Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP.

HCM
KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

TÊN ĐỀ TÀI: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề
dịch bệnh COVID-19 tại tỉnh Bình Dương
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Triết học Mác – Lênin

Mã phách: ……………………………

TP. Hồ Chí Minh - 2021


Đề bài : Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề dịch bệnh COVID-
19 tại tỉnh Bình Dương.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
-Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối quan hệ giữa nguyên nhân
và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất và là phổ biến nhất. Bởi trong sự vận
động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất,
phổ biến nhất. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh
những mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường hợp này, phạm trù
nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho quan niệm đó. Mối liên hệ
nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ vốn có của thế
giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chính những tác
động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất, nó được phản ánh ở trong nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mối
quan hệ với kết quả thì đó là nguyên nhân. Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong
thế giới vật chất suy cho cùng đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi
khác nhau, những thời điểm khác nhau và những hình thức khác nhau. Trước tình hình
dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay trên thế giới thì Việt Nam
chúng ta đang chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng về kinh tế, đời sống,
thậm chí cũng đã có rất nhiều ca liên quan đến tính mạng. Chúng ta phải ý thức được tầm
nguy hiểm của dịch bệnh nó như thế nào để từ đó chung tay phòng chống, đẩy lùi dịch
bệnh trả lại ngày tháng yên bình của trước kia.
Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
trong giải quyết vấn đề dịch bệnh COVID-19 tại tỉnh Bình Dương.” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: làm rõ và vận dụng được cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để
giải quyết vấn đề phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bình Dương một cách hợp lý
và rõ ràng nhất.

1
- Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ được cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và vận dụng nó
vào để giải quyết tình hình dịch bệnh COVID-19, chỉ ra được sự nghiêm trọng mà dịch
bệnh đem lại. Từ đó nêu cao tinh thần và các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả
tại địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu : người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Phạm vi nghiên cứu : trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập số liệu cụ thể qua các số liệu cụ thể đã được thống kê về tình hình
dịch bệnh của tỉnh Bình Dương thời gian vừa qua.
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh,
quá trình phát triển của dịch bệnh từ đó thấy được hậu quả mà dịch bệnh đem lại, từ đó đề
ra các biện pháp hiệu quả để phòng, chống dịch COVID-19.
5.Ýnghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
- Kết quả thông qua nghiên cứu đề tài sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cặp phạm trù nguyên nhân
kết quả sẽ có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào
trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong
thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ
không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực. Từ
đó đưa vào thực tiễn để tìm ra nguyên nhân, hậu quả mà dịch bệnh đem lại để có những
phương pháp phòng ,chống, ứng phó kịp thời để đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.

2
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả theo quan điểm duy
vật chứng.
1.1.Khái niệm, tính chất cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.
1.1.1Khái niệm, bản chất của phạm trù.
- Khái niệm: Phạm trù là một trong những phương tiện nhận thức thế giới dùng trong
nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Khái niệm phạm trù được xuất hiện
trong quá trình hình thành triết học. Trong vô vàn những sự vật, hiện tượng, quá trình
hỗn loạn của thế giới xung quanh
- Bản chất: Phạm trù thực ra không phải là một loại khái niệm nào cả. Phạm trù và khái
niệm là hai loại công cụ tư duy mang hai bản chất hoàn toàn khác nhau. Khái niệm
chỉ là một hệ thống tri thức khái quát hay hình ảnh chủ quan về từng đối tượng hay
mỗi loại đối tượng cụ thể tồn tại trong thế giới khách quan. Còn phạm trù chính là cái
đối tượng hay loại đối tượng cụ thể thực sự tồn tại trong thế giới khách quan đã được
con người nhận thức thông qua những khái niệm tương ứng. Nói một cách khác, phạm
trù là cái thực sự tồn tại trong thế giới khách quan, chứ nó không phải chỉ là những
hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải bất cứ cái gì thực sự
tồn tại trong thế giới khách quan cũng đều là phạm trù, mà chỉ những cái thực sự tồn
tại trong thế giới khách quan, nhưng đã được con người nhận biết và phân biệt trên cơ
sở những khái niệm tương ứng, thì chúng mới trở thành phạm trù. Nghĩa là, mặc dù
trong thế giới khách quan còn có rất nhiều cái tuy cũng tồn tại thực sự, nhưng nếu
chúng chưa được loài người nhận biết và phân biệt trên cơ sở những khái niệm tương
ứng với chúng, thì những cái đó không phải là phạm trù. Như vậy, phạm trù là cái
xuất hiện đồng thời với khái niệm tương ứng với nó, nhưng nó không đồng nhất với
khái niệm tương ứng ấy. Nói một cách khác, khái niệm chỉ là công cụ tư duy để chúng
ta nhận biết và phân biệt các phạm trù. Còn phạm trù mới chính là công cụ tư duy để
chúng ta nhận thức, hiểu biết sâu hơn về bản chất, quy luật và mối liên hệ phổ biến
của các sự vật trong thế giới khách quan. Vì phạm trù là cái thực sự tồn tại trong thế
giới khách quan, đã được con người nhận biết và phân biệt trên cơ sở những khái
3
niệm tương ứng, cho nên mỗi khi loài người tìm ra một phạm trù mới, thì cũng có
thêm một khái niệm mới được hình thành và ngược lại. Tức, mỗi phạm trù đều phải
gắn liền với một khái niệm cụ thể. Do vậy, khái niệm và phạm trù luôn gắn bó nhau
như hình với bóng. Tên gọi của chúng cũng hoàn toàn trùng khớp với nhau. Chính vì
thế mà rất nhiều người đã không phân biệt được, nên đã nghĩ rằng phạm trù và khái
niệm có chung một bản chất, thậm chí có người còn đồng nhất chúng với nhau.Từ
những phân tích trên đây, chúng ta có thể xây dựng một định nghĩa mới về “Phạm
trù” với nội dung như sau:Phạm trù là cái thực sự tồn tại trong thế giới khách quan đã
được con người nhận biết và phân biệt trên cơ sở những khái niệm tương ứng.Phạm
trù và khái niệm tuy mang hai bản chất hoàn toàn khác nhau, nhưng giữa chúng lại có
mối quan hệ phản ánh. Trong mối quan hệ phản ánh đó, khái niệm là cái phản ánh,
còn phạm trù là cái được phản ánh. Về nguyên tắc, nếu không có cái được phản ánh
thì không có nội dung để cái phản ánh thực hiện sự phản ánh. Nội dung của sự phản
ánh trước hết do cái được phản ánh quy định. Vì thế, nếu chúng ta không nhận thức
đầy đủ về cái được phản ánh, tức không có sự hiểu biết nhất định về phạm trù, thì
chúng ta không thể diễn tả một cách rõ ràng cái phản ánh nó, do đó nội dung của khái
niệm không thể phản ánh đúng về phạm trù mà nó phản ánh. Vì vậy, muốn có một
khái niệm đúng, thì chúng ta phải có những tri thức nhất định về cái phạm trù mà khái
niệm đó phản ánh. Mặt khác, nếu không có cái phản ánh thì cũng không có sự phản
ánh. Hơn nữa, không phải bất cứ cái phản ánh nào cũng phản ánh chính xác và đầy đủ
các đặc điểm, tính chất của cái được phản ánh. Nói một cách khác, nội dung của khái
niệm cũng có thể bị chi phối, làm nó phản ánh méo mó, thậm chí không đúng với
chính cái mà nó phản ánh. Vì thế trong thực tế cuộc sống, rất nhiều khái niệm tuy đã
được hình thành, nhưng nội dung của chúng lại phản ánh không đúng, không đầy đủ
nội dung của phạm trù mà nó phản ánh. Do vậy, với một số khái niệm đã có, chúng ta
vẫn cần phải chỉnh sửa, mài sắc, gọt giũa và bổ xung thêm những nội dung mới hay
thậm chí thay thế nội dung cũ bằng một nội dung hoàn toàn khác để chúng phản ánh
chính xác và đầy đủ hơn bản chất của phạm trù mà chúng phản ánh.

