Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Bài tập dân sự tháng thứ nhất

Đối tượng điều chỉnh của BLDS


Câu 1: Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
Có hai quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật: Quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân.
Quan hệ tài sản tập trung vào các quan hệ về quyền đối với tài sản , quan hệ về dịch
chuyển tài sản của người chết snag chủ thể khác, quan hệ hợp đồng và quan hệ nghĩa vụ
ngoài hợp đồng.
Quan hệ nhân thân: quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản và quan hệ nhân thân không
liên quan đến tài sản.
Câu 2: Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS
2015 không? Vì sao?
Quạn hệ giữa A và B thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005. Vì theo điều 1 của BLDS
2005 thì phạm vi điều chỉnh của BLDS là “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ
thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).” BLDS 2005 đã không nhắc đến
việc bảo đảm về sự tự nguyện, bình đẳng của các bên khi xác lập một giao dịch dân sự. Tuy
nhiên, nếu áp dụng BLDS 2015 thì quan hệ giữa A và B nói trên lại không thuộc phạm vi
điều chỉnh của BLDS. Khi điều 1 của Bộ luật này đã thêm một số điều kiện: “Bộ luật này quy
định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa
vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ
sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan
hệ dân sự).” Việc A và B không đảm bảo về tự do ý chí do đó quan hệ A và B không thuộc
điều chỉnh của BLDS 2015.
Tuyên bố cá nhân đã chết
Câu 1: Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố
một người là đã chết;
Giống:
Đều sẽ do Tòa tuyên bố khi có yêu cầu từ người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể
tuyên người đó mất tích hoặc chết.
Quyết định tuyên bố đã chết hoặc mất tích của Tòa án phải được gởi cho Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi cư trú người bị tuyên bố để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Khác:
Nội dung Tuyên bố người mất tích Tuyên bố người đã chết
Điều kiện: Khi một người biệt tích Người có quyền, lợi ích
02 năm liền trở lên, mặc dù liên quan có thể yêu cầu Tòa
đã áp dụng đầy đủ các biện án ra quyết định tuyên bố
pháp thông báo, tìm kiếm một người là đã chết trong
theo quy định của pháp luật trường hợp sau đây:
về tố tụng dân sự nhưng vẫn a) Sau 03 năm, kể từ
không có tin tức xác thực về ngày quyết định tuyên bố
việc người đó còn sống hay mất tích của Tòa án có hiệu
đã chết (Điều 68 BLDS lực pháp luật mà vẫn không
2015) có tin tức xác thực là còn
sống;
b) Biệt tích trong chiến
tranh sau 05 năm, kể từ ngày
chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là
còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm
họa, thiên tai mà sau 02
năm, kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm hoạ, thiên tai đó chấm
dứt vẫn không có tin tức xác
thực là còn sống, trừ trường
hợp pháp luật có quy định
khác;
d) Biệt tích 05 năm liền
trở lên và không có tin tức
xác thực là còn sống; thời
hạn này được tính theo quy
định tại khoản 1 Điều 68 của
Bộ luật này.
(Điều 71 BLDS 2015)
Hậu quả pháp lý Không chấm dứt tư cách Chấm dứt tư cách chủ thể
chủ thể. Giái quyết các giao trong các quan hệ pháp luật
dịch như họ còn sống. của người được tuyên bố là
Tài sản sẽ được quản lý đã chết.
như một người vắng mặt tại Tài sản của người tuyên
nơi cư trú (điều 65, 66, 67, bố đã chết được giải quyết
69 BLDS 2015) theo quy định của pháp luật
Nếu người còn lại trong về thừa kế (điều 72 BLDS
quan hệ hôn nhân xin ly hôn 2015)
thì Tòa án cho phép họ ly
hôn (khoản 2 điều 8 BLDS
2015)
Hủy bỏ tuyên bố 1. Khi người bị tuyên bố 1. Khi một người bị tuyên
mất tích trở về hoặc có tin bố là đã chết trở về hoặc có
tức xác thực là người đó còn tin tức xác thực là người đó
sống thì theo yêu cầu của còn sống thì theo yêu cầu
người đó hoặc của người có của người đó hoặc của người
quyền, lợi ích liên quan, Tòa có quyền, lợi ích liên quan,
án ra quyết định hủy bỏ Tòa án ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố mất tích quyết định tuyên bố người
đối với người đó. đó là đã chết.
