Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG 4: VECTƠ

BÀI 7: CÁC KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU

Yêu cầu cần đạt:


- Nhận biết được khái niệm vectơ, vectơ bằng nhau, vectơ-không.
- Biểu thị được một số đại lượng trong thực tiễn bằng vectơ.

I. Mục tiêu
1.Về kiến thức: Trong bài này, HS sẽ học về: khái niệm vectơ, vectơ-không, hai vectơ
cùng phương, cùng hướng, bằng nhau.
2. Về năng lực:
- Phát biểu được các định nghĩa vectơ, vectơ-không, hai vectơ cùng hướng, cùng
phương và bằng nhau.
- Xác định được các cặp vectơ cùng hướng, cùng phương, bằng nhau.
- Biểu thị được một số đại lượng trong thực tiễn bằng vectơ.
- Hoạt động nhóm hiệu quả, tích cực.
3. Về phẩm chất:
- Rèn luyện khả năng quan sát các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến vectơ.
- Cẩn thận trong việc xác định mối quan hệ giữa các vectơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK Toán 10, bảng trắng.
- Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú của HS vào bài mới và bước đầu hình thành khái niệm
vectơ thông qua các ví dụ thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ
GV chiếu hình ảnh và đề bài. GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi theo
nhóm đôi.
Nội dung: HS trả lời các câu hỏi sau:
Cho hình ảnh tại một ngã tư đường như sau. Biết tốc độ của bạn học sinh, xe máy, ô
tô được khoanh tròn lần lượt là 4km/h, 20km/h và 30km/h.

1. Xác định hướng chuyển động của người và các phương tiện được khoanh tròn
trong hình vẽ dưới.
2. So sánh tốc độ và nhận xét về hướng chuyển động của:
a. Học sinh với xe máy.
b. Ô tô và xe máy.
3. Theo em, “tốc độ” và “vận tốc” của một chuyển động có giống nhau không?

HS thực hiện nhiệm vụ


HS quan sát hình ảnh và thảo luận để tìm ra câu trả lời theo nhóm đôi. GV quan sát quá
trình HS thảo luận và hỗ trợ HS trong việc xác định hướng chuyển động của người và
phương tiện.

Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
1. Hướng chuyển động của người và phương tiện.
2. a. Tốc độ của học sinh nhỏ hơn xe máy, học sinh và xe máy chuyển động về cùng 1
hướng
b. Tốc độ của ô tô lớn hơn xe máy, ô tô và xe máy chuyển động khác hướng (ngược
hướng)
3. Tốc độ chỉ mô tả độ lớn của chuyển động. Vận tốc mô tả cả độ lớn và hướng của
chuyển động.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận
GV gọi lần lượt 3 HS lên bảng trình bày kết quả (mỗi học sinh trình bày về 1 yêu cầu).
GV yêu cầu HS nêu ra căn cứ để xác định hướng chuyển động của người và phương
tiện. GV gọi 2 HS khác nhận xét về câu trả lời của các bạn.
GV nhận xét về kết quả trình bày của các HS.
GV kết luận, nhận định
Vận tốc của một chuyển động cho ta biết về tốc độ và hướng của nó. Để biểu diễn vận
tốc của một chuyển động cũng như một số đại lượng tương tự, ta có một đối tượng gọi
là vectơ.
2. Hoạt động 2: Khái niệm vectơ, vectơ cùng phương, cùng hướng
2.1. Khái niệm vectơ
a) Mục tiêu: Nhận biết và phát biểu được các định nghĩa vectơ, độ dài của vectơ và
vectơ không.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 5 nhóm để thực hiện NV1. Sau khi kết thúc NV1, GV đưa ra khái
niệm vectơ, độ dài của vectơ và các chú ý. Sau đó GV lần lượt giao NV2, NV3 và NV4.
Nội dung:
NV1. HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau theo nhóm.
Một tàu khởi hành từ điểm A, đi thẳng về hướng Đông 10km rồi đi tiếp về hướng
Nam 10km thì tới đảo B. Nếu từ đảo A, tàu đi thẳng đến đảo B thì phải đi theo
hướng nào và quãng đường đi dài bao nhiêu km?
10km
A

10km

B
NV2. HS ghi lại khái niệm vectơ và độ dài vectơ và các chú ý vào vở.
NV3. HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo nhóm.
Với hai điểm A, B bất kỳ, có bao nhiêu vectơ có điểm đầu và điểm cuối là A hoặc B
và điểm đầu khác điểm cuối?
NV4. HS độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Có tồn tại vectơ nào có điểm đầu trùng điểm cuối không?

