Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

LMS #5.2: ARE THE VERY RICH DIFFERENT FROM YOU AND ME?

NHÓM 9

Phần 1: Sự khác nhau giữa tiếp thị hàng xa xỉ và tiếp thị bán lẻ thông thường là gì?
Về định nghĩa:
Tiếp thị bán lẻ thông thường là quá trình mà các nhà bán lẻ thúc đẩy nhận thức và
sự quan tâm của khách hàng đến hàng hóa và dịch vụ của họ nhằm tạo ra doanh số bán
hàng. Có nhiều cách tiếp cận và chiến lược khác nhau mà các nhà bán lẻ có thể sử dụng
để tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của họ. Các vấn đề chính trong tiếp thị bán lẻ gồm có
chiến lược quảng cáo, kết hợp tiếp thị, bán hàng, chiến lược giá cả và vị trí.
Tiếp thị sang trọng là việc tiếp thị những mặt hàng xa xỉ, không được coi là cần
thiết đối với người tiêu dùng tuy nhiên nó làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thoải
mái hơn, dễ chịu hơn. Khó có thể xác định chính xác về định nghĩa của các sản phẩm xa
xỉ, nhưng chủ yếu dựa vào ba đặc điểm: chi phí đắt đỏ, chất lượng cao và vẻ ngoài tuyệt
vời. Các sản phẩm như quần áo hàng hiệu, xe hơi sang trọng và đồ trang sức đắt tiền chỉ
là một trong số những mặt hàng xa xỉ được biết đến tiêu biểu. Thị trường xa xỉ được coi
là khác với thị trường tiêu dùng truyền thống, bởi vì những người mua hàng xa xỉ thực
hiện các giao dịch mua độc quyền mà đa số người tiêu dùng không thể mua được. Một
vài sản phẩm xa xỉ tiêu biểu trong giới thời trang có thể kể đến như Chanel, Louis
Vuitton, Dior,...
Về hành trình tiếp thị:
Các nhà bán lẻ thông thường luôn phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình sao
cho phù hợp với tình hình hiện tại của thị trường để tránh khỏi việc bị đào thải khỏi thị
trường. Một ví dụ cho việc này là khi Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính
trị ổn định, đang trên đà tăng trưởng và hội nhập với độ mở kinh tế cao thì các thương
hiệu khá nổi tiếng như Uniqlo, Zara cũng lần lượt gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt
Nam.
Còn đối với ngành hàng xa xỉ, sự nhạy cảm về giá của người mua là khá thấp.
Thương hiệu vẫn có thể tăng giá 10 - 20% mà vẫn có khách hàng muốn sở hữu. Việc tăng
giá sản phẩm của các thương hiệu xa xỉ thường không ảnh hưởng trực tiếp lên quyết định
mua hàng bởi khách hàng của họ sẵn sàng và luôn có khả năng mua. Vì khách hàng của
ngành hàng xa xỉ có quá trình quyết định mua sắm khác biệt hơn hẳn so với tiêu dùng
thông thường, họ coi trọng việc tương tác trực tiếp giữa khách hàng và thương hiệu nên
tiếp thị xa xỉ tập trung chủ yếu vào việc phát triển và duy trì hình ảnh, thể hiện qua chất
lượng và giá trị trọn đời của sản phẩm. Ví dụ như khi nhìn vào bức ảnh này, các bạn nghĩ
tới thương hiệu nào đầu tiên? _ Louis Vuitton. Thương hiệu luôn ghi lại dấu ấn cho người
dùng thông qua đặc trưng riêng trong các sản phẩm của hãng, đó là một trong những lý
do mà Louis Vuitton luôn để lại ấn tượng, thu hút người mua.
Hiện nay, do sự gia tăng đáng kể của tầng lớp trung lưu mà các ngành hàng xa xỉ
cũng đã mở rộng thêm thị trường mục tiêu của họ. Do đó, những nhà cung cấp hàng xa xỉ
không chỉ cần thu hút những người cực kỳ giàu có mà còn cả những HENRY đầy tham
vọng, những người có nhiều hơn và lo lắng để thể hiện sự giàu có của họ. Các thương
hiệu lúc này thực sự cần tập trung vào việc tìm cách kết nối với khách hàng theo những
cách sáng tạo hơn mà không làm mất đi sự huyền bí vốn có của nó. Tiếp thị lúc này vừa
phải đảm bảo được tính độc quyền vừa phải đảm bảo khách hàng dễ dàng tiếp cận được.
Case study cũng đưa ra một ví dụ cho việc mở rộng phân khúc Mercedes Benz. Thay vì
chỉ tập trung vào những mẫu xe sang, thực sự cao cấp dành cho giới siêu giàu thì
Mercedes Benz cũng tập trung vào chế tạo những chiếc xe sang trọng không kém nhưng
với chi phí phải chăng.