2. Người bị tuyên bố mất 2. Quan hệ nhân thân của
tích trở về được nhận lại tài người bị tuyên bố là đã chết
sản do người quản lý tài sản được khôi phục khi Tòa án
chuyển giao sau khi đã ra quyết định hủy bỏ quyết
thanh toán chi phí quản lý. định tuyên bố người đó là đã
3. Trường hợp vợ hoặc chết, trừ trường hợp sau đây:
chồng của người bị tuyên bố a) Vợ hoặc chồng của
mất tích đã được ly hôn thì người bị tuyên bố là đã chết
dù người bị tuyên bố mất đã được Tòa án cho ly hôn
tích trở về hoặc có tin tức theo quy định tại khoản 2
xác thực là người đó còn Điều 68 của Bộ luật này thì
sống, quyết định cho ly hôn quyết định cho ly hôn vẫn có
vẫn có hiệu lực pháp luật. hiệu lực pháp luật;
4. Quyết định của Tòa án b) Vợ hoặc chồng của
hủy bỏ quyết định tuyên bố người bị tuyên bố là đã chết
một người mất tích phải đã kết hôn với người khác
được gửi cho Ủy ban nhân thì việc kết hôn đó vẫn có
dân cấp xã nơi cư trú của hiệu lực pháp luật.
người bị tuyên bố mất tích 3. Người bị tuyên bố là
để ghi chú theo quy định của đã chết mà còn sống có
pháp luật về hộ tịch. quyền yêu cầu những người
đã nhận tài sản thừa kế trả
lại tài sản, giá trị tài sản hiện
còn.
Trường hợp người thừa
kế của người bị tuyên bố là
đã chết biết người này còn
sống mà cố tình giấu giếm
nhằm hưởng thừa kế thì
người đó phải hoàn trả toàn
bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa
lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường.
4. Quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng được giải quyết
theo quy định của Bộ luật
này, Luật hôn nhân và gia
đình.
5. Quyết định của Tòa án
hủy bỏ quyết định tuyên bố
một người là đã chết phải
được gửi cho Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú của
người bị tuyên bố là đã chết
để ghi chú theo quy định của
pháp luật về hộ tịch.

Câu 2: Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao
lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?
Theo điểm d khoản 1 điều 71 BLDS 2015 thì thời hạn để Tòa tuyên bố là đã chết: “Biệt
tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.”
Câu 3: Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết
biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?
Tại bản án số 272/2018/QĐST – DS, ông C được Tòa án tuyên bố là đã chết vào
01/01/1986. Vì cuối năm 1985, ông C đã bỏ đi biệt tích, không có tin tức, gia đình bà T đã tổ
chức tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C. Vào ngày 26/10/2017, Tòa án nhân
dân Quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu là đã chết số
490/TB-TA trên báo Công lý số 95 ngày 29/11/2017, số 96 ngày 01/01/2017, số 97 ngày
06/12/2017 và nhắn tin trên Đài tiếng nói Việt Nam ngày 23, 24, 25/11/2017 nhưng đến nay
vẫn không có tin tức của ông C. Tòa án đã theo điểm d khoản 1 điều 71 của BLDS 2015 và từ
đó tuyên bố ông C đã chết theo yêu cầu của bà T. Trường hợp ông C bị tuyên bố chết là
không biết rõ ngày, tháng nên Tòa án đã quyết định ngày chết của ông C được tính là ngày
đầu tiên của năm có tin tức cuối cùng. Như vậy, ngày chết của ông C là 01/01/1986.
Tại bản án số 04/2018/QĐST – DS, Tòa án đã xác định chị Quản Thị K chết ngày
19/11/2018. Chị Quản Thị K đã bỏ nhà ra đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có
tin tức gì. Gia đình anh Đ đã tìm kiếm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
nhiều lần, nhưng không có kết quả. Tòa án Đông Sơn đã quyết định thông báo tìm kiếm chị
Quản Thị K trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; Báo nhân dân và Đài tiếng
nói Việt Nam 03 kì tiếp theo. Thời hạn thông báo 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo
lần đầu tiên (06/07/2018). Đến nay, hết thời hạn thông báo nhưng vẫn không có tin tức của
chị K. Từ năm 1992 đến năm 2018 là 26 năm và đã thông qua các hoạt động tìm kiếm, thông
báo lên báo đài nhưng vẫn theo không có tin tức. Theo điểm d khoản 1 điều 71 BLDS 2015
nên yêu cầu anh Đ tuyên bố chị K chết được Tòa án chấp nhận.
