CHEM143001 NhómRandom Word

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

SULFUR DIOXIDE – VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

A. Sự hình thành sulfur dioxide


I. Tự nhiên
Quá trình phun trào của núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều
khói bụi giàu sulfur (SO2, H2S,…).

Hình 1: Núi lửa Wolf trên quần đảo Galápagos của Ecuador phun trào vào tháng
01/2022[1]
Các vụ cháy rừng sinh ra thành phần khói chủ yếu là khí CO 2, SO2, tro, nước, các
nitrogen oxide,…

Hình 2: Đám cháy Bootleg tại bang Oregon, Mỹ vào tháng 07/2022[2]
1
Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều
chất khí trong đó có sulfur dioxide.
II. Nhân tạo
Sulfur dioxide là chất ô nhiễm phổ biến nhất trong sản xuất công nghiệp cũng như
trong các hoạt động của con người.
 Thực tế, một lượng không hề nhỏ sulfur dioxide ra đời từ các trung tâm nhiệt
điện, các lò nung, lò hơi khí đốt khi con người đốt các nhiên liệu than, dầu và khí đốt có
chứa lưu huỳnh hay các hợp chất có chứa lưu huỳnh.

Hình 3: Khí thải từ các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp[3]

2
Hình 4: Khí thải từ các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp[4]
 Trong quá trình khai thác quặng kim loại và một số công đoạn trong công nghiệp
hóa chất, luyện kim cũng thải vào khí quyển một lượng sulfur dioxide đáng kể.

Hình 5: Khí thải từ mỏ khai thác quặng[5]


 Quá trình sử dụng các phương tiện chạy bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh
cao cũng góp phần tích cực vào việc sản xuất sulfur dioxide ra môi trường.

3
Hình 6: Một chiếc xe buýt nhả khói đen kịt trên đường Phan Đăng Lưu, Q. Phú
Nhuận, TP.HCM[6]
Theo dự báo của BP Statistical (2020), tổng sản lượng than tiêu thụ trung bình mỗi
năm đến năm 2035 của toàn thế giới là khoảng 7.155 triệu tấn. Khi thành phần lưu huỳnh
trong nhiên liệu trung bình chiếm 1% thì lượng sulfur dioxide thải vào khí quyển là 140
triệu tấn/năm.[7]
Các phản ứng sinh ra sulfur dioxide chủ yếu là đốt cháy các hợp chất có chứa
lưu huỳnh trong oxygen:
°
 Đốt lưu huỳnh: S+O2 t→ S O2
°
 Đốt hydrogen sulfide: 2 H 2 S+3 O2 t→ 2 S O2 +2 H 2 O
°
 Đốt quặng pyrite: 4FeS2 + 11O2 t→ 2Fe2O3 + 8SO2
B. Tác hại của SO2
I. Mưa acid
1. Cơ chế hình thành mưa acid
Mưa acid được hình thành do các khí SO 2, NOx được thải vào khí quyển và được
vận chuyển bởi gió và các dòng không khí. Lúc này, SO2 và NOx sẽ tác dụng với H2O, O2
và các chất khác tạo thành sulfuric acid và nitric acid. Các chất này trộn với nước và một
số vật liệu khác trước khi rơi xuống mặt đất tạo thành mưa acid.[8]

4
Hình 7: Sự hình thành mưa acid[9]
Cơ chế được thể hiện như sau: [10]
Quá trình đốt cháy sulfur trong khí O2 sẽ sinh ra sulfur dioxide
S+O2 → SO 2
Phản ứng hóa học giữa sulfur dioxide và hợp chất gốc hydroxide:
SO2 + OH· → HOSO2·
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO 2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO 2 và SO3
(sulfur trioxide)
HOSO2· + O2 → HO2· + SO3
Sulfur trioxide sẽ phản ứng với nước và tạo ra axit sulfuric H2SO 4 (thành phần chủ
yếu của mưa acid)
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)
HNO3 cũng là thành phần chính của mưa acid
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2 → 2NO2
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k)
2. Tác hại của mưa acid[11]
a. Tác hại của mưa acid đối với con người
Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nấm, ngứa da nếu sử dụng nước mưa có chứa axit
trong sinh hoạt hàng ngày để tắm giặt, gội đầu.

