Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Phóng sự báo chí

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân


Huỳnh Dũng Nhân (sinh ngày mùng 3 tháng 3 năm 1955) là Nhà báo nổi tiếng của Việt Nam
chuyên về thể loại Phóng sự. Những tác phẩm báo chí của ông làm say mê bạn đọc bởi
những trăn trở về xã hội, thân phận con người qua ngòi bút giàu chất trữ tình, hóm hỉnh mà
sâu sắc.

Time saver: If you’ve only got a minute


and you want to read how this works,
find this article:
https://www.facebook.com/8580048809
36247/posts/869527196450682/

Về tác giả
Sau khi tốt nghiệp Khoa Báo chí trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội, Huỳnh Dũng Nhân
đầu quân về Báo Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ được coi là bệ phóng trong sự nghiệp báo chí của ông,
nhưng Báo Lao động mới là cơ quan ông làm việc lâu nhất và là nơi giúp ông thăng hoa với
những loạt phóng sự mang lại thương hiệu.

Phóng sự đầu tiên gây tiếng vang là phóng sự "Hai giờ dưới lòng đất" khi ông đi thực tế ở mỏ
than Mông Dương (Quảng Ninh). Từ đó, phóng sự xã hội trở thành "thương hiệu" của nhà
báo Huỳnh Dũng Nhân, được nhiều người biết đến và đón đọc như các phóng sự: Con
đường bia bọt, Tôi đi bán tôi… cùng loạt phóng sự sau hai lần đi xuyên Việt.

Thành công trong lĩnh vực báo chí, Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được đề bạt giữ nhiều chức

vụ: - Uỷ viên Ban chấp hành - Phó ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam

- Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh


0|Page
- Tổng Biên tập Tạp chí Nghề Báo

- Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khoá 6 (1999-2004)[3]

- Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP HCM

- Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2015).

- Giảng viên thỉnh giảng môn Phóng sự của Khoa Báo chí - Truyền thông Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM

Ngoài ra, ông còn viết văn, làm thơ và đã xuất bản những tác phẩm gây ấn tượng.
1|Page
Thông tin thời sự 5w h
Thông tin lý lẽ
Thông tin thẩm mỹ

Tác phẩm: Tôi đi “bán” tôi


Tôi dừng xe cách chợ Giảng Võ (Hà Nội) một quãng, suy tính mãi xem làm thế nào hòa nhập
với họ trong vai “cửu vạn”. Nhiều bài báo đã viết về chợ người này, nhưng tôi vẫn muốn viết
lại, viết thêm, viết nữa. Cái chữ “chợ người” xuất hiện giữa thời buổi mấp mé thế kỷ XXI này
quả là chua
xót làm sao ấy. Chợt trong đầu tôi lóe lên một sáng kiến. Tôi đem xe vào một nhà thằng bạn
trong khu Giảng Võ gửi, rồi mượn nó chiếc áo “quân khu” rộng thùng thình, chân xỏ một đôi
dép lê quèn quẹt, đầu đội chiếc mũ cối bất hủ, quà tặng của thời chiến. Xong xuôi, tôi thả bộ ra
chỗ chợ người.

Trời xám xịt, ảm đạm, đầy hơi nước. Người đi như mắc cửi. Khu triển lãm rộng thênh thang và
vắng tanh sau kỳ hội chợ. Tôi tới ngã tư, đã thấy non một trăm người đứng ở đấy chờ người
đến thuê. Rất may, không ai để ý đến tôi, có lẽ tôi đã cải trang thành công. Mọi người lúc ấy chỉ
hau háu nhìn sang hai đầu đường, chờ một người, một tín hiệu thuê việc, một hy vọng kiếm
tiền. Tôi lóng ngóng đứng một lúc, không dám tranh giành, chen lấn. Đã có vài người ào đến,
vụt đi, mang theo những người được thuê với bộ mặt mãn nguyện. Phần đông những người
bán sức lao động là thanh niên, họ to khỏe gấp rưỡi tôi, nhưng ai nấy đều hiền lành, ít lời. Có
vẻ như không ai làm “chủ xị” trong đám đông này cả. Những chàng lực điền vốn không thích
những điều đó.

