Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản VN (Được Tự Phục hồi)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÂU 2: VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG VIỆC

CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?


I. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân
tộc Việt Nam –Con đường Cách mạng Vô sản
1. Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc (19/5/1890-2/9/1969), tên khai sinh là Nguyễn
Sinh Cung,tự Tất Thành, là một nhà cách mạng, lãnh tụ của Đảng Cộng
sản và nhân dân Việt Nam. đến năm 1895. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Ông sinh ra trong gia đình tri thức. Ngay từ thiếu thời, Người
được tiếp nhận nhiều tri thức, kết hợp văn hóa Đông tây và lòng yêu
nước. Chứng kiến cảnh nhân dân lầm than vì bị thực dân Pháp xâm
lược, cũng như thấy sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với các
phong trào cách mạng. Chính vì lẽ đó, ngày 5/6/1911 Người thanh niên
Nguyễn Ái Quốc chính thức lên tàu đi bôn ba tìm đường cứ nước, mở
ra sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam sau này
2. Hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ
Tại Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và
từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia
phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.
 Về chính trị:
- Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết
cộng đồng quốc gia dân tộc
- Thực hiện chính sách chuyên chế về chính trị với bộ máy đàn áp vô
cùng nặng nề
- Dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máy chính quyền phong
kiến từ trung ương xuống địa phương làm tay sai đắc lực của chúng
 Về kinh tế:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền
- Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành
nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp
- Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý
- Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích
bóc lột tối đa, kìm hãm nền kinh tế của nước ta trong vòng lạc hậu
 Về văn hóa:
- Thi hành chính sách nô dịch về mặt văn hóa
- Thi hành chính sách “ngu dân” về mặt giáo dục
- Khuyến khích các tệ nạn xã hội, các luồng văn hóa ngoại lai đồi trụy
nhằm đầu độc nhân dân VN
 Dẫn đến, nền kinh tế sa sút nghiêm trọng, các tệ nạn xã hội phát
triển, xã hội phân hóa sâu sắc, đồng thời, tính chất xã hội thay
đổi từ xã hội PK thuần túy thành thuộc địa nửa phong kiến, dẫn
đến mâu thuẫn xã hội và kết cấu giai cấp cũng thay đổi
3. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Người đã đi qua 3 đại dương, 4 châu lục và khoảng 30 quốc gia
trong 10 năm (1911 - 1920). Quá trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn
đó đã giúp người thanh niên yêu nước nhận thức rõ hơn, khái quát
hơn những vấn đề mang tính chất bước ngoặt quan trọng, đó là nhận
ra diện mạo, bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân: ở
đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người
lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và
giống người bị bóc lột”

- Về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:

1911-1917 - 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu ra đi tìm đường cứu


nước
- 1911-1917: Người đi qua 20 nước khác nhau và đưa ra kết
luận: Nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế
quốc ở đâu cũng là thù.
1917 - NAQ sang Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp
1919 Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người yêu nước Việt Nam
gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vecxai đòi quyền dân
tộc cho VIệt Nam
Tháng Nguyễn Ái Quốc được đọc “Bản sơ thảo lần thứ nhất những
7/1920 luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc đia” của Lenin trên
báo Nhân Đạo và từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc Việt Nam
Tháng Trong đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, người đã bỏ
12/1920 phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế Công sản và tham gia
sáng lập ĐCS Pháp, trở thành “Người Cộng sản đầu tiên”
của đất nước ta, từ đây tìm thấy con đường cứu nước đúng
đắn: Cách mạng vô sản

