Luận Văn. Giải Pháp Quản Lý Chất Lượng Thi Công Công Trình Xây Dựng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 141

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Phạm Cao Thành, học viên lớp 23 QLXD21. Tôi xin cam đoan luận văn thạc
sĩ “Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI” là
sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là
hoàn toàn trung thực chưa được ai công bố trong các công trình nghiên cứu nào trước
đây và các thông tin trích trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

TÁC GIẢ

Phạm Cao Thành

1 i
LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sĩ kĩ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Giải pháp
quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI” được hoàn thành
với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình, Bộ môn
Công nghệ và Quản lý xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Trước hết, học viên xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn
này.

Học viên xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã bổ trợ cho
học viên những kiến thức vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.

Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bạn giám hiệu, phòng Đào tạo Đại
học và Sau Đại học, Khoa Công trình trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện cho
học việc trong suốt quá trình học tập.

Cuối cùng học viên gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên
cạnh, động viên và khuyến khích học viên trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song với
thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và rất
mong nhận được những hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và của các
đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

TÁC GIẢ

Phạm Cao Thành

2 i
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .................................................................................4
1.1. Đặc điểm công trình xây dựng:[1]............................................................................4
1.2. Chất lượng thi công xây dựng công trình:[2] ...........................................................4
1.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:...................................................6
1.3.1. Các phương thức quản lý chất lượng: [3]..............................................................6
1.3.2. Các nguyên tắc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:[4] ................10
1.3.3. Các bước trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:[5];[6] ..........11
1.4. Sự cần thiết trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: ....................12
1.4.1. Vai trò của ngành xây dựng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: .....12
1.4.2. Tình hình chất lượng thi công xây dựng công trình hiện nay ở nước ta: ............13
1.5. Ý nghĩa việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:....16
Kết luận chương 1: ........................................................................................................17
CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.....................................................18
2.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý chất lượng thi công xây dựng
công trình:......................................................................................................................18
2.2. Trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất lượng thi công công trình xây
dựng:[1];[6];[7]..............................................................................................................20
2.2.1. Chủ đầu tư: ..........................................................................................................20
2.2.2. Nhà thầu thiết kế xây dựng:.................................................................................22
2.2.3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:................................................23
2.2.4. Nhà thầu thi công xây dựng: ...............................................................................25
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thi công xây dựng công trình:[2] .........27
2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan:..................................................................................27
2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan:......................................................................................29
2.4. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng: ..30
2.4.1. Mô hình đề xuât nghiên cứu:...............................................................................31

3 3
2.4.2. Phân tích, điều tra, khảo sát số liệu tại Tổng công ty LICOGI:.......................... 31
2.5. Nội dung để nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng: ................ 35
2.5.1.Về nguồn nhân lực: .............................................................................................. 35
2.5.2. Về vật tư: ............................................................................................................. 37
2.5.3. Về máy móc thiết bị: ........................................................................................... 39
2.5.4. Về quản lý thi công: ............................................................................................ 40
2.6. Mô hình cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp ngành xây dựng:[8] ......................... 42
2.6.1. Phân tích mô hình tổ chức:.................................................................................. 42
2.6.2. Phân tích các cơ cấu tổ chức: .............................................................................. 43
2.6.3. Nhiệm vụ và các yêu cầu với một số bộ phận trong bộ máy quản lý, thi công
công trình xây dựng:...................................................................................................... 47
2.7. Một số quy trình kiểm soát, quản lý thi công xây dựng công trình: ...................... 51
2.7.1. Quy trình kiểm soát vật tư:.................................................................................. 52
2.7.2. Quy trình kiểm soát máy móc, thiết bị thi công:................................................. 53
2.7.3. Quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công: ................................................. 54
2.7.4. Quy trình kiểm soát tiến độ: ................................................................................ 55
2.7.5. Quy trình kiểm soát sự thay đổi: ......................................................................... 55
2.7.6. Quy trình kiểm soát hồ sơ quản lý chất lượng và thanh toán:............................. 56
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 57
CHƯƠNG III – THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY LICOGI ............. 58
3.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty LICOGI: .......................................................... 58
3.1.1. Sơ lược chung về Tổng công ty LICOGI:[9] ...................................................... 58
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:[9].............................................................. 63
3.1.3. Năng lực tài chính của Tổng Công ty LICOGI:[9] ............................................. 66
3.1.4. Một số công trình đã và đang thi công của Tổng công ty LICOGI:[9]............... 67
3.2. Sử dụng phần mêm SPSS 20 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi
công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI: .................................................................... 68
3.2.1. Thống kê mô tả các biến định tính: ..................................................................... 68
3.2.2. Kiểm định thang đo:............................................................................................ 72
3.2.3. Phân tích nhân tố: ................................................................................................ 76

4 4
3.2.4. Hồi quy tuyến tính:..............................................................................................77
3.2.5. Nhận xét kết quả kiểm định giả thuyết thống kê:................................................84
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty
LICOGI:.........................................................................................................................85
3.3.1. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực thi công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI:.85
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công xây dựng tại Tổng công ty
LICOGI:.........................................................................................................................93
3.3.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty
LICOGI:.........................................................................................................................97
3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại
Tổng công ty LICOGI: ................................................................................................104
3.4.1. Đề xuất giải pháp về cơ cấu tổ chức thi công xây dựng:...................................104
3.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý vật tư, thiết bị thi công xây dựng: ...........................108
3.4.3. Đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng:.................................116
Kết luận chương 3 .......................................................................................................121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................124
PHỤ LỤC ....................................................................................................................126

5 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng thi công công trình xây dựng..............5
Hình 1.2. Sơ đồ đảm bảo chất lượng...............................................................................8
Hình 1.3. Mô hình đảm bảo chất lượng ..........................................................................8
Hình 1.4. Mô hình quản lý chất lượng toàn diện ............................................................9
Hình 1.5: Công nghệ thi công bê tông đầm lăn thi công đập thủy điện Bản Chát........14
Hình 1.6: Sự cố trong giai đoạn thi công tầng hầm cao ốc Pacific ...............................15
Hình 2.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu..........................................................................31
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................33
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trực tuyến của một Tổng công ty................................44
Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chức năng của một Tổng công ty........................45
Hình 2.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo trực tuyến chức năng của một Tổng công ty ......46
Hình 2.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo dự án của một Tổng công ty ...............................47
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty.......................................................65
Hình 3.2: Biểu đồ đơn vị công tác.................................................................................69
Hình 3.3: Biểu đồ kinh nghiệm thi công xây dựng công trình......................................69
Hình 3.4: Biểu đồ vị trí tham gia thi công.....................................................................70
Hình 3.5: Biểu đồ loại dự án tham gia thi công xây dựng công trình ...........................70
Hình 3.6: Sự hiểu biết về quản lý thi công....................................................................71
Hình 3.7:Sự cần thiết trong quản lý chất lượng thi công ..............................................71
Hình 3.8: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn Histogram...............................................83
Hình 3.9: Biểu đồ của hồi quy phần dư chuẩn hóa P-P lot ...........................................84
Hình 3.10. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường.................86
Hình 3.11. Đề xuất sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, thi công xây dựng công trình......106
Hình 3.12. Sơ đồ kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào ...............................................108
Hình 3.13: Sơ đồ kiểm soát thiết bị thi công...............................................................115
Hình 3.14: Sơ đồ quản lý đảm bảo chất lượng thi công bộ phận công trình ..............117
Hình 3.15: Sơ đồ quản lý đảm bảo chất lượng thi công giai đoạn thi công................120

6 6
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Năng lực tài chính của Tổng công ty ............................................................66
Bảng 3.2: Một số công trình đã và đang thi công của Tổng công ty.............................67
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các thành phần biến định tính .............................................68
Bảng 3.4: Nguồn nhân lực.............................................................................................72
Bảng 3.5: Vật tư, máy móc thiết bị thi công .................................................................73
Bảng 3.6: Quản lý thi công............................................................................................74
Bảng 3.7: Chất lượng thi công.......................................................................................75
Bảng 3.8: Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập ............................................................76
Bảng 3.9: Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc........................................................77
Bảng 3.10: Kiểm định hệ số tương quan .......................................................................79
Bảng 3.11: Hệ số R2 hiệu chỉnh từ kết quả phân tích hồi quy......................................80
Bảng 3.12: Kết quả ANOVA từ kết quả phân tích hồi quy...........................................81
Bảng 3.13: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ..........................................................81

7 7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1. LICOGI: Tổng công ty LICOGI - CTCP


2. CĐT: Chủ đầu tư
3. TVGS: Tư vấn giám sát
4. TVQLDA: Tư vấn quản lý dự án
5. PTGĐPTCT: Phó Giám đốc phụ trách công trường
6. CHT: Chỉ huy trưởng
7. BCHCT: Ban Chỉ huy công trường
8. DA: Dự án
9. QLCL: Quản lý chất lượng
10. QLCLCTXD: Quản lý chất lượng công trình xây dựng
11. QLCLTC: Quản lý chất lượng thi công
12. QLCLTCXDCT: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
13. CTXD: Công trình xây dựng

viii 8
MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các
yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, của
doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng rất lớn. Vì vậy chất lượng công trình
xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát
triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người.

Trong những năm qua công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ
cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũ công nhân trong ngành xây dựng, với việc sử
dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác
học tập kinh nghiệm thi công xây dựng công trình của các nước có nền công nghiệp
xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng
cường công tác quản lý chất lượng xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công
trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi…

Tuy nhiên bên cạnh những công trình đã thi công đạt chất lượng, cũng còn không ít
các công trình có chất lượng kém, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột đưa vào sử
dụng thời gian ngắn đã hư hỏng phải sửa chữa, phá đi làm lại gây tốn kém, không đáp
ứng được yêu cầu sử dung.

Chất lượng của một công trình được quyết định chủ yếu trong giai đoạn thi công và hoàn
thiện công trình. Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến
an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án xây dựng mà còn là yếu tố quan
trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi Doanh nghiệp, mỗi Quốc gia.

Xuất phát từ thực tiễn này, với những kiến thức đã học tập tác giả chọn đề tài “Giải
pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI” làm đề tài
nghiên cứu của mình.

viii 9
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chất lượng công trình trong công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI.

2. Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tiến hành nghiên cứu về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình tại Tổng công ty LICOGI .

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng thi công nhằm mang lại hiệu quả trong công
tác quản lý chất lượng thi công xây dựng các công trình áp dụng cho Tổng công ty
LICOGI.

IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Cách tiếp cận:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý
luận về khoa học quản lý xây dựng và những quy định hiện hành của hệ thống văn bản
pháp luật trong lĩnh vực này, đề xuất các giải pháp mục tiêu.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội
dung nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát thực
tế; Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kế thừa nghiên cứu đã có; và một số
phương pháp kết hợp khác.

- Phân tích dữ liệu: từ số liệu điều tra khảo sát, thống kê được, tiền hành thống kê mô
tả để phân tích mẫu, chọn lọc mẫu đạt yêu cầu để đưa vào chạy SPSS. Thông qua các
kiểm định Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của các nhân tố, sau đó tiến hành
kiểm định ANOVA để xác định ảnh hưởng của từng từng nhân tố đến chất lượng thi
công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI.

2 2
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình, vấn đề và giải
pháp quản lý chất lượng công trình, quan điểm lý luận về hiệu quả chất lượng quản lý
công trình

2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng là những gợi ý thiết thực, hữu ích đảm bảo cho
việc phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của
con người.

VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Từ số liệu điều tra, khảo sát tại Tổng công ty LICOGI đã thống kê mô tả, kiểm định hệ
số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố (EFA), kiểm định giá trị trung bình,
kiểm định mô hình bằng hồi quy, thang đo Likert. Kết quả rút ra được 4 nhân tố ảnh
hưởng chính tới chất lượng thi công xây dựng là: Nguồn nhân lực; Vật tư, máy móc
thiết bị; Quản lý thi công. Đã đo lường và xác định được mối tương quan giữa các
nhân tố ảnh hưởng.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng qua đó đánh giá
những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại.

Đề xuất một số giải pháp trên cơ sở khoa học, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện
thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI.

3 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1.1. Đặc điểm công trình xây dựng:[1]

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm : công trình xây dựng công
cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công
trình khác.

Công trình xây dựng được phân thành các nhóm có đặc điểm kỹ thuật tương tự nhau,
gồm: công trình dân dụng; công trình công nghiệp; công trình thủy lợi; công trình giao
thông; công trình hạ tầng kỹ thuật.

Công trình xây dựng có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian
sản xuất xây lắp kéo dài.

Công trình xây dựng cố định tại nơi sản xuất, phương tiện thi công, người lao
động,...phải di chuyển đến địa điểm xây dựng.

1.2. Chất lượng thi công xây dựng công trình:[2]

Thông thường, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản
phẩm xây dựng, chất lượng thi công xây dựng công trình được đánh giá bởi các đặc
tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền
vững, tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo
về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình). Rộng hơn, chất lượng thi công xây
dựng công trình còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản
phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành
sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác.

Một số vấn đề cơ bản trong đó là:

- Chất lượng thi công xây dựng công trình cần được quan tâm từ khi hình thành ý

4 4
tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất
lượng thiết kế...

- Chất lượng thi công xây dựng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng
của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc thi công xây dựng riêng lẻ của
các bộ phận, hạng mục công trình.

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện
các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư
lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.

Trên cơ sở những khái niệm chung về chất lượng sản phẩm, chất lượng thi công công
trình xây dựng có thể được hiểu là sự đảm bảo tốt những yêu cầu về an toàn, bền vững,
kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn
xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng
kinh tế.

Đảm bảo Phù hợp


- QUY CHUẨN
- AN TOÀN - TIÊU CHUẨN
= +
-BỀN VỮNG - QUY PHẠM
PHÁP LUẬT
-KỸ THUẬT
- HỢP ĐỒNG
-MỸ THUẬT

Hình 1.1: Các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng thi công công trình xây dựng
Từ (Hình 1.1), chất lượng thi công xây dựng công trình không chỉ đảm bảo sự an toàn
về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng
yếu tố xã hội và kinh tế.

5 5
1.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình là quá trình kiểm soát, giám sát tốt tất
cả các hoạt động diễn ra trên công trường xây dựng nhằm đảm bảo tuân thủ bản vẽ
thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật và các tiêu chuẩn thi công xây dựng áp dụng cho dự án.

1.3.1. Các phương thức quản lý chất lượng: [3]

1.3.1.1. Phương thức kiểm tra chất lượng (Inspection):

Một phương thức đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là kiểm tra các
sản phẩm và chi tiết bộ phận, nhằm sàng lọc và loại bỏ các chi tiết, bộ phận không
đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật.

Các sản phẩm sau quá trình sản xuất mới tiến hành kiểm tra các khuyết tật. Khi phát
hiện các khuyết tật mới đề ra các biện pháp xử lý. Kiểm tra chỉ là một sự phân loại
sản phẩm đã được chế tạo, đây là cách xử lý chuyện đã rồi. Điều đó có nghĩa là chất
lượng không được tạo dựng lên qua kiểm tra. Để đảm bảo sản phẩm chất lượng còn
phải phù hợp với qui định nhưng sản phẩm phù hợp với qui định cũng chưa chắc thỏa
mãn nhu cầu của thị trường nếu như các qui định không phản ánh đúng nhu cầu.

Vì lý do này, người ta bắt đầu chú trọng đến việc đảm bảo ổn định chất lượng trong những
quá trình trước đó, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới sàng lọc sản phẩm.

1.3.1.2. Phương thức kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control):

Được đưa ra đầu tiên bởi Walter A. Shewhart, một kỹ sư thuộc phòng thí nghiệm Bell
Telephone tại Priceton, Newjersey (Mỹ). Kiểm soát chất lượng là các hoạt động kỹ
thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

Để kiểm soát chất lượng, mỗi công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp tới quá trình tao ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra
sản phẩm khuyết tật. Bao gồm kiểm soát 5 điều kiện cơ bản sau đây:

Kiểm soát con người: Tất cả mọi người từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên thường
trực phải được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao; đủ kinh nghiệm để sử dụng

6 6
các phương pháp, quy trình cũng như biết sử dụng các trang thiết bị, phương tiện;
hiểu biết rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm; có
đầy đủ những tài liệu, hướng dẫn công việc cần thiết và có đủ phương tiện để tiến
hành công việc; có đủ mọi điều kiện cần thiết khác để công việc có thể đạt được chất
lượng như mong muốn.

Kiểm soát phương pháp và quá trình: Phương pháp và quá trình phải phù hợp nghĩa là
bằng phương pháp và quá trình chắc chắn sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sẽ đạt
được những yêu cầu đề ra.

Kiểm soát việc cung ứng các yếu tố đầu vào: Nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải
được lựa chọn. Nguyên liệu phải được kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào và trong quá
trình bảo quản.

Kiểm soát trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm: Các loại thiết bị này
phải phù hợp với mục đích sử dụng. Đảm bảo được yêu cầu như: Hoạt động tốt;
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; an toàn đối với công nhân vận hành; không gây ô
nhiễm môi trường, sạch sẽ.

Kiểm soát thông tin: Mọi thông tin phải được người có thẩm quyền kiểm tra và
duyệt ban hành. Thông tin phải cập nhật va được chuyển đến những chỗ cần thiết để
sử dụng.

1.3.1.3. Phương thức đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance):

Đảm bảo chất lượng được thực hiện dựa trên hai yếu tố: Phải chứng minh được việc
thực hiện kiểm soát chất lượng và đưa ra được những bằng chứng về việc kiểm soát ấy.

7 7
Hình 1.2. Sơ đồ đảm bảo chất lượng
Tùy theo mức độ phức tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phức tạp của sản phẩm
dịch vụ mà việc đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có nhiều hay ít văn bản. Mức độ
tối thiểu cần đạt được gồm những văn bản như ghi trong sơ đồ trên. Khi đánh giá,
khách hàng sẽ xem xét những văn bản tài liệu này và xem nó là cơ sở ban đầu để
khách hành đặt niềm tin vào nhà cung ứng.

Hình 1.3. Mô hình đảm bảo chất lượng

8 8
1.3.1.4. Phương thức quản lý chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control):

QLCL toàn diện là một phương pháp quản lý trong một tổ chức định hướng vào chất
lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đến sự thành công dài hạn
thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong công ty và xã
hội.

Mục tiêu của QLCL toàn diện:

Nâng cao uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của các thành viên, cải tiến chất
lượng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức tốt nhất có thể;

Tiết kiệm tối đa các chi phí, giảm những chi phí không cần thiết;

Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất sản phẩm;

Rút ngắn thời gian giao hàng.

Nội dung của QLCL toàn diện là: Am hiểu chất lượng; cam kết và chính sách; tổ chức
chất lượng; đo lường chất lượng; lập kế hoạch chất lượng; thiết kế chất lượng; xây dựng
hệ thống chất lượng; kiểm tra chất lượng; hợp tác về chất lượng; đào tạo và huấn luyện
về chất lượng; và thực hiện quản lý chất lượng toàn diện.

Hình 1.4. Mô hình quản lý chất lượng toàn diện

9 9
1.3.2. Các nguyên tắc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:[4]

Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng:

Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu những nhu cầu
hiện tại và tương lai của khách hàng để không chỉ đáp ứng mà còn vượt cao hơn sự
mong đợi của họ.

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo:

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh
nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn
toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người:

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ
với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình:

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có
liên quan được quản lý như một quá trình.

Nguyên tắc 5: Tính hệ thống:

Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau
đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục:

Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp.
Muốn có khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên
tục cải tiến.

Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện:

Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có
hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.

10 1
0
Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng:

Doanh ngiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ tương hỗ cùng có
lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.

1.3.3. Các bước trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:[5];[6]

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được thực hiện theo các bước sau
đây:

- Lựa chọn nhà thà thầu thi công xây dựng công trình.

- Lập và phê duyệt biện pháp thi công. Trước khi thi công, CĐT và các nhà thầu thi
công xây dựng phải thống nhât nội dung về hệ thống QLCL của chủ đầu tư và của nhà
thầu, kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề
xuất của nhà thầu, bao gồm:

+ Sơ đồ tổ chức, danh sách các cán bộ, cá nhân của CĐT và nhà thầu. Quyền và nghĩa
vụ của hai bên trong công tác QLCLXDCT;

+ Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng;

+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng;

+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị
thi công, thiết bị công nghệ được sử dụng và lắp đặt vào công trình;

+ Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng;

+ Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong
thi công xây dựng;

+ Quy trình lập và quản lý hồ sơ, tài liệu trong quá trình thi công;

+ Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan;

+ Các nội dung khác có liên quan đến hợp đồng xây dựng.

- Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công.

11 1
1
- Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi
công xây dựng, bao gồm:

+ Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công
trình;

+ Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công xây dựng theo yêu cầu của hợp
đồng và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Thông báo kịp thời cho CĐT nếu có bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp
đồng và điều kiện hiện trường;

+ Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp đảm bảo an
toàn cho người, máy, thiết bị và tiến độ thi công công trình;

+ Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư thiết bị công
trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo
quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng;

- Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình: là hoạt động kiểm tra, xác
định chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công
trình hoặc công trình xây dựng thông qua thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, tính
toán, đánh giá bằng chuyên môn về chất lượng công trình.

- Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành
trước khi đưa vào sử dụng được tiến hành bởi cơ quan chuyên môn về xây dựng.

- Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.

Lập hồ sơ hoàn thành CTXD; lưu hồ sơ của công trình theo quy định.

1.4. Sự cần thiết trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:

1.4.1. Vai trò của ngành xây dựng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Ngành xây dựng có thể coi là một ngành sản xuất vật chất, ngành duy nhất tạo ra cơ sở
hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống, y tế, quốc phòng, giáo dục và các
công trình dân dụng khác.

12 1
2
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các hoạt động xây dựng góp
phần to lớn vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho các ngành khác. Nhìn vào cơ sở hạ tầng
của các ngành đó ta có thể thấy được trình độ phát triển, hiện đại của ngành đó như thế
nào.

Nhờ có việc thi công xây dựng công trình nên đã góp phần vào việc cải thiện khoảng
cách giữa thành thị và nông thôn, vùng đồng bằng và miền núi nâng cao trình độ văn
hóa và điều kiện sống cho những người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa từ đó
góp phần đổi mới đất nước.

Ngoài ra, ngành xây dựng còn đóng góp rất lớn vào tổng GDP của cả nước. Sự phát
triển của ngành cho thấy sự lớn mạnh về nền kinh tế đất nước. Các cơ sở hạ tầng, kiến
trúc đô thị càng hiện đại càng chứng tỏ đó là một đất nước có nền kinh tế phát triển
cao, có nền khoa học công nghệ tiên tiến và mức sống của người dân nơi đây rất cao.

1.4.2. Tình hình chất lượng thi công xây dựng công trình hiện nay ở nước ta:

1.4.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng thi công xây dựng
công trình ở nước ta:

Hiện nay ở nước ta số lượng các công trình xây dựng cũng như quy mô xây dựng ngày
càng nhiều và lớn, độ phức tạp của công trình ngày càng cao, có nhiều dự án vốn nước
ngoài. Nhìn chung các công trình, dự án thi công xây dựng hoàn thành đảm bảo yêu
cầu về kỹ thuật và chất lượng đưa vào sử dụng đạt hiệu quả, đáp ứng sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi có công trình dự án
triển khai nói riêng. Các doanh nghiệp xây dựng lớn đều có hệ thống quản lý chất
lượng thi công xây dựng đạt chuẩn. Công nghệ thi công tiên tiến từ các nước phát triển
đang dần được ứng dụng tại nước ta ở một số công trình lớn.

13 1
3
Hình 1.5: Công nghệ thi công bê tông đầm lăn thi công đập thủy điện Bản Chát
Coi trọng công tác quản lý thi công, hệ thống quản lý Nhà nước về chất lượng công
trình ngày càng được hoàn thiện hơn, điển hình là việc ban hành nghị định số
46/2015/NĐ-CP, ngày 12 tháng 05 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng theo hướng tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan
chuyên môn về xây dựng trong công tác quản lý chất lượng xây dựng, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc trong công tác quản lý, nâng
cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng.

1.4.2.2. Những bất cập về chất lượng thi công xây dựng hiện nay ở nước ta:

Trong những năm gần đây, trên cả nước có không ít công trình xây dựng kể cả những
công trình hiện đại, phức tạp đã xảy ra một số sự cố ngay trong giai đoạn thi công xây

14 1
4
dựng công trình gây thiệt hại về người và tài sản.

