Nam Cao

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRÌNH BÀY CẢM NHẬN VỀ GIỌT NƯỚC MẮT CỦA LÃO HẠC

Nam Cao – nhà văn không biết khóc cho khốn khổ đời mình lại rất dễ khóc
cho đời người. Điển hình là cuộc đời của Lão Hạc. Thật khó để ta có thể phân biệt
được nhân vật khóc hay tác giả khóc, bởi mỗi con chữ đều ứa lệ khi lão Hạc khóc.
Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu: “Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết
làm sao được nữa? Thẻ của nó người ta giữ. Hình của nó người ta chụp rồi. Nó là
người của người ta rồi chứ đâu còn là con tôi?” Đó là những giọt nước mắt buồn
bã, đau đớn, tuyệt vọng bởi lão đã không lo được hạnh phúc cho con, để con lão
phải phẫn chí ra đi. Lão rất thương con và cảm thấy có lỗi với con, có tội với con.
Khi thấy con trai không đủ tiền cưới vợ, lão cũng đã khóc – nước mắt của tình yêu
thương con nhưng lão lại chỉ có thể lực bất lòng tâm trước cuộc sống nghèo túng.
Lão cũng khóc khi kể chuyện về con trai với Ông Giáo trước ngày ra đi. Nước mắt
nhớ con “rân rấn” trong từng lời kể của lão về con. Lão Hạc không chỉ khóc vì con
mà còn khóc cho “cậu Vàng” – người bạn mà lão hết sức trân quý. Khi bán cậu
Vàng đi, “mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại vs nhau, ép cho
nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão
mếu như con nít. Lão hu hu khóc” Lão Hạc khóc, trước tiên vì khi bán cậu Vàng,
lão đã mất đi một chỗ dựa tinh thần trong ngày tháng gần đất xa trời, một chút an
ủi của tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì
“…tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…” – tiếng khóc của nỗi
ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc của lão hồn
nhiên, chân thành như trẻ nhỏ, diễn tả một nỗi lòng đang vô cùng đau đớn, xót
xa, ân hận. CHắc chắn tâm hồn lão phải đẹp đẽ, trong sáng vô ngần mới có thể
khóc khi đánh lừa một con chó mà lão hết mực yêu thương. Thật đáng quý, đáng
trân trọng những giọt nước mắt tự nhiên, chân thành được chắt ra trong cái tuổi
già hạt lệ như sương ấy! Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của khổ nhục
cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm, vừa là biểu tượng của những đắng
cay à cũng là biểu tượng của tình thương, của niềm tắc ẩn, của mối từ tâm. Với
Nam Cao, chúng luôn có ý nghĩa là biểu tượng của đạo đức, nhân phẩm đẹp đẽ,
thánh thiện và nó làm nổi bật lên tính người, chất người vẹn nguyên trong sâu
thẳm tâm can mỗi độc giả. Vì lẽ ấy, những giọt nước mắt trong các tác phẩm của
Nam Cao luôn làm day dứt tâm hồn người đọc
TRÌNH BÀY CẢM NHẬN VỀ GIỌT NƯỚC MẮT CỦA BÉ HỒNG
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong hồi ký “Những ngày thơ ấu”
của Nguyên Hồng đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi
còn thơ ấu. Điều đó đã được thể hiện qua hình ảnh nước mắt của cậu bé Hồng.