1.1.2.Phân tích khái niệm nguyên nhân, kết quả.

4
Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện các mặt, các yếu tố, các sự vật,
hiện tượng mới về chất, chính là khâu quyết định đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố
quan trọng của mối liên hệ phổ biến.

- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

- Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, điều kiện : Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra
ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với
kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất. Điều kiện là tổng hợp
những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc
sinh ra kết quả. Ví dụ: như áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác…Các điều kiện này cùng
với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn
cảnh.
- Khái niệm kết quả: Kết quả những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các
yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: kết quả
của việc chăm chỉ học tập là thành tích học sinh giỏi.

1.1.3.Tính chất mối liên hệ nhân quả.

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính
phổ biến, tính tất yếu.
-Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự
vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì
các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức
là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của
hiện thực từ trong đầu mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân
quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do
Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định.

5
-Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội
đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên
nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên
đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại
của mối liên hệ đó trong hiện thực.
-Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện
giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật
nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất
yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động
trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng
gây ra càng giống nhau bấy nhiêu. Ví dụ: Để có kết quả của những lần bắn tên trúng
đích thì các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bắn tên của xạ thủ phải giống nhau.
1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
1.2.1 Sự tác động biện chứng của nguyên nhân đối với kết quả.
- Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả. Còn kết quả
chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong tự nhiên,
chúng ta bắt gặp rất nhiều các hiện tượng kế tiếp nhau như ngày luôn đến sau đêm,
sấm luôn đến sau chớp ..., nhưng ngày không phải là nguyên nhân sinh ra đêm, sấm
không phải là nguyên nhân sinh ra chớp. Mối liên hệ nhân quả không đơn thuần là sự
kế tiếp nhau về mặt thời gian. Ngoài sự kế tiếp nhau về thời gian, mối quan hệ nhân
quả còn là mối quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân là cái đẻ ra (cái sản sinh), là
cái sinh ra kết qua (cái phái sinh). Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó
phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Cùng một nguyên nhân trong
điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ gây nên những kết quả khác nhau. Ví dụ, hút thuốc
lá có hại cho sức khoẻ, nhưng do thể trạng của người hút thuốc khác nhau thì mức độ
tác hại với mỗi người sẽ khác nhau. Một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân
khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc. Ví dụ, vật thể nóng lên có thể
do bị đốt nóng, có thể do cọ sát với vật thể khác, có thể do ánh sáng mặt trời chiếu vào
....hoặc năng suất lúa cao do nhiều nguyên nhân như giống tốt, nước tưới đủ, phân bón
đủ, chăm sóc chu đáo. Ngược lại, một nguyên nhân lại dẫn đến nhiều kết quả. Ví dụ:
6
nguyên nhân xã thải từ nhà máy trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, bốc
mùi hôi thối, các sinh vật sống dưới nước bị ảnh hưởng chết chóc hàng loạt... Khi các
nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên
nhân tới sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hướng tác động và cường
độ tác động của nó. Nếu nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ thúc đẩy và tăng
cường kết quả, nếu nguyên nhân tác động ngược chiều thì nguyên nhân này làm suy
yếu, tiêu diệt tác dụng của nguyên nhân kia làm hạn chế và kìm hãm kết quả. Do chỗ
một kết quả có thể đựơc gây nên bởi tác động đồng thời của một số nguyên nhân và
hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả không giống nhau,
cho nên chúng ta cần phân loại để xác định đựơc vai trò, tác dụng của từng nguyên
nhân đối với việc hình thành kết quả. Tuỳ theo vai trò, tính chất,vị trí của nguyên
nhân mà người ta phân ra các loại nguyên nhân như: nguyên nhân chủ yếu, nguyên
nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ
quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà thiếu nó thì kết quả không thể xảy ra, còn
nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời,
không ổn định, cá biệt, và khi tác động, nó phụ thuộc vào nguyên nhân chủ yếu. Ví
dụ, để có năng suất lúa cao thì giống là nguyên nhân chủ yếu, còn nước, phân bón,
chăm sóc là nguyên nhân thứ yếu còn phân bón, chăm sóc có quan trọng hay không là
tuỳ thuộc yêu cầu của giống, khi nào cây lúa cần nước thì nước trở nên quan trọng
nhất, khi cây lúa cần chăm sóc thì chăm sóc trở nên quan trọng. Nguyên nhân bên