Điển hình là các sự cố sập hai nhịp neo cầu cần thơ đang thi công; vỡ 50m đập chính
đang thi công của công trình hồ chứa nước cửa đạt; sập toàn bộ văn phòng của Viện
Khoa học xã hội miền Nam do tác động của việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific tại
TP. Hồ Chí Minh; vỡ đập Bản Thủy điện Đăk Mek 3; vở đập Thủy điện La Krel 2 (Gia
Lai)...

Bên cạnh đó, một số công trình mới thi công xong đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết về
chất lượng gây bức xúc trong dư luận xã hội như tình trạng trồi sụt, bong tróc mặt
đường Đại lộ Đông Tây, mặt cầu Thăng Long, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung
Lương...

Hình 1.6: Sự cố trong giai đoạn thi công tầng hầm cao ốc Pacific
Tất cả các sự cố xảy ra nêu trên có một phần không nhỏ là do sai sót trong quá trình thi
công xây dựng. Các nhà thầu thi công đã không thực hiện đúng các quy trình, quy
phạm kỹ thuật. Vi phạm phổ biến của các nhà thầu là hạ cấp chất lượng vật liệu xây
dựng, không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công, không thực hiện
đúng trình tự các bước thi công, vi phạm các quy định về tổ chức, quản lý kỹ thuật thi
công.

15 1
5
1.5. Ý nghĩa việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình:
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các
yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, của
doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25 - 30% GDP. Vì
vậy, chất lượng thi công xây dựng công trình là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó
có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con
người. Nếu QLCLTCXDCT tốt thì sẽ không có chuyện công trình chưa xây xong đã
đổ do các bên đã tham ô rút ruột nguyên vật liệu hoặc nếu không đổ ngay thì tuổi thọ
công trình cũng không được đảm bảo như yêu cầu.

Vì vậy việc nâng cao QLCLTCXDCT không chỉ là nâng cao chất lượng công trình mà
còn góp phần chủ động chống tham nhũng chủ động ngăn ngừa tham nhũng, ngăn
ngừa thất thoát trong xây dựng. Theo kết quả thực tế cho thấy, ở đâu tuân thủ nghiêm
ngặt những quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng thi công công trình thì ở đó
chất lượng công trình tốt.

Công trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hoá thông thường khác vì công trình xây
dựng được thực hiện trong một thời gian dài do nhiều người làm, do nhiều vật liệu tạo
nên chịu tác động của tự nhiên rất phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao công tác
QLCLTCXDCT là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về
người và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả.

Nâng cao công tác QLCLTCXDCT là góp phần nâng cao chất lượng sống cho con
người. Vì một khi chất lượng thi công xây dựng công trình được đảm bảo, không xảy
ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia. Số
tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống cho nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo.

16 1
6
Kết luận chương 1:

Chương 1 của luận văn tác giả đã khái quát được những vấn đề cơ bản về chất lượng
thi công xây dựng công trình và quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, bằng
việc nêu và phân tích các nguyên tắc và các bước trong công tác QLCLTCXDCT.

Sau khi phân tích tình hình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nước
ta đã phần nào giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng công trình.

Tuy nhiên, chương 1 mới chỉ nghiên cứu ở mức độ tổng quan và liên hệ với thực tế ở
mức độ chung chung, để hiểu rõ, hiểu sâu hơn về công tác QLCLTCXDCT ta cần tìm
hiểu các nội dung trong công tác QLCLTCXDCT, các cơ sở pháp lý, các chỉ tiêu đánh
giá, cơ sở lý luận, và cơ sở thực tiễn trong QLCLTCXDCT, đây cũng là những nội
dung chính mà tác giả sẽ đi nghiên cứu ở chương 2 của Luận văn.

17 1
7
CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý chất lượng thi công xây
dựng công trình:

Để tăng cường quản lý dự án, chất lượng thi công xây dựng công trình. Trong thời
gian qua các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương đã ban hành các
văn bản pháp quy như luật, nghị định, thông tư, các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng
nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa 13, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng;

- Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/12/2004 của Chính phủ về xử phạt hành
chính trong hoạt động xây dựng;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng;

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng;

- Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 của Chỉnh phủ về tổ chức và hoạt
động của thanh tra xây dựng;

- Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây
dựng công trình đặc thù;

18 1
8
- Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 17/07/2005 của Chính phủ về cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;

- Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây
dựng công trình đặc thù;

- Nghị định số 06/2005/ NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây
dựng;

- Ban hành kèm theo Quyết định số 35/1999/QĐ-BXD ngày 06/06/2005 của Bộ Xây
dựng về điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Hệ thống quản lý Nhà nước về chất lượng công trình ngày càng được hoàn thiện hơn,
điển hình là việc ban hành nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính
phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng theo hướng tăng cường vai
trò kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong quản lý chất lượng
xây dựng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc
trong công tác quản lý, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng.

Trên cơ sở các Nghị định trên, các sở ban ngành có lĩnh vực liên quan sẽ lần lượt ban
hành các thông tư để hướng dẫn thi hành Nghị định.

Để hướng dẫn chi tiết các nội dung về công tác quản lý chất lượng và bảo trì công
trình xây dựng ngày 26/10/2016 Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn số
26/2016/TT-BXD. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/12/2016 , các nội dung của
Thông tư này làm rõ các nội dung của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015
của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, tạo điều kiện để
các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình, các cơ quan chuyên môn về xây dựng
quản lý chất lượng công trình theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo và nâng cao
chất lượng các công trình xây dựng. Nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD phân
định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể có liên quan về quản lý chất lượng công trình xây
dựng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư… Đặc biệt là mối quan hệ giữa chủ đầu tư
và các nhà thầu.

19 1
9
Quy định về kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi
hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng, chi phí thực
hiện kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Quy định chế độ giám sát thi
công xây dựng công trình và nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng. Bên cạnh
đó, Thông tư số 26/2016/TT-BXD còn quy định về bảo trì công trình; công trình, bộ
phận công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng; quy định
đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử
dụng.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết về trình tự thực hiện và chi phí của công tác
kiểm định xây dựng, giám định xây dựng; về nhật ký thi công, biên bản nghiệm thu,
lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình…

2.2. Trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất lượng thi công công trình
xây dựng:[1];[6];[7]

Trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất lượng thi công xây dưng công trình
gồm:

2.2.1. Chủ đầu tư:

2.2.1.1. Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:

Chủ đầu tư được ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ
trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình theo quy định Nghị
định số 46/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các
công việc đã ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện;

Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và
quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.

2.2.1.2. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công
xây dựng công trình:

Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của
chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua hợp đồng xây
dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn
đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng

20 2
0
công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thực
hiện dự án;

Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về những trách nhiệm được giao.

Trách nhiệm của Chủ đầu tư

- Lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây
dựng; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng do nhà thầu chính
hoặc tổng thầu xây dựng đề xuất theo quy định của hợp đồng xây dựng.

- Thoả thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong
quá trình thi công xây dựng. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng
trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa
thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt
và tiếng Anh.

- Tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 26
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng;

- Tổ chức thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng
chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại
Điều 29 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;

- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong
quá trình thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định Nghị
định số 46/2015/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan;

- Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công
trình xây dựng (nếu có);

- Tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

- Việc giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát
thi công xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thi

21 2
1
công về chất lượng thi công xây dựng công trình do nhà thầu thực hiện.

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định tại
Điều 35, Điều 36 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

- Tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; tổ chức bảo trì hạng mục
công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư số
26/2016/TT-BXD.

- Tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định tại Điều 34
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây
dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

- Lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 12 Thông tư số
26/2016/TT-BXD và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện các yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.

2.2.2. Nhà thầu thiết kế xây dựng:

- Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:

Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử
người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;

Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình;

Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân
khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất
lượng hồ sơ thiết kế;

Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật
Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý
kiến thẩm định;

22 2
2
Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.

- Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do
mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức,
chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không
thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng thiết kế
xây dựng công trình do mình thực hiện.

- Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận
thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và
chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết
kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp
luật đối với phần việc do mình đảm nhận.

- Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy
mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư
thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm
việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn
công trình.

2.2.3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:

- Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn
lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Nội dung giám sát thi công
xây dựng công trình gồm:

Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng
của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có
liên quan biết để phối hợp thực hiện;

Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 Luật
Xây dựng số 50/2014/QH13;

Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ
dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng

23 2
3
công trình;

Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công
đã được phê duyệt;

Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tại Khoản 3 Điều 25
Thông tư số 26/2016/TT-BXD và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung
này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định
của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng
với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà
thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công
trình;

Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển
khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;

Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây
dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm
bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của
hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;

Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết
kế;

Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công
xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn;
chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong
quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy
định Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;

Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

24 2
4
Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục
công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 46/2015/NĐ-
CP;

Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai
đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối
lượng thi công xây dựng hoàn thành;

Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;

Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

2.2.4. Nhà thầu thi công xây dựng:

- Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng
xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.

- Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất
lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. Hệ thống
quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong
đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác
quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.

- Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số
kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử
dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện
pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây
dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục
công trình, công trình xây dựng;

25 2
5
Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng.

- Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định
của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật
liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều
24 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy định của hợp đồng xây dựng.

- Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,
thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy
định của hợp đồng xây dựng.

- Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây
dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết
kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự
kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp
đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập
theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.

- Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây
dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường
hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

9. Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công
xây dựng (nếu có).

- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm,
kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị
nghiệm thu.

- Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.

- Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm

26 2
6
thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn
thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh
môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột
xuất của chủ đầu tư.

- Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của
mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường
hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thi công xây dựng công trình:[2]

Chất lượng thi công công trình xây dựng được hình thành xuyên suốt các giai đoạn bắt
đầu ý tưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Các yếu tố ảnh hưởng tới
chất lượng thi công công trình có thể phân thành 2 nhóm sau đây:

2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan:

2.3.1.1. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ:

Trình độ chất lượng của sản phẩm xây dựng không thể vượt quá giới hạn khả năng của
trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ của một giai đoạn lịch sử nhất định. Chất lượng
sản phẩm xây dựng trước hết phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và công nghệ để tạo ra
nó. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm xây dựng có thể đạt được. Tiến
bộ khoa học - Công nghệ cao tạo ra khái niệm không ngừng nâng cao chất lượng xây
dựng. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không có giới hạn, nhờ đó mà sản
phẩm xây dựng ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn. Tiến bộ khoa học - công nghệ
tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, trang bị những phương
tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm, thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn. Công nghệ, thiết bị
mới ứng dụng trong thiết kế và thi công giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
của công trình xây dựng. Nhờ tiến bộ khoa học - công nghệ làm xuất hiện các nguồn
nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có. Khoa học quản lý phát triển
hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt nhanh hơn,
chính xác hơn các rủi ro về chất lượng công trình, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng
cao chất lượng sản phẩm xây dựng.

27 2
7
2.3.1.2. Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước:

Cơ chế chính sách của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải
tiến, nâng cao chất lượng của công trình xây dựng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng
hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi trường pháp lý
với những chính sách và cơ chế quản lý có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra
và nâng cao chất lượng công trình xây dựng, pháp chế hóa quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các
doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng công trình thông qua cơ chế khuyến khích
cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến
chất lượng.

2.3.1.3. Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất lượng sản
phẩm xây dựng, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa
nhiều như Việt Nam. Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão,
sét... ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công xây dựng, các nguyên vật liệu dự trữ
tại các kho bãi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị, máy
móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoài trời.

2.3.1.4. Tình hình thị trường:

Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy mô thị trường, cạnh
tranh... Chất lượng sản phẩm xây dựng cũng gắn liền với sự vận động và biến đổi của
thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được khách hàng của mình là
đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ ở mức như thế nào? Từ đó doanh nghiệp có
thể xây dựng chiến lược đầu tư xây dựng để có thể đưa ra những sản phẩm với mức
chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả năng tiêu thụ ở những thời điểm
nhất định. Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, người ta quan tâm nhiều tới
giá thành sản phẩm. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng cũng
tăng theo. Đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có thể thoả
mãn nhu cầu cá nhân của mình.

28 2
8
2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan:

Là nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong các doanh nghiệp tham gia hoạt động
xây dựng, mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Nó gắn liền với điều kiện của
doanh nghiệp như: lao động, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ quản lý…
Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

2.3.2.1. Trình độ lao động của doanh nghiệp:

Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng
với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi
phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức
trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh
nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị chính sách nhân sự
đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng
sản phẩm tạo ra. Chất lượng không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bên ngoài
mà còn phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bên trong doanh nghiệp. Hình thành và
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất
lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện
nay.

2.3.2.2. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ.
Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh
hưởng lớn đến chất lượng xây dựng. Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công
nghệ đưa ra những giải pháp thiết kế và thi công quyết định đến chất lượng sản phẩm
tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hơp
giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lượng công trình là một trong
những hướng quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

2.3.2.3 Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp:

Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc
tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh

29 2
9
hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng. Mỗi loại nguyên liệu khác nhau
sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa
của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để thực hiện
các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên liệu
cho quá trình sửa chữa. Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúng
chủng loại, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt thời
gian. Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ
giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất. Trong môi trường kinh doanh hiện nay,
tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng
đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

2.3.2.4 Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp:

Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động... dù có ở trình độ
cao song không được tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các
khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Không những
thế, nhiều khi nó còn gây thất thoát, lãng phí nhiên liệu, nguyên vật liệu... của doanh
nghiệp. Do đó, công tác tổ chức sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất
trong doanh nghiệp đóng một vai tròn hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, để mô hình và phương pháp tổ chức sản xuất được hoạt động có hiệu quả
thì cần phải có năng lực quản lý. Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói
riêng một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp. Điều này gắn liều với trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ
quản lý về chất lượng, chính sách chất lượng, chương trình và kế hoạch chất lượng
nhằm xác định được mục tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm cơ sở cho việc hoàn
thiện, cải tiến.

2.4. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây
dựng:

Dưa trên cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra mô hình
hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng
trình và các biến độc lập gồm: Nguồn nhân lực tham gia thi công; vật tư và máy móc thi
công; công tác quản lý thi công công trình. Kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính, thì

30 3
0
hầu hêt các chuyên gia đều đồng ý rằng 4 yếu tố này đều ảnh hưởng đến chất lượng
công trình xây dựng. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm để đo
lường mức độ ảnh hưởng của 4 yếu tố này đến chất lượng thi công xây dựng công trình.

2.4.1. Mô hình đề xuât nghiên cứu:

Nguồn nhân lực


thi công H1

Vật tư,máy móc H2


thiết bị thi công
Chất lượng thi công xây
dựng công trình

Quản lý thi công


H3

Hình 2.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu


Giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Nếu Nguồn nhân lực tốt thì với Chất lượng thi công ngày càng cao.

Giả thuyết H2: Nếu Vật tư máy móc thiết bị thi công đầy đủ, hợp lý, đạt chất lượng thì
Chất lượng thi công ngày càng cao.

Giả thuyết H3: Nếu Quản lý thi công tốt thì Chất lượng thi công ngày càng cao

2.4.2. Phân tích, điều tra, khảo sát số liệu tại Tổng công ty LICOGI:

2.4.2.1. Khái quát chung:

Do tính chất đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng nên chất lượng thi công xây dựng
công trình trong quá trình thực hiện dự án xây dựng sẽ gặp phải nhiều rủi ro và nhiều
khó khăn vướng mắc. Trong quá trình thi công xây dựng một dự án chắc chắn sẽ có rất
nhiều yếu tố tác động. Mục tiêu mà tác giả nghiên cứu là xác định các nhóm nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình trên phương diện nhà thầu xây
lắp, xếp hạng các nhóm được xác định; đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

31 3
1
thi công xây dựng công trình. Trên cơ sở điều tra, khảo sát số liệu tại Tổng công ty
LICOGI và lấy ý kiến từ những chuyên gia đã thi công trong ngành xây dựng, một
bảng câu hỏi thô được hình thành và gửi đến các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực quản lý xây dựng để phỏng vấn. Sau đó phân tích, đánh giá, loại bỏ các yếu tố
thừa, bổ sung các yếu tố thiếu đối với bảng câu hỏi thô. Cuối cùng một bảng câu hỏi
hoàn chỉnh đã hình thành để đánh giá tầm quan trọng của các nhóm nhân tố và mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố trong các nhóm chỉ tiêu trong quản lý chất lượng thi công
xây dựng công trình theo quan điểm của nhà thầu thi công.

2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.

- Nghiên cứu định tính:

Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính với lý thuyết, thực tế và có xin ý
kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính. Phương pháp này sử dụng
nhằm để hiệu chỉnh , xây đựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn
vị thi công. Từ cơ sở lý thuyêt, tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ.

Qua nghiên cứu định tính, kết quả cho thấy hầu hết đều nhất trí 4 yếu tố trong mô
hình đề xuất đều ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình. Trên cơ sở
đó để thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu định lượng.

- Nghiên cứu định lượng:

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các
yếu tố tác động đến chất lượng thi công xây dựng công trình trên phương diện nhà thầu
thi công. Nghiên cứu này được thực hiện tại Tổng công ty LICOGI 12/2016 - 02/2017.
Phương pháp thu thập thông tin sử dụng là phỏng vấn theo một bảng câu hỏi được
soạn sẵn [phụ lục].

Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành xác định độ tin cậy của thang đo
(Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố (EFA), kiểm định giá trị trung bình, kiểm định mô

32 3
2
hình bằng hồi qui, thang đo Likert được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng
được khảo sát, xác định mối tương quan...Tất cả các thao tác này được tiến hành bằng
phần mềm SPSS 20. Kết quả phân tích sẽ được cách nhìn tổng quát về quản lý chất
lượng thi công xây dựng và tìm được mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hướng đến chất
lượng thi công xây dựng công trình tại Tổng công ty LICOGI.

- Quy trình nghiên cứu:

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu Xin ý kiến chuyên gia và
định tính và thang đo nháp điều tra sơ bộ

Thang đo hoàn chỉnh (Bảng


Điều chỉnh tham khảo để phỏng vấn)

Khảo sát chính thức


(n=180)

Nghiên cứu
Định lượng Cronbach Alpha - Kiểm tra tương quan biến tổng
-Kiểm tra hệ số Coronbach alpha
EFA - Kiểm tra trọng số EFA

Hồi quy Kiểm định lý thuyết và giả thuyết


Nghiên cứu của mô hình

Nhận xét kết quả

Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu

33 3
3
- Xây dựng thang đo: Các nhóm được xây dựng như sau:

Nhóm 1: Yếu tố nguồn nhân lực tác động đến chất lượng thi công của nhà thầu:

- Kế hoạch tuyển dụng lao động hàng năm của đơn vị (NL1);

- Tỷ lệ số cán bộ quản lý so với công nhân tham gia thi công dự án (NL2);

- Đội ngũ cán bộ, công nhân tham gia thi công có tay nghề cao (NL3);

- Cán bộ, công nhân làm đúng chuyên ngành được đào tạo (NL4);

- Khối lượng công việc phù hợp được giao cho từng cán bộ, công nhân (NL5);

- Tỉ lệ cán bộ, công nhân được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
hàng năm ở đơn vị (NL6);

- Sức khỏe, chế độ lương/thưởng của cán bộ, công nhân tham gia thi công dự án
(NL7).

Nhóm 2: Yếu tố nguồn vật tư, máy móc thiết bị tác động đến chất lượng thi công xây
dựng của nhà thầu:

- Chất lượng vật tư được nhập về để sử dụng thi công dự án (VM1);

- Công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư cho công trường bám sát tiến độ thi công thực
tế (VM2);

- Kế hoạch đầu tư thiết bị phục vụ thi công phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh
của đơn vị (VM3);

- Số lần bảo trì máy móc được thực hiện thường xuyên, định kỳ theo quy định (VM4);

- Số lần sửa chữa máy móc nằm trong kế hoạch cho phép (VM5).

Nhóm 3: Yếu tố công tác quản lý trong quá trình thi công ảnh hưởng đến chất lượng
thi công xây dựng của nhà thầu:

- Kinh nghiệm và năng lực của bộ máy Ban chỉ huy công trường (QL1);

34 3
4
- Tài chính huy động để thi công dự án (QL2);

- Văn phòng ở công trường, các nhà tạm, hệ thống điện nước phục vụ thi công dự án
(QL3);

- Chất lượng, tiến độ thi công các hạng mục của dự án (QL4);

- Kết quản quan trắc, thí nghiệm hiện trường (QL5);

- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công và hồ sơ nghiệm thu thanh toán (QL6);

- Công tác vệ sinh an toàn lao động ở công trường (QL7);

- Công nghệ thi công mới, thích hợp, hiện đại (QL8).

2.5. Nội dung để nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng:

Chất lượng thi công xây dựng công trình là tổng hợp nhiều yếu tố, do đó để quản lý
được chất lượng công trình trong giai đoạn thi công thì phải kiểm soát, quản lý được
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giai đoạn này, bao gồm: Con
người; vật tư, máy móc, thiết bị thi công; giải pháp và công nghệ thi công. Nâng cao
công tác quản lý chất lượng con người; vật tư, máy móc, thiết bị thi công; giải pháp và
công nghệ thi công chính là nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng
công trình.

2.5.1.Về nguồn nhân lực:

Để QLCLTCXDCT tốt thì nhân tố con người là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng công trình. Cán bộ phải là những kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành
có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm
cao. Phải là những người có tay nghề cao, có chuyên ngành, có sức khỏe tốt và có ý
thức trách nhiệm cao, đều là kiến trúc sư, kỹ sư được đào tạo cơ bản qua các trường
lớp. Nếu kiểm soát tốt chất lượng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư thì sẽ kiểm soát được
chất lượng thi công công trình góp phần vào việc quản lý tốt chất lượng công trình.

+ Nội dung về quản lý nguồn nhân lực gồm có:

- Nguồn nhân lực phải có năng lực dựa trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng

35 3
5
và kinh nghiệm phù hợp.

- Đảm bảo sắp xếp công việc sao cho phù hợp với chuyên môn của mỗi cán bộ, nhân
viên, để phát huy tối đa năng lực của họ.

- Lập báo cáo đánh giá năng lực của các cán bộ kỹ thuật, nhân viên hàng năm thông
qua kết quả làm việc để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc sắp xếp công việc phù hợp
với năng lực của từng người. Đồng thời đó sẽ là cơ sở để xem xét việc tăng lương,
thăng chức cho các cán bộ, nhân viên.

- Lưu giữ hồ sơ thích hợp về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn, hiệu quả làm
việc của mỗi người lao động. Sau này sẽ dựa vào đó để xem xét lựa chọn người được
cử đi học chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao, tay nghề.

- Cơ quan cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các bộ cán bộ, nhân viên để có thể
khuyến khích họ làm việc hăng say và có trách nhiệm trong công việc. Việc khuyến
khích phải tuân theo nguyên tắc:

+ Gắn quyền lợi với chất lượng công việc. Lấy chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá
trong việc trả lương, thưởng và các quyền lợi khác.

+ Kết hợp giữa khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần. Thiên lệch về một
phía sẽ dễ gây ra tác động ngược lại.

- Ngoài ra, cơ quan cần lập kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng lao động để đảm bảo
về số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động để tránh tình trạng thừa lao động
nhưng lại thiếu lao động có chuyên môn cao. Kế hoạch tuyển dụng có thể tiến hành
hàng năm hoặc 5 năm 1 lần, tùy theo nhu cầu của cơ quan, và tính chất công việc. Việc
tuyển dụng cần được thực hiện như sau:

+ Lập hồ sơ chức năng: nêu rõ những yêu cầu, tính chất công việc cần tuyển dụng.

+ Dự kiến trước nội dung thi và cách thức tổ chức, đánh giá và tuyển chọn.

Chỉ tiêu đánh giá về quản lý con người:

- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn so với tổng số lao động

36 3
6
trong doanh nghiệp .

Nếu tỷ lệ này nhỏ thì chứng tỏ doanh nghiệp đã tuyển dụng không tốt, trình độ của cán
bộ quản lý, kỹ thuật thấp thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tất nhiên điều
này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thi công công trình.

- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyên ngành được học so
với tổng số cán bộ trong doanh nghiệp.

Nó cho biết hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nếu các
cán bộ quản lý, kỹ thuật được phân công làm việc đúng với chuyên ngành học của họ
thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

- Tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng công trình thi công phải hợp lý để đảm
bảo chất lượng thi công công trình.

