Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tình huống 21:

Sau giờ kiểm tra viết, học sinh A báo với bạn rằng bạn B không trung thực khi làm bài.
Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Phân tích tình huống:
- Là tình huống khá thường gặp trong kiểm tra đánh giá học sinh
- Học sinh đã tố giác hành vi gian lận trong thi cử với giáo viên
Nguyên nhân:
- Trường hợp bạn B không trung thực: do giáo viên trong giờ kiểm tra không quan sát
chặt chẽ để học sinh có cơ hội quay cóp
- Trường hợp bạn A đố kỵ nên mới tố cáo B không trung thực (hiểu lầm, gây áp lực, vu
oan cho bạn)
Cách thức giải quyết:
Đầu tiên, GV cần xem xét và xác nhận kĩ càng lại tính xác thực của sự việc này (liệu là học
sinh B có hành vi k trung thực khi làm bài hay không)
- Hỏi lại học sinh A xem em có bằng chứng cho thấy bạn B không trung thực hay không
Nếu A chỉ nói là nhìn thấy, không có bằng chứng xác thực thì hỏi thêm xem có bạn nào nhìn
thấy nữa không -> GV cần xác nhận qua nhiều nguồn nữa.
- Nếu lớp học có camera thì tiến hành xem lại đoạn video ghi lại tiết kiểm tra đó
- Tìm và hỏi chuyện thêm một vài bạn trong lớp
- Gặp riêng học sinh B và xác nhận lại
-> Từ đó, qua nhiều nguồn xác thực, GV đưa ra kết luận và hướng giải quyết.

Ở đây có thể xảy ra 2 trường hợp và cách giải quyết của mỗi trường hợp như sau
*Trường hợp B không trung thực:
- Trước tiên, cần khen ngợi sự dũng cảm của học sinh A khi đã dám tố giác hành vi gian lận.
Đây là 1 việc làm cần được khen ngợi và khích lệ vì không phải ai cũng dám lên tiếng. Vì có
thể sẽt bị mang tiếng là “mách lẻo”, có thể bị các bạn cùng lớp trù dập, cô lập.
- GV nên xử lý khéo lép, không nên công khai tên học sinh A trước lớp để tránh gây mất đoàn
kết trong lớp.
- Gặp riêng học sinh B nhắc nhở, chỉ ra mặt sai trái của gian lận trong thi cử, động viên em cố
gắng hơn trong học tập. Để đảm bảo tính công bằng vẫn tiến hành trừ điểm bài kiểm tra.
- GV cũng cần nhắc nhở chung trước cả lớp, yêu cầu học sinh cần trung thực khi làm bài thi,
đưa ra những hình thức xử phạt cho các hành vi gian lận thi cử.
*Trường hợp B trung thực khi làm bài:
- Sau khi đã xem xét cẩn thận, nếu B không có những hành vi gian lận trong làm bài thi thì
chứng tỏ lời tố cáo của A là sai sự thật.
- GV không nên trách phạt học sinh A, chỉ nhắc nhở và mong em sẽ rút kinh nghiệm

Qua tình huống này, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm có thể giúp ích cho chúng
ta trong tương lai
Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên cần nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía, tiến hành xác minh sự thật trước khi đưa ra
hướng giải quyết.
Đây là tình huống khá nhạy cảm, GV cần xử lý vừa đảm bảo công bằng vừa phải khéo léo để
không đưa ra những nhận định sai về học sinh, vừa không gây mất đoàn kết lớp. Trong tình
huống này, GV cũng cần phải có sự kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì khi coi thi đã không bao
quát, quan sát toàn diện được lớp học.
Tình huống 22:
Khi chấm bài kiểm tra học kì, phát hiện 2 bài của học sinh lớp mình giống nhau cả chỗ
sai và ý đúng. Bạn sẽ xử lý tình huống này ntn?
Phân tích tình huống:
- Đây là tính huống khá phổ biến trong kiểm tra đánh giá trong trường lớp, có mức độ
khá nghiêm trọng vì đây là bài kiểm tra cuối kì
- Nó có liên quan tới sự đánh giá công bằng của GV đối với kết quả học tập của học sinh
- Trên thực tế, nếu là giáo viên đã dạy 2 học sinh đó thì chắc cũng có những nhận định
về đạo đức và học lực của 2 học sinh này. Và còn phải căn cứ vào tỷ lệ giống nhau
giữa 2 bài, rồi là xem xét kĩ khả năng 2 học sinh đó có thể chép bài nhau (khoảng cách
chỗ ngồi, môn học, dạng đề...). Từ đó cẩn thận đưa ra kết luận.
Nguyên nhân:
- Do giáo viên coi thi không nghiêm ngặt để cho hai học sinh có cơ hội chép bài nhau.
- Do học sinh cố tình chép bài của bạn học sinh kia (ở các cấp học dưới, có trường hợp
là học sinh này đã cố tình liếc nhìn bài của bạn để chép, thậm chí có TH là đe dọa cho
chép bài; với sinh viên, nếu nộp bài qua cùng 1 link drive, có thể xảy ra việc tự ý sao
chép bài của người khác)
- Do 2 học sinh cùng trao đổi, chép bài của nhau

Cách thức giải quyết:


Trong tình huống này, trước hết cần nhận thấy rằng GV coi thi đã có sơ suất là trong giờ kiểm
tra, GV đã không nghiêm khắc để các em có cơ hội chép bài của nhau. Bạn cần phải rút kinh
nghiệm ngay về vấn đề này.
Để giải quyết tình huống này, em sẽ:
- Trước hết là chưa cho điểm 2 bài trên
- Gửi tin nhắn/thông báo chung đến lớp và nêu chung chung rằng có hiện tượng chép bài
của nhau trong lớp. Yêu cầu tính tự giác và không nêu tên hai em học sinh đó. Có thể nói
trước lớp là: “Khi cô chấm bài cuối kỳ đã phát hiện có những bài làm giống hệt nhau,
trước tiên cô yêu cầu tính tự giác, bạn nào lỡ chép bài của bạn thì liên hệ riêng với cô
để trao đổi. Cô sẽ không trừ điểm nặng.”

