2073240619 - Nguyễn Quỳnh Mai - Báo Cáo Kiến Tập 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

BÁO CÁO KIẾN TẬP

Họ tên sinh viên: Nguyễn Quỳnh Mai


MSV: 2073240619
Lớp: K8C - TTĐPT
Khóa: 8
Ngành: Truyền thông Đa phương tiện

HÀ NỘI, NĂM 2021


HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM
KHOA TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

BÁO CÁO KIẾN TẬP

Họ tên sinh viên: Nguyễn Quỳnh Mai


MSV: 2073240619
Lớp: K8C - TTĐPT
Khóa: 8
Ngành: Truyền thông Đa phương tiện

Hà Nội , ngày 15 tháng 1 năm 2022


NHỮNG KIẾN THỨC THU THẬP ĐƯỢC TRONG QUÁ
TRÌNH KIẾN TẬP
1. KIẾN THỨC CHUNG
1.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN TRUYỀN
THÔNG - BÁO CHÍ
Nhiệm vụ và quyền hạn Cơ quan chủ quản báo chí
 Xác định, chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ
và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi
toả sóng, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được qui định trong
giấy phép.
 Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế
hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí
trực thuộc, sau khi trao đổi
 Y kiến với cơ quan Quản lý nhà nước về báo chí
 Kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí
 Tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan báo chí hoạt động.
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.

Điều kiện thành lập toà soạn báo:


 Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí
 Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi
phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và
ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí
 Có trụ sở chính thức, có các điều kiện cần thiết khác, đảm bảo cho
hoạt động của cơ quan báo chí.

Điều kiện hoạt động:


 Tòa soạn hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan chủ
quản báo chí.
 Có đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên với bản lĩnh chính trị
vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi
tính giỏi.
 Phải có nguồn tin thường xuyên, liên tục, mới mẻ, phong phú để toà
soạn xử lý và sử dụng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy toà soạn


Ban lãnh đạo toà soạn:
 Thành phần: Tổng biên tập, các phó tổng biên tập, một số trưởng ban,
phòng quan trọng, thư ký toà soạn và một số nhà báo có uy tín.
 Bộ (ban) biên tập với các thành phần trên thể hiện trí tuệ, tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, đảm bảo các nguyên
tắc cơ bản của báo chí cách mạng.
 Là đầu não của toà soạn, đó là bộ phận lãnh đạo và quản lý toà soạn.
Ban biên tập là một tổ chức do cơ quan chủ quản và toà soạn lập ra để
bàn bạc và quyết định những vấn đề có liên quan đến toàn bộ hoạt
động xuất bản của các ấn phẩm báo chí của toà soạn đó.

Yêu cầu với Tổng biên tập Tạp chí


 Người đứng đầu cơ quan báo chí là tổng biên tập
 Người đứng đầu cơ quan báo chí phải là người có quốc tịch Việt nam,
có địa chỉ thường trú tại Việt nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo
đức, nghiệp vụ báo chí do Nhà nước qui định
 Người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý báo chí về mọi
mặt, đảm bảo thực hiện tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí và chịu
trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về
mọi hoạt động của cơ quan báo chí.
 Tổng biên tập là người có phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng.
 Tổng biên tập phải là chuyên gia trong lĩnh vực báo chí.
 Tổng biên tập là nhà tổ chức quản lý và điều hành giỏi.
 Tổng biên tập là người có quan hệ rộng rãi với tổ chức, Đảng, chính
quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản.
 Tổng biên tập là một nhà quản trị kinh doanh- kinh tế giỏi.

Ban thư kí
 Sau Ban biên tập, thư kí đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy không phải
là đầu não, nhưng ban thư ký là “trung tâm” của một tờ báo. Đó là nơi
kết nối các bộ phận khác của tờ báo, nơi thể hiện rõ nhất, ý đồ của
ban biên tập.
 Nhiệm vụ là giúp lãnh đạo toà soanj xây dựng kế hoạch, chọn lọc, xử
lý, biên tập tin, bài và ảnh của phóng viên, cộng tác viên…để có được
tờ báo hoàn chình.
 Ban thư ký toà soạn là nơi hội tu và quản lý những nguồn tin mới mẻ,
cập nhật và có giá trị nhất.
 Thành phần: Trưởng ban thư ký, phó ban thư ký, các biên tập viên
chuyên đề và nhân viên các tổ, nhóm phụ trách công việc.