Do khả năng quản lý của con người có hạn, vì vậy tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với
số lượng các công trình cần quản lý ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản
lý chất lượng. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà công tác kiểm tra chất lượng trong
xây lắp đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có mặt tại công trường. Tỷ lệ này cũng phản ánh
phần nào năng lực của cán bộ quản lý kỹ thuật.

Tỷ lệ số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được cử đi học nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm so với tổng số cán bộ quản lý kỹ thuật,
công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp .

Chi tiêu này cho thấy công tác đào tạo có được chú trọng hay không. Tỷ lệ càng cao
thì chứng tỏ công tác đào tạo được tổ chức thực hiện rất tốt, điều này cho thấy chất
lượng cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp luôn được đảm bảo, nó sẽ giúp nâng cao
hiệu quả công việc lên rất nhiều.

2.5.2. Về vật tư:

Trong quá trình thi công vật tư là một nhân tố không thể thiếu. Vật tư là một trong
những nhân tố cấu thành lên sản phẩm thi công. Vì thế quan tâm đến đặc điểm cũng
như chất lượng của vật tư ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm thi công. Để

37 3
7
thực hiện tổt các mục tiêu chất lượng đặt ra cần thực hiện tốt hệ thống cung ứng, đảm
bảo nguyên vật liệu cho quá trình cung ứng, đảm bảo vật tư cho quá trình thi công.

Vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linh kiện,...được đưa vào
quá trình xây lắp tạo ra các công trình hoàn thiện. Vật tư có vai trò quan trọng, là điều
kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng công trình. Quản lý và sử dụng đúng các
chủng loại vật liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng
cao chất lượng công trình xây dựng.

Để làm được điều đó thì cần phải thực hiện quản lý toàn bộ quá trình từ khi tìm kiếm,
khai thác nguồn cung cấp vật tư cho đến khi đưa vật tư vào sản xuất và thi công. Lập
tiến độ cung ứng vật tư, tổng mặt bằng thi công (trong đó thể hiện phương án quản lý
vật liệu). Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng vật liệu tại công trình như: Kho tàng,
hệ thống sổ sách, chứng từ phản ánh nguồn gốc chất lượng, phẩm cấp vật tư, biên bản
nghiệm thu.

Ban chi huy công trường là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý và sử dụng vật tư tại
công trường, chịu trách nhiệm trực tiếp về kiểm tra chất lượng, chủng loại vật tư đưa
vào công trình. Có nhiệm vụ, lập tổng mặt bằng thi công, tiến độ thi công, tiến độ cung
ứng vật tư, tiến độ cấp vốn, tìm nguồn cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu về chất lượng
và số lượng, phù hợp điều kiện thi công tại khu vực, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi
đưa vào thi công (chỉ đưa vào sử dụng các vật tư, cấu kiện bán thành phẩm có chứng
chỉ xác nhận phẩm cấp, chất lượng sản phẩm). Tổ chức lưu mẫu các lô vật tư nhập về,
tổ chức lưu giữ chứng từ xuất nhập, chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật tư,
biên bản nghiệm thu... theo đúng các quy định hiện hành.

Chi tiêu đánh giá về quản lý vật tư:

Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư (Kvpcl)

Kvpcl = (số phát hiện vi phạm/tổng số lần nhập vật tư về công trình) X 100%. Chi tiêu
này trực tiếp phản ánh hiệu quả công tác quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
tốt hay không. Kvpcl càng thấp thì hiệu quả quản lý vật tư càng lớn. Trong điều kiện
nước ta hiện nay cần phấn đấu nhằm giảm tỷ lệ này xuống dưới 3%.

38 3
8
2.5.3. Về máy móc thiết bị:

Trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có đầy
đủ máy móc, thiết bị và công nghệ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình. Trình
độ hiện đại của công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Cơ cấu công
nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương
tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến chất lượng sản
phẩm tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp
với nhu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật. Quản lý máy
móc thiết bị tốt, xác định đúng phương hướng đầu tư phát triển về lĩnh vực hoạt động
hoặc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện có với
đầu tư đổi mới là biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh
nghiệp. Khả năng đổi mới công nghệ lại phụ thuộc vào tình hình máy móc, thiết bị
hiện có, khả năng tài chính và huy động vốn của các doanh nghiệp. Sử dụng tiết kiệm
hiệu quả thiết bị hiện có, kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới công nghệ, bổ
sung máy móc thiết bị mới là một trong những hướng quan trọng để nâng cao chất
lượng sản phẩm.

Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình thi công,
quyết định đến tiến độ và chất lượng thi công xây dựng. Nội dung quản lý chất lượng
thiết bị, dây chuyển sản xuất của Doanh nghiệp gồm:

Xây dựng kế hoạch đầu tư các máy móc thiết bị, phương tiện và dây chuyền sản xuất
tiên tiến, phù hợp với trình độ hiện tại của công nhân.

Xây dựng hệ thống danh mục, trình độ công nghệ của máy móc thiết bị sao cho phù
hợp với tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định.

Định kỳ tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng
quy định của ngành.

Xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện, dây chuyền sản

39 3
9
xuất theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng
các máy móc thiết bị và đánh giá định kỳ hàng năm.

Quản lý định mức, đơn giá máy thi công, ban hành các quy trình, quy phạm sử dụng
máy.

Bên cạnh đó c tiến hành phân cấp quản lý cho từng bộ phận, các đơn vị thành viên:

Phòng Kinh tế - Kế hoạch có nhiệm vụ tổng hợp xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị,
phương tiện doanh nghiệp hàng năm và dự báo nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị trung
và dài hạn. Thực hiện việc quản lý thống kê, đánh giá năng lực máy theo định kỳ, đề
xuất việc điều phối phương tiện, thiết bị giữa các xí nghiệp.

Các phòng chức năng khác tuỳ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với chức năng của mình.

Ban chi huy công trường là đơn vị chịu trách nhiệm trước giám đốc doanh nghiệp về
việc bảo toàn, khai thác hiệu quả máy móc thiết bị.

Chi tiêu đánh giá về máy móc thiết bị:

Tỷ lệ số lần sửa chữa máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra.

Tỷ lệ số lần bảo dưỡng máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra.

2.5.4. Về quản lý thi công:

Trình độ quản lý nói chung và trình độ QLCLTC nói riêng là một trong những nhân tố
cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng công trình. Trong đó
quản lý chất lượng thi công công trình là một khâu quan trọng trong quản lý chất
lượng công trình. Giải pháp công nghệ thích hợp, hiện đại với trình độ tổ chức quản lý
tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình là tổng hợp các hoạt động từ xây
dựng hình thức tổ chức thi công thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản lý quy
phạm, quy trình kỹ thuật, định mức khối lượng..., quản lý hệ thống hồ sơ công trình
theo quy định.

40 4
0
Chỉ tiêu đánh giá về quản lý thi công:

Về tiến độ:

Đánh giá số công trình được hoàn thành đúng tiến độ trong tổng số công trình hoàn
thành trong năm.

Về quản lý chất lượng:

Kiểm tra công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình về độ chính xác, rõ ràng,
đầy đủ.

Kiểm tra công tác định vị công trình: Kiểm tra kết quả thí nghiệm tại hiện trường, kết
quả quan trắc.

Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và chất lượng thi công kết cấu công trình.

Kiểm tra phần kết cấu toàn bộ công trình như bộ phận móng (cọc và các loại móng
khác), cột, dầm, sàn, tường chịu lực...

Chất lượng công tác hoàn thiện bề mặt công trình, nội thất công trình, sự đảm bảo về khả
năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm... tình trạng vật liệu gỗ, kính, sơn, khoá của... sử
dụng vào công trình phù hợp với yêu cầu tính năng kỹ thuật thiết kế.

Qua đó sẽ đánh giá được về: số công trình thi công đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn nghiệm
thu công trình; số công trình sau khi đưa vào sử dụng mới phát hiện thấy các vấn đề nảy
sinh về cấu tạo làm ảnh hưởng đến mỹ quan công trình. Các vấn đề đó như là: trần nhà bị
thấm nước, tường nhà bị nứt, cống thoát nước không thông,

Về an toàn lao động và vệ sinh môi trường:

Đánh giá số công trình xảy ra tai nạn lao động/tổng số công trình đang thi công trong
năm.

Đánh giá tình hình, điều kiện ăn ở đảm bảo an toàn vệ sinh cho công nhân.

41 4
1
2.6. Mô hình cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp ngành xây dựng:[8]

2.6.1. Phân tích mô hình tổ chức:

Trong mọi tổ chức nói chung và nhóm thực hiện dự án nói riêng thì luôn có một cấu
trúc chính thức cho biết các trách nhiệm cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng cấp quản
lý. Nó chỉ ra sự bố trí của các bộ phận khác nhau trong tổ chức và mối liên hệ qua lại
như thế nào. Ngoài ra, cấu trúc này sẽ mô tả cụ thể về công việc yêu cầu cũng như mối
liên hệ và phối hợp của các vị trí làm việc với nhau. Các cấp bậc trong quản lý sẽ được
hình thành với mọi bộ phận trong cấu trúc đó để đạt được mục đích chung của tổ chức.
Trong khi các cấu trúc chính thức của tổ chức được thiết lập một cách thận trọng thì
còn có các cấu trúc không chính thức. Khi đó các mối liên hệ không chính thức, nhưng
nhanh và dề dàng hơn sẽ thường được sử dụng khi hệ thống chính thức tỏ ra chậm
chạp, quan liêu và không còn hiệu quả nữa.

Để mô tả cơ cấu tổ chức thì trong quản lý xây dựng hay dùng loại sơ đồ tổ chức để mô
tả cấu trúc chính thức cũng như các chi tiết quan hệ tương tác của tổ chức và các bộ
phận cấu thành. Khi đó, có hai khía cạnh chính của tổ chức được thể hiện là mối liên hệ
theo phương đứng và phương ngang. Phương đứng sẽ chỉ ra cơ cấu về cấp bậc quản lý
trong tổ chức. Phương ngang mô tả sự khác biệt về chức năng trong cùng một cấp bậc.

Có một số các nguyên tắc truyền thống đã tồn tại rất lâu trong việc thiết lập cơ cấu tổ
chức. Rất nhiều nguyên tắc được đưa ra từ giai đoạn hình thành khái niệm quản lý ở
đẩu thế kỷ 20 và tương đối phù hợp với giai đoạn đó. Những nguyên tắc truyền thống
này được thiết lập do có các tương tác với môi trường công việc xung quanh. Trong
thế giới hiện đại thì khái niệm này đang bị cho là không hợp lý nữa do có sự thay đổi
nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhu cầu khách hàng và những yêu cầu đa dạng
của tổ chức. Tuy nhiên, mô hình truyền thống vẫn còn được áp dụng tại nhiều nơi, đặc
biệt với các tổ chức nhỏ lẻ hay nơi có một môi trường công việc tương đối ổn định và
sử dụng công nghệ còn lạc hậu.

Trước tiên, cơ cấu tổ chức là một phần quan trọng trong quản lý xây dựng. Theo
truyền thống thì cá nhân không phải là phần chính thức của tổ chức. Một cơ cấu được
thiết lập để có thể tạo nên mức độ hiệu quả nhất của tổ chức. Do vậy, quyền lực thực tế

42 4
2
được trao cho vị trí chức vụ chứ không phải cho cá nhân cụ thể đảm nhiệm các chức
vụ đó. Nguyên tắc đầu tiên được biết đến là nguyên tắc vô hướng, theo đó quyền lực
và trách nhiệm sẽ được thiết lập theo phương đứng từ mức trên cùng của cơ cấu, qua
các cấp bậc trung gian tới mức thấp nhất. Đây chính là cơ sở của cơ cấu phân cấp
trong tổ chức và tạo nên sự phân cấp quyền lực và trách nhiệm cho các phần khác nhau
theo phương đứng. Việc phân chia lao động cũng là một khái niệm truyền thống cơ
bản trong việc thiết lập cơ cấu tổ chức. Công việc cần hoàn thành để giúp tổ chức có
thể đạt được mục tiêu đề ra sẽ được phân nhỏ thành các phẩn việc theo các kỹ năng
của công nhân. Các phòng ban, bộ phận hoặc nhóm đội được hình thành và kết hợp lại
với nhau thành cơ cấu tổ chức. Việc áp dụng nguyên tắc vô hướng sẽ tạo nên các mức
độ trách nhiệm và quyền hành. Khi được bổ nhiệm vào vị trí công việc với trách nhiệm
và quyền hành cụ thể, bất kỳ cá nhân nào cũng phải chấp nhận rằng họ cần tuân theo
sự sắp đặt công việc theo chiều từ trên xuống. Nếu làm theo cách này thì các cá nhân
trong tổ chức có thể hòa nhập một cách có hiệu quả vào hệ thống tổ chức để đạt được
mục tiêu chung.

2.6.2. Phân tích các cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm những
công việc riêng rẽ cũng như những công việc tập thể và sự phân chia công việc thành
những phần việc cụ thể để xác định xem ai làm những việc gì và sự kết hợp các công
việc riêng rẽ với nhau chỉ rõ cho mọi người thấy được họ phải làm việc cùng với nhau
như thế nào. Các thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:

Chuyên môn hóa: Là quá trình nhận diện các công việc cụ thể và phân công các cá
nhân, các nhóm đã được huấn luyện thích hợp để đảm nhận.

- Tiêu chuẩn hóa: Là quá trình cụ thể hóa các thủ tục của doanh nghiệp mà theo đó các
nhân viên có thể hoàn thành công việc của họ theo một cách thức thống nhất là thích
hợp. Các tiêu chuẩn cho phép các nhà quản lý đo lường thành tích của nhân viên đồng
thời cùng với bản mô tả công việc là cơ sở để tuyển chọn nhân viên của tổ chức.

- Sự phối hợp: Là những thủ tục chính thức và phi chính thức để liên kết những hoạt
động riêng rẽ của doanh nghiệp.

43 4
3
- Quyền lực: Phân quyền và ủy quyền.

2.6.2.1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến:

- Nguyên tắc: Bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến được tổ chức sao cho các tuyến
quyền lực trong doanh nghiệp là đường thẳng. Mỗi cấp dưới chi chịu sự quản lý của
một cấp trên duy nhất và thường được gọi là chế độ một thủ trưởng.

- Ưu điểm: Đơn giản, đạt được sự thống nhất tuyệt đối trong mệnh lệnh. Dễ dàng quy
trách nhiệm khi có sai sót, sự vụ xẩy ra đồng thời có thể khen thưởng kịp thời với
người có công, có thành tích tốt.

- Nhược điểm: Tập trung gánh nặng vào người quản lý cấp cao, đòi hỏi họ phải hiểu
biết sâu rộng về các mặt chuyên môn khác nhau. Đồng thời khi quy mô doanh nghiệp
tăng lên với số lượng các bộ phận trực thuộc nhiều thì người quản lý cấp cao sẽ rất khó
kiểm soát được toàn bộ công việc.

- Ứng dụng: Áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động đơn giản và
có ít sản phẩm. Vì một người quản lý cấp trên có thể hiểu rõ ràng những hoạt động của
cấp dưới mà không cần phải thông qua các cơ quan chức năng hoặc các bộ phận giúp
việc nào.

Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trực tuyến của một Tổng công ty

2.6.2.2. Cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng:

- Nguyên tắc: Tổng giám đốc là người quản lý chung còn về mặt chuyên môn thì giao
các phòng ban chuyên môn phụ trách các lĩnh vực cụ thể. Để giảm bớt gánh nặng cho

44 4
4
người quản lý cấp cao, người ta tổ chức ra các bộ phận chức năng (hay còn gọi là các
phòng chức năng), các bộ phận này trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực
thuộc chuyên môn của mình.

- Ưu điểm: Phản ánh một cách hợp lý các chức năng với các nhiệm vụ được phân định
rõ ràng, tuân theo các nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề, phát huy sức mạnh và
khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng, giảm chi phí và rút ngắn thời gian
đào tạo, tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp trên cao nhất.

- Nhược điểm: Cán bộ quản lý cấp dưới nhận nhiệm vụ, mệnh lệnh từ những phòng
ban chức năng khác nhau nên có thể có sự không thống nhất giữa các quyết định.
Nhiều khi các nhiệm vụ, mệnh lệnh có thể mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho cấp thừa
hành và gặp nhiều khó khăn khi cần có sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng.
Các phòng ban chức năng có thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nếu có sai lầm, sự vụ
xẩy ra.

- Ứng dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có đặc thù cao, khi hoạt động giữa các bộ
phận tương đối độc lập (như ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và chứng khoán).

Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chức năng của một Tổng công ty

2.6.2.3. Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng:

45 4
5
- Nguyên tắc: Các mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến và chức năng có nhiều ưu
điểm khác nhau. Các nhà quản lý đã xác định cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến -
chức năng để áp dụng cho công ty mình. Trong cơ cấu này thì quan hệ trực tuyến từ
trên xuống vẫn tồn tại, nhưng để giúp người quản lý cấp cao đưa ra các quyết định
đúng đắn thì các bộ phận chức năng giúp việc trong những lĩnh vực tài chính, kế toán,
nhân sự,... Những bộ phận chức năng này không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ
phận trực thuộc mà chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho nhà quản lý cấp cao trong việc
ban hành và thực hiện các quy định thuộc phạm vi chuyên môn ngành.

Hình 2.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo trực tuyến chức năng của một Tổng công ty

Trong một số trường hợp nếu khi nhận được sự ủy quyền của người lãnh đạo cấp cao
thì các bộ phận chức năng này có thể trực tiếp đưa ra các quyết định cụ thể.

- Ưu điểm: Đạt được tính thống nhất trong mệnh lệnh. Nâng cao các quy định quản lý,
giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao cũng như quy định trách nhiệm rõ ràng.

Nhược điểm: Muốn cơ cấu phát huy được tác dụng tốt thì phải chú ý nhiều trong giai
đoạn xây dựng cơ cấu. Khi thiết kế nhiệm vụ cho mỗi bộ phận chức năng thì người
quản lý cấp cao phải chỉ ra nhiệm vụ cho mỗi bộ phận này phải thực hiện cũng như
mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng với nhau nhằm tránh sự chồng
chéo trong công việc cũng như sự đùn đẩy trách nhiệm nếu sai sót xẩy ra. Ngoài ra các
bộ phận chức năng phải trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trực thuộc trong quá trình thực
hiện các kế hoạch thuộc phạm vi chuyên môn của mình.

Ứng dụng: Đây là cơ cấu tổ chức phổ biến nhất trong các tổng công ty ở Việt Nam

46 4
6
hiện nay.

2.6.2.4. Cơ cấu tổ chức theo kiểu dự án:

- Nguyên tắc: Đối với một số doanh nghiệp đặc thù cao, có nhiều loại sản phẩm giống
nhau và mỗi loại sản phẩm có giá trị lớn hoặc tổ chức sản xuất tại nhiều địa phương
khác nhau thì người ta tổ chức theo kiểu dự án. Trong mỗi dự án thì tùy theo quy mô
có thể tổ chức tiếp theo kiểu trực tuyến hay trực tuyến chức năng.

- Ưu điểm: Đây là sự phát triển của cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến và trực tuyến
chức năng, cần lưu ý trong mỗi dự án cơ cấu tổ chức quản lý chỉ tồn tại cùng thời gian
dự án, khi xong dự án thì cơ cấu tổ chức dự án cũng kết thúc. Theo cơ cấu này thì một
người có thể đồng thời tham gia nhiều dự án khác nhau.

- Nhược điểm: Không tích lũy được kinh nghiệm do cơ cấu này sẽ giải thể sau khi
hoàn thành dự án. Nhân viên tham gia cơ cấu này cũng biến đổi, không ổn định.

Ứng dụng: Dùng cho các dự án xây dựng, hải ngoại hay các khu vực xa cách với văn
phòng chính của công ty.

Tổng giám đốc

Dự án A Dự án B Dự án C

Hình 2.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo dự án của một Tổng công ty

2.6.3. Nhiệm vụ và các yêu cầu với một số bộ phận trong bộ máy quản lý, thi công
công trình xây dựng:

Để bộ máy quản lý, thi công xây dựng công trình hoạt động thật sự hiệu quả và đáp
ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư. Khi thiết kế nhiệm vụ cho mỗi bộ phận chức
năng trong bộ máy quản lý, thi công xây dựng công trình nhà thầu cần tuân thủ và đặt
ra các yêu cầu cho mỗi bộ phận chức năng.

2.6.3.1. Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng:

Yêu cầu trách nhiệm:

47 4
7
+ Quản lý và điều hành hoạt động của dự án để đảm bảo công trình được hoàn thành
đúng thời hạn, đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn lao động, chi phí hợp lý và thỏa
mãn cao nhất các yêu cầu của chủ đầu tư;

+ Huy động và cung cấp nguồn lực cho dự án;

+ Chuẩn bị cho hoạt động thi công;

+ Kiểm tra, giám sát chất lượng, tiến độ, an toàn và chi phí hoạt động của công trường;

+ Đánh giá và kiểm soát hiệu quả của dự án;

+ Làm việc với chủ đầu tư, các bên liên quan, cơ quan hữu quan để giải quyết các vấn
đề liên quan đến dự án;

+ Cập nhật, phổ biến và tổ chức tuân thủ các yêu cầu của pháp luật trong quá trình
thực hiện dự án;

+ Cam kết thực hiện Chính sách chất lượng Công ty, đem lại sự thoả mãn cho khách
hàng.

Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

+ Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư hoặc các văn bằng tương đương;

+ Tham gia các khoá đào tạo xây dựng và quản lý dự án;

+ Am hiểu về biện pháp thi công, biện pháp thi công cáp;

+ Am hiểu quy định của Nhà nước về xây dựng và quản lý chất lượng công trình.

+ Sử dụng ngoại ngữ (anh văn) thành thạo và giao tiếp tốt;

+ Chỉ huy trưởng có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 7 năm và
đã tham gia thi công ít nhất một công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có
quy mô và biện pháp thi công tương tự.

Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

+ Tiến độ thực hiện dự án.

48 4
8
+ Chi phí thực hiện dự án.

+ Tỷ lệ chất lượng của công trình với cam kết của nhà thầu.

+ Mức độ ảnh hưởng của công việc phát sinh (tiến độ, khối lượng, chi phí, sự cố) đến
sự thoả mãn của khách hàng.

+ An toàn trong thi công (số lần vi phạm nội quy an toàn, số lần xảy ra các sự cố tai
nạn lao động).

2.6.3.2. Bộ phận bảo đảm và quản lý chất lượng thi công (QA-QC):

Yêu cầu trách nhiệm:

+ Nắm vững các yêu cầu chất lượng của công trình;

+ Lập kế hoạch chất lượng cho công trình;

+ Lập biện pháp quản lý chất lượng thi công;

+ Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công và các cơ sở sản xuất;

+ Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư vào công trường;

+ Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.

Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

+ Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư hoặc các văn bằng tương đương;

+ Am hiểu quy định của Nhà nước về xây dựng và quản lý chất lượng công trình;

+ Nắm vững nguyên lý quản lý chất lượng thi công xây dựng;

+ Sử dụng ngoại ngữ (anh văn) tốt, đọc hiểu bản vẽ thi công và tiêu chí kỹ thuật công
trình;

+ Có kinh nghiệm thi công tầng hầm và thi công cáp cho nhà cao tầng.

Các chỉ số đánh giá hoàn thành công việc:

+ Khả năng hoàn thành mục tiêu và trách nhiệm đã nêu trên;

49 4
9
+ Các kết quả của quá trình đo đạc, giám sát chất lượng công trình;

2.6.3.3. Bộ phận Kỹ thuật thi công:

Yêu cầu trách nhiệm:

+ Chuẩn bị cho việc thi công;

+ Quản lý chất lượng các công tác thầu phụ thi công;

+ Theo dõi - giám sát chất lượng và tiến độ thi công;

+ Phối hợp với thủ kho công trường kiểm soát lượng vật tư, thiết bị trên công trường;

+ Phối hợp với Chủ đầu tư và các bên liên quan tham gia nghiệm thu công việc;

+ Phối hợp với cán bộ an toàn lao động giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao
động trên công trường;

+ Báo cáo mỗi ngày cho chỉ huy trưởng công trình.

Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

+ Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư hoặc các văn bằng tương đương;

+ Có kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý các tổ đội thi công, hiểu biện pháp, kỹ
thuật thi công và các tiêu chuẩn thi công;

+ Đã từng thi công các công trình có quy mô tương đương.

Các chỉ số đánh giá hoàn thành công việc:

+ Tỷ lệ tiến độ thực hiện công việc với tiến độ đã duyệt;

+ Tỷ lệ chất lượng các công việc thực hiện với chất lượng mà nhà thầu ký kết;

+ Mức độ tuân thủ của các tổ trưởng và thầu phụ;

+ Số vụ việc quy phạm về an toàn trong thi công và vệ sinh môi trường.

