Tiểu luận- TCTT- nhóm 5-đã chuyển đổi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN


KHOA KINH TẾ
~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI :Bội chi ngân sách Nhà nước và tác động


của bội chi ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh
tế xã hội

Thực hiện: Nhóm 5


Hà Thị Thanh Thu. MSV: 10920268
Lê Thị Ngọc Anh. MSV: 10920220
LỚP: 109204
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Vũ Thị Huyền

Hưng Yên 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ
~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI :Bội chi ngân sách Nhà nước và tác động


của bội chi ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh
tế xã hội

Thực hiện: Nhóm 5


Hà Thị Thanh Thu. MSV: 10920268
Lê Thị Ngọc Anh. MSV: 10920220
LỚP: 109204
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Vũ Thị Huyền

Hưng Yên 2021


MỤC LỤC

Lời nói đầu 2


I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC 3
1.1: Quan điểm về bội chi ngân sách Nhà nước 3
1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến bội chi ngân sách Nhà nước 3
1.2.1: Bản chất, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Nhà nước 3
1.2.2: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 4
1.2.3: Mục tiêu, quan điểm chiến lược tài chính tiền tệ 4
1.2.4: Xu hướng diễn biến tình hình kinh tế 5
1.2.5: Những nhân tố kĩ thuật, chuyên môn ảnh hưởng đến cách xác định
mức bội chi ngân sách Nhà nước 6
1.3: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách Nhà nước 6
II: TÁC ĐỘNG CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. 8
2.1 Bội chi ngân sách- nguyên nhân chính gây ra lạm phát 8
2.2 Cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sức ép của tỷ giá rất lớn 8
2.3 Đối với nền kinh tế : 8
2.4 Đối với đời sống kinh tế- xã hội : 8

1
Lời nói đầu
Một nhà nước dù tồn tại trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử đều luôn
cố gắng hoàn thành được sứ mạng lịch sử của nó.Nhà nước ta cũng như vậy,
và để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao thì nhà nước cần có những
công cụ riêng của mình. Một trong những công cụ đắc lực giúp Nhà nước đó
chính là ngân sách Nhà nước.Trong những năm qua thì vai trò của ngân sách
Nhà nước đã được thể hiện rõ trong việc giúp Nhà nước hình thành các quan
hệ thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ đó
làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự ổn định và phát triển
của nền kinh tế.Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc sử dụng
ngân sách Nhà nước chưa đúng cách, đúng lúc, tình trạng bao cấp tràn lan,
sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách đã đặt ra cho chúng ta cần
có cái nhìn sâu hơn về tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước.ảnh hưởng
của bội chi ngân sách Nhà nước đến các hoạt động kinh tế-xã hội là hết sức
rộng lớn. Vậy thế nào là bội chi ngân sách Nhà nước? có những nhân tố nào
ảnh hưởng đến bội chi? Tác động của bội chi ngân sách Nhà nước đối với sự
phát triển kinh tế xã hội như thế nào?.Trong thời gian tới để đạt được mục
tiêu phát triển kinh tế cao và ổn định thì liệu nước ta có chấp nhận một mức
bội chi ở mức cao hay không? Tất cả những vấn đề nói trên đã và đang đặt ra
nhiều đòi hỏi đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách để
có thể tìm ra những nguyên nhân và các biện pháp xử lí tình hình bội chi
ngân sách Nhà nước.Trong phạm vi của một đề án môn học với đề tài :“Bội
chi ngân sách Nhà nước và tác động của bội chi ngân sách Nhà nước đối với
sự phát triển kinh tế xã hội” nhóm em xin đề cập đến một số mục tiêu như
sau: khái quát hoá những vấn đề cơ bản về bội chi ngân sách Nhà nước, chỉ
ra tác động của bội chi ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã
hội.
Dựa trên cơ sở đó kết cấu của tiểu luận bao gồm có 2 phần:
• I: Những vấn đề lí luận về bội chi ngân sách Nhà nước
• II: Tác động của bội chi ngân sách Nhà nước đối với sự phát triển kinh
tế xã hội.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, khả năng phân tích và nguồn số
liệu nên chắc chắn bài tiểu luận này của nhóm em sẽ còn có nhiều thiếu sót.
Vì vậy, nhóm em rất mong sẽ nhận được các đóng góp của cô và các bạn để
bài tiểu luận này có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô “ Vũ
Thị Huyền” đã nhiệt tình chỉ bảo nhóm em thực hiện tiểu luận này.