Tổng thư ký toà soạn


 Đây là nhân vật số 1 của ban thư ký toà soạn, thường là thành viên
ban biên tập. Nhiều tài liệu đã cho rằng thư ký toà soạn là cánh tay
phải của tổng biên tập. Tổng biên tập có thể qua thư ký toà soạn để
kiểm soát tờ báo.
 Thư ký toà soạn phải là người có chuyên môn giỏi, dày dạn kinh
nghiệm, nhạy cảm chính trị, có khả năng thẩm đoịnh, đánh giá tin bài,
ảnh về mặt thời sự chính trị, văn học, hiệu quả, đồng thời nắm rõ quá
trình

Các phòng (ban) chuyên môn của toà soạn


 Ban, phòng khác nhau về mức độ, giống nhau về chức năng, nhiệm
vụ. thông thường, cơ quan báo chí lớn lập các ban, các cơ quan có
quy mô nhỏ hơn thì lập các phòng.
 Số lượng và tên gọi các phòng là do Ban Biên tập quyết định.
 Thực tế, các ban phòng đều mang tính chuyên ngành, chuyên môn
như phòng Kinh tế, Phòng xây dựng đảng, Ban thể thao…Các phòng,
ban này mang tính chuyên môn, ban nào chuẩn bị tin bài, ảnh…về
mảng đó cho tờ báo.
 Thành phần các Ban phòng gồm trưởng, các phó ban, phòng, các
phóng viên, biên tập vên chuyên đề. Số lượng phóng viên, biên tập
tuỳ thuộc vào công việc và nhu cầu của ban đó.

Các phòng (Ban) hành chính trị sự:


 Đây là các bộ phận mang tính hành chính, giúp việc cho bộ máy toà
soạn, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho toà soạn hoạt động liên tục,
hiệu quả.

Các bộ phận ngoài toà soạn:


 Đó là các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trong và ngoài
nước, các phân xã, nhà in…

1.2. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG HIỆN NAY


Xu hướng các loại hình truyền thông hiện nay
 Truyền thông là một lĩnh vực hoạt động quan trọng của đời sống xã
hội.
 Truyền thông bao gồm nhiều phân ngành
 Báo chí là phân ngành có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành
truyền thông

Các hình thức truyền thông hiện nay


Ngành truyền thông thực hành
 Truyền thông thực hành là ngành gây khá nhiều băn khoăn cho người
học vì khá khó để có thể phân biệt. Truyền thông thực hành làm việc
với báo chí, khác với làm event, quảng cáo. Cơ hội nghề nghiệp của
các bạn trẻ đối với ngành truyền thông thực hành này vô cùng lớn.
Đây cũng là ngành mang đến nhiều cơ hội làm việc cho các bạn trẻ
sau khi tốt nghiệp cùng với mức thu nhập ổn định.

Truyền thông Media/ Digital media


 Truyền thông Media/ Digital media là những người dùng máy ảnh,
máy quay phim, máy tính để dựng nên các sản phẩm truyền thông.
Một số công việc tiêu biểu trong ngành này như: Designer, Motion
Graphic Designer,…
 Ngành truyền thông này hiện nay rất phát triển vì phù hợp với thị hiếu
của công chúng. Thông tin cũng được truyền tải bằng nhiều hình
thức, đa dạng về màu sắc, dễ dàng được công chúng đón nhận.