trong là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, hay các yếu tố của cùng một kết cấu vật
chất nào đó và gây nên những biến đổi nhất định.
- Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác nhau
và gây ra những biến đổi thích hợp với những kết cấu vật chất ấy. Nguyên nhân bên
trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định chi phối sự hình thành, tồn tại và phát triển
của các kết cấu vật chất. Nguyên nhân bên ngoài dù to lớn đến đâu cũng không thể
thay thế được nguyên nhân bên trong, khi phát huy tác dụng nó phải thông qua
nguyên nhân bên trong. Ví dụ, để có kết quả là đánh thắng thực dân Pháp xâm lược
giành độc lập, thống nhất cho đất nước ta có nhiều nguyên nhân như do Đảng ta lãnh
7
đạo tài tình, nhân dân ta anh hùng dũng cảm, sự giúp đỡ các nước anh em . Nhưng
yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong trường hợp này là Đảng ta và nhân dân ta là
nguyên nhân bên trong. Nguyên nhân chủ quan là sự hoạt động của các cá nhân, các
giai cấp, các chính .... nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển ....của các
quá trình xã hội nhất định. Còn nguyên nhân khách quan của các hiện tượng xã hội là
nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý chí của con người, của các giai cấp,
các chính đảng .... Trong hoạt động thực tiễn, nếu hoạt động của con người phù hợp
với quan hệ nhân quả khách quan thì sẽ thúc đẩy thế giới hiện thực phát triển nhanh
hơn. Ngược lại, nếu hoạt động của con người không phù hợp với quan hệ nhân quả
khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của thế giới hiện thực, cần phải phân biệt
nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp gây ra kết quả để có biện pháp xử lý
thích hợp; phân biệt nguyên nhân tất nhiên và nguyên nhân ngẫu nhiên.
1.2.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
- Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết quả
không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác động trở lại
nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể
diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của nguyên
nhân, hoặc là tác động tiêu cực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân. Ví dụ, do nền
kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục nên trình độ dân trí thấp. Trình độ dân trí
thấp là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cản
trở, kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính
sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích
cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và giáo dục.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết
quả.
- Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ hết sức phức tạp, đa chiều:
một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả (chính, phụ...) ngược lại, một kết quả có
thể do nhiều nguyên nhân (chính, phụ...). Kết quả là cái xãy ra sau nguyên nhân,
nhưng khi kêt quả đã xuất hiện thì kết quả này lại có thể tác động trở lại các nhân tố là
tác nhân sản sinh ra nó; đồng thời nó cũng có thể lại trở thành nguyên nhân tạo ra
8
nhưng biến đổi mới. Đó cũng chính là mối quan hệ chuyển hóa biện chứng của quan
hệ nhân-quả. Vì vậy, không thể đơn giản hóa việc phân tích và giải quyết các mối
quan hệ nhân -quả trong thực tế; mặt khác cũng có thể sử dụng tính phức tạp này để
lựa chọn phương án tối ưu trong thực tiễn.
- Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và có tính phổ biến, nghĩa là không có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Không phải con
người sẽ nhận thức được tất cả nguyên nhân, cho nên nhiệm vụ của nhận thức khoa
học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế
giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ
không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng
nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó
xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này
có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ
yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên
nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên
nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích
cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực. Kết
quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần
phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên
nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

9
Tiểu kết chương 1
- Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là mối liên
hệ vốn có của thế giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người. Chính những tác động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất, nó
được phản ánh ở trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận
động, sự tác động đó nếu đặt trong mối quan hệ với kết quả thì đó là nguyên nhân. Vì
vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất suy cho cùng đều là những
mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi khác nhau, những thời điểm khác nhau và
những hình thức khác nhau. người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt
đoạn mà là trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần
phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên
nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách
quan... Đồng thời phải nắm được các chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ
đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến
hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