HS thực hiện nhiệm vụ


HS thực hiện nhiệm vụ 1 và 3 theo nhóm đã được chia và trình bày câu trả lời vào bảng
trắng. HS thực hiện NV2 vào vở và suy nghĩ câu trả lời của NV4.
Ở NV4, GV có thể gợi ý HS xem lại khái niệm vectơ có nhắc đến điều kiện của điểm
đầu và điểm cuối hay không?
Sản phẩm: Bài trình bày NV1 và NV3 của HS vào ở bảng trắng, phần vở ghi NV2
của HS và câu trả lời NV4 của HS.
NV1. Hình vẽ về hướng của tàu đi từ A đến B theo đường thẳng. Khi đó, quãng
đường đi là:
𝐴𝐵 = √102 + 102 = 10√2 𝑘𝑚.
NV2. Khái niệm vectơ: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là, trong hai điểm
mút của
đoạn thẳng, đã chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối.
Độ dài của vectơ: là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó.
Chú ý:
• Vectơ có điểm đầu là A, điểm cuối là B được ký hiệu là 𝐴𝐵
⃗⃗⃗⃗⃗ , đọc là vectơ AB.
• Để vẽ 1 vectơ, ta vẽ đoạn thẳng nối điểm đầu và cuối của nó rồi đánh dấu
mũi tên ở điểm cuối.
• Vecto còn được kí hiệu là 𝑎, 𝑏⃗, 𝑥, . ..
• Độ dài của vectơ 𝐴𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗ được kí hiệu là | 𝐴𝐵
⃗⃗⃗⃗⃗ |
NV3. Có 2 vectơ là ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 và ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐴.
NV4. Tồn tại vectơ có điểm đầu trùng điểm cuối, vectơ đó được gọi là
vectơ không.

GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận


GV gọi 1 nhóm bất kỳ lên bảng trình bày NV1. GV mời một HS nhận xét bài trình bày.
GV gọi 1 nhóm trả lời NV3 tại chỗ và GV nhận xét câu trả lời của nhóm.
GV gọi 2 HS đưa ra câu trả lời cho câu hỏi 4 và giải thích về câu trả lời đó.
GV kết luận về khái niệm vectơ, độ dài của vectơ, vectơ không và HS ghi bài như phần
sản phẩm.
2.2. Hai vectơ cùng hướng, cùng phương, bằng nhau
a) Mục tiêu: Nhận biết và phát biểu được các định nghĩa vectơ cùng phương, vectơ
cùng hướng và vectơ bằng nhau.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ
GV lần lượt giao 3 nhiệm vụ cho HS thực hiện theo nhóm đôi.
Nội dung:
NV1. HS quan sát hai hình vẽ sau và đưa ra nhận xét về:
a) Vị trí của điểm đầu và điểm cuối của các vectơ so với đường thẳng đứt cùng
màu trong 2 hình vẽ.
b) Đặc điểm chung về các đường thẳng đứt trong hai hình vẽ.
𝐴𝐵 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
c) Cho biết đường thẳng a trong hình 1 được gọi là giá của vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝐴′𝐵′ ; các
⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
vectơ 𝐴𝐵 , 𝐶𝐷, 𝐸𝐹 được gọi là các vectơ cùng phương. Em hãy dự đoán định nghĩa
giá của một vectơ và định nghĩa vectơ cùng phương.
NV2. HS trả lời câu hỏi sau:
Cho biết đối với hai vectơ cùng phương thì chúng có thể cùng hướng hoặc ngược
hướng. Theo em, trong hình vẽ sau, những vectơ nào cùng hướng với nhau, những
vectơ nào ngược hướng với vectơ 𝑎?

NV3. HS trả lời câu hỏi và thực hiện sau:


Trong hình vẽ trên, hai vectơ 𝑏⃗ và 𝐴𝐵
⃗⃗⃗⃗⃗ được gọi là hai vectơ bằng nhau, trong khi đó
hai vectơ 𝑎 và 𝑏⃗ không phải hai vectơ bằng nhau. Theo em, thế nào là hai vectơ bằng
nhau? Em hãy chỉ ra các vectơ bằng nhau khác trong hình vẽ trên.

HS thực hiện nhiệm vụ


HS quan sát hình vẽ và thảo luận, suy nghĩ câu trả lời theo nhóm đôi.
Ở ý b NV1, GV có thể gợi ý HS chú ý đến vị trí tương đối của các đường thẳng nét đứt
trong hai hình vẽ.
Để định nghĩa vectơ cùng phương, GV nhắc nhở HS chú ý đến kết quả đã tìm được ở ý
b.
Sản phẩm: Câu trả lời và bài làm trong vở của HS.
NV1. a. Điểm đầu và cuối của các vectơ đều nằm trên đường thẳng cùng màu.
b. Các đường thẳng trong mỗi hình song song với nhau.
c. Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ được gọi là giá của
vectơ đó.
Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu chúng có giá song song hoặc trùng
nhau.
NV2. Đối với hai vectơ cùng phương thì chúng cùng hướng hoặc ngược hướng.
Các bộ vectơ cùng hướng là: 𝑎, 𝑦 𝑣à 𝑥; 𝑏⃗ 𝑣à 𝐴𝐵
⃗⃗⃗⃗⃗ .
Các vectơ ngược hướng với vectơ 𝑎 là: 𝑏⃗ và 𝐴𝐵
⃗⃗⃗⃗⃗ .
NV3. Hai vectơ được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài và cùng hướng.
Hai vectơ 𝑎 và 𝑥 là hai vectơ bằng nhau.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
GV gọi lần lượt 3 HS trả lời tại chỗ cho 3 câu hỏi của NV1. Các HS khác nhận xét, bổ
sung ý kiến. GV đánh giá cuối cùng.
GV gọi 2 HS lên bảng chỉ ra các vectơ theo yêu cầu của mỗi phần trong NV2. GV hỏi
về căn cứ của việc xác định các vectơ đó. Các HS khác góp ý. GV đánh giá.
GV gọi 2 HS tại chỗ đưa ra khái niệm 2 vectơ bằng nhau theo suy đoán của mình. GV
đặt câu hỏi và nhận xét để đưa ra khái niệm đúng.
GV kết luận và cho HS ghi bài vào vở như phần sản phẩm.