5
Nếu ăn, uống nước mưa có axit, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt
là ở trẻ em. Trong một số trường hợp, mưa axit còn gây tổn thương tới não bộ, thậm chí
là tử vong. Đã có một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nhôm ảnh hưởng từ mưa axit
là tác nhân gây nên bệnh Alzheimer. 
Thường xuyên sử dụng nước mưa axit sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường
hô hấp, đồng thời làm giảm sức đề kháng.
b. Mưa acid đối với sinh vật
Làm giảm nồng độ pH trong ao, hồ, sông suối và khiến cho các loại sinh vật sống ở
đây bị suy yếu hoặc chết. 
Làm tăng hàm lượng axit sulfuric trong nước, gây cản trở quá trình hấp thụ các chất
dinh dưỡng của sinh vật. Đồng thời, pH trong nước giảm cũng là nguyên nhân gây mất
cân bằng hàm lượng muối ở các mô và làm giảm khả năng duy trì nồng độ canxi của cá,
kéo theo sự ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.
c. Mưa acid đối với hệ thực vật
Nước mưa axit ngấm vào lòng đất sẽ sản sinh ra các chất độc và làm tăng độ chua
của đất, khiến đất bị suy thoái, cây cối chậm phát triển. 
Nước mưa cũng ăn mòn lớp phủ bảo vệ của lá, lá cây sẽ bị cháy, mầm bị chết khô,
khả năng quang hợp giảm,… khiến cây có nguy cơ mắc bệnh và dễ bị côn trùng tấn công.

Hình 8: Tác hại của mưa acid đối với rừng[11]


d. Mưa acid đối với các vật dụng, công trình kiến trúc
Các hợp chất của sulfur là nguyên nhân gây ra hư hại lớn cho các vật liệu. Các
oxide của sulfur có thể đẩy nhanh quá trình ăn mòn bằng cách tạo thành acid H 2SO4 trong
6
không khí hoặc ngay trên bề mặt kim loại. Trong đó, SO2 là chất ô nhiễm gây bất lợi nhất
đối với quá trình ăn mòn kim loại.[12]
Các hợp chất này của lưu huỳnh có thể phá hủy nhiều loại vật liệu xây dựng như đá
cẩm thạch, đá vôi, phiến vữa,… Các loại vải dệt từ nylon cũng có thể bị tác động bởi các
chất ô nhiễm trong không khí.[12]
Mưa axit còn gây ra phản ứng hoá học với các vật dụng bằng kim loại như sắt,
đồng, kẽm… và khiến chúng bị giảm tuổi thọ.

Hình 9: Tác động của mưa acid đến công trình kiến trúc[13]
II. Ngộ độc đường hô hấp
1. Cơ chế xâm nhập[14]
Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ đó
qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu. SO 2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi
ẩm để tạo thành các hạt axit H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết.
Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu
gây rối loạn chuyển hoá đường và protein, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra
methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+ (kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu
cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản,
khó thở.
Khi nồng độ SO2 đạt đến 5 phần triệu thì các hội chứng bệnh lý ở người tiếp xúc bắt
đầu xuất hiện.
2. Tác hại đối với đường hô hấp
Tiếp xúc với khí SO2 trong thời gian ngắn có thể gây hại cho hệ hô hấp của con
người và gây khó thở. Những người bị hen suyễn, đặc biệt là trẻ em rất nhạy cảm với tác
động này của SO2[15]
Cụ thể, con người sẽ xuất hiện những biểu hiện:[16]

7
 Bị khò khè, khó thở và tức ngực và các vấn đề khác đặc biệt khi tập thể dục hoặc
tham gia các hoạt động thể chất.
 Tiếp xúc liên tục ở mức cao làm tăng các triệu chứng hô hấp và làm giảm khả
năng hoạt động của phổi.
 Tiếp xúc với khí SO2 trong không khí, người hen suyễn có thể gặp phải tính trạng
khó thở.
 Suy giảm chức năng của hệ hô hấp.

Hình 10: Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến hệ hô hấp của con người[16]
III. Bụi mịn
1. Bụi mịn là gì?
Bụi mịn (particulate matter – PM) là những hạt dạng lỏng hoặc rắn lơ lửng trong
không khí. Một số hạt như bụi, bồ hóng, khói có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một số
khác lại có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi.[17]
Các loại khí gây ô nhiễm môi trường như SO 2, NOx, CO,… là một trong những
nguyên nhân chính góp phần tạo thành bụi mịn[18].