10
Chương 2: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong việc giải quyết vấn
đề dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bình Dương.
2.1. Thực trạng về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bình Dương hiện tại.
- Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây
giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố
Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Vốn gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa,
tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền
Đông Nam bộ, nhưng đồng thời Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng
Nai và sông Sài Gòn, có những điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có
những đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp. Vùng đất Bình
Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ
nhiều vùng miền trong cả nước. Dưới thời thuộc địa của Pháp, như cách gọi của người
đương thời, đó là tỉnh lỵ của một “tỉnh miệt vườn” thuần nông, chỉ có hai trục giao
thông chính là sông Sài Gòn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ yếu là nông
dân nhưng những năm trở về đây Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới
được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt
cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh,
dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp
nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dương bắt đầu
đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét. Bình
Dương vươn lên trở thành khu công nghiệp trọng điểm phía Nam thu hút vốn đầu tư
của các doanh nghiệp nước ngoài và nguồn lao động phong phú từ các nơi tập trung
về.
- Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay, Việt Nam ghi nhận rất
nhiều ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày. Trong đó Bình Dương cũng là một tỉnh ghi
nhận số ca mắc mỗi ngày càng cao. Tính đến nay ngày 7/8/2021 Bình Dương ghi nhận
24.418 ca mắc bệnh và ca tử vong lên tới 145 ca. Bình Dương cũng đang vận dụng
11
các trường học làm khu cách ly tập trung để điều trị các bệnh nhân mắc bệnh trước
tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Bình Dương là một trong những tỉnh thành có tốc
độ phát triển nhanh và có GDP lớn thứ 3 cả nước. Hàng loạt cụm và khu công nghiệp
mọc lên góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Cư dân đổ về Bình Dương ngày càng
nhiều vì nhu cầu việc làm , tính tới nay đã có 48 cụm và khu công nghiệp tại Bình
Dương. Song song với việc nhiều khu công nghiệp như vậy thì số lượng công nhân,
người lao động đổ về Bình Dương cũng là một con số rất lớn mang đến nguy cơ lây
dịch bệnh nhanh ở các công ty, xí nghiệp. Đến thời điểm hiện nay căn bản các ổ dịch
xuất hiện trong cộng đồng cơ bản được kiểm soát. Trước diễn biến phức tạp của dịch
bệnh, số ca mắc mới tăng nhanh liên tục, tỉnh Bình Dương triển khai giải pháp trực
chiến cao nhất. Siết chặt quản lý từng địa bàn, các địa phương tăng cường tuần tra,
kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết không để "chặt ngoài,
lỏng trong" ở các khu phong tỏa, cách ly. Các công ty, doanh nghiệp được phép hoạt
động phải đảm bảo phương án sản xuất "3 tại chỗ" hoặc thực hiện phương án "1 cung
đường, 2 điểm đến".Thực hiện chiến lược giảm ca mắc mới, tỉnh Bình Dương quyết
liệt thực hiện Chỉ thị 16; từ 0 giờ ngày 2/8, người dân trên địa bàn tỉnh không được ra
đường 24/24 giờ, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định. Bình Dương tổ chức xét
nghiệm diện rộng (bằng test nhanh và test khẳng định RT-PCR) đợt 2 (từ ngày 2/8) để
hạn chế ca mắc mới, khẩn trương bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, sớm kiểm soát và ổn
định tình hình.Bên cạnh đó, ông Võ Văn Minh cho biết, Bình Dương nâng cao năng
lực xét nghiệm lên 25.000 mẫu đơn/ngày (tương đương 250.000 mẫu gộp 10/ngày);
thành lập 600 đội lấy mẫu cơ động, đảm bảo trả kết quả trong 24 giờ, lấy mẫu có
trọng tâm, trọng điểm để từng bước làm sạch địa bàn. Các địa phương "vùng đỏ"
(thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; thị xã Tân Uyên) tập trung khoanh vùng,
xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi, khẩn trương dập dịch. Các địa
phương "vùng vàng" (thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng) khẩn trương làm sạch ca F0,
nhanh chóng chuyển thành "vùng xanh". Những "vùng xanh" (các huyện: Phú Giáo,
Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên) giữ vững tình hình để làm vùng đệm vững chắc cho các
địa phương phía Nam.Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt "bóc tách nhanh F0 ra khỏi
cộng đồng, hạn chế số ca tăng nhanh, giảm thiểu ca tử vong", Bình Dương thần tốc
12
hơn nữa trong công tác xét nghiệm diện rộng, điều tra dịch tễ, truy vết, cách ly, lấy
mẫu. Những nơi đã xét nghiệm sàng lọc phải khóa chặt, kiểm soát người ra vào. Toàn
tỉnh thực hiện phân tầng điều trị theo mô hình 3 cấp để giảm tải cho các cơ sở điều trị
tuyến tỉnh; đồng thời điều phối F0 giữa 3 tầng (tầng 1 chiếm 60%, tầng 2 chiếm 35%,
tầng 3 chiếm 5%).Do đó, để đảm bảo năng lực đáp ứng phòng, chống dịch trong thời
gian tới, tỉnh Bình Dương thực hiện phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không được
chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; tăng cường tuyên truyền để mọi người nêu cao tính
chủ động, tinh thần trách nhiệm thực hiện biện pháp phòng, chống dịch. Các lực
lượng nâng lên 50.000 chỗ cách ly tập trung, mở rộng lên 100.000 chỗ; mở rộng lên
30.000 giường điều trị; khẩn trương thực hiện ngay các gói mua sắm bổ sung các vật
tư, trang thiết bị y tế, test, sinh phẩm và thuốc điều trị COVID-19...
2.2. Nguyên nhân dịch bệnh COVID-19 tại Bình Dương.
- Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn
gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao
bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ
khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.Bùng phát vào cuối tháng
12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc,
virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi
không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp
do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường
tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và
nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi
chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV)
là COVID-19 . Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ
khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại
dịch này xuất hiện. Đây là dạng virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kể
cả miễn dịch chéo trước đó. Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho
động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập
vào cơ thể, nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn thương
viêm đặc hiệu ở đường hô hấp), đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ
13
cho chính nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. Người nhiễm 2019-nCoV có
các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô
hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người lớn tuổi, người có bệnh mạn
tính, suy giảm miễn dịch.Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là 14 ngày tức là từ lúc
nhiễm virus Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này
khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện. Hầu hết các loại virus
Corona có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:
người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào
không khí,làm lây lan virus sang người khỏe mạnh. Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt
tay với người có virus Corona khiến virus truyền từ người này sang người khác.
Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên
mũi, mắt hoặc miệng của mình. Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có
thể lây lan qua tiếp xúc với phân.
- Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm virus
Corona sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì virus Covid-19 có khả năng lan
truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến
thức về phòng chống bệnh thì nguy cơ lây lang trên diện rộng là rất lớn.
- Bình Dương có rất nhiều khu công nghiệp nên nguồn lao động để đáp ứng rất đông.
Trước tình hình dịch bệnh này thì các doanh nghiệp đã lên phương án ‘3 tại chổ’. Tuy
nhiên nguy cơ bùng phát dịch trong CNLĐ là rất lớn, nhất là tại các khu công nghiệp.
Do đây là nơi có mật độ công nhân tập trung lớn, di chuyển rộng, công nhân lao động
lại ở cùng nhau hoặc gần nhau nên khi xuất hiện các ca bệnh F0 tốc độ lây lan sẽ càng
nhanh. Có khả năng sẽ có thêm các ca dương tính trong số các F1 đã cách ly, cũng có
thể có ca dương tính ngoài số đã cách ly.
- Dịch OVID-19 thường bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh cúm thông thường,
người mắc bệnh cúm thông thường chỉ phát triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước
mũi. Còn đối với COVID-19 , người bệnh sẽ có các biểu hiện như ho, ho khan, ho dai
dẳng, sốt… nhưng không sổ mũi và thời gian ủ bệnh lên tới 14 ngày nên khó có thể
phát hiện sớm nên người mắc có thể không biết mình đang bị bệnh nên đã không báo