Tại bản án số 94/2019/QĐST – VDS, Tòa án đã xác định ngày chết của ông của ông Phạm
Văn C là vào 01/05/1997. Vì cụ C đã đi khỏi nơi thường trú vào năm 1997, năm 2008 gia
đình cụ C đã đăng tin tìm cụ C thông qua Trung tâm quảng cáo, dịch vụ truyền hình và Báo
Hà Nội Mới vẫn không có tin tức. Tòa án đã ra Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu
cầu tuyên bố đã chết số 69/2019/QĐ – TA ngày 20/02/2019 và thực hiện theo công văn số
70/2019/CV – TA ngày 20/02/2019, thông báo tìm kiếm thông tin cụ C trên Cổng thông tin
điện tử Tòa án nhân dân tối cao, Báo nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Thông báo
được đăng trên báo ngày 03 lần, ba ngày liên tiếp nhưng đến nay vẫn không có thông tin xác
thực cụ C đã còn sống hay đã chết. Việc chi trả lương hưu cho cụ C được thực hiện đến hết
tháng 4/1997. Theo điểm d khoản 1 điều 71 và khoản 1 điều 68 của BLDS 2015 thì ngày chết
của cụ C được xác định là ngày 01/05/1997.
Câu 4: Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở
pháp lý và ví dụ minh hoạ.
Việc xác định ngày chết của một cá nhân rất quan trọng trong việc xác định vấn đề lớn.
Xác định ngày mở thừa kế. Theo điều 611 của BLDS 2015 thì “Thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người có tài sản chết. Nếu Tòa án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế
là ngày xác định tại khoản 2 điều 71 của Bộ luật này” Ví dụ: Ông A có một căn nhà ở Thành
phố Hồ Chí Minh, ông có 1 người vợ và 3 người con. Ông bỏ nhà biệt tích vào tháng 3/2018
và đến nay không có thông tin gì. Tòa án và người thân đã tìm đủ mọi cách thông báo để tìm
kiếm thông tin về ông những vẫn không có đến tháng 4/2023. Tòa án đã theo điểm d khoản 1
điều 71 của BLDS 2015 để ra quyết định tuyên bố là ông A chết vào ngày 01/04/2023. Vào
ngày này, vợ ông A và ba người con sẽ được hưởng thừa kế là ngôi nhà của ông.
Câu 5: Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn
nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời?
Tại bản án số 272/2018/QĐST – DS, ông C được Tòa án tuyên bố là đã chết vào
01/01/1986. Vì cuối năm 1985, ông C đã bỏ đi biệt tích, không có tin tức, gia đình bà T đã tổ
chức tìm kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C. Vào ngày 26/10/2017, Tòa án nhân
dân Quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu là đã chết số
490/TB-TA trên báo Công lý số 95 ngày 29/11/2017, số 96 ngày 01/01/2017, số 97 ngày
06/12/2017 và nhắn tin trên Đài tiếng nói Việt Nam ngày 23, 24, 25/11/2017 nhưng đến nay
vẫn không có tin tức của ông C. Tòa án đã theo điểm d khoản 1 điều 71 của BLDS 2015 và từ
đó tuyên bố ông C đã chết theo yêu cầu của bà T. Trường hợp ông C bị tuyên bố chết là
không biết rõ ngày, tháng nên Tòa án đã quyết định ngày chết của ông C được tính là ngày
đầu tiên của năm có tin tức cuối cùng. Như vậy, ngày chết của ông C là 01/01/1986.
