Thao Tác So Sánh, Phân Tích

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH


1. Mục đích, yêu cầu
- Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung,
hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát,
phát hiện ra bản chất của đối tượng. Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp.
Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
- Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích.
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
+ Khái quát tổng hợp.
2. Cách phân tích
- Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định (Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên
đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan,
quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích…).
- Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ
giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng.

II. THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

1. Mục đích, yêu cầu


- So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau
giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan
với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể ,sinh
động và có sức thuyết phục.
- Yêu cầu của so sánh: Phải chỉ ra điểm giống hoặc khác nhau của các đối tượng.
2. Cách so sánh
- Có hai cách so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
- Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng
một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải
nêu rõ ý kiến quan điểm của người nói (người viết).

You might also like