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu: Xác định được các cặp vectơ cùng hướng, cùng phương, bằng nhau. Biểu
thị được một số đại lượng trong thực tiễn bằng vectơ.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6 HS. GV phát cho các nhóm phiếu bài
tập. Các nhóm làm việc theo kỹ thuật phòng tranh.
Nội dung: HS thực hiện phiếu bài tập 1 theo nhóm 6 người theo kỹ thuật phòng tranh.

Phiếu bài tập 1


Bài 1. Cho hình vuông ABCD với đô dài cạnh bằng 3. Tính độ dài các vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐶 , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐶𝐴, ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐷
A B

C D
Bài 2. Cho tam giác đều ABC với cạnh có độ dài bằng a. Hãy chỉ ra các vectơ có điểm đầu
và điểm cuối là đỉnh của tam giác và có độ dài bằng a.
Bài 3. Cho hình thang cân ABCD với hai đáy AB, CD (AB<CD). Hãy chỉ ra mối quan hệ
về độ dài, phương, hướng giữa các cặp vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐷 và 𝐵𝐶 𝐴𝐵 và ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐶𝐷, ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐶 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐷. Có cặp
vectơ nào trong các cặp vectơ trên bằng nhau không?
Bài 4. Điều kiện cần và đủ để một điểm M nằm giữa hai điểm phân biệt A và B là
A. ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝑀 ngược hướng. B. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝐴 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝐵 cùng phương.
⃗⃗⃗⃗⃗ và 𝐴𝑀
C. 𝐴𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ cùng hướng. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ và 𝑀𝐵
D. 𝑀𝐴 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ngược hướng.
Bài 5. Treo 1 vật có khối lượng 2kg vào 1 sợi dây như hình vẽ. Hãy sử dụng vectơ để biểu
diễn trọng lực, lực căng của dây tác dụng lên vật đó.

Bài 6. Có hai người cùng kéo một chiếc thuyền theo hai hướng khác nhau. Hãy sử dụng
vectơ để biểu diễn các lực kéo đó.

HS thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận theo nhóm và trình bày bài vào bảng trắng trong thời gian 20 phút. GV
quan sát quá trình làm việc của các nhóm.
Sản phẩm: HS trình bày vào phiếu học tập
Bài 1. Độ dài vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝐴𝐶 𝑣à ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝐶𝐴 bằng nhau và bằng 3. Độ dài vectơ AD bằng √2
⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐶𝐴
Bài 2. Vecto 𝐴𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐵𝐶
⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐶𝐵
⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐴𝐶
⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐵𝐴
⃗⃗⃗⃗⃗
Bài 3. Độ dài vectơ 𝐴𝐷 ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣à 𝐵𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗ bằng nhau, không cùng phương. 𝐴𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣à 𝐶𝐷
⃗⃗⃗⃗⃗ cùng
phương, cùng hướng. 𝐴𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣à 𝐵𝐷 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ có độ dài bằng nhau, không cùng phương. Không có
cặp vectơ nào bằng nhau.
Bài 4. D
Bài 5.
Bài 6.

GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận


Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình xung quanh lớp, các thành viên sẽ đi “ngắm”
và nhận xét, góp ý cho sản phẩm của các nhóm.
GV đánh giá, nhận xét và tổng kết kết quả làm việc của các nhóm.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về vectơ vừa học để giải thích 1 số hiện tượng
trong vật lý và thực tiễn.
b) Tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ
HS thực hiện bài tập 4 trong SGK Toán 10 tập 1 KNTT và làm NV1 vào giấy A4 tại
nhà và nộp bài vào buổi học tiếp theo.
Nội dung:
NV1: HS quan sát hình vẽ sau và thực hiện bài tập sau:
Cho hình vẽ sau:

a. Em hãy biểu diễn lực kéo của từng đội trong trò chơi kéo co trên thông qua vectơ.
b. Theo em, với điều kiện nào của các vectơ đó, đội bên phải sẽ giành chiến thắng?

HS thực hiện nhiệm vụ


HS trình bày bài làm vào giấy A4
Sản phẩm: Bài trình bày vào giấy A4.
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
GV thu bài của HS trong buổi tiếp theo. GV gọi 2 HS trình bày vắn tắt câu trả lời và
nhận xét. GV tổng hợp từ các bài nộp của HS để đưa ra nhận xét và lưu ý chung cho cả
lớp.

You might also like