Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1

XÊMINA NHƯ HÌNH THỨC DẠY HỌC ĐẶC TRƯNG


CỦA BẬC ĐẠI HỌC
Nguyễn Thế Truyền

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu các đặc điểm sư phạm của xêmina với tư cách là một
hình thức dạy học đặc trưng ở bậc đại học và một số kinh nghiệm ứng dụng xêmina
của tác giả trong dạy học môn Phong cách học tiếng Việt.

I. KHÁI NIỆM
Từ xêmina của tiếng Việt vốn bắt nguồn từ tiếng Pháp và tiếng Anh. Trong
tiếng Pháp, theo từ điển Pháp – Việt của Viện Khoa học Xã hội, từ xêmina (viết là
séminaire) có 3 nghĩa:
“séminaire”: 1. Trường dòng, trường chủng viện; 2. Nhóm chuyên đề (ở đại
học); 3. Cuộc thảo luận chuyên đề (của những nhà kỹ thuật … ), cuộc hội thảo” [7,
1968]
Trong tiếng Anh, theo từ điển của Đại học Oxford, từ xêmina (viết là seminar)
cũng có 3 nghĩa:
“Seminar: n: 1. Small discussion class at university (buổi học thảo luận với quy
mô nhỏ tại trường đại học); 2. Short intensive course of study (cuộc/đợt nghiên cứu tập
trung một vấn đề trong thời hạn ngắn); 3. Conference of specialists (hội thảo của các
nhà chuyên môn)” [6, 828]
Trong tiếng Việt, từ xêmina mang nghĩa thứ 3 của từ séminaire của tiếng Pháp,
và 2 nghĩa đầu của từ seminar tiếng Anh; tức là chúng ta thường hiểu từ xêmina với
nghĩa như một hình thức dạy học (hoặc phương pháp dạy học) ở bậc đại học. Từ điển
tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa từ xêmina:
“seminar (xemina): d. buổi sinh hoạt để thảo luận vấn đề chuyên môn học thuật
bậc đại học hoặc trên đại học.” [5, 856]
Trong giới những người làm công tác giáo dục của Việt Nam, từ xêmina cũng
được hiểu với nghĩa tương tự.
“Xêmina ở đại học là một trong những hình thức tổ chức dạy học, trong đó, dưới
sự điều khiển trực tiếp của giáo viên, sinh viên trình bày, thảo luận, tranh luận về
những vấn đề khoa học nhất định”. [1, 135]
“Xêmina là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học, trong đó sinh viên
thảo luận các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được, dưới sự hướng dẫn của một giảng
viên rất am hiểu về lĩnh vực đó.” [2, 27]
Trong xêmina, người học “vừa phải tự học, trình bày những thu hoạch của mình
qua tự học, lại vừa phải tranh luận với các bạn để bảo vệ cái đúng, bác bỏ cái sai” [3,
1].
Như vậy các đặc trưng sư phạm của xêmina là:
– Loại hình: hình thức tổ chức dạy học ở các bậc đại học
– Hoạt động cơ bản: thảo luận
– Nội dung: các vấn đề khoa học
– Đặc điểm tổ chức: có sự điều khiển của giáo viên
2
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức, xêmina là 1 trong 7 hình thức dạy học
chủ yếu (thường sử dụng) ở bậc đại học [1, 161].
Vi trị của xêmina trong các hình thức dạy học có thể hình dung qua bảng so sánh
sau:
Bảng 1
Vị trí của xêmina trong các hình thức dạy học ở bậc đại học

ĐẶC ĐIỂM
Tên hình thức Hình thức Hình thức
TT Ghi chú
dạy học dạy học dạy học
cơ bản đặc trưng
* Chủ yếu là diễn giảng nêu
1 Diễn giảng
vấn đề
2 Xêmina * *
3 Thực hành
4 Phụ đạo
5 Tự học * *
6 Nghiên cứu khoa học *
Chỉ sử dụng tốt đối với
Dạy học chương
7 các môn học có cấu trúc
trình hóa
lôgic chặt chẽ

Như vậy xêmina vừa là hình thức dạy học cơ bản vừa là hình thức dạy học đặc
trưng của bậc đại học.
Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong xêmina: thuyết trình (do sinh
viên tiến hành), thảo luận, tranh luận, vấn đáp, trực quan, tìm kiếm bộ phận.
Xêmina “chưa yêu cầu học sinh phải có sự tìm tòi xây dựng nội dung mới hay đề
xuất phương pháp mới để giải quyết vấn đề” [3, 1] như khi lập đồ án, làm bài tập
nghiên cứu hay làm luận án. Nó được xem như “một loại bài tập tự học bắt buộc. Mỗi
giáo trình dài 2 đơn vị học trình nên có một sêmina. Một năm mỗi học viên phải có ít
nhất 1 điểm về sêmina xem như một bài kiểm tra viết một tiết.” [3, 2]
Một số người hiểu xêmina là một phương pháp dạy học, khi đó từ xêmina đồng
nghĩa với cụm từ: “phương pháp thuyết trình – thảo luận”.
II/ CÁC KIỂU XÊMINA TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Hai tác giã Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận dạy học đại học”
đã tiến hành phân loại xêmina theo 4 loại tiêu chí :
(1) Theo mức độ và phạm vi sử dụng: Có 4 kiểu xêmina: tiền xêmina (hình
thức xêmina sơ khai, có tính chất chuẩn bị, tập dợt); xêmina gắn với giáo trình; xêmina
gắn với một số phần hay chương cơ bản của giáo trình; xêmina gắn với chuyên đề.
(2) Theo tính chất, mức độ phát triển nhận thức của sinh viên.
Có 3 kiểu xêmina: xêmina thông báo – tái hiện; xêmina tìm kiếm bộ phận;
xêmina nghiên cứu.
3
(3) Theo phương thức tiến hành: Có 2 kiểu xêmina: xêmina thảo luận, tranh
luận tự do; xêmina báo cáo (theo chỉ định).
(4) Theo phạm vi tổ chức: Có 2 kiểu xêmina: xêmina theo tổ (hay liên tổ).
xêmina theo lớp. [1, 137- 139]
III/ QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH BUỔI HỌC THEO HÌNH THỨC XÊMINA
Một buổi học xêmina (với đề tài cho trước, theo quy mô một lớp học) thường
được tiến hành theo các bước sau đây:
1/ Chuẩn bị
– Nêu đề tài thuyết trình, thảo luận: Đề tài là những vấn đề cơ bản của chương
trình môn học, gây được hứng thú sáng tạo, nghiên cứu của sinh viên; sinh viên chọn
trong phạm vi đề tài giảng viên khống chế, hoặc tự đề xuất.
– Phân công thuyết trình: Sinh viên xung phong kết hợp với sự chỉ định của giáo
viên sao cho có đồng đều ba loại sinh viên trung bình, khá, giỏi.
– Nghiên cứu tài liệu (hoặc thực tiễn): Tất cả sinh viên đều thực hiện, giáo viên
có gợi ý, hướng dẫn và nêu những điểm cần chú ý.
– Viết bài thuyết trình: Giảng viên gợi ý cấu trúc, độ dài và hình thức trình bày
(dạng đề cương chứ không phải báo cáo hoàn chỉnh). Bài thuyết trình tránh sao chép lại
nguyên văn giáo trình mà phải có sự tổng hợp, khái quát, đối chiếu so sánh nhất định
giữa các tài liệu (quan điểm); phải có ý kiến riêng của sinh viên; giảng viên không cần
đọc duyệt bài thuyết trình, để cho sinh viên tập bảo vệ quan điểm của mình; phô tô bài
thuyết trình với số lượng vừa đủ để nhiều sinh viên trong lớp cùng theo dõi.
