Môn học: Định giá và phân tích chứng khoán Đề Tài: Phân Tích Ngành Dầu Khí Và Công Ty Pvd

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ


KHOA TOÁN - THỐNG KÊ
---oOo---

TIỂU LUẬN
Môn học: Định giá và phân tích chứng khoán
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VÀ CÔNG TY PVD

GVHD: TS. Ngô Minh Vũ


Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thu Yên
MSSV: 31191026566
Lớp : DH45FM001

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
I. PHÂN TÍCH NGÀNH..........................................................................................1
1. Tổng quan ngành dầu khí....................................................................................1
2. Diễn biến ngành năm 2021...................................................................................1
2.1. Những điểm chính của ngành trong năm 2021............................................1
 Nhu cầu...........................................................................................................1
 Nguồn cung.....................................................................................................1
 Biến động giá..................................................................................................2
 Các dự án dầu khí lớn trong nước................................................................3
2.2. Chỉ số tài chính..............................................................................................4
2.3. Kết quả kinh doanh.......................................................................................4
3. Triển vọng ngành trong năm 2022......................................................................8
3.1. Triển vọng tăng trưởng năm 2022:...............................................................8
3.2. Triển vọng tại Việt Nam:...............................................................................9
3.3. Top cổ phiếu tiềm năng:................................................................................9
II. Giới thiệu doanh nghiệp.................................................................................10
III. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp..................................................11
1. Kết quả kinh doanh của PVD năm 2021.......................................................11
2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của PVD:................................15
3. Triển vọng kinh doanh:..................................................................................15
4. Tiềm năng lợi nhuận của từng giàn khoan PVD:.........................................16
5. Dự báo kết quả kinh doanh của PVD:...........................................................17
IV. Định giá cổ phiếu PVD:..................................................................................18
1. Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.......................................................18
2. Theo phương pháp dòng tiền cổ tức..............................................................19
V. Phân tích kỹ thuật..............................................................................................20
VI. Kiến nghị đầu tư và kết luận:.........................................................................23
1. Kiến nghị đầu tư..............................................................................................23
2. Kết luận............................................................................................................23
Tài liệu tham khảo:...................................................................................................24
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: Biểu đồ nhu cầu và nguồn xăng dầu thế giới...............................................2
Hình 2: Biều đồ nhu cầu và nguồn cung xăng dầu OPEC.......................................2
Hình 3: Biểu đồ giá dầu Brent năm 2021..................................................................3
Hình 4: Kết quả kinh doanh một số mã cổ phiếu.....................................................5
Hình 5: Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lời của PVD.............................................13
Hình 6: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh khoản của PVD....................................14
Hình 7: Biểu đồ kỹ thuật của mã cổ phiếu PVD.....................................................21
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các dự án dầu khí lớn trong nước...............................................................3
Bảng 2: Các chỉ số tài chính ngành dầu khí..............................................................4
Bảng 3: Kết quả kinh doanh các mã cổ phiếu ngành dầu khí.................................4
Bảng 4: Kết quả kinh doanh nhóm ngành hỗ trợ khai khoáng...............................6
Bảng 5: Kết quả kinh doanh nhóm ngành phân phối khí đốt thiên nhiên..............7
Bảng 6: Kết quả kinh doanh theo quý của PVD năm 2021....................................11
Bảng 7: Dữ liệu chứng khoán của PVD ngày 28/03/2022.......................................14
Bảng 8: Dự báo kết quả kinh doanh của PVD........................................................17
Bảng 9: Dự báo về bảng cân đối kế toán của PVD.................................................17
Bảng 10: Dự báo về lưu chuyển tiền tệ của PVD....................................................17
I. PHÂN TÍCH NGÀNH
1. Tổng quan ngành dầu khí
Giá dầu phục hồi và tăng mạnh trong năm 2021 giúp hoạt động dầu khí trong
nước gặp nhiều thuận lợi. Mặc dù sản lượng dầu khí khai thác ở mức thấp nhưng vẫn
đạt và vượt kế hoạch đặt ra. Cụ thể, doanh thu của ngành hoàn thành vượt kế hoạch
cả năm trước 2 tháng, đạt 620.2 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2020.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành dầu khí niêm yết trên sàn chứng khoán gặp
nhiều thuận lợi khi giá dầu tăng. Các doanh nghiệp dầu khí (PVS, PVD) vượt qua
khó khăn và đang có triển vọng sáng khi các dự án đầu tư dầu khí được đẩy nhanh
tiến độ, trong khi đó các doanh nghiệp trung và hạ nguồn (PVT, GAS, BSR, PLX,…)
đang được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng.
Mặc dù giá cổ phiếu dầu khí đã tăng mạnh trong năm 2021 nhưng vẫn chưa thấy
sự thay đổi rõ rệt về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm cổ
phiếu thượng nguồn. Bên cạnh yếu tố giá dầu duy trì mức cao, việc khởi công các dự
án dầu khí trọng điểm sẽ là động lực chính cho ngành. Chúng tôi dự báo triển vọng
kinh doanh năm 2022 của doanh nghiệp dầu khí vẫn tiếp tục tích cực.
2. Diễn biến ngành năm 2021
2.1. Những điểm chính của ngành trong năm 2021
 Nhu cầu
Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tiếp tục tăng lên mạnh mẽ khi các nước bắt đầu mở
cửa nền kinh tế. Nhu cầu trong năm 2021 tăng thêm 5.475 triệu thùng/ngày so với
2020. Trong báo cáo 2021 của OPEC, nhu cầu tiêu thụ dầu đạt 99,75 triệu
thùng/ngày vào Q4/2021 lập đỉnh từ năm 2020 đến nay, đưa mức trung bình năm đạt
96.62 triệu thùng/ngày.
 Nguồn cung
Sản lượng dầu khai thác trong năm 2021 đạt khoảng 95.6 triệu thùng/ngày, tăng
1.25 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác vào Q4/2021 đạt 96.5 triệu
thùng/ ngày, đây là mức cao nhất kể từ khi tháng 4 năm 2020 khi nhóm OPEC+ đạt
được thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử với 9.7 triệu thùng/ngày. Sản lượng
OPEC+ vào Q1/2020 đạt 100.18 triệu thùng/ngày và giảm liên tục đến Q1/2021 sản
lượng còn 92.77 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô khai thác giảm đáng kể là do
gặp khó khăn trong việc khai thác và tìm kiếm. Điều này sẽ làm cho lượng nhập khẩu
dầu thô có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian tới. EIA dự báo trong năm 2022
sản lượng khai thác sẽ tăng lên cùng với cùng với việc nới lỏng cắt giảm của OPEC+.