Tại bản án số 04/2018/QĐST – DS, Tòa án đã xác định chị Quản Thị K chết ngày
19/11/2018. Chị Quản Thị K đã bỏ nhà ra đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có
tin tức gì. Gia đình anh Đ đã tìm kiếm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
nhiều lần, nhưng không có kết quả. Tòa án Đông Sơn đã quyết định thông báo tìm kiếm chị
Quản Thị K trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; Báo nhân dân và Đài tiếng
nói Việt Nam 03 kì tiếp theo. Thời hạn thông báo 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo
lần đầu tiên (06/07/2018). Đến nay, hết thời hạn thông báo nhưng vẫn không có tin tức của
chị K. Từ năm 1992 đến năm 2018 là 26 năm và đã thông qua các hoạt động tìm kiếm, thông
báo lên báo đài nhưng vẫn theo không có tin tức. Theo điểm d khoản 1 điều 71 BLDS 2015
nên yêu cầu anh Đ tuyên bố chị K chết được Tòa án chấp nhận.
Tại bản án số 94/2019/QĐST – VDS, Tòa án đã xác định ngày chết của ông của ông Phạm
Văn C là vào 01/05/1997. Vì cụ C đã đi khỏi nơi thường trú vào năm 1997, năm 2008 gia
đình cụ C đã đăng tin tìm cụ C thông qua Trung tâm quảng cáo, dịch vụ truyền hình và Báo
Hà Nội Mới vẫn không có tin tức. Tòa án đã ra Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu
cầu tuyên bố đã chết số 69/2019/QĐ – TA ngày 20/02/2019 và thực hiện theo công văn số
70/2019/CV – TA ngày 20/02/2019, thông báo tìm kiếm thông tin cụ C trên Cổng thông tin
điện tử Tòa án nhân dân tối cao, Báo nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Thông báo
được đăng trên báo ngày 03 lần, ba ngày liên tiếp nhưng đến nay vẫn không có thông tin xác
thực cụ C đã còn sống hay đã chết. Việc chi trả lương hưu cho cụ C được thực hiện đến hết
tháng 4/1997. Theo điểm d khoản 1 điều 71 và khoản 1 điều 68 của BLDS 2015 thì ngày chết
của cụ C được xác định là ngày 01/05/1997.
Câu 6: Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019),
pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào ?
Ở Trung Quốc, Phần 3 (“Tuyên bố về sự biến mất và Tuyên bố về cái chết”), Chương 2
(“Người tự nhiên”) của Quy định chung của Luật dân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
ban hành vào 2017: “Đối với tuyên bố về cái chết, khi một người tự nhiên rơi vào bất kỳ
trường hợp nào sau đây, một bên quan tâm có thể nộp đơn lên tòa án nhân dân để tuyên bố
cái chết của thể nhân: Người tự nhiên đã biến mất trong bốn năm;”. Đối với ông C mất tích
vào cuối năm 1985 thì có thể tuyên bố chết từ năm 1989, chị K là mất tích vào năm 1992 thì
có thể tuyên bố chết từ năm 1996.
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định trên
(quyết định năm 2018 và 2019).
Ta có thể thấy đối với mỗi sự việc thì Tòa án xác định ngày chết của cá nhân khác nhau.
Tại bản án số 272/2018/QĐST – DS, ông C được Tòa án tuyên bố là đã chết vào 01/01/1986.
Ông C biệt tích mà không có ai hay biết, không xác định rõ ngày tháng khi ông C biệt tích do
đó Tòa án đã lấy ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm nhận tin tức cuối cũng để xác định là
ngày chết của ông C. Tại bản án số 04/2018/QĐST – DS, Tòa án đã xác định chị Quản Thị K
chết ngày 19/11/2018. Ta có thể thấy chị K đã đi khỏi địa phương từ năm 1992 nhưng mãi
đến năm 2018 chị K mới được tuyên bố là đã chết. Vì ngày đó được Tòa án xác định là ngày
làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, các quan hệ nhân thân, về tài sản, về hôn nhân và
gia đình về thừa kế của chị Quản Thị K. Hay trong bản án 94/2019/QĐST – VDS, Tòa án đã
xác định ngày chết của ông của ông Phạm Văn C là vào 01/05/1997. Sau ngày trả lương hưu
là hết tháng 4/1997. Như vậy, ở mỗi bản án, Tòa án sẽ được ra nhưng căn cứ xác định ngày
chết khác nhau mục đích bảo vệ quyền lợi của người được tuyên bố là đã chết. Đây là sự
nhân đạo của Tòa án trong xét xử.
