Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30


LỜI NÓI ĐẦU:
Trước khi bắt đầu tài liệu này, tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong lớp 20CLC02 và
một số cá nhân khác đã cùng đóng góp các slide bài giảng của cô, để tôi có thể tổng hợp được tài
liệu này. Do tình cảnh có phần trớ trêu, có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của
các bạn để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Đây là tài liệu môn DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC của cô HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH. Được
viết phần lớn là từ slide bài giảng của cô không qua chỉnh sửa. Ngoài ra còn được dựa trên một
số tài liệu để hoàn thiện nội dung.
DISCLAIMER: Đừng phụ thuộc hoàn toàn 100% vào tài liệu này, tác giả khuyên đọc thêm
trong sách.
Trong tài liệu này tôi sẽ in nghiêng những phần trong giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học (Hoàng
Dũng – Bùi Mạnh Dũng) không đề cập đến HOẶC cách diễn đạt khác hẳn so với slide của cô.
Các bạn có quyền đổi hết sang chữ bình thường, đó là quyền của các bạn.
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
HỌC VÀO NGÀT CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

1
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

CHƯƠNG 1: NGÔN NGỮ - NGÔN NGỮ HỌC


(Lưu ý: Những cụm tác giả in nghiêng là những cụm giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học (Hoàng
Dũng – Bùi Mạnh Dũng) không đề cập đến HOẶC cách diễn đạt khác hẳn so với slide của cô
(Sẽ được ghi chú lại))
1/ Ngôn ngữ là gì: (Trong sách)
Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất và phương tiện tư duy của loài người.
Phân biệt ngôn ngữ “Langue” và lời nói “Parole”
Lời nói là sự hiện thực hoá ngôn ngữ trong từng điều kiện cụ thể,
Lời nói:
- Giá trị biểu đạt riêng cho từng người nói.
- Giá trị biểu đạt chung mà ai cũng thực hiện như nhau khi cùng nói một lời.
- (Hệ thống của tất cả cái chung là ngôn ngữ)
 Lời nói có trước chữ viết.
 Tiếng Việt có từ khi xuất hiện cộng đồng dân tộc Việt.
(Trang 10 đề cập đến sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói nhưng cách diễn đạt trên slide
khác với bảng)

- Ngôn ngữ đang được sử dụng trong đời sống của một cộng đồng xã hội là một sinh ngữ.
- Khi không còn dân tộc nào dùng nữa thì nó là tử ngữ.
Tử ngữ xuất hiện khi:
 Đã hoàn toàn biến mất.
 Đã bị biến đổi thành ngôn ngữ khác.

2
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
- Hoạt động ngôn ngữ: Hiện tượng trong đời sống: Một ngôn ngữ và hiện tượng trong đời
sống các ngôn ngữ trên thế giới. Cùng tất cả hiện tượng khác về tiếng nói của con người.
- Ngôn ngữ học là khoa học kinh nghiệm,.
- Nhà ngôn ngữ học là người miêu tả hệ thống.
Tôn trọng sự kiện ngôn ngữ khách quan
Tập hợp cứ liệu đủ nhiều và phong phú.
NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG:
- Nghiên cứu các hiện tượng phổ quát của các ngôn ngữ; bản chất, chức năng…
NNH đồng đại (Synchronic Linguistics): Nghiên cứu trong thời kì tương đối ổn định.
NNH lịch đại (Diachronic Linguistics): Nguyên cứu trong những biến cố của nó.
- Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, có thể nghiên cứu cấu trúc bên trong cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các yếu tố
bên ngoài.
- Ngữ âm học (Phonetics): Nghiên cứu mặt tự nhiên và họ của thể chất âm thanh ngôn ngữ.
- Từ vựng học (Lexicology): Nghiên cứu từ và các ngữ cố định.
- Ngữ pháp học (Grammar): Nghiên cứu hình thái, cấu tạo từ và sự kết hợp từ thành câu. Theo truyền thống ngữ pháp học bao gồm
hình thái (Morphology) và cú pháp học (Syntactics).
- Ngữ nghĩa học (Semantics): Nghiên cứu nghĩa của các đơn vị và các kết cấu mang nghĩa của ngôn ngữ.
- Ngữ dụng học (Linguistic Pragmatics): Nghiên cứu nội dung của ngôn từ trong những tác dụng qua lại giữa nó với tình huống bên
ngoài, với ngôn cảnh, với những người tham gia cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Phong cách học (Stylistics): Nghiên cứu các nguyên tắc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ sao cho có hiệu lực.

Ngôn ngữ học có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác: Triết học, văn học, tâm lý học, dân tộc học, sử
học…Với những thành tựu đã đạt được, ngôn ngữ học đã trở thành một ngành khoa học quan trọng trong
đời sống hiện nay.

4/ BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ:


4.1/ Bản chất của ngôn ngữ:
4.1.1/ Bản chất xã hội:
a/ Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội:
 Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng cụ thể.
 Ngôn ngữ chỉ hình thành và phát triển trong xã hội.
Bản chất xã hội của ngôn ngữ được hiểu như sau:
 Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội.
 Ngôn ngữ phát sinh do nhu cầu giao tiếp của con người. Nó phục vụ xã hội với tư cách
là phương tiện giao tiếp.
 Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
 Ngôn ngữ là bộ phận quan trọng của văn hoá.
Mỗi hệ thống ngôn ngữ đều mang đậm dấu ấn ăn hoá của cộng đồng bản ngữ.
b/ Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng vì:

3
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
- Mỗi kiến trúc thượng tầng đều là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng. Ngôn ngữ không do
CSHT nào sinh ra mà là phương tiện giao tiếp của xã hội được hình thành và bảo vệ
qua các thời đại.
Như vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì ngôn ngữ phục vụ xã hội, làm
phương tiện giao tiếp giữa mội người, giúp người ta hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức
cộng tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động.
a/ Khái niệm, kí hiệu:
Kí hiệu (Sign/Signal) là một đối tượng vật chất có thể tri giác, cảm nhận được, dùng
thay thế một đối tượng khác trong hoạt động giao tiếp và nhận thức.
Kí hiệu có các đặc trưng sau:
- Tính hai mặt.
- Tính võ đoán.
- Tính hệ thống
Biểu tượng (Symbol/symbole): giữa khái niệm và hình thức không tồn tại bất kỳ mối
quan hệ logic hay nhân quả nào (Chim bồ câu-hoà bình)
b/ Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu (semiotic system)
- Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu vì nó có đầy đủ các đặc điểm của hệ thống kí hiệu.
- Bản chất kí hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở các điểm sau:
1. Tính hai mặt:
Mỗi kí hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu đạt (hình thức ngữ âm) và cái
được biểu đạt (Khái niệm)
Kí hiệu ngôn ngữ là sự kết hợp giữa một hình ảnh âm học và một khái niệm.
c: Concept – Signifié (Cái được biểu hiện – khái niệm)
i: image – significant (Cái biểu hiện – hình ảnh âm)
2. Tính võ đoán:
Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ không có một mối quan hệ
tự nhiên. Mối quan hệ này chỉ do người bản ngữ quy ước.
3. Tính hệ thống: Là giá trị khu biệt của kí hiệu. Trong một hệ thống kí hiệu, cái quan
trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những
đặc trưng có ở khả năng phân biệt của nó. (Trong sách có 1 tính tên là “Tính phân
đoạn đôi), tuy nhiên cách diễn đạt khác hẳn trong slide bài giảng của cô!)
Khu biệt (tính từ): Làm phân biệt với những cái khác cùng loại.

Võ đoán (Tính từ): Chỉ dựa vào ý chủ quan, không có căn cứ

Ngoài ra, kí hiệu ngôn ngữ còn có các đặc trưng:


- Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt:
Cái biểu đạt (image) hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian.