8
Hình 11: Sơ đồ minh họa cho bụi mịn PM được tạo ra từ nhiều nguồn khác
nhau[19]
2. Tác hại của bụi mịn
a. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chức năng của phổi
Bụi mịn PM xâm nhập vào đường hô hấp có thể gây ăn mòn phế nang, làm giảm
chức năng hô hấp, chức năng làm việc của phổi và tăng tỉ lệ các triệu chứng ho, khạc ra
đờm, thở khò khè,…[20].
Các hạt khi xâm nhập vào phổi có thể theo hai kích thước: hạt dạng thô (PM 10) hoặc
hạt dạng mịn (PM2.5). Kích thước của các hạt có liên quan trực tiếp đến việc trở thành
nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về sức khỏe. Đến này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 μm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Do
các hạt này có thể xâm nhập mạnh mẽ sâu vào trong phổi gây ảnh hưởng đến các chức
năng của phổi như sự trao đổi khí.[21]
Ngoài ra, các hạt có đường kính nhỏ hơn 1μm hoạt động tương tự như các khí có
thể xâm nhập xuống phế nang và có thể di chuyển sâu hơn vào các mô tế bào hoặc hệ
thống tuần hoàn[21].
Đối với trẻ em, việc tiếp xúc với PM sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của phổi cao
hơn những lứa tuổi khác. Việc tiếp xúc này sẽ làm suy giảm chức năng của phổi, tỉ lệ mắc
các bệnh về đường hô hấp cao, gây hen suyễn,…[21]

9
Hình 12: Ảnh hưởng của bụi mịn đến hệ hô hấp và chức năng của phổi[22]
b. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch[21]
Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc tiếp xúc với PM có thể làm tăng mức độ mắc bệnh và
tử vong bởi các bệnh liên quan đến tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ
tim, xơ vữa động mạch,…
Tế bào nội mô mạch máu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng bình
thường của hệ tim mạch. Khi các hạt PM khi xâm nhập vào cơ thể có thể kích hoạt nhiều
đường truyền tín hiệu trong nội mô mạch máu và làm giảm chức năng của tế bào nội mô
gây tăng huyết áp và tăng tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch khác.
c. Tỉ lệ tử vong do ô nhiễm PM
Theo hầu hết các nghiên cứu về dịch tễ học thì tỉ lệ tử vong được sử dụng như một
chỉ số để đo độ ảnh hưởng của ô nhiễm PM đối với sức khỏe con người[21]. Theo The
Global Burden of Disease Study, năm 2013 ước tính có đến 5,5 triệu người tử vong do ô
nhiễm không khí và 3 triệu người tử vong sớm do tác hại của bụi mịn[20].
Đối với các bệnh liên quan đến tim phổi, người ta ước tính rằng khoảng 3% ca tim
phổi và 5% ca tử vong do ung thư phổi là do tiếp xúc với PM. Ngoài ra đối với tỉ lệ tử
vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ cũng được cho rằng có tiếp xúc lâu dài với PM2.5.[21]
IV. Tác động của SO2 đối với thực vật
Ở thực vật, tác động của ô nhiễm không khí thường xảy ra ở cấu trúc lá. SO 2 xâm
nhập vào lá, các tế bào thực vật chuyển nó thành sulfite và sau đó thành sulfate. Vậy nên,
nếu nồng độ SO2 quá cao thì các tế bào không thể oxi hóa kịp thời sulfite thành sulfate
dẫn đến các cấu trúc tế bào bị phá vỡ.[12] Ngoài ra, việc tác động lâu dài với khí SO 2 ở
nồng độ thấp cũng sẽ gây ra một số tác hại cho thực vật như giảm tăng trưởng, năng suất
hay gây “nhiễm trùng”[23].
Điều này sẽ gây tác động lớn đối với những loại rau ăn lá như rau bina, rau diếp,…
Lá thông cũng có khả năng bị ảnh hưởng khi các đầu kim hoặc toàn bộ lá kim sẽ trở nên
nâu và giòn.[12] Ngoài ra, sự phá hủy diệp lục và tế bào cũng làm giảm độ dày các vòng
hàng năm của cây[24].

10
Hình 13: Ảnh hưởng của SO2 đến lá blackberry[25]

Hình 14: Sự tàn phá của SO2 đối với lá thông[25]


C. Phương pháp giảm thiểu khí SO2
I. Giảm giới hạn lưu huỳnh trong các nguồn nhiên liệu được sử dụng
Sulfur dioxide được sinh ra từ phản ứng đốt cháy lưu huỳnh (sulfur) bằng khí
oxygen:
S+O 2 t ○ S O2

Lưu huỳnh tồn tại trong các nhiên liệu như xăng, dầu, nhiên liệu hoá thạch,…[26]
Để giảm lượng sulfur dioxide thải ra, nghĩ đến đầu tiên, ta cần giảm lượng lưu huỳnh
trong các nguồn nhiên liệu .

