Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

Tháng 05/2022: Thận trọng chọn lọc

Nhận định thị trường & khuyến nghị tháng 05/2022

• Theo quan điểm của chúng tôi, sự sụt giảm mạnh của thị trường trong tháng 4 vừa qua đi cùng với quá trình sàng lọc có
tác động tích cực về dài hạn. Minh bạch sẽ giúp thị trường phát triển bền vững và đây là một trong các yếu tố quan trọng
để giúp thị trường Việt Nam được nâng hạng. Tuy nhiên trong ngắn hạn thị trường đang bị ảnh hưởng bởi các quan ngại
của nhà đầu tư cá nhân liên quan tới những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường Bất động sản, thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp
và TTCK trong nước. Đồng thời cùng diễn biến của TTCK thế giới với triển vọng Fed tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm 2022
và xung đột giữa Nga và Ukraina dự kiến sẽ kéo dài, đây vẫn là những yếu tố mà nhà đầu tư đang tiếp tục quan sát trong
tháng 5.

• Trong tháng 4, có thể thấy rất rõ động thái của khối ngoại tích cực hơn trước đây, với lượng mua ròng gần 4 nghìn tỷ đồng.
Với sự ổn định của tỷ giá từ đầu năm đến nay và triển vọng kinh tế vĩ mô dự báo có nhiều điểm sáng, TTCK Việt Nam đã
thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan và Singapore.

• P/E TTCK Viêt Nam ước tính năm 2022 đang ở mức 13 lần, là mức tương đối hấp dẫn ngay cả khi xét đến bối cảnh nới lỏng tiền
tệ đã chấm dứt. Trong trung hạn, có 2 yếu tố chính mang tính nền tảng hỗ trợ thị trường cần quan sát là (i) các biến số vĩ
mô có thể giữ vững được sự ổn định (lạm phát, lãi suất, tỷ giá) và phục hồi (cầu tiêu dùng) và (ii) tăng trưởng lợi nhuận
các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm có thể quay lại mức cao so với nền thấp ở cùng kỳ năm ngoái. Thực tế, ngay
trong quý 1/2022 tăng trưởng LNST của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE đạt mức 31,52% sau quý 4/2021 hầu như
không có tăng trưởng. Động lực tăng trưởng chung cho thị trường đến từ sự trở lại của các nhóm ngành hồi phục sau đại
dịch như Du lịch giải trí, Thực phẩm đồ uống, Điện nước & Xăng dầu và khí đốt, Hàng cá nhân & Gia dụng, Công nghiệp,
Hóa chất.

• Trong ngắn hạn cụ thể là trong tháng 5 chúng tôi cho rằng động lực đi lên của thị trường sẽ rất hạn chế bởi cơ hội thử
thách đỉnh lịch sử trong mùa cao điểm thông tin ở tháng 4 đã đi qua. Trong khi đó thị trường cũng cần thêm chất xúc tác
mới để kích hoạt yếu tố định giá thấp.

• Dù đã đã hồi phục khi lùi về sát vùng hỗ trợ 1.260 -1.250 điểm trong tháng 4, tuy nhiên xu hướng TRUNG HẠN trên chỉ số
VNIndex đã chuyển sang GIẢM nên rủi ro điều chỉnh trở lại trên chỉ số vẫn còn trong thời gian tới. Chúng tôi dự báo khả
năng chỉ số VNIndex chủ yếu sẽ dao động trong biên độ 1.380 - 1.280 điểm trong tháng 5 này.

7 cổ phiếu được khuyến nghị trong tháng 5: GMD, PVT, FPT, NT2, PTB, QNS và DGW

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 1


MỤC LỤC

Quan điểm thị trường tháng 05/2022 ............................................................................................................................................... 3

Danh sách cổ phiếu khuyến nghị tháng 05/2022.............................................................................................................................. 6

Tổng quan TTCK Việt Nam tháng 04/2022 ....................................................................................................................................... 8

Dòng tiền đầu tư trên toàn cầu ....................................................................................................................................................... 10

Dòng tiền đầu tư trên TTCK Việt Nam ............................................................................................................................................. 12

Vĩ mô Tháng 4/2022: Duy trì đà phục hồi tuy nhiên rủi ro tăng dần ............................................................................................... 14

THÔNG TIN LIÊN HỆ ....................................................................................................................................................................... 17

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 2


Quan điểm thị trường tháng 05/2022

Tập trung hơn vào trung và dài hạn

Theo quan điểm của chúng tôi, sự sụt giảm mạnh của thị trường trong tháng 4 vừa qua đi cùng với quá trình sàng lọc có tác động tích
cực về dài hạn. Minh bạch sẽ giúp thị trường phát triển bền vững và đây là một trong các yếu tố quan trọng để giúp thị trường Việt Nam
được nâng hạng. Tuy nhiên trong ngắn hạn thị trường đang bị ảnh hưởng bởi các quan ngại của nhà đầu tư cá nhân liên quan tới những
rủi ro tiềm ẩn trên thị trường Bất động sản, thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp và TTCK trong nước. Đồng thời cùng diễn biến của TTCK
thế giới với triển vọng Fed tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm 2022 và xung đột giữa Nga và Ukraina dự kiến sẽ kéo dài, đây vẫn là những
yếu tố mà nhà đầu tư đang tiếp tục quan sát trong tháng 5.

Trong tháng 4, có thể thấy rất rõ động thái của khối ngoại tích cực hơn trước đây, với lượng mua ròng gần 4 nghìn tỷ đồng. Với sự ổn
định của tỷ giá từ đầu năm đến nay và triển vọng kinh tế vĩ mô dự báo có nhiều điểm sáng, TTCK Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý từ
các nhà đầu tư trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan và Singapore.

P/E TTCK Viêt Nam ước tính năm 2022 đang ở mức 13 lần, là mức tương đối hấp dẫn ngay cả khi xét đến bối cảnh nới lỏng tiền tệ đã
chấm dứt. Trong trung hạn, có 2 yếu tố chính mang tính nền tảng hỗ trợ thị trường cần quan sát là (i) các biến số vĩ mô có thể giữ vững
được sự ổn định (lạm phát, lãi suất, tỷ giá) và phục hồi (cầu tiêu dùng) và (ii) tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối
năm có thể quay lại mức cao so với nền thấp ở cùng kỳ năm ngoái. Thực tế, ngay trong quý 1/2022 tăng trưởng LNST của các doanh
nghiệp niêm yết trên HOSE đạt mức 31,52% sau quý 4/2021 hầu như không có tăng trưởng. Động lực tăng trưởng chung cho thị trường
đến từ sự trở lại của các nhóm ngành hồi phục sau đại dịch như Du lịch giải trí, Thực phẩm đồ uống, Điện nước & Xăng dầu và khí đốt,
Hàng cá nhân & Gia dụng, Công nghiệp, Hóa chất.