4
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Vì vậy, các yếu tố của cái biểu đạt, bắt buộc phải thực hiện theo một trật tự tuyến tính,
tạo ra một chuỗi âm thanh.
- Tính quy ước:
 Thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ có cùng các quy ước để có thể hiểu
nhau.
 Các ký hiệu ngôn ngữ cũng hình thành dựa trên quy ước của các thành viên trong
cộng đồng ngôn ngữ
 Muốn giao tiếp cùng một ngôn ngữ, phải có cùng một số quy ước.
c/ Tính đặc biệt của kí hiệu ngôn ngữ (linguistic sign)
- Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ: Vạn năng và vô hạn. Tất cả các hệ thống kí hiệu. khác chỉ
có thể sử dụng trong một hoặc một số phạm vi nhất định trong cuộc sống. Riêng ngôn
ngữ có thể dùng trong mọi lĩnh vực.
- Ngoài 2 đặc tính trên, ngôn ngữ khác với hệ thống kí hiệu khác ở những đặc điểm sau:
 Tính đa trị của kí hiệu ngôn ngữ:
Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ không có mối quan hệ một
đối một; một vỏ ngữ âm có thể dùng để dùng để biểu đạt nhiều ý nghĩa (thể hiện qua
hiện tượng đa nghĩa và đồng âm), và ngược lại, một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng
nhiều vỏ ngữ âm khác nhau (Thể hiện qua hiện tượng đồng nghĩa)
 Tính bất biến đồng đại:
Vỏ âm thanh/ hay từ liên tưởng đến một khái niệm hay một nghĩa cụ thể mang tính cộng
đồng, một cá nhân không quyết định thay đổi mối quan hệ này.
*Khả năng biến đổi lịch đại:
Các ký hiệu NN có thể biến đổi qua thời gian, qua sự phát triển của NNH thể hiện qua
sự biến đổi vỏ ngữ âm, biến đổi khái niệm hay biến đổi trong mối quan hệ giữa vỏ ngữ
âm và khái niệm. (Vd: Tiếng Việt của chúng ta)
https://quizlet.com/vn/505036351/ban-chat-va-chuc-nang-cua-ngon-ngu-flash-cards/
http://daihoctantrao.edu.vn/media/files/nndc.pdf
4.2/ Chức năng của ngôn ngữ:
4.2.1/ Ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp trọng yếu của con người:
 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, ngôn ngữ cần thiết đối với tất cả mọi
người, có thể được sử dụng bất kì lúc nào và bất kì ở đâu. Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ
là không hạn chế.
 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, cần thiết cho mọi người, ở mọi nơi,
mọi lúc.
 Ngôn ngữ là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác nhất tất cả những tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện.
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ bao gồm:
 Chức năng truyền thông tin.
5
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
 Chức năng yêu cầu.
 Chức năng biểu cảm.
 Chức năng xác lập mối quan hệ.
4.2.2/ Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy:
 Chức năng giao tiếp gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó. Tuy nhiên, không thể
đồng nhất chức năng giao tiếp với chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ.
 Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy (cảm giác, trí giác, biểu tượng, khái niệm, phán
đoán, suy lí).
 Như vậy, ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau. Không có ngôn ngữ thì không có tư
duy và ngược lại không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh trống rỗng.
Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện ở chỗ:
 Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần.
 Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc.
 Những đơn vị của tư duy không đồng nhất với những đơn vị của ngôn ngữ. Đơn vị của tư
duy là khái niệm, phán đoán, suy lý. Những đơn vị này không trùng với những đơn vị của
ngôn ngữ là từ, câu,…
5/ HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC NGÔN NGỮ:
5.1/ Hệ thống và cấu trúc là gì?
Hệ thống là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ với nhau. Còn cấu trúc là toàn bộ những
quan hệ tồn tại trong một hệ thống.
Như vậy, trong hệ thống bao giờ cũng có cấu trúc và cấu trúc bao giờ cũng thuộc một hệ
thống nhất định.
 Giá trị của một yếu tố trong hệ thống do quan hệ giữa các yếu tố đó với các yếu tố
khác quy định.
 Cấu trúc của một hệ thống quy định giá trị của từng yếu tố trong hệ thống và qua đó
quy định giá trị của toàn bộ hệ thống.
Ngôn ngữ là một hệ thống:
Ngôn ngữ là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau.
- Mỗi yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có thể coi là một đơn vị. Các đơn vị trong hệ
thống ngôn ngữ được sắp xếp theo những quy tắc nhất định
- Sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ này quy định sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ kia.

6
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

a/ Cấp độ âm vị (phoneme) (REMIND LẠI TRONG BÀI 2)


Âm vị là đơn vị âm cơ bản và nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ.
- Âm vị không có nghĩa, mà chỉ có chức năng tạo ra vỏ ngữ âm của các đơn vị mang
nghĩa.
- Âm vị chỉ có chức năng khu biệt nghĩa. Chẳng hạn như trong tiếng anh, một đơn vị có
nghĩa như tea /tiː/ (trà) có 2 âm vị. Cat /kæt/ có 3 âm vị.
b/ Cấp độ hình vị (morpheme): (REMIND LẠI TRONG BÀI 3)
Là cấp độ của các hình vị, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Trong từ quốc gia (tiếng Việt)
có 2 hình vị, trong từ “teacher” có 2 hình vị.
(*) Có nghĩa chưa chắc có thể hoạt động độc lập.
c/ Cấp độ từ: (REMIND LẠI TRONG BÀI 3)
Là cấp độ của các từ, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập, tức có khả
năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu hay có quan hệ kết hợp với những đơn
vị có khả năng đó.
d/ Các đơn vị thuộc bình diện lời nói:
Ngữ đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu. Ngữ đoạn có thể
bao gồm 1 từ hoặc nhiều từ.
Câu (sentence) là đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp.
Vd: Bộ đội ta// kìm chân giặc ở bên kia sông.
5.2/ Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ:
5.2.1/ Quan hệ thứ bậc.
Là quan hệ giữa một đơn vị (Ở cấp độ thấp) với một đơn vị (ở cấp độ cao) mà nó là một yếu tố
cấu thành.
Chẳng hạn, như quan hệ giữa “quốc” và “gia” với “quốc gia” (tiếng Việt), “teach” và “er” với
“teacher” (tiếng Anh)

7
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
5.2.2/ Quan hệ tuyến tính (kết hợp)
Là quan hệ giữa các đơn vị cùng xuất hiện và tổ hợp với nhau để tạo ra một đơn vị lớn hơn.
Vd: Trong câu “Chúng tôi rất thích môn học ấy”, giữa “Chúng tôi” và “rất thích môn học ấy”,
giữa “rất” và “thích”, giữa “môn học” và “ấy” có quan hệ kết hợp.
5.2.3/ Quan hệ liên tưởng (đối vị):
 Là quan hệ giữa các đơn vị có khả năng thay thế nhau ở một vị trí nhất định. Các đơn
vị có quan hệ đối vị với nhay lập thành một hệ đối vị. Chúng không bao giờ xuất hiện kế
tiếp nhau trong lời nói.
 Cũng như quan hệ kết hợp, quan hệ đối vị bao giờ cũng là quan hệ giữa các đơn vị
cùng loại (cùng chức năng)
(*) Đối vị: Opposites

8
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

CHƯƠNG 2: NGỮ ÂM HỌC (PHONETICS)


(Lưu ý: Người viết cũng sẽ in nghiêng những thứ trong giáo trình không đề cập đến, tuy nhiên,
trong chương này, để phù hợp với bài kiểm tra giữa kỳ, việc xem trong tài liệu này sẽ hiệu quả
hơn, người viết xem nội dung trong giáo trình là giải thích cho những định nghĩa ở đây)
1/ NGỮ ÂM LÀ GÌ (Trong sách cách diễn đạt rất là khác luôn)
- Âm thanh ngôn ngữ gọi là ngữ âm. Ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ.
- Ngữ âm học nghiên cứu hệ thống ngữ âm gồm các đơn vị ngữ âm và các quy luật ngữ
âm.
2/ BA MẶT CỦA NGỮ ÂM
2.1/ Mặt vật lý:
Cũng như mọi âm thanh trong tự nhiên, ngữ âm do con người phát ra là kết quả của sự cọ xát,
sự hoạt động của các bộ phận cấu âm. Khi hoạt động để tạo ra âm thanh bao giờ các bộ phận
phát âm cũng có tính vật lý. Thể hiện:
 Cường độ (Độ mạnh của âm thanh): Có những âm thanh phát ra với cường độ mạnh,
có những âm thanh phát ra với cường độ yếu.
Vd: Những âm i, u, ư có cương độ yếu hơn so vói các âm e,a,o. Các phụ âm p,b,m mạnh
hơn t,đ,l…
 Cao độ: Là yếu tố cơ bản tạo nên thanh điệu, ngữ điệu và trọng âm.
Vd: I,u,ư có cao độ hơn a,e,o; thanh huyền, hỏi, nặng có cao độ thấp hơn thanh ngang,
sắc, ngã.
 Trường độ (độ dài): Độ dài của âm thanh tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của
lời nói. Nó là yếu tố tạo nên trọng âm, tạo nên sự đối lập giữa các nguyên âm.
Vd: a trong “an” dài hơn ă trong “ăn”
2.2/ Mặt sinh lý:

9
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
 Mặt sinh lý của ngữ âm là sự hoạt động của các bộ phận tham gia cấu âm: Phổi,
miệng, răng, lưỡi, các dây thanh,…
 Khi các bộ phận tham gia cấu âm thì âm thanh được định vị ở những vị trí khác nhau.
Do đó các âm được tạo ra bằng những phương thức khác nhau. Ví dụ như: Tắc /b,p/,
xát /f,v,z/, mũi /m,n/
2.3/ Mặt xã hội:
Mặt xã hội chính là những quy ước chung về giá trị của các âm thanh để cho các âm thanh đủ
khả năng phân biệt với nhau.
3/ PHÂN LOẠI NGỮ ÂM:
 Những đơn vị cấu âm-thính giác nhỏ nhất là âm tố. Gồm 2 tập hợp lớn: Nguyên âm và
phụ âm.
 Hai loại này giống nhau về mặt xã hội, chỉ khác nhau ở mặt sinh lý và vật lý.
3.1/ Nguyên âm (Vowels):
Nguyên âm có 3 đặc điểm về mặt cấu tạo là:
- Luồng hơi ra tự nhiên không bị cản trở.
- Độ căng của bộ máy phát âm đều hoà từ đầu đến cuối.
- Luồng hơi ra yếu.
Các nguyên âm được chia theo 4 căn cứ:
- Độ mở của miệng (miệng mở hay khép).
- Vị trí của lưỡi (lưỡi trước hay sau)
- Hình dáng của môi (tròn hay dẹt)
- Độ dài của nguyên âm.
 Độ mở của miệng: Có thể phân nguyên âm thành bốn nhóm:
Nguyên âm mở: a và ă, part |pɑːt| (Anh)
Nguyên âm mở vừa (hơi mở): e và o (Việt)
Nguyên âm khép vừa (hơi khép): ê và ô (Việt)
Nguyên âm khép: i,u,ư (Việt); seat |siːt| (Anh), vie [vi] (Pháp)
 Hình thang nguyên âm quốc tế:

10
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

11
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

Ví dụ: /Phiên âm tiếng anh/


i: Khép, dòng trước, không tròn môi.
u: Khép, dòng sau, tròn môi.
o: Khép vừa, dòng sau, tròn môi
α: Mở, dòng sau, không tròn môi.
З: Mở vừa, dòng giữa, không tròn môi.