2/ Thực hiện
a) Tổ chức lớp học
– Lớp học nên sắp xếp theo hình vòng tròn, hoặc hình chữ U (khi cần sử dụng
bảng và các phương tiện kỹ thuật) để tạo cảm giác đối thoại thân thiện.
Giảng viên chọn một chỗ ngồi thích hợp giữa các sinh viên sao cho vừa gần gũi
vừa dể dàng điều khiển, quán xuyến được quá trình thuyết trình thảo luận.
– Những việc giảng viên cần làm trong xêmina: Giới thiệu người thuyết trình;
nhận xét việc thuyết trình; tổ chức cho sinh viên thảo luận, tranh luận; kết luận, tổng
kết.
– Sinh viên có thể đứng tại chỗ để thuyết trình, đặt câu hỏi hoặc trình bày ý kiến.
Những sinh viên tự tin hơn có thể lên trước lớp.
b) Thuyết trình
– Kết hợp thuyết trình xen kẽ với thảo luận
– Mỗi sinh viên trình bày trong khoảng 10-15 phút; dựa vào đề cương để nói, chỉ
đọc trong những trường hợp cần thiết; có thể sử dụng bảng hoặc các phương tiện kỹ
thuật để minh họa; tốc độ trình bày vừa phải, có nhắc lại những điểm quan trọng để
người nghe dễ ghi chép.
– Sau khi sinh viên thuyết trình xong, giáo viên nhận xét sơ lược về nội dung và
cách trình bày, và chuyển qua phần thảo luận.
c) Thảo luận, tranh luận
– Sinh viên đặt câu hỏi liên quan về đề tài vừa được thuyết trình cho người trình
bày (hoặc cho giáo viên)
4
– Câu hỏi không nên chỉ tập trung vào câu hỏi nhận diện, câu hỏi chất vấn – giải
thích, mà chủ yếu là câu hỏi phân tích lý giải, câu hỏi so sánh – đối chiếu, câu hỏi liên
hệ – phát triển đề tài.
– Người trả lời được phép chuẩn bị một thời gian cần thiết và có thể tham khảo
các ý kiến của các sinh viên khác trong nhóm.
– Giáo viên khẳng định lại ý kiến đã trả lời, và bổ sung mở rộng nâng cao ở
những chỗ cần thiết. Trong trường hợp có sự bất đồng giữa các sinh viên, giáo viên
phải thực hiện vai trò cố vấn, trọng tài để phân xử.
IV/ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA XÊMINA
1/ Ưu điểm: Xêmina có 12 ưu điểm sư phạm sau đây:
a) Giúp sinh viên mở rộng, đào sâu tri thức hơn cách dạy học bình thường.
b) Giúp sinh viên biết nêu và biết giải quyết các thắc mắc khoa học liên quan đến
nghề nghiệp tương lai.
c) Biết phân tích đánh giá ý kiến của người khác đồng thời biết bảo vệ ý kiến của
mình trên những cơ sở lý lẽ và thực tiễn vững chắc.
d) Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin khoa học và sự hứng thú say mê nghiên cứu
khoa học.
e) Hình thành cho sinh viên thói quen làm việc nghiêm túc, khách quan, rèn luyện
tính trung thực và dũng cảm bảo vệ quan điểm của mình.
g) Rèn luyện tinh thần độc lập, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu; phát triển kỹ
năng đọc và nghiên cứu tài liệu, kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
h) Phát triển nhận thức khoa học và tư duy khoa học.
i) Phát triển năng lực lập luận, diễn đạt, rèn luyện đức tính tự tin, mạnh dạn trong
hoạt động tập thể.
k) Giúp giáo viên thu nhận được những thông tin ngược về tình trạng kiến thức,
kỹ năng của sinh viên để kịp thời bổ sung điều chỉnh.
l) Giúp giáo viên thấy được những điểm tốt hoặc chưa tốt trong các bài giảng
trước đây của mình để kế thừa hoặc khắc phục.
m) Giáo viên có điều kiện để hoàn thiện bài giảng cũng như tri thức khoa học về
môn học thông qua những vấn đề nảy sinh trong thảo luận, tranh luận.
n) Giúp sinh viên bước đầu đánh giá được năng lực, tri thức của mình về đề tài để
có phương hướng khắc phục, phát triển.
