Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG NGHỆ 10 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021- 2022

Đề 1:
Câu 1: Hãy nêu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản?
• Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản
• Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng
• Tạo điều kiện cho việc bảo quản
• Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
Nêu một ví dụ về công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản?
• Người ta thường bảo quản nông, lâm, thủy sản trong các kho silô, kho thông thường, kho lạnh.
Câu 2: Trình bày một số phương pháp bảo quản hạt giống?
• Phương pháp truyền thống: Bảo quản chum, vại, bao túi
• Phương pháp tiên tiến: Bảo quản trong kho mát, kho lạnh với các thiết bị tự động điều khiển nhiệt
độ và độ ẩm thích hợp.
Câu 3: Nêu các bước trong quy trình bảo quản hạt giống và phân tích nội dung từng bước trong quy
trình?
Bước
Tên bước
Nội dung
1
Thu hoạch
Đúng thời điểm, để ở nơi riêng, sạch sẽ, cách biệt với các loại hạt khác.
2
Tách hạt
Tiến hành tach, tuốt rẽ cẩn thận, kịp thời
3
Phân loại và làm sạch
Loại bỏ rơm, rạ, rễ, lá, hạt sâu, bệnh, sứt mẻ...và làm sạch cát, sạn,...
4
Làm khô
Sấy hay phơi ở nhiệt độ phù hợp
5
Xử lý bảo quản
Chống vi sinh vật gây hại
6
Đóng gói
Đóng vào bao, túi,....
7
Bảo quản
Đưa vào trong kho
8
Sử dụng
Gieo hạt

Đề 2:
Câu 1: Hãy nêu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản?
• Duy trì, nâng cao chất lượng
• Thuận lợi cho công tác bảo quản
• Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng ngu cầu của người tiêu dùng
Nêu một ví dụ về công tác chế biến nông, lâm, thủy sản?
• Chế biến rau, quả
Câu 2: Trình bày một số phương pháp bảo quản củ giống?
• Củ giống thường được bảo quản ngắn ngày, trong điều kiện bình thường hay trong kho lạnh có
nhiệt độ không khí từ 0*C đến 5*C, độ ẩm không khí từ 85% đến 90%.
Câu 3: Nêu các bước trong quy trình bảo quản củ giống và phân tích nội dung từng bước trong quy
trình?
Bước
Tên bước
Nội dung
1
Thu hoạch
Đúng thời điểm
2
Làm sạch, phân loại
Loại bỏ củ bị sứt, vỡ, bị sâu hại
3
Xử lý phòng chống VSV gây hại
Sử dụng chất bảo quản bằng cách phun lên củ hoặc ủ với cát
4
Xử lý ức chế nảy mầm
Sử dụng chất ức chế nảy mầm bằng cách phun lên củ
5
Bảo quản
Bảo quản trên giá, kho lạnh hoặc nuôi cấy mô
6
Sử dụng
Đem gieo trồng
Lưu ý: Muốn kéo dài thời gian bảo quản, người ta phải bảo quản chúng trong điều kiện lạnh, hoặc sử
dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