12
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
 Nguyên âm cố định âm sắc và biến đổi âm sắc:
Các nguyên âm cố định âm sắc gọi là nguyên âm đơn (/a/, /i/,…)
Các nguyên đơn biến đổi âm sắc gọi là nguyên âm đôi và nguyên âm ba. Các nguyên
âm /ie/, /uo/ trong tiếng Việt là những nguyên âm đôi, các nguyên âm /eɪə/, /aʊə/ (power,
hour) của tiếng Anh là những nguyên âm ba.
Các nguyên âm trong tiếng Việt:

- Nguyên âm đơn: Trong tiếng Việt, có 13 nguyên âm đơn.


- Nguyên âm đôi: Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: /ie/ (ia, iê, ya, yê), /ɯǝ/ (ươ,
ưa), /uo/ (uô, ua). Tiếng Anh cũng có nhiều nguyên âm đôi như: /ai/ (time), /ei/ (table),
/ou/ (go),…
Nguyên âm đôi (Vowel sound): ai, au, aw, ay, ea, ee, ie, oa,oo, ou,…
- Nguyên âm ba (Player, fire, royal, flower, power)

3.2/ Phụ âm (Consonant sounds):


Phụ âm có 3 đặc điểm về cấu tạo ngược với nguyên âm là:

13
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
- Hơi ra không tự do, bị cản trở.
- Độ căng của bỗ máy phát âm không đều hoà.
- Luồng hơi ra mạnh.
 Tiêu chí 1:
Theo phương thức cấu âm, ta phân biệt:
*Phụ âm tắc, ví dụ: [t], [d], [k], [b].
*Phụ âm xát, ví dụ: [f], [v], [s], [z], [l]
*Phụ âm tăc-xát, ví dụ [ts], [dz], [tʃ]
*Phụ âm rung: [r] trong tiếng Pháp.
 Tiêu chí 2:
Theo vị trí cấu âm, ta phân biệt những phụ âm cơ bản sau:
*Phụ âm môi, trong đó lại phân biệt phụ âm 2 môi (Vd: [b], [p], [m]), và phụ âm môi-
răng. (Ví dụ: [v], [f]).
*Phụ âm đầu lưỡi, răng trên [t], [n]
*Phụ âm đầu lưỡi – răng dưới: [s],[z].
*Phụ âm đầu lưỡi- lợi: [l], [d] (Ở tiếng việt)
*Phụ âm đầu lưỡi – ngạc cứng: [ş], [ȥ]
*Phụ âm mặt lưỡi ngạc: [c], [ɲ], mặt lưỡi quặt [t] (Tiếng Việt)
*Phụ âm gốc lưỡi – ngạc mềm: [k], [g], [ɳ]
*Phụ âm họng: [h], [x].
 Tiêu chí 3:
Theo tính thanh, ta phân biệt
*Phụ âm hữu thanh, ví dụ: [b]. [d], [g],…
*Phụ âm vô thanh, ví dụ [p]. [t], [k]
Ngạc (danh từ): Tên gọi khác của vòm miệng.

4/ CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU:


4.1/ Âm tiết:
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói.
Có nhiều định nghịa khác nhau về âm tiết.
Định nghĩa 1: Âm tiết là 1 khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi 1 hạt nhân, đó là nguyên âm
cùng với những âm khác bao quanh đó là phụ âm.
Định nghĩa 2: Theo quan điểm sinh lý học, người ta định nghĩa âm tiết như sau: Âm tiết tương
ứng với một lần căng lên, cùng xuống của cơ thịt bộ máy phát âm.
Mô hình âm tiết:

14
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

Âm tiết tiếng Anh:


Được cấu tạo theo mô hình:
- (Chùm) phụ ậm đầu (onset) – phần vần (rhyme) bao gồm hạt nhân (nucleus) của âm
tiết và (chum) phụ âm cuối (coda).
- Bộ phận hạt nhân là một nguyên âm hay phụ âm tạo vần /l/, /m/, /n/, / ɳ/
- Trong một âm tiết, các yếu tố thuộc phần phụ âm đầu và cuối có thể xuất hiện hay không
bao giờ xuất hiện nhưng yếu tố hạt nhân không bao giờ vắng mặt.

Cấu tạo âm tiết tiếng Việt:


Thanh điện (tone)
Âm đầu (Onset) Vần (Rhyme)
Âm đệm Prevocalic Âm chính Nucleus Âm cuối Coda

15
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Khác với âm tiết tiếng Anh, tiếng pháp,…âm tiết tiếng Việt là một đơn vị có nghĩa (hình tiết)

Phân loại âm tiết:


- Âm tiết chỉ có âm đầu và âm chính được gọi là âm tiết mở (open syllable)
- Âm tiết có âm cuối (là phụ âm) là âm tiết đóng (closed syllable)
Một số cấu trúc cơ bản:
- Green /ɡriːn/  (CCVC)
- Eggs /egs/  (VCC)
- And /ænd/  (VCC)
- Ham /hæm/ . (CVC)

16
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

4.2/ Thanh điệu:


- Đó là sự thay đổi cao độ của giọng nói, có tác dụng khu biệt nghĩa.
Vd: Trong tiếng Việt, ba  bà do được phát âm với cao độ khác nhau.
- Có nhiều ngôn ngữ có thanh điệu: Tiếng Hán, Việt, Thái, Hottenot, Zulu, Hausa (Phi) và
một số ngôn ngữ châu Âu.
- Có hai loại hình thanh điệu.
a/ Thanh điệu âm vực: Là loại thanh điệu đơn giản chỉ phận biệt cao độ ở ba mức cao,
trung và thấp.
Có nhiều ngôn ngữ thuộc họ Bantu ở châu phi.
b/ Thanh điệu hình tuyến: Các thanh phân biệt nhau bằng sự di chuyển cao độ từ cao
xuống thấp hoặc từ thấp lên cao. (Có ở tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái).
4.3/ Trọng âm (Stress)
- Trong âm là một hiện tượng nhấn mạnh vào một âm tiết nào đó trong ngữ âm.
- Sự nhấn mạnh đó thể hiện bằng ba cách: Tăng độ mạnh phát âm; tăng độ dài phát âm
và tăng độ cao.
- Thông thường, âm tiết mạng trọng âm có đủ 3 đặc điểm này, chẳng hạn trong tiếng
Pháp, âm tiết mạng trọng âm là âm tiết mạnh nhất, dài nhất và cao nhất.

17
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

Phân loại trọng âm:


a/ Trọng âm từ:
- Trọng âm từ là trọng âm xuất hiện trong một từ đa tiết đứng tách riêng. Trọng âm từ
có chức năng khu biệt:
Record. Trọng âm rơi vào âm tiết đầu, có nghĩa là: “băng nhạc – danh từ”. Trọng âm rơi
vào âm tiết thứ 2 có nghĩa là “thu băng – động từ”
b/ Trọng âm ngữ đoạn.
- Trọng âm ngữ đoạn là trọng âm có tác dụng trong phạm vi ngữ đoạn.
- Tiếng Pháp là ngôn ngữ không có trọng âm từ, nhưng lại có trọng âm ngữ đoạn.
Vd: Pierre partira/en vacances/demain soir.
c/ Trọng âm câu.
- Những từ nội dung (content words) sẽ mang trọng âm.
- Những từ chức năng (structure words) không mang trọng âm.
Vd: Will you SELL my HOUSE because I’ve GONE to CANADA.
Vấn đề trọng âm trong tiếng Việt:
- Có thể tạo ra câu mơ hồ nếu cùng một câu được đọc bằng những mô hình trọng âm
khác nhau.
Mẹ con đi chợ chiều mới về.
 Có 6 cách hiểu khác nhau.

18
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

 Take note.
Như vậy:
- Có thể nói tiếng Việt không có trọng âm từ theo khái niệm trọng âm của các ngôn ngữ
phi âm tiết tính như tiếng Anh.
- Tiếng Việt có trọng âm câu. Mỗi trọng âm đánh dấu một ngữ đoạn. Nó được đặt vào
âm tiết cuối cùng hay âm tiết duy nhất của ngữ đoạn.
- Trọng âm tiếng Việt có chức năng phân giới từng ngữ đoạn với ngữ pháp đoạn kế tiếp
trong câu:
Vd: Thầy giáo/đang dạy/sinh viên nước ngoài/cách phân biệt/các phụ âm.