2
I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC

1.1: Quan điểm về bội chi ngân sách Nhà nước


Bội chi và thâm hụt là hai cách gọi khác nhau của cùng một hiện tượng khi
tổng nguồn thu không đủ trang trải tổng các nhiệm chi của một Chính phủ,
một địa phương, một đơn vị trong một thời kì nhất định(thường là một
năm).Khi nói đến bội chi ngân sách Nhà nước tức là các khoản chênh lệch
thiếu giữa tổng các nguồn thu so với tổng các khoản chi của ngân sách Nhà
nước trong một năm.Tuy nhiên vấn đề quy định các khoản thu, chi ngân sách
Nhà nước để xác định bội chi ở mỗi quốc gia thường không hoàn toàn giống
nhau. Cách tính chi ở Việt Nam bao gồm cả chi nợ gốc và lãi, không bao
gồm các khoản vay về cho vay lại.Còn theo thông lệ quốc tế thì chi chỉ bao
gồm các khoản trả nợ lãi chứ không bao gồm trả nợ gốc. Do đó điều quan
trọng trong quản lí bội chi không phải là sự tính toán đơn thuần là lấy tổng
thu trừ đi tổng chi mà phải xác định hợp lí và quy định hợp pháp những
khoản tiền nào được tính vào tổng thu, những khoản nào được tính vào tổng
chi của ngân sách Nhà nước trong từng năm.
1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến bội chi ngân sách Nhà nước
Trong lịch sử phát triển nền tài chính thì bội chi ngân sách đã và đang trở
thành một hiện tượng khá phổ biến ở các nước đang phát triển và các nước
chậm phát triển.nếu như chúng ta không tìm ra được những nguyên nhân
chính xác gây ra hiện tượng trên thì khó có thể có được những biện pháp hữu
hiệu để mà kịp thời dự báo và hạn chế tác động của nó tới nền kinh tế.Người
ta đã tổng hợp lại và đưa ra năm nhóm nguyên chính gây ra hiện tượng bội
chi ngân sách Nhà nước.
1.2.1: Bản chất, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Nhà nước
Ngay từ khi ra đời thì Nhà nước đã mang trong mình những trọng trách nhất
định. Mỗi một Nhà nước có thể chế, đường lối, chính sách khác nhau nhằm
phục vụ cho những đối tượng khác nhau. Nhưng mục tiêu quan trọng của
Nhà nước là làm cho kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, nâng cao vị
thế của đất nước mình trên trường quốc tế. Để thực hiện được điều đó thì
Nhà nước đã đề ra hàng loạt những biện pháp, chính sách quan trọng. Đất
nước tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ một nước lạc hậu với một xuất
phát điểm rất thấp, nền kinh tế còn mang nặng tính bao cấp, trì trệ, người dân
chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập còn rất thấp. Bên cạnh đó cỏ sở vật
chất, trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ của ta còn rất lạc hậu so với thế
giới. Chính vì lẽ đó mà Nhà nước ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện
trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Nhưng quá trình đó không
phải hoàn thành trong thời gian ngắn mà nó đòi hỏi chúng ta cần có lượng
vốn rất lớn, đây là một trong những điêu kiện tiên quyết và rất quan trọng mà
3
chúng ta cần phải có để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình
tiến hành việc thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước chúng ta đã đạt được
một số thành tựu quan trọng. Ngân sách Nhà nước không ngừng được mở
rộng cả về chất lượng và số lượng góp phần quan trọng để chúng ta tiến hành
xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được
thì chúng ta cũng mắc phải không ít sai lầm trong quản lí thu chi ngân sách
gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách khá nghiêm trọng trong những năm qua.
Việc bao cấp tràn lan, đầu tư dàn trải không có hiệu qu ả, thêm vào đó là
năng lực quản lí quản lí ngân sách còn nhiều bất cập, chưa thực sự minh
bạch và khoa học là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thu không
đủ chi, rất nhiều công trình xậy dựng xong không thể sử dụng được gây lãng
phí rat nhiều tiền của Nhà nước và nhân dân.Chính vì vậy mà đòi hỏi Nhà
nước ta cần phải có những biện pháp thực sự hiệu quả tron g quản lí thu chi
ngân sách để từ đó hạn chế rồi dần dần tiến tới xoá bỏ tình trạng bội chi ngân
sách Nhà nước.
1.2.2: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
Mục tiêu chủ yếu trong đường lối phát triển kinh tế ở nước ta là làm cho dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Và để đạt được mục
tiêu tốt đẹp ấy thì Nhà nước ta đã thực thi rất nhiều biện pháp quan trọng.
Một trong những chính sách ấy là tiến hành xây dựng rất nhiều công trình
công cộng phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân như: điện, đường, trường,
trạm… đây là những công trình hết sức thiết thực và cần thiết nhưng để xây
dựng được thì chúng ta cần phải có một lượng vốn lớn.Trong những năm đầu