14
cơ quan y tế để cách ly dẫn đến tình trạng làm lây lang dịch bệnh cho những người
xung quanh.
- Thực tế cho thấy tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn có tâm lý chủ quan, lơ là,
mất cảnh giác, không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch, nhất là trong
khâu quản lý, giám sát y tế trong và sau cách ly tập trung đối với bệnh nhân bị nhiễm
COVID-19 làm lây lan dịch bệnh.
2.3. Ảnh hưởng của dịch bệnh đối với cuộc sống của người dân và tình hình phát triển
của Bình Dương.
- Các lĩnh vực đã bị dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng lớn từ năm 2020, nay lại
càng chịu tác động sâu hơn. Điều này khiến đời sống người lao động càng ngày càng
khó khăn, nhất là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giao thông, du lịch…Đợt dịch lần
thứ 4 đang xâm nhập vào khu vực công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
ở Bình Dương gây ra tình trạng người lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao. Theo
báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, tính đến ngày
2/8/2021, đã có 20.722 lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự
do) và các đối tượng thất nghiệp khác. Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm
trọng an toàn và sức khỏe của nhân dân ta. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng
nặng nề, đặc biệt là với những người dân nghèo. Rất nhiều gia đình đã mất việc làm,
hoặc thu nhập rơi vào tình trạng hết sức bấp bênh rất khó khăn...
- Nhiều người đang trải qua sự đau buồn trong đại dịch COVID-19. Đau buồn vì phải
rời xa gia đình vì miếng cơm manh áo không thể trở về bên cạnh người thân trước
tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, đau buồn vì không thể tiếp tục sống
trong cảnh đủ mặc như trước mà phải đang đối diện với cảnh thiếu thốn cái ăn trong
thời gian dịch bệnh sắp tới.... Nhưng nổi đau buồn nhất mà dịch bệnh đem lại tàn nhẫn
nhất là cướp đi người thân, nhìn cảnh người thân ra đi mà không thể ở cạnh họ,gặp
mặt họ lần cuối được thì còn gì đau lòng hơn. Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra nhiều
ca tử vong trên địa bàn tỉnh Bình Dương làm mọi người cảm nhận được sự mất mác
và sự nguy hiểm khi đang phải đối mặt, sống chung với dịch bệnh mỗi ngày.
-Hơn 3 tháng qua, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người trong tuyến đầu
phòng chống dịch bệnh như :ngành y tế, quân đội, công an... đã rời xa gia đình và
15
người thân, hy sinh hạnh phúc riêng tư để bám trụ nơi tuyến đầu chống dịch. Không ít
người đã kiệt sức, ngất xỉu sau cả ngày làm việc trong bộ đồ bảo hộ kín mít. Thậm
chí, có người khi người thân qua đời, vì nhiệm vụ chống dịch cấp bách, họ cũng
không thể về nhà để thọ tang người thân....còn gì đau lòng hơn sự mất mát này nữa.
- Tại Bình Dương, một số doanh nghiệp triển khai phương án “3 tại chỗ” hay “1 cung
đường, 2 điểm đến” nhưng một số doanh nghiệp không bảo đảm an toàn, lúng túng
trong khâu kiểm soát dịch bệnh ,để dịch bệnh xuất hiện, lây lan ,phải dừng sản xuất.
Tuy vậy, hiện gần 3.500 doanh nghiệp của tỉnh này vẫn duy trì được sản xuất. Trong
tháng 7, sản xuất công nghiệp của Bình Dương bị ảnh hưởng nên đã giảm 2,8% so với
tháng 6.
- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại giai đoạn trước dịch bệnh xuất
hiện tạo nên một sự cộng hưởng các yếu tố dẫn đến những biến động sâu rộng trên
nền kinh tế toàn cầu, kể cả thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính toàn cầu; tác
động tiêu cực từ các biện pháp ngăn chặn đại dịch. Hai yếu tố này tác động rất lớn đến
kinh tế toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung - cầu, giảm nhu cầu,
dẫn đến sản xuất đình trệ, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian sắp tới.
- Dự báo trong thời gian tới, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 có thể sẽ tăng rất
nhanh ,khó kiểm soát. Tình hình dịch bệnh COVID-19 đã lan vào các khu nhà trọ, lây
lan vào các nhà máy/công ty có số lượng công nhân đông (lên đến cả chục ngàn
người); dịch bệnh đang lan rộng và khó kiểm soát nên rất khó khăn cho ngành y tế.
2.3. Giải pháp phòng chống và khắc phục tình trạng dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh
Bình Dương.
2.3.1. Giải pháp hiện tại.
- Bình Dương cần chuyển đổi phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu
kiểm, gắn với minh bạch hoá các chế tài xử lý có đủ mức độ răn đe; giảm số lượng,
tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp
thời các trường hợp vi phạm làm lây lan dịch bệnh COVID-19.