Định giá TTCK Việt Nam So với các nước thị trường trong khu vực

GDP Growth 2020 (A) GDP Growth 2021 (F)


VNIndex (Cột trái) P/E hiện tại P/E 2022 GDP Growth 2022 (F) Forward PE
1.600

1.500 SSI
20
25
SSI
18
1.400 20 19,3
16 18,8
17,6
1.300 15 15,3 16,1
14,8
14 13,0 13,4
1.200
10 10,0
1.100 12
5
1.000 10
0
31/12/2020
31/01/2021
28/02/2021
31/03/2021
30/04/2021
31/05/2021
30/06/2021
31/07/2021
31/08/2021
30/09/2021
31/10/2021
30/11/2021
31/12/2021
31/01/2022
28/02/2022
31/03/2022

Nguồn: SSI Research Nguồn: SSI Research

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 3


Tăng trưởng DTT/LNST theo quý trên HOSE Tăng trưởng LNST quý 1/2022 theo ngành

300%
SSI
90% DTT HOSE LNST HOSE
250%

SSI
80% 84,99% 200%
70% 150%
60% 100%
64,03%
50% 50%

40% 0%
37,52% 31,52%
-50%
30%
20% 25,36% 19,50% 19,72%
16,33%
10% 3,89%
3,56%
0%
Q1.2021 Q2.2021 Q3.2021 Q4.2021 Q1.2022

Nguồn: SSI Research Nguồn: SSI Research

Ngắn hạn chưa nhiều kỳ vọng

Trong ngắn hạn cụ thể là trong tháng 5 chúng tôi cho rằng động lực đi lên của thị trường sẽ bị hạn chế bởi cơ hội thử thách đỉnh lịch sử
trong mùa cao điểm thông tin ở tháng 4 đã đi qua. Trong khi đó thị trường cũng cần thêm chất xúc tác mới để kích hoạt yếu tố định giá
thấp.

Ở góc nhìn kỹ thuật, dù đã đã hồi phục khi lùi về sát vùng hỗ trợ 1.260 -1.250 điểm trong tháng 4, tuy nhiên xu hướng TRUNG HẠN trên
chỉ số VNIndex đã chuyển sang GIẢM nên rủi ro điều chỉnh trở lại trên chỉ số vẫn còn trong thời gian tới. Tín hiệu tạo đáy có thể là chỉ số
VNIndex tạo mẫu hình 2 đáy hoặc bắt đầu thu hẹp biến động và hình thành trạng thái giằng co, tích lũy đi ngang (side-way).

Chúng tôi dự báo khả năng chỉ số VNIndex chủ yếu sẽ dao động trong biên độ 1.380 - 1.280 điểm trong tháng này. Nhằm giảm thiểu rủi
ro, nhà đầu tư chỉ nên gia tăng tỷ trọng khi chỉ số VNIndex xác nhận mẫu hình tạo đáy hoặc chuyển sang trạng thái side-way như đã đề
cập bên trên.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 4


Biểu đồ kỹ thuật Chỉ số VNIndex

Nguồn: AmiBroker, SSI Research

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 5


Danh sách cổ phiếu khuyến nghị tháng 05/2022

Giá mục % tăng Giá mục % tăng Giá 2021 2021


Tên doanh
STT MCK tiêu giá theo tiêu giá theo Luận điểm đầu tư
nghiệp cắt lỗ P/E P/B
PTCB PTCB PTKT PTKT
Cảng Gemalink tăng sản lượng nhanh chóng và bắt đầu đóng góp lợi nhuận cho GMD. Gemalink đã đạt sản lượng 300k TEU trong
Q1, kỳ vọng có thể đạt mức 1,4 triệu TEU trong năm 2022. Lợi nhuận ước tính đạt 18 triệu USD trong năm 2022, so với mức hòa vốn
trong năm 2021 giúp tạo sức bật đáng kể cho GMD.
Gemalink đi vào hoạt động giúp hoàn thiện hệ sinh thái của GMD, thúc đẩy sản lượng và các dịch vụ gia tăng cho các cảng vệ tinh
CTCP
1 GMD 64.500 14,2% 68.000 20,4% 50.000 20,1 2,5 như Phước Long ICD, cảng Bình Dương, và cụm cảng phía Bắc. Nhờ đó, cả tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuân đang được cải
Gemadept
thiện tích cực.
Kỳ vọng thoái vốn các dự án trồng cao su có thể được thực hiện trong năm 2022 trong bối cảnh vườn cây có diện tích đủ lớn, cây
phát triển tốt, hạ tầng kết nối đã hoàn thiện, và giá cao su có xu hướng phục hồi tốt.
Ước tính LNTT đạt 1.215 tỷ đồng (+50%) trong năm 2022.
Kì vọng PVT sẽ hưởng lợi trong dài hạn từ: (1) Sự phục hồi nhu cầu sử dụng xăng dầu của Việt Nam; (2) Nhu cầu vận tải xăng dầu
từ việc cấm vận đối với các sản phẩm dầu khí của Nga. Với đội tàu được đầu tư ở mức giá tốt và tuổi tàu trẻ (10-20 tuổi), chúng tôi
kì vọng PVT sẽ tiếp tục duy trì các hợp đồng cho thuê tàu định hạn với các hợp đồng kí mới có thể tốt hơn so với các năm trước.
Tổng công Ngoài ra, cơ chế tự chủ cho các công ty thành viên đang chứng minh hiệu quả, với việc đóng góp từ các công ty thành viên ngày
2 PVT ty vận tải 26.200 27,8% 24.000 17,1% 19.000 11,6 1,4 càng lớn trong tổng lợi nhuận của PVT.
dầu khí Trong quý 2/2022, PVT có thể sẽ ghi nhận lợi nhuận bất thường từ việc bán tàu PVT Athena với giá ước tính khoảng 6 triệu USD.
Chúng tôi kì vọng LNST của PVT trong 2022 sẽ duy trì mức tăng trưởng 12,5% so với cùng kỳ, tương đương với mức PVT đã làm
được trong các năm vừa qua.
Giá dầu đang hồi phục có thể là động lực ngắn hạn cho giá cổ phiếu.
Mảng CNTT nước ngoài kỳ vọng tiếp tục là động lực tăng trưởng mạnh mẽ với giá trị hợp đồng ký mới tăng 57% YoY trong Q1/2022
vừa qua. Trong đó, số lượng khách hàng có quy mô doanh thu từ 1 triệu USD trở lên tăng 47,6% YoY; số lượng hợp đồng có quy
mô từ 1 triệu USD & 5 triệu USD lần lượt tăng 93% YoY & 75% YoY. Doanh thu từ thị trường Nhật Bản cũng lấy lại động lực tăng
trưởng tốt với 9% YoY trong Q1/2022 và mức tăng trưởng đạt gần 20% nếu loại sự ảnh hưởng của đồng Yên Nhật (-11% YoY). Các
thị trường còn lại như Mỹ, EU, APAC cũng đều giữ mức tăng ấn tượng với lần lượt 61% YoY, 31% YoY và 41% YoY. Biên LNTT
3 FPT CTCP FPT 136.900 31,0% 125.000 19,6% 96.500 19,0 4,0 mảng này cải thiện 60bps lên 16,2% nhờ doanh thu DV chuyển đổi số tăng 72% YoY và nâng tỷ trọng đóng góp từ 27% lên 40%.
Mảng CNTT trong nước cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với 75% YoY trong Q1/2022 và mức này cao hơn ước tính cả
năm hiện tại của chúng tôi là +30%YoY. Biên LNTT mảng này cũng cải thiện gần 100 bps.
Mức tăng trưởng LNTT ở Q1/2022 vừa qua đạt +27,3% YoY cao hơn mức +24,6% YoY kỳ vọng của chúng tôi trong cả năm. Hiện
tại FPT đang giao dịch ở mức P/E năm 2022E là 19x nhưng ước tính tăng trưởng EPS là 25% YoY; tương ứng tỷ lệ PEG là 0,7x.