1
Hình 1: Biểu đồ nhu cầu và nguồn xăng dầu thế giới
Nguồn: EIA

Hình 2: Biều đồ nhu cầu và nguồn cung xăng dầu OPEC


Nguồn: EIA, OPEC+
 Biến động giá
Trong năm 2021, giá dầu có sự phục hồi và tăng lên mạnh mẽ, nhờ vào triển vọng
nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng lên, trong khi đó OPEC+ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ
nguồn cung. Giá dầu Brent liên tục thiết lập các mức đỉnh cao mới và đạt mức cao
nhất vào đầu tháng 10.2021. Sau khi tạo đỉnh 85 USD/thùng, giá dầu thô Brent đóng
cửa ở mức 78.2 USD/thùng tại ngày 30/12/2021, tăng 52.9% so với cùng kỳ.

2
Hình 3: Biểu đồ giá dầu Brent năm 2021
Nguồn: Bloomberg
 Các dự án dầu khí lớn trong nước

Bảng 1: Các dự án dầu khí lớn trong nước


Dự án Tổng Dự kiến Tiến độ
mức đầu triển khai

LNG Thị Vải 285 triệu 2019-2022 Đã hoàn thành trên 90% giai đoạn 1.
Giai đoạn 1 USD Việt Nam có thể nhập khẩu LNG lần
đầu tiên vào tháng 11/2020 để bù đắp
cho sản lượng thiếu tại bể ngoài khơi
Nam Côn Sơn. LNG sẽ là nguồn
nguyên liệu chính cho nhà máy điện
Nhơn Trạch 3&4 dự kiến bắt đầu từ
2023
Sư Tử Trắng 2 tỷ USD 2021 -2023 Đã hoàn thành giai đoạn 2A với tổng
Giai đoạn 2 mức đầu tư gần 138 triệu USD. Giai
đoạn 2B dự kiến bắt đầu đi vào khai
thác từ năm 2024
Nam Du – U N/A 2022-2024 Jadestone đang chuẩn bị phát hành lại
Minh gói thầu hợp đồng FPSO. Dự kiến bắt
đầu đón dòng khí đầu tiên từ năm 2024
Lô B – Ô Môn 6.7 tỷ 2024-2025 Đang chờ phê duyệt quyết định đầu tư
FID từ Thủ Tướng. Nếu nút thắt sử
USD
dụng vốn từ dự án Ô Môn III được giải
quyết, dự án Lô B được kỳ vọng sẽ khởi
công trong nửa cuối năm 2022
Cá voi Xanh 10 tỷ 2024-2025 Các bên đang đàm phán thỏa thuận giá
bán khí và sản xuất điện. Tuy nhiên tiến

3
USD độ triển khai dự án liên tục bị trì hoãn,
do chưa đạt được thỏa thuận thương
mại

2.2. Chỉ số tài chính


Bảng 2: Các chỉ số tài chính ngành dầu khí

Nguồn: SSI Research


2.3. Kết quả kinh doanh
Sự phục hồi của giá dầu trong 6 tháng đầu năm 2021 đã giúp ngành dầu khí
trong nước tận dụng được nhiều lợi thế. Trong hội nghị tổng kết cuối năm 2021
PVOil đưa ra ước tính doanh thu hợp nhất cả năm đạt 55.000 tỷ đồng, tăng 8,8% so
với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 884 tỷ đồng, hoàn
thành hơn gấp đôi kế hoạch năm. Ở mảng nhiên liệu dạng khí, PVGas cho biết, các
chỉ tiêu tài chính năm nay đều hoàn thành và vượt kế hoạch 13-66%. Trong đó,
doanh thu đạt gần 80.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 10.500 tỷ đồng.
Bảng 3: Kết quả kinh doanh các mã cổ phiếu ngành dầu khí

cổ Nguồn doanh Biên lợi nhuận
Doanh thu Lợi nhuận sau thuế
phiế thu chính ròng
u
2020 2021 YoY 2020 2021 YoY 2020 2021
PVB Dầu khí 695 39 -94,4% 61 0,3 -99,5% 8,8% 0,8%
PVS Dầu khí 20.179 14.221 -29,5% 710 678 -4,5% 3,5% 4,8%
Nguyên liệu cơ
PVC 2.178 2.776 27,5% 21 24 14,3% 1,0% 0,9%
bản
PVD Dầu khí 5.229 3.988 -23,7% 184 36 -80,4% 3,5% 0,9%

4
CNG Dầu khí 2.338 3.058 30,8% 51 82 60,8% 2,2% 2,7%
PGD Dầu khí 7.527 8.996 19,5% 203 254 25,1% 2,7% 2,8%
PCG Dầu khí 288 393 36,5% 4 4 0,0% 1,4% 1,0%
ASP Dầu khí 2.723 3.393 24,6% 32 33 3,1% 1,2% 1,0%
GAS Dầu khí 64.134 78.992 23,2% 7.972 8.852 11,0% 12,4% 11,2%
PVG Dầu khí 3.458 4.113 18,9% 0,5 14 2700% 0,0% 0,3%
Dịch vụ công
PGC 2.825 3.365 19,1% 125 126 1% 4,4% 3,7%
cộng
Dịch vụ công
PGS 4.800 5.614 17,0% 57 79 39% 1,2% 1,4%
cộng
128.94 2669
Tổng 116.374 69% 9.421 10.182 42% 31%
8 %

Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, một số doanh nghiệp
ngành dầu khí vẫn có một năm kinh doanh thành công. Tuy nhiên kết quả kinh doanh
ngành vẫn sụt giảm so với 2021.

25000
20179
20000
Tỷ đồng

15000 14221

10000
5229
5000 3988
2178 2776
695 61 39 0.3 710 678 21 24 184 36
0
2020 2021 2020 2021 2020 2021 2020 2021
PVB PVS PVC PVD

Doanh thu Lợi nhuận sau thuế

Hình 4: Kết quả kinh doanh một số mã cổ phiếu

5
Kết quả kinh doanh theo nhóm ngành hỗ trợ khai khoáng của các mã: PVD,
PVS, PVC, PVB (tỷ đồng):
Bảng 4: Kết quả kinh doanh nhóm ngành hỗ trợ khai khoáng
Các hoạt động hỗ trợ
Ngành
Khai khoáng
Kỳ/năm Năm 2021
Kết quả kinh doanh
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.048
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 24
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.024
4. Giá vốn hàng bán 19.613
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.411
6. Doanh thu hoạt động tài chính 474
7. Chi phí tài chính 275
Trong đó :Chi phí lãi vay 156
8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 518
9. Chi phí bán hàng 140
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.318
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 670
12. Thu nhập khác 324
13. Chi phí khác 80
14. Lợi nhuận khác 244
Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 913
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 213
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -38
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 739
Lợi ích của cổ đông thiểu số 110
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ 629
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0