2.6.3.4. Bộ phận thiết kế biện pháp và bản vẽ thi công:

50 5
0
Yêu cầu trách nhiệm:

+ Nghiên cứu, triển khai các chi tiết ra thực tế bằng các biện pháp thi công an toàn và
thuận lợi nhất;

+ Tập hợp đầy đủ các loại bản vẽ, yêu cầu thay đổi, bóc tách khối lượng, yêu cầu hạng
mức, yêu cầu vật tư và lưu trữ đảm bảo an toàn. Cung cấp kịp thời, chính xác cho các
bộ phận triển khai thi công;

+ Lập bản vẽ hoàn công.

Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng hoặc tương đương. Có kiến thức về kiến
trúc và việc cập nhật kiến thức về công nghệ - kỹ thuật thi công xây dựng;

+ Đọc, hiểu được tài liệu Tiếng Anh;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng và các phần mềm chuyên
ngành liên quan.

Các chỉ số đánh giá hoàn thành công việc:

+ Tỷ lệ bản vẽ chất lượng để triển khai các chi tiết ra thực tế;

+ Tỷ lệ bản vẽ chi tiết có khả năng đáp ứng cho quá trình triển khai thi công;

+ Tỷ lệ bản vẽ hoàn công chính xác, đầy đủ và kịp thời cho việc thanh quyết toán công
trình;

+ Tỷ lệ bản vẽ được đầy đủ và an toàn trong việc tập hợp và lưu trữ.

2.7. Một số quy trình kiểm soát, quản lý thi công xây dựng công trình:

Quy trình kiểm soát, quản lý thi công xây dựng công trình nhằm giúp các bên liên
quan theo dõi, quản lý, tác động và kiểm soát toàn bộ quá trình thi công xây dựng của
một dự án bất kỳ nhằm đưa dự án kết thúc và đạt hiệu quả cao nhất đảm bảo hài hòa
giữa 4 mục tiêu cơ bản: Chất lượng, giá thành, thời gian, an toàn lao động và vệ sinh
môi trường.

51 5
1
Các quy trình này phải được áp dụng đối với tất cả các dự án mà công ty thực hiện với
tư cách là nhà thầu thi công.

Các quy trình kiểm soát đều được thể hiện dưới dạng sơ đồ khối (lưu đồ khối), nó chỉ
ra các vấn đề sau:

+ Cách thức thực hiện một công việc được đề cập;

+ Phạm vi, thời gian, trách nhiệm giải quyết công việc;

+ Các biểu mẫu để theo dõi;

2.7.1. Quy trình kiểm soát vật tư:

Vật tư đưa vào sử dụng cho thi công xây dựng công trình phải đảm bảo chất lượng, nó
là yếu tố trực tiếp cấu thành nên công trình xây dựng, do vậy chất lượng vật tư ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Do đó muốn nâng cao chất lượng công
trình, công tác kiểm tra, giám định chất lượng các vật tư đầu vào rất quan trọng. Vật tư
được đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, thời gian ...là điều
kiện có tính chất tiền đề, đảm bảo quá trình thi công được diễn ra liên tục, thông suốt.
Quy trình kiểm soát vật tư sử dụng cho thi công phải bao gồm các bước sau:

+ Chuẩn bị: Tìm kiếm nguồn cung cấp vật tư đảm bảo;

+ Lựa chọn vật tư: Lựa chọn vật tư đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn;

+ Đánh giá: Kiểm tra lại xem các vật tư đệ trình có đáp ứng được yêu cầu về mặt chất
lượng và kinh tế hay không;

+ Lập báo cáo lên Ban Giám đốc công ty;

+ Phê duyệt: CĐT, TVGS và TVQLDA phê duyệt lựa chọn vật tư;

+ Đề nghị: Làm nhu cầu vật tư cho công trình;

+ Kiểm tra: Dựa vào nhu cầu, kiểm tra vật tư tồn kho và trình Ban Giám đốc phê
duyệt;

+ Phê duyệt: Phê duyệt đơn giá và số lượng cấp hàng;

52 5
2
+ Thực hiện: Tổ chức thương thảo các hợp đồng;

+ Tài chính: Chuẩn bị tài chính chi trả;

+ Lấy mẫu/kiểm tra xuất xứ: Hàng về công trường thì tiến hành lấy mẫu thí nghiệm và
kiểm tra xuất xứ của hàng hóa;

+ Thí nghiệm nghiệm thu: Mang mẫu đi thí nghiệm;

+ Nhận hàng: Nhận hàng và theo dõi.

2.7.2. Quy trình kiểm soát máy móc, thiết bị thi công:

Việt Nam hiện đang có một thị trường xây dựng sôi động và đầy tiềm năng phát triển,
vì thế đổi mới công nghệ và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới vào ngành
xây dựng đang là yêu cầu bức thiết. Máy móc, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến,
phù hợp đặc thù và tính chất công trình xây dựng. Mục đích khi ứng dụng công nghệ
mới là giảm giá thành xây dựng, chất lượng công trình cao và tiến độ thi công công
trình nhanh, để đưa công trình vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.

Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh
hưởng lớn đến chất lượng xây dựng. Với những công trình xây dựng đòi hỏi yêu cầu
đáp ứng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công thì việc sử dụng các máy móc thiết bị và
công nghệ thi công lạc hậu sẽ không thể đáp ứng được. Trong nhiều trường hợp, trình
độ và cơ cấu công nghệ đưa ra những giải pháp thi công quyết định đến chất lượng
công trình xây dựng được tạo ra. Quy trình kiểm soát thiết bị thi công phải bao gồm
các bước sau:

+ Đề nghị: Làm nhu cầu thiết bị và lập tiến độ cấp hàng;

+ Kiểm tra: Dựa vào nhu cầu, kiểm tra thiết bị đã có và trình Ban Giám đốc phê duyệt;

+ Phê duyệt: Phê duyệt đơn giá và số lượng thiết bị thuê;

+ Thực hiện: Tổ chức thương thảo các hợp đồng;

+ Kiểm soát: CĐT, TVGS và TVQLDA phê duyệt danh mục thiết bị;

53 5
3
+ Kiểm tra/ sửa chữa: Thiết bị không đạt được kiểm tra và sửa chữa;

+ Theo dõi: Theo dõi máy trong quá trình thi công và sau sửa chữa.

2.7.3. Quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công:

Quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công phải rõ ràng, đúng và đủ: Trong quá
trình thi công xây dựng trên công trường, các công việc được diễn ra liên tục, công
việc sau bị phụ thuộc rất nhiều vào công việc thực hiện trước đó. Do vậy, nếu không
có quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công cụ thể cho các công việc thì sẽ không
kiểm soát được chất lượng công việc của từng quá trình đó.

Biện pháp thi công và tổ chức thi công phù hợp: Đối với từng công trình xây dựng có
quy mô và đặc thù khác nhau sẽ có những biện pháp và cách thức tổ chức thi công
khác nhau phù hợp để đáp ứng được yêu cầu của thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật cho
thi công xây dựng công trình. Việc lập biện pháp thi công không phù hợp sẽ dẫn đến
nhiều hậu quả về chất lượng công trình như: làm thay đổi các chỉ tiêu kỹ thuật của vật
liệu - cấu kiện công trình, làm sai lệch kích thước hình học, điều kiện chịu lực của các
cấu kiện có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thi công.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý của bộ máy cán bộ thuộc Ban chi
huy công trường đảm bảo để tổ chức thi công được thông suốt: Chất lượng phụ thuộc
lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần
hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trên công trường xây dựng. Năng lực
và tinh thần của đội ngũ lao động có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất
lượng công việc thực hiện. Kỹ năng quản lý của cán bộ kỹ thuật tạo nên sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các khâu trong quá trình thi công cũng góp phần tăng thêm chất lượng
cho công trình. Quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công bao gồm các bước sau:

+ Bàn giao tài liệu và mặt bằng thi công;

+ Hướng dẫn công việc và cách thức kiểm tra;

+ Thi công;

+ Quản lý thi công;

54 5
4
+ Nghiệm thu công việc;

+ Nghiệm thu giai đoạn;

+ Nghiệm thu bàn giao công trình;

+ Lưu hồ sơ: Lưu các hồ sơ liên quan.

2.7.4. Quy trình kiểm soát tiến độ:

Ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất khác muốn đạt được những mục đích đề
ra phải có một kế hoạch sản xuất cụ thể. Một kế hoạch sản xuất được gắn liền với một
trục thời gian người ta gọi đó là tiến độ.

Nhằm nâng cao chất lượng quản lý thi công thì tiến độ thi công đóng một vai trò hết
sức quan trọng. Để xây dựng một công trình phải có một mô hình khoa học điều khiển
các quá trình - tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng. Mô hình đó chính là tiến độ thi công.
Quy trình kiểm soát tiến độ bao gồm các bước sau:

+ Lập tiến độ thi công chi tiết;

+ Phê duyệt;

+ Báo cáo/ Kiểm soát;

+ Đánh giá;

+ Điều chỉnh;

+ Phê duyệt điều chỉnh;

+ Tiến độ thực tế.

2.7.5. Quy trình kiểm soát sự thay đổi:

Sự thay đổi có thể hiểu là tất cả quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo
ra sự cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những
bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất,... sự thay
đổi suy cho cùng là nhằm mục đích nâng cao chất lượng của các hoạt động cũng như
chất lượng của sản phẩm hàng hóa dịch vụ để thu lợi nhuận nhanh chóng.

55 5
5
Đối với công trình sự thay đổi là yếu tố quan trọng liên quan đến công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng, nhằm mục đích phù hợp với thực tế thi công, góp phần nâng
cao chất lượng công trình, nó có thể là sự thay đổi về kỹ thuật, giá thành, mức độ ảnh
hưởng đến tiến độ. Quản lý tốt sự thay đổi góp phần đem lại hiệu quả cho công trình.
Quy trình kiểm soát sự thay đổi bao gồm các bưóc sau:

+ Tiếp nhận yêu cầu thay đổi;

+ Kiểm tra/ đánh giá;

+ Phê duyệt;

+ Thực hiện;

+ Kiểm soát.

2.7.6. Quy trình kiểm soát hồ sơ quản lý chất lượng và thanh toán:

Hồ sơ là một văn bản hoặc một tập văn bản có liên quan với nhau về một vấn đề, một
sự việc, một đối tượng cụ thể hình thành trong quá trình giải quyết vấn đề sự việc đó
hoặc được kết hợp lại do có những điểm giống nhau về hình thức như cùng chủng loại
văn bản, cùng tác giả cùng thời gian ban hành.

Hồ sơ là tài liệu pháp lý để chứng minh các công tác xây dựng đã hoàn thành và là cơ
sở để thanh toán, quyết toán công trình và phục vụ cho việc kiểm toán. Quy trình kiểm
soát hồ sơ quản lý chất lượng và thanh toán bao gồm các bước sau:

+ Chuẩn bị: Chuẩn bị hồ sơ thanh toán;

+ Điều kiện thanh toán;

+ Phát hành hồ sơ;

+ Kiểm tra/ Phê duyệt;

+ Xử lý hồ sơ;

+ Phát hành hóa đơn.

56 5
6
Kết luận chương 2

Trong chương 2 của Luận văn tác giả đã nêu một số văn bản quy phạm pháp luật, trách
nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. Đã đưa
ra những nhân tố, mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi
công xây dựng công trình. Nêu các nội dung cơ bản, một số quy trình kiểm soát, quản
lý chất lượng thi công xây dựng công trình. Cùng với lý luận thực tế, cũng như lý
thuyết để làm cơ sở cho những phân tích và đề xuất ở chương 3.

Nội dung chương 2, sẽ làm cơ sở lý luận quan trọng trong việc phân tích, đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp ở chương 3 của luận văn.

57 5
7
CHƯƠNG III – THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI TỔNG CÔNG TY LICOGI

3.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty LICOGI:

3.1.1. Sơ lược chung về Tổng công ty LICOGI:[9]

Tổng công ty LICOGI – CTCP (tên giao dịch: LICOGI) là đơn vị chuyên ngành thi
công xây lắp.

- Tiền thân là Đội máy công trình, thuộc Cục cơ khí điện nước – Bộ Thủy lợi – Kiến
trúc, sau đó là Đoàn thi công cơ giới. Ngày 08/8/1960 Bộ Kiến trúc có Quyết định số
502 BKT/TCCB chuyển Đoàn thi công cơ giới thành Công ty thi công cơ giới; Sau đổi
thành Liên hiệp các xí nghiệp Thi công cơ giới (tên viết tắt là LICOGI) theo Quyết
định số 1470 BXD-TCCB ngày 11/10/1979 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Năm 1995 cùng với Công ty Xây dựng số 18 – Bộ Xây dựng (thành lập năm 1961)
trở thành Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) theo Quyết định số
998 BXD/TCLĐ ngày 20/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Năm 2006, Tổng công ty chuyển đổi sang mô hình hoạt động: Công ty mẹ - Công ty
con theo Quyết định số 1635/QĐ-BXD ngày 30/11/2006 của Bộ Xây dựng.

- Năm 2010, Tổng công ty LICOGI gia nhập Tập đoàn Sông Đà theo Quyết định số
53/QĐ-TTg ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngày 30/06/2010, Tập đoàn Sông Đà có Quyết định số 95/TĐSĐ-HĐQT chuyển


Tổng Công ty LICOGI sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên.
Ngày 24/11/2010, Tổng công ty được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp:
0100106440.

- Ngày 18/10/2012, Bộ xây dựng có quyết định số 914/QĐ-BXD về việc chuyển giao
quyền và nghĩa vụ Chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Xây dựng và Phát triển
Hạ tầng từ Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà về Bộ xây dựng. Ngày 20/06/2014, Tổng

58 5
8
công ty được Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp Công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp 0100106440.

- Ngày 31/05/2016 Tổng công ty LICOGI được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về việc chuyển đổi Cổ phần hóa từ
Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng – Công ty TNHH một thành viên sang
Tổng công ty LICOGI - CTCP, mã số doanh nghiệp: 0100106440.

Theo đó, Tổng công ty có các đơn vị như sau:

- Cơ quan Tổng công ty.

- 07 đơn vị hạch toán phụ thuộc

- 09 Công ty con

- Các công ty liên kết. Trong đó:

+ 07 Công ty hình thành từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

+ 06 Công ty do Licogi góp vốn

- 01 Công ty tự nguyện tham gia liên kết, không có vốn góp của LICOGI

- Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Các Ban điều hành thi công xây lắp dự án.

Với các bề dày thành tích đạt được, Tổng công ty LICOGI đă được Bộ Xây dựng và
Chính phủ tặng thưởng nhiều Cờ và Bằng khen.

+ Tên công ty:

- Tên tiếng Việt: Tổng công ty LICOGI – CTCP;

- Tên tiếng Anh: LICOGI Corporation – JSC;

- Tên giao dịch: Tổng công ty LICOGI;

- Tên viết tắt: LICOGI.

59 5
9
+ Trụ sở chính của LICOGI:

- Địa chỉ: nhà G1, số 491 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Vai trò: Nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Tổng số cán bộ nhân viên của Tổng công ty là: 11.127 người, trong đó:

+ Cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế, kỹ thuật bậc đại học và trên đại học: 619 người.

+ Cán bộ khoa học kỹ thuật: 1.234 người.

+ Cán bộ nghiệp vụ: 523 người.

+ Cán bộ nhân viên hành chính và viên chức khác: 806 người.

+ Công nhân xây dựng: 610 người.

+ Công nhân cơ giới: 1.281 người.

+ Công nhân lắp máy: 76 người.

+ Công nhân cơ khí: 1.123 người.

+ Công nhân sản xuất vật liệu: 970 người.

+ Công nhân trắc địa: 86 người.

+ Công nhân lao động phổ thông: 345 người.

+ Lao động thời vụ: 3.454 người.

Tổng số vốn, cổ phần:

+ vổn điều lệ: 900.000.000.000 VNĐ (Chín trăm tỷ đồng).

+ Cổ phần phát hành lần đầu: 90.000.000 cổ phần, với mệnh giá một cổ phần là 10.000
đồng.

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

60 6
0
- Thi công và xử lý nền móng các loại công trình, khoan nổ mìn, các công trình ngầm.

- Xây dựng nhà các loại: Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp.

- Xây dựng các công trình giao thông như: đường bộ, cầu đường sắt, cầu đường bộ,
sân bay, bến cảng, nhà ga, đường hầm.

- Xây dựng công trình công ích: Xây dựng các công trình thủy lợi, cấp thoát nước (đê,
đập, kênh, mương, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu, ống dẫn, trạm bơm) thủy điện,
nhiệt điện, bưu điện.

- Thi công xây lắp các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công
trình đường dây điện, trạm biến áp điện.

- Phá dỡ.

- Chuẩn bị mặt bằng.

- Lắp đặt hệ thống điện.

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.

- Lắp đặt thiết bị công trình xây dựng.

- Hoàn thiện công trình xây dựng.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê: Đầu tư kinh doanh các dự án về nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, đầu tư kinh
doanh phát triển hạ tầng kỹ thuật.

- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (Sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm).

- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị và công nghệ.

- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.

- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét.

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng.

61 6
1
- Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao.

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng: Kinh doanh và kinh doanh
xuất khẩu các sản phẩm cơ khí, vật tư, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, các chủng
loại vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng.

- Kinh doanh các sản phẩm cơ khí.

- Cung ứng và quản lý nguồn lao động.

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.

- Khai thác, xử lý và cung cấp nước.

- Sửa chữa máy móc, thiết bị.

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng.

- Hoạt động tư vấn quản lý: Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, tư vấn
đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu.

- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng.

- Giáo dục nghề nghiệp.

- Đại lý du lịch.

- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày: Khách sạn, nhà nghỉ.

- Dịch vụ cho thuê văn phòng: Quản lý, vận hành nhà chung cư.

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: Quy hoạch, lập và thẩm định dự
án đầu tư xây dựng, khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn; thiết kế,
lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế, tổng dự toán các công trình xây dựng; quản lý dự

62 6
2
án, giám sát kỹ thuật thi công xây dựng, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết
kế, thi công xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công
trình (không bao gồm tư vấn pháp luật).

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:[9]

Tổ chức bộ máy của Tổng công ty LICOGI:

3.1.2.1. Bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty LICOGI gồm:

Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị.

Ban Tổng giám đốc.

3.1.2.2. Các công ty đơn vị phụ thuộc, các công ty liên kết, các công ty liên doanh góp
vốn thành lập, các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ sau:

- Văn phòng Tổng công ty;

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Phòng Kinh tế - Kế hoạc;

- Phòng Quản lý Dự án đầu tư;

- Phòng Tài chính - Kế toán;

- Phòng Quản lý Thiết bị, Vật tư Kỹ thuật;

- Phòng Thanh tra - Pháp chế;

- Phòng Kỹ thuật Công nghệ;

- Phòng quản trị rủi ro;

- Phòng Đầu tư tài chính;

- Chi nhánh xuất khẩu lao động;

- Các Ban quản lý dự án do Tổng công ty đầu tư;

- Các Ban điều hành (BĐH) thi công dự án;

63 6
3
- Các công ty đơn vị phụ thuộc, các công ty liên kết, các công ty liên doanh góp vốn
thành lập.

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty LICOGI theo kiểu trực tuyến - chức năng. Ban Tổng
giám đốc được sự giúp sức của các phòng, ban chuyên môn phụ trách các lĩnh vực cụ
thể. Những phòng, ban này không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc
chuyên môn của mình mà chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong
việc ban hành và ra quyết định. Trong một số trường hợp cụ thể nếu nhận được sự ủy
quyền của Ban Tổng giảm đốc thì các phòng ban chuyên môn này có thể trực tiếp đưa
ra các quyết định cụ thể.

64 6
4
Đại hội đồng cổ
đông

Hội đồng Quản Ban kiểm soát


trị

Tổng giám đốc

Kế toán trưởng Các Phó TGĐ

Phòng Tổ chức Các Ban


Các công ty, đơn vị
phụ thuộc Văn phòng TCT cán bộ quản lý
dự án do
Phòng Kinh Phòng Quản lý Tổng
công ty
Các công ty con Tế - Kế hoạch Dự án đầu tư đầu tư

Phòng Tài chính – Phòng Quản lý Thiết

Các công ty liên kết Kế toán bị, Vật tư Kỹ thuật


Phòng Thanh tra – Phòng Kỹ thuật Các BĐH
Pháp chế Công nghệ thi công
Các công ty liên
dự án
doanh hoặc góp vốn
Phòng quản trị Phòng Đầu tư tài
thành lập
rủi ro chính

Chi nhánh xuất khẩu lao động

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty

65 6
5
3.1.3. Năng lực tài chính của Tổng Công ty LICOGI:[9]
Bảng 3.1: Năng lực tài chính của Tổng công ty
Đơn vị tính VNĐ

Stt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng tài sản có 4.312.190.526.466 4.308.798.773.871 4.684.234.312.400

Tài sản ngắn


2 3.325.651.452.454 3.318.461.382.845 3.212.059.098.593
hạn

3 Tài sản dài hạn 986.539.074.012 990.337.391.026 1.472.175.213.807

4 Tài sảncố định 467.837.216.513 458.902.093.445 505.507.286.422

Tổng nợ phải
5 3.503.988.844.219 3.473.051.022.507 3.629.104.279.796
trả

6 Nợ ngắn hạn 3.089.730.720.989 2.922.445.310.819


2.971.776.782.945

7 Nợ dài hạn 414.258.123.230 550.605.711.688 657.327.496.851

8 Doanh thu 3.846.105.536.365 2.233.856.910.881 3.104.527.483.251

Doanh thu
9 3.844.986.832.251 2.232.187.814.166 3.103.241.058.379
thuần

Lợi nhuận
10 101.408.470.514 34.438.515.862 74.795.450.134
trước thuế

Lợi nhuận sau


11 87.287.087.001 23.094.429.339 58.466.907.875
thuế

66 6
6
3.1.4. Một số công trình đã và đang thi công của Tổng công ty LICOGI:[9]

Bảng 3.2: Một số công trình đã và đang thi công của Tổng công ty
Giá trị HĐ Thời gian
TT Tên công trình Chủ đầu tư (triệu đồng) thi công
BQL các công trình
2009-
1 Thi công xây dựng Cầu Hàn giao thông Hải 102.437
12/2016
Dương

Tổng thầu xây lắp Nhà máy thuỷ Công ty CP thuỷ 2009-
2 2.241.594
điện Đakđrinh (gói thầu CĐT3) điện Đakđrinh 4/2016

Xây dựng đoạn Km 0+000 đến Km


3+100 (nền mặt đường công trình
BQLDA Giao 2009-
3 thoát nước, ATGT, Cầu Tà Bán) thông II Thanh Hóa
174.004
9/2016
thuộc dự án Tuyến nối các huyện
phía Tây Thanh Hóa

BĐH DA thủy điện


4 Công trình thủy điện Lai Châu Lai Châu
951.258 2010-2017

Xây dựng tường vây, trụ đỡ, ke ga


Nhà ga Ba Son thuộc tuyến đường Liên danh Shimizu- 04/2015-
5 65.616
sắt đô thị TP HCM đoạn Bến Thành Maeda 12/2016

- Suối Tiên

Gói thầu số 15: Thi công phần ngầm BQLDA Trụ sở cơ


quan Tổng liên
6 – Dự án Trụ sở làm việc Tổng liên đoàn Lao động Việt
32.046 2016
đoàn Lao động Việt Nam Nam

Thi công cọc khoan nhồi đại trà Tổ


hợp công trình hỗn hợp TM, Dịch Công ty cổ phần
7 vụ Mại, Văn phòng, Khách sạn, Nhà xây dựng và địa ốc 83.956 2016-2017
Hòa Bình
ở, trường Mầm non, Tiểu học -423
Minh Khai

67 6
7
3.2. Sử dụng phần mêm SPSS 20 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thi công xây dựng tại Tổng công ty LICOGI:

3.2.1. Thống kê mô tả các biến định tính:

Bảng 3.3: Thống kê mô tả các thành phần biến định tính


Tên Bảng Thuộc Tính Số lượng Tỉ lệ (%)
Chủ đầu tư 17 9.4
Nhà thầu tư vấn thiết kế 50 27.8
Đơn vị công tác Nhà thầu tư vấn giám sát 53 29.4
Ban điều hành dự án (BĐHDA) 12 6.7
Nhà thầu thi công 48 26.7
Dưới 3 năm 6 3.3

Kinh nghiệm thi công xây Từ 3-5 năm 36 20.0


dựng công trình Từ 5-10 năm 96 53.3
Trên 10 năm 42 23.3
Lãnh đạo BĐHDA 13 7.2
Chỉ huy công trường 13 7.2
Vị trí tham gia thi công
Trưởng, phó phòng thi công 55 30.6
xây dựng công trình
Kỹ sư công trường 54 30.0
Đội thi công 45 25.0
Thủy lợi 75 41.7
Thủy điện 60 33.3
Loại dự án tham gia thi Giao thông 27 15.0
công
Xây dựng dân dụng 18 10.0
Biết rất rõ 94 52.2

Sự hiểu biết về quản lý thi Có biết 50 27.8


công Có nghe nói 33 18.3
Không biết 3 1.7
Rất cần thiết 101 56.1
Sự cần thiết của quản lý
Cần thiết 72 40.0
thi công
không cần thiết 7 3.9
(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

68 6
8
Đơn vị công tác: chủ đầu tư có 17 người chiếm 9.4%, nhà thầu tư thiết kế có 50 người
chiếm 27.8%, nhà thầu tư vấn giám sát có 53 người chiếm 29.4%, ban điều hành dự án
có 12 người chiếm 6.7%, nhà thầu thi công có 48 người chiếm 26.7%.