Đề 3:
Câu 1: Nêu mục đích của công tác bảo quản các loại hạt, củ giống trong sản xuất?
• Có giống sản xuất cho vụ sau góp phần duy trì tính đa dạng sinh học
• Đảm bảo cho sức sống hạt giống tốt: có độ nảy mầm cao, hạn chế tổn thất về số lượng và chất
lượng
Câu 2: Trình bày đặc điểm của các dạng kho bảo quản thóc, ngô?
- Nhà kho bảo quản thóc, ngô có nhiều gian, được xây dựng bằng gạch, ngói thành theo từng dãy.
Đây là loại kho phổ biến ở nước ta. Nhà kho có đặc điểm:
• Dưới sàn kho có gầm thông gió
• Tường kho xây bằng gạch
• Mái che có thể là vòm cuốn bằng gạch, ngói, tôn hay fibro xi măng, nhưng nhất thiết phải có trần
để cách nhiệt
• Kho phải thuận tiện cho việc cơ giới hóa nhập, xuất hàng hóa và hoạt động của các thiết bị phục vụ
cho bảo quản
- Kho silô là dạng kho có thể là hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh, được xây bằng gạch, bê tông
cốt thép hay bằng thép. Kho silô quy mô lớn được trang bị đồng bộ từ khâu nhập, xuất, làm sạch, sấy
và thường được cơ giới hóa và tự động hóa.
Câu 3: Nêu các bước trong quy trình bảo quản sắn lát khô và phân tích nội dung từng bước trong quy
trình?
Thu hoạch (dỡ) => Chặt cuống, gọt vỏ => Làm sạch => Thái lát => Làm khô => Đóng gói => Bảo quản
kín, nơi khô ráo => Sử dụng
Sắm lát đạt độ khô cao (độ ẩm dưới 13%) có thể giữ được 6 đến 12 tháng, tổng thất ít, dưới 1%/năm
Chú ý: Có nơi nông dân thường phơi, sấy nguyên cả củ sắn đã bóc vỏ, sau đó bảo quản nơi khô ráo

Đề 4:
Câu 1: Trong bảo quản cần chú ý những đặc điểm nào của nông, lâm, thủy sản?
• Nông, lâm, thủy sản chứa các chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, chất béo, chất xơ, …), các loại
vitamin, khoáng. Khi bảo quản cần hạn chế lớn nhất sự mất mát những chất này.
• Đa số nông, lâm thủy sản chứa nước, dễ tạo điều kiện cho nấm, mốc phát triển, dễ bị vi sinh vật
làm thối hỏng.
• Lâm sản chủ yếu chứa chất xơ, là nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy, đồ gia dụng, mỹ nghệ.
Câu 2: Trình bày một số phương pháp bảo quản thóc ngô mà em biết?
• Bảo quản đổ rời, thông gió tự nhiên hoặc thông gió tích cực.
• Bảo quản đóng bao trong nhà kho
• Bảo quản trong chum, thùng phuy, silo
Câu 3: Nêu các bước trong quy trình bảo quản thóc, ngô và phân tích nội dung từng bước trong quy
trình?
Thu hoạch -> Tuốt, tẻ hạt -> Làm sạch và phân loại -> Làm khô -> Làm nguội -> Phân loại theo chất
lượng -> Bảo quản -> Sử dụng

Đề 5:
Câu 1: Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá
trình bảo quản? Theo em muốn bảo quản tốt nông, lâm, thủy sản cần phải làm gì?
- Những yếu tố của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong thời gian bảo
quản bao gồm:
+ Độ ẩm không khí.

+ Nhiệt độ môi trường.

+ Những loại sinh vật gây hại cho nông, lâm, thủy sản.

- Muốn bảo quản tốt nông, lâm, thủy sản cần phải làm:
+ Đảm bảo độ ẩm phù hợp với từng loại sản phẩm (lúa 70% - 80%, rau 85% - 90%).

+ Giữ nhiệt độ thấp để hạn chế sự hoạt động của các vi sinh vật, các phản ứng hóa sinh.

+ Bảo quản sản phẩm trong kho tránh sự phá hoại của các sinh vật gây hại như chuột, mọt, ...

Câu 2: Người ta thường dùng những phương pháp nào để bảo quản rau, hoa, quả tươi? Trình bày
nội dung phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng môi trường khí biến đổi?
- Những phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi:
• Bảo quản ở điều kiện bình thường
• Bảo quản lạnh ( được áp dụng phổ biến nhất )
• Bảo quản trong môi trường khí biến đổi
• Bảo quản bằng hóa chất
• Bảo quản bằng chiếu xạ
Câu 3: Nêu các bước trong quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh và phân
tích nội dung từng bước trong quy trình?
Thu hái => Chọn lựa => Làm sạch => Làm ráo nước => Bao gói => Bảo quản lạnh => Sử dụng. Chú ý:
Đối với mỗi loại rau, hoa, quả có nhiệt độ và độ ẩm không khí bảo quản thích hợp riêng.. Kho lạnh từ
vài chục tấn tới vài trăm tấn được điều chỉnh từ -5-15 độ C, có hệ thống kiểm soát độ ẩm không khí.