6
20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 0

Nguồn: BCTC doanh nghiệp


Kết quả kinh doanh theo nhóm ngành phân phối khí đốt thiên nhiên của các
mã: PGC, ASP, PGS, PVG, PGD, PCG, GAS, CNG (tỷ đồng)
Bảng 5: Kết quả kinh doanh nhóm ngành phân phối khí đốt thiên nhiên
Phân phối khí đốt thiên
Ngành
nhiên
Kỳ/năm Năm 2021
Kết quả kinh doanh
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 108.286
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 362
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 107.924
4. Giá vốn hàng bán 90.791
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.133
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.297
7. Chi phí tài chính 476
Trong đó :Chi phí lãi vay 368
8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 22
9. Chi phí bán hàng 4.079
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.003
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.895
12. Thu nhập khác 179
13. Chi phí khác 118
14. Lợi nhuận khác 60
Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 120
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12.075
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.471
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 40
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 9.564

Lợi ích của cổ đông thiểu số 299

7
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ 9.265
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0
20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu

Nguồn: BCTC doanh nghiệp


Điểm chung của những doanh nghiệp lớn đối với động lực tăng trưởng lợi
nhuận của họ là tận dụng lợi thế của việc giá nhiên liệu tăng mạnh trong năm qua, đặc
biệt là kể từ cuối tháng 5, với sự điều chỉnh vào cuối tháng 10 dẫn đến giá xăng dầu
cao hơn. Nó đã gần chạm mốc 25.000 đồng một lít, mức cao nhất kể từ tháng 9 năm
2014. Giá gas cũng chạm mức 500.000 đồng / bình 12kg trong tháng 11.
3. Triển vọng ngành trong năm 2022
3.1. Triển vọng tăng trưởng năm 2022:
Đầu năm 2022, ngành Dầu khí có không ít thay đổi và bị tác động bởi các yếu
tố sau:
- Nguồn cung cạn kiệt: Theo nhận định của OPEC+ thì sản lượng dầu của Mỹ bị
giới hạn trong năm nay bất chấp giá tăng. 13 thành viên tổ chức xuất khẩu dầu mỏ
OPEC chỉ đạt mức tăng sản lượng hàng ngày 50.000 thùng trong tháng 1/2022.
Kèm với các sự kiện trước đây có thể thấy đang có sự chênh lệch cung cầu ở thời
điểm hiện tại.
- Triển vọng sau dịch bệnh: Khi dịch covid được khống chế và miễn dịch cộng
đồng hình thành cũng là lúc các doanh nghiệp, nhà máy bắt đầu mở cửa để hoạt
động trở lại, nhu cầu đi lại tăng cao, đặc biệt là ngành hàng không. Nhu cầu về
nguyên liệu và nhiên liệu đầu vào tiếp tục tăng sẽ đẩy mạnh triển vọng của các
ngành liên quan đến dầu khí. Dự báo cho thấy giá dầu sẽ tiếp tục tăng cho đến 2022.
- Vấn đề liên quan đến bất ổn chính trị giữa các quốc gia (Nga – Ukraina), những
biến động chính trị tại Trung Đông, Trung Á hay vấn đề hạt nhân Iran cũng khiến
giá dầu tăng cao.
Hiện nay, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron đã phủ bóng lên thị trường
dầu thô toàn cầu vì nó có thể hạn chế các hoạt động đi lại và gây cản trở nhu cầu
tiêu thụ dầu. Do đó, do tác động chưa rõ ràng của Omicron giá dầu Brent có thể xảy
ra một trong ba kịch bản sau:
+ Kịch bản tích cực : Giá dầu Brent tiếp tục duy trì ở mức cao trên 80 USD/ thùng
trong năm 2022.
+ Kịch bản cơ sở : Kỳ vọng giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 75 USD/ thùng
trong năm 2022.

8
+ Kịch bản tiêu cực : Giá dầu Brent trung bình năm 2022 kỳ vọng sẽ nằm trong
khoảng 60-65 USD/ thùng.
Giá dầu cao sẽ củng cố nền tảng cơ bản của các công ty thượng nguồn. Đà tăng
giá dầu sẽ thúc đẩy hoạt động E&P trên toàn cầu, thúc đẩy thị trường khoan ở Đông
Nam Á và mang lại lợi ích cho các công ty dịch vụ khoan như PVD.
So với 2021, giá dầu duy trì ở mức thấp hơn trong năm 2022 do nhu cầu thấp
hơn kỳ vọng và nguồn cung tăng. Nguồn cung dầu có khả năng tăng trong khi nhu
cầu dầu toàn cầu có thể thấp hơn so với kỳ vọng. Do đó, sẽ có áp lực lên giá dầu
trong năm 2022.
SSI dự tính giá dầu thô Brent trung bình là 70 USD/ thùng, không đổi so với
cùng kỳ. Đối với ngành Dầu khí Việt Nam, môi trường giá dầu trên 60-65 USD/
thùng sẽ thúc đẩy hoạt động E&P trong dài hạn.
3.2. Triển vọng tại Việt Nam:
Các hoạt động E&P (thăm dò & khai thác) ảm đạm đã khiến các dự án dầu khí
trong nước bị đình trệ trong một thời gian dài. Nhưng những chuyển biến tích cực
gần đây có thể giúp tháo gỡ các nút thắt tại những dự án lớn, giúp đẩy nhanh tiến độ
khởi công các dự án trong tương lai. Hoạt động vận tải dầu khí đang bước vào giai
đoạn tăng trưởng mạnh. Các dự án Dung Quất, Nghi Sơn phục hồi làm gia tăng nhu
cầu tiêu thụ cac sản phẩm hóa dầu do đó nhu cầu vận tải cũng tăng cao.
Việc triển khai dự án Lô B - Ô Môn - một trong những dự án khai thác khí lớn
nhất Việt Nam hiện nay sẽ là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp, củng cố
nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp
dầu khí trong những năm tới. Theo báo cáo của VNDirect Research, các công ty
hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B, bao
gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD. Bên cạnh
đó, GAS với tổng mức đầu tư 51% cũng được kỳ vọng là đơn vị hưởng lợi chính từ
dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí. Chuỗi
dự án phát triển khí Lô B - Ô Môn mang theo triển vọng tăng trưởng mới cho ngành
dầu khí Việt Nam trong những năm sắp tới.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ước tính khoảng 19,23 tỉ USD sẽ được bổ
sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án (từ dự án thượng
nguồn và đường ống dẫn khí). Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Ô Môn với tổng
công suất 3.810MW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong
tương lai.
3.3. Top cổ phiếu tiềm năng:
1. GAS – Tổng Công ty Khí Việt Nam (HOSE)
- Khối lượng giao dịch trung bình:1,144,591
- Giá mục tiêu: ngắn hạn 125,000, trung hạn: 150,000
- Tiềm năng:

9
 Việc hoàn thành đưa vào vận hành dự án Nam Côn Sơn 2 đã ổn định được năng
lực cung cấp khí của PVGAS cho các khách hàng khu vực Đông Nam Bộ, tăng sản
lượng.
 Giá dầu cao tạo động lực để ngành dầu khí thúc đẩy các hoạt động khai thác, kinh
doanh dầu khí, nên xét về dài hạn rất tốt.
 Từ 2022 trở đi, triển vọng phát triển của cổ phiếu GAS tiếp tục tăng nhờ các dự
án đầu tư khai thác khí trong nước cũng như dự án kho cảng nhập khẩu khí thiên
nhiên hóa lỏng (LNG) đang hoàn thành.
2. PVD – Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE)
- Khối lượng giao dịch trung bình: 8,118,256
- Giá mục tiêu: Ngắn hạn 40,000, trung hạn 60,000.
- Tiềm năng:
 PVD sẽ thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu cho năng 2019 và cả năm 2020, tỷ lệ
10%/năm.
 Giá hiện tại của PVD còn khá thấp so với đỉnh trước đó nó đã đạt được. Với triển
vọng hiện tại, chúng ta hoàn toàn có kỳ vọng PVD sẽ tăng trưởng và phá được đỉnh
cũ.
 Giàn khoan TAD này đã ký hợp đồng cho hãng Shell thuê khoan 6 năm tại
Brunei, và dự kiến còn gia hạn thêm 4 năm nữa.
 Việc tăng giá dầu cũng khiến tăng nhu cầu khai thác dầu khí, và PVD cũng được
hưởng lợi gián tiếp từ điều này.
3. PVS – Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX)
- Khối lượng giao dịch trung bình: 10,926,219
- Giá mục tiêu: Ngắn hạn 36,000, trung hạn 55,000
- Tiềm năng:
 Lĩnh vực kho nổi là điểm sáng nhất trong hoạt động của PVS trong năm tới.
 PVS đang dần lấn sân sang thị trường năng lượng điện gió ngoài khơi, tham gia
ký kết MOU với CTCP phát triển điện gió La Gàn công suất 3,5GW, mở ra một thị
trường dịch vụ năng lượng mới trong tương lai.
 Trong dài hạn 2022 – 2025, PVS sẽ góp mặt vào nhiều dự án lớn của ngành
dầu khí như: Lô B- Ô Môn, Nam Du – U Minh, Cá Voi Xanh,.. các dự án trên bờ
như LNG Thị Vải, LNG Long An, dự án Nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung
Quất…
 Giá dầu tiếp tục hồi phục và chỉ cần duy trì trên mức 65 USD/thùng cũng tạo
điều kiện hết sức thuận lợi, kích hoạt và đẩy nhanh tiến độ trở lại các dự án dầu khí
lớn, và PVS được hưởng lợi nhiều.

II. Giới thiệu doanh nghiệp


Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) là doanh nghiệp
thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dầu khí. PVD hiện đang hoạt động chính
trong lĩnh vực cung ứng giàn khoan dầu khí, bên cạnh đó công ty cũng cung ứng

10
một số dịch vụ khác có liên quan đến khoan. Vào năm 2001, dựa trên cơ sở nhận
chuyển giao các nguồn lực từ Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Biển, PVD được
thành lập với mục đích tập trung vào xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ
kỹ thuật dầu khí chuyên sâu, qua đó tạo thế chủ động trong công tác khoan và các
dịch vụ liên quan đến công tác khoan dầu khí tại Việt Nam. Với lịch sử hơn 20 năm
hoạt động, PVD đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, trở thành một
trong những Tổng công ty hàng đầu trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là một nhà
thầy khoan và là nhà cung cấp các dịch vụ khoan uy tín hàng đầu không chỉ trong
nước mà còn cả khu vực nước ngoài.

PVD hiện là công ty duy nhất trong nước cung ứng dịch vụ khoan tại Việt Nam
với việc sở hữu 6 giàn khoan trong đó có 4 giàn khoan tự nâng, 1 giàn khoan tiếp
trợ nửa nổi nửa chìm (TAD) và 1 giàn khoan đất liền PV Drilling. Nhờ vào lợi thế
là công ty con của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và là doanh nghiệp duy nhất
của tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực khoan và các thiết bị dịch vụ liên quan đến
khoan nên PVD có lợi thế rất lớn trong việc trúng thầu các dự án khai thác dầu thô
của PVN. Năm 2017, PVD đã mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia trong khu
vực để tạo công ăn việc làm cho các giàn khoan nhằm giảm bớt các khó khăn do
hoạt động ít của các giàn khoan. Hoạt động chính của công ty PVD là cung cấp các
dịch vụ khoan, các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan và các dịch vụ liên quan đến
khoan. Giá dầu tăng cao, các giàn khoan của PVD đều được hoạt động ổn định trở
lại, đều được ký hợp đồng đến hết 2022. PVD là một cổ phiếu mang tính chu kỳ và
thường sẽ có độ trễ giữa giá dầu và tình hình kinh doanh. Vì vậy, trong bối cảnh
hiện nay khi đầu tư vào PVD thì chúng ta cần phải có sự chờ đợi và kỳ vọng vào
tương lai của PVD. Tóm lại, hiện nay PVD là một trong những công ty có tiềm
năng rất lớn.

III. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp


1. Kết quả kinh doanh của PVD năm 2021

Bảng 6: Kết quả kinh doanh theo quý của PVD năm 2021
Q3/202
Kết quả kinh doanh Q1/2021 Q2/2021 1 Q4/2021
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 550 1,112 1,011 1,334

11
Giá vốn hàng bán 578 1,000 892 1,198
Lợi nhuận gộp -28 112 119 136
Doanh thu hoạt động tài chính 42 40 55 28
Chi phí tài chính 43 42 43 43
Chi phí bán hàng 1 2 - 9
Chi phí quản lý doanh nghiệp 84 131 84 89
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -105 11 89 40
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -107 48 69 54
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -110 43 56 50
Lợi ích của cổ đông thiểu số -6 35 -11 -
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ -104 8 67 50

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của PVD tăng theo từng
quý, quý 4 năm 2021 đạt 1,334 tỷ đồng cho thấy các hoạt động kinh doanh cho thuê
giàn khoan, tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty khá cao, tình hình tài chính
của công ty rất khả quan.

