Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Cuộc 

diệt chủng Campuchia là cuộc diệt chủng mà chế độ Khmer Đỏ (Khmer Rouge) do Pol
Pot lãnh đạo, thực hiện tại Campuchia từ giữa năm 1975 đến 1979.
Đặc điểm kỳ dị của cuộc diệt chủng này là thế lực nắm quyền thực hiện đối với chính dân tộc mình
theo lý do ý thức hệ. Các ước tính cho thấy có từ 500000 đến 3 triệu người đã chết trong cuộc diệt
chủng này [1].
Khmer Đỏ đã dự kiến tạo ra một hình thức Chủ nghĩa Xã hội Nông nghiệp, xây dựng trên những lý
tưởng của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao. Các chính sách buộc di dời dân cư từ các đô thị, việc
tra tấn và hành quyết hàng loạt, buộc lao động cưỡng bức, sự suy dinh dưỡng và bệnh tật đã dẫn
đến tử vong của khoảng 25% tổng dân số (khoảng 2 triệu người) [2][3]. Nạn diệt chủng kết thúc khi
có Chiến tranh biên giới Tây Nam [4]. Cho đến nay đã phát hiện trên 20.000 ngôi mộ tập thể chôn lấp
các nạn nhân, thường được gọi là Cánh đồng chết [5].
Ngày 02/01/2001, Chính phủ Hoàng gia Campuchia thông qua luật để truy tố một số lượng hạn chế
các lãnh đạo Khmer Đỏ. Tòa án xét xử tội ác diệt chủng ở Campuchia (ECCC) được thành lập theo
thỏa thuận của Chính phủ Hoàng gia Campuchia với Liên Hợp Quốc. Các phiên tòa bắt đầu ngày
17/02/2009 [6]. Tháng 7 năm 2010 Khang Khek Ieu (hay Kaing Guek Eav) bị kết tội và phạt tù giam
35 năm, và ngày 3/2/2012, trong phán quyết phúc thẩm cuối cùng ECCC đã nâng mức án thành tù
chung thân[7]. Ngày 07/08/2014, Nuon Chea và Khieu Samphan đã bị kết tội và nhận án chung thân
cho tội ác chống lại loài người trong nạn diệt chủng [8][9].

Mục lục

 1Ý thức hệ

 2Hành động diệt chủng

 3Số lượng người chết

 4Những chối bỏ

o 4.1Pol Pot, 1998

o 4.2Kem Sokha, 2013

o 4.3Lý Hiển Long, 2019

 5Trong văn học và phương tiện truyền thông

 6Tham khảo

 7Xem thêm

Ý thức hệ[sửa | sửa mã nguồn]


Ý thức hệ đóng vai trò quan trọng trong cuộc diệt chủng này. Mong muốn của Khmer Đỏ là đưa đất
nước trở lại với "quá khứ huyền thoại", mong muốn ngăn chặn viện trợ từ nước ngoài xâm nhập
vào nước này, điều mà trong mắt họ là một ảnh hưởng xấu, mong muốn khôi phục lại đất nước
thành một xã hội nông nghiệp, và cách thức mà họ đã cố gắng để thực hiện mục tiêu này là tất cả
các yếu tố của sự diệt chủng [10][11]. Một lãnh đạo Khmer Đỏ nói, phải "thanh lọc quần chúng"[12], và các
vụ giết người bắt đầu.
Ben Kiernan đã so sánh ba nạn diệt chủng trong lịch sử, diệt chủng Armenia, Holocaust và diệt
chủng Campuchia, các cuộc diệt chủng chia sẻ một số đặc điểm chung. Phân biệt chủng tộc là một
và một phần quan trọng của hệ tư tưởng của cả ba chế độ. Nó nhắm mục tiêu vào thiểu số tôn giáo,
cố gắng sử dụng vũ lực để mở rộng thành một "trung tâm tiếp giáp", "lý tưởng hóa dân tộc nông dân
của họ như tầng lớp 'quốc gia' thật sự, mảnh đất chủng tộc để từ đó một quốc gia mới thành lập và
phát triển" [13]. Chế độ Khmer Đỏ nhắm mục tiêu các nhóm dân tộc khác nhau trong cuộc diệt chủng,
buộc phải chuyển nơi ở của họ, cấm sử dụng các ngôn ngữ thiểu số, cấm tôn giáo. Sự đàn áp các
tín đồ Hồi giáo, Công giáo, Phật giáo diễn ra sâu rộng [14]. Điều này diễn ra cùng với thanh lọc xã hội
Campuchia theo xã hội và chính trị, đã dẫn đến sự thanh lọc của quân đội và các nhà lãnh đạo
chính trị của chế độ cũ, cùng với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp, các nhà báo, sinh viên, bác
sĩ và luật sư cũng như các sắc tộc Chăm, Việt và Hoa [15].

