phiếu giao bài tập bài 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

PHIẾU GIAO BÀI TẬP – BÀI 3

3.1. Cho phản ứng:


S2O82  2I  2SO42  I2 xảy ra trong dung dịch.

Thực nghiệm cho biết: nếu tăng nồng độ của S 2 O82 lên gấp 2 lần thì tốc độ ban đầu của
phản ứng tăng gấp 2 lần. Tương tự như vậy, khi tăng nồng độ của I– hai lần, thì tốc độ
cũng tăng gấp 2 lần. Xác định bậc của phản ứng.
3.2. Cho phản ứng: 2NO + 2H2  2H2O + N2
Xác định bậc của phản ứng. Biết rằng nếu dùng một lượng rất dư H 2 thì tốc độ phản
ứng có bậc là 2 đối với NO, nếu dùng lượng rất dư NO thì tốc độ phản ứng có bậc là 1
đối với H2.
3.3. Cho phản ứng: 2N2O5  4NO2 + O2. Hãy cho biết mối liên hệ giữa tốc độ phân hủy
N2O5, tốc độ hình thành NO2, O2 và tốc độ của phản ứng.
3.4. Cho phản ứng: H2(k) + I2(k)  2HI(k) (*)
a) Viết biểu thức của định luật tác dụng khối lượng đối với phản ứng đã cho. Biết rằng:
tăng nồng độ của H2 lên gấp đôi và giữ nguyên nồng độ của I2 thì tốc độ tăng gấp đôi,
tăng nồng độ của I2 lên gấp đôi và giữ nguyên nồng độ của H2 thì tốc độ cũng tăng gấp
đôi. Tính bậc của phản ứng đối với H2, I2 và bậc của phản ứng.
b) Phản ứng (*) là phản ứng đơn giản hay phức tạp?
c) Ở 5080C, khi nồng độ các chất tác dụng [I2] = 0,05M, [H2] = 0,04M thì tốc độ của
phản ứng bằng 3,2.10–4 mol.l–1.s–1. Nếu hỗn hợp ban đầu có nồng độ các chất tác dụng
đều bằng 0,04M thì cần phải một thời gian bao lâu để cho 50% H2 phản ứng? 75% H2
phản ứng?
d) Tốc độ của phản ứng (*) sẽ thay đổi như thế nào nếu thể tích của hệ phản ứng giảm
xuống 2 lần.
e) Cho phản ứng sau: H2(k) + Br2(k)  2HBr(k) (**)
1
Phương trình biểu thị tốc độ của phản ứng có dạng: v  kC 2H C Br2
2 2

Vậy phản ứng (**) là phản ứng đơn giản hay phức tạp?
3.4. Cho phản ứng: H2(k) + I2(k)  2HI(k) (*), có bậc đối với H2 là 1, với I2 là 1. Ban đầu có
2,5mol H2 và 2,5mol I2 trong bình dung tích 10 lít. Sau 20 giây thì còn lại 2,4mol I2.
Tính tốc độ ban đầu và tốc độ sau 20 giây của phản ứng. Biết k = 8,33.10–3 mol–1.l.s–1.
3.5. Khi tiến hành phân huỷ (CH3)2O trong 1 bình kín ở 5040C và đo áp suất tổng quát của
hệ, thu được kết quả:
T (s) 0 1550 3100
PT (mmHg) 400 800 1000
Dựa vào kết quả trên hãy :
a) Chứng minh phản ứng phân hủy (CH3)2O là bậc nhất.
b) Tính hằng số tốc độ ở 5040C.
1
c) Tính áp suất tổng trong bình và lượng % (CH3)2O đã phân huỷ sau thời gian 460s.
Biết: (CH3)2O  CH4 + H2 + CO
3.6. Hoạt tính phóng xạ của đồng vị 84Po210 giảm 6,85% sau 14 ngày. Xác định hằng số tốc
độ phóng xạ của quá trình phân huỷ 84Po210, thời gian nửa phản ứng và thời gian cần
thiết để 84Po210 phân hủy 90%.
3.7. Khi tiến hành phản ứng ứng phân huỷ CH3OCH3 theo thời gian, thu được kết quả:
T (thời gian) 0 15 30
C (mol/l) 25,4 9,83 3,81.
Xác định xem bao nhiêu lâu sau lượng CH3OCH3 giảm 1 nửa và sau bao lâu giảm 1%.
Biết : CH3OCH3  CH4 + H2 + CO
3.8. Tính hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Ở 288K hằng số tốc độ của phản ứng = 2.10–2 s–1 còn ở 325K thì = 0,38s–1
b) Khi hạ nhiệt độ xuống 450, phản ứng chậm đi 25 lần.
c) Ở 393K phản ứng kết thúc sau thời gian 18 phút, ở 453K phản ứng kết thúc sau thời
gian 1,5s.
3.9. Cho phản ứng A  B + C là phản ứng bậc 1. Ở 288K có hằng số tốc độ là 2.10–2s–1
còn ở 325K có hằng số tốc độ là 0,38s–1.
a) Tính năng lượng hoạt hoá của phản ứng.
b) Tính thời gian để phản ứng hoàn thành được 50%, 75% ở 303K.
3.10. Cho phản ứng:
2N2O5  4NO2 + O2 xảy ra ở T(K).
Các kết quả thực nghiệm sau đây được ghi nhận
C N2O5 (mol.lit 1 ) vpư (mol.l–1.s–1)
0,170 1,39.10–3
0,340 2,78.10–3
0,680 5,56.10–3
a) Viết biểu thức của tốc độ phản ứng.
b) Tính hằng số tốc độ ở nhiệt độ T(K).
c) Ea = 24,74kcal.mol–1;
Hằng số tốc độ của phản ứng ở 298K bằng 2,03.10–3s–1.
Tính nhiệt độ T ở đó đã tiến hành thí nghiệm.
3.11Cho phản ứng A + B → C và kết quả thực nghiệm như sau:

2
Số thí A (M) B (M) -1
V (M.ph )
nghiệm
4
1 0,02 0,01
1,0.10
4
2 0,02 0,02
4,0.10
4
3 0,01 0,02
2,0.10
a. Xác định bậc riêng phần đối với chất A, B và bậc toàn phần của phản ứng.
b. Tính hằng số tốc độ phản ứng.
3.12. Phản ứng phân hủy phóng xạ của một đồng vị là bậc nhất, sau 1 giờ phân huỷ hết
90%. Xác định hằng số tốc độ phản ứng phân hủy đó.
3.13 Hằng số tốc độ của một phản ứng bậc nhất: A + B → C là 2.10-2s-1 ở 288K và 0,38 s-1
ở 325K. Xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng và thời gian để phản ứng hoàn thành
được 50% ở 303K.

You might also like