Mặc dù những tín hiệu còn chưa hồi phục về lợi nhuận và doanh thu nhưng
cũng đã có các tín hiệu tích cực được ghi nhận. Cụ thể về doanh thu, thì doanh thu
vẫn luôn được cải thiện tích cực qua các quý, bên cạnh đó thì các biên lợi nhuận gộp
vẫn luôn hồi phục. Đặc biệt, trong quý 4 năm 2021 biên lợi nhuận gộp đạt 10.2% cải
thiện mức 4.4% của quý 4 trong năm 2020. Do giá dầu tăng nên mảng khoan đã tăng
được giá thuê trung bình. Giá thuê của quý 4 năm 2021 ước tính tăng khoảng 14.5%
so với quý 3. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng cho thuê giàn khoan cũng được cải
thiện.

Theo báo cáo của PVD, quý 4 công ty ghi nhận doanh thu tăng trưởng khá
cao, đạt 1.333 tỷ đồng, tăng 62% so với kỳ trước. Nhờ chi phí giá vốn chỉ tăng 52%
nên lãi gộp đã đạt 136 tỷ đồng, tăng gấp 3.7 lần so với cùng kỳ. Mặc dù các nhóm
chi phí giảm nhẹ nhưng lợi nhuận trong công ty liên doanh, liên kết chỉ đạt 17 tỷ
đồng, do vậy lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm 17%, chỉ đạt 49.5 tỷ đồng.

Theo thông tin thu thập được từ sự giải trình của công ty, doanh thu Q4 có sự
tăng trưởng mạnh là nhờ: PVD đã tăng hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng sở hữu
lên 77%; tăng doanh thu từ cho thuê giàn khoan và các hoạt động liên quan đến

12
khoan. Kèm theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ của giá dầu. Chính vì vậy, khả năng
khối lượng công việc của PVD sẽ tăng cao trong những năm tiếp theo.

Năm 2020, sau khi giá dầu hồi phục, tình hình hoạt động của PVD có phần
ổn định. Sang năm 2021 giá dầu đã vượt ngưỡng 50-60 USD/thùng, được đánh giá
là ngưỡng hòa vốn của các dự án dầu khí, thúc đẩy các dự án dầu khí quay trở lại.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của PVD nhìn chung vẫn khá là kém khả quan, doanh
thu trong năm vừa qua thì sụt giảm khoảng 25.4% so với năm 2020. Lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh chính sau khi trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý thì vẫn
lỗ, lợi nhuận lúc này chủ yếu từ hoạt động tài chính, thu nhập khác. Nhưng lợi nhuận
chung vẫn giảm rất mạnh, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 36.5 tỷ đồng, giảm 80.2% so
với năm 2020. Mặc dù giá dầu tăng nhưng kết quả kinh doanh vẫn chưa tăng nguyên
nhân được đánh giá là do việc cung ứng dịch vụ phân khúc thượng nguồn cho nên
việc phản ánh giá dầu tăng và kết quả kinh doanh của PVD cần thời gian.

Trong năm 2021, PVD đã đưa ra kế hoạch doanh thu đạt 4.400 tỷ đồng, lợi
nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng doanh thu
thực của PVD chỉ đạt 3,988 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ chỉ hơn 19
tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 36 tỷ đồng vì vậy PVD chỉ mới thực
hiện được khoảng 91% mục tiêu doanh thu và đạt 76% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. So
với năm 2020 thì doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 23.7% và 80.2%.

13
Khả năng sinh lời (%)
160%
145%
140% 133% 133%

120%
100% 92% 88% 89%
80%
60%
40%
17% 22%
20%
0%
2018 2019 2020 2021

ROA ROE

Hình 5: Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lời của PVD
Năm 2021 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên tỷ lệ ROA và ROE của PVD
giảm mạnh so với năm 2020, ROA chỉ đạt 17% và ROE là 22%. Tuy nhiên, tỷ suất
sinh lợi đầu tư vào PVD vẫn khá hấp dẫn khi giá dầu đang tăng cao và với lợi thế là
công ty con của PVN, khách hàng là PVN và các công ty liên quan, hiệu suất cho
thuê giàn khoan tăng cao nên tỷ lệ tỷ suất sinh lời của PVD sẽ tăng cao trong năm
2022.

Hệ số khả năng thanh khoản (lần)


3.5

2.5

1.5

0.5

0
2018 2019 2020 2021

Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán hiện hành

Hình 6: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh khoản của PVD
Về khả năng thanh toán, do số dự nợ ngắn hạn thấp hơn tài sản ngắn hạn nên
gia đoạn 2018-2021 tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành đều cao

14
hơn 1. Điều này cho thấy rằng PVD trong những năm qua luôn đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.

Bảng 7: Dữ liệu chứng khoán của PVD ngày 28/03/2022


Dữ liệu chứng khoán, ngày 28/03/2022
Giá (VND) 35,900 (↑1.84%)
Mức thấp/cao nhất trong 52 tuần (VND) 17,200-40,000
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA) 0.17
Cổ phiếu đang lưu hành 421,129,789 cổ phiếu
Khối lượng giao dịch 6,540,900 cổ phiếu
Vốn hóa thị trường 13,968 tỷ đồng
EV/EBIT (LTM) 404.48

Vào ngày 28/03/2022, PVD có giá đóng cửa là 35,900 đồng (tăng 1.84%) ;
mức giá thấp nhất và cao nhất trong 52 tuần tương ứng với 17,200 VND và 40,000
VND cho thấy giá của PVD tương đối ổn định. Khuyến nghị: mua với giá kỳ vọng
39,000 VNĐ/cp (tăng 8,6%) trong thời gian 12 tháng nắm giữ.

