TM L HC Tui Thiu Nin

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Tâm lý học tuổi thiếu niên

1. Khái niệm tuổi thiếu niên

Tên gọi và giới hạn độ tuổi: chưa được xác lập rõ ràng.
—>Tâm lý học phương Tây: giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên)
—> Tâm lý học Liên Xô và Việt Nam: tuổi thiếu nhiên hoặc tuổi học sinh THCS.

Dấu hiệu nhận biết

Thể chất: hiện tượng dậy thì.

Độ tuổi: 11, 12 tuổi —> 14, 15 tuổi.

2. Điều kiện phát triển tâm lý

2.1. Điều kiện sinh lý

Chiều cao và cân nặng

Tăng đột ngột, xuất hiện hiện tượng “trổ giò”

Trung bình một năm

Em gái cao thêm: 5 —> 6 cm

Em trai cao thêm: 6 —>7 cm

Cân nặng tăng từ 2.4 —> 6 kg

Hệ cơ xương

Phát triển mạnh —> sức lực tương đối khá —> hiếu động và thích thử sức
làm việc nặng >< xương chưa cốt hóa hoàn toàn —> dễ bị biến dạng —>
không nên lao động quá sức.
Note: Cốt hóa là tiến trình sụn ở trẻ sơ sinh phát triển dần thành xương
hoàn chỉnh ở thanh thiếu niên trưởng thành. Các điểm cốt hóa của xương
cũng là quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng, nhằm giúp xương dài ra.
(Nguồn: Vinmec)

Sự phát triển diễn ra không cân đối

Tâm lý học tuổi thiếu niên 1


Xương ống tay, chân phát triển mạnh >< xương lồng ngực & hệ cơ
phát triển chậm —> thân hình cao, gầy, ốm, mất cân đối.

Xương bàn tay và đốt ngón tay phát triển không đều —> vận động
không nhịp nhàng —> lóng ngóng, vụ về —> nhút nhát/hấp tấp/cầu kì...
—> cần thông cảm.

Hệ tim mạch

Phát triển mạnh nhưng không cân đối

Thể tích tim: tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn >< đường kính mạch
máu: phát triển chậm —> rối loạn tạm thời hệ tuần hoàn —> khi làm
việc lâu/quá sức: mệt mỏi, chóng mặt, huyết áp không ổn định.

Hệ thần kinh

Trọng lượng não: gần bằng người lớn

Các vùng chức năng: phát triển mạnh (thái dương, đỉnh, trán, tua nhánh
nơron) —> tạo điều kiện để nối với võ não —> nơron thần kinh được liên
kết —> phản xạ có điều kiện phức tạp —> tiền đề phát triển tư duy trừu
tượng, logic, sáng tạo.

Hệ thần kinh: hoạt động chưa cân bằng (hưng phấn mạnh hơn ức chế)

Hiếu động —> động tác phụ trong hành động —> hậu đậu.

Khó làm chủ cảm xúc —> dễ kích động —> bạo lực học đường gia
tăng.

Hành vi đối lập: lúc ồn ào, náo nhiệt >< lúc thờ ơ, mệt mỏi.

Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai: mất cân đối (phản xạ có điều kiện với
tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn so với tín hiệu từ ngữ) —>
ngôn ngữ thay đổi (lúc nói chậm, lắp bắp >< lúc nói nhanh , nuốt chữ)

Note:

Hệ thống tín hiệu thứ nhất: Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan và các thuộc tính của chúng là những tín hiệu, được
phản ánh trực tiếp vào não và để lại dấu vết trong vỏ não, gọi là hệ
thống tín hiệu thứ nhất. Hệ thống tín hiện thứ nhất là cơ sở sinh lí của

Tâm lý học tuổi thiếu niên 2


hoạt dộng nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và các xúc cảm
cơ thể của người và động vật.

Hệ thống tín hiệu thứ hai: Toàn bộ những kí hiệu tượng trưng (tiếng nói,
chữ viết, biểu tượng…) về sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách
quan được phản ánh vào đầu óc con người là những tín hiệu thứ hai.

Hệ nội tiết

Các tuyến nội tiết: hoạt động mạnh >< chưa ổn định (tuyến giáp trạng &
sinh dục) —> ảnh hưởng hệ thần kinh, tim mạch —>xúc động, bực tức, nổi
khùng.

—> Sự rối loạn chỉ mang tính chất tạm thời —> 15 tuổi trở đi —> hài hòa
mọi mặt.