11
Ví dụ: Quy định của IMO (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) về việc cắt giảm phát thải
lưu huỳnh oxide:[27]
Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, một quy định của IMO về hàm lượng tối đa có trong
dầu nhiên liệu được tàu có hiệu lực. Về tàu hoạt động bên ngoài các khu vực kiểm soát
khí thải, giới hạn lưu huỳnh có trong dầu được chỉ định giảm đến 2% so với trước đó, từ
3.5% thành 0.50% m/m (khối lượng trên khối lượng). Trong các khu vực kiểm soát phát
thải (ECAs – Emission Control Areas), giới hạn đã đưa ra vào năm 2015 cũng giảm đáng
kể so với trước đó, từ 1.0% thành 0.10%.
Trước khi giới hạn mới có hiệu lực, hầu hết các tàu đều sử dụng dầu nhiên liệu
nặng. Được tạo ra từ cặn bã từ quá trình chưng cất dầu thô, dầu nhiên liệu nặng có hàm
lượng lưu huỳnh cao hơn (HSFO – high-sulfur fuel oil). Hiện nay, phần lớn các tàu đang
sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp – VLSFO (very-low-sulfur fuel
oil) thay cho HSFO[28].
Ngoài ra còn có nhiên liệu ULSD (ultra-low-sulfur diesel) là dầu diesel có hàm
lượng lưu huỳnh cực thấp, dầu diesel sinh học (BO), hỗn hợp ULSD-BO[29], MGO
(marine gas oil) là sản phẩm dầu khí biển chưng cất với hàm lượng lưu huỳnh trung bình
là 0.10%[28].
II. Sử dụng nguồn nhiên liệu, năng lượng thay thế
Hai nguồn nhiên liệu tiềm năng có thể dùng để thay thế xăng, dầu chứa lưu huỳnh:
LNG (Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên với hàm lượng cao khí methane
(93%) được hoá lỏng tại nhiệt độ – 162○C. LNG không chứa lưu huỳnh (do ở nhiệt độ
này thì sulfur tồn tại ở thể rắn, có thể loại bỏ) do đó đây là một nhiên liệu không thải
sulfur dioxide. Ngoài ra cũng rất thân thiện với môi trường khi mà giảm thiểu được rất
nhiều NOx và một phần CO2.[30] Vì thế, LNG là một nhiên liệu khí đốt tiềm năng, thân
thiện với môi trường. Ngoài ra, do được hoá lỏng bằng nhiệt độ nên thể tích lưu trữ
không cần nhiều và an toàn hơn các nhiên liệu hoá lỏng bằng áp suất.
Khí hydrogen cũng là nguồn năng lượng cực tiềm năng khi mà sản phẩm đốt cháy
của chúng là chỉ là nước, không gây ra các chất độc, chất gây ô nhiễm môi trường. Quá
trình đốt cháy hydrogen cũng toả nhiều nhiệt có thể chuyển hoá thành nhiệt nắng. Nhưng
gặp khó khăn về việc lưu trữ an toàn cũng như kinh tế.[31]
Ngoài ra, ta còn có thể dùng các năng lượng tái tạo như mặt trời, sóng, gió,… vì là
các nguồn có sẵn và là nguồn năng lượng sạch nhưng hiệu suất chưa cao (như pin năng
lượng mặt trời chỉ đạt hiệu suất cao nhất là ở 22.8%)[32].

12
III. Xử lí khí SO2 trong khí thải trước khi thải ra môi trường
 Phương pháp khô (sử dụng sorbent injection): thêm các hợp chất của kim loại
kiềm (hoặc kiềm thổ) ở dạng rắn vào khí đốt than. Thông thường sử dụng vôi và các hợp
chất của sodium[33].
 Phương pháp ướt: sử dụng dung dịch nước vôi để thấp thụ SO 2, sau đó loại bỏ sản
phẩm[33].
 Phương pháp dùng các chất hấp thụ có khả năng tái sử dụng (regenerative): chất
lỏng ion, dung môi deep eutectic, dung dịch ammonium halide, dung dịch alkyl  aniline,
dung dịch amino acid, than hoạt tính, silica, zeolite, khung hữu cơ  kim loại (MOF)[34].

