Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên : Nguyễn Ngọc Trường Sơn MSSV : 2011982

Lớp : L08 Tổ : 5A
Môn : Thí nghiệm vật lý - PH1007
Bài : 6, 7, 8, 9
BÀI TỔNG KẾT MÔN THÍ NGHIỆM VẬT LÍ

BÀI 6: KHẢO SÁT MẠCH DAO ĐỘNG TÍCH PHÓNG DÙNG ĐÈN NEON ĐO ĐIỆN
TRỞ VÀ ĐIỆN DUNG (NGÀY THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 27/04/2021)
- Mục đích thí nghiệm :
o Làm quen và sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm vật lý MC-958
o Đo điện trở , điện dung bằng mạch dao động phóng dùng đèn neon.
- Cơ sở lí thuyết :
o Là mạch dao động điện đơn giản gồm: đèn Neon, điện trở bảo vệ mạch điện
R ( MΩ ) mắc nối tiếp với đèn Neon, tụ điện có điện dung C ( uF) mắc song
song với đèn Neon, nguồn điện không đổi có hiệu điện thế Un .
o Là mạch dao động điện đơn giản gồm: đèn Neon, điện trở bảo vệ mạch điện
R ( MΩ ) mắc nối tiếp với đèn Neon, tụ điện có điện dung C ( uF) mắc song
song với đèn Neon, nguồn điện không đổi có hiệu điện thế Un .
- Phương pháp :
o Dụng cụ đo, cấp chính xác :
▪ Điện trở mẫu Ro = 1.00 ± 0.01 ( MΩ ) ; tụ điện mẫu Co = 1.00± 0.01
( uF ) ; điện trở bảo vệ mạch điện R = 150 ( kΩ ) ;
▪ Điện trở cần đo: Rx ; tụ điện cần đo: Cx ; máy đo thời gian đa năng
hiện số, CCX: 0.01s ; vôn kế chỉ thị kim, Sv = 1.5% , Um = 100 ( V )
; cảm biến thu – phát quang điện hồng ngoại
o Trình tự thí nghiệm :
▪ Đo hiệu điện thế Un,UT. Lắp mạch như hình trong giáo trình. Vặn từ
từ núm xoay Un đến khi đèn sáng => đọc và ghi giá trị Us, sau đó vặn
ngược lại để giản Un đến khi đèn tắt => đọc và ghi Ut => thực hiện 5
lần
▪ Nghiệm công thức xác định chu kì T của mạch dao động tích phóng
đèn Neon
▪ Xác định điện trở Rx và xác định điện dung Cx
BÀI 7: LÀM QUEN SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN KHẢO SÁT CÁC MẠCH ĐIỆN
MỘT CHIỀU VÀ XOAY CHIỀU (NGÀY THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 04/05/2021)
- Mục đích thí nghiệm :
o Làm quen và sử dụng đồng hồ đa năng hiện số đa năng đo hiệu điện thế và
cường độ dòng điện trong các mạch điện một chiều và xoay chiều.
o Khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở kim loại bằng cách vẽ đường đặc
trưng vôn-ampe của bóng đèn dây tóc từ đó xác định nhiệt độ của dây tóc.
o Khảo sát các mạch điện RC và RL có dòng xoay chiều để kiểm chứng phương
pháp giản đồ vector Fresnel, đồng thời dựa vào định luật Ohm đối với dòng
điện xoay chiều xác định điện trở, cảm kháng và dung kháng của các mạch
điện. Từ đó xác định điện dung của tụ và hệ số tự cảm của cuộn dây.
- Cơ sở lí thuyết:
o Giới thiệu cách sử dụng đồng hồ đa năng hiện số kiểu DT9205, và các
nguyên tắc nhất thiết phải tuân thủ.
o Khảo sát mạch điện 1 chiều, mạch xoay chiều R – C và mạch xoay chiều R -
L
- Phương pháp đo
o Dụng cụ đo, cấp chính xác
▪ 2 đồng hồ đa năng hiện số kiểu DT9205; 1 nguồn cung cấp điện 12V
– 3A/AC – DC 2
▪ 1 bóng đèn dây tóc 12V – 3W ; 1 mẫu điện trở Rx ; 1 mẫu tụ điện Cx
; 1 mẫu cuộn cảm Lx ; 1 bản lắp ráp mạch điện ; 6 dây dẫn nối mạch
dài 60cm
o Trình tự thí nghiệm
▪ Xác định nhiệt độ nóng sáng của dây tóc đèn
▪ Kiểm tra hoạt động của bộ nguồn điện 12V – 3A
▪ Xác định điện dung của tụ điện trong mạch R-C
▪ Xác định hệ số tự cảm L của cuộn dây trong mạch R-L
▪ Vẽ đồ thị vôn – ampe của bóng đèn dây tóc
BÀI 8: XÁC ĐỊNH CHIẾT SUẤT CỦA BẢN THỦY TINH BẰNG KÍNH HIỂN VI
NGÀY THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM (30/03/2021)
- Mục đích thí nghiệm : Làm quen và sử dụng kính hiển vi có các vật kính x4, x10,
x40, x100 và các thị kính x10, x16 và xác định chiết suất thủy tinh bằng kính hiển
vi.
- Cơ sở lí thuyết :
o Xét một chùm sáng hẹp HSA xuất phát từ 1 điểm S nằm ở mặt dưới của bản
thủy tinh phẳng
o Tia SH truyền thẳng ra ngoài
o Tia SA ló ra ngoài theo phương AB
- Phương pháp đo :
o Dụng cụ đo, cấp chính xác :
▪ Kính hiển vi có các vật kính x4, x10, x40, x100 và các thị kính x10,
x16; CCX: 0.002mm
▪ Thước Panme 0÷25mm, CCX: 0.01mm
▪ Bản thủy tinh có chiếc suất cần đo
o Trình tự thí nghiệm :
▪ Đo độ dày thực d của bản thủy tinh bằng thước Panme. Thực hiện 5
lần
▪ Đo độ dày biểu kiến d1 của bản thủy tinh bằng kính hiển vi. Thực hiện
5 lần
BÀI 9 : ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ VÀ THẤU KÍNH PHÂN KÌ
NGÀY THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM (13/04/2021)
- Mục đích thí nghiệm
o Khảo sát sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ. Đo tiêu cự của thấu kính
hội tụ
o Khảo sát sự tạo ảnh của vật qua hệ thấu kính gồm một thấu kính phân kì và
một thấu kính hội tụ.
o Đo tiêu cự của thấu kính phân kì
- Cơ sở lí thuyết
o Tiêu cự f của thấu kính liên hệ với các khoảng cách d và d’ tính từ quang tâm
đến vật AB và đến ảnh A’B’ được xác định theo công thức:
1 1 1 d d '
= + (1)  f = (2)
f d d' d +d'