Sự khác biệt giữa thanh điệu và trọng âm:


- Thanh điệu là đặc trưng ngôn điệu của âm tiết, còn trọng âm là đặc trưng ngôn điệu
của từ.
- Thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ trong những thứ tiếng có thanh điệu, còn
chức năng của khu biệt nghĩa không phải là chức năng chủ yếu của trọng âm.
4.4/ Ngữ điệu (Intonation).
Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm
tiết hay một từ.
Ngữ điệu có những chức năng như sau:
 a/ Chức năng cú pháp:
Nhờ nó mà ta có thể phân biệt được câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán.

19
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
 b/ Chức năng khu biệt:
Một câu có cùng một kết cấu cú pháp có thể có nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào ngữ
điệu của nó.
 c/ Chức năng biểu cảm:
Màu sắc tình cảm của câu có thể được biểu hiện bằng ngữ điệu.
5/ PHÂN BIỆT ÂM VỊ VÀ ÂM TỐ:
5.1/ Âm vị (Phoneme).
Âm vị là đơn vị ngữ âm có tác dụng khu biệt nghĩa.
Dưới âm vị không còn gì khác nữa. Nếu chia nhỏ nữa, ta không thu được gì cả. (ngonngu.net)
Ví dụ: ta/ti: a và i là 2 âm vị. Nhờ có a ta phân biệt được ta với ti.
 Tác dụng khu biệt nghĩa của âm vị là sự khác nhau về nghĩa của âm tiết do sự có mặt
của âm vị ấy.
 Có 2 loại âm vị.
1/ Âm vị âm đoạn tính: Là những âm vị được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo
thởi gian. Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm/bán phụ âm là những âm vị đoạn tính.
2/ Âm vị siêu đoạn tính: Là những âm vị không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp
nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm
tiết. Thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính.
5.2/ Âm tố: (Phone)
 Âm tố là sự thể hiện của âm vị trong từng điều kiện cụ thể (từng vùng cụ thể, con người
cụ thể, thởi gian cụ thể, bối cảnh ngôn ngữ cụ thể…)
 Có thể nói âm tố là sự hiện thực hoá âm vị (Còn âm vị là sự khái quát hoá âm tố).
 Âm tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại thực tế trong thế giới khách
quan; đó là đơn vị của ngữ âm học.
 Âm vị là âm thanh trong đầu, còn âm tố là âm thanh ta nghe thấy và phát ra.

20
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
CHƯƠNG 3: TỪ VỰNG HỌC.
1/ CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG:
1.1/ Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng.
a/ Từ là gì?
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hinh thức. (Nghĩa là có thể hoạt
động độc lập)
Có 2 vấn đề cơ bản
- Khả năng tách biệt của từ (phân biệt từ với hình vị)
- Tính hoàn chỉnh của từ (phân biết với cụm từ)
b/ Từ vị và các biến thể:
Từ vị: Là từ ở trạng thái trừu tượng, tiềm tàng,
Biến thể từ vị: Là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá từ vị trong những trường hợp sử dụng khác
nhau.
Có 3 kiểu biến thể từ vị.
- Biến thể hình thái học:
Đó là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ hay còn gọi là từ hình (Đó giờ
mình hay chia động từ á),
Từ hình là biến thể hình thái học của một từ duy nhất.
(Vd: Động từ to be có thể chia ra thành I am, you are, he is, he be…)
- Biến thể ngữ âm – hình thái học:
Đó là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ. Cùng một ý nghĩa từ vựng
nhưng được định hình một cách khác nhau.
(Vd: Trời/giời, nhịp/dịp, nhíp/díp, sờ/rờ, dĩa/đĩa)
(Vd: Often/oft, going to/gonna, want to/wanna)
- Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa:
Một từ có thể có nhiều nghĩa. Mỗi lần sử dụng chỉ có một nghĩa được hiện thực hoá.
Mỗi ý nghĩa được hiện thực hoá như vậy là một biến thể từ vựng-ngữ nghĩa,
Ví dụ: Từ “chết” (Việt).
Shade (Anh) khi có nghĩa là bóng tối, khi có nghĩa là sắc thái.
“Kinky” khi có nghĩa là “kì dị”, khi có nghĩa là “ấy ấy”
Từ vị thuộc về ngôn ngữ, biến thể từ vị thuộc về lời nói.
Các ngôn ngữ không biến hình không gọi là biến thể ngữ âm/hình thái học.
c/ Cấu tạo từ:
1/ Từ tố (hình vị)/ morpheme.

21
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Nếu phân tích từ thành những bộ phận có nghĩa nhỏ hơn ta thu được các từ tố. Từ tố là
đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ)
Căn cứ vào ý nghĩa người ta thường chia từ tố thành 2 loại: Chính tố (Root of word) và
phụ tố (Affix of word)
CHÍNH TỐ PHỤ TỐ
Là hình vị mang nghĩa từ vựng, vừa mang Là hình vị mang nghĩa từ vựng bổ sung, hoặc
nghĩa ngữ pháp ý nghĩa ngữ pháp.
Có ý nghĩa cụ thể, liên hệ logic với đối Có ý nghĩa trừu tượng, liên hệ logic với ngữ
tượng. pháp
Ý nghĩa hoàn toàn độc lập. Ý nghĩa không độc lập
Phân loại phụ tố:
Gồm có phụ tố cấu tạo từ và biến tố:
- Phụ tố cấu tạo từ (affix): Căn cứ vào vị trí có thể chia thành 3 loại:
- Tiền tố: Là phụ tố đặt trước chính tố
- Hậu tố: Là phụ tố đặt sau chính tố.
- Trung tố: Là phụ tố nằm chen giữa chính tố.
Vd: Washerwomen, sociolinguistic.
- Biến tố: Là phụ tố biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ giữa từ với từ trong câu.
Vd: Boy’s, goes, gets, worked, singing.
2/ Cấu tạo từ:
Căn cứ vào cấu tạo, có thể chia ra các kiểu từ sau:
- Từ đơn: Là từ chỉ có một hình vị chính tố.
Ví dụ:
Man, make, work, house
Dame, role, maison,
- Từ phái sinh (derivative word): Là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ.
Ví dụ:
Manly, marker, homeless, kindness.

- Từ ghép: Từ ghép là từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập.
Vd: Tiếng anh:
Break (gãy) + fast (nhịn đói)  Breakfast (Bữa sáng)
Class (lớp) + room (phòng)  Classroom (Phòng học)
Book (Sách) + Case (Giá)  Bookcase (Giá sách)
Taxi + Driver  Taxi-driver.

- Từ láy: Là từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị hoặc
một từ. Có thể phân thành láy hoàn toàn và láy bộ phận.
*Láy hoàn toàn:

22
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Tiếng Indonesia: api (Lửa)  apiapi (que diêm).
Fotsy (Trắng)  fotsyfotsy (trăng trắng).
Tiếng Việt: Ào ào, chuồn chuồn, xinh xinh,
Tiếng anh: papa, pawpaw, hush-hush.
*Láy bộ phận:
Tiếng Indonesia:
Laki (Chồng)  Lelaki (Đàn ông)
Lara (Ốm)  Lelara (bệnh)
Tiếng Việt: Loanh quanh, lưa thưa, lạch bạch, dễ dãi.
Tiếng Anh:
Heebie-jeebies
Hoity-toity…
1.2/ Ngữ cố định – đơn vị tương đương với từ:

Ngữ cố định có giá trị tương với từ, có nhiều đặc điểm giống từ.
- Có thể tái hiện trong lời nói như từ.
- Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, có thể là cơ sở để tạo từ mới,.
- Về ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng thực tế khách quan.
- Tính cố định và tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ.
a/ Quán ngữ.
Quán ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo và ngữ pháp không khác gì ngữ tự do nhưng
được dung nhiều trong lời nói như những công thức có sẵn.
Quán= thói quen.
(Vd: Đừng có lên mặt mà dạy đời tao! M nói nữa ông kẹ bắt m đi á)
b. Thành ngữ:
Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh và
bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong
khẩu ngữ.

23
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Vd: Cool as cucumber, as fresh as a rose, as weak as a baby, as cunning as a fox, quiet as an
oyster.
Có nhiều cách phân loại thành ngữ căn cứ vào các tiêu chí khác nhau:
- Nguồn gốc
- Cấu tạo
- Thởi gian sử dụng.
Phân loại thành ngữ theo cấu tạo, có thể chia làm 3 loại.
 Thành ngữ so sánh:
A như B: Lạnh như tiền, cay như ớt, rẻ như bèo.
(A) như B: (to) như bồ sứt cạp, (đẹp) như tiên…’
Như B: Như nước vỡ bờ, như voi uống thuốc gió, như vịt nghe sấm,…
 Thành ngữ đối
Tiếng Việt: Có 2 dạng.
Ax+Ay: Nói cạnh nói khoé, chê ỏng chê eo.
Ax + By: Mẹ tròn con vuông, vào luồn ra cúi…
Tiếng Anh: Milk and honey, black and white…
 Thành ngữ thường.
Là những thành ngữ không so sánh, không đối: Nói toạc, áo gấm đi đêm…
Túm lại, trong giao tiếp, nếu sử dụng đúng nghĩa, đúng chỗ chỗ, đúng nghĩa, đúng chỗ các
quán ngữ, thành ngữ sẽ nâng cao hiệu quả diễn đạt, tăng cường tính hình tượng, tính truyền
cảm và tính cá thể của lời nói,
2/ Nghĩa của từ:
2.1/ Nghĩa của từ:
2.1.1: Như thế nào là nghĩa của từ:
Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm
ngoài bản thân nó.
2.1.2. Các thành phần nghĩa của từ:

24
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

Biểu niệm của từ (CÁI) bàn.


