật Hiến pháp • Luật Kinh tế

• Luật Hành chính • Luật Sở hữu trí tuệ

• Luật Hình sự • Luật Lao động

• Luật Tố tụng hình sự • Luật Đất đai

• Luật Tài chính • Luật Môi trường

• Luật Dân sự • Luật Tố tụng dân sự


TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3

Những vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 3:

- Khái niệm, phân loại hình thức pháp luật;

- Nguồn của pháp luật thế giới và Việt Nam;

- Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc ban hành, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL); hiệu lực và nguyên tắc áp dung VBQPPL;

- Phân biệt VBQPPL với văn bản áp dung QPPL;

- Khái niệm, đặc điểm hệ thống pháp luật;

- Cấu thành của hệ thống pháp luật và một số lĩnh vực pháp luật chủ yếu ở
Việt Nam.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chương 4

LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

ThS. Phạm Đức Chung

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Câu hỏi dẫn nhập

Một hành vi thế nào gọi là vi phạm hành chính? Chủ thể có
hành vi vi phạm hành chính có thể bị xử lý như thế nào?
Thủ tục áp dụng các hình thức xử lý đó thực hiện ra sao?

Nếu không đồng tình với quyết định hay hành vi hành
chính của cơ quan Nhà nước chúng ta có thể làm gì để bảo
vệ quyền và lợi ích của mình?

Những vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong chương 4

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Mục tiêu của chương 4

- Giúp học viên hiểu được những nội dung cơ bản về


ngành luật hành chính và các quy định chung trong hệ
thống pháp luật hành chính.

- Giúp học viên nắm rõ các hình thức xử lý vi phạm hành


chính, các thủ tục áp dụng và các thủ tục khiếu nại, tố
cáo hay khiếu kiện hành chính.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Văn bản pháp luật
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi
bổ sung 2020

Luật cán bộ công chức 2008, sửa đổi bổ sung


2019

Luật viên chức 2010, sửa đổi bổ sung 2019

Luật tổ chức Chính phủ 2014, sửa đổi bổ


sung 2019

Luật khiếu nại 2011

Luật tố cáo 2018

Luật tố tụng hành chính 2015

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Nội dung của chương 4

4.1. Những vấn đề chung về luật hành chính

4.2. Cơ quan hành chính

4.3. Văn bản hành chính

4.4. Quy chế pháp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức

4.5. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính

4.6 Giải quyết khiếu nại và khiếu kiện hành chính

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Những vấn đề chung về luật hành chính

4.1.1. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật


hành chính

4.1.2. Phương pháp điều chỉnh của ngành


luật hành chính

4.1.3. Quan hệ pháp luật hành chính

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1.1. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính

Các quan hệ xã hội phát sinh


trong hoạt động chấp hành và Các quan hệ trong hoạt động tổ
điều hành của các cơ quan quản chức và công tác nội bộ của các
lý nhà nước khi thực hiện việc cơ quan quản lý hành chính nhà
quản lý nhà nước đối với mọi mặt nước
của đời sống xã hội.

Những quan hệ xã hội mang tính Những quan hệ xã hội mang tính
chất chấp hành và điều hành phát
chất chấp hành và điều hành phát
sinh trong hoạt động xây dựng, tổ sinh trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước khác hoặc các tổ
chức công tác nội bộ của các cơ
quan nhà nước khác (như Tòa án, chức xã hội khi được nhà nước
trao quyền thực hiện chức năng
Viện kiểm sát).
quản lý nhà nước.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1.2. Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính

Bên nhân danh Nhà


nước có quyền đơn
phương ra quyết
định trong phạm vi
thẩm quyền
Sự không bình đẳng Quyết định đơn
giữa các chủ thể phướng có tính chất
tham giao vào quan bắt buộc đối với các
hệ quản lý hành bên hữu quan
chính Nhà nước

Phương
pháp
mệnh lệnh

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1.3. Quan hệ pháp luật hành chính

Khái niệm

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã


hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính
Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm
pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức,
cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau
theo quy định của pháp luật hành chính.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Cơ quan hành chính