Tuyến sinh dục

Hoạt động mạnh —> xuất hiện hiện tượng dậy thì

Em nữ: khoảng 11, 12 tuổi, kết thúc khoảng 3 —> 5 năm.

Em nam: bắt đầu và kết thúc châm hơn nữ 1 —> 2 năm.

15, 16 tuổi: dậy thì kết thúc —> sinh sản được >< mặt tâm lý & xã hội
chưa trưởng thành thực sự —> tránh “yêu sớm”.

⇒ Chuyển biến về sinh lý —> nảy sinh cảm giác về tính người lớn
⇒ Sự phát dục —> rung cảm giới tính mới lạ —> quan tâm người khác giới nhiều
hơn.

2.2. Điều kiện xã hội


⇒ Từ “trẻ con” chuyển sang “vừa trẻ con, vừa người lớn”
Trong gia đình

Vị thế thay đổi

Được xem như 1 thành viên tích cực (giao nhiệm vụ: trông nhà, nấu
cơm, vài em tham gia lao động kiếm tiền) —> hình thành ý thức trách
nhiệm cao hơn.

Được tham gia bàn bạc 1 số việc trong gia đình, được quan tâm và
sống độc lập hơn —> hình thành ý thức xây dựng và bảo vệ hạnh phúc

Tâm lý học tuổi thiếu niên 3


gia đình nhiều hơn.

Điều kiện kinh tế (giàu, nghèo...) và thái độ của cha mẹ (quan tâm, thờ ơ...)
—> ảnh hưởng nhiều đến tâm lý thiếu niên.

Trong nhà trường

Hoạt động học tập

Thứ nhất, nội dung học tập thay đổi: tiếp xúc nhiều môn học với nội
dung học tập phong phú —> thay đổi cách học —> khối lượng tri thức
tăng lên —> tầm hiểu biết mở rộng.

Thứ hai, phương pháp dạy học thay đổi: được tiếp xúc với nhiều thầy
cô với các phương pháp dạy học khác nhau —> tích cực, chủ động
hơn.

Thứ ba, tính chất và hình thức học tập thay đổi: diễn ra sinh động với
nhiều hình thức như: thảo luận, thực hành, thí nghiệm, tham quan...

Thứ tư, động cơ học tập phức tạp, đa dạng, chưa bền vững: có nhiều
động cơ thúc đẩy ( động cơ xã hội/nhận thức/cá nhân...)

Thứ năm, thái độ học tập được cấu trúc lại:

Phụ thuộc vào hứng thú, sở thích, nội dung môn học và phương
pháp giảng dạy.

Có sự phân hóa: môn “thích”, môn “không thích” —> thái độ chăm
chỉ/lười biếng

Hoạt động khác: lao động, sinh hoạt ngoại khóa, văn nghệ, thể thao → thõa
mãn nhu cầu văn hóa + giao tiếp.

Ngoài xã hội

Có nhiều quyền hạn + nghĩa vụ: gia nhập đội thiếu niên tiền phong, 14 tuổi:
gia nhập Đoàn TN CSVN, làm CCCD, giữ gìn môi trường “sạch và xanh”...
—> mở rộng mối quan hệ —> kinh nghiệm phong phú —> nhân cách hình
thành & phát triển.

2.3. Điều kiện tâm lý

Sự chín muồi trong giai đoạn chuyển từ nhi đồng —> thiếu niên

Tâm lý học tuổi thiếu niên 4


Được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng cấu trúc tâm lý trước đó đã có
ở cuối tuổi nhi đồng

⇒ TÓM LẠI, thể chất nhảy vọt + sự thay đổi điều kiện sống và hoạt động (học tập, giao
tiếp...) + chín muồi về tâm lý giai đoạn chuyển tiếp → nhảy vọt về chất → đánh dấu
bước ngoặc quan trọng.

3. Hoạt động giao tiếp


3.1. Với người lớn

Đặc điểm giao tiếp

Các kiểu quan hệ ứng xử

Quan hệ với cha mẹ,

Quan hệ với thầy, cô giáo

3.2. Với bạn bè

Với bạn cùng giới

Với bạn khác giới

Với các em nhỏ

3.3. Đặc điểm hoạt động nhận thức

Tri giác

Trí nhớ

Tư duy

Tưởng tượng

Chú ý

Ngôn ngữ

3.4. Đặc điểm đời sống xúc cảm - tình cảm

3.5. Đặc điểm nhân cách

Sự hình thành tự ý thức

Sự hình thành ý chí

Tâm lý học tuổi thiếu niên 5


Sự phát triển hứng thú

Tâm lý học tuổi thiếu niên 6

You might also like