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Núi lửa phun trào tạo thành ‘dòng sông lửa’ kéo dài nhiều kilômet,” Tuổi trẻ
online, 2022. https://tuoitre.vn/nui-lua-phun-trao-tao-thanh-dong-song-lua-keo-
dai-nhieu-km-20220210145359124.htm (accessed Mar. 30, 2022).
[2] “Cháy rừng lan rộng tại Mỹ và Canada,” Tuổi trẻ online, 2021.
https://tuoitre.vn/chay-rung-lan-rong-tai-my-va-canada-20210718072943159.htm
(accessed Mar. 30, 2022).
[3] “Chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí ở Hàn Quốc,” Tạp chí môi trường,
2021. http://tapchimoitruong.vn/nhin-ra-the-gioi-65/chinh-sach-kiem-soat-o-
nhiem-khong-khi-o-han-quoc-23001 (accessed Mar. 30, 2022).
[4] “Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc
phục,” Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2021. https://dangcongsan.vn/xay-
dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhan-gay-tinh-trang-o-nhiem-moi-
truong-khong-khi-va-giai-phap-khac-phuc-594455.html (accessed Mar. 30,
2022).
[5] “Khí Sunfurơ SO2 là gì? Tác hại của khí Sunfurơ như thế nào?,” Xử lý chất thải.
https://xulychatthai.com.vn/khi-sunfuro-so2-la-gi-tac-hai-so2/ (accessed Mar. 30,
2022).
[6] “Khói, bụi xe gây nhiều bệnh tật,” Tuổi trẻ online, 2017. https://tuoitre.vn/khoi-
bui-xe-gay-nhieu-benh-tat-1246207.htm (accessed Mar. 30, 2022).
[7] S. Dale, “bp Statistical Review of World Energy Energy in 2020: the year of
COVID Chief economist,” pp. 14–16, 2019.
[8] “What is Acid Rain?,” United States Environmental Protection Agency (EPA),
2021. https://www.epa.gov/acidrain/what-acid-rain#:~:text=Acid rain results
when sulfur,before falling to the ground (accessed Mar. 29, 2022).
[9] P. Guy R. Lanza;Xinyue Ye;Timothy Randhir;Justin B. Ries;William Kenneth
Reisen, “Mechanisms and Effects of Acid Rain on Environment,” J. Earth Sci.
Clim. Change, vol. 05, no. 06, 2014, doi: 10.4172/2157-7617.1000204.
[10] “Mưa axit là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục,” IASlinks.org, 2021.
https://iaslinks.org/mua-axit/?msclkid=4fc22c0aaf0e11ec81073bf992a2a38b
(accessed Mar. 29, 2022).
[11] “Mưa axit là gì? Nguyên nhân, tác hại và khí gây ra mưa axit,” VietChem, 2021.
https://ammonia-vietchem.vn/tin-tuc/mua-axit-la-gi.html#:~:text=Tác hại của

14
mưa axit đối với con,ảnh hưởng%2C đặc biệt là ở trẻ em.?
msclkid=75bdb011af3d11eca5704571f4d0a2d2 (accessed Mar. 29, 2022).
[12] B. G. Miller, “The Effect of Coal Usage on Human Health and the
Environment,” Clean Coal Eng. Technol., pp. 85–132, 2011, doi: 10.1016/b978-
1-85617-710-8.00004-2.
[13] “Người Việt có thể dùng nước mưa axit ăn uống bình thường?,” Em yêu hóa học,
2009. https://hoctroviet.wordpress.com/2010/04/20/dung-nuoc-mua-axit-an-
uong-binh-thuong/ (accessed Mar. 29, 2022).
[14] “Tác động của một số khí độc đến sức khoẻ con người,” Sở tài nguyên và môi
trường Vĩnh Phúc.
http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Moi-truong/Tac-dong-cua-mot-
so-khi-doc-den-suc-khoe-con-nguoi-71/#:~:text=Nhiễm độc khí SO2
(lưuhuỳnh,vào hệ thống bạch huyết (accessed Mar. 29, 2022).
[15] “Sulfur Dioxide Basics,” United States Environmental Protection Agency (EPA).
https://www.epa.gov/so2-pollution/sulfur-dioxide-basics (accessed Mar. 29,
2022).
[16] “Lưu huỳnh đioxit – khí SO2 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp?,”
AquaLife. https://aqualife.vn/luu-huynh-dioxit-khi-so2-anh-huong-nghiem-trong-
den-he-ho-hap/ (accessed Mar. 29, 2022).
[17] “Particulate Matter (PM) Basics,” United States Environmental Protection
Agency (EPA), 2021. https://www.epa.gov/pm-pollution/particulate-matter-pm-
basics#PM (accessed Mar. 29, 2022).
[18] I. C. Yadav and N. L. Devi, Biomass burning, regional air quality, and climate
change, 2nd ed. Elsevier Inc., 2019.
[19] “Schematic illustration for particulate matter (PM) generated from various
sources,” ResearchGate, 2020. https://www.researchgate.net/figure/Schematic-
illustration-for-particulate-matter-PM-generated-from-various-
sources_fig2_347644710 (accessed Mar. 29, 2022).
[20] J. Huang, Q. Liu, and X. Guo, Short-term effects of particulate air pollution on
human health, 2nd ed. Elsevier Inc., 2019.
[21] K. H. Kim, E. Kabir, and S. Kabir, “A review on the human health impact of
airborne particulate matter,” Environ. Int., vol. 74, pp. 136–143, 2015, doi:
10.1016/j.envint.2014.10.005.