Chợt một cặp mắt đừng lại nơi tôi, dò xét:

- Mày cũng “cửu vạn” à?

- Vâng! Thất nghiệp rồi.

- Mày đến Hà Nội lúc nào?

- Được vài hôm.

Tôi nói bừa, chẳng theo kịch bản nào cả. Cặp mắt ấy nhìn tôi, ra dáng khuyên bảo: -

Ngữ mày không làm “cửu vạn” được đâu. Như tụi tao làm chúng nó còn dần cho nhừ tử.

Tôi lùi ra phía sau để tránh đôi mắt ấy. Một người thuê việc phóng xe máy đến: - Cần 4

người phá nhà, khoán việc.

Cả đám đông nhao lên:


- Con đi! Con nữa! Đủ bốn người rồi. Bao nhiêu tiền cũng được. Đi thôi anh em!

Bốn người được tuyển đi theo người kia, không ai nói một lời nào nữa. Đám cửu vạn trở về
chỗ, lại ngóng các đầu đường. Lát sau thêm vài người nữa đến thuê: Dọn kho, móc cống, đào
mương, bốc gạch, chở sắt… Đã đôi lần tôi nhích ra lề đường, thử xem có ai chọn tôi không.

2|Page
Nhưng những cặp mắt sành sỏi của các “chủ nhân ông” chỉ lướt qua người tôi theo kiểu
“quá cảnh”.

Con người độ lượng lúc nãy lại an ủi tôi:

- Mày yên tâm, tao nhận được việc tao sẽ kéo mày theo, anh em chia nhau, vô

tư. Nhưng cả anh ta cũng chẳng nhận được việc gì. Có lẽ vì anh ta trông già

quá. Một người nữa xịch đến:

- Cần hai người phá tường!

Đám đông nhao lên, vây lấy “cứu nhân” vừa xuất hiện. Chợt tôi thấy một gã thanh niên mặc y
như đám cửu vạn cúi xuống tháo nhanh chiếc cốp xe cúp của người khách. Ông khách không
hề biết gì. Gã nọ liền chuyền chiếc cốp xe cho một “cửu vạn” mặt mũi đang sượng ngắt rồi
đứng lên vỗ vai ông khách.

- Này, có kẻ lấy cốp xe rồi, có chuộc thì đưa đây trăm nghìn.

Ông khách tá hỏa tam tinh hết nhìn đám đông lại nhìn chiếc xe. Vừa giận dữ làu bàu, ông
vừa mặc cả và cuối cùng móc năm chục nghìn ra chuộc cốp xe. Mặt anh cửu vạn trắng bệch
khiến tôi nghĩ anh chỉ là kẻ bị động.

Gần trưa, người thưa dần. Chẳng ai thuê tôi cả. Có lẽ cái bụng phệ đã tố cáo tôi không phải là
người họ cần. Tôi cũng bắt đầu ngán và muốn rút lui. Nhìn quanh, chỉ thấy anh chàng có
gương mặt buồn lúc nãy đang chán nản ngồi bó gối. Anh cười nhạt với tôi:

- Trưa nay lại đói rồi, chú em ạ!

Tôi liền nảy ra một sáng kiến vĩ đại. Đi kiếm bia uống. Tôi rủ anh ta:

- Thôi ông đi với tôi, ta kiếm chút gì nhậu chơi.

Anh bật dậy ngay:

- Đi thì đi! Nhưng nói trước tao không có tiền đâu nhé.