Giọt nước mắt được xuất hiện trong hai hoàn cảnh: trong cuộc đối thoại với bà cô
và khi gặp lại mẹ. Khi người cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm
mẹ. Thì cậu bé Hồng đã “cúi đầu xuống đất, lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã
cay cay”. Câu hỏi của người cô đã gợi nhắc Hồng nhớ đến mẹ. Nỗi tủi thân, cô
đơn khi không được sống trong tình yêu thương của cậu bị kìm nén bấy lâu chỉ
chờ được bộc phát. Nhưng cậu đã đoán biết được ý nghĩ xấu xa của người cô. Chỉ
đến khi nghe được câu chuyện của mẹ có em bé - hai tiếng “em bé” xoáy sâu vào
tâm trí Hồng. Lúc này, nước mắt của cậu “đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi
chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Và “cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn
ứ khóc không ra tiếng”. Giọt nước mắt thể hiện những xót xa, tủi nhục mà cậu bé
Hồng phải chịu đựng. Cũng như sự nhớ nhung dành cho người mẹ và sự căm tức
những hủ tục đã chia cắt hai mẹ con của bé Hồng. Tất cả những dồn nén bấy lâu
nay bộc lộ quan những giọt nước mắt. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng dường như trở về
là một đứa trẻ ngây thơ. Khi người mẹ “vừa kéo tay”, vừa “xoa đầu” và hỏi, thì
Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Giọt nước mắt của sự đoàn tụ khiến người
mẹ cũng sụt sùi: “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” rồi được mẹ “lấy vạt
áo nâu thấm nước mắt cho”… Giọt nước mắt đã đưa cậu bé vào thế giới của tình
mẹ, được tận hưởng niềm hạnh phúc “êm dịu vô cùng”, “những cảm giác ấm áp
đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt…”. Giọt nước mắt ở đây không
còn là của những cay đắng, tủi nhục nữa. Mà nó là của niềm vui, sự sung sướng và
hạnh phúc khi cậu được gặp lại mẹ, được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận hơi thở
của mẹ. Tình mẫu tử thật thiêng liêng đến nhường nào: “Phải bé lại và lăn vào
lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người
mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người
mẹ có một êm dịu vô cùng”. Nước mắt là hình ảnh đã quá quen thuộc trong cuộc
sống của con người. Nhưng khi nó xuất hiện trong tác phẩm văn học lại chứa
đựng những ý nghĩa sâu sắc, góp phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
TRÌNH BÀY CẢM NHẬN VỀ HAI CÂU THƠ: “Lá vàng … mưa bụi bay”
Thơ chính là tiếng lòng. Bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên có thể coi là tiếng
lòng nức nở của nhà thơ về một nền Nho học đang bị mai một dần của xã hội thực
dân phong kiến Việt Nam ngày trước. Đọc bài thơ, độc giả nhận ra hình tượng
trung tâm của bài thơ là ông đồ, lớp người sinh bất phùng thời đã trở thành di
tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Hai câu thơ sau đã thể hiện rõ ý thơ
này: “Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay...”
Hai câu thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày
tàn của nền Nho học được viết ra bởi trái tim cảm thương thăm thẳm. Ở đây, Vũ
Đình Liên cho ta thấy, nỗi buồn của ông đồ không chỉ lắng đọng trong nghiên
mực, bút lông, trên tờ giấy. Nỗi buồn ấy còn lan tỏa tràn ngập khắp không gian.
Giữa mùa xuân mà người đọc như thoáng gặp tiết thu hiu hắt khi “lá vàng rơi trên
giấy”. Xưa nay lá vàng rơi là tín hiệu của mùa thu, thế mà ở đâygiữa trời xuân, thả
vào trang giấy hay nỗi buồn từ lòng người đang rơi xuống, rụng xuống, thương
cho một lớp người, hoài tiếc cho một giá trị văn hóa đang tàn dan trong sự lãng
quên. Bên hè phố, nơi ông đồ vẫn ngồi đấy, lá vàng rơi trên giấy, còn ngoài kia
ngoài trời, không gian mênh mông cũng nhuốm nỗi buồn đến não nề: mưa bụi
bay. Ta đã từng gặp hạt mưa xuân phơi phới bay giăng khắp lòng người thiếu nữ
trong đêm hội chèo mùa xuân ở thơ Nguyễn Bính, còn đây là mưa bụi bay, mưa
không ướt áo ai mà gợi lên nỗi buồn tê tái. Hơn nửa thế kỉ qua rồi mà hạt mưa ấy
vẫn khiến người đọc tái tê. Hai hình ảnh lá vàng rơi, mưa bụi bay giàu giá trị tạo
hình vẽ nên bức tranh xuân mà lặng lẽ âm thầm với gam màu nhạt nhòa, xám xịt,
lạnh lẽo. Giữa dòng đời rộn rã, ông đồ vẫn ngồi đấy mà trong ông đang là một tấn
bi kịch, một sự sụp đỗ. Trời đất cũng ảm đạm như lòng ông. Mọi người lãng quên
ông và dường như cả ông nữa cũng chìm trong quên lãng đến ngẩn ngơ vì những
tờ giấy đỏ của ông hứng lấy nỗi buồn của lá vàng rơi, ông cũng chẳng buồn nhặt
bỏ đi vì còn ai thuê viết...Ngoài trời mưa bụi bay, câu thơ bình dị nhưng lại là câu
thơ mang nặng tâm trạng. Mưa không phải mưa to gió lớn, mà chỉ là mưa bụi bay.