Ước tính giá chào trên thị trường cạnh tranh trong tháng 4/2022 đạt khoảng 1.700 đồng/kwh (+54% YoY). Lũy kế 4T/2022 giá
trên thị trường cạnh tranh đạt 1.559 đồng/kwh (+41% YoY) và giả định của chúng tôi hiện tại là 1.300 đồng (+30% YoY). Nhu cầu
CTCP Điện
tiêu thụ điện toàn quốc cải thiện là một trong những yếu tố giúp cải thiện giá chào trên thị trường và qua đó hỗ trợ tích cực cho mức
Lực Dầu
4 NT2 26.800 16,0% 29.600 28,1% 19.900 14,0 1,7 tăng trưởng lợi nhuận cho NT2 dù giá khí ở mức cao. Trong Q1/2022 vừa qua NT2 đạt 159 tỷ đồng LNST (+38,8% YoY) và hoàn
Khí Nhơn
thành 32% ước tính lợi nhuận cả năm của chúng tôi; và với diễn biến giá chào trên thị trường cạnh tranh thuận lợi như vậy thì khả năng
Trạch 2
công ty có thể vượt dự báo lợi nhuận của chúng tôi.
LNST Q2/2022 ước đạt trên mức 159 tỷ đồng và gần gấp 6,6 lần so với cùng kỳ.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 6


Giá mục % tăng Giá mục % tăng Giá 2021 2021
Tên doanh
STT MCK tiêu giá theo tiêu giá theo Luận điểm đầu tư
nghiệp cắt lỗ P/E P/B
PTCB PTCB PTKT PTKT
Tăng trưởng tích cực trong Q1/2022. Doanh thu thuần đạt mức 1.722 tỷ đồng (+22% YoY), trong đó hoạt động sản xuất gỗ tăng
trưởng 14% YoY, sản xuất đá giảm 2% YoY, mua bán xe Toyota tăng trưởng tích cực 14% YoY. Đồng thời, PTB tiếp tục ghi nhận doanh
thu từ dự án bất động sản Phú Tài Residence với 147 tỷ đồng trong Q1/2022. LNST đạt mức 145.6 tỷ đồng (+42% YoY).
Kế hoạch Q2/2022 tiếp tục tăng trưởng 41% YoY. Các đơn hàng sản xuất gỗ vẫn duy trì tích cực đến tháng 4/2022, dự kiến duy trì
mức tăng trưởng 15-16% YoY. Bên cạnh đó, PTB tiếp tục ghi nhận hơn 145 tỷ đồng doanh thu từ bất động sản.
CTCP Phú
5 PTB 131.000 18,6% 135.000 22,2% 95.700 10,07 2,30 Hoạt động sản xuất đá dự báo tích cực nhờ nhà máy đá thạch anh. Sau 2 năm ảnh hưởng mạnh bởi Covid, dự báo hoạt động sản
Tài
xuất đá sẽ được khôi phục với mức tăng trưởng dự báo đạt 15% YoY. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận ròng trước thuế cũng cải thiện từ
mức 13% lên mức 14% nhờ vào kỳ vọng nhà máy thạch anh (đi vào hoạt động Q4/2021) xuất khẩu tích cực khi Mỹ áp thuế chống
bán phá giá đối với đá thạch anh của Trung Quốc 297% - 337%, Ấn Độ là 3,19% - 5,15%.
Rủi ro: (1) Chi phí nguyên gỗ nguyên liệu tăng; (2) Pha loãng cổ phiếu. PTB dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ
20%, giá phát hành 25.000 đồng/CP.
Lợi nhuận quý 1 2022 tăng trưởng ấn tượng 97% so với cùng kỳ, đạt 211 tỷ đồng. Các mảng kinh doánh chính như laptop và điện
thoại có mức tăng trưởng là 62% so với cùng kỳ và 36% so với cùng kỳ.
Từ cuối tháng 4 2022 DGW bắt đầu kinh doanh mặt hàng mới là thiết bị gia dụng của nhãn hàng Whirlpool và Joyoung. Ngoài ra,
CTCP Thế DGW cũng bắt đầu bán TV Xiaomi và TV TCL từ tháng 5, tận dụng nhu cầu tăng nhờ các hoạt động thể theo như Seagame và World
6 DGW 165.000 20,8% 170.000 24,5% 122.000 12,50 4,60
giới số Cup. Lợi nhuận quý 2 dự kiến tăng trưởng 40-50% so với cùng kỳ.
Chúng tôi ước tính lợi nhuận cho cả năm 2022 có thể đạt 990 tỷ đồng (+50% so với cùng kỳ) với giả định laptop tăng 24% so với
cùng kỳ, điện thoại tăng 29% so với cùng kỳ và phần đóng góp từ ngành hàng mới (thiết bị gia dụng). Ngành hàng gia dụng sẽ là
động lực tăng trưởng trong dài hạn khi tăng trưởng từ điện thoại và laptop chậm lại.
Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh, chúng tôi đánh giá cao việc QNS tiếp tục lấy được thị phần sữa đậu nành và tăng trưởng tốt hơn
toàn ngành (thị phần tăng từ 86% lên hơn 90% năm 2021). Sang năm 2022, mảng sữa đậu nành được kì vọng tiếp tục đà tăng trưởng,
CTCP
trong đó doanh thu mảng sữa tăng 23% quý 1/2022. Bên cạnh đó, mảng đường tiếp tục đà tăng trưởng nhờ sản lượng tăng và giá
Đường
7 QNS 57.000 26,8% 50.500 12,4% 42.700 9,90 1,90 bán duy trì ở mức cao năm 2022. Cho cả năm, chúng tôi ước tính QNS đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức 19,8% và 13,5%
Quảng
năm 2022. Mức định giá hiện tại 2022 P/E chỉ 9,9 lần, thấp hơn nhiều các doanh nghiệp hàng tiêu dùng cùng ngành trong khi công
Ngãi
ty vẫn đạt được tăng trưởng khả quan. Trong ngắn hạn, nếu thuế chống lẩn trốn đối với đường Thái Lan được thông qua, dự kiến vào
cuối tháng 5, nếu được thông qua sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 7


