Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

CHỦ ĐỀ HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG


I. Ô nhiễm môi trường:
1. Ô nhiễm không khí:

*Định nghĩa:

Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần, có
nguy cơ gây tác hại đến thực vật, động vật, sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

*Nguyên nhân gây ô nhiễm:

Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm môi trường không khí:

- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên.

- Nguồn do hoạt động của con người.

*Nguồn gây ô nhiễm do con người chủ yếu tạo ra từ:

+ Khí thải công nghiệp: Do quá trình đốt nhiên liệu và sự rò rỉ, thất thoát khí độc trong quá trình
sản xuất.

+ Khí thải do hoạt động giao thông vận tải, các chất khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt
cháy nhiên liệu của động cơ, kèm theo bụi và tiếng.

+ Khí thải do sinh hoạt: đun nấu, lò sưởi do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng.

Các chất gây ô nhiễm không khí như: CO, CO2, SO2, H2S, NOx, CFC (cloflocacbon), các chất
bụi, …

Tác hại của ô nhiễm không khí:

- “Hiệu ứng nhà kính” gây ra do sự tăng nồng độ CO2, làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên,
gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và
cuộc sống con người.

- Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người: Gây ra bệnh tật, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi, …

- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật.

- Phá hủy tầng ozon – lá chắn tia cực tím cho Trái Đất, gây ra nhiều tác hại cho sinh vật và sức
khoẻ con người.

1
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

- Tạo ra mưa axit gây tác hại rất lớn đối với cây trồng, sinh vật, phá hủy các công trình xây
dựng, …

2
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

*Biện pháp:

- Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO 2 cũng như các chất độc hại, xử lý khí thải
trước khi xả ra môi trường, ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn
nuôi.
- Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày, cấm các
loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
- Không vứt rác bừa bãi, hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường.
- Đối với các khí thải như SO2, CO2 có thể dùng dùng dung dịch sữa vôi để xử lí:
Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3
Ca(OH)2 + SO2 => CaSO3

- Xử lý khí thải H2S bằng phương pháp hấp phụ được kể đến có thể dùng oxit sắt, hoặc
bằng than hoạt tính. Đây là phương pháp ít độc hại và tiết kiệm khá lớn chi phí cho
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Hiệu xuất của phương pháp hấp phụ khá cao lên tới
hơn 90%.
FeO + H2S => FeS↓ + H2O
2. Ô nhiễm nước:
Ô nhiễm nước là là hiện tượng làm thay đổi thành phần tính chất của nước gây bất lợi cho môi
trường nước, phần lớn do các hoạt động khác nhau của con người gây nên.

Nước sạch Nước ô nhiễm


- Nước sạch không chứa các chất nhiễm bẩn, - Nước ô nhiễm chứa các chất thải hữu cơ,
vi khuẩn gây bệnh và các chất hóa học mà các vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng
ảnh hưởng sức khỏe con người. Nước sạch thực vật, các hóa chất hữu cơ tỗng hợp, các
nhất là nước cất (H2O). hóa chất vô cơ, các chất phóng xạ,...
- Ngoài ra nước chứa một số loại ion, một số
kim loại nặng, một số chất thải ở dưới mức độ
cho phép của Tổ chức Y tế thế giới cũng được

3
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

coi là nước sạch.

*Một số chất gây ô nhiễm nguồn nước:

- Các anion: Cl-,SO42-,NO3-,PO43-,..


- Các anion này có độc tình với người và sinh vật sống trong nước.
- Các kim loại nặng: Hầu hết kim loại nặng có độc tính cao với người và động vật.
- Các ion kim loại nặng có trong nước thải trong công nghiệp như: Pb2+, Hg2+, Cr3+,
Cd2+, As3+, Mn2+, …

Câu hỏi thực tiễn:


Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi
khai?
Trả lời:  
- Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân
hữu cơ, rác thải hữu cơ, … thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều.
Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và
amoniac NH3 theo phản ứng:
(NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3
- NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH 3 sinh
ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị
tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó
chịu.

3. Ô nhiễm đất:
- Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng, các quá trình làm nhiễm bẩn đất, thay đổi tính chất lí, hóa
tự nhiên của đất.

+ Đất sạch không chứa các chất nhiễm bẩn, một số chất hóa học, nếu có chỉ đạt nồng độ dưới
mức quy định.

4
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

+ Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng đồ đã được quy
định.

5
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

VD: đất chứa nồng độ thuốc trừ sâu, phân hóa học, kim loại nặng quá mức quy định của Tổ chức
Y tế thế giới

Ô nhiễm đất do thuốc trừ sâu, phân hóa học Ô nhiễm khi khai thác than

- Nguyên nhân:
+ Do tự nhiên. VD: đất bị nhiễm phèn do nguồn nước từ một khu vực khác di chuyển đến, đất
nhiễm mặn từ lượng muối trong nước biển hoặc từ các mỏ muối.