Tôi lôi anh ta đi một mạch ra gần hồ Giảng Võ, bên hông một khách sạn lớn. Ở đây có dê
nướng, lẩu dê, bia hơi. Tóm lại, tôi có thể tự cho phép mình nhậu thả giàn để bù lại công sức
đi thực tế mỏi nhừ cả chân (may mà không ai thuê, chứ họ thuê thì loại “trói gà không chặt”
như tôi không biết làm sao chịu nổi đây?).

Anh bạn lực điền nhìn tôi nghi hoặc:


- Tiền đâu mà oai thế?

- Vô tư (quái, tôi học hai chữ đó bao giờ thế?) - Tôi đáp. Tôi đủ tiền cho hai đứa mình uống và
trò chuyện đến mai.

3|Page
Thấy anh ta băn khoăn, tôi bèn đổi sang giọng “hình sự”:

- Thật ra, tôi là khách hàng cần thuê anh làm một việc, trong một tiếng đồng hồ, tiền công 10
ngàn, chịu không? Nhậu nhẹt tôi lo hết.

Anh lực điền bối rối:

- Tôi không làm việc bất lương đâu nhé!

- Tại sao anh lại nghĩ thế? Trông tôi mờ ám lắm à?

- Làm gì có chuyện vừa được ăn uống vừa được trả công!

- Có đấy! Một việc hết sức đàng hoàng. Ông chỉ việc kể về công việc của ông cho tôi nghe,
kể thật trung thực. Hết.

- Thế thì được!

Vừa uống bia với dê nướng, chúng tôi vừa trò chuyện về cái chợ người cách đó không xa.
Hóa ra còn kém tuổi tôi, nhưng trông anh ta già hơn tôi đến mấy tuổi. Anh rụt rè ăn uống,
chậm rãi hít từng hơi thuốc tôi mời và đi ngược về quá khứ:

… Tôi tên là TVK quê ở vùng biển Quảng Xương, Thanh Hóa. Gia đình tôi làm nghề chài lưới,
có tám anh chị em. Tôi chỉ học hết cấp một. Năm 1983 tôi đi bộ đội, thuộc sư đoàn 305 đặc
công. Tôi đóng quân ở ngoại thành Hà Nội, rồi vào Đồng Nai. Ra quân năm 1988, tôi phiêu bạt
lên Lạng Sơn làm cửu vạn. Nhưng sống không nổi. Về quê, lấy vợ, sinh hai đứa con. Quê năm
nào cũng đói. Gia tài chẳng có gì, tôi chỉ có đôi tay còn khỏe mạnh làm lụng nuôi gia đình. Tôi
bàn với vợ tôi: “Hay là mình để tôi đi cửu vạn ở Hà Nội kiếm tiền nuôi con?”. Vợ trẻ nào muốn
xa chồng, anh ạ, nhưng rồi vợ tôi cũng phải đồng ý thôi. Tôi lấy bộ quần áo bộ quần áo bộ đội
duy nhất còn lại mặc vào, mua vé ô tô 12 nghìn ra Hà Nội, thêm 2 nghìn đi xích lô đến Giảng
Võ. Thế là bắt đầu cuộc đời làm thuê, cuộc đời “tôi đi bán tôi”.

Đến đây không ngờ anh lực điền bật ra một cụm từ gây ấn tượng đến thế! Ly bia thứ nhất, thứ
hai, rồi thứ ba lần lượt biến mất trong thân hình vạm vỡ của anh. Trời bỗng nhiên đổ mưa,
lạnh hơn cả lúc sáng. Tôi ngồi nhìn màn mưa tầm tã, nghĩ về miền quê xa xôi của anh, còn
anh vẫn buồn buồn kể, lúc này anh xưng “em”.

- Anh biết không, ra Hà Nội làm đã mấy năm nay mà đây là lần thứ hai em được uống bia hơi
đấy. Lần trước một ông chủ đồng hương Thanh Hóa đãi uống. Anh tính, một cốc bia hai
nghìn, mà hai nghìn ở quê em mua được bốn bò gạo, cả nhà ăn được một ngày, em nào dám
uống.