(ĐỒ VẬT) (CÓ MẶT PHẲNG) (ĐẶT CÁCH MẶT NỀN BỞI CÁC CHÂN) (LÀM BẰNG
NGUYÊN LIỆU RẮN) (DÙNG ĐỂ ĐẶT CÁC ĐỒ VẬT KHÁC HOẶC SÁCH VỞ KHI
VIẾT)
Từ khái quát trở nên chi tiết.
Nghĩa từ vựng: Là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nghĩa từ
vựng được tạo ra bởi 3 yếu tố: Quan hệ của từ với sự vật khách quan, quan hệ của từ với
khái niệm, quan hệ của từ với những từ khác trong ngôn ngữ.
Nghĩa ngữ pháp: Là ý nghĩa trừu tượng, chung cho cả một lớp từ (Ý nghĩa về giống, số,
cách, thời, thể)
2.2 Sự biến đổi ý nghĩa của từ:
2.2.1 Nguyên nhân và cơ sở của sự biến đổi ý nghĩa.
a/ Nguyên nhân ngôn ngữ học thuần tuý.
Vd: Hiện tượng dung các từ chỉ người trong nhiều văn cảnh quá phổ biến, nó có ý nghịa
phiếm định: Homme (Người), man (người) có thêm nghịa “người ta”
b/ Nguyên nhân xã hội:
Đóng vai trò quan trọng. Bao gồm:
 Hiện tượng kiêng kỵ:
Ở những tộc người nguyên thuỷ, sự kiêng kỵ tạo ra sự biến đổi ý nghĩa. Kiêng kỵ (tabou)
là sự cấm đoán dựa vào các từ và các vật khác nhau. Những từ dùng thay từ cấm gọi là
uyển ngữ.
Làm cho lời nói thích hợp vời phong cách chức năng:
- Muốn diễn đạt hoa văn bóng bẩy.
Vd: Tránh dùng từ chết, người ta dùng: Mất, đi, nằm xuống.

25
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Ở Mỹ: Foreign đc xài trong việc noi: Foreign country, foreign services, nhưng trong ngôn
ngữ hành chính: foreign student  International student.
 Do thay đổi môi truòng sử dụng của các từ.
- Chuyển từ môi trường rộng sang môi trường hẹp (chuyên môn hoá)
Vd: operation (trong quân đội là hành quân, trong y thuật là giải phẫu)
2.2.2. Những hiện tượng biến đổi nghĩa của từ:
a/ Mở rộng nghĩa:
Ví dụ: Đẹp là tính từ chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức nhưng bâu giờ dùng ở cả phạm vi tinh
thần, tình cảm, quan hệ, đẹp lòng, đẹp nết,…
b/ Thu hẹp nghĩa:
Muối trong đời sống chỉ là NaCl, trong hoá học muối là hợp chất từ Axit  Bazo
Có 2 phương thức chuyển nghĩa:
1/ Ẩn dụ: Sự chuyển đổi tên gọi dựa vào mối liên hệ chủ quan giữa các sự vật, hiện tượng
(Cách gọi tên phụ thuộc vào nhận thức của con người).
Ví dụ:
Ẩn dụ cụ thể-cụ thể; Mũi thuyền, mũi kim, răng lược….
Ẩn dụ cụ thể-trường tượng: Nắm tình hình, khối kiến thức.
(Thực tế ra A và B không hề liên quan với nhau, chỉ có 1 nét nghĩa tưởng tượng giống nhau:
Vd: Ăn ảnh với ăn gà, 2 cái có purpose hoàn toàn khác nhau)

2/ Hoán dụ:
Sự chuyển đổi tên gọi dựa trên mối quan hệ khách quan giữa các sự vật, hiện tượng.
Vd: Bureau lúc đầu có nghĩa là vải len, sau đó là “cái bàn phủ vải như vậy”, “phòng có cái
bàn như vậy”, “cơ quan”, “người làm việc ở cơ quan”

26
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Có thể kể ra 1 vài dạng hoán dụ:
Lấy bộ phận thay cho toàn thể: Nhà có 5 miệng ăn, có chân tay trong đội bóng.
Lấy ậm thanh hình dáng gọi tên con vật: Tu hú, chim cuốc, rắn cạp nong,…
Lấy nguyên liệu gọi tên sản phẩm: Thau, gương, đồng.
VD: Đi cà phê  Uống trà sữa, uống sinh tố.
(Khi này A và B có mối quan hệ với nhau, ví dụ: Miệng đời với miệng mèo, đều cùng chỉ 1
bộ phận trên cơ thể)

2.3/ Phân loại nghĩa của từ:


Do sự chuyển nghĩa mà một từ có thể có rất nhiều nghĩa: Trong tiếng pháp, faire (20 nghĩa),
mettre (4 nghĩa)…; trong tiếng Anh make (14 nghĩa), nervous 4 nghĩa.
Có nhiều cách phân loại từ đa nghĩa:
a/ Nghĩa chính và nghĩa phụ:
Vd: Chân (bộ phận của cơ thể) là nghĩa chính còn trong trường hợp khác là nghĩa phụ.
b/ Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ:
Vd: Nước (Chất lỏng nói chung) là nghĩa thông thường, nước trong hoá học là hợp chất giữa
hydro và oxy, được xem như nghịa thuật ngữ.
c/ Từ gốc và nghĩa phái sinh:
Vd: Phân tích quá trình phát triển nghĩa của từ bureau, nó đi qua 5 giai đoạn.
2.4/ Đồng âm:

27
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Đồng âm là hiện tượng trùng nhau về ngữ âm của hai hoặc hon hai đơn vị ngơn ngữ khác
nhau. Phổ biến là từ đồng âm.
Từ đồng âm là những từ giống âm nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Vd: Tiếng Việt: Ca (đồ đựng để uống nước), ca (trường hợp)
Tiếng Anh: Bank (ngân hàng, sườn dốc).
Lưu ý phân biệt từ trùng âm với từ đồng tự.
Từ trùng âm:
Có ý nghĩa khác nhau, được phát âm như nhau nhưng lại viết khác nhau
Vd: Son and sun, meat and meet, sew and sow
Từ đồng tự:
Khác về nghĩa, phát âm khác nhau nhưng chữ viết giống nhau.
Vd: Tiếng Anh: Tear (xé) và tear (nước mắt), wind (gió) và wind (lên dây cót)
2.5/ Đồng nghĩa.
- Khái niệm:
Từ đồng nghĩa là từ khác nhau về vỏ âm thanh nhưng ý nghĩa trùng nhau hoặc gần giống
nhau.
Vd: Tiếng anh: Hổ, cọp, khái,…
- Phân loại:
a/ Đồng nghĩa sắc thái.
Khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
Vd: Happy (Hạnh phúc)/ Lucky (may mắn)
Laisser (Lời bỏ)/Quitter (Chia tay)
Chết, quy tiên, từ trần, tạ thế,…
b/ Đồng nghĩa tuyệt đối.
Những từ đồng nghĩa tuyệt đối có xu hướng lùi dần vào vốn từ tiêu cực để rồi sẽ mất đi
hoặc lùi vào một phạm vi sử dụng hẹp hơn thành một sự kiện của tiếng địaphuo7ng
Vd: Tiếng Việt: Phi cơ, tàu bay, máy bay,…
2.6/ Trái nghĩa:
2.6.1/ Khái niệm
Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về nghĩa, biểu hiện những khái niệm
tương phản về logic nhưng tương liên lẫn nhau.
Từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm tương liên, gắn liền với một phạm vi sự
vật.
Có 4 dạng từ trái nghĩa.

28
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
1/ Quan hệ tương phản (contrary): Già-trẻ, lớn-nhỏ, cao-thấp, rộng-hẹp.
2/ Quan hệ ngược hướng (vector): ra-vào, lên-xuống.
3/ Quan hệ mâu thuẫn (contradictory): Sống-chết, trung thành-phản bộ, có mặt-vắng mặt.
4/ Quan hệ nghịch đảo (Converse): Mua-bán.
2.6.2/ Các đặc điểm của từ trái nghĩa:
- Từ trái nghĩa gắn liền với tính cân xứng (dung lượng về ngữ nghịa, giữa các từ phải
tương đương nhau)
Vd: To/nhỏ, lớn/bé, thiện/ác.
- Một từ nhiều nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau:
- Vd: Mở-đóng (cửa), mở-khép (màn), mở-gấp (sách), mở-đậy…
Khi một nét nghĩa rộng bị phân hoá một cách cực đoan, về phía 2 cực, ta có các từ trái nghĩa,
khi đồng nhất chúng ở 1 trong 2 cực, ta có các từ đồng nghĩa.
2.7/ Trường nghĩa
2.7.1/ Ví dụ
Trường nghĩa là tập hợp các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
2.7.2/ Các kiểu trường nghĩa
a/ Trường cấu tạo từ:
Vd: Cặp đồng âm Enle (Cái bàn chải) và Enle (con chim) của tiếng Đức nằmtrong 2 trường cấu
tạo từ khác nhau vì chúng thuộc những phạm vi biểu tượng khác nhau.
Enle (Con chim) Enle (bàn chải)
Enlenest (Tổ cú) Kehenle (Bàn chải bàn)
Enlenaugen (Mắt cú) Handeenle (Bàn chải tay)

b/ Trường từ vựng ngữ nghĩa:


Là kiểu trường nghĩa phổ biến nhất.
Vd:

29
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
- Dùng từ “hoa” để tập hợp các từ có cùng một phạm vi biểu vật với hoa (đài, cánh,
cuống, nhị,…)
- Từ “mang” có thể tập hợp quanh nó các từ như: Đem, cõng, khiêng, vác, kiệu, đeo, lèo,
chở, địu, lai, thồ.