Nghiên cứu truyền thông


 Nghiên cứu truyền thông là những người không làm ra sản phẩm
truyền thông mà chỉ ngồi quan sát các vấn đề có liên quan đến sản
phẩm truyền thông ấy rồi chỉ ra nguyên lý hoạt động, phương thức
hoạt động, có cần chỉnh sửa hay thay đổi gì không cho phù hợp với
mục đích của ngành báo chí.
Thực trạng của ngành truyền thông trong nước hiện nay
 Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin cùng thời đại công nghệ 4.0, việc
phát triển truyền thông đa phương tiện là xu hướng phát triển tất yếu
của các cơ quan báo chí trong nước. Việc mở rộng quy mô của ngành
báo chí đang là xu hướng tất yếu nhưng bên cạnh đó cũng cần được
quản lý tốt vai trò của báo chí.
 Chiến lược thông tin phải thực sự đánh giá được thực trạng thông tin
trong nước, đánh giá đúng được xu hướng phát triển của công nghệ,
xã hội, khoa học.
 Mỗi cơ quan truyền thông báo chí cần phải xây dựng cho mình những
tôn chỉ hoạt động riêng nghiêm túc, có những quy tắc, quy định về
thông tin nội bộ và đặc biệt là không được phép xào nấu nguồn thông
tin theo sở thích cá nhân của riêng bản thân người làm biên tập.

2. KIẾN THỨC NGHỀ


2.1. QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG KHAI THÁC TƯ LIỆU
SẢN XUẤT TÁC PHẨM TRUYỀN THÔNG
Bước 1. Xác định đề tài, chủ đề
Những căn cứ xác định đề tài
 Các phương tiện truyền thông đại chúng: thông tấn báo, tạp chí.
Internet…
 Từ các bộ, ngành…
 Nhân chứng sự kiện
 Phát hiện của cá nhân nhà truyền thông
 Cộng tác viên
Những căn cứ xác định chủ đề: Cụ thể hơn, giới hạn trong phạm vi hẹp
hơn
 Các văn bản quy phạm pháp luật
 Phong tục tập quán
 Quan niệm, quan điểm của cơ quan truyền thông…

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thu thập tài liệu


Mục đích: xây dựng kế hoạch thu tập tài liệu là việc tổ chức thực hiện của
một nhà truyền thông nhằm tiếp nhận được nhiều thông tin liên quan một
cách nhanh chóng, có khoa học, có hệ thống.
Yêu cầu với việc xây dựng kế hoạch
 Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, có nhiều phương án giải quyết khác
nhau để có thể chủ động trong mọi tình huống.
 Kế hoạch phải giải đáp được những câu hỏi sau:
- Các loại tài liệu cần phải có
- Các nguồn tài liệu thu nhận từ ai?
- Sử dụng các phương pháp nào để khai thác tài liệu

Bước 3. Khai thác thông tin


 Nhà truyền thông có nhiều cách thức khác nhau để khai thác tài liệu
tùy thuộc vào tính chất của sự kiện và phong cách cá nhân hóa của
nhà báo
 Để đảm bảo tính phong phú, đa dạng và xác thực của tài liệu, người
làm truyền thông phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khai thác
tài liệu khác nhau để tạo hiệu quả cao nhất.
Các cách khai thác thông tin
 Khai thác thông tin qua tư liệu văn bản
 Khai thác thông tin trên internet
 Khai thác thông tin bằng phương pháp quan sát
 Phỏng vấn

Bước 4. Xử lý các dữ liệu đã thu thập được

Bước 5. Chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh

Bước 6. Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và
tiến hành thể hiện tác phẩm (thể loại)

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ


TRÌNH KIẾN TẬP
Thuận lợi
 Được nghe chia sẻ từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông.
 Được giải đáp tất cả những thắc mắc xung quanh các vấn đề liên quan
đến kiến thức nghề, cơ hội việc làm…
 Sinh viên dễ dàng tham gia các buổi trò chuyện ở bất cứ đâu.
Khó khăn
 Không có nhiều cơ hội đến tham quan, học tập tại địa điểm kiến tập
do tình hình dịch bệnh.
 Không được trực tiếp gặp mặt các chuyên gia.
 Dễ dàng gặp phải sự cố do đường truyền mạng.

You might also like