Tiểu luận GK

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Câu 1: Làm rõ chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng trong

giai đoạn 1930 - 1945

Tư tưởng chiến lược về mặt trận dân tộc thống nhất, về đại đoàn kết dân tộc đã
được Nguyễn Ái Quốc đặt ra trong toàn bộ tiến trình cách mạng. Bởi theo
Người, để tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc phải huy động được sự tham
gia của tuyệt đại bộ phận các thành phần trong cộng đồng dân tộc. Đồng thời,
cần tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới đối với
cách mạng Việt Nam. Đây là quan điểm sáng tạo trong tập hợp lực lượng cách
mạng của Người, định hướng xuyên suốt tiến trình cách mạng, có tính chất
quyết định tới thành bại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Căn cứ vào thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp
trong xã hội Việt Nam, Đảng ta có chủ trương tập hợp lực lượng qua từng giai
đoạn cách mạng:

 Giai đoạn 1930 - 1931:


Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Xắc định lực lượng các mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức,
phú nông, trung, tiểu địa chủ....
- Đó là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách
mạng của các giai cấp, tầng lớp, xã hội.
Luận cương chính trị thắng 10 – 1930
- Xác định lực lượng các mạng là công nhân, nông dân.
- Nhấn mạnh vai trò của công - nông, chưa lôi kéo các giai cấp, tầng lớp
khác...
 Giai đoạn 1936 – 1939
- Đảng chủ trương tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ từ lực lượng cơ
bản là công nhân, nông dân trong Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế
Đông Dương (Mặt trận DCDD - 1938)
- Chủ trương đúng đắn đó đáp ứng yêu cầu của cuộc vận động nhằm đòi
quyền tự do, dân chủ...
 Giai đoạn 1939 – 1945
- Năm 1939, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế
Đông Dương, tập hợp hết thảy các giai cấp, tầng lớp...làm nhiệm vụ giải
phóng dân tộc.
- Năm 1941, Đảng chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh, đoàn kết dân tộc
Việt Nam không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo.
 Chủ trương đoàn kết lực lượng toàn dẫn tộc của Đảng là chủ trương
đúng đắn nhằm phát huy sức mạng tổng hợp của cả dân tộc vào cuộc đấu
tranh chống đế quốc, phát xít, cô lặp cao độ kẻ thù. Chủ trương ấy đáp
ứng nguyện vọng cứu nước của mọi giới đồng bào..
Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được lịch sử chứng minh tính đúng đắn.
Tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) những hạn chế về lý luận cách mạng
thuộc địa đã được khắc phục. Đại hội VII chỉ ra rằng đối với phần lớn các thuộc
địa và nửa thuộc địa, bước đầu tiên của cách mạng tất yếu là giai đoạn đấu tranh
chống bọn đế quốc áp bức để giải phóng dân tộc; hướng cho các đảng cộng sản
ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa thực hiện đường lối tập hợp vào mặt trận
thống nhất tất cả những ai có khả năng chống đế quốc, trong đó có cả tư sản dân
tộc. Tuy nhiên, những vấn đề cụ thể như hình thức, nội dung, phương pháp hoạt
động của mặt trận thì Quốc tế Cộng sản chưa nêu ra được.

Trong thời kỳ 1939 - 1945, Đảng ta đã thành lập các mặt trận: Mặt trận dân tộc
thống nhất phản đế Đông Dương, Mặt trận thống nhất dân tộc chống phát xít
Pháp - Nhật ở Đông Dương. Đặc biệt, ngày 19/5/1941, theo sáng kiến của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Việt Minh ra đời với quyết tâm "làm cho nước
Việt Nam được hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự
do". Mặt trận Việt Minh đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp
đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho
dân tộc.

Các tổ chức đoàn thể cứu quốc (thành viên của Mặt trận Việt Minh) như: Nông
dân cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc,
Phụ lão cứu quốc, Văn hóa cứu quốc... đã thu hút được đông đảo các tầng lớp
quần chúng tham gia, đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Những
hoạt động của các tổ chức cứu quốc ngày càng sôi nối và táo bạo, gây tiếng
vang rộng rãi trong quần chúng, đưa khí thế cách mạng dâng cao; phát triển
rộng khắp trên các địa bàn, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong phong
trào cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Lực lượng địch từng bước bị cô lập,
công chức, binh lính, cảnh sát trong chính quyền bù nhìn hoang mang, dao
động, một bộ phận đã ngả theo cách mạng.