2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của PVD:


 Điểm mạnh:
PVD tập trung toàn bộ nguồn lực vào hoạt động khoan và các dịch vụ liên quan
đến khoan, không phân tán nguồn lực và chiếm lĩnh thị trường giàn khoan tại
Việt Nam.
Dưới sự hỗ trợ của PVN, PVD có được nhiều lợi thế trong việc đàm phán cũng
như ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ và tăng khả năng sử dụng giàn
khoan.
 Điểm yếu:
Tỷ lệ nợ còn khá cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của PVD. Kinh
nghiệm vận hành giàn khoan còn gặp một số hạn chế.
 Cơ hội:
Sau đại dịch, các quốc gia đều đang tiến hành phục hồi kinh tế nên nhu cầu sử
dụng năng lượng tăng cao trong thời gian sắp tới, vì vậy nhu cầu thuê giàn
khoan để khai thác tăng mạnh.
 Thách thức:

15
Sự biến động của giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cho thuê giàn khoan,
vì vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của PVD. Ngoài ra, PVD còn chịu thách
thức lớn từ việc cạnh tranh cho thuê giàn khoan với các nhà thầu nước ngoài.
3. Triển vọng kinh doanh:

Bước sang năm 2022, triển vọng kinh doanh của PVD được dự báo sẽ còn rất
nhiều dư địa tăng trưởng đặc biệt là lợi nhuận. Trong bối cảnh giá dầu Brent đã vượt
giá 90 USD/thùng vào ngày 3.2.2022 vừa qua, đánh dấu mức cao nhất từ tháng
10.2014 đến nay. Giá dầu tăng cao trong bối cảnh căng thẳng chính trị của Ukraina
và Nga liên tục gia tăng, trong khi đó, nhu cầu sử dụng dầu mỏ hồi phục mạnh sau
đại dịch. Xu hướng tăng của giá dầu sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư đẩy mạnh các dự án
khai thác dầu khí thể hiện qua việc đầu tư của ngành dầu khí đã tăng rất mạnh trong
năm 2021. Và số liệu thống kê cho thấy hiệu suất cho thuê giàn khoan của Đông
Nam Á cũng tăng rất mạnh từ tháng 1.2021 đến cuối năm vừa qua. Đây sẽ là động
lực rất quan trọng hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của PVD tăng trưởng trở lại trong
năm 2022. Với độ trễ 1 năm thì điểm rơi lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm
2021 chưa cao nên trong năm 2022, PVD sẽ tăng trưởng tốt hơn rất nhiều.

Nhu cầu khoan dầu năm 2022 tăng mạnh. Trong bối cảnh hiện nay, hầu hết các
mỏ khí chủ đạo đều đang khai thác với mức độ sản lượng cao. Rõ ràng nhận thấy
tình hình sau Tết vừa qua nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước tăng cao. Tuy nhiên,
trữ lượng xăng dầu của Việt Nam đang hao hụt dần qua từng năm, các nhà máy vẫn
chưa hoạt động hết công suất cũng như xăng dầu nhập khẩu thì thời gian chờ đợi khá
lâu. Chính vì thế, việc khai thác, thăm dò thêm các mỏ mới là nhu cầu hết sức cần
thiết trong tình hình hiện nay.

4. Tiềm năng lợi nhuận của từng giàn khoan PVD:

Trong năm 2022, PVD dự kiến sẽ tái hoạt động giàn khoan PV Drilling V.
Việc đưa giàn khoan PVD V trở lại hoạt động sẽ giúp cho công ty PVD rất nhiều.
Thứ nhất đó là nâng cao hiệu suất sử dụng của giàn khoan; thứ hai là gia tăng doanh
thu, cải thiện dòng tiền và có thể phần nào đóng góp lợi nhuận cho công ty. Giàn
khoan này hiện tại có giá cho thuê khoảng 90,000 USD/ngày cho 6 năm đầu tiên và
khả năng cao giá sẽ tăng cho những năm tiếp theo.

16
Ngoài ra, PVD còn có 4 giàn khoan tự nâng, mỗi giàn có giá cho thuê trung
bình khoảng 67,000 USD/ngày và 1 giàn khoan trên đất liền có giá cho thuê khoảng
10,000 USD/ngày (theo số liệu của công ty chứng khoán VNDirect). Hiện nay các
giàn khoan đều được cho thuê và hoạt động hết công suất đem lại một khoảng lợi
nhuận lớn cho công ty PVD.

Ngoài 5 giàn khoan trên thì giàn khoan Hakuryu11 của Nhật Bản hiện đang
hoạt động ở ngoài khơi Việt Nam sau khi liên kết với PVD, điều đó cho thấy hoạt
động thăm dò và khai thác dầu khí ở cả trong nước lẫn ngoài nước đang phát triển
mạnh mẽ.

Kỳ vọng với giá dầu thế giới duy trì ở mức cao như hiện tại sẽ hỗ trợ để giá thuê
giàn khoan cải thiện, khối lượng công việc của PVD ngày càng tăng khi nhu cầu của
các quốc gia đang tăng cao. Các nước đều đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản
xuất, tích cực chi tiêu đầu tư cho lĩnh vực dầu khí nên ở đây sẽ kỳ vọng giá dầu thô
tăng cao thúc đẩy hoạt động thăm dò, khai thác qua đó giúp giá giàn khoan tăng
mạnh trở lại.

5. Dự báo kết quả kinh doanh của PVD:

Bảng 8: Dự báo kết quả kinh doanh của PVD


Kết quả kinh doanh 2021 2022 2023 2024 2025
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 3,988 5,068 5,503 6,751 7,840
Giá vốn hàng bán 3,617 4,551 4,934 6,050 6,154
Lợi nhuận gộp 371 516 569 701 826
Doanh thu hoạt động tài chính 164 174 178 181 185
Chi phí tài chính 171 197 189 181 185
Chi phí bán hàng 13 18 19 24 25
Chi phí quản lý doanh nghiệp 386 418 454 557 585
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 69 188 252 299 312
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 62 415 446 485 491
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 36 217 257 304 324
Lợi ích của cổ đông thiểu số 17 174 206 244 255
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công
ty mẹ 19 22 28 19 21

17
Bảng 9: Dự báo về bảng cân đối kế toán của PVD
Tài sản -
2021 2022 2023 2024 2025
Nguồn vốn
Tài sản ngắn
5,401 5,091 5,617 6,502 6,704
hạn
Tài sản dài hạn 15,345 15,245 14,571 13,900 14,291
Tổng tài sản 20,746 20,335 20,188 20,403 20,405
Nợ phải trả 6,914 6,076 5,947 5,145 4,986
Nợ ngắn hạn 2,973 2,661 2,832 3,330 3,405
Nợ dài hạn 3,942 3,415 3,115 2,815 2,755
Vốn chủ sở
13,831 14,259 14,240 14,258 14,950
hữu
Tổng nguồn
20,746 20,335 20,188 20,403 20,502
vốn

Bảng 10: Dự báo về lưu chuyển tiền tệ của PVD

Lưu chuyển dòng tiền 2021 2022 2023 2024 2025


Lưu chuyển tiền thuần từ
-417 711 925 731 753
hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ
461 58 56 53 58
hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ
151 -322 -538 -542 -543
hoạt động tài chính
Tiền và tương đương tiền
925 857 779 895 875
đầu kỳ
Tiền và tương đương tiền
1,136 1,142 1583 1,825 1,756
cuối kỳ
           

Nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ tăng trong thời gian tới, giá dầu thô được dự báo tiếp
tục tăng ở mức cao vì vậy giá cho thuê giàn khoan cũng tăng cao. Với thế mạnh có
sẵn, sự hỗ trợ từ PVN và nhu cầu thuê giàn khoan ở mức cao do đó dự đoán rằng
doanh thu và lợi nhuận của PVD sẽ tăng trong những năm tới.