o Công thức (1) và (2) có tính chất đối xứng đối với d và d’
o Lần lượt xác định tiêu cự thấu kính hội tụ O1 và thấu kính phân kì O2 nhờ
băng quang học dọc theo trục quang học của thấu kính
- Phương pháp đo
o Dụng cụ đo, cấp chính xác
o 1 băng quang học dài 1000mm, CCX: 1mm ; 1 thấu kính hội tụ O1 , 1 thấu
kính phân kì O2 ; 1 đèn chiếu sáng Đ loại 6V – 8W ; 1 nguồn điện 6V – 3A
; 1 vật AB có dạng hình số 1 nằm trong lỗ tròn của một tấm nhựa ; 1 màn ảnh
M kích thước 70 x 100mm
o Trình tự thí nghiệm
▪ Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ - Phương pháp Silberman và Phương
pháp Bessel
▪ Đo tiêu cự của thấu kính phân kì - Phương pháp điểm liên kế
*Sau khi học môn Thí nghiệm vật lý, có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc thực
hành 1 vấn đề nào đó. Dựa vào việc thực hành các bài thí nghiệm, ta có thể rèn luyện được
sự cẩn thận khi xê dịch vài xen-ti-mét, milimet trên các dụng cụ thí nghiệm, sự tập trung
để nhìn kết quả ở các bài thí nghiệm về ảnh. Sự cẩn thận, an toàn khi làm thí nghiệm về
điện ở bài 6 bài 7. Cách làm việc nhóm khi làm thực hành ở 1 nhóm 5 người. Sự chịu trách
nhiệm về việc mình làm như việc nghỉ học sẽ ảnh hưởng điểm của cả nhóm. Còn về việc
học tập, môn học này giúp em biết cách tính sai số đo vật liệu, cách sử dụng các thiết bị
như thước Panme, ráp mạch điện. Môn học này sẽ là một môn học tạo bước đà để cho em
học tập tốt hơn ở các môn thực hành thí nghiệm tiếp theo và các môn chuyên ngành.

You might also like