Thông qua phong trào Việt Minh, dù số lượng cán bộ đảng viên trong những
năm đó chưa nhiều, nhưng Đảng đã lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển
trên hầu khắp các miền của Tổ quốc. Mặt trận Việt Minh chính là cầu nối giữa
Đảng với nhân dân, làm cho "ý Đảng thấm tới lòng dân"; tạo thời cơ phát động
cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Đảng ta đã xây dựng được một lực lượng
chính trị quần chúng mạnh mẽ, được rèn luyện qua nhiều phong trào cách mạng.
Đồng thời, xây dựng những khu căn cứ địa cách mạng, các đội du kích và hình
thành lực lượng vũ trang cách mạng.

Ngay trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã quan tâm đào tạo
cán bộ quân sự, nghiên cứu lý luận quân sự, đặt nền móng cho sự ra đời của lực
lượng vũ trang cách mạng. Tiếp thu có chọn lọc những nội dung tích cực, những
tinh hoa tri thức quân sự thế giới, Người đã biên soạn nhiều tài liệu huấn luyện
cán bộ quân sự, tiêu biểu là "Chiến thuật du kích". Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Nguyễn Ái Quốc, trong những năm 1941 - 1944, những đội du kích, đội tự vệ,
đội cứu quốc quân được xây dựng, củng cố ở nhiều xã, huyện. Cuối năm 1944,
Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; xác định
rõ nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động và phương châm tác chiến của
lực lượng vũ trang. Tới tháng 5/1945, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân,
Cứu quốc quân và các tố chức vũ trang cách mạng khác được thống nhất thành
Việt Nam giải phóng quân. Đồng thời, lực lượng bán vũ trang gồm các đội du
kích, tự vệ và tự vệ chiến đấu được xây dựng ngày càng rộng khắp. Đây là
những lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho phong trào đấu tranh cách mạng của quần
chúng đang dâng cao.

Sau khi về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, với nhãn quan chính
trị mẫn tiệp, Người đã có những nhận định mới về tình hình thế giới và đề ra
sách lược đối ngoại mới cho cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn chú ý
việc mở rộng cánh cửa để cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách
mạng thế giới, để cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong
cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hòa bình và những giá trị nhân đạo. Điều
này có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam và đã được Người thực hiện
bằng tất cả sự nỗ lực với những kết quả đáng kể. Theo đó, nhân dân Việt Nam
đã đoàn kết với nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, giai cấp vô sản và các dân tộc
bị áp bức trên thế giới để đánh tan kẻ thù chung là phát xít, bảo vệ hòa bình.
Người cũng là đầu mối trực tiếp trong nhiều mối quan hệ với các nước Đồng
minh, để cách mạng Việt Nam nhận được những sự cố vũ, ủng hộ, giúp đỡ cả về
tinh thần và vật chất cho công cuộc kháng Nhật, cứu nước; tạo ra những tiền đề
cho việc xác lập vị thế của nước Việt Nam độc lập trên trường quốc tế sau này.
Khi thời cơ lịch sử xuất hiện, Hồ Chí Minh hạ quyết tâm cho toàn Đảng, toàn
dân: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới. Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy
cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Đảng ta đã
phát động quần chúng tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Lực lượng
cách mạng tổng hợp bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, lực lượng
lãnh đạo, lực lượng quần chúng đã kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành sức
mạnh to lớn của khởi nghĩa toàn dần đè bẹp mọi sự phản kháng của kẻ thù, lật
đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến. Chỉ trong ngày 19/8/1945, chính
quyền ở Hà Nội đã hoàn toàn thuộc về tay nhân dân. Và cũng chỉ trong vòng 2
tuần, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã thắng lợi trọn vẹn trên phạm vi cả
nước. Lịch sử Việt Nam đã sang một trang mới.

Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tập
hợp lực lượng cách mạng, thực hiện thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền Tháng Tám năm 1945 góp phần làm phong phú thêm lý luận và
thực tiến về sách lược tập hợp lực lượng cách mạng cho mục tiêu giải phóng
dân tộc ở các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa.