Hình 3.2: Biểu đồ đơn vị công tác


(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)
Kinh nghiệm thi công xây dựng công trình: dưới 3 năm có 6 người chiếm 3.3%, từ 3-5
năm có 20% tương đương với 36 người, từ 5-10 năm có 53.3% tương đương 96 người,
trên 10 năm có 42 người tương đương 23.3%.

Hình 3.3: Biểu đồ kinh nghiệm thi công xây dựng công trình
(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)
Vị trí tham gia thi công xây dựng công trình: lãnh đạo và chỉ huy công trình đều có 13
người chiếm 7.2%, trưởng phó phòng có 55 người chiếm 30.6%, kỹ sư công trường có

69 6
9
54 người chiếm 30%, đội thi công có 45 người chiếm 25%.

Hình 3.4: Biểu đồ vị trí tham gia thi công


(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)
Loại dự án tham gia thi công: Thủy lợi có 75 người chiếm 41.7%, Thủy điện có 27
người chiếm 33.3%, Giao thông có 27 người tương đương 15%, Xây dựng dân dụng
có 18 người tương đương 10%.

Hình 3.5: Biểu đồ loại dự án tham gia thi công xây dựng công trình
(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)
Sự hiểu biết về quản lý thi công: biết rất rõ chiếm 52.2% tương đương 94 người tham
gia khảo sát, có biết chiếm 27.8% (50 người), có nghe nói chiếm 18.3%, không biết
chiếm 3%.

70 7
0
Hình 3.6: Sự hiểu biết về quản lý thi công
(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)
Sự cần thiết trong quản lý chất lượng: rất cần thiết có 101 người chiếm 56.1%, cần
thiết có 72 người chiếm 40%, không cần thiết có 7 người chiếm 3.9%

Hình 3.7:Sự cần thiết trong quản lý chất lượng thi công
(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)

71 7
1
3.2.2. Kiểm định thang đo:

Kiểm định thang đo nguồn nhân lực:


Bảng 3.4: Nguồn nhân lực

Trung bình
Phương sai Cronbach’s
Thang đo nguồn thang đo Tương quan
nhân lực thang đo nếu biến tổng Alpha nếu
nếu loại
loại biến loại biến
biến

α = 0.800 (lần 1)

NL1 23.8500 5.368 .666 .749


NL2 23.7833 5.500 .562 .768
NL3 23.8389 5.421 .560 .768
NL4 23.8222 5.611 .627 .758
NL5 23.7333 5.705 .603 .763
NL6 23.7722 6.020 .513 .779
NL7 23.9000 5.878 .298 .828
α = 0.828 (lần 2)
NL1 19.9667 4.077 .649 .790
NL2 9.9000 4.113 .580 .805
NL3 19.9556 4.032 .583 .806
NL4 19.9389 4.248 .632 .794
NL5 19.8500 4.307 .619 .797
NL6 19.8889 4.557 .544 .812

(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)


Theo Bảng 3.4 cho thấy kiểm định thang đo lần 1, nguồn nhân lực được cấu thành bởi
bảy biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.800 > 0.6. Kết quả
phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến
quan sát đều lớn hơn 0.6. Tuy nhiên tương quan biến tổng của biến quan sát NL7 nhỏ
hơn 0.3 (0.298) nên ta loại biến này và tiến hành kiểm định thang đo lần 2.

Kiểm định thang đo lần 2 thì hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.828 > 0.6.

72 7
2
Đồng thời, tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và dao động từ 0.544
đến 0.649; hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.6. Vậy
thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Kiểm định thang đo vật tư, máy móc thiết bị thi công:
Bảng 3.5: Vật tư, máy móc thiết bị thi công

Thang đo vật
tư máy móc Trung bình Phương sai Cronbach’s
Tương quan
thiết bị thi thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
biến tổng
công loại biến loại biến loại biến
α = 0.792
VM1 15.6389 3.562 .591 .747
VM2 15.6722 3.920 .466 .788
VM3 15.6889 3.858 .594 .746
VM4 15.7556 4.007 .501 .774
VM5 15.7111 3.659 .734 .704

(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)


Bảng 3.5 cho thấy thang đo Vật tư, máy móc thiết bị thi công được cấu thành bởi năm
biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.792 > 0.6. Kết quả phân
tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến quan
sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.704 đến 0.788. Đồng thời, tương quan biến tổng
của các biến đều lớn hơn 0.3 và dao động từ 0.466 đến 0.734. Vậy thang đo đạt độ tin
cậy cần thiết.

Kiểm định thang đo Quản lý thi công:

73 7
3
Bảng 3.6: Quản lý thi công

Trung bình
Phương sai Cronbach’s
Thang đo quản lý thang đo Tương quan
thang đo nếu biến tổng Alpha nếu
thi công nếu loại
loại biến loại biến
biến

α = 0.843 (lần 1)

QL1 27.9333 11.146 .294 .862


QL2 27.9667 11.842 .199 .867
QL3 27.7500 10.211 .682 .813
QL4 27.8000 9.680 .698 .808
QL5 27.7000 10.066 .731 .808
QL6 27.8889 9.384 .729 .803
QL7 27.7889 9.810 .734 .805
QL8 27.8889 9.898 .644 .816
α = 0.867 (lần 2)
QL1 24.0833 10.457 .182 .912
QL3 23.9000 8.973 .721 .839
QL4 23.9500 8.461 .737 .835
QL5 23.8500 8.888 .754 .835
QL6 24.0389 8.228 .754 .832
QL7 23.9389 8.639 .759 .833
QL8 24.0389 8.607 .699 .840
α = 0.912 (lần 3)
QL3 20.0167 7.704 .743 .898
QL4 20.0667 7.202 .764 .894
QL5 19.9667 7.664 .762 .895
QL6 20.1556 7.015 .771 .894
QL7 20.0556 7.438 .764 .894
QL8 20.1556 7.316 .732 .899

(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

74 7
4
Theo Bảng 3.6 cho thấy kiểm định thang đo lần 1, quản lý thi công được cấu thành bởi
tám biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.843 > 0.6. Kết quả
phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến
quan sát đều lớn hơn 0.6. Tuy nhiên tương quan biến tổng của biến quan sát
QL1(0.294) và QL2(0.199) nhỏ hơn 0.3 nên ta loại biến QL2 và tiến hành kiểm định
thang đo lần 2.

Kiểm định thang đo lần 2, quản lý thi công được cấu thành bởi bảy biến quan sát. Hệ
số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.867 > 0.6. Kết quả phân tích độ tin cậy của
thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn
0.6. Tuy nhiên tương quan biến tổng của biến quan sát QL1(0.182) nhỏ hơn 0.3 nên ta
loại biến QL1 và tiến hành kiểm định thang đo lần 3.

Kiểm định thang đo lần 3, quản lý thi công được cấu thành bởi sáu biến quan sát. Hệ
số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.912 > 0.6. Kết quả phân tích độ tin cậy của
thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.6
biến thiên từ 0.894 tới 0.899. Đồng thời, tương quan biến tổng của các biến đều lớn
hơn 0.3 và dao động từ 0.732 đến 0.771. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Kiểm định thang đo Chất lượng thi công:


Bảng 3.7: Chất lượng thi công

Trung bình Phương sai Cronbach’s


Thang đo chất Tương quan
thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
lượng thi công biến tổng
loại biến loại biến loại biến

α = 0.717

CL1 11.89 1.932 .548 .629


CL2 11.84 2.009 .476 .672
CL3 11.84 1.886 .550 .627
CL4 11.99 2.045 .446 .689

(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

75 7
5
Theo Bảng 3.7 cho thấy thang đo chất lượng thi công được cấu thành bởi bốn biến
quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo bằng 0.717> 0.6. Kết quả phân tích độ
tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến quan sát đều
lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.476 đến 0.550. Đồng thời, tương quan biến tổng của các
biến đều lớn hơn 0.3 và dao động từ 0.629 đến 0.689. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần
thiết.

3.2.3. Phân tích nhân tố:

Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập


Bảng 3.8: Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập
Hệ số tải nhân tố
Tên biến quan sát
(1) (2) (3)
QL7 .839
QL5 .835
QL3 .831
QL6 .830
QL4 .827
QL8 .806
NL1 .764
NL5 .742
NL4 .728
NL3 .707
NL2 .699
NL6 .683
VM5 .839
VM1 .756
VM3 .732
VM4 .671
VM2 .652
Hệ số KMO 0.812
Mức Eigenvalues 2.005
Phương sai trích 60.793%
(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

76 7
6
Từ bảng 3.8 hệ số KMO = 0.812 (>0.5) và kiểm định Barlett có Sig= 0.00 (<0.05) cho
thấy phân tích EFA là thích hợp.

Tại mức Eigenvalues = 2.005 (>1), EFA đã rút trích được 3 nhân tố từ 18 biến quan sát
với tổng phương sai trích là 60.793% (>50%) và không có biến quan sát nào bị loại.

Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc:


Bảng 3.9: Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc
Tên biến quan sát Hệ số tải nhân tố
CL3 0.773
CL1 0.772
CL2 0.714
CL4 0.682
Hệ số KMO 0.735
Mức Eigenvalues 2.168
Phương sai trích 54.204%
(nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)
Từ bảng 3.9 hệ số KMO = 0.735 (>0.5) và kiểm đinhk Barlett có Sig= 0.00 (<0.05)
cho thấy phân tích EFA là thích hợp.

Tại mức Eigenvalues = 2.168 (>1), EFA đã rút trích được từ 3 biến quan sát và thành 1
nhóm với tổng phương sai trích là 54.204 % (>50%) và không có nhân tố mới được
hình thành so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu.

Sau quá trình phân tích nhân tố thì các biến quan sát còn lại là:

Nhóm 1: NL1, NL2, NL3, NL4, NL5, NL6

Nhóm 2: VM1, VM2, VM3, VM4, VM5, VM6

Nhóm 3: QL3, QL4, QL5, QL6, QL7, QL8

Nhóm 4: CL1, CL2, CL3, CL4

3.2.4. Hồi quy tuyến tính:

Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính từ dữ liệu của mẫu:

Mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng có dạng: Y= B 0 + B i *X i

77 7
7
Trong đó:

X i là trị quan sát thứ I của biến độc lập

Y là giá trị dự đoán ( hay giá trị lí thuyết) thứ I của biến phụ thuộc

B 0 và B i : là hệ số hồi qui, phương pháp được dùng để xác định B 0 và B i là phương


pháp OLS – phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc:

Phương trình đường thẳng có dạng:

CL= B 0 + B1*NL+ B2*VM + B3*QL + Ei

Tác giả kí hiệu như sau;

NL: Nguồn nhân lực (X1);

VM: Vật tư máy móc thiết bị thi công (X2);

QL: Quản lý thi công (X3);

CL: Chất lượng thi công (Y);

Ei: Là ảnh hưởng của các nhân tố khác tới chất thi công xây dựng công trình nhưng
không được đưa vào nghiên cứu.

Kiểm định hệ số tương quan:

Dữ liệu dùng trong phân tích hồi quy tương quan được tác giả lựa chọn là dữ liệu
chuẩn hóa (được xuất ra từ phần mềm SPSS sau quá trình phân tích nhân tố khám
phá). Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình, bước đầu tiên ta
cần phân tích tương quan giữa các biến xem thử có mối liên hệ tuyến tính giữa biến
độc lập và biến phụ thuộc hay không. Kết quả của phần phân tích này dù không xác
định được mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhưng nó đóng
vai trò làm cơ sở cho phân tích hồi qui. Các biến biến phụ thuộc và biến độc lập có
tương quan cao với nhau báo hiệu sự tồn tại của mối quan hệ tiềm ẩn giữa hai biến.
Đồng thời, việc phân tích tương quan còn làm cơ sở để dò tìm sự vi phạm giả định của

78 7
8
phân tích hồi qui tuyến tính: các biến độc lập có tương quan cao với nhau hay hiện
tượng đa cộng tuyến.
Bảng 3.10: Kiểm định hệ số tương quan
CL NL VM QL
Hệ số tương quan 1 .779** .374** .324**
CL Sig. (2 phía) 0 0 0
N 180 180 180 180
Hệ số tương quan .779 **
1 .321** .242**
NL Sig. (2 phía) 0 0 0.001
N 180 180 180 180
Hệ số tương quan .374** .321** 1 0.105
VM Sig. (2 phía) 0 0 0.16
N 180 180 180 180
Hệ số tương quan .324** .242** 0.105 1
QL Sig. (2 phía) 0 0.001 0.16
N 180 180 180 180

(Nguồn xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)


Từ bảng 3.10 ta thấy rằng, các hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
đều có ý nghĩa (sig<0.05), do vậy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi qui là phù
hợp. Như vậy, giữa các thang đo lường mức độ thỏa mãn về chất lượng thi công trong
mô hình nghiên cứu không có mối tương quan tuyến tính với nhau. Vì thế, sẽ không
xuất hiện đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy mức tương quan tuyến tính giữa từng
thang đó trên với thang đo chất lượng thi công, trong đó mối quan hệ tương quan cao
nhất là giữa thang đo nguồn nhân lực với giá trị bằng 0.779.

Phân tích hồi quy:

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được cường độ ảnh hưởng của các
biến độc lập lên biến phụ thuộc. Để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, các
biến đưa vào mô hình theo phương pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm định là tiêu chuẩn
được xây dựng vào phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác định xác suất
tương ứng của giá trị thống kê F, kiểm định mức độ phù hợp giữa mẫu và tổng thể

79 7
9
thông qua hệ số xác định R2. Công cụ chẩn đoán giúp phát hiện sự tồn tại của cộng
tuyến trong dữ liệu được đánh giá mức độ cộng tuyến làm thoái hóa tham số ước
lượng là: Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF). Quy tắc khi
VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.[10]

Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích ở trên, ta sẽ đưa tất cả các biến độc lập
trong mô hình hồi quy đã điều chỉnh bằng phương pháp đưa vào cùng một lúc Enter để
chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0.05.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho các biến số được thể hiện thông qua các bảng
sau:
Bảng 3.11: Hệ số R2 hiệu chỉnh từ kết quả phân tích hồi quy
2 R2 hiệu Sai số chuẩn Hệ số Durbin-
Mô hình R R
chỉnh của dự báo Watson
.801a 0.642 0.636 0.26969 1.566
a. Biến phụ thuộc: CL
b. Các nhân tố dự đoán (hằng số), QL, VM, NL
(Nguồn: Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Từ bảng 3.11 so sánh hai giá trị R2 và R2 hiệu chỉnh thấy R2 hiệu chỉnh nhỏ hơn, dùng
nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ
phù hợp của mô hình. Vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng R2 hiệu chỉnh để đánh giá mức độ
phù hợp của mô hình nghiên cứu. Độ phù hợp của mô hình được kiểm định bằng trị
thống kê F được tính từ R2 của mô hình tương ứng với mức ý nghĩa sig., với giá trị sig.
càng nhỏ (trừ hằng số). Mô hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với dữ liệu
và có thể sử dụng được.

Kết quả từ kiểm định hệ số tương quan cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tác
động có ý nghĩa lên biến phụ thuộc (sig<0.05) các nhân tố đưa vào phân tích hồi quy
đều được giữ lại trong mô hình.

Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh là 0.642, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây
dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 64.2%, điều này cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ
thuộc và các biến độc lập là khá chặt chẽ, cả 3 biến trên góp phần giải thích 64.3% sự
khác biệt của Chất lượng thi công. Như vậy, mức độ phù hợp của mô hình tương đối

80 8
0
cao. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy
diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.
Đồng thời, để kiểm tra hiện tượng tự tương quan thông qua kiểm định hệ số Durbin-
Watson:

Nếu 1< D < 3: mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Nếu 0< D < 1: mô hình tư tương quan dương.

Nếu 3< D <4: mô hình tự tương quan âm.

Ta có D=1.566: mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan


Bảng 3.12: Kết quả ANOVA từ kết quả phân tích hồi quy
Tổng bình Trung bình bình
Mô hình Df F Sig.
phương phương
Hồi quy 22.965 3 7.655 105.249 .000b
Số dư 12.801 176 0.073
Tổng 35.765 179
a. Biến phụ thuộc: CL
b. Các nhân tố dự đoán (hằng số), QL, VM, NL
(Nguồn: Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Từ bảng 3.12 kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép
giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả phân tích
cho thấy, kiểm định F có giá trị là 105.249 với Sig. = 000b chứng tỏ mô hình hồi quy
tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được để suy rộng ra cho
tổng thể.
Bảng 3.13: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy
Thống kê
chưa chuẩn hóa chuẩn hóa
Mô hình t Sig.
Std.
B Error Beta Tolerance VIF
Hằng số -0.088 0.249 -0.354 0.724
NL 0.777 0.054 0.702 14.383 0 0.853 1.172
VM 0.125 0.045 0.133 2.798 0.006 0.896 1.116
QL 0.116 0.039 0.14 3.01 0.003 0.941 1.063
a. Biến phụ thuộc: CL
(Nguồn: Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

81 8
1
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bảng 3.13 cho thấy, các hệ số hồi quy chuẩn hóa
của phương trình hồi quy đều khác 0 và Sig < 0.05, chứng tỏ các yếu tố nguồn nhân
lực; vật tư, máy móc thiết bị; quản lý thi công đều ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
So sánh giá trị (độ lớn) của hệ số chưa chuẩn hóa cho thấy: tác động theo thứ tự từ
mạnh đến yếu của các thành phần: Nguồn nhân lực, Vật tư máy móc thiết bị thi công,
Quản lý thi công.

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF) rất nhỏ và dao động
từ 1.063 tới 1.172 (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt
chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.

CL= -0.088 + 0.777*NL + 01.25*VM + 0.116*QL

Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính

Tiếp đến, luận văn trình bày các kiểm định về độ phù hợp và kiểm định ý nghĩa của
các hệ số hồi quy.

Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp Enter được thực hiện với một số giả
định và mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Do vậy, để
đảm bảo cho độ tin cậy của mô hình, đề tài còn phải thực hiện một loạt các dò tìm sự
vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.

Giả định liên hệ tuyến tính và phương sai không đổi:

nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn thì không nhận
thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán rất ngẫu
nhiên. Nếu giả định tuyến tính được thỏa mãn (đúng) thì phần dư phải phân tán ngẫu
nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 của đồ thị phân tán của phần
dư chuẩn hóa (CLndardized ResiCal) và giá trị dự đoán chuẩn hóa (CLndardized
Predicted Value). Và nếu phương sai không đổi thì các phần dư phải phân tán ngẫu
nhiên quanh trục 0 (tức quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không
đổi [10].

Đầu tiên là giả định liên hệ tuyến tính. Phương pháp được sử dụng là biểu đồ

82 8
2
Scatterplot với giá trị phần dư chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa
trên trục hoành. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào
đối với giá trị dự đoán. Vậy giả thuyết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

Giả định tiếp theo cần xem xét là phương sai của phần dư không đổi. Để thực hiện
kiểm định này, tác giả sẽ tính hệ số tương quan hạng Spearman của giá trị tuyệt đối
phần dư và các biến độc lập. Giá trị sig. của các hệ số tương quan với độ tin cậy 95%
cho thấy không đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H 0 là giá trị tuyệt đối của phần dư độc
lập với các biến độc lập. Như vậy, giả định về phương sai của sai số không đổi không
bị vi phạm.

Để dò tìm sự vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư ta sẽ dùng hai công cụ vẽ
của phần mềm SPSS là biểu đồ tần số của phần dư chuẩn Histogram và biểu đồ của
hồi quy phần dư chuẩn hóa P-P plot. Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có
phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1
(0.992).

Hình 3.8: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn Histogram


(Nguồn: Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Nhìn vào biểu đồ P-P plot biểu diễn hầu hết các điểm quan sát thực tế tập trung gần
như quanh đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là dữ liệu phần dư có phân
phối chuẩn. Dựa vào đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn
hóa cho thấy các giá trị dự đoán chuẩn hóa và hầu hết phần dư phân tán chuẩn hóa

83 8
3
phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0.

Hình 3.9: Biểu đồ của hồi quy phần dư chuẩn hóa P-P lot
(Nguồn xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
3.2.5. Nhận xét kết quả kiểm định giả thuyết thống kê:

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đưa ra.
Yếu tố “Nguồn nhân lực” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Chất
lượng thi công. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố
“Nguồn nhân lực” với “Chất lượng thi công” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi
quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.702 nghĩa là khi tăng mức độ về Nguồn nhân lực
lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng thi công tăng thêm 0.702 đơn vị lệch chuẩn.
Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận

Yếu tố “Vật tư máy móc thiết bị thi công” là yếu tố có ảnh hưởng đến Chất lượng thi
công. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Vật tư máy
móc thiết bị thi công” với “Chất lượng thi công” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả
hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.133 nghĩa là khi tăng mức độ về Vật tư máy
móc thiết bị thi công lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Chất lượng thi công tăng thêm
0.133 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Yếu tố “Quản lý thi công” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến Chất lượng thi
công. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Quản lý thi

84 8
4
công” với “Chất lượng thi công” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số
beta đã chuẩn hóa là 0.140 nghĩa là khi tăng mức độ về Quản lý thi công lên 1 đơn vị
độ lệch chuẩn thì Chất lượng thi công thêm 0.140 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết
H3 được chấp nhận.

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty
LICOGI:

3.3.1. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực thi công xây dựng tại Tổng công ty
LICOGI:

3.3.1.1. Thực trạng bộ máy quản lý, điều hành thi công xây dựng:

Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo
phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi con người trong dự án và tận
dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây
dựng đội ngũ, tuyển trọn nhân viên và xây dựng các ban dự án. Tuy nhiên phải đảm
bảo rằng lợi ích của từng cá nhân phải hài hòa với lợi ích của tổ chức.

Tổng công ty thành lập Bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường dưới sự điều
hành trực tiếp của CHT và chỉ đạo chung của PTGĐPTCT nhằm:

+ Đảm bảo chất lượng công trình.

+ Đảm bảo tiến độ thi công.

+ Đảm bảo đúng thiết kế.

+ Nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc thiết bị.

+ Giá thành thi công hợp lý.

+ Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

85
Phó TGĐ phụ trách

Phòng Thanh Phòng Kinh tế Phòng Tài chính Chỉ huy trưởng Phòng Tổ Phòng Quản lý Thiết Phòng Kỹ thuật
tra - Pháp chế - Kế hoạch – Kế toán công trường chức cán bộ bị, Vật tư kỹ thuật Công nghệ

P.Chỉ huy trưởng


công trường

Bộ phận An toàn Bộ phận Bộ phận thiết kế Bộ phận kỹ Bộ phận kế toán Bộ phận tổ chức
– Thi công thanh quyết biện pháp và bản thuật thi công công trình hành chính
toán vẽ thi công

Bộ phận các tổ đội


thi công

Hình 3.10. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường

86
3.3.1.2. Phân tích thực trạng bộ máy quản lý, điều hành thi công xây dựng:

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thi công xây dựng của Tổng công ty
LICOGI theo kiểu trực tuyến - chức năng. Trong đó, PTGĐPTCT quản lý chung tại trụ
sở Tổng công ty và kết hợp với các phòng ban chuyên môn của Tổng công ty điều
hành chung toàn bộ công trình. Tại hiện trường Tổng công ty bố trí bộ máy quản lý tất
cả các mặt của công trình, bao gồm: Chỉ huy trưởng; Phó chỉ huy trưởng; Các bộ phận
chức năng công trường (Bộ phận an toàn; bộ phận thanh quyết toán; bộ phận kỹ thuật
tổ chức thi công; bộ phận tổ chức hành chính; bộ phận kế toán công trường). Trong đó,
bộ phận kỹ thuật tổ chức thi công sẽ ra lệnh trực tiếp chỉ đạo các tổ đội thi công, còn
các bộ phận khác chỉ làm nhiệm vụ tham mưu, kiểm soát cùng Chỉ huy trưởng.