IV. Định giá cổ phiếu PVD:


1. Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

18
Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF để định giá cổ phiếu PVD
dựa trên những giả định về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của PVD giai
đoạn 2022-2025.

Năm 2021 2022 2023 2024 2025


Thu nhập thuần 2468 5068 5503 6751 7840
+ Chi phí lãi vay*(1-thuế
suất) 219 316 348 384 392
+ khấu hao 345 357 420 462 485
- Thay đổi vốn lưu động -3150.00 -3540 -3707 -3857 -4031
- Chi phí đầu tư cơ bản -205 -275 -382 -457 -534
FCFF -323 1926 2182 3283 4152
Tỷ lệ tăng trưởng dài hạn         3%
giá trị dài hạn         18452
23157.5
Dòng tiền tương lai -323 1926 2182 3283 6
Giá trị hiện tại -323 1926 1976 2692 17195
Giá trị hiện tại của doanh
nghiệp   23466      
- Tổng dư nợ   -10567      
+ Tiền Và các khoảng
tương đương Tiền, đầu tư
ngắn hạn   3560      
Giá trị vốn chủ sở hữu (tỷ
đồng)   16459      
Số lượng cổ phiếu đang 421,129,78
lưu hành   9      
Giá trị hợp lý vào
28/03/2023   39,083      

Kỳ vọng lợi nhuận thuần sẽ tăng qua từng năm cùng các hiệp định ký kết gia
hạn hợp đồng thuê tăng năng suất sản lượng. Qua đó, ước tính giá trị của doanh
nghiệp khá cao đạt 23,466 tỷ đồng.

Sau khi sử dụng phương pháp định giá dòng tiền theo FCFF cùng chỉ số
WACC đạt 10,4% cho ra giá trị hợp lý tại ngày 28/03/2023 là 39,000 VNĐ/cp (tăng
8,6%). Một phần trăm tốt cho một doanh nghiệp tăng trưởng ổn định phù hợp cho các
nhà đầu tư theo xu hướng an toàn.

Lãi suất phi rủi ro 3%

19
phần bù rủi ro thị trường 9%
Beta 0.95
Chi phí vốn chủ sở hữu 11.6%
Chi phí nợ 8%
Thuế suất 20%
Chi phí nợ sau thuế 6.4%
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 78.3%
Nợ/Tổng tài sản 21.7%
WACC 10.4%

Chi phí sử dụng vốn của PVD là 11,6%, con số này tượng trưng cho tỷ suất sinh
lợi mà công ty cần đảm bảo đạt được cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, cùng tỷ lệ
vốn cao gấp 3 lần tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cho thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp
khá cao. Từ đó đưa ra chỉ số WACC đạt 10,4% so với cơ cấu hiện tại. Đây cũng là
một chỉ số giúp thu hút sự đầu tư của nhà đầu tư vào mã chứng khoán của công ty Cổ
phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD).

2. Theo phương pháp dòng tiền cổ tức

Giả sử công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) sẽ trả cổ tức
bằng tiền mặt từ năm 2021 trở đi từ 1500 VNĐ/cp lên 2000 VNĐ/cp với tỷ lệ
chia cổ tức là 2%. Tốc độ tăng tưởng cổ tức dao động từ 8,9% đến 19,5% qua
từng năm, với tỷ suất sinh lợi là 13,6%. Định giá dòng tiền theo cổ tức với giá
mục tiêu là 39,000 VNĐ/cp. Với kết quả từ bảng dưới ta có, giá cổ phiếu tại ngày
28/3/2022 là 35,238 VNĐ/cp thể hiện giá cổ phiếu đang bị định giá thấp và kỳ
vọng trong tương lai giá sẽ tăng. Khuyến nghị nhà đầu tư là nên mua vào mã cổ
phiếu PVD với giá 35,900 VNĐ/cp tại ngày 28/3/2021.

  2020 2021 2022 2023 2024


Cổ tức trả bằng tiền
mặt/cổ phiếu 1500 2000 2000 2000 2000
Tốc độ tăng trưởng cổ
tức 8.9% 9.8% 13.2% 15.7% 19.5%
Tỷ lệ chi trả cổ tức 1.9% 2.0% 2.0% 2.0% 2.0%

20
D - 1,660 1,334 1,030 690
Tỷ suất sinh lợi 13.6%        

Giá mục tiêu 39,000        


Giá cổ phiếu ngày
28/3/2022 35,238        

V. Phân tích kỹ thuật

Báo cáo phân tích ngày 28/03/2022


Giá mục tiêu 39,000
Vùng giải ngân 34,000 - 35,000
Vùng cắt lỗ 31,000 - 32,000
Tiềm năng tăng giá 11.4%

Hành
Chỉ báo kỹ thuật động
RSI (14) Mua
MACD (12,26) Mua
Bollingger band Mua
Mua: 3; Bán:0
Summary: Mua

Hình 7: Biểu đồ kỹ thuật của mã cổ phiếu PVD

21
Chỉ báo MACD biến động nhẹ vào trong năm 2019 và mạnh dần ở các năm
tiếp theo. Tại ngày 15/03/2022, đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống báo
hiệu cho một xu hướng giảm và xét đồ thị của mã cổ phiếu PVD vào ngày
28/03/2022 vẫn trên đà giảm và có xu hướng cắt đường zero. Tuy nhiên khi nhìn
biểu đồ giá từ đầu năm 2022 đến nay, biểu đồ đường MACD luôn nằm trên đường
zero, ta kỳ vọng giá khi chạm đường zero sẽ quay đầu như trước và tiếp tục tăng giá
trong tương lai. Kết hợp cùng các phân tích ngành và định giá dòng tiền trong tương
lai, khuyến nghị nhà đầu tư nên mua mã cổ phiếu này với giá 35,900 VNĐ/cp.