của quá trình cải cách mở cửa thì việc huy động vốn của nước ta gặp rất
nhiều khó khăn, trở ngại, chính vì lẽ đó mà ta luôn lâm vào tình trạng thu
không đủ chi. Ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt thường xuyên, điều này về
lâu về dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nên kinh tế đất nước. Nếu
như chúng ta có những biện pháp thu hút thêm nhiều nguồn vốn hơn nữa cả
ở trong và ngoài nước, tiến hành việc xây dựng một cách có trọng điểm, chật
lượng, tiết kiệm, hiệu quả đồng thời quản lí nguồn ngân quỹ một cách chặt
chẽ, khoa học điều đó sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mở rộng
khả năng thu, chi cho ngân sách, giảm thiểu một cách tối đa tình trạng thâm
hụt ngân sách.
1.2.3: Mục tiêu, quan điểm chiến lược tài chính tiền tệ
Có thể nói chính sách tài chính quốc gia là một trong những chính sách quan
trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển của nền kinh tế
đất nước nói chung và bội chi ngân sách Nhà nước nói riêng. Bằng việc cải
tổ cơ bản chính sách tài chính, cơ cấu thu chi ngân sách, chính sách thuế để
tiến tới kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, sức mua của đồng tiền, ổn định
tình hình kinh tế xã hội. Ngoài ra chính sách tài chính còn góp phần tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất của
nhân dân.Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn,
4
nguồn tài chính còn hạn hẹp do đó mà chúng ta cần phải thận trong việc lựa
chọn các hình thức tài chính thích hợp, quản lí chặt chẽ nguồn tài chính quý
giá, kiên quyết chống mọi chủ trương bảo thủ trì trệ, vô chính phủ, buông
trôi quản lí tài chính, gây thất thoát tiền của đất nước. Trên cơ sở những mục
tiêu đó thì chúng ta cần phải xây dựng chính sách tài chính dựa trên những
quan điểm sau:
+Tập trung chuyển hướng tư nền tài chính”động viên, tập trung”sang nền tài
chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế.
+Thực hiện cơ chế tài chính lành mạnh, không đơn thuần coi cân bằng ngân
sách là mục tiêu của chính sách tài chính. Một ngân sách thiếu hụt hay dư
thừa không phải là kém quan trọng so với một ngân sách cân bằng và đều là
những công cụ tài chính thích ứng với từng hoàn cảnh cụ thể mà Nhà nước
có thể sử dụng để tác động đến quy mô và phương pháp phát triển kinh tế-xã
hội (kích thích hay hạn chế tăng trưởng…) Chẳng hạn như việc duy trì một
ngân sách thiếu hụt”vừa phải”có thể là nguy cơ lạm phát, nhưng lại tạo điều
kiện tăng tích tụ cho các cơ sơ kinh tế, tăng cầu cho người tiêu dùng trên cơ
sở đó kích thích đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm, mở rộng thị trường
tiêu thụ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+Để phân phối và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả thì chính sách tài
chính cần xác định rõ các mục tiêu ưu tiên phát triển, đảm bảo khả năng trả
nợ, thu hút thêm vốn mới hơn nữa.
+Việc xây dựng và thực hiện chính sách tài chính cần đứng trên quan điểm
hệ thống, đặt trong mối quan hệ và đổi mới các chính sách, công cụ khác
như: chính sách ngoại hối, chính sách lãi suất…nhằm tạo sức mạnh tổng
hợp, tránh tình trạng chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau.
+Quá trình xây dựng và phát triển chính sách tài chính ở nước ta còn đang
trong tình trạng thiếu kiến thức đầy đủ và kinh nghiệm quản lí tài chính còn
yếu. Do đó chúng ta cần phải ra sức học tập, đúc rút kinh nghiệm của những
nước khác và cả trong quá trình tiến hành thực hiện. Hoàn thiện hệ thống
pháp luật về tài chính, đảm bảo cân đôi giữa thu và chi, tiến tới một nền tài
chính vững mạnh.
1.2.4: Xu hướng diễn biến tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế cũng có những ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến quá trình
thu chi ngân sách Nhà nước.Nền kinh tế nước ta trong nhưng năm qua đã và
đang có những chuyển biến hết sức to lớn và tích cực. Kinh tế tăng trưởng
hàng năm thuộc vào hàng cao trên thế giới, thu ngân sách đạt khá, chúng ta
đã thu hút được khá lớn nguồn vốn trong dân chúng thông qua việc thu thuế,
phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng tổ quốc…đồng thời một
lượng vốn đầu tư nước ngoài đang ngày tăng trong những năm gần đây, bên
cạnh đó thì ta cũng đã tranh thủ được những sự trợ giúp quý báu của các tổ
5
chức tài chính quốc tế thông qua viện trợ ODA. Chính những yếu tố đó đã
góp một phần đáng kể trong việc cân đối cán cân thu chi ngân sách Nhà
nước, giảm thiểu tình trạng thâm hụt ngân sách. Hiện nay trên thế giới đang
diễn ra quá trình hội nhập kinh tế hết sức nhanh chóng, quá trình toàn cầu
hoá đang phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ, các kỹ thuật hiện đại