Cơn mưa không tạo nên sự âm áp, tươi vui của mùa xuân mà lạnh lẽo, cô đơn đến
thắt lòng. Hai thế kỉ trước, có Đỗ Mục - nhà thơ đời Đường viết bài “Thanh minh”
có câu: “Thanh minh lất phất mưa phùn
Khách đi đường thẳm nỗi buồn xót
xa” Mưa bụi bay, man mác thế thôi mà trong câu
thơ của Vũ Đình Liên đầy ám ảnh, day dứt. Mưa bay ngoài trời hay mưa trong
lòng người. Đây có thể coi là hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. Thế mới biết
sức sống của thơ ca là ở tài năng sử dụng ngôn ngữ và quan trọng hơn là sự đồng
cảm với vui buồn của con người.
TRÌNH BÀY CẢM NHẬN VỀ HÌNH TƯỢNG CHIẾC LÁ TRONG “CLCC”

Nam cao từng nói: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và
giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì
lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái,
sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn”. Điều này một lần nữa được khẳng
định lại trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm
được sinh ra từ sự hi sinh cao cả của tác giả, từ tâm hồn trong sáng và giàu tình yêu
thương, kết hợp với sự tác động mạnh của nó lên con người. Bơ-men, người hoạ sĩ già,
cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân
trọng. Ông đã dành những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình để vẽ nên chiếc lá
thường xuân – một kiệt tác nghệ thuật mang tên sự sống. Có thể nói, cụ Bơ-men qua
bức tranh chiếc lá cuối cùng đã thực hiện và có cho mình một kiệt tác để đời. Hình ảnh
chiếc lá giống y như thật, đến cả Xiu và Giôn-xi là họa sĩ cũng không nhận ra "cuống lá
còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa" , ta cảm
nhận được từng đường nét, màu sắc của chiếc lá đều rất rõ nét, chân thật và sống động.
Cụ Bơ-men đã thực hiện kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, chẳng
ai lại xách đèn ra ngoài trời giữa đêm mưa bão tuyết gió lạnh và bắc thang để vẽ bức
tranh trên tường gạch. Chỉ có cụ mới làm được điều đó, cụ đã hy sinh tất cả vì nghệ
thuật, vì kiệt tác của cuộc đời mình, bất chấp sức khỏe và hoàn cảnh không gian, thời
gian, đó chính là thời điểm thích hợp nhất. Hình tượng chiếc lá cuối cùng còn là đại diện
cho giá trị nhân đạo cao cả, lòng nhân ái giữa con người với con người. Nếu không vì
tình thương với Giôn-xi, sự cảm thông và lòng nhân ái bao la, cụ Bơ-men đã không hy
sinh cả tính mạng của mình để vẽ nên hình ảnh chiếc lá cuối cùng. Tiếc thay, khi cụ hoàn
thành xong tác phẩm cũng là lúc cụ phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của cụ chỉ là sự ra đi
của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Kiệt
tác ấy chính là kết quả của sự tích lũy tổng hòa hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ
của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Đến đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát
vọng cháy bỏng của mình từ trước. Chiếc lá bình thường lại được coi là một kiệt tác bởi
nó đã cứu sống được một con người từ vực sâu vạn trượng trở lại vs cuộc sống, từ chán
chường, tuyệt vọng, buông xuôi đến tìm lại đc hi vọng sống. Chiếc lá đã giúp hoàn thiện
tính cách nhân vật. Nó đem lại hi vọng trong Giôn-xi. Không còn dáng vẻ của một bệnh
nhân ủ rũ, sức sống mới được thổi bùng lên trong nhân vật. Cô họa sĩ trẻ bắt đầu khát