Phần 2: Những thách thức nào mà các nhà bán lẻ cao cấp gặp phải trong việc
chuyển thương hiệu và giao diện của các cửa hàng sang trọng của họ thành
Websites?
Những thách thức mà các thương hiệu cao cấp phải đối mặt trong không gian kỹ
thuật số có thể được chia thành 2 loại.
1. Thách thức đầu tiên:
Liên quan đến việc định vị thương hiệu: Làm thế nào một thương hiệu có thể duy
trì định vị nhất quán trên toàn cầu trong khi vẫn phù hợp với người tiêu dùng địa
phương? Như ta đã biết, về định nghĩa một cửa hàng. Đó là ở một nơi cụ thể: một con
phố cụ thể, ở một thành phố cụ thể thuộc một quốc gia cụ thể. Khách hàng vào cửa hàng
đó hầu như người dân nơi đó, đều nói một ngôn ngữ. Do đó, mỗi cửa hàng sẽ có một vài
nét văn hóa đặc trưng của nơi đó. Khi thương hiệu mở rộng chi nhánh, với mạng lưới các
cửa hàng như vậy, rất dễ để mang lại trải nghiệm “toàn cầu hóa” (toàn cầu + địa
phương). Tuy nhiên với một trang web trực tuyến, nơi mà tất cả mọi người trên thế giới
đều cùng truy cập vào. Khi đó, trang web của thương hiệu là một cửa hàng phục vụ toàn
thế giới: mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính, mọi quốc tịch, mọi tập hợp giá trị văn
hóa. Trang web bây giờ phải đảm nhận trách nhiệm tạo ra một không gian nhất quán trên
toàn cầu, đồng thời phải có sự tương thích theo từng vị trí cụ thể.
Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này, một ví dụ điển hình là về Burberry - một
trong những thương hiệu xa xỉ hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật số. Là một công ty tinh
túy của Anh, Burberry đã biến bản sắc văn hóa địa phương thành bản sắc thương hiệu
toàn cầu của mình. Thay vì biến Anh thành một thương hiệu địa phương xa lánh khách
hàng quốc tế, Burberry đã mời gọi toàn thế giới tham gia vào phong cách Anh. Các trang
đích của Burberry miêu tả nhiều về di sản của nước Anh, cách những bản sắc văn hóa
truyền được tái hiện một cách hiện đại, tươi sáng về nó, khi được mặc bởi một loạt người
mẫu đa dạng.+Bằng cách này, Burberry tránh khuếch tán bản sắc thương hiệu của mình
bằng cách cố gắng trở thành "thương hiệu có tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người", đồng
thời luôn cởi mở với các quan điểm đa dạng đến từ nhiều nền văn hóa mà khách hàng
mang đến cho thương hiệu của mình. Một cái nữa về website của Burberry là khi nhấp
vào sẽ có chỗ để khách hàng lựa chọn khu vực mình sống, điều này sẽ giúp Burberry thể
hiện websites sao cho tương thích với từng vị trí cụ thể.
2. Thách thức thứ hai
Làm thế nào một thương hiệu có thể phát triển trải nghiệm trên website hấp dẫn và
thực tế như đang ở cửa hàng, và chứng tỏ được sự sang trọng của sản phẩm?
Theo truyền thống, sự sang trọng được xác định bởi các đặc điểm vật lý của nó. Sự
khác biệt giữa một món đồ xa xỉ và một sản phẩm bình dân là rất rõ ràng về mặt xúc giác:
kết cấu dẻo dai của chiếc túi da tốt, sự tỉ mỉ đến từng chi tiết của chiếc váy đắt đỏ. Khi
được chiêm ngưỡng tận mắt những sản phẩm này, người ta chắc chắn sẽ cảm nhận được