- Nhiệm vụ cấp bách của tỉnh là tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế,
chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân,
16
doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó
khăn của đại dịch COVID-19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối
tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 trong năm 2021 đầy thách thức
này.
- Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng , Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh
thực hiện đồng bộ, linh hoạt, nhằm thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng,
chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã
hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội trong năm 2021.
- Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ban Chỉ đạo tỉnh kêu gọi người dân, tổ
chức chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID- 19; chỉ đạo xã, phường huy động cả hệ
thống chính trị vào cuộc phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; tất cả các lực lượng túc
trực 24/24 tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp tuân thủ thông điệp 5K
của Bộ Y tế và thực hiện nghiêm chỉnh tinh thần chỉ đạo về công tác phòng, chống
dịch bệnh COVID-19 của UBND tỉnh Bình Dương. Bình Dương tiến hành lấy mẫu
xét nghiệm trên diện rộng trên các xã phường thuộc “vùng đỏ” cho các công nhân
người lao động và các hộ dân trên địa bàn.
- Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh trong 14 ngày, kể từ
0 giờ ngày 19/7/2021 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng
Chính phủ. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự
cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy,
cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (phải có thẻ công chức,
viên chức hoặc giấy chứng minh nơi làm việc) và các trường hợp khẩn cấp khác do Sở
Y tế hướng dẫn; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét khi giao tiếp;
không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi
công cộng.
- Bình Dương thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trước tình hình diễn biến phức
tạp của dịch bệnh những ngày qua, từ những thông tin tuyên truyền, vận động của
17
chính quyền địa phương các cấp công nhân lao động sẽ ở lại Bình Dương vì nếu về
quê lúc này rất có thể mang theo mầm bệnh trong người, nguy cơ lây nhiễm bệnh cho
người thân. Trong khi đó, ở lại có gặp khó khăn chị được các cấp chính quyền, đoàn
thể hỗ trợ nhu yếu phẩm và được tiêm vaccine phòng COVID-19. Chủ tịch Liên đoàn
Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, hiện có khoảng 500.000 công nhân lao động ở lại
Bình Dương. Các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể và Liên đoàn Lao động tỉnh đã
triển khai nhiều kế hoạch chăm lo công nhân lao động, đặc biệt là những công nhân
lao động ở các khu vực bị phong tỏa, cách ly. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thống nhất các
chính sách đối với toàn bộ công nhân hỗ trợ người lao động không về quê mà ở lại
Bình Dương trong thời gian giãn cách xã hội, phòng chống dịch COVID-19 sẽ được
tiêm vaccine, hỗ trợ tiền nhà trọ và nhu yếu phẩm. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh cho biết, nhằm góp phần động viên công nhân, người lao động đang bị mất việc,
ngừng việc ở các khu trọ không bị hoang mang ,an tâm sống chung với dịch từ đó
chấp hành tốt Chỉ thị 16 và chung sức cùng tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống
dịch, mỗi lao động đang ở trọ sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng, gồm một phần quà là các
nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trị giá 300.000 đồng và
tiền mặt.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức
thực hiện hoàn thành chương trình năm học 2020-2021 bằng các hình thức phù hợp
(trực tuyến) để ứng phó phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp kéo dài.
- Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập một
số chốt kiểm soát dịch bệnh cố định, kiểm soát lưu động trên các tuyến đường huyết
mạch, liên tỉnh. Đối với các tuyến đường huyện, xã, UBND cấp huyện căn cứ tình
hình cụ thể để thành lập tổ kiểm tra, kiểm soát lưu động, đồng thời thành lập những
chốt cố định trên những tuyến đường thuộc phạm vi phù hợp với tình hình diễn biến
phức tạp của dịch bệnh.
- Thời gian dịch bệnh hiện nay các nhà hảo tâm cùng các bạn tình nguyện viên chung
tay hổ trợ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, phát những phần cơm ,những
phần quà cho những cụ già, những cô lao công, chú xe ôm.... bị ảnh hưởng của dịch