khao được sống mà mạnh mẽ đương đầu với bệnh tật. Cô muốn ăn cháo, uống sữa pha
rượu vang đỏ sau bao ngày không thiết tha gì. Cô khao khát, mong muốn được làm đẹp
khi nhờ Xiu đưa cho chiếc gương, và lòng quan tâm đến cuộc sống đã trở lại khi cô nhờ
Xiu xếp gối xung quanh để xem chị nấu nướng. Giôn-xi đã tạo dựng lại cho mình tình yêu
đối với nghệ thuật - thứ mà cô quyết định từ bỏ vì bệnh tật, Giôn-xi mong muốn một
ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ… Sự tác động của bức tranh lên nhân vật là minh
chứng rõ ràng nhất cho lời khẳng định nghệ thuật sinh ra là vì con người, vì để làm đẹp
cho cuộc sống nên nó mới tồn tại. Kiệt tác nghệ thuật ấy được sinh ra vì một mục đích
tốt đẹp và cao cả, đó là mang lại hy vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi, cô còn quá trẻ
không thể cứ phó mặc cuộc đời vào chiếc lá vô tri vô giác, phải mạnh mẽ và làm chủ
cuộc đời của mình. Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt đối với tinh thần và sự sống
của Giôn-xi. Ko chỉ vậy, chiếc lá thường xuân là hình ảnh mang tính biểu tượng xuyên
suốt cả bài và nó đã thể hiện đc cái tâm và cái tài của người họa sĩ già Bơ-men. Nó tượng
trưng cho quá trình sáng tạo nghệ thuật. Để vẽ lên được chiếc lá, cụ Bơ – men đã phải
đứng trong trời bão lớn, gió mạnh, hi sinh cả tính mạng để có thể hoàn thành nó. Quá
trình tạo ra một tác phẩm không phải đơn giản, đi qua những mưa bão của cuộc đời,
chắt lọc từ hồn của đất trời, gạn đục khơi trong chỉ giữ lại những điều đẹp đẽ nhất, nhân
văn nhất, từ đó mới ra được một tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” dành những dòng văn
trân quý nhất cho tác phẩm của cụ Bơ-men, khi sự ra đời của nó đã đánh đổi bằng cả
một đời người. Chiếc lá cuối cùng là hình ảnh ẩn dụ cho nghệ thuật chân chính. Chiếc lá
cuối cùng không chỉ là một chi tiết trong câu chuyện, nó còn là bài học cho những người
đang sáng tạo nghệ thuật, dạy họ làm ra những tác phẩm bằng cả trái tim. Sức mạnh của
nghệ thuật chân chính vô cùng lớn, nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người,
và trái tim của họ. Tác giả có thể đã mất nhưng những đứa con tinh thần của họ thì còn
sống mãi trong tâm hồn của những người ở lại. Cái chằng chịt, nhập nhằng của vật chất
không làm dập tắt đi cái đẹp của nghệ thuật mang tên sự sống. Tác phẩm là lời khẳng
định chắc chắn rằng nghệ thuật sinh ra là vì con người, phục vụ những lí tưởng cao đẹp
của họ. Với hình ảnh chiếc lá, O. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên
màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ
tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người. Hình ảnh chiếc lá đã đưa ra triết lí về nghị
lực sống phi thường trước khó khăn và vai trò của nghệt chân chính – nghệ thuạt vị
nhân sinh. Ngoài ra, chi tiết chiếc lá được cài đặt khéo léo trong câu chuyện, tạo cơ sở
để tác giả đảo ngược tình huống truyện tận hai lần. giúp truyện thêm phần đặc sắc, lôi
cuốn và hấp dẫn người đọc. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng lại góp phầ quan trọng trong
thành công của tác phẩm, làm nên tên tuổi và phong cách nghẹ thuật đặc trưng của nhà
văn O Hen-ri _ một chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.

You might also like