II.  Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị về


tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
1. Về tư tưởng
Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án
bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước
thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải
phóng:
• Thời kỳ ở Pháp (1919 – 1923)
• Thời kỳ ở Liên Xô (1923 – 1924)
• Thời kỳ ở Trung Quốc (1924 – 1927)
1.1. Thời kỳ ở Pháp (1919 – 1923)
- Năm 1921 Người cùng với một số nhà yêu nước của các nước thuộc
địa khác như: Angiêri, Tuynidi, Marốc ... thành lập " Hội liên hiệp
thuộc địa" để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế
quốc.
- Năm 1922 : Ra báo “Người cùng khổ” vạch trần chính sách đàn áp,
bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân
tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
- Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc tích cực tham gia viết sách báo, và bắt
đầu viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”
1.2. Thời kỳ ở Liên Xô (1923 – 1924)
- Người tham gia hoạt động quốc tế và học tập kinh nghiệm từ Cách
mạng Tháng Mười Nga.
- Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật từ Pari sang Liên Xô dự Hội
nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất (10-1923 ) và Đại hội Quốc tế
Cộng sản lần thứ V (1924 ) ...
- Ở Liên Xô, Người đã có các tham luận quan trọng tại các đại hội
quốc tế, viết nhiều bài cho các báo " Sự Thật" - cơ quan ngôn luận
của Đảng Cộng Sản Liên Xô, tạp chí " Thư tín Quốc tế" của Quốc tế
Cộng Sản
1.3. Thời kỳ ở Trung Quốc (1924 – 1927)
- Tháng 11 năm 1924, Người đã cùng với các nhà lãnh đạo cách
mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia,
Malaixia, v.v..sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á -
Đông.
- Tháng 6 năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên tại Quảng Châu (TQ), nòng cốt là Cộng sản đoàn, lấy báo
Thanh niên làm cơ quan ngôn luận. Và đây cũng là tổ chức tiền thân
quá độ, là sự chuẩn bị có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam
- 1925, “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản
- Đầu nǎm 1927, cuốn “ Đường cách mệnh” được xuất bản, đề cập
những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư
tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Về chính trị
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm
chính trị:
Khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức; xác
định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới; xác định lực lượng cách mạng; xác định
vai trò lãnh đạo của Đảng; cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân
 Những luận điểm ấy sau này phát triển thành những nội dung
cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
3. Về tổ chức
- 14/6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,
nòng cốt là Công sản đoàn, với cơ quan tuyên truyền là tuần báo
Thanh niên
Đây là bước chuẩn bị có ý nghĩa về mặt tổ chức cho sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam
- 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng
Châu (TQ), đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam
- 1927, Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất
bản tác phẩm Đường Cách mệnh, là tập hợp các bài giảng của
Nguyễn Ái Quốc tại các lớp bồi dưỡng chính trị do Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên tổ chức, chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc, mở đường
tiến lên chủ nghĩa xã hội
 Các tổ chức là nơi để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về
nước và cũng là sự chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến tới
thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
III. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập
Đảng và soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành
lập Đảng
1.1. Các tổ chức cộng sản ra đời
- Đông Dương cộng sản Đảng ra đời ngày 17-6-1929, tại Hà Nội, do
đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền bắc thành lập. An Nam cộng
sản Đảng thành lập vào mùa thu năm 1929, do các đại biểu trong hội
Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành
lập. Sự ra đời của hai tổ chức cộng sản trên làm cho nội bộ Đảng
Tân Việt phân hoá, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đứng ra
thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn vào cuối tháng 12 – 1929
Tuy nhiên, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên
bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ
chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính, do đó
không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ
chức trên cả nước
1.2. Hội nghị thành lập ĐCS VN
- Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với
tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, ngày 23-12-1929,
Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kong triệu tập đại biểu hai tổ chức
Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp
tại Cửu Long tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
thành một chính đảng duy nhất của VN
- Hội nghị nhất trí với 5 điểm lớn Nguyễn Ái Quốc nêu ra và quyết
định hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam, đó là:
1.Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất
các nhóm cộng sản Đông Dương
2.Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam
3.Thảo chính cương và Điều lệ sơ lược
4.Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước
5.Cử một ban Trung ương lâm thời gồm 9 người, trong đó có 2 đại
biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương
- Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng do lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo như: Chánh cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều
lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản VN
- Đến ngày 24-2-1930, việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành
một chính đảng duy nhất được hoàn thành với quyết định của Lâm
thời chấp ủy ĐCS VN, chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Trong các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, có hai văn kiện: Chánh
cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng đã phản ánh
về đường hướng phát triển và những vấn đề cơ bản về chiến lược
của cách mạng VN. Vì vậy, hai văn kiện trên là Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng Cộng sản VN
- Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:
 Phương hướng chiến lực của cách mạng Việt Nam là: “tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cachs mạng để đi tới xã hội
cộng sản”
 Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng
là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho
Việt Nam hoàn toàn độc lập
 Về lực lượng cách mạng: Lực lượng cách mạng là giai cấp công
nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng là phải lien minh
đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung
nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách
mạng
 Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng cách mạng
Việt Nam. Đảng là đội tiên phong cho giai cấp vô sản
 Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng
thế giới: phải thực hanhf lien lạc với các dân tộc bị áp bức và
giai cấp vô sản thế giới, nhấp là giai cấp vô sản Pháp
IV. Liên hệ thực tiễn vai trò của HCM với Đảng ta hiện nay
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam mãi mãi là kim
chỉ nam cho Đảng ta xác định phương hướng xây dựng Đảng qua các
kỳ đại hội. Qua những gì đã chứng minh ở trên ta thấy được rằng
Người đóng vai trò rất lớn đối với việc thành lập Đảng
- Vận dụng tư tưởng của Người trong tình hình hiện nay, Đảng ta xác
định phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức
và đạo đức; gắn xây dựng với chỉnh đốn Đảng.
 Trước hết, nâng cao bản lĩnh chính trị và trí tuệ của
Đảng. Bản lĩnh chính trị của Đảng thể hiện ở việc kiên định và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vào thực
tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng. Do đó, cần phải thường
xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên lý luận Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng.
 Hai là, coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng. Trong đó, nâng
cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
 Ba là, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, về đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống.

You might also like