sự kết hợp của nét sang trọng, hoàn hảo, cũng như thiết kế độc đáo của chúng. Còn khi
nhìn thấy chúng trên websites, chỉ thông qua hình ảnh và video, có thể khách hàng sẽ
không cảm nhận được rõ ràng những đặc điểm nổi bật của chúng và làm giảm cảm giác
sang trọng mà đồ vật đó mang đến.
Trong cửa hàng của mình, họ có thể truyền đạt thông điệp của họ, với không gian
phong phú và những sản phẩm hoàn mỹ, nhưng khi bản thân sản phẩm chỉ là hình ảnh
trên màn hình thì việc truyền tải khó hơn rất nhiều. Bởi vì rất dễ để làm cho một sản
phẩm trông đẹp mắt trong một bức ảnh trên mạng, và vì điều này, khách hàng không thực
sự bị ấn tượng bởi những bức ảnh đơn giản. Tạo ra một trải nghiệm sang trọng trong
không gian kỹ thuật số là một thách thức cực kỳ khó khăn. Đối mặt hiệu quả với nó đòi
hỏi sự sáng tạo, khéo léo và táo bạo - điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với các
thương hiệu có bề dày lịch sử truyền thống và lâu đời.
Ngoài ra thì tâm lý của khách hàng là họ luôn muốn nhìn thấy, thử và kiểm tra sản
phẩm rồi mới quyết định mua. Đặc biệt với hàng cao cấp, những thứ có giá trị cao, đắt đỏ
thì khách hàng càng phải xem xét kỹ lưỡng hơn. Với sức hấp dẫn mạnh mẽ về mặt vật lý
của các cửa hàng và sản phẩm, rất khó để thương mại điện tử có thể thay thế được, nhất
là trong lĩnh vực xa xỉ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết người tiêu dùng xa
xỉ đều tìm hiểu và nghiên cứu rất nhiều trên mạng trước khi chọn thương hiệu để mua và
điều đó là cơ hội để thương hiệu thu hút khách hàng. Do đó, các thương hiệu xa xỉ có thể
xem trang web của họ như một điểm tiếp xúc đầu tiên giữa họ và khách hàng tiềm năng.
Trải nghiệm tại trang web phải mới mẻ và đáng nhớ, nhưng nó cũng phải có sự cộng
hưởng với trải nghiệm tại cửa hàng. Trang web không chỉ đóng vai trò như một lời mời
ghé thăm cửa hàng mà còn phải tăng thêm giá trị cho cửa hàng.
Những thương hiệu cao cấp thành công nhất trong việc chuyển đổi kỹ thuật số đã
coi trang web của họ như một kênh thông tin và trải nghiệm hơn là một nền tảng bán
hàng thuần túy. Ví dụ tiêu biểu là về Loro Piana đã tạo một trang web làm nổi bật cả về
mặt hình ảnh và văn bản về di sản và giá trị của thương hiệu. Thiết kế nghệ thuật phản
ánh sự tinh tế của người Ý và các hình ảnh splash về một gia đình ngụ ý cho nguồn gốc
gia đình của thương hiệu. Những khách hàng tò mò muốn xem các thông tin thực tế về
hình ảnh này có thể dễ dàng tìm thấy các trang về lịch sử và dòng dõi của thương hiệu,
cũng như các chi tiết về nghề thủ công và sự sáng tạo của mỗi sản phẩm. Ngay cả các
trang sản phẩm cũng tăng thêm giá trị bằng cách sử dụng các bản phác thảo để cụ thể hóa
địa điểm và thời gian mà có thể mặc bộ quần áo này. Trang web như vậy hoạt động như
một phần giới thiệu hiệu quả về thế giới của thương hiệu, điều này dễ khiến khách hàng
khen ngợi hoặc thậm chí là đến ghé thăm cửa hàng.
Phần 3: Truyền thông xã hội ảnh hưởng như thế nào đến tiếp thị xa xỉ