Tổng quan TTCK Việt Nam tháng 04/2022

Thách thức từ giải pháp lành mạnh hóa thị trường của Chính phủ

• Tháng 4 đầy biến động đã trải qua trên TTCK Việt Nam khi chỉ số chính là VNIndex đã thoái lui khá sâu khi thử thách lại vùng đỉnh
lịch sử. Mức giá đóng cửa thấp nhất trong tháng của chỉ số VNIndex là 1.310,92 điểm vào ngày 25/4, chỉ số đóng cửa phiên cuối
tháng tại mốc 1.366, 8 điểm. Với mức giảm 8,4% trên chỉ số VNIndex, thị trường có tháng điều chỉnh mạnh nhất kể từ tháng 4 năm
2020. Qua đó, thanh khoản cũng về mức thấp nhất theo tháng trong gần 1 năm trở lại đây chỉ với 20,6 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp
lệnh trên HOSE.

• Không có một nhóm ngành nào tăng trong tháng do sự điều chỉnh diễn ra trên diện rộng. Giảm mạnh nhất là nhóm Công nghiệp -
17% và nhóm Năng lượng -20,4%. Hàng tiêu dùng không thiết yếu và Công nghệ là 2 ngành giữ được giá khá tốt nhưng vẫn giảm
nhẹ tương ứng -0,2% và -1,9%. Tính từ đầu năm, chỉ số VNIndex đã mất 8,78% điểm số, chỉ số VN30 mất 7,71%; nhóm trung bình
thấp điều chỉnh mạnh hơn với mức giảm 14,4% và 14,1% trên chỉ số VNMidcap và chỉ số VNSmallcap.

• Động thái xử lý các sai phạm của Chính phủ nhằm mang đến môi trường đầu tư lành mạnh trên TTCK là động thái tích cực. Tuy
nhiên, trong ngắn hạn khối nhà đầu tư cá nhân đang chiếm tỷ trọng giao dịch lớn trên thị trường đã tạo biến động mạnh bởi yếu tố
tâm lý chi phối rất lớn. Mặc dù vậy, tín hiệu cân bằng và ổn định đã xuất hiện vào những phiên cuối tháng khi chỉ số VNIndex đã
phục hồi 8,3% từ mức thấp nhất 1.261,4 điểm trong phiên ngày 26/4.

• Một tín hiệu tích cực khác đến từ khối ngoại, vùng giá thấp đã kích hoạt lực mua vào từ khối nhà đầu tư này đưa giá trị mua ròng
trên toàn thị trường lên gần 4.000 tỷ đồng trong tháng 4 sau chuỗi 8 tháng bán ròng liên tục trước đó.

Diễn biến TTCK Việt Nam tháng 04/2022 Tăng trưởng các chỉ số từ đầu năm 2022

Khối ngoại mua ròng (cột phải)


1.550 2000 VNIndex VN30 VNMidcap VNSmallcap

1500 10%
1.500

1000 5%

SSI
1.450
0%
500
1.400 -5%
0

SSI
-10%
1.350
-500 -15%
1310,92
1.300 -1000 -20%
3/31/2022

4/20/2022
4/1/2022
4/4/2022
4/5/2022
4/6/2022
4/7/2022
4/8/2022
4/12/2022
4/13/2022
4/14/2022
4/15/2022
4/18/2022
4/19/2022

4/21/2022
4/22/2022
4/25/2022
4/26/2022
4/27/2022
4/28/2022
4/29/2022

-25%
31/12/2021 31/1/2022 28/2/2022 31/3/2022

Nguồn: SSI Research

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 8


Nhóm các cổ phiếu tác động mạnh nhất lên thị trường trong tháng 4

-40% -30% -20% -10% 0% 10% 20%

VHM -12,1
BID -8,1
CTG -5,8
GVR -5,3
TCB -5,0
VNM -3,6
DIG -3,5
SHB -3,5
MBB -3,1
TPB -2,7

SSI
BCM 3,3
NVL 0,9
MWG 0,6
DGC 0,6
SAB 0,5
VHC VNIndex (+/-) 0,4
VCF 0,3
SCS Biến động giá cổ phiếu 0,2
VSH 0,2
HAH 0,1

-14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6

Tăng trưởng các nhóm ngành

15%
T4.2022 Năm 2022

10%
SSI
5%

0%

-5%

-10%

-15%

-20%

-25%
VN-Index Tài chính Bất động Hàng tiêu Hàng tiêu Công Vật liệu Tiện ích Năng Công Y tế
sản dùng dùng nghiệp lượng nghệ
thiết yếu không thông tin
thiết yếu

Nguồn: SSI Research

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 9


Dòng tiền đầu tư trên toàn cầu

Dòng tiền cổ phiếu vào thị trường phát triển đảo chiều

• Dòng tiền vào các tài sản tài chính tiếp tục suy giảm mạnh khi nhà đầu tư giảm tỷ trọng các tài sản rủi ro trong danh mục.
Trong tháng 4, các động thái có phần quyết liệt của Fed và rủi ro về suy thoái kinh tế tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư và mức
phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính. Dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (rút ròng
-22,4 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2020), các quỹ trái phiếu (-29,8 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (-37,9 tỷ USD).

• Dòng vốn cổ phiếu vào thị trường phát triển (DM) đảo chiều sang rút ròng -35,3 tỷ USD – mức rút ròng lần đầu tiên kể từ tháng
8/2021 do áp lực từ thị trường Mỹ. Dòng vốn vào Mỹ ghi nhận rút ròng -32,6 tỷ USD trong tháng 4, lần đầu tiền kể từ tháng 10/2020.
Dòng tiền tiếp tục ghi nhận sự rút mạnh ra khỏi nhóm cổ phiểu nhạy cảm với lãi suất (ví dụ công nghệ), với việc chỉ số Nasdaq đã
giảm 23% kể từ đỉnh và chính thức rơi vào “thị trường gấu”.

• Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) tăng mạnh, lên mức 12,9 tỷ USD (+90.1% so với tháng 2 và gấp 3 lần cùng kỳ)
nhờ định giá hấp dẫn. Trong năm 2021, cổ phiếu thị trường mới nổi ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn thị trường phát triển 24,5%
trong khi mức này chỉ là 3,5% trong 4 tháng đầu năm nay. Chỉ số P/E forward của cổ phiếu EM là 12,0x trong khi đó cổ phiếu DM
là 17,2x (theo tính toán từ JP Morgan) cho thấy EM hiện đang được định giá tương đối rẻ. Dòng vốn vào thị trường mới nổi tập trung
ở các thị trường có một số câu chuyện đặc thù như Trung Quốc (+9,5 tỷ USD, chính sách tiền tệ - tài khóa phân kỳ với phần còn
lại của thế giới) hay các quốc gia có thể mạnh xuất khẩu và đầu tư như Đài Loan (+1,7 tỷ USD) và Hàn Quốc (+317 triệu USD).
Trong khi đó dòng tiền cổ phiểu tiếp tục duy trì mua ròng tại các quốc gia có thế mạnh xuất khẩu hàng nguyên vật liệu thô. Giá
hàng hóa vẫn duy trì đà tăng mạnh mẽ giúp dòng tiền vẫn tiếp tục phân bổ vào các quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu nguyên vật
liệu thô, đặc biệt là khu vực ASEAN như Indonesia hay Malaysia. Cả Indonesia, Malaysia đều ghi nhận bơm ròng trong tháng 4 (lần
lượt là gần 10 và 30 triệu USD).

Trong thời gian tới, phân bổ dòng vốn vào các tài sản tài chính, đặc biệt là cổ phiếu tới thị trường phát triển sẽ không mấy khả quan
khi các rủi ro vẫn được duy trì với việc xung đột Nga-Ukraine kéo dài, NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ và suy thoái kinh tế. Theo
khảo sát các nhà quản lý quỹ của Bank of America Merill Lynch trong tháng 4, rủi ro về suy thoái kinh tế và các động thái thắt chặt từ
NHTW trở thành rủi ro lớn nhất đối với các nhà quản lý quỹ, thay cho lo ngại về chiến tranh Nga-Ukraine và lạm phát. Nhìn chung, dòng
tiền sẽ tương đối phân hóa, tập trung vào các ngành cố phiếu cơ bản và không bị tác động nhiều từ việc tăng lãi suất như ngân hàng
hoặc năng lượng. Trong khi đó, thị trường trái phiếu đã có những phản ứng tương đối mạnh trong thời gian qua trước động thái của Fed,
do vậy lợi suất không còn quá nhiều dư địa để có thể tăng mạnh được nữa. Chúng tôi kỳ vọng dòng tiền vào thị trường trái phiếu có thể
được cải thiện khi nhu cầu phân bổ tỷ trọng vào các tài sản ít rủi ro hơn sẽ tăng trong bối cảnh khó lường của thị trường toàn cầu.

Dòng vốn tài sản tài chính suy giảm mạnh Dòng tiền vào thị trường phát triển đảo chiều
Dòng vốn theo tháng vào các tài sản đầu tư truyền thống Dòng vốn vào cổ phiếu theo thị trường theo tháng

140 Cổ phiếu EM (LHS) Cổ phiếu DM (LHS)


Tỷ USD

Cổ phiếu Trái phiếu Tiền tệ


120
200
SSI 100
SSI
Tỷ USD

150 80
100 60
50 40
0 20
-50 0
-100 (20)
-150 (40)
-200 (60)
Jul-20

Jul-21
May-20

Sep-20

Nov-20

May-21

Sep-21

Nov-21
Jan-20

Mar-20

Jan-21

Mar-21

Jan-22

Mar-22

Nguồn: EPFR Global Nguồn: EPFR Global

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 10


Bảng: Diễn biến dòng vốn vào cổ phiếu theo tuần trong tháng 4/2022 ở các thị trường chính của khu vực Châu Á

Vốn vào ròng


Vốn rút ròng
(Màu càng đậm thì số tiền vào/ra càng lớn)
Trung Quốc Ấn Độ Indonesia Hàn Quốc Malaysia Phillippine Đài Loan Thái Lan Việt Nam
4/27/2022
4/20/2022
4/13/2022
4/6/2022

Nguồn: EPFR Global

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 11


Dòng tiền đầu tư trên TTCK Việt Nam

Dòng vốn đảo chiều tăng trong tháng 4

• Dòng vốn ETF đảo chiều hồi phục trong tháng 4. Dòng vốn ETF đảo chiều khởi sắc trở lại trong tháng 4 sau 2 tháng bị rút ròng, khi
định giá thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn sau khi giảm tới 9,9% trong tháng 4. Lực mua trong tháng chủ yếu đến từ quỹ VFM
VNDiamond (nhờ dòng vốn từ nhà đầu tư Thái Lan thông qua hình thức DR) và quỹ Fubon với giá trị ròng lần lượt đạt +886 tỷ đồng
và +953 tỷ đồng. Quỹ VFM VN30 cũng đảo chiều sang hút ròng với giá trị +223 tỷ đồng. Ngược lại, các quỹ ETF ngoại bao gồm
VanEck và FTSE tiếp tục bị rút vốn -146 tỷ đồng và -308 tỷ đồng. Nhìn chung, tổng dòng vốn ETF trong tháng 4 ghi nhận bơm ròng
với tổng giá trị đạt +1.690 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 9 tháng gần đây. Dù vậy tính chung cho 4 tháng đầu năm, dòng vốn
ETF vẫn ghi nhận mức vào ròng khá khiêm tốn, 1.845 tỷ đồng (so với mức kỷ lục 13.200 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2021) với
lực mua chủ yếu đến từ Quỹ Fubon và VFM VNDiamond.

• Dòng tiền từ các quỹ chủ động cải thiện trong nửa cuối tháng 4. Các quỹ chủ động ghi nhận mức bán ròng -136 tỷ đồng trong
tháng, chủ yếu trong nửa đầu tháng và thấp hơn nhiều so với tháng 3 (-594 tỷ đồng). Tính chung 4 tháng đầu năm, các quỹ chủ
động rút gần 1,2 nghìn tỷ đồng. Nhờ dòng vốn tích cực từ ETF giúp thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận dòng vốn vào ròng trong 4
tháng đầu năm.

• Giao dịch khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán trong tháng 4, với tổng giá trị là 4.020 tỷ đồng (2.520 tỷ đồng nếu
loại trừ giao dịch đột biến của cổ phiếu MWG). Đây là tháng khối ngoại mua ròng đầu tiên kể từ tháng 7/2021. Nhờ vậy, nếu loại trừ
các giao dịch đột biến (MSN và MWG), trong 4 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã đảo chiều mua ròng 706 tỷ đồng.
Chúng tôi quan sát thấy khối ngoại có xu hướng tập trung giải ngân vào ngành cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất như ngân hàng, hoặc
ngành Việt Nam có lợi thế về dài hạn như bán lẻ và bất động sản khu công nghiệp.

Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm về việc dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại Việt Nam trong năm 2022, với sự ổn định của tỷ giá cũng như
định giá thị trường Việt Nam đã tương đối hấp dẫn cho đầu tư dài hạn (P/E ước tính năm 2022 hiện đạt chỉ ở mức 13.x lần). Áp lực lên
các thị trường mới nổi sẽ xuất hiện rõ nét hơn trong vòng 1-2 quý tới và Việt Nam nhiều khả năng sẽ không năm ngoài xu thế khi Fed
tăng lãi suất và đồng USD tiếp tục mạnh lên. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, thanh khoản tiền đồng trong nước không phụ
thuộc nhiều vào dòng vốn ngoại, cũng như VND được hỗ trợ tích cực bởi thặng dư cán cân vãng lai và bộ đệm từ dự trữ ngoại hối (tính
đến cuối năm 2021 đã đạt 110 tỷ USD – tương đương với khoảng 4 tháng nhập khẩu). Trên thực tế, nhờ sự ổn định của tỷ giá, Việt Nam
đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan và Singapore.

Lũy kế giao dịch khối ngoại từ tháng 1/2020 – Khối ngoại mua ròng lần đầu tiên kể từ tháng 7/2021

Vietnam Thailand Indonesia Malaysia Philippines

4.000
2.000 SSI
0
-2.000
-4.000
-6.000
-8.000
-10.000
-12.000
1/20 3/20 5/20 7/20 9/20 11/20 1/21 3/21 5/21 7/21 9/21 11/21 1/22 3/22

Nguồn: Bloomberg

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 12


Dòng vốn ETF hồi phục trong tháng 4 Các quỹ chủ động cải thiện trong nửa cuối tháng 4

Dòng vốn ETF từ đầu 2020 đến nay Dòng vốn các quỹ chủ động ở Việt Nam

1000 250
100 60
200

SSI
800
0 40
150
600 (100) 20
100
400 (200) 0
50
200 (300) (20)
0
0 -50
(400)

(500)
SSI (40)

(60)
-200 -100

Jul-20

Jul-21
May-20

Sep-20

Nov-20

May-21

Sep-21

Nov-21
Jan-20

Mar-20

Jan-21

Mar-21

Jan-22

Mar-22
Jul-20

Jul-21
Sep-20

Nov-20

Sep-21

Nov-21

Mar-22
Mar-20

May-20

May-21
Jan-20

Jan-21
Mar-21

Jan-22
Dòng vốn theo tuần (RHS) Dòng vốn lũy kế
Dòng vốn theo tuần (RHS) Dòng vốn lũy kế

Nguồn: EPFR Global Nguồn: EPFR Global

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 13


Vĩ mô Tháng 4/2022: Duy trì đà phục hồi tuy nhiên rủi ro tăng dần

Theo dữ liệu vĩ mô cập nhật tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 của Tổng cục Thống kê, đà phục hồi của nền kinh tế tiếp tục được duy trì ở
hầu hết các lĩnh vực, từ sản xuất đến tiêu dùng trong khi lạm phát vẫn được kiểm soát tương đối tốt. Mặc dù áp lực lạm phát bắt đầu xuất
hiện, đi cùng với những rủi ro từ xung đột Nga-Ukraine kéo dài, Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát Covid hay Fed tiếp tục thực
hiện tăng lãi suất, chúng tôi cho rằng các yếu tố nền tảng thúc đẩy tăng trưởng vẫn được duy trì và trong ngắn hạn sẽ không xuất hiện
rủi ro đối với những thay đổi trong chính sách, cả về tiền tệ và tài khóa.

Hoạt động sản xuất mở rộng đà phục hồi trong tháng 4, thể hiện qua sự cải thiện của chỉ số sản xuất công nghiệp. Cụ thể, chỉ số
sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,4% so với cùng kỳ (so với mức tăng 9,1% trong tháng 3), trong đó đóng góp chủ yếu đến từ lĩnh vực
chế biến chế tạo (tăng 11,3% so với cùng kỳ - cao hơn mức tăng trưởng của tháng 4 trong 2 năm trước dịch Covid 2018 – 2019). Trong
các nhóm ngành cấp 2, sản xuất điện tử (+16,6%), dệt may (+20,5%), đồ nội thất (+10,3%) và kim loại (+8,3%) là những nhóm
ngành ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong tháng và cũng phần nào thể hiện chính sách “Không Covid” chặt chẽ của Trung Quốc
chưa tác động ngay lập tức tới ngành sản xuất của Việt Nam.

Số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước và do đó áp lực về việc thiếu hụt lao động như các
nước phát triển là chưa nhiều. Nhìn chung, chỉ số IIP trong 4 tháng đầu năm 2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 9,5%
của năm ngoái. Như vậy, để có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, hoạt động sản xuất cần phải duy trì đà tăng trưởng
hai chữ số trong thời gian còn lại của năm.

Về hoạt động thương mại, ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho thấy tín hiệu tích cực. Trong đó, xuất khẩu phục hồi với tốc độ tăng
trưởng so với cùng kỳ đạt mức hai con số (+25,3% so với +17,1% trong tháng 3), trong đó xuất khẩu từ khối FDI ghi nhận mức tăng
vượt bậc (+27,6% so với +17,8% trong tháng 3). Xuất khẩu từ khối công ty trong nước ghi nhận mức tăng trưởng khá (+18,9% so với
+15,0% trong tháng 3) do chi phí đầu vào và chi phí vận chuyển tăng. Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tăng 16%
trong khi nhập khẩu tăng 16,3% so với cùng kỳ, và cán cân thương mại thặng dư 2,5 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái (1,6 tỷ
USD).

Về các mặt hàng xuất khẩu, số liệu tháng 4 cho thấy xuất khẩu ngành sản xuất truyền thống tiếp tục duy trì đà tăng mạnh. Cụ thể, xuất
khẩu điện tử (+23,3%) và điện thoại (+62,6%) có mức tăng trưởng cao nhất, một phần do hoạt động sản xuất được phục hồi hoàn toàn,
một phần là do mức nền thấp vào tháng 4 năm ngoái trong bối cảnh sản xuất ở Bắc Ninh - Bắc Giang bị gián đoạn do Covid. Xuất khẩu
dệt may (+26,1%), giày dép (+19,2%) và thủy sản (+40%) tiếp tục đà mở rộng và chứng kiến mức tăng trưởng cao hai con số trong
tháng Tư.

