2073240619 - Bài kiểm tra chương 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Kiểm tra giữa kỳ

CHƯƠNG 3: LUẬT HIẾN PHÁP

I. Trắc nghiệm
Câu 1
H Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Nhà nước (Hiến pháp) là các quan hệ xã
hội
X Cả 2,3,4
Liên quan đến nguồn gốc của quyền lực nhà nước, bản chất của nhà nước (2)
Liên quan đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan, các tổ chức,
cá nhân thực hiện quyền lực nhà nước (3)
Liên quan đến việc xác định mối quan hệ giữa nhà nước và công dân (4)

Câu 2
H Nội dung cơ bản của chế độ chính trị nước ta theo Hiến pháp 2013 bao gồm
X Khẳng định bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân
Quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân
Quy định chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và
môi trường
Quy định chính sách phát triển kinh tế của nhà nước ta

Câu 3
H Cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp
X Viện kiểm sát nhân dân
Quốc hội
Tòa án
Chính phủ

Câu 4
H Quốc hội không phải là
X Cơ quan trong hệ thống cơ quan tư pháp
Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
Cơ quan giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước

Câu 5
H Quốc Hội là …
X Cả 2,3,4
Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân(2)
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (3)
Cơ quan thực hiện quyền Hiến pháp, lập pháp, quyết định vấn đề quan trọng
nhất của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao với hoạt động của Nhà
nước (4)

Câu 6
H Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm
X Cả 2,3,4
Tòa án nhân dân các cấp (2)
Tòa án quân sự các cấp(3)
Tòa án nhân dân tối cao, cấp cao(4)

Câu 7
H Theo quy định của luật tổ chức Quốc hội 2014, đại biểu Quốc hội Việt Nam
hoạt động theo hình thức nào sau đây?
X Đại biểu Quốc hội Việt Nam hoạt động theo hình thức vừa chuyên trách vừa
kiêm nhiệm(1)
Đại biểu Quốc hội Việt Nam hoạt động theo hình thức chuyên trách(2)
Đại biểu Quốc hội Việt Nam hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm
Cả 1,2 đều sai

Câu 8
H Chủ tịch nước có quyền ban hành
X Lệnh, quyết định
Lệnh, quyết định, chỉ thị
Lệnh, nghị quyết, quyết định
Pháp lệnh, quyết định

Câu 9
H Chính quyền địa phương bao gồm
X Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân và tòa án nhân dân
Ủy ban nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Quốc hội và hội đồng nhân dân
Câu 10
H Bộ giáo dục và đào tạo có quyền ban hành
Quyết định, thông tư
X Quyết định, thông tư, chỉ thị
Quyết định, chỉ thị
Không được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Câu 11
H Văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây quy định một cách cơ bản về chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước
X Luật hiến pháp
Bộ luật dân sự
Bộ luật hình sự
Luật tổ chức Quốc hội

II. Trắc nghiệm có giải thích

Câu 1
H Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính đều được phép áp dụng biện
pháp hành chính tạm giữ người theo thủ tục hành chính? Đúng hay sai? Vì
sao?

TL Nhận đinh SAI


Vì các hình thức xử phạt hành chính bao gồm:
1. Hai hình thức cơ bản:
a) Hình phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền
b) Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang
vật, phương tiện, trục xuất…
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Câu 2
H Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất
nhau? Đúng hay sai – vì sao
TL Nhận định SAI
Vì 2 khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất. Quyền con
người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền
công dân chỉ trong pham vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.

Câu 3
H Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước? Đúng hay sai, vì sao
TL Nhận định SAI
Vì không phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp ( vd: nhà nước chiếm
hữu nô lệ, phong kiến,…)

Câu 4
H Theo quy định của Hiến pháp nước 2013, thì Chính phủ là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước ta, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan
chấp hành của Quốc Hội? Đúng hay sai, vì sao
TL Nhận định ĐÚNG
Theo Điều 94 - Chương VII - Hiến pháp năm 2013

III. Tự luận

Hãy nêu các chế định của Hiến pháp. Tại sao nói ngành luật Hiến pháp là ngành
luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh là gì?

Ngành Luật Hiến pháp có các chế định lớn cơ bản như sau:

- Chế định về chế độ chính trị bao gồm các Quy phạm pháp luật của ngành Luật
Hiến pháp điều chỉnh các vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tố chức
thực hiện quyền lực nhà nước.

- Chế định về mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam với
công dân Việt Nam và người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm các
quy phạm pháp luật của ngành luật hiến pháp quy định về quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên lãnh thổ Việt Nam. Chế định này cũng có thể
được gọi là chế định quyền cơ bản của người dân.

- Chế định về chính sách kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ,
môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại bao gồm các quy phạm pháp luật
của ngành luật hiến pháp quy định những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất
trong lĩnh vực tương ứng, qua đó hình thành các chính sách định hướng của nhà
nước trong các lĩnh vực.

- Chế định về chế độ bầu cử bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối
quan hệ trong lĩnh vực bầu cử để hình thành Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp, hay còn gọi là hệ thống cơ quan dân cử ở Việt Nam.

- Các chế định về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
chính quyền địa phương, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan
hiến định độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật của ngành luật hiến pháp điều
chỉnh về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước tương ứng.

Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Luật Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có
đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành Luật khác. Ví dụ:
Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân
và nhà nước, đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành
chính, hay là Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan
hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương
mại, kinh tế…
Nói cách khác, đó là những quy định làm nền tảng cho các điều luật về tổ chức
quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên hệ giữa
nhà nước với xã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với nội dung
như vậy, Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp lý cao nhất trong
quốc gia, đề ra những quy tắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm
pháp luật cho các ngành luật khác.

Vị trí trung tâm của Luật Hiến pháp không có nghĩa là Luật Hiến pháp sẽ bao trùm
và thống nhất tất cả các ngành luật. Luật Hiến pháp chỉ xác lập những nguyên tắc
cơ bản cho các ngành luật khác. Luật Hiến pháp còn quy định cả trình tự, thông
qua, sửa đổi quy phạm của các ngành luật khác.

Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội do Luật Hiến
pháp tác động vào nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với ý chí
nhà nước. Đó là những mối quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền
với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa
học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước. Những quan hệ xã hội này phản ánh những đặc điểm cơ bản của xã hội
và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với việc tổ chức quyền
lực nhà nước.

Phương pháp điều chỉnh


Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp gồm 03 phương pháp cơ bản là
phương pháp bắt buộc, phương pháp cho phép và phương pháp cấm.

You might also like