không ngừng được phát minh sáng chế, sự hợp tác cũng như sự cạnh tranh
đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những
chính sách tranh thủ được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, thu hút thêm nữa
những nguồn vốn đầu tư, viện trợ từ nước ngoài để phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nước, đồng thời bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần phải phát
huy nội lực của bản thân mình, không để đối tác họ có cơ hội chèn ép, gây
khó khăn cho ta.Có như vậy thì chúng ta mới có thể làm chủ được nguồn tài
chính cuả mình, phát huy hiệu quả tối đa của hệ thống tài chính nước nhà.
1.2.5: Những nhân tố kĩ thuật, chuyên môn ảnh hưởng đến cách xác định
mức bội chi ngân sách Nhà nước
Những tác động của bội chi ngân sách đến nền kinh tế là rất to lớn, nhưng để
xác định được một mức bội chi chính xác không phải là một điều dễ dàng.
Sau khi tham khảo các tiêu thức quốc tế, căn cứ vào quan hệ biện chứng giữa
thâm hụt ngân sách Nhà nước vợi nợ Nhà nước và quan niệm về ổn định tỷ
suất nợ đề tài đã đưa ra một số nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cách xác
định bội chi ngân sách Nhà nước.
+Ta thấy là khi lãi suất càng cao và tăng trưởng càng thấp thì làm cho mức
chênh lệch giữa lãi suất và tăng trưởng càng cao, hoặc khi tổng dư nợ càng
nhiều thì giá trị của thâm hụt ngân sách bậc một càng nhỏ dần lại thậm chí
phải có thặng dư và số thặng dư này phải cao dần mới đảm bảo duy trì được
sự ổn định của tỷ suất nợ trên GDP.
+Trong điều kiện có lạm phát thì nhìn chung lạm phát càng cao thì gán h
nặng nợ càng nhẹ.Tuy nhiên cái giá của việc sử dụng lạm phát không phải là
nhỏ.Bởi vì khi mà nền kinh tế có một mức lạm phát cao trong nhiều năm thì
sẽ dẫn đến tăng lãi suất từ đó sẽ gây ra tình trạng suy thoái kinh tế và thất
nghiệp gia tăng. Theo thời gian thì lạm phát sẽ làm tăng những khoản nợ
nước ngoài, suy giảm sức cạnh tranh quốc tế của những hàng hoá sản xuất
trong nước, gây ra sự dịch chuyển thu nhập từ người cho vay sang người đi
vay một cách không bình thường và sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào
chính phủ. Như vậy dù muốn hay không muốn thì những nhân tố ảnh hưởng
đến cách xác định bội chi ngân sách vẫn luôn tồn tại và gây ra những tác hại
không nhỏ, chúng ta cần phải có những biện pháp làm hạn chế một cách tối
đa những tác hại mà chúng gây ra.
1.3: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách Nhà nước
Tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước có những ảnh hưởng hết sức rộng lớn
trên tất cả các lĩnh vực, các hoạt đông kinh tế xã hội. Thâm hụt ngân sách
6
Nhà nước với một mức cao và triền miên sẽ làm cho Nhà nước phải tìm cách
tăng các khoản thu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người
dân, hơn nữa khi đó các nguồn vốn trong các ngân hàng sẽ trở nên khan
hiếm hơn điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lãi suất tăng cao, điều này gây ra
những trở ngại trong việc vay vốn của các nhà đầu tư. Về lâu về dài thì sẽ
dẫn đến tình trạng đầu tư sẽ giảm sút nghiêm trọng, sẽ có nhiều doanh
nghiệp bị phá sản do không tìm được những khoản vay thích hợp, sản xuất
trong nước bị thu nhỏ lại từ đó sẽ toạ điều kiện thúc đẩy quá trình nhập siêu,
cán cân thương mại quốc tế mất cân bằng. Những điều này dẫn đến tình
trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, thu nhập thực tế của người dân giảm
sút và ngày càng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mặt khác khi xảy ra
tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
lạm phát cao.Bởi lẽ khi có thâm hụt ngân sách thì một biện pháp mà chính
phủ hay dùng là phát hành tiền để bù đắp ngân sách, mà khi tiền được tạo ra
một cách quá mức như thế thì sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao, mà nếu như
Chính phủ phát hành trái phiếu ra công chúng để thu hút vốn, bù đắp cho
phần thiếu hụt thì trong một thời gian dài sẽ làm cho cầu về vốn tăng, do đó
lãi suất tăng và cung tiền tệ sẽ tăng. Hơn nữa khi mà hiện nay nước ta đang
trong quá trình xây dựng và phát triển, rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của người
dân trong nước cũng như bạn bè thế giới.Nếu như mà chúng ta không biết
cách quản lí nguồn vốn, nền tài chính cũng như ngân sách quốc gia cho tốt
thì dần dần sẽ gây mất lòng tin của người dân cũng như của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Họ đầu tư càng ngày càng ít hơn, dẫn đến nước ta đã
thiếu vốn để xây dựng đất nước nay lại càng thiếu hơn, những mục tiêu tốt
đẹp mà chúng ta đã đề ra sẽ khó mà có thể trở thành hiện thực được.