18
bệnh không thể lao động được. Những món quà giá trị không cao nhưng đổi lại là sự
ấm áp cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- Bình Dương triển khai từ ngày 5-8/8/2021, 300.000 công nhân, người dân tại Bình
Dương sẽ được tiêm ngừa vắc xin COVID-19 của AstraZeneca với nguồn vắc xin
được phân bổ từ Chính Phủ. Người đến tiêm chủng sẽ được Bác sĩ khám sàng lọc, khi
đủ điều kiện tiêm sẽ được tiêm chủng. Sau khi tiêm vắc xin, bắt buộc phải ở lại điểm
tiêm chủng 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm và hoàn thành các thủ tục xác
nhận mới được đóng dấu xác nhận hoàn tất tiêm chủng vắc xin Covid-19 để đảm bảo
an toàn cho người được tiêm .Người được tiêm được hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại
nhà, có tổng đài hỗ trợ khi cần tư vấn các thông tin liên quan đến vắc xin và tiêm
chủng.
- Ngành Y tế đã tham mưu, trình Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề nghị tăng cường
lực lượng chi viện từ trên 10 tỉnh/thành bạn song song với việc huy động các nguồn
lực, nhân lực tại chỗ để phòng, chống dịch. Tuy nhiên với đội ngũ y bác sĩ, nhân viên
y tế hiện tại thì vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện tại dịch bệnh phức tạp nên Bình
Dương đã kêu gọi các cán bộ Y tế đã nghỉ công tác, nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh cùng
chung tay, chia sẻ, tự nguyện góp sức, trí tuệ hỗ trợ ngành y tế ở thời điểm khó khăn
trong công tác phòng, chống dịch, điều trị COVID-19 hiện nay.
- Để chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Bình Dương tăng cường tuyên
truyền, vận động người dân trên địa bàn liên lạc, kêu gọi, vận động con em/người thân
ở các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội tiếp tục ở lại địa bàn cư trú theo chỉ
đạo của Chính phủ, đặc biệt không tự về quê bằng phương tiện cá nhân để tránh việc
mang mầm bệnh từ vùng dịch bệnh về quê làm lây lan. Duy trì siết chặt quản lý người
từ các vùng có dịch COVID-19, người từ các tỉnh, thành phố về trên địa bàn tỉnh. Đối
với các trường hợp trong các khu cách ly cần thực hiện nghiêm chỉnh 5K khuyến cáo
của Bộ Y tế tránh lây nhiễm chéo trong phòng cách ly.
- Những ngày qua đã có rất nhiều bạn tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch tại
địa phương của mình thể hiện tinh thần đoàn kết, thể hiện được bản lĩnh, ý chí vững
vàng mỗi khi đương đầu chống lại với dịch bệnh nguy hiểm. Các bạn không quản
nắng mưa, ngày đêm túc trực tại các chốt, các khu cách ly trong bộ đồ bảo hộ nóng
19
bức, khó chịu. Chỉ mong sao góp phần công lao của mình vào sự nghiệp chống dịch
toàn dân, sớm đem lại những ngày bình yên trở lại cho mọi người.
- Trong đợt dịch này Bình Dương trở thành “điểm nóng” của dịch bệnh, phải thực
hiện giản cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tức là không được ra
ngoài khi thực sự không cần thiết. Nhận biết được sự khó khăn của người dân nên một
lần nữa tinh thần đoàn kết dân tộc được thể hiện qua sự giúp đỡ của các địa phương,
các tỉnh thành khác từ mọi miền đất nước hướng về Bình Dương. Hỗ trợ về lương
thực,hỗ trợ nhân lực, thực phẩm thiết yếu...trong đó có những món quà rất quý báu và
đầy nghĩa tình là các sản vật của từng địa phương, để góp thêm sức mạnh vật chất và
tinh thần giúp người dân Bình Dương chống dịch..
- Để chung tay góp phần phòng chống dịch, hơn bao giờ hết, mỗi người trong chúng
ta cùng nhau lan tỏa hơn nữa tinh thần “lá lành đùm lá rách” giúp đỡ nhau cùng vượt
qua giai đoạn khó khăn này. Người có công góp công, người có của góp của, người
chưa có điều kiện thì cố gắng thực hiện tốt các quy định để phòng, chống dịch theo
Bộ y tế. Dù có khó khăn như thế nào đi chăng nữa chỉ cần sự đồng lòng, đoàn kết của
toàn dân thì sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh, trả lại những ngày tháng yên bình của
trước kia mà thôi.
2.3.2. Giải pháp về lâu dài.
- Thời gian tới tỉnh Bình Dương cần phải đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoá thủ tục
hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm
nghẽn, bất cập, tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đẩy nhanh
xây dựng khung chính sách, pháp luật, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các mô hình
kinh doanh mới, ứng dụng chuyển đổi số.
- Phục hồi và ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và
xuất khẩu phù hợp, hiệu quả, thích ứng với tình hình mới; củng cố, nâng cao năng lực
phòng, chống dịch bệnh. Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng, chuỗi
giá trị; đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường cả xuất khẩu và nhập khẩu;
tăng cường xuất khẩu.
- Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu
thế mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc
20
làm, tạo điều kiện cho người lao động Bình Dương sớm quay trở lại thị trường, bảo
đảm đủ lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh
sau dịch. Tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động
đáp ứng yêu cầu mới.
- Bình Dương cần phải có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy sức sáng tạo và khả năng thích ứng, tận
dụng các cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo việc làm cho người lao động.
Chủ động, có cơ chế, chính sách, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, cung ứng các dịch vụ hỗ
trợ nhằm thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, bảo đảm chất lượng, hiệu
quả và bảo vệ môi trường, sinh thái, nhất là từ các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc
gia có công nghệ cao, tiềm lực mạnh, đứng đầu hoặc chi phối các mạng sản xuất,
chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Tiểu kết chương 2