- Trao đổi riêng với 2 HS đó để tìm hiểu nguyên nhân, ai chép bài của ai và nhắc
nhở

+ Nếu hai học sinh đó tự giác nhận lỗi:


thì gv khen ngợi tính tự giác của hs, động viên các em sửa lỗi và cùng nhau tiến bộ
chứ không phải bằng cách cho nhau chép bài, nhắc nhở nếu tái phạm sẽ có hình thức
xử lý nặng hơn.
+ Nếu 2 HS đó không có thái độ nhận lỗi thì cho 2 HS đó cùng làm ngay tại đó một bài
kiểm tra và giải thích tại sao GV lại cho 2 em đó làm lại bài. Sau đó GV cũng rút ra
những nhận xét, sửa lỗi trong bài làm của 2 em hs. Giúp học sinh nhận ra sai lầm của
mình và cần phải sửa chữa sai lầm, không tái phạm trong tương lai.

- Vì là bài thi cuối kì có mức độ quan trọng, nên để công bằng với các học sinh khác,
cần tiến hành trừ điểm theo quy định. Theo quy chế, quy định coi thi chấm thi giữa
kỳ/cuối kỳ ở một số trường học theo em tìm hiểu, đối với trường hợp chép bài của
người khác, học sinh sẽ bị cảnh cáo và trừ 30% số điểm, còn học sinh cho bạn chép sẽ
chịu mức phạt khiển trách và bị trừ 10% số điểm. Nếu học sinh tự giác nhận lỗi, vẫn
trừ điểm nhẹ.

Qua đó, ta có thể rút ra Bài học kinh nghiệm:


- Tình huống xử lý quan trọng là phải làm cho HS tự nhận ra lỗi lầm và hiểu được việc
chép bài của bạn để đạt điểm cao thực sự lại có tác hại với chính bản thân HS hơn cái
lợi trước mắt mà HS nhìn thấy.
- Để tránh hành vi gian lận, thầy cô giáo cần nghiêm minh, công bằng trong thi cử, kiểm
tra. Trước mỗi kỳ thi, cần có một buổi giáo dục ý thức và đưa ra những hình thức xử
phạt cho các hành vi gian lận thi cử, có thể trừ vào điểm thi, hạ bậc hạnh kiểm và đưa
ra nhắc nhở trước lớp.
- Nêu tên và xử phạt trực tiếp 2 HS đó trên lớp sẽ khiến 2 em đó xấu hổ với bạn bè hay
bị chúng bạn xười chê, điều này không tốt cho tâm lý của các em.

Tình huống 23: Học sinh quên để vở bài tập ở nhà


Khi kiểm tra vở bài tập về nhà vào đầu giờ, cả lớp đều làm đủ, chỉ có 1 học sinh quên vở
ở nhà, nhưng em nói rằng em làm đủ bài.
Phân tích tình huống:
- Đây là tình huống thường gặp, rất phổ biến trong giảng dạy
- Liên quan đến tính trung thực của học sinh
Nguyên nhân: có thể chia ra làm 2 trường hợp
- TH1: học sinh đó quên làm bài nên viện cớ lấy lý do quên vở
- TH2: học sinh đó đã làm bài nhưng quên vở ở nhà thật
Phương án giải quyết:
a. Ngay lập tức phê bình trước lớp và ghi vào sổ đầu bài
b. Cho em học sinh đó về nhà lấy vở
c. Gọi em học sinh đó lên bảng chữa bài để kiểm tra em có trung thực không

- Ở tình huống này, em nghĩ rằng GV không nên ngay lập tức cho rằng em học sinh đó nói
dối, GV cần có lòng tin với học sinh của mình. Học sinh quên vở là chuyện bình thường, việc
phê bình và cho điểm kém cũng không giải quyết được gì mà chỉ làm cho các em khác thấy sợ
vì quá nghiêm khắc. Nếu em đó đã hoàn thành bài tập về nhà mà chỉ vì sơ suất quên vở mà bị
cho điểm kém thì em hs sẽ cảm thấy ấm ức.
- Nếu cho học sinh chạy về nhà lấy vở thì cũng không hay, bởi như vậy em hs đó sẽ mất bài
học trên lớp, chưa kể đến những rủi ro trên đường về nhà lấy vở.
Cách tốt nhất là gọi em học sinh lên bảng chữa bài....

- Nếu học sinh làm tốt thì chứng tỏ em đã làm bài tập, GV nên nhắc nhở em học sinh lần sau
cần chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đến lớp.
- Nếu em học sinh lúng túng, không làm được bài thì chứng tỏ em học sinh đã nói dối, GV nên
hỏi rõ nguyên nhân, nhắc em ấy làm bài tập đầy đủ và không được nói dối nữa và yêu cầu học
sinh về nhà làm bài đầy đủ để buổi sau cô kiểm tra.

Bài học kinh nghiệm có thể rút ra thông qua tình huống này:
- Giáo viên cần có lòng tin với học sinh của mình (tin vào mặt tốt của học sinh trong mọi
tình huống giao tiếp.. Việc ngay lập tức nghi ngờ phẩm chất học sinh khiến tình huống
nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển năng lực và nhân cách của học
sinh)
- GV cần tìm những biện pháp thiện chí, phù hợp để giải quyết vấn đề.

You might also like