2/ Nhựơc điểm:
Xêmina có 4 nhược điểm cơ bản cần chú ý khi sử dụng:
a) Tính hệ thống của bài học không được thể hiện rõ do phụ thuộc vào sự lưa
chọn đề tài và quá trình thuyết trình, tranh luận
b) Sự thống nhất quan điểm giữa các sinh viên, giữa giáo viên và sinh viên thường
không triệt để.
Xêmina là một kiểu bài học mở và đó vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của nó.
Vì thế công tác thi cử phải đổi mới cho phù hợp với tính chất mở của xêmina.
c) Những sinh viên yếu, kém khó tiếp thu bài học.
d) Xêmina khó thực hiện trong những điều kiện sau:
+ Thiếu thốn tài liệu và điều kiện thực hành, nghiên cứu.
+ Lớp học quá nhiều sinh viên yếu kém.
+ Giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung bình hoặc yếu.
5
V. HIỆU QUẢ DẠY HỌC CỦA HÌNH THỨC XÊMINA
Trong các khoảng thời gian từ 1999-2003 và 2010, chúng tôi đã nhiều lần ứng
dụng hình thức xêmina trong dạy học môn Phong cách học tiếng Việt cho hệ Cao đẳng
Sư phạm Văn hoặc Văn – Sử, năm thứ 3. Đây là một môn học thuộc phần khoa học
chuyên sâu, có thời lượng là 30 tiết, sinh viên được học vào năm cuối của bậc cao đẳng
nên khá thích hợp với hình thức xêmina. Vì chúng tôi chưa có điều kiện soạn giáo trình
riêng, nên để học môn này sinh viên sử dụng song song hai bộ giáo trình (dùng cho hệ
đại học) sau:
+ Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục,
1994.
+ Đinh Trọng Lạc, Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999.
Ba kiểu hình thức xêmina mà chúng tôi đã áp dụng là:
(1) Thuyết trình và thảo luận một vấn đề (tự chọn) trong nội dung bài học mới.
(2) Thảo luận một số vấn đề theo dạng câu hỏi giáo viên cho trước.
(2) Thuyết trình và thảo luận một vấn đề theo phân công của giáo viên.
Cả ba kiểu xêmina trên đều được chúng tôi thực hiện với quy mô một lớp học,
trong thời gian từ 1 đến 2 tiết học, và sinh viên chuẩn bị theo từng cá nhân (kiểu 1 và
2), hoặc theo tổ, nhóm (kiểu 3).
Qua quan sát quá trình học tập của sinh viên cũng như tham khảo một số ý kiến
phản hồi miệng của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét sau đây về hiệu quả dạy
học theo hình thức xêmina:
(1) Trong ba kiểu xêmina mà chúng tôi đã ứng dụng thì kiểu 3 (Thuyết trình và
thảo luận một vấn đề theo phân công của giáo viên; sinh viên chuẩn bị theo tổ, nhóm)
là có hiệu quả nhất,
(1) Phần thuyết trình trong dạy học xêmina thường được sinh viên Bạc Liêu thực
hiên ít hiệu quả. Thường khi lên thuyết trình, sinh viên chỉ đọc lại những điều ghi chép
trong giáo trình, ít có suy nghĩ, nhận xét riêng.
Sinh viên cũng không thích học theo hình thức thuyết trình thuần tuý vì cảm thấy
không hiểu, không nắm chắc vấn đề khi nghe bạn trình bày. Thuyết trình trong dạy học
xêmina phải kèm với thảo luận, tranh luận, và không nên yêu cầu sinh viên thuyết trình
một cách có hệ thống, hoàn chỉnh một vấn đề, mà chỉ khai thác một khía cạnh (chủ yếu
những khía cạnh có vấn đề) để trình bày, tránh nhắc lại nguyên xi những điều mọi sinh
viên đã biết hoặc đã đọc.