Phương tiện truyền thông xã hội là nền tảng giao tiếp hai chiều được xây dựng
dựa trên nền tảng Internet cho phép người dùng tương tác với nhau trực tuyến để chia sẻ
thông tin và ý kiến. Hơn hết là nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các
nhà bán lẻ thương mại điện tử chuyển đổi khách truy cập thành người tiêu dùng. Khi
mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng các trang mạng xã hội như
Twitter và Facebook đã mở rộng đến hầu hết các thương hiệu thời trang cao cấp và
được đánh giá là công cụ thành công trong kinh doanh. Với việc sử dụng ngày càng
nhiều phương tiện truyền thông xã hội như một phương tiện truyền thông tiếp thị cho các
thương hiệu cao cấp, việc phân tích thực nghiệm hiệu quả của tiếp thị truyền thông xã hội
(SMM) trở nên cần thiết.

Khái quát về tiếp thị xa xỉ trước khi tiếp cận đến truyền thông xã hội:

- Lâu nay, với chiến lược truyền thông riêng biệt, các thương hiệu xa xỉ tự tạo và
giữ một khoảng cách nhất định với khách hàng. Họ duy trì sự đặc biệt, khan hiếm
và xa cách. Điều đó góp phần khiến túi xách Prada, khăn lụa Hèrmes, giày Jimmy
Choo… luôn là ao ước của các cô gái yêu thời trang và mê hàng hiệu.
- Trong quá khứ, xu hướng thời trang cao cấp thường được giới thiệu đến với công
chúng qua các buổi trình diễn, các tạp chí chuyên về thời trang. Những người có
tầm ảnh hưởng duy nhất của ngành công nghiệp vào thời điểm đó là các nhà thiết
kế và những tạp chí có tên tuổi lớn.

Càng ngày, mua sắm trực tuyến và trải nghiệm digital marketing càng có tác động lớn
đến cách người tiêu dùng chọn mua hàng hóa xa xỉ. McKinsey – một công ty tư vấn quản
lý toàn cầu ước tính rằng khoảng 80% mặt hàng xa xỉ ngày nay được mua trực tuyến đều
chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật số. Truyền thông xã hội (social media) đã và đang thay đổi
hoàn toàn nhiều ngành nghề và ngành xa xỉ cũng không ngoại lệ. Như vậy, khi mạng xã
hội ngày càng phát triển mạnh mẽ thì cũng là lúc các hãng không còn lựa chọn nào khác
ngoài thay đổi những nguyên tắc tưởng là bất di bất dịch trong marketing hàng hiệu.
Truyền thông xã hội nắm trong tay quyền lực, kết nối con người với con người, con
người với thương hiệu. Dù các nhãn hàng cao cấp có muốn cảnh vẻ xa cách nhưng họ
không thể thờ ơ trước bộ phận khách hàng tiềm năng trên internet. Tua nhanh đến 2019,
một câu chuyện rất khác đang diễn ra khi mạng xã hội đã chiếm lĩnh làng thời trang. Giờ
đây, các tín đồ của ngành công nghiệp xa xỉ phụ thuộc vào các xu hướng mà những người
nổi tiếng trên Instagram lăng xê

Sau khi nhận ra sự tiềm năng và tiếp xúc với Social Media, tiếp thị xa xỉ có
những thay đổi:

● Influencer marketing:

Theo báo cáo của Influencer Marketing Hub, tìm kiếm Google cho riêng influencer
marketing đã tăng 1.500 % từ năm 2016 đến nay.KOLs được đánh giá là công cụ tiếp thị
và truyền thông năng động, nơi nhân vật tham gia quảng cáo trực tiếp với người theo dõi.
Tương tác này tạo nên tính trung thực và đáng tin cậy hơn các chiến dịch quảng cáo
truyền thống. Hơn nữa, ngành công nghiệp xa xỉ cũng tăng trưởng mạnh mẽ kể từ đó cho
đến nay (từ 1,6 tỷ USD vào năm 2016 đến 4,6 tỷ USD trong năm 2018).

Các hãng bắt đầu hợp tác với các chuyên gia truyền thông để lên chiến dịch marketing
cụ thể từ hình ảnh, nội dung cho đến đại sứ thương hiệu. Tên tuổi của họ sẽ xuất hiện qua
hình ảnh nào? Câu chuyện nào sẽ được kể? Ai sẽ giúp họ chuyển tải tinh thần và giá trị
của thương hiệu? Và câu hỏi đau đầu hơn cả là làm thế nào để tiếp cận với khách hàng
trực tuyến mà vẫn “xa xỉ”?

Louis Vuitton đã lựa chọn sử dụng các diễn viên, người mẫu, nhạc sĩ nổi tiếng cho
các chiến dịch quảng cáo của họ. Các diễn viên nổi tiếng như Jennifer Lopez, Kate Moss,
Scarlett Johansson và Uma Thurman đã gắn liền với Louis Vuitton với tư cách là đại sứ
của thương hiệu này.

Kể đến những đại sứ thương hiệu: BlackPink: Jennie - Chanel, Jisoo - Dior, Rosé

- Saint Laurent, Lisa - Celine, Bvlgari

- Tham gia mạng lưới xã hội:

Tỷ lệ gia nhập bốn nền tảng mạng xã hội hàng đầu (bao gồm Facebook, Instagram,
Twitter và YouTube) của các thương hiệu cao cấp là 100%. Việc này đã mang về một
lượng lớn người theo dõi cho thương hiệu (con số kết quả lên đến hàng triệu).
Đánh giá dựa trên con số thống kê của 10 thương hiệu trên, trung bình mỗi tuần
mỗi thương hiệu sẽ đăng tải 6,4 bài posts trên Facebook và Instagram. Riêng với
YouTube, các thương hiệu sẽ có một video mới mỗi tháng. Những nội dung được truyền
tải dưới định dạng video cũng trở nên phổ biến nhất trên tất cả các nền tảng mạng xã hội.

Dựa trên lượt xem trung bình, YouTube (120 triệu) hiện vẫn đang chiếm ưu thế
hơn Facebook (106 triệu). YouTube chủ yếu được sử dụng như một nền tảng quảng cáo,
nơi lượt xem có thể tạo ra nhận thức cho người dùng, nhưng không nhất thiết phải đặt
nặng vấn đề đăng ký kênh. Với số lượng lớn nội dung và quảng cáo được đăng trên
YouTube, việc chú trọng nhiều hơn vào việc xây dựng khán giả sẽ mang lại lợi ích về lâu
dài cho các thương hiệu.

*Đọc thêm: Theo thống kê của Luxe Digital, đến giữa năm 2019, số lượng người theo
dõi Chanel trên tất cả các kênh mạng xã hội đạt hơn 67 triệu người, cao nhất trong các
thương hiệu xa xỉ cùng ngành: Louis Vuitton (57 triệu), Gucci (55 triệu), Dior (49 triệu),
Hermes (11 triệu). Cùng với doanh thu khoảng 10 tỷ USD vào năm 2019, Chanel được
xem là một trong những thương hiệu độc lập (standalone brand) thành công nhất trên thế
giới. Mercedes cũng sử dụng Twitter, YouTube, Instagram, Pinterest và hàng chục ứng
dụng dành cho thiết bị di động để thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách cung cấp các
chuyến tham quan bằng video được cá nhân hóa về những chiếc xe của mình. Trang
Facebook của Mercedes là trung tâm tương tác chính giữa thương hiệu và khách hàng thu
hút với hơn 20 triệu người hâm mộ.