4.2.1. Khái niệm cơ quan hành chính Nhà


nước

4.2.1. Đặc điểm cơ quan hành chính Nhà


nước

4.2.3. Phân loại cơ quan hành chính Nhà


nước

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2.1. Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước

Khái niệm

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy


nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước. Đó là những cơ quan thực hiện các hoạt động chấp
hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2.2. Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước

• Có quyền lực Nhà nước


• Gồm nhiều cơ quan
• Có cán bộ, công chức làm việc
Đặc điểm chung • Hoạt động theo các nguyên tắc chung
thống nhất

• Hoạt đông quản lý hành chính Nhà


nước mang tính chấp hành điều hành.
• Có quan hệ trực thuộc với nhau:
Đặc điểm riêng “song trùng trực thuộc”.
• Có đơn vị cơ sở trực thuộc (trường
học, bệnh viện, viện nghiên cứu)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2.3. Phân loại các cơ quan hành chính Nhà nước

Căn cứ theo cơ sở pháp lý cho việc thành lập

Căn cứ vào địa giới hoạt động

Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền

Căn cứ theo chế độ lãnh đạo

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.3. Văn bản hành chính

4.3.1. Khái niệm văn bản hành chính

4.3.2. Phân loại văn bản hành chính

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.3.1. Khái niệm Văn bản hành chính

Văn bản hành chính là loại văn bản trong hệ thống văn bản
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính thông tin
quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy,
giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.3.2. Phân loại văn bản hành chính

Văn bản hành


Văn bản hành
chính thông
chính cá biệt
thường

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.4. Quy chế pháp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức

4.4.1. Khái niệm cán bộ, công chức và viên chức

4.4.2. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức và


viên chức

4.4.2. Trách nhiệm kỷ luật

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.4.1. Khái niệm cán bộ, công chức và viên chức

• là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn,


bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
Cán bộ trong cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội…, nằm trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.

• là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ


nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
Công chức quan của Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.

• là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị


trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công
Viên chức lập theo chế độ hợp đồng làm việc hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.4.2. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức và viên chức

Điều 8-10 Luật


Nghĩa vụ của cán bộ, công chức cán bộ, công
chức 2008

Điều 11-14 Luật


Quyền của cán bộ, công chức cán bộ, công
chức 2008

Nghĩa vụ của viên chức Điều 16 Luật


viên chức 2010

Quyền của viên chức Điều 11-15 Luật


viên chức 2010

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.4.3. Trách nhiệm kỷ luật

• Khiển trách

Cán bộ •


Cảnh cáo
Cách chức
Bãi nhiệm

• Khiển trách - Giáng chức

Công chức • Cảnh cáo


• Hạ bậc lương
- Cách chức
- Buộc thôi việc

• Khiển trách

Viên chức •


Cảnh cáo
Cách chức
Buộc thôi việc

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.5. Vi phạm Hành chính và trách nhiệm hành chính

4.5.1. Vi phạm hành 4.5.2. Trách nhiệm


chính hành chính

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.5.1. Vi phạm Hành chính

Khái niệm

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực


hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt vi
phạm hành chính.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.5.2. Trách nhiệm hành chính

4.5.2.1. Khái niệm trách nhiệm


hành chính

4.5.2.2. Xử lý vi phạm hành chính

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.5.2.1. Khái niệm trách nhiệm hành chính

Khái niệm

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm


pháp lý áp dụng đối với chủ thể có hành
vi vi phạm hành chính.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.5.2.2. Xử lý vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính

Các biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp xử lý hành chính

Các biện pháp ngăn chặn và đảm


bảo xử lý vi phạm hành chính

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Thủ tục áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính

Điều 55-68 Luật


Thủ tục xử phạt xử lý VPHC 2012

Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn Điều 80 Luật xử
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn lý VPHC 2012

Điều 81 Luật xử
Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
lý VPHC 2012

Thủ tục trục xuất Điều 84 Luật xử


lý VPHC 2012

Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả Điều 85 Luật xử
lý VPHC 2012

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.6.1. Giải quyết khiếu nại

Khái niệm

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức


hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của mình.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.6.1. Giải quyết khiếu nại