- Dịch bệnh COVID-19 là một loại bệnh hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng
và sức khỏe của chúng ta rất nhiều. Trong thời gian qua nó đã ảnh hưởng đến đời sống
của người dân, ảnh hưởng kinh tế, sức khỏe ,tính mạng của những ngườii thân yêu của
chúng ta. Chúng cần nhận biết dịch COVID-19 là một loại bệnh hết sức nguy hiểm và
rất dễ lây lan qua các đường tiếp xúc thông thường. Sự bùng phát dịch COVID-19 đã
mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể
đến sự phát triển nền kinh tế của Bình Dương trong năm nay.

21
KẾT LUẬN
- Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp
lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là một trong
những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc của con người.
Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh những mối liên
hệ được lặp đi lặp lại của đời sống. Các tác động của các sự vật hiện tượng này lên
những sự vật hiện tượng khác gây ra những biến đổi nằm ngoài ý muốn chủ quan của
con người và tuân theo những quy luật vốn có của thế giới vật chất. Mối quan hệ này
được diễn ra ở rất nhiều phạm vi, trong tất cả các phương thức tồn tại của thế giới vật
chất và thường đưa lại cho chúng ta những hiểu biết về sự tác động qua lại và chuyển
hóa giữa các bộ phận của thế giới khách quan. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả là những cơ sở lý luận rất quan trọng giúp cho chúng ta rút ra những
bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn. Những hoạt động thực tiễn là
cơ sở để cho chúng ta nhận thức được về đặc trưng của mối quan hệ nhân - quả và
những đặc trưng này với tư cách là thành quả của nhận thức lại sẽ tiếp tục chỉ đạo cho
con người trong hoạt động thực tiễn để có thể gặt hái được những thành công to lớn
hơn. Chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ nhân quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả
tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy của con người. Không có một hiện tượng nào
không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó đã được nhận thức hay
chưa mà thôi.
- Virus Sars Cov 2 là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp khiến hàng triệu
người trên thế giới tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia trên toàn cầu
đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của Sars Cov 2. Bình Dương hiện nay ngày nào
cũng có hàng nghìn ca bệnh liên quan đến dịch COVID-19, số người tử vong cũng
ngày một tăng. Một người nhiễm COVID-19 có thể xuất hiện các triệu chứng đầu tiên
sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian ủ bệnh,
nó vẫn có thể lây lan nhanh chóng. Bình Dương hiện nay tập trung rất nhiều công
nhân lao động nên công cuộc phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn, nhất là khi dịch
bệnh bùng phát ở công ty, xí nghiệp và các dãy trọ. Dịch bệnh làm người dân lâm vào
cảnh thất nghiệp ,ngày càng khó khăn. Về kinh tế cũng bị ảnh hưởng rất nhiều ,nhiều
22
doanh nghiệp lâm vào tình trạng trì tệ, phá sản. Hiện nay Bình Dương thực hiện giãn
cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện
ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở
đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú (địa bàn tỉnh Bình
Dương) trừ những trường hợp được chính quyền cho phép. Đồng thời, tổ chức hỗ trợ
cung cấp kịp thời, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo,
mất thu nhập; không để bất kỳ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc; hỗ trợ y tế cần
thiết cho mọi người dân, nhất là người dân tại các khu phong tỏa; tăng cường chăm lo
động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng
y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch COVID-19. Trong công tác phòng chống
dịch bệnh, Bình Dương đã thực rất tốt bằng các biện pháp cấp bách để sớm có thể
kiểm soát được dịch COVID-19 để đưa Bình Dương trở về cuộc sống như trước kia.
Để mọi người dân có thể đoàn tụ cùng với gia đình, tiếp tục sản xuất kinh tế, tiếp tục
trở về những ngày tháng yên bình, hạnh phúc trước kia.

23
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1]. Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong triết học Mác – Lenin.
[2]. “Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm
2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.

24

You might also like