Tuy nhiên, rủi ro đối với hoạt động sản xuất có thể sẽ xuất hiện trong thời gian tới, khi các chính sách giãn cách xã hội chặt chẽ ở Trung
Quốc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và vận chuyển, trong khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu sản phẩm trung gian từ Trung
Quốc. Trên thực tế, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, mặc dù tỷ trọng đang trong xu
hướng giảm. Việt Nam đã và đang phụ thuộc một phần đáng kể vào Trung Quốc trong các sản phẩm trung gian phục vụ sản xuất điện
tử, dệt may và hóa chất. Mặt khác, dịch COVID-19 bùng phát sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc, và từ đó làm giảm
nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong ngắn hạn, điểm tích cực có thể được kỳ vọng đến từ xu hướng chuyển dịch các đơn
hàng sang Việt Nam.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 14


Tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc/tổng kim ngạch nhập khẩu (%) Tỷ trọng NK từ Trung Quốc theo ngành hàng (%)

34 70
33
32
31
SSI 60

50
SSI
30
29 40
28 30
27
26 20
25 10
01/01/2016
01/06/2016
01/11/2016
01/04/2017
01/09/2017
01/02/2018
01/07/2018
01/12/2018
01/05/2019
01/10/2019
01/03/2020
01/08/2020
01/01/2021
01/06/2021
01/11/2021
0
Electronics Machinery Plastics Textiles Iron and steels

Nguồn: TCHQ Nguồn: ITC

Về tiêu dùng, doanh thu bán lẻ và dịch vụ lần đầu tiên kể từ tháng 4/2021 ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ nhờ nhu
cầu nội địa tăng mạnh cũng như sự phục hồi của hoạt động du lịch. Trong đó, đáng chú ý, doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tháng
3 đã được điều chỉnh tăng khoảng 1% so với số ước tính trước đó và số liệu ước tính trong tháng 4 ghi nhận mức tăng 12,1% so với cùng
kỳ. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh lạm phát, mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ trong 4 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 4,3%, thấp hơn đáng kể
so với mức 7,2% cùng kỳ năm 2021.

Một điểm đáng chú ý trong tháng là lượng khách du lịch quốc tế đã tăng gấp 3 lần so với tháng trước, kể từ khi Việt Nam mở cửa hoàn
toàn biên giới quốc tế. Tuy nhiên, lượng khách này cũng chỉ bằng 6,7% so với lượng khách trung bình tháng của năm 2019 và Chính phủ
kỳ vọng sự phục hồi của du lịch quốc tế sẽ tương đối chậm và đặt mục tiêu chỉ có 5 triệu khách du lịch nước ngoài trong năm nay và hồi
phục về mức trước Covid (18 triệu của năm 2019) vào năm 2026. Trong tháng 5, hoạt động du lịch nội địa được kỳ vọng sẽ tiếp tục
bùng nổ và Việt Nam đăng cai tổ chức SEAGames giúp doanh số bán lẻ tiếp tục được cải thiện.

Về đầu tư, tính đến cuối tháng 4, giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 18,5% kế hoạch năm 2022 (thấp hơn so với mức 18,65% cùng
kỳ). Xét theo số tuyệt đối, hoạt động giải ngân ghi nhận mức tăng 11,3% so với cùng kỳ. Chúng tôi kỳ vọng việc giải ngân sẽ tích cực
hơn trong giai đoạn tới, nhất là sau cuộc họp Quốc hội vào cuối tháng 5 khi các rào cản về pháp lý có thể giải quyết. Về vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm đạt 5,9 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái - giảm nhẹ so với mức
7,8% trong 3 tháng đàu năm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng trong 2 năm qua.

Lạm phát là yếu tố đang thu hút nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. CPI tháng 4 tăng 2,64% so với cùng kỳ (từ mức 2,4% trong tháng
3). CPI bình quân tăng 2,1% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức tăng 0,9% trong 4 tháng năm 2021. Bên cạnh mức nền thấp trong
nửa đầu năm 2021, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng, giáo dục, chi phí ăn uống và du lịch là những nguyên nhân chính khiến CPI tháng
4 tăng, trong khi giá thịt lợn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ là yếu tố hỗ trợ chính cho chỉ số CPI. Lạm phát cơ bản (lạm phát loại trừ giá
năng lượng, ăn uống và giá dịch vụ nhà nước quản lý) chỉ tăng trung bình 0,97% trong 4 tháng đầu năm. Như vậy, áp lực lên việc điều
hành lãi suất và chính sách tiền tệ cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Trong khi đó, về tỷ giá, áp lực về tỷ giá cũng đã xuất hiện trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và nhu cầu USD trên thị trường tăng theo
yếu tố mùa vụ. VND đã giảm -0,3% trong tháng 4 và -0,6% so với đầu năm, tỷ giá USD/VND hiện ở mức khoảng 23.000. Nhìn chung,
VND vẫn được đánh giá là đồng tiền ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực. Chúng tôi kỳ vọng biến động của VND vào năm
2022 sẽ lớn hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào vị thế ngoại hối. Trên thực tế, trong thời gian qua, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ bán lớn
hợp đồng kỳ hạn USD kỳ hạn 3 tháng cho các ngân hàng để hỗ trợ nguồn cung USD, và đây là lần đầu tiên kể từ giữa năm 2018, NHNN
đã có động thái tương tự.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 15


Tăng trưởng bản lẻ (% so với cùng kỳ) Biến động CPI

40% Food Housing utilities Transport


30%
4
20% Education CPI
3
10%

0% 2

-10% 1

-20%

-30%
SSI 0

-40%
-1

-2
SSI
01/2018

05/2018

09/2018

01/2019

05/2019

09/2019

01/2020

05/2020

09/2020

01/2021

05/2021

09/2021

01/2022

07/2021

04/2022
01/2021
02/2021
03/2021
04/2021
05/2021
06/2021

08/2021
09/2021
10/2021
11/2021
12/2021
01/2022
02/2022
03/2022
Nguồn: TCTK Nguồn: TCTK

Chính sách tiền tệ vẫn được điều hành mềm mỏng trong 4 tháng đầu năm mặc dù áp lực điều hành đối với NHNN đang gia tăng. Mặt
bằng lãi suất cho vay hiện vẫn đang được duy trì ổn định, trong khi đó tín dụng cải thiện kéo theo mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 và
2 tăng theo. Cụ thể, lãi suất huy động đối với khách hàng cá nhân tăng 30 – 70 điểm cơ bản so với đầu năm tại một số NHTMCP trong
khi lãi suất tại NHTMCPNN không có thay đổi. Hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động dao động từ 3,3% - 4,5% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng,
4,2% - 5,7% đối với kỳ hạn 6 - 12 tháng và 5,3% - 6,5% cho kỳ hạn trên 12 tháng. Lãi suất trên thị trường 2 cũng liên tục duy trì trên 2%
đối với lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, trong khi đó NHNN cũng liên tục thực hiện bơm tiền hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp
vụ OMO.