- “Storytelling” chiến lược kỹ thuật số


Theo McKinsey, xấp xỉ 80% doanh số bán hàng xa xỉ bị ảnh hưởng bởi các nền
tảng trực tuyến. Ví dụ ở thị trường Trung Quốc, nhờ các kênh truyền thông phổ biến như
Douyin, WeChat và Weibo, các thương hiệu có thể lập tức phát đi thông điệp của họ, tiếp
cận người tiêu dùng thông qua các câu chuyện. Mini-Program hay live-streaming đều là
những cách thức phổ biến để tiếp cận người tiêu dùng trẻ tuổi.

ví dụ: Louis Vuitton đã trở thành megabrand mới nhất cho dòng sản phẩm trên WeChat,
tiết lộ bộ sưu tập sneaker mới nhất người tiêu dùng Trung Quốc qua Mini-program
WeChat.

Ví dụ: Một ví dụ điển hình về chiến dịch tiếp thị mặt hàng xa xỉ thành công trên
mạng xã hội là cảnh quay “Tale of Thomas Burberry” của Burberry do nhà làm phim
từng đoạt giải Oscar Asif Kapadia thực hiện. Bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao
diễn xuất nổi bật như Lily James và Domhnall Gleeson, đồng thời mô tả về cuộc đời,
cuộc đấu tranh và tinh thần kinh doanh của Thomas Burberry – người sáng lập thương
hiệu.

Bộ phim lần đầu tiên được đăng trên trang Facebook của thương hiệu trước khi nó
lan truyền, và đã thu về hơn 15 triệu lượt xem, được ca ngợi là một trong những quảng
cáo mùa lễ hay nhất mọi thời đại. Bằng cách quảng cáo câu chuyện, người xem nhiều
khả năng sẽ truy cập trang web để tìm hiểu thêm về sản phẩm xa xỉ đang được quảng cáo.

Burberry là một trong những thương hiệu xa xỉ sớm nhất lựa chọn tiếp thị qua
mạng xã hội, họ có tài khoản trên các trang web mạng xã hội phổ biến rộng rãi, ví dụ:
Linkedin, Twitter, Facebook, Google+, Instagram, Youtube, v.v. Giờ đây, Burberry đã có
hơn 17 triệu lượt thích trên Facebook và liên tục tăng.
Vào tháng 11 năm 2009, Burberry đã khởi động một dự án trực tuyến với Facebook có
tên là 'Art of the Trench'. Dự án này ra mắt với tư cách là một trang web chia sẻ ảnh về áo
khoác Trench, tất cả những ai có tài khoản Facebook đều có thể chia sẻ ảnh mặc áo khoác
trên 'Artofthetrench.com'. Dự án Trench nhằm mục đích khơi gợi sự ngưỡng mộ đối với
thiết kế áo khoác của họ và tạo ra nhiều người hâm mộ Burberry hơn .
Sau dự án này, doanh số bán hàng trực tuyến của Burberry tăng lên, nó cũng thu được
nhiều người hâm mộ hơn và danh tiếng tốt.
Năm 2012, Burberry quyết định ra mắt sản phẩm mới của họ trên Twitter và Instagram,
đồng thời đưa Hội nghị trực tiếp của mình lên Youtube. Sau đợt quảng bá thông qua
mạng xã hội này, lượng 'Thích' trên ba trang web xã hội này đã tăng lên nhanh chóng. Lợi
nhuận của Burberry cũng tăng lên sau khi họ hoạt động thông qua việc tiếp thị trên mạng
xã hội đại chúng.
=> Kết hợp trường hợp Burberry với các lý thuyết, có thể dễ dàng nhận ra rằng Burberry
tương tác rất tốt với khách hàng của mình thông qua dự án Trench. Cả hai phương tiện
truyền thông xã hội và các thương hiệu cao cấp đều nhắm mục tiêu khách hàng là thanh
niên 18-35.
=> Truyền thông xã hội đã thay đổi cách tiếp thị của khoảng 60% thương hiệu xa xỉ, họ
tiếp cận những nền tảng xã hội phổ biến và có những bước tiếp thị mới mẻ, phá bỏ những
lối truyền thông cũ để thích ứng với thời đại mới.