Chỉ báo Bollinger Band, giá của PVD trong giai đoạn 2018-2022 không có
biến động quá mạnh khoảng cách giữa 2 dải khá hẹp trong năm 2018 và dần mở
rộng vào các năm tiếp theo nhưng độ mở rộng không lớn. Giá di chuyển trong 2 dải
băng trên và dưới của chỉ số Bollinger và đang di chuyển theo xu hướng tăng giá.
Tuy nhiên vào ngày 28/03/2022, giá của PVD cắt ngang đường SMA và đang có xu
hướng di chuyển giá về dải dưới trong một vài phiên tiếp theo và kỳ vọng giá sẽ đột
phá tăng mạnh trong tương lai. Kết hợp với phương pháp định giá dòng tiền theo
FCFF thì giá sẽ được kỳ vọng tăng mạnh trong thời giạn 12 tháng sẽ đạt mức giá
39,000 VNĐ/cp đạt mức tăng 8.6%, nhà đầu tư nên đạt lệnh mua vào ngày
28/03/2022 để đạt được mức tỷ suất sịnh lợi này.

Chỉ số RSI, biểu đồ của PVD trong giai đoạn 2018-2022 luôn nằm trong
khoảng 25-75 và và chỉ đột phá ở một số điểm quá mua quá bán. Tuy nhiên độ biến
động của những điểm này không cao, cho thấy đây là một mã có sự ổn định qua thời
gian cùng với sự di chuyển của giá theo xu hướng tăng. Tại ngày 28/03/2022, giá
đang di chuyển dần xuống vùng quá bán trong một vài phiên tới, ta có thể xem xét
về độ an toàn có thể đặt lệnh mua với giá 35,900 VNĐ/cp. Đây là một mã cổ phiếu
lý tưởng cho các nhà đầu tư an toàn, mặc dù tỷ suất sinh lợi thấp nhưng có mức rủi
ro thấp và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong tương lai.

PVD đã có những phiên điều chỉnh cuối tuần để kiểm tra xu hướng ngắn hạn.
Thanh khoản trong 2 phiên giảm giá này không tăng quá nhiều cho thấy lực bán ra là
không cao. Cùng với đó là các chỉ báo kỹ thuật của PVD cũng đều ở ổn định với
RSI khoảng hơn 60 điểm. Do vậy, khả năng cao là cổ phiếu sẽ còn duy trì với mức

22
giá cao. Do đặc trưng của cổ phiếu ngành dầu khí nên khó có thể nhận thấy được
trong ngắn hạn. Dự báo trong phiên giao dịch tới, các chỉ số đại diện nhóm vốn hóa
vừa và nhỏ có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh do lực bán chốt lại được thúc đẩy bởi
các kháng cự ngắn hạn gia tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua
ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%.

VI. Kiến nghị đầu tư và kết luận:


1. Kiến nghị đầu tư

Diễn biến giá của PVD tăng rất mạnh từ 2021 đến nay. Xu hướng tăng của
giá dầu cần thời gian để phản ánh kết quả kinh doanh của PVD. Khi doanh thu và lợi
nhuận gia tăng thì cũng sẽ hỗ trợ cho mức thị giá gia tăng. Do đó, nếu đầu tư dài
hạn, so sánh giá dầu và kết quả kinh doanh còn nhiều dư địa cải thiện thì PVD có
triển vọng để đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, về ngắn hạn, biến động cổ phiếu của PVD
khá là sát với biến động của giá dầu thế giới. Do đó nếu đầu tư ngắn hạn, lướt sóng
thì có thể cân nhắc là xem xét kỹ giá dầu của thế giới.

2. Kết luận

Với các điểm nhấn sau của PVD:

- Hoạt động của các giàn khoan đã trở lại ổn định


- PVD sẽ cung cấp giàn khoan biển tự nâng PV DRILLING II cho Liên doanh
Việt - Nga Vietsopetro để thực hiện 5 giếng khoan tại Lô 09-1.
- PVD đã ký hợp đồng cung cấp giàn khoan PV DRILLING VI cho Premier Oil
Vietnam Offshore B.V. để thực hiện chương trình khoan trong năm 2022.
- Giá dầu tăng cao sẽ thúc đẩy các dự án dầu khí và giá cước thuê giàn tăng cao.

Khuyến nghị mua đối với Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí
(PVD) kỳ hạn 12 giá mục tiêu là 39,000 VND/ cổ phiếu.

23
Tài liệu tham khảo:

- BSC research. (2022, March 10). Báo cáo triển vọng ngành năm 2022 [PDF]. Google.

https://i.ndh.vn/attachment/2022/03/03/bsc-vietnam-sector-outlook-2022-vn-pdf

- BSC. (2022, March 10). Báo cáo triển vọng dầu khí năm 2021 [PDF]. Google.

https://www.bsc.com.vn/Report/ReportFile/2738400?

fbclid=IwAR2hUYT_pLIRLNtuT2qyUoXhduMOnKByRjFcbPyZmF7YUgzwLtshVSc

5duM

- MBSecurities. (2022, March 10). Báo cáo chiến lược ngành dầu khí_6.2021 [PDF].

Google.https://mbs.com.vn/media/d3loe0th/mbs_b%C3%A1o-c%C3%A1o-tri

%E1%BB%83n-v%E1%BB%8Dng-ng%C3%A0nh-d%E1%BA%A7u-kh

24
%C3%AD_62021.pdf?fbclid=IwAR1XHyAxxI2XP796Y98i8KH9dOV6fH4O-

zjr2mPOPCYWJKODYVfUpPECIRM.

- VCBS. (2022, March 10). Triển vọng 2022 [PDF]. Google.

https://vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?

reportId=9264&fbclid=IwAR1CAO2BFqERPhFo9f6Ej-

PoxbGqMH1SVk7xoyyOBu3BBAMCRHQj35Xd3AQ

- Yuanta.(2022, February 22). PV DRILLING (PVD): KỲ VỌNG HỒI PHỤC MẠNH

VÀO NĂM 2022 [THỊ GIÁ: 30.700 ; MỤC TIÊU: 36.103 — MUA]. Google.

https://yuanta.com.vn/phan-tich/pv-drilling-pvd-ky-vong-hoi-phuc-manh-vao-nam-

2022-thi-gia-30-700-muc-tieu-36-103-mua?fbclid=IwAR3PJcsTLHY-

ZJusxXshilSlpmwnozPwPFvk6nXkyKAWl9SoP4XEcs8rqro.

- S.cafef.(). Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE). Google.

https://s.cafef.vn/hose/PVD-tong-cong-ty-co-phan-khoan-va-dich-vu-khoan-dau-

khi.chn?

fbclid=IwAR1JzQfqGcE87jeyS11b7PqrXOF0su15ZEJ1UWwhy0knMLInomTUEvFt1

WQ.

- finance.(). Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE:PVD).

Google. https://finance.vietstock.vn/PVD/tai-chinh.htm?

tab=KQKD&fbclid=IwAR3clw2dQ6C5MbcJQWDmo1hWcEFDpyFdQ69kNTvJQteL9

oWBjZTKqKJ4O84.

25

You might also like