Trong cuộc họp chính phủ thường kỳ tháng 4, NHNN thông báo tín dụng tính đến ngày 25/4 tăng 6,75% so với cuối năm 2021 (tương
đương với mức tăng 16,4% so với cùng kỳ). Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng trong
năm 2022 có thể đạt 14 – 15% và tương đồng với kế hoạch tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Trong ngắn hạn, chúng tôi tin rằng rủi
ro về thay đổi chính sách tiền tệ từ NHNN là không nhiều, khi Chính phủ vẫn đang tập trung cho việc khôi phục lại nền kinh tế hậu Covid.
Áp lực từ lạm phát là có, tuy nhiên chúng tôi tin rằng Chính phủ có thể kiểm soát được lạm phát trong mục tiêu 4% nhờ việc kiểm soát
mặt bằng giá các mặt hàng thuộc quản lý của Chính phủ (y tế, điện,..) trong khi đó giá năng lượng sẽ được kiểm soát thông qua việc tiếp
tục giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Đối với tỷ giá, vị thế của VND đã tương đối khác so với giai đoạn Fed tăng lãi suất vào năm 2018, với
dự trữ ngoại hối, tính đến cuối năm 2021 đã đạt 110 tỷ USD – tương đương với khoảng 4 tháng nhập khẩu. Nguồn cung USD ổn định
giúp hỗ trợ đồng VND, đến từ dòng vốn FDI giải ngân, cán cân thương mại hay kiều hối.

Dữ liệu kinh tế tháng 4 vẫn cho thấy triển vọng tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022, mặc dù rủi ro từ xung đột Nga-Ukraine
kéo dài, Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát Covid hay Fed tiếp tục thực hiện tăng lãi suất càng rõ nét. Các yếu tố hỗ trợ tăng
trưởng trong năm 2022 đến từ nhu cầu tiêu dùng nội địa, hoạt động xuất khẩu, giải ngân vốn FDI và tăng trưởng tín dụng tiếp tục đà hồi
phục và giúp chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2022 là 6,8%. Bên cạnh đó, giải ngân đầu tư công – một công cụ thúc
đẩy tăng trưởng cũng đã được cải thiện trong tháng Tư và được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới.

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 16


CAM KẾT PHÂN TÍCH
Chuyên viên phân tích trong báo cáo này này cam kết rằng (1) quan điểm thể hiện trong báo cáo phân tích này phản ánh chính xác quan điểm cá nhân
đối với chứng khoán và/hoặc tổ chức phát hành và (2) chuyên viên phân tích đã/ đang/sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường trực tiếp hoặc gián tiếp liên
quan đến khuyến nghị cụ thể hoặc quan điểm trong báo cáo phân tích này.

KHUYẾN NGHỊ
Mua: Ước tính tiềm năng tăng giá lớn hơn hoặc bằng 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

Khả quan: Ước tính tiềm năng tăng giá dưới 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

Trung lập: Ước tính tiềm năng tăng giá tương đương so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

Kém khả quan: Ước tính tiềm năng giảm giá dưới 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

Bán: Ước tính tiềm năng giảm giá lớn hơn hoặc bằng 10 điểm phần trăm so với mức tăng chung của thị trường trong 12 tháng tới.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ


Các thông tin, tuyên bố, dự báo và dự đoán trong báo cáo này, bao gồm cả các ý kiến đã thể hiện, được dựa trên các nguồn thông tin mà SSI cho là
đáng tin cậy, tuy nhiên SSI không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của các thông tin này. Báo cáo không có bất kỳ thông tin nhạy cảm về giá chưa
công bố nào. Các ý kiến thể hiện trong báo cáo này được đưa ra sau khi đã được xem xét kỹ càng và cẩn thận và dựa trên thông tin tốt nhất chúng tôi
được biết, và theo ý kiến cá nhân của chúng tôi là hợp lý trong các trường hợp tại thời điểm đưa ra báo cáo. Các ý kiến thể hiện trong báo cáo này có
thể thay đổi bất kì lúc nào mà không cần thông báo. Báo cáo này không và không nên được giải thích như một lời đề nghị hay lôi kéo để đề nghị mua
hay bán bất cứ chứng khoán nào. SSI và các công ty con và/ hoặc các chuyên viên, giám đốc, nhân viên của SSI và công ty con có thể có vị thế hoặc
có thể ảnh hưởng đến giao dịch chứng khoán của các công ty được đề cập trong báo cáo này và có thể cung cấp dịch vụ hoặc tìm kiếm để cung cấp
dịch vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty đó.

Tài liệu này chỉ được lưu hành nội bộ và không được công bố công khai trên báo chí hay bất kỳ phương tiện nào khác. SSI không chịu trách nhiệm đối
với bất kỳ thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại do hậu quả phát sinh từ việc sử dụng báo cáo này hay nội dung báo cáo này. Việc sử dụng bất kỳ thông tin,
tuyên bố, dự báo, và dự đoán nào trong báo cáo này sẽ do người dùng tự quyết định và tự chịu rủi ro.

THÔNG TIN LIÊN HỆ


Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư
Hoàng Việt Phương
Giám đốc Trung Tâm phân tích và tư vấn đầu tư
phuonghv@ssi.com.vn
SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8729

Vĩ mô Phân tích cổ phiếu KHCN Chiến lược thị trường


Phạm Lưu Hưng Ngô Thị Kim Thanh Nguyễn Lý Thu Ngà
Phó Giám đốc Chuyên viên phân tích cao cấp Chuyên viên phân tích cao cấp
hungpl@ssi.com.vn thanhntk@ssi.com.vn nganlt@ssi.com.vn
SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8711 SĐT: (+84 – 28) 3636 3688 ext. 3053 SĐT: (+84 – 28) 3636 3688 ext. 3051

Thái Thị Việt Trinh Lê Huyền Trang Nguyễn Trọng Đình Tâm
Chuyên viên phân tích Vĩ mô Chuyên viên phân tích cao cấp Chuyên viên phân tích cao cấp
trinhttv@ssi.com.vn tranglh@ssi.com.vn tamntd@ssi.com.vn
SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8720 SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8717 SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8713

Phân tích kỹ thuật Dữ liệu


Lương Biện Nhân Quyền Nguyễn Thị Kim Tân
Trưởng phòng Chiến lược Đầu tư Chuyên viên hỗ trợ
quyenlbn@ssi.com.vn tanntk@ssi.com.vn
SĐT: (+84 – 24) 3936 6321 Tel: (+84 – 24) 3936 6321 ext. 8715

SSI.COM.VN Visit SSI Research on Bloomberg at SSIV<GO> Trang 17

You might also like