Ví dụ thêm:

Ngày nay, Tiffany đã chuyển nhiều nỗ lực tiếp thị trực tiếp hơn từ danh mục ngoại
tuyến sang danh mục trực tuyến và sự hiện diện ngày càng tăng trên các phương tiện
truyền thông xã hội, bao gồm Facebook (gần 9 triệu lượt thích), Instagram, Pinterest,
Twitter, Tumblr và YouTube. Trong một nghiên cứu vào tháng 12 năm 2015 của
Engagement Labs về 100.000 thương hiệu, Tiffany xếp hạng thứ hai trên Facebook và
hạng nhất trên Twitter về mức độ hiệu quả của sự tương tác với người tiêu dùng trên
mạng xã hội. Nó có các trang web ở 13 quốc gia khác nhau, bao gồm Canada, Vương
quốc Anh, Nhật Bản và Úc, và như đã lưu ý trước đây, đã bắt đầu bán các sản phẩm được
chọn trên Net-a-Porter trong nỗ lực tăng phạm vi tiếp cận toàn cầu. Các trang web của
Tiffany có hơn 2.100 sản phẩm thuộc sáu loại hàng hóa: đồ đính hôn, đồ trang sức, đồng
hồ, nhà thiết kế và bộ sưu tập, quà tặng và phụ kiện.

Đúc kết những thay đổi:

1. Tiếp thị truyền thông xã hội ảnh hưởng tích cực đến Giá trị thương hiệu.

Các thương hiệu xa xỉ thường tìm kiếm và mở rộng cơ hội kiếm được tiền từ giá trị
thương hiệu dựa trên sự ngưỡng mộ và tin tưởng vào những sản phẩm của thương hiệu.

Tăng cường tiếp thị truyền thông xã hội sẽ làm tăng giá trị thương hiệu. Các yếu tố thúc
đẩy giá trị thương hiệu như nhận thức về thương hiệu và hình ảnh thương hiệu có thể
được xây dựng thông qua các hoạt động tiếp thị khác nhau trên các nền tảng mạng xã hội
như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube.

2: Tiếp thị truyền thông xã hội tác động tích cực đến mối quan hệ.

Đầu tiên là các bài đăng thông tin được sử dụng để thu hút người theo dõi và lan truyền
các tin tức có liên quan về thương hiệu.
Thứ hai là các bài đăng trên cộng đồng để thu hút người theo dõi và thúc đẩy đối thoại
tương tác bằng cách cảm ơn những người hâm mộ, những người đã công nhận các sự
kiện hiện tại như buổi dạ hội vào kỳ nghỉ hoặc buổi biểu diễn trên sàn diễn chẳng hạn.
Cuối cùng là các bài đăng hành động để thu hút người theo dõi làm điều gì đó cho tổ
chức. Một ví dụ về bài đăng hành động là tạo chiến dịch bằng cách sử dụng #Hashtags.

Các thương hiệu xa xỉ đang đạt được thành công nhất đã tạo ra một trang web di động
hấp dẫn, đồng thời gây ảnh hưởng và thu hút người tiêu dùng thông qua các phương tiện
truyền thông xã hội được nhắm mục tiêu. Sự gia tăng của các trang chia sẻ ảnh, như
Pinterest và Instagram, và các trang chia sẻ video, như Youtube và Facebook, giờ đây
giúp các thương hiệu cao cấp giới thiệu sản phẩm của họ đến khách hàng tốt nhất có thể
và dễ dàng hơn bao giờ hết, cũng như tương tác với cả khách hàng và tiềm năng khách
hàng theo cách cá nhân hơn nhiều.