Đề 7:
Câu 1: Thịt không được bảo quản và chế biến sẽ có các dạng hư hỏng nào?
-sinh nhớt
-bị chua
-thối rữa
-biến màu
-phát quang
-mốc
Câu 2: Nêu một số phương pháp bảo quản và chế biến thịt mà em biết?
Bảo quản :
+ Không sử dụng hoá chất: Sấy khô, xử lý muối, lạnh, xử lý nhiệt, bức xạ và ion hoá.

+ Bảo quản bằng hoá chất như: Thêm CO2, thêm hóa chất diệt khuẩn hoặc các hoá chất khác.
Biện pháp này rất hạn chế bởi luật của từng quốc gia. Bảo quản bằng hoá chất tự nhiên như xông
khói đóng vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi.

+ Phương pháp dùng nhiệt độ thấp để bảo quản là phổ biến nhất.Trong phương pháp dùng
nhiệt độ thấp, người ta dùng phương pháp làm lạnh nhiều hơn làm lạnh đông.
Chế biến :
Cái này lười đánh nên tự nói cái m thích ăn ấy )

Câu 3: Nêu các bước trong quy trình bảo quản thịt bằng phương pháp ướp muối và phân tích nội
dung từng bước trong quy trình?
1/cbi nguyên liệu
2/lọc xương và cắt miếng
3/xát muối
4/xếp thịt vào thùng gỗ và rắc thêm muối
5/trước khi dùng lấy thịt ra cho ráo nước
Chi tiết sgk tr132 nhíe
Đề 9:
Câu 1: Nêu cấu tạo hạt thóc, khi chế biến gạo từ thóc cần phải loại bỏ phần nào trong cấu tạo hạt
thóc?
Cấu tạo:
-vỏ trấu (20%)
-vỏ cám (7-8)
-nội nhũ (gạo) (70)
-mầm (2-3)
Cần loại bỏ vỏ trấu và cám
Câu 2: Trình bày một số phương pháp chế biến sắn mà em biết? Nêu quy trình chế biến tinh bột sắn?
1/ pp chế biến săn
-thái lát, phơi khô
-chặt khúc, phơi khô
-phơi cả củ
-bột sắn
-lên men làm tăn cho gia súc
-tinh bột sắn
2/qtrinh làm tinh bột sắn
Thu hoạch – làm sạch – nghiền (sát) – tách bã – thu hồi tinh bột – bảo quản ướt- làm khô – đóng gói -
sdubg

Câu 3: Nêu các bước trong quy trình chế biến gạo từ thóc và phân tích nội dung từng bước trong quy
trình?
Làm sạch thóc – xay – tách trấu – xát trắng – đánh bóng – bảo quản - sdung

Đề 8:
Câu 1: Trình bày các tiêu chuẩn để lựa chọn hạt và củ làm giống?
Tiêu chuẩn hạt giống
Tiêu chuẩn củ giống
- Có chất lượng cao
- Thuần chủng
- Không bị sâu, bệnh
- Có chất lượng cao
- Đồng đều, không bị già, non quá
- Không bị sâu, bệnh
- Không bị lẫn với các giống khác
- Còn nguyên vẹn
- Khả năng nảy mầm cao

Câu 2: Nêu một số phương pháp bảo quản và chế biến cá mà em biết?
- Bảo quản lạnh (bằng nước đá; bằng khí lạnh; ướp đông; tráng băng)
- Ướp muối
- Bảo quản bằng axit hữu cơ (axit lactic, axit xitric, axit axetic)
- Bảo quản bằng chất chống oxi hóa
- Hun khói
- Đóng hộp,...
Câu 3: Nêu các bước trong quy trình chế biến cá bằng công nghệ làm ruốc cá và phân tích nội dung
từng bước trong quy trình?
Chuẩn bị nguyên liệu => Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi => Bổ sung gia vị => Làm khô => Để nguội
=> Bao gói => Sử dụng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Cá được bỏ đầu, vẩy, nội tạng, rửa sạch nhớt bẩn.