15
[22] “Factsheet: Why is air quality important?,” LAND AIR WATER AOTEAROA
(LAWA), 2021. https://www.lawa.org.nz/learn/factsheets/air-quality-topic/why-
is-air-quality-important/ (accessed Mar. 29, 2022).
[23] WHO, “Effects of sulfur dioxide on vegetation: critical levels,” Office, no. 1, pp.
1–17, 2000.
[24] M. D. Kantarci, “The effects of SO2 pollutant on forest tree needles at
mountainous land around Izmir (Turkey),” Water, Air, Soil Pollut. Focus, vol. 3,
no. 5–6, pp. 215–225, 2003.
[25] “Sulfur Dioxide Damage to Plants,” Missouri Botanical Garden.
https://www.missouribotanicalgarden.org/gardens-gardening/your-garden/help-
for-the-home-gardener/advice-tips-resources/pests-and-problems/environmental/
sulfur-dioxide.aspx (accessed Mar. 29, 2022).
[26] G. H. O. M. Jacobson, R. J. Charlson, H. Rodhe, "The sulfur cycle,” in Earth
System Science: From Biogeochemical Cycles to Global Changes. 2000.
[27] “IMO 2020 – cutting sulphur oxide emissions,” International Maritime
Organization, 2020.
https://www.imo.org/en/MediaCentre/HotTopics/Pages/Sulphur-2020.aspx
(accessed Mar. 28, 2022).
[28] N. Sharma, “IMO 2020 Sulfur Cap : Green Investment in Shipping Industry,”
World Marit. Univ. Diss., no. 2019, 2020.
[29] V. D. Tran, A. T. Le, and A. T. Hoang, “An experimental study on the
performance characteristics of a diesel engine fueled with ulsd-biodiesel blends,”
Int. J. Renew. Energy Dev., vol. 10, no. 2, pp. 183–190, 2021, doi:
10.14710/ijred.2021.34022.
[30] S. Livaniou, G. Chatzistelios, and D. V Lyridis, “LNG vs. MDO in marine fuel
emissions tracking,” Sustainability, vol. 14, no. 3860, pp. 1–12, 2022.
[31] J. O. Abe, A. P. I. Popoola, E. Ajenifuja, and O. M. Popoola, “Hydrogen energy,
economy and storage: Review and recommendation,” Int. J. Hydrogen Energy,
vol. 44, no. 29, pp. 15072–15086, 2019, doi: 10.1016/j.ijhydene.2019.04.068.
[32] J. Svarc, “Most efficient solar panels 2022,” Clean Energy Reviews, 2022.
https://www.cleanenergyreviews.info/blog/most-efficient-solar-panels (accessed
Mar. 29, 2022).
[33] P. P. and A. Handbook, “Sulfur Oxides : Pollution Prevention and Control,” no.

16
July, pp. 258–260, 1998.
[34] A. A. J. Muhammad Adli Hanif, Naimah Ibrahim, “Sulfur dioxide removal: An
overview of regenerative flue gas desulfurization and factors affecting
desulfurization capacity and sorbent regeneration,” Environmental Science and
Pollution Research, 2020. https://link.springer.com/article/10.1007/s11356-020-
09191-4?msclkid=c78620d4b29711ec95750d92585ef7ac (accessed Mar. 29,
2022).