Giải quyết khiếu


• Gửi đơn đến người đã nại lần hai
ra quyết định hành
chính hoặc cơ quan có • Gửi đơn đến Thủ
người có hành vi hành trưởng cấp trên trực
chính tiếp của người có
thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu
Giải quyết khiếu
nại lần đầu

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.6.2. Giải quyết khiếu kiện hành chính

Khởi kiện và Chuẩn bị xét Thủ tục xét


thụ lý vụ án xử xử sơ thẩm

Thủ tục giám Thủ tục xét


đốc thẩm, tái xử phúc thẩm
thẩm

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4

Những vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 4:

- Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật
hành chính
- Khái niệm và đặc điểm các cơ quan hành chính Nhà nước
- Quy chế pháp lý về cán bộ, công chức và viên chức
- Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
- Quy định về Khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện hành chính

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chương 5

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

TS. GVC. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Câu hỏi dẫn nhập

Ngành luật hình sự có đặc trưng gì? Khi nào một hành vi vi
phạm pháp luật được coi là nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần
phải bị coi là tội phạm và phải chịu sự đe doạ áp dụng hình
phạt?
Khi một tội phạm xảy ra, quan hệ xã hội nào sẽ thuộc phạm
vi điều chỉnh của luật hình sự ?

Những vấn đề này sẽ được tìm hiểu trong chương 5

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Mục tiêu của chương 5
Giúp người học hiểu được những kiến thức cơ bản về
luật hình sự như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp
điều chỉnh, Tội phạm là gì? Tội phạm được phân loại
như thế nào? Đồng phạm là gì? Những tình tiết nào
được quy định là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi?

Đồng thời cũng giúp người học hiểu được các chế
định liên quan đến hình phạt như hình phạt là gì?
Hình phạt có đặc điểm nào? Hệ thống hình phạt theo
luật hình sự Việt Nam? Trình tự thủ tục để các cơ
quan nhà nước giải quyết vụ án hình sự được quy
định như thế nào?

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Nội dung của chương 5

5.1. Khái quát về Luật hình sự


5.2. Tội phạm
5.3. Hình phạt

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


5.1. Khái quát về Luật hình sự (1)

• Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật


của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm
hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành, xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là
tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội
phạm ấy.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


5.1. Khái quát về Luật hình sự (2)

• Đối tượng điều chỉnh: Là các quan hệ xã hội phát


sinh giữa nhà nước và cá nhân, pháp nhân thương
mại khi họ thực hiện một tội phạm
• Phương pháp điều chỉnh: “quyền uy”

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


5.2. Tội phạm
5.2.1. Khái niệm, đặc điểm tội phạm

Khái niệm tội phạm (Điều 8 BLHS)


• “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị
xử lý hình sự”.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


5.2.1. Khái niệm, đặc điểm tội phạm

Đặc điểm của tội phạm

Tội phạm là Tội phạm là


hành vi nguy hành vi trái pháp
hiểm cho xã hội luật hình sự

Tội phạm là
Tội phạm là hành vi do người
hành vi được có năng lực
thực hiện một trách nhiệm
cách có lỗi hình sự thực
hiện
5.2.2. Phân loại tội phạm

Điều 9 BLHS

Căn cứ vào gnh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội


của hành vi phạm tội.

Tội phạm rất Tội phạm đặc


Tội phạm ít Tội phạm biệt nghiêm
nghiêm trọng
nghiêm trọng nghiêm trọng trọng
Mức cao nhất
Mức cao nhất Mức cao nhất • Mức cao nhất
của khung của khung hình
của khung của khung hình
phạt đv tội ấy là hình phạt đv phạt đv tội ấy là
hình phạt đv
trên 03 năm tội ấy là trên trên 15 năm đến
tội ấy là đến 20 năm tù, tù
đến 07 năm tù 07 năm đến
03 năm tù; chung thân hoặc
15 năm tù tử hình
5.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (1)

Sự kiện bất ngờ (Điều 20 BLHS)

• Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho
xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc
không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi
đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tình trạng không có NLTNHS (Điều 21 BLHS)

• Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội


trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
5.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (2)

Phòng vệ chính đáng (Điều 22 BLHS)

• Điều kiện 1: Có hành vi tấn công đang thực tế đe doạ đến quyền, lợi
ích chính đáng
• Điều kiện 2: Hành vi chống trả phải gây ra thiệt hại cho người có
hành vi tấn công.
• Điều kiện 3: Hành vi phòng vệ phải là hành vi chống trả lại một cách
cần thiết.

