16. Tự luyện

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.

com/groups/thaynghedinhcao

VỀ ĐÍCH 2022:
TS. PHAN KHẮC NGHỆ
BÀI 16: ÔN LUYỆN NÂNG CAO VỀ TIẾN HÓA
HỌC SINH TỰ LUYỆN
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

Câu 1: Có bao nhiêu thông tin sau đây nói về vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa?
I. Có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Có thể chỉ làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau đây có thể làm cho một alen lặn bị loại bỏ ra khỏi quần thể?
I. Di – nhập gen. II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên. IV. Đột biến.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 3: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu
gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa vàng và kiểu gen aa quy định hoa trắng. Giả sử một quần
thể có thành phần kiểu gen là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của
quần thể trong bao nhiêu trường hợp sau đây?
I. Các cơ thể hoa đỏ có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả năng sinh sản
bình thường.
II. Các cơ thể hoa vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
III. Các cá thể hoa trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
IV. Các cơ thể hoa đỏ và các cơ thể hoa trắng đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cơ thê
hoa vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 4: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy, A quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Giả sử một quần thể có thành phần kiểu gen là
0,01AA + 0,18Aa + 0,81aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể theo
hướng làm tăng tần số alen A và giảm tần số alen a trong bao nhiêu trường hợp sau đây?
I. Các cơ thể hoa đỏ có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và
khả năng sinh sản bình thường.
II. Các cơ thể hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống
và khả năng sinh sản bình thường.
III. Các cá thể hoa trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cơ thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
IV. Các cơ thể có kiểu gen đồng hợp có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cơ thể có kiểu gen dị
hợp có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 5. Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.
II. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần
thể theo hướng xác định.
III. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
V. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích
nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
VI. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần thể.
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 6. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo
quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa thì
chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.
IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 7. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố
tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt
quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 8. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể của loài đơn bội thì thường làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so
với tác động lên quần thể của loài lưỡng bội.
II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần
thể.
III. Chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích
nghi.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9. Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử
dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:
Thế hệ Cấu trúc di truyền
P 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.
F1 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.
F2 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.
F3 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.
F4 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.
C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.
D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.
Câu 10. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên kiểu gen nhưng không tác
động trực tiếp lên kiểu hình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Khi nói về nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc tự
nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khổi quần thể.
IV. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
V. Có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ
và kiểu hình hoa trắng sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu hình hoa vàng sẽ giảm dần.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ
giảm dần.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,65AA : 0,35Aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì tần số alen a sẽ tăng lên.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 13. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
III. Làm tăng tần số alen có lợi, giảm tần số alen có hại trong quần thể.
IV. Tạo ra alen mới là nguồn nguyên liệu của tiến hóa.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 14. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có 1000 cá thể với tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa :
0,36aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có 200 cá thể có kiểu gen aa di cư từ nơi khác đến thì khi quần thể thiết lập lại trạng thái cân bằng sẽ cấu
trúc là 1/9AA : 4/9Aa : 4/9aa.