17
Chủ đề: SULFUR DIOXIDE - VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục tiêu
 HS thành các suy nghĩ ban đầu về vấn đề ô nhiễm không khí.
2. Nội dung hoạt động
 HS xem video “Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội” và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm
 Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
 GV chiếu video “Thực trạng  HS quan sát video và trả Video thực
ô nhiễm không khí ở Hà Nội”. lời câu hỏi. trạng ô nhiễm
 GV đặt câu hỏi: Video trên không khí ở
nói về vấn đề gì? Hà Nội
 GV nhận xét và giới thiệu
chủ đề: “Sulfur dioxide - Vấn đề ô
nhiễm môi trường”.
 GV chia nhóm học tập.

Link video: Video “Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội”:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự hình thành sulfur dioxide


1. Mục tiêu
 HS trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người và tự
nhiên.
2. Nội dung hoạt động
 HS nêu các nguồn sinh ra sulfur dioxide và viết PTHH tương ứng với quá trình
thông qua hoạt động sử dụng kĩ thuật công não.
 Hệ thống kiến thức về sự hình thành sulfur dioxide bằng poster.
3. Sản phẩm
 Câu trả lời của HS và poster “Sự hình thành sulfur dioxide”.

18
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
 GV yêu cầu HS sử dụng kĩ  HS nêu các hoạt Sự hình
thuật công não trả lời câu hỏi: Các động/nguồn sinh ra sulfur thành sulfur
em hãy nêu các nguồn sinh ra sulfur dioxide. dioxide
dioxide?
 GV nhận xét: Sulfur dioxide
hình thành từ những nguồn như khai
thác dầu mỏ và khí đốt, hoạt động
hàng hải, công nghiệp luyện
kim...và qua các nguồn thiên nhiên
như núi lửa phun trào, các vụ cháy
rừng,…  HS:
 GV yêu cầu HS viết PTHH  Đốt lưu huỳnh:
sinh ra SO2 tương ứng với các quá S+O2 t ° S O2

trình.
 Đốt hydrogen sulfide:
°
2 H 2 S+3 O2 t 2 S O2 +2 H 2 O

 Đốt quặng pyrite:


°
4FeS2 + 11O2 t→ 2Fe2O3 + 8SO2

 GV nhận xét và chiếu poster


“Sự hình thành sulfur dioxide”.

Hoạt động 3: Tác hại của SO2 đối với con người và môi trường sống
1. Mục tiêu
 HS trình bày được tác hại của SO2 đối với con người và môi trường sống.
2. Nội dung hoạt động
 HS thảo luận và nêu ra tác hại của SO 2 đối với con người và môi trường sống
thông qua 4 chủ đề mà gv đưa ra.
3. Sản phẩm
 Sơ đồ tư duy và câu trả lời của HS.

19
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV Hoạt động của Nội dung
HS
 GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm  HS tiến Tác hại
khoảng 8 thành viên và hướng dẫn các nhóm cách hành chọn của SO2 đối
làm việc theo kĩ thuật mảnh ghép: nhóm, điểm số với con người
 Mỗi thành viên trong nhóm bắt đầu đếm số và di chuyển về và môi trường
từ 1 đến 4. nhóm chuyên sống
 Hai thành viên có số trùng với nhau sẽ chung gia của mình.
một nhóm nhỏ.
 Các nhóm nhỏ ở các nhóm lớn có số trùng
nhau sẽ hợp lại thành một nhóm chung gọi là nhóm
chuyên gia.
 Các nhóm chuyên gia sẽ tìm hiểu về các chủ
đề khác nhau mà GV đưa ra. Các phần thảo luận,
tìm hiểu sẽ được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy
lên khổ giấy A2, khuyến khích các sản phẩm trình
bày đẹp, sáng tạo, sơ đồ hóa mà vẫn thể hiện được
đầy đủ nội dung trọng tâm của chủ đề.
 Các thành viên ở nhóm chuyên gia sau khi
thảo luận xong sẽ trở về nhóm ban đầu của mình và
tiến hành trình bày sản phẩm ở nhóm chuyên gia
cho các thành viên nhóm ban đầu nghe, nhận xét và
phản biện (các sản phẩm của nhóm chuyên gia sẽ
được truyền đi khắp các nhóm để đảm bảo nhóm
nào cũng được truyền tải đủ nội dung ở các chủ đề)
 GV giao các chủ đề cho các nhóm chuyên  Các
gia và yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành sản nhóm chuyên
phẩm trong 15 phút: gia nhận chủ đề
 Nhóm 1: Mưa acid và tiến hành làm
việc.
 Nhóm 2: Ngộ độc đường hô hấp
 Nhóm 3: Bụi mịn
 Nhóm 4: Tác động của SO2 đối với thực vật