Bước 2: Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi. Sau khi hấp chín, tách bỏ xương, da, lấy thịt chà xát cho tơi
nhỏ rồi đem ép sơ bộ để tách bớt nước.

Bước 3: Làm khô

Bước 4: Bao gói. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Bảo quản 90 ngày.
Đề 10:
Câu 1: Hãy nêu một số phương pháp chế biến thịt. Gia đình em thường chế biến thịt như thế nào?
- Một số phương pháp chế biến thịt:
• Theo công nghệ chế biến: Đóng hộp, hun khói, sấy khô
• Theo sản phẩm chế biến: Lạp xưởng, pate, giò, xúc xích
• Một số cách chế biến khác: luộc, rán, hầm quay
- Gia đình em thường chế biến thịt bằng phương pháp luộc, kho, nướng, rán,...
Câu 2: Nêu các phương pháp chế biến rau, quả và quy trình chế biến rau quả đóng hộp?
- Các phương pháp chế biến rau, quả:
• Đóng hộp
• Sấy khô
• Chế biến các loại nước uống
• Muối chua...
- Quy trình:
• Nguyên liệu rau, quả => Phân loại => Làm sạch => Xử lí cơ học => Xử lí nhiệt => Vào hộp => Bài khí
=> Ghép mí => Thanh trùng => Làm nguội => Bảo quản thành phẩm => Sử dụng
Câu 3: Nêu các bước trong quy trình chế biến chè xanh quy mô công nghiệp và phân tích nội dung
từng bước trong quy trình?
Nguyên liệu (Lá chè xanh) => Làm héo => Diệu men trong lá chè => Vò chè => Làm khô => Phân loại,
đóng gói => Sử dụng

Đề 11:
Câu 1: Trình bày tác dụng và tác hại của việc sử dụng chè và cà phê?
Tác dụng :
-Giúp tỉnh táo, tăng năng lượng
-Đốt cháy mỡ thừa
-kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động tim mạch, thận và ống tiêu hóa.
Tác hại :
-Chóng mặt, căng thẳng, buồn ngủ, ói mửa, ngất xỉu
-Nếu cơ thể hấp thụ nhiều chất này khiến tim đập nhanh hơn, dễ dẫn đến nguy cơ đau tim
-Nếu bạn uống cà phê hay nước trà để thấy tỉnh táo hơn thì cảm giác tỉnh táo chỉ là tạm thời. Do vậy
trà hay cà phê không giúp ích cho cơ thể mà còn có tác dụng ngược lại. Đó là nó gây ra hàng loạt các
biểu hiện mất tập trung, mất ngủ, mỏi mệt và thường gà gật vào ban ngày ảnh hưởng đến kết quả
học tập.

Câu 2: Nêu các phương pháp chế biến cà phê và quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp
ướt?
- Phương pháp chế biến cà phê nhân:
• Phương pháp chế biến ướt
• Phương pháp chế biến khô
- Quy trình
• Thu hái quả cà phê => Phân loại, làm sạch => Bóc vỏ quả => Ngâm ủ ( Lên men ) => Rửa nhớt =>
Làm khô => Cà phê thóc => Xát bỏ vỏ trấu => Cà phê nhân => Đóng gói => Bảo quản => Sử dụng
Câu 3: Nêu các bước trong quy trình chế biến thịt hộp và phân tích nội dung từng bước trong quy
trình?

You might also like