- Anh đi làm có mang được tiền về gia đình nuôi vợ con không?
- Có chứ anh. Cứ hai, ba tháng em về quê một lần, khi thì đem tám chục, khi thì trăm nghìn.
Thế mà vợ em nó mừng quýnh.

- Làm những việc gì có tiền nhất?

4|Page
- Đập tường, bốc gạch, dỡ sắt, đủ việc. Tiền nhiều hay ít tùy ông chủ hơn là tùy việc. Ông chủ
tốt thì có khi vừa được ăn, vừa được nhiều tiền. Chủ ác thì có khi được ít tiền, thậm chí có khi
bị quịt, có đứa còn bị ăn đòn. Còn chủ Tây rất sòng phẳng.

Tôi chỉ chiếc xe Zil ba cầu chở đầy gạch chạy ngang:

- Bốc một xe gạch thế kia thì được bao nhiêu tiền?

- Chừng 15 nghìn, 50 mét di chuyển, bốn đứa thợ.

- Thế đập phá một bức tường bằng từng kia?

- Chừng 50 nghìn, hai đứa, một ngày một đêm mới xong.

Tôi hỏi lung tung theo những câu hỏi vừa xuất hiện, nhưng anh trả lời rất nhanh và gọn

gàng. - Thế Thanh Hóa có đông người ra Hà Nội làm cửu vạn không?

- Đông nhất là Thanh Hóa. Sau đến Nam Hà, Hà Tây, lúc đông nhất lên đến gần 200

người. - Lính đông không?

- Hơn một nửa.

- Có ai thuê làm những chuyện bất lương không? Đánh đấm chẳng hạn?

- Không đâu. Mà có thuê bọn em cũng không làm. Mình làm ăn thôi.

Anh tin đi. Bọn em là những người lao động chân chính nhất, chỉ biết làm việc để nuôi vợ con.
Không ai dám nhậu nhẹt, hút xách, đĩ điếm, đánh lộn bao giờ. Mà nếu trộm cắp, côn đồ thì hôm
sau còn ai dám chường mặt ra đứng đây nữa! “Lô gic” nó thế!

- Thế mấy thằng ăn cắp cốp xe lúc nãy?

- Bọn đó không phải là cửu vạn. Nhưng nó lấy cốp xe bắt bọn cửu vạn cầm, để đi đòi tiền
chuộc của khách. Không nghe là nó đánh.

Tôi nhìn cánh tay anh xăm chữ 305:

- Lính đặc công mà ngán tụi nó à?

- Chúng em không ngán, nhưng đánh nhau với chúng nó thì mất chỗ làm ăn. Bọn nó biết thế
càng làm già. “Lô gic” của nó thế, anh ạ. – thông tin lý lẽ, của a cửu vạn

Nãy giờ chàng trai xứ biển rất ham dùng chữ “Lô gic” để chỉ những điều thuộc về quy luật, về
tất yếu, chắc là chữ logic học được thời còn trong quân ngũ. Dường như tất cả những chàng
trai lực điền ấy đều cam chịu số phận làm thuê. Khát vọng sống của họ tồn tại được từ hình
ảnh vợ con đang chờ đợi chén cơm họ mang về. Họ có thể nhẫn nhục bỏ qua mọi bất công đối
với mình để có “hai ngàn đồng mua được bốn bò gạo, ăn cả ngày”. – thông tin lý lẽ, lập luận
của tác giả

5|Page
- Thế kiếm được tiền phải chi những khoản gì?

- Ăn ba nghìn một bữa cơm căng bụng – nhưng có khi chỉ ăn một bữa thôi. Tối mất bảy trăm
đồng tiền ngủ trọ.

- Bảy trăm đồng, chưa đến một ngàn?

- Vâng, chỉ cái chiếu trải ra nền nhà ấy mà. Không chăn, không mùng. Cứ nhất bộ thế này, cả
lũ ôm nhau co quắp cho đỡ rét.

