1. Giới thiệu về bệnh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Hội chứng gãy NST X

1. Giới thiệu về bệnh:


- Fragile X Syndrome – Hội chứng gãy nhiễm sắc thể X/Hội chứng nhiễm sắc thể X dễ
gãy. Đây là một tình trạng rối loạn di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ, suy giảm nhận thức, khó khăn trong
việc học tập và kiểm soát hành vi cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh không gây chết mà
chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, do đó dần xuất hiện thêm các cộng đồng
người bệnh Fragile X. Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến trong gene tên là FMR1.
- 2Fragile X xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên, ở nam chiếm tỉ lệ cao hơn và mức độ
biểu hiện bệnh cũng nghiêm trọng hơn so với nữ. Điều này được giải thích vì ở nam
chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính XY, vì vậy, chỉ cần trên NST X ấy bị đột biến
bệnh thì lập tức sẽ biểu hiện kiểu hình, đối với nữ thì có cặp NST giới tính XX, vì vậy
nếu có một đột biến hoàn chỉnh vẫn chưa chắc sẽ biểu hiện bệnh.
- Fragile X syndrome được nghiên cứu và phát hiện vào năm 1943 bởi Julia Bell - một
nhà nữ di truyền học người Anh cùng đồng nghiệp là James Purdon Martin , bà cũng
là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực này và đồng thời là tác giả
chính của cuốn sách Treasury of Human Inheritance – một bộ sưu tập gồm 5 quyển về
di truyền và các rối loạn di truyền. Hội chứng ban đầu được đặt tên là “hội chứng
Martin – Bell”, và trong bản báo cáo “A Pedigree of Mental Defect Showing Sex
Linkage,” cặp đôi đã mô tả nghiên cứu của họ về một gia đình đã đưa một trẻ sơ sinh
có triệu chứng chậm phát triển trí tuệ đến Bệnh viện Quốc gia ở London – Vương
quốc Anh. Gia đình này có tổng cộng 11 nam giới qua hai thế hệ có các triệu chứng
chậm phát triển trí tuệ. Qua các cuộc phỏng vấn và sau khi tìm hiểu về bệnh sử gia
đình, cặp đôi cho rằng tình trạng này có liên quan đến giới tính, di truyền và khiến các
phần cụ thể thể của não phát triển không đúng cách (ở đây là vỏ não – do các bệnh
nhân gặp khó khăn khi giao tiếp).
- Về độ phổ biến, Fragile X được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới khuyết tật
trí tuệ di truyền. Rất nhiều các cuộc nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để có thể
ước lượng số bệnh nhân mắc hội chứng Fragile X, theo nghiên cứu mới nhất tụi mình
có được “Data and Statistics on Fragile X Syndrome (2020)” thực hiện bởi CDC
(Centers for Disease Control and Prevention) thì có 1/7000 nam và 1/11000 nữ được
chẩn đoán mắc Fragile X.
- Một vài các nghiên cứu khác có thể tham khảo:
+ Epidemiology of Fragile X Syndrome (2017)
+ The Future of Fragile X Syndrome: CDC Stakeholder Meeting Summary
(2017)
+ Epidemiology of fragile X syndrome: a systematic review and meta-analysis
(2014)
+ Fragile X Syndrome: Prevalence, Treatment, and Prevention in China (2017)
....
- Vì Fragile X tạo ra một cộng đồng người mắc phải những vấn đề như thiểu năng trí
tuệ, khó khăn trong giao tiếp, hành vi,... Vì vậy, chúng ta rất cần giúp đỡ và hỗ trợ họ,
từ đó, tháng 7 hằng năm được xem là tháng National Fragile X Awareness Month –
Tháng nâng cao nhận thức cộng đồng về Fragile X, nhằm giúp tuyên truyền, giúp đỡ
những bệnh nhân.
- Sau đây là một vài sự thật về Fragile X được các chuyên gia, cũng như bản thân người
bệnh và thân nhân của họ chia sẻ:

2. Triệu chứng, biểu hiện bệnh:


- Fragile X được biểu hiện đặc trưng chủ yếu nhất ở việc bệnh này làm não phát triển
bất thường, từ đó gặp vấn đề trong việc kiểm soát hành vi, nhận thức, học hỏi và tăng
động. Cụ thể hơn, chi tiết hơn, Fragile X còn có thể tác động lên nhiều phương diện
khác như đặc điểm ngoại hình, đặc điểm hành vi,.... Ngoài ra, bệnh biểu hiện rõ ràng
nhất ở nam, do chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính.
 Ở nam
- Về các đặc điểm ngoại hình và thể chất, bệnh có thể gây nên những đặc điểm như:
+ lỗ tai lớn
+ Mặt dài
+ Da mềm (soft skin)
+ Khớp mềm dẻo, linh hoạt khác thường (hypermobility)
+ Trương lực cơ thấp
+ Bàn chân dẹt
+ Vòm miệng cao
+ Tinh hoàn lớn (maacroorchidism)
 Với một người bệnh bình thường, họ chỉ sỡ hữu vài đặc điểm dị hình của
FXS chứ không sở hữu tất cả, và có một số đặc điểm sẽ thường xuất hiện sau
tuổi dậy thì như mặt dài hay tinh hoàn lớn.
- Fragile X tác động tiêu cực đến khả năng trí tuệ của người bệnh, từ đó gây nên các
tình trạng:
+ Với tình trạng nhẹ có thể gây khó khăn trong việc học tập đến những trường
hợp thiểu năng trí tuệ trầm trọng. Phần lớn các bệnh nhân nam FXS bị khuyết
tật trí tuệ mức độ trung bình.
+ Khó giao tiếp, dùng ngôn ngữ
+ Não bộ phát triển chậm, phát triển yếu (các trường hợp thường thấy ở bệnh
nhi như đi bộ trễ, bò trễ)
- Fragile X làm thay đổi các đặc điểm hành vi như:
+ Khó khăn, nhạy cảm với các cảm quan (dễ bị nhạy cảm với các loại vải, quần
áo, tiếng động, đám đông,...).
+ Thường vỗ tay, cắn tay
+ Giao tiếp bằng mắt kém
+ ADHD (Attention deficit/hyperactive disorder – tăng động giảm chú ý/rối
loạn tăng động).
+ Chứng lo lắng
+ Rối loạn phổ tự kỷ (ASD – Autism Spectrum disorders)
+ Dễ giận dữ, bực dọc, rối loạn giấc ngủ
- Những vấn đề về y tế khác như:
+ Nhiễm trùng tai (ear infections)
+ Lác mắt (mắt lé – crossed eyes)
+ Động kinh – co giật..
 Ở nữ
- Những bệnh nhân FXS nữ cũng được báo có có các biểu hiện hành vi, đặc điểm ngoại
hình tương tự như ở nam, tuy nhiên thường nhẹ hơn.
- Về khả năng trí tuệ: khoảng 1/3 phụ nữ mắc FXS gặp khó khăn trong học tập ở mức
độ không gặp – nhẹ, 1/3 còn lại thì gặp vấn đề nhẹ và 1/3 cuối cùng cứ mức độ từ
trung bình – nghiêm trọng.
- Ngoài ra, những người bị FXS còn xuất hiện các vấn đề về sức khỏe tinh thần, cảm
xúc lo âu, lo lắng,...
 Ở bệnh nhi
- Các bệnh nhi mắc FXS như đã nói thường mắc thêm ASD – rối loạn phổ tự kỷ. Những
trẻ này thường có các dấu hiện như kém giao tiếp bằng mắt, nhút nhát, lo âu và cơ thể
không yên (thường vỗ tay, người đung đưa,.. – những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần).
Cơ sở dữ liệu và đăng ký FORWARD hiện thấy 40% cá nhân mắc FXS được các bác
sĩ chẩn đoán mắc chứng ASD tại các phòng khám Fragile X.

 Những người mang gene tiền đột biến (có mã bộ ba CGG lặp lại từ 55-200 lần
trên gene FMR1)
- Những người này cũng mang gene bệnh nhưng ở những người này bệnh không biểu
hiện ra kiểu hình như đối với người mang gene bị đột biến hoàn chỉnh. Tuy nhiên,
những “carriers” này có nguy cơ cao xuất hiện các biểu hiện bệnh khác như FXTAS
(Faks-taz) hay FXPOI.
+ FXTAS là một rối loạn thần kinh khởi phát muộn (Fragile X tremor/ataxia
syndrome), thường xuất hiện ở người mang gene tiền đột biến là nam sau tuổi
50, những triệu chứng như: vấn đề về thăng bằng, run tay, suy giảm trí nhớ,..
+ FXPOI (Fragile X – associated Primary Ovarian Insufficiency) suy buồn
trứng sớm, thường xuất hiện ở những carriers là nữ sau độ tuổi 40: suy giảm
chức năng buồng trứng, gây vô sinh, mãn kinh sớm.

3. Cơ chế biểu hiện bệnh

You might also like