Đất bị nhiễm phèn, ngập mặn


+ Do nhân tạo
 Các chất thải công nghiệp (khai thác mỏ, sản xuất nhựa dẻo, nilon,...)
 Chất thải nông nghiệp (phân bón hữu cơ, vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,...)
 Chất thải sinh hoạt (tro than, đồ ăn, rác thải,...)

6
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

Chất thải ở khu công nghiệp

Chất thải sinh hoạt của con người

- Tác hại:
+ Đất bị thoái hóa, xuống cấp trầm trọng.
+ Ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm.
+ Tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp.
+ Gây hại cho sức khỏe con người, làm mất cân bằng sinh thái.

 Sản xuất hóa học là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường do khí thải, chất thải
rắn, nước thải có chứa những đất độc hại cho con người và sinh vật.
 Tác hại của môi trường bị ô nhiễm gây suy giảm sức khỏe của con người, thay đổi khí hậu
toàn cầu, làm diệt vong một số loại sinh vật,...
VD: hiện tượng thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,...

7
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

Thủng tầng ozon

Hiệu ứng nhà kính

Mưa axit

8
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

II-HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỜI SỐNG


SẢN XUÂT VÀ HỌC TẬP HÓA HỌC
-Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trên
Trái Đất. Hiện tượng Trái Đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính, các chất hóa học độc hại có trong
không khí, nước sông, biển, trong đất, … đã gây ô nhiễm môi trường ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Do đó, bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn nhân loại.

Vậy Hóa Học đã có những đóng góp gì trong vấn đề bảo vệ môi trường?

1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm bằng phương pháp hóa học

a) Quan sát:

Ta có thể nhận thấy môi trường bị ô nhiễm qua: mùi, màu sắc, có vật thể lạ…
-Qua màu sắc: nước bị ô nhiễm thường bị đục,có màu tối, hơi đen, mất đi độ trong suốt
vốn có của nước

Nước ô nhiễm Nước sạch


-Qua mùi: nước ô nhiễm có mùi hôi, khó chịu

Hiện nay, nhiều ao hồ, sông ngòi, kênh rạch ở một số thành phố, thị xã, khu vực gần các khu
công nghiệp, … đã có những biểu hiện rất rõ ràng về nguồn nước bị ô nhiễm.

Sông ngòi bị ô nhiễm

9
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

- Nhận biết ô nhiễm không khí bằng cách căn cứ vào mùi và tác dụng sinh lí của một số
khí
Ví dụ:

H2S (khí hidro sunfua): có mùi trứng thối

NH3 (khí amoniac): có mùi khai

SO2 (khí sunfuro): có mùi sốc, khó chịu

Cl2 (khí clo): có mùi hắc

b) Xác định các chất ô nhiễm bằng thuốc thử:

Để xác định trong nước có các chất và ion (gốc axit hoặc các ion kim loại) ta cần có những thuốc
thử hoặc đến những nơi có thể xác định được thành phần của nước:

- Hàm lượng các ion kim loại nặng.

- Nồng độ của một số ion Ca2+, Mg2+ gây nên độ cứng của nước.

- Độ pH của nước.

c) Xác định bằng các dụng cụ đo:

- Dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ của nước

- Dùng sắc kí để xác định các ion kim loại hoặc các ion khác

- Dùng máy đo pH để xác định độ pH của đất,nước…

10
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

2.Vai trò của Hoá học trong việc xử lí chất ô nhiễm:


- Trong đời sống hiện nay có rất nhiều chất thải ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp,
như vậy Hoá học sẽ xử lí chúng như thế nào?
- Có nhiều biện pháp xử lí ô nhiễm khác nhau tuỳ thuộc vào thực trạng ô nhiễm. Đó là xử lí ô
nhiễm đất, nước, không khí dựa trên cơ sở khoa học hoá học kết hợp cùng khoa học vật lí và sinh
học.
+ Phương pháp chung nhất là loại bỏ chất thải hoá học bằng cách sử dụng chất hoá học khác có
phản ứng với chất độc hại, tạo thành chất ít độc hại hơn ở dạng rắn, khí hoặc dung dịch.
+ Hoặc có thể cô lập chất độc hại bằng các dụng cụ đặc biệt để ngăn chặn chúng thoát ra bên
ngoài gây ô nhiễm môi trường.