7
II: TÁC ĐỘNG CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
2.1 Bội chi ngân sách- nguyên nhân chính gây ra lạm phát
Bội chi ngân sách Nhà nước ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm
phát. Bởi vì, khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát
hành tiền ( tăng cung tiền tệ ) hoặc vay nợ, đều gây nên nguy cơ lạm
phát tăng.
➢ Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên
thị trường sẽ gây lạm phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt
lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải qua lạm phát cao
và kéo dài như giai đoạn 1986-1990.
➢ Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng vay nợ trong nước hoặc nước
ngoài, việc vay nợ trong nước bằng việc phát hành trái phiếu ra
thị trường vốn, nếu việc phát hành diễn ra liên tục thì sẽ làm
tăng lượng cầu quỹ cho vay, do đó làm lãi suất thị trường tăng.
Để giảm lãi suất, ngân hàng Trung ương phải can thiệp bằng
cách mua các trái phiếu đó, điều này làm tăng lượng tiền gây
lạm phát. Hay vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi ngân sách
bằng ngoai tệ, lượng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng
cách bán cho ngân hàng Trung ương, điều này làm tăng lượng
tiền nội tệ trên thị trường tạo áp lực lên lạm phát.

2.2 Cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sức ép của tỷ giá rất lớn
Nguyên nhân chính là do nhập siêu cao và duy trì trong một thời gian
qua dài dẫn đén cán cân thâm hụt ( IM/ EX ) liên tục trong nhiều năm
qua. Nếu điều này vẫn tiếp tục thì rất khó có khả năng cân đối được
ngoại tệ.( giải thích theo kinh tế vĩ mô)

2.3 Đối với nền kinh tế :

Việc bội chi ngân sách nhà nước sẽ gây ra việc thiếu nguồn thu, khi
thiếu nguồn thu nhà nước sẽ đánh vào những khoản phải thu như thuế,
lệ phí… Việc tăng các khoản thuế, lệ phí khiến cho việc mua bán, kích
cầu cũng bị tụt giảm, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và vô cùng
nghiêm trọng

2.4 Đối với đời sống kinh tế- xã hội :

Đời sống của người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ khi năm
ngân sách đó của nhà nước xuất hiện việc bội chi ngân sách. Nền kinh
tế bị ảnh hưởng sẽ là nguyên nhân dẫn đến đời sống kinh tế của người
dân bị kéo theo. Việc mua bán, giao dịch trong đời sống bị trì trệ, cuộc
8
sống thiếu thốn, từ đó kéo theo sự tụt giảm của những ngành khác như
vui chơi giải trí, du lịch, văn hóa giáo dục cũng từ đó mà tụt giảm…

You might also like