- Còn tắm?

- Nhà trọ không cho bọn em tắm. Tắm đâu được thì tắm. Nếu vào ngủ trưa thì tính thêm một
lần trọ bảy trăm đồng nữa. Ban ngày đang đứng chờ khách mà mắc mưa họ cũng không cho trú
nhờ đâu. Nói một cách “lô gic” – bọn em sống khổ lắm. Ngày nào cũng làm lụng bốc vác đau
nhức hết cả lưng, cả ngực, cả bắp chân, bắp tay. Giá như ở quê sống tạm bợ được thì dù ăn
cháo cũng còn sướng hơn ở đây. Ra đây phải chấp nhận hết tất cả, kể cả bọn con trẻ nó bắt
nạt cũng chịu. Có việc làm là tốt rồi. Có đứa ba bốn ngày không kiếm được việc, đói quá ngất
xỉu luôn, bọn em phải góp tiền cho nó một bữa cơm hai nghìn. Nó tỉnh lại được vay tiền mua vé
xe về quê luôn, tởn đến già.

- Nếu nó có ai đến thuê “phục vụ các bà” mà được thật nhiều tiền thì sao? - Không!

Không! Bọn em bảo nhau đất lạ, người lạ, dây vào mấy cái của đó bị SIDA thì chết.

Tôi nhắc anh: “Lô gic ở chỗ ấy đấy!”. Anh chàng cười hiền lành. Không biết anh cười vì câu
nói của anh hay của tôi nữa. Tôi hỏi một cách máy móc:

- Chính quyền ở quê có biết các anh đi Hà Nội kiếm ăn không? Họ có giữ

không? - Biết chứ. Phong trào đi “cửu vạn” rầm rộ lắm. Giữ chúng em làm gì. Ai

hơi đâu.

- Thế chính quyền ở phường này, quận này, có hỏi han gì khi các anh đến đây họp “Chợ
người” không?

- Cũng chả có ai ngó ngàng gì sất.

Uống thêm mấy vại bia nữa, anh vẫn không có vẻ say. Và vẫn buồn. Anh rơm rớm nước mắt:

- Gặp anh hỏi chuyện, em mới giải bày bao nhiêu ấm ức tức tưởi của mình. Làm thằng đàn
ông mà phải đi làm thuê mướn, chịu nhục nhã, uất lắm anh ạ. Cũng chỉ vì vợ con thôi. Cứ làm
việc nặng kiểu này, chắc bọn em toàn chết trẻ mất.
Tôi không biết mình làm như thế có phải không nữa. Đãi anh ta một bữa no, và bù lại, bắt anh
ta dốc ruột tâm sự những gì sâu kín nhất, và lại còn trả công anh theo thỏa thuận. Song tôi tự
an ủi: Cũng sòng phẳng thôi. Tôi vì công việc. Anh vì kế sinh nhai. Tôi hình dung chợ người ở
Giảng Võ hiện nay vẫn còn đơn thuần là một chợ tự phát, ở đó người ta chỉ bán sức lao động

6|Page
mà thôi. Nhưng nếu chính quyền Hà Nội không đánh giá đúng mức “tầm cỡ” của loại chợ
người, rất có thể nay mai nó sẽ biến tướng sang một dạng khác không quản lý được.

Trước khi chia tay với anh chàng lực điền, tôi yêu cầu chụp một tấm hình kỷ niệm cho anh
vào hôm sau và anh rất sung sướng nhận lời, bởi anh chưa bao giờ chụp hình cả. Cầm số
tiền tôi đưa cho, anh bảo:

- Lẽ ra em không nhận tiền của anh. Nhưng em nghĩ đến mấy thằng đồng hương hôm nay
không có việc làm – chúng nó đang đói.

Rồi anh đi khuất trong màn mưa...

-Hà Nội tháng 11/1993 -


7|Page

You might also like