Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 4.

KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN, RÂY, TRỘN BỘT


Mục tiêu:
1. Nêu được tên, đặc điểm các dụng cụ nghiền tán rây, trộn bột trong bào chế;
2. Nắm được cách sử dụng các dụng cụ nghiền tán, rây;
3. Biết cách nghiền mịn bột dược liệu, hoặc hóa chất.
Nội dung:
Nghiền tán, rây và trộn bột kép là những thao tác thường gặp trong bào chế thuốc
bột và các dạng thuốc được bào chế từ bột dược chất.
1. Các dụng cụ nghiền, tán bột
1.1. Các loại cối chày
1.1.1. Cối chày sứ: Thường dùng để nghiền tán, trộn các dược chất có nguồn gốc
thảo mộc hay hoá chất không cần giã mạnh, vì cối giòn, dễ vỡ.
1.1.2. Cối chày thuỷ tinh: Loại này dùng để nghiền tán, trộn các dược chất có tính
ôxi hoá, tính ăn mòn, dễ gây bẩn.
1.1.3. Cối chày bằng kim loại: Thường làm bằng đồng, thép và thép không rỉ, có
khả năng chịu được lực giã mạnh. Dùng để nghiền các dược chất có nguồn gốc thực vật,
động vật hay khoáng vật.
1.1.4. Cách sử dụng cối chày
- Đặt cối trên mặt bằng phẳng, vững chắc
- Cho dược chất vào cối theo đúng trình tự
- Ngồi ngay ngắn, tay trái giữ cối, tay phải cầm chày thực hiện các động tác giã,
nghiền tán cho tới khi thu được bột có độ mịn cần thiết.
1.2. Các máy nghiền tán
Ở quy mô công nghiệp người ta sử dụng các máy nghiền tán với các nguyên lý hoạt
động khác nhau.
1.2.1. Máy nghiền bi: Bộ phận nghiền bột là những viên bi sứ. Những viên bi sứ va
đập vào bột trong một thùng kín bằng sứ khi máy quay, tạo các lực giã và nghiền làm nhỏ
bột.
1.2.2. Máy nghiền búa: Bộ phận làm nhỏ bột làm nhỏ bột là những búa được làm
bằng kim loại không rỉ. Búa va đập vào bột trong buồng máy khi máy chạy.
1.2.3. Máy nghiền bánh răng: Bộ phận nghiền bột là những bánh răng đặt trong buồng
máy.
2. Rây, số rây và độ mịn của bột
2.1. Rây: Rây là dụng cụ sàng để thu bột có kích thước xác định
Bộ phận quan trọng của rây là lưới rây được đan bằng sợi kim loại và được căng
trên một khung rây.
2.2. Số rây: Số rây được phân biệt theo kích thước mắt rây
Dược điển Việt Nam đánh số rây theo kích thước mắt rây tính theo đơn vị micromet
(mcm)
Bảng số rây theo Dược điển Việt Nam
Số rây Kích thước mắt rây (mcm) Đường kính sợi (mcm)
2000 2000 900
1400 14000 700
710 710 450
355 355 224
250 250 160
180 180 125
150 150 100
125 125 90
90 90 63
75 75 50
45 45 32
2.3 Độ mịn của bột. Độ mịn của bột được phân biệt dựa vào số rây
Dược điển Việt Nam chia độ mịn của bột làm 5 mức như sau:
- Bột thô (1400/355) là bột mà không ít hơn 95% tiểu phân qua rây số 1400 và
không quá 40% qua rây số 355.
- Bột nửa thô (710/250) là bột mà không ít hơn 95% tiểu phân qua rây số 710 và
không quá 40% qua rây số 250.
- Bột mịn (180/125) là bột mà không ít hơn 95% tiểu phân qua rây số 180 và không
quá 40% qua rây số 125.
- Bột rất mịn (125/90) là bột mà không ít hơn 95% tiểu phân qua rây số 125 và
không quá 40% qua rây số 90.
2.4. Cách rây bột
- Cho một lượng bột vừa đủ lên mặt rây, lắc rây theo chiều ngang hoặc quay tròn.
- Không vỗ hoặc xát mạnh trên mặt rây, nếu bột bít lỗ rây có thể dùng chổi lông
mềm chải nhẹ bề mặt rây.
- Khi rây bột dược chất độc, kích ứng phải sử dụng rây có đáy kín và nắp đậy.
3. Trộn đều. Trộn đều được áp dụng để trộn các bột đơn thành bột kép
Ở quy mô nhỏ người ta trộn trong các loại cối chày, ở quy mô công nghiệp người ta
trộn bột kép trong các loại máy nhào trộn. Trộn bột kép tiến hành theo các nguyên tắc
sau:
- Ít trước nhiều sau: bột có khối lượng ít trước, bột có khối lượng nhiều trộn sau.
- Nặng trước nhẹ sau: Bột nặng (tỷ trọng lớn) trộn trước, bột nhẹ trộn sau để tránh
bay bụi. Nếu tổng lượng bột > 20 gam sau khi trộn đều phải rây lại để bột đồng nhất.
4. Nghiền tán bột dược liệu
Ví dụ: Cam thảo Bắc 200g
Nghiền thành bột mịn
Chuẩn bị: Cam thảo Bắc loại tốt, tủ sây, rây số 180, túi đựng, cối chày sứ.
Cách làm: - Cam thảo bắc cạo sạch vỏ, thái lát thật mỏng, sấy ở 50°c tới khô
- Cho cam thảo vào cối sứ, nghiền thành bột mịn
- Rây qua rây 180 để thu bột mịn
- Đóng bột vào lọ rộng miệng, khô sạch, đậy kín, nhãn đúng.
Sau khi làm bột: Rửa sạch chày, cối, rây rồi sấy khô, để nơi quy định./.

Câu hỏi:
1. Trình này các dụng cụ thường dùng để nghiền tán trong bào chế, cách sử dụng?
2. Phân loại các cỡ bột theo Dược điển Việt Nam?
3. Nghiền tán bột một dược liệu cho ví dụ minh hoạ.

You might also like