20
 GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình
làm việc. GV khuyến khích HS sử dụng những kiến
thức đã học kết hợp với nguồn tài liệu trên các
trang web uy tín để hoàn thành sản phẩm.
 GV báo hết thời gian, yêu cầu các thành viên
về lại nhóm ban đầu và tiến hành báo cáo sản phẩm
từ nhóm chuyên gia của mình.  HS thực
 GV quan sát quá trình báo cáo của các nhóm. hiện báo cáo
 Sau khi các nhóm đã hoàn thành báo cáo theo yêu cầu
xong các chủ đề, GV tiến hành nhận xét các sản của GV
phẩm của nhóm chuyên gia và đặt câu hỏi bất kì về  HS lắng
các chủ đề cho HS nghe và trả lời
 GV nhận xét, giải thích và bổ sung thêm nội câu hỏi của GV
dung rồi kết luận từng chủ đề.
 HS lắng
nghe

Hoạt động 4: Giảm thiểu và xử lí sulfur dioxide


1. Mục tiêu
 HS trình bày được một số biện pháp làm giảm thiểu lượng SO2 thải vào không khí.
 HS đề xuất được phương pháp hoá học xử lí SO2 trong khí thải, thực hiện được thí
nghiệm kiểm chứng đề xuất.
2. Nội dung hoạt động
 HS đề xuất biện pháp làm giảm thiểu lượng SO 2 từ các nguồn phát sinh, đề xuất
phương pháp hoá học xử lí SO 2 trong khí thải và thực hiện thí nghiệm kiểm chứng đề
xuất.
3. Sản phẩm
 Phiếu học tập
4. Tổ chức hoạt động
Nội dung hoạt
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
động
 GV phát phiếu học tập cho HS, yêu  HS thảo luận Các biện pháp
cầu các nhóm thảo luận về các biện pháp nhóm và ghi kết quả giảm thiểu

21
giảm thiểu khí SO2 thải vào không khí, GV thảo luận vào phiếu
gợi ý suy luận từ các nguồn sinh khí SO 2 (đã học tập (10 phút).
được kết luận ở hoạt động trước).
 GV mời các nhóm HS trình bày kết
quả thảo luận (10 phút). GV kết luận và mở
rộng, giới thiệu thêm các biện pháp hiện đại.
 GV quan sát, hỗ trợ và đánh giá năng
lực hợp tác của HS theo bảng kiểm
 GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận  Các nhóm HS Đề xuất
nhóm để đề xuất phương pháp hoá học hấp trình bày đề xuất cách phương pháp và
thụ SO2 trong khí thải, dựa vào các tính chất giải quyết vấn đề của tiến hành kiểm
của SO2 đã học (10 phút). nhóm mình. chứng
 HS mô tả hiện
 GV cung cấp bộ thí nghiệm cho mỗi tượng thí nghiệm, kết
nhóm theo sơ đồ sau: luận về phương án xử
lí SO2 trong khí thải,
hoàn thiện phiếu học
tập.

Cung cấp nước vôi trong (và các hoá chất


mà HS đề xuất) để ở bình tam giác. Dùng
giấy quỳ tím thử sự hiện diện của SO 2 có
trong cốc bên phải.
 GV kết luận, nhận xét hoạt động, tiến
hành chấm phiếu học tập sau buổi học

22
PHIẾU HỌC TẬP
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ KHÍ THẢI SO2
Tên nhóm: Lớp:
HOẠT ĐỘNG: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu sulfur dioxide
Biện pháp nhóm đề xuất Kết luận của GV

HOẠT ĐỘNG: Đề xuất phương pháp hoá học xử lí SO2 trong khí thải
Phương án nhóm đề xuất:__________________________________________________
______________________________________________________________________
Cơ sở khoa học: _________________________________________________________
______________________________________________________________________
Tóm tắt quy trình thí nghiệm kiểm chứng: ____________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
Hiện tượng quan sát được: _________________________________________________
______________________________________________________________________
Kết luận về phương án đã đề xuất:___________________________________________

23

You might also like