Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 2 - MÔN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Tên nhóm: Lấp Lánh

Tên thành viên MSSV

1. Trần Trâm Anh 46.01.611.005

2. Hồ Thị Ngọc Diệp 46.01.611.020

3. Nguyễn Vũ Kỳ Duyên 46.01.611.030

4. Hứa Thanh Huấn 46.01.611.038

5. Vương Hồ Mai 46.01.611.061

6. Huỳnh Nguyễn Hồng Oanh 46.01.611.087

7. Đặng Trần Thủy Tiên 46.01.611.124

Câu hỏi: Phân biệt và chỉ ra mối quan hệ giữa quan hệ xã hội, quan hệ liên nhân cách
và giao tiếp?
Bài làm
● So sánh quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách
- Giống nhau:
Đều là quan hệ giữa các cá nhân (giữa cá nhân này với cá nhân khác hoặc
giữa cá nhân với nhóm).
- Khác nhau

Quan hệ xã hội Quan hệ liên nhân cách

Quan hệ giữa các cá nhân Quan hệ giữa các cá nhân


với tư cách là đại diện cho chủ yếu dựa trên cơ sở tình
một nhóm xã hội. Những cảm, xúc cảm và sự đồng
Khái niệm
mối quan hệ này do xã hội nhất với nhau ở một mức độ
quy định về nội dung lẫn nhất định.
hình thức thực hiện.

Nam - nữ; người mua - Tình yêu; tình bạn


Ví dụ người bán; thủ trưởng -
nhân viên
- Có cơ sở là “vai xã hội” (vị
- Có nền tảng chủ yếu dựa
trí của cá nhân trong xã hội trên cơ sở của tình cảm, xúc
+ chức năng, hành vi phải cảm của quan hệ mang tính
thực hiện khi ở vị trí đó). tâm lý (tính có thiện cảm
hoặc không thiện cảm của
Ví dụ: đối với “vai xã hội”
cá nhân).
là người nông dân thì với vị
trí của mình trong các mối Ví dụ: mối quan hệ giữa
quan hệ, chẳng hạn như người nông dân và thương
quan hệ xã hội của nông lái không chỉ dừng lại là mối
dân với thương lái mua quan hệ xã hội mà còn là
hàng. Trong quan hệ này mối quan hệ liên nhân cách
Đặc trưng đòi hỏi người nông dân phải vì trong quá trình mua bán
thực hiện các chức năng, trên cơ sở xúc cảm, tình cảm
hành vi xã hội tương ứng người nông dân và thương
với “vai xã hội” của mình lái đã bộc lộ tính cách, thái
như mang sản phẩm để bày độ… tác động ảnh hưởng
bán ở chợ cho các thương qua lại với nhau. Trong
lái mua, giao dịch tiền tệ trường hợp nếu quá trình
với thương lái… này nảy sinh thiện cảm giữa
người nông dân và thương
lái sẽ giúp họ phát triển
những tình cảm tốt đẹp và
trở thành “bạn hàng” dài
lâu.

Bản chất của các mối quan Bản chất của các mối quan
hệ này nằm trong sự tác hệ này mang tính người với
động qua lại giữa các “vai người, nói đến nội dung tâm
xã hội”, song trên thực tế lý của mối quan hệ chứ
các biểu hiện vẫn mang không nói đến nội dung
“sắc thái nhân cách” vì sự công việc. Đây được xem là
nhập vai được xác định nhân tố “bầu không khí tâm
Bản chất bằng hàng loạt các đặc điểm lý” trong nhóm.
tâm lý.
Ví dụ: Mối quan hệ liên
Ví dụ: Một người ở vai trò nhân cách trong tình bạn
vừa là người vợ của chồng được thể hiện bằng những
mình, vừa là người mẹ của nội dung tâm lý như tính
các con trong gia đình, thì cách, thái độ, tình cảm, sự
để có thể trở thành người gắn bó giữa những người
vợ/người mẹ tốt hay không bạn chứ không thể hiện bất
sẽ tùy thuộc vào ý chí, nhận kỳ một nội dung công việc
thức, tính tích cực, tình cảm nào chẳng hạn như việc
của người vợ/người mẹ này mua bán hàng hóa trong
đối với người chồng/các mối quan hệ xã hội của
con của mình (chứ không người mua và người bán.
phải bất cứ ai khi vào vai
người vợ/người mẹ đều trở
nên tốt đẹp). Do đó, sự nhập
vai này tuy bề mặt thể hiện
là sự tác động qua lại giữa
các vai nhằm hoàn thiện và
củng cố vai trò của mỗi
người trong mối quan hệ xã
hội, song vẫn sẽ dễ dàng
nhận thấy “tính màu sắc cá
nhân” của từng “vai xã
hội” mà trong trường hợp
này là người vợ/người mẹ
đã được thể hiện một cách
rõ nét.