II. Nếu sau một thế hệ, quần thể có cấu trúc di truyền F1 là 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa thì rất có thể quần thể đã chịu
tác động của nhân tố ngẫu nhiên.
III. Nếu cấu trúc di truyền của của F1: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa; F2: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa; của F3: 0,5AA : 0,4Aa
: 0,1aa thì chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội.
IV. Nếu quần thể chuyển sang tự phối thì tần số alen ở các thế hệ tiếp theo sẽ bị thay đổi.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
Câu 15: Khi nói về các cơ chế cách li, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chỉ có cách li trước hợp tử mới được gọi là cách li sinh sản.
II. Nguyên nhân chính dẫn tới cách li sau hợp tử là do bộ NST của hai loài không tồn tại thành cặp tương đồng.
III. Hai quần thể của cùng một loài sống ở hai khu vực bị cách li bởi chướng ngại địa lí thì gọi là cách li trước
hợp tử.
IV. Để phân biệt các loài sinh sản vô tính thì cách li sinh sản là tiêu chí quan trọng nhất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá sự hình thành loài mới là có sự hình thành đặc điểm thích nghi mới.
II. Dựa vào nguyên nhân dẫn tới cách li sinh sản, người ta chia thành con đường địa lí, con đường sinh thái, con
đường tập tính, con đường lai xa và đa bội hóa.
III. Hình thành loài mới thường gắn liền với hình thành đặc điểm thích nghi mới.
IV. Hình thành loài mới thường diễn ra chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có chướng ngại địa lí thì không có quá trình hình thành loài mới.
II. Điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
III. Ở các khu vực địa lí khác nhau, do điều kiện địa lí khác nhau nên chọn lọc tự nhiên tiến hành theo các
hướng khác nhau, dẫn tới hình thành các nòi địa lí, sau đó là các loài mới.
IV. Thường xảy ra ở các loài ít di động.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Khi nói về quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong một khu vực địa lí, loài mới có thể được hình thành bằng con đường đường địa lí, con đường sinh thái
hoặc con đường tập tính hoặc con đường lai xa và đa bội hóa.
II. Loài mới và loài cũ có vùng phân bố cạnh nhau hoặc có vùng phân bố trùng nhau hoàn toàn.
III. Có thể không có sự tham gia của di - nhập gen vẫn có thể hình thành loài mới.
IV. Các loài động vật di động xa thì không được hình thành loài bằng phương thức này.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung của hình thành loài bằng con đường cách li tập tính
và hình thành loài bằng con đường sinh thái?
I. Loài mới và loài gốc đều cùng sống trong một khu vực địa lí.
II. Xảy ra ở cả động vật và thực vật.
III. Quá trình hình thành loài chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
IV. Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì không xảy ra quá trình hình thành loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Khi nói về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sự sống được phát sinh từ các chất không sống theo con đường hóa học và tiền sinh học.
II. Kết thúc giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành nên các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.
III. Trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất chưa có khí O2.
IV. Thí nghiệm của Milơ là bằng chứng để chứng minh các hợp chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ
theo con đường hóa học.
V. Sinh vật đầu tiên trên Trái Đất có phương thức tự dưỡng bằng quang hợp.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể qua 4 thế hệ thu được kết quả như sau:
Thế hệ Kiểu gen BB Kiểu gen Bb Kiểu gen bb
F1 0,36 0,48 0,16
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
F2 0,54 0,32 0,14
F3 0,67 0,26 0,07
F4 0,82 0,16 0,02
Từ kết quả số liệu của bảng trên, một bạn học sinh đã đưa ra 5 dự đoán về nguyên nhân dẫn tới làm thay đổi tỉ
lệ kiểu gen của quần thể. Hãy cho biết có bao nhiêu dự đoán có thể chấp nhận được?
I. Do chọn lọc tự nhiên đang tác động lên quần thể theo hướng chống lại alen lặn.
II. Do xảy ra quá trình giao phối không ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
III. Do chọn lọc tự nhiên vừa chống lại kiểu gen đồng hợp lặn, vừa chống lại kiểu gen dị hợp.
IV. Do xảy ra đột biến làm tăng tần số alen trội và alen lặn trong quần thể.
V. Do quá trình di – nhập gen, trong đó các cá thể có kiểu hình trội đã rời khỏi quần thể.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 22. Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Có bao nhiêu trường hợp làm
giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp và tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp?
I. Sự giao phối không ngẫu nhiên.
II. Đột biến làm cho A thành a.
III. CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.
IV. CLTN chống lại kiểu gen dị hợp.
V. Di - nhập gen.
VI. CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 23. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua
đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi
mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
III. Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số
alen chậm hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.
IV. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi
trường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như
sau:
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
F1 0,25 0,5 0,25
F2 0,28 0,44 0,28
F3 0,31 0,38 0,31
F4 0,34 0,32 0,34