Câu 2 : Phân tích những bước đột phá trong tư duy kinh tế của Đảng giai
đoạn 1979 - 1985, ý nghĩa của nó.

 Một là .Hội nghị Trung ương 6 (7-1984)


- Đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do
- Thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính cho phù hợp với thực
tế. Hội nghị Trung ương 7 (12-1984) xác định kế hoạch năm 1985 phải
tiếp tục coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trước hết
là sản xuất lương thực, thực phẩm.
 Hai là, Hội nghị Trung ương 8 khoá V (6-1985) được coi là bước đột
phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị
này, Trung ương chủ trương xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính
bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch
toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa

Nội dung xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp trong giá và lương là tính đủ
chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; giá cả bảo đảm bù đắp chi phí
thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thoả đáng và Nhà nước từng
bước có tích luỹ; xoá bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ;
thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả
nổi trong việc định giá và quản lý giá. Thực hiện cơ chế một giá, xoá bỏ
chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Giá, lương,
tiền coi là khâu đột phá để chuyển đổi cơ chế. Thực hiện trả lương bằng
tiền có hàng hoá bảo đảm, xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp,
thoát ly giá trị hàng hoá. Xoá bỏ các khoản chi của ngân sách trung ương,
địa phương mang tính chất bao cấp tràn lan. Nhanh chóng chuyển hẳn
công tác ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
 Ba là , Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8-1986) đưa ra “Kết luận đối với
một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế ”. Nội dung đổi mới có tính
đột phá là:

- Về cơ cấu sản xuất, Hội nghị cho rằng, chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề
ra một số chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ
bản và phát triển sản xuất. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến cho
sản xuất trong 5 năm gần đây như dẫm chân tại chỗ, năng suất lao động
giảm sút, chi phí sản xuất không ngừng tăng lên, tình hình kinh tế-xã hội
ngày càng không ổn định. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp của tình
trạng chậm giải quyết căn bản các vấn đề về lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng thiết yếu và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Cần tiến hành một
cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng thật
sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp
nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và
nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy hiệu quả nhanh nhằm
phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất
khẩu. Cần tập trung lực lượng, trước hết là vốn và vật tư, thực hiện cho
được ba chương trình quan trọng nhất về lương thực , thực phẩm hang tiêu
dùng thiết yếu và hang xuất khẩu
- Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hội nghị cho rằng, do chưa nắm vững quy
luật đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã phạm
nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, phải biết lựa
chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước cũng như từng
vùng, từng lĩnh vực, phải đi qua những bước trung gian, quá độ từ thấp
đến cao, từ quy mô nhỏ đến trung bình, rồi tiến lên quy mô lớn; phải nhận
thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, đó là sự cần thiết khách quan
để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo thêm việc
làm cho người lao động, phải sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế;
cải tạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đổi chế độ sở hữu, mà còn
thay đổi cả chế độ quản lý, chế độ phân phối, đó là một quá trình gắn liền
với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất, vì vậy không thể làm một
lần hay trong một thời gian ngắn là xong.
- Về cơ chế quản lý kinh tế, Hội nghị cho rằng, bố trí lại cơ cấu kinh tế
phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp
với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển. Nội dung chủ
yếu của cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa là: Đổi mới kế hoạch
hoá theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế xã
hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng
hoá- tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất,
kinh doanh; phân biệt chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với
chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế; phân công,
phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống nhất của Trung ương trong
những khâu then chốt, quyền chủ động của địa phương trên địa bàn lãnh
thổ, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở.

Ý nghĩa Những kết luận trên đây là kết quả tổng hợp của cả quá trình tìm
tòi, thử nghiệm, đấu tranh giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, đặc biệt
trên lĩnh vực kinh tế. Những quan điểm mới được trình bày trong bản kết
luận đã định hướng cho việc soạn thảo Báo cáo chính trị để trình ra Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, thay cho bản Dự thảo Báo cáo
chính trị được chuẩn bị trước đó vẫn còn giữ lại nhiều quan điểm cũ
không phù hợp với yêu cầu trước mắt là khắc phục cho được khủng hoảng
kinh tế-xã hội.

You might also like