Hành động diệt chủng[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu lâu các nạn nhân của Khmer Đỏ.

Xương cốt các nạn nhân của Khmer Đỏ tại Hang Kampong Trach, Đồi Kiry Seila, Rung Tik (Hang Nước) hay
Rung Khmao (Hang Chết).

Chính phủ Khmer Đỏ đã bắt giữ, tra tấn và sau đó hành quyết bất kỳ ai bị nghi ngờ thuộc một trong
nhiều tiêu chí bị nghi ngờ là "kẻ thù":

 Bất kỳ ai có quan hệ với chính phủ cũ hay các chính phủ nước ngoài.
 Người chuyên nghiệp và trí thức – trên thực tế tiêu chí này bao gồm hầu hết mọi người
có giáo dục, hay thậm chí những người đeo kính (mà, theo chế độ, có nghĩa là họ có
học). Chính Pol Pot là một người có trình độ giáo dục đại học (dù bỏ ngang) với lòng
yêu mến văn học Pháp và cũng là một người nói thạo tiếng Pháp. Nhiều nghệ sĩ, gồm
cả các nhạc sĩ, tác gia và nhà làm phim đã bị hành quyết. Một số người như Ros
Sereysothea, Pan Ron và Sinn Sisamouth đã có được danh tiếng nhờ tài năng và đến
ngày nay vẫn được người Khmer biết đến.
 Sắc tộc Việt Nam, sắc tộc Hoa, sắc tộc Thái và các sắc tộc thiểu số khác ở Cao nguyên
miền Đông, người Campuchia theo Cơ đốc giáo (hầu hết là Công giáo), tín đồ Hồi giáo
(người Chăm) và các tu sỹ Phật giáo. Thánh đường Công giáo ở Phnom Penh bị phá
hủy hoàn toàn. Khmer Đỏ buộc các tín đồ Hồi giáo phải ăn thịt lợn. Nhiều người từ chối
thực hiện bị giết hại. Giáo sĩ Công giáo và Hồi giáo bị hành quyết. Một trong những chỉ
huy cũ của Khmer Đỏ, Comrade Duch, đã chuyển theo Tin Lành vài năm sau khi chế độ
này sụp đổ[cần dẫn nguồn].
 "Những kẻ phá hoại kinh tế": nhiều người dân thành thị cũ (những người chưa chết vì
đói khát) được cho là có tội vì thiếu khả năng làm nông nghiệp.

Tháp tưởng niệm các nạn nhân của chế độ diệt chủng

Trong suốt những năm 1970, và đặc biệt sau nửa đầu năm 1975, đảng cũng rung chuyển bởi
những cuộc đấu tranh phe nhóm. Đã có những âm mưu quân sự lật đổ Pol Pot. Những cuộc thanh
trừng sau đó lên đến đỉnh điểm năm 1977 và 1978 khi hàng nghìn người, gồm cả một số lãnh đạo
quan trọng của Đảng Cộng sản Campuchia bị hành quyết.

You might also like