Phó Tổng giám đốc phụ trách công trường, Chỉ huy trưởng Phó Chỉ huy trưởng:

Phó Tổng giám đốc phụ trách công trường: Quản lý chung tại trụ sở Tổng công ty,
điều hành chung toàn bộ công trình kết hợp với các phòng ban chức năng trên Tổng
công ty điều hành. Báo cáo với Tổng công ty về toàn bộ hoạt động trên công trường
theo định kỳ. Tổng công ty căn cứ tiến độ có kế hoạch dự trù vật tư, đáp ứng tài chính
và các thiết bị thi công theo từng giai đoạn của công trình.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ chức thi công toàn bộ công trình theo hợp
đồng kinh tế đã ký với Chủ đầu tư, điều tiết thi công giữa các bộ phận trong đội khi
cần thiết.

Chỉ huy trưởng: Tổ chức, điều hành mọi hoạt động thi công trên công trình, tiếp nhận
và xử lý thông tin giữa công trường và các bên liên quan. Chịu trách nhiệm về chất
lượng, tiến độ thi công, an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ của công
trình.

Ban chỉ huy công trường: chịu trách nhiệm trước PTGĐPTCT về việc thi công công
trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn. PTGĐPTCT có đủ thẩm quyền
quyết định các công việc liên quan đến sản xuất hàng ngày để đảm bảo công tác thi
công an toàn, nhịp nhàng đạt tiến độ và chất lượng. BCHCT quản lý công việc thông
qua hệ thống các bộ phận gồm: an toàn thi công; thanh quyết toán; kỹ thuật tổ chức thi

87 87
công; tổ chức hành chính và bộ phận kế toán công trường.

Phó chỉ huy trưởng giúp Chỉ huy trưởng tổ chức, điều hành mọi hoạt động thi công
trên công trình, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa công trường và các bên liên quan.
Trong một số trường hợp nếu nhận được sự ủy quyền của Chỉ huy trưởng thì Phó Chỉ
huy trưởng sẽ toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công trường.

Các bộ phận trong ban chỉ huy công trường:

Các bộ phận về kỹ thuật:

An toàn - thi công:

Bộ phận này có trách nhiệm lập biện pháp an toàn chi tiết theo từng công việc, bộ
phận, hạng mục công trình và toàn bộ công trình, chuyển đến CHT trình các bên liên
quan (PTGĐPTCT, TVGS, TVQLDA và CĐT) phê duyệt.

Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho công nhân tham gia làm việc tại công trình.
Trong quá trình thi công đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công, biện
pháp an toàn lao động của công nhân trên công trường. Ngoài ra trên công trường còn
có hệ thống y tế, an toàn và vệ sinh lao động được thành lập từ các tổ, nhóm công nhân
trực tiếp. Các thành viên tại các tổ đó có trách nhiệm kiểm tra các công việc của tổ,
nhắc nhở các thành viên trong tổ về tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh
lao động và các quy định về an toàn của công trình.

Kết hợp với các bộ phận khác nhằm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác an toàn lao
động, vệ sinh môi trường trên công trình. Đưa ra những nội quy, cảnh báo an toàn lao
động cần thiết trong quá trình thi công.

Bộ phận thiết kế biện pháp và bản vẽ thi công:

Nhiệm vụ cụ thể của các kỹ sư ở bộ phận này là nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế kỹ
thuật, tiến độ của CĐT, phối hợp với BCHCT, cán bộ kỹ thuật tổ chức thi công các
bản vẽ thi công chi tiết cho từng công việc, tính toán dự trù vật tư, vật liệu, nhân công,
máy móc thiết bị; kết hợp lập tổng tiến độ thi công, tiến độ thi công theo từng giai
đoạn và biện pháp thi công chi tiết trình lên PTGĐPTCT, TVGS, TVQLDA và CĐT

88 88
phê duyệt.

Các kỹ sư được phân công nhiệm vụ theo đầu tên công việc (thiết kế bản vẽ thi công;
biện pháp thi công công tác trắc đạc, cốp pha, cốt thép, hoàn thiện, lắp đặt điện, nước,
an toàn lao động; lập tiến độ thi công theo từng giai đoạn tuần, tháng, quý, năm...) nhờ
đó mà các việc thi công ngoài công trường sẽ được tổ chức, bố trí sắp xếp một cách
hợp lý, tránh được tình trạng thi công chồng chéo giữa các tổ đội.

Bộ phận kỹ thuật tổ chức thi công:

Bộ phận này trực tiếp nhận lệnh thi công từ BCHCT và CHT để chỉ đạo các đội thi
công thực hiện tốt các kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, tháng, năm cũng như tổng tiến độ
đã đề ra.

Căn cứ theo tiến độ thi công đã được CĐT phê duyệt, phối hợp với bộ phận thiết kế để
đề ra các kế hoạch thi công cụ thể cho từng công tác, từng hạng mục, lập kế hoạch
cung ứng vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị cho từng giai đoạn nhằm đảm bảo các công
việc sẽ được thi công một cách nhanh nhất nhưng tất cả các công việc, các hạng mục
vẫn phải được thi công phối hợp một cách hợp lý theo đúng trình tự công nghệ đảm
bảo chất lượng công trình.

Giám sát thi công về kỹ thuật, kết cấu, khối lượng, chất lượng và an toàn lao động, vệ
sinh môi trường cho việc thi công tại từng hạng mục cũng như trên toàn bộ công
trường.

Các bộ phận về nghiệp vụ, bao gồm:

Bộ phận Thanh quyết toán; Bộ phận Kế toán công trường và Bộ phận Tổ chức hành
chính:

Giúp việc cho CHT về toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê, tiền lương, cung
ứng vật tư, các công việc về hành chính, đời sống và trang bị bảo hộ lao động, quản lý
thu chi, cụ thể:

+ Giải quyết các thủ tục hành chính và căn cứ vào khối lượng (do CHT tập hợp) để
giải quyết các khoản tạm ứng, thanh quyết toán với các tổ thợ và với bên CĐT (thông

89 89
qua Tổng công ty).

+ Giữ dìn an ninh chung cho công trường thi công.

+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư cho công trình, không để ảnh hưởng đến tiến độ thi
công. Công tác cung ứng phải đảm bảo cung cấp các vật liệu xây dựng và thiết bị cần
thiết cho việc thực hiện tiến độ thi công đã đề ra sao cho đủ số lượng, đúng chất lượng
và kịp thời hạn. Nhiệm vụ chính của bộ phận cung ứng là đặt và nhận hàng (như vật
liệu xây dựng, bán thành phẩm, các chi tiết, các cấu kiện, dụng cụ, thiết bị) gồm các
phần cụ thể sau:

- Phân phối nguyên vật liệu cho các nơi nhận gia công;

- Kiểm nhận và quản lý về chất lượng và số lượng;

- Cất chứa bảo quản và cấp phát hàng cho các tổ đội thi công có ghi chép tỉ mỉ;

- Cấp phát cho các đơn vị thi công, đội thi công.

- Đảm bảo việc thông tin liên lạc giữa công trường với CĐT, với Tổng công ty và với
các cơ quan chức năng có liên quan khác.

- Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với người lao động.

- Thực hiện việc tổng hợp khối lượng thi công theo từng kỳ rồi trình CĐT, Tổng công
ty để làm thủ tục thanh quyết toán cho các công việc đã hoàn thành.

Các tổ đội thi công trực tiếp:

Là các tổ công nhân trực tiếp thi công từng công việc, đảm bảo thực hiện đúng biện
pháp thi công, an toàn lao động đã được giao, đảm bảo chất lượng kỹ thuật tiến độ thi
công theo yêu cầu.

Mỗi một tổ sẽ có tổ trưởng và các công nhân làm việc theo từng khu vực, hạng mục
công trình được phân công. Tổ trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ, an toàn
trong khu vực của mình và quyết toán lương của tổ gửi cho bộ phận tài chính để thanh
toán lương và khối lượng hàng tháng.

90 90
3.3.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực thi công xây dựng:

Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân:

+ Phân công rõ trách nhiệm cho từng đơn vị, phòng ban cũng như các cá nhân.

+ Áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng các sản phẩm xây dựng của Tổng công ty.

+ PTGĐPTCT, CHT được bố trí làm việc căn cứ vào đánh giá năng lực hàng năm và
do Ban Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định.

+ CHT thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chẩt lượng và bố trí sắp xếp cán bộ
kỹ thuật phù hợp với công việc và trình độ chuyên môn của từng người.

+ Luôn tuân thủ đúng luật lao động và khen thưởng thích hợp để kích thích tính thần
làm việc của các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Việc trả lương, nâng
lương, lên chức, thưởng phạt đều được quy định rõ trong bản quy chế trả lương của
Tổng công ty, luôn đảm bảo tính công bằng.

+ Tổng công ty duy trì được nguồn nhân lực ổn định, nhiều cán bộ, công nhân viên
gắn bó lâu dài, có nhiều kinh nghiệm thi công.

Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân:

+ Một số công trường xây dựng, bộ máy BCHCT hoạt động chưa hiệu quả.

+ Tổng công ty chưa có bộ phận chức năng nào quản lý nghiệp vụ của các
PTGĐPTCT và CHT.

+ Việc sắp xếp và bố trí công việc cho cán bộ kỹ thuật còn mang tính chủ quan của
CHT. Vẫn còn cán bộ kỹ thuật được bố trí công việc không đúng với chuyên ngành
đào tạo và chưa sát với kỹ năng, kinh nghiệm của cá nhân.

+ Năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật là không đồng đều, một số cán bộ kỹ thuật
chưa có kinh nghiệm thi công.

+ Việc tăng cường số lượng nhân sự quản lý thi công không thực sự hiệu quả dẫn đến

91 91
bộ máy quản lý cồng kềnh, xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cán bộ kỹ
thuật.

+ Số lượng công nhân lao động theo hợp đồng thời vụ khá cao, phần lớn họ là lao
động thủ công không qua đào tạo, chất lượng công việc của đội ngũ công nhân mùa vụ
thường không đạt chất lượng tốt, cán bộ kỹ thuật phải mất nhiều thời gian để hướng
dẫn thi công.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế về công tác quản lý nguồn nhân lực:

+ Công tác quản lý nhân sự còn có nhiều hạn chế do bộ phận hành chính nhân sự
không có chuyên môn về xây dựng. Công tác tuyển dụng còn chưa được chú trọng,
không tổ chức thi tuyển nên chưa thực sự đánh giá được năng lục nhân sự mới vào.
Công tác đánh giá nhân sự sau thử việc vẫn còn mang tính hình thức, qua loa.

+ Kinh nghiệm và phương pháp quản lý bộ máy nhân sự công trường của các
PTGĐPTCT và CHT ở mỗi công trình khác nhau là khác nhau, chưa có chuẩn mực để
đánh giá năng lực nhân sự ở các vị trí này, chủ yếu dựa vào kết quả thi công và chất
lượng của từng dự án mà họ tham gia.

+ Việc kiểm tra, đánh giá năng lực và hiệu quả công việc hàng năm của Tổng công ty
đối với các cán bộ kỹ thuật chưa được thực hiện nên chưa có sự sàng lọc và sa thải các
nhân sự yếu kém.

+ Tổ chức bộ máy quản lý thi công trên công trường chưa khoa học, các bộ phận chức
năng chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ lẫn nhau, làm việc cứng nhắc.

+ Số lao động mừa vụ tuyển dụng quá nhiều, nên giảm bớt vì chất lượng số lao động
này tay nghề kém sẽ không đảm bảo chất lượng thi công công trình.

+ Công ty không có kế hoạch kiểm tra chất lượng thi công định kỳ ở mỗi công trình,
nên chưa nâng cao và tuyên truyền được ý thức đảm bảo chất lượng đến từng cán bộ
kỹ thuật và công nhân thi công.

92 92
3.3.2. Thực trạng công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công xây dựng tại Tổng công ty
LICOGI:

3.3.2.1. Thực trạng công tác quản lý vật tư thi công xây dựng:

Nguyên vật liệu thông thường Tổng công ty mua trên thị trường và hạch toán như bình
thường. Việc cung cấp nguyên nhiên liệu theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công.
Tổng công ty không dự trừ nguyên vật liệu mà thường mua trực tiếp trên thị trường rồi
cung ứng thẳng tới chân công trình.

Kho bãi dùng để bảo quản nguyên vật liệu được Tổng công ty quy định cụ thể tuân
theo tiêu chuẩn kỹ thuật: để nơi khô thoáng, thường xuyên kiểm tra kho bãi theo định
kỳ. Các đơn vị thi công bố trí bảo vệ kiểm soát chặt chẽ con người, vật tư, thiết bị ra
vào công trường:

+ Với vật tư cốt thép, cốp pha sử dụng kho nửa kín có mái che hoặc kho hở được phủ
bạt dứa để tránh mưa nắng.

+ Các loại vật tư khác đặt trong kho kín, riêng các vật liệu dễ cháy nổ được đặt riêng
trông coi cẩn thận.

Khi giao nhận kết cấu xây dựng, cấu kiện, vật liệu, thiết bị,... phải xem xét cả về số
lượng, chất lượng và tính đồng bộ. Khi cân, đong, đo, đếm, phải đối chiếu với những
điều khoản ghi trong hợp đồng giữa người giao hàng và người nhận hàng và căn cứ
vào những tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước hiện hành có liên quan. Vật tư, bán thành
phẩm cung cấp cho thi công phải có chứng chỉ chất lượng. Cơ sở sản xuất hoặc đơn vị
bán hàng phải chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư, bán thành phẩm cung cấp cho
công trường. Khi phát hiện thấy vật tư, bán thành phẩm không đảm bảo chất lượng,
công trường có quyền từ chối nhận vật tư, bán thành phẩm đó. Không được phép sử
dụng vật tư, bán thành phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng vào công trình.

Để đảm bảo chất lượng công trình, BCH cũng tiến hành kiểm tra, lưu mẫu có kèm theo
biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào trước khi đưa vào thi công. Tổng công ty sử dụng
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và số lượng mẫu được tuân theo tiêu chuẩn lấy mẫu
thí nghiệm vật liệu hiện hành.

93 93
Tổng công ty sẽ lưu tại văn phòng công trường một bộ đầy đủ các chứng chỉ xác nhận
nguồn gốc, kết quả thí nghiệm, kiểm định đạt yêu cầu để chủ đầu tư và cơ quan quản
lý thanh tra kiểm tra bất cứ lúc nào. Trong trường hợp nếu có yêu cầu của CĐT trong
việc kiểm tra đột xuất chất lượng các chủng loại vật tư có trên công trường, Tổng công
ty sẽ tuyệt đối tuân thủ để nhằm mục đích đảm bảo chất lượng tuyệt đối của công
trình.

Tất cả các vật liệu được sử dụng cho công trình sẽ được Tổng công ty đảm bảo đúng
chất lượng yêu cầu, tuân thủ theo các quy định về kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật
thi công hoặc do chủ đầu tư quy định. Tất cả các vật tư đều có kết quả chứng nhận
đảm bảo yêu cầu chất lượng, có hoá đơn xuất xưởng, kết quả thí nghiệm và thoả mãn
các Tiêu chuẩn Việt Nam.

Tổng công ty sẽ trình lên chủ đầu tư các chứng chỉ xác nhận chất lượng, mẫu vật tư,
cũng như nguồn gốc vật tư và chi tiến hành ký hợp đồng đưa vật tư vào sử dụng khi đủ
các yêu cầu về kỹ thuật, pháp lý.

Nhu cầu cung ứng vật tư – kỹ thuật phải gắn liền với tiến độ thi công xây lắp, thời hạn
hoàn thành từng công việc và được xác định trên cơ sở khối lượng công tác bằng hiện
vật (căn cứ vào thiết kế - dự toán của công trình), những định mức sử dụng, tiêu hao và
dự trữ sản xuất.

Hệ thống sổ sách, chứng từ đều hết sức minh bạch, thực hiện theo đúng quy định.

3.3.2.2.Thực trạng công tác quản lý thiết bị thi công xây dựng:

Tổng công ty LICOGI hiện đang quản lý một danh mục tài sản máy móc, thiết bị hùng
hậu đáp ứng hầu hết nhu cầu thi công đa dạng trên các công trường xây dựng từ Bắc
đến Nam, bao gồm các loại thiết bị sau:

+ Cần trục và thiết bị nâng: các loại cẩu (Cẩu tháp, cẩu TADANO, cẩu tự hành, cẩu
KATO, cẩu Maz, cẩu xích,...), các loại cần trục (Cần trục tháp, cần trục bánh xích,...)
thang máy, thang chở vật liệu, vận thăng, tời điện, Elêvatơ chở vật liệu,...

+ Ô tô vận tải: ôtô Maz các loại, ôtô Hundai, ôtô tự đổ Kamaz,... Xe bán tải, xe bệ, xe

94 94
Bắc Kinh, xe con, Stes tưới nước Hundai,...

95 95
+ Trạm trộn bê tông: trạm trộn bê tông xi măng, máy phun + trộng vữa, máy bơm bê
tông tĩnh, xe vận chuyên bê tông,...

+ Thiết bị thi công nền móng, đường: các loại máy đào, máy ủi, máy lu rung, đầm đất,
máy xúc, máy ép cọc, máy phun nhựa, máy rải bê tông nhựa,...

+ Máy gia công cơ khí và gỗ: các loại máy hàn, máy cắt thép, máy uốn thép, máy cắt
bê tông, tời kéo thép, máy bào,...

+ Máy trộn bê tông và vữa: các loại máy trộn bê tông, đầm,...

+ Máy phục vụ điện, nước và cơ khí: máy phát điện, máy bơm điện, máy nén,...

+ Cốp pha, giáo thép: bao gồm hàng trăm tấn các hệ thống cốp pha đa dạng, khung
giàn giáo, sắt hộp,...

Toàn bộ thiết bị máy móc, thiết bị thi công được lưu trữ ở kho của Tổng công ty. Với
mỗi một công trình đều có kho riêng để lưu trữ móc và thiết bị thi công dùng cho công
trình của mình trong quá trình thi công.

Các yêu cầu đối với máy móc, thiết bị khi nhập về công trường:

Sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện đúng mục đích, đúng quy trình vận hành,
tính năng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng. Không được khai thác quá công suất tối đa
cho phép. Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện phải xây dựng bảng chỉ dẫn quy trình
vận hành.

Xây dựng kho, lán đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an toàn, có hệ thống phòng
chống cháy nổ để lưu giữ, bảo quản thiết bị, phương tiện. Tổng công ty tiến hành xây
dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện theo từng năm. Tiến
hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng các thiết bị, phương tiện và đánh giá định kỳ
hàng năm. Điều này sẽ giúp Tông công ty kiểm soát được tình trạng từng máy móc
thiết bị, kịp thời phát hiện những hỏng hóc và có kế hoạch bảo dưỡng thích hợp.

Định kỳ Tổng công ty tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương
tiện theo đúng quy định của ngành. Tổng công ty luôn thực hiện đúng kế hoạch sửa

96 96
chữa lớn hàng năm đặt ra vì sửa chữa lớn bao gồm các công việc rất quan trọng đối với
máy móc, thiết bị như: Hệ phát động lực, hệ truyền động hoặc hệ công tác, thay khung
máy... Công việc sửa chữa này do bộ phận chuyên trách đàm nhiệm do tính năng của
máy móc, thiết bị rất phức tạp.

3.3.2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công xây dựng:

Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công:

+ Tổng công ty không tốn chi phí cho dự trừ nguyên vật liệu.

+ Các đối tác cung cấp vật tư và máy móc thiết bị của Tổng công ty là những nhà
cung cấp uy tín có địa chỉ rõ ràng, có đăng ký chất lượng hàng hóa. Kho hàng, bãi tập
kết vật tư tại công trường phần lớn đạt tiêu chuẩn.

+ Thủ kho tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất tốt.

+ Hệ thống sổ sách, chứng từ xuất, nhập đúng quy định, cập nhật thường xuyên, phản
ánh đúng, đủ sổ lượng, chủng loại, phẩm cấp chất lượng và nguồn gốc vật liệu.

+ Hệ thống lưu mẫu các lô vật tư nhập vào kho kèm theo các biên bản nghiệm thu vật
tư.

+ Có kế hoạch đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất, thi công của Tổng công ty hàng năm
phù hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, lựa chọn đầu tư những thiết bị,
phương tiện phù hợp công nghệ và tiên tiến nhất.

+ Sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện đúng mục đích, đúng quy trình vận
hành, tính năng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng. Không khai thác quá công suất tối đa
cho phép. Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện có xây dựng bảng chỉ dẫn quy trình
vận hành.

Những mặt hạn chế trong công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công:

+ Nguồn cung cấp nguyên vật liệu không ổn định và giá cả lên xuống bất thường theo
quan hệ cung cầu trong mùa xây dựng.

+ Việc lựa chọn các đối tác cung cấp vật tư và máy móc thiết bị của Tổng công ty chủ

96 96
yếu dựa trên mối quan hệ có sẵn giữa nhà cung ứng với Tổng công ty chứ không phải
dựa trên tính kinh tế kỹ thuật.

+ Hoạt động kiểm tra chất lượng vật tư chủ yếu tập trung trong giai đoạn thi công, xây
lắp. Trong khi đó, hoạt động kiểm tra đánh giá khả năng của các nhà cung ứng,
phương thức vận chuyển vật tư cũng như chất lượng vật tư lưu kho chưa được chú
trọng ngay từ đầu.

+ Vẫn còn xảy ra tình trạng kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào lỏng lẻo, dẫn đến sai
hỏng nghiêm trọng không đảm bảo chất lượng thi công làm mất uy tín với Tư vấn và
Chủ đầu tư.

+ Ở một số công trình thi công, công tác kế hoạch vật tư cung cấp cho công trường
chưa thực sự khoa học, dẫn đến tình trạng kho bãi quá tải, xắp xếp lộn xộn.

Nguyên nhân của những hạn chế về công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công:

+ Tổng công ty có thói quen lấy nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thân quen là
không tính đến tính kinh tế - kỹ thuật một phần là do yếu tố vốn. Các nhà cung cấp là
các đối tác thân quen thường không có các yêu cầu thanh toán khắt khe, Tổng công ty
có thể được nợ đọng trong thời gian nhất định.

+ Công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư của công trường còn yếu kém, thường không
bám sát được tiến độ thi công thực tế, không hiểu rõ về chủng loại vật tư và thời gian
cần thiết để vận chuyển vật tư đến chân công trường.

+ Việc chủ quan, lơ là của cán bộ kỹ thuật trong việc kiểm tra vật tư thiết bị đầu vào
vẫn xảy ra. CHT và PTGĐPTCT chưa bám sát việc kiểm tra chất lượng vật tư và thiết
bị, chủ yếu dựa vào báo cáo của cấp dưới.

3.3.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty
LICOGI:

3.3.3.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng:

Sau khi trúng thầu, Tổng công ty sẽ triển khai ngay công tác thi công xây dựng công
trình với trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng của Tổng công ty

97 97
qua các bước như sau:

Lập và phê duyệt biện pháp thi công:

Trước khi thi công, thống nhất với Chủ đầu tư nội dung về hệ thống quản lý chất lượng
của chủ đầu tư và của nhà thầu, kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở
chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:

+ Sơ đồ tổ chức, danh sách các cán bộ, cá nhân của Chủ đầu tư và nhà thầu. Quyền và
nghĩa vụ của hai bên trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng;

+ Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng;

+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng;

+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị
thi công, thiết bị công nghệ được sử dụng và lắp đặt vào công trình;

+ Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng;

+ Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trưởng, phòng chống cháy nổ trong
thi công xây dựng;

+ Quy trình lập và quản lý hồ sơ, tài liệu trong quá trình thi công;

+ Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan;

+ Các nội dung khác có liên quan đến hợp đồng xây dựng.

Chuẩn bị thi công:

- Thành lập ban chỉ huy công trường: Tổng công ty thành lập Bộ máy quản lý, điều
hành thi công công trường dưới sự điều hành trực tiếp của chỉ huy trưởng công trường
và chỉ đạo chung của Phó Tổng giám đốc phụ trách công trình nhằm:

+ Đảm bảo chất lượng công trình.

