Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

HỖN DỊCH

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1 ĐỊNH NGHĨA:
- Pha ngoại ở thể lỏng hoặc bán rắn, pha nội là thể rắn được phân tán đồng nhất trong pha ngoại.
- Theo DĐVN: hỗn dịch thuốc gồm các dạng thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng ngoài chứa các hoạt chất rắn
không hòa tan được, ở dạng hạt nhỏ phân tán đều trong chất dẫn.
1.2 PHÂN LOẠI:
- Hỗn dịch thô: kích thước tiểu phân lớn hơn 1 µm, giới hạn tối đa các tiểu phân trong khoảng 50-75
µm.
- Hỗn dịch keo: kích thước tiểu phân nhỏ hơn 1µm. Kích thước gần như các hạt keo → tuân theo chuyển
động Brown và các hiện tượng nhiệt động khác → khá bền vững và ở trạng thái lỏng đục.
1.3 ỨNG DỤNG: xem sgk
* for oral suspension: dạng bột hoặc cốm và pha hỗn dịch để sử dụng.
* oral suspension: hỗn dịch pha sẵn.
* lưu ý: pha hỗn dịch còn dùng để kéo dài thời gian tác động của thuốc.

1.4 TÍNH CHẤT:


- DĐVN qui định: khi để yên, hoạt chất rắn phân tán có thể tách thành lớp riêng nhưng phải trở lại trạng
thái phân tán đều trong dẫn chất khi lắc chai thuốc trong 1 -2 phút và giữ nguyên được trạng thái phân tán
đều này trong vài phút.

→ Nhưng thực tế “ ” có phân tán đều ➔ KHÔNG DÙNG HOẠT CHẤT ĐỘC BẢNG A,B DƯỚI
DẠNG HỖN DỊCH ĐA LIỀU.
1.5 THÀNH PHẦN:
Pha nội, Pha ngoại ( chất dẫn), chất phụ: chất gây thấm, chất gây treo → giúp ổn định hỗn dịch,
chất làm ngọt, làm thơm, bảo quản.
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCH VẬN DỤNG TRONG KỸ THUẬT BÀO CHẾ:
3.ĐIỀU CHẾ HỖN DỊCH
3.1 PHÂN TÁN CƠ HỌC.
3.1.1. QUI MÔ CÔNG NGHIỆP:
- Nghiền chất rắn đến độ mịn nhất định với một lượng nhỏ chất dẫn có chất gây thấm ( rây qua 2 cỡ
rây) (1) → nghiền ướt
- Để yên vài giờ → loại khí.
- Hòa tan/ phân tán chất gây thấm vào một lượng lớn chất dẫn và để một tgian → sự hydrat hóa xảy
ra hoàn toàn. (2)
- Thêm từ từ (1) vào (2).
- Các chất điện giải , đệm cho vào một cách cẩn thận.
- Cho các tá dược khác như: chất bảo quản, màu, chất tạo mùi…
- Giảm kích thước tiểu phân → dùng máy đồng nhất hóa ( máy nghiền keo) hay phân tán siêu âm.
3.1.2 QUI MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM

‘/;
Hỗn dịch không được lọc sau khi đã điều chế.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGƯNG KẾT:


3.2.1. THAY ĐỔI DUNG MÔI:
Trộn trước dung dịch hoạt chất sẽ kết tủa với chất thân nước có độ nhớt cao ( siro, glycerol, dung dịch
keo thân nước) → phối hợp từ từ với toàn bộ chất dẫn.
3.2.2. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TẠO RA CHẤT KHÔNG TAN/ÍT TAN.
Dùng toàn bộ lượng chất dẫn hòa tan dược chất thành các dung dịch thật loãng → phối hợp từ từ 2 dung
dịch loãng này lại với nhau , vừa phối hợp vừa phân tán.
* Cần tiến hành trong những điều kiện xác định về nồng độ, về nhiệt độ và tốc độ khuấy.
3.3 KẾT HỢP CẢ HAI PHƯƠNG PHÁP.
3.4 THUỐC BỘT VÀ THUỐC CỐM:
Trường hợp áp dụng:
- Dược chất dễ bị phân hủy trong môi trường nước.
- Tăng thời gian bảo quản.
- Hạn chế tối đa các hiện tượng biến đổi vật lý: pH, độ nhớt, sự chuyển dạng kết tinh, đóng bánh…
Tính chất:
- Giống thuốc bột , cốm.
- Thuốc bột đa liều: lưu ý độ nhớt vì tránh lắng nhanh , nhưng cũng vừa phải vì có nhiều khó rót và khó
nuốt.
Thành phần:
- Hoạt chất.
- Tá dược: 2 yêu cầu quan trọng:

• Phải đảm bảo tính chất của thuốc bột/ cốm: khô, tơi , đồng nhất và có độ chảy tốt để dễ phân liều
như đóng gói.
• Dễ dàng phân tán thành hỗn dịch khi lắc ( không dùng lực mạnh).
- Công thức càng đơn giản càng tốt → nên sử dụng tá dược đa chức năng.
* Chất gây treo:
- Phải có tác dụng mạnh vì chỉ cần lắc là có thể phân tán.
- Thường dùng: Na CMC ( kèm cellulose vi tinh thể), Gôm arabic, propylen glycol aglynat, gôm
adragant, gôm xanthan…
- Cẩn trọng dùng với các tá dược mang điện tích.
* Tá dược làm ngọt:
- Thường dùng: saccarose.
- Ngoài ra: aspartam, saccharin, glucose, mannitol….
*Chất gây thấm:
- Tác dụng mạnh, tỉ lệ thấp.
- Thường dùng là Tween 80
- Nếu dùng tỉ lệ cao → tạo bọt khi lắc + vị khó uống.
3.5 ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN:
- Lắc đều trước khi uống.
4. VÍ DỤ: Xem sgk
5. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA HỖN DỊCH:

HLB: tỉ số giữa phần thân nước và thân dầu trong phân tử chất diện hoạt.
* Chất diện hoạt có phân tử lượng > 200 và HLB từ 1 – 50.
RHLB: HLB tới hạn ~ HLB cần thiết: khi điều chế một nhũ tương, pha Đầu chỉ cho một kiểu nhũ tương
ồn định với một chất nhũ hóa hay hỗn hợp chất nhũ hóa có HLB nhất định.

Ứng dụng Giá trị HLB


Phá bọt 1-3
Chất nhũ hóa (N/D) 3-6
Chất gây thấm 7-9
Chất nhũ hóa (D/N) 8-18
Chất trung gian hòa tan 15-20
Chất tẩy rửa 13-15

You might also like