3/ CÁC LỚP TỪ VỰNG:


Phân biệt về tần số xuất hiện:

30
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
- Lớp từ vựng tích cực.
- Lớp từ vựng tiêu cực.
Phân biệt về thời gian sử dụng:
- Lớp từ cổ, từ cũ, từ lịch sử.
- Lớp từ mới.
Phân biệt về nguồn gốc:
- Lớp từ vay mượn.
- Lớp từ vựng thuần bản ngữ.
Phân biệt về phạm vi sử dụng:
- Lớp từ toàn dân.
- Lớp từ hạn chế về phạm vị (Từ địa phương, từ nghề nghiệp, biệt ngữ, thuật ngữ khoa
học, thi ca)

31
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
CHƯƠNG 4: NGỮ PHÁP HỌC
1/ ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHÂN NGÀNH:
- Ngữ pháp học là phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu hình thái của từ, quy tắc cấu tạo
từ (hình thái học) và câu (Cú pháp học)
- Hình thái học nghiên cứu ngữ pháp của từ: Cấu tạo từ, hình thái từ và từ loại.
- Với các ngôn ngữ biến hình, nghiên cứu hình thái từ là nhiệm vụ quan trọng của lĩnh vực
nghiên cứu ngữ pháp của từ  Hình thái học (Morphology)
- Với các ngôn ngữ không biến hình phân ngành này không có phần nghiên cứu hình thái
từ  Từ pháp học.
- Cú pháp học (Syntaxe) nghiên cứu ngữ pháp câu, gồm quy tắc cấu tạo ngữ đoạn và quy
tắc tạo câu.
- Sự phân biệt hình thái học và cú pháp học mang tính tương đối.
- Các ngôn ngữ đơn lập không có sự phân biệt này và ngữ pháp học chủ yếu là cú pháp
học.
2/ Ý NGHĨA NGỮ PHÁP:
2.1/ Ý nghĩa ngữ pháp là gì?
Ngôn ngữ học thường phân biệt ý nghịa từ vựng với ý nghĩa ngữ pháp:
- Ý nghịa từ vựng (lexical meaning) là ý nghĩa riêng cho từng từ, mỗi ý nghĩa từ vựng
thuộc về 1 từ.
- Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ, do đó có tính chất khái quát, trừu
tượng.
ĐỊNH NGHĨA:
Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng
những phương tiện ngữ pháp nhất định.
- Ý nghĩa số phức là ý nghĩa chung của những từ như books, students, cars, houses…
- Ý nghĩa quá khứ là ý nghĩa chung của những từ như worked, loved, studied, liked,
passed,…
 Ý nghĩa ngữ pháp được khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ, là phần ý nghĩa
chung của các đơn vị ngôn ngữ.

32
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

2.2/ Các loại ý nghĩa ngữ pháp:


a/ Ý nghĩa từ loại:
Là ý nghĩa chung của tất cả các từ cùng thuộc một từ loại.
Vd: Tất cả các danh từ đều có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là “Ý nghĩa sự vật”. Tất cả các động
từ đều có ý nghĩa hoạt động, trạng thái hay quá trình…
b/ Ý nghĩa hình thái:
Là ý nghĩa của các phạm trù ngữ pháp của từ. Chúng được thể hiện bằng các hình thức ngữ
pháp.
Các ý nghĩa hình thái phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình là các ý nghĩa giống, số, cách,
ngôi, thời, thể, thức, dạng,…
c/ Ý nghĩa phái sinh:
Là loại ý nghĩa ngữ pháp có tính chất chung cho nhiều từ.
Phái sinh (Tính từ): (từ hoặc nghĩa từ) được tạo ra từ một yếu tố gốc bằng cách thêm, bớt hay biến đổi
một vài thành tố nào đó. Vd: Đỏ thắm, đỏ tươi là những từ phái sinh của đỏ

d/ Ý nghĩa quan hệ (Ý nghĩa cú pháp)


Thể hiện quan hệ của từ với các từ khác, cũng có nghĩa là thể hiện vị trí và chức năng của từ
ngữ trong các kết cấu ngữ pháp, nên gọi là ý nghĩa cú pháp.
Ý nghĩa quan hệ được biểu hiện trong các ngôn ngữ biến hình bằng các phụ tố (biến tố). Ngoài
ra còn có thể biểu hiện bằng các phương tiên khác như hư từ, trật tự từ, ngữ điệu.

33
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Vd: Đây là quyển sách của tôi.

3/ CÁC PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP:


3.1/ Phương thức ngữ pháp là gì?
Để biểu hiện ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp,các ngôn ngữ trên thế giới dùng những phương thức
ngữ pháp khác nhau.
Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
Các phương thức ngữ pháp tuy có tính khái quát, nhưng bao giờ cũng được biểu thị bằng những
hình thức cụ thể.
3.2/ Các phương thức ngữ pháp phổ biến:
a/ Phương thức phụ tố (Affixations):
- Dùng phụ tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình.
- Biến tố là thay đổi hình thức của một từ để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau
như thì, thức, thể, ngôi, số, giống và cách.
- Biến tố của vị từ gọi là hệ biến ngôi (Conjugaison), còn biến tố của danh từ, tính từ, đại
từ, mạo từ gọi là hệ biến cách (declension)
- Một biến tố biểu thị một hay nhiều ý nghĩa ngữ pháp thông qua tiền tố, hậu tố hay trung
tố.
Beauty (danh từ) + -ful  Beautiful
Care (danh từ) + -less  Careless (Tính từ)
En- + large  Enlargre (v).
- Các phụ tố -ful, -less, -ly, en- khi được thêm vào căn tố thì đã làm biến đổi căn tố thành
từ loại khác.
b/ Phương thức biến dạng chính tố:
Còn được gọi là phương thức luân phiên âm vị hay phương thức biến tố trong. Đặc điểm của nó
là biến đổi một bộ phận của chính tố để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngự pháp.
Vd: Tiếng Anh: Dạng thức số nhiều của foot (bàn chân) là feet, man là men, tooth là teeth.

34
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
c/ Phương thức thay đổi chính tố.
Thay chính tố có ý nghĩa là thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của một từ để biểu hiện sự thay đổi ý
nghĩa ngữ pháp:
Vd: Eat thành ate
Phương thức thay chính tố thường dùng để biểu hiện:
- Ngôi, số, thì, thức, thể,… của động từ (thường là bất quy tắc)
Go/goes/went/gone, sing/sang/sung
- Các hình thái của đại từ nhân xưng: I/me/mine.
- Cấp so sánh của tính từ: Good/ better/ best.
Phương thức thay chính tố thường dùng để biểu hiện:
- Ngôi, số, thì, thức, thể của động từ (thường là bất quy tắc):
Go/goes/went/gone, sing/sang/sung…
- Các hình thái của đại từ nhân xưng: I/me/mine…
- Cấp so sánh của tính từ: Good/better/best
d/ Phương thức trọng âm:
Trọng âm có thể được sử dụng để phân biệt ý nghĩa từ vựng của các từ hay để phân biệt ý nghĩa
ngữ pháp của các dạng phức từ.
Vd:
Record (âm 1): Đĩa nhạc
Record (âm 2): Thu băng
Permit (âm 1): Sự cho phép.
Permit (âm 2): Cho phép…
e/ Phương thức lặp:
Khi lặp từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, lặp từ là phương thức ngữ pháp:
- Với danh từ: Lặp lại toàn bộ từ  Ý nghĩa số phức: Nhà nhà, người người…
- Với vị từ tĩnh: Lặp một bộ phận  Mức độ thấp của trạng thái, thuộc tính…: Thinh
thích, chan chán, đo đỏ, buồn buổn…
- Với vị từ động: Lặp toàn bộ  Biểu thị sự lâp lại, tái diễn của hành động: Gật gật, cười
cười, lắc lắc,…
g/ Phương thức hư từ:
Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như không một ngôn ngữ nào không dùng
phương thức ngữ pháp này.