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 25. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như
sau:
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
F1 0,25 0,5 0,25
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
F2 0,25 0,5 0,25
F3 0,0 0,4 0,6
F4 0,04 0,32 0,64
F5 0,04 0,32 0,64
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 26. Trong một quần thể ngẫu phối, giả sử ở giới đực có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 20%, ở giới cái
có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 25%. Loại hợp tử mang gen đột biến chiếm tỉ lệ
A. 45%. B. 40%. C. 5%. D. 95%.
Câu 27. Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng,
kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu
được kết quả ở bảng sau:

Thế hệ P F1 F2 F3
Tần số kiểu gen AA 1/5 1/16 1/25 1/36
Tần số kiểu gen Aa 2/5 6/16 8/25 10/36
Tần số kiểu gen aa 2/5 9/16 16/25 25/36
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di - nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân
tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
B. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
C. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
Câu 2 8 . Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 29. Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người
ta thu được kết quả ở bảng sau:
Thế hệ P F1 F2 F3
Tần số kiểu gen AA 1/4 4/9 9/16 16/25
Tần số kiểu gen Aa 1/2 4/9 6/16 8/25
Tần số kiểu gen aa 1/4 1/9 1/16 1/25
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di - nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân
tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
B. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
C. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
Câu 30: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có biến dị di truyền thì quần thể không bao giờ tiến hóa.
II. Quá trình hình thành loài mới luôn cần có đủ 5 nhân tố tiến hóa tác động lên quần thể.
III. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp và tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp nên giao phối
không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
IV. Quần thể 1 có tần số A = 0,8; quần thể 2 có tần số A = 0,5. Nếu một nhóm cá thể của quần thể 1 di cư sang
quần thể 2 và quần thể 2 không di cư sang quần thể 1 thì chắc chắn tần số A của quần thể 2 luôn tăng lên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31. Hai loài có quan hệ họ hàng gần gũi, cùng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh
con nhưng vẫn được xem là 2 loài. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn tới trường hợp nói trên?
I. Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.
II. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau
III. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải.
IV. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
V. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
VI. Con lai không có cơ quan sinh sản.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 32. Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
II. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài.
III. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật
IV. Quá trình hình thành loài mới có thể không cần tác động của chọn lọc tự nhiên.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 33: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sự giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể chính là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Trong quá trình tiến hóa, sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ thúc đẩy sự hình thành loài mới.
IV. Quần thể có kích thước càng lớn thì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen.
V. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loài bỏ hoàn toàn alen trội có lợi ra khỏi quần thể.
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 34. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, nhân tố tiến hoá nào sau đây nếu diễn ra
thường xuyên sẽ làm chậm sự hình thành loài mới?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di - nhập gen.
Câu 35. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo
quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa thì
chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%Aa.
IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A của quần thể.
A. 41. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 36. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
II. Làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
III. Làm tăng tần số alen có lợi, giảm tần số alen có hại trong quần thể.
IV. Tạo ra alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 37: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A
trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải
hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,5AA : 0,5Aa.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là
đúng?
I. Theo lý thuyết, thế hệ F2 của quần thể này có tần số alen a là 1/6.
II. Tần số alen A ngày càng tăng, tần số alen a ngày càng giảm dần qua các thế hệ.
III. Ở thế hệ F2 kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ là 2/3.
IV. Ở thế hệ F4 kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là 2/7.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo
quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,32Aa : 0,36aa thì
chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.
IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 39. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Giả sử chọn lọc tự
nhiên tác động lên quần thể làm cho toàn bộ cá thể aa đều bị chết ở giai đoạn phôi. Theo lí thuyết, ở thế hệ F6,
tần số a chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/9. B. 1/8. C. 1/11. D. 10%.
Câu 40. Ở một loài thực vật, AA quy định hoa đỏ, Aa quy định hoa vàng, aa quy định hoa trắng. Thế hệ xuất
phát của một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Giả sử chọn lọc tự nhiên tác động
lên quần thể làm cho toàn bộ cây hoa trắng mất khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, ở thế hệ F5, số cây hoa trắng
chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/81. B. 1/8. C. 1/64. D. 1%.
Câu 41. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo
quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của hóa chất 5BU thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa thì
chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen trội.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.
IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 42. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo
quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa thì
chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại alen lặn.
III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gen là 100%AA.
IV. Nếu có di – nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen a của quần thể.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 43: Một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát của quần thể có 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu trường hợp sau đây sẽ làm
tăng tần số alen A?
I. Chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau.
II. Hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh.
III. Các cây hoa trắng không có khả năng sinh sản.
VỀ ĐÍCH 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao
IV. Các cây hoa đỏ và cây hoa trắng đều không có khả năng sinh sản.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44. Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả năng sinh
sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn nghiêm ngặt có tần số kiểu gen
là 0,6AA : 0,4Aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ hoàn
toàn cây aa ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 2/9.
II. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 1/18.
III. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F3, alen a có tần số 2/17.
IV. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 31/33.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 45. Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ
xuất phát của quần thể có thành phần kiểu gen: 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ
và kiểu hình hoa trắng sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu hình hoa vàng sẽ giảm dần.
II. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ
giảm dần.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố
ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì tần số alen A sẽ tăng lên.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 46: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp; Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ P của quần thể
này có thành phần kiểu gen là 0,8AaBb : 0,2aaBb. Biết rằng giao tử ab không có khả năng thụ tinh và quần thể
không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, ở F1 số cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ?
A. 30/49. B. 24/49. C. 12/49. D. 36/49.

You might also like