Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tổng quan kết hôn đồng giới tại Thái Lan

Hôn nhân đồng giới là vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và
phản đối, đôi khi còn gây ra chia rẽ xã hội sâu sắc. Những người ủng hộ hôn nhân
đồng giới cho rằng việc hợp pháp hoá kiểu hôn nhân này là để đảm bảo nhân
quyền, sự bình đẳng giữa các thiên hướng tình dục và giảm được phân biệt đối xử
trong xã hội. Họ cũng cho rằng con nuôi của các cặp đồng tính sẽ được lợi khi cặp
đồng tính đó có tình trạng hôn nhân hợp pháp. Những nhóm ủng hộ đồng tính coi
bình đẳng hôn nhân là mục tiêu sau khi đã có quyền bình đẳng của người da màu,
của phụ nữ và các tôn giáo. Ngược lại, những người khác phản đối hôn nhân đồng
giới vì họ cho rằng kiểu gia đình này có những khiếm khuyết (trẻ em được nuôi bởi
cặp đồng tính sẽ dễ gặp tổn thương tâm lý và lệch lạc hành vi, hôn nhân đồng tính
thường không bền vững, không có khả năng duy trì nòi giống, làm sụt giảm giá trị
của hôn nhân trong văn hóa xã hội, thúc đẩy tình trạng làm cha/mẹ đơn thân...), do
vậy nếu chấp thuận và để hôn nhân đồng tính nhân rộng thì sẽ gây tác hại cho xã
hội và trẻ em.
Công nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề chính trị, xã hội, nhân quyền và
quyền công dân, cũng như vấn đề tôn giáo ở nhiều quốc gia và trên thế giới.
Những tranh cãi tiếp tục diễn ra rằng hai người đồng giới có nên được kết hôn,
được công nhận một mối quan hệ khác (kết hợp dân sự) hoặc từ chối công nhận
những quyền đó. Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người LGBT, cũng là
những người đóng thuế cho chính phủ, được sử dụng những dịch vụ công và hiện
thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác. Hôn nhân đồng giới cũng
đem đến cho họ sự bảo vệ hợp pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi.
Những lợi ích hoặc tác hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính là chủ đề tranh
luận của nhiều tổ chức khoa học Quốc hội Thái Lan đang xem xét một dự luật hợp
pháp hóa quan hệ hôn nhân đồng giới. Vào năm 2013, Bangkok Post đã nói rằng
“trong khi Thái Lan được coi là thiên đường du lịch cho các cặp đồng giới, thì thực
tế đối với người dân địa phương là luật pháp và thường là tình cảm công khai,
không quá tự do.” Một báo cáo năm 2014 của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc nói rằng người LGBT “vẫn phải đối
mặt với sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến các quyền xã hội và cơ hội việc làm
của họ”, và “đối mặt với khó khăn để đạt được sự chấp nhận cho tình dục phi
truyền thống, mặc dù cơ quan du lịch đã quảng bá Thái Lan như một quốc gia thân
thiện với người đồng tính”. Những thay đổi về thái độ và chính sách công đối với
các vấn đề về LGBT bắt đầu xảy ra ở Thái Lan trong những năm 1990 và đặc biệt
là phần đầu của thế kỷ 21. Năm 2015, Thái Lan ban hành luật chống phân biệt đối
xử toàn diện bao gồm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới. Kể từ năm 2018,
một dự luật hợp tác dân sự đang được Quốc hội Thái Lan thảo luận, nếu được
thông qua, sẽ cấp cho các cặp đồng giới một số quyền kết hôn, đáng chú ý là quyền
tài sản và quyền thừa kế, nhưng không có quyền đối với phúc lợi công cộng, lợi ích
về thuế, hoặc nhận con nuôi. Vào tháng 3 năm 2019, nhà làm phim chuyển giới
Tanwarin Sukkhapisit đã được bầu vào quốc hội Thái Lan, trở thành nghị sĩ
chuyển giới đầu tiên của họ.

Nếu được thông qua, Thái Lan sẽ là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á cho phép
hôn nhân đồng giới. Khi đó các cặp vợ chồng đồng giới sẽ có đầy đủ quyền giống
như những cặp vợ chồng khác giới tính. Dự luật này đã được bàn thảo suốt 7 năm
qua và nay đã gần tới đích cuối cùng. Theo đó, các cặp vợ chồng đồng giới sẽ có
quyền thừa kế, di chúc, sở hữu tài sản và quản lý chung. Họ cũng có thể nhận con
nuôi nếu cả 2 người đều trên 20 tuổi và có hộ chiếu Thái Lan. Thái Lan có khoảng
7 triệu người thuộc những người đồng tính và cộng đồng giới tính thứ 3 đã được
chấp nhận tại Thái Lan, tuy nhiên hôn nhân đồng giới vẫn chưa được công nhận tại
quốc gia này. Nếu dự luật được thông qua, nó sẽ có hiệu lực sau 120 ngày. Một
cuộc thăm dò năm 2015 cho thấy gần 89% người Thái sẽ chấp nhận các đồng
nghiệp đồng tính nam hoặc đồng tính nữ; 80% sẽ không để tâm quá nhiều nếu một
thành viên trong gia đình mình là LGBT; và 60% ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân
đồng tính. Trong cùng năm, Thái Lan đã phê chuẩn Đạo luật Bình đẳng giới, một
cột mốc quan trọng đối với đất nước vì nó đã vượt qua được sự phân biệt đối xử
dựa trên giới tính. Dự luật kết hôn đồng giới được cho là một cột mốc quan trọng
đối với xã hội Thái Lan trong việc thúc đẩy sự bình đẳng giữa mọi người của mọi
giới tính, phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện nay và tạo điều kiện cho những người
đồng giới có thể lập gia đình một cách hợp pháp.

You might also like