35
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Phương thức này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ngôn ngữ không có phụ tố như
tiếng Việt, tiếng Hán hay hệ thống phụ tố đơn giản như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bungari
Vd: Hệ thống nạo từ của tiếng Anh, tiếng Pháp
h/ Phương thức trật tự từ:
Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, nó được coi là một phương thức
ngữ pháp:
- Chẳng hạn trong tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp, vị trí của từ ở
trong câu do chứ năng ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của nó quy định.
- Vd: Sao nó bảo không đến?
Trong các ngôn ngữ Ấn Âu…, trật tự từ thường biểu thị các ý nghĩa hình thái của câu như tường
thuật, nghi vấn, cảm thán…
- Vd: Tiếng pháp.
- Il est étudiant (Anh ấy là sinh viên)
- Est-il étudiant? (Anh ấy có phải là sinh viên không)

Trật tự từ thường biểu hiện:


- Quan hệ chủ thể - đối thể:
The lion killed the hunter.
The hunter killed the lion.
- Quan hệ xác định – được xác định:
Bột xà bông/Xà bông bột.
- Trong một số thứ tiếng, trật tự từ không bắt buộc như tiếng Nga.
i/ Phương thức ngữ điệu:
Ngữ điệu được coi là phương thức ngữ pháp khi ngưởi ta dùng nó để biểu thị các ý nghĩa tình
thái của câu như “tường thuật”, “nghi vấn”, “khẳng định”, “phủ định”
So sánh:
- Câu tường thuật: Il est étudiant.
- Câu nghi vấn: Il est étudiant?

36
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
3.3/ Phân loại ngôn ngữ theo sự sử dụng của các phương thức ngữ pháp:
Có thể chia các phương thức ngữ pháp trên thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Bao gồm các phương thức phụ tố, biến dạng và chính tố, thay chính tố, trọng âm và
lặp. Theo phương thức này, bộ phận diễn đạt ý nghĩa từ vựng với bộ phận diễn đạt ý nghĩa
ngữ oha1p cùng tập hợp vào trong một từ. Ta gọi đó là các phương thức tổng hợp tính.
Nhóm 2: Bao gồm các phương thức trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. Theo các phương thức này, bộ
phận mang nghĩa từ vựng và bộ phận mang nghĩa ngữ pháp không tập hợp vào cùng một từ.
Ta gọi chúng là các ngôn ngữ phân tích tính.
4/ PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP (Grammatical theory)
4.1/ Phạm trù ngữ pháp là gì?
a/ Định nghĩa:
Phạm trù ngữ pháp là một tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được biểu hiện bằng
những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng.
Trong tiếng Anh: Sự đối lập giữa ý nghịa số đơn và ý nghĩa số phức, và sự đối lập này được biểu
thị bằng sự vắng mặt hay có mặt của phụ tố -s/-es
- Table: Số đơn/ Tables: Số phức.
- Chair: Số đơn/ Chairs: Số phức.
 Tiếng Anh có phạm trù ngữ pháp số (number)
4.2/ Các phạm trù ngữ pháp phổ biến:
a/ Số (number):
Là phạm trù ngữ pháp dùng để phân tích các từ loại có biểu hiện tương phản về số.
Trong tiếng Anh, số chủ yếu thấy ở danh từ: (dog/dogs)
Số cũng được phản ánh trong sự biến đổi của động từ (He laughs/ They laugh) hoặc đại từ (this
man/these men)
b/ Giống (gender):
Khi phân tích các từ loại, giống thể hiện những đối lập như giống đực/ giống cái/ giống trung.
Trong tiếng Anh, tương phản về giống chỉ thấy ở đại từ và một số danh từ.
Vd: He/she/it, prince/princess, author/authoress.
c/ Cách (Case)
Phạm trù cách được dùng trong phân tích các từ loại để nhận diện quan hệ cú pháp giữa các từ
trong câu.

37
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Tiếng Hy Lạp có 5 cách, tiếng Sankrit có 8 cách, tiếng Phần Lan có 13 cách, tiếng Nga có 6
cách.
Trong tiếng Anh, phạm trù cách được thực hiện bằng các phương thức sau:
- Biến tố: Teacher/ teacher’s (của thầy giáo).
- Theo sau giới từ: With/ to a man (với 1 người)
- Trật tự từ: John kicked Peter/Peter kicked John.

d/ Thời (Tense)
- Có 3 thời: Quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Thời được thể hiện bằng phụ tố hoặc trợ động từ.
Vd: I study every day.
I studied last night.
I will study tomorrow.
e/ Thức (mode/mood).
- Là nguyên tắc sắp xếp các động từ căn cứ vào những cách thức khác nhau mà người nói
có thể hiểu và diễn đạt cái quá trình được thể hiện bằng động từ.
- Thức biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và người nói: thức tường
thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện.

38
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

e/ Dạng (voice)
Thông thường người ta hay phân biệt 2 dạng: Chủ động và bị động.
h/ Ngôi (person)
Có 3 ngôi với các phương thức biểu đạt tương ứng.
i/ Thể (aspect):
- Hoàn thành.
- Chưa hoàn thành.
(Trong sách có 2 phần tên là: Đếm được/không đếm được và Nội động/ngoại động rất đáng take
note, ngoài ra, tôi thấy trong sách có những ý rất giá trị đáng để take note mà trong này cô
không ghi.
Tôi không hiểu vì sao cô giảng lệch nhiều phần so với sách và sách CŨNG NHƯ VẬY. Nhưng nó
cũng có phần bổ trợ nhau. Giống như 2 tài liệu gọp lại mới hoàn chỉnh)
5/ PHẠM TRÙ TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP (Lexical grammatical category)
5.1/ Phạm trù từ vựng – ngữ pháp là gì?
Mỗi tập hợp từ được phân chia trên cơ sở ý nghĩa khái quát và đặc điểm hoạt động ngữ pháp
như trên (bất kể là tập hợp lớn hay nhỏ) đều được gọi là một phạm trù từ vưng – ngữ pháp.

39
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

5.2/ Căn cứ xác định phạm trù từ vựng-ngữ pháp.


Ý nghĩa khái quát của từ:
Ý nghĩa sự vật, ý nghĩa hành động, ý nghĩa tính chất, ý nghĩa tình thái.
Đặc điểm hoạt động ngữ pháp:
- Cấu tạo và khả năng biến đổi dạng thức của từ (đặc điểm hình thái học)
Vd: Trong tiếng Nga, danh từ biến đổi theo giống, số, cách; động từ biến đổi theo ngôi,
thời, thức, dạng.
- Khả năng từ tham gia xây dựng các kết cấu cú pháp (đặc điểm cú pháp học)
Vd: Trong tiếng Việt, hư từ không có khả năng làm trung tâm của ngữ, còn thực từ có
khả năng đó.
5.3/ Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp phổ biến:
a./ Thực từ:
Danh từ (noun)
Động từ (verb)
Tính từ (adjective)
Đại từ (pronoun)
Số từ (quantifier)
b/ Hư từ:
- Giới từ (preposition)
- Liên từ (conjunction)
- Phó từ/ Trạng từ (adverb)
- Trợ từ.
- Tình thái từ (particle)
- Thán từ (Interjection)
6/ QUAN HỆ NGỮ PHÁP:
6.1/ Quan hệ ngữ pháp là gì?
Quan hệ ngữ pháp là quan hệ giữa các từ trên trục hình tuyến.
6.2/ Các kiểu quan hệ ngữ pháp

40
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
- Quan hệ đẳng lập.
- Quan hệ chính phụ.
- Quan hệ chủ vị.
a/ Quan hệ đẳng lập:
Là quan hệ giữa hai hay hơn hai thành tố có cương vị cú pháp bình đẳng nhau.
VD: Con trai và con gái (cùng học với nhau)
Cà phê hay chè (đều làm mất ngủ)
(Lan) tuy thông minh nhưng lười.
b/ Quan hệ chính phụ:
Là quan hệ giữa các thành tố có cương vị cú pháp khác nhau, thành tố này phụ thuộc vào
thành tố kia.
Vd: (Hạt tiêu) rất cay.
Bàn gỗ đắt hơn bàn đá.
Bơi ở hồ (rất thú)
(Nó) đọc sách.
c/ Quan hệ chủ vị:
Là quan hệ giữa 2 thành tố phụ thuộc lẫn nhau, không có thành tố chính hoặc phụ.
Vd: Trăng đang lên.
The woman is having her breakfast (người đàn bà đang ăn bữa sáng)
7. ĐƠN VỊ NGỮ PHÁP:
7.1/ Khái niệm:
Đơn vị ngữ pháp là các yếu tố ngôn ngữ thuộc hệ thống cái được biểu hiện.
7.2/ Các đơn vị ngữ pháp:
- Cú pháp (phrase) là một yếu tố đơn lẻ của câu, bao gồm hơn một từ.
Cú đoạn danh từ: Ba cô gái xinh đẹp này.
Cú đoạn động từ: Vẫn còn đang học
Cú đoạn tính từ: Rất khó khăn…
- Cú (clause)
Cú lá một nhóm từ có chủ ngữ và vị ngữ của mình, nằm trong một câu rộng hơn.
Vd: Cuốn sách tôi mua hôm qua đâu rổi?
Tôi đi mua các thứ mà vợ tôi dặn,

41
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
Tôi dạy nó học bài.
- Câu là đơn vị có chức năng thông báo.
Có thể phân loại câu theo nhiều phương diện khác nhau.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc: Câu đơn, câu phức, câu ghép.
Căn cứ vào chức năng: Câu tường thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán.

