Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tóm tắt quyết định giám đốc thẩm số 26/2013/DS-GĐT

Ông Vũ, bà Oanh, bà Dung khởi kiện ông Vân về việc tranh chấp di sản thừa
kế là 2 ngôi nhà 2 tầng, công trình phụ và đồ dùng sinh hoạt tại số 708 Ngô Gia Tự do
cha mẹ các ông, bà là cụ Phúc và cụ Thịnh để lại. Năm 1999 cụ Phúc chết không để
lại di chúc nhưng có dặn nếu phải bán căn nhà số 708 Ngô Gia Tự thì chia cho con trai
mỗi người 100.000.000đ, chia cho con gái mỗi người 30.000.000đ. năm 2007 cụ
Thịnh chết có để lại di chúc cho ông Vân hưởng toàn bộ phần tài sản của mình.
Tóm tắt quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT
Ông Nguyễn Văn Hởi, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, ông Huỳnh Công Lĩnh, bà Trần
Thị Bông Thành có đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài đối với Phán quyết trọng tài
vụ tranh chấp số 101/19 HCM lập ngày 02/12/2020 của Hội đồng Trọng tài thuộc
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tranh
chấp về Hợp đồng chuyển nhượng cổ phâgn và vay vốn lập ngày 05/9/2013 giữa bà
Trương Thị Kim Soan và Yue Da Mining Limited.

 Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?

Toà án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý
tài sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền
cho cha mẹ để không phải bán nhà), nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha
mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền
còn lại mới chua cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý.

 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối
quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố).

Em cảm thấy việc Toà giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm số
175/2008/DSPT và bản án dân sự sơ thẩm số 04/2008/DSST là không hợp lý. Vì theo
như di chúc của cụ Thịnh để lại, cụ Thịnh đã cho ông Vân hưởng toàn bộ phần tài sản
1
của cụ là nhà, đất số 708 đường Ngô Gia Tự và phần tài sản mà cụ Thịnh được
2
hưởng của cụ Phúc. Và bản di chúc này cũng đã được xác nhận là hợp pháp vậy thì
em nghĩ Toà giám đốc thẩm nên giữ nguyên hai bản án trên, đồng ý với việc toàn bộ
tài sản tại số 708 Ngô Gia Tự là thuộc về vợ chồng ông bà Vân.

 Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của ông
Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông
Định (ông Lĩnh và bà Thành)?

Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ thanh toán nợ
của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông
Định (ông Lĩnh và bà Thành)

 Đoạn nào của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người thừa
kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc
những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa? Hướng
như vậy của Tòa án có thuyết phục không, vì sao?

Ở đoạn: “Hội đồng xét đơn xét thấy: Người yêu cầu dựa vào quy định tại Khoản 2
Điều 5 Luật Trọng tài thương mại để cho rằng ông Lĩnh, bà Thành chưa thực hiện thủ
tục khai nhận di sản thừa kế nên chưa đủ điều kiện để HĐTT giải quyết tranh chấp
theo yêu cầu của nguyên đơn. Xét, lời trình bày này không có căn cứ để chấp nhận vì
pháp luật không có quy định người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản
thừa kế thì Hội đồng trọng tài mới được giải quyết tranh chấp.”

Hướng giải quyết của Toà án như vậy em thấy là thuyết phục. Vì pháp luật không
có quy định người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì Hội
đồng trọng tài mới được giải quyết tranh chấp nên việc ông Lĩnh, bà Thành chưa thực
hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế là không cần thiết. Đây không phải là điều bắt
buộc phải làm thì mới được HĐTT giải quyết tranh chấp.

 Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại
di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di
sản không lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện. Thời hiệu yêu cầu
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời
điểm mở thừa kế. (Khoản 3 Điều 623 BLDS 2015). Như vây, thời hiệu yêu cầu người
thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản chỉ phụ thuộc vào thời
điểm mở thừa kế.

 Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã đến hạn thực
hiện chưa? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định vẫn chưa đến hạn
thực hiện.

Ở đoạn: “Tuy nhiên, do giữa nguyên đơn với bà Soan và Công ty Sao Mai đã gia
hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/2017 và một số đợt thanh toán sau đó nên
thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thoả thuận các
bên theo hợp đồng bảo đảm bằng cổ phần là ngày 01/6/2017. Do đó, mặc dù ông Định
đã chết vào ngày 12/6/2015 nhưng nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong
thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 (vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ
của các bị đơn).”

 Vì sao Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người
quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến
hành năm 2019? Hướng của Tòa án như vậy có thuyết phục không, vì sao?
Do giữa nguyên đơn với bà Soan và Công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh
toán nợ đến ngày 31/5/2017 và một số đợt thanh toán sau đó nên thời điểm các bị đơn
phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thoả thuận các bên theo hợp đồng bảo
đảm bằng cổ phần là ngày 01/6/2017. Do đó, mặc dù ông Định đã chết vào ngày
12/6/2015 nhưng nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong thời gian từ ngày
12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 (vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của các bị đơn).
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015, khoảng thời gian này được coi là
thời gian gặp trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện (yêu cầu người
thừa kế thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 623 BLDS 2015). Nếu trừ
khoản thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 thì chưa quá 03 năm nên chưa
hết thời hiệu khởi kiện.

Việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019 là vì nguyên đơn nộp Đơn khởi kiện
đề ngày 17/5/2019 (thực tế VIAC nhận đơn ngày 29/5/2019).

Hướng giải quyết của Toà án như vậy là thuyết phục. Vì Do giữa nguyên đơn với
bà Soan và Công ty Sao Mai đã gia hạn nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/2017
nên khoảng thời gian này không thể tính vào thời hiệu khởi kiện.

 Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục của
quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của
người để lại di sản (có nên giữ lại hay không?).

Theo em vẫn nên giữ lại quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản. Vì khi một người được nhận thừa kế từ
người khác mà nếu người chết còn nghĩa vụ về tài sản chưa thực hiện xong thì người
thừa kế vẫn nên thay mặt người chết hoàn thành nghĩa vụ tài sản của người đó. Vì việc
thanh toán nghĩa vụ tài sản chỉ trong phạm vi di sản mà người chết để lại nên người
được hưởng thừa kế vẫn không bị mất thêm bất cứ khoản tiền cá nhân trước đó của
mình, chỉ trong phần mình được hưởng thừa kế. Mặt khác, việc quy định thời hiệu
thực hiện nghĩa vụ tài sản như vậy cũng là để đảm bảo quyền cho người yêu cầu (chủ
nợ). Là để cho chủ nợ không bị mất tiền oan uổng khi chẳng may con nợ của mình
mất. Và đặt ra quy định như thế là để đảm bảo thời hạn người thừa kế phải thực hiện
nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định, tránh trường hợp kéo dài quá lâu sẽ
ảnh hưởng đến việc sinh lãi.

You might also like