Tình thế cấp thiết (Điều 23 BLHS)

• Điều kiện 1: Có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa lợi ích hợp pháp.
• Điều kiện 2: Việc gây ra thiệt hại là cách duy nhất để ngăn chặn thiệt
hại khác.
• Điều kiện 3: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
5.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (3)

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24 BLHS)

• Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà
không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây
thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng Zến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
(Điều 25 BLHS)

• Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử
nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù
đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp
phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
5.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (4)

Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 26 BLHS)

• Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh
lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ
trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh
lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành
mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách
nhiệm hình sự.
• Trừ : Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi
hành mệnh lệnh của cấp trên quy định tại Điều 421 (Tội phá
hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược); Điều 422 (Tội
chống loài người) và Điều 423 (Tội phạm chiến tranh).
5.2.4. Đồng phạm

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng


thực hiện một tội phạm.
Điều 17 BLHS

à Dấu hiệu khách quan: phải có từ 2 người trở lên cùng thực
hiện tội phạm;
àDấu hiệu chủ quan: phải cùng có lỗi cố ý
à có 4 loại người đồng phạm:
- Người tổ chức
- Người thực hành
- Người xúi giục
- Người giúp sức
5.3. Hình phạt
5.3.1. Khái niệm, đặc điểm hình phạt

Khái niệm hình phạt


• Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
được quy định trong Bộ luật hình sự do Toà án áp dụng đối với
người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc
hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
(Điều 30 BLHS)

à Đặc điểm
• Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất;
• Chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự;
• Do Toà án áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm
tội
5.3.3. Hệ thống hình phạt (1)

Hình phạt chính đối với người phạm tội


(Điều 32 BLHS)

1 • Cảnh cáo

2 • Phạt ,ền

3 • Cải tạo không giam giữ

4 • Trục xuất

5 • Tù có thời hạn

6 • Tù chung thân

7 • Tử hình
5.3.3. Hệ thống hình phạt (2)

Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


(Điều 32 BLHS)

1 • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định

2 • Cấm cư trú

3 • Quản chế

4 • Tước một số quyền công dân

5 • Tịch thu tài sản

6 • Phạt Kền là hình phạt bổ sung được áp dụng khi tội đó không áp
dụng phạt Kền là hình phạt chính.

7 • Trục xuất được áp dụng là hình phạt bổ sung khi tội đó không áp
dụng trục xuất là hình phạt chính.
5.3.3. Hệ thống hình phạt (3)

Hình phạt chính đối với pháp nhân thương


mại phạm tội (Điều 33 BLHS)

1 • Phạt -ền

2 • Đình chỉ hoạt động có thời hạn

3 • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn


5.3.3. Hệ thống hình phạt (4)

Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân


thương mại phạm tội (Điều 33 BLHS)

1 • Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số


lĩnh vực nhất định

2 • Cấm huy động vốn

3 • Phạt Vền, khi không áp dụng là hình phạt chính


5.3.4. Nguyên tắc áp dụng hình phạt

Hình
phạt • được áp dụng độc lập, đối với mỗi tội
chính phạm, người thực hiện tội phạm đó chỉ
bị áp dụng một hình phạt chính

• không được áp dụng độc lập, chỉ được


Hình áp dụng kèm theo hình phạt chính
phạt
bổ
nhưng đối với mỗi tội phạm lại có thể áp
sung dụng một hoặc một số hình phạt bổ
sung.
Các biện pháp tư pháp

• Các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng


chế hình sự được quy định trong luật hình sự do
Viện kiểm sát hoặc Toà án áp dụng đối với người
thực hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu hiệu của tội
phạm trong các giai đoạn tố tụng hình sự.
• Biện pháp tư pháp được áp dụng nhằm thay thế
hoặc hỗ trợ hình phạt
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội

1 • Tịch thu vật, hền trực hếp liên quan đến tội
phạm

2 • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường


thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

3 • Bắt buộc chữa bệnh

4 • Giáo dục tại trường giáo dưỡng (áp dụng


đối với người dưới 18 tuổi phạm tội)
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương
mại phạm tội

1 • Tịch thu vật, Gền trực Gếp liên quan đến tội
phạm

2 • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi


thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

3 • Khôi phục lại tình trạng ban đầu

4 • Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc


phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra
Quyết định hình phạt

Tòa án ra quyết định hình phạt à căn cứ vào quy


định của BLHS, cân nhắc /nh chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm
tội, các ?nh @ết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS.