42
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
CHƯƠNG 5: NGUỒN GỐC & SỰ PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ
(Lưu ý: Bài này không có trong sách)
1/ NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ:
Cần phân biệt 2 vấn đề khác nhau:
- Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung (Con người đã sáng tạo ra ngôn ngữ như thế
nào trong quá trình phát triển của nó).
- Vấn đề nguồn gốc các ngôn ngữ cụ thể (là vấn đề thuần tuý ngôn ngữ học)
Nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung gắn liền với nguồn gốc của XH loài người. Nó vừa là vấn đề
ngôn ngữ học vừa là vấn đề lịch sử XH loài người.
1.1/ Một số giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ:
a/ Thuyết tượng thanh:
- Manh nha từ thời cổ đại và phát triển mạnh vào thế kỷ XVII-XIX
- Nội dung: Ngôn ngữ là do sự bắt chước các âm thanh trong tự nhiên (tiềng chim kêu,
tiếng nước chảy…). Cơ sở của thuyết này là các từ tượng thanh có trong các ngôn ngữ.
b/ Thuyết cảm thán.
- Phát triển mạnh vào thế kỷ XVIII-XX
- Nội dung: Ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh của cảm xúc (buồn, giận, mừng, vui, đau
đớn,…). Cơ sở của thuyết là sự tồn tại của các thán từ trong ngôn ngữ.
c/ Thuyết tiếng kêu trong lao động:
- Phát triển mạnh vào thế kỉ XIX.
- Nội dung: Ngôn ngữ bắt nguồn từ những tiếng kêu trong lao động tập thể. Thuyết có cơ
sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện nay.
d/ Thuyết khế ước xã hội.
- Phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII.
- Nội dung: Ngôn ngữ là do con người thoả thuận với nhau mà quy định ra. Ngôn ngữ là
sản phẩm của khế ước xã hội.
Theo Ăng-ghen: “Ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng nảy sinh với lao động, đó là
cách giải thích duy nhất đúng về nguồn về nguồn gốc ngôn ngữ.
Như vậy, nhờ có lao động mà năng lực tư duy trừu tượng phát triển. Tư duy hình thành thì ngôn
ngữ cũng ra đời.
Mặt khác, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp cũng do lao động quyết
định.

43
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
 Tóm lại, bản thân con người cũng như tư duy trừu tượng và ngôn ngữ của nó ra đời cùng một
lúc dưới sự tác động của lao động.
2/ PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ:
2.1/ Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc:
Có thể phân loại bằng phương pháp so sánh lịch sử.
a/ Phương pháp so sánh lịch sử:
Qua so sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, rồi xác định quan
hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ.
Vd: So sánh từ vựng các tiếng Roman

b/ Một số họ ngôn ngữ chủ yếu:

Căn cứ vào nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học thế giới đã phân ra trên 20 họ ngôn ngữ khác
nhau. Sau đây là một số họ ngôn ngữ chủ yếu:

1/Họ Ấn Âu
Gồm nhiều dòng:
• Dòng Ấn Độ : Hindi, Urdu (Pakistani), Bengali, Nepal, Kasmia...
• Dòng Iran: Ba Tư (Iran), Pasto (Afghanistan), Tagic, Tatxki...
• Dòng Slavơ (Slav): Nga, Ukrain, Bêlôrusi. Bungari, Tiệp, Ba Lan...
• Dòng Baltic : Litva, Latvia, Latgan.
• Dòng German (Germanic): Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Aixlen, Anh, Hà Lan, Đức...
• Dòng Roman (Ý): Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Rumani...
• Dòng Kentơ: Scotland, Ireland...
• Dòng Hy Lạp

44
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
• Dòng Anbani
• Dòng Aromian (Armenia)..
2/ Họ Xmit - Himit
• Dòng Xmit : A Tập, Akharơ, Tigrê...
• Dòng Kusit: Gala, Xômali, Agay...
• Dòng Becbéc : Kabin, Riphơ, Sinkhơ...
• Dòng Sađô - Hmit : Angac, Xura, Mubi, Khausa…
3/ Họ Kapkadơ
• Dòng Tây : Kabarơđin, Apkhadơ
• Dòng Nacsơ : Chechên, Ingutsơ...
• Dòng Đaghextan: Avarơ, Lacxơ, Darơghin...
• Dòng Kactơven: Lado, Xvan…
4/ Hán Tạng
• Dòng Hán Thái : Hán, Pupéo, Thái, Lào, Tày - Nùng, Lự, Cao Lan...
• Dòng Tạng Miến : Tạng và Miến điện. 
Một số tiếng như Hà Nhì, Lô Lô, Phù xá ở Bắc Việt Nam.
Họ Mông Cổ: Khankha, Buritat, Kanmu7c1
Họ Mã Lai- Đa Đảo
Họ Tuyêc
Họ Môn – Khmer
Họ Ugo – Phần Lan
2.2. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình
a. Cơ sở phân loại
• Phân loại theo loại hình là phân loại theo cấu trúc và chức năng.
• Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng
vốn có đối với một nhóm ngôn ngữ phân biệt nhóm đó với nhóm khác.
b. Các loại hình ngôn ngữ
Có thể chia các ngôn ngữ trên thế giới thành 2 nhóm loại hình lớn.
1/ Các ngôn ngữ đơn lập : Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng
Môn Khmer...
Đặc điểm:

45
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
- Từ không biến đổi hình thái
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ.
 Dùng trật tự từ : cửa trước - trước cửa
mèo con – con mèo
nhà nước - nước nhà ...
 Dùng hư từ : cuốn vở - những cuốn vở 
đọc - sẽ đọc, đã đọc, đang đọc...
Tính phân tiết : Trong các ngôn ngữ này, từ đơn tiết làm hạt nhân cơ bản của từ vựng. Các từ
ghép, từ láy đều được cấu tạo từ các từ đơn tiết. Vì vậy, ranh giới của âm tiết thường trùng với
ranh giới của hình vị và từ. Tạo ra sự khó phân biệt.
- Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động không phân biệt nhau về mặt cấu trúc.
• Ví dụ : cưa (cái cưa)/ cưa (hoạt động xẻ gỗ)
Vì vậy, một số người cho rằng ngôn ngữ đơn lập không có cái gọi là “các từ loại".
2/ Các ngôn ngữ không đơn lập
* Các ngôn ngữ chắp dính (niêm kết) 
Bao gồm các tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Bantu, Ugo-Phần Lan (Ural- Finn ...
• Đặc điểm :
- Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau.
 Khác với ngôn ngữ hoà kết, các hình vị của ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập lớn và
mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ. Chính tố có thể hoạt động độc lập .
Ví dụ: Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ :
adam (người đàn ông) - adamlar (những người đàn ông)
kadin (người đàn bà ) - kadinlar (những người đàn bà…
- Mỗi phụ tố chỉ biểu hiện một ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại mỗi ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu
hiện bằng một phụ tố. 
- Do mối liên hệ không chặt chễ giữa các hình vị mà người ta gọi ngôn ngữ này là ngôn ngữ
chắp dính.
Ví dụ : Trong tiếng Tacta :
kul (bàn tay )                        - cách 1, số ít
kul -lar (những bàn tay)    - (-lar) chỉ số nhiều 
kul-da - (-da) chỉ vị trí cách

46
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30
kul-lar-da(-lar chỉ số nhiều, da chỉ vị trí cách)
Do đó từ có độ dài rất lớn, chẳng hạn một động từ trong tiếng Swahili
Wa-ta-si-pô-ku-ja (Chính tố là –ja (đến), wa- chỉ ngôi thứ 3, số nhiều, -ta chỉ thì tương lai, -pô-
chỉ điều kiện, -ku- là dấu hiệu của động từ)
*Các ngôn ngữ chuyển dạng (hoà kết).
Gồm các tiếng như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hy Lạp, tiếng Saudi Arabia...
• Đặc điểm :
- Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm trong hình vị, sự biến đổi này mang ý nghĩa
ngữ pháp và được gọi là “biến tố trong”.
Ví dụ :
Tiếng Anh: foot-feet, man-men, women -women, tooth - teeth...
Tiếng Saudi Arabia: balad (làng) - bilad (những làng).
- Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách bạch phần
nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. 
Vì vậy, người ta gọi ngôn ngữ này là ngôn ngữ hoà kết
- Ngôn ngữ hoà kết cũng có các phụ tố. Nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa
và ngược lại cùng một ý nghĩa có thể được diễn đạt bằng nhiều phụ tố khác nhau.
- Sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị trong từ. Mối liên hệ này thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố
cũng không thể đứng một mình.
* Các ngôn ngữ hồn nhập (đa tổng hợp)
Gồm một số ngôn ngữ ở Nam Mỹ, đông nam Siberia...
• Đặc điểm :
- Một từ có thể tương ứng với một câu trong các ngôn ngữ khác. Nghĩa là đối tượng hành động,
trạng thái hành động không được thể hiện bằng các thành phần câu đặc biệt mà được thể hiện
bằng các phụ tố khác nhau trong hình thái động từ.
- Do đặc điểm các bộ phận tương ứng với các thành phần câu khác nhau được chứa đựng trong
một từ mà người ta gọi các ngôn ngữ trên là hỗn nhập.

47
LỚP 20CLC01, 20CLC02, 20CLC03 SẼ THI CUỐI KỲ MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 08/8/2021, TỪ 8 GIỜ 00 - 9 GIỜ 30

48

You might also like