(2) Sinh viên cảm thấy “ngợp” khi đọc những giáo trình chính thức ở bậc đại học
với những quan điểm khác nhau. Sinh viên thích đọc theo giáo trình thầy giáo soạn hợp
với trình độ của mình, trên cơ sở đó tham khảo rộng thêm một số tài liệu khác.
(3) Sinh viên thích học theo hình thức trình bày, thảo luận những câu hỏi chứa
tình huống có vấn đề, hay câu hỏi dạng so sánh đối chiếu. Như trong môn Phong cách
học tiếng Việt, những câu hỏi sau đây được sinh viên trình bày và thảo luận rất sôi nổi:
+ Những điểm giống và khác giữa phong cách khoa học và phong cách hành
chính về phạm vi sử dụng, chức năng, đặc trưng diễn đạt và đặc điểm ngôn ngữ?
+ Giáo sư Cù Đình Tú khẳng định rằng: “Phong cách khoa học có chức năng
thông báo” (“Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, NXB Giáo dục, 1994, tr.
144). Giáo sư Đinh Trọng Lạc lại cho rằng phong cách khoa học “có chức năng
6
thông báo – chứng minh” (“Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục”, 1999, tr. 54).
Ý kiến của anh chị như thế nào?
+ So sánh tính chính xác và tính biểu cảm giữa các phong cách ngôn ngữ. Nếu
sắp xếp các phong cách ngôn ngữ theo một thang độ giảm dần (hoặc tăng dần) về tính
biểu cảm, và theo một thang độ giảm dần (hoặc tăng dần) về tính chính xác, anh chị sẽ
sắp xếp như thế nào?
(4) Sinh viên không thích những giáo viên sợ tranh cãi, cắt ngang hứng thú thảo
luận.; không thích giáo viên can thiệp quá sớm, quá sâu vào các báo cáo làm mất
không khí tự do, dân chủ trong thảo luận.
(5) Sinh viên không thích giáo viên khi giảng bài nói hết mọi vấn đề, không cho
sinh viên tự thể hiện mình. Giáo viên chỉ cần chọn trình bày một trong các vấn đề của
bài học như: những điểm mới hoặc khó; những điểm có nhiều quan điểm học thuật
khác nhau; những điểm giáo trình không đề cập. Những vấn đề còn lại nên để cho sinh
viên thuyết trình và tranh luận.
(6) Cơ cấu phòng học của chúng ta hiện nay theo kiểu cố định “bục giảng ở trên –
học sinh ngồi nghe ở dưới” là một trong những cản trở cơ bản cho việc thực hiện dạy
học theo hình thức xêmina. Hình thức xêmina chỉ được thực hiện thuận lợi trong một
cơ cấu phòng học thông minh trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức. Lý luận dạy học đại học, ĐHSP Hà Nội I, 1994
2. Trần Bá Hoành – Nguyễn Thị Hạnh – Lê Phương Nga, Áp dụng dạy và học
tích cực trong môn Tiếng Việt, NXB ĐHSP Hà Nội, 2003.
3. Nguyễn Văn Thâm, Sêmina – một hình thức tự học kết hợp với thảo luận khoa
học ở trường Cao đẳng sư phạm, Dự án Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, 2004.
4. Adrian Doff, Teach English – A training course for teachers, Cambridge
University Press, 1988.
5. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển
học, 2001.
6. Dell Thompson (Edited), The pocket Oxford Dictionary, Clarendon Press,
Oxford, 1993.
7. Lê Khả Kế (chủ biên), Từ điển Pháp – Việt (Dictionaire Fancais –
Vietnamien), NXB Khoa học Xã hội, 1992.
Bánh men được tạo ra bằng
cách: gạo ngâm nước trong 3h
để ráo => xay thành bột =>
nhào bột với men giống + nước
=> định hình bánh men => ủ
men 29-30oC trong 48h => sấy
khô ở 40 oC hoặc phơi nắng

You might also like