Phần 4. Truy cập vào Website của Armani. Bạn tìm thấy gì?

● Thiết kế giao diện website đẹp


- Bố cục giao diện hài hòa, không quá rườm rà nhưng đảm bảo đầy đủ thông
tin
- Phối màu hợp lý, màu sắc hiện đại, nổi bật hút mắt với 2 màu chủ đạo là
đen, trắng
- Sử dụng các font chữ đồng nhất và theo một tiêu chuẩn về kích cỡ, màu sắc
chữ…
- Hình ảnh kết hợp sắc nét, màu sắc tươi sáng nổi bật, đảm bảo độ chân thật
cho từng sản phẩm
● Nội dung nổi bật
Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp cho sự thành công cho 1 trang website đó chính
là phần nội dung:
- Giao diện chính của website làm nổi bật những tin tức, sự kiện, và cập nhật
những bộ sưu tập mới nhất cùng thông điệp của các thương hiệu chính của
Armani ở các mục như: What’s new?, GIORGIO ARMANI, EMPORIO,
ARMANI EXCHANGE,...
- Ngoài nội dung chính thì website cung cấp đầy đủ các tính năng của một
trang web thương mại điện tử như: tài khoản khách hàng, hỗ trợ khách
hàng, địa chỉ các cửa hàng, giỏ hàng, mục tìm kiếm, thông tin các trang
mạng xã hội …
- Các tính năng hỗ trợ cực kỳ tiện ích như: back to top (để chuyển lên đầu
trang), nhấn vào chữ Armani để quay lại giao diện chính hoặc đính kèm các
liên kết trong các chữ để dễ dàng truy cập vào trang hơn …
- Nội dung cô đọng kết hợp với xu hướng thiết kế đơn giản sáng tạo giúp
người truy cập dễ tìm thấy nội dung họ cần từ đó mang lại hiệu quả bán
hàng tốt hơn
● Tốc độ tải trang website nhanh
Tốc độ tải trang rất nhanh nằm trong khoảng 1-3 giây. Armani còn có một tính
năng khá đặc biệt, khi di chuột đến các sản phẩm như quần áo, giày dép …
website tự chuyển đổi hình ảnh cận của sản phẩm để người dùng dễ dàng nhìn
thấy chất liệu của sản phẩm rõ ràng hơn.

● Dễ dàng thao tác và điều hướng


- Các liên kết Menu, bài viết, nút bấm, đường dẫn rất dễ nhìn và dễ dàng thao tác
nhấn hoặc chạm trên thiết bị di động. Dễ dàng chuyển qua lại giữa các trang liên
quan hoặc các trang nội dung khác nhau.
- Ngoài ra, việc truy cập website trên các thiết bị di động như điện thoại, laptop thì
giao diện website vẫn đảm bảo đầy đủ tính năng, dễ theo dõi và dễ sử dụng
(Thân thiện với các thiết bị di động)
- Nội dung, thiết kế và thanh chuyển tiếp giữa các trang và danh mục trong trang
liên kết với nhau tạo thành 1 chuỗi logic nhằm đưa đến sự thuận tiện cho người
dùng.
● Quá trình đăng ký, đặt hàng, thanh toán tương đối đơn giản
- Việc đăng ký, đăng nhập tương đối dễ dàng và không tốn nhiều thời gian, nhưng
vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết: tên khách hàng, địa chỉ
email, tên đăng nhập, giới tính, độ tuổi, địa chỉ, …
- Thêm sản phẩm vào giỏ hàng và các bước theo dõi giỏ hàng hay tiến hành đặt
hàng khá đơn giản và đầy đủ thông tin: giá, chọn màu, chọn size, số lượng, mô tả
sản phẩm, các sản phẩm tương tự …
- Các hình thức, thông tin thanh toán rõ ràng, cụ thể: giá sản phẩm, phí ship, dễ
dàng đổi trả, …

You might also like