+ Đảm bảo tiến độ thi công.

+ Đảm bảo đúng thiết kế.

98 98
+ Nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc thiết bị.

+ Giá thành thi công hợp lý.

+ Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

- Chuẩn bị mặt bằng thi công: Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng bao gồm giải phóng
mặt bằng và làm các công tác chuẩn bị:

+ Xây dựng trạm tim mốc trắc đạc cố định phục vụ cho quá trình thi công.

+ Chuẩn bị tập kết vật tư, máy móc và thiết bị thi công cần thiết.

+ Thi công các công trình phụ trợ.

Những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công:

Liên hệ Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng khác để:

+ Làm thủ tục cần thiết cho việc thi công như đăng ký tạm trú, bảo vệ trật tự trị an,
che chắn các công trình xung quanh.

+ Kết hợp sử dụng nguồn nhân lực, vật tư có sẵn của địa phương.

+ Tận dụng những công trình công cộng, những hạ tầng kỹ thuật hiện đang hoạt động
gần công trình xây dựng để phục vụ thi công như: hệ thống đường giao thông, mạng
lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước và thoát nước, mạng lưới thông tin liên
lạc v.v.

+ Thuyết trình biện pháp xây dựng công trình. Tạo mối quan hệ tốt với các từ ban đầu.

+ Ký hợp đồng giao, nhận thầu theo quy định của các văn bản pháp luật về giao nhận
thầu xây lắp. Ký hợp đồng lao động với công nhân, tiến hành huấn luyện công nhân
học tập về nội quy, an toàn lao động trên công trường.

Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu thiết kế và các tài liệu liên quan:

Phải nghiên cứu kỹ thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình đã được Chủ đầu tư phê duyệt,
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và những điều kiện thực tế tại địa phương

99 99
trước khi lập biện pháp thi công.

Xây dựng và kiểm tra điều kiện văn phòng công trường, lán trại,...:

Xây dựng văn phòng công trường và các nhà tạm: bao gồm kho, lán trại tạm, nhà để
xe, nhà vệ sinh theo tổng mặt bằng thi công được phê duyệt.

Kiểm tra điều kiện đường giao thông, hệ thống điện, nước, vệ sinh môi trường, kế
hoạch vật tư, tài chính. Lập biên bản xác nhận đủ điều kiện thi công.

Lắp đặt các hệ thống điện nước phục vụ công tác thi công:

Dựa vào hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có xung quanh công trình hoặc trong công trình để
tiến hành lắp đặt các hệ thống điện, nước cấp cho công trình. Xây dựng mạng lưới cấp
điện, nước phục vụ trong suốt quá trình thi công.

Lập danh mục hệ thống hồ sơ pháp lý:

Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy định của Chủ đầu tư, tư vấn,
Tổng công ty tiến hành chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu,…sẽ sử dụng tại dự án.
Lập danh mục cụ thể để theo dõi, quản lý, giám sát.

Lập kế hoạch chất lượng cho công trình:

Mục đích kế hoạch chất lượng:

Đảm bảo mọi công tác xây dựng đều được tuân thủ theo một quy trình quản lý chất
lượng nhất định theo yêu cầu của Chủ đầu tư, chỉ tiêu kỹ thuật của dự án, các tiêu
chuẩn, quy chuẩn liên quan.

Các tài liệu sau đây là cơ sở cho việc thực hiện mục đích trên:

+ Chủ đầu tư – Bản thoả hiệp quản lý thi công và các tài liệu tham chiếu.

+ Bản quy định kỹ thuật và các bản vẽ của công trình.

+ Các tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.

Nội dung của kế hoạch chất lượng:

100 100
Chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại và sự sống còn của một
doanh nghiệp. Chính vì vậy Tổng công ty đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Chất
lượng xây dựng được thi hành trong mọi giai đoạn:

+ Trước khi thi công (lập kế hoạch tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo vật
liệu, chi tiết xây dựng và vận chuyển tới chân công trình).

+ Giai đoạn xây dựng (quy trình thi công xây lắp) và sau khi xây dựng (bàn giao
nghiệm thu và đưa vào sử dụng).

Quản lý chất lượng là quá trình thiết lập, bảo quản và duy trì mức độ cần thiết trong gia
công, lắp dựng, thi công và đưa vào sử dụng. Quá trình này được thực hiện bằng cách kiểm
tra, thanh tra, giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn,
thông số và các tác động có ảnh hưởng tới chất lượng, tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng
phần, từng công đoạn cho từng công việc cụ thể.

Hệ thống quản lý tài liệu và các thông số thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật được áp dụng
và đưa vào công trình, kiểm tra định kỳ công tác kỹ thuật xây lắp, thanh tra kỹ thuật,
an toàn lao động. Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân người công
nhân lao động, kỹ thuật hiện trường, chủ nhiệm công trình, cán bộ giám sát chất lượng
của Tổng công ty nhằm ngăn ngừa và loại trừ hư hỏng, phế phẩm và sự cố đối với
công trình trong mọi chi tiết, mọi công đoạn.

Kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu, công tác xây lắp được thực hiện trên cả hiện
trường và cả trong phòng thí nghiệm của Tổng công ty bằng cách dùng các dụng cụ và
thiết bị thí nghiệm tiên tiến để đánh giá chất lượng vật liệu và công trình.

Tổ chức thi công:

Lập biện pháp thi công chi tiết:

Biện pháp thi công chi tiết được lập lại dựa trên nền tảng biện pháp thi công trong giai
đoạn dự thầu. Thể hiện chi tiết hơn biện pháp thi công cho từng hạng mục và từng cấu
kiện. Từ đó đưa ra được các giải pháp thi công hợp lý, khả thi và cảnh báo được các vị
trí thi công phức tạp, cần kiểm soát kỹ khi triển khai thi công để tránh xảy ra sự cố.

101 101
Lập bản vẽ thiết kế chi tiết cho thi công:

Trên cơ sở bản vẽ thiết kế được cung cấp bởi chủ đầu tư, bộ phận thiết kế tại công
trường sẽ triển khai chi tiết sự lắp đặt của vật liệu hoặc thiết bị của từng cấu kiện hay
đề xuất chế tạo và lắp đặt của các bộ phận kết cấu. Bản vẽ này cần được Tư vấn giám
sát thi công phê duyệt trước khi phát hành cho thi công.

Lập và quản lý tiến độ thi công chi tiết:

+ Lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết: Căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công được
duyệt, Ban chỉ huy công trường và các tổ đội thi công bàn bạc, thống nhất phân chia
tiến độ theo từng giai đoạn thi công hoặc phân chia khối lượng công việc theo từng
tháng tùy từng trường hợp cụ thể. Đồng thời tính toán số lượng nhân lực + thiết bị+
nguyên vật liệu chính cần thiết cho từng giai đoạn, từng tháng.

+ Quản lý kỹ thuật tiến độ: Căn cứ tiến độ từng giai đoạn, hoặc tiến độ hàng háng để
làm căn cứ giao nhiệm vụ, khối lượng thi công hàng ngày cho các tổ đội. Dựa vào kết
quả công việc hàng ngày, Chỉ huy trưởng công trình sẽ quyết định duy trì hoặc điều
chỉnh mức độ công việc để công trường hoạt động đúng kế hoạch đề ra. Khi có sự sai
khác vượt mức độ kiểm soát của Chỉ huy trưởng, Chỉ huy trưởng phải lập báo cáo đột
xuất để đề xuất xin ý kiến xử lý về Phòng Quản lý Tài chính hoặc Ban Tổng giám đốc
để có biện pháp điều chỉnh, kiểm soát lại công tác thi công tại công trường.

Giám sát và nghiệm thu công việc nội bộ:

Quá trình nghiệm thu được thực hiện liên tục song song với công tác thi công của công
nhân trên công trình. Cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm đo đạc, kiểm tra, nhắc nhở sửa chữa
(nếu có sai sót) trong suốt quá trình thao tác thi công của công nhân.

Khi tổ đội thi công hoàn thành một bộ phận hay một công việc, Ban chỉ huy công
trường sẽ xác nhận và cho phép thi công công việc tiếp theo bằng phiếu nghiệm thu
trong phiếu nghiệm thu phải thể hiện khối lượng và chất lượng kỹ thuật của công việc
hoàn thành hoặc số lượng, quy cách mẫu sản phẩm được lấy để làm kiểm nghiệm.

Mỗi phiếu nghiệm thu được lập thành 02 bản, mỗi bản đính kèm cho hồ sơ thanh toán

102 102
nội bộ của tổ đội thi công. Một bản lưu ở công trường để phục vụ công tác theo dõi
khối lượng ở công trường và việc kiểm soát nội bộ.

Sau khi thực hiện công tác nghiệm thu nội bộ mới thực hiện việc mời Tư vấn giám sát,
Kỹ thuật A nghiệm thu theo quy định hiện hành.

3.3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng:

Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý thi công:

+ Hàng tuần, Phó Tổng giám đốc phụ trách công trình xuống công trình giao ban 1
tuần 1 lần nhằm: Kiểm điểm tiến độ thi công, chất lượng thi công, giải quyết những
vướng mắc và phát sinh trong quá trình thực hiện.

+ Giao ban Tổng công ty 1 tháng 1 lần Chỉ huy trưởng công trường, Phó Tổng giám đốc
phụ trách công trình có trách nhiệm báo cáo với Tổng giám đốc tổng công ty về tình hình
dự án.

+ Quá trình tổ chức thi công đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục trong quản lý dự án.
Các bộ phận chức năng trên công trường hoạt động mang tính chuyên môn hóa cao
nên đem lại hiệu quả công việc tốt và năng suất lao động tăng cao.

+ Công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình đã thực hiện khá tốt: thực hiện đầy
đủ hồ sơ pháp lý; có thể hiện rõ số liệu kỹthuật và biên bản nghiệm thu vật liệu,
nghiệm thu cấu kiện thi công; nhật ký thi công có ghi rõ ràng, có đánh giá chính xác về
diễn biến ở công trường.

+ Cho đến nay, có rất nhiều dự án đã được đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng và
yêu cầu sử dụng, không phát hiện những hư hỏng về kết cấu công trình sau khi bàn
giao. Một số công trình nhận được bằng khen từ phía chủ đầu tư và cơ quan Nhà nước
trao tặng.

Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thi công:

103 103
+ Chậm tiến độ vẫn là xu hướng phổ biến trong các công trình. Ở một số công trình
trong giai đoạn thi công vẫn có nhiều sai hỏng phải sửa chữa hoặc đập đi làm lại gây
lãng phí và giảm chất lượng cho cấu kiện sai hỏng. Việc truyền đạt thông tin từ ban chỉ

104 104
huy xuống và giữa các bộ phận còn nhiều hạn chế. Chưa có quy trình quản lý chất
lượng kỹ thuật tổng thể.

+ Việc xử lý các sai hỏng không phù hợp về chất lượng chưa có quy trình rõ ràng.

Nhiều vi phạm chất lượng xảy ra song chỉ sửa chữa lấp liếm và chưa minh bạch.

Nguyên nhân của những hạn chế về công tác quản lý thi công:

Các nguyên nhân chính gây chậm tiến độ gồm:

+ Bộ máy Ban chỉ huy công trường yếu kém.

+ Đội ngũ cán bộ kỹ thuật chất lượng không cao, kỹ sư trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
Năng lực cán bộ phụ trách thi công thiếu linh hoạt.

+ Bất lợi của thời tiết, mùa lũ.

+ Tài chính huy động cho công trình thường thiếu (cũng có nguyên nhân do chủ đầu tư
chậm giải ngân).

+ Các công trình thi công không huy động được công nhân có tay nghề tốt, hoặc có
đông công nhân nhưng điều hành không hợp lý làm cho năng suất lao động thực tế
kém đi.

+ Điều chỉnh thiết kế, chưa chủ động trong triển khai thi công cũng góp phần lớn làm
chậm tiến độ thi công. Vẫn xảy ra 1 số hư hỏng nhẹ là do trình độ tay nghề của công
nhân không đều, do các đội và xí nghiệp thuê lao động mùa vụ nhưng không kiểm soát
được chất lượng công nhân. Người kiểm soát bản vẽ triển khai thi công của bộ phận
Shop không làm hết trách nhiệm mà chủ yếu phụ thuộc vào nhân viên vẽ. Điều này
dẫn đến tình trạng vẫn có những sai sót, nhầm lẫn trong bản vẽ không được phát hiện
sớm nên thi công xong lại phải dỡ ra làm lại.

3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại
Tổng công ty LICOGI:

3.4.1. Đề xuất giải pháp về cơ cấu tổ chức thi công xây dựng:

Đề xuất sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý thi công:

105 105
Với đặc điểm công trình đòi hỏi đáp ứng cao các yêu cầu kỹ thuật, công tác nghiệm
thu của đơn vị tư vấn rất khắt khe. Do vậy, Ban chỉ huy công trường cần thành lập với
những cán bộ, kỹ sư giỏi, đầy kinh nghiệm. Các tổ đội công nhân thi công tuyển chọn
phải có tay nghề cao, ý thức trách nhiệm kỷ luật tốt để thi công xây dựng công trình.
Dựa vào khối lượng công việc đáp ứng theo tiến độ thi công, mức độ phức tạp của quá
trình thi công xây dựng và với kinh nghiệm làm việc của bản thân, tác giả đề xuất sơ đồ
tổ chức bộ máy quản lý, thi công tại công trường như sau:

106 106
Phó TGĐ phụ trách

Phòng Thanh Phòng Kinh tế Phòng Tài chính Chỉ huy trưởng PhòngTổ chức Phòng quản lý Thiết Phòng Kỹ thuật
tra- Pháp chế - Kế hoạch – Kế toán công trường cán bộ bị,Vật tư kỹ thuật Công nghệ

P.Chỉ huy trưởng công Bộ phận đảm bảo


trường & QLCL thi công

Bộ phận An toàn Bộphận thanh Bộ phận thiết kế Bộ phận kỹ Bộ phận kế toán Bộ phận tổ chức
– Thi công quyết toán biện pháp và bản thuật thi công công trình `
vẽ thi công

Bộ phận các tổ
đội thi công

Hình 3.11. Đề xuất sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, thi công xây dựng công trình

106
Nhằm khắc phục những tồn tại của sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, thi công công trình
trước, tác giả đề xuất thêm Bộ phận bảo đảm và quản lý chất lượng thi công (QA-
QC), nhiệm vụ của bộ phận này cụ thể như sau:
+ Giúp việc trực tiếp cho Ban Tổng giám đốc tổng công tyđể quản lý công trình, đánh giá
sự hoạt động của công trình về các mặt: tiến độ, chất lượng, hao hụt vật tư, con người.
+ Là đơn vị làm việc độc lập với Ban Chỉ huy công trường.
+ Bộ phận này có trách nhiệm giám sát toàn bộ tình hình thực hiện các nội quy, quy định,
quy trình về đảm bảo chất lượng trong từng khâu của quá trình thi công.
+ Phối hợp với các bộ phận khác trong Ban chỉ huy công trường đảm bảo thi công
công trình an toàn, chất lượng.
+ Hàng ngày, bộ phận này sẽ kiểm tra, đánh giá trên tất cả các lĩnh vực của dự án sau
đó thông báo lại cho Chỉ huy trưởng để điều chỉnh sau đó báo cáo trực tiếp Phó Tổng
giám đốc phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo đối với các công việc đang tiến hành và có
định hướng chỉ đạo cho các công việc tiếp theo.
+ Đối với công tác đảm bảo chất lượng, bộ phận này có trách nhiệm giám sát chặt chẽ
toàn bộ quá trình mua sắm, chuẩn bị vật tư, vật liệu, quá trình thi công công trình theo
tiêu chuẩn ISO 9002.
+ Tham gia nghiệm thu nội bộ các công việc, bộ phận, hạng mục công trình và toàn bộ
công trình với bộ phận kỹ thuật thi công. Sau đó có những yêu cầu với Ban chỉ huy
công trình điều chỉnh kịp thời để công trình đạt chất lượng.
+ Kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các tài liệu ghi chép về công tác đảm bảo chất lượng
như: sổ nhật ký, biên bản lấy mẫu, thẻ ra vào kho xuất nhập vật tư từ đó phát hiện
những sai sót và yên cầu bổ sung kịp thời tránh tạo thành lỗ hổng trong quy trình quản
lý chất lượng.
+ Về tiến độ: Hàng tuần bộ phận này tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện công việc tại
công việc bằng hình thức treo cờ lên bản tiến độ của dự án thể hiện rõ các yếu tố ngày
bắt đầu, ngày kết thúc, khối lượng công việc đạt được, nhân lực thực hiện đưa ra
những giải pháp cần thiết khi công trình chậm tiến độ.
Bộ phận này phải đáp ứng được các yêu cầu về trách nhiệm, trình độ, kỹ năng, kinh
nghiệm như tác giả đã đề cập ở chương 2 của luận văn.

107 107
3.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý vật tư, thiết bị thi công xây dựng:
3.4.2.1. Đề xuất giải pháp quản lý vật tư:
- Đề xuất quy trình kiểm soát vật tư:

Bắt đầu

Xác định chủng


loại vật liệu

Liên hệ với nhà


cung cấp

Duyệt mẫu với


bên A

Ký hợp đồng với


nhà cung cấp

Không đạt

Kiểm tra vật


liệu

Đạt
Nhập vật liệu về
công trình

Xuất vật liệu cho


thi công

Kết thúc

Hình 3.12. Sơ đồ kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào

108 108
Trước khi tiến hành một công tác thi công Phòng Kinh tế - Kế hoạch cùng với Ban chỉ
huy công trường tiến hành xác định chủng loại vật liệu, vật tư dùng để cho công tác thi
công này. Vật liệu phải có nguồn gốc, xuất xứ, chứng chỉ chất lượng, catalog... mọi tài
liệu này phải được trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát trước khi mua hàng.

Phòng Kinh tế - Kế hoạch và Ban chỉ huy công trường Liên hệ với nhà cung cấp vật tư
để thống nhất mẫu mã sản phẩm đệ trình để Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát duyệt. Nếu
chủng loại vật liệu, vật tư được duyệt. Phòng Kinh tế - Kế hoạch cùng với phòng
Thanh tra – Pháp chế thương thảo hợp đồng trình Ban Tổng giám đốc ký hợp đồng và
thống nhất với nhà cung cấp về thời gian, địa điẻm cung cấp vật liệu, vật tư theo tiến
độ của công trình.

Trước khi đưa vật liệu, vật tư về công trình Phòng Kinh tế - Kế hoạch cùng với Ban
chỉ huy công trường tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn vật liệu, vật tư:

Tất cả các vật liệu sẽ được kiểm tra cẩn thận đảm bảo đúng chủng loại, mã nhãn hiệu
như đã yêu cầu với sự kiểm tra của Chủ đầu tư.

Tất cả vật liệu sẽ có chứng chỉ chứng nhận chất lượng của nhà máy sản xuất và sẽ nộp
cho chủ đầu tư trước khi đưa vào thi công.

Chỉ được sử dụng vật liệu khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ đầu tư và Tư
vấn giám sát. Trước khi đưa vật liệu vào thi công tiến hành kiểm tra lại các vật tư, vật
liệu lần cuối cùng nếu không đạt sẽ loại bỏ ngay và chỉ có các vật tư đạt yêu cầu mới
được đưa vào sử dụng.

- Đề xuất quản lý chất lượng cho một số loại vật tư chủ yếu:

Xi măng:

Xi măng dùng trong quá trình thi công là các loại xi măng của Hoàng Thạch, Bỉm Sơn,
Bút Sơn, Nghi Sơn, hoặc loại tương đương ...., tất cả các loại này đều đạt tiêu chuẩn xi
măng pooclăng TCVN 2682 – 2009.[11]

Các yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý chất lượng xi măng:

109 109
+ Thoả mãn các quy định trong tiêu chuẩn PCB30-TCVN 2682 – 2009.

110 110
+ Các bao đựng xi măng phải kín, không rách thủng.

+ Ngày, tháng, năm sản xuất, sốhiệu xi măng được ghi rõ ràng trên các bao hoặc có
giấy chứng nhận của nhà máy. Tổng công ty phải căn cứ vào số liệu xi măng để sử
dụng cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình.

+ Tổng công ty có kế hoạch sử dụng xi măng theo lô, khi cần thiết có thể dự trữ nhưng
thời gian dự trữ các lô xi măng không quá 03 tháng kể từ ngày sản xuất.

+ Cần thiết phải kiểm tra cường độ xi măng đối với các trường hợp sau:

Xi măng dự trữ quá thời hạn nêu ở trên hoặc xi măng bị vón cục trong thời gian dự trữ
do bất kỳ nguyên nhân nào.

Do nguyên nhân nào đó gây ra sự nghi ngờ về cường độ xi măng không đáp ứng với
chứng nhận của nhà máy.

Cát vàng, cát đen:

Cát đen, cát vàng là loại cát sạch, tỷ lệ tạp chất nằm trong giới hạn cho phép và phù
hợp với tiêu chuẩn cát xây dựng TCVN 7570-2006.[12]

Cát sử dụng cho công trình có đủ chứng chỉ thí nghiệm các tính chất cơ hoá trước khi
đưa vào sử dụng.

Thành phần các hạt cát, đối với cát to và cát vừa, phù hợp với các trị số quy định.

Hàm lượng bùn sét và các tạp chất khác không vượt quá các trị số quy định.

Trong cát không lẫn những hạt sỏi và đá dăm có kích thước lớn hơn 10mm; những hạt có
kích thước từ 5mm đến 10mm lẫn trong cát, không quá 5% khối lượng.

Trường hợp đặc biệt, dùng cát có lẫn cát hạt có kích thước từ 5-10mm chiếm dưới
10% khối lượng.

Bê tông:

+ Bê tông được sử dụng tại công trình là bê tông thương phẩm được cung cấp bởi các trạm
trộn đặt cách xa công trình trong phạm vi Thành phố có bán kính từ 10 – 15km.

111 111
+ Trạm trộn bê tông phải đạt yêu cầu về kiểm định chất lượng máy móc thiết bị, vật
liệu sử dụng đạt tiêu chí kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu, quy phạm và tiêu chuẩn được áp
dụng. Có đủ khả năng cung cấp khối lượng đủ và kịp thời cho công trình. Có khả năng cấp
giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. Có quy trình quản lý sản xuất và chất
lượng rõ ràng và được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Trước khi thi công Tổng công ty sẽ phải mời TVGS, TVQLDA, CĐT đi đến thăm
quan trạm trộn và có quyết định phê duyệt, cho phép Tổng công ty sử dụng trạm trộn
cung cấp bê tông cho công trình.

+ Tất cả các loại mác bê tông sử dụng cho công trình yêu cầu bắt buộc phải thiết kế cấp
phối và trộn thử, kiểm tra độ sụt, thời gian ninh kết và nén mẫu để kiểm tra.

+ Bê tông được vận chuyển đến chân công trính bằng xe chuyên dùng từ 6 – 9m3.

+ Bê tông vận chuyển đến vị trí thi công các hạng mục hoặc cấu kiện bằng cần trục,
bơm bê tông tĩnh hoặc bơm tự hành.

+ Bê tông phải được lấy mẫu và thử độ sụt ngay tại chân công trình đảm bảo tính minh
bạch, sát thực để được quản lý về chất lượng và khối lượng tốt nhất.

Kiểm tra độ sụt đối với tất cả các xe chuyển trộn bê tông. Lấy mẫu thí nghiệm đối với
xe bất kỳ được TVGS, TVQLDA, CĐT chỉ định. Số lượng tổ mẫu tuân thủ theo tiêu
chuẩn TCVN4453-1995 [13] tuỳ thuộc vào loại cấu kiện và hạng mục. Mỗi tổ mẫu thí
nghiệm bao gồm ba khối lập phương kích thước 150x150x150mm. Các tổ mẫu phải
đảm bảo đủ số lượng và được ép thí nghiệm sau thời gian là 7 ngày, 14 ngày và 28
ngày. BCHCT cần bố trí một phòng làm việc cho cán bộ thí nghiệm lấy mẫu và một bể
nước thí nghiệm để bảo dưỡng mẫu bê tông.

+ Khi thiết kế cấp phối bê tông, bao giờ cũng có đường đặc tính cố kết ở các điều kiện
nhiệt độ, tức là sau một khoảng thời gian T nào đó, hỗn hợp bê tông sẽ không đảm bảo
độ sụt thiết kế nữa. Do vậy tổng cộng thời gian chạy từ trạm trộn tới chân công trường
(Tc), thời gian chờ đổ ( Tch), thời gian đổ bê tông (Td) phải không được vượt quá T.
Tức là “ Tc+Tch+Td <= T ” là đạt yêu cầu.