à Trường hợp một người phạm nhiều tội à tòa


án quyết định hình phạt với từng tội phạm và tổng
hợp hình phạt theo quy định tại Điều 55 và 56 BLHS.
5.3.5. Nội dung cơ bản của tố tụng hình sự

• Khởi tố vụ án hình sự/khởi tố bị can


• Điều tra
• Truy tố
• Xét xử
• Thi hành án

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


TÓM LƯỢC CHƯƠNG 5

Những vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 5:


• Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật hình sự
• Khái niệm, đặc điểm tội phạm
• Phân loại tội phạm
• Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
• Đồng phạm
• Khái niệm, đặc điểm hình phạt
• Hệ thống hình phạt
• Nguyên tắc áp dụng hình phạt
• Biện pháp tư pháp
• Nội dung cơ bản của tố tụng hình sự
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chương 6

LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thị Đan Phương

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Câu hỏi dẫn nhập

Anh Nguyễn Văn T là công nhân làm việc tại phân xưởng hàn
thuộc công ty TNHH AB. Trong khi làm việc, do không thực hiện
đúng quy trình an toàn lao động, anh T đã để xảy ra một vụ cháy
tại xưởng sản xuất. Đám cháy đã lan sang cả 2 nhà dân xung
quanh.
Tuy đám cháy không có thiệt hại về người, nhưng thiệt hại về
tài sản đối với 2 nhà dân là 140 triệu đồng và đối với công ty là
180 triệu đồng.
• Ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt
hại xảy ra cho các nhà dân xung quanh xưởng và cho công ty
AB?
• Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc loại trách
nhiệm pháp lý nào? Trách nhiệm bồi thường này sẽ được thực
hiện như thế nào?

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Mục tiêu của chương 6

- Giúp học viên hiểu được những vấn đề cơ bản về


luật dân sự, bao gồm: đối tượng và phương pháp
điều chỉnh của luật dân sự; quan hệ pháp luật dân
sự.
- Giúp học viên hiểu được một số chế định pháp luật
cơ bản trong luật dân sự, như: tài sản và quyền sở
hữu và các quyền khác liên quan đến tài sản; hợp
đồng dân sự; bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
thừa kế.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Nội dung của chương 6

6.1. Những vấn đề chung về Luật dân sự


6.2. Tài sản, quyền sở hữu và các quyền
khác liên quan tới tài sản
6.3. Hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp
đồng
6.4. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
6.5. Thừa kế

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.1. Những vấn đề chung về Luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:

Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa các chủ thể thông qua
tài sản hay lợi ích vật chất nhất định.

Quan hệ nhân thân: là quan hệ được hình thành từ một


giá trị tinh thần của một cá nhân hay pháp nhân và luôn
gắn liền với cá nhân hay pháp nhân đó.

• Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản;


• Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.1. Những vấn đề chung về Luật dân sự

• Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những biện


pháp, cách thức tác động của nhà nước lên các quan hệ
tài sản, các quan hệ nhân thân bằng các quy phạm pháp
luật dân sự theo định hướng, ý chí của nhà nước.
• Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân sự:
phương pháp thỏa thuận.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.1. Những vấn đề chung về Luật dân sự

Nguồn của pháp luật dân sự:

Pháp luật quốc gia Pháp luật quốc tế

• Văn bản QPPL: • Điều ước quốc


• Hiến pháp tế mà Việt nam
2013. tham gia.
• Bộ luật Dân • Tập quán
sự 2015. thương mại
• Án lệ. quốc tế.
• Tập quán pháp.
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
6.1. Những vấn đề chung về Luật dân sự

Hệ thống pháp luật dân sự:


• Phần chung: quy định về phạm vi điều chỉnh, các nguyên
tắc cơ bản của luật dân sự, xác định địa vị pháp lý của
các loại chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự…
• Phần riêng: bao gồm các chế định pháp luật điều chỉnh
từng mặt, từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật dân
sự, ví dụ như tài sản và quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự
và hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ…

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.2. Tài sản, quyền sở hữu
và các quyền khác liên quan tới tài sản
Khái niệm:

Quyền tài sản là


Tài sản là vật, tiền, quyền trị giá được
giấy tờ có giá và các bằng tiền, bao gồm
quyền tài sản. quyền tài sản đối với
(Điều 105 Bộ luật đối tượng quyền sở
Dân sự 2015) hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các
quyền tài sản khác.
(Điều 115 Bộ luật
Dân sự 2015)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.2. Tài sản, quyền sở hữu
và các quyền khác liên quan tới tài sản

Phân loại tài sản: (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015)

• Bất động sản là các tài sản không di, dời được trong không
gian bao gồm:
• Đất đai
• Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
• Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình, xây
dựng
• Tài sản khác theo quy định của pháp luật
• Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Còn những cách phân chia khác: tài sản hiện có và


tài sản hình thành trong tương lai; vật tiêu hao và vật
không tiêu hao…

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.2. Tài sản, quyền sở hữu
và các quyền khác liên quan tới tài sản
Quan hệ sở hữu: là quan hệ giữa người với người
phát sinh trong quá trình chiếm giữ của cải vật chất
trong xã hội.

Quyền sở hữu: là một phạm trù pháp lý, gắn với sự


ra đời của Nhà nước.

• Theo nghĩa rộng: là một bộ phận của pháp luật dân


sự, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
• Theo nghĩa hẹp: là mức độ xử sự do pháp luật quy
định cho mỗi chủ thể để thực hiện các quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.2. Tài sản, quyền sở hữu
và các quyền khác liên quan tới tài sản
Quyền sở hữu: bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của luật. (Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015)

Quyền chiếm hữu:


• Điều 186 đến Điều 188 Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền sử dụng:
• Điều 189 đến Điều 191 Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền định đoạt:


• Điều 192 đến Điều 196 Bộ luật Dân sự 2015.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.2. Tài sản, quyền sở hữu
và các quyền khác liên quan tới tài sản
Các hình thức sở hữu ở Việt Nam:

Sở hữu toàn dân:


• Điều 197 đến Điều 204 Bộ luật Dân sự 2015.

Sở hữu riêng:
• Điều 205, 206 Bộ luật Dân sự 2015.

Sở hữu chung:
• Điều 207 đến Điều 220 Bộ luật Dân sự 2015.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.2. Tài sản, quyền sở hữu
và các quyền khác liên quan tới tài sản
Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực
tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ
thể khác. (Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015).

Quyền đối với bất động sản liền kề:


• Điều 245 đến Điều 256 Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền hưởng dụng:


• Điều 257 đến Điều 266 Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền bề mặt:
• Điều 267 đến Điều 273 Bộ luật Dân sự 2015.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.3. Hợp đồng
và bảo đảm thực hiện hợp đồng
Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự:
Nghĩa vụ dân sự: là (Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015)
việc mà theo đó, một
hoặc nhiều chủ thể (sau
đây gọi chung là bên có Căn cứ khác do
nghĩa vụ) phải chuyển Hợp đồng; pháp luật quy
giao vật, chuyển giao định.
quyền, trả tiền hoặc giấy
tờ có giá, thực hiện công
việc hoặc không được
thực hiện công việc nhất Gây thiệt hại do
Hành vi pháp lý hành vi trái pháp
định vì lợi ích của một đơn phương;
luật;
hoặc nhiều chủ thể khác
(sau đây gọi chung là
bên có quyền). Chiếm hữu, sử
(Điều 274 Bộ luật Dân Thực hiện công dụng tài sản
sự 2015) việc không có uỷ hoặc được lợi về
quyền; tài sản không có
căn cứ pháp luật;
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
6.3. Hợp đồng
và bảo đảm thực hiện hợp đồng

• Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ


thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với
bên có quyền.
Trách nhiệm • Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa
vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời
do vi phạm hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
nghĩa vụ dân hoặc thực hiện không đúng nội dung
sự: (Điều 351 của nghĩa vụ.
Bộ luật Dân • Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm
lỗi cố ý, lỗi vô ý.
sự 2015)
• Hình thức phổ biến: Buộc bên vi phạm
phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ dân sự đó và Bồi thường thiệt
hại.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.3. Hợp đồng
và bảo đảm thực hiện hợp đồng

Khái niệm Đặc điểm


hợp đồng dân sự: của hợp đồng dân sự:

• Hợp đồng là sự thoả • Là sự thỏa thuận tự


thuận giữa các bên về nguyện của các chủ thể;
việc xác lập, thay đổi • Làm phát sinh hệ quả
hoặc chấm dứt quyền, pháp lý: là căn cứ phát
nghĩa vụ dân sự (Điều sinh nghĩa vụ dân sự;
385 Bộ luật Dân sự • Là một loại giao dịch
2015) dân sự.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.3. Hợp đồng
và bảo đảm thực hiện hợp đồng

Điều kiện Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực
có hiệu hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được
lực của xác lập;
hợp đồng
dân sự: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự
nguyện;
(Điều 117
Bộ luật Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không
Dân sự vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
2015) hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu


lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có
quy định. (Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.3. Hợp đồng
và bảo đảm thực hiện hợp đồng
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự:
(Điều 292 đến Điều 350 Bộ luật Dân sự 2015)

Cầm cố tài Bảo lưu


sản quyền sở Bảo lãnh
hữu

Thế chấp tài


Ký quỹ Tín chấp
sản

Cầm giữ tài


Đặt cọc Ký cược
sản.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.4. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại


ngoài hợp đồng: là loại trách
nhiệm dân sự, cụ thể là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại áp dụng đối với
người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại. (Điều 584 Bộ
luật Dân sự 2015)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.4. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ Có thiệt hại xảy ra;


phát sinh
trách
nhiệm bồi Có hành vi trái pháp luật;
thường
thiệt hại
ngoài
hợp Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
đồng: pháp luật và thiệt hại xảy ra;

Yếu tố lỗi của người gây thiệt hại.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.4. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
(Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015)
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên
gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường
hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật dân sự 2015.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường
bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường
phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được
dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có
tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài
sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ
thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
6.5. Thừa kế

Một số khái niệm cơ bản:


Thừa kế là một quan hệ xã hội về sự dịch chuyển tài sản của
người chết cho người còn sống.

Quyền thừa kế:


• Theo nghĩa rộng, đây là một chế định pháp luật, gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật điều chỉnh về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn
sống.
• Theo nghĩa hẹp, đây là một quyền dân sự của các chủ thể, bao gồm quyền
của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản (người thừa kế).

Người thừa kế: là người được hưởng di sản mà người chết để lại.
(Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015)

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. (Điều
611 Bộ luật Dân sự 2015)
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
6.5. Thừa kế

Thừa kế theo di chúc


Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết. (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015)

Điều kiện hợp pháp của di chúc (Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)
• Điều kiện về người lập di chúc;
• Điều kiện về nội dung di chúc;
• Điều kiện về hình thức của di chúc.

Hiệu lực của di chúc: (Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015)

Người thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc: (Điều 644 Bộ
luật Dân sự 2015)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


6.5. Thừa kế

Thừa kế theo pháp luật


Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và
trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Điều 649 Bộ luật Dân sự
2015)

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: (Điều 650 Bộ luật Dân
sự 2015)

Người thừa kế theo pháp luật: (Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015)

Thừa kế thế vị: (Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015)

Thanh toán và phân chia di sản: (Điều 656 đến Điều 662 Bộ luật
Dân sự 2015)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


TÓM LƯỢC CHƯƠNG 6

Những vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 6:


• Đối tượng điều chỉnh (các quan hệ dân sự) và phương
pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự.
• Khái niệm và các loại tài sản; quyền sở hữu và các quyền
khác liên quan đến tài sản.
• Khái niệm hợp đồng, điều kiện có hiệu lực và các biện pháp
bảo đảm thực hiện hợp đồng.
• Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của các chủ thể.
• Quyền thừa kế, thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di
chúc.
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

You might also like