*Sơ đồ xử lí nước thải

- Chất thải từ các nhà máy qua sàng lọc bằng cát sỏi đến bể lắng 1 và qua phim lọc chảy
nhỏ giọt đến bể lắng 2 .Từ bể lắng 2 cho cô hoá thu được nước sạch. Chất thải còn lại từ
bể lắng 1 và bể lắng 2 chảy xuống bộ phận phân loại bùn và đến bộ phận làm khô bùn.

11
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

 Xử lí khí thải:
Khí thải có thể được xử lí sơ bộ theo sơ đồ sau:

(Phần cho người thuyết trình nói:


- Các khí độc do quá trình sản xuất thải ra như CO, NO và các hidrocacbon vào giai
đoạn 1 tác dụng với chất khử (xúc tác Platin). Nito trong NO từ +2 bị khử xuống
thành N2 (0) hay NH3 (-3) là các khí không hại cho môi trường.
- Đến giai đoạn 2 người ta cho hỗn hợp khí tác dụng với chất oxi hóa (xúc tác Platin),
thường là đốt cháy để thu được các khí N2, CO2, H2O và thải vào môi trường.)

 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG

- Phương pháp hấp phụ: Phương pháp này dùng than hoạt tính để hấp thụ các loại khí
thải CO(5-10%), SO2, khí lò đốt và khí phòng thí nghiệm. Nguyên tắc của phương
pháp này là sử dụng chất hấp phụ dạng rắn để giữ lại khí và hơi độc
- Phương pháp sinh học: Phương pháp này lợi dụng các vi sinh vật để phân hủy hoặc
tiêu thụ các khí thải độc hại và thải ra khí CO2, phương pháp này rất thích hợp để xử
lý khí thải công nghiệp.
- Phương pháp ướt: Đây là phương pháp rất phổ biến. Nguyên lý hoạt động của
phương pháp này là cho luồng khí thải cần xử lý tiếp xúc với tiếp xúc với chất lỏng
để lọc những hạt bụi siêu nhỏ (3,5 micromet). Cuối cùng, bụi được giữ lại và được
tách ra dưới dạng bùn, hiệu quả của phương pháp này lên đến 90%
*Xử lí chất thải trong quá trình học tập Hóa học
Với một số chất thải sau một số thí nghiệm ở trên lớp hoặc sau bài thực hành, ta có thể thực hiện
theo các bước sau:

- Phân loại hóa chất thải xem chúng thuộc loại nào trong các chất đã học:
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:

12
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

+ Rác thải sinh hoạt (rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ, rác thải tái chế)

+ Rác thải văn phòng (giấy báo cũ, bút hỏng…)

+ Rác thải công nghiệp (chất ngâm tẩm, tẩy rửa, chất hóa học, phế liệu công nghiệp…)

+ Rác thải nông nghiệp (thuốc trừ sâu bọ, thuốc kích thích sinh trưởng…)

+ Rác thải xây dựng (gạch, đá, vụn đất…)

+ Rác thải y tế: Chất thải lây nhiễm: bang gạc bẩn, đồ bang bó, gang tay…

Vật sắc nhọn: kim tiêm, dao mổ, kéo mổ, lưỡi dao, thủy tinh vỡ…

+ Chất thải từ phòng thí nghiệm: găng tay, ống nghiệm, bình đựng vật chất cấy hoặc các
chất gây bệnh, túi máu, vi sinh vật, …

+ Dược phẩm: thuốc quá hạn sử dụng, thuốc bị đổ, hư hỏng, …

13
Hóa học và vấn đề môi trường – Nhóm 3

+ Bệnh phẩm: mô người bị nhiễm bệnh/không bị nhiễm bệnh, nội tạng, bộ phận cơ thể
người, nhau thai, thi thể người, mô và xác động vật trong phòng thí nghiệm, …

- Phân loại theo mức độ nguy hại:


Rác thải nguy hại: chứa các hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực tiếp như dễ cháy, dễ
nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm… Thậm chí chúng có thể tương tác với các chất
khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người
Rác thải không nguy hại: không chứa hoặc chứa ít các hợp chất có đặc tính gây nguy
hiểm cho môi trường và sức khỏe con người

- Căn cứ vào tính chất hóa học của mỗi chất để xử lý cho phù hợp
+ Các chất có tình axit thì dùng nước vôi dư để trung hòa.
+ Nếu là khí độc, có thể dùng chất hấp phụ là than hoạt tính hoặc chất rắn, hoặc dung
dịch để hấp thụ chúng, tạo nên chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn.
+ Nếu là các ion kim loại, ion SO42-…, có thể dùng nước vôi dư để kết tủa chúng và thu
gom lại ở dạng rắn và tiếp tục xử lí.
+ Nếu là ion các kim loại quý thì cần xử lí thu gom để tái sử dụng.

14

You might also like