112 112
Trong trường hợp số liệu thí nghiệm không đưa ra thời gian cố kết của bê tông, cần
tham chiếu theo thời gian vận chuyển cho phép của bê tông.

Cốt thép: Tổng công ty sử dụng thép Thái Nguyên, thép Việt úc, Việt Hàn, Việt Ý,
Hòa Phát, Việt Nhật hoặc loại tương đương.... có các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương
từng loại trong thiết kế, tất cả các lô thép Tổng công ty nhập về đều có ghi rõ xuất xứ,
hạn sử dụng và có chứng chỉ chất lượng.

Cốt thép sử dụng trong công trình đảm bảo các tính năng kỹ thuật quy định trong tiêu
chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - TCVN5574-2012.[14]

Tổng công ty sử dụng cốt thép theo đúng yêu cầu về nhóm, số hiệu và đường kính thép
quy định trong bản vẽ thi công công trình. Tổng công ty thay thế nhóm, số hiệu hay
đường kính cốt thép đã qui định khi được sự phê chuẩn của TVGS, TVQLDA, CĐT
(Bên A) và đơn vị thiết kế. Tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp thay thế nào cũng tuân
theo các qui định dưới đây:

+ Khi thay thế nhóm và số hiệu thép so sánh cường độ cốt thép được sử dụng trong
thực tế với cường độ tính toán của cốt thép quy định trong bản vẽ thi công để thay đổi
diện tích mặt cắt ngang cốt thép một cách tương ứng.

+ Khi thay đổi đường kính cốt thép trong cùng một nhóm và số hiệu thì phạm vi thay
đổi đường kính không quá 2mm đồng thời diện tích mặt cắt ngang tổng cộng cuả cốt
thép thay thế không được nhỏ hơn 2% và lớn hơn 3% diện tích tương ứng của cốt thép
qui định trong bản vẽ thi công.

+ Mỗi lô thép giao đến công trường cần kèm bởi:

Chứng nhận nguồn gốc từ nhà cung cấp. Chứng nhận này sẽ cho biết nguồn thép, chất
lượng và số lượng giao.

Việc thử nghiệm các mẫu cốt thép thực hiện tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do
GSKTCĐT chỉ định.

Các thông tin cho mỗi lô cần trình trong vòng 21 ngày sau khi chúng giao đến công
trường với một báo cáo giao nhận cốt thép theo mẫu sau:

113 113
- Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm
tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m.

- Các thông số cần kiểm tra là:

+ Tên nhà sản xuất thép, nước sản xuất.

+ Giới hạn chảy, giới hạn bền;

+ Độ giãn dài;

+ Đường kính thực đo;

+ Uốn nguội;

Nếu một hay nhiều kết quả kiểm tra của các thông số trên không đạt lô thép đó xem
như không đạt. Lô thép nào không đạt sẽ loại ra khỏi công trường hoàn toàn.

Cốt thép trước khi gia công đảm bảo thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn, không có vẩy sắt không gỉ và không sứt sẹo.

+ Diện tích mặt cắt ngang thực tế không bị thu hẹp, bị giảm quá 5% diện tích mặt cắt
ngang tiêu chuẩn.

+ Thanh thép không bị cong vênh.

+ Tổng công ty cam kết không dùng thép có nguồn gốc không rõ ràng hoặc thép do
các xưởng sản xuất bằng thủ công.

3.4.2.2. Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thiết bị thi công:

- Đề xuất quản lý sử dụng thiết bị thi công hợp lý:

Để đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, các loại máy
móc được sử dụng trong công trình đều đã được cơ quan chức năng thẩm định tình
trạng kỹ thuật xe máy và cấp giấy phép lưu hành. Tổng công ty sẽ trình hồ sơ của
máy móc thiết bị sẽ được sử dụng cho đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư trước khi đưa
vào sử dụng trong công trình.

114 114
Trên cơ sở tiến độ thi công, Tổng công ty cần lập kế hoạch sử dụng chi tiết cho từng
loại máy từ đó điều phối máy thi công hợp lý đảm bảo phục vụ kịp thời quá trình thi
công đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng máy. Tiến độ huy động máy của công trình
được đưa vào kế hoạch chung của toàn Tổng công ty để chủ động trong việc điều phối
thiết bị cho công trình.

Để tổ chức quản lý thiết bị thi công tại hiện trường, ngoài bộ phận chức năng quản lý
điều phối thiết bị chung của Tổng công ty, Tổng công ty có một bộ phận chuyên trách
điều phối quản lý thiết bị tại công trường. Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng
hoạt động của thiết bị trước khi thi công, điều động thiết bị thi công theo yêu cầu của
công việc trong ngày. Bộ phận này hàng ngày phải báo cáo tình trạng và kế hoạch sử
dụng thiết bị trong thời gian tiếp theo cho Phó Tổng giám đốc phụ trách dự án, đảm
bảo không bị động trong việc khai thác sử dụng máy thi công. Sổ sách nhật trình của
các loại máy móc thiết bị thường xuyên được ghi chép, kiểm tra đối chiếu với thực tế.
Máy móc trên công trường được bảo dưỡng kiểm tra định kỳ không để xảy ra trục trặc
ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Ngoài các thiết bị chính phục vụ thi công công trình, để đảm bảo không ảnh hưởng đến
công tác thi công công trình, Tổng công ty cần huy động 01 máy phát điện dự phòng
trong trường hợp nguồn điện chính bị gián đoạn.

Trong suốt quá trình thi công, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra cũng được huy động
liên tục trên công trường như: máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, các thiết bị thí nghiệm,...

Sau khi kết thúc công việc, máy móc thiết bị được vệ sinh, bảo dưỡng trước khi ra
khỏi công trường.

115 115
- Đề xuất quy trình kiểm soát thiết bị thi công:

Bắt đầu

Xác định chủng loại thiết bị


thi công

Không đạt
Kiểm tra vận hành
thử trước khi đưa
về công trường

Đạt

Lắp đặt thiết bị

Không đạt
Kiểm tra an toàn
trước khi sử dụng

Đạt

Vận hành thiết bị

Kết thúc

Hình 3.13: Sơ đồ kiểm soát thiết bị thi công


Trước khi tiến hành một công tác thi công, Phòng quản lý Thiết bị Vật tư kỹ thuật
cùng với Ban chỉ huy công trường tiến hành xác định chủng loại máy móc thiết bị
phục vụ cho công tác thi công này.
Trước khi đưa thiết bị về công trường cần kiểm tra thiết bị có phù hợp, đáp ứng được
các quy định trong quá trình thi công hay không. Nếu thiết bị chưa đạt về các tiêu

116 116
chuẩn kỹ thuật thì phải tiến hành xác định lại loại máy móc thiết bị cho phù hợp, nếu
thiết bị đạt tiêu chuẩn thì trình lên Ban Tổng giám đốc phê duyệt và vận chuyển thiết
bị về lắp đặt tại công trường.
Trước khi đưa thiết bị vào sử dụng tiến hành kiểm tra về độ an toàn khi lắp đặt. Nếu
không đạt yêu cầu thì phải kiểm tra lại quá trình lắp đặt thiết bị và khắc phục các lỗi
khi lắp đặt. Sau khi kiểm tra thiết bị đạt yêu cầu an toàn mới đưa vào sử dụng.
3.4.3. Đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng:
Mục đích: Hướng dẫn cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện công việc trên
công trường, quản lý quá trình thực hiện của các đối tượng tham gia, kiểm tra chất
lượng các công việc thực hiện và nghiệm thu các công việc đã hoàn thành.

3.4.3.1. Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng thi công xây dựng:

Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng Công trình, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty chỉ
đạo phòng Tổ chức cán bộ thành lập Ban chỉ huy công trường là những cán bộ nòng cốt
có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo
sự chỉ đạo của Phó Tổng giám đốc phụ trách dự án đại diện cho Tổng công ty trong việc
thi công, điều phối công việc và giám sát chất lượng công trình. Trong đó:

+ Phó Tổng giám đốc phụ trách dự án: Chịu trách nhiệm chính quản lý thi công công
trình và phân công các bộ phận, thực hiện các yêu cầu về chất lượng công việc;

+ Chỉ huy trưởng: Chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật thi công, thiết lập các
phương án thi công và tổ chức giám sát chất lượng công việc;

+ Kỹ sư giám sát công trường: Chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên
công trình theo sự phân công giao, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện
các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc;

+ Đồng thời, để đảm bảo kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc khách quan và
chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất lượng công trình, Ban chỉ huy công
trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công tại hiện
trường cùng với các bộ phận liên quan của các bên:
+ Đại diện giám sát của tư vấn thiết kế;
+ Đại diện của Chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn quản lý dự án;

117 117
+ Đại diện tư vấn giám sát;
+ Phòng thí nghiệm hiện trường.

3.4.3.2. Đề xuất quản lý đảm bảo chất lượng thi công xây dựng bộ phận công trình:

Bắt đầu

Xác định công việc thi công

Lập biện pháp thi công

Phê duyệt biện pháp thi công

Không đạt

ĐạKt iểm tra vật tư, thiết


bị đưa vào thi công

Đạt

Thi công bộ phận công trình

Không đạt
Kiểm tra nghiệm thu
bộ phận công trình

Đạt

Chuyển công việc tiếp theo

Kết thúc

Hình 3.14: Sơ đồ quản lý đảm bảo chất lượng thi công bộ phận công trình

118 118
Để đảm bảo chất lượng cho công tác thi công một giai đoạn xây lắp Phòng Kỹ thuật
Công nghệ cùng với Ban chỉ huy công trường tiến hành theo các bước như sau:

- Xác định giai đoạn thi công:

Trước khi tiến hành thi công bộ phận thiết kế bản vẽ và biện pháp thi công lập biện
pháp thi công chi tiết trình Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát để phê duyệt. Nếu chưa đạt
yêu cầu thì phải lập lại để đảm bảo đưa ra biện pháp thi công tối ưu phù hợp với bộ
phận công trình thi công.

- Trên cơ sở biện pháp thi công đã được phê duyệt, vật tư, thiết bị đã được kiểm tra, bộ
phận kỹ thuật thi công và các tổ đội thi côngtiến hành thi công các bộ phận công trình.

- Sau khi kết thúc công tác thi công bộ phận thiết kế bản vẽ và biện pháp thi công cùng
bộ phận kỹ thuật thi công lập hồ sơ hoàn công bộ phận. Trước khi cùng với cán bộ kỹ
thuật của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát Ban chỉ huy công trường tiến hành nghiệm thu
nội bộ công trường với bộ phận đảm bảo và quản lý chất lượng thi công của Tổng
công ty. Trong các quá trình nghiệm thu nội bộ cũng như nghiệm thu với Tư vấn gián
sát và Chủ đầu tư, do bất kỳ một lỗi nhỏ nào trong bất cứ công tác thi công nào Ban
chỉ huy công trường sẽ kiểm tra và khắc phục lại để công tác thi công đạt yêu cầu chất
lượng kỹ thuật và chuyển sang thi công bộ phận công trình tiếp theo.

3.4.3.3. Đề xuất quản lý đảm bảo chất lượng thi công xây dựng giai đoạn thi công:

Để đảm bảo chất lượng cho một giai đoạn xây lắp Phòng Kỹ thuật Công nghệ cùng với
Ban chỉ huy công trường tiến hành theo các bước như sau:

Xác định giai đoạn thi công:

Trước khi tiến hành thi công giai đoạn công trình, bộ phận thiết kế bản vẽ và biện pháp
thi công lập biện pháp thi công chi tiết trình Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát để phê duyệt.
Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải lập lại để đảm bảo đưa ra biện pháp thi công tối ưu phù
hợp với giai đoạn công trình thi công.

- Trên cơ sở biện pháp thi công đã được phê duyệt, vật tư, thiết bị đã được kiểm tra, bộ
phận kỹ thuật thi công và các tổ đội thi công tiến hành thi công các bộ phận công trình.

119 119
- Sau khi kết thúc giai đoạn thi công bộ phận thiết kế bản vẽ và biện pháp thi công cùng
bộ phận kỹ thuật thi công lập hồ sơ hoàn công giai đoạn. Trước khi cùng với cán bộ kỹ
thuật của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát Ban chỉ huy công trường tiến hành nghiệm thu
nội bộ khối lượng các công việc đã thi công với bộ phận đảm bảo và quản lý chất lượng
thi công của Tổng công ty. Trong các quá trình nghiệm thu nội bộ cũng như nghiệm thu
với Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư, do bất kỳ một lỗi nhỏ nào trong bất cứ công tác thi
công nào Ban chỉ huy công trường sẽ kiểm tra và khắc phục lại để công tác thi công đạt
yêu cầu chất lượng kỹ thuật và chuyển sang thi công giai đoạn tiếp theo.

120 120
Bắt đầu

Xác định giai đoạn thi công

Lập biện pháp thi công

Phê duyệt biện pháp thi công

Không đạt

ĐạKt iểm tra vật tư, thiết


bị đưa vào thi công

Đạt

Thi công các bộ phận công


trình

Lập hồ sơ hoàn công giai


đoạn

Không đạt
Kiểm tra nghiệm thu

Đạt
Chuyển công việc tiếp theo

Kết thúc

Hình 3.15: Sơ đồ quản lý đảm bảo chất lượng thi công giai đoạn thi công

121 121
Kết luận chương 3

Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực tài
chính, một số công trình đã và đang thi công của Tổng công ty LICOGI. Trên cơ sở
mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công ở chương 2. Tác
giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20 để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thi công xây dựng tại Tổng công ty qua việc thống kê mô tả các biến định tính, kiểm
định thang đo, phân tích nhân tố hồi quy tuyến tính. Từ đó phân tích và đánh giá thực
trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Tổng công ty. Tác giả nêu ra
được những kết quả đạt được, cũng như một số hạn chế tồn tại cần khắc phục và
nguyên nhân của những hạn chế đó. Căn cứ vào hiện trạng của công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng công trình tại Tổng công ty cùng với những điều kiện thực tế
khi tiến hành thi công xây dựng một số công trình, để làm cơ sở đề xuất một số giải
pháp cho công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, góp phần nâng cao
hơn nữa chất lượng thi công công trình xây dựng tại Tổng công ty LICOGI.

122 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Sự phát triển kinh tế xã hội đã trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển đô thị về
mặt hạ tầng kỹ thuật.

Bên cạnh sự phát triển như vậy, vấn đề chất lượng thi công công trình nói riêng và chất
lượng công trình xây dựng nói chung là yếu tố then chốt mang tính quyết định cần
phải được chú trọng một cách kịp thời và sâu sắc. Trong phạm vi nghiên cứu của luận
văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng
công trình xây dựng trong giai đoạn thi công thông qua giải pháp quản lý thi công phù
hợp tại Tổng công ty LICOGI. Để đạt được những nội dung này, tác giả đã hoàn
thành những nghiên cứu sau đây:

- Đã nghiên cứu, hệ thống hóa có phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
công trình trong giai đoạn thi công xây dựng và vai trò của công tác quản lý thi công
xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng tại
Tổng công ty LICOGI trong thời gian qua. Chỉ ra được những kết quả đạt được và
những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thi công công trình xây dựng và tìm ra
được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế này.

- Đã đề xuất được một số giải pháp quản lý thi công có cơ sở khoa học, có tính hiệu
quả và khả thi.

2. Kiến nghị:

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Bổ sung các quy định, các chế tài đối với các chủ thể tham gia xây dựng công trình
trong việc thực hiện đảm bảo chất lượng của các công trình xây dựng; quy định rõ chế
tài trách nhiệm của tổ chức, các nhân khi vi pham. Các quy định này rất chi tiết, cụ thể
xử lý cho từng hành vi vi phạm.

122 122
- Bổ sung các quy định của quy chế đấu thầu trong Luật Đấu thầu về việc đảm bảo
chất lượng công trình xây dựng trong hồ sơ mời thầu. Việc lựa chọn nhà thầu, hợp
đồng và quá trình thực hiện hợp đồng, trong đó liên quan đến tiêu chuẩn xét trúng thầu
tùy theo cấp công trình, yêu cầu chất lượng của công trình để đề ra điểm xét thầu trong
mối tương quan giưa chất lượng kỹ thuật và giá cho phù hợp, không hoàn toàn dựa
trên giá thầu thấp nhất khi đủ điểm kỹ thuật như hiện nay.

- Có kế hoạch xây dựng, bổ sung các hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm thiết
kế thi công còn thiếu, nhất là đối với các loại kết cấu, công nghệ mới.

- Bổ sung các quy định về bảo trì, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn theo định kỳ, cho từng
cấp công trình, đặc biệt đối với công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ chung, công trình
phúc lợi xã hội, nhà cơ quan, chung cư…

Nghiên cứu ban hành các chính sách liên quan nhằm nâng cao chất lượng công trình
xây dựng:

- Có chính sách khuyến khích các DN tổ chức thực hiện và được cấp chứng chỉ quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, hệ thống quản lý môi trường (ưu tiên
trong đấu thầu, chọn thầu…).

- Có chính sách phù hợp để tăng kinh phí đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân lành nghề,
đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn của ngành Xây dựng từ nguồn Ngân sách nhà
nước, doanh nghiệp và người học.

- Có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu xây dựng mới
nhằm nâng cao chất lượng và tuổi thọ của công trình.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường công tác quản lý chất
lượng xây dựng công trình

- Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong phạm vi toàn
quốc ở trung ương và địa phương đối với các công trình xây dựng. Đặc biệt chế độ bắt
buộc kiểm tra công tác quản lý chất lượng đối với các công trình sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước.

123 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/06/2014 của Quốc
hội khóa 13 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2015.

[2]. Trần Chủng (2009), Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng.

[3]. TS. M ỵ Duy Thành (2012), Bài giảng môn học chất lượng công trình, Trường Đại
học Thủy lợi.

[4]. ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng, Các yêu cầu.

[5]. Chính phủ (2004), Nghị định số 126/2004/NĐ-CP, ngày 26/12/2004 của Chính
phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng.

[6]. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/05/2015 của Chính phủ
về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[7]. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BXD, ngày 26/10/2016 của Bộ xây
dựng về quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng.

[8]. TS. Đinh Tuấn Hải (2013), Bài giảng môn học: Phân tích các mô hình quản lý,
Trường Đại học Thủy lợi.

[9]. Tổng công ty LICOGI – Hồ sơ Năng lực.

[10]. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS.

[11]. TCXDVN 2682:2009 - Xi măng Pooc lăng yêu cầu kỹ thuật.

[12]. TCXDVN 7570:2006 - Cốt liệu cho Bê tông và vữa.

[13]. TCVN 4453 – 95 Quy phạm thi công và nghiệm thu cốt thép.

[14]. TCVN 5574:2012 Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép.

124 124
Các trang thông tin điện tử:

1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
http://www.chinhphu.vn

2. Hệ thống Văn bản quy phạm Pháp luật: http://moj.gov.vn

3. Trang website của Bộ Xây dựng: http://www.xaydung.gov.vn

4. Trang website của Tổng công ty LICOGI: http://www.licogi.vn

125 125
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC: PHIỂU THU THẬP Ý KIẾN

Kính chào Anh/Chị,

Tên tôi là Phạm Cao Thành, học viên lớp 23QLXD2.1 trường Đại học Thủy lợi. Hiện
tại tôi đang nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng tại
Tổng công ty LICOGI”. Kính mong anh, chị bớt chút thời gian giúp tôi điền các
thông tin vào phiếu thu thập ý kiến dưới đây để tôi hoàn thiện được luận văn này.

Phiếu thu thập ý kiến này hoàn toàn phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học không
mang tính chất thương mại, mọi thông tin cá nhân của Anh/Chị sẽ được tôi giữ bí mật.
Sự giúp đỡ của quý Anh/Chị là những đóng góp vô cùng quý báu cho tôi hoàn thiện
bài nghiên cứu của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

Xin Anh/Chị vui lòng đưa ra câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô
vuông lựa chọn (không bỏ trống).
1. Đơn vị công tác Anh/Chị từng tham gia thi công xây dựng công trình (Có thể
đánh dấu nhiều lựa chọn):
Chủ đầu tư (Ban QLDA) Nhà thầu Tư vấn thiết kế

Nhà thầu Tư vấn giám sát Ban điều hành dự án (BĐHDA)

Nhà thầu thi công Đơn vị khác


2. Kinh nghiệm của Anh/Chị từng tham gia thi công xây dựng công trình:
Dưới 3 năm Từ 3 – 5 năm

Từ 5 – 10 năm Trên 10 năm


3. Vị trí công tác hiện tại của Anh/Chị trong đơn vị thi công:
Lãnh đạo BĐHDA Chỉ huy trưởng công trường

126 126
Trưởng, Phó phòng thi công Kỹ sư công trường

Đội trưởng thi công Vị trí khác


4. Loại dự án, công trình mà Anh/Chị đã từng tham gia thi công (có thể đánh
nhiều dấu chọn):
Thủy lợi Thủy điện

Giao thông Xây dựng dân dụng

Dự án khác
5. Anh/Chị có biết về quản lý thi công xây dựng công trình không:
Biết rất rõ Có biết

Có nghe nói Không biết

6. Theo Anh/Chị quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình có cần thiết
trong các dự án đầu tư xây dựng không?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

PHẦN II: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Theo Anh/Chị, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác quản lý chất lượng thi
công xây dựng công trình là:
(1) Rất không ảnh hưởng.
(2) Không ảnh hưởng.
(3) Trung lập.
(4) Ảnh hưởng
(5) Rất ảnh hưởng

127 127
Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ tác động
Stt Anh/Chị đánh dấu chéo Ký hiệu
(1) (2) (3) (4) (5)
(X) vào ô trống

I Nguồn nhân lực


Kế hoạch tuyển dụng lao
1 động hàng năm của đơn vị

Tỷ lệ số cán bộ quản lý so
2 với công nhân tham gia thi
công dự án

Đội ngũ cán bộ, công


3 nhân tham gia thi công có
tay nghề cao

Cán bộ, công nhân làm


4 đúng chuyên ngành được
đào tạo

Khối lượng công việc phù


5 hợp được giao cho từng
cán bộ, công nhân

Tỉ lệ cán bộ, công nhân


được cử đi học nâng cao
6 trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ hàng năm ở đơn
vị

Sức khỏe, chế độ


lương/thưởng của cán bộ,
7
công nhân tham gia thi
công dự án

Vật tư, máy móc thiết bị


II
thi công
Chất lượng vật tư được
1 nhập về để sử dụng thi
công dự án

Công tác lập kế hoạch


cung ứng vật tư cho công
2
trường bám sát tiến độ thi
công thực tế

128
Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ tác động
Stt Anh/Chị đánh dấu chéo Ký hiệu
(1) (2) (3) (4) (5)
(X) vào ô trống

Kế hoạch đầu tư thiết bị


phục vụ thi công phù hợp
3
với kế hoạch sản xuất kinh
doanh của đơn vị

Số lần bảo trì máy móc


được thực hiện thường
4
xuyên, định kỳ theo quy
định

Số lần sửa chữa máy móc


5 nằm trong kế hoạch cho
phép

III Quản lý thi công

Kinh nghiệm và năng lực


1 của bộ máy Ban chỉ huy
công trường

Tài chính huy động để thi


2 công dự án

Văn phòng ở công trường,


các nhà tạm, hệ thống điện
3
nước phục vụ thi công dự
án

Chất lượng, tiến độ thi


4 công các hạng mục của dự
án

Kết quản quan trắc, thí


5
nghiệm hiện trường

Hồ sơ quản lý chất lượng


6 thi công và hồ sơ nghiệm
thu thanh toán

Công tác vệ sinh an toàn


7
lao động ở công trường

Công nghệ thi công mới,


8
thích hợp, hiện

129
Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ tác động
Stt Anh/Chị đánh dấu chéo Ký hiệu
(1) (2) (3) (4) (5)
(X) vào ô trống

Rất Rất
Chất lượng thi công xây Không Trung
IV không Đồngý đồng
dựng đồng ý lập
đồng ý ý

Chất lượng thi công xây


1 dựng được quản lý chặt trẽ
Nguồn nhân lực thi công
2 xây dựng được đảm bảo
Nguồn vật tư để thi công
3 xây dựng đầy đủ và đảm
bảo
Máy móc, thiết bị thi công
4 đầy đủ và đảm bảo
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Anh/Chị.
Chúc Anh/Chị sức khỏe và thành công!

130

You might also like