Giao tiếp khi thực hiện các Giao tiếp liên nhân cách là
quan hệ xã hội là giao tiếp giao tiếp được nảy sinh từ
Giao tiếp giữa các nhóm hay các cá hoạt động cùng nhau của
nhân như là đại diện của các con người dựa trên cơ sở
nhóm xã hội. xúc cảm, tình cảm.

=> Kết luận:


- Quan hệ liên nhân cách là một khái niệm hẹp hơn so với quan hệ xã hội.
- Quan hệ liên nhân cách chịu sự tác động của một loạt các yếu tố tâm lý
xã hội (sự gần gũi giữa các cá nhân, sự tương tác, hình ảnh “cái tôi” của
các cá nhân).
- Trong quan hệ liên nhân cách còn có các quá trình hiểu biết lẫn nhau, có
sự tương tác với nhau và sự tác động qua lại với nhau.
Ví dụ: Trong tình yêu, ban đầu mối quan hệ này được hình thành dựa
trên sự chạm mặt, quen biết, tương tác qua lại với nhau để dần dần trở
nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn nhằm phát triển những tình cảm, xúc
cảm tích cực của cả hai. Đồng thời trong mối quan hệ liên nhân cách này
những suy nghĩ, giá trị, định hướng sống của mỗi cá nhân cũng có thể
phần nào tác động và chi phối đến đối phương.

● Mối quan hệ giữa quan xã hội và quan hệ liên nhân cách

- Quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách gắn bó rất chặt chẽ với nhau.
+ Quan hệ xã hội có sự giao thoa với quan hệ liên nhân cách. Bất kỳ
quan hệ xã hội nào cũng bao hàm quan hệ liên nhân cách ở một
mức độ nhất định.
+ Quan hệ liên nhân cách nằm trong quan hệ xã hội và đan xen với
quan hệ xã hội. Bất kỳ một quan hệ liên nhân cách nào cũng bao
hàm quan hệ xã hội nhất định.

● Giao tiếp nói chung:

- Sự tiếp xúc giữa người với người và nhóm về mặt tâm lý - xã hội để qua
đó tiến hành trao đổi thông tin, gây ảnh hưởng cảm hóa và để lại dấu ấn
về điều gì đó giữa mỗi thành viên của nhóm.
- Điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Vừa là phương thức thống nhất cá nhân, vừa là phương thức phát triển cá
nhân.

● Mối quan hệ giữa giao tiếp, quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách

- Giao tiếp là biểu hiện cụ thể của các quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân
cách. Nó có vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên những mối quan hệ
xã hội và quan hệ liên nhân cách.
- Giao tiếp là công cụ cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ: vừa thực hiện
quan hệ xã hội và vừa thực hiện quan hệ liên nhân cách.
- Trong giao tiếp, cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, giá trị xã hội (phương
thức phát triển cá nhân) đồng thời cũng bộc lộ thái độ, xúc cảm, tình cảm
với cá nhân khác. Bên cạnh đó khi giao tiếp, các định hướng giá trị cá
nhân có thể xích gần lại với các định hướng giá trị cá nhân khác hay theo
chiều ngược lại là phân hóa rõ rệt (phương thức thống nhất các cá nhân)
→ tác động đến quan hệ liên nhân cách.
Ví dụ: Trong mối quan hệ giữa thầy - học sinh thì việc người thầy thực
hiện việc giảng dạy cho học sinh trên lớp học thì mối quan hệ giữa người
thầy – học sinh là mối quan hệ xã hội. Trong quá trình dạy học người
thầy và học sinh bộc lộ những đặc điểm tâm lý riêng của mình (tính cách,
thái độ…) thông qua việc giao tiếp (cách thầy chỉ bài cho học sinh, cách
học sinh trả lời câu hỏi của thầy đặt ra…). Những đặc điểm tâm lý này sẽ
tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau tạo nên mối quan hệ liên nhân cách.

=> Kết luận


- Giao tiếp có vị trí trung tâm trong hệ thống phức tạp các mối quan hệ của
con người.
- Giao tiếp là cầu nối quan trọng giữa quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân
cách.

You might also like