Câu 8: Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và Tòa án
tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có phù
hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Căn cứ vào kết quả tra cứu hồ sơ hộ khẩu và chứng minh nhân dân đã có đủ căn cứ để xác
định Ông Đ H vẫn còn sống. Tòa án đã dựa vào khoản 1 điều 73 của BLDS 2015 “1. Khi một
người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu
cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố người đó là đã chết.” Còn quyết định tiêu hủy quyết định tuyên bố ông H
đã chết trong quyết định năm 2020 là không phù hợp với quy định vì theo khoản 3 điều 71
của BLDS 2015 thì Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định
của pháp luật về hộ tịch. Ông H đã xác định là còn sống thì Tòa án phải gởi quyết định hủy
bỏ tuyên bố đã chết của ông H về Ủy ban nhân dân cấp xã theo khoản 5 điều 73.
Câu 9: Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H có còn
được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020 thì ông H và bà T vẫn là vợ
chồng. Quan hệ nhân thân của ông H được Tòa án khôi phục khi đưa ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố ông H chết, theo điểm a khoản 2 điều 73 của BLDS 2015 và khoản 1
điều 67 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Câu 10: Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý như thế
nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H sẽ được xử lý theo điểm a
khoản 2 điều 67 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
2. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được
giải quyết như sau:
a) Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ
thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do
vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã
chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản
riêng của người đó;
Tổ hợp tác
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ
của anh/chị về những điểm mới này.
Điểm mới thứ nhất: Vấn đề xác định chủ thể.
Theo khoản 1 điều 11 BLDS 2005 thì tổ hợp tác là một chủ thể của trong các quan hệ dân
sự. Nhưng đến BLDS 2015 thì tổ hợp tác lại không là một chủ thể trong các quan hệ dân sự.
Sự thay đổi này là hợp lý với thực tiễn xét xử. Vì không có bất kì một bản án ghi nhận quan
hệ giữa tổ hợp tác với một chủ thể khác. Đồng thời trong Bộ luật Tố tụng hiện thời lúc đó là
năm 2003 thì bên nguyên đơn, bị đơn dân sự chỉ ghi nhận sự xuất hiện của cá nhân, cơ quan,
tổ chức. Việc thay đổi đã làm gọn Bộ luật và hạn chế khó khăn trong xét xử vụ án dân sự.
Điểm mới thứ hai: Vấn đề xác định tổ hợp tác là có tư cách pháp nhân.
Theo BLDS 2005 thì Tổ hợp tác là có tư cách pháp nhân theo khoản 1 điều 111 của BLDS
2005 “Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì
đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Đến năm
2015 thì Bộ luật đã không còn công nhận điều này nữa. Sự thay đổi này là sự tiến bộ đổi mới
vì nếu xem tổ hợp tác là một chủ thể pháp nhân, dễ gây ra những xáo trộn khi xác định tài sản
riêng và chứng của tổ hợp tác.
Nhưng bên cạnh đó, sự đổi mới này vẫn còn tồn tại những bất cập. Khi không còn được
công nhận là một chủ thể của luật dân sự thì Tổ hợp tác khó tham gia vào các hoạt động như:
vay vốn, đăng kí kinh doanh,… Do đó, các nhà làm luật cần xây dựng một hệ thống chủ thể
hợp lý hơn.
Câu 2: Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền
sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?
ở đoạn “Như vậy, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất giữa ông Th, bà H với Tổ hợp tác vẫn
còn tồn tại trên thực tế.”
Câu 3: Theo Tòa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà H)?
Hướng xác định như vậy của Tòa án có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời
Theo Tòa án Ông Bùi Vĩnh H là người đã bên trong giao dịch với ông Th và bà H. Hướng
xác định như vậy của Tòa án là hợp lý. Vì theo khoản 1 điều 101 của BLDS 2015 thì “Việc
ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Ở đây, không tìm
thấy bất cừ giấy tờ ủy quyền nào của thành viên Tổ hợp tác đối với ông Bùi Vĩnh H như vậy
ông Bùi Vĩnh H đã tự mình xác lập giao dịch đối với ông Th và bà H. Tòa án có căn cứ để
xác định ông Bùi Vĩnh H là bên trong giao dịch với ông Th và bà H.

You might also like